Page 72 of 94 FirstFirst ... 226268697071727374757682 ... LastLast
Results 711 to 720 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #711
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ

    https://cdhanqk.com/index.php/menu-t...-v-tra-ca-a-ma
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...tro-thanh.html

    Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ
    Chi tiết
    Chuyên mục: Truyện hay
    Được đăng: 02 Tháng 5 2016

    Trà Mi-VOA

    Ḿnh luôn cảm động trước những người Việt tài năng, mà số phận không may mắn nhưng họ đă can đảm đứng lên bằng đôi chân và lớn lên bằng trí tuệ của chính họ. Những tấm gương lao động đó, dạy ḿnh rất nhiều. Và ḿnh tin rằng, dạy được rất nhiều người Việt khác trong chúng ta.


    Ts Phạm Đại Khánh
    Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên. Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đại Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

    Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO v́ bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

    Ư chí kiên tŕ và những nỗ lực không ngừng đă mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về thành tựu dân sự, Giải kỹ sư Không quân xuất sắc, Bài nghiên cứu xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê b́nh trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Pḥng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc pḥng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc pḥng Hoa Kỳ..v..v..

    Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đại Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.

    Khánh: Khi đến Mỹ, tôi đều bỡ ngỡ về mọi sự: văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đ́nh là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu, nhưng ḿnh cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Ḿnh làm 2-3 tiếng/ngày, và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, ḿnh được học bổng. Ḿnh biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.
    Trà Mi: Với những cái giá đă trả để có được vị trí hôm nay, nh́n lại, anh nghiệm ra cho ḿnh điều ǵ?

    Khánh: Tôi nghĩ ḿnh lúc nào cũng nên làm việc chăm chỉ, không được hài ḷng với những ǵ đạt được, và con đường đó lúc nào cũng đ̣i hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như v́ công việc, thời gian của tôi dành cho gia đ́nh đă bị ít đi.
    Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực, và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?

    Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. C̣n lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính ḿnh tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn th́ phải biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với chúng một cách tích cực. Làm sao để vượt qua và t́m phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đ́nh.
    Trà Mi: Nếu đặt tất cả những bí quyết thành công anh vừa kể vào môi trường ở Việt Nam, anh nghĩ đích đến của ḿnh có giống ngày hôm nay không?

    Khánh: Chị hỏi một câu rất sát thực tế. Những tố chất về nỗ lực, ham học, sự giúp đỡ của những người xung quanh th́ ở trong hay ngoài nước ḿnh đều có được, nhưng môi trường nuôi nấng nghiên cứu và các chính sách hay những khuyến khích từ các cơ quan, hội đồng khoa học rất quan trọng. Có thể trong nước đang dần dần có môi trường này nhiều hơn so với những năm trước, nhưng những điều kiện đó không thể nào bằng được bên Mỹ này.
    Trà Mi: Có nhiều con đường để thành công, v́ sao anh chọn theo đuổi con đường khoa học đầy cam go đ̣i hỏi rất nhiều kỳ công và chất xám để tiến thân?

    Khánh: Lĩnh vực khoa học luôn năng động, thay đổi, biến động nên tôi muốn đóng góp một phần nào đó cho hướng đi này.
    Trà Mi: Thành tựu hôm nay đạt được trên đất Mỹ có ư nghĩa thế nào đối với anh, một người tỵ nạn gốc Việt?

    Khánh: Tôi vẫn luôn tự hào ḿnh là người Việt Nam và đề ra mục tiêu dài hạn là hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu sáng tạo do người Việt đứng đầu hoặc các chuyên gia người Việt ở đây.
    Trà Mi: V́ sao mục tiêu đó chỉ mới giới hạn ở cộng đồng người Việt ở Mỹ? Anh có bao giờ nghĩ tới ḿnh có thể làm ǵ để đóng góp, giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh chăng?

    Khánh: Câu hỏi này tương đối rất khó. Bất kỳ thể chế nào muốn thu hút nhân tài về giúp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đất nước trân trọng sự phát triển về khoa học, thúc đẩy và động viên tinh thần nghiên cứu khoa học th́ ai cũng muốn về giúp đỡ cả. Hiện nay, tôi biết vài nhân tài người Việt bên này đang hợp tác với các cơ quan hữu trách ở Việt Nam để nâng cấp giáo dục đại học. Nhân tài người Việt ở nước ngoài đang dần dần trở về hợp tác và giúp đỡ phát triển kinh tế trong nước. Tôi nghĩ nếu môi trường và các điều kiện trong nước thích hợp với các nhân tài bên này và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng và lương bổng gần gần với bên này th́ dần dần họ sẽ trở về thôi.
    Trà Mi: Theo ư kiến của Tiến sĩ, học vấn cao và vị trí lănh đạo có phải là thước đo chính xác về sự thành công của người trẻ hay không?

    Khánh: Tôi nghĩ học vấn vẫn là một công cụ nhiều tiềm năng. Về tinh thần lănh đạo, đối với giới trẻ, nếu ḿnh có vị trí cao trong một cơ quan hay tổ chức nào đó, ḿnh nên truyền đạt tinh thần đóng góp tích cực và tinh thần tự nguyện. Tinh thần lănh đạo và học vấn, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau.
    Trà Mi: Một lời khuyên cho các bạn trẻ ngưỡng mộ thành quả anh đạt được, anh sẽ nói ǵ?

    Khánh: Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một lời khuyên đơn giản thôi, đó là phải luôn luôn làm việc tích cực, ham học và hướng tới. Đây là những bí quyết đă giúp tôi thành công. Và ḿnh cũng không nên quên nguồn gốc gia đ́nh của ḿnh và bản thân ḿnh là ai.
    Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến sĩ Khánh rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

    Phụ Lục:

    Nguyễn Xuân Vinh

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Xuân_Vinh
    Sách của Nguyễn Xuân Vinh
    https://academictree.org/physics/pub...php?pid=378299

  2. #712
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Câu chuyện lương tri với người Việt

    https://cdhanqk.com/index.php/menu-t...i-ng-a-i-via-t
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...guoi-viet.html

    Được đăng: 18 Tháng 7 2016
    Câu chuyện lương tri với người Việt
    Sưu tầm

    ***
    Đến Nhật Bản từ năm 1968, đến nay ông Phúc đă trở thành một doanh nhân thành đạt nhờ chế tạo thành công máy hỗ trợ hô hấp, cứu sống hàng triệu trẻ em sinh thiếu tháng trên thế giới.

    Năm 1984, ông Phúc thành lập Công ty sản xuất thiết bị y tế Metran (thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama, Nhật Bản) chuyên sản xuất máy hỗ trợ hô hấp. Trải qua hơn 20 năm phát triển, máy thở cao tần số do công ty ông Phúc chế tạo được sử dụng trong hơn 90% pḥng điều trị dành cho trẻ sơ sinh tại Nhật, cứu được tính mạng của nhiều trẻ sinh non hoặc thiếu cân. Máy này cũng đang được sử dụng tại 25 quốc gia và vùng lănh thổ khác.


    Ông Nguyễn Ngọc Phúc, doanh nhân gốc Việt thành công nhờ chế tạo máy hỗ trợ hô hấp.

    Công ty của ông chỉ có 38 nhân viên, song đă cung cấp hàng triệu chiếc máy hỗ trợ hô hấp ra thị trường. Mỗi máy hô hấp nhân tạo có gắn ống thở, màn ảnh ghi số và t́nh trạng hô hấp của bệnh nhân. Máy hô hấp nhân tạo của công ty chế tạo rất đặc biệt, được đánh giá cao về chỉ số an toàn.

    Ông Phúc cho biết, những máy hô hấp thông thường dùng áp lực để dẫn khí vào phổi để bệnh nhân thở được. Những trẻ sinh non, phổi chưa phát triển đầy đủ nên phương pháp dùng áp lực này có thể khiến phổi bị tổn thương. Một cách khác là dùng áp lực không khí thấp như dùng oxy nồng độ cao. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mù mắt.

    Máy hô hấp nhân tạo do ông sản xuất, sử dụng một động cơ tạo ra những dao động giống như sóng trong không khí với tần số khoảng 900 lần một phút. Điều này giúp không khí khuếch tán vào trong phổi một cách tự nhiên. Nhờ đó, sẽ giảm nguy cơ để lại di chứng cho trẻ.

    "Việc chữa cho một bệnh nhân có thể ra viện đó là thành công. Đối với tôi, đứa trẻ đó c̣n nguyên cả một cuộc đời dài của nó. Nếu bị di chứng, nó có thể phải sống khổ sở cuộc đời c̣n lại. Cái đó khiến tôi miệt mài nghiên cứu dùng phương pháp làm sao để nó không bị di chứng, chữa làm sao để những đứa trẻ được sống cuộc đời hạnh phúc về sau. Đó mới thực sự là thành công", ông Phúc bày tỏ.

    Ông Phúc sinh tại Huế và đến Nhật năm 1968. Lúc đó, Việt Nam c̣n bị chia cắt bởi chiến tranh, ông từ miền Nam đi du học Nhật Bản. Mục tiêu của ông là học xong sẽ quay về làm ăn ở Việt Nam. Khi vào đại học, ông chọn ngành hóa. Nhờ cha mẹ làm ăn khấm khá, ông Phúc được chu cấp đầy đủ, nên bước đầu việc du học có cuộc sống thoải mái. Thế nhưng không bao lâu, công việc làm ăn của cha mẹ ông thất bại, ông chủ động nói với cha mẹ không phải gửi tiền cho ḿnh nữa và tự đi làm những công việc ngoài giờ để kiếm sống.

    Ông trải qua đủ các công việc làm thêm ở quán cà phê, bán bánh kẹo, công nhân xây dựng, tiệm hớt tóc. "Đó là một cái điều không may nhưng nhờ tự lập tôi lại biết được xă hội Nhật nhiều hơn các du học sinh khác. Khi đi làm, tôi đă ḥa ḿnh vào nhịp sống thực sự của người Nhật. Năm thứ 3 đại học tôi đă biết tự kinh doanh riêng", ông kể.

    Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Phúc làm cho một công ty sản xuất thiết bị y tế. Ông kết hôn với một phụ nữ Nhật và có một đứa con. Khi đó, vợ chồng ông đă chuẩn bị trở về Việt Nam để bắt đầu công việc kinh doanh. Tuy nhiên, một vài kế hoạch thay đổi bởi t́nh h́nh ở Việt Nam, ông Phúc đă quyết tâm ở lại Nhật.

    Chuyện nghiên cứu, chế tạo máy hô hấp nhân tạo đến với ông khá t́nh cờ. Thời đó, các bệnh viện Nhật Bản dùng các máy hô hấp nhận tạo do nước ngoài sản xuất. Ông Phúc đọc rất nhiều luận văn nước ngoài liên quan đến máy hô hấp nhân tạo. Trong đó, ông phát hiện một luận văn đề ra phương pháp mới trái ngược với những quan niệm trước trong ngành y.
    Ông quyết tâm chế tạo máy hô hấp này và nhờ khoa y của một trường đại học tại Nhật giúp đỡ để thực hành. Ông học hỏi mọi điều từ cơ cấu hô hấp cho đến nhu cầu chữa trị của bệnh viện.

    Năm 1984, vợ chồng ông Phúc thành lập công ty hiện này và hoàn thành máy hô hấp nhân tạo cao tần số. Cũng trong năm đó, Viện nghiên cứu y tế của Mỹ tổ chức cuộc thi về các ḷ máy hô hấp nhân tạo dành cho trẻ sơ sinh và máy của ông Phúc đạt giải tối ưu. Sau đó, viện nghiên cứu này đă đặt mua 85 máy.

    Công ty của ông Phúc đi tiên phong trong ngành chế tạo máy hô hấp nhân tạo của Nhật Bản và hiện đă trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh này. Công ty ông đă đoạt nhiều giải thưởng sáng tạo và được Nhật Hoàng đến thăm năm 2012.

    "Tôi không thể tưởng tượng được, công ty nhỏ, người giám đốc lại đến từ Việt Nam mà được vinh dự đón Nhật Hoàng tới thăm và khen ngợi v́ đă cứu được nhiều trẻ em trên thế giới", ông Phúc tự hào.

    Năm 2014, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch của công ty. Hiện ông đang truyền đạt lại toàn bộ bí quyết kinh doanh và các mối quan hệ cho vị giám đốc mới người Nhật.

    "Chủ tịch Phúc là một nhà phát minh, dù vấn đề có khó đến đâu ông luôn cho rằng vẫn sẽ có cách giải quyết mà người ta chưa t́m ra. Ông không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi t́m ra giải pháp mới thôi. Ông góp ư tích cực cho các nhân viên, không bao giờ phiền trách dù nhân viên đó làm sai",
    vị giám đốc công ty cho hay.

    Khi công việc áp lực, ông Phúc chọn cách đi du lịch, chụp ảnh thiên nhiên và chơi với các cháu nội của ḿnh. Năm 2012, ông Phúc lập cơ sở tại Việt Nam nhằm đào tạo và tuyển dụng nhân sự viết phần mềm và chế tạo máy hô hấp. Ông muốn chuyển giao cho Việt bí quyết chế tạo cũng như triết lư kinh doanh.

    "Tôi muốn truyền đạt lại bí quyết cho Việt Nam v́ tôi sinh ra ở đây và trưởng thành, học hỏi ở Nhật Bản. Tôi muốn trả ơn cho đất nước Nhật Bản và Việt Nam", ông Phúc chia sẻ.

    Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông Phúc cho rằng cần phải cố làm một việc thật tốt, có ư chí mạnh mẽ, sự khiêm tốn, theo đuổi đến cùng con đường ḿnh đă chọn.

  3. #713
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    CÔ GÁI GỐC VIỆT VÀ BÍ MẬT KIM TỰ THÁP KHEOPS

    https://bencublog.wordpress.com/2018...u-thap-kheops/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...at-kim-tu.html

    CÔ GÁI GỐC VIỆT VÀ BÍ MẬT KIM TỰ THÁP KHEOPS
    January 7, 2018
    Phạm Cao Phong


    Florence Trần là đạo diễn phim tài liệu “Kim tự tháp Kheops, những khám phá nhiệm mầu” vừa công chiếu tại Pháp ngày 28/11.

    Bộ phim thu hút 1,4 triệu khán giả của Đài truyền h́nh ”France 5”.

    Florence thuật lại con đường khám phá bí mật tầm cỡ nhất kể từ 1000 năm trở lại đây:

    Bộ phim của cô gái gốc Việt Florence Trần được đánh giá là sự kiện 2017
    “Em với Ai Cập và với những Kim Tự Tháp như con đường tuân theo một mệnh thức ma thuật. Lần đầu vào năm 2002. Dự tính cũng chỉ một vài tháng, kết cục cũng ba năm.
    Thoạt đầu, nh́n thấy những Kim Tự Tháp, em choáng ngợp trước tầm cỡ khổng lồ của chúng. Và tự hỏi, niềm tin lạ thường nào thúc đẩy họ tạo nên những ngọn núi đá khổng lồ như vậy?


    Nhóm làm phim cùng Florence Trần
    Em mong muốn bước lên con tàu của thời gian để t́m hiểu họ đă sáng tạo ra chúng như thế nào. Thâm tâm, em thích thú cách người Ai Cập cổ đại nh́n nhận thế giới, nghi thức tôn giáo của họ, nỗi ám ảnh một thế giới tồn tại sau cuộc sống và cuộc t́m kiếm điên cuồng về sự bất tử.
    Anh có nhớ câu phương ngôn cổ của người Ai Cập “Nếu bạn uống nước của ḍng sông Nil dù chỉ một lần, th́ dù có đi rất xa, đi đến phương trời nào, rồi cũng sẽ trở lại bên bờ sông Nil”.


    Kheops là Kim tự tháp lớn nhất c̣n lại cho đến nay, được xây dựng cách đây hơn 4500 năm.
    Kheops hay c̣n được gọi là Khnum-Khufu là vị vua thứ hai của Vương triều thứ tư, ông được coi là chủ nhân của Đại Kim tự tháp ở Giza, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
    Em tự hỏi, phải chăng điều này cũng tương tự với những ai đến quá gần những Kim Tự Tháp. H́nh như có những lực từ tính luôn luôn hút họ trở về với nó.
    Thật nguy hiểm. Cần thận trọng và tránh xa những Kim Tự Tháp. Nó chiếm đoạt quá nhiều không gian của một đời, quá nhiều thời gian của một cuộc sống”.

    Cuộc phiêu lưu ’15 năm ấy, biết bao nhiêu t́nh’, đằng sau tâm sự của ‘Flo’- cách gọi thân mật, như có âm hưởng u hoài.
    V́ vậy tôi không dám khẳng định, ‘Flo’tiếc nuối hay chăng một phần cuộc đời trôi đi trên mảnh đất Ai Cập đầy cát bụi với mầu da cam của sa mạc, bầu trời xanh biếc điểm những ngôi sao lấp lánh về đêm thủ thỉ với những khối Kim Tự Tháp khổng lồ.
    Chính từ những tâm t́nh của những v́ sao, những vụ nổ mặt trời mầu hồng ngọc dội sóng xuống Trái đất mà các nhà khoa học quốc tế khám phá ra tiền đề trên con đường dẫn đến scan qua những khối đá khổng lồ t́m ra những bí mật ẩn c̣n ẩn dấu trong Tháp Kheops sau những khám phá đầu tiên từ năm 987 sau Công nguyên.
    https://i.postimg.cc/Pf0057GH/Kufu.jpg
    Bức tượng bằng ngà voi cao 3 inch vua Kufu được phát hiện năm 1903 tại Abydos hiện trưng bày tại Bảo tàng Cairo đă thôi thúc sự ṭ ṃ t́m hiểu về chủ nhân của Kim Tự Tháp.
    Cũng phải đi ngược lại một bộ phim cũng khác, cũng do Florence làm về đề tài này. Đó là bộ phim ‘Kheops Rélévé’ (Giải mật Kheops), được tŕnh chiếu năm 2008 trên kênh truyền h́nh Pháp ‘France 2’, ‘France5’ và kênh truyền h́nh Nhật Bản NHK.
    Bộ phim 52 phút này kể về kiến trúc sư Pháp Jean Pierre Houdin và con đường ‘rồ dại’ của ông, nhiễm men đam mê nghiên cứu Kim Tự Tháp của người cha để rồi đóng cửa văn pḥng kiến trúc, ngủ trên một chiếc giường gấp trong suốt 5 năm để giải mă công việc xây dựng Kim Tự Tháp. Cuối cùng đă giải mă đầy thuyết phục bài toán dằn vặt giới học thuật từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên kể từ giả thuyết của Herodotus (c-480 đến -425 BC).

    Jean Pierre Houdin bắt đầu từ xuất phát điểm ‘kỳ quặc’. Không trước tiên đi đến đến chạm tay vào những phiến đá của Kheops, mà những vết gắn kết giữa những khối đá nặng 60 tấn khít không để lọt bề dầy của một lưỡi dao cạo.

    Ông ḍ ra con đường các vị Pharaons xây cất nên Kim Tự Tháp trước khi đến Ai cập, giải mật mă tồn tại 4500 năm qua bộ óc của ḿnh, trong studio nhỏ tiện nghi tối thiểu ở Paris. Hệt như một câu chuyện cổ tích.

    Nguyên tắc sử dụng những hạt lượng tử để xây dựng nên nguyên lư scan Kheops
    Và cũng phải kể đến nhà khoa học gốc Việt Bùi Huy Đường (1937-2013), bằng phát kiến và t́m ṭi năm 1986 đă chứng minh Kheops có những khoảng trống chiếm tới 15% dung tích. Viện sĩ hàn lâm khoa học Pháp gốc Việt đă đặt tiêu đề cho việc scan Kheops sau này.
    Những cơn băo cát cuồn cuộn mầu hung đỏ thổi qua Kheops không mảy may làm rung động những sợi tóc của những quan chức Ai Cập. Những yêu cầu khảo sát thêm trong ḷng Kim tự Tháp của nhà bác học gốc Việt đă bị từ chối, đóng băng sau năm 1986.
    Ông ra đi trước lúc được xem bộ phim của ‘Flo’.
    Phải chăng những người Pháp, trong đó có cả Viện sĩ Bùi Huy Đường và Florence Trần đă tước đoạt những sự trọng vọng lẽ ra những quan chức ở Le Caire lẽ ra được hưởng? Nhưng họ đă làm ǵ trong suốt 1000 năm ấy?
    Những thước phim của ‘Flo’ chiếu cảnh tiến sĩ Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng về Di chỉ và Khảo cổ’, ‘Bảo tàng biết đi về Ai Cập cổ đại’, mà h́nh ảnh luôn xuất hiện trên kênh truyền h́nh National Georaphic, đă quăng một câu tỉnh queo trước nỗ lực của đoàn khảo sát quốc tế : ”Ôi dào, vẽ chuyện. Hơn một trăm năm nay, cả giáo sư đại học Harvard có t́m thấy ǵ đâu. Chém gió”.
    https://i.postimg.cc/QCcmt05N/Hawass.jpg
    Công việc xúc tiến trong sự mỉa mai, nghi ngờ của rất nhiều chuyên gia Ai Cập học. Đặc biệt tiến sĩ Dr. Azahi Hawass. Không ai tin trong ḷng Kim tự Tháp c̣n có những bí mật tồn tại đă 1000 năm.
    Và bây giờ khi ba đoàn khảo sát độc lập cùng đi đến một kết quả giống nhau, định vị được một căn hầm bí mật chưa từng được biết đến, dung tích khổng lồ như một chuyên cơ chở khách tồn tại trong Kim Tự Tháp Kheops th́ họ sẽ c̣n phải đợi không biết đến bao lâu nữa những tờ giấy phép để tiến hành bước tiếp theo. Đó là khoan một lỗ đường kính 3cm (không to hơn đường kính một tách cà phê), để luồn camera điện tử vào khảo sát vào vị trí căn hầm. Nhắc lại, Viện sĩ Bùi Huy Đường cũng phải bỏ dở t́m ṭi của ông sau năm 1986.

    Ba đơn vị độc lập của ba nước tiến hành khảo sát riêng biệt để đảm bảo tính khách quan trong việc chụp cắt lớp. Họ đă đi đến kết luận giống nhau.
    Sau giọng nói dịu dàng, nhỏ nhẻ, rụt dè là một nghị lực lớn, kiên nghị đáng khâm phục của cô gái gốc Việt với tuổi đời c̣n trẻ.
    Những tên phim nói hộ con đường sáng tạo phong phú của Florence.
    Đó là bộ phim ‘Hồ Nasser, nước trong trái tim sa mạc’ năm 2014, trong chùm phim ‘Cuộc đời bí ẩn của những hồ nước’ của Đài truyền h́nh Arte, ZDF, Radio Canada.
    https://i.postimg.cc/NjsDs80Y/HoNasser.jpg

    Một phim rất quan trọng ‘Id Wahda, une seule main’ làm chung với Seif Khirfan dẫn chúng ta đến Monastère de St. Catherine, nơi ǵn giữ bản thảo viết bằng tay có chữ kư của nhà Tiên tri Đạo hồi Mahomet. Nội dung bản thảo ghi rơ lời thề của nhà sáng lập Hồi giáo tuyên thệ tôn trọng và bảo vệ tín ngưỡng của người Thiên Chúa giáo.
    Bộ phim năm 2012, cũng về chủ đề Ai Cập ‘Une Arme de choix’ (Vũ khí lựa chọn).
    Bộ phim ”Samahni” (theo tiếng Ai cập – Hăy để tôi được nghe tiếng nói của bạn).
    Chặng đường ‘Flo’ đi làm phim dẫn đến cả hồ Baikal của nước Nga xa xôi, đến Tây Tạng, Bhoutan, những vùng đất heo hút.
    Đó là ”Sáu tháng trong căn lều bên hồ Baikal”, 2010/2011 (Đài truyền h́nh Bo Travail, France 5, Voyage).
    Phim ”Ngọn núi diệu kỳ, trên những nẻo đường dẫn đến Kailash”, 2010/2011 (Đài truyền h́nh Sombrero&Co, France 5, Voyage).
    Với phim này Florence nhận giải đặc biệt của ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Dijon 2011, dành cho thực hiện và kỹ thuật Liên hoan phim du kư Val d’Issère 2012.
    Bộ phim ”Theo vết chân Tintin tại Tibet”, 2009/2010 (Gédéon Programmes, ARTE), Florence nhận giải đặc biệt của Ban Giám khảo quốc tế Diablerets Thụy sĩ.
    Một phim trong chùm phim về Tây tạng của Florence là ”Vũ điệu thiên đường Bhoutan”.

    Đội ngũ các nhà khoa học quốc tế trong chương tŕnh “Scan Pyramids”. Florence Trần, cô gái Pháp gốc Việt, là phụ nữ duy nhất.

    Từ Tibet (TâyTạng) đến ḍng Cửu Long?

    Tôi gặp lại ‘Flo’ trong một buổi điểm sách tại nhà chị Loan de Fontbrun, tác giả nhiều cuốn sách về mỹ thuật và nhiếp ảnh xưa về Việt Nam, cũng như bàn bạc với chị về ấp ủ những cuốn sách sắp tới về Hà Nội và Huế. Do vô t́nh chuyện tṛ với tác giả vừa ra một tác phẩm mới về Sài Ṣn, tôi đă làm cả một nhóm phải ngồi đợi cơm gần một tiếng đồng hồ. Để chuộc lỗi vô duyên, tôi mời lại bạn bè đến nhà riêng, làm những món Việt nam mà ‘Flo’ vẫn nói ”sống không thể thiếu’, đồng thời nghe dịch giả Nghiêm Xuân Tuấn tâm sự về công việc cho ra mắt những tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, ”Thuyền trưởng và chim bói cá”, ”Chuyện kể năm hai ngh́n” chuyển dịch sang tiếng Pháp. Một nhà văn Việt Nam mà theo dịch giả th́ tài năng không thua kém ǵ giải Nobel Trung hoa Mạc Ngôn.
    https://i.postimg.cc/C1qHPmcC/unnamed-12.jpg

    Cha Florence là người Việt, sang học kỹ sư tin học tại Pháp từ năm 1955, chưa lần nào trở lại Việt Nam. Florence cũng chỉ mới về Việt nam năm 2003. Khi kể về lần về Việt Nam hiếm hoi ấy vẫn pha những hồi ức về Ai Cập ”em cũng chỉ quanh quẩn quanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng hùng vĩ như đồng bằng sông Nil”. Cũng một ngại ngần nữa là ‘Flo’ không thạo tiếng Việt, mẹ chị người Pháp, nên dễ hiểu Florence nói tiếng mẹ đẻ, khi về phải va chạm với những giễu cợt, châm chọc không phải là những kỷ niệm dễ chịu.
    Tôi kể cho ‘Flo’ những khám phá về Phú Yên, nơi c̣n ǵn giữ cuốn sách của Alexandre de Rhodes, hay về ngôi mộ của một giáo sĩ Pháp trong nhà thờ Mằng Lăng mà ngay cô hướng dẫn viên xinh xắn Thiên Thi cũng không biết đấy là nơi gửi thân của người xưa mà dẫm chân lên phiến đá, để rồi hoảng hốt lùi lại sau lời dịch bia nghi bằng tiếng Pháp của tôi. Những clips video ghi lại ghềnh đá đĩa mà cột đá đen khổng lồ trồi lên từ những phun trào núi lửa cả triệu triệu năm trước ở Phú Yên như bó cọc khổng lồ trên sông Bạch Đằng thời chống giặc thế kỷ 13.

    https://i.postimg.cc/FzXb236M/DaDia.jpg
    Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên
    H́nh như chúng tôi đă ‘dại dột’ gieo vào mắt ‘Flo’ những tia lửa của đam mê khám phá lại miền đất tổ mà người cha đă để lại phía sau và em sẽ lại mất ‘không gian của một đời, thời gian của một cuộc sống’?
    ‘Flo’ nói với tôi: ”Em đi Australia về rồi gặp anh ở Việt nam nhé?”.
    Mong em cũng sẽ nói bằng ngôn ngữ điện ảnh ”Ai một lần uống nước ḍng Cửu Long, th́ đi đâu, về đâu, cũng về lại với ḍng sông”?
    Ừ, Mekong bắt nguồn từ dăy Himalaya vẫn được coi là ḍng Trường Giang ‘mẹ của những ḍng sông’ lẽ nào trong sóng phù sa đỏ sậm mầu hồ đào, cuồn cuộn đổ ra biển với chín cửa Cửu Long Giang lại không ẩn dấu những bí ẩn?
    ‘Flo’, em đă đi đến Tibet, nơi khởi nguồn của Trường Giang Mekong, em sẽ về gặp nơi tận cùng của ḍng sông ấy?

    Phạm Cao Phong
    https://baomai.blogspot.com.au/2018/...m-tu-thap.html

  4. #714
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NGƯỜI PHI CÔNG VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
    https://bencublog.wordpress.com/2017...-nam-dau-tien/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...m-au-tien.html

    NGƯỜI PHI CÔNG VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
    December 5, 2017

    Sự can đảm của tôi gấp đôi người thường v́ tôi vừa là dân Pháp vừa là người Việt
    Đỗ Hữu Vị

    “Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20 Việt Nam đă có phi công được lịch sử hàng không ghi nhận, đó là Đỗ Hữu Vị”

    “Ông là một người Việt gốc Sài G̣n, đi lính ở nước Pháp và trở thành sĩ quan không quân trong Thế chiến thứ nhất” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu nói…

    Người con trai đặc biệt của tổng đốc Phương

    Điều thú vị là trong dịp kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất, truyền h́nh Pháp đă công bố các h́nh ảnh, tư liệu quư hiếm về binh lính Việt tham gia chiến trường này.

    H́nh ảnh Đỗ Hữu Vị với bộ ria mép đầy chất lính xuất hiện nhiều lần, từ các tấm ảnh ông chụp chung với các sĩ quan Pháp ở trường đào tạo không quân đến cảnh ông ngồi lái máy bay, cưỡi ngựa. Các bưu ảnh cũng in h́nh ảnh, tên tuổi ông trang trọng…

    Đỗ Hữu Vị là con trai thứ năm trong 11 người con của ông Đỗ Hữu Phương, vị tổng đốc khét tiếng giàu có nhất nh́ miền Nam hồi cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1883 theo giấy tờ khai tại Pháp (có tài liệu cho rằng năm sinh thật của ông là 1881), ông Vị cùng các anh em trai của ḿnh được người cha chịu ảnh hưởng sâu nặng văn hóa Pháp cho theo học trường Tây tại Sài G̣n.

    Sau đó, anh em ông tiếp tục sang Pháp học Trường Janson de Sailly, Paris. Giống cha ḿnh, họ nhanh chóng trở thành “người Pháp” hơn cả dân Pháp.

    Rời ngôi trường cổ kính này, ngày 1-10-1904, ông Vị đăng kư nhập học Trường vơ bị Saint-Cyr. Đây là trường đào tạo sĩ quan danh giá của nước Pháp, ḷ tôi luyện của rất nhiều tướng lănh Pháp, trong đó có đại tướng Leclerc, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp quốc tại Đông Dương.

    Trải qua hai năm ở Saint-Cyr, năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu úy (sous – lieutenant) trong quân đoàn lê dương số 1, tham chiến tại các chiến địa Oujda Maroc, Casablanca, Algérie…

    Sau một thời gian dài chinh chiến, đến cuối năm 1910 ông Vị tiếp tục đăng kư vào Trường Quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage).

    Đây là thời điểm nền hàng không thế giới mới ở buổi b́nh minh phát triển, đặc biệt là không quân, nên sự chọn lựa của ông được rất nhiều người ngưỡng mộ.

    Tháng 11-1911, ông tốt nghiệp khóa học được cấp bằng lái máy bay của Aéroclub de France và thăng một cấp lên trung úy. Nam Phong Tạp Chí số tháng 2-1920 đă có bài viết rằng Đỗ Hữu Vị là phi công Việt Nam đầu tiên bay ṿng quanh nước Pháp.

    Đây có lẽ chính là chuyến bay ông đă thực hiện cùng người bạn phi công Pháp Victo Ménard năm 1911 và được ghi vào sử sách.

    Ngoài ra, ông cũng là phi công lái thử máy bay mới, không chỉ đ̣i hỏi kỹ năng điều khiển mà cần cả sự dũng cảm bởi phương tiện hàng không buổi sơ khai này c̣n rất kém an toàn.

    Trong một lần bay thử chiếc Gaudron hai tầng cánh, khi đă lên đến độ cao 300m th́ máy bay bị trục trặc, rơi xuống nhưng ông may mắn thoát chết.

    Trong hồ sơ quản bạ quân đội, Đỗ Hữu Vị tham gia quân đội Pháp ở Maroc. Nhưng đến năm 1914 ông trở lại Việt Nam để trở thành một trong những người Việt đầu tiên học vận hành loại thuyền lướt trên sông chạy bằng động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo.

    Đây chính là khoảng thời gian nền khoa học hàng không thế giới mới xuất hiện ở nước Việt. Đỗ Hữu Vị trở thành phi công Việt Nam bay biểu diễn cùng các phi công nước ngoài ở Sài G̣n và Hà Nội. Ông cũng tham gia câu lạc bộ hàng không đầu tiên do người Pháp thành lập ở Đông Dương.

    Tuy nhiên, Đỗ Hữu Vị không thể nán lại quê hương được lâu. Năm 1914, cuộc đại chiến thế giới bùng phát khốc liệt, ông lại cấp tốc sang Pháp cùng người anh Đỗ Hữu Chấn để tái nhập đơn vị không quân chiến đấu ngay tại chiến trường chính quốc này.

    Ông đă t́nh nguyện tham gia nhiều trận chiến nguy hiểm và được giao trách nhiệm phi đội phó một phi đội máy bay ném bom.

    Trong danh sách các phi công thuộc địa tham chiến cùng quân đội Pháp, người ta t́m thấy những tên tuổi đến từ Đông Dương như Phan That Tao, Cao Dac Minh, Do Huu Vi, Felix Xuan Nha…, nhưng Đỗ Hữu Vị có lẽ nổi bật hơn cả bởi những tên đường, trường học, bưu ảnh mà người Pháp đă lưu danh ông.

    Nhắc nhớ sự dũng cảm của phi công Việt Nam này, người Pháp kể lại chính câu nói của ông:
    “Sự can đảm của tôi gấp đôi người thường v́ tôi vừa là dân Pháp vừa là người Việt”.


    Tham chiến

    Năm 1915, thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra vô cùng ác liệt, quân Pháp chịu nhiều thiệt hại nặng trước đối thủ Đức.

    Cũng trong năm chiến sự nóng bỏng này, Đỗ Hữu Vị rơi máy bay sau một trận đánh v́ trúng một trận băo lớn. Chiếc chiến đấu cơ hư hỏng hoàn toàn, ông bị thương nặng, bất tỉnh gần chục ngày với cánh tay găy, vỡ xương hàm mặt nhưng một lần nữa lại thoát chết…

    Sự can đảm của Đỗ Hữu Vị tiếp tục làm cho người Pháp kính nể khi ông không chịu giải ngũ theo tiêu chuẩn thương binh được hưởng, mà vẫn t́nh nguyện ở lại đơn vị dù không thể lái máy bay được nữa.

    Được thăng quân hàm đại úy, ông đảm nhiệm công việc mặt đất hỗ trợ không chiến. Sau đó ông gia nhập quân đoàn kỵ binh lê dương số 1 và được giao nhiệm vụ chỉ huy đại đội số 7 cùng khoảng 300 quân ở mặt trận Somme, miền Bắc nước Pháp.

    Đây là chiến địa vô cùng tàn khốc trong Thế chiến thứ nhất mà liên quân Anh – Pháp và đối thủ Đức bị thương vong hàng trăm ngàn binh sĩ với hàng chục sư đoàn bị xóa sổ.

    16 giờ chiều 9-7-1916, tức khoảng một tuần sau khi trận đánh quy mô ác liệt nhất kéo dài suốt năm tháng ở vùng này nổ ra, đại úy Đỗ Hữu Vị được giao chỉ huy đơn vị của ḿnh đánh phá chiến hào quân Đức ở cánh đồng giữa hai làng Belloy – en – Santerre và Estrée.

    Trong một đợt chỉ huy xung phong, ông bị trúng nhiều phát đạn súng trường của quân Đức và lần này th́ ông tử thương ngay tại chiến địa. Các chiến hữu Pháp đă chôn cất người lính Việt dũng cảm Đỗ Hữu Vị ở cánh đồng làng Dompierre bên bờ sông Somme.

    Bốn năm sau, người anh Đỗ Hữu Chấn cũng là một sĩ quan quân đội Pháp đă đưa hài cốt em ḿnh về nước trên chuyến tàu vượt đại dương.

    Tổng đốc Phương lúc này đă mất nhưng anh em trong gia đ́nh đă tổ chức lại cho Đỗ Hữu Vị một đám tang trang trọng nhất Sài G̣n vào thời điểm ấy.

    Các quan chức phủ toàn quyền và quân đội Pháp đă thay nhau túc trực tang lễ, tri ân người sĩ quan không quân Việt đầu tiên đă dũng cảm chiến đấu và hi sinh cho nước Pháp.

    Thái độ trân trọng của chính quyền Pháp sau đó c̣n được thể hiện qua các bưu thiếp Đông Dương in ảnh ông.

    Đặc biệt ở thành phố Casablanca, Maroc và làng Lafaux, Picardie, Pháp đều có đường mang tên Đỗ Hữu Vị. Tại Việt Nam thời Pháp thuộc, nhiều con đường, trường học tại các thành phố lớn như Sài G̣n, Hà Nội, Đà Nẵng cũng được đặt tên ông.

    Quốc Việt/TTO

    http://thoibao.com/nguoi-phi-cong-viet-nam-dau-tien/

  5. #715
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Dầu Nhị Thiên Đường, dầu Khuynh Diệp bác sĩ Tín?

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...en-chuyen.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...-diep-bac.html
    Bài dài hơn cho phép. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    samedi 30 juillet 2016
    Người Sài Gòn còn nhớ hay quên chuyện chai dầu Nhị Thiên Đường, chai dầu Khuynh Diệp bác sĩ Tín? vào đây nghe, đọc chuyện cũ và bài hát dân ca.

    Nhắc lại chuyện xưa ở Việt Nam và nhất là chuyện ở Sài Gòn thì lòng người xa xứ lúc nào cũng thích thú khi được nghe kể lại.
    Không có chuyện xưa thì không có chuyện ngày hôm nay.
    Nhưng nhắc lại chuyện xưa để thấy mình có hạnh phúc ngày trước biết bao nhiêu mà mình không biết quý.
    Và cũng phải nhớ chuyện hôm nay, với những ai thành công ở xứ người, chúng ta cũng có một thời là người của nước Việt Nam Cộng Hòa.
    Nhớ để không quên ơn những ai đã chiến đấu cho một nền hòa bình, tự do, dân chủ thời trước.
    Và nhớ để nhắc cháu con mình, những người còn ở lại Việt Nam phải biết họ cần giữ nước để giữ cho thế hệ sau chữ viết Việt Nam, đất nước Việt Nam mà khó khăn lắm cha ông chúng đã lập được.
    Chữ viết, con người và đất nước Việt Nam là của người Việt Nam.
    Caroline Thanh Hương


    Cau Nhi Thien Duong, cho Cau Muoi, cau Mong

    Cầu Nhị Thiên Đường
    Là một trong những cây cầu của vùng Sài G̣n – Chợ Lớn được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 (năm 1925), cầu Nhị Thiên Đường cùng với các cầu Chà Và, Chữ Y, Mống, Khánh Hội, Ba Cẳng… đă tạo nên nét độc đáo, tiêu biểu về h́nh ảnh của Sài G̣n xưa.
    Cầu Nhị Thiên Đường nằm trên đất Q.8, TP.HCM, dài khoảng 200m, được xây dựng vào năm 1925, bắc ngang qua một nhánh của kênh đôi Tàu Hũ. Đây là điểm đầu của Quốc lộ 50, cửa ngơ kết nối vùng Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ai đă từng đi qua cầu Nhị Thiên Đường, nhất là vào những buổi chiều tà, khi một vài vạt nắng dần tắt ở phía chân trời, xa xa theo ḍng kênh đôi Tàu Hũ, mới thấy hết vẻ cổ kính, trầm mặc của cây cầu gần trăm năm tuổi.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Một góc cầu Nhị Thiên Đường nh́n từ đường Phạm Thế Hiển.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cầu Nhị Thiên Đường gắn với kư ức tuổi thơ nhọc nhằn, khốn khó, gắn với tuổi trẻ xông pha, rồi cho tới khi họ sinh con đẻ cái, con cháu họ lại viết tiếp những trang kư ức c̣n dang dở… Vậy mà, giờ đây người dân Q.8 đang phải ngậm ngùi, tiếc nuối v́ nghe đâu cây cầu 90 năm tuổi này sắp bị đập bỏ để thay bằng một cây cầu mới, chỉ có một số chi tiết nhỏ như lan can, trụ cột đèn cũ được bảo tồn. Dường như, đây là cái cách mà người ta giữ lại “chút ǵ để nhớ” về một địa danh từng ghi dấu ấn, cũng như chứng kiến sự đổi thay từng ngày của mảnh đất Sài G̣n, từ lúc đất nước c̣n chiến tranh cho tới ngày nay.
    Thùy Chi/Duyên dáng Việt Nam

    ooooo
    "Nhị Thiên Đường" và một thoáng hoài niệm Sài G̣n xưa
    (Tin) - Cái tên Nhị Thiên Đường từ lâu đă đi vào tâm trí người Sài G̣n. Nhưng nhiều người không hiểu tường tận cái tên quen thuộc ấy bắt đầu từ đâu.
    Chuyện kể về các thầy bói đất Sài G̣n xưa
    Ngắm bộ ảnh Sài G̣n xưa và nay trên báo Mỹ
    Những năm 60, Sài G̣n bị choáng ngợp bởi truyện kiếm hiệp Kim Dung. Kiếm hiệp đi sâu vào ḷng người, ảnh hưởng đến cả ngôn ngữ của con người tới mức đâu đâu cũng nghe mấy câu đại loại như: "Thằng cha đó bị tẩu hỏa nhập ma", "cà chớn là tao cho một chưởng", "Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc một cái ra ba con gà mái", "Gă đó chơi ma giáo", "Cái bang đại hiệp", "Ông này công phu thượng thừa, đao thương bất nhập" hoặc trong cả những câu của trẻ con "Nhất dương chỉ, Nhị Thiên Đường, Tam Tông Miếu, Tứ đỗ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá...".
    Cái nổi tiếng của Nhị Thiên Đường đi vào cả mấy câu kiếm hiệp th́ phần nhiều là thứ dầu gió đỏ trị bá bệnh "tứ thời cảm mạo" cho bọn trẻ con tên Nhị Thiên Đường. Mà thời nay chắc chẳng mấy người biết, nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng có công đóng góp cho chữ Quốc ngữ của nước nhà.

    Cầu Nhị Thiên Đường (Ảnh: Pháp Luật)
    Nhà thuốc Nhị Thiên Đường là một hiệu thuốc của người Quảng Đông có trụ sở tại Singapore, Mă Lai và Việt Nam, hay phát kèm truyện t́nh cảm lăng mạn lâm ly chung với sách quảng cáo thuốc của ḿnh. Ví như năm 1919, trong cuốn Vệ Sanh chỉ nam có truyện "Nghĩa hiệp kỳ duyên" của Nguyễn Chánh Sắt. Đây là một tiểu thuyết phong cách Tây phương kết hợp với t́nh tiết éo le kiểu Tàu (Trung Hoa) lấy bối cảnh chính là vùng biên giới Việt Miên. Các tác giả thời đó không có chỗ để in sách nên cũng có thể nói nhà thuốc phát kèm tiểu thuyết của họ cũng là một hành động đóng góp cho sự phát triển và quảng bá chữ Quốc ngữ đến với dân chúng.
    Nhà văn Tô Hoài cũng xác nhận trong tự truyện của ḿnh là đọc "Gương vỡ lại lành", và vở cải lương "Kiều đi Thanh Minh" in trong sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường, Đại Quang dược pḥng. Hay như Thiếu Sơn trong "Phê b́nh và Cảo luận (1933)" có nói ông lần đầu đọc truyện Hồ Biểu Chánh là trong sách quảng cáo của Nhị Thiên Đường.
    Ngày nay, hăng dầu gió Nhị Thiên Đường không c̣n nữa, chỉ c̣n lại cây cầu ngót gần 100 tuổi nhẹ nhàng vắt qua bờ Kênh Đôi ở quận 8 khu Chợ Lớn tên Nhị Thiên Đường nơi trước đây là nhà thuốc sản xuất dầu Nhị Thiên Đường. Gần đây chính quyền muốn đập bỏ cây cầu đó v́ cầu đă yếu mà lưu lượng xe lại đông. Thiết nghĩ, nơi đây không chỉ là một dấu son c̣n sót lại của một Sài G̣n duyên dáng mà c̣n là nơi diễn ra trận đánh ác liệt giữa ta và giặc Pháp trong cuộc Nam tiến của chúng về mặt trận các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào tháng 11 năm 1945. Đây là một điểm nhấn cần được giữ ǵn để nhắc lại một thoáng Sài G̣n xưa.
    Theo Motthegioi

    oooo

    Thần dược trị bá bệnh của một thời
    26/06/2016 - 10:40 AM
    Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Ḍng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhăn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không c̣n sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.
    Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.
    Khi c̣n học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”,bốn câu sau lúc đó chưa biết là ǵ, chỉ biết hai câu đầu. Nhất dương chỉ là môn vơ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm ḷng. Dầu Nhị Thiên Đường c̣n phổ biến hơn v́ phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhăn hiệu ông Phật mập này.
    Dầu xài mọi lúc, mọi nơi
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Hướng dẫn sử dụng dầu Nhị Thiên Đường.

    Một thời vang bóng
    Dầu Nhị Thiên Đường là sản phẩm của nhà thuốc Nhị Thiên Đường của người Quảng Đông do gia đ́nh họ Vi sáng lập. Ban đầu chỉ xuất hiện ở những khu vực có người gốc Quảng Đông ở Chợ Lớn, sau lan dần ra v́ người Việt dùng rất nhiều, đây là một trong những sản phẩm rất lâu năm ở Việt Nam, có cơ sở khác ở Malaysia, Singapore... Tại Chợ Lớn, nhà thuốc đặt ở 47 Canton, sau này là Triệu Quang Phục. Trong cuốn niên giám Đông Dương 1933-1934 c̣n ghi lại rơ ràng: Nhị Thiên Đường Pharmacie asiatique 47 rue de Canton, Telephone no 58 Directeur Vi-Khai Chợ Lớn.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quảng cáo và quảng bá chữ Quốc ngữ
    Để trở thành một thương hiệu lớn, đương nhiên không thể thiếu sự thành công của quảng cáo. Để quảng bá nhăn hiệu Nhị Thiên Đường, ông chủ đă chọn cách khá độc đáo, đó là thay v́ đăng quảng cáo trên sách, báo th́ ông ta thuê một số trí thức viết ra các bộ sách quảng cáo bằng chữ Quốc ngữ, luôn cả chữ Pháp và Hán gọi là Vệ sinh chỉ nam. Trong cuốn sách này in đầy h́nh ảnh và chữ quảng cáo cho các cao đơn hoàn tán của Nhị Thiên Đường, đồng thời in kèm vào trong đó các loại thơ văn để người xem có thể đọc thêm. Chẳng hạn bên cạnh quảng cáo dầu cù là Ông Tiên là trích đoạn thơ Lục Vân Tiên, bên cạnh nhăn hiệu Nhị Thiên Đường là từng phần Nghĩa hiệp kỳ duyên, bộ truyện ngôn t́nh cực kỳ ăn khách về mối t́nh Việt - Khmer lúc đó của Nguyễn Chánh Sắt hay c̣n gọi Chăn Cà Mum (tên nhân vật chính). Nhiều khi khách đang đọc quảng cáo thuốc xổ lăi th́ được đọc thêm Hậu chàng Lía, hay các mối t́nh uyên ương ly hận của Hồ Biểu Chánh...
    Ban đầu mấy tập sách này tặng cho khách mua thuốc hay khách qua đường để quảng cáo nhưng sau khách xin nhiều quá để đọc nên cuối cùng nhà thuốc phải in số lượng lớn và bán với giá rẻ, chỉ vài cắc một bản. Sách này không bán ở nhà sách mà bán ở chợ, bến xe… cho người lao động, khách b́nh dân mua đọc.
    Những nhà văn không có tiền in sách đă chọn cách đưa in ở sách quảng cáo nhà thuốc, đây cũng là một kênh tốt để đưa được tác phẩm đến với người đọc.
    Trong cuốn Phê b́nh và cảo luận, nhà phê b́nh Thiếu Sơn đă kể lại: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ Hồ Biểu Chánh trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Tôi để ư tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi ở loại sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ 4 cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó. Khi tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả tiểu thuyết của cụ cho in lại, tŕnh bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn của Tao Đàn hay Tân Dân. Cụ nghe ư kiến của tôi một cách chăm chú có vẻ tán thành nhưng rồi lại bỏ qua cho đến nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.
    V́ sao nhà văn Hồ Biểu Chánh không muốn in sách đẹp? V́ ông biết nếu sách in đẹp sẽ phải bán mắc và như vậy sẽ không đến được tay những độc giả b́nh dân thân thiết của ông. Chính nhờ những cuốn sách quảng cáo giá rẻ in xấu như Vệ sinh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà văn chương chữ Quốc ngữ b́nh dân giai đoạn đó đă cực kỳ phong phú và phổ biến rộng khắp trong tầng lớp dân chúng.

    Ba chữ Nhị Thiên Đường bằng gạch xây vẫn c̣n sau cả trăm năm biến đổi.
    Ảnh: Nguyễn Minh Vũ
    Căn nhà 47 Triệu Quang Phục đă đổi chủ, hiện nay trên tầng cao nhất vẫn c̣n đủ ba chữ Nhị Thiên Đường xây bằng gạch xa xưa. Mong rằng căn nhà được bảo tồn và giữ lại một nhăn hiệu rất lâu, rất quen thuộc với người Sài G̣n.

    ooooo

    Tôi cũng đă ở Chí Ḥa năm 1971 và tôi biết nhu cầu cần thiết của một người tù khi bị bệnh. Một loại dầu trong xức ngoài thoa, đau đâu xức đó. “Thương người đi em tặng chai dầu/khi mà cảm mạo anh thời xức vô”.
    Dầu khuynh diệp BS Tín là một loại dầu màu xanh - sau này một số họa sĩ thường gọi là màu xanh khuynh diệp - đựng trong những chai nhỏ từ 5cc đến 100cc như trong một trích đoạn truyện ngắn: “Trước giờ chuyến xe đ̣ Phi Long chuyển bánh đưa cậu con trai lên Sài G̣n trọ học, một bà má miền Nam, móc túi lấy ra một chai dầu tṛn tṛn, màu xanh lá cây đậm đang xài c̣n khoảng 2/3 đưa cho thằng con nói: “Con cất chai dầu khuynh diệp, pḥng khi trái gió trở trời...”.
    Dầu khuynh diệp BS Tín ra đời khoảng cuối thập niên 40 của thế kỷ trước, sau khi BS Bùi Kiến Tín chuyển nhà thuốc Đông Dược vào Sài G̣n thành lập nhà thuốc BS Tín, bào chế ra loại dầu gió có thương hiệu cùng tên. Ông sinh năm 1912 tại làng Bảo An, Điện Bàn (Quảng Nam) nhờ vậy lúc nhỏ ông biết được người dân quê ông hay dùng dầu tràm nấu từ lá chổi (chuổi). Sau khi tốt nghiệp y khoa tại Đại học Paris (1942), ông về nước và bắt đầu sản xuất loại dầu này và mua bản quyền dầu khuynh diệp của ông Viễn Đệ ở Huế.

    Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín

    Công thức đặc biệt
    Loại dầu gió này được BS Tín bào chế có công thức đặc biệt riêng của nó bao gồm các loại dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu... và không thể thiếu tinh dầu khuynh diệp. Tinh dầu tràm, bạc hà, hay hương nhu... th́ nước ta có thể trồng và chưng cất được, nhưng tinh dầu khuynh diệp với tinh chất Eucalyptol (lấy từ cây hồng tràm, tên khoa học là Eucalyptus) nhập từ Bồ Đào Nha th́ chưa có ở VN. Mùi dầu khuynh diệp, đôi lúc, cũng là một đặc điểm của mùi hương... sinh nở như trong một truyện ngắn khác nói về nỗi khổ vượt cạn của phụ nữ, hai cô gái nói với nhau: “Bộ mầy mới thăm con Tú nằm bảo sanh viện hả?”. “Sao mầy biết”. “Người mầy toàn mùi dầu khuynh diệp - dầu của đàn bà đẻ”. Gần như lúc ấy phụ nữ sinh nở thường xức dầu khuynh diệp cho ḿnh và đứa trẻ sơ sinh nữa.
    Có lẽ, nhận thấy nhập nguyên liệu từ nước ngoài về sẽ đẩy giá thành chai dầu gió lên cao nên vào năm 1954 ông đă cho trồng cây khuynh diệp tại Đồi Viễn rộng 30 mẫu (nay là Đài tưởng niệm các vua Hùng, Q.9, TP.HCM). Theo ông Năm Quang (người nhân viên lưu dụng tại Đồi Viễn sau năm 1975) và ông Hai Biền (người quản lư trang trại 181 và 183 trước năm 1975), ngoài Đồi Viễn, BS Bùi Kiến Tín c̣n có hai trang trại lớn khác cũng ươm trồng khuynh diệp và cũng nằm trên con đường Sài G̣n - Đà Lạt. Hai trang trại này nằm ở cây số 181 và cây số 183, thuộc xă Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
    Khu trang trại khuynh diệp ở cây số 183 có diện tích khoảng ba mươi mẫu, cư dân quanh vùng thường gọi là “đồi mimosa”. Lư do v́ cây khuynh diệp do BS Tín mang giống từ nước ngoài về trồng khi lớn lên có màu lá xanh nhạt lóng lánh, nhất là khi nắng mới lên mà sương cao nguyên chưa kịp tan, nên cư dân vùng này thường tưởng lầm đó là cây mimosa của vùng Đà Lạt. C̣n trang trại nằm tại cây số 181 có diện tích khoảng mười mẫu, có một biệt thự khoảng 200 m2 xây toàn bằng đá tảng granite theo kiểu Pháp, cư dân ở đây gọi đó là “khu nhà đá”. Khi cây khuynh diệp ở 181 chết dần chết ṃn th́ cây mít lại mọc rất mạnh ở khu trang trại này, do đó sau này người ta c̣n gọi nó là “vườn mít 181” nữa.

    Bác sĩ kiêm nhà kinh tế
    BS Bùi Kiến Tín không chỉ là người bào chế dược phẩm mà ông c̣n là nhà kinh tế với những dự án lớn khác, v́ vậy khi đi vào thương trường, dù sản phẩm rất nổi tiếng nhưng công ty cũng biết áp dụng những chiêu thức quảng cáo như “mua dầu khuynh diệp BS Tín trúng xe Austin” và quảng cáo trên xe điện (sau nầy là đường xe lửa) dọc tuyến đường rầy Sài G̣n - Chợ Lớn. Thời gian này, mỗi năm dầu khuynh diệp BS Tín bán ra thị trường trên 25 triệu chai lớn nhỏ. Ông không theo phương châm “hữu xạ tự nhiên hương” mà biết dùng mọi cách để đưa h́nh ảnh và mùi hương của dầu khuynh diệp đến với người tiêu dùng. Tất nhiên chất lượng và giá cả vẫn là ưu tiên số một trong sự cạnh tranh với các loại dầu lúc đó như Nhị Thiên Đường của một doanh nhân người Hoa, dầu cù là Macphsu của Miến Điện...
    Dầu khuynh diệp BS Tín - lúc ấy là một thương hiệu “dầu gió” nổi tiếng đến nỗi nó đă trở thành danh từ chung khi chỉ dầu dùng để xức lúc nhức đầu đau bụng. “Khi nhức răng chỉ cần chấm g̣n nhét vào kẽ răng là con sâu răng nó chết” như lời những người bán thuốc kèm ảo thuật lề đường quảng cáo một loại dầu gần như trị bá bệnh (?).
    Hiện nay một số xí nghiệp dược phẩm VN đă dùng công thức của ông để tái sản xuất dầu khuynh diệp BS Tín - một chai dầu đă đi theo cùng thế hệ chúng tôi mà biết đâu ít nhiều người trong chúng ta từ lúc lọt ḷng đă ngửi được mùi hương...!

    Truyền cảm hứng đến đời con cháu
    Thêm điều đáng quư nữa, từ nguồn cảm hứng đó, BS Tín c̣n truyền lại cho con cái ḿnh. Sự thành công của tiến sĩ tài chính Bùi Kiến Thành, một trong những người đầu tiên được đào tạo bài bản ở Mỹ và từng nhận giải thưởng “Vinh danh nước Việt”, tâm sự: “Ba tôi cũng là người dẫn dắt tôi trên con đường học vấn và nâng đỡ tinh thần tôi những lúc gian nan trên đường đời. Đó là hạnh phúc mà trời ban tặng”.
    Em trai ông Thành cũng nổi tiếng không kém, là viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Cộng ḥa Pháp, kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc. Ông Quốc về nước tham gia đầu tư các cơ sở du lịch ở Hội An, Điện Bàn (Quảng Nam); và nhiều năm liền thực hiện dự án bảo vệ làng quê Việt, phát triển du lịch sinh thái... Có thể nói, tinh thần “ḿnh v́ mọi người” có được là do họ thừa hưởng được từ giáo dục, tấm ḷng của người cha luôn nặng ḷng với quê hương.
    Nhà văn Lê Văn Nghĩa

    Publié par Carolfan à samedi, juillet 30, 2016

  6. #716
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    “Con Nuôi” Của Ông Bà Cựu Tổng Thống Pháp Chirac.

    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...cuu.html#links
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...thongphap.html
    Bài dài hơn cho phép. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    13 June 2012
    Cô Gái Việt, “Con Nuôi” Của Ông Bà Cựu Tổng Thống Pháp Chirac.
    NQMinh

    Tháng 2.2006, đài phát thanh RFI của Pháp trong chương tŕnh tiếng Việt có nói về một cô gái Việt Nam là con nuôi của ông bà Jacques và Bernadette Chirac, lúc đó đang ở nhiệm kỳ hai Tổng Thống Pháp (2002-2007). Cũng trong tháng đó phát hành quyển tự truyện bằng tiếng Pháp của cô.
    Thực ra về phương diện pháp lư, chữ con nuôi dùng ở đây không đúng, v́ khi cô gái nầy đến Pháp, ông bà Chirac không có làm thủ tục xin và nhận cô làm con nuôi theo luật. Ông bà Chirac đă chỉ bảo trợ và nhận cô vào gia đ́nh của ḿnh và thương yêu chăm sóc cô như một người con, theo như lời kể của cô trong quyển tự truyện.
    Thấy câu chuyện lạ, tôi đă t́m đọc khi quyển sách vừa phát hành. Đọc xong, có nhiều điểm làm thất vọng, nên lúc đó tôi đă bỏ qua, không viết bài tường thuật như dự định ban đầu.
    Nay nhân trong chính phủ Pháp vừa thành lập, sau khi có tân Tổng Thống vào tháng 5 vừa qua, trong đó có một Thứ Trưởng (bà Fleur Pellerin), từng là một cô bé mồ côi gốc Nam Hàn tên Kim Jong-Suk sinh năm 1973 ở Hán thành, được một gia đ́nh người Pháp nhận làm con nuôi, tôi xin kể lại câu chuyện để so sánh hai người, hai hoàn cảnh.

    Quyển sách có tựa: La Fille De Coeur (tạm dịch : Đứa Con Gái Của Tấm Ḷng – ư muốn nói tuy không phải là con nuôi, nhưng được ông bà Chirac thương yêu như một đứa con trong gia đ́nh). Tác giả là Anh-Dao Traxel. Anh Đào là tên cô gái, Traxel là họ của người chồng thứ hai của cô.


    Cô Dương Anh Đào sinh năm 1957 ở Mỹ Tho, là người thứ năm trong một gia đ́nh có 9 anh chị em. Cha là giáo viên, làm hiệu trưởng một trường Tiểu Học ở Long An. Cô thi rớt Tú Tài năm 1974 rồi thôi học. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cha cô đi tù cải tạo, gia đ́nh rơi vào cảnh túng quẩn. Cô t́m đường vượt biên. Đến đảo Poulo Bidong. Cô cùng một nhóm người Việt trên đảo được toà Đô Chánh Paris băo lănh để được định cư ở Pháp. Ngày cô đến phi trường Charles de Gaulle vào tháng 7.1979, ông Jacques Chirac lúc đó là Đô Trưởng Paris có đến nơi để gặp những người được ṭa Đô Chánh băo lănh.
    Ông thấy cô ngồi khóc, động ḷng thương, đến an ủi cô và hứa sẽ tiếp nhận cô. Cô được ông bà Chirac đón về ṭa Đô Chánh Paris sống với hai cô con gái ruột của ông bà, Laurence sinh năm 1958, Claude, năm 1962.
    Quyển sách có những đoạn với giọng văn nịnh người Pháp. Thí dụ tác giả lặp lại nhiều lần có ước mơ ngay từ nhỏ chỉ muốn lấy chồng là một người Pháp, một Hoàng Tử Hào Hoa (un Prince Charmant).
    Quyển sách có những điểm sai sự thật, dù tác giả cho biết là có nghiên cứu trước khi viết, như nói Hồ chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập năm 1946, tàu vượt biên của cô đi qua vịnh Bắc Bộ (golfe du Tonkin), trong khi tàu đi từ Mỹ Tho đến Poulo Bidong, hoặc có những chi tiết bịa đặt, như cô viết, hằng ngàn người dân quê dùng dây thừng kéo xe tăng (của quân cộng sản) lên các vùng đồi núi, và quân cộng sản miền Bắc đă đào con đường hầm (le tunnel - sic !) từ Hà Nội vô Sài G̣n dài 1500 km.
    Cô c̣n cho biết trong mỗi trường học, hiệu trưởng phải báo cáo với một người Mỹ mà cô gọi là «leader» (chứ không dùng chữ cố vấn: advisor như trước kia thường dùng), và cha cô thường đến nhà riêng (chứ không phải văn pḥng) của người Mỹ leader nầy để báo cáo miệng. Cô cũng cho biết nhờ sự nâng đỡ của người Mỹ nầy mà cha cô được đi Mỹ nhiều lần.
    Theo tôi biết, thời đó làm ǵ có cố vấn Mỹ ở mỗi trường học ở miền Nam, mà lại là trường Tiểu Học, hoạ chăng cha cô là nhân viên được chọn để cung cấp tin tức ở địa phương cho CIA, và có lẽ v́ lư do đó mà một nhà giáo như cha cô đă bị bắt đi tù cải tạo nhiều năm.
    Ngoài ra những t́nh tiết liên quan đến một dịp t́nh cờ cô gặp hai người Tàu Chợ Lớn trong đường dây tổ chức vượt biên để kiếm tiền, đă cho cô quá giang xe, sau đó nhận cô làm thư kư thu tiền của các chuyến vượt biên, và đă giúp cô vượt biên với họ trong chuyến chót, rất khó tin.
    Không biết có phải v́ viết quyển sách bằng tiếng Pháp nhắm vào độc giả người Pháp, nên cô đă kể một cách tự nhiên thái độ phóng túng trong t́nh dục của cô như một người Tây phương. Cô kể sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi mở quán cà phê để kiếm tiền giúp đỡ gia đ́nh, mới quen một người con trai khách hàng một thời gian ngắn, cô đă t́m đến nhà ban đêm để ngủ với anh ta. Khi đang sống với gia đ́nh ông bà Chirac, cô quen với một thanh niên Việt đă có quốc tịch Pháp họ Phạm tên Michel, cùng đi vào khách sạn giữa ban ngày để ngủ với anh ta. Sau đó cô nói với thanh niên nầy lo chuyện cưới hỏi.
    Bà Chirac có lưu ư cô là hai người mới quen nhau được một năm, c̣n quá sớm để tiến đến hôn nhân. Nhưng cô nhứt định lấy Michel dù trước sau cô đều nói là chưa bao giờ yêu anh ta. Người đọc hiểu được lư do, khi thấy đám cưới được tổ chức vào cuối tháng 6.1981 th́ đến giữa tháng 11 năm đó cô sinh đứa con trai đầu ḷng.

    Mùa hè năm 2000, ở một băi biển miền Nam nước Pháp, cô gặp một người cảnh sát Pháp trong toán cấp cứu. Cô bị ngay tiếng sét ái t́nh và thú nhận anh nầy, tên là Emmanuel Traxel, đúng là vị Hoàng Tử Hào Hoa mà cô từng mơ ước. Đoạn nầy trong sách cô viết khá lúng túng và lộn xộn. Mặc dù đă có ba mặt con, cô yêu cầu người chồng Việt Nam ly dị. Trong lúc đó anh Traxel từ tỉnh lên Paris học khóa đào tạo sĩ quan cảnh sát sau đó làm việc ở Paris. Cô tiếp tục liên lạc với anh Traxel. Nhưng bị dằn vặt trong ḷng, cô đă trốn chạy, một ḿnh bỏ đi Mỹ, làm ở tiệm ăn của một người bạn gái trước kia cùng học trung học ở Việt Nam, sau đó đến ở nhà một người anh ruột của cô, với ư định làm lại cuộc đời bên đó. Nhưng ở Mỹ được vài tháng, phần nhớ con, phần nhớ người t́nh, cô lại quay về Paris. Cô lại thúc giục người chồng Việt nam ly dị. Anh nầy đồng ư và cô toại nguyện. Cô quyết giành cho được Traxel dù biết rằng anh nầy đă chia tay với người vợ trước không có hôn thú và được giữ đứa con gái nhỏ, đang có người t́nh mới và hai người sắp lấy nhau. Cô đă ngủ với anh ta. Cuối cùng cô đă thu phục được Traxel và hai người đă lấy nhau năm 2004.
    V́ cô hoàn toàn chưa biết tiếng Pháp, bà Chirac thu xếp cho cô đi học để trau dồi tiếng Pháp cho thông thạo. Năm 1980 cô vào quốc tịch Pháp. Năm 1981 cô lấy chồng, rời toà Đô Chánh ra sống riêng, nhưng ông bà Chirac vẫn tiếp tục chăm sóc cô và thương các con của cô như cháu của ông bà. Năm 1982 cô vào làm nhân viên của toà Đô Chánh Paris đến năm 2001, lúc cô bỏ đi Mỹ như đă nói ở đoạn trên. Cũng trong thời gian nầy cô làm hồ sơ để xin đưa gia đ́nh cô c̣n ở Việt Nam sang Pháp. Năm 1989 cha mẹ và các chị em của cô được sang Pháp đoàn tụ với cô, cũng được ông bà Chirac giúp đỡ lúc đầu để an cư. Cha cô mất năm 1994.
    Năm 2002 và 2003 cô có trở về thăm Việt Nam. Trong lần về thứ hai cô gặp một ông giáo sư hồi hưu người Pháp trong hội Soleil Francophonie, hội có mục đích giúp đỡ các em học sinh Việt Nam có điều kiện thuận lợi để học tiếng Pháp. Cô tham gia hội nầy, quyên tiền và có trở về Việt Nam cấp học bỗng cho các em học sinh trung học. Xin trích dịch một đoạn ngắn trong quyển tự truyện về cảm nghĩ của cô trong giai đoạn nầy :
    «Trong mỗi chuyến về Việt nam, tôi nhận thấy chương tŕnh canh tân đất nước được đẩy mạnh và việc mở cửa cho du lịch đă kích thích nền kinh tế. Những hoạt động nhân đạo của tôi đă giúp tôi làm hoà với quá khứ của tôi (sic ?!). Tôi không gặp rắc rối ǵ về lư lịch: tôi là một người Pháp gốc Việt; cuộc sống đă ưu đăi tôi khá nhiều để tôi có thể trở về quê hương xưa của tôi và mang về giúp một chút cho quê hương».
    Cô cũng tham gia một hội thiện nguyện thứ hai có tên «l’Étoile européenne du dévouement civil et militaire» được một công chức người Pháp lập năm 1999. Hội nhằm mục đích tưởng thưởng và tôn vinh những công chức tận tuỵ với nhiệm vụ của ḿnh và có những hành động can đảm. Cô được bầu làm chủ tịch của hội nầy năm 2004 (tháng 2 năm 2005, theo website của hội). Nhờ hoạt động của hội và nhờ vị thế của ḿnh trong hội cô quen biết nhiều người có tiếng tăm trong xă hội Pháp, tiếp xúc với nhiều cơ quan từ thiện hoạt động trên khắp nước Pháp. Cũng nhờ vậy cô có dịp đi nhiều nơi trên đất Pháp để trao huy chương của hội cho những cơ quan có thành tích tốt.
    Câu chuyện về cô Anh Đào được tiếp tục qua những sự việc xảy ra sau những điều đă được cô kể trong quyển tự truyện dài gần 350 trang.
    Sau khi quyển sách xuất bản, cô bắt đầu được giới truyền thông Pháp chú ư và được mời trên chương tŕnh của một số đài phát thanh và truyền h́nh.
    Năm 2009 (hoặc 2010, tuỳ theo nguồn tin), do những hoạt động thiện nguyện của ḿnh, cô được chính phủ Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cấp Chevalier.

    (Xin được ghi chú để biết thêm: Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp – Légion d’honneur – được lập năm 1803 theo ư muốn của hoàng đế Napoléon đệ nhứt. Hiện nay Légion d’honneur có năm cấp – ngày xưa chỉ có bốn cấp – từ thấp lên cao là: chevalier, officier, commandeur, grand officier và grand-croix - theo Wikipedia).

    Tuy nhiên, giữa vùng hào quang của cô, có một quầng đen, lớn. Khi đă có một chút tiếng tăm, cô muốn đi vào lănh vực chính trị.
    Sau khi những người Tây Tạng ở thủ phủ Lhassa và nhiều thành phố khác biểu t́nh dẫn tới bạo động vào tháng 3.2008, để kỷ niệm 49 năm ngày họ đ̣i độc lập năm 1959 thất bại, và cũng để nhân thế vận hội sẽ tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 8 năm đó nhắc nhở dư luận thế giới về t́nh trạng đất nước họ mất độc lập, tự chủ trong tay cộng sản Tàu; sau khi những người Tây Tạng lưu vong ở hải ngoại với sự hổ trợ của hội Phóng Viên Không Biên Giới của Pháp biểu t́nh vào ngày 7 tháng 4.2008 lúc đoàn đại diện của cộng sản Tàu rước đuốc thế vận qua thành phố Paris, ngày 15 tháng 7.2008 tham dự chương tŕnh của một đài phát thanh ở Paris, cô Anh Đào đả kích những người nêu lư do thiếu nhân quyền ở nước Tàu cộng sản đ̣i tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh; cô nói những nhà sư ở Tây Tạng tấn công cảnh sát làm rối loạn trật tự bị trừng phạt là phải, nhưng sự thật theo một vài nguồn tin độc lập, lúc đầu các nhà sư chỉ biểu t́nh ôn hoà, chỉ khi công an Tàu đánh đập và đàn áp, dân chúng mới bạo động; cô nói nước Tàu đang tiến tới dân chủ; cô khen ngợi Hồ Cẩm Đào là một nhà lănh đạo tốt.

    Ngày 27 tháng 7.2008, trên nhật báo Ouest France cô nói trước khi sáp nhập vào nước Tàu, Tây Tạng là một nước theo theo chế độ thần quyền (théocratique - sic), biến người dân thành nô lệ, chế độ đó c̣n tệ hại hơn chế độ của Mao; cô cũng nói nước Tàu và Tây Tạng ngày nay c̣n chịu hậu quả của những tranh chấp về quyền thế, nhưng mọi chuyện đều có thể quên đi và thế vận hội sẽ là dịp để tái lập đối thoại và hoà b́nh; cô c̣n nói trong có vài năm mà nước Tàu cộng sản đă thực hiện được những tiến bộ vượt bực, và trái với những thành kiến loan truyền tại Pháp, lúc ở bên đó cô chỉ gặp những người sung sướng; cô cũng tự hào được nhà cầm quyền Bắc Kinh đặc biệt cho phép căng một biểu ngữ trên Vạn Lư Trường Thành với khẩu hiệu «V́ hoà b́nh thế giới, trong tinh thần thế vận hội» khi cô bảo trợ cho cuôc chạy bộ tiếp sức xuyên nước Tàu kể cả Tây Tạng, có gần 700 người khắp thế giới tham dự và cô là người chạy chặng chót lên Vạn Lư Trường Thành.
    Ngày 12 tháng 12.2011 trên nhật báo Nice Matin, một lần nữa cô khen ngợi nước Tàu và Hồ Cẩm Đào, cô nói:
    «Chế độ cộng sản tư bản của Tàu (le communisme capitaliste - sic! có lẽ cô muốn rút gọn câu thiệu: Nền Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xă Hội Chủ Nghĩa của đảng cộng sản Việt Nam và đem dán lên chế độ cộng sản Tàu!) quả thực không phải như chế độ mà tôi đă biết. Hồ Cẩm Đào được mọi người đứng sau lưng ông ... ».

    Cô Anh Đào đă không có lời cải chính nào về những điều cô nói và đă được đăng tải.

    Có lẽ cô không biết hoặc làm như không biết:
    Tây Tạng là một nước độc lập và có chủ quyền từ lâu, bị nước Tàu cộng sản xâm lăng và biến thành một tỉnh của Tàu từ năm 1950; năm 1959 để chống lại âm mưu ám hại đức đương kim Đạt Lai Lạt Ma của nhà cầm quyền Tàu tại chỗ, dân ở Lhassa nổi dậy, bị đàn áp dữ dội, đức Đạt Lai Lạt Ma cùng gia đ́nh và một số người tuỳ tùng phải trốn sang Ấn Độ, sau đó lập chính phủ lưu vong ở Dharamsala cho tới nay; năm 1965 Tây Tạng được biến thành vùng tự trị, nhưng chưa bao giờ qui chế nầy được thi hành, trái lại cộng sản Tàu dùng chính sách thực dân, xây dựng đường sá, hạ tầng cơ sở kinh tế, khuyến khích người Hán tới Tây Tạng lập nghiệp để đồng hoá người Tây Tạng, xoá bỏ nền văn hoá và tôn giáo của họ; cô không biết chính Hồ Cẩm Đào trong thời gian làm Tổng Đốc ở Tây Tạng (1988-1992 ) đă tiếp tục chính sách thực dân và xoá bỏ bản sắc dân tộc Tây Tạng, năm 1989 đă thiết quân luật để đàn áp những cuộc nổi dậy chống đối của người Tây Tạng; cô không biết trong thập niên 1980 Đặng Tiểu B́nh đă nói dứt khoát không bao giờ có thảo luận về việc độc lập của Tây Tạng, v́ vậy mà đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong của ngài chỉ đành xin thảo luận về việc áp dụng qui chế tự trị cho Tây Tạng, nhưng biết bao nhiêu lần Bắc Kinh đă làm cho những cuộc thảo luận thất bại; cô không biết v́ tuyệt vọng không đ̣i được qui chế tự trị để bảo vệ tôn giáo, văn hoá và bản sắc dân tộc của ḿnh do sự ngoan cố của Bắc Kinh, cho tới nay đă có hàng chục người Tây Tạng tự thiêu để đánh động dư luận thế giới nhưng vẫn vô hiệu.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    C̣n một chuyện nữa về cách cư xử của cô Anh Đào đối với gia đ́nh Chirac.

    Trên các nhật báo France Soir ngày 10.6.2011 và nhật báo Nice Matin ngày 16.8.2011, được các báo và trang mạng khác trích đăng lại, trả lời kư giả của hai báo đó, cô đă chỉ trích ba người trong gia đ́nh Chirac, nhứt là ông Jacques Chirac. Trong quyển 2 cuốn hồi kư của ông J.Chirac xuất bản tháng 6.2011, trong phần nói về Tổng Thống Sarkozy, ông Chirac có chỉ trích đường lối chính sách của ông Sarkozy và nói, có lẽ hai người không có cùng cách nh́n về nước Pháp. Cô Anh Đào thú nhận không có đọc quyển hồi kư của ông Chirac, mà chỉ đọc những đoạn trích dẫn. Cô nói đáng lẽ ông Chirac không nên nói những lời đó ra để giữ tư cách hiền nhân (le sage) của ḿnh.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Dường như cô không biết là cô tự đánh giá quá cao, cô không biết là các công tác thiện nguyện và hoạt động chính trị là hai lănh vực khác nhau; cô không biết là trong các nước phát triển và đă có tŕnh độ dân chủ cao, hoạt động chính trị không phải là công việc dành cho những người tay mơ mà phải được đào tạo và có thời gian hoạt động trong môi trường đảng phái chính trị để chuẩn bị. Chẳng hạn bà Fleur Pellerin, cô gái mồ côi người Nam Hàn nói đến ở đầu bài nầy, đă tốt nghiệp trường Cao Đẳng Kinh Tế Thương Mại (Essec), trường Đại Học Chính Trị Paris (Sciences-Po), trường Quốc Gia Hành Chánh (ENA) và đă hoạt động nhiều năm trong đảng Xă Hội Pháp trước khi được cử giữ chức vụ Thứ Trưởng phụ trách về các Xí Nghiệp Nhỏ và Trung B́nh, về Sáng Tạo và về Kinh Tế có liên quan tới Tin Học.
    Về phần cô, đáng tiếc là cô có sẵn những điều kiện thuận lợi từ gia đ́nh bảo trợ, nhiều người khác muốn mà không có được, cô lại không biết sử dụng để tạo cho ḿnh một căn bản kiến thức và thực hành. Cô đă bỏ phí thời gian và hoàn cảnh thuận lợi trong nhiều năm để lẩn quẩn trong chuyện t́nh ái. Đến lúc cô muốn tham gia chính trị th́ cô không có đủ hành trang, nhưng cô lại không nhận ra sự thiếu thốn của ḿnh.

    Cũng không thấy cô cải chính về những điều nầy.

    Mặc dù cô t́m cách giảm nhẹ tính cách gay gắt trong những lời chỉ trích của ḿnh, bằng cách tôn xưng ông Chirac là cha nuôi, bằng cách nói nhờ sự giáo dục của bà Chirac mà cô biết đến với những người bất hạnh và Claude là cô gái dể thương, nhưng tính cách nghiêm trọng trong cách đối xử với gia đ́nh ân nhân của cô không suy giảm, v́ cô đă qua hệ thống truyền thông mang những điều bôi lọ đó ra giữa chỗ công cộng.
    Mặc dù những người trong gia đ́nh Chirac không phản ứng lại những lời lẽ thiếu suy nghĩ của cô, nhưng với truyền thống biết ơn và trọng lễ nghĩa, người Việt Nam không thể không phê phán cô là người bất nghĩa, nhứt là khi biết cô đă sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh có cha là một nhà giáo. Ngay cả người ngoại quốc c̣n thấy bất b́nh.

    Một độc giả trên trang mạng đă phê phán cách cư xử của cô là «khạc nhổ vào dĩa xúp của ḿnh». Cách nói nầy tương đương với câu «ăn cháo đá bát» của người Việt Nam.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đem cân nhắc thành tích về những hoạt động thiện nguyện của cô với sự hiểu biết thiếu sót đưa cô tới chỗ đánh giá và ca ngợi một cách sai lầm chính sách của đảng và nhà nước cộng sản Tàu, với tư cách của cô, với cách cư xử thiếu t́nh nghĩa đối với gia đ́nh ân nhân của cô, người Việt Nam, khi xét theo công tâm và dựa trên những giá trị truyền thống dân tộc, liệu có thể hảnh diện về cô Dương Anh Đào không ?
    NQMinh
    Posted by Tiếng Thông Reo at 7:18 PM

  7. #717
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Gạo đắng

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...-viet-nam.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...atdoisong.html

    FRIDAY, OCTOBER 23, 2015
    Phim "Gạo đắng", số phận nông dân Việt Nam ở vùng Camargue

    NĂM 1941, TRONG KHI CHÍNH PHỦ VICHY PHẢI TRÔNG CẬY VÀO NGUỒN NHÂN LỰC NHẬP CƯ TỪ CÁC THUỘC ĐỊA, HÀNG CHỤC NGÀN LÍNH THỢ ĐÔNG DƯƠNG ĐƯỢC TUYỂN MỘ ĐỂ TỚI PHÁP, KHÔNG PHẢI ĐỂ CHIẾN ĐẤU TRÊN NHỮNG CHIẾN TUYẾN MÁU LỬA, MÀ ĐỂ THAM GIA VÀO VIỆC SẢN XUẤT VÀ CANH TÁC NHẰM CỨU SỐNG ĐẤT NƯỚC KHỎI THIẾU THỐN VÀ ĐÓI NGHÈO.
    “Gạo đắng” là câu chuyện kể lại quá tŕnh người Việt Nam trồng lúa gạo tại Camargue, vùng Midi của Pháp, trong Đệ Nhị Thế Chiến. Bộ phim tài liệu được Alain Lewkowicz chuyển thể dựa trên một tác phẩm của Pierre Daum dưới tựa đề “Cưỡng ép nhập cư, những người lao động Đông Dương tại Pháp” (NXB Actes Sud). Trước khi được chiếu trên kênh truyền h́nh quốc gia France 3 vào tháng 06/2015, với đề xuất của nhóm hữu nghị Pháp-Việt của Nghị viện Pháp, bộ phim đă được chiếu tại Hạ viện ngày 05/05 dưới sự bảo trợ của chủ tịch Hạ viện Claude Bartelone với mục đích sửa chữa sự lăng quên và bất công mà những người lao động Đông Dương đă phải chịu đựng.

    Camargue

    Đi t́m sự thật bị che giấu…

    Câu chuyện bắt đầu vào cuối năm 2002, khi Lê Hữu Thọ, hiện đă qua đời, từng là một phiên dịch của một nhóm “Công binh” Đông Dương tại Camargue, tới thăm Bảo tàng Lúa gạo do ông Robert Bon quản lư tại Le Sembuc. Tại đây, ông ngạc nhiên nhận thấy bảo tàng không trưng bày bất kỳ một h́nh ảnh, hay một tư liệu nào liên quan tới những người đồng hương, từng cày cấy trong ṿng 2 năm, 1941-1943, tại vùng Camargue.
    Sau nhiều cuộc trao đổi qua điện thoại với người quản lư bảo tàng, Lê Hữu Thọ viết : “Để tiếp nối cuộc nói chuyện điện thoại ngày 11/12/2002, tôi xin gửi tới ông một số tài liệu liên quan đến nguồn gốc lịch sử của ngành trồng lúa gạo tại Camargue cho phép ông sửa lại một lỗi lầm lịch sử trong bản tưởng niệm (la mémoire) tại bảo tàng của ông. Đáng tiếc là ông đă che giấu kư ức về những người nông dân chính của ngành sản xuất lúa gạo tại Camargue. Đây là công tŕnh của những người lao động, thuộc quân đoàn 2 nhân lực Đông Dương vào năm 1941, khi đang bị phát xít Đức chiếm đóng.
    Những người tự cho hiểu biết Lịch Sử sau Đệ Nhị Thế Chiến đều ngạc nhiên khi biết rằng có 20.000 người lao động và 15.000 lính Đông Dương (hay c̣n gọi là Việt Nam) bị trưng bắt trong những năm 1939-1940 để hỗ trợ cho cuộc chiến của nước Pháp trong Thế Chiến. Phần lớn trong số họ là những nông dân giỏi tại Việt Nam. Sau khi Đ́nh Chiến vào tháng 06/1940, 20.000 người Việt Nam đă sống tám năm lưu vong trên đất Pháp (1940-1948).
    Trong thời gian này, nhiều người trong số họ đă có đủ thời gian tháo cạn những băi đầm lầy của vùng Camargue và trồng lúa tại đây. Từ đó, ngành trồng lúa trên mảnh đất vùng Provence đă được khai sinh...”. Kèm theo bức thư, ông gửi rất nhiều tài liệu liên quan, cùng với những bức h́nh chụp người nông dân Việt Nam đang làm việc ngoài ruộng hay đang nghỉ giải lao. Robert Bon hiểu rằng Lê Hữu Thọ hoàn toàn đúng.

    20.000 lao động Việt Nam sang giúp Mẫu Quốc khó khăn

    20.000 lao động Đông Dương bị tuyển mộ cưỡng bức theo một sắc luật ngày 29/08/1939. Họ làm nghề nông, xuất thân chủ yếu từ các vùng nông thôn nghèo ở Bắc và Trung Kỳ. Bị chụp ảnh rồi đánh số, 20.000 lính thợ Đông Dương phải tuân thủ kỷ luật quân đội.
    Ông Nguyễn Ngọc Châu, nhân chứng c̣n sống cuối cùng, nhớ lại :
    “Trước năm 1939, người ta nh́n thấy những tấm áp phích ghi rằng : “Mẫu Quốc đang gặp nguy. Nghĩa vụ của bạn là giúp đỡ Mẫu Quốc”.
    Điều này khiến mọi người xúc động. V́ tôi học trường Pháp, nên tôi chấp nhận ra đi. Hơn nữa, với chúng tôi, đó là cơ hội để nh́n thấy nước Pháp. Tôi gia nhập với tư cách là giám thị-phiên dịch.
    Chúng tôi, những người phiên dịch, cùng với các quan chức địa phương, tới nhiều ngôi làng khác nhau để mộ phu. Ví dụ một làng có 20 hộ gia đ́nh, th́ phải tuyển đủ 20 người.
    Đúng kiểu bắt buộc. Nhiều gia đ́nh có 3, 4 con. Trong trường hợp, ví dụ, người con trai cả, 35 tuổi, đă có gia đ́nh và có 3, 4 người con, th́ người con thứ hai hoặc thứ ba phải đi thay. Nếu gia đ́nh không có con trai thứ nào để thay thế, th́ người con cả, dù đă có gia đ́nh và con cái, vẫn bị bắt buộc đi. Chính v́ thế, trong thời kỳ đó, trong đoàn của chúng tôi, có nhiều người đă khoảng 30-35 tuổi”.

    Được đưa lên trên 14 con tàu giống nhau, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/1939 tới tháng 05/1940, 20.000 người thợ Đông Dương rời cảng Hải Pḥng lênh đênh trên biển và cập cảng Marseille, miền Nam nước Pháp. Mỗi chuyến đi kéo dài tới 48 ngày, khiến nhiều người ốm và say sóng v́ lần đầu tiên đi biển.
    Tất cả lính thợ trên con tàu của ông Lê Hữu Thọ được chuyển tới tạm trú tại nhà tù cũ Baumette ở Marseille, nơi duy nhất có đủ chỗ chứa mọi người. Ông Nguyễn Ngọc Châu nhớ lại, mọi người đều không biết trước đó là nhà tù, măi sau này họ mới được biết. V́ bên trong nhà tù đă được tu sửa sạch sẽ để mọi người có thể ở tạm trong thời gian ngắn. 20.000 lính thợ từ Viễn Đông tới được gọi là “nguồn nhân lực Đông Dương”, M.O.I. (main d’oeuvre indochinoise) được chia thành nhiều nhóm để gửi tới 73 công ty phục vụ cho ngành quốc pḥng, trong đó có các nhà máy sản xuất vũ khí trên khắp nước Pháp (Bayonne, Toulouse, Saint Chams, Bourges, Tours, Rennes, Oissel, Bergerac ...). Từ đây, những người thợ Đông Dương bắt đầu khám phá thế giới công nghiệp với cường độ làm việc nặng nhọc.

    Ngày 02/06/1940, nước Pháp thất bại trước phát xít Đức. Những người thợ Đông Dương phải tập trung hết trong Vùng Tự do (Zone libre). Ngày lịch sử này cũng đánh dấu chính quyền thuộc địa Pháp mất Đông Dương. Các chuyến tàu thuỷ tới vùng đất xa xôi có rất nhiều nguy cơ bị tàu ngầm Đức quốc xă bắn hạ. Pháp không nhận được gạo từ Đông Dương nữa. Nước Pháp đói ! Nước Pháp đầy người thất nghiệp !

    Bất công cho những người nông dân “bất đắc dĩ”...

    Chính lúc này, chính quyền Vichy đă đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng :
    Sử dụng nguồn nhân lực Đông Dương đang có tại chỗ để thích nghi giống lúa nước tại Pháp. Ư tưởng bắt nguồn từ Henri Maux, một kĩ sư cầu đường và là công chức vừa mới từ Đông Dương trở về sau 10 năm sống và làm việc tại đây. Sáng kiến của ông hoàn toàn đúng thời điểm và làm thay đổi hoàn toàn vùng Camargue.
    Người con gái của Henri Maux thuật lại:
    “Một lần, ông tháp tùng một Bộ trưởng tham dự hội thảo về tŕnh trạng thất nghiệp diễn ra tại Marseille. Lần đầu tiên trong đời, ông không đi tàu hoả, mà đi bằng máy bay. Từ trên cao, ông nh́n được khu vực vùng Camargue. Ông thắc mắc tại sao nơi này lại không được khai thác trên diện rộng ? So với Nam Kỳ ở Đông Dương, vùng này c̣n đi sau tới 50 năm. Từ đó, ư tưởng trồng lúa nước tại Camargue được h́nh thành”.

    Henri Maux cùng với một số đồng nghiệp cũ tới các khu tập thể của người lao động, và đặc biệt chú ư tới những người thợ Đông Dương. Do thất nghiệp và vẫn không thích nghi được với điều kiện thời tiết tại Pháp, rất nhiều người bị ốm hay mắc bệnh ung thư và sống trong t́nh trạng nghèo khó. Henri Maux đưa những người này ra khỏi khu tập thể, hoặc để dạy nghề cho họ, hoặc để họ làm việc ngoài đồng ruộng. Trên tổng số 20.000 lính thợ Đông Dương, 500 người được đưa tới trồng lúa tại Camargue.
    Do không phải nộp bất kỳ khoản đóng góp xă hội nào nên nguồn nhân lực này rất rẻ. Tiền công một ngày làm việc của người lao động Đông Dương chỉ tương tương khoảng 1/10 lương của một người lao động Pháp thời đó. Tiền lương hàng tháng được chia thành hai phần. Một phần được trả hàng tháng cho người lao động. Phần c̣n lại, theo yêu cầu của chính phủ, được giữ lại và chỉ trả cho người lao động khi họ trở về Đông Dương.
    Hoàn toàn tin tưởng vào chính sách của nhà nước, Henri Maux hy vọng, ngoài kinh nghiệm tiếp thu được tại Pháp, người lao động Đông Dương sẽ có được một khoản tiền tiết kiệm khá lớn nhờ công sức lao động. Nhưng trên thực tế, không ai biết khoản tiền tiết kiệm này đi đâu, và không một người lao động Đông Dương nào được thanh toán khoản tiền này.

    Được phỏng vấn trong bộ phim, ông Bernard Vinay, một cựu quan chức hành chính, từ chối cho biết tỷ lệ giữa khoản tiền lương và khoản tiền bị giữ lại, với lư do quá lâu nên không nhớ. Mất một khoản tiền mồ hôi nước mắt, giới chủ không thực hiện các nghĩa vụ đóng góp xă hội, nên người lao động Đông Dương không được hưởng bất cứ quyền lợi ǵ.

    Năm 1991, Bộ trưởng Bộ Ngân sách Michel Charasse, cũng đă khẳng định điều này, trong một bức thư trả lời bác sĩ Jean-Michel Krivine, phát ngôn viên của Uỷ ban Ủng hộ Cựu Lao động, như sau:
    “Vào thời kỳ tuyển mộ, người lao động Đông Dương không được đăng kư chế độ bảo hiểm xă hội, v́ vậy, không được hưởng chế độ trợ cấp, tuổi già, hay các chế độ đền bù khác”.
    Sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc, rất nhiều người lao động Đông Dương trở về quê hương. Một số người ở lại, lập gia đ́nh như trường hợp của Lê Hữu Thọ và Nguyễn Ngọc Châu.

    Công dă tràng...

    Lúa tiếp tục giúp những nhà sản xuất ở vùng Camargue trở nên giàu có. Chất lượng gạo vùng này nổi tiếng, thậm chí c̣n vượt trội gạo của Ư và Tây Ban Nha. Thế nhưng, công lao của người nông dân Đông Dương dần bị xoá mờ trong tâm trí của người dân địa phương và các hợp tác xă. Sau khi chiến tranh kết thúc, trên những cánh đồng lúa, thay thế người lao động Đông Dương là người Ư và Tây Ban Nha, được tuyển dụng có hợp đồng lao động và được trả lương một cách tử tế. Từ đó, không ai nghĩ tới những người nông dân Việt Nam đă viết lên những trang đầu tiên của ngành nông nghiệp trồng lúa tại Camargue. Để rồi đến một ngày h́nh ảnh những người nông dân Việt Nam, làm việc trong khoảng 10 năm trên đất Pháp, biến mất hoàn toàn.
    Cho tới ngày nay, ngay tại “Lễ hội Lúa Gạo” tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại Arles, không ai nhắc tới những người nông dân Việt Nam. Đây là bằng chứng cho sự bất công đối với những người lao động vất vả. Trong bất kỳ buổi tŕnh diễn hay hoạt động nào, người dân địa phương luôn thể hiện gạo là tài sản riêng, là bản sắc riêng của vùng Camargue do ảnh hưởng từ Tây Ban Nha. Tại một vùng luôn quan tâm quảng bá giá trị văn hoá địa phương như tại đây, h́nh ảnh người nông dân Việt Nam với tư cách là người sáng lập ra ngành trồng lúa, khó có thể có được một vị trí trong tâm trí người dân.
    Cá biệt hơn, một số người cho rằng, những thông tin và bằng chứng được công bố là giả, như trường hợp của Pierre Guillot và Yves Smith, cả hai trước đây đều là nhà sản xuất lúa gạo. Ông Guillot khẳng định “những người lao động Đông Dương không biết tới gạo, không phải là nông dân. Họ ở lại ngắn ngày, V́ vậy, phải dạy họ mọi khâu đoạn. Điều này khá vất vả”. Ông cũng cho biết, năm 1940-1944, người ta không nghe nói tới gạo tại Camargue, hoặc không sẽ là gạo nhập khẩu, từ Tây Ban Nha hoặc các nơi khác.
    Khi phóng viên cho họ xem một bộ phim tài liệu được chiếu vào năm 1943 ghi lại h́nh ảnh những người nông dân Việt Nam thu hoạch lúa với tại Camargue, ông Yves Smith cho rằng tài liệu này được quay tại Đông Dương th́ đúng hơn. Thế nhưng, làm thế nào để thanh minh cho một nhà kho hiện trong đoạn phim năm xưa, nay vẫn c̣n tồn tại ở Camargue ? Hơn nữa, c̣n rất nhiều đoạn phim ghi lại h́nh ảnh thu hoạch vụ mùa của người nông dân Việt Nam trên mảnh đất này.

    “Chúng ta đang ở Camargue, chứ không phải ở Đông Dương. Vụ mùa đă vượt quá cả dự định. Trên 500 héc ta do người thợ Việt Nam cày cấy đă thu về được 1.600.000 kg lúa. Sau khi đă tuốt lúa, sản lượng giảm 39% và sau khi tách trấu th́ c̣n lại 1/2. Nhờ Camargue mà nước Pháp đă được ăn cơm. Đất nước của chúng ta đă thành công giúp loại lúa khó trồng này thích nghi được với khí hậu”.

    Sau 5 năm đấu tranh với chính quyền địa phương, với những người trồng lúa tại Camargue và hoàn thiện các thủ tục hành chính, hội Tưởng niệm những người lao động Đông Dương (association “Mémorial pour les Ouvriers Indochinois”, M.O.I) đă thành công buộc Lịch Sử ghi nhận sự cống hiến của những con người bị lăng quên.

    Chủ nhật ngày 05/10/2014, ước mơ của Lê Hữu Thọ trở thành hiện thực.

    Trong sân một chi nhánh thị chính Arles tại Salin-de-Giraud, một bức tượng bằng sắt tưởng niệm một người nông dân Việt Nam đă được dựng lên. Bài phát biểu tại buổi lễ của Bertrand Mazel, Chủ tịch Hiệp hội người trồng lúa tại Camargue, thể hiện một cách đầy đủ và súc tích ḷng biết ơn tới những đóng góp của những người nông dân Việt Nam tại vùng đất này :

    “Tới lượt chúng ta có trách nhiệm tưởng niệm những người lao động tới từ Đông Dương trong giai đoạn lịch sử đau thương của nước Pháp. Thực tế là phải công nhận sự mất mát, hy sinh, đau khổ mà họ đă phải trải qua, và phải ghi nhận sự đóng góp bị rơi vào quên lăng của họ. Đúng là ngành nông nghiệp trồng lúa nợ họ rất nhiều v́ họ đă tham gia vào việc phát triển ngành này sau Đệ Nhị Thế Chiến. Họ đă truyền cho vùng Camargue kỹ thuật cấy lúa mới mà chúng ta sẽ không bao giờ quên”.

    Posted by Thoi Chinh Chien at 11:31 PM

  8. #718
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Ngày này năm xưa và lao công lính thợ cho Mẫu quốc....

    .. ngày 07 - 10 - 2019.. bầu trời y ám OAT = + 11 oC... những giọt mưa rơi đọng trên lá như những hạt kim cương...
    kính chào bạn đọc... sau khi đọc bài này th́ kẻ gơ bài chợt nhớ đến vùng cửa sông Rhone- Márseille.. thời đă qua vùng Camargue và những cánh đồng lúa nước.. dấu chân thâm đen của những người nông dân xứ Việt lưu dấu qua những cánh đồng nước lợ śnh lầy... bài đọc làm cho kẻ gơ bài nhớ đén 2 cuốn phim do đạo diễn Ư và hăng phim ư dựng lên mà phàn ư tưởng và cảnh tượng.. bối cảnh có phần giống như ở trên đất Việt đó là ;
    .. Riz amer... tựa dề Việt ;.. miếng cơm đau khổ... nũ tài tử là sylvana Mangano.. và cuốn phim thiws 2 là ;
    ... le voleur de bicyclettes... cả 2 đều chiếu tại rạp Eden Tràng Tiền - há/.. Riz amer... tựa dề Việt miếng cơm đau khổ.. thời gian 1952-54..
    Riêng câu truyện thứ 2 th́ cảnh tháo dỡ những chiếc xe ăn cắp được làm mất vết tích để bán phụ tùng sao mà giống như cảnh chợ giời chùa Vua- Hànội quá !!
    Chút tàn dư kỷ niệm.../. nmq

  9. #719
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Ngày này năm xưa và lao công lính thợ cho Mẫu quốc....

    .. ngày 07 - 10 - 2019.. bầu trời y ám OAT = + 11 oC... những giọt mưa rơi đọng trên lá như những hạt kim cương...
    kính chào bạn đọc... sau khi đọc bài này th́ kẻ gơ bài chợt nhớ đến vùng cửa sông Rhone- Márseille.. thời đă qua vùng Camargue và những cánh đồng lúa nước.. dấu chân thâm đen của những người nông dân xứ Việt lưu dấu qua những cánh đồng nước lợ śnh lầy... bài đọc làm cho kẻ gơ bài nhớ đén 2 cuốn phim do đạo diễn Ư và hăng phim ư dựng lên mà phàn ư tưởng và cảnh tượng.. bối cảnh có phần giống như ở trên đất Việt đó là ;
    .. Riz amer... tựa dề Việt ;.. miếng cơm đau khổ... nũ tài tử là sylvana Mangano.. và cuốn phim thiws 2 là ;
    ... le voleur de bicyclettes... cả 2 đều chiếu tại rạp Eden Tràng Tiền - há/.. Riz amer... tựa dề Việt miếng cơm đau khổ.. thời gian 1952-54..
    Riêng câu truyện thứ 2 th́ cảnh tháo dỡ những chiếc xe ăn cắp được làm mất vết tích để bán phụ tùng sao mà giống như cảnh chợ giời chùa Vua- Hànội quá !!
    Chút tàn dư kỷ niệm.../. nmq

  10. #720
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Người Pháp Gốc Việt
    http://catbuicarolineth.blogspot.com...t-vo-danh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/10...arolineth.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    dimanche 24 novembre 2013
    Người Pháp Gốc Việt
    Vô Danh


    Thân gửi Làng tài liệu về Người Pháp Gốc Việt , để tham khảo .
    Người Pháp Gốc Việt là nhóm người có tổ tiên xuất xứ từ Việt Nam nhưng sau định cư ở Pháp . Đây là một trong những cộng đồng người Việt Hải Ngoại lớn nhất thế giới . V́ Chính phủ Pháp không làm thống kê với dữ liệu về chủng tộc của công dân Pháp nên không có con số nào chính xác để biết về số Người Pháp Gốc Việt . Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200 000 đến 250 000 người ( 2002 ) . Con số này tăng thành khoảng 300 000 vào năm 2013 .

    Lịch sử Trước 1945


    Hoàng Tử Cảnh tại Pháp ; tranh của Maupérin ( 1787 )

    Phan Thanh Giản , h́nh chụp tại Paris khi đi sứ năm 1863 .

    Một nhân vật người Việt đặt chân lên đất Pháp vào cuối thế kỷ 18 mà lịch sử nhắc đến nhiều là Hoàng Tử Nguyễn Phước Cảnh khi theo Giám Mục Bá Đa Lộc cầm đầu phái đoàn sang Pháp cầu viện . Cậu bé 3 tuổi này chỉ ở lại Pháp vài năm rồi lại hồi hương nhưng để lại ấn tượng tốt trong dư luận Pháp .
    Gần 100 năm sau người Việt mới bắt đầu sang định cư tại Pháp . Sứ bộ Phan Thanh Giản khi trong chuyến Tây du để chuộc lại Nam Kỳ đă ghi nhận sự có mặt của người Việt tại Pháp [ 4 ] . Tuy nhiên con số đó chỉ là những người có quan hệ gia đ́nh nên phải sang Pháp .
    Măi đến đầu thế kỷ 20 cộng đồng người Việt mới tăng lên con số đáng kể . Nguyên nhân chính là t́nh h́nh khó khăn tại Pháp trong Đệ nhất Thế chiến bắt buộc chính phủ Pháp phải t́m tuyển nhân công để sung vào các xưởng sản xuất trong khi dân Pháp chính gốc phải dồn vào phục vụ chiến cuộc . Cùng lúc đó Pháp cũng mở cuộc tổng động viên để bổ sung quân đội .
    Lệnh tuyển lính bản xứ tại Đông Dương thuộc Pháp được ban hành vào tháng 11/1915 . Sang tháng 01/1916 , triều đ́nh Huế cũng có dụ ban thưởng 80 đồng bạc Đông Dương cho những ai nhập ngũ .
    Đến năm 1918 khi có lệnh đ́nh chiến th́ đă có 48 922 lính gốc Đông Dương (Việt) trong quân ngũ tại Âu châu cùng Bắc Phi và 51 000 thợ (ouvriers non spécialsés , viết tắt là ONS ; tiếng Việt gọi là «lính thợ» hay «công binh» ) gốc Việt trong các công xưởng của Pháp .
    Trong số đó có 1 548 người tử vong . Số người Việt lưu trú tại Pháp sau giảm nhiều v́ đa số chọn hồi hương . Số ở lại chỉ khoảng 3 000 người . Có người ở lại v́ kết hôn với người Pháp nhưng phần lớn v́ lư do giáo dục và công việc .


    Tờ bạc 100 đồng Đông Dương

    V́ t́nh h́nh khó khăn kinh tế ở Pháp vào thập niên 1920 ảnh hưởng đến giới lao động , một số hội đoàn của người Việt xuất hiện với mục đích tương tế, tương trợ như Hội Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des compatriotes) , Association Amicale des Travailleurs Indochinois , Association de Laqueurs , Association des Cuisiniers Indochinois , và Association Mutuelle des Travailleurs. Đến năm 1928 th́ có Comité de Défense des Travailleurs Annamites ra đời để bảo vệ quyền lợi của công nhân gốc Việt .
    Con số thợ thuyền , sinh viên , học sinh đó là hạt mầm của cộng đồng Người Pháp Gốc Việt.
    Khi Đệ Nhị Thế Chiến sắp bùng nổ th́ chính quốc Pháp lại có lệnh tuyển mộ người Việt sang làm lao công thuộc địa (viết tắt tiếng Pháp MOI : main-d'oeuvre indigène) , nhưng lần này với dạng cưỡng bách . Năm 1939 đă có 93 000 người , cả lính thợ lẫn lính chiến , bị đưa sang Pháp sung vào quân ngũ hỗ trợ chính quốc theo «Kế hoạch Mandel». Riêng ở Baumettes khoảng 20 000 người bị giam giữ để phục dịch trong các công xưởng với mức lương 1/10 lính Pháp . Một số đă định cư ở Pháp , nhất là vùng Camargue (tỉnh Bouches-du-Rhône) , mở mang nghề trồng lúa và làm muối.

    1945-1975

    Số người Việt sang Pháp định cư tăng thêm vào những thập niên 1940-1960 sau Đệ Nhị Thế Chiến và cuộc chiến Đông Dương tiếp theo . Khi chính thể bảo hộ của Pháp trên 3 xứ Việt , Miên , Lào cáo chung, đại đa số Pháp Kiều, trong đó kể cả những người Việt mang quốc tịch Pháp đă rời bỏ Đông Dương để hồi hương về Pháp. Sau 1954 , khoảng 50 000 người mang quốc tịch Pháp tại Đông Dương đă hồi hương, trong đó có 12 000 người bản xứ.
    Chính phủ Pháp đưa một số về Noyant d’Allier , một thị trấn nhỏ thuộc Allier, Auvergne, có truyền thống khai mỏ than nhưng vào thập niên 1950 đă bị bỏ hoang .
    Bốn trăm gia đ́nh , tổng cộng khoảng 2 000 người được đưa đến đây lập nghiệp.
    Số khác định cư ở Sainte-Livrade-sur-Lot ( 1600 người ), thuộc Lot-et-Garonne, Aquitaine gần Bordeaux miền tây-nam nước Pháp.
    Nơi cư trú mang tên « Trung tâm tiếp quản Những người Pháp Đông dương » (tiếng Pháp : Centre d'Accueil des Français d'Indochine , CAFI)
    Nơi đó có cấu trúc giống như một ngôi làng truyền thống ở Việt Nam với đ́nh , chùa.
    Trại CAFI ở Sainte Livrade tồn tại đến năm 2008 th́ chính quyền địa phương có phá đi để hoạch định lại . Phần lớn đă được tân trang riêng có sáu căn là giữ nguyên dùng làm di tích cuộc di cư và để lưu trữ các hiện vật lịch sử ghi dấu.
    Sinh viên du học của Việt Nam Cộng Hoà th́ tập trung ở Paris , thành lập Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam , hoạt động từ năm 1960. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà có cơ sở bán thức ăn số 80 đường Monge , quận V , cũng được gọi là Foyer Monge , thuộc toà đại sứ quản lư cho các sinh viên tụ tập . Tính đến đầu năm 1975 cộng đồng ở Pháp là cộng đồng người Việt lớn nhất ở Hải Ngoại.

    Sau năm 1975


    35 Vietnamese Boat People

    Đợt người Việt đông nhất sang định cư ở Pháp là vào thập niên 1970-1980 với nạn thuyền nhân vượt biển. Chỉ riêng trong 4 năm 1975-1979, Pháp đón nhận 51 515 người tỵ nạn sang định cư, tức là quốc gia đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Úc về số lượng tiếp nhận người tỵ nạn [ 19 ]. Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1989, Pháp đón nhận khoảng 150 000 người tỵ nạn, và theo một số nghiên cứu, số người tỵ nạn chiếm khoảng 80 % cộng đồng Người Pháp Gốc Việt đầu thập niên 1990.
    Ngoài chính sách của chính phủ cho người tỵ nạn nhập cư, giới nhân sĩ Pháp như triết gia Jean-Paul Sartre, Michel Foucault, Raymond Aron c̣n tổ chức nhóm vận động «Un bateau pour le Vietnam» ( « Một con tàu cho Việt Nam » ) kêu gọi gia tăng số người tỵ nạn nhập cảnh. Chính nhóm này cùng với Bernard Kouchner, sáng lập viên tổ chức Médecins Sans Frontières ( Y Sĩ Không Biên Giới ) đă tài trợ con tàu Ile-de Lumière ( « Đảo Ánh Sáng » ) ra khơi cứu giúp người vượt biển . Chính giới Pháp như Jacques Chirac và François Mitterrand cũng bảo trợ một số gia đ́nh người Việt Tỵ Nạn.

    Văn Hoá


    Món phở xuất hiện với bước chân người Việt ở Paris
    Hệ thống giáo dục tại Pháp, khác với Canada và các quốc gia Châu Âu khác, không chủ trương xây dựng một xă hội đa văn hoá. V́ thế, mặc dù Người Pháp Gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất cố gắng giữ ǵn văn hoá Việt Nam và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng, những người thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra và lớn lên tại Pháp biết rất ít về quốc gia và văn hoá của tổ tiên họ. Về ngôn ngữ họ cũng không sử dụng tiếng Việt .
    Trong một cuộc thăm ḍ ư kiến vào thập niên 1990, 41 % người trẻ từ 11 đến 30 tuổi nói rằng họ được gia đ́nh dưỡng dục theo truyền thống Phật Giáo, và 28 % nói rằng họ được dạy dỗ theo truyền thống Công Giáo .
    Những ngày lễ văn hoá được cộng đồng Người Pháp Gốc Việt duy tŕ gồm có Tết Nguyên Đán, Vu Lan, và Tết Trung Thu.
    Ngoài ra, những người ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội c̣n tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc Tế Phụ nữ ( 08/03 , gần trùng với ngày lễ Hai Bà Trưng vào Tháng Hai Âm Lịch ), 30/04, và 02/09.

    Một trong những cơ sở tôn giáo lâu đời nhất của Người Pháp Gốc Việt là Chùa Hồng Hiên xây từ năm 1917 ở Fréjus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đă hoạt động trở lại. Tính đến năm 2000 ở Pháp có 38 ngôi chùa của người Việt. Cũng theo chiều hướng phát triển, Người Pháp Gốc Việt đă cho xây cất chùa Khánh Anh ở Évry ngoại ô Paris. Vào thời điểm dự tính hoàn thành năm 2011-2012, ngôi chùa này được coi là ngôi chùa lớn nhất Châu Âu của người dân gốc Việt.

    Chùa Khánh Anh tại Évry , Essonne

    Dưới mắt người Pháp, Người Pháp Gốc Việt sống tương đối b́nh yên và hoà nhập vào xă hội Pháp, không gây nhiều vấn nạn như những nhóm thiểu số khác tại Pháp. Tuy không năng động như các cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại Mỹ hay Úc, Người Pháp Gốc Việt cũng có những sinh hoạt chính trị như vinh danh 60 Năm Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ở Paris cùng Voisins Le Bretonneux và Montigny Le Bretonneux .

    Chính trị tại Pháp

    Đầu thập niên 1980, tỷ lệ nhập tịch của người Việt tại Pháp là khoảng 5 %, một trong những tỷ lệ cao nhất trong các cộng đồng người ngoại quốc tại Pháp (so với khoảng 0,25 % cho cộng đồng người Algérie, cộng đồng lớn nhất). Điều tra dân số năm 1999 cho thấy khoảng 75 % người từng có quốc tịch Việt Nam đă vào Pháp tịch.
    Mặc dù Người Pháp Gốc Việt có tỷ lệ nhập tịch khá cao, họ ít quan tâm đến chính trị tại Pháp và hiếm khi tham gia vào các cuộc bầu cử cấp địa phương và toàn quốc. Họ thường nhập tịch v́ lư do kinh tế thay v́ lập trường chính trị. Tuy không thiết tha với biến chuyển trên chính trường tại Pháp, họ rất quan tâm đến t́nh h́nh chính trị ở cố hương, và trong quá khứ từng đóng vai tṛ rất quan trọng trong các phong trào chính trị tại Việt Nam vào thế kỷ 20.
    Năm 2009 th́ một số người Việt tại Pháp đứng ra thành lập Hội Người Việt thuộc đảng Cộng Hoà ( tiếng Pháp : Union des Vietnamiens Républicains , viết tắt là UVR ) để tạo tiếng nói chính trị cho cộng đồng , trong đó có Bùi Kiệt Sĩ ( Alain ), Mai Quốc Minh . Tổ chức này của Đảng Cộng Hoà Pháp ( Parti républicain ) hoạt động với mục đích dần tiến tới tranh cử Hạ Viện Pháp năm 2012 và các hội đồng thành phố ở các địa phương năm 2014.

    Quan điểm chính trị đối với Việt Nam

    Sau 1975, cộng đồng Người Pháp Gốc Việt chia thành hai nhóm rơ rệt: một nhóm ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội và một nhóm chống Cộng [ 20 ] & [ 30 ]. Hầu hết các tổ chức và hội đoàn của người Việt, kể cả các tổ chức tôn giáo và kinh doanh, đều ngả theo nhóm này hay nhóm kia. Những người ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội tự nhận là « di dân » trong khi những người chống Cộng tự nhận là « Người Tỵ Nạn ». Hai nhóm này có những mục tiêu chính trị trái ngược nhau và những thành viên của mỗi nhóm ít có quan hệ với thành viên nhóm kia.

    Nhóm ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội

    Những người ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội, dưới sự lănh đạo của Hội người Việt Nam tại Pháp ( UGVF , Union Générale des Vietnamiens de France ), có tổ chức quy mô hơn và được nhà-cầm-quyền Việt Nam công nhận. Những người trong nhóm này là những người đến Pháp trước 1975 và con em của họ; vấn đề mưu sinh của họ khá ổn định, và họ được xem là thành phần ưu tú trong cộng đồng gốc Việt. Nhiều thành viên UGVF cũng là đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp và một số khác là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam [ 33 ] ( nhà hoạt động chính trị Nguyễn Khắc Viện từng là Chủ Tịch UGVF .
    Trước 1975 , mục tiêu của UGVF là chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội. Sau 1975, nhiều thành viên UGVF dự định hồi hương để đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chính phủ Việt Nam lại xem giới trí thức có nền giáo dục phương Tây là một mối đe doạ. Những người được đào tạo tại Liên Xô được trọng dụng hơn v́ họ được xem là có quan điểm chính trị thích hợp hơn. Khi họ trở về Việt Nam, những Việt Kiều Pháp thường không t́m được việc làm tương đương với công việc của họ tại Pháp.Từ đó, họ ủng hộ thành lập một cộng đồng người Việt ly hương lâu dài tại Pháp. Mục tiêu của UGVF cũng v́ đó thay đổi , chú trọng đến việc giữ ǵn di sản văn hoá Việt Nam cho các thế hệ sau. Chính phủ Pháp xem UGVF là một tổ chức Cộng Sản và các hoạt động chính trị của tổ chức không được công khai cho đến năm 1981, khi được chính phủ Đảng Xă hội công nhận.
    UGVF tổ chức nhiều lễ hội cho các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Các sự kiện này luôn có sự hiện diện của đại sứ Việt Nam tại Pháp. Các thành viên của UGVF c̣n thành lập nhiều hội đoàn khác để tranh đua với những tổ chức chống Cộng để giành sự ủng hộ từ những người tỵ nạn sau 1975. Tuy nhiên, các tổ chức này không công bố quan hệ của họ với UGVF v́ nhiều người tỵ nạn sẽ rời bỏ tổ chức nếu họ biết được UGVF đứng sau các tổ chức này.
    Mặc dù không hẳn là một b́nh phong cho những người Cộng Sản Việt Nam tại Pháp, UGVF là một tổ chức với chủ trương sát cánh với chủ trương của nhà-cầm-quyền Hà Nội. Nhiều thành viên trẻ trong UGVF, sinh ra và lớn lên tại Pháp, cho rằng UGVF thiếu độc lập và quá phụ thuộc vào Hà Nội. Họ cũng đă bắt đầu quan tâm vào các vấn đề trong xă hội Pháp như nạn bị người Pháp bản xứ kỳ thị .

    Nhóm chống Cộng


    LogoTongHoiSinhVienP arisHuy hiệu Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris
    Khác hẳn những người ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội, những người chống Cộng không thống nhất dưới một tổ chức nào tương tự như UGVF, nhưng họ chung một lập trường đối lập với chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Trước 1975, những nhóm người Việt chống Cộng hoạt động tại Pháp rất ít, và chủ yếu là các tổ chức sinh viên như Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Sau 1975, với số thuyền nhân tỵ nạn được nhận vào Pháp tăng vọt, những nhóm chống Cộng mới thật sự lớn mạnh để cạnh tranh với nhóm ủng hộ Hà Nội. Những nhóm chống Cộng bao gồm chủ yếu những người tỵ nạn đến Pháp sau 1975, v́ thế họ có t́nh trạng kinh tế kém ổn định hơn nhóm kia.
    Trong lúc UGVF muốn miêu tả cộng đồng Người Pháp Gốc Việt như một cộng đồng đoàn kết ủng hộ nhà-cầm-quyền Hà Nội, những nhóm chống Cộng hoạt động để nói rơ cho người Pháp bản xứ biết là trong cộng đồng người Việt có sự khác biệt chính trị sâu sắc. Họ thường biểu t́nh phản đối chính phủ Việt Nam, và kêu gọi những người tỵ nạn tẩy chay những cơ sở kinh doanh có liên quan đến UGVF.
    Những tổ chức của những người chống Cộng cũng gồm những tổ chức sinh viên, lănh đạo, xă hội, và văn hoá. Họ có những hoạt động tương trợ những người tỵ nạn mới đến Pháp. Hầu hết các thành viên hoạt động trong tổ chức Hướng Đạo Việt Nam tại Pháp và các tổ chức Công Giáo của người Việt đều nằm trong phái chống Cộng. Họ cũng tổ chức các cuộc lễ hội cho các ngày lễ truyền thống, nhưng với quy mô nhỏ hơn so với UGVF.


    Trưởng Trần Văn Khắc (phải) , người sáng lập Hướng Đạo Việt Nam và BS Nguyễn Văn Thơ, Hội Trưởng cuối cùng của Hội Hướng Đạo Việt Nam ( tháng 04/1975 ) chụp h́nh tại Trại Họp Bạn Quốc Tế Hướng Đạo Việt Nam « Thẳng Tiến 2 » được tổ chức tại Toronto năm 1988 .
    * * *

    Di tích


    Phương đ́nh xây trên nền cũ của Đền Tử Sĩ lính Đông Dương

    Trước năm 1954

    Rải rác ở Pháp có một số di tích ghi dấu chân người Việt. Ở Nogent-sur-Marne trong Jardin tropicale de Paris, thuộc Bois de Vincennes c̣n nền cũ ngôi Đền Tử Sĩ tưởng niệm lính Đông Dương, tức Temple du Souvenir Indochinois. Đây nguyên thuỷ là một ngôi nhà cất ở Thủ Dầu Một rồi rỡ ra đem sang Pháp dùng cho cuộc Exposition coloniale de Marseille 1906. Qua năm sau chính phủ Pháp cho chuyển về Nogent-sur-Marne và đến năm 1917 th́ ngôi nhà đó được dùng làm Đền Tử Sĩ có sắc phong ( 1919 ) của Vua Nguyễn Hoằng Tông. Nhà Vua c̣n đến viếng ngôi đền này năm 1922 nhân chuyến công du sang Pháp.
    Năm 1984 đền bị phá huỷ hoàn toàn trong cơn hoả hoạn, nay chỉ c̣n phần nền với bậc tam cấp tạc đôi rồng đá. Một phương đ́nh tân tạo nhỏ nay nằm ở vị trí này.


    DaiTuongNiemThuyenNh anBSG
    Đây là bức tượng bằng đồng do điêu khắc gia Vũ Đ́nh Lâm thực hiện .
    Ngày 12/09/2010 tượng Đài Kỷ Niệm Thuyền Nhân Việt Nam với tên Niềm Mơ Ước Của Mẹ ( tiếng Pháp ): Le Rêve de la Mère ) được dựng ở bùng binh « Rond Point Saigon », ngă tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xă Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée [ 47 ] .
    Tượng đài này có bốn mục đích :
    - Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam
    - Tri ân nước Pháp
    - Ghi ơn bậc phụ huynh
    - Vinh danh đóng góp của Người Pháp Gốc Việt .


    Nhân vật

    https://i.postimg.cc/nhF1V4jb/Nguoi-Phap-Goc-Viet09.jpg
    Yohan Cabaye
    https://i.postimg.cc/FHTVYY3f/Nguoi-Phap-Goc-Viet10.jpg
    François Trinh-Duc
    Yohan Cabaye mang trong ḿnh ḍng máu Việt khi có bà Nội là người Việt Nam .
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://i.postimg.cc/5tjqLfSs/Nguoi-Phap-Goc-Viet11.jpg
    LS Jacques Vergès

    https://i.postimg.cc/SRbWBCFP/Nguoi-Phap-Goc-Viet12.jpg
    KS Trương Trọng Thi được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh

    Vô Danh
    Publié par Carolfan à dimanche, novembre 24, 2013

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •