Page 63 of 94 FirstFirst ... 135359606162636465666773 ... LastLast
Results 621 to 630 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #621
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...c-va-cuoc.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...oc-vacuoc.html

    THURSDAY, SEPTEMBER 5, 2013
    59 năm Hiệp định chia đôi đất nước và cuộc di cư từ Bắc vào Nam

    Hiệp Định Genève chia đôi đất nước được kư ngày 20-7-1954 và liền sau đó là cuộc di cư chưa từng có của gần một triệu người từ Bắc vào Nam. Tính tới tháng 7 năm nay, 58 năm trời đă trôi qua. Trẻ thơ ngày ấy nay đă thành người già. Cả dân tộc vẫn trông ngóng an b́nh và hạnh phúc trên nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ của chết chóc, tàn phá, chia ly. Nhân dịp này, chúng tôi xin kể hầu độc giả về Hiệp Định Genève và kư ức về cuộc hành tŕnh t́m tự do của dân miền Bắc, trong đó có chúng tôi, để gọi là “ôn cố tri tân”.
    HIỆP ĐỊNH GENÈVE 20-7-1954
    Cuộc chiến tranh giữa Pháp (với quân đội Quốc Gia VN tiếp tay) và Việt Minh đă bước sang năm thứ 9 vào năm 1954. Lực lượng Việt Minh càng ngày càng lớn mạnh từ khi Mao Trạch Đông chiếm trọn Hoa Lục năm 1949. Mao đă giúp Hồ Chí Minh tổ chức và trang bị các đơn vị lớn đến cấp sư đoàn và đại đoàn. Trong khi đó tướng Henri Navarre, tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Đông Dương, lại phạm lỗi lầm lớn về chiến lược. Ông đưa quân đến đóng tại ḷng chảo Điện Biên Phủ với ư định chặn đường quân Việt Minh tiến sang Lào và nhử quân Việt Minh đến để tiêu diệt. Navarre không ngờ Trung Cộng đă tiếp tế cho Việt Minh hàng ngàn đại bác và cao xạ pḥng không, đồng thời gửi nhiều tướng lănh của Hồng Quân sang giúp việc tham mưu và chỉ huy. Đường tiếp tế cho Điện Biên Phủ bị cắt, chỉ c̣n trông vào không vận, trong khi không vận bị hạn chế khả năng hoạt động v́ thời tiết và hệ thống pḥng không của địch. Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954 là chuyện đương nhiên phải xảy ra.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Ngưng Chiến Tại Việt Nam được kư kết giữa Thiếu Tướng Delteil, đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Thứ Trưởng Quốc Pḥng Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.
    Hiệp Ước Ngưng Chiến có 47 điều với nội dung chính như sau:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bản Tuyên Cáo Chung Kết có 14 điều. Quan trọng nhất là Điều 7 dự trù tổng tuyển cử tự do tại VN vào tháng 7-1956, tức 2 năm sau ngày kư Hiệp Định.
    Điều 9 của Tuyên Cáo nói tới việc không chấp nhận những sự phục thù cá nhân hay đoàn thể đă tham gia tranh đấu ở bên này hay bên kia.
    Hiệp Ước ấn định như thế nhưng chẳng bên nào áp dụng nghiêm chỉnh, ngoài các điều khoản liên quan tới ngưng bắn và phân vùng.
    Hiệp Định Genève 1954 là kết qủa của một sự dàn xếp giữa các đại cường Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng. Mỹ giữ thái độ không chống không ủng hộ. Việt Minh và phe Quốc Gia đă ngậm đắng nuốt cay, bất lực nh́n những kẻ khác quyết định số phận của ḿnh.
    Không một phe VN nào muốn đất nước bị chia đôi.
    Việt Minh nghĩ rằng họ đang kiểm soát được đa số lănh thổ, trừ các thành phố lớn. Nếu có một cuộc ngưng bắn tại chỗ, họ sẽ có nhiều lợi thế.
    Phe Quốc Gia đề nghị quân hai bên rút về những vùng tập trung tạm thời, dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp quốc, trong khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do. Phe Quốc Gia có lợi thế riêng trong việc đang kiểm soát những thành phố lớn, Hà Nội, Hải Pḥng, Huế, Sài G̣n, tất cả các thành phố khác ở miền Trung và miền Nam, trừ Quy Nhơn nằm trong Liên Khu 5 của Việt Minh. Ngoài ra, phe Quốc Gia cũng rất quan tâm tới sự an toàn của giáo khu Phát Diệm. Khu này được Giám Mục Lê Hữu Từ thành lập từ những năm 1946, 1947, được bảo vệ bằng một lực lượng quân sự riêng, không cho Việt Minh đến quấy phá, cũng không cộng tác với Pháp. Nhiều lănh tụ Quốc Gia, trong đó có Ngô Đ́nh Nhu, Lê Quang Luật… bị Việt Minh truy bức và không muốn sống trong vùng Pháp kiểm soát, đă đến nương náu tại khu tự trị Phát Diệm. Đến năm 1949, khu tự trị mới cộng tác với chính quyền Quốc Gia vừa được thành lập.


    Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước là đ̣i hỏi và hy vọng của phe cộng sản. Họ tính toán rằng tại miền Bắc họ có thể kiểm soát dân chúng hầu như 100%. Ở miền Nam cũng vẫn có người ủng hộ họ, chưa kể những cán bộ nằm vùng do họ gài lại sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, phá rối và cả tổ chức gian lận cục bộ trong cuộc bầu cử. Như vậy chắc chắn họ sẽ có đa số phiếu và họ sẽ thống nhất đất nước dưới sự thống trị của họ.
    Họ đă sốt sắng liên lạc với chính quyền miền Nam từ 1955 để hối thúc thi hành tổng tuyển cử, kêu gọi các chính phủ đă tham dự hội nghị Genève làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa (danh xưng chính thức của miền Nam từ 26-10-1955) để chính phủ này phải tôn trọng hiệp định, nhất là điều khoản tổng tuyển cử. Khi VNCH quyết liệt từ chối, cộng sản mở chiến dịch trên khắp thế giới tố cáo VNCH và Mỹ vi phạm hiệp định, có t́nh kéo dài t́nh trạng chia đôi đất nước.
    VNCH công bố chỉ chấp nhận tổng tuyển cử khi nào dân chúng cả hai miền có tự do như nhau, có sự thông thương và tự do bỏ phiếu không sợ một áp lực nào, dưới sự kiểm soát hữu hiệu của Liên Hiệp Quốc. Xét về thực tế, lời biện minh này có cơ sở. Nhưng cũng cần xét thêm về mặt pháp lư để xem việc từ chối tổng tuyển cử có vi phạm Hiệp Định Genève hay không.
    Trước hết, Hiệp Định Ngưng Bắn chỉ do đại diện của Pháp và Việt Minh kư, đại diện chính phủ Quốc Gia VN không kư. Phe Quốc Gia chỉ bị ràng buộc về những ǵ liên quan tới quân sự, v́ Quân Đội Quốc Gia được Quốc Trưởng Bảo Đại tạm thời cho đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương (các thỏa ước quân sự 30-12-1949 và 30-12-1950). Pháp không có quyền quyết định nhân danh Quốc Gia VN về các vấn đề có tính cách chính trị. Hành động trái nguyên tắc này phải được coi là lạm dụng ḷng tin (abuse de confiance).
    Thứ đến, việc tổng tuyển cử được nói trong Điều 7 của Bản Tuyên Cáo Chung Kết. Bản Tuyên Cáo này coi như được đương nhiên chấp thuận (tacitement consentie) nhưng không có chữ kư của bất cứ phái đoàn nào.
    Riêng hai phái đoàn Quốc Gia VN và Hoa Kỳ đă ra tuyên ngôn bầy tỏ sự không đồng ư. Tuyên Ngôn do Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ công bố nói rơ:
    “Việt Nam long trọng phản đối việc kư kết Hiệp Định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội Nghị ghi nhận rằng Chính Phủ tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống Nhất, Độc lập và Tự Do cho xứ sở” (1). Khi một chính phủ không kư văn kiện chung và công khai tuyên bố chống lại nội dung của văn kiện đó, tại sao lại có thể bị kết án vi phạm hiệp định, không tôn trọng cam kết?


    CUỘC DI CƯ TỪ BẮC VÀO NAM
    Chiếu điều 14, khoản d của Hiệp Ước Ngưng Chiến, dân chúng có quyền tự do chọn vùng sinh sống trong thời hạn 300 ngày, dân miền Bắc đă lũ lượt t́m cách vào Nam ngay sau khi Hiệp Định được kư kết. Dân các thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Pḥng may mắn nhất, v́ nếu muốn đi Nam, họ có thể đi ngay từ thành phố của họ, không gặp trở ngại ǵ, lại có thể bán đồ đạc, xe cộ, nhà cửa trước khi đi, dĩ nhiên với giá vừa bán vừa cho. Trong khi đó dân ở các thành phố cộng sản đă tiếp thu, nhất là ở các miền quê xa xôi, việc đi Hà Nội hay Hải Pḥng để từ đó vào Nam không phải là chuyện dễ dàng. Trước hết, họ phải bỏ lại tài sản, nhà cửa, ruộng vườn. Kế đó, phải thoát được những ngăn chặn trá h́nh hay công khai của Việt Minh. Dù vậy, khắp nơi, đặc biệt vùng đồng bằng Bắc Việt, dân chúng vẫn kéo nhau đi Nam từng đoàn từng lũ, bất kể những khó khăn và nguy hiểm.

    Bỏ phiếu bằng tầu (bay) tại phi trường Gia Lâm
    Tôi đă được chứng kiến cảnh dân quê, đặc biệt từ Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh B́nh, lũ lượt kéo nhau đến thành phố Nam Định, trên đường đi Hà Nội để xuống Hải Pḥng vào Nam.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Sau ngày việt Minh tiếp thu Hà Nội, 9-10-1954, Hải Pḥng trở thành nơi duy nhất phải đến trên đường đi Nam. Vào thời gian cao điểm, tháng 4-1955, mỗi ngày Hải Pḥng đón nhận khoảng 2,000 người đến từ các nơi. Trong khi đó có trên 70,000 người đang đợi các chuyến tàu và máy bay. Tàu của hải quân Pháp và Hoa Kỳ mỗi ngày chở hàng chục ngàn người vào bến Sài G̣n. Khoảng 70 phi cơ quân sự Pháp, không kể máy bay của Air Vietnam, được trưng dụng, lập cầu không vận chở dân di cư vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Ngày 26-5-1955, tàu Gascogne của Pháp là chuyến tàu cuối cùng chở 888 người di cư tới Sài G̣n. Dân di cư từ Bắc vào Nam có 533,868 người đi đường biển, 243,657 người đi bằng máy bay. Nếu tính luôn công chức, quân nhân và gia đ́nh, thêm những người vượt tuyến bằng phương tiện riêng, tổng số dân di cư lên tới trên 800,000 người.

    Cuộc ra đi bằng tầu hỏa tại Hải Pḥng
    Cuộc di cư 1954-1955 là cuộc bỏ phiếu bằng chân của trên 800,000 người dân miền Bắc cương quyết rời bỏ chế độ cộng sản để đi đến vùng do chính phủ Quốc Gia kiểm soát. Nếu dân được đi tự do, con số này sẽ cao hơn nhiều. Nên nhớ rằng dân số miền Bắc lúc đó, tính từ vỹ tuyến 17 trở ra, chỉ có khoảng 13 triệu người. Khi gần một triệu người bỏ đi, cộng sản VN mới thấy dân không yêu họ như họ tưởng. Miền Bắc mất đi một tiềm lực nhân sự lớn. Đa số dân có học và có khả năng cao về doanh thương và công nghệ ở các thành phố lớn đều đi vào Nam. Ngoài ra, cộng sản c̣n bị mất mặt về phương diện tuyên truyền. V́ thế họ phải ngụy biện rêu rao rằng đa số người di cư là giáo dân Công Giáo, bị các cha cố tuyên truyền, dụ dỗ đi Nam, số khác là những kẻ có quyền lợi gắn bó với Pháp và những kẻ phản quốc theo gót thực dân đế quốc Pháp Mỹ. Lư do tôn giáo đúng một phần nhưng v́ đức tin, không phải v́ dụ dỗ mê hoặc. Ngoài ra, giáo dân dù chiếm phần đông cũng không phải là tất cả. Sự thực, dân miền Bắc đă thấy tận mắt cách cai trị độc tài, tàn bạo, dối trá của Việt Minh, đă nếm mùi tiền cải cách ruộng đất qua những cuộc đấu tố, dù mới chỉ là những bước dạo đầu nhẹ nhàng nhưng đă đủ làm dân khiếp sợ. Họ đă thấy chủ nghiă cộng sản vô thần đang được từ từ áp dụng, giết dần giết ṃn truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là lư do khiến người ta bỏ miền Bắc di cư vào Nam. Bỏ hết để đi vào một miền đất chỉ hứa có tự do, không hứa thiên đàng hạ giới. Số người di cư đă vượt qúa mọi dự đoán. Người Pháp dự trù có 60,000 người. Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm chỉ hy vọng 100,000. Thực tế đă có 860,000 người chạy cộng sản vào Nam (2).

    Ngày 11-5-1955, Việt Minh tiếp thu thành phố Hải Pḥng. Luật Sư Lê Quang Luật, Đại Biểu Chính Phủ Quốc Gia tại Bắc Việt, rước một hộp đất miền Bắc vào trong Nam, chấm dứt sự hiện diện của chính quyền Quốc Gia Việt Nam tại miền Bắc.
    Cuộc di cư 1954-1955 của gần một triệu người từ Bắc vào Nam vừa là một gánh nặng vừa là một chiến thắng đầu tiên cho miền Nam. Số người đông đảo này, tuy mới chỉ là một tảng băng nổi, đă chứng tỏ sự oán ghét của nhân dân đối với chế độ cộng sản. Nó cung cấp nhiều bộ óc, nhiều bàn tay để cùng đồng bào miền Nam xây dựng một xă hội tiến bộ vượt xa xă hội miền Bắc. Nó đóng góp xương máu để bảo vệ miền Nam. Nó tạo sự thông cảm, ḥa đồng Bắc Nam qua tiếng nói, tập tục, hôn nhân, thức ăn thức uống. Nói tóm lại, con người và văn hóa đồng bằng sông Hồng đă được đem vào đồng bằng Cửu Long để ḥa hợp thành một văn hóa mới: văn hóa Việt Nam thống nhất. Không cần sự áp đặt bằng súng đạn như năm 1975.


    CUỘC TRỐN CHẠY CỦA GIA Đ̀NH TÔI
    Là dân thành phố ở lại sau khi Việt Minh đă tiếp quản Nam Định từ tháng 6-1954, gia đ́nh tôi chưa có quyết định dứt khoát đi hay ở. Chúng tôi nhiều lần sững sờ v́ những vụ ra đi bất ngờ của những người thân quen. Việc đi Nam được giữ bí mật, không ai nói với ai, đôi khi được giữ kín với cả anh chị em ruột. Buổi sáng khi thức dậy, nếu thấy nhà hàng xóm đóng kín cửa, không một tiếng động, không một bóng người, là biết nhà đó đă đi rồi, đi rất sớm, bằng xe hàng hay bằng phương tiện nào khác lúc trời chưa sáng hẳn. Lúc đó người ở lại vừa buồn vừa phân vân. Đi hay ở? Đi th́ phải bỏ lại hết và làm cách nào để có thể sống nơi xa lạ? Lịch sử tái diễn với những cuộc vượt biên 20 năm sau.
    Đến tháng 11-1954, bố mẹ tôi mới mới sửa soạn đưa gia đ́nh di cư vào Nam. Yếu tố quyết định là việc cán bộ kinh tế đ̣i xát nhâp xưởng tiểu công nghệ của bố mẹ tôi vào công ty hợp doanh với nhà nước. Bố tôi biết đây là thủ đoạn nhà nước kiểm soát trước rồi chiếm hữu sau. Sưu cao thuế nặng đă bắt đầu đè trên tư nhân. Tôi có chiếc xe đạp “demi course” rất nhẹ bằng duras do Đức sản xuất, chiếc xe tôi dùng đi học và đă đạp tới tận Thái B́nh để thu tiền hàng. Khi sửa soạn di cư, tôi đem chiếc xe thân yêu ra bán ở chợ trời. Khi vừa ngă giá 800,000 tiền cụ Hồ với người mua th́ một cán bộ mặc sơ-mi nâu, đeo sắc cốt, xuất hiện ngay sau lưng và đ̣i tôi đóng thuế 400,000. Tôi không bán nữa, đưa xe về để lại cho một người bà con với giá thấp hơn, nhưng không bị mất tiền thuế cao đến vô lư như vậy. Ngay lúc đó, tuy mới chỉ là một đứa con nít 14 tuổi, tôi đă nhận ra thật khó sống với mấy ông Việt Minh này.
    Gia đ́nh tôi phải đi Hải Pḥng làm hai đợt. Đợt đầu bố tôi dẫn tôi và hai em trai đi theo. Mẹ tôi, chị họ tôi và hai em nhỏ phải đợi đi đợt sau. Chúng tôi đi xe hàng lên Hà Nội rồi từ đó đi xe hỏa xuống Hải Pḥng. Hà Nội đă được Việt Minh tiếp thu từ tháng 10. Muốn đi Hải Pḥng phải có giấy phép v́ là đi vào vùng địch c̣n kiểm soát. Rất may bố tôi đă dự liệu và có giấy phép đi mua hàng. Địa điểm ranh giới giữa hai vùng kiểm soát là ga Đỗ Xá thuộc tỉnh Hải Dương trên quốc lộ số 5. Tại ga này, trước khi sang vùng địch kiểm soát, mọi hành khách đều bị lục xét tỉ mỉ. Nhiều phụ nữ và trẻ em bị lột quần áo để khám xem có dấu vàng và tiền Đông Dương Ngân Hàng trong người hay không. Vàng và tiền Đông Dương bị tịch thu hết. Nhiều người khi bị lột hết vàng và tiền đă khóc lóc quay về, không dám đi Nam khi chỉ có hai bàn tay trắng.
    Bố tôi biết trước chuyện này nên đă nghĩ ra cách dấu vàng rất hiệu qủa. Ông cho ba anh em chúng tôi đi guốc mộc. Mỗi chiếc guốc được dùi hai lỗ xuyên chỗ đóng quai. Mỗi lỗ có một lượng vàng lá Kim Thành được cuộn lại và luồn vào. Sau đó quai guốc được đóng lại bằng đinh và che lỗ. Bố tôi c̣n lấy nước muối xoa trên đinh để làm cho đinh dỉ xét trông như đinh cũ. Thế là ba anh em tôi với ba đôi guốc có thể mang theo 12 lượng vàng. Chỉ khổ cho tôi phải canh chừng các em, một đứa 10 tuổi, một đứ 7 tuổi, để chúng đừng tiết lộ bí mật và đừng đánh rơi guốc từ trên xe lửa. Riêng bố tôi, ông c̣n đánh lừa cán bộ bằng một mánh khác. Ông cuốn giấy bạc 100 đồng Đông Dương trong những điếu thuốc lá được rút ruột, rồi ấn lại chút thuốc ở hai đầu. Ông bỏ 15 điếu thuốc có tiền vào vào phiá trong bao thuốc thơm Du Kích hay Điện Biên, 5 điếu phiá ngoài là thuốc thật. Ông tỉnh bơ rút thuốc hút trước mặt cán bộ, đôi khi c̣n mời cán bộ hút một điếu cho vui. Nhờ có chút vốn liếng nhỏ mang theo, gia đ́nh tôi mới dễ xoay sở trong những ngày đầu đặt chân đế Sài G̣n.
    Đến Hải Pḥng, bố tôi giao chúng tôi cho một người anh họ của ông đang ở trại tạm trú để nhờ bác trông coi chúng tôi trong khi bố tôi trở lại Nam Định đón mẹ, chị và hai em tôi. Chúng tôi ở với bác và anh Thanh con bác tại căng (camp) Hạ Lư nằm giáp ranh thành phố Hải Pḥng. Đây là một khu trại được dựng với hàng trăm lều vải lớn của quân đội, có thể cung cấp nơi tạm trú cho hàng ngàn dân di cư trong thời gian làm giấy tờ và chờ tàu hay máy bay chở vào Nam. Trong thời gian ở trại, chúng tôi được phát gạo nhưng phải tự túc mua thức ăn. Bên cạnh trại, mỗi buổi sáng có những người buôn thúng bán bưng đến bán rau, thịt cá và gia vị. Việc ăn ở kể như tạm ổn. Đối với tôi chỉ có hai nỗi khổ. Một là lều vải nhà binh tỏa hơi nóng, mùi vải bố rất ngột ngạt khi trời nắng và nền đất lầy lội sũng nước khi trời mưa. Hai là sự mong ngóng từng giờ từng phút bố mẹ tôi từ Nam Định đến đoàn tụ với chúng tôi. Tôi đă nghĩ nếu có chuyện ǵ xảy ra khiến bố mẹ tôi không đi được, tôi sẽ dẫn các em trở về, không thể đi Nam khi không có bố mẹ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Ngày 8-12-1954, chúng tôi được xe nhà binh chở từ điểm hẹn tại nhà hát lớn Hải Pḥng tới phi trường Cát Bi. Từ đó chúng tôi được máy bay cánh quạt của Air Vietnam chở vào Sài G̣n. Lần đầu tiên tôi được đi máy bay, được một cô chiêu đăi viên mời nước ngọt miễn phí. Nhưng v́ ly nước có “gaz”, tôi đă ói ra mật xanh mật vàng, quên cả nh́n xuống quê hương miền Bắc để nói lời giă biệt.
    59 năm đă trôi qua. Tôi vẫn chưa về thăm lại quê hương miền Bắc. Nếu Trời cho có ngày tôi về được, th́ chắc cây đa bến cũ con đ̣ đă khác xưa! Và người cũ sẽ c̣n lại ai?
    Mặc Giao
    ———————————————————
    Ghi chú:
    (1) Tài liệu trích từ “Hiệp Định Genève 1954” của Nguyễn Anh Tuấn. Loại sách T́m Hiểu Chính Trị. Sài G̣n 1964.
    (2) Những con số ghi theo Huỳnh Văn Lang trong bài nói chuyện tại Westminster, Hoa Kỳ, 8/11/2008
    Posted by Thoi Chinh Chien at 11:21 PM

  2. #622
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525
    Cuộc di cư khoảng 1 triệu người miền bắc vào miền nam sau hiệp định Geneva 1954, đă bị Việt Cộng tuyên truyền xuyên tạc gian dối là do các linh mục Công giáo dụ dỗ các giáo dân vào miền nam, và những những người tay sai của thực dân Pháp chạy trốn vào miền nam.

    Nhưng thật ra có 1 nguyên nhân lịch sử rất quan trọng mà Việt cộng giả vờ....quên!, không dám nhắc tới sự thật lư do tại sao có cả triệu người miền bắc di cư vào miền nam từ năm 1954 tới năm 1955, trong khi có rất ít người miền nam di cư ra miền bắc của Việt cộng.

    Lư do là từ năm 1945, tay sai của Việt cộng đă sách động tuyên truyền nông dân và công nhân nổi dậy dưới chiêu bài "chống Pháp", nhưng cũng tấn công người VN dưới khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản:

    "Trí Phú Địa Hào
    Đào tận gốc trốc tận rể"

    Nghiă là cứ theo thứ tự bất lợi cho "cách mạng" của đảng Cộng sản th́: tầng lớp trí thức là nguy hiễm nhất, rồi đến phú (giàu có), địa (địa chủ), hào (người có tiếng tăm chức quyền) đều phải bị giết sạch, th́ thành phần vô sản mới có thể đẩy mạnh phong trào Cộng Sản trên khắp cả nước để tiến lên "thiên đường" Cộng sản!. Thế là tại 1 số vùng do Việt cộng tạm chiếm, nông dân và công nhân theo Cộng sản đă hăng hái dùng cuốc xẻng, dao búa xông vào tàn sát dă man thành phần Trí Phú Địa Hào và cướp đoạt tài sản của các gia đ́nh này!.

    Cho nên có rất nhiều thành phần Trí Phú Địa Hào trong số những người miền bắc di cư vào miền nam sau hiệp định Geneva 1954. Và cũng có nhiều văn nghệ sĩ, nông dân và công nhân miền bắc di cư vào miền nam v́ họ biết Cộng sản độc tài không có tự do sáng tác và tự do tôn giáo. Họ di cư để được sống trong tự do tại miền nam.
    Last edited by LeBachViet; 10-07-2019 at 04:31 AM.

  3. #623
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    73 năm nh́n lại
    https://daihocsuphamsaigon.org/index...20-canuocbilua
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...hamsaigon.html
    Bài quá dài, Hơn gấp đôi lượng cho phép. Xin vui ḷng đọc từ đướng dẫn

    73 năm nh́n lại

    Việt Minh cướp chính quyền: cả nước bị lừa

    Miền Nam trong những ngày định mệnh tháng 8 & 9/1945


    Gs Phạm Cao Dương

    Không có lực lượng vơ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng Thanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của miền Nam này và họ đă thành công, giống hệt như ở Hà Nội, họ đă lợi dụng và cướp ngang cuộc biểu t́nh ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chức để mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, không phải để ủng hộ Việt Minh.

    Tôi có đủ tin tức biết rơ lực lượng Việt Minh. Họ không có khí giới ǵ ráo. Tôi đủ sức giữ Saigon, không để Việt Minh cướp chánh quyền một khi Bảo Đại chưa thoái vị.
    Huỳnh Văn Phương, Đệ Tứ
    Tổng Giám Đốc Công An Nam Kỳ

    Thấy hôn! Tôi không ăn có với kỷ niệm tưng bừng mà “xin cho tôi can”, đừng nói quá lắm về tài giỏi mà như ông bà ta biểu, “nói năng phải phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”.
    Cách mạng ThángTám ở Saigon mà thắng lợi là cũng nhờ có cơ hội, điều kiện giúp cho nó mà thôi.
    Coi, tôi là người tổ chức cướp chính quyền mà thiệt ra tôi có làm được ǵ nhiều đâu.
    Nguyễn Văn Trấn
    Hung Thần Chợ Đệm
    Hồi Ký Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội

    “…Người Việt Nam nào đảm đương được và có hy vọng thành công, chúng tôi sẵn ḷng tán trợ… Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng vẫn đặt nền độc lập quốc gia lên trên vấn đề quyền tước…”
    “Giết th́ cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian.”
    Hồ Văn Ngà
    Chủ Tịch Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng
    Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất

    ***

    Khi nói tới hai biến cố Việt Minh cướp chính quyền và Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập thời cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1945, những ngày người viết gọi là định mệnh đầy đau thương của dân tộc Việt Nam, bình thường người ta chỉ nghĩ tới những gì xảy ra ở hai miền Bắc và miền Trung mà ít hay không nói tới những gì xảy ra ở miền Nam. Đây là một thiếu sót vô cùng quan trọng cần phải được điều chỉnh. Bài này nhằm phần nào bổ khuyết cho sự thiếu sót kể trên với phần mở đầu nói về sự khác biệt giữa xứ Nam Kỳ và hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tiếp theo là những gì đã xảy ra ở Nam Kỳ trong những ngày những ngày định mệnh này.

    1. Khác biệt giữa Nam Kỳ với Bắc và Trung Kỳ

    Khác với Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Nam Kỳ từ sau hai năm 1862 và 1867, rồi 1874 đă là thuộc địa của người Pháp, do đó nằm ngoài thẩm quyền cai trị của Hoàng Đế Việt Nam và Triều Đ́nh Huế, từ đó bị tách rời khỏi hai phần còn lại của đất nước. Nhưng đó chỉ là về lư thuyết. Trên thực tế người Việt miền Nam vẫn luôn luôn coi ḿnh là người Việt Nam và lúc nào cùng hướng ḷng ḿnh về cố quốc, đúng như Nguyễn Đ́nh Chiểu đau đớn triền miên, khắc khoải và thất vọng, tâm sự qua bài thơ viếng Phan Thanh Giản:
    Ải Bắc ngày trông tin nhạn vắng,
    Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.

    Cho tới ít ra là năm 1954 và nhiều năm sau đó, người Nam vẫn tự nhận mình là Người Việt, còn gọi người Bắc là người Bắc. Họ đă nhiệt tâm và liên tục, bằng cách này hay bằng cách khác, thế hệ này sang thế hệ khác, ủng hộ các cuộc đấu tranh chung cho nền độc lập và thống nhất của cả dân tộc, điển h́nh là các Phong Trào Đông Du và Duy Tân với các nhà ái quốc tiền bối Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, rồi sau này là vận động hướng về quá khứ của các sinh viên Nam Kỳ “du học” ở Đại Học Hà Nội trong nửa đầu của thập niên 1940. Đây là một nét đẹp nằm sâu trong tâm tư của người dân Nam Kỳ đối với hai phần c̣n lại của nước Việt Nam, nói chung, và đối với cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất quốc gia trong thời gian này, nói riêng. Về điểm này Luật Sư Hoàng Cơ Thụy, tác giả Việt Sử Khảo Luận, người có mặt ở Nam Kỳ trong những ngày này đă viết như sau:
    Dân chúng Nam Kỳ mặc dầu đă Tây hóa rất nhiều, song phản ứng rất hào hứng và đầy thiện cảm với bản tuyên ngôn độc lập của vua Bảo Đại.
    […]
    Toàn dân rất xúc động về nạn chết đói thê thảm ở Bắc Việt, nên hô hào tổ chức chở gạo để cứu đói.
    Vậy nếu chưa có thống nhất về pháp lư, th́ đă có thống nhất trong tâm hồn.

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    2. Mặt trận Quốc gia thống nhất

    Trong bối cảnh chánh trị kể trên, ngày 14 tháng 8 năm 1945, năm ngày trước biến cố 19 tháng 8 ở Hà Nội, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất được thành lập với thành phần gồm có Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, Liên Đoàn Giáo Chức, Tịnh Độ Cư Sĩ, Phật Giáo Ḥa Hảo, Cao Đài, nhóm trí thức Đệ Tứ hay quen gọi là Nhóm Tranh Đấu... Cương lĩnh của Mặt Trận là chống Pháp, chống Thực Dân và ngày chính thức ra mắt dân chúng là ngày 21 tháng 8 trong một cuộc biểu t́nh qui tụ 200.000 người thuộc đủ mọi từng lớp theo lời kêu gọi của người cầm đầu là Hồ Văn Ngà của Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng kéo tới ủng hộ. Một bản tuyên ngôn cũng được phổ biến trên báo chí. Mặt khác, để pḥng ngừa quân Pháp trở lại các tổ chức đấu tranh miền Nam c̣n thành lập bốn sư đoàn dân quân cách mạng bằng cách vơ trang quần chúng do các đoàn thể có khả năng như Phật Giáo Ḥa Hảo, Cao Đài, Việt Nam Quốc Dân Đảng, B́nh Xuyên…tự đảm nhiệm.
    Tất cả các nỗ lực kể trên đều không mang lại kết quả mong muốn. Phe Cộng Sản Đệ Tam đă chờ sẵn và đă mau chóng cướp được chính quyền và lịch sử đă chuyển sang một hướng khác.

    Nhận xét về Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt vào thời điểm này, tác giả Nguyễn Long Thành Nam, cũng là một tín đồ Hoà Hảo rất tích cực đương thời và sau này, đă viết:
    Sơ hở căn bản của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất là không nắm lấy chính quyền trong lúc có phong trào quần chúng ủng hộ như thế. Thành ra chỉ khơi động phong trào, tạo không khí thuận lợi, để cho Việt Minh xen vào phỗng tay trên, tuyên bố thiết lập Lâm Ủy Hành Chánh Nam bộ lănh đạo đấu tranh, chỉ bốn ngày sau cuộc biểu t́nh vĩ đại đó.

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Hồ Văn Ngà… lại viết trên mặt báo rằng:
    “…Người Việt Nam nào đảm đương được và có hy vọng thành công, chúng tôi sẵn ḷng tán trợ… Nghĩa là lúc nào chúng tôi cũng vẫn đặt nền độc lập quốc gia lên trên vấn đề quyền tước…”
    Cũng về cuộc họp ngày 14 tháng 8, Nguyễn Kỳ Nam cho biết thêm là trong những ngày đầu, tại trụ sở của Mặt Trận ở đường Léon Combes, sau này là đường Alexandre de Rhodes, mỗi đêm đều có nhóm họp và Có người nói đến Việt Minh. Nhưng Việt Minh là ai? Ở đâu? Chẳng một ai biết.
    Đại biểu các đảng phái đề nghị nên t́m Đại biểu Việt Minh đặng mời gia nhập Mặt Trận. Phan Văn Hùm (nhóm Tranh đầu) t́nh nguyện lănh sứ mạng đi liên lạc với Việt Minh. Huỳnh Phú Sổ thản nhiên cuời và nói một cách nửa chơi nửa thiệt:
    -…th́ Việt Minh có đâu đây, chớ cần ǵ phải kiếm?
    Té ra có Trần Văn Giàu, đứng trong hàng ngũ Đảng Quốc Gia Độc lập mà không ai ngờ Giàu là Đại biểu Việt Minh ở Nam bộ. Và mọi người đều biết rơ dĩ văng của Trần Văn Giàu. Hồi 1943, Trần Văn Giàu có đến nhờ anh em cho gia nhập và nhờ can thiệp với nhà đương cuộc Nhựt, bảo đảm cho Giàu để anh ta dễ bề hoạt động. Lúc đó, Giàu bị nhà chức trách truy nă, nên phải bỏ Bà Rịa trốn vào Sài-g̣n.
    Anh em trong Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng không thể nhận điều kiện của Giàu mặc dầu Giàu đă cam kết trên giấy trắng mực đen rằng: “Tôi bỏ hàng ngũ Cộng sản về với Quốc gia” Giàu kư tên hẳn ḥi trên lời cam kết đó.

    3. Lâm Ủy hành chánh xuất hiện

    Nhờ len lỏi được vào Mặt Trận Quốc gia Thống Nhất để trở thành “ một cán bộ được trọng dụng và đắc dụng” như trên, Trần Văn Giàu đă hiểu rơ được nhược điểm không có người lănh đạo của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất này và lợi dụng cơ hội khi thời cơ đến. Hậu quả là ngày 25 tháng 8, Lâm Ủy Hành Chánh “tự ḿnh ra mắt đồng bào với Trần Văn Giàu đứng đầu sổ, làm Chủ tịch gồm 9 người, phần đông đều là cán bộ cộng sản”. Theo Nguyễn Kỳ Nam, tất cả xảy ra trong vài ngày sau cuộc biểu t́nh 21 tháng 8, bắt đầu bằng sự kiện hàng triệu truyền đơn do Việt Minh tung ra, tự xưng là bạn với Nga, với Tàu, với Mỹ, và với Anh… và:
    Ngủ qua một đêm, sáng ngày đồng bào Thủ đô thức dậy lấy làm ngạc nhiên thấy khắp trên đường treo đầu biểu ngữ “chánh quyền về Việt Minh”
    Không một ai hiểu ǵ ráo!
    Chính các lănh tụ tham gia trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt cũng ngẩn ngơ… Họ hỏi với nhau:
    - Việt Minh là ai?
    - Ai cho Việt Minh nắm chánh quyền, mà bảo rằng: chánh quyền về Việt Minh?
    Đang lúc bối rối và phân vân ấy, nhiều truyền đơn khác tung ra: Kêu gọi đồng bào tham gia cuộc biểu t́nh ngày 28 tháng 8… dưới kư tên Việt Minh.
    Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt liền triệu tập đại hội. Th́ ra thiếu mặt “Thanh Niên Tiền Phong” mà Thanh Niên Tiền Phong là một lực lượng đáng kể được cảm t́nh nồng hậu nhất của dân chúng.
    Không dự Đại Hội của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt, Thanh Niên Tiền Phong c̣n dán yết thị, treo biểu ngữ, rải truyền đơn xác nhận, kể từ chiều ngày 22 tháng 8: “Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt Trận Việt Minh”.
    Bây giờ các lănh tụ quốc gia mới hiểu ư nghĩa của lá cờ vàng sao đỏ… để sau đổi thành cờ đỏ ngôi sao vàng. Và Phạm Ngọc Thạch, lănh tụ Thanh Niên Tiền Phong lại là cán bộ Cộng sản.
    Thế là, bên cánh Quốc gia mất đi nửa lực lượng. Uy tín của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt bị tổn thương v́ Việt Minh.

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Hồi kư của Nguyễn Kỳ Nam th́ lại nói hoàn toàn khác. Theo Nguyễn Kỳ Nam:
    “Nắm chánh quyền được 5 ngày, từ 25 tới 30 tháng 8, Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ mở phiên nhóm Khoáng Đại Hội Nghị, có đủ các Đảng phái Chánh Trị tham gia. Buổi nhóm đó, có các kư giả. Tôi không bao giờ quên những câu hỏi và những câu trả lời của Trần Văn Giàu. Tôi cũng không bao giờ quên khi Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên, tay mặt đập mạnh vào khẩu súng lục nhỏ mang ở bên hông, để trả lời một câu hỏi của Trần Văn Thạch.

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Viết về Trần Văn Giàu và biến cố Việt Minh cướp chính quyền ở miền Nam, phía những người Cộng Sản, kể cả các nhà nghiên cứu hay sử học đă dùng các từ ngữ vô cùng hoa mỹ như “tinh thần sáng tạo”, “chủ động”, “bản lĩnh, trí tuệ” để ca ngợi. Nguyễn Văn Trấn, một lănh đạo Cộng Sản cao cấp đương thời, quê ở Chợ Đệm là nơi Xứ ủy Nam Kỳ họp ba đêm liền, 21, 22 và 23 tháng 8, để sửa soạn cho ngày cướp chính quyền 24 tháng 8, người sau này được cử làm Giám Đốc rồi Ủy Trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc và cũng tự nhận là “Người tổ chức cướp chính quyền ở Saigon”, đồng thời được mệnh danh là “Hung Thần Chợ Đệm”, lại cho biết những chi tiết khác hơn khi ông viết kể lại chuyện này vào năm 1995, tức nửa thế kỷ sau, “để cho rơ vài chuyện lịch sử bị kể méo”, theo lời ông, như sau:
    Cái năm 1995 năm mà cái chủ nghĩa háo danh nó làm kỷ niệm rập ŕnh, bắt tôi, trái với ḷng hết sức, nhưng v́ nợ nuớc phải rập theo. Rập theo khoe không phải v́ công khanh mà để cho rơ vài chuyện lịch sử bị kể méo.
    Người tổ chức cướp chánh quyền ngày 25 tháng Tám, ở Saigon là chính tôi đây, chớ tôi không có ai ở trên đầu để tôi làm phó. Sử gia hăy nghe tôi nói lại.

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    4. Có phải v́ Nhật thua nên mới trả lại Nam Kỳ cho Chính Phủ Trần Trọng Kim không?

    Nhằm phủ nhận thành tích của Trần Trọng Kim và nội các của ông, có người cho rằng sở dĩ người Nhật quyết định trả lại xứ Nam Kỳ cho Việt Nam là v́ họ đă thua, trong đó có Nguyễn Văn Trấn. Nguyễn Văn Trấn căn cứ vào ngày dự trù long trọng làm lễ trả và thu nhận lại xứ này là ngày 14 tháng 8 tại Saigon. Điều này (v́ Nhật sắp thua) không đúng vi hai lẽ. Lẽ thứ nhất ngày 14 tháng 8 là sau ngày 9 tháng 8, ngày quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagasaki, sau quả bom thứ nhất được thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8. Sau đó Nhật Bản mới đầu hàng. Trước đó không ai ngờ chuyện này có thể xảy ra sớm như vậy và dù sớm hay muộn, Nhật cũng phải thua nhưng c̣n có thể cầm cự được cả năm nữa.
    Lẽ thứ hai là quyết định trả lại xứ Nam Kỳ cho Việt Nam đă được Thủ Tướng Trần Trọng Kim và Tướng Tsuchihashi chấp thuận cả non một tháng trước đó, ở thời điểm không một ai có thể biết là Mỹ sẽ sử dụng bom nguyên tử, ngoại trừ Tổng Thống Truman và các cộng sự viên thân tín nhất của ông. Không những thế nhu cầu giữ nguyên trạng, tránh mọi sư lộn xộn ở hậu phương để cho Quân Đội Nhật rảnh tay đối phó với quân Đồng Minh một khi quân Đồng Minh đổ bộ là một nhu cầu của người Nhật. Chính v́ thế mà Tướng Tsuchihashi đă dùng dắng lúc đầu.
    Cũng nên để ư là các cuộc điều đ́nh đă được thực hiện từ trước khi Thủ Tướng Trần Trọng Kim ra Bắc giữa Ngoại Trưởng Trần Văn Chương và giới chức Nhật.

    Bài quá dài, phảI cắt bớt
    .

    5. Dân Miền Nam vẫn c̣n quư trọng Nhà Vua và tôn trọng vị Khâm Sai của Triều đ́nh

    Đây là một thực tại lịch sử khác ta cần phải để ư. Nó giúp ta hiểu rơ hơn những ǵ đă xảy ra ở miền Nam không riêng vào thời điểm 1945 mà luôn cả những năm cuối của thập niên 40 của thế kỷ 20. Ít nhất có ba sự kiện đă chứng minh thực tại này.
    Thứ nhất: Lễ Hưng Quốc Khánh Niệm 11 tháng 6 năm 1945, ngày Vua Gia Long thống nhất sơn hà, đă được long trọng cử hành tại Câu Lạc Bộ Thể Thao Saigon, rất đông người tham dự.
    Thứ hai: Ngày 3 tháng 7 năm 1945, 38 sinh viên đại diện trường huấn luyện Thanh Niên Tiền Phong đă ra Huế và đă được Vua Bảo Đại tiếp kiến. Nguyễn Kỳ Nam lúc đó có mặt ở Huế với tư cách đặc ủy viên của Bộ Tư Pháp của Luật Sư Trịnh Đ́nh Thảo đă kể lại buổi lễ như sau:
    Cuộc tiếp rước đơn giản mà trọng thể tại lầu Kiến Trung, nhà vua không tiếc lời ban khen nồng nhiệt và nhắc nhở trách vụ của thanh niên trong giai đoạn tranh giành độc lập,và kiến thiết quốc gia.
    Do đề nghị của Chính phủ Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại ban Sắc, chuần cho Phạm Ngọc Thạch sung chức Xứ trưởng thanh niên và đại diện Bộ trưởng thanh niên Phan Anh ở Nam Kỳ.
    Thứ ba: Khâm Sai Đại Thần Nguyễn Văn Sâm, sau khi đă bị Việt Minh ngăn chặn, kể cả bị bắt, khi trên đường đầy gian nan, nguy hiểm, từ Huế vào Saigon nhậm chức vào lúc t́nh h́nh đă có nhiều biến chuyển, vẫn được đồng bào Nam Kỳ long trọng đón tiếp.

    6. Dân chúng đứng chật hai bên đường từ Đất Hộ (Dakao) về tới đường Lagrandière (Gia Long) dinh Thống đốc để đón mừng vị Khâm Sai đầu tiên của triều đ́nh sau tám mươi năm ngoại thuộc.

    Nguyễn Kỳ Nam, như đă nói ở trên, lúc đó là đặc ủy viên của Bộ Tư Pháp của Bộ Trưởng Trịnh Đ́nh Thảo trong Chính Phủ Trần Trọng Kim, là người tháp tùng Nguyễn Văn Sâm và, v́ không tin người tài xế, đă lái xe cho ông này trong đoạn cuối của chuyến vô Saigon nhậm chức, đă ghi lại sự đón tiếp nồng hậu mà vị Khâm Sai này nhận được khi qua khỏi Phan Thiết, tiến vào địa phận Nam Kỳ như sau:
    Đường về Nam Bộ, xe Khâm sai qua khỏi ranh Phan Thiết là gặp những khải hoàn môn dựng trước công sở, đón tiếp nồng hậu. Bây giờ, tôi mới biết ḿnh c̣n sống.
    Tôi ngừng xe lại. Mà xe ngừng ở giữa 2 bên mé rừng làm cho ông Nguyễn Văn Sâm ngạc nhiên.
    - Sao anh không chờ tới chỗ đông người…
    Tôi mở cái “cốp” xe Ford, lấy lá cờ quẻ ly, đem treo trước đầu xe. Diệp Ba mỉm cười.
    - Họ đă xé lá cờ lúc tới Khánh hoà, tại sao anh c̣n lá cờ nầy?
    - Tôi “pḥng thủ” một lá cờ thứ hai từ lúc c̣n ở Huế. Từ đây về Saigon sẽ gặp nhiều nơi đón tiếp. Dầu sao cũng là Khâm sai đại thần, phải treo cờ cho người ta biết chớ!
    Ông Nguyễn Văn Sâm cười, một nụ cười đau khổ thế nào! Diệp Ba vui miệng nói luôn:
    - Hồi thời xưa, nhà vua đưa Khâm sai đại thần đi trấn nhậm một nơi nào, là tiền hô hậu ủng, hương án đặt hai bên đường, lính tráng oai nghiêm chớ đâu có một chiếc xe Ford trơ trọi như vầy… Lại c̣n bị nhốt vào khám nữa!
    Diệp Ba nói dứt lời, xe tiến tới… một bàn hương án!
    Tôi ngừng xe lại, Diệp Ba ngó ra trước nói:
    - Cũng có hương án đó!

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Xin để ư câu nhận định của Huỳnh Văn Phương về lực lượng vơ trang của Việt Minh và sự tự tin của ông dựa trên những tin tức mà ông nhận được:


    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Định mệnh đầy đau thương và cực kỳ bi thảm của miền Nam khởi đầu từ những sự kiện này. Điều đáng tiếc căn bản là vì “mắc lừa bọn du côn”. Chính phủ Trần Trọng Kim đã từ nhiệm và Vua Bảo Đại đã thoái vị quá sớm.

    Phạm Cao Dương

    Đăng ngày 5 tháng 9.2018

  4. #624
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sông Bến Hải

    https://dongsongcu.wordpress.com/201.../song-ben-hai/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...ongsongcu.html

    Sông Bến Hải
    Posted on November 26, 2016 by dongsongcu


    Hiệp định Genève 20-7-1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới đ́nh chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.
    Sông Bến Hải c̣n có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dăy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng ḷng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng c̣n được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là ḍng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.
    Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80km th́ gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngă ba sông cũng mang tên là Hiền Lương.


    Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đă có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ 1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8 lần.

    Cây cầu mà tôi đă đứng trên đó do người Pháp xây dựng năm 1952 bằng bê tông cốt sắt dài 178m, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải tối đa 18 tấn, gồm 7 nhịp, mặt cầu lát bằng 894 tấm ván gỗ thông, chia ra miền bắc một nửa, miền nam một nửa, mỗi bên 89m. Ở giữa cầu ngăn ra bằng hai vạch song song, trừ cảnh sát hai bên có thể đi qua hết chiều dài của cầu, người khác chỉ được đứng trong phạm vi giới hạn nam bắc của ḿnh. Cây cầu này tồn tại 15 năm từ 1952 cho đến 1967 khi máy bay Mỹ phá sập.
    Mỗi đầu cầu có một đồn cảnh sát 16 người (phía bắc gọi là đồn công an) thường xuyên cử hai nhân viên tuần tiễu an ninh trên cầu. Nghe nói ở Cửa Tùng cũng có một đồn cảnh sát ở bờ bắc thuộc xă Vinh Quang và một đồn ở phía nam thuộc xă Cát Sơn. Sau năm 1965, khi chiến tranh leo thang th́ hệ thống đồn bót dọc hai bên sông Bến Hải đều ngưng hoạt động.



    Phục vụ tại sư đoàn 1 bộ binh từ 1963 đến 1965 (1), tôi đă nhiều lần ra thăm cầu Hiền Lương, mổi lần đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. V́ là trong vùng 5 cây số phi quân sự, nên mỗi lần đến cầu đều phải mặc thường phục, nếu đi quân xa th́ mang phải mang số ẩn tế, có khi vội th́ lấy bùn bôi lấp đi bảng số quân xa.
    Lần đầu tiên vào cuối năm 1963, lúc mới đến đơn vị mới là đă muốn đi thăm Bến Hải. Từ Huế theo quốc lộ số 1, qua Quảng Trị rồi Đông Hà, khi vào tới địa hạt Vĩnh Linh là đă thấy ḷng nao nao v́ nhớ nhà sau 9 năm xa miền Bắc. Ḍng sông chẩy chậm, trên cầu gió nhẹ, đứng ở bên này vạch trắng mà nhớ lại những xót xa lúc xuống tầu há mồm rời miền Bắc.


    Nói xong anh giơ tay hô lớn đả đảo Nguyễn Khánh, rồi đ̣i anh công an trả nợ phần của anh đối với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên anh công an bị ngọng, trách ngược lại người “đồng bào” kỳ cục. Chúng tôi bồi thêm, cật vấn anh ta tại sao chân cầu phía bắc lại có cái cổng lớn trên ghi bốn chữ “Nam Bắc Một Nhà”, giữa nhà sao lại xây cổng?

    Ngày 19-3-1965 tôi cũng muốn ra chứng kiến cảnh trục xuất giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến và kư giả Cao Minh Chiếm qua cầu Hiền Lương, nhưng v́ bận công tác khác nên không thể ra coi được.

    Năm 1967 cầu bị phi cơ Mỹ đánh sập, đến 1972 khi đem quân chiếm miền Nam, công binh cộng sản bắc cầu phao qua sông Bến Hải lùi 20m về phía thượng lưu cầu cũ.
    Năm 2003 công việc phục chế cầu Hiền Lương phỏng theo kiểu cũ hoàn thành, mặt cầu được lát bằng gỗ lim.

    Tôi cứ băn khoăn về những yếu tố nào trong cuộc điều đ́nh mặc cả giữa Pháp và Việt Minh trong cuộc đàm phán Genève đă đưa đến thỏa thuận nhận sông Bến Hải làm ranh giới, Cho đến mấy năm gần đây nhờ những tài liệu mới xuất bản (2) mới có thể lần ra manh mối việc chia đôi đất nước. Xin ghi lại ở đây những nét chính yếu.
    Vào tuần lễ thứ ba của hội nghị, phương án vạch một giới tuyến nam bắc hầu như đă được công nhận, Phạm Văn Đồng đưa ra ư kiến lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới, các nước phương tây phản đối dữ dội.
    Chu Ân Lai thấy cần phải thuyết phục phía Việt Minh, trên đường từ Genève trở về Bắc Kinh qua thăm Ấn Độ và Miến Điện, bèn triệu tập một phiên họp tại Quảng Tây với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Vơ Nguyên Giáp, cùng hai cố vấn Trung Quốc bên cạnh Việt Minh là La Qúi Ba và Vi Quốc Thanh, để thông báo cho biết t́nh h́nh đàm phán và vấn đề chia vùng.
    Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Liễu Châu (thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây) trong 8 phiên họp từ ngày, từ 3 đến 5 tháng 7, 1954. Sau khi Vơ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh tŕnh bày t́nh h́nh chiến trường, Chu Ân Lai thuyết giảng dài về vấn đề chiến tranh và ḥa b́nh. Ông tŕnh bày rất tỉ mỉ, cho rằng trước mắt có ba khả năng, thượng sách là ḥa được, trung sách là đánh rồi ḥa, hạ sách là đánh tiếp. Cuối cùng ông cho biết có hy vọng vạch đường phân giới tạm thời tại vĩ tuyến 16. Ông khuyến dụ: từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc là nơi Việt Nam hưng quốc, có 13 triệu dân, có hải cảng, có thể xây dựng. V́ người Pháp đ̣i chia vùng ở vĩ tuyến 18 và v́ vĩ tuyến 16 ở phía nam Đà Nẵng nên muốn trấn an người Pháp, ông bảo cảng Đà Nẵng, Huế và quốc lộ số 9 (từ Đông Hà sang Lào, ở phía bắc thị xă Quảng Trị) có thể đặc biệt lưu lại cho Pháp một hai năm, như thế chúng ta có thể đ̣i các điều kiện khác.
    Hồ Chí Minh nói vào lúc xế chiều ngày 4 tháng 7, ông nói ta phải giúp Mendès-France khỏi đổ, hạ quyết tâm tranh thủ ḥa b́nh. Buổi tối hôm đó Chu Ân Lai báo cáo về trung ương, xin lùi ngày về Bắc Kinh, họp thêm một ngày nữa liên quan đến phương án giải quyết cụ thể.
    Trong phiên họp sáng ngày 5 tháng 7, 1954 Vơ Nguyên Giáp biểu thị đồng ư chọn vĩ tuyến 16, nhưng nói thêm v́ Phạm Văn Đồng đang đề xuất phương án vĩ tuyến 13, nên có thể lùi từng bước, đến vĩ tuyến 16 là giới hạn cuối cùng, khi rút quân miền Nam th́ rút từ cấp tỉnh trở lên, nhưng từ cấp huyện trở xuống và đội du kích không rút, đem cất giấu vũ khí.
    Vi Quốc Thanh đồng ư với ư kiến chủ ḥa của Chu Ân Lai, nếu tiếp tục đánh, có thể đuổi được kẻ địch yếu, nhưng lại đưa vào kể địch mạnh (Mỹ). Đó là t́nh h́nh đ̣i hỏi chúng ta phải tránh né nhất. Chu Ân Lai nói xen vào: đó không phải là giả thiết mà là sự thật.
    Khi kết quả hội nghị Liễu Châu đă thực hiện hoàn toàn theo dự kiến của Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh phát biểu có tính cách tổng kết, hiện nay chúng ta đang đứng trước ngă tư đường, có khả năng ḥa cũng có khả năng chiến, phương hướng chủ yếu là tranh thủ ḥa chuẩn bị chiến. Bởi v́ khẩu hiệu trước đây là kháng chiến đến cùng, bây giờ lại muốn ḥa, đối với người b́nh thường thậm chí là cán bộ, rốt cuộc th́ cái nào đúng đây. Nên vấn đề hàng đầu là đả thông tư tưởng, nếu chuẩn bị tiếp thu Hà Nội, th́ phải chuẩn bị một loạt cán bộ mà hiện nay không đủ, vẫn cần các đồng chí cố vấn giúp đỡ.
    Ngay trong ngày kết thúc hội nghị, Hồ Chí Minh đă tự tay thảo chỉ thị 5/7 gửi cho Phạm Văn Đồng, xác định “phương án thấp nhất trong đàm phán” (chấp nhận vĩ tuyến 16), chỉ thị này gửi qua Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc trước, nếu không có ư kiến, sẽ chuyển cho đồng chí để tiến hành.
    Tối ngày 5 tháng 7, cử hành phiên họp thứ tám, chủ yếu bàn về t́nh h́nh sau khi ngưng bắn, tiếp quản thành thị, hội nghị thảo luận và sửa chữa bốn điều trong “Bố cáo yên dân khi vào thành phố” do La Qúi Ba khởi thảo, tiếp theo bàn luận và sửa chữa “Chính sách vùng tiếp quản” cũng do La Qúi Ba khởi thảo. Cuối cùng Chu Ân Lai tuyên bố kết thúc hội nghị.
    Một tuần lễ sau khi về Bắc Kinh, Chu Ân Lai trở lại Genève ngày 12-7-1954, nghe các phụ tá báo cáo t́nh h́nh đàm phán. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Văn Thiên cho rằng đoàn đại biểu Việt Minh lần lữa không chịu theo chỉ thị 5/7 của Hồ Chí Minh là do đă đề cao lực lượng của ḿnh và đặc biệt là đánh giá quá cao chiến thắng Điện Biên Phủ, v́ thế đă không nhượng bộ thích ứng, đồng thời c̣n có tư tưởng Liên bang Đông Dương, không phân biệt nổi cách mạng nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc là hai loại không cùng tính chất.


    Khó khăn hiện nay là Pháp chủ trương lấy vĩ tuyến 18 làm giới hạn, trong khi Trung ương Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đồng ư lấy vĩ tuyến 16, nhưng đoàn đại biểu VN vẫn dừng lại ở vĩ tuyến 14-15.

    Khi Không quân Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu oanh tạc bắc vĩ tuyến 17, nhiệm vụ của quân y sư đoàn là bay trên trực thăng phía nam sông Bến Hải để yểm trợ cứu cấp trường hợp phi công bị trúng thương. Tôi nhớ h́nh như hồi đó quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng loại Huey, chở được tám người, hai cáng thương, thường bay hai chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp may mắn, chúng tôi đă có hy vọng tiếp cứu đuợc phi công Phạm Phú Quốc, nếu máy bay trúng đạn của anh c̣n bay được sâu về phía nam. Cuối cùng chúng tôi chẳng cứu được ai mà trớ trêu hơn nữa, chính chúng tôi phải lo cho ḿnh, số là hôm ấy một trong hai chiếc trực thăng hỏng máy, phải đáp xuống đất, tất cả dụng cụ trang bị quân sự và y khoa phải tháo gỡ cùng với phi hành đoàn đưa sang chiếc thứ hai bay về sân bay thành nội Huế.

    9 giờ 30 tối hôm đó Chu Ân Lai đến khách sạn của đoàn đại biểu Việt Nam hội đàm với Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Trần Công Tường th́ được biết ngày 11 và 12-7-1954 Phạm Văn Đồng đă gặp Mendès-France, Phạm Văn Đồng thử thăm ḍ vĩ tuyến 16, nhưng Mendès-France ngang nhiên từ chối, kiên tŕ đ̣i vĩ tuyến 18. Đến nửa đêm, nhận thấy nơi Phạm Văn Đồng trú ngụ không đủ bảo đảm bí mật, Chu Ân Lai đề nghị về nơi ông trú ngụ tại biệt thự Vạn Hoa bàn tiếp, tại đây Chu Ân Lai cho Phạm Văn Đồng biết là nếu tiếp tục đánh nhau, ít ra cũng phải ba năm, thế nhưng Mỹ can thiệp là điều khó tránh khỏi, lúc đó không phải là vấn đề ba năm nữa.
    Chu Ân Lai cho rằng nếu VN muốn giữ vùng tập kết tại Liên Khu Năm (Quảng Ngăi, B́nh Định) th́ phía Pháp cũng đ̣i giữ vùng tập kết tại đồng bằng sông Hồng. Nếu dứt khoát lấy ranh giới vĩ tuyến 16 th́ có thể thành lập một dạng quốc gia ở phía bắc, qua phổ thông bầu cử mà hoàn thành thống nhất.
    Chu Ân Lai c̣n cho biết sau chỉ thị 5/7, Mao Trạch Đông có thương nghị lại với Hồ Chí Minh và hai người đă đồng ư lấy đường số 9 làm giới tuyến, dù điểm này không viết trong văn kiện 5/7.
    Ngày hôm sau, 13-7-1954, Chu Ân Lai tiếp Mendès-France lúc 10 giờ 30 sáng tại biệt thự Vạn Hoa. Thủ tướng Pháp trải ra một bản đồ trước mặt Chu Ân Lai và nói: không có đường giới tuyến nào thích hợp hơn vĩ tuyến 18. Nhất định ngài sẽ nói với tôi Việt Minh chiếm nhiều nơi giữa vĩ tuyến 13 đến 16, thế nhưng giữa vĩ tuyến 16 và 18 chúng tôi có vùng chiếm lĩnh.


    Không thể lấy diện tích ra để so sánh, trên thực tế những thành phố như Hà nội Hải pḥng, Huế, Tourane, đồng bằng sông Hồng, tính quan trọng về dân số, chính trị, kinh tế đều lớn hơn những vùng mà Việt Minh rút khỏi. Lấy dân số ra mà nói, vùng chúng tôi phải rút là 300.000 dân, c̣n Việt Minh chỉ phải rút có 30.000 người.

    Vạch đường giới tuyến về địa lư, lịch sử và logique đều nên lấy porte d’Annam (cổng An Nam tức là Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1833 trên đèo Ngang) gần vĩ tuyến 18 là hợp lư nhất. V́ biết Mendès-France chiều hôm ấy sẽ về Paris gặp Foster Dulles, Chu Ân Lai nhấn mạnh muốn để cho ḥa b́nh được củng cố phải có sự bảo đảm của các nước tham dự, ám chỉ không muốn Mỹ đứng ngoài cuộc đàm phán, đồng thời khéo léo cho biết Việt Minh có khả năng nhượng bộ.
    Đến ngày 19 tháng 7, cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, vấn đề vạch đường giới tuyến c̣n giằng co. Hồi 12 giờ 45 ngày hôm đó, Mendès-France và Eden cùng với các phụ tá đến gặp Chu Ân Lai thảo luận một giờ đồng hồ. Khi kết thúc Eden đề nghị phụ tá Caccia của ông sẽ gặp Trương Văn Thiên thảo luận thêm vào buổi chiều. Năm giờ bốn mươi lăm phút chiêù ngày 19-7-1954, thứ trưởng Trương Văn Thiên đến nơi ở của phái đoàn Anh, hội kiến với Caccia, phụ tá Eden. Trương Văn Thiên thông báo nhượng bộ cuối cùng, có thể chấp nhận đường giới tuyến khoảng 10 cây số về phía bắc đường số 9. Thiên nhấn mạnh nếu đối phương không tiếp nhận, chúng tôi chỉ có thể mua vé bay bay về nhà. Caccia nói 10 cây số sợ rằng hẹp quá. Thiên nói có thể bắt chước Triều Tiên, thiết lập khu phi quân sự 5 cây số ở mỗi bên. Caccia đề nghị là giữa đường số 9 và vĩ tuyến 17 có hai con sông, có thể chọn một trong hai con sông đó làm giới tuyến (Bến Hải và Sa Lung?). Tiếp đó hai người bàn đến vấn đề tổng tuyển cử… (3)

    Chiều tối ngày 20 tháng 7 năm 1954 v́ đại biểu Campuchia, đại biểu Lào và đại biểu Việt Nam Ngô Đ́nh Luyện lại có những đề nghị khác, cuộc thương lượng phải kéo dài thêm, mà hạn chót của Mendès-France đối với quốc hội Pháp là nửa đêm, nên đồng hồ trong pḥng họp phải ngưng lại vào lúc 24 giờ. Măi đến 3 giờ 20 sáng đại biểu quân sự hai bên mới có thể tề tựu tại đại sảnh của Liên Hiệp Quốc, thiếu tướng Delteil đại diện quân đội viễn chinh Pháp, thứ trưởng Quốc Pḥng Tạ Quang Bửu đại diện Việt Minh kư tên trên hiệp định đ́nh chiến. Sau khi kư xong Tạ Quang Bửu tươi cười tới trước mặt Delteil đề nghị bây giờ chúng ta hăy cùng uống một ly sâm banh. Delteil trả lời: chắc ông biết rơ là tôi không thể nhận lời, nói xong ông ta đi thẳng về phía phái đoàn của ḿnh.

    Sông Bến Hải đi vào lịch sử từ giờ phút đó.

    Phạm Hữu Trác

    Ghi chú
    (1) Hồi đó Sư đoàn 3 Bộ binh của Quân lực Việt Nam Công Ḥa chưa thành lập, Sư đoàn I Bộ binh trách nhiệm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, tức là khu chiến thuật 11.
    (2) Phần lớn tài liệu trích từ quyển “Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngoă hội nghị” bản chữ Hán do Tiền Giang (钱江,Qian Jiang) viết xong 24-11-2004, bản dịch sang Việt ngữ “Vai tṛ của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954” của Dương Danh Dy.
    (3) Ghi chú bổ túc – Việt Thức: Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không kư vào Hiệp định Genève v́ không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và nhân danh phái đoàn Quốc gia ra một tuyên bố riêng:
    “… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kư kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

    http://www.quehuongngaymai.com/forum...ead.php?152853

  5. #625
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Ngày này năm xưa và kỷ niệm tiếp thu vùng Nam Ngăi Định.....

    .. nắng ngả về chiều.. miên man câu truyện ngày xưa.. khi mà dân Bắc Kỳ phải dắt díu nhau bỏ cả mồ mả tổ tiên ruộng vườn để theo đoàn người leo lên xe cam nhông(camion).. một cảm giác bâng khuâng man mác như bỏ mất một thứ ǵ vô giá.. sự ngo ngác đến lạc lơng giữa gịng người lếch thếc bồng bế nhau bỏ chạy.. và;..
    .... sự kiện rút quân bỏ vùng để đi đến một vùng cùng trên mảnh đất quê hương cà các Tiểu doàn khinh binh của QGVN đi chung với các binh đoàn GM2 và GM3 rút xuống phia Nam , bỏ từ phía Nam Thái B́nh Nam định,Hà Nam, Phủ Lư( nhất là vùng giáo phaanj Phát Diệm) bằng tàu há mồm.. đổ xuống miền đất hứa Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết,

    Trong số quân của Tiểu doàn khinh binh (Băi Cháy ) cộng với GM6 có nhiệm vụ tiếp thu vùng Mộ Đức Quảng Ngăi Ba Tơ xuống tới An Khê, Phù Cát B́nh định giáp Qui Nhơn. Trách nhiệm của 11RI company.. trong đó có ban dân vận tiên vào (vùng Việt Minh cai trị trước đây).. và cảm hứng trước cái ngơ ngác cho sự đổi chủ..vaf cái tương lai bừng sáng của miền đất cầy lên sỏi đá .. đồng hoang cor cháy mỗi khi mùa gió Lào tháng 5 nóng bỏng thổi qua.. cảm động trước t́nh người.. trước cảnh nghèo của đất nước..;
    T́nh Quê hương...;

    .... anh về qua xóm nhỏ, em ngồi dưới bóng dừa...
    ...........nắng chiều trên mái tóc ... t́nh quê hương đơn sơ..
    ...............quê Em miền cát trắng... tóc Em hăy c̣n xanh...
    ........anh là người lính chiến;.. áo bạc màu đấu tranh,

    ... em mời anh dừng lại.. đêm trăng ướt lá dừa..
    ..........bên nồi khoai mới luộc ngát hương vườn ngâu thưa..
    ... anh ngồi... em xin kể ;... t́nh quê hương đơn sơ... Thơ: Phan lạc Tuyên. Nhạc: Đan Thọ

    Kể từ đó quê nghèo đă bùng lên sức sống với những ruộng mía ngút ngàn, con sông Trà khúc đă hết c̣n nhuộm máu dân lành.. và đặc sản kẹo mạch nha.. kẹo gương đa được bày bán ở chợ Bến Thành..
    anh lăo nmq giọng trầm buồn chậm kể lại khi anh gặp lại các đơn vị tạm trú đóng trong thành Omar-Saigon.
    Kh.Hương ghi thay cho anh lăo nmq.

  6. #626
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI
    https://bencublog.wordpress.com/2017...-mac-dinh-chi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...trang-mac.html
    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Xin coi từ đường dẫn số 2. Đường dẫn 1 có thêm 2 lần buổi lễ đặt viên đá xây cất công viên Việt-Úc

    XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI
    April 18, 2017
    Thành Giang & V.V.Lễ

    LỜI TỰA

    Khi nghe một vị tướng thất trận và tuẫn tiết, người Việt Nam nào cũng đều ngưỡng mộ với câu danh ngôn: “Làm Tướng Không Giữ Được Thành, Chết Theo Thành”
    CÙNG NGHĨA VỚI:
    “Làm Người Chiến Sĩ Không Giữ Được Nước, Dám ‘Hủy-Đời’ Theo Vận Nước Của Dân Tộc, Cũng Là Những Người Chiến Sĩ Dũng Cảm Đáng Được Ngưỡng Mộ Và Vinh Danh”

    Một người chiến sĩ Không Quân C-7A Caribou Vô Danh của Không Lực VNCH đă DŨNG CẢM và ÂM THẦM hủy diệt mạng sống của chính ḿnh trong Nghĩa Trang MẠC ĐĨNH CHI, Sài g̣n, lúc 3 giờ sáng, ngày 1 tháng 5, 1975.

    Với ḷng quyết tâm KHÔNG MUỐN SỐNG, LẬP GIA Đ̀NH ĐỂ SINH CON ĐẺ CHÁU LÀM NÔ LỆ, và KHÔNG MUỐN BẢN THÂN TRÂN QUƯ CỦA CHÍNH M̀NH bị buộc LÀM KẺ NÔ LỆ TỒI TỆ cho MỘT THỨ SẢN PHẨM “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN” tàn độc, là LOẠI “QUÂN ĐỘI” CÔNG CỤ “CƯỚP BÓC” cho GIẶC TẦU-ĐỎ, Bên Chiến Thắng đă du nhập “Quân Đội Nhân Dân” trá h́nh đó của TÀU CỘNG vào nước Việt Nam ĐỂ SÁT HẠI DÂN TỘC VÀ HỦY HOẠI NƯỚC VIỆT-NAM CỦA HỌ CHO MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG CỘNG, HẦU CHIẾM ĐOẠT ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

    Hăy theo dơi TẤM GƯƠNG DŨNG CẢM HY SINH của NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN VNCH VÔ DANH.

    “QUYẾT TỰ SÁT V̀ KHÔNG MUỐN SỐNG, ĐỂ TRỰC TIẾP LÀM NÔ LỆ CHO CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỘC ÁC VÀ GIÁN TIẾP BỊ BẮT BUỘC LÀM TÔI TỚ CHO GIẶC TÀU CỘNG MAN RỢ”
    ******
    XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI SÀI G̉N
    Câu chuyện thật được viết bởi: CỰU CHIẾN SĨ: V. V. LỄ

    (Nhân vật chính người đă tự sát tên họ thật, các nhân vật phụ tên họ giả tưởng)

    Năm 1971, Không lực VNCH tiếp tục tuyển mộ thêm các khóa Không quân Phi hành nhằm bổ sung cho các phi đoàn Trực thăng và Vận tải của Không lực VNCH, đang thiếu hụt quân số, khi Quân đội Hoa kỳ ào ạt chuyển giao phi cơ cho Không quân VNCH theo chương tŕnh Việt Nam Hoá của Chính phủ Mỹ. Khóa 1/71 HSQ Cơ khí Phi Hành Trực thăng được tuyển mộ, vào tháng 4, năm 1971.

    Đặng Hoàng, biệt danh Hoàng “C̣”, đă gia nhập Quân chủng Không quân khóa 1/71, Đại đội 55, gồm 102 khóa sinh. Học hai giai đoạn Căn bản Quân sự HSQ xong, Đại đội 55 được chia ra làm ba nhóm theo học chuyên nghiệp: một phần ba quân số Đại đội 55 theo học khóa Cơ-phi Trực thăng, một phần ba theo học Cơ-phi Vận tải và một phần ba c̣n lại theo học phi cơ Trực thăng Vận tải. Đặng Hoàng đă may mắn được theo học vận tải cơ “có cánh”, sau khi thụ huấn khóa Cơ phi Vận tải xong, ra trường Đặng Hoàng đă được phục vụ cho phi đoàn Vận tải cơ C-7A Caribou, đồn trú ở căn cứ Phù Cát. Sau 6 tháng thành lập phi đoàn Thần Long 427, đơn vị của Đặng Hoàng được chuyển ra Căn cứ Đà Nẳng, đảm trách các phi vụ tiếp tế tiền đồn thuộc Quân đoàn I, Vùng I Chiến thuật.

    Đặng Hoàng đă phục vụ cho phi đoàn Thần Long 427, C-7A Caribou được hơn 3 năm với 2,000 giờ bay.

    [img]https://i.postimg.cc/NFMqkSgW/huyhieu-thanlong427.png[img]

    H̀NH ẢNH:
    VẬN TẢI CƠ C-7A, DANH HIỆU YC VÀ HUY HIỆU CỦA PHI ĐOÀN THẦN-LONG 427, C-7A CARIBOU, ĐÀ NẲNG.
    Cuối tháng ba năm 1975. Chính phủ Hoa kỳ đă thực sự phản bội lời cam kết yểm trợ Quân sự cho Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam Cộng Hoà. Họ đă rút Quân đội Hoa kỳ ra khỏi nước Việt Nam, cắt hết ngân sách viện trợ Quân sự cho Nam Việt. Hội họp kín, thoả thuận ngầm với Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Bắc Việt, hủy diệt sự sống của Chính phủ, Quân đội và Nhân dân VNCH. Trói tay Chính quyển và Quân đội Miền nam. Họ đă phủi tay, ngưng viện trợ, đứng ngoài cuộc, gián tiếp khích lệ Cộng sản Việt Nam nhanh chóng tấn công vũ băo, cưỡng chiếm Miển Nam Việt Nam, hủy diệt sự tự do dân chủ và đời sống hạnh phúc của nhân dân VNCH.

    Tháng Tư Đen ác nghiệt đă bắt đầu, khi Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, di tản chiến thuật khỏi Huế, rồi Đà Nẳng, lần hồi xuống phía nam Việt Nam. Một cuộc rút quân không có đủ phương tiên, thiếu tổ chức, vô trật tự đă gây ra nhiều thiệt hại, chết chóc, tổn thất nặng nề cho quân nhân, gia đ́nh và dân chúng. Cuộc triệt thoái Quân đội nhầm lẫn và tai hại trầm trọng này của Chính phủ VNCH Nguyễn Văn Thiệu đă nhanh chóng biến thành sự rối loạn và sự “tự thất thủ” của Quân đội Miền nam Việt Nam. Cộng sản Bắc Việt không cần đánh, vẫn tất thắng và lần hồi chiếm trọn Miền trung Việt Nam, trong thời gian chưa đầy một tháng. Giấc mộng cưỡng chiếm Miền nam Việt Nam, hầu áp đặt một thể chế cộng sản độc tài trên toàn cơi nước Việt Nam, cơ hội thu tóm toàn bộ tài sản, đất đai của nhân dân Việt Nam, làm tài sản riêng cho đảng Cộng sản hầu thực hiện ư đồ “không tưởng” cộng sản hóa toàn cầu , một đảng “CSVN phiến loạn” thuộc loại tay sai của cha đẻ Tầu cộng, Quân Tàu Tặc đă áp dụng âm mưu “tạo những cuộc chiến tranh cướp chính quyền” trên thế giới, chúng xúi giục CSVN gây chiến tranh tại Miền nam Việt Nam để bán vũ khí, trao đổi việc mua bán thiếu vũ khí chiến tranh bằng các “hợp đồng mật” nhượng đất đai của tổ tiên người Việt Nam đă để lại, đổi chác lấy vũ khí của GiặcTàu. sát hại dân Miên Nam. Giấc mộng cướp giựt quyển lực, hầu triệt hạ chế độ tự do dân chủ Miền nam Việt Nam của CSBV sắp trở thành hiện thực.

    Thành phố Đà Nẳng bắt đầu rơi vào cuộc di tản nhiều hỗn loạn. Người cơ khí viên Trực thăng UH-1H Nguyễn Thế Đoàn, một chiến sĩ vô danh, thầm lặng, Thế Đoàn là người bạn thân cùng khóa 1/71 HSQ Cơ phi, cùng đại đội 55 với Đặng Hoàng. Thế Đoàn cũng chịu chung hoàn cảnh di tản gian nan, khắc nghiệt, nội tâm hoang mang, mọi người đang t́m kiếm các phương tiện rời Đà Nẳng. Dù người di tản chưa thực sự nh́n thấy bóng dáng của cộng sản, họ đă phải tranh giành, t́m đường thoát thân, di tản khỏi thành phố thân yêu Đà Nẳng, để đi vào trong nam, lánh xa những người cộng sản hiểm độc. Với những ám ảnh của sự tàn sát do người cộng sản Việt Nam đă gây ra cho đồng bào của họ, đấu tố ngoài bắc hay chôn sống tết Mậu thân, đủ chứng minh cho bất cứ người Việt Nam nào cũng đă biết rơ sự tàn ác cao độ đó của CSVN đă vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con người, từ những vụ sát nhân tập thể của Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất ở ngoài bắc, khiến một triệu người miền bắc Việt Nam phải “bỏ của chạy lấy mạng” vào trong Nam, cho đến sự sát nhân bừa băi, đánh cho chết, chôn sống tập thể một cách vô cảm, dă man, vô tội vạ ở Huế. Đủ chứng minh sự độc ác, man rợ và nguy hiểm của con người cộng sản, ai cũng muốn lánh xa những con người cộng sản sát nhân máu lạnh đó, để khỏi bị trở thành là những nạn nhân chết oan cho sự sát nhân bừa băi, vô trách nhiệm.

    Cái bí quyết độc hại để thành công và chiến thắng của người cộng sản bằng chính sách CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ. Họ phải đào tạo ra những lớp NGƯỜI CỘNG SẢN MÁU LẠNH SIÊU SÁT NHÂN, KHÔNG CÓ NHÂN TÍNH. Những người cộng sản này cực kỳ tàn ác, bị tẩy năo làm MẤT HẾT NHÂN BẢN trong tư tưởng, là loại người cực kỳ tàn ác, giết người vô cảm, không biết tiếc rẻ những sinh mạng của con người, không c̣n một cảm giác biết đau đớn, hay không hề thương hại cho các nạn nhân. Không c̣n có cảm giác tự chủ của một con người, không có một chút thương cảm, khổ đau nào dành cho thân nhân của các nạn nhân, những người c̣n sống. CSVN đă học được những thứ mánh khóe ĐÀO LUYỆN những người CỘNG SẢN SÁT NHÂN MAN RỢ NHẤT của TÀU CỘNG, họ đă áp dụng một chính sách “CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ” cho cả hai mặt: quân sự và dân sự. Họ đă dùng những phương cách sát nhân rùng rợn nhất, đau đớn nhất, dai dẳng nhất, kinh hoàng nhất, GÂY MỘT SỰ KHIẾP ĐẢM TRONG TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN VÀ NGƯỜI DÂN VNCH, không chỉ giết những người chiến sĩ VNCH trên chiến trường bằng súng đạn, Người cộng sản Việt Nam c̣n thẳng tay tàn sát, nhắm thẳng vào thân nhân của những người chiến sĩ và nhân dân Miền Nam vô tội.

    Qua kinh nghiệm và NHỮNG BẰNG CHỨNG CỤ THỂ, KHÔNG THỂ CHỐI CĂI ĐƯỢC của hằng hà sa số h́nh ảnh, sách báo, tư liệu và sử liệu, đă ghi rơ suốt chiều dài của cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Vô số TỘI ÁC của người CSVN đă sát hại người dân VNCH bằng những h́nh thức giết người cực kỳ khiếp đảm: gài bom, pháo kích vào trường học, nă súng cối vào chợ búa đông người, pháo kích vào khu phố sầm uất, dội pháo hạ sát những người di tản vô tội, lánh cư chiến tranh, pháo kích hàng loạt sập đổ và b́nh địa cả một thành phố. Khủng bố, ám sát, chặt đầu, gài ḿn trên đường lộ, đánh bom cảm tử. Giết người man rợ, KHÉT TIẾNG với những tội ác khó dung tha :
    đập vào đầu nạn nhân quằn quại, chết thảm bằng cây, báng súng, đâm chết bằng lưỡi lê, đánh chết bằng cuốc hay chôn sống.
    Người cộng sản Việt Nam đă giết người dă man hơn máy chém. “kéo dài sự đau đớn của nạn nhân trước khi chết”.
    VỚI NHỮNG LỜI NGỤY BIỆN: “giết người hằng loạt, thật đau đớn ĐỂ RĂN ĐE” Tạo một sự khủng hoảng tâm thần trong tâm tư của mỗi người dân VNCH. Để rồi họ đă bị ÁM ẢNH VỚI HAI TIẾNG “VIỆT CỘNG”, họ đă phải “SỢ VIỆT CỘNG C̉N HƠN SỢ QUỶ” Chỉ nghe đến hai tiếng Việt cộng, Người dân VNCH đă phải cấm đầu mà chạy, đi cho thật xa, để giữ mạng sống. Điển h́nh, một trong hằng ngh́n tội ác giết người tập thể man rợ đó đă GÂY SỰ ÁM ẢNH KINH HOÀNG CHO NGƯỜI DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG TẾT MẬU THÂN 1968, do những sản phẩm “Bộ Máy Máu Lạnh Sát Nhân” của Đảng CSVN. Họ đă sống nhỡn nhơ, đầy dẫy ở Việt Nam như:
    Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh… đă tạo ra hàng ngàn cái chết oan nghiệt, đau đớn cùng cực, ngoài sức tưởng tưởng của một con người b́nh thường, khi các nạn nhân đă bị đập chết và chôn sống tệ hại tại Thành phố Huế, Tết Mậu Thân, năm 1968, Hơn 5.000 nạn nhân đă bị giết chết đau đớn bởi những “con người cộng sản cuồng tín” MANG ĐẦU ÓC SÁT NHÂN “BỆNH HOẠN”.

    HPNT-HPNPNT

    NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH, NGÀY NAY.

    Nguyễn Đắc Xuân (h́nh trước 1975 và ảnh hiện tại)

    H̀NH ẢNH: BỐN SIÊU HUNG THẦN VIỆT CỘNG SÁT NHÂN KHÉT TIẾNG NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM, ĐĂ GIEO RẮC KHIẾP ĐẢM CHO NGƯỜI DÂN HUẾ, DÙNG CÁC CỰC H̀NH GIẾT NGƯỜI MAN RỢ NHẤT, ĐAU ĐỚN NHẤT, ĐĂ TÀN SÁT TẬP THỂ 5,000 NẠN NHÂN, TRONG CUỘC DIỆT CHỦNG TẾT MẬU THÂN, NĂM 1968, TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.
    (H̀NH TRÊN) HAI ANH EM SIÊU HUNG THẦN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀ HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN, NỮ SIÊU HUNG THỦ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH VÀ SIÊU HUNG THẦN NGUYỄN ĐẮC XUÂN. BỌN CHÚNG CỐ PHÂN BUA CHẠY TỘI. NHƯNG KHÔNG THỂ CHE GIẤU ĐƯỢC HÀNH TUNG, NHÂN DÁNG VỚI HÀNG NGÀN NHÂN CHỨNG C̉N SỐNG SÓT ĐĂ CHỨNG KIẾN CUỘC HÀNH QUYẾT DĂ MAN CÁC NẠN NHÂN, CÁC NHÂN CHỨNG ĐĂ BIẾT MẶT BIẾT TÊN CÁC HUNG THỦ. BAO GIỜ CÁC SIÊU HUNG THẦN NÀY SẼ TRẢ MÓN NỢ MÁU VỚI ĐỒNG BÀO HUẾ?

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    CUỘC DI TẢN GIAN TRUÂN

    Chúng ḿnh bốn đứa. Đó là một h́nh ảnh thân quen của ngành Không quân Trực thăng và Vận tải, nói đến t́nh nghĩa thân thiết thiêng liêng “huynh đệ Không quân” của các phi hành đoàn. Những người chiến sĩ Không quân của các ngành bay trên các loại phi cơ: quan sát, khu trục, phản lực cơ chiến đấu, đơn thương độc mă, không thể có được những thứ, “t́nh chiến hữu không gian thân thiết” này. Lúc nào họ cũng đi chung cặp bốn, gắn bó bên nhau như anh em ruột thịt một nhà: Hai hoa tiêu, một cơ phi (Mevo) và một vũ khí phi hành, hay một áp tải phi hành phục vụ trên các loại vận tải cơ, sống cùng sống, chết th́ chết chung trên một con tàu thân yêu của họ. Bay th́ các anh phi công bay, nhưng Hoa tiêu cũng rất cần những người sửa chữa phi cơ giỏi, giải quyết khẩn cấp những sự hư hỏng khi phi cơ bị trục trặc trên không, họ không thể thiếu anh cơ phi tháo vát, nhiều kinh nghiệm, chăm sóc mọi việc trong ngoài. Đôi khi, người cơ phi và vũ khí phi hành c̣n phải hy sinh mạng sống của ḿnh, chống trả quân thù khi họ bị truy đuổi.



    H̀NH ẢNH: HUY HIỆU PHI ĐOÀN 253, SÓI THẦN, ĐÀ NẲNG VÀ PHI CƠ TRỰC THĂNG UH-1

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    ĐẠI BÀNG TRỤI LÔNG

    Bị tổ trác, Phi hành đoàn sắp đến bến tàu. Đă gặp ngay một băng cướp cạn. Chúng chĩa súng thẳng vào phi hành đoàn. Hô to: “giết mấy thằng Không quân này mau lên”. Chúng bắt bớ, xô đẩy, tước hết mọi thứ. Chúng trấn lột phi hành đoàn, lấy hết các thứ tư trang, vũ khí, quần áo bay, giầy vớ, trấn lột và tịch thu mọi thứ chỉ chừa cho bốn anh “đại bàng” mỗi người một cái quần xà lỏn với cái áo thun làm kỷ niệm. Họ đă may mắn gặp phải một bọn “ăn cướp có nhân đạo” chỉ cướp đồ vật lặt vặt, không giết người. Chúng bắn chỉ thiên xua đuổi. Bốn người cố chuồn nhanh, chạy ra ngoài đường lộ, trông bốn chàng “không quần” trần trụi thật thê thảm! Ôi! C̣n đâu những bộ phi bào lộng lẫy, kiêu sa. Bây giờ thê thảm như “đại bàng trụi lông” lủi thủi bước đi trong khó khăn, lom khom, dọ giẵm, bước đi từng bước một, không quen đi chân đất đạp nhằm sỏi đá gồ ghề, nghiêng ngă như những con chim non chưa biết đi, thật tội nghiệp, sự uất hận dâng tràn.

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    CUỘC DẪN ĐỘ TRÊN KHÔNG

    Vừa bay qua khỏi Sa Quỳnh để vào không phận tỉnh B́nh Định. T́nh h́nh chiến sự Việt Nam rất căng thẳng, đề pḥng cộng quân nhiều thủ đoạn, có thể chúng sẽ xử dụng phi cơ của KL VNCH đă bỏ lại ở phi trường Đà Nẳng để tấn công chúng ta. Sư đoàn VI Không quân đă ra lệnh kiểm soát chặt chẽ không phận, truy đuổi và áp giải các phi cơ lạ bay trong không phận Vùng II Chiến thuật.
    Chiếc Bạch Yến đă bay kè trên đầu, chuyển tín hiệu cấm không cho phi hành đoàn chiếc trực thăng UH-1, Gunship của Đại úy Vinh không được phép bay vào trong Miền nam. Thêm hai chiếc trực thăng UH-1H, Gunship của phi đoàn Mănh Sư 243, Phù Cát, tiếp trợ, bay kè hai bên, ép buộc và áp giải chiếc phi cơ của Đại úy Vinh phải đáp xuống phi trường Phù Cát, chờ xác định lư lịch của Không quân.

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    NHỮNG NGÀY ĐEN TỐI CỦA SÀI G̉N

    Người lính trẻ Không quân vô danh, Đặng Hoàng vô cùng đau khổ, tuyệt vọng cho đất nước Việt Nam Cộng ḥa đang tan thương và oan nghiệt cho vận nước đen tối. Suốt lộ tŕnh vượt thoát Cộng sản Việt Nam từ Miền trung về đến Sài g̣n, chàng Không quân Đặng Hoàng đă chuẩn bị sẵn cho cuộc đời ḿnh, anh suy tính và đang sắp xếp cho một cuộc “ra đi” êm đẹp trong cái ngày đau thương, Sài g̣n thất thủ, khi người Cộng sản chiến thắng, chiếm trọn Miền nam.
    Đặng Hoàng cố gắng về Sài g̣n gặp mặt cha mẹ và thân nhân lần cuối cùng cho một quyết định bí ẩn trong tâm tư người lính Không quân hiền lành ít nói, rất gan dạ. Ba tuần lễ Hoàng đă sống trong cái không khí nặng nề, đầy tử khí và ám ảnh của một cuộc chiến bại đau đớn tại thủ đô Sài g̣n, đang chậm chạp diễn ra.

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    SÀI G̉N NHUỘM MÁU

    Đặng Hoàng đă thay bộ y phục dân sự, vẻ mặt b́nh tĩnh, anh đă tỏ ra không một chút sợ hăi, khi đă có sẵn trong tư tưởng những hành động, anh sẵn sàng đối diện với kẻ thù Cộng sản, Hai đêm dài, Cộng quân pháo kích tan tành, giao tranh ác liệt, tấn chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt và thành phố Sài g̣n, Đặng Hoàng không thể t́m được một giấc ngủ b́nh yên.

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    SÀI G̉N ĐÊM DÀI NHẤT

    Suốt cả đêm Đặng Hoàng trằn trọc, không tài nào chợp mắt được, h́nh ảnh CSVN lởn vởn trong đầu quấy nhiễu tâm tư của người lính bại trận. H́nh ảnh VC giết người rùn rợn anh đă chứng kiến trong suốt thời gian chiến tranh, như một đoạn phim cũ từng tự quay lại trong tâm trí anh. Anh không c̣n tha thiết để sống trong một xă hội chủ nghĩa dối trá.

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    Cộng sản Bắc Việt đóng chốt dầy đặc khắp nơi. Trong đêm khuya, Đặng Hoàng đă luồn lách và may mắn đi đến Nghiă Trang Mạc Đĩnh Chi, b́nh an vô sự.

    H̀NH ẢNH: Cổng vào Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, h́nh chụp trước 1975
    Sau năm 1983, CSVN san bằng Nghĩa Trang MĐC, xây công viên Lê Văn Tám

    H̀NH ẢNH: MỘT GÓC NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI, NH̀N TỪ GÓC ĐƯỜNG HIỀN VƯƠNG.


    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    XÁC NGƯỜI LÍNH TRONG NGHĨA TRANG MẠC ĐĨNH CHI, SÀI G̉N.

    Trời Sài g̣n sáng trắng. Theo lời hẹn với người bạn thân, Đặng Hoàng, Nguyễn Thế Đoàn đă lái chiếc xe đến nhà người bạn. Khi đến nơi, Thế Đoàn chưng hửng qua lời kể của bố mẹ Hoàng đă cho biết, Hoàng đă ra đi từ lúc 2 giờ sáng, người nhà chẳng biết anh đi đâu. Chỉ biết Hoàng ra đi với túi hành trang nhỏ. Gia đ́nh tin rằng Hoàng đang t́m đường di tản ra khỏi nước Việt Nam.

    Bài dài hơn gấp đôi cho phép. Phải cắt bớt

    DÂN TỘC VIỆT NAM CỘNG H̉A ƠI! Xin hăy VINH DANH NGƯỜI ANH HÙNG KHÔNG QUÂN VNCH BẤT KHUẤT ĐẶNG HOÀNG vào trong TRANG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM CỘNG H̉A.

    Chuyện kể bởi: V.V. Lễ


    ẢNH CHỤP TOÀN BỘ NHÂN VIÊN PHI HÀNH CỦA PHI ĐOÀN 427.
    (HÀNG ĐỨNG SAU CÙNG, TỪ BÊN TRÁI), MEVO CẢ, TỴ ÁP TẢI, ĐẶNG HOÀNG CƠ PHI (NGƯỜI THỨ 3) THUỘC PHI ĐOÀN 427, THẦN-LONG, VẬN TẢI CƠ C-7A CARIBOU, ĐÀ NẲNG.
    https://baovecovang2012.wordpress.co...-giang-v-v-le/

  7. #627
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Từ Hà Nội đến Sài G̣n 1954 -1975

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...5-lu-tuan.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...1954-1975.html
    Bài quá dài. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    TUESDAY, AUGUST 28, 2012
    Từ Hà Nội đến Sài G̣n 1954 1975 - Lữ Tuấn.


    Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cực kỳ lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hăi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh B́nh, Thái B́nh đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.

    Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về t́nh h́nh tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đă loan báo trước. Vào lúc này, đă có tin đồn ông Ngô Đ́nh Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên kư tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.

    Ba ngày cuối cùng phi cơ quân sự lên xuống liên tiếp. Khi đă chuyên chở gần hết vật dụng và người, trạm hàng không quân sự Nam Định bắt đầu cho mọi người tự do lên phi cơ C-47 c̣n trống nhiều chỗ để đi Hà Nội.
    Nam Định bắt đầu hoảng hốt thực sự từ ngày 28 tháng 6 khi điện bị cắt. Thành phố tối mù. Nhiều người chen chúc mua vé xe hoặc thuê xe di tản về Hà Nội. Nam Định là nơi số doanh trại và binh lính dầy đặc nhất Việt Nam. Trước đó từ 9 giờ khuya là giờ giới nghiêm, thành phố vắng vẻ không một bóng người trên phố xá. Nay đột nhiên tất cả ch́m trong không gian đen thui, nhưng lại cựa ḿnh mạnh hơn trong bóng tối. Trên đường phố người ta đi lại đông đúc khác thường quá cả giờ giới nghiêm.


    Đường phố Hà Nội, h́nh chụp vào tháng 7 năm 1954.
    (H̀NH ẢNH: VNCTLS sưu tầm)

    Gia đ́nh tôi lúc ấy đang ở một căn cư xá công chức nơi mẹ tôi làm việc. Lúc 7 giờ sáng, một anh lính tống thư viên người Pháp vào sở đưa một giấy báo di chuyển, ghi đúng số người thuộc quyền sở này và gia đ́nh nhân viên kể cả 4 gia đ́nh ở cư xá. Tất cả mau lẹ tập trung đợi xe. Sau đó chừng 15 phút, một tiểu đội Bảo Chính Đoàn dẫn 4 xe vận tải trưng dụng của tư nhân đến nơi và cho biết đúng 8 giờ kém 15 mọi người phải có mặt đầy đủ trên xe.
    Việc di tản có vẻ đă được chuẩn bị nhiều tuần lễ trước đó. Số người ngồi trên xe thoải mái rộng răi v́ không ai mang theo đồ đạc ǵ nhiều ngoài một vài chiếc valise và túi xách tay gọn nhẹ.
    Lệnh di chuyển cho biết đoàn xe này phải qua trạm kiểm soát phía bắc hướng đi Phủ Lư-Hà Nội vào khoảng giờ nhất định mà tôi nhớ là sau 8 giờ và trước 8 giờ 10 phút. Lệnh này cũng cảnh cáo nếu xe nào đến sớm quá hay muộn quá theo giờ ấn định sẽ bị ủi ra khỏi mặt đường để tránh nhiễu loạn giao thông.
    Hồi đó tôi c̣n là học tṛ. Vội vàng xếp quần áo, h́nh ảnh, giấy tờ cần thiết, cuống cuồng không biết phải mang theo ǵ và phải bỏ lại món nào. Lúc c̣n chừng 25 phút, tôi xin phép mẹ tôi chạy ra phố nói là để chào mấy thằng bạn. Cô ruột tôi , người nuôi nấng tôi từ nhỏ không chịu v́ sợ tôi chậm trễ e sẽ kẹt lại. Nhưng mẹ tôi hiểu ư, mỉm cười can thiệp nói,

    “Chị cứ cho nó đi, nó không dám về muộn đâu.”
    Mẹ tôi thừa biết tôi đi đâu. Tôi đạp xe với tốc độ không thua các tay đua ṿng quanh Đông Dương, xẹt qua trước nhà cô bạn mà tôi thương vụng nhớ thầm từ năm 17 tuổi và chưa hề mở lời yêu đương.
    Nàng đang ngồi chải tóc ở cửa sổ trên lầu. Không rơ nàng có nh́n thấy tôi hay không, nhưng tôi vội vàng đánh bạo thu hết can đảm hôn gió trên bàn tay phải ném về phía cửa sổ rồi lao xe như gió về nhà, trước giờ xe chạy khoảng 10 phút. Ở miền Bắc hồi ấy trai gái c̣n nhút nhát, phải can đảm lắm mới dám làm như thế v́ tôi linh cảm chuyến đi này sẽ lâu lắm., có thể là cả đời. Sau này trong đời lính chưa bao giờ tôi phải vận dụng can đảm cao độ như vậy dù gặp nhiều t́nh thế rất khó khăn nguy hiểm.

    Quân cảnh Pháp thi hành đúng giờ giấc như quy định. Tại trạm kiểm soát Cổng Hậu, từng đoàn xe gồm năm mười chiếc có lính hộ tống được cho khởi hành. Một vài xe đến muộn phải đậu một bên đường chờ giải quyết sau. Trên đường đi, tại mỗi cây cầu đều có một toán Công Binh đặt sẵn chất nổ. Một trung sĩ Công Binh Việt Nam cho biết họ phải phá nổ các cầu này khi đơn vị cuối cùng đi qua.
    Buổi trưa đoàn xe chúng tôi đi đến Hà Nội. Gia đ́nh tôi về ở nhà người thân. Đêm hôm ấy thị xă Phủ Lư bị một sư đoàn Việt Minh tấn công. Thành phố đă hư hại sẵn nay lại chịu tàn phá gần hết những ǵ c̣n lại.

    Bài quá dài. Phải cắt bớt

    Lúc ấy hội nghị Geneve bắt đầu họp. Ai cũng thấy phe Cộng Sản đang nắm ưu thế. Những người có quan tâm đều lo ngại không biết sẽ đ́nh chiến kiểu nào. Có thể là hai bên ngưng bắn xen kẽ mà sau này năm 1972-73 người ta gọi là “giải pháp da beo.” Cũng có thể là chia đôi đất nước thành hai miền Nam và Bắc. Người ta cũng bàn tán gay go về ranh giới đ́nh chiến sẽ nằm ở vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến 13, 16 hay 19?

    Bài quá dài. Phải cắt bớt

    Đám học sinh chúng tôi từ Nam Định chạy về nhiều đứa t́nh nguyện vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị và lục tục lên đường khoảng trước ngày 15 tháng 7 năm 1954. Phần c̣n lại thường t́m gặp nhau trao đổi tin tức và bàn luận về t́nh h́nh đất nước.
    Chiều 21 tháng 7 năm 1954 khi bọn tôi đang tụ họp th́ có tin trên đài Con Nhạn (Hirondelle) của quân đội Pháp vang lên lời loan báo “Hiệp Định Đ́nh Chiến đă được kư kết.” Tờ báo của quân đội Pháp cũng đăng câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn. Mọi người bàng hoàng dù biết trước thế nào việc này cũng sẽ đến. Báo này cho hay đất nước phân chia ở sông Bến Hải, Vĩ Tuyến 17.

    Tân Thủ Tướng Pháp Mendès-France nhậm chức ngày 17/6/54, đă tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu không đạt được thỏa hiệp trước ngày 20 tháng 7 năm 1954. V́ thế hiệp định Geneve về Đông Dương được kư lúc sáng sớm ngày 21 nhưng nhà cầm quyền Pháp đă cho đồng hồ ngưng chạy từ đêm trước để làm như lúc ấy vẫn c̣n là ngày 20. Tại Việt Nam thời điểm này là trưa ngày 21.

    Hà Nội liền thay đổi rơ rệt. Niềm hy vọng giữ Bắc Việt lịm tắt dần và dân chúng nóng ḷng về tin tức sẽ có cuộc di cư. Một số bài trên báo chí đang từ thái độ chống cộng quay dần sang ủng hộ Việt Minh. Người các tỉnh đổ về Hà Nội đông đảo. Cán bộ Việt Minh cấp thấp ra vào Hà Nội dễ dàng. Đồ chơi trẻ em bày bán trước dịp Trung Thu có những chiếc máy bay, xe thiết giáp, xe chở lính, tàu thủy được sơn cờ đỏ sao vàng. Các cơ quan an ninh chẳng ai thèm để ư.

    Một số cán bộ Việt Minh quen biết gia đ́nh tôi đến thăm và khuyên gia đ́nh tôi nên ở lại nhưng mẹ tôi và tôi đă dứt khoát ra đi. Sau đó 4 tháng, chúng tôi gặp lại vài người trong số cán bộ này ở Sài G̣n. Chính họ cũng đă mau chóng nhận rơ thực chất của Cộng Sản và kịp thời ra đi trước khi cảng Hải Pḥng đóng cửa tháng 3 năm 1955.

    Bài quá dài. Phải cắt bớt

    Tin tức về di cư được loan báo chính thức vào đầu tháng 8. Nhiều nhà giầu đă đi vào Nam bằng phương tiện riêng. Đại đa số c̣n lại đợi ghi danh di cư bằng phi cơ và tàu biển. Trong nhóm chúng tôi từ Nam Định lên, phần đi Khóa 5 Thủ Đức, số c̣n lại một phần tham gia đoàn cán bộ xă hội được gửi vào Nam để phụ trách các trại tiếp cư do Bộ Xă Hội thiết lập. Tôi ở trong số này. Buổi chiều ngày 11 tháng 8 năm 1954 bốn đứa bọn tôi đi bộ thăm tất cả các di tích và thắng cảnh quanh Hà Nội lần cuối.


    H́nh chụp vào tháng 9 năm 1954 với một số người Bắc di cư trên tàu USS Bayfield khi tàu vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Geneve, tàu USS Bayfield là một trong những vận-chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam.
    (H̀NH ẢNH: Trung Tâm Quân Sử Hải Quân Hoa Kỳ).

    Sáng sớm 12 tháng 8 khi qua cửa kiểm soát phi trường Gia Lâm, một trung úy Nhảy Dù người Pháp hỏi chuyện chúng tôi v́ thấy 25 đứa trong đoàn cán bộ xă hội toàn là thanh niên c̣n trẻ. Sau khi nghe chúng tôi nói rơ lập trường và mục đích ra đi, ông ta nắm tay chúng tôi giọng xúc động nói rằng, “Nước Pháp đă liên tiếp sai lầm để các bạn chịu hậu quả đau đớn hôm nay.” Nói xong không ai ngờ viên trung úy trẻ dưới 30 này bật khóc, nước mắt chảy dài trên má.

    Bài quá dài. Phải cắt bớt

    Trợ cấp tiền mặt một ngày cho mỗi người lớn 12 đồng, trẻ em 6 đồng, dư để ăn ba bữa tươm tất. Lúc ấy một bát phở hay một tô hủ tiếu giá 3 đồng, một bữa cơm ở quán ăn xă hội hai món canh và mặn giá 5 đồng. Chai bia 3 đồng kể cả nước đá, một gói thuốc lá Ruby 8 đồng. Lương giáo viên tiểu học khoảng hơn 4,000 đồng, lương trung sĩ 2,200 đồng, lương cán bộ ngang lương thấp là 1,500 đồng. Một căn nhà gỗ lợp tôn 4×20 mét ở mặt đường khoảng chợ Ḥa Hưng giá chừng 30,000 đồng.

    Bài quá dài. Phải cắt bớt

    Đại đa số thành phần trí thức, chuyên viên cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên trung cấp, thợ giỏi, đă rời bỏ đất Bắc khiến chính quyền ông Hồ Chí Minh gặp khó khăn lớn trong mục tiêu xây dựng một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật mà họ cho là xương sống của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Xă Hội Chủ Nghĩa.

    Cuộc di cư năm 1954 tạo ra những thay đổi sâu rộng trong lịch sử Việt Nam. Xin ghi lại một vài sự kiện nổi bật xảy ra và những nét đặc biệt của cuộc di cư sau Hiệp Định Geneve 1954 điển h́nh tại vùng thủ đô Sài G̣n.

    Trước hết phải nh́n nhận cuộc di cư đă giúp hàn gắn những chia cách đáng buồn giữa hai miền trong nước. T́nh trạng chia rẽ do hậu quả của những năm dài dưới chế độ thuộc địa Pháp đă tiêu tan mau chóng. Những dị biệt về phong tục, ngôn ngữ v́ ngăn cách, lâu ngày được san bằng gần hết. Những ngăn cách và hiểu lầm c̣n lại không gây hậu quả nào nghiêm trọng. Về mặt chính trị và xă hội, sau nhiều biến chuyển và chiến tranh, cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đă góp phần thay đổi bộ mặt bề ngoài cũng như nếp sống của dân chúng đến chỗ tốt đẹp, phong phú hơn.

    Trước tháng 10 năm 1954, chính quyền địa phương c̣n gần y nguyên như thời Pháp Thuộc. Văn thư, giấy tờ, tên công sở, phố xá c̣n dùng tiếng Pháp. Từ khi chính phủ Ngô Đ́nh Diệm nắm toàn quyền sau những âm mưu đảo chánh bất thành, luật lệ được thi hành nghiêm chỉnh. Nhiều cải cách hành chánh đă làm giảm hẳn nạn giấy tờ nhiêu khê. Văn thư, giấy tờ đều bắt đầu dùng tiếng Việt. Xin Tư Pháp Lư Lịch bây giờ chỉ mất một tuần thay v́ đợi 3 tháng. Xin chứng nhận bản sao đợi lấy ngay hay sau vài giờ thay v́ một tuần lễ. Các cuộc cải tổ mạnh mẽ được tiến hành có kết quả tốt nhờ phần nào ở sự ủng hộ tích cực của đồng bào di cư đối với chính phủ.

    Cuộc đổi tiền Đông Dương thành tiền Việt Nam năm 1955 trong 3 ngày không giới hạn số lượng là một đ̣n bất ngờ vô hiệu hóa hàng tỷ bạc Đông Dương mà chính quyền Hồ Chí Minh thu gom được ở miền Bắc v́ họ không kịp chuyển vào Nam để đổi lấy tiền miền Nam mới. Đợt đổi tiền này cũng chấm dứt luôn thói quen tiêu dùng coi nửa tờ giấy bạc 1 đồng như 5 cắc (hào). Khi cần xài hay trả lại 5 cắc, chỉ cần xé đôi tờ giấy bạc một đồng. Đành rằng tập tục này không áp dụng cho những giấy bạc mệnh giá trên một đồng.


    Bài quá dài. Phải cắt bớt


    H́nh chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư với hàng trăm căn lều.
    Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại này có lúc đă chứa đến 10,000 người di cư. (H̀NH ẢNH: VNCTLS sưu tầm).

    Trang phục phụ nữ hai miền khác nhau, nổi rơ nhất là giới nữ sinh trung học tuổi đôi tám. Nữ sinh Hà Nội làm dáng sớm hơn, quần hẹp, áo dài nở ṿng số một. Nữ sinh Sài G̣n vận quần trắng rộng, áo bà ba trắng nhiều hơn áo dài được may ṿng số 1 tương đối phẳng phiu có lẽ v́ đó là cách tỏ ra là con nhà nghiêm túc. Sau hơn một năm các cô hai miền tự nhiên ḥa hợp cách ăn mặc, bọn thanh niên sinh viên học sinh chúng tôi không c̣n phân biệt được gốc gác các cô qua y phục nữa. Điều quan trọng và dễ thương hơn hết là những câu chuyện t́nh Bắc duyên Nam đă nhiều khi hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn văn hóa chính trị.

    Các trường phía Bắc di chuyển vào Sài G̣n giữ gần y nguyên ban giám hiệu và tổ chức riêng. Từ Hà Nội vào, Chu Văn An tiếp tục tại cơ sở cạnh Petrus Kư. Trưng Vương học chung cơ sở nhưng khác giờ với Gia Long… sau hai ba năm mới ra học ở các cơ sở riêng trước Thảo Cầm Viên. Mấy năm sau nữa th́ học sinh gốc hai miền dần dần pha trộn.

    Chuyện đáng nhớ là năm 1955 học sinh Bắc vào Nam và các bạn gốc miền Nam mở chiến dịch phá bỏ tên đường tiếng Pháp. Nhờ đó mà việc đặt tên đường mới, vốn là việc mất nhiều công sức, đă được Ṭa Đô Chánh Sài G̣n thực hiện trong ṿng khoảng một tháng.

    Về mặt văn hóa và báo chí, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ Bắc vào Nam đă ḥa hợp với đồng nghiệp miền Nam tạo ra sinh khí mới, lối viết và văn phong, sắc thái trong sáng, có sức truyền đạt hơn. Sau một thời gian ngắn người đọc chỉ có thể nhận thấy một số khác biệt ít ỏi giữa bài vở sách báo do các tác giả gốc từ các miền khác nhau viết ra.
    Đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đă lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên sau. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc kịch cải lương cũng gia tăng nhiều.
    Về mặt ăn chơi, sự thay đổi rơ rệt hơn. Ṣng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới, khu mại dâm B́nh Khang bị đóng cửa đầu năm 1955. Giữa năm 1954 cả Sài G̣n h́nh như chỉ có 2 hay 3 tiệm phở Bắc. Chỉ sau vài tháng số tiệm phở tăng đến hàng chục. Các quán cà phê cũng lục tục ra đời cùng với các ngành buôn bán khác. Các xuất gọi là phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim chính ra đời dần dần tiến đến những buổi tŕnh diễn âm nhạc chuyên nghiệp gọi là “nhạc hội” giúp vào việc phổ biến âm nhạc sâu rộng hơn. Trước đó hoạt động âm nhạc chỉ được biết qua các chương tŕnh ca nhạc và các cuộc thi hát, tuyển lựa ca sĩ của các đài phát thanh quốc gia, đài quân đội và đài Pháp Á cùng hai đài Huế và Hà Nội.

    Ngôn ngữ hai miền sau cuộc di cư cũng thay đổi và pha trộn về từ ngữ tuy vẫn giữ những nét độc đáo của từng vùng mà không lai giọng. Điểm đáng lưu ư là sau nhiều năm gia đ́nh gốc gác miền Bắc di cư có con cái đứa th́ nói giọng địa phương (Nam hay Trung), đứa th́ nói giọng Bắc, đứa th́ nói cả hai ba giọng tùy theo môi trưởng xóm giềng và trường học. Nhưng không mấy ai nói lẫn lộn cùng một lúc các giọng khác nhau.


    Về mặt đời sống xă hội, người di cư dần dần và chậm chạp chịu ảnh hưởng bởi lối sống phóng khoáng, chân thật, thẳng thắn của dân miền Nam. Sau một thế hệ, tính nết người Bắc di cư khác hẳn tính nết của đồng hương của họ c̣n ở lại quê nhà. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975 người ta càng thấy điều này rơ rệt hơn khi gặp đợt Bắc Kỳ mới vào Nam.

    Trong đời sống tinh thần, có hai sự kiện đáng nhớ trong thời gian ấy. Một là trước ngày Việt Minh tiếp thu Hà Nội th́ chùa Một Cột, di tích quư báu nhất của Việt Nam bị kẻ vô danh phá bằng chất nổ. Rất may chùa chỉ hư hại một góc. Nghe tin ấy chúng tôi đều hết sức buồn phiền. Hai là giữa lúc nhịp độ di cư đang lên cao th́ Hoàng Dương, em nhạc sĩ Hoàng Trọng cho ra đời ca khúc Hướng Về Hà Nội với lời ca tha thiết “Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi… mái trường phượng vĩ dâng hoa, dáng chiều ủ bóng tiên nga… biết đâu ngày ấy anh về.” Ca khúc này khiến lứa tuổi 18, 19 chúng tôi cảm thấy rơ điều mà các văn thi nhạc sĩ gọi là “tan nát cơi ḷng.”


    Dĩ nhiên trong ngót một triệu người Bắc di cư có đủ mọi thành phần tốt xấu kể cả đầu trộm đuôi cướp, quan lại tham nhũng, trọc phú bất lương, tay sai thực dân và nội tuyến Cộng Sản.
    Nhưng so với số các phần tử tinh hoa của xă hội, số người yêu nước, chuyên viên giỏi các loại, các nhân sĩ, trí thức, chiến sĩ quốc gia chân chính, th́ những phần tử xấu xa nói trên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé.
    Một số người cho rằng người miền Bắc di cư đă là chứng nhân lịch sử khiến đồng bào miền Nam hiểu rơ bản chất của chế độ Cộng Sản. Điều đó có thể đúng một phần nhỏ. Phần quan trọng hơn là chính v́ thực tế những đường lối mà Cộng Sản thi hành tại miền Nam tại nông thôn từ khoảng năm 1961 trở đi. Từ đó họ đă thấy rằng chế độ Cộng Sản đi ngược lại quyền lợi và sự an ḥa của nhân dân ta nhất là giai cấp nghèo khổ ở nông thôn.



    Tôi và các bạn cùng lứa tuổi di cư vào ở miền Nam gần 40 năm tính đến năm 1990 qua di trú sang Hoa Kỳ. Tuy sinh ra trên đất Bắc nhưng chỉ ở Bắc dưới 20 năm trong đó mới biết chuyện đời được dăm ba năm. V́ thế chúng tôi có hai miền quê quán. Quê quán thứ nhất ở miền Bắc c̣n ở trong tim nhiều hơn. Quê quán thứ hai ở miền Nam sau ngày di cư năm 1954 mới thực sự chứa đựng nhiều vui buồn, yêu thương, giận dỗi, vinh quang và tủi nhục v́ trải qua quăng đường đời dài 40 năm với biết bao nhiêu là kỷ niệm.
    Lữ Tuấn
    Posted by Thoi Chinh Chien at 9:06 AM

    1954 - 1975 by Elvis Phuong


  8. #628
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Con Cá Bị Chết Đuối

    http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...rong-khai.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...bonphuong.html

    Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019
    Con Cá Bị Chết Đuối - Vũ Trọng Khải

    " Viết cho Nguyễn Văn Ṭan, Houston, Texas.
    Khi nhớ Bạn tôi cùng dân Cao Nguyên ra đi trong cuộc
    “ Bỏ Phiếu Bằng Chân năm 1975 ”.
    Ngày Ban Mê Thuật thất thủ !!!"


    Một con cá bị chết đuối !!!
    Nghe hơi lạ ?
    Vâng, xin thưa, chết đuối là chết ở trong nước khi người hay vật bị rơi xuống vùng nước sâu mà không biết bơi, chả ai lại đi nói “ CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI” bao giờ !!
    V́ “ NƯỚC ” là môi trường sống của “ CÁ” …
    Chả thế mà ngạn ngũ của Dân Tộc ta, khi ám chỉ kẻ gặp vận may thường nói :
    “ NHƯ CÁ GẶP NƯỚC, NHƯ RỒNG GẶP MÂY”
    Xin Quư Vị vui ḷng đọc tiếp đề người viết được tŕnh bầy rơ ràng hơn.
    <!>

    VÀO TRUYỆN :

    Không biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không c̣n nhớ nữa , nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ư.
    Xin được lên tiếng cảm ơn tác gỉa đă dựng được câu truyện này.

    Truyện kể :
    “ Có một người chuyên thuần hóa rồi nuôi dậy thú hoang, thú dữ…biết hành động, làm tṛ vui khi nghe tiếng người sai khiến, để bán cho các gánh xiệc. Ông ta rất nổi tiếng trong giới làm xiệc, phải nói, ộng ta là một bậc thầy trong việc nuôi, dậy thú làm xiệc.
    Đă nổi tiếng và giầu có nhờ tay nghề, nhưng ông ta có vẻ như chưa hài ḷng với những thành công nuôi dậy thú vật của ông ta.

    Ông ta nghĩ đến cách :

    “ phải làm thế nào để đưa một con cá lên sống trên cạn và phải đi được như động vật hai chân

    Ông ta bắt đầu thực hiện bằng cách “mỗi ngày ông đổ bùn vào hồ nước nuôi cá.”
    Hồ nước bị đặc dần dần theo ngày tháng, con cá ông nuôi cũng mỗi ngày dần dần bị đẩy lên sống trong vũng bùn lơang, lúc nào đầu cá cũng ngẩng cao trên mặt bùn để thở.
    Mỗi lần cho cá ăn, ông ta thường t́m cách làm cho cá phải cất ḿnh cao khỏi mặt bùn, ngóc đầu lên đớp mồi như những lần ông cho mèo hay chó ăn, chúng cũng phải chồm lên vồ mồi.
    Bùn càng ngày càng khô dần, con cá ông nuôi cũng đă quen dần với môi trường sống thay đổi chậm chạp.

    Không biết thời gian nuôi và dậy con cá này mất bao năm tháng ?

    Nhưng nay ông đă thành công.
    Con cá ông nuôi từ bùn loăng, sệt, qua đặc, rồi sau cùng bùn đă trở nên khô cứng, cũng qua cách tập luyện kiên nhẫn của ông, đến nay, cá đă nghe được những tiếng gọi của ông, làm theo những ǵ ông chỉ dậy, và kỳ công hơn cả là con cá ấy đă đi được trên hai cánh đuôi như ḷai động vật hai chân.
    Ông có thể dẫn con cá của ông đi chơi như người ta dẫn chó, mèo đi rạo mát mỗi chiều.
    Rồi có một buổi chiều, như nhiều buổi chiều ông vẫn dẫn cá đi chơi, ai thấy cũng nḥm ngó, chầm trồ thích thú v́ quá lạ.
    Không lạ sao được ! Cá sống trên cạn, lại biết đi nữa !

    Lạ quá đi chứ !!!

    Bất chợt, trời đổ cơn mưa !!!

    Cũng như những người khác, đang giắt chó, mèo, ông phải chạy t́m nơi trú mưa, mải nh́n trời xem cơn mưa bao giờ tạnh, ông cũng quên cả chăm sóc con cá của ḿnh.
    Đến khi trời ngớt mưa, định bước chân đi, ông nh́n lại, thấy con cá của ông không c̣n cột ở đầu dây ông vẫn dẫn nó đi chơi !!!
    Ông vỗi chạy trở lại khu vườn ông vừa dẫn cá đi rong, xem nó lạc đâu mất….
    Ông đi lại đọan đựng ông và cá chạy trú mưa ……


    Chợt một h́nh ảnh làm ông choáng váng, muốn ngă vật ra đất, khi ông nh́n thấy con cá ông nuôi dậy trong bao năm tháng, nay đă CHẾT, Nó CHẾT thật rồi,. nó nằm trương bụng trong một vũng nước chỉ sâu hơn chiều cao của nó.( V́ cá đă biết đi, nên gọi là chiều cao thay v́ chiều dài)

    Con cá đă CHẾT ĐUỐI trong vũng nước sau cơn mưa !!!

    Cuối câu truyện không thấy nói ǵ về người nuôi dậy thú này nữa.

    Chẳng lẽ “ CÁ CHẾT LÀ HẾT TRUYỆN ?”.
    Không, truyện không hết ở đó dù cá đă chết đuối !

    Cá đă chết , chết trong chính môi trường sống nguyên thủy của nó,

    chỉ v́ nó: KHÔNG C̉N BƠI ĐƯỢC NỮA ! NÓ KHÔNG C̉N THÍCH HỢP VỚI CHÍNH MỘI TRƯỜNG SỐNG CỦA NÓ…… CÁ CHẾT ĐUỐI !!!


    LUẬN TRUYỆN :

    So sánh câu truyện “ cá biết đi ” hay “ cá chết đuối ” vào cuộc sống hiện nay của CSVN người ta thấy có nhiều tương đồng khá lư thú !

    Ngày nào, mấy chú cộng sản từ Bắc vào Nam,
    Ngày nào mấy chú cộng sản từ núi rừng về thành phố,
    Ngày nào ? thời đó ! mấy chú cộng sản luôn mấp máy trên môi “ ĐẠP ĐỔNG ĐÀI ”.


    Dân miền Nam, ngây thơ quá, thắc mắc hoài, sao mấy chú cộng sản cứ đ̣i phải “ĐẠP ” cái “ ĐỔNG ĐÀI ”… miền Nam làm ǵ có cái “ ĐỔNG ĐÀI” nào do “ Mỹ Ngụy ” dựng lên đâu ?
    Chỉ có một bức tượng “ THƯƠNG TIẾC ” là quư nhất của dân miền Nam th́ mấy chú cũng đạp đổ rồi c̣n ǵ nữa !!!
    Nhưng cũng chẳng bao lâu, người dân mền Nam, hiền lành, chất phác nhưng dư thông minh để hiểu các chú cộng sản này nói ǵ và muốn ǵ !!!
    - Những chiếc xe đạp cũ dân miền Nam đă gác xó bếp, nay được lau chùi hay sơn lại mới toanh!
    - Những chiếc đồng hồ cũ được đánh bóng lại sáng choang !
    - Những chiếc radio transitor, chạy được cả bằng pin lẫn điện cũng được lau chùi y như mới !

    Một lô các lọai chợ này được thành h́nh tại SaiGon và những tỉnh thành miền Nam, sau những ngày các chú cộng sản đổi tiền, đánh tư sản…. dân miền Nam trắng hai tay, c̣n lại cái khố che thân là may rồi !
    Nơi ấy, nơi những cái chợ bất đắc dĩ thành h́nh, Nam Bắc gặp nhau !
    Nơi ấy, Quốc Cộng gặp nhau !
    thay tiếng sung bằng những trận cười vang dội !
    Nhiều nụ cười ra nước mắt chung quanh cái “ĐẠP ĐỔNG ĐÀI ”,
    ( thế ra các chú cộng sản đă biết đến “ 3 D ” từ những ngày tháng đó ! )
    Nó cười vang, nó cười ra nước mắt v́ kẻ bán người mua cùng chung một Dân Tộc, cùng chung một ngôn ngữ mà chẳng hiểu được nhau !!!
    Nhiều trận cười vang chung quanh “ CÁI ĐỔNG BA TAY , HAI CỬA SỔ ” …trước những khuôn mặt ngây ngô của núi rừng.
    Nhưng rồi cuối cùng, Bắc Nam cũng hiểu nhau….
    Rồi từ đó các chú được dân miền Nam tặng hai chữ “ CÁN NGỐ ”
    Đó là những ngày sống xa núi rừng của các chú cán ngố, như cá tập sống trong môi trường từ nước lỏng đến bùn khô cứng…. để tập làm người !!!

    Truyện ấy xưa rồi !!! Nói làm chi nữa !!!
    Nó hết NGỐ rồi , Nó vượt xa người luôn rồi !!!
    Chuyện ngày nay khác xưa nhiều lắm !!!
    Các chú cán ngố ngày nay quên béng ba chữ “ ĐẠP ĐỔNG ĐÀI ” !!!
    Ngày nay, bụng các chú phệ xuống, cổ có nọng vài ba ngấn, mặt phẹt ra …đạp xe đạp sao nổi, Peugeot, Durat các chú cho vào sọt rác, thay vào đó con của các chú chơi những chiếc “ xe khủng ” trị giá bạc triêu đô la Mỹ !!!
    Những chiếc “ xe khủng ”này được các chú lôi lên từ những mảnh ruộng, mảnh vườn hay cả trong khu nghĩa trang khi các chú lấy quyền “ thu lại đất đai ” của Dân !!!
    Đổng th́ các chú chê Seiko các chú cũng chả thèm longines, rolex… chả thấy chú nào nói đến cái ǵ là “ ba tay, hai cửa sổ ” nữa …
    Đài ! th́ ôi thôi, bây giờ được thay bằng Apple vàng, nạm kim cương, trị giá “ vài chục vé xanh ” các chú mới chịu rờ tay !....

    Các chú như con cá biết đi trong cậu truyện kể trên đấy !
    Các chú là những con vật trong gánh xiệc của tụi Ba Tàu đấy !
    Nhưng các chú c̣n thua con vật trong gánh xiệc v́ các chú không biết nghe tiếng người !!!


    - Ngày xưa khi các chú từ Bắc vào Nam, các chú từ rừng núi xuống đồng bằng, mặt các chú ngây ngô, ngờ ngệch trước TIẾNG NÓI của NGƯỜI.
    - Ngày nay MẶT CÁC CHÚ CỨ LẠNH NHƯ TIỀN trước TIẾNG KHÓC CỦA NGƯỜI.


    Tiếng khóc vang lên trong ḷng Dân Tộc các Chú, nhưng các chú không nghe thấy hay v́ không hiểu tiếng người hay các chú c̣n phải khom lưng làm con vật trong gánh xiệc của bọn giặc phương Bắc !
    Thầy nào dậy các chú khi ra ng̣ai tuyên bố Biển Đông của Quốc Tổ gọi là Biển Nam Trung Hoa ?
    Thầy nào dậy cho các chú “ cắt đất” dâng biển cho ngọai bang ?
    Thầy nào dậy cho các chú cướp đất của dân để làm nhà to cửa rộng ?
    Thầy nào dậy cho các chú biết bỏ ĐẠP đi “ XE KHỦNG ” ?
    Thầy nào dậy cho các chú bước chân ngênh ngang đạp trên mặt, trên lưng đồng bào ?
    Thầy nào dậy cho các chú biết bỏ ĐỔNG chơi APPLE ?
    Thầy nào dậy cho các chú…………………………………………. ?


    CHẲNG CÓ THẦY NÀO DẬY CÁC CHÚ NHƯ THẾ CẢ !!!
    CHÍNH L̉NG THAM VÔ ĐÁY TRONG CÁC CHÚ DẬY CÁC CHÚ ĐÓ THÔI.


    Như ngày nào, “ CON CÁ BIẾT ĐI ” chết đuối trong chính môi trường sống nguyên thủy của nó là “ NƯỚC ” ….

    Th́ cũng có một ngày, các chú sẽ “ CHẾT TRONG L̉NG DÂN TỘC ”
    Là nơi đă sinh ra và nuôi dưỡng các chú lớn lên….

    - Các chú sẽ chết v́ tội : PHẢN BỘI QUỐC TỔ.
    - Các chú sẽ chết v́ tội : BUÔN DÂN BÁN NƯỚC.
    - Các Chú có quá nhiều tội, MÀ TỘI NẶNG NHẤT LÀ :
    “ TỘI CÁC CHÚ KHÔNG BIẾT NGHE TIẾNG NGƯỜI !!! ”

    Thời VÀNG SON của các chú, một đời làm con vật trong gánh xiệc của bọn GIẶC PHƯƠNG BẮC như hôm nay….Sẽ biến mất trong một ngày không xa.


    Vũ Trọng Khải

  9. #629
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    TỘI ĐỒ HAY CÔNG TRẠNG?
    http://batkhuat.net/bl-toido-haycongtrang.htm
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...pbatkhuat.html

    TỘI ĐỒ HAY CÔNG TRẠNG?
    Đă hơn 40 năm qua khi các anh cho rằng: non sông đă quy về một mối, chẳng biết lập công lập trạng ǵ lớn lao cho đất nước, đội đá vá giời như Bà Nữ Oa trong thần thoại. Có làm được cho đất nước thái b́nh thịnh trị, sơn hà xă tắc được an ninh trù phú. Dân chúng trong nước được no cơm ấm áo nhà nhà người người an vui, đất nước hùng cường. Các anh đă làm được ǵ?

    Tưởng rằng với chiêu bài " Chống Mỹ cứu nước " các anh kêu gọi cả nước " đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào ". Với chiêu bài giải phóng miền Nam khỏi ách cùm kẹp của Mỹ - Ngụy. Các anh đă làm được ǵ hay đang là một đất nước đang trù phú, văn minh, đầy đủ, các anh ào vào ăn cướp: " vội - vàng - vào - vơ - vét- về " để một nửa đất nước đang từ lúa gạo dư thừa phải ăn độn, đói khát rách rưới đời sống người dân trở nên cùng cực. Ngăn sông cấm chợ như thời chiến quốc, sứ quân. Đồ đạc từ mồ hôi nước mắt ḿnh làm ra mà cứ như đồ ăn cắp. Kẻ chiến thắng có quyền thổ phỉ rất ư hợp pháp. Tưởng chỉ có trong miền Nam thôi nhưng không ngờ miền Bắc cũng không ngoại lệ.

    Đất nước tan hoang, làn sóng người bỏ nước ra đi nườm nượp bất kể sống chết, cướp bóc, hải tặc, hăm hiếp, đắm tàu..... Có người c̣n ví " Cột đèn mà đi được nó cũng bỏ nước ra đi ". Biết bao nhiêu thảm cảnh thê thảm đến với con dân thanh niên trai tráng khắp cả nước. Thanh niên bị nướng trong hai cuộc chiến : biên giới Việt - Trung và Campuchia.

    Các anh đă làm được ǵ cho đất nước sau chiến tranh. Xây dựng hay phá hoại thổ phỉ? Giáo dục hay dạy con người ta căm thù, nền giáo dục băng hoại? Nền đạo đức kể như trở lại thời ăn lông ở lỗ.....
    Trong thâm tâm tận đáy ḷng, các anh cũng thừa biết là ḿnh chẳng làm được bất cứ điều ǵ ích quốc lợi dân. Trái lại c̣n phá hại đất nước về nhiều phương diện. Không thể kể hết ra đây nhưng cũng đă có nhiều người vạch những tệ hại, sai lầm, gian manh, lừa đảo của các anh từ lâu rồi.

    Ấy thế mà hàng năm các anh vẫn cứ mũ măng cân đai hẹn ḥ xúm nhau lại ĂN MÀY DĨ VĂNG những tưởng ḿnh là những vị khai quốc công thần chẳng bằng. Hay chí ít các anh cũng tự bảo nhau ḿnh đă có công đuổi Mỹ lật nhào Ngụy. Các anh chính là những anh hùng thời đại. Tổ quốc đất nước phải ghi nhận công lao các anh đă v́ lẽ đó mà rước kẻ thù truyền kiếp vào dày mả tổ dân tộc tiếp tục làm nô lệ cho chúng theo vết xe đổ của tổ tiên ngàn năm trước cũng vẫn là các anh
    Thật chua chát cay đắng cho đất nước nhỏ bé này. Không biết c̣n bị đọa đày đến bao giờ.
    Các anh nên nhớ dân tộc chúng ta tuy nhỏ bé nhưng tinh thần bất khuất rất kiên cường. Ḷng yêu nước tuy bị lợi lụng, lạm dụng sai lạc một thời gian nhưng không phải măi măi đâu. Dân tộc này không dễ khuất phục đâu. Thời gian sẽ trả lời.


    MƯA NGUỒN.

    Không có ḥa giải ḥa hợp được đâu !
    C̣n điều này, ông B/s Trần Mộng Lâm không bao giờ biết, thiên hạ không bao giờ biết .
    Hồ Chí Minh bây giờ đang ở đâu ?
    Karl Marx, Lenin, Mao Trạch Đông, Pham Văn Đồng, Lê Duẫn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, ...
    Tụi này đang ở "thế giới" nào ?
    Riêng Mao Trach Đông và Phạm văn Đồng đang thọ giới phạt riêng lẽ ...Vơ Nguyên Giáp cũng thế.
    Lich sử rồi cũng sẽ giải đáp cho chúng ta .
    Lưu ư rằng Mỹ chưa mở hết, chưa công bố hết các hồ sơ mật nhé ..
    C̣n về phía nhà cầm quyền VC , họ có dám nói sự thật ở đâu !

    Câu 1 : " 'Trói' bây giờ là 'mở' sau này là 'tự buộc' về sau"
    42 năm rồi, bây giờ là "Mở" , và đă mở.
    Câu 2 : "Lúc sống nó đă làm khổ các con, nay nó chết rồi các con gọi nó lên làm chi nữa !"
    ****
    Các anh có công trạng mẹ ǵ ???

    Bài viết của BS Trần Mộng Lâm
    Nói Với Các Cựu Cán Binh Cộng Sản
    BS TRẦN MỘNG LÂM

    Tôi vừa xem một đoạn vidéo trong đó những người cựu sỹ quan, binh lính Miền Bắc huy chương đầy ḿnh lên án CS bán nước.
    Nếu như không thể không đồng ư với các anh trong những lời kết án gay gắt này, th́ tôi cũng rất đau ḷng trước một nhận xét khác.
    Đó là việc các anh nói tới công trạng, xương máu đă bỏ ra trong cuộc chiến vừa qua. Tôi không hiểu các anh nói tới công trạng nào? Nếu các anh đă chảy máu, gẫy xương, thậm chí bỏ ḿnh, th́ cũng bởi các anh gây ra khi cầm súng tấn công người Miền Nam chúng tôi. Người Miền Nam không bao giờ gây chiến, họ chỉ tự vệ mà thôi.
    Nếu các anh nói rằng các anh chống Mỹ cứu nước, th́ mặc nhiên các anh kết án chúng tôi là bán nước cho Mỹ.. Trên 40 năm đă qua, các anh chưa nhận được ra là các anh đă sai hay sao ??? Đă có một cm nào của đất nước về tay người Mỹ hay không?? Trái lại, kể từ khi các anh chiến thắng, bằng những súng đạn Tầu, Nga cung cấp, đất nước đă ra thế nào ??
    Cuộc chiến vừa qua đă tàn. Có người trong bọn các anh vẫn c̣n dùng chữ phe thắng trận một cách kiêu hănh ngầm. Thắng hay thua cái ǵ, cuộc chiến tranh vừa qua chỉ là một vết nhơ không bao giờ bôi xóa được. quên nó đi là giải pháp hay nhất.
    Trước hiểm họa mất nước về tay người láng giềng Trung Cộng, nếu c̣n lương thiện và ḷng tự trọng, các anh nên nhận tội, nhận sai trái, nhận trách nhiệm. Nếu các anh cứ khư khư cho rằng ḿnh có công trạng, th́ giữa chúng ta, không c̣n ǵ để nói.
    Những người như các anh, đă bị đầu độc bởi những lời tuyên truyền xảo trá, sở trường của người CS, thật hết thuốc chữa.
    V́ lẽ đó, mấy chục năm nay, giữa chúng ta là cả một vực thẳm, không một cây cầu nào có thể bắc qua. Tôi đă xem những vidéo các bản nhạc liên quan đến cuộc chiến vừa qua. Phía bên dưới các vidéo đó, phần ư kiến, chỉ thấy chưởi nhau thậm tệ, tục tĩu.
    Có cần phải làm như vậy hay không, và làm như vậy để làm ǵ ???
    Nếu các anh cứ giữ đảng, giữ thần tượng như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, và nhẩy lên đông đổng khi thần tượng ḿnh bị công kích, th́ quả thật là hết thuốc chữa. Họ là những kẻ thù ngồi ngay sau lưng mà chúng ta không biết, và ngày nay c̣n biết bao nhiêu ả Mỵ Châu đang giải lông ngỗng cho quân thù đến giết cha.
    Cuộc chiến vừa qua chỉ có một công dụng là mở cửa cho Tầu Cộng thôn tính Việt Nam.
    Cuộc chiến vừa qua chỉ có một kết quả là chia rẽ dân tộc và đưa lại cho người dân một đời sống tối tăm và không có tương lai. Dĩ nhiên có một số đảng viên và phe cánh của họ ăn trên ngồi chốc, tham nhũng và có cả tỷ đô la gửi ra ngoại quốc, nhưng số người đó là bao trong khi dân Việt lên đến hơn 90 triệu, và hàng ngày, không phải đi đâu xa, chỉ cần nh́n ra hè phố xem người dân sinh sống ra sao..
    Vậy th́ đă đến lúc phải đặt dấu chấm trên chữ I cho nó rơ ràng :
    1-Bài Học Số một : Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước, có tội với dân tộc, với đất nước.
    2-Bài học số 2 : Quân đội nhân dân (Cộng Sản) trong đó có các anh là công cụ của Đảng Cộng Sản có tội với dân tộc, với đất nước.
    3- Bài học số 3 : Trung Cộng là kẻ thù của Việt Nam, chúng chỉ có một mục tiêu duy nhất thôn tính Việt Nam.
    Nếu ít năm nữa, nước Việt Nam biến thành một ngôi sao nhỏ trên lá cờ của Trung Cộng, th́ chỉ tại các anh.
    Formosa hiện diện tại Miền Trung, cũng như những Công Ty Trung Cộng đang tàn phá miền Cao Nguyên, cũng chỉ tại các anh.
    Các anh nói tới công trạng, các anh có công trạng mẹ ǵ ???


    Trần Mộng Lâm

    Giải Ảo Thời Sự 190710 - Phần 2: Từ Marx đến Lenin và Mao-Tập


    Giải Ảo Thời Sự 190711 - Phần 2: Từ Marx đến Lenin

  10. #630
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    TOÀN BỘ LĂNH THỔ VIỆT NAM ĐĂ AN BÀI !!!
    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...am-an-bai.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...am-an-bai.html

    Thursday, June 15, 2017
    TOÀN BỘ LĂNH THỔ VIỆT NAM ĐĂ AN BÀI !!!


    (Bài viết của một Kỹ sư trong nước)

    Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn:
    - Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?
    Hắn cười: - Chắc là chưa đến 3 ngày!
    Tôi ngạc nhiên: - Sao chết nhanh vậy?
    Hắn lại cười: - Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại ǵ chết cho ai?!
    - Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?
    - Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!
    Tôi thắc mắc: - Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?
    - Ừ, nhưng sĩ quan lại biết ḿnh toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết th́ ḿnh chịu, thắng th́ là chiến công của sếp, tội ǵ chết thế!
    Chúng tôi cười x̣a, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, v́ ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.

    Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài g̣n đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:
    - Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan c̣n được kéo dài phép…
    - Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?
    - Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đ́nh họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!
    - Thế họ có ăn chung với các cháu không?
    - Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.
    - Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?
    - Chúng cháu được 35 ngàn đ/ngày. Thế là cao đấy chú ạ, v́ chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đ/ngày thôi…
    - Sao lại 28 ngàn thôi?!
    Tôi xót xa nhẩm tính: lính của ḿnh (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 ngh́n đ/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 ngh́n/ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài g̣n, thế mà chiến sĩ của ta…
    Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ư của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi th́ lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên. Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lănh thổ.

    Xin kể câu chuyện thứ ba.
    Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch-thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).
    Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đă bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên pḥng gần ra đến Cực Đông đă bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là t́nh trạng của hàng loạt đồn biên pḥng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Ḥa và Tuy ḥa): họ đă rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bờ biển nữa.
    Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đă có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên pḥng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!


    Câu chuyện thứ tư.
    Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công tŕnh lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ v́ giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiều năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm ǵ được. Khi họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những ǵ.
    Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sẵn sàng…

    Câu chuyện thứ năm.
    Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đă phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà…
    Gặp nó tôi bảo:
    - Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!
    Nó cười khẩy:
    - Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đă!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh:
    - A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường mà…
    Tôi nhăn mặt nghĩ:
    “Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của ḿnh, v́ chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…” - rồi phán tiếp:
    - Mày c̣n một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công ḿnh lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quân c̣n cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu băi chấy rồi; công chúng mày to quá!
    Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm:
    - Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó c̣n không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!
    (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuê nó làm đường lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).

    Và câu chuyện cuối cùng.
    Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường HCM mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi:
    - Bố, sao ḿnh làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi th́ làm ǵ vậy?
    Tôi thở dài chua chát:
    - Bố chịu!
    Chả lẽ nói ra ư nghĩ thật của ḿnh:
    “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và khống chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?
    Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai:
    - Con ơi, hăy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hăy học tiếng Tàu! Nước ḿnh sắp thay quốc ngữ rồi!**
    Vâng, ư của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đă chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngơ Lănh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu th́ rất bạc nhược rồi, cảnh giác th́… chĩa súng vào dân rồi.
    Các “chiến sĩ” Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!
    Đất nước này dường như đă có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?

    Chỉ c̣n một điều:
    Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không???!!!
    ** đúng theo ước muốn, sách lược của đa số người Việt khá giả trong nước (?!)
    ---------------------------
    Lời tiên tri của Ngô Đ́nh Nhu:
    “...Nếu nền Đệ Nhất Cộng Ḥa sụp đổ, chẳng bao lâu Miền Nam sẽ mất về tay Bắc Việt. Nếu Miền Nam mất về tay Bắc Việt, th́ cả Việt Nam sớm muộn ǵ cũng sẽ rơi vào tay Trung Cộng...

    ĐML chuyển
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 10:56 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •