Page 75 of 94 FirstFirst ... 256571727374757677787985 ... LastLast
Results 741 to 750 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #741
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cái đêm hôm ấy… đêm ǵ?

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...phung-gia-loc/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...i-httpwww.html

    Cái đêm hôm ấy… đêm ǵ? – Phùng Gia Lộc


    Tác giả Phùng Gia Lộc, tháng 6-1988

    Tiểu sử Nhà văn / Nhà báo Phùng Gia Lộc

    Phùng Gia Lộc sinh năm 1939 tại làng Láng, xă Phú Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
    Phùng Gia Lộc có lúc làm thầy giáo tiểu học. Vốn được nhiều người hâm mộ nên có khi ông cũng bị tai tiếng với những chuyện t́nh cảm phong lưu đến phải chuyển công tác.
    Thời làm văn nghệ ở pḥng văn hóa huyện Thọ Xuân, ông sáng tác rất nhiều: viết văn, làm thơ, viết kịch, cải lương, chèo, trong đó có rất nhiều vở do ông viết và dàn dựng cho các đội văn nghệ cấp xă. Thời gian này ông là hội viên Hội văn nghệ Thanh Hóa.
    Năm 1983, Phùng Gia Lộc về hưu trước tuổi, cùng vợ con vui thú ruộng vườn, vẫn tham gia hội văn nghệ của tỉnh và giúp vực dậy phong trào văn nghệ ở địa phương.
    Đó là thời gian trước đổi mới 1986, ở Thanh Hóa quê ông và sau này được biết là khắp nông thôn miền Bắc, nạn “cường hào mới” nổi lên khắp nơi. Một số cán bộ vốn là “đầy tớ của nhân dân,” thời chiến tranh được nhân dân nuôi nấng, che chở, bây giờ thành “người có công” lên nắm quyền hành, lợi dụng quyền thế ức hiếp dân lành gây nhiều bức xúc. Chính sách thuế khóa từ trên áp đặt xuống, các địa phương phải tận thu để đủ chỉ tiêu cùng với nhiều chính sách đường lối thời bao cấp khác làm cho người dân ngày càng nghèo mạt, người nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo vẫn phải đói thiếu.
    Người anh họ của ông, Phùng Gia Phan bị giết hại, được cho là có liên quan tới truyện ngắn trước đó của ông “Được vật báu” đăng trên báo Văn nghệ. Sự kiện này tác động mạnh tới Phùng Gia Lộc, cũng là tột cùng của đêm tối trong đời ông. Ông ra Hà Nội, để t́m câu trả lời cho sự công bằng cho ông và những người xung quanh ḿnh. Lúc đó sự kiện cởi trói văn nghệ bắt đầu. Phùng Gia Lộc viết lại những trải nghiệm của ông về thực trạng nông thôn và những người nông dân quê ông trong bài bút kư “Cái đêm hôm ấy… đêm ǵ”, sau này gắn liền với tên tuổi của ông.
    (theo Wikipedia)

    *


    Chân dung cố nhà văn Phùng Gia Lộc

    Cuối năm 1983, tôi được ở nhà chờ quyết định về nghỉ chế độ. Chiều chủ nhật, thằng Học con tôi rủ rỉ nói:
    – Con bắt được bác Quang ăn bánh cuốn ở hàng anh Minh. Bác đi thồ sắn ở chợ Phúc Địa về. Bác cho mấy bó nhưng con không lấy. Bác dặn con về đừng nói với bố mẹ là đă gặp bác. Nói, hôm nào sang bác đánh chết.
    – Hừ! Lại thế nữa…
    Tôi buột miệng bảo với con thế, rồi thừ ra. Bạn bè anh em cùng một pḥng với nhau mà đi qua không vào. Có điều ǵ nhỉ?
    Sáng thứ hai tôi sang cơ quan ứng mấy cân gạo và định bụng sẽ gặp, trút sấm sét lên đầu anh ấy. Nghe tôi trách, Lê Trung Quang, trưởng pḥng tổ chức Ủy ban huyện Thọ Xuân, cười hà hà làm lành thật đôn hậu, dễ yêu:
    – Giá có một ḿnh th́ tôi vào. Đằng này những bốn binh, khao được, anh cũng liệt. Vả lại, bốn cái xe nặng è, sợ tối.
    Là trưởng pḥng tổ chức ủy ban huyện, anh cũng để gia đ́nh vợ con đói thiếu. Ra anh c̣n kém cỏi hơn cả tôi, một kẻ chân chim trần trụi, một tay sắp trở thành “phó thường dân.” “Nhà ḿnh cũng bí. Nộp sản đi rồi, lúa đă cạn. Khó mà ăn thấu tết được.” Quang lắc đầu bảo thế.
    Anh gạn tôi:
    – Ông ở đây với tôi đêm nay cho vui. Tôi buồn quá.
    Tôi chỉ vào mấy cân gạo đă bó buộc sau xe, bảo anh Quang:
    – Phải mang “hàng chiến lược” này về chứ.
    Nếu nghe lời Lê Quang Trung nằm lại với anh một đêm, th́ tôi đă không thể nào h́nh dung nổi ở Phú Yên xă tôi Cái đêm hôm ấy là đêm ǵ…
    Có cái “các” quá giang của Lê Trung Quang cho mượn, tôi không phải mất ba đồng tiền đ̣. Qua sông Chu gió vù vù bên tai, tôi phải kéo vành mũ len, trùm thấp cho đỡ run. Tôi về đến nhà, trời đă sẩm tối, con mực xông ra í a í ẳng vờn chân lên hông. Vợ tôi bế thằng Văn ngủ kh́ trong ḷng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. C̣n Học – thằng con nhớn đang học bài ở nhà trên.
    Thấy tôi về thằng Thức reo lên:
    – A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố?
    – Có cái rét cóng đây này!
    Tôi nói rồi dắt xe vào nhà, mở túi gạo, vác xuống bếp khoe:
    – Ứng được năm cân gạo.
    Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đă lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo:
    – Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn!
    Tôi hỏi:
    – Nhà ăn rồi hả mẹ?
    Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí ǵ. Nó nói:
    – Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ với anh Học, với con ăn cháo rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rơ nhiều rau cải.
    Tôi thấy cay sè trong mắt.
    – Thế th́ nấu thêm vào. Hết th́ tao đi bới đất, nhặt cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ th́ sống thế nào?
    Vợ tôi định căi câu ǵ đó, nhưng lại thôi, vội trao thằng Văn cho bà rồi lại mở túi gạo đi vo. Bà cụ nói:
    – Rau cải ế nhăn! Đói, chả mấy người mua. Hôm nay mẹ va không đong được gạo. May lấy được đấy, không th́ mai gác con lên…
    Ngoài cửa gió ào ào, tiếng chó sủa ổng oảng ở đầu ngơ. Có tiếng ai hỏi mua rau cải nhà tôi. Cô Hoa vợ chú Được. Hoa cũng người họ Phùng, gọi tôi bằng bác. Chồng cô ấy là đội trưởng đội sản xuất cũ, nay vừa được rút lên làm trưởng ban định mức, rồi phó chủ nhiệm. Cô vào bếp vừa nói, vừa run:
    – Sao năm nay rét sớm thế này? Bác bán cho cháu mấy bó rau cải xào.
    Vợ tôi bắc nồi cơm lên bếp, mấy bà cháu phải dồn chỗ cho hai người đàn bà tê cóng này ngồi cạnh bếp hơ tay, ngó chẳng khác những viên đạn bị nén trong cái băng ḷ xo tṛn. Tuy gần bằng tuổi vợ tôi, nhưng là hàng cháu họ, nên Hoa vẫn bác bác, cháu cháu ngon ơ.
    – Bác có ngan, gà ǵ để cho cháu vài cân. Giá mấy cũng được, cháu không quản.
    – C̣n có vài ba con, phải để hôm sau bà…
    Tôi lừ mắt chặn lại câu nói hớ, khiến vợ tôi im bặt. Chả là v́ mẹ đẻ ra tôi yếu lắm rồi. Cụ đă bảy mươi lăm tuổi, lại phù nề mặt mũi vàng ủng như quả thị rụng. Ai cũng bảo khó qua cái đầu mùa Đông này. V́ vậy gia đ́nh tôi đă lo chuẩn bị ngầm, pḥng sau khi cụ về cơi. Cái ǵ vợ tôi cũng bảo dành để hôm sau bà… thành quen miệng. Cau cũng phơi kỹ bỏ be để hôm sau, thậm chí bọt bẹt được đồng rau nào cũng dồn mua ván đóng sẵn áo quan để hôm sau… Ấy nhưng nói đến cái chết, cụ lại giận và làm nau: Bay trông tao chết à? Tao phải sống để nh́n con cháu được đến lúc sung sướng chứ. Khổ măi rồi.
    Tôi hỏi Hoa để lấp láp câu hớ rồi cho bà cụ khỏi giận:
    – Mua đồ nhậu làm ǵ tối thế này?
    – À… mua cho mấy thằng về đội ta thu sản, khuya các hắn đớp. Đội và quản trị thuê khoán cháu nấu.
    V́ có chồng ở ban quản trị, cô ấy cũng là loại biết nhiều chuyện “bí mật nội bộ.” Hoa th́ tḥ cho vợ tôi biết đêm nay là đêm “đồng khởi” thu sản, tổng vét cả xă. Họ sẽ đổi chéo, công an và dân quân đội này về đội kia, vét bằng hết. V́ đội 12 này là nặng gánh nhất, nên họ sẽ điều về đây những tay cứng cựa. Hoa khuyên:
    – Bác có thiếu sản, th́ liệu mà xoay đi
    – Thế th́ tao đét bán rau cho mi nữa.
    Vợ tôi toan từ chối, nhưng Hoa nài măi và có tôi nói vào nên chị chàng mới chịu nghe. Hoa cầm đèn ra vườn soi cho vợ tôi hái. Cô ấy cầm rau, rồi c̣n đi các nhà bên cạnh hỏi mua gà. Cơm cạn, tôi vần cạnh bếp. V́ không phải ghế độn khoai độn sắn ǵ nên chín rất mau. Thấy chỉ nấu ḿnh cơm tôi, ḷng tôi lại buồn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào lót cho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát, đôi đũa. Cuộc chào mời đùn đẩy, nhường nhịn nhau rơ bực.
    Tôi lùa hai bát cơm với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà cụ nài, rồi tôi dỗ thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm c̣n lại. Hắn sợ mẹ. Nhà này, mẹ chúng nó có quyền uy tối thượng. Biết vậy, nhưng tôi cũng sắp trở thành kẻ sống nhờ…
    Ngồi ở bếp, tôi hỏi vợ:
    – Nhà ḿnh c̣n thiếu của hợp tác xă bao nhiêu thóc nữa em?
    Cô ấy không trả lời tôi mà nói rất vô lễ:
    – Có biết thế này, đái ṭe ṭe vào, chứ tội ǵ lôi về. Cha đời! Bữa trước th́ tuyên bố vớt được nấy ăn nấy, người ta mới hụp lặn xuống nước lụt mà khở (gở) từng bông lúa. Nay lại giở tṛ giảm tỷ lệ!
    Tôi vỗ về:
    – Thôi! Lụt th́ lụt cả làng, em ạ! Em nói xem, so với tổng sản phải nộp, nhà ta thiếu bao nhiêu?
    – Một tạ mười hai cân, em đă tŕnh bày với anh Nhà đội trưởng rồi. Thực tế ṃ được hạt nào đă ăn hết hạt nấy. Mấy lâu nay bán được đồng rau nào mua ăn, không bán được th́ nhịn. Đă nói khất rồi. Không cho khất, th́ nhà đấy có dỡ được, đến mà dỡ.
    – Phải mềm mỏng, em ạ! Khéo bán khéo mua thua người khéo nói! Gia đ́nh ḿnh, con cái ḿnh c̣n ăn đời ở kiếp nơi đây.
    Vợ tôi rền rĩ như sắp khóc:
    – Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột, cho vào nồi cháo, ăn hết cả nhà cho sướng cái đời…
    Ngồi sưởi ở bếp rất lâu, vỏ cao su cháy tàn, đă vạc hai ba đống than, mà chẳng ai muốn nói với ai câu nào nữa. Bà cụ ngồi lâu, mỏi và chán chuyện bỏ đi nằm. Thằng Học làm toán xong, lấy cho bà nồi than, rồi cũng rúc xuống bếp. Hắn đi bốc rơm lót ổ ngay cạnh bếp, lấy ván chắn rồi trải chiếu, ôm chăn ra nằm.
    – Ngủ đây mà ấm, bố ạ!
    Trong giường thằng Út Văn khóc í óe. Hắn lại đái lạnh đít rồi. Mẹ nó vào quả không sai. Nó được ôm ra bếp sưởi, nằm gọn trong ḷng mẹ. Gần một tuổi mà nó c̣n bắt nhá cơm bón và bú th́ hơn con bê non. Lại nhai ṭm tọp thế đó! Tôi đùa với con để nó cười sằng sặc cho dịu cơn lo buồn.
    Gần mười hai giờ khuya, cả nhà đi nằm. Tôi ngủ với hai thằng oắt trong ổ rơm dưới bếp.
    Có điều ǵ đó bồn chồn và nơm nớp…
    Bỗng tiếng kẻng gơ giục giă liên hồi. Kẻng khắp xă: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực.
    Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xă. Đèn đóm soi rừng rực ở các ngă đường. Chó sủa ơi là chó sủa. Cũng cái loa phóng thanh ấy, có tiếng ông chủ tịch xă gọi cán bộ về đội 12 hội ư.
    Ông trưởng công an xă Nguyễn Đ́nh Định gào rát cổ trên loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi viện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động. Tôi rùng ḿnh nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xă, hợp tác xă, vón cục cả về đây. Họ sẽ gơ cho ra chục tấn thóc c̣n tồn sổ.
    Gần một giờ sáng, công an, dân quân đă ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹch như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh, làm thằng Út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ. Thằng Thức cũng im thin thít, nằm co trong ḷng tôi không dám cựa. Bên nhà ông Ái, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rơ mồn một.
    – Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
    Ở cổng nhà tôi đă có bước chân ŕnh rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ử ử.
    Cạch cạch cạch.
    – Chị c̣ Lộc, mở cửa ra!
    Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng ̣a khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đă học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che.
    – Có chuyện ǵ đấy, các bạn trẻ ơi?
    – Thu thóc, thu thóc chứ c̣n ǵ, ông đừng hỏi vờ.
    Vợ tôi đă mở toang cửa, tay ôm thằng bé ngất lịm. Một anh, hai anh… bốn anh bạn trẻ ùa vào nhà. Anh đi đầu cao to, tóc cắt tăng gô, mặc áo bông thùng th́nh, soi đèn pin rồi đánh diêm châm cái đèn hoa kỳ ở bàn thờ. Có lẽ Tâm “hộ pháp” là người này. Phải, tôi đă thấy anh ta đứng chân hộ vệ giữa, trong một cuộc đá bóng với xă khác. Tay anh cầm cái chọng sắt cỡ ngón tay cái. Vợ tôi mời họ ngồi ghế. Bà cụ đang ốm ở giường bên cũng cố ngóc dậy, run rẩy chào.
    Theo danh sách đội báo, chị c̣n thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu chị đem nộp ngay!
    Bà cụ tôi đáp thay con dâu:
    – Các bác các anh ơi! Có c̣n cái ǵ mà nộp. Các anh và các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?
    – Chúng tôi không hỏi mụ nghe chưa?
    Cả bốn người cùng soi đèn pin khắp nhà trong, nhà ngoài, dưới bếp, bên chái. Hai người tuông soi cả trong vườn rau. Vợ tôi mếu máo:
    – Làm ǵ có lúa để ngoài ấy. Các anh xéo nát cả rau.
    Tôi chạy ra trụ sở đội, định t́m cán bộ tŕnh bày. Chủ tịch Phê, bạn dạy học với tôi ngày trước, đi bộ đội về giải nghệ, vào cấp ủy, đang đứng đấy. Thấy thế tôi mừng quưnh. Lại thấy cả Phùng Gia Miện anh họ tôi, làm bí thư đảng ủy cũng có mặt, tôi càng yên trí. Nhưng thấy tôi họ quay đi lảng tránh.
    Anh Miện bảo nhỏ tôi:
    – Chú về động viên gia đ́nh thanh toán bằng đủ, nhà ḿnh là cán bộ. Không có thóc th́ nộp bằng tiền. Lănh đạo đă nhất trí cho nộp cả bằng tiền rồi đó.
    Tôi đang định nói: “Đă không có thóc th́ làm cóc ǵ có tiền,” nhưng anh họ tôi đă dịu giọng:
    – Ở đội trên, hắn bắt cả anh Thiện, anh ruột tôi, mà tôi cũng phải điếc đi… “Mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao động phải hy sinh cho lợi ích của nhà nước.” Đồng chí bí thư tỉnh ủy đă chỉ thị thế, chú biết rồi đó.
    Lúc ấy ở trụ sở, công an, dân quân đă khuân về nào xe đạp, bàn ghế, tủ, chum vại, thùng tôn, lợn gà… để ngổn ngang ra tận ngơ. Tên chủ nhà thiếu thóc đề chữ bằng phấn trắng vào các đồ vật: Ông Ất, ông Do Khả, ông Hưng, ông Hồng, ông Khính (mẹ đẻ cô Hoa, mẹ vợ chú Được phó chủ nhiệm)… Mấy con ḅ bị bắt cột gần đó sợ đèn, sợ đám đông cứ lồng lên, chực bút mũi. Chúng xoay ṿng quanh, mgửa lên mặt kêu “hấp bồ,” “hấp bồ.”..
    Tôi loạng choạng đi về nhà, thấy người ta đang c̣n soi đèn t́m rất kỹ. Tôi nói:
    – Các người anh em soi t́m ǵ cho mất công. Nhà tôi xin khất đến mai, t́m cái bán chác, nộp tiền bằng đủ.
    Anh đầu tốp nháy nháy mắt ra hiệu.
    – Đêm nay là đêm nay! Mai chúng tôi mất thưởng ai chịu cho?
    – Bắt cái xe đạp ni, bay!
    Hai ba anh chạy lại. Tôi từ tốn ngăn họ:
    – Các đàn anh ơi! Tôi không làm ruộng sản mà. Đây là xe đạp nhà nước cấp cho tôi để tôi đi công tác. Các vị bắt cái này không được đâu.
    – Nếu chúng tôi cứ bắt th́ sao?
    Tôi loáng nghĩ được một mẹo. Rút cái “thẻ hội viên Hội văn nghệ tỉnh” ra, tôi nói:
    – Tôi phản đối! Tôi là “nhà báo !” Tôi sẽ kiện lên tận ông Đồng.
    Nước cờ của tôi không ngờ lại có hiệu quả. Họ im lặng. Hẳn họ đă biết tên tôi dưới những bài đăng nào chăng.
    Chợt vị “hộ pháp” nh́n chằm chằm vào cỗ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gơ vừa hỏi:
    – Cái ǵ trong này, chị Lộc?
    Im lặng…
    – Cái ǵ trong này, chị nói mau?
    Vợ tôi ấp úng. Tôi muốn tắc thở.
    – Có cái ǵ đâu…
    Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng một cái. Nắp văn thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng trúng vỉa:
    – A! Lúa! A lúa! Lúa! Anh em ơi. Ghê thật! Thế mà giả nghèo giả khổ.
    Mẹ tôi chống gậy vái dài:
    – Van các anh! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh! Lúa của tôi. Đó là tạ lúa hai đứa con gái hắn mua góp lại cho, để hôm sau tôi chết, bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt.
    Thực ra là của hai bà chị trong đó mỗi người có mười cân thôi. Ba mươi chín cân tiêu chuẩn hai tháng vừa qua tôi lấy về, c̣n lại là hơn bốn mươi cân, vợ tôi đong để dành “hôm sau” cho bà.
    Bà cụ nói như rên rẩm:
    – Đă bảo xay phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là!
    Một tay râu tóc lồm xồm hỏi:
    – Chị có gánh đi hay không th́ bảo?
    Một tay khác tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:
    – Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này, nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bê cả ḥm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.
    Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi ḥm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít.
    – Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
    – Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
    Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
    – Các ông không thương trẻ, th́ các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
    V́ họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngă chỏng queo như chiếc ghế đổ.
    – Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi… Trông xuống mà coi…
    Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
    – Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
    Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay ḿnh để ḱm giữ cái ǵ cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng b́. Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ h́ hục gánh thóc ra trụ sở nộp…

    Đoạn cuối này tôi dành cho anh Quang.

    Lê Trung Quang ơi! Anh có thể giấu cái bi kịch của gia đ́nh anh, nhưng tôi không c̣n có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất hạnh. Dù sự tiết lộ này có làm mất cái chức huyện ủy viên của anh, th́ tôi cũng thấy cứ phải nói ra.

    Chuyện thật của nhà anh đây: lúa vay ăn c̣n nợ bảy tạ, con Lâm, thằng Sơn phải đi ṃ hến từng bữa, chị ấy nấu bánh đúc đi các làng đổi lúa. Anh mà nói ra, người ta cho là anh bêu riếu. Việc thật ở nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là ḿnh bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi ḿnh: “Cái đêm hôm ấy… đêm ǵ?”

    PHÙNG GIA LỘC
    Cuối năm 1987
    Nguồn:
    https://tuoitre.vn/phung-gia-loc—cai...-gi-114622.htm
    *
    Bài thơ Vô đề ông viết lúc cuối đời là những trăn trở, nỗi niềm đau của ông trước những phận đời thấp bé luôn muốn vươn lên, đằng sau đó là mong muốn cứu khốn pḥ nguy âm ỉ trong ông chưa bao giờ tắt.

    Thương con thú ở thảo cầm viên
    Cũng trời cũng đất cũng thiên nhiên
    Ăn ở thoáng nh́n êm ả thật
    Tháng ngày lồng lưới dám sai quên.
    Thương cho cây cỏ mọc hang sâu
    Leo lét xanh xao vẫn dăi dầu
    Vẫn cố vươn t́m ra phía sáng
    Mặt trời soi chiếu những nơi đâu.


    Trần Văn Giang (st)

  2. #742
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hồi kư của người về từ Hoa lục đỏ

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...tu-hoa-luc-do/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...hoa-luc-o.html
    [color=red]Bài quá dài, bị cắt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên]/color]

    Hồi kư của người về từ Hoa lục đỏ
    Posted on January 27, 2017 by dongsongcu
    Bí Thư Thắng

    Một bất hạnh chợt đến với gia đ́nh tôi trong những ngày đầu năm của mùa Xuân Giáp Dần. Tôi cũng như một số chiến hữu khác được ghi nhận là mất tích trong trận hải chiến với Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
    Sau hai mươi bảy ngày, được gọi là tù binh nơi ngục tù cộng sản trên Hoa lục đỏ, tôi được trở về với quê hương, được tiếp tục phục vụ cạnh đồng đội trên Khu trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4.
    Giờ đây, những gian truân đă qua rồi. Là một kẻ bị bắt làm tù binh, tôi mặc cảm v́ sự yếu đuối của bản thân, đă không làm tṛn phận sự mà Tổ quốc giao phó. Quần đảo Hoàng Sa đă lọt vào tay Trung Cộng, chúng tôi toàn thể mười bốn thủy thủ thuộc Khu trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4, trú đóng đảo Cam Tuyền (Robert) trong những giờ phút cuối cùng với hỏa lực khủng khiếp từ hạm đội địch cũng như lực lượng hùng hậu của địch đổ bộ, chúng tôi không c̣n cách nào để giữ tṛn nhiệm vụ của chiến sĩ trấn thủ hải biên, để cuối cùng bị bắt sống. Nhưng Tổ quốc mến yêu đă không bao giờ quên chúng tôi.
    Trong thời gian bị bắt và bị giam cầm tại trại Thu Dung tù binh thuộc tỉnh Quảng Châu, nhưng phản ứng mănh liệt của mười chín triệu nhân dân miền Nam Việt Nam đă làm cho bọn Trung Cộng phải nới tay với chúng tôi trong cái lư luận “cải tạo tư tưởng bằng h́nh thức lao động”. Và sau hai mươi bảy ngày, không thể giữ măi cái trắng trợn của kẻ cướp đất, cướp người, bọn Trung Cộng xâm lược đă phải nhượng bộ cái hào khí bùng cháy của một dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử kiêu hùng, bằng cách trao trả toàn thể bốn mươi tám tù binh Việt Nam Cộng Ḥa vào ngày 17 tháng 02 năm 1974.

    Bước xuống phi trường, tôi nôn nao trong một nỗi niềm khó tả trước sự tiếp đón nồng hậu của đại diện các cơ quan chính quyền, quân đội cũng như hàng ngàn học sinh, đồng bào đă chẳng quản ngại nắng nôi, mệt nhọc, đến chào mừng chúng tôi được trở về với Tổ quốc, với mái ấm gia đ́nh. Tôi tự xét bản thân ḿnh, chẳng làm được việc ǵ cho đất nước mà vẫn được tổ quốc và nhân dân đăi ngộ, ít nhất cũng một lần vinh quang trong đời. Tổ quốc ơi, mười chín triệu đồng bào miền Nam ơi, tôi xin cúi đầu nhận lănh những ân huệ đại lượng này và chẳng biết nói ǵ hơn là xin cho tôi được một lần viết lên sự thật bằng chính những điều mắt thấy tai nghe, của cái mà Cộng Sản Bắc Việt cùng Mặt Trận giải phóng Miền Nam tôn thờ như quan thầy của ḿnh.
    Vâng, tôi xin nhân danh là một bằng chứng cụ thể với sự phán đoán khách quan trung thực nhất thế nào là thiên đường Cộng Sản ở Hoa Lục. Với danh dự mà nói rằng hồi kư này không ẩn chứa một phần chính trị nào, mà chỉ là những sự thật, tôi không sợ lầm lạc là chỉ phán đoán một chiều hay theo một khía cạnh tuyên truyền giữa hai ư thức hệ. Tôi đă đến đó, đến với đầy đủ ngũ quan và một khối óc. Một cán bộ Trung Ương Đảng Bắc Kinh, mà tôi mến phục qua cái dáng dấp, nhân cách trí thức, điềm đạm và tế nhị, đă nói với tôi:
    “Ngày nào ông có trở về nước, nếu có tŕnh bày điều ǵ, tôi khuyên ông đừng nên tŕnh bày trung thực quá, nếu không, tôi e ông sẽ ân hận th́ đă muộn …” Vâng, cảm ơn “đồng chí”. Cũng cảm ơn cho những ngày làm tù binh của tôi. Nếu có mệnh hệ nào th́ cũng đủ cho tôi an ḷng nhắm mắt, như ông Saint Thomas đă được nh́n thấy năm dấu thánh của Chúa. Tôi không ân hận dầu cho dù cách mạng vô sản có nhuộm đỏ cả quê hương tôi, tôi vẫn là kẻ ly khai khỏi tập đoàn đảng trị độc đoán sai lầm. Bây giờ tôi viết là phó thác cả tâm hồn lẫn thể xác theo gịng chữ v́ không nói lên được những ẩm ức từ trong đáy thẳm tâm hồn th́ rồi những tháng ngày câm lặng này cũng sẽ giết lần đời tôi trong ray rứt ưu phiền …
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Khi đến gần Hoàng Sa, thấy có hai chiến hạm Hải quân Trung Cộng đang thả trôi án ngữ phía đông nam đảo Cam Tuyền (Robert). Hạm trưởng chiến hạm chúng tôi (HQ4), chỉ thị cho mười bốn nhân viên thuộc thủy thủ đoàn t́nh nguyện đổ bộ lên đảo treo quốc kỳ cùng ngăn chặn lực lượng hải quân Trung Cộng trá h́nh ngư phủ xâm nhập đảo.
    Khoảng mười giờ ngày 18-1-1974, toán đổ bộ gồm Tr/uư Dũng, ĐT Quư, TP Hội, TP Cung, TP Chương, PT Bắc, QK Nghiêm, BT Thắng, KT Hưng, CK Chí, CK Huy, PT Hùng, VC Thanh, và GL Lâm thi hành lệnh đáp xuống đổ bộ đảo. Vừa đặt chân lên đảo, chúng tôi lục soát chung quanh hạ cờ Trung-Cộng và dựng quốc kỳ, rồi t́m các địa thể thích hợp để pḥng thủ, thu ḿnh trong những lùm cây chờ đợi diễn biến bất chợt xảy đến …
    Qua các tín hiệu trao đổi trên làn sóng vô tuyến, cho thấy có nhiều gay go, nội dung đại khái bên nào cũng nhận chủ quyền đảo và đuổi đối phương ra khỏi hải phận ḿnh … rồi một sự yên lặng nặng nề căng thẳng, h́nh như hai bên đang rơi vào thế thủ chờ đợi.
    Một đêm yên tĩnh đi qua, sáng sớm ngày 19 tháng 01 năm 74, chúng tôi thức tỉnh bởi hằng loạt biến cố dồn dập. T́nh h́nh trở nên nghiêm trọng, đưa đến cuộc hải chiến thực sự vào lúc mười giờ hai mươi lăm phút sáng hôm đó. Tất cả chúng tôi xách súng chạy ra băi biển trong lúc đạn hải pháo vang rền. Trước mặt chúng tôi, nhiều chiến hạm đang rực lên những lóe lửa hực sáng từ những họng trọng pháo đang nhả đạn làm khuấy động cả vùng biển êm lặng. Bởi quá xa, khói súng mù mịt, không phân biệt được chiến hạm nào của ta, chiến hạm nào của địch … Cuộc hải chiến kéo dài chừng ba mươi phút, có tàu ch́m, có chiếc cháy, chiếc nghiêng, của cả đôi bên dần dần khuất xa tầm mắt chúng tôi.
    Nh́n về vùng biển xa mù mà ḷng nghe nặng trĩu, tôi không hiểu số phận của các chiến hạm và thủy thủ đoàn ra sao. Riêng bản thân th́ không một hối tiếc ân hận nào. Dù có ta thán cũng bằng thừa trước những bất ngờ đương nhiên của chiến tranh. Để tự an ủi chúng tôi ngồi bàn bạc về trận hải chiến và hy vọng HQ11 sẽ đến tiếp viện.
    Đêm đó, tôi suy nghĩ thật nhiều, nh́n những khuôn mặt đăm chiêu, buồn bă của đồng đội, tôi nghe những nao nao bứt rứt … Dù thế nào chăng nữa, con người cũng có những yếu đuối của bản thân, tôi liên tưởng đến sự hy sinh nhưng những bâng khuâng lo ngại vẫn nhen nhúm bùng lên trong giờ phút lặng lẽ ghê rợn của sự chờ đợi giữa bóng tối dày đặc của vùng biển đen … Tôi mệt mỏi với niềm suy tư chín mùi để rồi thiếp dần trong giấc ngủ ưu phiền …
    Sáng sớm ngày 20 tháng 01 năm 1974, xuất hiện mười bốn chiến hạm Hải quân Trung Cộng, trực chỉ đảo Cam Tuyền, Hoàng Sa (do lực lượng địa phương quân và nhân viên dân chính đài khí tượng trú đóng). Việc ǵ đến ắt phải đến, sau nhiều loạt hải pháo,lực lượng hùng hậu của Trung Cộng đổ bộ tràn ngập bốn bề đảo. Cuối cùng, nhóm tử thủ chúng tôi đành cúi đầu chấp nhận những bất hạnh đă an bài.
    Thế là hết, tôi không ngờ lần đầu và cũng là lần cuối cùng đặt chân trên mảnh đất nhỏ bé tít mù của dân tộc. Tôi tuyệt vọng ngước nh́n về vùng biển xa mù và xót xa trước những đôi mắt u buồn đang lặng lẽ cúi xuống của đồng đội. Vâng, hăy cúi xuống, hăy cúi xuống thật gần để nh́n lần cuối cùng cái thân phận của một quốc gia nhược tiểu, sẽ c̣n điêu linh biết đến bao giờ?
    Những khuôn mặt dữ dằn, với súng trên tay, chĩa về chúng tôi. Thời gian vô vọng này kéo dài đến đúng cái nắng gay gắt của buổi quá ngọ, th́ bọn chúng đổi thái độ, họ vui vẻ mời chúng tôi hút thuốc, uống nước … Tôi nghe họ qua sự thông dịch mơ hồ của CK Chi và PT Hưng (là hai người Việt gốc Hoa), họ thuyết tŕnh về “Chính sách khoan hồng tù binh”, tất cả chúng tôi thinh lặng, dường như trong thâm tâm ai cũng tự vẽ ra một bối cảnh tối đen hơn là nghe một điều ǵ … Sau đó, họ dẫn chúng tôi ra băi biển và trói lại.
    Sáng hôm sau, đưa lên tàu chở về đảo Hải Nam. Khoảng mười hai giờ trưa tàu cặp bến, được chuyển sang một chiến hạm lớn hơn, nơi đây chúng tôi bắt gặp thêm ba mươi bốn người nữa bị bắt lên đảo Hoàng Sa. Chúng tôi nh́n nhau thông cảm, và sau hai đêm một ngày, tàu cập cảng Quảng Châu. Chúng tôi được tiếp nhận bằng hàng ngàn con mắt của dân quân thị hiếu đứng đầy hải cảng. Tôi đoán thầm, không lẽ họ tử h́nh chúng tôi tại đây để trả thù cho đồng chí của họ đă bỏ ḿnh trong trận hải chiến vừa qua. Nhưng vừa lúc đó, có ba chiếc Molotova chạy tới và theo sự hướng dẫn của tên cán bộ thông dịch, chúng tôi được đưa qua thành phố Quảng Châu để đến trại Thu Dung tù binh. Lên xe, tôi chiếm vị trí thích hợp nhất để quan sát hai bên đường. Khí tiết ở đây thật là lạnh, tôi đă mặc chiếc áo ấm bên trong, khoác thêm chiếc ba-đờ-xuy bên ngoài mà vẫn c̣n thấy lạnh khủng khiếp. Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày mùng Một Tết, th́ ra, ngẫu nhiên, ḿnh hưởng những ngày Tết tha hương bất đắc dĩ với thân phận làm tù binh. Tôi ngạc nhiên khi thấy phố xá hai bên đường không có màu sắc nào của Xuân và Tết, tôi khẽ hỏi tên cán bộ thông dịch:
    “Thưa ông, hôm nay là Tết, sao vắng vẻ và sơ sài thế này hả ông?”.
    Tên cán bộ trả lời: “Tại Trung Cộng vĩ đại của chúng tôi, dưới sự lănh đạo sáng suốt của Mao Chủ Tịch, Tết bây giờ đă đổi khác rồi chứ không c̣n lạc hậu như thời tiền cách mạng nữa.”
    Bài quá dài, phải cắt bớt.


    Tôi lạnh ḿnh ư nhị liếc sang người bạn thầm nói: “Gớm! Tên này ư hẳn cũng vài mươi tuổi đảng chứ chẳng vừa với những mỹ từ giả dối mà có khả năng lấp khóe mắt ḍ xét của con người, đâu phải là thứ thường”. Tôi buồn cười bởi cái phô trương của anh cán bộ. Anh ta nói mà trong ánh mắt dường như ẩn hiện một nỗi ḷng khó tả được tiềm ẩn như trong cái thế nén của chiếc ḷ so bất lực.Có lẽ anh ta mơ tưởng đến những thú vui của thời thơ ấu. Đầu năm vẫn là những ngày thiêng liêng nhất của người thuần tuư Á Đông. Con người vẫn là con người, chứ không phải là hệ thống máy móc để có thể dễ dàng giết chết cái tập tục truyền thống của dân tộc có từ muôn đời xa xưa được.
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Tôi nh́n đoàn người trên phố, họ đi từng toán trên đường, với y phục giản đị, đồng nhất được khoác lên những tấm thân c̣m cơi vốn có của người Quảng Đông. Họ trầm lặng quá, đúng như người ta bảo “người Cộng sản thầm lặng như chiếc bóng”, thỉnh thoảng có vài thiếu niên đốt lên vài cây pháo, và đó chính là dấu hiệu duy nhất đón Tết qua đôi mắt trung thực của tôi.
    Tôi viết những sự thật này, cũng như có lần tôi đă viết bài “Mùa Xuân của Quảng Châu”, khi c̣n bị giam ở bên Trung Quốc, nội dung cũng như thế này. Và được các “đồng chí” bên đó nói rằng: “Anh có nhận xét thiếu tinh tế và tư tưởng xuyên tạc, nên cảm nghĩ của anh về mùa Xuân Quảng Châu c̣n đầy tính chất châm biếm, thiếu sự giáo huấn chính trị … “Vâng, tôi không thích chính trị, tôi chỉ thích những nguồn sống thực, những ngôn từ tôi nói phải phát xuất từ đáy ḷng, chứ không phải từ những chiêu bài chính trị.

    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Một anh bạn của chúng tôi rụt rè hỏi: “Thưa đồng chí, theo đài BBC Luân Đôn, Vua Gia Long đă đem quân trú đóng ở Hoàng Sa vào năm 1802 …”
    Vừa nói tới đây, th́ anh cán bộ đưa tay ngăn lại “Các anh em thật là lạ, tại sao đài ḿnh không nghe, lại đi nghe cái đài xuyên tạc đó, bên chúng tôi không bao giờ nghe đài nào khác ngoài đài Bắc Kinh, nên không bao giờ lầm lẫn như thế. C̣n cái vấn đề đồng chí Gia Long nào đó cho có quân lính Việt Nam ra trú đóng đảo vào năm 1802 th́ thật không thể tin được, v́ sử sách Trung Quốc không hề ghi chép điều đó. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng, anh em đừng nhắc nhở đến Vua Gia Long nữa.”
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Tôi hắng giọng hỏi: “Thưa các ông, sau bản hiệp định San Francisco năm 1951, 49 quốc gia đều xác nhận chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Ḥa, mà Trung Quốc cũng không phủ nhận bản hiệp định trên. Đến nay phải chăng Trung Quốc phát hiện được ở dưới ḷng đảo có một tài nguyên thiên nhiên nào nên ngày nay Trung Quốc …”
    C̣n đang nói dở, th́ tên cán bộ quắc mắt nh́n tôi. “Ai bảo với anh như thế, nếu c̣n giữ măi cái nhận thức này th́ …”
    Một tên có vẻ khôn ngoan trầm tĩnh hơn khẽ kéo tên kia ngồi xuống và nói: “Các anh bị nhiễm tư tưởng Đế-Quốc Mỹ, cũng như ngụy quyền Sài G̣n quá nhiều, nên những ư tưởng sai lầm rất nhiều, nhưng chúng tôi tạm thời coi đó như là lỡ lầm đầu tiên và bây giờ các anh phải chú ư đừng phát ngôn những ǵ xâm phạm đến quyền lợi của đảng và nhà nước chúng tôi.”
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Hôm nay đề tài mới “Phong trào phê phán Khổng Tử và Lâm Bưu”. Tôi không ngờ họ lại nhục mạ một con người mà đă đưa cái kiến thức của ḿnh để tác tạo cho một Trung Hoa với một lần vàng son trong lịch sử văn minh loài người, tôi cứ tưởng họ cũng phải tôn trọng phần nào cái minh thuyết vĩ đại ấy chứ. Đúng là tiến hóa, tiến đến độ cực đoan của con người.
    Một cán bộ bảo: “Thằng Khổng lăo nhị có làm cho một Trung Hoa đầy những liệt cường xâu xé, đầy những bóc lột như Từ Hy Thái Hậu …” Tôi chợt nghĩ, thế th́ quá sức sai lầm, sự suy vong của một quốc gia cũng như cái biến hóa thăng trầm của hoàn vũ chứ đâu do cái nền tảng tư tưởng của nước đó làm sụp đổ … Tại sao Nhật Bản họ cũng lấy Nho học làm nền tảng sao không sụp đổ mà lại trở thành một cường quốc nắm đầu về kinh tế như ngày nay. Không, Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ cũng như lấy cái kinh nghiệm của Đảng cộng sản Nga Sô, sau mấy chục năm trời đă nhận thức thế nào là thiên đường cộng sản để rồi phải đi đến giai đoạn “xét lại chủ nghĩa” mà Mao Trạch Đông cho là: “Hữu danh là Cộng sản mà thực chất là Tư Bản”.
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Image result for life in china in 1974 images
    Tôi không bao giờ quên được cái khuôn dáng và cái bản chất chân thực thuần túy Á Đông của một ông Sĩ quan quản gia chăm sóc chúng tôi và một binh sĩ nấu ăn. Họ đúng là người Trung Hoa thực sự đúng nghĩa nhất. Bởi phải chăng cái bản chất của con người vẫn là của con người, mặc dù có sống trong giả tạo của môi trường sống bịp bợm. Tôi nghĩ chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng nói lên phần nào sự suy luận khách quan của ḿnh về người dân Trung Hoa, họ sống như vậy đă đành, đến khi chết vẫn không được toàn thây. Xác họ phải đốt thành tro và cái mớ tro tàn cuối cùng đó có tác dụng ǵ trước cái luận lư thực tiễn của một lục địa vĩ đại thiếu màu mỡ …
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Tất cả chúng tôi giựt ḿnh đứng dậy, vị thủ lănh cùng toàn thể cán bộ Trung Ương Đảng trại Thu dung Tù binh Quảng Châu ngồi xuống hàng ghế danh dự. Sau đó, phái đoàn báo chí cũng như đài vô tuyến truyền h́nh tới quay phim, chụp h́nh lia lịa. Và toàn thể toán tù c̣n lại của chúng tôi đứng tim khi nghe xong bản tuyên bố của bộ ngoại giao Trung Cộng nói với nội dung: “Đúng 12 giờ trưa ngày 17-2-1974, Trung Quốc sẽ trao trả toàn bộ 43 bù binh c̣n lại cho Ủy Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế tại Hồng Kông
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Một cán bộ có lẽ bị xúc động với những ǵ bản nhạc đă đứng dậy nói: “Thưa các bạn, thưa các đồng chí. Tôi ao ước rằng ngày này các bạn sẽ trở lại thăm chúng tôi với một tư cách khác nghĩa là khi MTGP miền Nam của các bạn thành công, lúc đó tôi sẽ …”
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    Chúng tôi được đưa lên xe buưt chở lên nhà ga xe lửa Quảng Châu, sau đó, một toa xe hạng nhất dành sẵn cho bọn chúng tôi. Chúng tôi lên xe, và nơi đây có Hội Hồng Thập Tự Trung Cộng săn sóc cũng như yêu cầu chúng tôi có những điều kiện ǵ muốn nói với Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế th́ họ sẽ chuyển lời. Chúng tôi không ai có ư kiến ǵ cả. 10 giờ ngày 17-2-1974, xe đỗ ga Thẩm Xuyến, chúng tôi được đưa lên một khách sạn và ăn bữa cơm cuối cùng gọi là tiệc ly. Sau đó, chúng tôi được dẫn đến một pḥng đợi tại đầu cầu biên giới. 12 giờ Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang nhận lănh. Rồi chúng tôi lặng lẽ bước qua cầu…
    Vừa sang bên cầu, chúng tôi được ông Đại sứ Việt Nam tại Hồng Kông tiếp đón, ông nói: “Nhân danh là một Đại sứ của ṭa lănh sự Hồng Kông, tôi thay mặt cho chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa hân hoan chào đón những anh hùng …”

    Chung tôi, 43 người bật khóc. Vâng, không hiểu tại sao ḿnh lại xúc động đột ngột như vậy, một khơi động nào đă làm nguồn t́nh cảm dạt dào miên man trôi theo gịng lệ. Tôi thấm nước mắt leo lên xe buưt về phi trường Hồng Kông. Nơi đây, vị Tư Lệnh Phó HQ, Đề Đốc Lâm Nguơn Tánh tiếp đón chúng tôi niềm nở, và khoảng 2 giờ 15 phi cơ bắt đầu cất cánh. đúng 4 giờ 25 phút, phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, một cảnh xúc động vô cùng diễn ra, hàng ngàn người đủ mọi thành phần mừng đón chúng tôi trở về với Tổ Quốc và mái ấm gia đ́nh…
    Bài quá dài, phải cắt bớt.

    “Các anh là người đầu tiên đặt chân lên lục địa chúng tôi và cũng là những người duy nhất đầu tiên của Ngụy quyền Sài G̣n có đến và có về. Nếu lần thứ hai trong các anh hoặc bất cứ một người miền Nam nào chẳng may mà gặp chúng tôi th́ các anh chỉ có đi mà chẳng có đường về …”
    Vâng, các người đừng phô trương cái khát máu của các người ra làm ǵ, 27 ngày thôi cũng quá đủ cho một người dù là kém thông minh như tôi nhận thức được thế nào là mặt thực của xă hội chủ nghĩa.
    Bí Thư Thắng

    Ghi chú
    [1] Cũng Nguyên Nhi, một đồng-đội cũ HQ.4, khi tưởng nhớ về chiến-hạm lúc Ông nằm tù cải-tạo như sau: …Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, con tàu nằm đại kỳ ở hải xưởng. Con ḱnh ngư một thời lướt sóng ngăn thù ấy bây giờ đành ngậm ngùi mắc cạn. Nó không c̣n cơ hội vượt trùng lưu- vong. Nó, cũng như anh ta, nằm lại, nghẽn thở trong chiếc tḥng lọng đỏ. Sau này, anh ta viết:
    Để khắc khoải đêm sâu tù cải tạo
    Nghe thinh không thảng thốt một hồi c̣i...

    (Nguyên Nhi, 5.2001)
    http://hqvnch.org/?page_id=114

  3. #743
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trở về, đi tới

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...oi-tuan-khanh/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...i-httpwww.html

    Trở về, đi tới
    tuankhanh

    Tuấn Khanh

    Trong một chuyến đi quốc nội, vô t́nh đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác ǵ dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nh́n. Mỗi người một suy nghĩ.

    Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau “Không biết ḿnh qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?” Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ư nghĩa. “Th́ tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi c̣n ǵ,” một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt c̣n lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.

    Một người đàn ông lớn tuổi, đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra. Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đă được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. V́ vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên. “Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, căi không lại tụi tao đâu,” người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ư, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao ḷng.

    Nếu như quả có một cuộc trở về định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt đă chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có lẽ chỉ có một ít người muốn, c̣n tất cả c̣n lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về.”

    Cuối tháng 10, ba chiếc tàu chiến Trung Quốc ghé cảnh Cam Ranh. Chính quyền tỉnh Khánh Ḥa huy động người dân và đoàn thể ra phất cờ tiếp đón binh lính Trung Quốc.
    Chiếc tàu dẫn đầu là Tương Đàm 531, tên gọi của chiếc chiến hạm đă tấn công Gạc Ma năm 1988, thảm sát 64 binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam khi không có khả năng kháng cự. Nhiều năm sau cuộc chiến Gạc Ma, chiến hạm này đă được bán cho Bangladesh, nhưng v́ cái tên Xiangtan/Tương Đàm gợi nhớ về chiến công hiển hách năm 1988, nên khi đóng tàu mới, chiến hạm Tương Đàm lại ra đời như niềm kiêu hănh của ngành hải quân Trung Quốc. Điều khác nhau duy nhất là chiếc Tương Đàm cũ, có số hiệu 556, c̣n chiếc mới có số hiệu 531.

    Khi ca sĩ Khánh Ly hát ở Sài G̣n, mọi sự ngăn cấm của các quan chức đều dựa trên ư rằng “không muốn gợi nhớ về một quá khứ không tốt.” Sau năm 1975, hơn 15.000 đầu sách của hai nền Cộng ḥa miền Nam Việt Nam bị đốt, bị cấm và bị truy lùng v́ cho là “gợi lại h́nh ảnh và văn hóa đồi trụy.” Hàng chục ngàn bài hát cùng các văn nghệ sĩ miền Nam bị cấm, cô lập như kẻ thù. Thậm chí có người đă phải vào tù v́ có “tội lỗi với nhân dân”… Ấy nhưng Tương Đàm, cái tên đẫm máu người Việt ngang nhiên mang quá khứ đi vào hiện tại, từ Gạc Ma vào nơi quan yếu của Việt Nam, Cam Ranh, lại được chính quyền mở champagne chào đón.

    Chắc những người được lệnh chào đón ba chiếc tàu chiến Trung Quốc cũng không biết rằng, vào lúc này, Bắc Kinh đă hoàn thành xong vành đai chiến lược để bao vây đảo Trường Sa của Việt Nam. Phi đạn và chiến đấu cơ của Trung Quốc tạo nên một ṿng hỏa tuyến từ đảo đá Chữ Thập, Su Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gaven, Tư Nghĩa, nối đến Gạc Ma. Từ đây, Trung Quốc có khả năng uy hiếp trực tiếp Sài G̣n, Cam Ranh và Trường Sa. Tờ Focus Taiwan đưa tin này, mới đây, vào ngày 18/10/2016.

    Người Trung Quốc chắc không c̣n nói chuyện Việt Nam trở về, mà h́nh như họ chọn cách đi tới, v́ mọi thứ đều đă thuận lợi.
    Hôm nay th́ chính quyền tỉnh Quảng Ninh đă chính thức có chính sách mỗi ngày cho 100 xe Trung Quốc lái thẳng vào Việt Nam. Một sự ưu ái khá lạ lùng và sẽ sớm là chuyện của các cửa khẩu ở những vùng khác noi theo, mà chắc con số 100 xe mỗi ngày sẽ dần chỉ là thông báo ước lệ.

    Không lâu nữa, năm 2018, bởi những ràng buộc bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), một loại thỏa ước thương mại mà Bắc Kinh lập ra để đối đầu với TPP của Mỹ, từ Trung Quốc, các loại động vật sống dùng để nhân giống; nhiều loại thịt, nhiều loại thuỷ hải sản đông lạnh và hoa quả sẽ được miễn thuế 0% khi vào Việt Nam.
    Thật đúng lúc, giữa lúc bốn tỉnh miền Trung chịu nạn biển nhiễm độc, lũ lụt tàn phá hoa màu, nhà cửa, giới chăn nuôi khánh kiệt… th́ ngay lúc họ chuẩn bị hồi phục, đă bị nhấn ch́m trong cơn đại hồng thủy nhập khẩu 0% từ Trung Quốc.

    Tôi có kể với bạn về chuyện người Trung Quốc học lịch sử rằng Việt Nam phải trở về mẫu quốc? Có một sự thay đổi nhỏ, có màu máu và nước mắt, là chính quyền Cộng sản Trung Quốc đang sốt ruột đi tới thật nhanh, chứ không đợi ai đó trở về. Cuộc đi tới này lộng lẫy và man rợ không kém ǵ các đạo quân của Thành Cát Tư Hăn tràn tới: cỏ không thể mọc, con người chỉ c̣n biết quỳ xuống và ngửa mặt khóc than v́ sao đất nước chúng ta lại đến nông nỗi như vầy.

    Trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tháng 9 năm nay, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă hứa là sẽ sớm quyết việc thanh toán thương mại Việt Nam – Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ. C̣n bà phó Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Thị Hồng, người tháp tùng thủ tướng, th́ hân hoan nói rằng chuyện này không khó, v́ lâu nay các tỉnh phía Bắc đă “thử” làm như vậy rồi.
    Không biết Quốc hội Việt Nam có biết về việc này không? Liệu Quốc hội mới có ít hơn những kẻ ngủ gục, chơi game và xin nghỉ sớm để lên tiếng về những hiểm họa như vậy? Bất kỳ ai có một học vấn tối thiểu cấp trung học, cũng đều hiểu việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam mang đến nguy cơ lệ thuộc như thế nào. Đặc biệt, Trung Quốc đang “đi tới” rất ào ạt trong sự hân hoan của những kẻ như bà Nguyễn Thị Hồng, và trong với bối cảnh vô cùng thuận lợi khi hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng bộ hô to chương tŕnh chống đô-la hóa bằng quyết định 2589/QĐ-NHNN, hạ lăi suất tiền gừi bằng đô-la.

    Trung Quốc đang biến nhiều quốc gia Châu phi trở thành những chư hầu kinh tế, cũng bằng cách dùng nhân dân tệ hóa như vậy. Hiện tại Zimbabwe, Angola và Nam Phi đă trở thành những quốc gia lệ thuộc kinh tế nặng nề vào Trung Quốc khi áp dụng thanh khoản bằng đồng Nhân dân tệ. Bạn nghĩ rằng chỉ là vấn đề thương mại? Áp lực kinh tế này, cũng đă trở thành áp lực chính trị khiến Nam Phi 3 lần từ chối cấp visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, chỉ v́ muốn ve vuốt Bắc Kinh. Đại hội những người đoạt giải Nobel Ḥa B́nh tại Cape Town ở Nam Phi vào năm 2014, kể cả thị trưởng của thành phố cũng đă tuyên bố hủy hội nghị, nhằm tố cáo v́ Pretoria đă cúi đầu trước Trung Quốc. Campuchia cũng vậy, trong ṿng xoáy trở thành chư hầu của Bắc Kinh để chống lại Việt Nam, chính quyền này cũng đă ướm việc chính thức thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, khởi đầu bằng du lịch.

    Trong câu chuyện mà người đàn ông nói giọng Bắc, tóc bạc, kể với tôi về cuộc tṛ chuyện với người Trung Quốc. Giọng cười của ông rất sảng khoái. Một người biết ông, nói nhỏ với tôi rằng ông đă cùng gia đ́nh tim đường định cư ở nước ngoài rồi. Có lẽ, v́ vậy mà giọng cười của ông rất nhẹ nhàng, tiếng cười của một người đứng ngoài một nồi nước sôi sùng sục, hé nắp nh́n vào.

    Nhưng tôi và hàng triệu con người khác – những người ở trong nồi – chắc không thể an nhiên được như ông. V́ bởi chúng ta là những người ở lại, là những người không có khả năng ra đi hay đă quyết chọn sống c̣n trên mảnh đất này. Tôi chắc rằng sẽ không có nhiều những kẻ muốn “trở về” trong chiếc nồi đóng kín nắp ấy. Nhưng chúng ta lại chứng kiến một cuộc đi tới, chà xát mọi thứ, không có sự xót thương di sản cha ông để lại. Cuộc đi tới của những chiến hạm Trung Quốc, của những đoàn xe tự do đi lại trên đất nước này, những đợt cuồng phong áp thuế 0% dẫm nát nông dân Việt Nam, và có thể có cả những đồng Nhân dân tệ mà chúng ta sẽ cầm trên tay để làm quen, không c̣n xa nữa.

    Tôi vừa leo ra khỏi nắp nồi ấy, bằng hy vọng và sự thật về quê hương của ḿnh. Và tôi nhận thấy ḿnh có một niềm tin mới, rằng sẽ không có một sự “trở về” hay “đi tới” nào cả. Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nh́n bằng sự thật về đất nước ḿnh, dân tộc ḿnh, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.
    Tuấn Khanh

    10/30/2016
    Nguồn: tuankhanh’s blog (http://www.rfavietnam.com/blog/4361)
    https://dongsongcu.wordpress.com/201...-nam-chung-no/

  4. #744
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Quê Nhà, Quê Người

    http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...que-nguoi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...bonphuong.html

    Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
    Quê Nhà, Quê Người


    Có phải nếu ḿnh ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm th́ ḿnh là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đă biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nh́n vào lịch thấy con số ghi năm đă bước vào năm thứ ba mươi của một người xa quê hương.
    Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà, Ông ở đâu đến vậy? Th́ chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch th́ sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Th́ lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi. Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.
    Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có ǵ thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc th́ nh́n thấy ngay, muốn giấu th́ phải nhuộm.

    Đối với người Á Đông th́ tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào th́ nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rơ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh th́ cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá th́ sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

    Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở pḥng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, th́ chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đ́nh Việt Nam. Như thế th́ tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

    Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm th́ tự nhận ḿnh là người Hà Nội; người ở Hải Pḥng, Hải Dương vào Sài G̣n lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận ḿnh là người trong Nam.
    Tôi ở Mỹ t́m về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm th́ khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: Anh, chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với anh, chị, cái kia không ăn được, cái nọ không biết đâu.

    Những lúc đó tôi chẳng biết ḿnh phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ căi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam th́ ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và t́nh thương với đất nước, đồng bào. T́nh thương th́ nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận th́ cho tôi… nghĩ lại.

    Tôi đă đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối t́nh chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong ḷng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đă trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

    Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đă nuôi người Việt, v́ giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.
    Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nh́n ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi ḿnh đang hiện diện không phải là quê ḿnh, không phải nước ḿnh.
    Chẳng có một lư do ǵ cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà ḿnh ở Trần Quư Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

    Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp ḿnh Việt Nam quá, v́ những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên h́nh ảnh rơ rệt ngay trước mặt ḿnh. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi ḿnh quên mất là ḿnh đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.
    Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nh́n ḿnh cũng biết ḿnh từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài G̣n, biết đất nước này vẫn là quê hương ḿnh, những người đi lại chung quanh là đồng bào ḿnh, nhưng sao không giống Việt Nam của ḿnh, h́nh như đă có điều ǵ rất lạ.
    Ngôn ngữ Việt th́ thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm răi, rơ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ c̣n là cổ tích.

    Ngửng mặt lên nh́n bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nh́n mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao ḷng hoang mang quá đỗi, và thấy đă có một khoảng cách ngh́n trùng vô h́nh giữa ḿnh và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!
    So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đă gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói:
    Nơi nào ḿnh sống ở đó suốt một quăng đời dài, có những người thân chung quanh ḿnh, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang ḿnh, th́ nơi đó cũng được gọi là quê hương ḿnh. Như vậy th́ tôi có một hay hai quê?

    Tôi sống ở Mỹ th́ bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt ḿnh không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt ḿnh không quen.
    Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng th́ thấy rơ ngay ḿnh là người Việt đi lạc, dù ḿnh có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam ḿnh đều lạc chỗ cả.

    Tôi nhớ mấy năm trước có lần tṛ chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hăy c̣n minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh B́nh nhà tôi khi chết th́ đi đâu? Phật giận anh ấy, v́ anh ấy bỏ đi, Chúa chắc ǵ cho anh ấy vào, v́ anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không c̣n minh mẫn để lo con ḿnh không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy ḿnh ngay ở đời sống này cũng đă là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

    Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc ḿnh là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

    Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà ḿnh thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại th́ người trong sách đó c̣n may mắn hơn ḿnh, họ đâu có đi đến tận một nước khác như ḿnh.
    Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về c̣n ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân v́ lạc chỗ ngay trong làng ḿnh.
    So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó th́ hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đă bỏ làng, bỏ nước đi, c̣n nhận quốc tịch của một nước khác.

    “Khi về đổi họ thay tên.
    “Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn ḍng”.


    Được đăng bởi Unknown vào lúc 14:01

  5. #745
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    44 năm sau cuộc chiến: Nhiều người Việt vẫn phải chọn bỏ nước ra đi

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...bo-nuoc-ra-di/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...guoi-viet.html

    44 năm sau cuộc chiến: Nhiều người Việt vẫn phải chọn bỏ nước ra đi
    Posted on April 23, 2019 by dongsongcu
    Ḥa Ái, RFA


    Sau hơn 4 thập niên chiến tranh chấm dứt, người Việt tiếp tục vượt biên ra nước ngoài. Một tàu vượt biên nhắm đến Australia. H́nh chụp ngày 14/04/13.
    AP
    Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đă tṛn 44 năm. Thế nhưng trong hơn 4 thập niên qua, những làn sóng người Việt di cư khỏi quê hương vẫn tiếp diễn.

    Đài RFA ghi nhận trong phần sau.

    Ra đi khi chiến tranh kết thúc

    Những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, những ḍng người chen lấn ở Đại sứ quán Mỹ cũng như tại cửa sông Sài G̣n và các cảng biển để di tản, rời bỏ quê hương Việt Nam là nơi với những kư ức tang thương và mất mát.
    Thống kê cho thấy sau ngày 30/04/1975, gần một triệu người Việt đánh đổi mạng sống của họ trên những con thuyền bé nhỏ để vượt biển, hay bỏ thây nơi rừng sâu nước độc trong hành tŕnh t́m tự do bên ngoài lănh thổ Việt Nam.
    Sau hơn một thập niên đất nước Việt Nam “im” tiếng súng, hàng ngàn người Việt ra đi theo các chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh và nhân đạo như chương tŕnh di dân đến Mỹ dành cho những người con lai và dành cho các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa bị đi tù cải tạo cùng thân nhân của họ.
    Chính phủ Hà Nội thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới bắt đầu từ năm 1986. Từ cột mốc thời gian quan trọng này, những làn sóng di dân mới được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại.

    Xuất khẩu lao động

    Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động từ thập niên 80 của thế kỷ trước cung ứng lao động sang các quốc gia Đông Âu, trong khối Xă hội Chủ nghĩa và Liên Xô khi t́nh h́nh kinh tế gặp nhiều khó khăn.
    Lao động Việt ra nước ngoài, khắp nơi trên thế giới làm việc gia tăng mạnh kể từ khi cơ chế của đất nước thay đổi vào năm 1991. Theo số liệu Wikipedia, tính đến năm 2011, Việt Nam có tổng cộng khoảng 500.000 lao động làm việc ở 40 quốc gia và vùng lănh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau, nhiều nhất tại các thị trường lao động Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc.
    Mới đây nhất, Cục Lao động Ngoài nước, thuộc Bộ Lao Động-Thương Binh & Xă Hội công bố tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2018 gần 143 ngàn người, vượt 30% kế hoạch đề ra. Bộ Lao Động-Thương Binh & Xă Hội cho biết có kế hoạch xuất khẩu 120 ngàn lao động Việt trong năm 2019 này.
    Đài RFA ghi nhận trong gần 4 thập niên Việt Nam xuất khẩu lao động, không ít công nhân Việt kêu cứu v́ bị chủ lao động ngược đăi, không được trả lương đúng theo hợp đồng lao động hay thậm chí c̣n bị rơi vào hoàn cảnh trở thành lao động nô lệ, và thường th́ họ không được sự trợ giúp nào từ các cơ quan lănh sự của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài. Mặc dù vậy, công nhân Việt chọn ở lại nước ngoài để lao động bất hợp pháp mà không muốn về nước, v́ dẫu sao đồng tiền bấp bênh họ kiếm được vẫn khá hơn cuộc sống khốn khó ở quê nhà tại Việt Nam.

    Nói Việt Nam có sự phát triển kinh tế là đúng, bởi v́ nền kinh tế rất khá hơn trước đây. Nhưng vấn đề cốt lơi là năng lực trong việc tái phân bổ lại kết quả đó cho số đông được hưởng một cách công bằng th́ bị thiếu và bị rơi vào những nhóm lợi ích, những nhóm thiểu số quá giàu, thậm chí nhiều tỷ phú nước ngoài cũng không thể cạnh tranh nỗi được. Trong khi số lượng đời sống của dân chúng b́nh thường, ví dụ như bao nhiêu triệu người ở nông thôn lên thành thị làm công nhân th́ đời sống không khá lên được
    -Chuyên gia tư vấn Francis Hùng

    Chính phủ Malaysia hồi tháng 7 năm 2018 đă mở một chiến dịch truy quét di dân bất hợp pháp và trong số hàng ngàn người bị bắt giữ, số người Việt Nam đông thứ 4 ở mức xấp xỉ 300 người. Chủ tịch Tổ chức Liên đoàn Lao động Việt Tự do, ông Nguyễn Đ́nh Hùng vào thời điểm đó cho RFA biết:

    “Trong thời gian chúng tôi đi thăm trong trại tù, cách đây 3 năm, chúng tôi làm việc với Tổng Nghiệp đoàn Malaysia th́ họ cho biết số lượng người Việt ở trong các trại tù trên toàn nước Malaysia có khỏang 400 người, bị bắt do nhiều nguyên nhân. Liên đoàn Lao động Việt Tự do vào thăm tù thời gian đó và nghe số người bị bắt 400 là qua nhiều năm, nên tôi thiết nghĩ số người bị bắt trong năm nay được coi như là đông nhất trong thời gian qua ở Malaysia.”

    T́nh trạng người Việt ra nước ngoài để lao động bất hợp pháp được các hăng thông tấn thế giới liên tục loan tin thời gian gần đây. Vào đầu tháng 1 năm 2019, Cơ quan Di trú Đài Loan thông báo một nhóm gồm 153 người Việt Nam đi du lịch, nhập cảnh vào thành phố Cao Hùng hồi hạ tuần tháng 12 năm 2018 đă bỏ trốn tại nước này. Thông tin người Việt bị đưa lậu đến các quốc gia Tây Âu lao động bất hợp pháp, đặc biệt đến Anh Quốc đang ở mức được cho là đáng báo động. Một nghiên cứu do Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế, Quỹ Liên kết Thái B́nh Dương và Tổ chức Chống Nạn Buôn trẻ em-Anh Quốc vừa công bố trong tháng 3 năm 2019 cho thấy hàng ngàn trẻ em Việt Nam bị buôn sang Anh lao động và tệ nạn này có xu hướng gia tăng.
    Một thanh niên Việt Nam trong hành tŕnh di dân lậu đến Anh Quốc, từ nhà tù ở Ba Lan, hồi năm 2016 kể lại cho RFA anh đă trải qua các nhà tù ra sao:

    “Em đi đường rừng qua Ba Lan trên một chiếc xe container có 9 người. Sang tới biên giới Belarus th́ em bị bắt ở tù 1 tháng 16 ngày. Ở đó khổ lắm. Nói chung ăn uống không bằng chó ăn.”

    Trong khi đó, tại Việt Nam, người dân vẫn cứ t́m cách ra nước ngoài lao động với hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Điển h́nh là h́nh ảnh hàng ngàn người Việt, trong những ngày đầu tháng 4 này, đến văn pḥng Lănh sự Hàn Quốc từ 3 giờ sáng để xếp hàng xin visa, sau khi nước này nới lỏng chính sách cấp thị thực cho người Việt Nam ở 3 thành phố lớn bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.


    Phụ nữ Việt Nam ngồi chờ được đàn ông Hàn Quốc xem mắt để kết hôn. Courtesy: Ảnh chụp màn h́nh video Truyền h́nh Báo Phụ Nữ đăng tải ngày 11/03/17.

    Cô dâu Việt

    Hồi tháng 6 năm 2016, truyền thông trong nước dẫn số liệu công bố chính thức của Việt Nam ghi nhận tính đến thời điểm đó có hơn 81.000 người Việt Nam kết hôn với công dân của 50 quốc gia trên thế giới, trong đó nữ giới chiếm đến 92%.
    Cũng tính từ mốc thời gian Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, xă hội Việt Nam xuất hiện cụm từ “cô dâu Việt” để nói đến những phụ nữ trẻ ở nông thôn, đặc biệt tại khu vực miền Tây Nam Bộ lấy chồng nước ngoài, chủ yếu qua Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hàn chục ngàn cô gái Việt chấp nhận đánh đổi tuổi thanh xuân của họ để lấy một người chồng xa lạ, khác biệt ngôn ngữ và văn hóa cho cuộc đổi đời. Nhiều cô dâu Việt thổ lộ với RFA rằng cuộc sống làm dâu xứ người dù buồn tủi, rủi nhiều may ít nhưng họ không có chọn lựa nào khác hơn. Linh mục Nguyễn Thông, từng phục vụ trong Hội thánh Công giáo tại thành phố biển Busan, Hàn Quốc nói với RFA về hoàn cảnh của hầu hết cô dâu Việt ở nước này:

    “Các cô qua với mục đích chính là cố vượt ra ngoài t́m cuộc sống kinh tế để giúp gia đ́nh. Đa số các cô nói rằng ở Việt Nam th́ miền sông nước không có ǵ làm hết, công việc bưng bê cũng không bao nhiêu tiền, trong khi qua đây làm ít nhất một ngày cũng năm bảy chục đô la.”

    Korea Times trích thống kê của Hàn Quốc, từ năm 2014-2016 có gần 73% phụ nữ nước ngoài lấy chồng ở nước này là người Việt Nam. C̣n Taiwan News cho hay tính đến tháng 8 năm 2017 có hơn 98.000 phụ nữ Việt lấy chồng ở Đài Loan, chiếm gần 63% tổng số cô dâu nước ngoài ở đảo quốc này, và tỷ lệ vẫn tiếp tục tăng.

    Du học sinh

    Một xu hướng di dân khác là t́nh trạng du học sinh Việt Nam không muốn trở về nước sau khi hoàn tất chương tŕnh học tập ở nước ngoài.
    Truyền thông quốc nội, trong năm 2018, dẫn lời của ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ (IVCE), cho biết người Việt chi tiêu gần 2 tỷ đô la Mỹ (USD)/năm cho việc du học. Số học sinh Việt Nam ở nước ngoài trong năm 2017 được ước tính là 80.000 người, và trung b́nh tăng 8% tính từ năm 2010 đến năm 2017.
    Báo Dân Trí, vào ngày 20 tháng 4 dẫn nguồn từ báo cáo của Văn pḥng Giáo dục Quốc tế Canada (CBIE) cho biết Việt Nam nằm trong số 5 nước có du học sinh đông nhất, ở mức gần 24 ngàn người trong năm 2018, tăng 46% so với năm trước đó. Tại Hoa Kỳ, trong năm học 2017-2018, du học sinh đến từ Việt Nam tăng 8,4% gần 25 ngàn sinh viên, tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách các nước dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Mỹ.
    Nhà báo Lê B́nh, từ miền Bắc bang California, tiểu bang có cộng đồng người Việt đông nhất Hoa Kỳ nói với RFA về ghi nhận của ông liên quan t́nh h́nh du học sinh Việt Nam ở khu vực này:

    “Thành phố San Jose th́ sinh viên (Việt Nam) xin học nhiều v́ dễ xin nhập học và có nhiều trường học tốt ở đây. Thường th́ họ học ở các trường Community College là trường Đại học Cộng đồng hoặc những trường đại học lớn có nhiều ngành chuyên môn ở các thành phố San Jose, San Francisco, Sacramento cũng có sinh viên du học Việt Nam. Nói chung các sinh viên đó là bà con, thân nhân của các cán bộ Cộng sản Việt Nam, hay thậm chí họ là con cái của cán bộ và phần lớn là con của những người có tiền. Theo tôi được nghe biết th́ các du học sinh Việt Nam có khuynh hướng nếu được th́ họ t́m cách ở lại.”

    Đài Á Châu Tự Do ghi nhận rất nhiều du học sinh Việt Nam chia sẻ rằng họ không thể về nước làm việc v́ môi trường không thích hợp, đặc biệt trong lănh vực nghiên cứu khoa học. Và lư do trên hết mà họ chọn ở nước ngoài, như theo ghi nhận của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Giảng viên cao cấp tại Đại học New South Wales, ở Australia, rằng giới trí thức và chuyên gia Việt Nam “cảm thấy tuyệt vọng, bất lực v́ không có cách ǵ để đóng góp giúp đất nước vươn lên.”

    Giới trí thức và doanh nhân

    Đồng quan điểm với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Chuyên gia đào tạo doanh nghiệp-Diễn giả Francis Hùng, là người Việt Nam đầu tiên vừa di dân đến Mỹ hồi tháng 4 năm 2018, theo diện nhân tài nh́n nhận hiện tượng di dân của giới trí thức Việt Nam, c̣n gọi là t́nh trạng “chảy máu chất xám” là do giới tinh hoa trong xă hội Việt Nam nh́n thấy được hậu quả của việc thiếu năng lực quản lư, điều hành của Nhà nước đă dẫn đến hiện trạng xă hội gần như bế tắc và họ không nh́n thấy chính quyền có giải pháp để xử lư các vấn đề đó nên bị mất ḷng tin hay ḷng tin bị suy giảm. Diễn giả Francis Hùng nhấn mạnh:

    “Bởi v́ một lư do rất quan trọng để người ta yêu nước và cống hiến, xây dựng th́ người ta phải tin và yêu người lănh đạo của họ. Nên khi người ta không c̣n ḷng tin cao như ban đầu nữa th́ họ buộc phải t́m một nơi chốn khác. Nhiều người kêu gọi một sự yêu nước như một chân lư cao cả, nhưng nó phải gắn liền với quyền lợi của những người yêu nước. Người ta có thể hy sinh quyền lợi cá nhân để phục vụ cho đất nước khi người ta nh́n thấy điểm đích cuối cùng là đạt được sự thịnh vượng nào đó th́ người ta trong giai đoạn buộc phải sẵn sàng hy sinh.”

    Diễn giả Francis Hùng là người được tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người trong giới trí thức, doanh nhân tại Việt Nam và ông ghi nhận phần phần đông trong số họ chọn đầu tư ra nước ngoài hay di dân là v́ họ bị chán chường và mất ḷng tin đối với chính quyền Việt Nam. Diễn giả Francis Hùng lư giải nguyên nhân:

    “Nói Việt Nam có sự phát triển kinh tế là đúng, bởi v́ nền kinh tế rất khá hơn trước đây. Nhưng vấn đề cốt lơi là năng lực trong việc tái phân bổ lại kết quả đó cho số đông được hưởng một cách công bằng th́ bị thiếu và bị rơi vào những nhóm lợi ích, những nhóm thiểu số quá giàu, thậm chí nhiều tỷ phú nước ngoài cũng không thể cạnh tranh nỗi được. Trong khi số lượng đời sống của dân chúng b́nh thường, ví dụ như bao nhiêu triệu người ở nông thôn lên thành thị làm công nhân th́ đời sống không khá lên được.”
    Em đi đường rừng qua Ba Lan trên một chiếc xe container có 9 người. Sang tới biên giới Belarus th́ em bị bắt ở tù 1 tháng 16 ngày. Ở đó khổ lắm. Nói chung ăn uống không bằng chó ăn
    -Một thanh niên Việt Nam

    Hoa Kỳ vẫn là quốc gia được số đông doanh nhân Việt Nam chọn lựa để đầu tư kinh doanh và qua đó họ cùng gia đ́nh có thể di dân đến sinh sống và làm ăn ở xứ cờ hoa. Bà An Nguyễn, làm việc trong ngành buôn bán địa ốc ở miền Nam bang Califonia cho RFA biết những khách hàng của bà đến từ Việt Nam đều có cùng quan điểm khi họ chọn đầu tư ở Mỹ là họ đều muốn định cư ở lại:

    “Nhiều người nói rằng tại v́ đầu tư ở đây th́ ḿnh biết là tài sản của ḿnh, c̣n ở Việt Nam làm ăn bấp bênh lắm, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. Ví dụ như Trung Quốc tràn qua xâm lăng nước ḿnh th́ mất hết, c̣n hai bàn tay trắng. Và ở trong nước khi (chính quyền) muốn bắt bớ ai th́ gán tội ‘có âm mưu chống chính phủ’ rồi bắt vô tù, lấy hết tài sản. Họ nói rằng có tiền và giữ được tiền mới là quan trọng, c̣n có tiền mà sống trong hồi hộp, lo âu th́ có đứt mạch máu mà chết. Ở Mỹ mà mua nhà cửa th́ biết là sẽ có lời v́ số lượng người nhập cư vào nước Mỹ càng ngày càng đông và kinh tế Mỹ cũng mạnh nhất, cho nên người ta không sợ mất. Bên kia có thể người ta đầu tư, làm càng ngày càng nhiều tiền nhưng lại ăn không ngon, ngủ không yên.”

    Bà An Nguyễn cho biết thêm theo số liệu của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ công bố hồi năm 2017, Việt Nam xếp thứ 8 trong số 10 nước mua bất động sản nhiều nhất tại Hoa Kỳ, ở mức hơn 3 tỷ USD.

    Hàng ngàn người Việt, trong những ngày đầu tháng 4/2019 xếp hàng bên ngoài văn pḥng Lănh sự Hàn Quốc để xin visa. Courtesy: Ảnh chụp màn h́nh vnexpress.net

    Tị nạn chính trị

    Trong những năm gần đây, Việt Nam c̣n được biết đến như là một quốc gia có chính sách gia tăng cầm tù và tống xuất những tiếng nói của người dân phản biện ôn ḥa đối với Chính phủ. Theo số liệu ghi nhận từ các tổ chức nhân quyền thế giới, Việt Nam trong năm 2018 có hơn 100 tù nhân chính trị và tôn giáo. Các trường hợp tống xuất tù nhân chính trị được dư luận toàn cầu quan tâm như Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài…
    Nhiều nhà hoạt động trong nước, mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề xă hội, tệ nạn tham nhũng, kêu gọi cải cách thể chế… để đất nước bắt kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, họ bị sách nhiễu, truy bức đến mức phải trốn ra nước ngoài lánh nạn.
    Chúng tôi xin kết thúc bài ghi nhận những làn sóng người Việt di dân vẫn tiếp diễn sau hơn 4 thập niên qua với câu chuyện của ông Hồ Văn Dương, một người Việt Nam hiếm hoi sinh sống tại thành phố Dakar, đất nước Senegal miền Trung Châu Phi. Ông Dương nhiều năm trước tưởng rằng ḿnh gặp may khi được một người đàn ông dẫn qua Pháp làm việc. Thế nhưng, ông Dương lại bị đưa đến vùng Ivory Coast, Bắc Phi.
    Ông Dương, qua kênh youtube của Kyle Le Dot Net và một vài báo, đài chia sẻ rằng nhiều năm trước tưởng ḿnh may mắn khi được một người đàn ông dẫn qua Pháp làm việc. Thế nhưng, ông Dương lại bị đưa đến vùng Ivory Coast, Bắc Phi. Sau đó, nơi này xảy ra chiến sự và ông đă trôi dạt đến thành phố Dakar, Senegal, sinh sống bằng nghề chiên chả gị bán. Ông Dương tâm t́nh rằng một thân một ḿnh ở đó rất buồn và rất nhớ vợ con ở Việt Nam, nhưng ông vẫn chọn lựa ở lại quốc gia nghèo hơn cả Việt Nam v́ người dân địa phương tốt bụng, đă giúp đỡ ông những ngày đầu bơ vơ và cũng để kiếm tiền cho cuộc sống mưu sinh của bản thân và gia đ́nh.

    Nhiều người nói rằng tại v́ đầu tư ở Mỹ th́ ḿnh biết là tài sản của ḿnh, c̣n ở Việt Nam làm ăn bấp bênh lắm, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. Ví dụ như Trung Quốc tràn qua xâm lăng nước ḿnh th́ mất hết, c̣n hai bàn tay trắng. Và ở trong nước khi (chính quyền) muốn bắt bớ ai th́ gán tội ‘có âm mưu chống chính phủ’ rồi bắt vô tù, lấy hết tài sản. Họ nói rằng có tiền và giữ được tiền mới là quan trọng, c̣n có tiền mà sống trong hồi hộp, lo âu th́ có đứt mạch máu mà chết
    -Bà An Nguyễn

    T́nh cảnh của ông Hồ Văn Dương, một người Việt ở Senegal “về không nỡ mà ở không đành”, trong khi tại quê nhà hàng trăm người dân không biết đi đâu về đâu, họ buộc phải sống cảnh tha phương cầu thực ngay trên đất nước Việt Nam với khẩu hiệu “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”, trong danh xưng “dân oan” v́ chính sách “đất đai sở hữu toàn dân”. Theo nhận định của Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc th́ chính sách này đă biến Việt Nam thành “một cường quốc dân oan”, có thể nh́n thấy qua vụ việc cưỡng chế mới nhất ở vườn rau Lộc Hưng, đă khiến hơn 100 hộ dân mất nhà cửa, đất đai chỉ vài ngày trước thềm Tết Nguyên đán.
    C̣n rất nhiều nữa dân chúng từ Bắc đến Nam chia sẻ với RFA rằng số lượng người chết v́ tai nạn giao thông và bệnh ung thư hàng năm chẳng khác mấy số người bị thiệt mạng do bom đạn thời chiến tranh, và họ nói rằng nếu có cơ hội ra đi, có lẽ họ sẽ chọn lựa cuộc sống nơi “đất khách, quê người” hơn là ở lại Việt Nam.

    Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...019112635.html

  6. #746
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    HỌC THUÊ, DẠY THUÊ

    http://vietluan.com.au/hoc-thue-day-thue/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...pvietluan.html

    HỌC THUÊ, DẠY THUÊ
    April 17, 2019 Tvo Đời Sống Xă Hội 0


    Thời buổi này có nhiều h́nh thức để người có chí nhưng lỡ dở việc học hành có thể theo đuổi con đường chữ nghĩa.
    Nếu buộc phải nghỉ học ở lớp 9 tức cấp II tức trung học cơ sở, bạn có thể tiếp tục học chữ ở một trường phổ cập giáo dục cũng học chữ nhưng chương tŕnh nhẹ hơn trường chính quy, hoặc vào trường trung cấp vừa học chữ vừa học nghề trong ba năm. Sau đó gọi là “liên thông” tức tiếp tục lên cao đẳng.
    Có sức lại tiếp tục liên thông lên đại học, chỉ học hai năm thay v́ bốn năm. Không thể thi đậu thẳng vào đại học th́ đành đi ḷng ṿng như thế, lâu hơn một chút nhưng cuối cùng mọi con đường đều dẫn đến thành Rome thôi.

    Đối với người lớn tuổi cũng có nhiều cơ hội trong việc học hành. Đó là các lớp vừa học vừa làm, học từ xa, học ngoài giờ tức học vào ngày nghỉ cuối tuần hay buổi tối ngoài tám tiếng giờ hành chánh, học tại chức thường do cơ quan gởi đi học, học chuyên tu, học cao học… nhằm mở rộng kiến thức, số ít thôi, nhiều hơn là nhằm kiếm tấm bằng để hồ sơ lư lịch được tốt đẹp đưa tới nhiều cơ hội thăng tiến… là những lư do đưa người ta t́m tới các lớp học được mở ra ngày càng nhiều.

    Ngoài ra c̣n “văn bằng 2” tức là đă có một bằng đại học, lại kiếm thêm một văn bằng đại học khác, thường dành cho những người đang đi làm.

    Thế nhưng người đang đi làm thêm việc học th́ bận rộn lắm. Nếu học trong giờ hành chánh có khi bận họp hành, công tác đi đâu đó hay là tối mắt tối mũi v́ gia đ́nh con cái, nhất là phụ nữ bầu b́ mệt mỏi càng chiếm khá nhiều thời gian. Ngay cả lớp học buổi tối ngoài giờ hành chánh, nhiều người vẫn không thể đến lớp đều đặn được v́ đủ thứ lư do. Con đường văn tự thật khó khăn, gập ghềnh. C̣n như bận rộn ǵ cả th́ cũng… ngại. Ngồi pḥng máy lạnh mát mẻ chẳng hơn đến lớp học vừa chán vừa mệt vừa buồn ngủ. Cứ nghỉ đại rồi lấy bài tự học chẳng sao.
    Thế là học viên tha hồ nghỉ tràn lan và lớp học trở nên thưa thớt một cách kỳ cục. Để đối phó với t́nh h́nh vô kỷ luật, nhà trường cho điểm danh. Mới đầu việc điểm danh chẳng thu được kết quả bao nhiêu v́ những học viên tại lớp sẽ giơ tay dùm người nghỉ khi nghe hô tên hoặc kư tên dùm vào tờ danh sách.
    Lớp vẫn vắng vẻ một cách thách thức. V́ thế việc điểm danh được xiết chặt hơn cùng nhiều biện pháp trừng phạt đi kèm. Tới nước này, học viên đành nảy ra cách đối phó là thuê người đến lớp dùm. Vừa điểm danh vừa ghi bài dùm. Nếu bài khó quá th́ người học dùm về giảng giải lại.

    Có khá nhiều học viên đă dùng chiêu thuê người đi học dùm này tới nỗi biến thành t́nh trạng quen thuộc. Bị khui lên báo là trường hợp xảy ra trong lớp quản lư Nhà nước ngạch chuyên viên trong năm 2016, bí thư thành đoàn Cần Thơ cũng là đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị TP Cần Thơ đă bị “khiển trách” v́ nhờ người khác đi học thay.
    Học ở giảng đường rộng lớn, ít ai biết mặt ai nhưng trong một pḥng học nhỏ bé b́nh thường, người lạ vào lớp sẽ bị phát giác ngay. Thế nhưng học viên cùng lớp, lớp trưởng và cả giáo viên đứng lớp không ai lấy làm lạ chuyện ấy cả. Miễn lớp vẫn đông đúc, điểm danh đầy đủ là được. C̣n thực sự ai hiện diện, ai vắng không quan trọng.

    Có cầu ắt có cung. Khi nhu cầu gia tăng, đương nhiên xuất hiện dịch vụ đi học dùm.

    Dĩ nhiên không phải ai đi học dùm cũng được. Nếu chỉ cấp bách có mặt dùm một hai bữa, có thể nhờ em út, bạn thân ló mặt nhưng thường xuyên vắng mặt th́ không thể nhờ vả hoài được.
    Tốt hơn hết nên thuê một người đến lớp dùm, vả lại khi cần kíp biết kiếm đâu ra người không phải lúc nào cũng sẵn. Do đó xuất hiện ngay, khỏi phải quen biết nhờ cậy, mà trên mạng đầy dẫy là các dịch vụ học dùm, thi dùm hẳn hoi, mời chào quảng cáo công khai với tên và số điện thoại rành rành.
    Tùy theo yêu cầu gia chủ học dùm vài buổi hay lâu dài, giờ hành chánh hay ngoài giờ, chỉ điểm danh hay phải ghi chép mà giá tiền và thành phần người học dùm được chọn lựa khác nhau.

    Người này được dặn ḍ kỹ tên họ, nơi làm việc, cầm luôn thẻ học viên để qua cổng hay vào lớp dễ dàng. Rồi sau đó, nếu học ở hội trường hay giảng đường rộng lớn th́ quá dễ nhưng học trong pḥng b́nh thường nên kiếm chỗ cuối lớp hay hóc kẹt kín đáo ngồi tránh mọi con mắt ḍm ngó. Thường cũng chẳng ai để ư v́ đây là hiện tượng b́nh thường, toàn người lớn cả, lớp trưởng hay giáo viên thấy mặt lạ biết liền nhưng thôi ngơ đi cho người ta v́ học viên cũng có tinh thần quyết chiến lắm mới phải cậy đến việc học dùm rất trắng trợn này.

    Chỉ cần điểm danh có mặt th́… ai đi cũng được. Kẻ thế thân ngồi xa xa giáo viên ra. Sau đó chống tay lên cằm có vẻ nghiêm trang chăm chú nhưng thực chất ngủ gục. Ngủ thẳng thừng kỳ quá th́ mở cuốn truyện ngôn t́nh để trước mặt đọc cho qua thời gian.

    Các lớp học tại chức, liên thông… dành cho người đă đi làm đều có lúc cần tới những người đi học dùm như vậy. Giá khoảng, bảy chục ngàn một buổi tùy gia chủ. Chỉ ngồi chơi th́ giá thấp nhưng ghi chép đầy đủ rơ ràng mang bài về, thậm chí giảng lại bài cho gia chủ hiểu th́ giá cao hơn. Trường hợp thi dùm giá cao nữa vài trăm ngàn. Hiện nay do tai tiếng quá nên việc kiểm tra học dùm ở các trường khá gắt gao. Chỉ học dùm chứ thi dùm ít v́ sợ bại lộ. Người thuê có thể bị đ́nh chỉ học, cấm thi vài năm và người thi dùm cũng bị thông báo về trường hay địa phương.

    Làm bài dùm cũng được trả tiền ṣng phẳng tùy bài khó hay dễ, dài hay ngắn. Làm tiểu luận hay luận văn tốt nghiệp cũng thuê mướn dễ dàng giá vài trăm đến bạc triệu. Các bải luận văn thường kiếm trên mạng, từ những sinh viên lớp trước, được dân chuyên nghiệp xào nấu kỹ càng cũng ra được một bài suôn sẻ.
    Người đi học dùm thường là sinh viên kiếm thêm như một nghề tay trái. Thay v́ làm gia sư mệt mỏi lại ưa bị phụ huynh xét nét đủ điều, đứng ngoài đường dang nắng phát tờ rơi hay chạy bàn quán ăn…, th́ đi học dùm là công việc nhàn nhă hơn rất nhiều, ngồi nghỉ chơi chịu cơn buồn ngủ ngáp ngáp hai, ba tiếng cũng xong hoặc ngồi đó mở bài của ḿnh ra học cũng trôi qua nhanh vài tiếng.

    Đối với sinh viên hoặc cử nhân thất nghiệp tuy giá học dùm, làm bài dùm không cao lắm nhưng chịu khó cóp nhóp, cuối tháng cũng được món tiền trang trải cuộc sống. Không kể học dùm đúng môn của ḿnh cũng có cái hay là khỏi đóng học phí mà được mở mang thêm kiến thức.
    Dù sao ngày nào mà xă hội c̣n trọng bằng cấp hơn thực tài th́ việc học dùm kỳ cục này vẫn tồn tại và các trường vẫn tỏ ra bất lực khi không thể hay không muốn dẹp nạn học dùm. Học dùm bị dẹp sạch có nghĩa lượng học viên hao hụt. Điều này rơ ràng ảnh hưởng không ít đến nguồn thu của trường.

    Bên cạnh học thuê c̣n có việc dạy thuê, âm thầm, không rộn ràng như học thuê nhưng vẫn có mặt vài nơi với nhiều cay đắng.

    Không kể gia sư dạy thêm v́ đó là công việc phổ biến trong xă hội hoặc dạy thuê cho trường tư cũng thu hút được nhiều số lượng giáo viên dư thừa hoặc về hưu.
    Dạy cho trường tư đa số bị coi là lănh lương rẻ mạt và bóc lột sức lực nhưng xin vào trường công cực kỳ khó khăn khi biên chế có giới hạn. Chỉ khi một giáo viên về hưu hay nghỉ dạy th́ mới khuyết một chỗ để tuyển giáo viên mới.
    Một giáo viên tiểu học ở ngoại thành Hà Nội cho biết sau khi tốt nghiệp trung học Sư phạm, cô không cách nào xin việc ở bất kỳ nơi đâu. Cuối cùng cô xin được một chân giáo viên tiểu học ở huyện. Mấy năm sau, số học sinh giảm, lớp học co lại đâm ra thừa giáo viên, nhiều người phải chuyển nghề buôn bán, công nhân… Cô giáo cố ở lại bằng cách nhận dạy thế lớp cho một giáo viên chính thức nghỉ hộ sản. Loại này được gọi là “giáo viên dự khuyết” tức là khi đột ngột thiếu một giáo viên chính thức, họ sẽ được nhờ đứng lớp và hưởng mức lương rẻ mạt từ quỹ phúc lợi nhà trường chứ không được lănh lương và các phụ cấp chính thức như giáo viên biên chế. Khi nhà trường không cần nữa, loại giáo viên này lại ngồi chơi.

    Đó là không kể chính sách của nhà nước có nhiều thay đổi. Để dạy tiểu học, giáo viên không phải chỉ có bằng Trung học Sư phạm như trước mà phải nâng lên thành bằng Cao đẳng. Hiện nay giáo viên mới vào nghề yêu cầu phải có văn bằng đại học. Để tiếp tục được đứng lớp, giáo viên phải đi học bổ túc thêm. Cứ thế họ đeo đuổi hàng chục năm hay hơn, gần cả cuộc đời nhưng vẫn chênh vênh, có thể bị cho nghỉ việc bất cứ lúc nào, hoàn toàn không có hy vọng ǵ về một chân biên chế chắc chắn ổn định.

    Năm ngoái, trường tiểu học Triệu Thành (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) bỗng trở nên nổi tiếng v́ giáo viên Trịnh Hữu Ḥa của lớp 3A bị phụ huynh tố có dấu hiệu dâm ô. Việc này sau đó ch́m xuồng, thầy nghỉ đứng lớp một năm trước khi chuyển sang trường khác.
    Nhờ vụ thầy ôm học sinh mà chỉ kết luận là nhổ tóc sâu này, người ta mới phát giác trong suốt một năm nghỉ dạy, ông thầy xấu tính vẫn lănh lương đầy đủ gần mười hai triệu đồng mỗi tháng. Sở dĩ lương cao gấp đôi những nơi khác v́ trường được xếp vào vùng khó khăn. Thầy lănh đủ lương bỏ túi, nằm nhà phểnh râu, thuê một giáo viên mới ra trường thất nghiệp dạy học với giá khoảng ba, bốn triệu đồng một tháng.
    Cũng tại trường này, vợ hiệu phó có bầu nên nghỉ nhà suốt vài tháng hưởng đầy đủ lương và phụ cấp. Cũng giống thầy trên, cô thuê giáo sinh mới ra trường đứng lớp thế. Bỏ ra có vài triệu mạt thuê dạy giùm, cô ở nhà bỏ túi cả chục triệu ngon ơ.

    Hai trường hợp này không phải hiếm hoi v́ trong trường lại có một thầy bị bệnh nghỉ nhiều tháng, thi thoảng cũng có đi dạy, khi nào không dạy th́ thuê người đứng lớp dùm, thuê chính cô giáo dạy dùm cho ông thầy nát rượu Trịnh Hữu Ḥa. Hay một cô giáo khác liên tục nghỉ trong thời gian dài v́ mắc bận buôn bán hàng đa cấp, cũng lănh nguyên lương và thuê người dạy dùm. Cô này đă bị bắt v́ phạm pháp. Chẳng biết chỗ cô bây giờ khuyết có ai được may mắn thế vào không.

    Hiệu trưởng phân bua đây là kiểu làm việc tồn tại từ hiệu trưởng trước để lại. Người thuê dạy và người dạy thuê tự thỏa thuận với nhau chứ hiệu trưởng có tư lợi ǵ vào đấy đâu. Cấp trên th́ tuyên bố trường không báo cáo nên không biết ǵ cả.
    Người có việc nhưng không làm, thuê người dạy dùm ở giữa ăn chênh lệch. C̣n người không việc phải đi dạy thuê đành chịu lănh đồng tiền công bèo bọt.

    Chừng nào học thuê, dạy thuê hợp lư không biết đến bao giờ.

    Sài G̣n Cô Nương

  7. #747
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đến được 'miền đất hứa' phải trải qua địa ngục trần gian

    https://baomai.blogspot.com/2019/11/...ai-qua-ia.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...ua-ianguc.html

    Monday, November 4, 2019
    Đến được 'miền đất hứa' phải trải qua địa ngục trần gian

    Những phụ nữ Việt nhập cư phải trú ngụ trong rừng Téteghem, miền bắc nước Pháp, trước khi di chuyển đến địa điểm tiếp theo

    Trong nhiều nước mà các lao động nghèo quê Nghệ An, Hà Tĩnh t́m đến để làm thuê, Vương quốc Anh được xem như "miền đất hứa".
    Để đến được đây, những lao động đi theo đường dây chui phải trải qua những hành tŕnh sinh tử, chẳng khác nào địa ngục.
    H.T.L. (quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm trong một trang trại tại Vương quốc Anh. Đây là năm thứ 5 L. sống ở Anh, nhưng chàng trai này nói rằng hầu như anh không được ra bên ngoài.



    Để có thể bám trụ và được làm việc như mong muốn trước khi rời quê hương, L. cùng một nhóm 7 lao động cùng quê Hà Tĩnh đă phải trải qua hàng tuần sống chui lủi trong rừng, trực tiếp làm "thùng nhân" trong những container bít bùng rồi vượt biên vào Anh thành công.

    Hăi hùng!

    L. kể rằng vào năm 2015, khi học hết lớp 12, gia đ́nh L. cắm hết toàn bộ tài sản, vay mượn tổng cộng 19.000 USD để L. chồng tiền cho một đường dây đưa người trong làng qua Anh làm thuê.
    Cuối năm, sau khi thỏa thuận được với môi giới, L. được hướng dẫn mua vé máy bay rồi bay qua Nga. Ngay khi xuống sân bay, L. và những người đi cùng được đón lên một xe tải nhỏ và hủy toàn bộ giấy tờ tùy thân, visa để bắt đầu hành tŕnh làm những người tị nạn vô danh.



    "Nhóm của tôi đi có 10 người, tất cả đều quê ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Xuống sân bay, không ai biết tiếng địa phương nên người ta chở đi đâu th́ đi đó. Chúng tôi được chở tới một ngôi nhà hẻo lánh, những người lạ phát đồ ăn và khóa trái cửa để không ai có thể vào" - L. kể.

    L. nói rằng khi bị nhốt lại, mọi người trong nhóm đều vô cùng sợ hăi. Không ai biết phải làm ǵ bởi tất cả mọi liên lạc đă bị cắt đứt. Hai ngày sau, lúc 23h đêm, hai người đàn ông Nga tới và yêu cầu nhóm lao động lên xe để chở đi qua Ba Lan.
    Để đi tới biên giới, đoàn người phải đi bộ xuyên đêm giữa rừng mất 12 tiếng. Quá mệt và đói khát khiến nhiều người ngă quỵ. Để có nước uống, từng người phải cởi quần áo nhúng vào băi bùn śnh rồi vắt ra, ngả đầu đổ vào cuống họng.
    Nhưng đường xa, đói khát chưa phải là thử thách kinh khủng nhất. L. cho biết những người Nga dẫn đường rất hung dữ, người nào đi chậm th́ lập tức bị vụt gậy vào lưng. Khi đến các đoạn đường có trại gác của lính biên pḥng, người dẫn đường ra hiệu cho các lao động phải nằm rạp xuống, ḅ lê từng mét một rồi bất ngờ vụt dậy chạy thục mạng.
    Tối ngày hôm sau, khi dừng chân tới một địa điểm sát biên giới giữa Nga và Ba Lan, cả nhóm được một chiếc xe tới đón và di chuyển thêm 5-6 tiếng.



    "Nhưng ngay cả khi lên được xe, không ai được ngồi trên khoang mà phải dồn vào trong cốp xe, chồng lên nhau. Khi tới địa điểm tiếp theo, cả nhóm mới được cho ra bên ngoài để "lấy khí thở". Từ đây, hành tŕnh tiếp theo sẽ đến Pháp và mất khoảng 18 giờ di chuyển nữa" - L. nói.

    Quăng đường từ Ba Lan sang Pháp khá "dễ thở" khi lực lượng an ninh không kiểm tra gắt như trước đó từ Nga qua Ba Lan. Nhóm người được lên khoang xe nhưng không được ngồi mà phải nằm rạp người dưới các hàng ghế để tránh bị phát hiện. Thỉnh thoảng tài xế lại dừng xe mua bánh, nước uống phát cho các lao động.
    Hai ngày sau khi rời khỏi Nga, nhóm lao động của L. qua được nước Pháp và được dồn vào một ngôi nhà hoang trong rừng. Tại đây, hàng trăm người lao động nhập cư theo diện chui cũng đă được đưa về đó ăn ở từ trước để chờ di chuyển tới địa điểm tiếp theo hướng về biên giới nước Anh. L. rùng ḿnh khi kể lại quăng thời gian hăi hùng ở Pháp này và cho biết điều xót xa, đau khổ nhất không phải là chuyện bị hạn chế tắm giặt, hôi hám, mà là những người "quản thúc" nhóm lao động di cư ép những nữ lao động phải quan hệ t́nh dục với chúng.



    "Chúng chọn những cô gái trẻ, mặt mũi sạch sẽ rồi ép họ phải ngủ cùng. Nhiều cô gái rất trẻ khi phải rơi vào cảnh này đă quỳ van xin nhưng không được buông tha. Tất cả những ǵ diễn ra không khác ǵ địa ngục trần gian mà không một ai được biết trước" - L. kể.

    Những chuyến xe may rủi

    L. kể rằng quăng thời gian mà hàng trăm lao động được quản thúc trong ngôi nhà ở Pháp, mỗi giây phút trôi qua đều là cả một sự kịch tính. Địa điểm tập kết này như một trạm trung chuyển mà từng lao động tùy theo sự may mắn, nguồn tiền từ gia đ́nh đóng vào cho các "c̣" trong đường dây sẽ được những tên quản thúc gọi tên lên xe đi về hướng biên giới để tới Anh.



    Mỗi đêm như vậy, những chuyến xe lại tới rồi chở theo cả chục người đi. Khi được gọi tên, nhiều người rơi nước mắt v́ họ tiếp tục hy vọng sẽ trở thành người may mắn vào được Anh. Nhưng ở một chiều ngược lại, có những chuyến xe chở những người vào Anh thất bại và buộc phải trở lại ngôi nhà này để đón tàu trở về.
    Hơn 2 tháng kể từ ngày rời quê hương, giây phút quyết định sự thành bại của chuyến hành tŕnh được bắt đầu. Một quản thúc cầm tờ giấy gọi tên L. cùng mấy người Nghệ An, Hà Tĩnh đi cùng. Cả nhóm phải rời đi và hướng đến là một băi tập kết các xe container.
    Ai cũng biết rằng những chiếc thùng xe dài và kín mít kia sẽ là nơi mà họ sẽ phải chui vào, nằm ép ḿnh hàng chục giờ đồng hồ để trải qua những giây phút cuối cùng quyết định đến việc xâm nhập vào Anh.



    Để lên được container này, các lao động được hướng dẫn nấp sau một cánh rừng. Khi tài xế dừng xe, từng người được gọi tên sẽ chạy thật nhanh ra phía sau container rồi mở cửa chui vào phía trong. Mọi việc phải diễn ra thật gọn lẹ, không có bất kỳ sự chậm trễ hay sơ suất nào. Nếu bị phát hiện th́ tất cả chuyến hành tŕnh sẽ đổ bể.
    Gói L. đi là gói "cỏ", nên khi chui vào được bên trong, tài xế không hề biết sau thùng xe là các lao động lẻn vào để qua Anh. Khi chuyến xe tới được Anh, tài xế dừng xe mở thùng hàng và biết có người nhập cư ở phía trong nên lập tức gọi điện cho cảnh sát.

    "Tụi tôi thấy vậy nên liều ḿnh lao ra khỏi thùng xe rồi chạy tán loạn. Người th́ lao về phía rừng cây, có người nhảy xuống ao. Cảnh sát đến rất nhanh và dẫn chó nghiệp vụ rượt đuổi, phía trên th́ trực thăng rà quét" - L. nhớ lại.

    Trong chuyến xe vượt biên vào Anh năm ấy, L. là một trong hai người may mắn trốn thoát, không bị cảnh sát bắt giữ. Anh cho biết khi nằm im dưới một nắp cống sau nhiều giờ bị truy đuổi, anh t́m cách liên lạc với bạn bè tại Anh và được chỉ cho cách đến các trại nhận lao động. Anh được nhận vào làm phụ bếp trong một tiệm đồ ăn nhỏ với mức lương khá cao.

    Rủi may với gói "VIP", gói "cỏ"


    Cảnh sát và nhân viên pháp y Anh làm việc tại hiện trường chiếc xe tải chứa thi thể tại Essex

    P.T.T., trú tại thị trấn Nghèn, H.Can Lộc, Hà Tĩnh, từng có 6 năm lang bạt đi chui vào các nước Nga, Đức, Pháp, Anh làm thuê. Anh T. hiểu rất rơ đường đi nước bước của các lao động chui vào Anh.
    Tùy vào khoản tiền mà mỗi lao động đóng cho đường dây, họ sẽ được đưa lên các loại container với hai "gói lựa chọn": gói đi "VIP" và gói đi "cỏ".
    Với gói đi "VIP", lao động phải bỏ ra khoản tiền trên dưới 10.000 euro. Với gói đi "cỏ", giá khoảng bằng một nửa gói "VIP".


    "Các lao động đi gói "VIP" th́ tài xế sẽ biết để điều chỉnh nhiệt độ trong thùng. Ngược lại, nếu đi gói "cỏ" th́ tính mạng của các lao động sẽ hoàn toàn trông chờ vào sự may rủi", anh T. nói.

    Q.Nam _ B. Dũng _ V. Định _ D. Ḥa

  8. #748
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ngày cựu chiến binh của Hoa Kỳ

    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...y-hom-nay.html
    Hôm nay là ngày 11/11/2019, ngày “Veterans day”: Ngày cựu chiến binh của Hoa Kỳ.

    Là một công dân Hoa-kỳ, nhưng tôi không làm sao quên được nguồn gốc của ḿnh. Ngày vinh danh cựu chiến binh Hoa-kỳ của quê hương thứ hai.
    C̣n ngày vinh danh cựu chiến binh Việt-Nam, th́ nên vinh danh các cựu chiến binh nào? Của Miền Nam, hay của miền Bắc?
    Các chiến sĩ ấy, khi ngă xuống trên dải đất h́nh chữ S, th́ ai cũng nghĩ ḿnh hy sinh cho đất mẹ Việt-Nam!

    Khi bụi thời gian qua đi, th́ nay con dân nước Việt mới biết rơ:
    Các chiến sĩ của Miền Nam đă thực sự hy-sinh xương máu cho dải đất h́nh chữ S này.
    Một người sinh sau năm 1975, tại nơi được mệnh danh là “Thăng Long thành” đă biết thực hư qua bài viết sau:
    Tôi gọi họ là Anh Hùng
    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...-anh-hung.html

    C̣n những chiến binh của miền Bắc mới biết được sự thật phũ phàng; rất lâu sau khi miền Bắc đă thắng miền Nam vào ngày 30, tháng 4 , năm 1975!
    (Khi mạng lưới điện toán toàn cầu nở rộ vào cuối thế kỷ 20, th́ những ǵ được dấu kín mới được đem ra ánh sáng)
    Khi chính Uỷ viên trung ương của đảng CSVN huyên hoang tuyên bố: “Ta đánh Mỹ là đánh cho LX, TQ”


    Xin các bạn thử mở 2 đường dẫn sau để thấy 2 bài về Lê Duẫn RẤT KHÁC NHAU; đặc biệt câu nói trên đền thờ của hắn.
    https://en.wikipedia.org/wiki/Lê_Duẩn
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Duẩn

    Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xă hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta[50][51]

    Điều oái oăm hơn nữa là những người một thời cầm vận mệnh của quê hương, biết rơ hậu quả con đường sẽ đưa quốc gia dân tộc tới đâu, nhưng họ đă chọn con đường “Mất Quê Hương”!
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Văn_Linh



    Tôi dẹp qua bên chân tướng của HCM = Nguyễn Ái Quốc = Hồ quang. Tạm coi Nguyễn Tất Thành = HCM. Chỉ coi những ǵ HCM làm trong thời gian làm chủ tịch nước, th́ cũng thua xa các vua chúa của nước Việt trong ḍng lịch sử.

    Nhận xét của tôi đă được đăng ở:
    https://nuocnha.blogspot.com/2016/07...y-71-tuoi.html

    Tuesday, July 19, 2016
    Độc-Lập hay Tay sai?
    Tôi năm nay 71 tuổi, xin đóng góp vào loạt bài của Đặng Chí Hùng về cái gọi là độc lập của HCM.
    Trải qua ḍng lịch sử nước nhà, các vua của đất nước ta, ai cũng phải chịu nhục có lẽ là quỳ gối để tiếp nhận chiếu chỉ của vua Tàu phong vương cho ḿnh. Sau đó sứ-gỉa Tàu về nước. Vua quan ta họp nhau bàn luận, tổ chức việc cai trị ra sao th́ không hề phải thông báo, chứ chẳng có chuyện phải xin phép vua Tàu. Đó là sự thực được tŕnh bày rơ ràng qua các sách sử của nước nhà.
    1/ Trái lại HCM phải tŕnh cho Liên-Xô (LX) chương tŕnh “Cải cách ruộng đất”. Một chương tŕnh hoàn toàn thuộc về nội trị của đất nước! Trước khi thực hiện th́ gởi người qua Tàu để học cách làm. Cứ tạm coi là đi tu nghiệp về chuyên môn, có thể chấp nhận được. Nhưng trong khi thực hiện th́ có các cố vấn Tàu và phải xin phép. Việc bà Cát Hanh Long bị giết v́ HCM không thể xin được khi cố vấn Tàu phán: “Cọp đực, cọp cái đều ăn thịt người”, là một bằng cớ về việc làm tay sai, không có thực quyền.







    2/ Trong khi bộ chính trị của đảng cộng sản VN họp hành để thảo luận về các chương tŕnh làm việc, một việc hoàn toàn thuộc về nội bộ của đảng ḿnh. HCM đă mời La Quư Ba, cố vấn Tàu tham dự (Ai biết rơ ngày giờ + địa điểm sảy ra việc này xin bổ túc dùm). Đây là một bằng chứng khác về việc làm tay sai.



    3/ Thực chất của cái gọi là “Nghĩa vụ quốc tế” chính là làm tay sai cho LX. Khi thế giới phân chia thành hai khối Tư-bản và Cộng-Sản. LX muốn bành trướng vùng ảnh hưởng của ḿnh, th́ chỉ thị cho đàn em cung cấp xương máu, anh cả chỉ cung cấp vũ-khí mà thôi!

    Phần trên được viết khi Huy Đức có mặt tại Mỹ,nhân dịp anh ta xuất bản "BênThắng Cuộc". Trước sự kiện giàn khoan HD981, và "Đèn Cù" của Trần Đĩnh.

    1954 - 1975 by Elvis Phuong


    Best of Như Quỳnh - Đêm Chôn Dầu Vượt Biển

  9. #749
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ngày xưa…

    https://benxua.wordpress.com/2019/06/25/ngay-xua/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...tpsbenxua.html

    Ngày xưa…
    Huy Phương


    Xích lô Sài G̣n – Chợ Lớn, năm 1956. (H́nh: Getty Images)

    “…Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn ḷng ta.”
    (Văn Cao- Thiên Thai)

    Các triết gia thường nhắc nhở chúng ta, “để có được b́nh an trong cuộc sống, cần hiểu rơ, đừng nhớ chuyện quá khứ, đừng nghĩ chuyện tương lai, hăy sống vui với hiện tại!”

    Nhưng sự thật người đời, mấy ai đă bằng ḷng với hiện tại, tương lai th́ chưa cần nghĩ nhưng luôn luôn hoài niệm, nghĩ về dĩ văng như là một khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Phải chăng những điều ǵ đă qua, mất đi chúng ta mới thấy thương tiếc?

    Bởi vậy, mới có những “Ngày Xưa Hoàng Thị,” “Những Ngày Xưa Thân Ái,” “Gợi Giấc Mơ Xưa,” “Hoa Bướm Ngày Xưa,” “Mối T́nh Xa Xưa…”

    Bởi vậy, Phạm Duy mới ước mơ “Cho tôi thời niên thiếu- Cho tôi lại từ đầu- Cho đi lại từ đầu- Chưa đi vội về sau…” Bởi vậy mới có: “Tuổi Thơ Ơi!” “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ!”

    Chúng ta ai cũng có một thời thơ ấu, quây quần bên gia đ́nh, háo hức nghe một câu chuyện kể rằng: “Ngày Xửa Ngày Xưa…” (One Upon A Day….)

    Nhà thơ Pháp Lamartine trong “Le Lac” như muốn níu lại thời gian, muốn sống lại những ǵ đă mất: “Ô temps, suspends ton vol!” (Ôi thời gian, xin hăy ngừng trôi!) Không những muốn thời gian ngừng trôi, mà c̣n muốn trở lại quá khứ nữa, v́ thực sự mối t́nh với nàng Elvire đă là những ǵ của dĩ văng, qua rồi.

    Trong “Đi t́m thời gian đă mất” (À la recherche du temps perdu) của nhà văn Marcel Proust, dù dĩ văng ấy cũng đă từng đem lại đau khổ cho tác giả, nhưng cuối cùng, Proust cũng đă phải công nhận “Những thiên đường thật là những thiên đường đă mất.”

    Trong đời sống thường, chúng ta vẫn thường nhắc nhở, nhớ lại: lúc trước, ngày xưa, hồi nẳm… Bây giờ, so với dĩ văng, ḷng ta không vui bằng, đời sống không hạnh phúc bằng, miếng ăn không ngon bằng, đời sống không hồn nhiên bằng, vật giá không rẻ bằng, con người không nhân hậu bằng, đạo đức thời nay không bằng, liêm sỉ của con người không bằng, giọng hát của ca sĩ không bằng, ḷng ta không vui bằng, và nhất là chế độ này không bằng…

    Trong kư ức của mỗi người đều chứa đựng những điều tốt đẹp nhất, đó là những kỷ niệm thời ấu thơ mà những hương vị của ngày cũ đă ghi dấu đậm nét không hề phai nhạt.

    Những điều chúng ta đă trải qua trong quá khứ, ngày nay chúng ta hồi tưởng lại, có phải là những cảm giác thật sự không hay chỉ là những ảo giác. Sao ngày xưa chúng ta ăn một tô bún ḅ của một cái gánh bún nhỏ, từ An Cựu lên sao ngon đến thế? Sao tô phở nước trong veo, đơn giản với mấy sợi bánh, lát chả nhỏ, chút tiêu hành, của gánh phở ông già đầu xóm, sao mà ngon đến thế? Miếng thịt quay Chợ Cũ, ổ bánh ḿ nóng ngày ấy, bây giờ làm sao t́m thấy lại. Những buổi tiệc “sơn hào hải vị” này nay trên những bàn tiệc xa hoa ở xứ người, làm sao bằng bát canh rau và những con cá kho ngày ấy của mẹ?

    Mọi người đều nói, làm sao t́m được hương vị của một món ăn, thuở nhỏ, của ngày xửa ngày xưa, đă thật xa rồi.

    Khẩu vị của chúng ta đă bị “điều kiện cách” nên không làm sao t́m lại được miếng ngon nếu miếng ăn không ở trong một hoàn cảnh nào đó! Có người lại cho rằng, trong hoàn cảnh một đời sống thiếu thốn, nên ngày xưa món ăn nào cũng ngon!

    Sự thật một tô phở thiếu thốn, đơn giản ngày xưa, không đủ xương hầm, thiếu thịt, thiếu gia vị, so với thời đại no đủ ngày hôm nay, có thể là một tô phở ngon hay không? Một giọng hát thiên phú, không có nhiều nhạc khí hỗ trợ, thiếu ḥa âm, không tập luyện, thiếu bài bản có thể là một giọng hát hay, hay không?

    Nếu có người hỏi chúng ta, thời gian nào là thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời, hẳn câu trả lời là “thời niên thiếu” hay “tuổi ấu thơ!” Ai cũng có một giai đoạn không quên về bạn bè thuở nhỏ, thầy cũ, mái trường xưa và những kỷ niệm vui buồn một thời hoa niên.

    Trong ḍng đời, tuổi trẻ phấn chấn, hăm hở lao ḿnh về phía trước, với những mơ ước về tương lai, nhưng với tuổi già, khi bước đi bắt đầu chậm lại, chúng ta thường có lúc dừng chân, đứng lại, quay đầu nh́n lui về dĩ văng, sống bằng hồi tưởng, và những ǵ thuộc về quá khứ đều quư cả: bạn cũ, rượu lâu năm, gỗ già, đồ cổ…

    Nhà văn Rudyard Kipling từng viết: “Đừng bao giờ ngoái lại phía sau, nếu không bạn sẽ ngă xuống cầu thang,” nhưng sao đến tuổi già, chúng ta vẫn thường quay đầu nh́n lại quá khứ quá vậy? Cứ nh́n một đám đông người già gặp gỡ nhau, hay trong một quán cà phê, nơi tụ tập quư vị cao niên, câu chuyện nào lại không bắt đầu bằng hai tiếng: ngày xưa- hồi trước- lúc đó- chuyện như thế này- tôi kể cho anh nghe…Đó có thể là một chiến công thời trận mạc, một mối t́nh thời xa xưa, một chuyện đào hoa thời trai trẻ, hay là chuyện một quăng đời hạnh phúc…

    Phải chăng kỷ niệm đẹp không phải v́ nó vui hay buồn, mà v́ nó không bao giờ trở lại.

    Tiếc nuối dĩ văng, đem những ngày quá khứ so với hiện tại để thấy sự hơn thua. Dưới thời Tần Thủy Hoàng bạo ngược, người ta nhớ lại và tiếc nuối thời thạnh trị an b́nh của Nghiêu Thuấn. Xă hội cần đi tới, cần tiến bộ, nhưng đừng để cho những người dân thấy cách cư xử với dân, sưu cao thuế nặng, c̣n hơn thời Pháp thuộc, và cái chế độ mà chúng đă giải phóng, giẫm nát c̣n đẹp đẽ hơn ngàn lần, hơn những con người và chế độ đi “giải phóng!”

    Thời nay, trong chế độ này, y tế xuống cấp, giáo dục băng hoại, người dân nghĩ đến những chuyện tốt đẹp của… ngày xưa, chuyện của thời trước. Trong lao tù, người ta luyến tiếc những ngày tự do, trong nghèo đói làm ta nghĩ đến những ngày no đủ, khổ đau làm cho chúng ta tiếc nuối những ngày hạnh phúc. Xót xa v́ cảnh ly hương, ḷng ta luôn luôn hồi tưởng lại nhũng ngày ở quê nhà.

    Người đời khuyên: “Cho dù vui cũng được, khổ cũng được, đă trôi qua rồi th́ đừng nên nhắc lại, khi bạn trốn tránh hiện tại bằng cách sống với hồi ức, th́ cũng là lúc hạnh phúc trôi đi mất…”

    Nhưng phần lớn con người, không ai bằng ḷng với cuộc sống hiện tại, trần trụi, thô ráp vất vả… và lúc đau khổ, người ta muốn đắm ḿnh trong hồi tưởng.

    Ngày xưa! Ngày xưa ấy! Đó là thơ, nhạc hay là những lời réo gọi của một thời gian đẹp đẽ đă qua rồi! (Huy Phương)

    Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/ngay-xua/

    Phụ Lục:
    Ngày Xưa - Tam Ca Áo Trắng [Official Audio]


    9 b́nh luận từ Báo Người Việt
    https://disqus.com/by/trnththi/
    giang hai • 5 ngày trước
    Quá khứ không hẳn là tất cả những ǵ đều tốt đẹp.
    Thí dụ : Ta bị CS nhốt tù và đày đọa gần chết, mỗi khi nhớ đến tưởng như là thần chết hiện về. Vậy có nên mớ ước về quá khứ chăng ?
    Trả lời

    TTNV: • 5 ngày trước
    Muốn thời gian ngừng trôi thì tắt cái đồng hồ đi ! ( Charlie Brown ) , nhưng đây không phải là đồng hồ cơ khí mà là đồng hồ tâm lý.l
    https://disqus.com/by/Ollie_CP/
    Ollie TTNV: • 3 ngày trước
    Làm sao để tắt đi đồng hồ tâm lư ?
    Trả lời
    · Chia sẻ ›
    https://disqus.com/by/huemai/
    huemai • 5 ngày trước • edited
    Những ǵ nói trong bài này đều đúng, quá khứ luôn là một cái ǵ đẹp và quư giá, dù thực sự đôi khi nó không như vậy. Có một điều chắc chắn Việt Nam thời trước 1975 đẹp hơn bây giờ gấp vạn lần: phong cảnh, đường xá, phố phường và con người; không phải v́ nó đă thay đổi, đă mất rồi mà chúng ta nghĩ vậy. Hăy nh́n lại những bức ảnh xưa cũ c̣n lưu lại để so sánh; riêng con người Việt Nam ngày trước ăn mặc giản dị nhưng lịch sự, phụ nữ đẹp tự nhiên, đằm thắm, không son phấn loè loẹt, không nâng mũi, độn cằm, không hở hàng, lố bịch, ra đường mỗi người một vẻ: áo dài, áo đầm, quần Tây, bà ba, quần lănh... Ôi! Đẹp quá đi thôi, mỗi lần xem lại đều say đắm chiêm ngưỡng rồi thở dài nuối tiếc ngẩn ngơ.

    Trả lời
    · Chia sẻ ›
    https://disqus.com/by/Ollie_CP/
    Ollie huemai • 5 ngày trước
    huemai biết h́nh ảnh nào trước năm 75 nằm trong tiềm thức của Ollie không ?
    Ấy là h́nh ảnh của mấy chú có 2 cái chữ QC trên nón sắt & bên cánh tay áo, cộng với những h́nh ảnh những cô gái mặc áo dài trắng cặp với những chú lính mặc bộ đồ rằn ri.
    Bởi vậy từ khi bắt đầu biết nghe nhạc, Ollie rất thích nghe bản Anh Không Chết Đâu Em của Trần Thiện Thanh, & lần đầu Ollie coi qua bản video dưới Ollie đă khóc xướt mướt 😂
    https://www.youtube.com/wat...
    Trả lời
    · Chia sẻ ›
    https://disqus.com/by/huemai/
    huemai Ollie • 4 ngày trước • edited
    Thương lắm mấy người lính chiến Việt Nam Cộng Hoà, khi rời quân trường ra chiến trường mặt non choẹt, búng ra sữa, thật tội nghiệp bao người nằm xuống hay thương tật suốt đời cho một cuộc chiến tranh mà kẻ thắng đă trở thành kẻ tham tàn, hèn hạ, đầy đọa cả đất nước và dân tộc vào chỗ diệt vong.
    Mấy người mặc áo có chữ QC là Quân Cảnh đó, tức là cảnh sát quân đội, chuyên phạt và bắt mấy quân nhân ba gai, vi phạm kỷ luật hay đào ngũ.
    Nhạc Trần Thiện Thanh là số một, nhất là mấy bài về lính, huemai cũng mê mấy chương tŕnh ca nhạc cảnh của người nhạc sĩ tài hoa này lắm. Ước ǵ ông đừng mất sớm quá.
    Trả lời
    · Chia sẻ ›
    https://disqus.com/by/Ollie_CP/
    Ollie huemai • 3 ngày trước • edited
    Vậy mà Ollie cứ tưởng QC thuộc về cảnh sát thành phố chứ.
    Nghe huemai kể thấy hay hay.
    Từ nhỏ Ollie đă mê nh́n mấy người lính mặc bộ đồ rằn ri, đầu đội nón sắt, tay áo xắn thật cao quá cùi chỏ nh́n rất là bụi đời, như là những người bất cần vậy.
    huemai rành quá những chuyện này, chắc huemai cũng ở vào cái thời đó nhỉ ?
    Nhạc Trần Thiện Thanh mà có Thanh Lan biểu diễn th́ hợp lắm, nhất là nhạc lính.
    https://www.youtube.com/wat...
    Trần Thiện Thanh, sau này Ollie có nghe qua, cũng có những bài nhạc t́nh rất là hay 👍

    Trả lời
    · Chia sẻ ›

    Xuan Nguyen • 5 ngày trước
    Ngay xua ngay xua (One upon a day...) ??!! ONCE UPON A TIME ...
    Trả lời
    · Chia sẻ ›
    https://disqus.com/by/trnththi/
    giang hai • 6 ngày trước
    Quá khứ cũng giống như gịng nước trôi ra và ḥa tan trong biển cả. Ta không thể t́m lại gịng nước ấy được, nhưng chúng sẽ trở về với ta bằng những giọt mưa ẩm ướt hay làm tươi mát cho cuộc đời.
    Trả lời
    · Chia sẻ ›
    https://disqus.com/by/huemai/
    huemai giang hai • 5 ngày trước
    Nó trở về với ta trong giấc mơ, và rất thật như ta đang sống lúc đó...Khi thức giấc c̣n nuối tiếc ngẩn ngơ...
    Trả lời
    · Chia sẻ › l
    Cung cấp bởi Disqus

  10. #750
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thông minh kiểu Việt Nam và Tàu

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...tau-hong-ngoc/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/11...u-httpwww.html

    Thông minh kiểu Việt Nam và Tàu – Hồng Ngọc


    Lời giới thiệu:
    Nhiều người Việt Nam và Tàu (Trung Quốc) có cùng một suy nghĩ giống nhau: Đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “năo không có nếp nhăn,” và bản thân họ lấy làm tự măn. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Tàu Trung Quốc là như thế nào? (HN)
    (*) Bài này được viết bởi một người đang sống trong nước Viêt Nam cho nên quư vị đọc sẽ thấy nhiều chữ hơi “lạ!” (TVG)
    *
    Gần đây, một “kênh” truyền thông ở New Zealand đă đăng một bài viết nói về “Thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ư của đông đảo người sử dụng “internet.” Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đă nhận định rằng:

    “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy.
    “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể v́ “bảo hộ” bản thân ḿnh mà làm trái lương tâm.
    “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải “phó xuất” và gặp nguy hiểm, c̣n bản thân ḿnh những ǵ mười phần có lợi sẽ giành lấy hết.

    Kỳ thực, “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, là ức hiếp người lương thiện, chính là các giá trị đều đă đảo lộn, không xét đến quy tắc…

    Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đă nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lư do. V́ vậy, nhiều người trong nước khi chuẩn bị tham dự một “sự kiện” nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về (!)

    Hệ thống bán hàng ở Mỹ c̣n có một chính sách đáng chú ư, gọi là “Price Match.” Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, th́ có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn t́m thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay “kích cỡ” (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi t́m được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn th́ sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.
    Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân ḿnh thông minh, thậm chí c̣n đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc,” không biết lợi dụng “kẽ hở” này.
    Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh,” coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.

    Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand c̣n liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về “tiêu chỉ” chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett như thế nào?
    Ông ta thường hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn để đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.

    Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân cũng người Hoa. Người chủ nhà đă đưa cho người Hoa khách này một chiếc ghế ngồi ô-tô dành cho trẻ nhỏ (car seat) và nói:

    “Ở đây theo luật định, trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng v́ là ghế đi mượn, nên anh phải giữ ǵn cẩn thận, v́ chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.”

    Hai tuần sau khi không dùng xe ô-tô nữa, chiếc ghế này đă được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lư do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người Hoa chủ nhà liền tự hào nói:

    “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong ṿng 2 tuần th́ đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí c̣n mượn cả TV. Anh nói ‘Xem! Người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ c̣n chẳng biết điều đó!’ ”

    Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè Tàu đồng hương ở Nhật đă tiếp đón và dùng ô-tô để đi lại. Người Hoa này hỏi:

    “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó t́m chỗ đậu xe không?”
    Đồng hương người Hoa trả lời:

    “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu. Chính phủ Nhật quy định là cần phải có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe; v́ vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”

    “Ồ ! Vậy tức là anh có một băi riêng để đậu xe hay sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”

    “Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe th́ trước tiên đi thuê một chỗ ở băi đậu xe. Sau khi mua xe xong th́ trả lại chỗ đó; vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết xong hay sao?”

    Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi. Họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng:

    “Ở Tokyo mua xe th́ dễ, nhưng t́m chỗ đậu xe th́ không dễ dàng ǵ. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”

    Người Hoa này lập tức chỉ cho anh người Nhật ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh bạn người Nhật đă không “ngộ đạo” mà c̣n dửng dưng nói:

    “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, th́ có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn th́ tôi có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế th́ tôi đă định cư ở Tokyo, không có chỗ đậu xe mà lại mua xe, vậy th́ những người hàng xóm sẽ nh́n tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”

    “Cơ chế” trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm.” Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, th́ xă hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xă hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối, gian lận.

    Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả,” mỗi người đều hư hư thực thực, th́ toàn xă hội sẽ “vận hành” trên cơ sở “hoài nghi.” Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và “vận hành” xă hội.

    Khi đi tàu điện ngầm tại La Mă (Rome) ở Ư, bạn sẽ thấy rằng có máy bán vé nhưng không thấy người soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? “Vận hành” tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn ǵ cũng bị lỗ hay sao?

    Đây chính là cách suy nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn luôn liên tưởng đến mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc v́ tham lợi nhỏ cho bản thân ḿnh. Đối với người Ư chẳng hạn, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này th́ một điều thật kỳ lạ đối với họ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn lao.

    Nếu như bạn thực sự muốn biết “có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không?” Th́ câu trả lời là có thể chứ. Bạn có thể không mua vé và lên tàu; và đi được một vài trạm rất mạnh giỏi; nhưng bạn phải làm cách để không cho giới quản lư ở tàu điện Ư biết chuyện này. Nếu biết họ được bạn đi tàu không mua vé, nhất định bạn sẽ bị phạt nặng. Và sau này, nếu bị phạt nhiều lần, có thể bạn sẽ tạo thành tiếng xấu cho quốc gia của bạn đối với nước ngoài. Như vậy, thật sự là “cái được” không bơ cho “cái mất!”

    Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, th́ việc quản lư sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, th́ sẽ không sợ phải đi xa!
    Hồng Ngọc
    Nguồn: https://trithucvn.net/van-hoa/nao-la...rung-quoc.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •