Page 57 of 94 FirstFirst ... 74753545556575859606167 ... LastLast
Results 561 to 570 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #561
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (9/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/11...hoi-chu-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Nov 14, 2013
    Tiếng nước tôi: Chơi chữ (1) / Ngữ âm


    Ngôn ngữ là phương tiện trao đổi tin tức, ư nghĩ, t́nh cảm trong đời sống hàng ngày và cách sử-dụng cũng tùy thuộc chủ-đích, đối-tượng và huống cảnh.
    Một nghệ-thuật thật độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Việt nói riêng là: chơi chữ.


    0. Chơi chữ là ǵ?
    Từ điển Tiếng Việt giải thích: "Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, … trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, …) trong lời nói. (Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục. H. 1994).
    Từ điển thuật ngữ văn học gọi chơi chữ là "lộng ngữ" và giải thích là một biện pháp tu từ (rhétorique) có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong ḍng liên tưởng của người, người nghe".

    Trong những nghề-nghiệp dựa trên ngôn-ngữ (chính trị gia, thương gia, luật sư, diễn viên, hề, người điều-khiển chương tŕnh, …) người chuyên-nghiệp cần phải nắm vững một số cơ-bản tu từ học (rhétorique), dùng ngôn-ngữ như một vũ-khí để thuyết-phục người nghe và dĩ nhiên phải biết dùng chữ cho khéo, đôi khi dù có phải bóp méo chữ và nghĩa để "nguỵ biện" mà dành phần thắng về ḿnh.

    Ngoài những ngữ cảnh làm việc đó, đă gọi là “chơi” chữ (jouer avec les mots / playing with words) th́ đương nhiên phải có tính cách vui đùa, nghịch ngợm, hài hước… Làm cho câu văn, lời nói thêm phần hấp dẫn và thú vị là một thú vui cho người nói (viết) và người nghe (đọc) và phương cách này được vận dụng khá tài t́nh trong văn thơ, ca dao, tục ngữ và trong đời sống hàng ngày,
    Những anh hề, những bạn vui tính, dí dỏm phần đông đều thích chơi chữ. Ngay cả những trang quảng cáo trên báo chí, đài truyền h́nh... cũng hay chơi chữ để gây ấn-tượng cho người đọc, người nghe.
    Riêng trong ca dao, chơi chữ đă thể hiện nét phong phú độc đáo trong tâm hồn của người nông dân "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".



    Những lối chơi chữ rất là phong phú: nói lóng, nói lái, nói bóng nói gió, nói xỏ (một đặc trưng Bắc Kỳ), tiếu-lâm, ..., và biết bao nhiêu tṛ chơi chữ như ô chữ, đố mẹo, đối đáp, chương-tŕnh Des chiffres et des lettres của Pháp hay Wheel of Fortune của Mỹ... nhưng nói chung, có thể phân loại những h́nh thức lộng-ngữ theo ba nhóm:
    - chơi chữ dựa trên âm-tiết của chữ (ngữ âm),
    - chơi chữ dựa trên ư nghĩa của chữ (ngữ nghĩa),
    - chơi chữ dựa trên quy-tắc sử-dụng chữ (ngữ pháp) của tiếng Việt.

    Ngoài ra, chúng ta sẽ bàn qua nghệ-thuật đối chữ (câu đối hay ḥ đối đáp) cũng như một đặc-điểm có một không hai của ngôn-ngữ đơn âm-đa thanh của tiếng Việt chúng ta là: nói lái.

    1. Chơi chữ dựa trên ngữ âm
    1.1 Dựa trên điệp-âm
    Điệp âm là h́nh thức lặp lại âm thanh ngôn ngữ theo cách lặp nguyên hoặc lặp có biến đổi thanh điệu sao cho phù hợp với vần nhịp của câu thơ.

    1.1.1 Nhại/mô phỏng âm thanh
    Tôi nhớ lại mấy câu ca dao hát ví von thuở c̣n bé:
    Con vỏi, con voi, cái ṿi đi trước,
    hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau,
    c̣n cái đuôi th́ đi sau chót.

    hoặc:
    Con mèo, con mẻo, con meo
    Muốn ăn thịt chuột th́ leo xà nhà.
    Con mèo, con mẻo, con meo
    Ai dạy mày trèo, mà chẳng dạy tao?


    Cuối thế-kỷ trước, người nói thơ dạo có những câu rao như:
    Vân Tiền, Vân Tiễn, Vân Tiên
    Ai cho đồng tiền tôi kể Vân Tiên

    để mời khách nghe bộ thơ Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Khuyến.

    Có một loại chơi chữ là viết với toàn những chữ cùng đầu âm như "ch" trong bài thơ "Trách người đa t́nh" (vô danh):
    Chán chường cho chị chê chồng
    Chín chiều chua chát chán chê chưa
    Cha chài chú chóp chơi chung chạ
    Chẳng chính chuyên chi chớ chực chờ.


    C̣n có những bài văn viết toàn vần T (+Tr và Th) như:
    "Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ th́ thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù th́, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tṛn, Thủy tṛn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tṛn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt! ..." (Vô danh?)

    1.1.2 Từ láy
    Nh́n lại tiếng Việt, tôi mới để ư thấy người Việt chúng ta rất hay dùng từ láy, nói một câu là phải láy một, hai chữ (không biết do tiếng Việt đơn âm, đa thanh hay do nhạc tính của tiếng Việt hay do nghệ-sĩ tính dân-tộc ta?).

    Lối nói chữ "dân-dă" mộc mạc nhưng dễ hiểu và dễ thương làm sao:
    Nước chảy riu riu,
    Lục b́nh trôi ríu ríu,
    Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.


    Trong đời sống xă hội có khá nhiều câu dùng h́nh thức điệp âm để phản ảnh các vấn đề xă hội khá thú vị:
    Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt
    Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương


    Với cách chơi chữ lặp đi lặp lại như thế, nhiều câu ca dao đă gợi nên cuộc sống quẩn quanh bế tắc không lối thoát của phận cái kiến, con ong ở xă hội ngày trước:
    Con kiến mà leo canh đa
    Leo phải cành cụt leo ra, leo vào
    Con kiến mà leo cành đào
    Leo phải cảnh cụt leo vào, leo ra.


    Thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều từ láy. Đặc biệt là những từ láy gợi âm thanh: tỉ t́ ti, hi ha, hu hơ, vo ve, thánh thót, long bong, lơm bơm…, những từ gợi cảm giác, xúc giác: xù x́, toen hoẻn, lam nham, lún phún…, những từ gợi tư thế vận động: cheo leo, vắt vẻo, lom khom, ngất nghểu, lăn lóc…những từ tượng thanh: lắc cắc, long bong, phập pḥm, thánh thót, lơm bơm… được Bà Chúa Thơ Nôm sử dụng theo cách chơi chữ một cách tài t́nh.

    Tự T́nh
    Vất vất vơ vơ cũng nực cười
    Căm căm cúi cúi có hơn ai
    Nay c̣n chị chị anh anh đó
    Mai đả ông ông mụ mụ rồi
    Đói đói no no, lo hết kiếp
    Khôn khôn dại dại khéo tṛ đời
    Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
    Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi

    (Hồ Xuân Hương)

    Không dám so sánh với bà Chúa thơ nhưng trước đây tôi có viết bài thơ:
    Lung linh hạt thu
    chiều tà rơi lẳng lặng
    nhè nhẹ tắt nắng vàng
    bước chân hài rón rén
    thấp thoáng bóng em sang

    thoang thoảng hương trinh nữ
    mơn mởn trái bồng đào
    th́ thào lời em gọi
    ru hồn người xôn xao

    lưng ong ôi mềm mại
    dáng em lượn miệt mài
    đôi môi hồng tủm tỉm
    long lanh cặp mắt nai

    hỡi cô em bé bỏng
    cho tôi được nâng niu
    tâm t́nh em nũng nịu
    bên khung cửa dặt diù

    ngoài trời mưa rỉ rả
    gió đêm thở ŕ rào
    ḷng người buồn rười rượi
    nỗi buồn vẫn nao nao.

    (Yên Hà, mùa thu 2004)

    1.2 Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ gần âm (trại âm)
    Trong ngữ âm tiếng Việt có hiện tượng nhiều từ do thói quen phát âm của từng vùng miền khác nhau mà đọc lệch đi. Tuy nhiên điều thú vị là người ta biết vận dụng hiện tượng này để tạo nên cách chơi chữ thú vị:
    Dở dang, dang dở v́ sông
    Ngày làm công nhật , đêm trông dạ chàng.

    Trong câu trên, “dang” là từ gần âm với “giang”; “giang” là yếu từ Hán Việt đồng nghĩa với từ Nôm “sông”, tất cả kết hợp tạo nên một câu ca dao chơi chữ thú vị.

    Người miền Bắc không phân-biệt những âm r, d và gi nên khi nói "Giăng (trăng) rụng dưới cầu", người nghe có thể hiểu "Răng rụng dưới cầu"!

    Môt câu chuyện tiếu lâm dựa trên trại-âm là:
    Một chị nhà quê (người miền Nam) vào đồn công an đăng kư kết hôn.
    Chị cán bộ công an hỏi: - Lấy chồng lần đầu hả ?
    Chị nhà quê: - Dạ, lần đầu.
    Chị cán bộ hỏi: - Tên ǵ ? Ở với nhau từ bao giờ?
    Chị nhà quê: - Dạ, Nguyễn thị Chim, mới ở với nhau tối hôm qua.
    Chị cán bộ: - Mới ở với nhau tối hôm qua à ? Chim có ê không ?
    Chị nhà quê đỏ mặt ấp úng không nói ǵ. Chị cán bộ bực ḿnh gằn giọng:
    - Tôi hỏi chị Chim có ê không?
    Chị nhà quê thẹn thùng thỏ thẻ:
    - Dạ lúc đầu cũng hơi ê.... ê ..., nhưng rồi sau cũng quen…
    Chị cán bộ bực tức quát lên:
    - Tôi hỏi chị tên Chim không có chữ "ê" hay là tên Chiêm có chữ "ê" ? Mắc mớ ǵ đến lúc đầu với lúc sau. Vớ vẩn!


    Cũng có khi nhiều từ ngữ có âm gần nhau nhưng đứng gần nhau tạo nên những cách hiểu, cách cảm tinh tế:
    “Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ tai một vần”

    Tài (tài năng) và tai (tai họa) là hai từ gần âm đứng trong câu thơ tạo nên ư nghĩa sâu sắc. Nhờ nghệ thuật chơi chữ mà tư tưởng “Tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du được chuyển tải thật giản dị, sâu sắc.

    (C̣n tiếp)

    Yên Hà, tháng 11, 2013

    Tài-liệu nguồn:
    Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao dân ca Việt Nam
    Trần Minh Thương
    http://4phuong.net/ebook/46513172/ng...-viet-nam.html

    Mười cách chơi chữ phổ-biến
    Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
    http://thinhdailoc.blogspot.com/2012...-pho-bien.html

    Lối chơi chữ trong đối và thơ
    http://e-cadao.com/tieuluan/ngonngu/...cadaovadoi.htm

    Nghệ Thuật Chơi Chữ Trong Ca Dao Người Việt
    http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=462

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 5:46 AM
    2 comments:

    AnonymousNovember 18, 2013 at 9:31 PM
    Thơ anh hay quá. Không ngờ thơ thanh và lãng mạn quá, không như người thi sĩ em biết ngoài đời - VXN

    Reply

    Bạch DươngJanuary 5, 2018 at 9:41 AM
    Hay quá ta

    Reply

  2. #562
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi(10/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/12...hoi-chu-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Dec 18, 2013
    Tiếng nước tôi: Chơi chữ (2) / Ngữ nghĩa


    0. Chơi chữ là ǵ?

    1. Chơi chữ dựa trên ngữ âm
    ./.

    2. Chơi chữ dựa trên ngữ nghĩa
    Le mot n'est pas la chose (Lacan) : chữ dùng để chỉ-định một vật không phải là vật đó.
    Cũng như h́nh-thức không phải là nội-dung, âm thanh của một chữ ḿnh nghe là một chuyện, ư-nghĩa của chữ đó lại là chuyện khác (cho nên mới có thành-ngữ ''muốn hiểu sao hiểu"). Do đó mới có nhiều cách chơi chữ dựa trên tính-chất đồng âm và khác nghĩa của chữ và ngược lại.


    2.1 Từ đa nghĩa
    Do hiện-tượng chuyển-nghĩa mà một từ thường có nhiều nghĩa. Người biết nghệ-thuật chơi chữ khai-thác triệt-để đặc-điểm này để diễn tả được những điều khó nói thẳng, biểu lộ t́nh cảm một cách tinh tế hoặc tránh cái tục.

    C̣n trời c̣n nước c̣n non
    C̣n cô bán rượu, anh c̣n say sưa.

    Bài ca dao là lời tỏ t́nh của chàng trai với cô hàng rượu, từ say trong câu ca là một từ nhiều nghĩa: say rượu hoặc say t́nh, hiểu nghĩa nào cũng được. Nhờ khéo vận dụng tính đa nghĩa của từ mà lời tỏ t́nh khó nói được tỏ bày một cách tế nhị, hóm hỉnh, có duyên kèm theo lời thề rằng có trời đất, nước non chứng giám là anh say em thật ḷng chứ chẳng phải đùa chơi !

    Phê phán "bà già" c̣n muốn chồng được tác giả dân gian mỉa mai bằng cách chơi chữ trong một bài ca dao quen thuộc:
    Bà già đi chợ Cầu Đông
    Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng?
    Thầy bói gieo quẻ nói rằng
    Lợi th́ có lợi nhưng răng không c̣n

    Lợi vừa là tính từ chỉ việc có ích, vừa chỉ một bộ phận trong ṿm họng con người: cái "nướu răng"!

    Trong dân gian, có bài ca dao quen thuộc như sau:
    Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp?
    Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang?
    Một trăm thứ than, than chi là than không quạt?
    Một trăm thứ bạc, bạc chi là chẳng ai mua?
    Trai nam nhi anh đối đặng th́ gái bốn mùa xin theo.

    Muốn biết nghĩa của các từ "dầu", "bắp", "than", "bạc" trong các câu hát đố trên, ta xem tiếp phần đáp lại th́ hiểu được sự điêu luyện của nghệ thuật này:
    Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp
    (Một dị bản khác: Một trăm thứ dầu, dăi dầu th́ không ai thắp)
    Một trăm thứ bắp, bắp chuối th́ chẳng ai rang
    (Một dị bản khác: Một trăm thứ bắp lắp bắp mồm, lắp bắp miệng th́ chẳng ai rang)
    Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt
    Một trăm thứ bạc, bạc t́nh bán chẳng ai mua.


    Thời bao cấp tại Việt-Nam, dưới nền kinh-tế kế-hoặch hóa, con người sống bằng sự phân phối hàng hóa theo tiêu chuẩn. Cái ǵ cũng phân phối: từ cây kim sợi chỉ cho đến mùng màn, áo quần, xe đạp… v́ vậy nên mới có nhiều chuyện dở khóc dở cười như: hai người cùng cơ quan được phân một chiếc mùng, hai người được phân một vé xem phim… Thời này mọi người thường nghe câu: “Cục cứt cũng đem phân, mà đă phân th́ như cứt”.
    Sự phối hợp của kiểu chơi chữ đồng nghĩa (cứt - phân) và kiểu chơi chữ đồng âm (phân – phân phối) đă tạo nên tính bi hài của t́nh huống phát ngôn.

    Nước đôi: Tục mà thanh
    Cũng có khi, tính đa nghĩa của từ ngữ được tạo thành nhờ cách chơi chữ theo nghĩa "nước đôi", nghĩa là dùng những chữ có hai, ba nghĩa, một nghĩa "thanh" và một nghĩa "tục".

    Gợi lên một ư nghĩa khác "tục" mà thanh bởi từ "đẩy", từ "bào" đa nghĩa (cả nghĩa trong khẩu ngữ) của câu ca dao sau đây:
    Em ơi nên lấy thợ bào
    Khom lưng ảnh đẩy cái nào cũng êm.

    Xét ngữ nghĩa của văn bản th́ không có ǵ hết, nó chỉ miêu tả một hành động b́nh thường của anh thợ mộc làm động tác bào gỗ, nhưng xét về nghĩa hàm ẩn của nó th́ thật là "độc", mà cái "độc" ấy là do nghệ thuật "chơi chữ'' tạo ra.

    Trong ca dao, chuyện “trèo” cũng được dân gian diễn tả khá thâm thuư:
    Cồng cộc bắt cá bầu eo,
    Chi chê tôi bé, tôi trèo chị coi.

    (tôi nhớ h́nh như tiếng lóng ta c̣n gọi la "thằn lằn trèo cột đèn"?)

    Điều ǵ kín càng cần phơi ra và điều cấm kỵ được tránh hết sức tinh tế:
    Sáng trăng em nghĩ tối trời
    Em ngồi em để sự đời em ra
    Sự đời em bằng lá đa
    Đen như mơm chó chém cha sự đời.

    Cái sự đời mà câu ca dao đề cập bằng việc dùng nghĩa lấp lửng nước đôi như trên chắc chắn rằng ai cũng biết đó là cái ǵ rồi!

    Và dĩ nhiên, những chuyện tiếu lâm "dành cho người nhớn" thường rất chuộng lối chơi chữ thật độc đáo này.

    Dùng nghĩa đôi để hóa tục thành thanh là một nghệ-thuật mà bà Hồ Xuân Hương đă nắm vững đến mức thượng thừa, như khi bà miêu tả cảnh Đèo Ba Dội (tên gọi dân gian của Đèo Tam Điệp):
    Một đèo, một đèo lại một đèo
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
    Cửa son đỏ loét tùm lum nóc
    Kẽ đá xanh ŕ lún phún rêu
    Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
    Đầm đ́a lá liễu giọt sương gieo
    Hiền nhân quân tử ai là chẳng
    Mỏi gối chồn chân chẳng muốn trèo.

    Toàn bài thơ là bức tranh cảnh sắc thiên nhiên, song cách dùng từ ngữ kiểu nước đôi c̣n mang cho bài thơ một hàm ư khác. Với trường nghĩa liên tưởng, không mấy ai không hiểu rằng bài thơ hướng đến một đối-tượng khác đó là bộ phận “kín” của người đàn bà. Kể cả cái hành động “trèo” của hiền nhân quân tử được bà nói bằng giọng điệu bông đùa, pha chút hài hước, châm biếm ở hai câu kết.

    Một lần nữa, tôi không dám múa ŕu qua mắt thợ (bà chúa Tục mà Thanh), nhưng cũng xin đăng lại một bài thơ tôi viết hơn mười năm nay:
    Trong ánh chớp, vách màn in đôi bóng
    Mắt em say trôi lạc cơi bồng lai
    Làn môi run hé mở, miết đêm dài
    Cuộn lưng ong, em trườn ḿnh hút nhụy.

    Gió cao nguyên ḥn non bộ ma túy
    Bụng đồng bằng nóng bỏng nắng cuồng say
    Thung lũng hồng vang vọng rống thét này
    Dưới vĩ tuyến, rừng xanh chờ chúa tể.

    Vịnh Hạ Long, rồng kia t́m về rễ
    Ruộng vu vơ lúa mới, ngón tay vờn
    Hổn hển trèo quán dốc, dẫy Trường Sơn
    Khe suối mát lịm ngọt trên đầu lưỡi.

    Trời buông gió, lá thèm bay rũ rượi
    Mười móng vuốt cấy đậm làn da ngâm
    Cho em uống cạn nỗi khát âm thầm
    Ng̣i bút điểm hiến dâng từng giọt mật.

    Cơn mưa rào nặng hạt xuyên ḷng đất
    Sấm vang rền, gió lũ thét bên tai
    Nhạc thầm kín rung lên một điệu dài
    Trong ánh chớp, ngọn đèn vừa chợt tắt.

    Yên Hà (2002)

    Nói cho đúng, những loại viết này không hẳn là dựa trên nghĩa "nước đôi", một nghĩa "tục", một nghĩa "thanh". Lối viết "HXH" là dùng ư, dùng chữ thế nào để gợi h́nh, gợi cảnh, gợi sắc, gợi cảm, để tạo nên một không khí trong đó người đọc tự nhiên phải liên-tưởng đến những ǵ khác, nhưng không phải nguyên bản những ǵ tác giả viết, một cách trực-tiếp và bậc nhất. Tác giả chỉ mang đến vài h́nh ảnh, và gợi ư cho người đọc tự vẽ ra kịch bản của ḿnh với óc tưởng-tượng của chính ḿnh. Tục như thế nào không phải trong câu văn của tác-giả mà trong óc tưởng-tượng của độc giả (bậc hai).

    2.2 Từ đồng nghĩa
    2.2.1 Đồng nghĩa / gần nghĩa
    Từ đồng nghĩa là những từ ngữ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
    Ta có thể chơi chữ bàng cách dùng các từ thuần Việt đồng nghĩa với nhau:
    Đi tu Phật bắt ăn chay
    Thịt chó ăn được, thịt cầy th́ không.
    Chó với cầy là những từ cùng nghĩa, gần nghĩa được sử dụng "chơi" để phê phán một hiện tượng "ngược đời".

    Hoặc đôi lúc dùng một tiếng Việt đồng nghĩa với một từ Hán Việt để chơi chữ:
    Nguyệt viên gặp hội trăng tṛn,
    Trai xinh thập ngũ, gái ḍn mười lăm.

    Có răng nói thật đi nha
    Lúc trăng đang tỏ th́ hoa đang th́.

    Chữ "nha" h́nh thành do cùng nghĩa với "răng", c̣n là trợ từ biểu thị thái độ thân mật, với ư mong người đối thoại đồng t́nh với ư kiến của ḿnh. Đồng thời, “răng” trong văn cảnh là từ địa phương, đại từ có nghĩa là : sao, thế nào?

    Mẹ thương con qua cầu Ái Tử
    Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu.

    Điều hay ở đây là vận dụng hai cặp từ đồng nghĩa thuần Việt-Hán Việt vừa để gợi nhắc những địa danh, vừa bộc lộ tâm t́nh của tác giả dân gian gởi gắm qua những địa danh đó.

    2.2.2 Trường từ nghĩa
    Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Có lẽ hiện tượng dùng từ cùng trường nghĩa, gần nghĩa để tạo nét liên tưởng thú vị là phổ biến nhất trong ca dao.
    Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
    Chẫu ngồi chẫu khóc :" Chàng ơi là chàng"
    Ễnh ương đánh lệnh đă vang,
    Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!

    Tác giả dân gian tập hợp trong bài ca dao này các con vật cùng loài với cóc: nhái, chẫu chuộc, chầu chàng (chẫu chàng thân và chi mảnh, dài, chẫu chuộc cũng giống như chẫu chàng nhưng lớn hơn), ễnh ương, ngoé (giống nhái bén).
    "Chàng" trong câu câu ca trên vừa là con vật (chẫu chàng) vừa là đại từ chỉ người trong cặp đại từ nhân xưng: chàng - nàng.
    Đây là cách chơi chữ dùng các từ cùng trường nghĩa để khắc hoạ lên những bức tranh dân gian về một đám ma nghèo nhưng đầy đủ lễ thức. Vừa phản ảnh một phong tục ngày trước với nhiều màu sắc độc đáo nhưng cũng không giấu tính châm biếm sắc sảo.

    Đôi lúc ghép những từ cùng trường nghĩa để chơi chữ với tính chất "trào lộng":
    Chị Xuân đi chợ mùa hè
    Mua cá thu về chợ hăy c̣n đông

    Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
    Bước qua Bến Nghé ngôi nhai thịt ḅ

    Vui đùa với chữ là dụng ư chính của những câu ca dao này!

    Nói đến kiểu chơi chữ này chắc chúng ta không thể quên được bài thơ Rắn đầu biếng học gắn liền với giai thoại về sự thông minh của Lê Quí Đôn ngay từ thuở nhỏ. Chuyện rằng:
    Một lần có một vị khách tới thăm quan nghè Lê Trọng Thứ. Đến đầu làng, thấy một lũ trẻ tồng ngồng tắm trong ao, vị khách hỏi thăm:
    - Cháu nào biết nhà quan nghè Lê, chỉ đường cho ta.
    Một thằng bé khoảng chừng 7, 8 tuổi, mặt mũi sáng sủa và láu lỉnh, cứ tồng ngồng như vậy trèo lên bờ, rồi hỏi:
    - Cháu đố ông biết đây là chữ ǵ? Nói được cháu chỉ nhà cho.
    Nói rồi, cậu bé dạng cả hai chân và hai tay ra, nh́n vào ông khách, trông đến tức cười. Vị khách thấy thằng bé ngộ nghĩnh và giỏi quá, bụng tấm tắc khen và trả lời:
    - Th́ là chữ đại chứ có ǵ mà phải đố! (大)
    Thằng bé cười rộ lên, rồi nói:
    - Là chữ thái, có thế mà không biết! 太
    Thằng bé nói xong, hin hin mũi chế giễu vị khách, rồi không chỉ đường cho khách, cứ thế tồng ngồng chạy vào làng.
    Vị khách, cuối cùng cũng t́m được nhà quan nghè Thứ. Khách kể chuyện cho chủ nghe và khen trẻ con trong làng quan nghè thông minh quá.
    Một lát, ông nghè họ Lê gọi con mang trà ra. Khách sửng sốt:
    - Vậy th́ ra là thằng bé đố chữ tôi là con quan nghè.
    Quan nghè Thứ rất đỗi ngạc nhiên, ông thét chú bé mang roi ra, nằm lên giường chịu đ̣n. Khách xin tha cho thằng bé và bảo cậu bé Lê Quư Đôn phải làm một bài thơ tạ tội với đề bài: “Rắn đầu biếng học”. Bé Đôn ngẫm nghĩ một lúc rồi đọc bài thơ vừa kịp nghĩ trong đầu:
    Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
    Rắn đầu biếng học quyết không tha.
    Thẹn đèn hổ lửa đau ḷng mẹ,
    Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
    Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
    Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
    Từ nay Trâu , Lỗ xin siêng học,
    Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

    Đầu đề ra có chữ rắn, ấy thế mà thằng bé đă tài t́nh cho tên từng loại rắn vào từng câu : rắn liu điu, rắn đầu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang. Thơ lại hợp vần, đúng luật, ư tứ sâu xa và vươn tới, ví ḿnh như Khổng Tử – Mạnh Tử (Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học), lại vẫn là thơ đứa trẻ con, hứa với cha mẹ xin siêng học. Chơi chữ giỏi đến thế đúng là thần đồng!

    2.3 Từ nghịch nghĩa
    Từ trái nghĩa là những từ có ư nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
    Chơi chữ bằng cách vận dụng từ trái nghĩa khá phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa làm cho h́nh thức đối xứng vừa nhấn mạnh nội dung:
    Lươn ngắn mà chê chạch dài
    Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

    Chạch là loại cá trông giống lươn nhưng nhỏ hơn và thân ngắn. Thờn bơn là loại cá thân dẹt, miệng và mắt lệch lên phía trên đầu và Trai là loại động vật thân mềm, vỏ cứng, gồm hai mảnh, thường há ra như cái miệng.

    Dùng từ trái nghĩa trong cùng một câu thơ cũng là một hiện tượng chơi chữ của dân gian:
    Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít
    Trầu cả khay sao dám gọi trầu không.

    hoặc
    Con ngựa chạy giữa đàng, nói con ngựa cất
    Con cá bán giữa chợ, nói con cá thu
    Con rắn ḅ giữa đàng, nói con rắn lại
    Con cá lội dưới nước, nói con cá leo.

    Nước không chân, sao rằng nước đứng
    Cá không gị, sao gọi cá leo
    Ghe không tay, sao kêu ghe vạch
    Bánh không cẳng, sao gọi bánh ḅ?


    Hai đơn vị trái nghĩa kết hợp với nhau theo lối bổ nghĩa sóng kèm trong cùng một văn bản, tạo hai mặt nghĩa vừa tách bạch, vừa gắn kết, như hai mặt của một tờ giấy, thí dụ như bài:

    Dại Khôn
    Làm người có dại mới nên khôn,
    Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
    Khôn được ích ḿnh, đừng rẽ dại,
    Dại th́ giữ phận chớ tranh khôn.
    Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
    Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
    Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
    Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn.

    (Nguyễn Bỉnh Khiêm)


    Nói cho cùng, phân loại "chữ" và "nghĩa", âm với ư cho dễ bố cục bài viết chứ h́nh-thức và nội-dung bao giờ chả đi đôi với nhau? Đúng là chữ với nghĩa.


    (C̣n tiếp)
    Yên Hà, tháng 12, 2013

    Tài-liệu nguồn:
    Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao dân ca Việt Nam: Trần Minh Thương
    http://4phuong.net/ebook/46513172/ng...-viet-nam.html

    Mười cách chơi chữ phổ-biến: Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
    http://thinhdailoc.blogspot.com/2012...-pho-bien.html

    Lối chơi chữ trong đối và thơ
    http://e-cadao.com/tieuluan/ngonngu/...cadaovadoi.htm

    Nghệ Thuật Chơi Chữ Trong Ca Dao Người Việt http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=462

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 7:32 AM

  3. #563
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (11/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/01...hoi-chu-3.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Jan 22, 2014

    Tiếng nước tôi: Chơi chữ (3) / Ngữ pháp và Đối đáp
    0. Chơi chữ là ǵ?

    1. Chơi chữ dựa trên ngữ âm

    2. Chơi chữ dựa trên ngữ nghĩa

    ./.



    3. Chơi chữ dựa trên ngữ pháp
    Quy-tắc sử dụng chữ cũng tạo nên nhiều cách chơi chữ thú vị.

    3.1 Tách từ/ngữ
    Từ kép, từ láy là một đặc-điểm của tiếng Việt nên tách riêng hai chữ ra là cách thứ nhất:
    Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ,
    Tḥ tay vào lờ, mắc kẹt cái hom.

    hoặc
    Người ta đi đôi về đôi,
    Thân anh đi lẻ về loi một ḿnh.


    hoặc
    Thương Vợ (Trần Tế Xương)

    Quanh năm buôn bán ở mom sông,
    Nuôi đủ năm con với một chồng.
    Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng
    Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông.
    Một duyên hai nợ âu đành phận
    Năm nắng mười mưa dám quản công
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
    Có chồng hờ hửng cũng như không.


    Các từ duyên nợ, nắng mưa được tách đôi trong đă trạo nên những nét nghĩa riêng... làm nổi bậc cái khổ của người vợ.

    3.2 Đảo trật tự
    Đảo trật tự từ ngữ để làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa, nhất là để giữ vần điệu trong thi văn, ca dao:

    T́nh ngay em phải nói ngay ,
    Ai mà chồng có (có chồng), cối xay nghiến liền.

    hoặc
    Đôi ta như chỉ, chỉ se,
    Xỏ kim, kim xỏ; may hè, hè may.



    Có khi trật tự cú pháp thay đổi kéo theo ngữ nghĩa thay đổi.
    Thí dụ: bài thơ Cửa Sổ Đêm Khuya (Hàn Mặc Tử)

    Đọc xuôi :
    Hoa cười nguyệt dọi cửa lồng gương,
    Lạ cảnh buồn thêm nổi vấn vương
    Tha thướt liễu in hồ gợn bóng
    Hững hờ mai thoảng gió đưa hương
    Xa người nhớ cảnh t́nh lai láng
    Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
    Qua lại yến ngàn dâu ủ lá,
    Ḥa đàn sẳn có dế bên tường.


    Đọc ngược :
    Tường bên dế có sẵn đàn ḥa
    Lá ũ dâu ngàn yến lại qua
    Bàng bẽ rượu thơ ngâm bạn vắng
    Láng lai t́nh cảnh nhớ người xa
    Hương đưa gió thoảng mai hờ hững
    Bóng gợn hồ in liễu thướt tha
    Vương vấn nổi thêm buồn cảnh lạ
    Gương lồng cửa dọi nguyệt cười hoa.


    3.3 Chấm phết

    Mỗi gia-đ́nh hai con vợ
    chồng hạnh phúc
    Một tấm bích chương như thế này, tôi thật t́nh khó có thể tin không phải do Photoshop.


    Nhận được một tấm thiệp mời đi ăn như dưới đây, không biết bạn sẽ nghĩ sao?
    ... Bạn nào muốn ăn xin cho biết...

    Trong bất cứ ngôn-ngữ nào, chấm phết quả là lợi hại.

    4. Đối và Đáp
    4.1 Câu đối
    Phát xuất từ người Trung-Quốc, câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán:

    "Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa th́ câu đối là tinh hoa của tinh hoa".


    Đây là một nghệ-thuật rất phức tạp trên mặt nguyên-tắc, luật lệ (đối ư và đối chữ, số chữ và các thể câu đối, Luật bằng trắc, v… v…) và thường đ̣i hỏi sự hiểu-biết tiếng Hán.

    Câu đối cũng có rất nhiều thể-loại (Dương Quảng Hàm):
    Câu đối mừng: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...

    Câu đối phúng: làm để viếng người chết.
    (Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)

    Câu đối Tết: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.

    Hồ Xuân Hương cũng có câu đối Tết trào lộng:
    Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới
    Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.


    Và c̣n rất nhiều loại câu đối nữa.

    4.2 Đối Đáp
    Đă đối chữ th́ cũng phải có đối chất, đối chọi với nhau và có đối th́ phải có đáp mới vui.

    Câu đối thách (đối hay đố): người ta c̣n nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
    Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
    Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại

    (Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh).

    Chơi chữ theo cách dùng các đơn vị Hán Việt, Pháp Việt và thuần Việt có ư nghĩa tương đương cũng là một cách thách đố nhau:
    Đối : Năm con chim xanh (cinq=5) đậu cành cây ngủ (ngũ=5)
    Sáu con bọ xít (six=6) sắc lục (=6) đó tề !



    Đáp : Tám con tu hú (huit=8) kêu cây bát bát (=8),
    Mười con chuồng chuồng đỏ đít (dix=10), lượn thập (=10) ác nhà.


    Giai thoại “Da trắng vỗ b́ bạch”
    Tục truyền có lần ông Trạng Quỳnh nhà ta thấy bà nữ-sĩ Đoàn Thị Điểm đang trong pḥng tắm, ông đ̣i vào th́ bà ra câu đối, hẹn rằng đối được th́ bà sẽ chấp thuận nhưng ông Trạng nghĩ nát óc không ra, đành bẽn lẽn bỏ ra về.
    Câu đối này đă có nhiều câu đáp như:
    Trời xanh màu thiên thanh
    Cô Miên ngủ một ḿnh
    Tướng Kỳ chơi cờ tướng

    ...
    nhưng chưa bao giờ hoàn toàn chỉnh trên mọi phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ cảnh, nghệ-thuật, ...
    Hồng Hà Nữ Sĩ quả là nữ sĩ bậc nhất. Khâm phục, khâm phục.


    Ḥ đối đáp (hát đối) trong ca dao, dân ca
    Sinh hoạt ḥ đối đáp nam nữ ở nước ta được thể hiện trong lao động tập thể, trong các h́nh thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không v́ thế mà ḥ đối đáp không được sử dụng.
    Mỗi vùng tại Việt-Nam - Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ - có những đặc tính của vùng và tất cả nằm trong kho-tàng văn-hoá của chúng ta.
    Ḥ giă gạo ở B́nh Trị Thiên là trở loại ḥ thích hợp nhất cho lối ḥ đối đáp nam nữ. Với nhịp điệu, tiết tấu dồn dập, rộn ràng, ḥ giă gạo rất thích hợp với lao động tập thể, đồng thời cũng rất hấp dẫn lôi cuốn những người trong và ngoài cối ḥ say theo câu hát.
    Ḥ mái nh́ ở Huế là một loại ḥ vừa có thể dùng để ḥ đơn lẻ, lại vừa dùng trong khi đối đáp. Là một điệu ḥ trên sông nước, ḥ mái nh́ vừa có chức năng phụ lực cho lao động, lại vừa đủ yếu tố để thể hiện tâm t́nh. Điệu ḥ man mác, trầm buồn, ngân nga và sâu lắng, êm đềm như mặt nước sông Hương. Âm điệu ḥ mái nh́ có khả năng khơi động đến nơi cùng thẳm nhất của tâm hồn người.

    Dân ca quan họ Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) là hát đối đáp nam-nữ, vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện t́nh yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo.
    Quan họ là loại h́nh dân ca phong phú, đa dạng về h́nh thức ca hát, giầu có về giai điệu và vốn bài bản, lời ca, tạo nên giá trị đặc sắc và đă được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 9, 2009).


    Như đă nói, đối chữ là một nghệ-thuật thật phức-tạp, đ̣i hỏi kiến-thức cao. Ngược lại, xét trong văn chương b́nh dân (mà tiêu biểu là ca dao và dân ca nói chung và hát đối nói riêng) th́ dân-tộc chúng ta tuy xưa nay đa số sống bằng nghề nông nhưng mức độ văn chương và tinh thần văn nghệ lại thật là cao. Đây là một niềm hănh diện lớn.


    Xin đón đọc trong số tới: Nghệ thuật nói lái

    Yên Hà, tháng giêng, 2014

    Tài-liệu nguồn:
    Câu đối (Wikipedia)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2u_%C4%91%E1%BB%91i

    Ḥ đối đáp nam nữ ở B́nh Trị Thiên
    http://khoa4suphamhue.vnweblogs.com/post/32614/417705

    Hát đối trong Quan Họ
    http://hiephoa.net/index.php?option=...van&Itemid=517

    Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao dân ca Việt Nam: Trần Minh Thương
    http://4phuong.net/ebook/46513172/ng...-viet-nam.html

    Mười cách chơi chữ phổ-biến: Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
    http://thinhdailoc.blogspot.com/2012...-pho-bien.html
    Lối chơi chữ trong đối và thơ
    http://e-cadao.com/tieuluan/ngonngu/...cadaovadoi.htm
    Nghệ Thuật Chơi Chữ Trong Ca Dao Người Việt http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=462

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 11:50 AM
    2 comments:

    Hung LevanFebruary 15, 2014 at 4:34 PM
    Có những câu đối đọc lên từng chữ đối nhau, như trong cuốn Lều Chơng của Ngô Tất Tổ có câu đối :

    "Thuỷ ứng Chu hoa tam bạch hậu,
    Trường trưng Thương quả thập hoàng sơ".


    Chu đối Thương, (Nhà Chu nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở
    Trung Quốc)
    Hoa đối Quả,
    Tam đối Thập,
    Bạch đối Hoàng,
    Hậu đối Sơ

    Từng chữ một đối nhau chan chát, Câu này được tác giả cho là "Thần Cú".

    Hoặc trong cuốn Bút Nghiên của Chu Thiên cũng có mấy câu đối rất hay : dùng lối chiết tự tức là đem một chữ mà chia ra từng phần để làm câu đối :

    Ba sĩ ngồi một ghế đội đức Đường Ngêu

    (Đường Nghêu là những vị vua giỏi trong lịch sử Trung Quốc. Chữ Nghêu
    có ba chữ Sĩ ở trên chữ Kỹ là ghế : ba sĩ ngồi một ghế trong truyện cũng
    để tả cảnh ba người có học cùng đến cầu hôn)

    Câu này đuoc cậu Tâm đối lại :

    Một bách sách hai cung đáng tài Lư Bật

    Lư Bật là vị tướng giỏi đời Lư- Đường được phong tước vương ngan
    với Quách Tử Nghi. Chữ Bật có một chữ bách ở giữa và hai chữ cung
    ở hai bên

    Hoặc câu đối chữ nôm :

    Vốn gịng thi lễ đôi tám xuân thu, gặp khách thư sinh đem ḷng dục dịch

    Trong câu này có lấy tên ngũ kinh là : Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu Câu này đuoc đối lại :

    Đệ tử Trương Chu mười năm Khổng Mạnh, thấy nàng nhan sắc nên phải thưa tŕnh.

    Trong câu đối lại có lấy tên họ các bật thánh hiền là : Khổng Tử, Mạnh Tử và Trương Tử, Chu Tử, Tŕnh Tử. Ba vị sau là ba vị danh nho đời Tống.

    Hưng/

    Reply

    Hung LevanFebruary 15, 2014 at 5:42 PM
    Đối lại vế đối cổ khuyết danh:
    vế ra:
    Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh Hồi Hương, Phụ Tử (khuyết danh)

    vế đối:

    Vàng bạc nhà nông chuộc đất, trồng đôi hàng Thục Địa, Kim Ngân (Phan Châu Trinh)

    vế đối khác 1:
    Chị em trồng hoa trông trời, bó hai bó Hướng Dương, Tỉ Muội (Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh)

    Vế sau này đối chỉnh hơn : "gánh một gánh" đối lại bằng "bó hai bó"

    Vài câu đối khó :

    bán măi cửa quan sợ cụ

    Câu này để tả những người ngồi bán hàng rong trước cữa nhà quan nên lâu ngày lo sợ bị quan xua đuổi đi không cho bán nữa.
    Bán là tiếng nôm mà măi là tiếng hán việt cũng là bán buôn mà cũng có nghĩa là lâu ngày. Các chữ sau đều đối nhau từng cặp nôm-hán.

    Ai có th́ giờ rănh th́ đọc ở mấy site web này :

    http://vi.wikiquote.org/wiki/C%C3%A2...%E1%BB%87t_Nam

    Hưng/

  4. #564
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (12/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/02...chu-4-noi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Feb 26, 2014
    Tiếng nước tôi: Chơi chữ (4) / Nói lái

    0. Chơi chữ là ǵ?

    1. Chơi chữ dựa trên ngữ âm

    2. Chơi chữ dựa trên ngữ nghĩa

    3. Chơi chữ dựa trên ngữ pháp

    4. Đối và đáp


    ./.


    5. Nói lái trong ngôn-ngữ Việt-Nam
    Trong tất cả những h́nh-thức chơi chữ, nói lái chắc hẳn là cách phổ-thông nhất, đặc sắc nhất, đa dạng, dễ dùng, dễ phổ biến và có nhiều ư nghĩa thâm trầm, ư nhị.
    Theo định nghĩa chung của một số nhà Ngôn ngữ học th́ Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu, vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai (hoặc ba) âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm.

    Một đặc-điểm của nói lái là phải mặn mới vui, mới cười được, chứ nói lái thông thường th́ chả có ǵ hấp dẫn. Vả chăng, nói lái là nói trại đi nên không sợ ngượng mồm, cho nên, nói lái vẫn là một cách chơi chữ tiếu-lâm « ăn tiền » nhất.

    5.1 Những phương-cách nói lái
    Nói lái là một đặc-điểm của Việt nam v́ ngôn-ngữ chúng ta đơn âm, lại có thêm sáu thanh nên có rất nhiều cách phối-hợp chữ.
    Nguyên-tắc chung của nói lái là trong một đôi (2) chữ, người ta có thể hoán chuyển phụ-âm (pa), âm (a) hay dấu thanh (dt). Như vậy, trên lư-thuyết, có đến 7 cách dụng chữ để nói lái bằng cách thay đổi:
    Âm (a) ; phụ âm (pa) ; dấu thanh (dt) ; (a) và (pa) ; (a) và (dt) ; (pa) và (dt) ; (a) và (pa) và (dt).
    Chúng ta hăy lấy chữ “tranh đấu” làm ví-dụ.
    Trong chữ ghép này, phụ-âm là “tr” và “đ”, âm là “anh” và “âu”, dấu thanh là “không dấu” và “sắc”. 7 phương cách nói lái sẽ là:
    1. Chỉ hoán chuyển “âm” (a). Đây là cách nói lái người miền Nam: tranh đấu >> trâu đánh
    2. Hoán chuyển (a)+(pa). Đây là cách nói lái của người Bắc: tranh đấu >> đâu tránh
    3. Hoán chuyển (a) + (dt) : tranh đấu >> trấu đanh
    4. Chỉ hoán chuyển (dt) : tranh đấu >> tránh đâu
    5. Hoán chuyển (pa) + (dt) : tranh đấu >> đánh trâu
    6. Chỉ hoán chuyển (pa) : tranh đấu >> đanh trấu
    7. Hoán chuyển (a) + (pa) + (dt) : tranh đấu >> đấu tranh (chỉ đổi trật tự)
    Có thể tổng-hợp lại thành câu :
    Đánh trâu ǵ mà tránh đâu cũng bị trâu đánh th́ biết đâu tránh ? Tranh đấu với chả đấu tranh.

    Nhưng dĩ nhiên không phải thay đổi như thế nào cũng thành chữ có ư nghĩa, và không phải thế nào nghe cũng xuôi tai. Cho nên trên thực-tế, chúng ta thường chỉ có 3, 4 cách nói lái, và cách nói lái của người Nam có lẽ là thông-dụng nhất.
    Có những cách rắc rồi hơn, lái kiểu Bắc lồng thêm kiểu Nam, hoặc có khi thêm một giai-đoạn dịch từ tiếng Hán ra rồi mới nói lái, thí dụ như « mộc tồn = cây c̣n = con cầy », hoặc dùng 3 chữ nhưng chỉ lái 2 chữ, thí dụ như « Nguyễn Y vân = Vẫn Y Nguyên ».

    5.2 Những ngữ-cảnh nói lái
    Từ thuở bé, tôi đă được nghe những chuyện nói lái « thời trước » như chuyện « mộc tồn » hay chuyện « hạ cờ Tây » (= hạ cầy tơ).
    Có những câu nói lái tôi biết như chuyện « dấm xủ » nhưng tham khảo về đề-tài này, tôi mới hiểu rằng tiếng Trung hoa (giọng Quảng Đông) « xủ » có nghĩa là dấm, nhưng Việt-Nam ḿnh, vào tiệm Tàu, thay v́ gọi xin dấm hay xin xủ, lại tinh ranh gọi dấm xủ để nói lái cho vui.
    (Ngoài ra, những bạn đă đi du học đều biết dấm phương Tây gọi là « dấm đù » ?)
    Trong ngôn-ngữ Việt-Nam, nói lái rất là dễ và đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam, chẳng có ai là không biết cách nói lái, cho dù cách nói lái Bắc, Trung hay Nam có khác nhau đôi chút.
    Trong bất cứ huống cảnh nào, người Việt-Nam ta cũng biết « chịu khó » nói lái.

    5.3.1 Nói lái trong câu đố
    Như đă xem, nói lái quá dễ nhưng coi vậy mà không phải vậy.
    Cũng như ca dao, tục ngữ, thành ngữ… câu đố cũng là một h́nh-thái của văn-học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng câu đố trong các buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi mệt nhọc hay thử tài trí nhau. Những câu đố nói lái thường rất dễ đáp nhưng v́ bất ngờ hay bị tṛng tréo chữ nghĩa mà đôi khi không đáp được.
    (Xin nhắc lại trên nguyên-tắc, có đến 7 cách nói lái, mà c̣n phải biết nói lái 2 chữ nào trong câu đố nữa).
    Thí dụ:
    - Trong nhà chạy ra hỏi cái ǵ bán, là cái ǵ ? (là cái giàn bí)
    - Vừa đi, vừa lủi, vừa mổ, là cái ǵ ? (là cái lỗ mũi)
    - Hít vào, hít ra, hít một, là cái ǵ ? (là hột mít)
    - Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là ǵ ? (là con ngựa)
    - "Sáng nay đi hỏi chị Năm,
    Có đi ra chợ chuộc dùm đôi bông" là cái ǵ ? (là trái chùm ruột)

    Ngoài ra, c̣n có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật này khi nói lái sẽ thành hai con vật khác:
    - Con Cua con Rồng nói lái là Con Công con Rùa
    Con Cáo con Sóc nói lái là con Cóc con Sáo.
    - Con Sáo nói với con Ḅ,
    Có con Ṣ báo: bên kia Hội chùa.
    Con Công nghe rủ con Rùa,
    Con Cua thấy vậy, mới khua con Rồng
    Cả bọn kết lại thật đông,
    Con C̣ con Sóc cũng mong theo cùng.
    Cóc, Ṣ xúm lại đi chung…

    5.3.2 Nói Lái trong Câu Ḥ đối đáp
    Những câu ḥ đối đáp thông thường th́ rất nhiều nhưng dùng cách nói lái để ḥ đối đáp th́ rất hiếm quư.


    Thông thường, bên con gái cất cao câu ḥ đối trước:
    “Ḥ hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
    Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
    Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
    Ḥ hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.

    Sau khi suy nghĩ câu trả lời, bên con trai ḥ đáp :
    “Ḥ hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,
    Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
    Anh đà đối đặng ơ… ờ
    Ḥ hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”

    C̣n có chuyện đối đáp như sau:
    Nàng: Cá có đâu mà anh ngồi câu đó,
    Biết có không mà công khó, anh ơi ?
    Anh ra đây em vẽ cho một nơi cá nhiều.

    Chàng: Anh ngồi đây ngày đôi ba lượt,
    Biết mất công mong cất con cá diết lên.
    Để anh về làm giống nhân trên ruộng đồng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    5.3.3 Nói Lái trong câu đối
    Viết câu đối đă khó mà nói lái trong câu đố th́ lại càng khó hơn nữa, vậy mà trong dân gian Việt Nam vẫn có nhiều câu đối nói lái.

    Thảm thương cho cuộc sống đói nghèo của nghề giáo, có câu đối Tết như sau:
    - Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
    Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.

    C̣n đây là câu đối Tết dành tặng cho những người keo kiệt, coi trọng đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời:
    - Thiên tường (thương tiền), tác biệt (tiếc bạc),
    Hiền tạ (hà tiện), thu sương (thương xu).


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    5.3.4 Nói Lái trong giai thoại xưa
    Từ xưa, có rất nhiều giai thoại văn chương nói lại được người đời truyền khẩu lại như sau:

    Trạng Quỳnh và Đại phong


    Có người c̣n cho rằng chuyện Đại phong xuất xứ từ Trạng Quỳnh, là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa, quan quyền thời bấy giờ.
    Một hôm Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn, khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn thử, chúa Trịnh v́ bị Trạng lừa bỏ đói, ăn rất ngon miệng nên cật vấn về món ăn lạ, th́ Trạng giải thích rằng: Đại Phong là gió to, gió to th́ tượng lo, tượng lo (nói lái) là lọ tương. Có thế thôi.

    Trạng Quỳnh "đá bèo"
    Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố, thấy ai trái ư là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa, thấy gần đấy có cái ao bèo, vội vàng chạy xuống, nhằm đám bèo mà đá tứ tung. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:
    - Ông làm ǵ đó?
    Quỳnh ngẩng lên thưa:
    - Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi ạ !
    Bà Chúa đỏ mặt tía tai, đánh kiệu bỏ đi.

    Méo trời và Méo đất
    Có một ông góa vợ nên đă quan hệ “già nhân nghĩa, non vợ chồng” với một bà góa chồng. Có hai câu thơ ông tự “vịnh” về mối quan hệ của chính ḿnh:
    Yêu em từ độ méo trời,
    Khi nào méo đất mới rời em ra (!)
    Yêu từ thuở “méo trời” đă hay, nhưng công khai thừa nhận sẽ hết yêu khi “méo đất” dẫu có hơi ác nhưng cách dùng từ th́ quả thực tinh quái và thông minh hết chỗ chê.

    5.3.5 Nói Lái trong thi văn
    Làm một bài thơ đúng luật đă khó rồi, huống hồ làm một bài thơ nói lái lại càng khó hơn nữa. Chúng ta hăy cảm nhận sự tài t́nh của các nhà thơ dân gian và sự phong phú của tiếng Việt qua một số bài thơ nói Lái.

    Trước hết là bài thơ “Nhớ Bạn” của cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (mất năm 1968):
    Nhắc bạn những thương t́nh nhạn bắc,
    Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông.
    Đêm thâu tiếng dế đâu thêm măi,
    Công khó chờ nhau biết có không !

    Lăo Dương (bút hiệu là Dưỡng Lao) đă viết nhiều bài thơ đối đáp với các phu nhân của ông. Một thí-dụ là bài “Ṿi vĩnh vợ, vợ vờ vĩnh”:
    Chồng yêu mà vợ chẳng chiều ông,
    Lại tống lầm đi một tấm ḷng.
    Biết vậy thà ngồi mà viết bậy,
    Bế bồng khăng khít cũng bằng không !

    Nhị phu nhân đă đối với bài “Vợ Vẫn Vấn Vương”:
    Chồng ơ thờ mấy cũng chờ ông,
    Lêu lỗng tầm đâu được tấm ḷng.
    Cậy chàng yên vị, ông càng chạy,
    Công khó chờ ông biết có không ?
    Các phu-nhân khác cũng như bạn thơ cụ Dưỡng Lao có nhảy vào ṿng đối đáp thật tưng bừng nhưng bài viết đă dài, không thể đăng hết.

    Tiếp đây là bài thơ phá thể của Ông Tôn Thất Đàm ở Úc nhan đề “Má Con” như sau:
    Má đưa con đi trong mưa đá
    Má đặt con lên mặt đá bằng
    Má đi vào xem mi đá bóng
    Má đang mang đá tới lót nền
    Má lột một lá dính vào phên
    Má lấy bên hè đi mấy lá
    Má ḷn ṃn lá cửa ngoài hiên
    Má cần mần cá để kho liền
    Má cắt con mắt cá đầu tiên
    Má cũng mua đầy hai mủng cá
    Má can con ăn mang cá ḱnh.



    Nói đến chơi chữ tục mà thanh, không ai qua mặt nổi bà Chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương. Đặc biệt, danh sĩ đă khéo léo đưa cách Nói lái vào trong thơ vô cùng độc đáo và linh động. Một vài thí dụ:

    Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
    Vị ǵ một chút tẻo tèo teo.
    Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
    Trái gió cho nên phải lộn lèo. (Kiếp Tu Hành)

    Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
    Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo ?
    Chày ḱnh, tiểu để suông không đấm,
    Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo. (Chùa Quán Sứ)

    Giọt nước hữu t́nh rơi lơm bơm,
    Con đường vô ngạn tối om om.
    Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
    Khéo hớ hênh ra lắm kẻ ḍm. (Hang Cắc Cớ)

    Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
    Rủ chị em ra tát nước khe. (Tát Nước)

    Sau đây lại thêm một bài thơ tục-thanh khác theo kiểu nói lái :
    Ban ngày lặt cỏ tối công phu,
    Đậu ủ lâu ngày hóa đậu lu.
    Ngày ta địa chủ, đêm tu đạo,
    Đạo chi lạ rứa: "Đạo ù ù"!!!
    (Vô danh?)

    5.3.6 Nói Lái miền xứ Quảng
    (theo Huỳnh Ngọc Chiến)
    Nước ta có rất nhiều vùng nói lái, và mỗi vùng đều ít nhiều mang một sắc thái riêng. Tuy nhiên, cách nói lái ḥa nhập tự nhiên trong ngôn ngữ đời thường có lẽ phải nói đến vùng đất Quảng Nam, trong thi văn và nhất là trong cuộc sống hàng ngày.
    Giọng Quảng Nam phát âm rất sai nhưng chính đặc điểm này lại là miếng đất màu mỡ cho Nói lái phát triển.


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Dường như người dân Quảng Nam nào cũng mang sẵn máu tiếu lâm trong người nên họ thường tiếp thu nghệ thuật nói lái rất nhanh và nhạy bén.
    Nơi đây, người nào có tài nói lái th́ được khen là người nói lái giỏi, ngược lại là nói lái dở. Nói lái nhanh quá gọi là nói lái dọt và nhiều quá th́ bị chê là nói lái dồn.

    5.3.7 Nói Lái ở Việt-Nam sau 1975
    Trong thời kháng chiến chống Pháp, khoảng những năm 1951- 54, sau Đại hội Đảng Lao Động, chính phủ CS bắt đầu loại các thành phần tiểu tư sản ra khỏi bộ máy công quyền. Một nhân vật vô danh bất măn bỏ kháng chiến về thành, tung ra một bài thơ nói lái rất được phổ biến. Chính v́ những tiếng nói lái đặc biệt (tiếng Hán-Việt lái thành tiếng nôm) mà bài thơ được người ta nhớ lâu và truyền tụng :
    Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi
    Chiến khu thu cất chú khiêng rồi
    Thi đua thắng lợi thua đi măi
    Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.

    Sau năm 1975, có những chuyện “cười ra nước mắt” nói về t́nh trạng nghèo khó của dân chúng:
    Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ,
    Thầy giáo lắm phen cũng tháo giầy
    Giáo chức giờ đây đành dứt cháo,
    Khoái ăn sang nên... sáng ăn khoai.

    Chỉ riêng ngành giáo dục không thôi đă có nguyên một bài tự thán như sau :
    Thầy giáo tháo giày đi dép
    Nhà trường nhường trà uống nước trong
    Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo
    Lương thầy, tiền lính tính liền xong
    Thầy giáo tháo ủng, tháo giày
    Tháo ủng thủng áo, tháo giày nóng chân
    Giáo án dành lại khi cần
    Thay vải dán áo việc làm tốt thôi.

    Nói về tệ nạn cửa quyền th́ nhân gian có các câu nói lái :
    - Thủ tục đầu tiên là... tiền đâu ?
    - Hộ khẩu = Hậu khổ
    - Vũ Như Cẩn = Vẫn như cũ
    - Nguyễn Y Vân = Vẫn Y Nguyên
    - Chà đồ nhôm = chôm đồ nhà

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    5.3.8 Nói Lái trong tên họ
    Tên họ cũng không thoát khỏi lưới nói lái trong ngôn-ngữ ta. Một số các nhà thơ, nhà văn đă sử dụng nói lái để tạo nên bút danh như:
    (Nguyễn) Thứ lễ - Thế Lữ
    Đặng Trần Thi - (Thị) Trần Đăng
    (Nguyễn) Hiểu Trường - Hưởng Triều
    Trương Đ́nh - Trinh Đường...

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    5.3.9 Nói lái trong chuyện tiếu lâm
    Đặc-điểm của nói lái là có thể nói tục mà không phải nói trắng trợn ra, ai hiểu được th́ hiểu, cho nên cũng là một thượng sách trong chuyện tiếu lâm. Xin kể đây hai câu chuyện nói lái.
    Đèo Ngang

    Không ai không nhớ bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan nhưng danh lam thắng cảnh này cũng là một đề tài cho một câu chuyện tiếu lâm dùng phương cách nói lái. Chuyện như sau:
    Trên đường từ Bắc vào Nam, khi qua đèo Ngang, một đồng chí lên tiếng :
    - Đất nước ḿnh, mấy trăm năm nay làm ăn không khấm khá, chắc cũng tại cái đèo Ngang này nằm ngang ch́nh ́nh, nên tổ tiên ta đă đặt tên cho nó là đèo Ngang, chính v́ vậy nên làm ăn hoài, có siêng năng, giỏi giang mấy cũng không khá, không phất lên được.
    Mọi người thắc mắc hỏi : - Tại sao ?
    Một đồng chí trẻ hăng hái phát biểu : Có ǵ đâu mà không hiểu, đèo ngang là đang nghèo! nếu bây giờ ḿnh đổi lại là đèo Nghếch đi, th́ đếch nghèo nữa.
    Thế là đồng ư đổi tên thành đèo Nghếch. Thật là linh ứng. Sau vài năm, kinh tế phát triển đi lên, làm ăn khấm khá, dân chúng hơi ấm, hơi no. Nhưng thói đời hễ no cơm th́ ấm cật, v́ vậy dân số càng ngày càng tăng, mà lại tăng quá mức, v́ thế phải họp khẩn cấp để t́m cách chặn đứng việc bùng nổ dân số. T́m măi vẫn chưa ra kế hoạch nào, bỗng một cụ già lọm khọm đưa tay xin có ư kiến .
    Cụ nói : Trước đây ta đổi đèo Ngang thành đèo Nghếch, th́ đúng là có hiệu quả như mong muốn, vậy nay ta đổi thêm một lần nữa xem sao?
    Mọi người nhao nhao lên hỏi : - Việc đổi tên đèo đâu có ăn nhập ǵ đến kế hoạch hóa gia đ́nh đâu? Nhưng định đổi lại thành tên ǵ?
    - ĐÈO ĐỨNG !

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    5.3.10 Nói lái trong ngôn ngữ nước ngoài
    Như đă biết, ngôn-ngữ chúng ta đơn âm, lại có thêm 6 dấu thanh nên nói lái thật dễ dàng, nhưng phông phải ngôn-ngữ nào cũng có được khả năng đó.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cũng nên nhắc lại một giai thoại nói lái "không cố t́nh" thời Pháp-thuộc. Chuyện kể rằng có một cặp vợ Việt, chồng Pháp đi mua một cái quạt máy. V́ chủ tiệm nói thách quá nên vợ rỉ tai chồng: "Très chaud, très chaud" (= nóng quá, nóng quá). Chồng lật đật chọn một cái quạt, trả tiền nhanh để chiều bà vợ. Khi ra khỏi cửa, vợ trách chồng "Đă bảo đắt quá mà c̣n mua?" Chồng nói là có thấy vợ kêu đắt đâu? Vợ bảo có nói "très chaud'' rồi mà?
    Hoá ra, ''trop cher'' (đắt quá) mà bà ấy lại vô t́nh nói lái theo kiểu Việt-Nam, nên mới gây ra sự hiểu lầm trên.
    Đúng là nói lái đă nằm trong "gin" người Việt ḿnh rồi.

    5.3.11 Nói lái trong cuộc sống hằng ngày


    Bất cứ trong bối cảnh nào, người Việt-Nam ta cũng nói lái được để tạo sự hài hước, dí dỏm, vui tươi. Trong những lúc họp mặt với bè bạn, nói lái sẽ tạo những trận cười sảng khoái và thắt chặt thêm mối t́nh thân nơi bàn ăn hay bên chén rượu:
    - âu cái đằn (ăn cái đầu),
    - ê cái mằn (ăn cái mề),
    - uống ít ly (uống y một lít).

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cũng có trường hơp ngược lại, người vô t́nh nói lái làm khổ cả người nói, lẫn người nghe.
    Chuyện một ông thầy giáo khi đọc đề thi về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, thay v́ đọc câu “Thuyền ta lái gió với buồm trăng” ông đă "vô tư" đọc lái chữ "lái gió", khiến cả lớp cười rần lên, làm ông thầy sượng chết người.
    Ôi, tiếng Việt đáng yêu mà cũng đáng sợ quá!

    5.4 Kết-luận (Nói lái)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    6. Kết-luận (Chơi chữ)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Văn-hóa tôi đang đi về đâu?
    Yên Hà tháng 2, 2014

    Tài-liệu tham-khảo:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 9:45 AM
    1 comment:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  5. #565
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (13/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/05...n-1-thanh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    May 27, 2014
    Tiếng nước tôi: Văn-học dân gian (1) / Thành ngữ


    Thiết nghĩ dân-tộc Việt-Nam yêu ngôn-ngữ ḿnh và biết dùng nó để phát-biểu tâm-hồn nghệ-thuật và t́nh cảm của ḿnh trong mọi tầng lớp xă-hội và dưới nhiều h́nh-thức. Không cần phải là kẻ sĩ, người dân thường cũng đă đóng góp rất nhiều trong văn-học truyền-khẩu Việt Nam với những thành-ngữ, tục-ngữ, ca dao và dân ca.

    Vài định-nghĩa:
    Thành Ngữ = những câu nói ngắn gọn dân gian thường dùng trong khi nói hay viết cho có vẻ màu mè.
    Gần thành-ngữ, c̣n có quán-ngữ (những chữ quen dùng nhưng không phải để thêm màu mè).

    Tục-ngữ = Câu nói có tính cách răn dạy hay châm biếm chuyện đời.
    Chúng ta sẽ gom trong thể-loại này những cách-ngôn (lời nói làm khuôn phép), ngạn-ngữ (lời người xưa truyền lại), danh-ngôn (những lời nói hay và sâu sắc được truyền tụng), châm-ngôn (lời văn có vần điệu để khuyên đời), ngụ-ngôn (lời nói có ư nghĩa bên trong), phương-ngôn (tục-ngữ địa-phương).

    Ca Dao = Câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian.
    Và c̣n có Phong Dao = lời ca câu hát của dân gian tại các địa phương
    Đồng Dao = thơ ca dân-gian truyền miệng của trẻ em
    Dân Ca = Bài ca có tính cách dân tộc, dễ hiểu và hợp với tâm t́nh đơn giản của nhân dân.

    Để phân-biệt 4 thể-loại này:
    - Thành-ngữ chỉ dùng để mô-tả, nói (viết) cho văn-chương, màu mè, trong khi Tục-ngữ có ư răn đời hay chăm biếm.
    Thành-ngữ chỉ là một nhóm từ, Tục-ngữ dù ngắn đến đâu cũng phải là một câu hoàn-chỉnh.

    - Dân ca hẳn là một bài hát, trong khi Ca-dao chỉ là những câu ca nho nhỏ, hát ví-von.

    1. Thành-ngữ
    H́nh như Việt-Nam ta không thích nói hay viết "b́nh thường".
    Có lẽ tiếng Viết ta đơn âm nhưng lại đa thanh nên chúng ta thích dùng từ láy nghe cho đỡ “trơ trọi” mà lại trầm bổng, êm tai hơn (?)
    Mặt khác, dùng chữ th́ phải cho văn hoa, bóng bảy, cho màu mè để nhấn mạnh, để diễn tả mạnh mẽ hơn, để đập vào trí tưởng-tượng của người nghe, người đọc:
    Thay v́ nói "đêm ấy, trời rất tối", chúng ta nói "đêm ấy, trời tối đen như mực"; thay v́ nói "ông ta suốt ngày làm việc khổ cực", chúng ta nói "ông ta suốt ngày đầu tắt mặt tối".

    Và rồi dần dà gây dựng nên một kho chữ làm mẫu cho nhau, từ thế-hệ này qua thế-hệ khác. Gọi là văn chương truyền-khẩu nên không có sách ghi chép, cắt nghĩa rơ ràng (trước đây làm ǵ có Google như bây giờ?) nên nghe một câu thành-ngữ th́ chúng ta thường hiểu ư, nhưng đôi khi cũng không hiểu rơ nguồn gốc từ đâu ra.
    Tại sao lại "nói toạc móng heo"? Bây giờ tham khảo mới hiểu nghĩa bóng là "làm mất cái vỏ bề ngoài (móng heo) để làm rơ cái bên trong (ngón chân heo)".
    Tại sao lại "chim kêu vượn hú"? Thành ngữ này xuất-phát từ tục-ngữ miền Nam:
    Má ơi! Đừng gả con xa
    chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?
    ngụ ư cô con gái xin mẹ đừng gả ḿnh cho người làng khác, xa xôi quá lại nhớ ba má.

    Là loại văn-chương truyền-khẩu nên mỗi vùng có từ-vựng của ḿnh, có cách nói, cách viết của ḿnh, cho nên thành-ngữ miền này, đôi khi người miền kia không biết, không hiểu, nhưng phần đông th́ cũng đoán ra được.

    1.1 Nội-dung
    Thành-ngữ dùng để nhấn mạnh ư ḿnh muốn nói bằng cách so sánh hay một thí-dụ bóng bảy. Cho nên thành-ngữ thường có hai nghĩa, nghĩa đen trong câu nói và nghĩa bóng là ẩn ư.
    Thí dụ phải gợi h́nh, gợi cảnh, gợi cảm và thường được phóng đại quá mức để người nghe phải để ư. Không ai hiểu "bị đè đầu cỡi cổ" (hay "trèo đầu trèo cổ") theo nghĩa đen là bị kẻ mạnh đè đầu xuống và ngồi lên cổ, mà chỉ hiểu theo nghĩa bóng là bị áp bức.

    Cứ cần nói cho bóng bảy th́ người ta dùng đến thành-ngữ, nhất là để so sánh hay để chỉ trích hay nói mỉa. Ngoài ra, đối với văn-hoá Việt-Nam, có lẽ những việc liên-quan đến ăn uống, giàu nghèo, sống chết rất hay được đề-cập đến.

    1.1.1 Thành-ngữ dùng để so sánh
    Để mô tả một sự kiện một cách bóng bảy, chúng ta thường so sánh với một con vật, một nhân vật, … Thí-dụ như:
    Đẹp như tiên, xấu như ma lem,
    đen như cột nhà cháy, trắng như tuyết, vàng như nghệ,
    tối như mực, sáng như ban ngày,
    nhanh như cắt, nhanh như điện,


    Súc vật cũng hay được dùng để so sánh:
    Khỏe như voi,
    nói dai như đỉa,
    chậm như rùa,
    khôn ranh như cáo,
    ḷng lang dạ sói,
    ngang như cua,
    ngu như ḅ (thành ngữ “ngu như chó” có lẽ chỉ dùng để “mắng chửi”?)


    Điển-tích hay Nhân-vật lịch-sử hay trong truyện cũng được chiếu-cố nhiều, thí-dụ như:
    Đa-nghi như Tào Tháo (nhân-vật trong Tam Quốc Chí),
    chết đứng như Từ Hải (trong truyện Kiều),
    ghen như Hoạn Thư (cũng trong truyện Kiều),
    đẹp như Tây Thi (một trong Tứ Đại Mỹ Nhân thời Xuân-Thu),
    xấu như Chung Vô Diệm (Vương Hậu của Tuyên Vương nước Tề),
    tri-kỷ như Bá Nha, Tử Kỳ,
    ...


    Câu Tiễn "nằm gai nếm mật": thuộc bộ tem "Thành-ngữ điển-tích" Trung Hoa.

    Truyện rằng: Thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn sau khi ở nước Ngô trở về, thường nằm ngủ trên gai, có treo túi mật đắng để nếm trước khi ăn uống.
    Ư của thành-ngữ này là ư chí chịu đựng khó khăn để mưu-sự việc lớn.




    1.1.2 Thành-ngữ dùng súc vật trong nghĩa bóng
    H́nh như dân ta thích mượn súc vật để so sánh hay để gợi ư trong chuyện đời và thành-ngữ hay đề-cập đến súc vật.
    Thí dụ th́ nhiều vô số kể, viết bao nhiêu trang cũng không đủ:

    Đàn gảy tai trâu
    Rồng đến nhà tôm,
    cơng rắn cắn gà nhà,
    nuôi ong tay áo,
    c̣ bay thẳng cánh,
    con sâu làm rầu nồi canh,
    chuột sa chĩnh (hũ) gạo,
    nước mắt cá sấu,
    lên voi xuống chó,
    đầu voi đuôi chuột,
    hàng tôm hàng cá,
    vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm,


    1.1.3 Thành-ngữ liên-quan đến việc ăn uống hay giàu nghèo
    Có lẽ nước ta nghèo nên việc ăn uống hay việc mưu-sinh là những mối quan-tâm lớn, ảnh hưởng đến ngôn-ngữ ḿnh (?)
    Có những thành-ngữ như:
    Ăn bờ ở bụi,
    ăn gió nằm mưa,
    ăn thúng uống vại,
    cố (= chịu) đấm ăn xôi,
    ăn bữa hôm, lo bữa mai,
    ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau,
    kén cá, chọn canh,
    giận cá chém thớt,
    ...
    Hay để nói về sự giàu nghèo:
    chó ăn đá, gà ăn sỏi,
    nghèo rớt mồng tơi,
    giàu nứt đố (= thanh gỗ đóng vào vách) đổ vách,
    ăn sung mặc sướng,
    nước lọ, cơm niêu,
    nhà tranh vách đất, nhà cao cửa rộng,


    1.1.4 Thành-ngữ liên-quan đến sống chết
    Sống cái nhà, già (= chết) cái mồ,
    chết bờ chết bụi (= chết đường chết chợ),
    chết lỗ chân trâu,
    thập tử nhất sinh,
    vào sinh ra tử,
    sống dở chết dở,
    (chạy) bán sống bán chết,
    sống khôn thác thiêng,
    thoát trong đường tơ kẽ tóc,


    1.1.5 Thành-ngữ nói về đạo làm người hay nhân t́nh thế thái
    Kinh-nghiệm đời thường thể-hiện qua tục-ngữ, phong dao, c̣n thành-ngữ thường được dùng để chỉ trích, mỉa mai hơn.
    Thí dụ:
    Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm,
    no cơm ấm cật,
    lười như hủi, (lười) há miệng chờ sung (rơi vào miệng),
    dở dở ương ương,
    khôn nhà dại chợ,
    việc nhà th́ nhác (= lười) việc chú bác th́ năng (= siêng),
    bới lông t́m vết,
    ăn mày đ̣i xôi gấc,
    con nhà lính tính nhà quan; lỡ ông, lỡ thằng,
    phú quí sinh lễ nghĩa; trưởng giả học làm sang,
    đă ngọng c̣n hay lu, đă ngu c̣n hay chơi chữ,
    vắt chanh bỏ vỏ, ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, đánh trống bỏ dùi, có trăng quên đèn, có mới nới cũ... (không hiểu sao lại có nhiều thành-ngữ để diễn tả ư này thế?),

    Hà tiện th́ bị gọi là “rán sành ra mỡ” hay “vắt cổ chày ra nước".
    “Chữ ḿnh, vợ người” được dùng để nói lên thói đời: về chữ nghĩa th́ tự phụ ḿnh nhất, nhưng nói đến vợ th́ lại thích đi ḍm ngó vợ người.


    1.2 Thành-ngữ Hán-Việt
    Thành-ngữ Việt-Nam dĩ nhiên ảnh hưởng tiếng Hán rất nhiều.
    a. Thành-ngữ nguyên-bản gốc Hán:
    Tham quyền cố vị,
    tâm đầu ư hợp,
    vạn sự khởi đầu nan,
    vô danh tiểu tốt,
    bất phân thắng bại,
    cẩn tắc vô áy náy,


    b. Thành-ngữ Hán được dịch ra tiếng Nôm:
    Tỉnh đế chi oa -> Ếch ngồi đáy giếng,
    Tri kỷ tri bỉ -> Biết ḿnh biết người,
    Bách chiến bách thắng -> Trăm trận trăm thắng,
    Đại ngư cật tiểu ngư -> Cá lớn nuốt cá bé,
    Hữu danh vô thực -> Có tiếng không có miếng,


    c. Thành-ngữ Hán được thay đổi chút cho dễ phổ-thông

    Mă đáo công thành -> Mă đáo thành công
    Nhập t́nh nhập lư -> hợp t́nh hợp lư,
    Tác uy tác phúc -> Tác oai tác quái,
    An phận thủ kỹ -> An phận thủ thường,
    Nhất bộ b́nh an -> Thượng lộ b́nh an,

    Có khi chữ chỉ bị thay đổi vị trí để nói cho thuận miệng như “Xà khẩu Phật tâm” -> “Khẩu xà Tâm Phật” (Câu này đôi khi cũng dùng phản ư là “Khẩu Phật tâm xà”).

    d. Thành-ngữ Hán được giản-tiện hóa:
    Thương hải biến vi tang điền (băi biền thành ruộng dâu, ư nói cuộc đời thay đổi) -> Dâu bể,
    Xảo ngôn như lưu (= nói năng khéo léo như rót vào tai) -> Xảo ngôn,
    Lang bạt kỳ hồ (= ngày đây mai đó) -> Lang bạt

    e. Thành-ngữ Hán được nôm hóa:
    Dĩ độc trị độc -> Lấy độc trị độc,
    Nhất tiễn song điêu (= một mũi tên bắn hai con chim) -> Một công đôi chuyện.


    1.3 Về mặt h́nh thức
    Chữ ta đơn âm, đa thanh nên dân ta nói ǵ cũng phải có vần có điệu, có đối có đáp, có cân có xứng, nói phải thuận miệng, nghe phải thuận tai. Mọi thể loại trong văn-chương dân-gian đều có những tính cách này.

    Có đối:
    Dài lưng tốn vải,
    Văn hay chữ tốt,
    Mẹ tṛn con vuông,
    Môn đăng hộ đối,
    Năm thê bảy thiếp,
    Khôn nhà dại chợ,
    Giơ cao đánh sẽ (= khẽ, nhẹ),
    Vỏ quít dày, móng tay nhọn,
    Lá lành đùm lá rách,
    ...
    Chúng ta có thể để ư thấy có rất nhiều thành ngữ gồm 4 chữ, một phần v́ lư do này.

    Có vần:
    Biết th́ thưa th́ thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe,
    Chưa đỗ ông Nghè đă đe hàng tổng,
    Bỏ th́ thương, vương th́ tội,
    Có thực mới vực được đạo,
    Tiền mất tật mang,
    Thua keo này bày keo khác,
    Được ăn, được nói, được gói mang về,
    Không mợ th́ chợ vẫn đông,
    Mất ḅ mới lo làm chuồng,
    Miệng nam-mô, bụng bồ dao găm,
    Thấy người sang bắt quàng làm họ,
    ...

    Có vần, có đối:
    Sai một li, đi một dặm,
    Ăn theo thuở, ở theo thời,
    Ăn trông nồi, ngồi trông hướng,
    Của chồng công vợ,
    Tay làm hàm nhai,
    Ăn cơm có canh, tu hành có bạn,
    Nhà sạch th́ mát, bát sạch ngon cơm,
    Sông có khúc, người có lúc,
    ...
    Thành-ngữ không bắt buộc phải có đối, có vần nhưng thường hay có điệu, bao giờ nghe cũng nhịp nhàng, uyển chuyển dù không phải là những câu hoàn-chỉnh như tục-ngữ, ca dao.
    Cứ đọc thử:
    Năm thê bảy thiếp,
    Đêm bảy ngày ba,
    Ba ch́m bảy nổi, chín lênh đênh,
    Vợ như rợ buộc chân, chồng như gông vào cổ,
    Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng…

    Nói cho thuận miệng, nghe cho thuận tai th́ mới dễ truyền-khẩu được. Đây cũng là một đặc-trưng của văn-chương dân gian.

    1.4 Những thành-ngữ tôi yêu
    Đă là văn-chương truyền-khẩu nên tôi "học" thành-ngữ qua ông bà, bố mẹ, cô chú bác tôi, và dĩ nhiên là những từ-ngữ Bắc-Kỳ. Tôi thích dùng thành-ngữ nhưng phải nói có những thành-ngữ tôi rất thích v́ tính cách gợi cảm hoặc hài-hước như:
    Đi guốc trong bụng (đau chết đi được! ),
    ba que xỏ lá,
    khỉ ho c̣ gáy,
    gàn sặc gàn sụa,
    xấu đau xấu đớn, xấu tàn xấu tệ,
    ế xưng ế xỉa,
    nghèo rớt mồng tơi,
    mê như điếu đổ (= mê như say thuốc lào, làm đổ cả điếu hút),
    dốt đặc cán mai (mai là dụng cụ đào đất, có cán bằng gỗ tốt nên đặc),
    loạn cào cào,
    cả vú lấp miệng em (= dùng sức mạnh để lấn áp kẻ yếu),năm th́ mười hoạ (= hiếm lắm),
    nằm trong chăn mới biết có rận,
    điếc không sờ sấm (súng),
    chưa thấy quan tài chưa đổ lệ,


    Mặt khác, người Việt ta thích vui đùa nên hay sửa đổi lời một bài hát hay nói trẹo một tục-ngữ, thành-ngữ một cách hài hước. Thí dụ một vài "ranh ngôn" học được hoặc do tôi chế biến:
    Đời là bể khổ… mà chúng sinh lại không biết bơi,
    Có công mài sắt có ngày… mỏi tay,
    Nghiêng nước đổ thùng,
    ... như hủ-tiếu thiếu nước lèo,
    Nhân chi sơ, sờ tí mẹ,
    Ăn cháu đá bác,
    Có (đào) mới, nới (vợ) cũ,
    Ăn trong nồi, ngồi trong hũ,
    Đồng không mông quạnh -> Quần không đít quạnh,
    Gậy bà đập lưng ông,
    Giặc đến nhà, đàn bà cũng chạy,
    Gần mực th́ đen, gần kèn th́ thổi,


    Đối với người Việt-Nam, thành-ngữ quả nhiên là để:
    Nói cho màu cho mè, nghe cho vui cho vẻ.


    Đón đọc số sau:
    Tiếng nước tôi: Văn-học dân gian (2) / Tục ngữ
    Yên Hà, tháng 5, 2014

    Tài-liệu tham-khảo:
    Định-nghĩa trong Tập "Tục Ngữ, Thành Ngữ, Ca Dao và Dân Ca Việt Nam" của cụ Trần Ngọc Ngải, Chicago, Illinois, USA 1997

    Bộ sưu tập "Tâm Hồn Mẹ Việt Nam" (NXB Văn Nghệ, 1994) - Lê Gia

    Thành-ngữ trong tiếng Việt (Hồng Huy - Vũ Ngọc Phan?)
    http://www.dcadaotucngu.com/diendan/...p?TOPIC_ID=664

    Thành-ngữ Hán-Việt
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A...n_Vi%E1%BB%87t

    Ca dao, Tục-ngữ
    https://sites.google.com/site/nhungn...tuc-ngu-ca-dao




    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 2:26 PM
    1 comment:

    AnonymousJune 4, 2014 at 7:05 AM
    Anh Phú ơi, kỳ sau anh nói một ít chi tiết về sáo ngữ.

    Reply

  6. #566
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (14/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/06...ian-2-tuc.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Jun 26, 2014
    Tiếng nước tôi: Văn-học dân-gian (2) / Tục-ngữ


    2. Tục –ngữ
    Nói cho cùng, ranh-giới giữa thành-ngữ và tục-ngữ không rơ ràng lắm, tục-ngữ và ca dao cũng vậy và nhiều bài viết thường ghép chung vào với nhau cho tiện.
    Tôi nghĩ mục-đích chính của tục-ngữ là lưu-truyền kinh-nghiệm đời, trong khi thành-ngữ “chỉ” là một cách nói/viết cho màu mè cũng như ca dao thiên về t́nh cảm nhiều hơn và thường gồm ít nhất 2 câu, với nhiều vần điệu như những câu ca nhỏ.

    Theo ông Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”:
    Tục ngữ (tục: thói quen đă có lâu đời, ngữ: lời nói) là những câu nói gọn ghẽ và có ư nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng của người đời truyền đi”.
    Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh (so với thành-ngữ), đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và đời sống hàng ngày, về con người và xă hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian", lưu truyền để răn dạy lẫn nhau.
    Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu h́nh ảnh và nhịp điệu. Do đặc điểm nội dung và h́nh thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính v́ vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái h́nh mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau.

    Mỗi câu tục ngữ đều dùng h́nh ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ư niệm trừu tượng, dùng cái cá-biệt để nói lên cái phổ-biến v́ vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ-thể, cá-biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu-tượng, phổ-biến tạo nên nghĩa bóng.
    Nội-dung thiên về những kinh-nghiệm sống.

    2.1 Nội-dung
    Tục ngữ là túi khôn của dân-gian, là lời ăn tiếng nói của nhân dân đă được đúc kết lại dưới những h́nh thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng xử và t́nh cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống. Tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lư dân gian. Gắn với lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xă hội, nhân dân đă bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo đức của ḿnh.

    Đời sống hàng ngày
    Tục-ngữ là kinh-nghiệm sống của người xưa truyền lại cho người đời sau.
    Như đă nói, người nước nghèo lo nhất là có đủ ăn, đủ sống v́
    Có thực mới vực được đạo, nếu không th́ Đói ăn vụng, túng làm liều.

    Miếng ăn là miếng tồi tàn và Ghen vợ ghen chồng không bằng ghen ăn, nhưng có ăn không phải dễ:
    Có khó mới có miếng ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho.
    Và Hay ăn th́ lăn vào bếp,
    cho nên những anh sinh-viên du-học háu ăn (như tôi) hầu hết đều biết nấu bếp.

    Dân nước nghèo th́ phải Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, Ăn cây nào rào cây ấy,
    và ra công, ra sức, chịu khó làm việc Năng nhặt, chặt bị (Kiến tha lâu đầy tổ)
    th́ ít ra cũng được Cơm và, cháo húp.
    Bụng no th́ phải Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Uống nước nhớ nguồn).

    Có ăn, cũng phải có ở. Muốn an cư, phải t́m Đất lành chim đậu,
    Sau đó, Có an cư mới lạc nghiệp.
    Trong nhà th́ phải: Nhà sạch th́ mát, bát sạch ngon cơm.

    Sức khoẻ lại càng cần-thiết, càng phải giữ cho kỹ:
    Chẳng ốm chẳng đau, làm giầu mấy chốc,
    Thứ nhất đau mắt, thứ nh́ nhức răng,
    Có thờ có thiêng, có kiêng có lành...

    Cái nghèo

    Chữ “nghèo” thường đi đôi với chữ “khó”.
    Cái khó bó cái khôn, lại càng vào cái ṿng lần-quẩn “nghèo lại càng nghèo”.
    Đời càng khó th́ càng phải cố gắng, phải “chịu khó”:
    Cần cù bù thông minh,
    Năng nhặt, chặt bị,
    Có công mài sắt có ngày nên kim,
    Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
    Thất bại là mẹ thành công…

    Người nghèo so với người giàu lại càng thêm tủi: Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
    Cũng may là: Trời sinh voi, sinh cỏ nên người nghèo vẫn sống.

    Nghèo th́ nghèo nhưng cũng phải: Đói cho sạch, rách cho thơm
    và Giấy rách phải giữ lấy lề.
    Ngược lại, một đức-tính của người nghèo là tinh-thần đoàn-kết:
    Môi hở răng lạnh,
    Máu chảy ruột mềm,
    Lá lành đùm lá rách,
    Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
    Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng,...
    Những công-cuộc từ-thiện để giúp người nghèo khó hay nạn-nhân những thiên-tai, trong nước hay ngoài nước, vẫn chứng minh điều này.

    Đồng tiền

    Tiền là một sức mạnh xă hội phi thường. Ở bất cứ thời nào, bất cứ nơi nào, Tiền cũng phải có:
    Tiền không chân xa gần đi khắp.
    Tự cổ chí kim,
    Thế gian chuộng của, chuộng công
    Nào ai có chuộng người không bao giờ?
    Và v́ Có tiền mua tiên cũng được
    nên biết bao nhiêu người chạy theo nó, đến nỗi trở thành thiết thân với người:
    Đồng tiền liền khúc ruột.

    Đồng tiền có sức mạnh lấn át các sức mạnh xă hội khác:
    Hạt tiêu nó bé nó cay, đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.
    Đồng tiền có sức mạnh vạn năng trong việc ra quyết định của các loại văn bản có giá trị pháp lư: Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
    Cho nên: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
    Tiền cũng là công cụ rất thuận tiện, kín đáo, để hối lộ: Của ngon đưa đến miệng ai từ.
    Tiền chia rẽ các cộng đồng, thậm chí tiền phá vỡ các cộng đồng:
    Chị em hiền thật là hiền, lâm đến đồng tiền mất cả chị em.

    Có việc, có nhu cầu th́ phải tiêu tiền: Một lần ngại tốn, bốn lần không xong.
    Không mất tiền lúc này th́ phải mất tiền vào lúc khác: Hà tiện cúng bụt th́ phải cúng ma.
    Đă tiêu mà sợ tốn chỉ tổ hỏng việc v́: Tiền nào của nấy.
    Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo là cái ṿng lẩn-quẩn của đồng tiền:
    Đă giàu th́ lại giàu thêm, đă khó lại khó cả đêm lẫn ngày.

    Nhưng tiền cũng có hạn-chế của nó.
    Khi trở nên giàu, con người dễ thay đổi, đôi khi không được tốt:
    Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật,
    No cơm ấm cật.

    Có những thứ quư hơn tiền bạc, đặc biệt là trong những mối quan hệ giữa người với người: Giàu tiền giàu bạc không bằng giàu bạn giàu bè.
    Không cần phải buôn bán mới giàu. Một khi có chữ th́ người ta sẽ có khả năng đỗ đạt, làm quan và chức vụ đó có nhiều bổng lộc: Một rương vàng không bằng một nang chữ.

    Dầu sao đi nữa, khi tính mạng bị de doạ do bệnh tật hay do nguyên nhân khác, th́ người ta sẵn sàng bỏ tiền của ra để cứu lấy sinh mạng của ḿnh: Người sống (hơn) đống vàng.

    Tục-ngữ nói về giàu-nghèo rất nhiều, phải chăng v́ nước ta vốn… nghèo?

    Nghề nông và thời-tiết.
    Sống là phải có ăn uống mà Việt Nam lại là một nước nông nghiệp điển h́nh, cho nên có rất nhiều tục-ngữ liên-quan đến nghề nông và thời-tiết (một yếu-tố quan-trọng trong nghề nông).
    Một câu 4 chữ, ngắn gọn nói lên giá-trị của ruộng đất: Tấc đất, tấc vàng.

    Người nông dân phải theo dơi mưa gió thật kỹ hầu đạt được kết-quả tốt đẹp:
    Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
    hoặc Nắng sớm th́ đi trồng cà
    Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
    Gió đông là chồng lúa chiêm
    Gió bấc là duyên lúa mùa.
    Và Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng c̣n.

    Quan sát súc vật cũng đoán được thời-tiết:
    Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
    Én bay cao mưa rào lại tạnh.
    hoăc: Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

    Sự hiểu-biết không có chút ǵ là khoa-học, chỉ dựa trên kinh-nghiệm:
    Mồng tám tháng tám không mưa,
    Bỏ cả cầy bừa mà nhổ lúa đi
    hoặc: Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào
    hoặc: Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ.



    “Con trâu là đầu cơ-nghiệp”.
    Trâu là con vật có vai tṛ lớn trong sản xuất nông nghiệp. Công việc chính của nhà nông như cày bừa, vận chuyển thóc gạo... đều do trâu đảm nhiệm. Trâu gắn bó thân thiết với cả đời người nông dân v́ thế nó đă đi vào đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam từ xa xưa.
    H́nh ảnh con trâu đă được thể hiện trong văn học dân gian, đặc biệt là thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam một cách đậm nét. Trâu c̣n được đánh giá cao hơn ḅ: Trâu gầy cũng tày ḅ giống, Trâu he cũng bằng ḅ khỏe.
    Mua trâu cần nhiều kinh-nghiệm:
    Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân
    Trâu cổ c̣, ḅ cổ vại: Trâu sừng to, cân đối là trâu khỏe. Cổ trâu dài, cổ ḅ ngắn và to là loại trâu ḅ kéo khỏe.

    Nói ǵ th́ nói, nghề nông bao giờ cũng bảo đảm cho cái bao-tử hơn:
    Nhất sĩ nh́ nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nh́ sĩ.

    Đời sống gia-đ́nh
    Nền tảng gia-đ́nh, xă-hội dĩ nhiên rất mạnh, dưới ảnh-hưởng Khổng giáo, Lăo giáo, Phật giáo.
    Cây có cội, nước có nguồn, cho nên Lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
    Máu mủ là dây liên-hệ thật chắc:
    Một giọt máu đào hơn ao nước lă (máu đặc hơn nước),
    Một người làm quan cả họ được nhờ
    Nó lú có chú nó khôn
    Chú như cha, già như mẹ (già= chị ruột của mẹ)
    Nhưng đôi khi thực tế th́: Bán anh em xa mua láng giềng gần.

    Ông bà, cha mẹ, anh chị em tạo nên ṇng-cốt của gia-đ́nh:
    Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra;
    Nhất mẹ, nh́ cha, thứ ba bà ngoại;
    Cháu bà nội, tội bà ngoại;
    Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh (Cha nào con nấy);
    Con có cha như nhà có nóc;
    Con hơn cha là nhà có phúc;
    Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi;


    Chuyện vợ chồng


    Liên-hệ vợ-chồng có lẽ là mạnh nhất (?), dù sao đi nữa: Vợ chồng đầu gối, tay ấp.
    Tuy rằng: Gái có chồng như gông đeo cổ, Trai có vợ như rợ buộc chân
    nhưng đàn ông th́ phải có vợ, đàn bà th́ phải có chồng:
    Gái chưa chồng hay đi chợ, Trai chưa vợ hay đứng đường;
    Gái không chồng như phản gỗ long đanh (Gái không chồng như thuyền không lái);
    Ngày lắm mối, tối nằm không;
    Giầu về bạn, sang về vợ.

    Chọn vợ, t́m chồng là cả một vấn-đề quan-trọng:
    Chim khôn lựa nhánh lựa cành, Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân;
    Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống (Lưu ư: Đối với người Bắc tôi, “giống” c̣n có nghĩa là “của quí” nữa).

    Nói về tiêu-chuẩn th́: Gái tham tài, trai tham sắc
    Không t́m được người như ư cũng không sao: Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai.
    Và dường như có được một cặp đẹp đôi không phải dễ:
    Thế gian được vợ hỏng chồng, Mấy khi lại được cả ông lẫn bà.

    Một vài “định-luật" thông-thường từ đời xưa:
    Bát c̣n có lúc xô xát huống chi vợ chồng;
    Nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng (Ớt nào là ớt chẳng cay nhỉ?);
    Lệnh ông không bằng cồng bà (Luật này nghe đâu quen quen?)
    Yêu nhau lắm, cắn nhau đau;
    Bé th́ nhờ mẹ, nhờ cha, Lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.

    Đời sống tinh-thần
    Kinh-nghiệm / Học hỏi:
    Trăm hay không bằng tay quen;
    Có dốt mới có khôn;
    Thức khuya mới biết đêm dài, Đoạn trường ai có qua cầu mới hay;
    Đi một ngày đàng, học một sàng khôn;
    Sai một ly, đi một dặm;
    Không thày đố mày làm nên;
    Nhưng Học thày không tày học bạn;
    Và đôi khi: Khôn ba năm, dại một giờ (nhưng "dại gái" th́ dại cả đời)
    Nhưng Chẳng có dại nào giống dại nào.

    Đối với người Á-Đông chúng ta th́ phải: Tiên học lễ, hậu học văn.

    Đạo làm người:
    Chúng ta thường quan-niệm: Ở hiền gặp lành, Ở gian gặp ác.
    Lương-thiện th́ phải: Ăn ngay, nói thẳng;
    V́ Hổ chết để da, người chết để tiếng.

    Giữa người và người, phải Kính lăo, đắc thọ, phải Kính trên nhường dưới;
    Một sự nhịn, chín sự lành và Tránh voi không xấu mặt nào.

    Đàn bà, con gái th́ phải Công, Ngôn, Dung, Hạnh
    v́ Cái nết đánh chết cái đẹp
    (nhưng có lẽ đă là chuyện cổ tích rồi chăng?)

    Nhân quả:
    Ai làm nấy chịu;
    Gieo gió gặt băo (Gieo nhân nào, gặt quả nấy);
    Đời cha ăn mặn, đời con khát nước...

    Chuyện nhân t́nh, thế thái / Tâm-lư người đời:
    Suy bụng ta, ra bụng người;
    Có tật giật ḿnh, có t́nh kinh trong bụng.

    Khi yêu quả ấu cũng tṛn, ghét nhau bồ ḥn cũng méo;
    (Yêu ai yêu cả đường đi, Ghét ai ghét cả tông chi, họ hàng)...

    Ăn cháo đá bát; qua cầu rút ván; Có trăng phụ đèn; Có mới nới cũ;
    Trâu buộc ghét trâu ăn;
    Trâu già thích gặm cỏ non (cho nên mấy ông cứ đ̣i về quê thăm nhà?)

    Không có lửa sao có khói?
    Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (Mỡ để miệng mèo?)
    Đi đêm có ngày gặp ma;
    Chơi dao sắc có ngày đứt tay.

    Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo;
    Sự thật mất ḷng nhưng Mất ḷng trước được ḷng sau;

    Ngu si hưởng thái-b́nh
    Nhưng Hiền quá hóa ngu.


    Rừng nào cọp nấy;
    Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy;
    Ăn cây nào rào cây ấy;
    Thân trâu trâu lo, thân ḅ ḅ liệu (Hồn ai nấy giữ).

    Chạy trời không khỏi nắng;
    Thuốc chữa bệnh, chẳng chữa được mệnh;
    Trăm đường tránh không khỏi số.

    Lắm săi không ai đóng cửa chùa;
    Nhiều thày lắm ma;
    Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

    Như đă thấy, h́nh ảnh trong tục ngữ là những h́nh ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động. H́nh tượng của tục ngữ là h́nh tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
    H́nh-thức cũng tiếp tay với nội-dung để làm cho tục-ngữ tinh xảo, chính xác, trong sáng và phong phú hơn.

    2.2 H́nh-thức
    Ban đầu, tục-ngữ chỉ là những câu nói xuôi tai, hợp lư, sau dần dà trở thành những câu có vần vè, gọn gàng hơn.
    Mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn.

    Về mặt cấu trúc, câu tục ngữ có nhiều nét đặc sắc, trong đó có hai đặc điểm nổi bật:
    Tính chất gọn chắc của câu tục ngữ
    Câu tục ngữ bao giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có ba tiếng như:
    May hơn khôn
    Túng thì tính.

    Câu dài nhất là câu lục bát, cùng dạng với ca dao:
    Rượu ngon bất luận be sành
    Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

    Tục-ngữ thông thường là những câu từ bốn đến tám tiếng như:
    Ác giả, ác báo
    Bụt chùa nhà thông thiêng
    Con giun xéo lắm cũng quằn
    Chưa làm xã đã học ăn bớt
    Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

    Câu tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ, không có chữ nào thừa. Vì vậy, ta mới nêu đặc điểm của nó là tính chất “gọn chắc”; mỗi tiếng, mỗi từ trong câu đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được ép chặt với nhau.

    Tính chất đối xứng của câu tục ngữ
    Hình-thức cấu-trúc đặc-trưng của câu tục ngữ là cấu-trúc đối xứng.
    Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu, cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng với nhau và sự cân bằng giữa các vế.

    Có những cấu-trúc so sánh định nghĩa:
    Cái răng cái tóc là góc con người
    Lòng vá như lòng sung
    Tấc đất, tấc vàng...

    Có những cấu trúc so sánh thứ bậc:
    Bát nước giải bằng một vại thuốc
    Vợ dại không hại bằng đũa vênh
    Trăm đom đóm chẳng bằng một bó đuốc
    May hơn khôn...

    Có những cấu-trúc suy luận, phân-tích.
    Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
    Ở hiền (th́) gặp lành,
    Gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng,
    Có cây mới có dây leo,
    Không bóp cổ, chẳng lè lưỡi,
    Muốn ăn hét, phải đào giun,
    Chưa học bò đã lo học chạy...

    Vần điệu
    Hầu hết các câu tục ngữ đều có vần. Tục-ngữ là những câu ngắn gọn (không như ca dao) nên nhiều nhất là vần lưng khiến cho nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc :
    Được làm vua, thua làm giặc (vần liền),
    Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu (vần cách 1 tiếng),
    Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột (vần cách 2 tiếng),
    Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em (vần cách 3 tiếng).

    Những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế và h́nh thức đối, có thể đối thanh hay đối ư. Sự ḥa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ:
    Già néo đứt dây,
    Vỏ quưt dầy có móng tay nhọn...

    Nhịp


    Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: Trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết,
    Dao sắc không gọt được chuôi...
    Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ư, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca...



    Bài qúa dài, phải cắt bớt



    Tục-ngữ là túi khôn của dân-gian, là một công-cụ sắc bén để học hỏi, để dạy dỗ, khuyên răn lẫn nhau. Mong sao kho-tàng vô giá này mà cha ông chúng ta đă để lại, chúng ta sẽ ǵn giữ và phát-huy măi măi.

    Xin đón đọc trong số tới:
    Tiếng nước tôi: Văn học dân-gian (3) / Ca dao

    Yên Hà
    Tháng 6, 2014

    Tài liệu tham khảo:

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 10:51 PM
    2 comments:

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

  7. #567
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (15/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/07...-3-ca-dao.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Jul 26, 2014

    Tiếng nước tôi: Văn-học dân-gian (3) / Ca dao


    3. Ca Dao

    3.1 Tâm hồn của dân-tộc
    Ca dao (歌謠) là một từ Hán-Việt; theo từ nguyên, "Ca" là bài hát có chương khúc, giai điệu, "Dao" là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc (hát trơn).
    Ca Dao là một thể loại trữ t́nh của văn học dân gian, dưới dạng những câu hát ngắn kết thành khúc điệu.

    Nếu như tục ngữ thiên về lư trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống th́ ca dao lại thiên về t́nh cảm (nội dung trữ t́nh). Ca dao đầy t́nh nghĩa : T́nh cảm trai gái, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, t́nh cảm giữa con người với thiên nhiên, cây cối loài vật...
    Ca dao bảo vệ Chân Thiện Mỹ, đề cao cái đẹp cái hay, chỉ trích cái xấu trong xă hội loài người.

    Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả phong tục, tập quán trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, nhưng trước hết là bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đ́nh và đời sống xă hội. Từ cuộc sống lao động vất vả của nhân dân đă nảy sinh nhiều câu ca dao thể hiện các h́nh thức lao động và nghề nghiệp khác nhau.

    Ca dao là ngôn ngữ của thể loại thơ ca dân gian, một thể loại nghệ-thuật ngôn-từ mang tính đặc-trưng riêng biệt. Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dă, thể hiện bản chất b́nh dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động. Đó cũng chính là đặc tính cơ bản của loại h́nh ngôn-ngữ trong ca dao.


    3.2 Ca dao, t́nh cảm của cuộc sống
    Cũng như tục ngữ và các thể loại văn học dân gian khác, ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân.
    Nội dung ca dao rất ư là phong phú, nhất là khi quan sát những b́nh diện, những dạng thức biểu hiện ca dao, chúng ta sẽ thấy rơ hơn tính đa dạng, độc đáo của nó.
    Trong bài này, chúng ta sẽ tự hạn chế trong vài chủ-đề chính yếu.

    3.2.1 T́nh yêu đôi lứa


    Phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về t́nh yêu nam nữ, đề tài chính yếu và vĩnh cửu trong loại h́nh sáng tác dân gian này.
    Trai gái gặp gỡ, t́m hiểu nhau, thổ lộ t́nh cảm với nhau trong khi lao động, hội hè, vui xuân. Họ có thể thổ lộ với nhau bằng câu "ví", bằng h́nh thức giao duyên trong các h́nh thức đối đáp nam nữ.

    Nội dung những câu ca dao này phản ánh được mọi biểu hiện sắc thái, cung bậc của t́nh yêu:

    - Tỏ t́nh
    Biết mở đầu bằng câu ǵ bây giờ? Nói thẳng ra th́ không dám, sợ nàng giận, mà không nói ra th́ nàng lại không hiểu. Thôi th́ liều vậy. Nhưng phải nói loanh-quanh, đón trước, rào sau, e-dè từng chữ. Chính thế mà ông cha ḿnh ngày xưa đă tán rất thần-t́nh:
    Gió đánh ḍ dưa, gió đập ḍ dưa,
    Sao cô ḿnh lơ-lửng mà chưa lấy chồng ?
    Gió đánh cành hồng, gió đập cành hồng,
    Hỡi cô ḿnh đă muốn lấy chồng hay chưa ?

    Độc đáo nhất là những chàng trai, cô gái phương Nam tỏ t́nh một cách thật hồn nhiên:
    Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
    Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ ḿnh dễ thương.

    Phải chi cắt ruột đừng đau
    Để em cắt ruột trao nhau mang về.

    Quất ông tơ cái trót
    Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
    Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se.

    Con ếch ngồi dựa gốc bưng
    Nó kêu cái "quệt", biểu "ưng" cho rồi.

    Những h́nh ảnh mộc mạc thật ngộ nghĩnh, dễ thương!

    - Những t́nh cảm thắm thiết trong hạnh phúc:
    Tay em nắm lấy tay anh,
    Dù ai nói quẩn nói quanh mặc ḷng.
    Tay ấy đáng vợ, đáng chồng,
    Duyên trời đă định tơ hồng đă xe.

    Đôi ta như con một nhà
    Như áo một mắc, như hoa một chùm.
    Đôi ta như nước một chum
    Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau.

    - Những nỗi nhớ nhung da diết
    Đêm nằm gốc thị mơ màng
    Thị thơm mặc thị, nhớ chàng quên ăn.
    Ngày ngày ra đứng bờ sông
    Trông xa, xa tít cho ḷng em đau.
    Nhớ ai đứng tủi, ngồi sầu
    Ḿnh ve sương tuyết bao lâu mà ṃn.

    - T́nh yêu đơn phương cũng là một mảng đề tài với số lượng bài ca dao không nhỏ:
    Đêm qua nằm ngủ sập vàng
    Trông xuống sập bạc thấy chàng nằm không.
    Vội vàng cởi áo đắp chung
    Tỉnh ra em vẫn nằm không một ḿnh.

    - Những rủi ro ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở oán trách:
    Xưa kia ḿnh nói với ta
    Sông sâu nên cạn, đường xa nên gần.
    Giờ ḿnh ăn ở lần khân
    Ng̣i cạn nên thẳm, đường gần nên xa.
    Ngày nào em nói em thương
    Như trầm mà để trong rương chắc rồi.
    Bây giờ khóa rớt, ch́a rơi
    Rương long, nắp lỏng bay hơi mùi trầm.
    Và những lời trách móc:
    Trách người quân tử bạc t́nh
    Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.

    Yêu nhau chênh lệch về hoàn cảnh xă hội:
    Em xinh như đóa hoa sen
    Phận anh bèo bọt chẳng chen được vào.
    Bao giờ gió cả, mưa rào
    Cho sen ch́m xuống, bèo trèo lên trên.
    ... ... ...

    T́nh yêu quả là lẽ sống của con người trên đời. T́nh yêu là t́nh cảm mạnh, tuôn trào từ trong tim dưới mọi h́nh thức nghệ-thuật, và đặc-biệt nhất trong ca dao Việt-Nam.
    Chỉ tiếc xă-hội thay đổi và trai gái thời nay không c̣n dùng ca dao để nói lên những t́nh cảm tuyệt vời đó.

    3.2.2 Than phận


    Nhưng t́nh yêu trong sáng, vui vẻ như những buổi gặp gỡ trai gái nói trên không phải tiêu biểu cho cuộc đời người con gái Việt Nam.
    Ở một nước nghèo lại phong kiến, kẻ hèn, người nghèo chỉ biết chấp nhận số-phận ḿnh và than thân, trách phận là cách duy nhất để làm vơi đi phần nào nỗi khổ của ḿnh.
    Trong xă-hội xưa đó, người đàn bà Việt-Nam chắc hẳn có nhiều lư do để than thân nhất. Tam ṭng, tứ đức, bao nhiêu mọi cấm đoán, ràng buộc giam cầm người đàn bà trong một cái lồng không lối thoát.


    Chưa là đàn bà, người con gái đă phải đi lấy chồng:
    Bướm vàng đậu đọt mù u,
    Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.

    Đôi khi c̣n phải đi làm thiếp cho mấy ông chồng già:
    Thân em làm lẽ chẳng hề,
    Có như chính thất mà lê giữa giường.

    Bữa cơm múc nước rửa rau
    Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
    Đêm đêm dắt cụ đi nằm
    Than thân phận gái ôm lưng lăo già
    Ông ơi ông buông tôi ra
    Kẻo người ta thấy, người ta cười chê.

    Chữ "Ṭng" phải được tôn trọng triệt để:
    Ghe bầu trở lái về đông
    Làm thân con gái thờ chồng nuôi con.

    Người vợ hiền, theo lang quân đi tới góc biển, chân trời, dù cực khổ cũng không sờn ḷng:
    Đi đâu cho thiếp đi cùng,
    Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

    Những câu ca dao nghe thật năo ruột:
    Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?
    ...

    Nhưng thôi, quí bà, quí cô chớ lo, những chuyện này đă trở thành chuyện cổ-tích rồi. ;-)

    3.2.3 Gia-đ́nh, vợ chồng
    Người Việt Nam rất trân trọng cuộc sống gia đ́nh. Trong văn-hoá và đạo lư người Việt, chữ Hiếu (vẫn) là điều quan-trọng và công-đức cha mẹ đă được đề cao trong rất nhiều dịp, và dĩ nhiên trong những câu ca dao:
    Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
    Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
    Nước biển mênh mông không đong đầy t́nh mẹ
    Mây trời lồng lộng không phủ kính công cha
    Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
    Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
    Ai con mẹ xin đừng làm mẹ khóc
    Đừng để mẹ buồn lên mắt mẹ nghe không.

    T́nh cảm và quan hệ vợ chồng

    Những bài và câu ca dao về t́nh cảm và quan hệ vợ chồng cũng cho chúng ta thấy mọi mặt trong mối quan hệ này.

    Gái thương chồng đang đông buổi chợ
    Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
    Mẹ cha bú mớm nâng niu
    Tội trời đành chịu không yêu bằng chồng.


    Ứng xử trong gia đ́nh:
    Chồng giận th́ vợ bớt lời
    Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
    Đang khi chồng giận ḿnh đi
    Hết khi nóng giận đến khi vui vầy.
    Ngăi nhơn như bát nước đầy
    Bưng đi mà đổ hốt rày đặng đâu.

    Sáng trăng giải chiếu hai hàng
    Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.
    Đêm hè gió mát trăng thanh
    Em ngồi canh cửi c̣n anh vá chài.
    Trên đồng cạn dưới đồng sâu
    Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
    Hạnh phúc gia-đ́nh thật đằm thắm.

    3.2.4 Lao động
    Đó là là phần lời cốt lơi của dân ca lao động, là cuộc sống cần cù, giản dị và chất phác, đậm đà phong vị dân tộc.

    Lao xao gà gáy rạng ngày,
    Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
    Bước chân xuống cánh đồng sâu,
    Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
    Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
    Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

    Trời mưa trời gió đùng đùng
    Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
    Đem về trồng bí trồng bầu
    Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

    Nghề nông là một nghề vất vả nhưng là một nghề cao cả v́ nó quyết định đến đời sống của mọi người. Ca dao nói về sự lam lũ của nghề nông và lời nhắn gửi với mọi người đừng quên công lao nhọc nhằn của họ.

    3.2.5 Những địa hạt khác
    Đồng Dao = thơ ca dân-gian truyền miệng của trẻ em.
    Tôi vẫn c̣n nhớ rơ một vài bài không biết thuộc từ lúc nào:
    Chi chi chành chành
    Cái đanh thổi lửa
    Con ngựa đứt cương
    Ba vương ngũ đế
    ...
    Con mèo trèo lên cây cau,
    Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
    Chú chuột đi chợ đàng xa,
    Mua mắm , mua muối giỗ cha con mèo.
    ...


    Ca dao ru con: Hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn.

    Cái ngủ mày ngủ cho lâu
    Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về


    Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học mẹ đi trường đời.

    Ngoài ra, ca dao c̣n chứa đựng tiếng cười trào phúng:
    Lỗ mũi mười tám gánh lông
    Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
    Đêm nằm th́ ngáy o o
    Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
    Đi chợ th́ hay ăn quà
    Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
    Trên đầu những rác cùng rơm
    Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
    ...

    Nói tóm lại, bất cứ chuyện ǵ trong đời sống hàng ngày cũng có thể được tŕnh bày qua những câu ca dao.


    3.3 Ca dao, ngôn-ngữ của thi ca

    3.3.1 Ca dao là Thơ
    Nếu cho rằng một đặc điểm của thơ là ở chỗ biểu hiện một cách cô đúc nhất tư tưởng và t́nh cảm th́ cũng có thể coi tục ngữ như là một dạng của thơ. Tuy nhiên chất thơ chỉ có thể thấy một cách đầy đủ và toàn diện trong ca dao.
    Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ-thuật ngôn-từ mang tính đặc-trưng riêng biệt. Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dă, thể hiện bản chất b́nh dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động.

    Là những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác dưới nhiều h́nh thức thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên được vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát. Điều này thật dễ hiểu v́ thơ lục bát là “những lời nói vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc.

    - Thể lục bát truyền thống trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm t́nh nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống. Thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài nội dung trữ t́nh hoặc giao duyên.
    Dưới góc độ thi pháp, lục bát mang đầy đủ dáng dấp của một thể thơ cách luật với những yếu tố đặc thù về tổ chức âm thanh: gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu trong h́nh thức tối thiểu là một cặp lục bát gồm 2 câu với số tiếng cố định: 6 tiếng (câu lục) và 8 tiếng (câu bát).

    Phương thức gieo vần 6-8 là thao tác đặc biệt tạo nên vẻ nhịp nhàng trong ngôn ngữ thơ.

    Phương thức ngắt nhịp hai ở thể lục bát là loại nhịp được vận dụng phổ biến và bao trùm trong dân ca. Nhịp hai rất thích nghi với nhiều sinh hoạt lao động, sinh hoạt nghi lễ và các sinh hoạt khác trong đời sống xă hội. Sự luân phiên và đối tỷ giữa một phách mạnh và một phách nhẹ trong một đơn vị nhịp cũng vốn là đặc tính của nhiều dạng nhịp điệu lao động (chèo thuyền, nện đất, kéo gỗ..), nhịp trống mơ trong nghi lễ (đám rước, đám tang), trong nhảy múa và ca hát. Có thể bắt gặp nhịp phách hai trong "Ḥ đ̣ dọc":
    Thuyền anh/ ở bến/ mới ra
    Thuyền em/ th́ ở/ xa xa/ mới về.

    C̣n phối điệu mang lại âm điệu trầm bổng trong thơ bằng sự sắp xếp phối hợp các thanh điệu bằng trắc theo nguyên tắc nhất định thể hiện tính cân đối hài ḥa về âm thanh giữa các nhịp và các vế tương đương:
    Cách sông/ em chẳng/ sang đâu
    Anh về/ mua chỉ/ bắc cầu/ em sang
    Chỉ xanh/ chỉ đỏ/ chỉ vàng
    Một trăm/ thứ chỉ/ bắc ngang/ sông này.

    - Thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và hai câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu “nói lối” và ca xướng do sắc thái giải bày nội tâm của nhịp điệu thơ.
    Thang mô cao bằng thang danh vọng?
    Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con?
    Trăm năm nước chảy đá ṃn
    Xa nhau ngh́n dặm dạ c̣n nhớ thương.

    - Thể hỗn hợp 4, 5 chữ rất đắc dụng trong đồng dao.
    Kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát , thể này được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên,

    3.3.2 Ca dao là Nhạc
    Nhịp điệu có tác dụng nâng đỡ cảm xúc, làm tăng thêm sức biểu đạt của thơ và sự phân chia đều đặn của nhịp câu thơ là cơ sở trực tiếp cho nhịp điệu âm nhạc.
    Điều này ta thấy rơ ở những bài ca dao biến thể - ca dao ở Trung Bộ và Nam Bộ, một số gắn chặt với dân ca. Nói cách khác, nó thoát thai từ những điệu ḥ, điệu lư... như: ḥ khoan, ḥ giă gạo, ḥ mái nh́, ḥ mái đẩy ở B́nh - Trị - Thiên, ḥ Đồng Tháp ở Nam Bộ và lư hoài xuân, lư bơ thờ, lư trách ai, lư dệt vải, lư đan lờ, lư lên núi, lư cây chanh, lư cây cau, lư con ngựa, lư con tằm... (Nam Trung Bộ), lư xe tơ, lư kéo chài, lư con sáo, lư chuồn chuồn, lư con cua... (Nam Bộ).

    Nhạc tính là gạch nối để chuyển từ ca dao sang dân ca và chúng ta sẽ bàn nhiều hơn về đề tài này trong phần Dân ca.

    3.3.3 Ca dao là Diễn-xướng


    Được sản sinh ra từ trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao động sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên đồng ruộng, băi lúa, ven sông, những buổi hội làng... tính ngẫu hứng đầy thẩm mỹ của ca dao thực sự chỉ được thể hiện trọn vẹn khi được đưa vào môi trường sinh hoạt diễn xướng dân ca.

    - Ngôn ngữ Độc thoại là h́nh thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ t́nh dân gian, nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ư nghĩ, tâm tư, t́nh cảm. Ở dạng này, nội dung của lời ca mang tính tự sự.
    H́nh thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:
    Bề trên hiển thánh đời Trần
    Một đ́nh một miếu bốn dân phụng thờ
    Anh linh bảo hộ từ xưa
    Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...
    (Hát chèo tàu- Hà Tây)
    Độc thoại cũng là dạng đặc trưng của đề tài "Than phận" (xem phần trên).

    - Ngôn ngữ Đối thoại là h́nh thức được sử dụng rộng răi trong lối hát đối đáp dân ca.
    (Xin mời đọc thêm "Tiếng nước tôi / Chơi chữ 3 / Ḥ đối đáp
    http://phu-tran.blogspot.com/2014/01...hoi-chu-3.html )
    Ngôn ngữ đối thoại cũng thật gần gũi với sinh hoạt của cuộc sống đời thường. Chỉ là h́nh ảnh con trâu, cái cày, những người bạn của nhà nông, nhưng khi bước vào ca dao, nó đă trở thành những h́nh tượng nghệ thuật mang tính chất so sánh:
    - Của chua ai thấy chẳng thèm
    Em cho chị mượn chồng em mấy ngày
    - Chồng em nào phải trâu cày
    Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm.

    Đặc biệt h́nh thức đối thoại trong ca dao là cơ sở cho những bài hát đối đáp giao duyên, một h́nh thức phổ biến trong sinh hoạt diễn xướng dân ca ba miền mà nhân vật chính là hai bên nam-nữ. Phần lớn nội dung đều mang tính trữ t́nh, diễn tả tâm trạng của t́nh yêu lứa đôi:
    - Anh đến t́m hoa th́ hoa đă nở
    Anh đến t́m đ̣ th́ đ̣ đă sang sông
    Anh đến t́m em th́ em đă lấy chồng
    Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô?

    - Hoa đến kỳ th́ hoa phải nở
    Đ̣ đă đầy th́ đ̣ phải sang sông
    Đến duyên th́ em phải lấy chồng
    Em yêu anh như rứa đó c̣n mặn nồng th́ tùy anh.
    ...

    - H́nh thức sử dụng đại từ nhân xưng
    Đại từ nhân xưng là h́nh thức ngôn ngữ thể hiện rơ phương thức diễn xướng qua lối kết hợp câu đối đáp trong ca dao dân ca, chủ yếu ở ngôi thứ nhất và thứ hai như: anh - em, chàng - thiếp, ḿnh - ta, đó - đây, anh ba - em, chị hai - tôi, qua - bậu, tui - ḿnh, bạn - ta, anh - cô nường...
    - Hỡi anh đi dường cái quan
    Dừng chân đứng lại em than vài lời.

    - Cô kia cắt cỏ bên sông
    Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

    Đó là những lời thơ thể hiện rơ dấu ấn của lối kết cấu đối đáp, tṛ chuyện mang đặc trưng bản chất thể loại của ca dao, dân ca. Với lối tṛ chuyện, đối đáp trực tiếp, đại từ nhân xưng trong ca dao đă được sử dụng một cách hết sức linh hoạt và độc đáo.


    3.4 Ca dao, kho tàng văn học dân gian

    Ca dao dễ nhớ, giàu âm điệu, giàu h́nh ảnh, và có ư nghĩa.
    Ca dao mộc mạc dễ thương, không quí phái cao xa như Đường Thi. Ca dao “có sao nói vậy”, đôi khi lại rất phàm tục khiến người ta phải bật cười.
    Nội dung của ca dao lại rất phong phú, nhất là phần diễn tả t́nh yêu đôi lứa, rất t́nh tứ.

    Với hơn mười ngàn đơn vị, dân gian Việt-Nam đă đưa ngôn ngữ văn học đến tŕnh độ nghệ thuật cao, nhiều khi đạt đến tính trong sáng cổ điển.
    Thật là một viên ngọc quí trong kho tàng văn học của người Việt chúng ta.


    Yên Hà, tháng 7, 2014

    Xin đón đọc trong số tiếp: Tiếng nước tôi: Văn-học dân-gian (3) / Dân ca

    Tài-liệu nguồn:
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 3:21 PM

  8. #568
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (16/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/09...ian-4-dan.html
    http://phu-tran.blogspot.com/2014/09...ian-4-dan.html

    Sep 16, 2014
    Tiếng nước tôi: Văn-học dân-gian (4.1) / Dân ca / Bắc Bộ

    4. Dân ca
    Chúng ta đă xem qua Thành ngữ (những từ-ngữ bóng bảy dùng trong đời sống hàng ngày), Tục ngữ (đúc kết kinh-nghiệm sống dân gian), và Ca dao (những câu hát ngắn bộc lộ t́nh cảm dân gian).
    Xin mời các bạn chiêm ngưỡng và hănh diện với viên ngọc quí trong kho tàng văn-học dân-gian, thuần tuư, phong phú và phức tạp nhất: Dân ca.



    Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu phát xuất từ môi-trường nông-ngư-nghiệp ở thôn làng, rất có thể bắt đầu từ một cá nhân có năng khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao (thơ dân gian), rồi được truyền miệng và nhào luyện, uốn nắn, gọt dũa qua nhiều người trong tập thể, từ làng này đến làng khác, từ thời này qua thời khác, có thể sinh ra nhiều dị bản khác nhau, thường khó xác định được gốc phát xuất.

    Nước Việt Nam ta, với gần 80 triệu người Việt và 15 triệu người thuộc 53 sắc tộc khác nhau thừa hưởng một truyền thống dân ca thật phong phú và đa diện.
    Dân ca lại mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút. Nhưng nh́n chung, vẫn là bài hát thoát thai từ ḷng dân quê với tính chất mộc mạc, giản dị của nó.
    Tính cách địa-phương xem như rất rơ rệt nên tôi xin được phân-loại dân ca qua tiêu chuẩn Bắc-Trung-Nam.

    Ngoài ra, dân ca Việt-Nam rất ư là đa dạng và phức-tạp nên trong phạm-vị của những bài tham-khảo này, tôi chỉ dám giới thiệu qua vài điểm chính chứ không dám vào sâu hơn.

    4.1 Dân ca Bắc bộ
    Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ là một vùng dân ca lớn. Những sinh hoạt ca hát dân gian ở đây mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của dân tộc, mà chừng mực nào đó, ở mỗi thể loại đều phản ánh những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng, xă hội người Việt xưa.
    Những lễ nghi, lề lối, thủ tục... gắn bó với hội hè, đ́nh đám, lễ lạc theo mùa vụ, mà nổi trội lên là hội Thu và hội Xuân, ảnh hưởng trực tiếp đến h́nh thức diễn xướng và h́nh thành đặc trưng nghệ thuật riêng cho mỗi thể loại.
    Hát Trống quân, hát Quan họ, hát Xoan...với lề lối và thể hát đối đáp, giao duyên nam nữ, những lễ thức tín ngưỡng,...đều chứa đựng yếu tố phồn thực trong đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp người Việt cổ. Những tín hiệu văn hóa có tính cội nguồn đó rất đặc trưng cho vùng Bắc bộ.

    4.1.1 Hát hội
    (Dân ca Việt-Nam, Trần Quang Hải
    http://vietsciences.free.fr/vietnam/...ncavietnam.htm )



    Hát hội là loại hát đối đáp giữa trai gái tùy hứng ca hát đối đáp, thi tài cao thấp trong những dịp lễ đầu xuân hay thu, hoặc khi đêm trăng thanh gió mát sau một ngày làm việc mệt nhọc ngoài đồng.

    Hát hội có nhiều loại: hát trống quân, hát quan họ, c̣ lả ở vùng Bắc Ninh, hát đúm ở Hải Dương, hát ghẹo, hát xoan ở Phú Thọ, v.v..

    Đặc điểm chung như sau:
    - Người hát, làng xă, phải đối nhau chẳng hạn nhóm ("bọn") nam ca sĩ đối lại với nhóm ("bọn") nữ ca sĩ, và thuộc làng xă khác nhau.
    - Hầu hết đều là t́nh ca.
    - Đặc tính đoàn thể rất được nhấn mạnh, như trong quan họ có tục kết bạn và phải thuộc vào gia đ́nh quan họ.
    - Thi đua là một trong những đặc tính quan trọng. Trong một cuộc hát đối, các người hát thi đua về trí nhớ, lời ca, óc nhạy bén, phải tùy cơ ứng biến, khi gặp khó khăn, tài sáng tác tùy hứng, và kỹ thuật ca hát phải có tŕnh độ cao. Do đó, các làng xă xứ ta thường hay tổ chức hát lấy giải.
    - Đặc tính bán chuyên nghiệp. Người hát quan họ phải thuộc một số bài căn bản, phải luyện tập thường xuyên. Do đó mới có tục lệ ngủ bọn, nghĩa là các người hát cùng chung một nhóm thường tựu hợp ở nhà của một người trong bọn, ăn ngủ tại đó để có th́ giờ học tập với nhau và tập hát gọi là bẽ giọng.

    Tiến-tŕnh mỗi cuộc thi hát như thế thường chia làm ba hay bốn giai đoạn:
    - Hát mời ăn trầu trong trống quân; Hát giọng lề lối trong quan họ; Hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi trong hát phường vải; Hát dạo, hát mừng, hát thăm trong hát ghẹo.
    - Sau khi hát mở đầu th́ đến phần hát thi. Phần này, bắt đầu các bài hát khó v́ phải sáng tác tại chỗ, như hát trả lời câu đố trong trống quân, giọng sỗng, giọng vặt trong quan họ,hát đố, hát đối trong phường vải, và hát đối, hát đố, hát xe kết trong hát ghẹo. Chẳng hạn như trong bài hát trả lời câu đố trong trống quân, bên gái ra câu đố th́ bên trai phải giải cho trúng và đố lại. Bên nào không đối được th́ kể như thua. Loại hát này được đệm bằng một nhạc khí đặc biệt là cây trống quân hay thổ cô. Một cây mây dài bốn, năm thước căng ṿng cầu bắt ngang một cái hố được đào ngay điểm giữa cây mây. Một người hát đánh vào cây mây để đệm, tạo âm thanh giống như tiếng trống.
    - Cuộc thi hát tiếp tục sang giai đoạn ba với các bài hát khen tặng trong trống quân, hát mời, hát xe kết trong phường vải, và giọng hăm, giọng huỳnh trong quan họ.
    - Sau cùng là hát tiễn như trong phường vải, hát giă bạn trong quan họ, hát thề, hát dặn, hát tiễn trong hát ghẹo.

    4.1.1.1 Quan họ Bắc Ninh


    Đặc biệt và phức tạp nhất có lẽ là thể-loại này. Lề lối ca hát Quan họ mang tính chất quy củ, khuôn phép chặt chẽ và tác động đến sự giữ ǵn, phát triển Quan họ.
    Quan họ Bắc Ninh tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang).

    Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dă, thể hiện mối quan hệ gắn bó t́nh nghĩa giữa những liền anh, liền chị hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc. Tuy nhiên, theo tập tục cổ truyền, trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ lấy nhau.

    Trải qua một quá tŕnh phát triển lâu đời trên một vùng đất có sự giao lưu rộng và phát triển sớm, Hát Quan họ đă trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Dân ca Quan họ có khoảng 180 bài khác nhau , không tính các dị bản - một trong những kỷ lục của các thể loại dân ca Việt Nam.

    Lời hay ư đẹp, ngôn ngữ b́nh dân nhưng tinh tế, ư nhị, giàu h́nh tượng và cảm xúc, âm điệu phong phú, trữ t́nh, lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo, phong cách lịch thiệp - tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

    Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, quan họ đă được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Xin mời các bạn nghe một vài bài hát quen thuộc:
    Bèo dạt mây trôi ;
    Cây trúc xinh https://www.youtube.com/watch?v=3qglyaGt-fM ;
    Con nhện giăng mùng ;
    Qua cầu gió bay https://www.youtube.com/watch?v=Ds-ngcz1qgo ;
    Se chỉ luồn kim ;
    Người ơi, người ở đừng về (bài tôi "mê" nhất)
    https://www.youtube.com/watch?v=cuVRldiBlQc ;
    Tập dợt hát Quan họ https://www.youtube.com/watch?v=g66L4wue8KU ...

    4.1.1.2 Hát Trống Quân

    Hát Trống Quân là h́nh thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ, kể từ Thanh Hoá trở ra.

    Tục truyền, hát Trống Quân xuất hiện vào đời nhà Trần, thời kháng chiến chống quân Nguyên, binh sĩ khi giải trí ngồi thành hai hàng đối nhau, một bên là "Hát xướng", một bên là "Hát đáp", khi hát gơ vào tang trống (trống thùng)để làm nhịp.

    Trống thùng được cấu tạo như sau: Hai cọc được được cắm ở hai bên, một bên cọc là phe nam, một bên cọc là phe nữ đứng (hoặc ngồi). Một sợi dây thừng được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi dây đặt một cái thùng, mặt rỗng úp xuống một hố đất nhỏ, mặt đáy trên sát sợi dây. Người ta gơ vào đầu dây ở phía cọc, dây bật vào đáy thùng mà kêu thành tiếng.

    Về âm nhạc, Trống Quân là một làn điệu gần với tiếng nói hơn. V́ lời ca là thơ lục bát và mỗi lần hát có thể dài ngắn khác nhau, nên giai điệu biến đổi theo dấu giọng, Trống Quân lấy đối lời làm chính và được diễn xướng ở tốc độ nhanh vừa, lời ca chỉ có vài tiếng đệm nhằm phục vụ cho việc xây dựng giai điệu như: thời, có mấy, hời, ư, nầy, rằng...

    Xin mời các bạn nghe một vài bài xưa:
    - Trống quân thách cưới

    - Trống quân Giao duyên https://www.youtube.com/watch?v=EbBpxuY81UM

    4.1.1.3 Hát ghẹo, hát xoan Phú Thọ

    Nguồn gốc hát ghẹo được gắn với câu chuyện dựng lại ngôi đ́nh làng Nam Cường thờ Xuân Nương công chúa.
    Chuyện kể rằng ngôi đ́nh làng thờ nữ tướng Xuân Nương bị cháy, trai tráng Nam Cường cùng nhau lên rừng đại ngàn kiếm gỗ về dựng lại đ́nh. Đến địa phận xă Thục Luyện, mệt quá, trai tráng ngồi nghỉ chân, trai gái Mường biết vậy liền đưa thịt rừng rượu thơm ra đăi. Lại cùng nhau lên rừng ngả gỗ đóng bè cho trôi theo ḍng sông xuôi về. Qua địa phận xă Thục Luyện bè bị mắc cạn, đẩy măi không qua, những cô gái Mường ở thôn Hùng Nhĩ đi hái mǎng về bèn khuyên vừa đẩy bè vừa hát th́ thần thác mới hài ḷng để cho bè xuôi. Quả thật, khi trai gái hai bên cùng nhau đẩy và hát đối đáp với nhau th́ bè nhích dần rồi chảy về xuôi.
    Thác thần từ đó được gọi là thác "đôi ta", khúc hát đẩy bè trên được gọi là "hát ghẹo" hay "ghẹo nước nghĩa" (nghĩa là hát giữa các thôn làng kết nghĩa với nhau), "hát anh chị".

    Cách hát là h́nh thức hát đối đáp nam nữ, nên các anh cũng như các chị mỗi lần thường hát hai người, khi hát họ nh́n thẳng vào nhau vừa để biểu lộ t́nh cảm vừa để khi hát ra vào cho ǎn khớp với nhau.



    Hát Xoan là một loại dân ca độc đáo, tồn tại lâu đời ở hai xă Kim Đức và Phượng Lâu, thuộc huyện Phù Ninh cũ. Nay là huyện Phong Châu và thành phố Việt Tŕ.

    Trước đây, hát Xoan thường được tŕnh diễn vào mùa xuân trong những ngày hội đám ở một số đ́nh làng trong tỉnh, nên c̣n được gọi là Hát cửa đ́nh. Chữ Xoan là từ chữ Xuân đọc trẹo ra.
    Xin mời các bạn nghe:
    - Hát xoan Phú Thọ
    - Hát xoan Đố hoa https://www.youtube.com/watch?v=FYCOR7yOigY


    Yên Hà
    Tháng chín, 2014

    Xin đón đọc trong số tiếp: Tiếng nước tôi: Văn-học dân-gian (4) / Dân ca Trung Bộ

    Tài-liệu nguồn:
    Dân ca Việt Nam
    http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2...%E1%BB%87t_Nam

    Dân ca Việt Nam
    http://dancavietnam.net/home.dcv

    Sơ lược về dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
    http://tranquanghai.info/p566-so-luo...-viet-nam.html

    Dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
    http://vietsciences.free.fr/vietnam/...ncavietnam.htm

    Trang dân ca Việt-Nam, X.T.
    http://www.hailinhquehuong.net/DanCa....net/DanCa.htm

    Quan họ Bắc Ninh (Di sản văn hoá phi vật thể)
    http://www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=17

    Hát Trống Quân, Wikipedia
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1...91ng_Qu%C3%A2n

    Hát ghẹo
    http://www.vietnamtourism.com/v_page...w.asp?uid=2481

    Hát xoan, Hát ghẹo Phú Thọ - Dân ca độc đáo Phú Thọ, Trần Quang Hải
    http://tranquanghai.info/p2815-hat-x...o-phu-tho.html

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 9:24 AM

  9. #569
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (17/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/10...ian-4-dan.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Oct 16, 2014
    Tiếng nước tôi : Văn học dân gian (4.2) / Dân ca / Trung Bộ
    ./.
    4. Dân ca
    4.1 Dân ca Bắc Bộ
    ./.
    4.2 Dân ca Trung Bộ


    Xin được phép ôn lại địa lư Việt-Nam.
    Miền Trung (Trung Kỳ, Trung Bộ hay Annam thời Pháp-thuộc) gồm có :
    - Bắc Trung Bộ : những tỉnh Thanh (hoá) – Nghệ (an) – (Hà) Tĩnh và (Quảng) B́nh – (Quảng) Trị - (Thừa) Thiên ;
    - Tây Nguyên (phần lớn là miền núi) : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng ;
    - Nam Trung Bộ : từ Đà Nẵng xuống B́nh Thuận ;
    Hai vùng Bắc và Nam Trung Bộ c̣n được gọi là Duyên hải miền Trung.

    (Sự phân-biệt này chỉ có tính cách hành-chánh chứ không bắt buộc phản ảnh văn hoá đặc-trưng của mỗi miền)

    4.2.1 Lư

    Lư là một thể loại đặc sắc trong dân ca B́nh-Trị-Thiên, chính xác hơn là Trị-Thiên.
    Lư là những bài hát giao duyên và Lư có nghĩa là hát của giai cấp dân quê (do chữ lư làng mà ra), so với Ca Huế thuộc giai cấp vua chúa, trí thức.
    Tất cả điệu lư ba miền được thoát thai từ các bài hát chèo, ca Huế, hát tuồng, và hát cải lương.

    Nếu Ḥ là loại thể dân ca gắn bó với môi trường lao động, mang đậm yếu tố dân gian, th́ Lư, trong âm nhạc cổ truyền "Xứ Huế", là một gạch nối giữa hai thành phần cổ truyền dân gian và cổ truyền chuyên nghiệp. Lư cũng có nhạc tính cố định hơn ḥ, câu hát đều đặn, trong khi ḥ có thể thêm câu dài câu ngắn, tùy người hát.

    Một vài bài Lư nổi tiếng của miền Trung :
    Lư giao duyên https://www.youtube.com/watch?v=EDkqZNxtAD8
    Lư hoài Nam (Lư chiều chiều)
    Lư mười thương
    Lư qua đèo https://www.youtube.com/watch?v=Uh-G3l5yVRQ
    và nhất là Lư con sáo [/video]https://www.youtube.com/watch?v=Jrdcl1hD-xg[/video]


    Riêng điệu lư con sáo, chỉ với câu ca dao
    Ai đem con sáo sang sông,
    Để cho con sáo sổ lồng bay xa,
    các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đă ghi nhận sơ bộ có tới 30 bài, trong đó có 4 bài lư con sáo trung du Bắc Bộ trong hát ghẹo, 3 bài lư con sáo Bắc trong hát quan họ Bắc Ninh và hát trống quân, 1 bài lư con sáo Thanh Hóa, 4 bài lư con sáo Huế (Thừa Thiên - Huế), 2 bài lư con sáo Quảng (Nam Trung Bộ), và hơn 10 bài lư con sáo Nam Bộ.
    Ở Thừa Thiên, khi hát bài lư con sáo, thay v́ hát đoạn "ơi người ơi", lại hát "tang t́nh tang", cho nên bài lư con sáo c̣n được gọi là Lư t́nh tang.

    4.2.2 Ḥ
    Miền Trung là nơi tập trung của nhiều loại ḥ và nhiều giai điệu hơn hai miền Bắc và Nam.
    Ḥ từ chữ “HÔ” mà ra, có nghĩa là làm cho giọng ḿnh manh hơn. Do đó, Ḥ thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đạ, xay lúa, giă gạo… Nhưng ḥ cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như ḥ đưa linh, và có khi dính liền với một vùng nào đó như ḥ Nghệ An, ḥ Thanh Hóa, ḥ Sông Mă, ḥ Đồng Tháp.

    Ḥ mang tính chất tập thể, một người xướng (người ḥ chánh gọi là ḥ cái) rồi có những người cùng làm việc ḥ theo (những người phụ họa gọi là ḥ con).
    Có ba loại Ḥ :
    - Ḥ trong lúc làm việc: tiết điệu ăn khớp với động tác, và thường dùng những chữ như dô ta, rố khoan, hụ là khoan, vv...
    - Ḥ trong lúc nghỉ ngơi: thường là ḥ đối giữa trai gái có tính cách đùa giỡn, chọc ghẹo hay tỏ t́nh.
    - Ḥ trong lúc lễ hội: thường là ḥ đối đáp để tranh giải.


    Ḥ c̣n được chia làm
    Ḥ dưới nước : Ḥ sông Mă, Ḥ mái đẩy, ḥ rời bến, ḥ đ̣ ngược, ḥ đ̣ xuôi, ḥ mắc cạn, ḥ cập bến, ḥ mái xấp, ḥ mái nh́ (điệu ḥ tiêu biểu cho ḥ Huế) https://www.youtube.com/watch?v=ooMjxTBgsgw

    và Ḥ trên cạn : Ḥ nện https://www.youtube.com/watch?v=O7XLsqFGzSk ,
    Ḥ giă gạo ,
    ḥ giă đậu, ḥ giă vôi, ḥ mài dừa, ḥ xay lúa,...

    Ḥ Huế
    B́nh-Trị-Thiên là tên ghép của 3 tỉnh: Quảng B́nh, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
    Điều kiện lịch sử, địa lư và hành-chính tạo nên tính chất tương-đồng về văn hóa cho vùng này nên miền này c̣n được gọi là Xứ Huế. Tính chất đồng văn được biểu hiện rơ nhất trong hệ thống dân ca - nhạc cổ của xứ này.
    Ḥ sinh hoạt vui chơi và Ḥ lao động sản xuất và nghề nghiệp ở Huế khá phong phú hơn các vùng Bắc Bộ, Nghệ Tĩnh và Nam Bộ.
    Nội dung phản ánh các câu ḥ trữ t́nh ở Huế là tiếng nói thắm thiết, giàu t́nh nghĩa, kín đáo, thương cảm và hướng nội.
    Về h́nh thức nghệ thuật, ở Huế, thể thơ lục bát vẫn được dùng nhưng phổ biến hơn là thể thơ lục bát biến thể và song thất lục bát biến thể.
    Xét kết cấu thi ca, về mặt cấu ư, mỗi câu ḥ Huế bất kỳ dài ngắn đều gởi gắm ít ra cũng một ư t́nh trọn vẹn.

    Ḥ Bài cḥi – Bài thai – Bài tiệm
    Bài cḥi một loại h́nh nghệ-thuật dân ca ghép với tṛ chơi dân-gian ở miền Trung, từ Quảng B́nh đến B́nh Thuận (không kể vùng Tây Nguyên).


    Hát bài cḥi được tổ chức thành một lễ hội, ở làng quê vào dịp Tết Nguyên Đán.
    Người ta dựng 9 hoặc 11 cḥi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 cḥi, mỗi cḥi rộng đủ vài ba người ngồi và một cḥi trung tâm (cḥi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.

    Bộ bài để đánh bài cḥi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nh́ nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.

    Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô (ḥ) lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Cḥi nào trúng tên con bài th́ gơ mơ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là cḥi đó "tới", xổ một hồi mơ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên cḥi để đánh dấu một lần thắng.
    Để giúp vui cho cuộc chơi c̣n có một ban nhạc cổ gồm đờn c̣, kèn, sanh, trống ḥa tấu lên khi có cḥi "tới".

    Ḥ bài cḥi của Huế có nhiều h́nh thức biến thái, ví dụ như ḥ bài thai hoặc ḥ bài tiệm.
    Ḥ bài thai là tṛ chơi nhỏ trong các phiên chợ. Người cầm cái có một cái bàn gỗ dán đủ các quân bài của bộ bài tới.Giữa bàn có một cái chén úp, trong đó người cầm cái đặt một quân bài bí mật, rồi ḥ lên một câu có nội dung gợi liên tưởng đến con bài. Người nghe suy đoán là con bài ǵ th́ đặt tiền vào con bài tương ứng dán trên bàn gỗ. Đợi người chơi đặt xong, người cầm cái mở chén để công bố kết quả và chung tiền cho ai thắng cuộc.
    Ḥ bài tiệm cũng như ḥ bài thai, nhưng người ta cho con bài vào một hộp gỗ nhỏ treo trên cây, bên dưới ghi câu ḥ. Đợi mọi người suy đoán trong một ngày, người cầm cái mới cho mở hộp để phân định hơn thua.

    Hát bài cḥi sẽ là hồ sơ đề nghị di sản văn hóa phi vật thể cho năm 2015 và do viện âm nhạc Hà nội đảm nhiệm việc thiết lập hồ sơ.

    Xin mời các bạn xem/nghe:
    Hat hội bài cḥi tại Hội An https://www.youtube.com/watch?v=_JaCzbV_8PY

    4.2.3 Ví - Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá tŕnh lao động sản xuất và sinh hoạt, trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa...

    Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là Dân ca Ví, Giặm.
    Ví và Giặm xứ Nghệ có điểm chung là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba h́nh thức: hát lẻ, hát đối và hát cuộc (thi).
    Các cuộc hát nổi bật với lối hát giao duyên, thường có ba chặng: hát dạo, hát đối và hát xe kết. Mỗi bên hát phải có ít nhất hai, ba người, một người hát chính, người c̣n lại hát theo để đỡ giọng.

    Dân ca Ví, Giặm đă được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia (2013) và đang làm hồ sơ do Viện nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật chủ biên để được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2014.

    Hát Ví
    Ví thuộc thể ngâm vịnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
    PGS. Ninh Viết Giao đă cho rằng, “Ví” là “với”, hát ví là hát với và “ví” là “vói”. Bên nam đứng ngoài ngơ, ngoài đường “hát vói” vào sân, vào nhà với bên nữ; hoặc đám con gái đang cấy lúa ở đỗi ruộng này “hát vói” sang khu ruộng bên cạnh đó với đám con trai đang nhổ mạ. Đó là một ư kiến đáng nghiên cứu.

    Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dăn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi c̣n tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, âm vực của ví thường không quá một quăng 8.
    Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian, thời gian và tâm tính của người hát.
    Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi t́nh cảm giữa đôi trai gái.
    Các lối hát được gọi tên theo các h́nh thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đ̣ đưa, ...


    Ví phường vải, thể loại phức tạp nhất v́ có sự tham gia của các nhà Nho, các ông đồ Xứ Nghệ, có quy cách và thủ tục hát chặt chẽ hơn cả, thường theo ba chặng:
    chặng một có hát dạo, hát chào mừng và hát hỏi;
    chặng hai là hát đố hoặc hát đối - yêu cầu đối tượng phải giải và đối;
    chặng ba gồm hát mời, hát xe kết và hát tiễn
    (tương đương với hát Quan họ Bắc Ninh).

    Xin mời các bạn nghe:
    Ví phường vải Đêm trăng https://www.youtube.com/watch?v=yX3qYfOfBek
    Ví đ̣ đưa

    Hát Giặm
    Hát Giặm là thể hát nói có nhịp điệu, tiết tấu rơ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ (nhạc cụ thường là phách), thường là nhịp 3/4 và 6/8.
    Một bài Giặm thường dựa theo thể thơ ngũ ngôn hay vè (thơ 5 chữ) có nhiều khổ. Loại phổ biến là mỗi khổ có 5 câu, câu 5 điệp lại câu 4 nên được gọi là Giặm.
    Quy tŕnh hát Giặm về cơ bản cũng có ba chặng như hát Ví, song các bước th́ không chặt chẽ, đầy đủ bằng.
    Giặm rất giàu tính tự sự, tự t́nh, kể lể, khuyên răn, phân trần, bày giải. Cũng có loại giặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả giặm trữ t́nh giao duyên.
    Có nhiều loại Giặm như: Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên, Giặm nói, Giặm vè, Giặm nam nữ, Giặm cửa quyền, Giặm xẩm,…

    Giặm hay Dặm?
    Ư nghĩa của từ Giặm, có hai cách giải thích:
    1- trong lúc hát đối đáp, câu của người trả lời phải chấp theo vần ở cuối câu của người hỏi. Sự chắp vần hay hát chắp vào ấy tức là giặm, để láy lại câu cuối;
    2- chính v́ câu láy ở cuối mỗi khổ, tức là câu nhắc lại ấy được gọi là câu dặm. V́ vậy mà nhân dân gọi thể loại này là hát dặm.
    Có người viết 'giặm", lại có người viết "dặm" nhưng h́nh như "Giặm" đă được công-nhận một cách chính-thức.

    Xin mời các bạn nghe:
    Giặm xẩm thương https://www.youtube.com/watch?v=N6n0_kPHXO8
    Giận mà thương https://www.youtube.com/watch?v=EmHVzhDWYqk



    Yên Hà, Tháng 10, 2014

    Xín đón đọc số sau:
    Tiếng nước tôi : Văn học dân gian (4) / Dân ca Nam Bộ


    Để nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, xin mời các bạn ghé vào trang Chim Việt cành Nam http://chimvie4.free.fr/danca01.htm

    Tài-liệu nguồn:
    Dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
    http://vietsciences.free.fr/vietnam/...ncavietnam.htm

    Sơ lược về dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
    http://tranquanghai.info/p566-so-luo...-viet-nam.html

    Cổ nhạc - Dân ca Chim Việt Cành Nam
    http://chimvie4.free.fr/danca01.htm

    Cổ nhạc – Dân ca
    http://chimvie4.free.fr/danca01.htm


    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD..._nh%E1%BA%A1c)

    Những đặc trưng của ḥ Huế
    http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/...735228005/148/

    Bài cḥi http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0i_ch%C3%B2i

    Ḥ bài cḥi
    http://www3.thuathienhue.gov.vn/Geog...?sel=3&id=1241

    Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh
    http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2...B%87_T%C4%A9nh

    Dân ca Nghệ - Tĩnh
    http://nhaccotruyen.vn/main/Cotruyen...Bactrungbo.htm

    Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
    http://www.dsvh.gov.vn/pages/news/pr...spx?n=623&c=41

    Bảo tồn dân ca Vi, Giặm... Trần Hồng Cơ
    http://tranquanghai1944.wordpress.co...cua-thoi-gian/

    Hát ví trong dân ca người Việt ở xứ Nghệ, Lê Hàm
    http://vanhoanghean.vn/goc-nhin-van-...viet-o-xu-nghe

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 10:08 AM

  10. #570
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (18/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2014/11...an-43-dan.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Nov 17, 2014
    Tiếng nước tôi : Văn-học dân-gian (4.3) / Dân ca / Nam bộ
    4. Dân ca
    4.1 Dân ca Bắc bộ
    4.2 Dân ca Trung bộ

    4.3 Dân ca Nam bộ

    Lùi vào quá khứ, ba trăm năm trước, khoảng cuối thế kỷ 17, khi người Việt đặt chân xuống đồng bằng Cửu Long khai sơn phá thạch để lập nghiệp cũng là lúc họ phát huy bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời. Trước khi gieo hạt giống làm nảy nở mùa màng, họ đă gieo tục ngữ ca dao, tiếng ḥ, điệu hát.
    Trong lịch sử Nam tiến của dân tộc, Nam bộ là một vùng đất mới. Văn hóa nghệ thuật Nam bộ, do đó không hẳn xuất phát trực tiếp từ cội nguồn miền Bắc mà thông qua trạm trung chuyển là Thuận Hóa xưa, là địa danh hành chính cũ của vùng B́nh-Trị-Thiên, nguyên là đất các châu của Chiêm Thành xưa.
    Cho nên hai thể loại dân ca tiêu biểu của xứ Huế là Lư và Ḥ đă phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng, nổi trội ở dân ca Nam Bộ.


    4.3.1 Lư Nam bộ
    Nói về những đặc-điểm của dân ca ba miền th́ người xưa có câu “Nam lư, Bắc thơ, Huế ḥ”. Ông Trương Vĩnh Kư giải thích trong “Giáo tŕnh Hát, lư, ḥ An Nam” (1886): “Người trong Nam (từ Đồng Nai ra tới Quảng Nam) th́ hát lư hay hơn cả; c̣n ca, phú, thơ, vịnh th́ người miền Bắc; c̣n về việc ḥ th́ tại nơi kinh kỳ (Huế)”.
    Ngoài ra, ở miền Nam xưa, các nghệ sĩ xếp đứng đầu trong các điệu hát: “Nhứt lư, nhị ngâm, tam nam, tứ oán…”.
    Cho nên lư có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lư phát triển mạnh nhất ở Nam bộ.

    4.3.1.1 Đặc tính Lư Nam Bộ
    Lư là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, mang tính chất lạc quan yêu đời rơ nét với các nhịp điệu phong phú và sinh động.
    Lư là quê mùa, là điệu hát mà ca từ chính là những câu phong dao, ca dao được đệm lót thêm một số nhóm từ, cụm từ, tuy là “hư từ”, sáo rỗng và vô nghĩa nhưng lại rất cần để ngâm nga, đẩy đưa, hỗ trợ làn hơi, đồng thời nghệ nhân cũng hát xen những tiếng láy, điệp ngữ – chính là điệp khúc… làm cho tiết điệu thêm mượt mà, khúc chiết, khi th́ t́nh tứ thiết tha, khi th́ buồn thảm năo nùng, khi th́ nhẹ nhàng phấn khởi…

    Lư Nam bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lư Nam bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân và thực sự là một thể loại phản ảnh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam bộ.
    Mặc dầu ở Lư Nam bộ có đủ mọi sắc thái, nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.

    Mỗi điệu lư có một nội dung rơ rệt, hoặc phổ biến những kinh nghiệm sản xuất (như Lư đất ḍng chẳng hạn), hoặc ca ngợi những đức tính tốt trong cuộc sống (như Lư Ba Tri), cái đẹp trong thiên nhiên (Lư cây xanh) hoặc oán trách nhau (như Lư lu là) hoặc mỉa mai, châm biếm bọn lư trưởng, cường hào (như Lư con chuột, Lư b́nh vôi, Lư con sam). Các chủ đề nhạc trong các điệu lư rất nhiều vẻ, dưới những h́nh thức rất độc đáo, nhưng lại rất quen thuộc với phong vị cổ truyền của quần chúng từ lâu đời.
    Chính nhờ đề tài và nội dung phản ánh mọi hiện tượng xảy ra trong sinh hoạt đời thường của ca dao, nói được những góc cạnh t́nh cảm trong cuộc sống, và cũng nhờ ca từ giản dị tươi vui, dí dỏm nên lư dễ đi vào ḷng người, rất được người b́nh dân ưa chuộng.

    Nói về cách đặt tên cho nhiều điệu lư, theo Lư Nhất Vũ – Lê Giang tác giả “T́m hiểu dân ca Nam Bộ” th́, cũng như ở B́nh Trị Thiên và Nam Trung Bộ, ông bà ta ở Nam Bộ có mấy, đại thể:
    a) Lấy nội dung lời hát (ca dao) mà đặt: lư con cúm núm, lư con sáo, lư ngựa ô, lư cây bần, lư cây g̣n, lư trái bắp, lư trái mướp, lư chúc rượu, lư qua cầu, lư cấy, lư cảnh chùa, lư vọng phu v.v.
    b) Lấy mấy chữ đầu câu hát mà đặt: lư con chuột, lư con mèo, lư chim chi, lư chim sắc, lư trồng hường, lư chẻ tre, lư chiếu bông, lư chiều chiều, lư bánh canh, lư dĩa bánh ḅ, lư ông hương, lư nàng dâu, lư ba xa kéo chỉ, v.v.
    c) Lấy tiếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi mà đặt: lư í a, lư băng rù, lư bằng rằng, lư cống xê xang, lư giọng ứ, lư hố khoan, lư hố mơi, lư kỳ hợi, lư lu là, lư tú lư tiên, lư rường ơ, lư tang t́nh, lư ợ, v.v.

    Lư biến thể
    Một bài Lư vốn tiền thân cùng là một bài ca dao nhưng khi chuyển thể sang hát Lư đă có tới 6, 7 làn điệu, có khi lên đến hàng chục làn điệu với nhiều sắc thái khác nhau.
    Dưới đây là vài làn điệu lư “cùng lời khác nhạc” mà các nghệ nhân dân gian đă khéo xử lư những tiếng đệm lót, đệm phụ nghĩa, tiếng lư, tiếng đưa hơi, điệp ngữ… để nhằm hoàn chỉnh cấu trúc âm nhạc. Chúng ta hăy xem qua một số làn điệu bài Lư con sáo.

    - Trước tiên là bài được hát với tốc độ nhanh, nhịp điệu “nhát gừng”, khoẻ khoắn:
    Ai đem con sáo (kư) qua sông (kư) qua sông
    Cho nên con sáo (ơ sáo) sổ lồng (à xa mà) bay xa
    Cho nên con sáo (á sáo) sổ lồng (ờ xa mà) bay xa (Ai… xa).

    - Bài khác, hát theo giọng “ợ”, xử lư nhóm tiếng đệm “ừ vậy phải đó thê” với cơ cấu giai điệu cũng như cơ cấu điệu thức rất mượt mà, có duyên (do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm):
    Ai đem con sáo (này ơ ợ là sông cái) qua sông (bớ em ôi! Dạ ừ vậy phải đó thê)
    Cho nên con sáo sổ lồng bay xa (đồn rằng tang t́nh bớ mà… bay xa).

    - Và một bài nữa với giọng “bằng”, sử dụng cụm từ “ưng ứng ưng” (do Hoàng lê và Trần Kiết Tường ghi):
    Ai, ai đem, ai đem bằng chim sáo, ưng ưng ứng ưng ưng.
    Sang sang sang sang sang sông ai đem chim sáo sang sông.
    T́nh bằng sang sông ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.
    T́nh bằng sang sông ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.
    Cho, cho nên, cho nên bằng chim sáo, ưng ưng, ứng ưng ưng.
    Sổ sổ sổ sổ sổ lồng cho nên chim sáo sổ lồng.
    T́nh bằng bay xa, ưng ứng ưng ưng ưng ưng.
    T́nh bằng bay xa, ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.

    4.3.1.2 Tiết điệu và âm điệu
    Xét về phương diện âm hưởng nói chung toát ra từ các điệu ḥ và Lư Nam Bộ, chúng ta rút ra được chất tinh khiết, chân thật, tuy mộc mạc, pha lẫn chút ít âm điệu mênh mông của ḥ, với nhịp điệu sinh động, vui phơi phới đầy tươi mát của các điệu lư.

    Đặc biệt về mặt kết cấu, lư cũng có những phân biệt câu cú, khúc, đoạn rơ ràng. Sự tŕnh bày phần âm điệu được mạch lạc, có tính nhất quán toàn bộ, và dễ phát hiện, không cầu kỳ, phức tạp, ngổn ngang.

    Cách vận dụng và xử lư các hệ thống điệu thức dân gian 5 cung hoặc 7 cung, hoặc 5 cung có thêm bớt bất thường trong thể loại lư, càng tạo thêm được nhiều sắc thái về giọng điệu, càng làm phong phú thêm, mở rộng ra nhiều khả năng kết hợp chặt chẽ giữa âm điệu và ngôn ngữ.
    Hiện nay, các cơ sở nghiên cứu đă sưu tầm và chỉnh lư hơn 40 điệu lư như: Lư con sáo, Lư giao duyên, Lư cây bông, Lư chúc rượu, Lư chia tay, Lư cây g̣n, Lư con chuột, Lư b́nh vôi v.v...

    4.3.1.3 Một vài điệu Lư quen thuộc
    Lư ngựa ô (Nam Bộ)

    Lư con ngựa... ngựa ô (2 lần)
    Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
    Búp sen lá đậm - Dây cương đầm thấm
    Cán roi anh bịt đồng thà...
    Lá anh í a đưa nàng... là anh đưa nàng về dinh
    Lá anh í a đưa nàng... là anh đưa nàng về dinh...

    Lư con sáo (G̣ Công)


    Lư Chiều chiều
    https://www.youtube.com/watch?v=H_yE3pmCiGEMột bài Lư giao duyên tâm t́nh với tiết tấu nhẹ nhàng, với ca từ mộc mạc, với t́nh cảm nồng nàn, gợi cho người nghe cảm giác buồn man mác:
    Chiều chiều ra đứng tây lầu tây
    Thấy cô tang t́nh gánh nước
    Tưới cây tưới cây ngô đồng
    Xui khiến xui trong ḷng, trong ḷng tôi thương
    Thương cô tưới cây ngô đồng...

    Lư Quạ kêu https://www.youtube.com/watch?v=ARhWcR0nTms
    Khi tiết tấu Lư sôi nổi th́ đó cũng là lúc tâm thế con người được thăng hoa nhất:
    Kêu cái mà quạ kêu, kêu cái mà quạ kêu.
    Quạ kêu nam đáo, lắc đáo nữ pḥng, người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia.
    Nay d́a (về) thời mai ở, ban ngày thời mắc cỡ, tối ở quên d́a.
    Rằng a í a ta d́a, ḷng thương nhớ thương.
    Rằng a í a ta d́a ḷng thương nhớ thương...

    Lư qua cầu

    Lư lu là
    https://www.youtube.com/watch?v=h6lY6PAxEiU
    Cũng có khi, lư lại được pha lẫn vào chút ít màu sắc trữ t́nh man mác như bài:
    Ai về gịng dứa mà qua truông
    Nhắn thăm lu là với bậu ơ bậu ơi!
    Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho ai?
    Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho anh!

    Lư con cua quầy
    https://www.youtube.com/watch?v=ikpx_P395Jo

    Trong Nam Bộ, hát lư có sức cuốn hút rất mănh liệt, đến mức:
    Con cua quậy ở dưới hang,
    Nó nghe giọng lư kềnh càng ḅ lên!


    “Nam lư, Bắc thơ, Huế ḥ”. Người xưa quả là không nói ngoa.

    4.3.2 Ḥ Nam bộ
    Nguyễn Văn Hầu trong bài nghiên cứu Ḥ miền Nam cho là Ḥ từ miền Trung theo đoàn người của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi khai phá vùng đất mới. Nhưng "tiếng ḥ ở đây không c̣n giống hệt tiếng ḥ ở chân đèo Hải Vân hay trên ḍng sông Hương hôm nào nữa. Nó tha thiết năo nùng hơn. Giọng ḥ miền Trung từ ấy v́ biến thái địa lư và hoàn cảnh kinh tế, dần dần chuyển hóa, sai chạy...”

    Có thể nói thức ăn tinh thần chính của dân Nam Bộ trong buổi đầu là tiếng ḥ câu hát. Những điệu ḥ cấy lúa, ḥ quốc sự, ḥ lờ, đă làm thổn thức, xao xuyến ḷng người từ xưa đến nay vẫn c̣n văng vẳng bên tai. Những cuộc ḥ làm bớt nặng nhọc trong lúc cày bừa, sạ tỉa giữa nơi nước mặn, đồng chua, làm phấn khởi tinh thần trước cảnh thiên nhiên, đồng thời là đầu mối cho duyên t́nh trai gái dẫn tới những cuộc vuông tṛn vàng đá trăm năm.

    4.3.2.1 Xếp loại những câu ḥ
    Ḥ miền Nam gồm có:
    - Ḥ ba lư xuất xứ từ bài Bá Lư Hề của cải lương rất được thông dụng giữa các ca sĩ chuyên nghiệp.
    - Ḥ theo điệu ai oán dùng để kể chuyện.
    - A li ḥ lờ xuất hiện khoảng 50 năm nay thôi, dùng thể thơ lục bát. Ḥ lô tô, ḥ cấy, vv...

    Trên phương-diện cách sử dụng văn chương, các điệu Ḥ có thể chia thành ba loại chính: ḥ mép, ḥ văn, ḥ truyện.
    - Ḥ mép theo quan niệm chung được coi là xứng đáng tiêu biểu trung thành cho tiếng nói của dân gian trước mọi cảnh. Nôm na, không dùng điển tích và không mang nặng thành ngữ Hán Việt, loại ḥ mép dễ làm rung cảm người nghe một cách sâu sắc:
    Ḥ... ơ... ơ... ơ...
    Vai mang nóp rách... ơ... ơ... ơ...
    Tay xách cổ quai chèo... thương con nhớ vơ.... ơ... ơ... ơ... bởi phận nghèo anh phải đi... ơ... ơ... ơ...

    - Ḥ văn là dùng những câu văn trong sách Nho ghép vào câu ḥ. Ḥ loại này, các tác giả dân gian dễ phạm vào những sai lầm, những nặng nề của từ ngữ. Tuy vậy, người ta đă ḥ rất nhiều, và cũng có lắm câu giá trị:
    Ḥ... ơ... ơ... Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu... ơ... ơ...
    Thoại bất đầu cơ bán cú đa...
    Miễn cho anh ăn nói thiệt thà... ơ... ơ...
    Dẫu cho Hồ Việt một nhà lạ chi... ơ... ơ...?

    - Ḥ truyện, do ảnh hưởng luân lư trong truyện Tàu, truyện Việt gieo rắc vào quần chúng khá lâu, nhất là từ khi có truyện diễn nghĩa bằng quốc văn ra đời, người ta đă dùng điển tích trong truyện xa gần, cao thấp với nhau. Một vài câu ḥ truyện chứa đựng nhiều việc, nhiều nhân vật trong các truyện xưa nói rơ được tinh thần chuộng lễ nghi, tiết tháo của dân gian:
    Ḥ... ơ... ơ... chẳng thà em chịu đói, chịu rách...
    Học theo cách bà Mạnh, bà Khương... ơ... ơ... ơ...
    Không thèm như con Vơ Hậu đời Đường...
    Làm cho bại hoại cang thường hư danh... ơ... ơ... ơ...

    ... Ḥ... ơ... ơ... Anh tỷ phận anh... ơ... ơ...
    Chẳng thà ở lều tranh như thầy Tăng, thầy Lộ
    ... Chứ không ham mộ như Vương Khải, Thạch Sùng... ơ... ơ...
    Đạo người giữ vẹn cơ cùng sá bao...

    Những loại ḥ kể trên có khi được tổng hợp làm một, có khi lẫn lộn, người giỏi ḥ tự ư uyển chuyển, xoay sở, miễn làm sao diễn tả được t́nh cảm chân thật của ḿnh.

    4.3.2.2 Ḥ Đối Đáp Nam Bộ


    Ḥ được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng. Đặc biệt trong văn hóa dân gian Nam Bộ, sông rạch được xem như một yếu tố đặc trưng của văn hóa dân gian. Có thể nói, chính môi trường sông nước ở đây đă làm nảy sinh những câu ḥ, điệu hát trên sông.

    Ḥ đối đáp ở Nam Bộ cho ta nghe một làn điệu mênh mông, gợi nhớ những cánh đồng bát ngát, những ḍng sông phẳng lặng, dằng dặc.
    Chờ em cho măn kiếp chờ
    Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông.
    Khi nghe chàng trai cất lên câu ḥ, cô gái liền bẻ lại:
    Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ
    Ai biểu anh chờ mà anh kể công ơn.

    Chính những câu ḥ, điệu hát đó đă làm lay động ḷng người, giúp con người yêu mến thiên nhiên, cảnh vật, yêu quê hương đất nước và thêm yêu vùng đất thân thương ḿnh đang sống. Và cũng chính những câu giao duyên ấy đă làm nhịp cầu tri âm nối từ trái tim đến trái tim, t́nh yêu nảy nở cũng từ đó, thật lăng mạn và nên thơ.

    Những câu ḥ vang măi, truyền tải những tâm tư, nỗi ḷng của những người lao động chân chất, hiền ḥa. Giọng ḥ Nam Bộ bay bổng, trải dài trên sông ḥa nhịp vào mái chèo khua nước, tạo nên một âm thanh sâu lắng, ngọt ngào.

    4.3.2.3 Tiết điệu và âm điệu
    Các loại ḥ thường được ứng khẩu tùy hứng, nhạc th́ chỉ có một giai điệu duy nhứt, hay theo một thang âm đặc biệt miền Nam (do-mib-fa-sol-la-do).

    Tiết điệu trong câu ḥ biến đổi khá nhiều, nhưng có thể gom trong hai điệu chính:
    Ḥ huê t́nh, tức là hát chậm và kéo dài ra,
    c̣n ḥ lăn, tức tiếng hát mau và ngắn lại.
    Dù ḥ huê t́nh, ḥ lăn hay hàng chục điệu ḥ khác biệt của mỗi địa phương Sa Đéc, Tháp Mười, G̣ Công, Rạch Giá, Hà Tiên, Cai Lậy, Tiền Giang... người mộ điệu ḥ bao giờ cũng sành cung đoạn, âm giai. Họ không bao giờ chịu hạn chế lời ca trong một điệu, ḥ tuỳ hứng mà sáng tác, tuỳ nội dung mà định h́nh thức của nốt nhạc. Nhưng luôn luôn, họ có cung đoạn riêng để quyết định cho sự hô ứng, cho lúc nghỉ ngừng.

    Âm điệu của các thể loại ḥ ở từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về cách xử lư các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ. Thí dụ như: ḥ Đồng Tháp th́ kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một điêu thức "xon", nhưng ḥ Miền Đông, ḥ Bạc Liêu, ḥ Gia Ninh, th́ lại dùng nốt chủ âm để kết hoàn toàn.

    4.3.2.4 Một vài điệu Ḥ quen thuộc
    Ḥ đối đáp miền Nam
    Ḥ đối đáp Nam bộ https://www.youtube.com/watch?v=4WWPHCqhcJY
    Giọng ḥ miền Tây https://www.youtube.com/watch?v=24hm-n4NLAw
    Tiếng ḥ miền Nam (Hương Lan) https://www.youtube.com/watch?v=6nSehiUiPrw
    Tiếng ḥ miền Nam (Thái Thanh) https://www.youtube.com/watch?v=igKvpSHcEAQ
    Ḥ đối đáp (GS Trần Văn Khê)


    Ḥ Nam Bộ là khúc dân ca thuần tuư, một thời làm say đắm người nghe. Nó tiêu biểu cho tấm ḷng chân thành và đa cảm của người dân Nam Bộ.
    Từ hơn 60 năm trở lại đây, tiếng ḥ đă ch́m sâu vào dĩ văng. Bao nhiêu tiếng ḥ lơ, ḥ lờ cụt ngủn hiện nay ở các soạn phẩm cải lương, như muốn biểu diễn cái hấp tấp, tranh sống, tranh c̣n trung-thực của hiện tại, đă có dịp trổi lên thay cho cái trầm lắng, u hoài tha thiết của tiếng ḥ, tiếng hát ngày trước. Buồn thay.


    Yên Hà, tháng 11, 2014

    Tài-liệu nguồn:
    Dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
    http://vietsciences.free.fr/vietnam/...ncavietnam.htm

    Sơ lược về dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
    http://tranquanghai.info/p566-so-luo...-viet-nam.html

    Dân ca Nam Bộ
    http://nhaccotruyen.vn/main/Cotruyen...nca-Nam-bo.htm

    Hát Lư Và Những Điệu Lư Nam Bộ, Dr Thuận
    http://www.mekongculture.com/?p=4371

    Ḥ Nam Bộ, Trần Trọng Trí ---
    http://216.119.90.158/default.asp?id=1755&muc=2

    Ḥ Đối Đáp Nam Bộ, Dr Thuận
    http://www.mekongculture.com/?p=2577

    Dân ca Nam bộ qua báo chí hậu bán TK 20, Vĩnh Phúc
    http://namkyluctinh.org/a-vhbkhao/vi...dancanambo.htm

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 11:03 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •