Page 81 of 94 FirstFirst ... 317177787980818283848591 ... LastLast
Results 801 to 810 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #801
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...ng-nac-em.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/12...-tru-tich.html


    samedi 21 janvier 2017
    Chung quanh câu chuyện Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh.
    Năm cũ sắp qua đi và một năm mới sắp đến.

    (Bài theo như đường dẫn trên gồm 2 phần. Tôi đă đăng phần 2 là bài "Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh"
    Hôm nay tôi đăng bài 1, là bài thơ Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch của tác giả "Trần Văn Lương"
    nhân dịp cuối năm 2019 - 2020.
    Lời người đăng lại: NVS)

    Sau là phần giới thiệu của cô Thanh Hương:
    Rất có nhiều người Việt Nam đã định cư ở ngoại quốc rất lâu và chưa một lần đi trở lại nơi chôn nhau cắt rún.
    Họ phải là những người ít nhất trên tuổi 42.
    Ngày xưa đó, họ đã chọn dung thân nơi đất người và họ vẫn giữ lời hứa với chính mình.
    Cũng có những hoàn cảnh làm người ta chọn trở lại nơi mình đã ra đi vì lý do gia đình và đau đớn nhất là họ lại thích những cuộc vui mới tạm bợ.
    Nếu có những chị như Phan Ngọc Vinh tả Làm Gì Ở Mỹ, thì người trong nước có lẽ thích thú ôm bụng cười vì cái quê mùa mà chị kể ra khi hành Nghề Làm Móng.
    Tại sao chị lại rất vui khi có được nghề lao động vất vả với đồng tiền nhỏ nhoi?
    Thưa tại vì chị biết được cái giá trị của 2 chữ Tự Do đấy.
    Những người biết tự trọng và biết Tư Do được đánh đổi như thế nào thì tuyệt đối họ không bao giờ phản lại quê hương.
    Tôi chỉ viết lên đây những cảm nhận buồn cho thân phận những bậc cha chú đã ra đi vĩnh viễn mà chưa được trở lại mảnh đất quê nhà.
    Tôi buồn cho những người mai này sẽ và còn ra đi mà sẽ không bao giờ nhìn thấy bất cứ mùa Xuân nào trở lại với mình trên đất nước Việt Nam của thời xa xưa.
    Đã ở đất nước Tự Do thì quyền đi lại là chuyện tự do của từng cá nhân, và chỉ cá nhân mà thôi.
    Không cần ai phê phán và không ai được phê phán ai cả vì chỉ cần mình nhìn mình vào gương mà thấy mình còn là mình trong gương ngày xưa nữa hay không thì chỉ có mình tự biết mà thôi.
    Mời quý anh chị đọc bài thơ của anh Ttần Văn Lương và đọc câu chuyện của chị Phan Ngọc Vinh và tự cho mình thấy Thói Đời.
    Caroline Thanh Hương

    Kính gửi đến quư anh chị con cóc cuối tuần.

    Dạo:
    Nhởn nhơ áo Tết về quê,
    Biết chăng dân Việt trăm bề đớn đau.


    Cóc cuối tuần:

    Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch
    Đêm trừ tịch, gian pḥng lạnh ngắt,
    Người đàn bà cúi mặt trầm ngâm.
    Nghẹn ngào tủi phận thương thân,
    Có chồng mà phải đón Xuân một ḿnh.

    Rồi khẽ nhấc bức h́nh trên kệ,
    Ngắm hai người son trẻ năm nao,
    Mà nghe thất vọng dâng trào,
    Hùa theo tiếng nấc, lệ dào như mưa.
    x
    x x
    Anh yêu hỡi, giao thừa đă đến,
    Lệ em cùng lệ nến tuôn rơi.
    Anh về quê mẹ vui chơi,
    Tha hương em xé lịch vơi một ḿnh.

    Anh giờ chắc lềnh bềnh tửu quán,
    Phè phỡn cùng đám bạn mềm môi,
    Chén anh, chén chú, chén tôi,
    Quên phăng cái thuở xa xôi nhọc nhằn.

    Anh có nhớ những năm tù ngục,
    Giặc đem anh lăng nhục từng ngày?
    Bạn anh, chúng giết thẳng tay,
    Anh may sống sót lất lây nhờ Trời.

    Anh có nhớ quăng đời vất vả,
    Sau khi anh được thả về nhà?
    Chạy ăn từng bữa xót xa,
    Trẻ con đói rách, người già điêu linh.

    Anh có nhớ công tŕnh vượt biển,
    Bị mắc lừa mấy chuyến mới xong?
    Nh́n dân ḿnh chết biển Đông,
    Có là gỗ đá mới không đau sầu.

    Anh có nhớ buổi đầu trong trại,
    Trơ mắt nh́n lũ Thái hung hăng?
    Bị hành, chẳng dám nói năng,
    Âm thầm chỉ biết cắn răng sượng sùng.

    Anh có nhớ khai cùng Di Trú,
    V́ sao ĺa quê cũ sang đây?
    Mà nay dạ đổi ḷng thay,
    Đang tâm trở mặt quên ngay lời thề.

    Anh kiếm cớ đi về lắm bận,
    Dựng chiêu bài quanh quẩn ăn chơi,
    Lúc th́ "từ thiện" giúp đời,
    Lúc th́ "báo hiếu" cho người thân yêu!

    Trở lại Mỹ, sớm chiều "hát dạo",
    Thay kẻ thù quảng cáo liên miên,
    Rằng quê ḿnh rất b́nh yên,
    Rằng dân ḿnh sống ấm êm trăm bề.
    x
    x x
    Anh có biết anh về sung sướng,
    Vung tiền c̣m thụ hưởng tiện nghi,
    Trong khi dân phải ra đi
    Làm thân nô lệ cu li nước ngoài?

    Anh chỉ thấy đền đài tráng lệ,
    Cùng quán hàng lắm kẻ vào ra,
    Mà không thấy cảnh dân ta,
    Ngày đêm khổ ải xót xa muộn phiền.

    Anh chỉ thấy bạo quyền hùng hổ,
    Ra oai hùm nạt nộ múa may,
    Mà không mở mắt để hay,
    Chủ quyền toàn ở trong tay giặc Tàu.

    Anh có thấy đâu đâu cũng Chệt,
    Đang nghênh ngang chiếm hết quê ḿnh?
    Phần do lũ thú Ba Đ́nh,
    Phần do những kẻ vô t́nh như anh.

    Anh chỉ thấy bầy doanh nhân Việt,
    Cùng anh về yến tiệc hả hê,
    Mà không thấy ở bên lề
    Những đồng đội cũ đang lê thân tàn.

    Anh có thấy trại giam khắp chốn,
    Nơi công an làm khốn bao người?
    V́ ḷng yêu nước không nguôi,
    Họ cam tâm gánh cả trời khổ đau.

    Chồng em hỡi, từ lâu em gắng,
    Tránh buông lời nói nặng cùng anh.
    Nhưng nay gương đă tan tành,
    Chút duyên chồng vợ, em đành xin quên.

    Em cương quyết làm viên ngọc vỡ,
    Theo sao trời rực rỡ đêm đêm,
    C̣n hơn làm phiến ngói nguyên,
    Quanh năm xám xịt ngơi trên mái nhà.
    x
    x x
    Sau tiếng nấc, mắt già chợt quắc,
    Người mím môi dập tắt cơn sầu,
    Lạnh lùng gói lại buồn đau,
    Cầm như ḿnh đă từ lâu góa chồng.


    Le lói bên song
    Tia nắng hồng năm mới.
    Trần Văn Lương
    Cali, 1/2017

    Phụ Lục:
    Thơ Xuân Đất Khách (thơ Thanh Nam, ngâm Hoàng Oanh (1.1)

  2. #802
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    KHÓC CHO ĐẤT NƯỚC TÔI

    https://badamxoevietnam2.wordpress.c...-la-minh-luan/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...-nuoc-toi.html

    KHÓC CHO ĐẤT NƯỚC TÔI… .Nhà giáo Lă Minh Luận

    ((Trước đây khi thảo luận về việc cho thuê trong 99 năm, 3 đặc khu: Vân Đồn. Bắc Vân Phong, Phú Quốc; đă dậy lên phong trào phản đối của người dân trong nước. Các "Đỉnh cao trí tuệ loài người" đă nghĩ ra được cách lách ngoạn mục bằng cách cho "cuốc hội" biểu quyết một quyết định của đảng ta: Cho phép người nước ngoài (Ai cũng biết người ngước ngoài này là người nước ngoài nào) được tới 3 địa điểm ngoài khơi KHÔNG CẦN CHIẾU KHÁN. Lời của người đăng lại bài này: NVS))

    Đọc bài viết ĐẤT NƯỚC NÀY CỦA AI?, Tác giả Đoàn Bảo Châu mà tim tôi đau như bị ai bóp vỡ vụn. Mấy hôm nay, tôi thấy cư dân mạng lên án, cuồng nộ từ chuyện chiếc áo dài và chiếc nón lá truyền thống bị hàng xóm lạm nhận cho đến chuyện thế giới hạn chế cấp visa đối với người Việt Nam rồi đến Quyết định thành lập Ban quản lí khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh của Thủ tướng Chính phủ… Rồi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam… Luật miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam được QH thông qua… đă khiến tôi vô cùng bối rối và rơi vào khủng hoảng… Hôm nay, tôi lại được được bài của bạn Đoàn Bảo Châu mà nghe như thấy tiếng ḷng ḿnh và tôi đă khóc cùng bạn ấy… Bởi bạn – tôi và chúng ta hiểu rất rơ dă tâm của bầy thú, chưa bao giờ chúng từ bỏ miếng mồi ngon.
    Hỡi ôi! Ngày mai đất nước này sẽ ra sao…?
    Tôi hi vọng rằng sự lo lắng của chúng ta là thừa, là sai mà chính sách kinh tế, chính trị… của đảng mới là “sáng suốt, tài ba” đang đưa con tàu Việt Nam lên sao Kim, sao Hoả, làm lạnh cả Mặt Trời, thống soái toàn thế giới – tù trưởng của mọi tù trưởng, giống như khát vọng ngông cuồng của Đămsan đi chinh phục Mặt Trời vậy…


    Hỡi ôi…! Sự tù mù, ma mị của chữ nghĩa trong các văn bản và Điều Luật khiến cho những con lừa không đủ khả năng hiểu biết để giải mă, đành cúi đầu buông bỏ và chỉ biết ca “bốn chân tốt, hai chân xấu” mà thôi. Ông chủ sẽ bị lũ súc vật cướp trang trại một cách ngoạn mục mà không thể làm ǵ được nữa… Đức Thánh Trần chẳng thể tái xuất để lại viết “Hịch tướng sĩ” thời hiện đại… Song thời nay chẳng giống như thời xưa, ngày hôm nay chẳng giống như ngày hôm qua để lũ lừa nhận biết được nguy cơ nhỡn tiền…

  3. #803
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Gửi Những Người Chưa Biết Như Tôi

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...ran-duc-thach/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...t-nhu-toi.html

    Gửi Những Người Chưa Biết Như Tôi – Cựu Bộ Đội Trần Đức Thạch

    – Bài thơ của 1 cựu chiến binh, từng cầm súng ở miền Nam trước 1975. Ông là Trần Đức Thạch…
    *
    GỬI NHỮNG NGƯỜI CHƯA HIỂU NHƯ TÔI

    – Bài thơ của 1 cựu chiến binh, từng cầm súng ở miền Nam trước 1975. Ông là Trần Đức Thạch, cựu phân đội trưởng trinh sát, tiểu đoàn 8, trung đoàn 266, sư đoàn 341, quân đoàn 4, hiện sinh sống tại Nghệ An. Rất đáng để thế hệ sau chúng ta suy ngẫm.
    – Có bao nhiêu người cựu chiến binh hiểu ra được bản chất cuộc chiến như Ông Trần Đức Thạch để tạo được một sự cảnh tỉnh rộng răi mang tính cách mạng cho dân tộc Việt Nam đă bị ru ngủ bởi những thứ chiêu tṛ, mánh vẽ về một xă hội thiên đường nhưng thực chất lại nằm trong tay của giới chóp bu lănh đạo cs quyết định các vấn đề sống c̣n của dân tộc mà không có sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, của giới trí thức.
    – Những người đang sống trong ảo vọng của xứ thiên đường XHCN hăy tỉnh ngộ, đừng ngây ngô với tham vọng thấp hèn mà tiếp tay cho độc tài giết chết tương lai của dân tộc, nguy cơ hán hóa ngày càng lộ và hiện hữu dưới sự dẫn dắt của một nhóm người tiếm quyền lănh đạo bằng thủ đoạn cướp và bạo lực.
    .
    HẬN
    Khi tôi mới học vỡ ḷng
    Biết tổ quốc ḿnh qua tấm bản đồ h́nh chữ S
    Phía tây là rừng
    Phía đông là biển
    Biển bạc và rừng vàng
    Tài nguyên phong phú…
    .
    Tôi được ru ngủ
    Trong giai điệu t́nh yêu
    Và đau ḷng khi biết một điều
    Tổ quốc tôi bị chia cắt…
    .
    Tôi sinh ra ở miền bắc
    Không hiểu sao người ta đua nhau ghét người giàu
    Của họ bị cướp rồi bị giết đớn đau
    Tôi chẳng hiểu ǵ về Phú nông, địa chủ…?
    Nước giàu mà người dân lam lũ
    Tôi lớn lên nhờ những bữa cháo rau
    Để cầm hơi mọi người nh́n nhau
    Đáy nồi nhẵn nhụi…
    .
    Làng xóm dập d́nh đêm ngày họp hội
    Hè nhau phá đền phá chùa
    Thấy chưa ăn thua
    Người ta thi nhau đào mồ cuốc mả tổ tiên cho vào hợp tác…
    .
    Tôi sinh ra ở miền bắc
    Không h́nh dung ra giặc thế nào
    Người ta hô hào
    Phải căm thù giặc…?
    .
    Người ta dạy tôi là người miền bắc
    Phải biết thương yêu đồng bào miền nam
    Bà con ruột thịt đang lầm than
    Dưới gót giày của Mỹ Diệm…
    .
    Những người con nông dân thật thà như đếm
    Mặc áo lính vai khoác súng lên đường
    Hồn nhiên tin là đi bảo vệ tổ quốc quê hương
    Đánh đuổi quân xâm lược…
    .
    Thống nhất đất nước
    Mới ngớ ra “Quân ta đánh dân ḿnh!“
    Miền nam giàu và dân sống văn minh
    Không đói khát vật vờ như dân miền bắc…
    Hận ngút trời đứa nào lừa tuổi xuân tôi coi dân ḿnh là giặc!

    .
    Thư Bùi
    Thơ Trần Đức Thạch


    Ông Trần Đức Thạch bây giờ!

    Phụ Lục:
    Tôi có đôi ḍng tâm sự với một người em họ từ Bắc vào Nam thăm năm 1979, trước khi làm một "Ô đi ghe" để sau cùng tới quê hương thứ hai!
    Tâm Sự:
    https://nuocnha.blogspot.com/2017/12...u-cua-toi.html

    Sau là những thổ lộ của nhạc sĩ Tô Hải, tác giả bài: “Nụ cười Sơn Cước”
    Cách mạng Mùa Thu bắt đầu từ bao giờ?
    http://to-hai.blogspot.com/2010/11/tuan-ki-so-16.html

    “CÁCH MẠNG MÙA THU”…AI MÙ?AI SÁNG? AI LOẠNG QUẠNG? AI GÀ MỜ?
    http://to-hai.blogspot.com/2010/11/tuan-ki-so-17.html

    DI CHÚC, DI CHÚC VÀ DI CHÚC?
    http://to-hai.blogspot.com/2010/11/tuan-ky-so-18.html

    Nhạc sĩ Tô Hải – người phản tỉnh!


    “Nụ cười Sơn Cước”

  4. #804
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cái bẫy

    https://nguyenchan.wordpress.com/2019/08/08/44857/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...guyenchan.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Cái bẫy
    Tháng Tám 8, 2019 bởi nguyenchan
    Tác Giả: Đỗ Trường
    08/08/2019


    Đã lâu lắm rồi, châu Âu mới có một mùa hè nắng và nóng đến vậy. Trời đã vào đêm, vậy mà dường như, hơi nước bốc lên từ con đường Beton vẫn còn những vệt mờ mờ xuyên qua khung cửa kính trước mặt. Cửa ra của sân bay Leipzig đã vắng người. Nguyễn Bình An có vẻ sốt ruột, kiễng chân, nhoài người, nhòm vào phía trong, văng tục:
    -Thằng bỏ mẹ này, có lẽ mang hàng lậu, tiền bẩn bị Hải quan, Công an tóm cổ lại thật rồi.
    Từ phía sau, tôi nói vọng lên trấn an:
    -Nếu quả vậy, thì nó đã bị tóm ở phi trường Paris, London, chứ đâu đến lượt cái sân bay tỉnh lẻ này. Cái loại quái thai, quyền lực nghiêng ngả, lắm của, nhiều tiền như nó, thiếu gì kẻ đóng thay chết thế. Tội gì, nó phải làm như vậy.
    An quay lại, ngồi xuống cạnh tôi lẩm bẩm:
    -Thằng này, đâu chỉ có mấy cái tội đó. Những mưu mô, cạm bẫy, bè phái tranh giành quyền lực, bòn rút ngân khố, dẫn đến kẻ thù của nó ở khắp mọi nơi. Nhiều khi biển khơi sóng lớn vô can, nhưng lại chết ngay ở cái ao tù nhỏ bé đấy. Và sự quả báo cũng muôn hình vạn trạng, sớm muộn khác nhau mà thôi.
    Gã bạn này của An chức tước không lớn lắm, tên tuổi cứ khuất lẫn ở đâu đó, nhưng ở vị trí đắc địa, có quyền sinh sát. Do vậy, uy thế vây cánh chìm nổi rải khắp nước, dẫn đến bổng lộc, múc máy được nhiều. Nếu An không bị thu giấy phép lái xe mấy tháng, vì can tội bia rượu, thì có lẽ hắn không nhờ tôi lái xe ra sân bay. Bởi, hắn biết, tôi rất kỵ những thành phần này.
    Ngước mắt nhìn, thấy An tần ngần định nói tiếp, tôi bảo:
    -Thành phần này, ông nghĩ làm quái gì cho nhức đầu. Thằng nào bị bắt, bị làm thịt thì sạch sẽ xã hội chừng đó.
    An trừng mắt nhìn tôi, rồi đột nhiên giọng chùng xuống:
    -Dù nó đã trở thành kẻ nào đi chăng nữa, thì tình bạn của tôi vẫn vậy. Tuổi thơ của chúng tôi cùng trải qua những ngày đánh bi, đánh đáo. Rồi lớn lên với những tháng năm đói khát ở Trường An Ninh. Có lẽ, tình bạn của tôi vẫn ở lại với nó bởi những hoài niệm ấy…
    ***
    Nguyễn Bình An sống tình cảm, có tính hòa đồng cảm thông, do vậy dường như ngành an ninh, cảnh sát không hợp với hắn. Vào năm 1983, An được làm tổ trưởng liên ngành đi tịch thu tài sản của người dân ở Hà Nội, theo cái chỉ thị quái đản Z30. Lúc đầu hắn rất hăm hở. Mấy ngày sau, thấy sự chán chường hiện trên khuôn mặt, và hắn còn cho đó là sự sỉ nhục. Buổi tối cuối tuần, An đã ngắc ngư ở đâu đó, rồi thất thểu đi bộ tìm tôi. Thấy lạ, tôi hỏi: Xe pháo đâu, mà rũ rượi như thế này? Hắn không trả lời, ngoắc tay, rủ đi uống tiếp.
    An không phải là đệ tử lưu linh, song chẳng hiểu thế quái nào, hôm nay rượu gạo hắn cứ liên tục nhát một. Sợ hắn đổ kềnh kếnh cang, tôi liền úp cốc, hỏi:
    -Việc chó gì, mà tâm trạng bất ổn thế này?
    Hắn hất tay tôi, rồi ngửa cốc định rót tiếp:
    -Có nói, ông cũng đếch hiểu tâm trạng lúc đó của tôi đâu.
    Tôi úp tay vào miệng cốc:
    -Khoan rót. Chưa nói, làm sao ông biết, tôi không hiểu. Và dù hiểu, hay không hiểu, thì ông cứ tuôn mẹ nó hết ra, có phải nhẹ nhõm, thanh thản hơn không.
    An đặt chai rượu xuống, nhìn tôi với đôi mắt ngân ngấn như có nước, rồi rỉ rả kể:
    Sáng hôm qua, tổ tôi nhận lệnh sục vào một quán cà phê ở Quan Thánh. Như có linh cảm, tôi lùi lại đứng vòng ngoài, để thằng tổ phó dẫn quân sục sạo. Lúc sau, nghe có tiếng phụ nữ vật vã van xin: Các anh thông cảm, bao cà phê này là tài sản, vốn liếng cuộc sống của cả gia đình. Các anh lấy đi, chắc chắn mẹ em sẽ chết, bởi không còn tiền thuốc thang…
    Lúc đầu, tôi không định vào. Nhưng tiếp đó, nghe tiếng rên rỉ, van xin trong tiếng nấc, tiếng ho của bà cụ, tôi (bị xúc động) chịu không nổi, nên đi vào.
    Thật ra, quán cà phê là hiên nhà, thông với phòng khách của gia đình. Trông (bô nhếch) không khác gì quán chè chén của mấy bà bán vỉa hè. Ngách phòng khách có một căn phòng nhỏ tạm bợ, dường như mới được cơi nới. Nơi đó, có một chiếc giường duy nhất dành cho bà cụ đang cơn thập tử nhất sinh. Và bao cà phê hạt chừng bốn chục cân được kéo ra từ gầm giường ấy. Không hiểu sức lực từ đâu, khi tôi vào, thấy bà cụ đang xoay người giơ tay quờ quạng, như muốn túm, níu lại, dù khoảng cách với bao cà phê còn rất xa. Dưới đất, người phụ nữ run rẩy, ngồi chặn trước cửa, mặt cúi gằm xuống. Thằng tổ phó, thấy tôi, hắn lắp bắp gì đó, làm người phụ nữ ngẩng đầu lên, và quay lại. Tôi giật mình, quyển sổ trên tay rơi tuột xuống đất. Lùi lại mấy bước, tôi kêu:
    Cô Ngọc, cô Ngọc…Rồi như vô thức, tôi quay đầu, định bỏ chạy. Cô Ngọc sững lại một giây, rồi hỏi: An… An đúng không? Em làm gì ở đây?
    Lúc này, tôi đang muốn tìm cái lỗ nào đó để chui xuống, nên không còn tâm trạng trả lời. Từ xám ngắt, khuôn mặt Cô Ngọc chuyển sang đỏ ửng, và một chút bối rối, rồi đứng phắt dậy:
    Em đang làm nhiệm vụ phải không?
    Tôi ấp úng, đứng trước cô vẫn như đứa học trò mắc lỗi bị phạt năm nào.
    Cô Ngọc là giáo viên chủ nhiệm mấy năm học cấp 3 ở trường dân tộc nội trú của tôi. Khi chúng tôi sắp đến kỳ thi tốt nghiệp, cô được chuyển về Hà Nội, dạy ở một trường trung học, thuộc ngoại ô thành phố. Tuy là người Hà Nội, song cô rất yêu thương, tận tình dạy bảo và bao dung những thằng học sinh miền núi, tỉnh lẻ như chúng tôi. Khi về Hà Nội học, tôi đã mấy lần đi tìm cô, nhưng do nhầm lẫn địa chỉ, nên không tìm được. Rồi không ngờ bảy năm sau, không tìm mà gặp, trong cái hoàn cảnh cô và trò đều muốn độn thổ này.
    Thấy tôi đứng như trời trồng, cô bảo: An cứ tiếp tục làm nhiệm vụ của mình đi.
    Tôi càng bối rối. Chưa biết xử trí thế nào, thì thằng tổ phó kéo thốc tôi ra ngoài, rỉ tai:
    -Hoàn cảnh cô giáo của ông quả thực khó khăn, do vậy, tịch thu (không nỡ), không được, không tịch thu thì càng không được. Bởi, ở đây không chỉ có ông và tôi. Và ngoài kia nữa, còn rất nhiều tai mắt đang rình mò chúng ta. Bây giờ, có lẽ ông không nghĩ được gì đâu. Theo tôi, chỉ còn cách duy nhất, tạm tịch thu nửa bao, gọi là có tang vật. Về gặp sếp, hoặc bằng cách nào đó, ông xin lại, trả cho cô giáo.
    Không còn cách nào khác, tôi trở vào nhà, nói với cô Ngọc hướng giải quyết như vậy. Cô cười. Tiếng cười mềm nhũn, như xát muối vào lòng tôi, khi cô cứ xuýt xoa:
    Làm vậy, có ảnh hưởng gì đến em không…ảnh hưởng gì đến em không…
    Tôi trả lời: Không, một cách vô thức. Có lẽ, câu trả lời này, cho tôi và cô đỡ ngượng ngùng thôi. Chứ quả thật, tôi chưa biết sự việc sẽ diễn ra như thế nào.
    Đầu giờ chiều, dường như sếp vừa ăn nhậu ở đâu đó về, mặt mũi có vẻ tưng bừng lắm. Biết lúc này, tính nết của sếp dễ dãi, mát mẻ nhất, tôi lựa lời trình bày sự việc. Lúc đầu, sếp cứ tưởng chuyện trăng hoa ong bướm, nên cứ gật đầu lia lịa. Khi đến đoạn xin lại tang vật, trả cho khổ chủ sếp giật mình, tỉnh rượu ngay, mắt nhìn tôi trừng trừng: Không được. Việc này, đâu chỉ có ngành an ninh cảnh sát quyết định được. Cái chỉ thị Z 30, nó không chỉ cắt đầu mày, mà nó còn thiến cả đầu của tao nữa đấy. Đừng đùa với lửa trong lúc này.
    Rất ngán ngẩm, tôi rời phòng sếp. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh cô giáo Ngọc, và giữ lời hứa của mình, chiều nay, tôi mang chiếc xe đạp (tài sản đáng giá nhất) cắm ở ngoài chợ giời. Cảnh giác, quan sát chắc chắn không có kẻ rình mò, tôi mới dám vào nhà cô Ngọc. Đưa cho cô, tôi bảo đó là tiền bán cà phê.
    Tôi ngắt lời An:
    -Ông hơi bị nhanh nhẩu đoảng. Bởi, cô Ngọc khó có thể tin đó là tiền bán cà phê.
    -Tất nhiên, cô Ngọc không tin. Bởi, cô biết tài sản, tiền bạc đã bị nuốt rồi, thì làm sao mà nhả ra được. Nếu có xin xỏ được, thì làm chó gì nhanh như vậy. Nên cô trả lại tiền. Tuy nhiên, tôi vẫn để lại, rồi chuồn đi uống rượu cho đến bây giờ. Quả thực, nếu tôi không mang tiền đến thì bà cụ nhà cô Ngọc chỉ có con đường chết. Bởi, sau khi khám nhà, tịch thu tài sản, quán cà phê không thể hoạt động. Và nếu có hoạt động, thì khách nào dám đến…
    Một tuần sau bữa nhậu chán chường ấy, An không đến tìm tôi. Thấy lạ, tôi đến đơn vị hắn hỏi. Đồng đội của hắn bảo: An bị bệnh đau đầu, chóng mặt cả tuần nay, nhưng bác sĩ chưa tìm ra căn nguyên, hiện đang nằm ở Bệnh viện 198. Nghe xong, bất chợt, tôi bật cười, suýt nữa phát ra thành tiếng: Thằng cha này đóng kịch giỏi. Tiếng cười vô duyên làm gã đồng đội của hắn ngớ cả người, tưởng tôi lên cơn điên. Có lẽ, chẳng phải riêng tôi mong cho hắn nằm viện đâu, mà còn rất nhiều thằng mong như vậy, nhưng với mục đích, chủ ý khác nhau mà thôi. Bởi, cái chức tổ trưởng liên ngành, quyền hành ngang ngửa với những ông đội cải cách ruộng đất ngày xưa. Oai phong béo bở, thơm như mít như vậy, thằng nào chẳng khoái, chẳng nhòm ngó, đang xếp hàng chờ đến lượt…
    Thấy tôi thiu thiu gà gật, miệng còn tủm tỉm cười, An huých cùi chỏ vào mạng sườn:
    -Ngủ rồi, còn cười cái chó gì nữa.
    -Chẳng hiểu thế quái nào, cái thời ông cầm đầu bọn liên ngành đi cướp bóc người dân, trở về luồn vào quấy phá giấc ngủ bù của tôi.
    -Tôi cũng đang muốn quên cái thời bi thương và khốn nạn ấy. Tuy nhiên, cũng cần phải cảm ơn nó đã giúp tôi đủ can đảm từ bỏ tất cả, để chuồn sang Đức cày thuê cuốc mướn. Mà này, thằng bỏ mẹ ấy, hình như bây giờ mới bò ra kia…
    Nhìn theo hướng tay An chỉ, sau cửa kính thấy một gã thấp đậm, bụng to như đàn bà chửa, làm cho đôi chân ngắn tũn lại, Từ xa nhìn đôi chân khuỳnh khuỳnh chữ bát của hắn đang vạt đi, vạt lại, tôi cứ ngỡ một con cua đang bò.
    Tay bắt mặt mừng, vẫn chất giọng sếp từ Việt Nam sang, cứ oang oang như chốn không người. An cười cười bảo tôi:
    Đây là Trần Văn Tân tức Tân Cháy, nguyên Phó cục trưởng thanh tra thuộc…
    Tân Cháy xua tay, không để An nói hết: Thôi ông cắt mẹ cái chương trình ấy đi.
    Rồi Tân Cháy quay sang tôi: Trường, Đỗ Trường phải không? Đã nghe, đã đọc ông. Trông cũng còn ngon ra phết nhỉ.
    An hỏi làm gì, mà bây giờ mới mò ra. Tân Cháy bảo, Vali bị thất lạc. Phải trình báo, họ đã tìm thấy. Ngày mai mới đến nơi, họ sẽ chở thẳng đến nhà ông. Mấy thằng Hàng không Đức quả là nhanh và nhiệt tình. Trong lúc làm việc, chúng cứ xin lỗi, cảm ơn liên mồm. Ở Việt Nam ít được nghe, sang đây nghe nhiều những cảm từ này thấy lạ, đôi khi, thấy rách việc ông ạ.
    Vừa bước chân lên xe, Tân Cháy đã hỏi:
    -Dạo này làm cái quái gì cũng nhọ. Các ông xem có chỗ nào giải đen không?
    Tưởng gã hỏi về vấn đề ăn uống kiêng kỵ, đen đỏ, nên tôi trả lời:
    -Ở đây làm quái gì có thịt chó mà giải đen.
    Gã cười:
    -Chó mèo gì, ông nỡm, cái khoản kia kìa!
    An bảo:
    -Ông không bao giờ bỏ được cái tật ấy. Bây giờ đưa ông đến Nhà Đỏ nhé!
    -Nhà Đỏ thì nói làm gì. Phải là những bạch kim, mắt xanh, da trắng ở độ trăng tròn mới đỉnh. Đạn dược không thành vấn đề.
    -Thế thì ông về Việt Nam nhé! Ở đây không có. Nếu có, trước sau cảnh sát nó xích cổ ông lại.
    -Chả lẽ, ở đây không có hoa tiêu, dẫn mối và bảo kê?
    -Tôi không biết, và cũng chưa nghe.
    Tân Cháy thở dài:
    -Thế thì cuộc sống buồn chết đi được. Cả triệu Euro trong tài khoản của tôi mang sang đây định mua bất động sản, thành lập công ty, để hợp thức hóa việc ở lại Đức, theo sự hướng dẫn của văn phòng luật ở Berlin, có lẽ phải suy nghĩ lại. Nếu ở Đức buồn tẻ như vậy.
    Tôi hơi bị khó chịu, dù câu nói của Tân Cháy có thể là thật tình:
    -Nhiều tiền như vậy, ông tìm đường sang Đức làm chó gì?
    -Nếu ở Việt Nam mà bình yên, dù có phải mai danh, ẩn tích thì tôi cũng chẳng lọ mọ sang đây làm quái gì. Ông không biết chúng đang xây lò đốt nhau hừng hực đấy sao. Chẳng biết khi nào mình phải chui vào cái lò bát quái đó. Thôi cứ chuồn trước là thượng sách.
    An quay sang gã:
    -Già rồi, ông bỏ bớt cái thú tính ấy đi. Cái bả hồi ở Trường An Ninh vẫn chưa tởn sao?
    Tân Cháy im lặng. Nhìn sang, tôi thấy mắt gã mở trừng trừng dội ngược lên trần xe. Vỗ vai, tôi đùa hỏi gã:
    -Tên Trần Văn Tân đang ngon lành, làm thế quái nào ông có cái Spitzname Tân Cháy. Nghe có vẻ bà con, họ hàng với ông Hỏa, bà Hỏa thế nhỉ?
    Tân Cháy chớp chớp mắt, rồi co người ngồi thẳng lại:
    -Cái tên cúng cơm này, chẳng hề liên quan gì đến ông bà Hỏa cả. Nhưng nó cũng là một giai thoại đấy, và có ngay từ thuở tôi và Nguyễn Bình An đang là sinh viên Trường An Ninh. Này, ông An hãy kể lại thật vô tư, và chính xác, có khi cho Đỗ Trường hứng thú viết được cả cái truyện ngắn chứ chẳng đùa.
    An cười:
    – Tên Tân Cháy, nó gắn liền với cái bẫy tình, sau này là bẫy người của các ông. Những mưu mô quái quỷ, dẫm đạp lên nhau ấy, đã kể thì phải nói toạc ra hết. Ông có đủ can đảm nghe lại không?
    Chẳng biết, trên máy bay, hay lúc chờ làm thủ tục vali thất lạc Tân Cháy đã khật khừ bia, rượu hay chưa, nhưng giọng có vẻ cứng cỏi, khí thế lắm:
    -Chuyện thường xảy ra ở huyện nhé! Tôi đã hạ cánh an toàn, chẳng ngại bố con thằng nào cả. Cái xã hội từ trên xuống dưới lọc lừa nhau, chứ chẳng riêng thằng chó nào. Thằng nào nhiều mưu, đủ mạnh thì thắng vậy thôi. Ông cứ việc kể tuốt tuồn tuột ra…
    ***
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lê Thu Đông vợ An là bạn học thời trẻ trâu, và cũng là đồng nghiệp của An và Tân Cháy sau này, vẫn còn chờ cơm. Trời đã về sáng bữa nhậu vẫn chưa tàn. Song tôi vẫn phải tạm biệt vợ chồng An- Đông và Tân Cháy quay về Leipzig cho kịp giờ làm việc. Xe sắp chuyển bánh, thấy Tân Cháy chân trần chạy ra giựt cửa xe, ghé tai thì thầm:
    -Nếu có hứng thú viết lách gì đó, đề nghị Đỗ Trường nhớ đổi cho cái tên nhé.
    – Tỉnh rượu rồi hay sao, mà lại co rúm người vào như vậy.
    -Một phần như vậy, nhưng cái chính canh bạc chưa đến hồi kết.
    Tôi đùa:
    -Ông cẩn thận, không lại bị xích cổ về như Trịnh Xuân Thanh, thì đi mò tôm đấy.
    Gã cười:
    -Vụ thằng Thanh cũng là một kịch bản. An ninh, mật vụ Đức, họ thừa biết, nhưng mắt nhắm mắt mở để các bố diễn xuất thôi. Do vậy, vụ án này không bao giờ có hồi kết, rồi sẽ đi vào quên lãng.
    Nhận định, này của Tân Cháy dường như cho tôi một sự đồng cảm. Tôi gật đầu, và cũng chúc gã công việc xuôi chèo mát mái cùng với Công ty luật ở Berlin vào tuần tới.
    Leipzig ngày 8-8-2019
    Đỗ Trường
    Nguồn: danchimviet.info

  5. #805
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba

    http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...o-song-ba.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...o-song-ba.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018
    Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba - Phạm Tín An Ninh

    (h́nh minh hoa)
    Tôi gặp lại anh trong một dịp rất t́nh cờ. Mùa hè năm 2008, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn trên đường từ thác Niagra trở lại New York bằng chiếc mini-van, ghé lại thành phố Buffalo để t́m mua một hộp thuốc nhỏ mắt. Đến quày Pharmacy trong một cửa hàng Target, tôi may mắn gặp một dược tá người Việt. <!>
    Nếu không nh́n kỹ cái bản tên trên nắp túi áo và với cái tên khá đặc biệt, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra anh, người tù binh, đă bị Đại Đội Trinh Sát của đơn vị tôi bắt trong một cuộc hành quân thám sát bên bờ sông Ba, nằm trong địa phận quận An Túc (An Khê) vào giữa tháng 2 năm 1972.
    Đúng vào sáng ngày 30 Tết Nhâm Tư (1972) khi chuẩn bị cho buổi tiệc khao quân tất niên tại bản doanh Sông Mao, Trung Đoàn 44 nhận lệnh phải di chuyển gấp lên An Khê để cùng Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái, thành lập một chiến đoàn, thay thế vị trí của một Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước, làm lực lượng trừ bị cho Quân Đoàn.. Giai đoạn đầu, Chiến Đoàn phối họp với Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn, hành quân tảo thanh tiêu diệt các lực lượng địch dọc theo hai bên QL-19 và đảm trách giữ an ninh lộ tŕnh 24/24 con đường huyết mạch này từ B́nh Khê đến Pleiku, để kịp thời cho các nhu cầu chuyển quân, tiếp tế lên chiến trường Pleiku và Kontum. Thời gian này Sư Đoàn 22BB đang bổ sung quân số quân dụng, chuẩn bị di chuyển lên Tân Cảnh để đối phó với t́nh h́nh đột biến. Một lực lượng lớn Cộng quân từ miền Bắc và Lào ào ạt xâm nhập qua biên giới, tăng cường cho Mặt Trận B-3 của Tướng CS Hoàng Minh Thảo, trong ư đồ đánh chiếm Tây Nguyên.
    Buổi tiệc khao quân tất niên bị hủy bỏ, thực phẩm phân phát cho binh sĩ và trại gia binh. Chúng tôi rời bản doanh Sông Mao lúc 12 giờ trưa. Chi Đoàn 2/ 8 TK tăng phái hộ tống lực lượng bộ binh đến Đèo Cả, ranh giới tỉnh Phú Yên. Sau đó được lực lượng Thiết Kỵ của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn mở đường và đón đơn vị chúng tôi từ Đèo Cả đến Đèo Cù Mông, B́nh Định. Nghỉ đêm và đón giao thừa tại Vạn Giă, sáng hôm sau tiếp tục di chuyển. Chúng tôi đến căn cứ An Khê lúc 4 giờ chiều ngày mồng một Tết.
    Một Bộ Chỉ Huy “Chiến Đoàn 44” được nhanh chóng thành h́nh. Trung Tá Trần Quang Tiến, Trung Đoàn Trưởng 44BB là Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Trần Lư Hưng, Thiết Đoàn Trưởng TĐ 3KB là Chiến Đoàn Phó. Cá nhân tôi đảm trách Trưởng Ban 3 Chiến Đoàn. Một toán liên lạc của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn, do một vị Đại Tá chỉ huy, được đặt bên cạnh BCH Chiến Đoàn. Ngoài Thiết Đoàn 3 KB, Chi Khu An Túc và một tiểu đoàn Địa Phương Quân của TK B́nh Định cũng được đặt dưới quyền chỉ huy, điều động của Chiến Đoàn.
    Hai hôm sau, Chiến Đoàn được lệnh tổ chức một một cuộc hành quân khẩn cấp, giải tỏa hai căn cứ cấp đại đội thuộc Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn nằm trên Đèo An Khê, vừa bị một lực lượng Công quân bất ngờ tấn công và đang vây hăm. Sư Đoàn Mănh Hổ đă phái một lực lượng tiếp ứng, nhưng bị phục kích, thiệt hại khá nặng. Lực lượng địch được uớc tính gồm một tiểu đoàn và một đại đội đặc công của Sư Đoàn 2 Sao Vàng.
    Nhờ hỏa lực hùng hậu và những kỵ binh dũng cảm trên các chiến xa M-113 của Thiết Đoàn 3KB, cùng các phi công tài ba gan dạ thuộc Phi Đoàn Mănh Sư 243, sau những kế hoạch nghi binh, tạo các băi đáp giả, lừa địch rất hiệu quả, từng đại đội bộ binh được tuyển lựa các binh sĩ trẻ, trang bị nhẹ, đổ xuống, vừa khép ṿng vây vừa ngăn chặn lực lượng tăng viện của địch. Đại Đội 44 Trinh Sát nổi danh thiện chiến, với hai toán Viễn Thám được trang bị mặt nạ chống hơi ngạt, chia làm hai cánh bất ngờ nhảy xuống ngay sau lưng địch, từng toán nhỏ lao vào tấn công bằng hơi cay, lựu đạn, và cả M-72, dưới sự yểm trợ chính xác hữu hiệu của các trực thăng vơ trang, nhanh chóng tiêu diệt hai cái chốt chặn của địch ở hai bên dốc đèo, làm đầu cầu cho lực lượng Thiết Giáp có bộ binh tùng thiết, đồng loạt tấn công, nhanh chóng làm chủ chiến trường. Chỉ trong ṿng hai tiếng đồng hồ, cả hai căn cứ đă được giải tỏa, địch quân tháo chạy, bị các đơn vị bao vây tiêu diệt, có mấy tên bị ta bắt sống. Chiến Đoàn đă ghi một chiến tích vẻ vang cho đầu năm mới.
    Sáng hôm sau Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT và Tưóng Tư Lệnh Lực Lượng Đại Hàn tại Việt Nam từ Sài g̣n bất ngờ bay ra An Khê quan sát chiến trường và ngợi khen các đơn vị tham chiến.
    Ngay chiều hôm ấy, qua hệ thống siêu tần số, Tướng Lam Sơn, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II cho biết, theo tin tức không ảnh của Mỹ ghi nhận, có dấu hiệu địch xuất hiện trong khu vực bên kia bờ sông Ba, khu này nằm tiếp giáp “Vùng Oanh Kích Tự Do”, lệnh Chiến Đoàn cho một đơn vị cấp đại đội thâm nhập, thám sát t́nh h́nh. Ông Chiến Đoàn Trưởng bảo tôi và Đại Úy Trần Công Lâm, Đại Đội Trưởng 44 Trinh Sát, dùng CNC bay dọc theo bờ sông, thám sát địa thế, t́m một khúc sông thuận lợi và an toàn nhất để vượt sông. Sáng sớm hôm sau, sau khi thông báo cho TTHQ/Quân Đoàn và Sư Đoàn Mănh Hổ, yêu cầu tạm ngưng mọi cuộc tác xạ hay oanh kích trong vùng, đúng 5 giờ sáng, hai toán Viễn Thám vượt sông trước làm đầu cầu để toàn bộ Đại Đội Trinh Sát sang sông. Nhiệm vụ hành quân lục soát trong khu vực được ấn định 16 cây số vuông, theo đề nghị của Quân Đoàn.
    Sau hai tiếng đồng hồ, không có cuộc đụng độ nào, Chiến Đoàn nhận được báo cáo của Đại Đội Trinh Sát bắt được 2 tù binh, một nam một nữ, và cả hai xin được hồi chánh.
    Theo tŕnh bày của anh Đại Đội Trưởng Trinh Sát. Người đàn ông bị phát giác trước, khi đang trên đường xuống sông lấy nước. Anh ta khai là y sĩ thuộc một tiểu đoàn chính quy CS, đă đào ngũ hơn một tuần. Anh xin được hồi chánh cùng với người vợ mới gặp, cô là người Thượng, dân ở vùng này, không phải đồng chí của anh.. Sau đó, anh hướng dẫn đến một hốc đá, chỉ người con gái, và cây súng K-54 được chôn trong một bụi rậm gần đó.
    V́ cuộc hành quân đang tiếp diễn, nên tôi yêu cầu Đại Đội Trinh Sát an ninh băi đáp để tôi dùng CNC bốc về khai thác. Khi trực thăng đáp xuống, đích thân Đại Úy Lâm “dẫn giải” đến giao cho tôi cùng giấy chứng nhận “y sĩ” và mấy tấm ảnh. Hai người được giữ lại BCH Chiến Đoàn để tiếp tục khai thác trước khi chuyển giao cho Ty TT Chiêu Hồi B́nh Định. Khi cô con gái bước lên trực thăng, chúng tôi đă khá bất ngờ, ngạc nhiên về sắc đẹp kỳ lạ của cô. Thấy áo quần rách rưới, chúng tôi mua cho cô mấy bộ bà ba. Khi mặc vào, trông cô thích thú lắm.
    V́ cả hai đang bị bệnh, người đàn ông thỉnh thoảng lên cơn sốt, nên chúng tôi sắp xếp cho ở tạm trong trạm xá (đang trống) của Đại Đội Quân Y để điều trị. Tất nhiên có sự canh gác đề pḥng. Anh Bác sĩ Quân Y lại là bạn thân đồng hương, nên tôi thường ghé lại đây thăm và nhân tiện có nhiều dịp nói chuyện với vợ chồng anh tù binh hồi chánh. Mặc dù đă được Ban 2 (T́nh Báo) cho chúng tôi biết khá đầy đủ chi tiết sau khi khai thác, nhưng qua những cuộc tâm t́nh riêng, tôi biết thêm nhiều điều lư thú khác.
    Anh tên Trúc Bạch, họ Hồ. Làm tôi nhớ tới cái hồ có tên Trúc Bạch mà người phi công Mỹ nổi danh John McCain đă nhảy dù xuống và bị bắt, khi phi cơ của ông bị bắn rơi, lúc ấy ông c̣n ở trong nhà tù Hilton Hà Nội. Tôi hỏi anh có biết sự việc này không, hay là anh đă có công trạng ǵ, nên được mang tên cái hồ đặc biệt này kể cả họ Hồ? Anh cười ngượng ngùng, bảo là, bố mẹ anh gặp nhau lần đầu tiên bên bờ hồ này, rồi sau đó nên duyên và đặt tên cho anh, thằng cu đầu ḷng để làm kỷ niệm. Ông bà đều là giáo viên. Trước dạy ở Hà Nội, nhưng v́ lư lịch nên sau này phải đổi lên “vùng sâu vùng xa” mới giữ được nghề cũ. Bố anh gốc người Phát Diệm. Gia đ́nh theo đạo Công Giáo từ mấy đời trước đó. Bố anh chỉ có một bà chị, nhưng đă theo chồng di cư vào Nam từ 1954. Ngày ấy cả xứ họ đạo đều đi, nhưng v́ mẹ mang thai anh gần đến ngày sinh, nên bố đành ở lại. Bà cô anh vào Nam, một thời gian ở Ngă Ba Ông Tạ, nhưng sau đó mất liên lạc, không biết đă chuyển đi đâu. Bố anh bảo người bà con trong làng vào Nam rất đông, nên nếu t́m bà cô cũng không khó lắm. Tôi cho anh biết là tôi có quen nhiều bạn bè ở vùng Công Giáo Hố Nai, đa số là người Bùi Chu Phát Diệm, tôi có thể hỏi thăm tin tức cho anh. Đang học trường Trung Học Y tế th́ anh bị động viên chuyển sang Quân Y, và được đưa vào B (chiến trường miền Nam) bổ sung cho Sư Đoàn 2 Sao Vàng. Dù học chưa xong, anh vẫn được cho làm y sĩ. Anh bảo chỉ biết cứu thương và học được một số thuốc Nam, trị bệnh bằng các loại lá cây. Hơn nữa đơn vị cũng chẳng có thuốc men ǵ, ngoài một ít thuốc kư ninh của Trung Cộng viện trợ.
    Anh cũng kể về sự nghèo nàn khốn khổ của dân chúng miền Bắc, chính sách hộ khẩu như một h́nh thức nắm cái bao tử để tạo áp lực với dân, đặc biệt là ép buộc thanh thiếu niên phải vào Nam chiến đấu. Anh cũng kể về mối t́nh đầu của anh với một cô bạn học, khá xinh. Khi biết cô là con của một đảng viên trong ban bí thư thành phố, anh ngại. Chưa kịp lùi bước, th́ cô cũng kịp khám phá anh ta gốc Công giáo, gia đ́nh lại có đông người di cư vào Nam, nên cô bảo thẳng thừng rồi chia tay. Anh biết trước nên chẳng bất ngờ, cũng chỉ buồn buồn một chút rồi thôi..
    Cô con gái đang ngồi với anh, anh gọi là vợ, người sắc tộc, có cái tên rất khó nhớ. Điều đặc biệt là cô khá đẹp. Cái đẹp man dại của một cô gái núi rừng có một ma lực hấp dẫn đến kỳ lạ. Chính v́ điều này đă làm anh có thêm dũng khí để trốn khỏi đơn vị, thực hiện ư định hồi chánh, mà anh đă ấp ủ từ lúc bị chuyển vào miền Nam.
    Tiểu đoàn đang ẩn quân ở vùng núi Cheo Reo, nhiều bộ đội bị sốt rét, nên anh cùng một người lính trong tổ Quân y “tranh thủ” đi vào rừng để t́m lá cây làm thuốc. Khi đến bờ một con suối nhỏ bên triền núi, anh bắt gặp một cô gái đang trồng khoai bên cái cḥi tranh sơ sài trong hốc đá. Anh ngạc nhiên, sao lại có một người con gái dám sống lẻ loi giữa núi rừng quạnh vắng.. Đến gần anh giật ḿnh ngạc nhiên hơn, không tin vào đôi mắt của chính ḿnh. Không thể giữa núi non hẻo lánh này lại có một cô con gái đẹp đến lạ lùng, một nét đẹp hoang dă, cuốn hút anh ngay từ cái nh́n đầu tiên.
    Da ngâm đen với đôi mắt thật to, chiếc mũi cao, đôi môi mọng đỏ. Cô khác hẳn với những cô gái Thượng mà anh đă gặp trong các vùng hành quân. Anh mơ hồ nhớ đến chuyện ngày xưa, khi c̣n bé, anh thường nghe mẹ kể về những cô tiên mắc phải lỗi lầm bị đọa xuống trần gian. Người bạn lính đi theo anh cũng ngẩn ngơ trước điều bất ngờ kỳ lạ này. Cô gái chỉ nói một ít tiếng Việt, nhưng cũng đủ để hai người hiểu được. Cô bảo cô bị người trong buôn cho là ma, nhiều lần đ̣i giết cô, nên ông trưởng làng đày ra sống ở đây. Cha mẹ thỉnh thoảng được đến thăm, nhưng cô không được phép về buôn. Anh bực dọc cảm thấy có điều ǵ bất nhẫn. Sau khi được cô gái chỉ đường đến buôn, anh và người bạn lính t́m đến gặp ông trưởng làng để cố thuyết phục xin được thả cô ra, nhưng không những bị từ chối, mà ông trưởng làng c̣n cho biết là chờ đến mùa lũ, họ sẽ trói cô lại và bỏ trôi sông để cúng thánh thần, tránh tai họa cho buôn.

    Sau khi về đơn vị, anh suy nghĩ bằng cách nào để cứu được cô con gái. Ư muốn đào ngũ để hồi chánh bao nhiêu lần lóe lên trong đầu, bây giờ càng thôi thúc anh thực hiện. Hai ngày sau, anh báo cáo riêng với tay thủ trưởng, xin đi lấy lá thuốc Anh đi một ḿnh, thật sớm. Để tránh nghi ngờ, nhất là người bạn “đồng chí” Quân Y hôm trước, anh để lại balô, chỉ mang theo ít lương khô và khẩu súng K-54 pḥng thân. Anh t́m đến giải cứu cô gái Thượng, kể lại cho cô nghe lời của ông trưởng làng, sẽ thả cô trôi sông. Cô gật đầu, mang theo cái gùi chứa ít bắp, khoai và hai cái b́nh chứa nước làm bằng vỏ trái bầu.. Anh dắt cô gái đi thật nhanh. Buổi chiều khi gặp con sông Ba, hai người tiếp tục đi dọc theo bờ sông cho đến tối. Nghĩ đă hơn một ngày đường, đơn vị không thể nào đuổi theo, anh dừng lại và ẩn trốn trong một hốc đá an toàn. Ăn bắp khoai sống tạm, chờ t́m đường ra hồi chánh. Không ngờ một tuần sau th́ bị đơn vị tôi bắt.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đă hơn 36 năm, bất ngờ gặp lại anh giữa một nơi xa lạ. Chỉ mới nhắc lại một vài chi tiết bên bờ sông Ba ở An Khê năm nào là anh nhớ ra tôi ngay. Tôi không dám vồn vă v́ đang đo lường phản ứng của anh. Nhưng bất ngờ anh ôm chầm lấy tôi, gọi tên tôi trong nỗi vui mừng pha chút cảm động. Anh lễ phép xưng em với tôi, bảo là vợ chồng luôn nhớ đến tôi, nhớ anh bác sĩ quân y bạn tôi và nhớ mấy ngày đặc biệt ở căn cứ An Khê. Anh ca ngợi khả năng và ḷng nhân đạo của những người lính VNCH. Anh bảo làm sao anh có thể quên được một kỷ niệm lớn lao đă làm thay đổi cả cuộc đời anh vả cả vợ anh. Anh khẩn khoản mời chúng tôi ở lại một vài ngày với gia đ́nh anh. Tôi ra xe kể qua câu chuyện cho mấy người bạn.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngôi nhà khá đẹp nằm trong khu vườn rộng, trồng đủ các loại hoa. Điều đặc biệt là trước nhà có cả một khóm dă quỳ.Loại hoa màu vàng tôi thường thấy ở Vùng Pleiku, An Khê ngày trước. Khi chúng tôi vừa xuống xe, một người đàn bà mở cửa bước ra chấp hai tay trước ngực và cúi đầu chào. Anh chồng chưa kịp giới thiệu th́ chúng tôi đă ồ lên. Chị cười thật tươi và đưa tay bắt từng người. Có lẽ đă nghe chồng kể qua về chuyện bất ngờ gặp lại tôi, nên chị nh́n từng người để cố nhận ra tôi. Và chị đă nhận ra khi tôi là người cuối cùng bắt tay chị.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chị cười bảo là H’ Niê. Sợ không hiểu chị lấy một que cây viết xuống đất. Vừa viết chị vừa nói:
    - Sau này ông xă em đặt tên cho em là H’ An Khê. Sang Mỹ lấy họ chồng, bây giờ em là An Khê Hồ.
    Nói xong, chị nh́n sang tôi cười:
    - Cái chỗ An Khê mà các anh đă cứu vợ chồng em đấy!
    Tôi đùa:
    - Bọn tôi phải cám ơn chị. Sắc đẹp của chị đă giúp bọn tôi bớt đi một kẻ thù, và anh Bạch cũng phải mang ơn chị, v́ nhờ chị mà anh mới quyết tâm thực hiện giấc mơ hồi chánh của ḿnh, nếu không th́ chắc đă trở thành liệt sĩ vô danh từ lâu rồi!
    Suốt buổi chiều hôm ấy, anh ngồi kể say sưa cho chúng tôi nghe về cuộc đời của anh và đời sống của vợ chồng sau ngày hồi chánh.
    - “Em chỉ có một cô em gái, Măi đến năm 1985 em mới liên lạc được và sau này đă băo lănh sang Mỹ cùng với chồng và một đứa con trai.
    Bố mẹ em đă chết từ lâu, và vẫn cứ tưởng em là liệt sĩ. Sau ngày được chuyển về Bộ Chiệu Hồi, vợ chồng em đều được đối xử rất tốt và giúp đỡ tận t́nh.. Đáng mừng và cảm động nhất là họ đă cố gắng bỏ nhiều công sức để t́m đươc bà cô ruột của em. Bà có hai người con trai đều là sĩ quan VNCH, một anh ở Biệt Động Quân, nghe nói đánh giặc có tiếng, tiếc là anh đă tử trận trong Tết Mậu Thân, h́nh như lúc mang “hàm” trung úy, và một anh là Thiếu tá Hải Quân. Cũng nhờ anh này mà cả nhà và vợ chồng em mới được rời khỏi Sài g̣n vào sáng sớm ngày 30.4.75. Năm 1974 vợ em sinh con trai đầu ḷng, sang đây th́ có thêm cô con gái. Hai cháu đều đă lập gia đ́nh. Lúc trước gia đ́nh em ở Philadelphia, nhưng từ khi vợ chồng thằng con trai nhận việc làm ở đây, bọn em chuyển lên đây sống gần các cháu.”
    Buổi chiều, cả vợ chồng cậu con trai và cô con gái chạy xe đến, mang theo mấy chai rượu đỏ và nhiều thức ăn dành cho buổi tối. Các cháu rất lễ phép, dễ thương, nói được tiếng Việt nhưng không giỏi lắm. Đặc biệt cô con gái, chắc nhờ thừa hưởng sắc đẹp của mẹ, nên rất xinh xắn. Nh́n đôi mắt của cháu tôi nhớ lại đôi mắt ngây dại của mẹ cháu ngày xưa, khi c̣n là cô gái Thượng hoang dă. Đôi măt to, đen láy, mang cả h́nh bóng núi rừng và mây trời cao nguyên thưở ấy. Điều làm chúng tôi bất ngờ và thích thú hơn. Cháu gái đang là một dược sĩ và cậu con trai là Thiếu Tá Bác sĩ của một đơn vị trú đóng ở đây. Cô vợ người Mỹ cũng là một bác sĩ quân y cùng đơn vị. Bọn tôi nâng cốc ca ngợi anh chị và chúc mừng cho sự thành đạt của các cháu.
    Sáng hôm sau, hai vợ chồng đến khách sạn rất sớm, mời chúng tôi ăn điểm tâm trước khi chia tay. Khi tôi đến quày check out, người thu ngân của khách sạn cho biết có người đă thanh toán tiền pḥng rồi. Tôi phàn nàn trách, anh cười, ôm vai tôi nói nhỏ:
    - Biết trả bao nhiêu cho đủ so với tấm ḷng và sự giúp đỡ của các anh.
    Cả vợ chồng ôm từng người chúng tôi và mong có ngày tái ngộ. Khi bắt tay từ giă anh, một người bạn của tôi hỏi đùa:
    - Thế Hổ Trúc Bạch có gặp “giặc lái” John McCain chưa?
    Anh cười, nói lớn:
    - Em đă gặp ông trong một cuộc vận động bầu cử. Em bảo với ông là, tôi và gia đ́nh sẽ bỏ phiếu cho ông, v́ ông đă nói một câu rất đúng: “Điều đáng buồn là trong cuộc chiến Việt Nam, kẻ man rợ đă thắng!”
    Anh chị lái xe hướng dẫn chúng tôi đi một đoạn đường. Đến ngă rẽ qua xa lộ, anh dừng lại, đưa tay ra cửa vẫy chào tiễn biệt. Chia tay vợ chồng anh, suốt cả đoạn đường dài, tôi miên man hồi tưởng về những ngày tháng cũ và h́nh dung lại từng khuôn mặt đồng đội bạn bè, một số đă chết tại các chiến trường khốc liệt An Khê Cheo Reo, Pleiku, Kontum, số c̣n lại sau những năm tháng tù đày nghiệt ngă, giờ đang lưu lạc bốn phương trời, mang theo những vết thương chưa thể lành được trong ḷng.
    Đặc biệt, tôi nhớ tới Trần Công Lâm, người Đại Đội Trưởng Trinh Sát lừng danh, đă chỉ huy cuộc hành quân bên bờ sông Ba ngày ấy. Lâm là bạn chí thân, cùng khóa Thủ Đức, cùng Trung đội SVSQ, và nằm giường trên tôi, lúc c̣n ở quân trường. Hai thằng đă rủ nhau về cùng đơn vị. Lâm đă hy sinh vào cuối tháng 3/73 trên đỉnh núi Ngok Wang, Kontum khi đang là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/44.
    Và cuối cùng, tôi cũng nhớ đến đôi mắt đẹp man dại của cô gái Thượng, cùng h́nh ảnh người tù hồi chánh ở An Khê lúc trước, khi Lâm “dẫn giải” đến trực thăng giao lại cho tôi.
    Pham Tín An Ninh
    Được đăng bởi Unknown vào lúc 19:59

  6. #806
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chúng ta ở thời đại nói láo toàn tập

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...b-do-duy-ngoc/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...-toan-tap.html

    Chúng ta ở thời đại nói láo toàn tập

    Đỗ Duy Ngọc

    Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?
    Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.
    Kẻ th́ đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô ḿnh như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.
    Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công tŕnh có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp.
    Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi.
    Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm ḿnh để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh…

    Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xă hội đạo đức làm người.

    Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ t́m cách lừa đảo nhau.
    Toàn xă hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên.
    Ừ th́ họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo.
    Thi ǵ cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả…
    Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục.
    Mỗi ngày mở truyền h́nh toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo.
    Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng ǵ lại cứ dán mắt mà xem.
    Thằng đi buôn nói láo đă đành, v́ họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có gịi, cô hiệu trưởng chối quanh… Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm t́nh với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử.
    Thế rồi tất cả đều ch́m, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đă lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.
    Mấy ngài lănh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo th́ thành truyện dài nhiều tập.

    Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo.
    Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rơ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.
    Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm tṛ láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, tŕnh diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển…tất cả đều rặt láo.
    -Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.
    -Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, t́m mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả.
    -Rừng Sơn Trà quư hiếm, các ông v́ tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh t́m kế hoăn binh.

    Đến chuyện cá nhân của các quan th́ lại càng nói láo tợn…

    Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lănh đạo ngành ngân hàng với những dăy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có.
    Kẻ th́ do nuôi gà, trồng cây, anh th́ bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người th́ nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác th́ bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm ǵ ra tiền và có đứa th́ mới mười chín tuổi.
    Lương th́ chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quư tộc. Các bà vợ th́ như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ…
    Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước c̣n nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.
    Các lănh đạo xem rừng như sân nhà ḿnh, phá nát không c̣n ǵ… Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới h́nh thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không c̣n, lệnh đóng rừng ban ra, các lănh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi t́m cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng c̣n lại…
    Rừng bị tận diệt v́ nạn phá rừng, rừng c̣n bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương.
    Rừng không c̣n, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo ḍng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy tŕnh.
    Băo chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đă ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp c̣n anh th́ qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn ḷng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồ tổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…
    C̣n biết bao chuyện láo không kể xiết:
    Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm tṛ láo để quảng cáo chùa của ḿnh, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của ḿnh thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện ḿnh đến với mọi người bằng những điều xảo trá..

    Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xă hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa v́ sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.

    Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành b́nh thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đă trở thành một nếp sống.
    Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nh́n cũng rặt điều láo.
    Một nền văn hoá láo đă nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo.

    Nghĩ cũng buồn!
    Đỗ Duy Ngọc
    Ngày cuối tháng 10.2017

    Nguồn:
    https://baotiengdan.com
    https://www.nguoinam.com/phpbb/viewt...p?f=117&t=3005

  7. #807
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Không thể đối thoại với người trong nước.

    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...rong-nuoc.html
    ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ ( Tự Do - Đa Chiều )
    https://www.facebook.com/groups/1067...00541/?fref=nf

    Việc CSVN dâng hơn 17000 cây số cho kẻ thù truyền kiếp được diễn ra h́nh như với sự dồng thuận là 2 bên KHÔNG THÔNG BÁO CHO QUỐC TẾ BIẾT.
    Căn cứ vào những h́nh sau th́ diện tích của đất nước Việt Nam đă giảm theo 4 bậc như sau:
    a/ Đầu năm 1999, khi chưa thi hành hiệp ước Thành đô, diện tích nước ta là: 325,490 cây số vuông.

    b/ Đầu năm 2000 chỉ c̣n: 311,060 cây số vuông.

    c/ Qua năm 2001 th́ tăng lên: 311,090 cây số vuông.

    d/ Qua năm 2003 trở đi, th́ chỉ c̣n: 311,070 cây số vuông.

    Theo như chú giải ở trang ID: AG.LND.TOTL.K2
    của 4 h́nh trên như sau:
    Land area (sq. km) - Vietnam
    Land area is a country's total area, excluding area under inland water bodies, national claims to continental shelf, and exclusive economic zones. In most cases the definition of inland water bodies includes major rivers and lakes.
    ID: AG.LND.TOTL.K2
    Source: Food and Agriculture Organization, electronic files and web site.
    License: CC BY-4.0
    Aggregation Method: Sum
    Development Relevance: Land area is particularly important for understanding an economy's agricultural capacity and the environmental effects of human activity. Innovations in satellite mapping and computer databases have resulted in more precise measurements of land and water areas. Population, land area, income, and output are basic measures of the size of an economy. They also provide a broad indication of actual and potential resources. Land area is therefore used as one of the major indicator to normalize other indicators.
    Limitations and Exceptions: The data are collected by the Food and Agriculture Organization (FAO) of the United Nations through annual questionnaires. The FAO tries to impose standard definitions and reporting methods, but complete consistency across countries and over time is not possible. The data collected from official national sources through the questionnaire are supplemented with information from official secondary data sources. The secondary sources cover official country data from websites of national ministries, national publications and related country data reported by various international organizations.
    Long Definition: Land area is a country's total area, excluding area under inland water bodies, national claims to continental shelf, and exclusive economic zones. In most cases the definition of inland water bodies includes major rivers and lakes.
    Periodicity: Annual
    Statistical Concept and Methodology: Total land area does not include inland water bodies such as major rivers and lakes. Variations from year to year may be due to updated or revised data rather than to change in area.
    Topic: Environment: Land use
    All metadata

    Thay v́ trả lời về các h́nh trên họ phản biện bằng trang:
    http://www.fao.org/countryprofiles/i...rIfx6wqSEle2Kk
    Trang này Lại có thêm khái miệm:
    a/ Country Area bằng: 33123000 ha (hectares), = 331230 cây số vuông
    b/ Land Area bằng: 31007000 ha = 3100700 cây số vuông
    Theo: https://www.google.com/search?sxsrf=...10.uiDtRDSdau0

    Ở trang sau:
    https://en.wikipedia.org/wiki/List_o...encies_by_area
    Họ định nghĩa như sau:
    · Total area: the sum of land and water areas within international boundaries and coastlines.
    · Land area: the aggregate of all land within international boundaries and coastlines, excluding water area.
    · Water area: the sum of the surface areas of all inland water bodies (lakes,reservoirs, and rivers) within international boundaries and coastlines.[2]Coastalinternal waters(some smallbays) may be included.[clarification needed]Territorial watersare not included unless otherwise noted. Contiguous zones andexclusive economic zonesare not included.

    Họ dùng cây số vuông, và square miles như sau:
    a/ Total Area: 331,212 cây số vuông (#127,882 sq miles) (c̣n lớn hơn diện tích năm 1999 là 325,490?)
    b/ Land Area: 310,070 cây số vuông (#119,720 sq miles). Dây là con số của năm 2003.

    Tôi chưng ra h́nh đào các cột mốc biên giới Hoa-Việt sau:

    Cán bộ đội nón cối hướng dẫn dân công (chắc là Việt) khênh cột mốc đă bị đào.

    Cảnh thứ hai của cùng cột mốc
    https://i.postimg.cc/6qTQgffW/678e9be1-Tau.jpg
    Có thể đây là cột mốc được khiêng

    Cán bộ Tàu giám sát việc đào.

    Cột mộc số một.

    Công nhân đang đào, h́nh của Tàu.
    https://i.postimg.cc/904WJFcz/f249a7e6.jpg
    Chứng cứ cán bộ tham gia việc đào cột mốc.

    Họ xoay ra chỉ trích cá nhân!

    Xin giới thiệu bác sĩ Trần Đại Sỹ nói về:
    1/ Bài thơ được tác giả khắc và đặt ở “Ải Nam Quan cũ” trong lănh thổ Tàu.

    1.Đất này xưa gọi Nam-quan,
    2. Vốn là biên địa cố hương của ḿnh.
    3. Hiện nay là đất Trung-nguyên,
    4. Khóc chảy máu mắt, đoạn trường aihay?
    5. Vua Lê thắng Tống chỗ này,
    6. Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,
    7. Thánh Trần sát Đát liên miên,
    8. Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,
    9. Càn-Long chinh tiễu than ôi,
    10. Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.
    11. Năm ngh́n năm cũ qua rồi,
    12. Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoa.
    13. Ông Hồ kết bạn ông Mao,
    14. Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.
    15. Vạn dân xương trắng đầy đồng,
    16. Để lại trên lá cờ Hồng vết nhơ.
    2/ Chi tiết lực lượng, thiệt hại 2 bên, của cuộc chiến Hoàng Sa 19 tháng giêng năm 1974 (Tổn thất đôi bên)
    Đường dẫn:
    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...ieutran-a.html

  8. #808
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thống kê thế giới về Việt Nam

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...-viet-nam.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...-viet-nam.html

    Saturday, December 28, 2019
    Thống kê thế giới về Việt Nam


    Dân số:
    Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lănh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.

    Diện tích:

    Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia.
    Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.

    Duyên Hải:

    Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số.
    Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.

    Rừng cây:


    Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lănh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.
    Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa băi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.

    Đất canh tác:


    Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lănh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.

    Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xă hội, và văn hóa… do quản lư rất tồi:

    1. Giáo dục:


    Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung b́nh.
    Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.

    2. Bằng sáng chế:

    https://i.postimg.cc/mg9FTgy4/tauLan.jpg
    Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.

    3. Ô nhiễm:
    https://i.postimg.cc/c1cp57qy/Rac.jpg

    Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.

    4. Thu nhập tính theo đầu người:


    Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập b́nh quân đầu người.
    Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.

    5. Tham nhũng


    Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.

    6. Tự do ngôn luận:


    Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.

    7. Phát triển xă hội:
    https://i.postimg.cc/hjZ5csKf/XaHoi.jpg

    Theo chỉ số phát triển xă hội, Việt Nam không có trong bảng v́ không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) th́ Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.

    8. Y tế:


    Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.

    Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác?
    Câu trả lời trước hết xin dành cho đảng cộng sản Việt Nam, kế đến là các bộ môn văn hóa & xă hội, cũng như đạo đức học & giáo dục học.

    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 10:30 PM

  9. #809
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nước nghèo tại ai – Dân hay chế độ?

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...hay-che-o.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...hay-che-o.html

    Thursday, May 25, 2017
    Nước nghèo tại ai – Dân hay chế độ?

    Gần đây có một phong trào sử dụng lập luận chủng tộc “Hạ Đẳng” (Thấp kém) và “Thượng Đẳng” (Cao Sang) để để cho rằng sự phát triển của một đất nước và dân tộc lệ thuộc vào bản chất của dân tộc đó chứ không phải yếu tố chế độ chính trị. Tại sao những người như Pín (Nguyen Quang) hay Huỳnh Phước Sang lại hay dùng lập luận này. Có 3 lư do.
    1- Sử dụng lập luận chủng tộc đổ lỗi vấn đề chính trị, xă hội và kinh tế lên bẩn chất dân tộc – và bỏ qua yếu tố chế độ, cơ chế và chính trị.
    2- Sử dụng lập luận chủng tộc khiến người đọc cảm thấy họ là thủ phạm chứ không phải nạn nhân.
    3- Và cuối cùng, sử dụng lập luận chủng tộc để cho rằng cần phải thay đổi bản tính cá nhân và dân tộc chứ không phải môi trường chính trị.
    NGƯỜI TRUNG QUỐC “Hạ Đẳng”
    – Dân tộc Trung Quốc được biết đến là một dân tộc ham học hỏi và giỏi kinh doanh. Nhưng điều đó đă không xảy ra dưới thời Mao Trạch Đông khi ông ta thực hiện Cuộc Cách Mạng Văn Hóa và nền kinh tế tập trung bao cấp. Kết quả của chính sách đó là:
    1- Nền văn học và văn hóa Trung Quốc bị hủy diệt. Các nhà trí thức bị ám sát v́ lư tưởng Mao.
    2- 50 triệu người bị bỏ tù trong hơn 1,000 trại tù.
    3- 30-40 triệu người chết.
    4- Nền kinh tế sụp đổ và nạn đói triền miên.
    Nếu yếu tố chính trị như chế độ và chính sách không liên quan th́ bạn giải thích thế nào về những điều tồi tệ trên? Chứ không phải là dân tộc tính “Thượng Đẳng” sẽ vượt qua mọi vấn đề sao? Chỉ khi ĐCS Trung Quốc dẹp bỏ tư tưởng CNXH và thả lỏng nền kinh tế th́ người Trung Quốc mới khôi phục đất nước trở lại. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ là sự giả tạo của một nhóm người chứ không phải toàn dân tộc. Trung Quốc vẫn là một trong những nước nghèo nhất với GDP tính theo đầu người là $8,000. Trong khi đó, GDP theo đầu người của Hong Kong là $42,422, gấp 5 lần; và của Đài Loan là $31,900, gấp 4 lần. V́ sao cùng dân tộc Hán, nói cùng ngôn ngữ mà sự khác biệt lại quá lớn? Dưới cơ chế tự do, người Trung Quốc là dân tộc “Thượng Đẳng,” nhưng dưới chế độ toàn trị th́ họ bị biến thành dân tộc “Hạ Đẳng.” Nếu không phải v́ chế độ th́ là ǵ?
    NGƯỜI VIỆT HẠ ĐẲNG?
    – Dân Việt Nam hiện tại đa số rất ngu. Dân trí th́ vô cùng thấp, Google đă chứng minh, cái này khỏi căi. Nhưng nguyên nhân là ǵ? Để coi coi.
    Ngày xưa sau Đệ Nhị Thế Chiến có 3 nước chung số phận với Việt Nam: Đức, Hàn và Việt Nam.
    Cả 3 đều bị chia đôi, một bên áp dụng cơ chế thị trường tự do và đa đảng chính trị. C̣n một bên áp dụng cơ chế tập trung tập thể và độc đảng chính trị. Nên nhớ là 3 dân tộc, mỗi dân tộc nói 1 thứ tiếng và có 1 nền văn hóa riêng. Nhưng kết quả th́ rất khác.
    Đông Đức th́ thua kém Tây Đức về kinh tế, xă hội, thể thao và học vấn. Người Đông Đức cũng là người Đức, nói cùng thứ tiếng với người Tây Đức, vậy th́ tại sao họ lại thua kém và bị cho rằng ngu ngốc hơn người Tây Đức? Sự khác biệt là ǵ?
    Người Nam Hàn th́ ăn đứt người Bắc Hàn về văn hóa, khoa học, thể thao và kinh tế. Họ giỏi hơn? Họ ngu hơn? Họ nói chung ngôn ngữ với người Bắc Hàn.
    Sự khác biệt là ǵ? Người Tây Đức nói chung thứ tiếng và có chung văn hóa với người Đông Đức, vậy sao họ là phát triển hơn? Người Nam Hàn y chang như người Bắc Hàn, nói chung ngôn ngữ và có chung văn hóa.
    Nên yếu tốt văn hóa để giải thích vấn đề “dân ngu” là không đúng. Tài nguyên cũng không, v́ cả 2 đều y chang nhau.
    Giờ áp dụng trường hợp Tây/Đông Đức và Bắc/Nam Hàn để trả lời câu hỏi “dân Việt ngu tại ai?” Sự khác biệt là, mượn lời Milton Friedman, “một bên không thể tồn tại nếu không có tự do, c̣n một bên không thể nào tồn tại nếu có tự do.’

    DÂN VIỆT NGU TẠI AI?
    – Dân Việt Nam rất ngu, khỏi nói. V́ ngu nên nhiều bạn nói rằng không xứng đáng để được quyền lựa chọn lănh đạo, không xứng đáng để được tự do, không xứng đáng để tự chủ. V́ dân ngu mà có tự do th́ là một đám đông ngu đần độn. Tôi đồng ư là dân rất ngu. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi v́ sao dân ngu không? Chứ nói ngu thôi th́ làm sao được. Sau đây là những câu hỏi tôi muốn các bạn đọc rồi tự trả lời.
    – Trong nước không có tự do ngôn luận. Dân ngu tại ai?
    – Chính phủ nắm hết quyền xuất bản báo chí. Dân ngu tại ai?
    – Muốn xuất bản sách phải bị kiểm duyệt. Dân ngu tại ai?
    – In sách chính thức có thể bị phạt tù theo luật h́nh sự. Dân ngu tại ai?
    – Cơ quan chức năng có thể cấm xuất bản hoặc cấm tái in ấn v́ bất cứ lư do nào. Dân ngu tại ai?
    – Học sinh nghèo nhập cư từ vùng quê vô thành phố, muốn đi học nhưng không có tiền làm tạm trú. Dân ngu tại ai?
    – Học trong trường không đi học thêm sẽ bị thầy cô d́m. Dân ngu tại ai?
    – Học sinh không được phát biểu tự do, phải làm theo chương tŕnh, không được phản biện. Dân ngu tại ai?
    – Sinh viên phải học chính trị Marx-Lenin mà chẳng hiểu v́ sao phải học. Dân ngu tại ai?
    – Ai mà mở miệng nói chuyện chính trị sẽ bị cáo buộc là phản động. Dân ngu tại ai?
    – Dân muốn lên mạng đọc tin trái chiều, nhưng BBC/RFA/VOA bị chặn. Dân ngu tại ai?
    – Mấy trang blog về chính trị trái chiều cũng bị chặn. Dân ngu tại ai?
    – Sử dụng quyền tự do để nói xấu chính phủ có thể bị bỏ tù. Dân ngu tại ai?
    – Dân nghèo không được đi học, muốn đi học nhưng quá nghèo. Dân ngu tại ai?
    – Muốn mở lớp học tự túc phải xin giấy phép và lót tiền. Dân ngu tại ai?
    – Báo chí th́ đầy mấy tin gái gú, mông vú, ngoại t́nh đâm chém. Dân ngu tại ai?
    – Báo chính thống đăng bài trên Facebook nhưng không cho độc giả phản biện. Dân ngu tại ai?
    – Dân muốn khôn nhưng chính sách luôn muốn dân ngu. Vậy dân ngu tại ai?
    – Giờ tôi hỏi lại. “Dân ngu tại ai?”

    KẾT LUẬN – Lập luận chủng tộc “Hạ Đẳng” và “Thượng Đẳng” là một sự bịp bợm ngu ngốc để đổ lỗi các vấn đề lên người dân mà không nh́n nhận những sai lầm về chế độ và chính sách. Những người sử dụng lập luận đó đang lừa dối độc giả hoặc họ nói láo mà không biết ngượng.
    Ku Búa @ Cafe Ku Búa
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 9:24 AM

  10. #810
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    CHỊ DẬU NĂM 2019

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...-tat-tien.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/01...aparacels.html

    Tuesday, December 31, 2019
    CHỊ DẬU NĂM 2019 - Chu Tất Tiến.

    Buổi sáng tháng 9 năm 2019 không khí thật oi nồng. Chị Dậu đang cố ru thằng bé ngủ trên vơng bằng những câu ca dao xưa xửa xừa xưa:
    Ai ơi nhớ lấy câu này
    Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
    Ngừng một lúc, chị ngâm thêm câu mới:
    Bây giờ quan chức tranh ăn
    Cướp đêm dùng súng, dùng văn cướp ngày
    Ngâm xong, chị ngồi thừ người ra. Nhớ lại hồi c̣n trẻ, chạy theo những đồng chí du kích xă để nghe lời Bác Hồ trên loa phóng thanh phát mỗi ngày 5, 7 lần, vừa mở mắt ra đă phát, nghe măi thành thuộc ḷng:
    C̣n non, c̣n nước, c̣n người
    Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
    Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đă anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đă góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
    Hồi đó, chị học thuộc ḷng những câu đầy hùng khí của Bác, mỗi khi đọc lại, chị lại ứa nước mắt ra, sung sướng, tưởng tượng đến ngày giặc Mỹ cút khỏi miền Nam ruột thịt th́ đồng bào cả nước hạnh phúc biết bao. Mẹ chị, Bố chị sẽ không c̣n phải kéo cầy thay trâu, chị sẽ được cắp cặp đi học như mấy đứa ở thủ đô, sẽ có quần áo mới, không phải mặc quần lủng đít, quần vá như tổ quạ này…
    Nhớ đến đây, tự nhiên chị buột miệng:
    -Mả bố nó! Toàn nói dối!
    Ngay sau ngày Thống Nhất, mọi người mừng vui cứ như phát điên, phát rồ. Giải Phóng miền Nam rồi! Thống Nhất rồi! Hạnh Phúc rồi… Ai ai cũng nhẩy nhót, vui mừng. Chị Đần cuối xóm, đem hết quần áo rách ra, xé toang, rồi đốt khói um lên. Đồng chí Đượi chủ tịch xă phải chạy đến xách nước dập tắt và mắng ầm lên:
    -Cái chị kia! Hượm đă! Vừa vừa phải phải thôi chứ! Chờ lệnh trên!
    Chị Đần quát lại:
    -Sao lại nói, thắng Mỹ rồi, ta sẽ giầu hơn mười lần?
    Cả xă cười ầm.
    Ngày vui ngắn chẳng đầy gang. Ngay sau đó, có loa phát là “nhân dân kiên tŕ chờ đợi. Hiện nay c̣n cần thắt lưng, buộc bụng một thời gian ngắn đă”. Và “vũ như cẫn”, nghĩa là vẫn xếp hàng chờ mua gạo, mỗi nhà được 5 kư cho cả tháng, vẫn phải ăn cháo với cà. Lâu lâu được xă phát cho cái vỏ xe đạp, cái ruột xe đạp, hoặc 2 cái bàn đạp xe đạp. Mà khốn nạn thật! Phát 2 cái ruột xe đạp th́ một cái xoắn như ḷ xo, một cái dính chùm như con giun, gỡ ra là rách. Hai cái bàn đạp xe đạp th́ đều ở bên trái hoặc bên phải…
    Chỉ có Xă bộ ưu tiên lựa trước, cái nào tốt th́ giữ c̣n đồ dỏm như thế th́ phát cho dân. Mà cũng phải xếp hàng cả ngày. Rồi lâu lâu th́ được xưởng làm cá phát cho cái đầu cá và cái xương sống cá, mang về nấu cái đầu cá và xương cá cho chín nhừ đi rồi nhai tất tần tật. Hồi giải phóng xong th́ đói ơi là đói! V́ bao nhiêu gạo, đồ ăn, thức uống dồn cả vào Nam hết rồi. Nhiều làng trở thành ăn mày, kéo nhau lên tỉnh, nằm vạ. Tỉnh th́ cứ tuyên truyền “chờ đợi, chờ đợi”.. ai không chịu chờ mà làm toáng lên th́ bị du kích đến trói nghiến…
    Nhân dân khôn ngoan th́ đi buôn lậu, thậm thụt với Hợp tác xă, với thuế vụ, mua được bao gạo, kư thịt, chở sau xe, băng rừng, lội suối, mang qua xă khác mà bán lại. Nếu công an mà bắt được th́ khốn nạn, mất cả xe đạp!
    Măi vài năm sau, cả nước sắp chết đói cả lũ, đồng chí Chủ Tịch nước mới ra lệnh “cởi trói kinh tế”, th́ mới có chút thịt.
    Nghĩ đến đây, chị Dậu lại văng ra tiếng chửi:
    -Mả bố nó. Cái chó ǵ là cởi trói kinh tế? Thế là trước đây kinh tế vẫn bị trói à?
    Rồi chị lại lan man nghĩ và nhớ. Mấy họ hàng của chị, có họ hàng xa với người miền Nam, đi vào thăm, mới té ngửa ra, là miền Nam giầu sang gấp trăm vạn miền Bắc. Cái ǵ cũng có. Dân quèn, ai ai cũng có đủ 3 cái “đ”: Đổng, đài, đạp, Nghĩa là đồng hồ, đài phát tuyến, và xe đạp. Mà đổng toàn là không người lái nhé! Cứ tự động chạy, chỉ giờ, không phải lên giây rẹt rẹt. Lại có mấy cái cửa sổ, nói ngày, tháng nhé! Mấy bộ đội vào Nam cứ mê đi. Thấy cái nồi ngồi trên cái cốc th́ thèm lắm, uống vào tỉnh cả người.. Miền Nam nó giầu thật. Mỹ viện trợ mà! Đồ Mỹ đầy đường.. Mấy cái đồ mà miền Nam vất đi, mang về Bắc cũng c̣n sang lắm. Bác Vạn mang về làng được mấy cái vỏ bút xanh đỏ, mấy cái bật lửa, thích lắm, ngồi kỳ cạch sửa suốt ngày rồi đi khoe cả xóm.
    Nghĩ đến đây, chị Dậu “hừ” một cái.
    Hồi đó, cứ lo đánh Mỹ cứu nước bây giờ th́ đang năn nỉ Mỹ trở lại. Hồi đó, hễ nói đến chữ “đế quốc Mỹ” mà không kèm theo chữ Đ.M. nó, th́ ăn no đ̣n. Bây giờ th́ các đồng chí đua nhau đi học tiếng Mỹ, đến tên mấy con chó xồm cũng đặt tên theo Mỹ. Con th́ đặt là ..Mẹt.. Lờ… à không.. Mẹc … Ĺn… À…Mà.. ri.. ĺn… Con th́ đặt là… là …Lắc .. lắc.. lắc.. cu! À .. không.. lắc.. lắc .. ky! Rồi quần quần áo áo… cứ bắt chước theo Mỹ ráo. Chẳng bù hồi mới bẩy lăm, c̣n đi dép lẹp xẹp, áo cụt tay bỏ ngoài quần.. Bây giờ th́ con cháu mấy đồng chí chủ tịch th́ huyênh hoang khoe đồ Mỹ, đổng Mỹ, đài Mỹ, đạp Mỹ... cái đéo ǵ cũng Mỹ.. Mỹ…
    Có tiếng chó sủa, chị Dậu ngoảnh đầu ra cửa, tưởng anh Dậu về, nhưng không thấy bóng người, chỉ thấy bóng chó chạy qua chạy lại. Chị Dậu lại tiếp ḍng tư tưởng miên man. Xă hội chủ nghĩa cái con mẹ nó! Toàn làm giầu cho mấy lănh đạo. Dân mà bị họa Trung Quốc, nhà nước không bênh, lại c̣n bắt giam. Đấy! cái vụ Phọc .. phọc.. ǵ đó, mà nghe nói Trung Quốc xả thuốc độc xuống biển, dân chết đói nhăn răng, nhà nước lại c̣n bênh đàn anh, cứ mang 16 chữ vàng ra mà dọa dân. Đứa nào chống đối th́. A lê hấp.. c̣ng liền…
    Mới nghĩ tới đây, chợt nghe tiếng chân bước lẹp xẹp trước cửa, chị Dậu ngoái đầu ra, thấy anh Dậu đang lê từng bước mệt mỏi vào, chị vội vă đứng lên, bước tới đỡ lấy cánh tay anh Dậu, lo lắng hỏi:
    -Nhà em làm sao thế? Có mệt lắm không?
    Không đợi anh Dậu trả lời, chị lấy cái quạt giấy ra quạt cho chồng:
    -Nhà em uống tí nước mưa cho tỉnh nhá!
    Anh Dậu vật người ra chiếc chiếu cói, xua tay:
    -Thôi… không cần đâu. Đây đang rối beng cả bụng lên…
    Chị Dậu ngồi xệp xuống bên chồng, quạt quạt:
    -Rối ǵ mà rối! Nghe nói trước Tết này, Bác Trọng sang Mỹ… biết đâu ta lại chẳng đổi đời!
    Anh Dậu “hừ” một tiếng, một bên khóe mép nhếch lên:
    -Đổi cái con bà nó chứ! Đổi để mấy thằng lănh đạo thành tỷ phú, thành cướp ngày. Đổi để cho dân nghèo thành rách, dân rách thành ăn mày.
    Rồi anh chửi thề:
    -Đ.M. chúng nó. Toàn là quân cướp! Chúng nó bây giờ giầu bạc tỷ, bạc muôn, c̣n dân th́ chỉ c̣n cái khố rách, ḷi cả cu ra...
    Vội vă lấy tay bịt miệng chồng, chị Dậu quạt phành phạch như muốn thổi gió cho bay đi mấy chữ phản động đó:
    -Nhà em! Nhà em! Chớ có nói cái chữ ấy nữa nhé. Bức vách có tai đấy!
    Rồi chị th́ thầm:
    -Nhà em có biết ở trên tỉnh, có mấy người chỉ đến chỗ cúng mấy anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc năm 79 đó mà bị bắt nhốt hết. Cả mấy người đi cắm hoa nữa.
    Giọng chị càng ngày càng nhỏ đi:
    -Nghe đồng chí công an trên tỉnh nói là “chỉ thi hành lệnh của Đảng, mà Đảng bây giờ lại lệ thuộc các đồng chí Trung Quốc. Hễ ai nói động đến mấy chữ.. “môi”…răng ǵ đó.
    Chị Dậu nhăn mặt, cố vận dụng trí nhớ, rồi một lúc, “À” lên:
    -Nhớ rồi, hễ ai dám nói là “răng cắn môi rách” là đi tù mút chỉ luôn…
    Cả hai vợ chồng đột nhiên im lặng. Anh Dậu nằm vắt chân chữ ngũ, một tay che mắt, một tay buông thơng bên sườn, thở dài.
    Dễ chừng như muốn làm cho chồng vui, chị Dậu cười cười:
    -Nhà em có biết chuyện đồng chí Tiến Sĩ ǵ đó, làm cái chức ǵ về môi…. Môi.. trường.. ǵ đó, phát biểu là để chống lụt, mỗi nhà phải có 1 cái lu lớn, để khi lụt th́ múc nước đổ vào lu, thế là hết lụt!
    Anh Dậu bật lên, chửi thề nữa:
    -Đ.M. nói thế chó nó cũng không nghe được! Con mụ này, chắc cái đít th́ to như đít ḅ, đầu th́ nhỏ như đầu chuột!
    Chị Dậu cười hinh hích:
    -Nhà em ví von ǵ mà hay thế! Đít với đầu!
    Lặng yên một lúc, chị Dậu cúi xuống, hỏi nhỏ:
    -Thế .. thế .. nhà em có nghe nói ǵ về việc di dời nhà cửa không? Nhà ḿnh thuộc diện thương binh, chắc được miễn, phải không?
    Anh Dậu vẫn nằm dài trên chiếu, lắc đầu:
    -Thương binh th́ ăn thua mẹ ǵ? Bác Cội ở xóm trên đưa cả giấy liệt sĩ của anh Cội, rồi Huân Chương Chống Mỹ nữa, mà cũng bị đuổi nữa là. Thím Thóc tŕnh cả giấy chứng nhận “Mẹ Vẻ Vang”, “Mẹ chiến sĩ” mà cũng bị đuổi luôn. Ḿnh thương binh chả là cái thớ chó ǵ.
    Chị Dậu đột nhiên nổi lôi đ́nh;
    -Thế th́ c̣n thể thống ǵ nữa? C̣n ác hơn cả thời Thực Dân Tây nữa à? Bọn nó có c̣n lương tâm không? Trời cao đấy dầy ạ!
    Rồi chị quay ra cửa, khóc rống lên:
    -Ối! Bác Hồ ơi! Bác lừa chúng cháu chết cả rồi!
    Vừa lúc ấy, có tiếng chân nhiều người xầm xập chạy đến. Một số thanh niên gậy gộc, tay đao, tay súng, ồ ạt tiến vào. Tên đi đầu chỉ tay vào chị Dậu:
    -Lày! Chị kia! Chị gọi Bác Hồ nàm ŕ thế? Chị muốn tuyên truyền phản động hả?
    Như bếp than đang âm ỉ được một giọt dầu hôi đổ vào, chị Dậu đứng bật dậy, cũng chỉ tay vào tên cầm đầu:
    -Tuyên truyền phản động hả? Mày nói sao? Tao mà tuyên truyền phản động hả? Mày có biết mày đang nói với ai không? Tao này! Tao là dân quân du kích xă Đồng Điếu đây! Tao tuyên truyền phản động ở cái lỗ nào?
    Nghe vợ nói lớn, anh Dậu cố chống tay ngồi dậy, giơ tay can vợ:
    -Thôi, ḿnh ơi! Giữ mồm giữ miệng! Thời buổi này, con chó con mèo cũng không dám kêu nữa là! Ḿnh nói hăng thế, chúng nó lại chụp mũ..
    Một đứa con gái mặt rỗ chằng rỗ chịt, hùng hổ tiến lại, một tay chống bẹn, một tay xỉa váo mặt anh Dậu:
    -Lày! Anh lói điêu ngoa thế? Anh lói anh chụp mũ nhà anh hả? Đây đéo thèm chụp mũ nhá! Đây muốn bắt ai th́ bắt, muốn nhốt ai th́ nhốt, đéo cần chụp mũ.
    Chị Dậu nổi sung lên, bước một bước lại chỗ đứa con gái rỗ chằng rỗ chịt kia, vung tay tát nó một cái:
    -Mày đừng có hỗn với chồng tao, đồ con đĩ non! Mày tưởng mày làm Ban Văn Hóa là mày muốn làm giời làm đất ǵ th́ làm hả? Tao vả vỡ họng mày ra bây giờ! Lúc tao làm du kích, mày c̣n ở truồng tắm ao mà! Mày có nhớ lúc mày bị đỉa chui vào đít, mày khóc như cha chết, tao phải gắp đỉa ra cho mày mà…
    Bị tát sung cả má, con nhỏ rỗ kia cũng nổi hung, té tát:
    -Nhà chị dám đánh chính quyền hả!
    Rồi quay lại đám lâu la đứng sau:
    -Các đồng chí! Bắt nhốt con mẹ lày cho tao. Ló dám chống đối chính quyền! Tấn công nhà lước!
    Vừa lúc ấy, một bóng lùn lùn mập mập tiến vào, gạt tay con bé rỗ ra, nói:
    -Thôi, đồng chí Bê! Đồng chí không được nóng. Để tôi giải quyết.
    Anh Dậu đang ngồi bệt dưới đấy, thấy người vừa tới, vội bật dậy, chắp tay vái:
    -Chào đồng chí chủ tịch xă.
    Người mới đến là Chủ Tịch Xă Đồng Điếu, dáng điệu thong thả hơn mấy tên du côn kia, nói chậm răi:
    -Anh chị phải hiều là đây chủ trương của Nhà Nước, không phải của chúng tôi. Xă được lệnh phải đổi diện đất của anh chị thành đất Quốc Pḥng, để giải quyết t́nh trạng thiếu cơ sở hoạt động. Anh chị cứ nghe lời chúng tôi đi, nhận tiền bồi thường rồi chúng tôi sẽ giải quyết cho anh chị nơi ăn chốn ở mới tốt đẹp hơn.
    Anh Dậu cười khẩy:
    -Tốt đẹp hơn? Bồi thường à? Bồi thường được bao nhiêu? Đất của chúng tôi giá bốn trăm ngàn một thước vuông, xă bồi thường bốn chục ngàn một thước vuông, như vậy cũng coi như ăn cướp rồi. Nếu chúng tôi nhận tiền bồi thường rồi đi mua đất ở thành phố giá 4 triệu đồng môt thước, thế th́ chúng tôi có đủ tiền để mua một cái nhà xí ở đó không? Không mua được nhà, không có chỗ ở th́ chỉ lang thang ngủ bờ ngủ bụi cho đến khi công an đến bắt nhốt về tội du đăng hả?
    Ông chủ tịch xă găi đầu:
    -Cái này.. cái này không phải do chúng tôi đặt ra. Nhà Nước đặt tiêu chuẩn rơ ràng rồi. Nếu đồng chí chịu chuyển chỗ ở, Nhà nước sẽ cấp sổ đỏ cho gia đ́nh đồng chí ở chỗ mới, đừng lo!
    Anh Dậu ngửa mặt lên trời, cười khằng khặc:
    -Sổ đỏ? Cầm lấy cái sổ đỏ chết tiệt ấy để mang nợ suốt kiếp à! Đ.M. Mỗi gia đ́nh nhận sổ đỏ, chưa biết chỗ ở mới có ở được không, đă phải viết giấy nợ Nhà Nước vài trăm triệu đồng! Lấy tiền đâu ra mà giả? Cởi truồng ra, bán cả quần xịp cũng không biết giả nợ đến mấy kiếp! Chúng tôi đang có nhà ở, khi khổng khi không bị nhà nước đuổi nhà, cho một miếng sổ đỏ bằng bàn tay, rồi biến thành thằng mang nợ phải trả nợ lăi mẹ lăi con. Mà cũng đéo đào đâu ra tiền mà trả. Tiền ăn không có lấy cái con c. ǵ mà trả.
    Càng nói, anh Dậu càng như mê đi:
    -Mẹ kiếp! Tôi đi bộ đội, để lại mặt trận một nửa cái bàn chân, bây giờ què không ra què, đi thẳng không ra đi thẳng, có một miếng đất bằng cái lờ bà Nữ Oa cũng bị Nhà Nước đè ra, đ̣i lấy, nếu không giao cho nhà nước th́ bị dán vào miệng cái bản án Chống đối người thi hành công vụ. Rồi bị kéo lê đi con chó. Mà con chó cũng c̣n hơn con người nhá! Con chó của ông chủ tịch Xă được ăn mỗi ngày một miếng thịt ḅ, tiền là tiền viện trợ xóa đói giảm nghèo đó mà! C̣n tôi, thương tích đầy ḿnh, đéo có khi nào được ăn một miếng thịt ḅ to như miếng thịt của con chó của ông chủ tịch!
    Ông chủ tịch nghe đến đây th́ xạm mặt, ấp úng:
    -Tôi nói anh là v́ t́nh đồng chí. Anh nên nhanh chóng giao nhà cửa cho nhà Nước, rồi lên tỉnh ở!
    Nghe đến chữ “lên Tỉnh ở”, anh Dậu như nổi điên:
    -Hà! Lên tỉnh ở hả? đă nói là đéo mua được một cái nhà xí ở trên tỉnh th́ lên làm ǵ? Mà cho dù có mua được một cái nhà xí, th́ làm ǵ mà ăn hả? Đời nhà tôi, bốn đời cố nông, chuyên làm ruộng thuê, nay lên tỉnh, đéo có nghề ngỗng ǵ, th́ chỉ đi ăn mày! Mà nhà tôi không có mả ăn mày! Chỉ có ông Chủ Tịch Huyện, ngày trước 75 th́ vẫn đi ăn mày, nay lên chủ tịch huyện th́ nhà lớn, nhà nhỏ, vợ lớn, vợ nhỏ.. Tôi th́ đéo biết làm ǵ chỉ biết cầy ruộng, rồi cầm súng, bây giờ lại tiếp tục đi cầy ruộng thuê cho người ta, cho bà vợ nhỏ của ông Bí Thư Huyện. Mà cũng đéo yên thân! Bây giờ lại bị đuổi đi..
    Chị Dậu thấy chồng nổi nóng th́ cũng nóng theo. Chị gào lớn:
    -Ối giời cao đất dầy ơi! Ối làng nước ơi! Xem đây này. Bác Hồ bảo chúng tôi đi chiến đấu, thắng Mỹ ta sẽ xây lại bằng mưới, bây giờ chồng tôi là thương binh bậc một, mà nhà chúng tôi cũng bị cướp, lấy cái ǵ là mười đây? Có mười có lỗ đít! Mười cái lờ què ấy!
    Một tên ranh con, cầm khẩu súng Aka, hùng hổ chĩa vào chị Dậu:
    -A! Cái con mụ lày! Cho ăn cơm không ăn, nại muốn ăn cứt!
    Rồi nó hô lớn:
    -Các đồng chí! Nhốt con mẹ này vào tù cho tao! Có ǵ th́ tao chịu!
    Anh Dậu tức tối chỉ tay vào mặt nó:
    -Luật ở đâu ra mà đ̣i nhốt với giam, hả thằng công an con kia?
    Tên Công an cười h́ h́:
    -Luật hả? Luật ở miệng tao này! Cái ǵ tao muốn làm là tự nhiên nó thành luật! Mày có tức không?
    Chị Dậu xỉa xói vào mặt tên công an:
    -Mả mẹ chúng mày nhá! Vào đồn công an hả? Vào đấy bằng chân, mà ra bằng cáng hả? Vào đấy th́ hôm trước hôm sau, tụi mày đến nhà, báo cáo là anh ấy đă treo cổ tự tử bằng giây giầy rồi! Tao đây không có ngu mà vào đồn với chúng mày! Tao không vào mày làm ǵ tao? Ngày xưa bọn Lư trưởng, trương tuần c̣n không dám mó vào người tao nữa là bọn công an chúng mày…
    Tên công an quắc mắt:
    -Nhà chị không muốn vào cũng phải vào!
    Rồi nó lẩm bẩm:
    -Lư Trưởng, Trương Tuần đéo có quyền bằng tao.
    Để chứng minh quyền lực, nó quay lại, hô lớn:
    -Các đồng chi nghe lệnh tôi! Trói gô vợ chồng con mụ này lại v́ chúng dó chống đối người thừa hành công vụ.
    Tên Chủ tịch xă định giơ tay ngăn cản, nhưng lũ lâu la đă hùng hổ nhẩy vào trong nhà, tay đấm chân đá, lôi kéo anh Dậu, chị Dậu lê lết dưới đất, áo quần xổ bung. Anh Dậu cố chống cự lại nhưng bọn kia đông quá lại như lũ chó đói nên chỉ một lát là hại vợ chồng như hai cái xác bị nhóm công an cầm chân lôi xềnh xệch đi ra ngoài cồng. Chị Dậu cố đẩy tên công an ngă dúi, rồi vụt chạy ra đường tụt quần áo ra, phô cái mông trắng hếu, bộ ngực dúm dó như miếng giẻ rách, rồitru tréo lên:
    -Ối giời cao đất dầy ơi! Hàng xóm ơi! Coi bọn công an nó hăm hiếp tôi náy! Ối Bác Hồ ơi!
    Anh Dậu đang bị lôi đi dưới đất, nghe chị Dậu gọi Bác Hồ, anh cố nhỏm dậy, gào lên:
    -Bác Hồ cái con c. tao nè! Đ. Mẹ Bác Hồ và lũ ăn cướp! Đ. Mẹ chúng mày! Chúng mày chỉ là một lũ cướp ngày.
    Một tên công an giơ chân đạp vào mồm anh Dậu, hằn học:
    -Đ. Mẹ mày! Lũ dân ngu! Bây giờ mới biết th́ trễ rồi con ạ!
    Phía sau, ông chủ tịch xă lẩm bẩm:
    -Thế là xong một vụ cưỡng chế! Nhanh quá! Phen này báo cáo lên trên, thế nào cũng được thưởng!
    Trong một căn buồng nhỏ, bổng có tiếng khóc ̣a lên của một đứa trẻ:
    -Bố ơi! Mẹ ơi! Bố Mẹ …ẹ..e….e…
    Xa xa có tiếng chó sủa ầm ĩ như một hội chợ chó dại..
    Chu Tất Tiến.
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 12:48 AM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 9 users browsing this thread. (0 members and 9 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •