Page 48 of 94 FirstFirst ... 3844454647484950515258 ... LastLast
Results 471 to 480 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #471
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Năm mới đọc lại thơ xuân cũ

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...o-xuan-cu.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...o-xuan-cu.html

    Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014
    Thơ xuân cũ

    Nói đến thơ ngày Tết là phải nhắc đến Tú Xương [1]. Cuộc sống của Ông Tú Vị Xuyên về vật chất rất thiếu thốn, ông luôn ở trong cảnh túng bấn, vất vả khiến cho lời thơ của ông lúc nào cũng mang chút ǵ đó cay cú, phẫn nộ, buồn phiền…

    Tết đến với Trần Tế Xương vẫn đầy đủ như mọi nhà nhưng chỉ hiện hữu qua những vần thơ trào phúng, chẳng hạn như bài Cảm Tết. Xem ra nhà ông có đủ các thứ ăn chơi trong ba ngày Tết nhưng rốt cuộc… lại chẳng có ǵ:

    Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo,
    Tiền của trong kho chửa lĩnh tiêu,
    Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
    Trà sen mượn hỏi, giá c̣n kiêu.
    Bánh đường sắp gói, e nồm chảy;
    Gị lụa toan làm, sợ nắng thiu.
    Thôi thế th́ thôi, đành Tết khác.
    Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.


    Trần Tế Xương đă lớn tiếng nhạo báng cả một xă hội đương thời với những lời Chúc Tết sói ṃn như “sống lâu trăm tuổi”, “giàu sang phú quư”… Nhà thơ mỉa mai gọi những người xung quanh là “nó”, một loại từ ngữ mang đầy tính cách miệt thị. Tú Xương lại c̣n lớn lối xưng “ông” một cách ngạo mạn để nói lên tâm sự ngao ngán của kẻ “bất đắc chí”:

    Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
    Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
    Phen này ông quyết đi buôn cối
    Thiên hạ bao nhiêu đứa giă trầu.

    Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
    Trăm, ngh́n, vạn mớ để vào đâu ?
    Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
    Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

    Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
    Đứa th́ mua tước; đứa mua quan.
    Phen này ông quyết đi buôn lọng,
    Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

    Nó lại mừng nhau sự lắm con,
    Sinh năm đẻ bảy được vuông tṛn.
    Phố phường chật hẹp người đông đúc,
    Bồng bế nhau lên nó ở non.


    Đối với Ông Tú Vị Xuyên, năm mới hay năm cũ chỉ là h́nh thức ước lệ, hay nói khác đi là điều mà thiên hạ bày đặt để phô trương giàu sang phú quư, khăn áo lụa là… thậm chí đến nỗi Sư đi có lọng che và chú Mán vắt vẻo ngồi trên xe! Thế cho nên mới có bài thơ Năm Mới:

    Khéo bảo nhau rằng: mới với me
    Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe
    Khăn là bác nọ to tày rế
    Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.

    Công đức tu hành Sư có lọng
    Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe
    Phong lưu rất mực ba ngày tết
    Kiết cú như ta cũng rượu chè.



    Tem kỷ niệm Trần Tế Xương (1870-1907)

    Khác hẳn với Tú Xương với giọng điệu trào phúng chua chát, thơ Hàn Mặc Tử [2] được Hoài Thanh mệnh danh là “...Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng...” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh...”. Trong bài Xuân Đầu Tiên nhà thơ đưa người đọc đến một cảnh sắc xuân mới lạ với những tứ thơ bay bổng thoát trần:

    Mai sáng mai, trời cao rộng quá
    Gió căng hơi và nhạc lên mây
    Đôi ḷng cũng ấm như xuân ấm
    Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay.


    Bài thơ Mùa Xuân Chín là cả một bức tranh quê mộc mạc với mái tranh “lấm tấm vàng” và trên giàn thiên lư có “bóng xuân sang”. Hàn Mạc Tử đưa người thưởng thức thơ của ông trở về thực tế qua hai câu cuối thật bất ngờ:

    Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
    Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
    Trên giàn thiên lư bóng xuân sang.

    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
    Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
    Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
    Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.



    Hàn Mặc Tử (1912-1940)

    Theo tôi, Nguyễn Bính [3] có những bài thơ xuân, thơ Tết tuyệt vời nhất. Thơ Nguyễn Bính đến với người đọc thật b́nh dị nhưng đằm thắm. Ngôn ngữ b́nh dân trong thơ ông đi thẳng vào trong tim óc người đọc một cách tự nhiên, không màu mè, bí hiểm như nhiều nhà thơ khác. Chẳng hạn như bài Xuân tha hương, ông sử dụng ngôn ngữ nói chuyện nhưng vẫn thành thơ:

    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm ḷng
    Ôi, chị một em, em một chị
    Trời làm xa cách mấy con sông


    Cột nhà hàng xóm lên câu đối
    Em đọc tương tư giữa giấy hồng
    Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
    Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông

    Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
    Một ḿnh em vẫn cứ tay không
    Vườn nhà Tết đến hoa c̣n nở
    Chị gửi cho em một cánh hồng


    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm ḷng
    Tết này, ô thế mà vui chán
    Nhưng một ḿnh em uống rượu nồng.


    Chị ơi, Tết đến em mua rượu
    Em uống cho say đến năo ḷng
    Uống say cười vỡ ba gian gác
    Ném cái chung t́nh xuống đáy sông.


    T́nh chị em máu mủ ruột thịt khiến người đọc rung cảm và Xuân tha hương kết thúc bằng những lời chúc Tết mộc mạc nhưng thắm đượm t́nh cảm của người em ở xa gửi hết thương yêu cho người chị ở nhà…

    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm ḷng
    Cầu mong cho chị vui như Tết
    Tóc chị bền xanh, má chị hồng

    Trong mùa nắng mới sầu không đến
    Giữa hội hoa tươi ấm lại ḷng
    Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
    - Xa nhà, rượu uống có say không?


    Nguyễn Bính mồ côi mẹ ngay từ lúc được 3 tháng tuổi nhưng ông vẫn xây dựng một h́nh ảnh người mẹ qua Tết Của Mẹ Tôi, một người mẹ tảo tần, một đời lo cho chồng, cho con, nhất là vào những ngày Tết:

    Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
    Mẹ tôi đă tính "Tết th́ vừa"
    Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
    Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.


    Nguyễn Bính đă vẽ cảnh Tết “nhà quê” bằng những lời thơ mộc mạc nhưng chứa chan hạnh phúc của người mẹ bên đàn con với những món quà Tết như “pháo chuột”, “tranh gà”:

    Nay là hăm tám Tết rồi đây
    (Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)
    Sắm sửa đồ lề về việc Tết
    Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay.

    Không như mọi bận người mua quà
    Chỉ mua pháo chuột và tranh gà
    Cho các em tôi đứa mỗi chiếc
    Dán lên khắp cột, đốt inh nhà.


    Đến sáng mồng một Tết các con mỗi đứa được mừng tuổi “năm xu rưỡi”. Nhưng tại sao lại “năm xu rưỡi” mà không phải là 5 xu hay 6 xu? Ư của mẹ là “cái rưỡi” nói lên sự thừa thăi, dồi dào sẽ đem lại may mắn cho các con. Nguyễn Bính quả thật là ư nhị:

    Sáng nay mồng một sớm tinh sương
    Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường
    Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi
    Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương


    Về t́nh yêu, những ḍng lục bát của Nguyễn Bính có sức lan tỏa mănh liệt trong ḷng người đọc qua bài Rượu xuân, vừa vui lại vừa buồn. Thơ lục bát vốn là thế mạnh của Nguyễn Bính với lối gieo vần chân phương, kỹ thuật láy chữ tuyệt vời nhưng vẫn không phá cách:

    Cao tay nâng chén rượu hồng,
    Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay.
    Uống đi! Em uống cho say!
    Để trong mơ, sống những ngày xuân qua.

    Thấy t́nh duyên của đôi ta,
    Đến đây là ... đến đây là ... là thôi!
    Em đi dệt mộng cùng người,
    Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh.



    Nguyễn Bính (1918-1966)

    Không như Nguyễn Bính “chân quê” từ lời đến ư, Xuân Diệu lại khác hẳn: lời thơ của ông “màu mè” và có đôi chút “làm dáng”, ư thơ của ông cũng mang nhiều bất ngờ, khó đoán trước. Chẳng hạn như bài Xuân Không Mùa:

    Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
    Xuân là khi nắng rạng đến t́nh cờ,
    Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;
    Xuân là lúc gió về không định trước.


    Thậm chí xuân của ông c̣n hiện hữu ở cả mùa đông, mùa hè, mùa thu… Đó cũng là điều dễ hiểu v́ đối với những kẻ đang yêu, thời gian lúc nào cũng là mùa xuân dài tưởng chừng như vô tận. Chỉ đến khi đôi lứa chia tay mới bước vào mùa đông lạnh giá.

    Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;
    Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;
    Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa
    Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.


    Miễn trời sáng, mà ḷng ta dợn sóng,
    Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?
    Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,
    T́nh không tuổi, và xuân không ngày tháng



    Xuân Diệu (1916 –1985)

    Nói về thơ xuân không thể nào bỏ qua bài Ông Đồ của Nguyễn Đ́nh Liên [5]. Bài thơ Ông Đồ được giới phê b́nh văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới nhưng Nguyễn Đ́nh Liên lại chưa hề xuất bản một tập thơ nào.

    Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh khi đang viết cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đ́nh Liên viết "Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ư thơ của ḿnh. Cũng v́ không tin thơ tôi có chút giá trị ǵ nên đă lâu tôi không làm thơ nữa". Hoài Thanh nhận xét Vũ Đ́nh Liên đă hạ ḿnh quá đáng.

    Vũ Đ́nh Liên là một trường hợp hiếm hoi trong làng thơ khiến nhiều người gọi ông là “nhà thơ một bài” dù con ông c̣n giữ được khoảng 4.000 bài thơ ông viết. Chỉ cần một bài Ông Đồ cũng khiến người ta nhớ măi:

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua.

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    “Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa rồng bay”.

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu...

    Ông đồ vẫn ngồi đấy,
    Qua đường không ai hay.
    Lá vàng rơi trên giấy:
    Ngoài trời mưa bụi bay.

    Năm nay đào lại nở,
    Không thấy ông đồ xưa.
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?


    Trong dịp khai bút đầu xuân Nhâm Tuất 1982, Vũ Đ́nh Liên có viết bài Bóng Ông Đồ, như là muốn họa lại bài thơ cũ Ông Đồ:

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bút nghiên và giấy đỏ
    Ngồi đúng chỗ ngồi xưa.

    Ôi ! Cái nghiệp nghiên bút
    Tô điểm cho cuộc đời
    Người chết nghiệp không chết
    Nợ tiền kiếp luân hồi.

    Trải trăm ngàn dâu bể
    Giấy mực màu không thay
    Chữ Nhân và chữ Nghĩa
    Vẫn những nét thẳng ngay.

    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Khăn áo bạc màu dưa
    Nhắc cho người qua thấy
    Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ.

    Cách Mạng là nhân nghĩa
    Ông Đồ là thi thư
    Chữ tuôn ḍng Thiện Mỹ
    Từ ngón tay ông Đồ.


    Bài thơ Ông Đồ vẫn có sức lan tỏa đến tận thời đại ngày nay. Một “thi sĩ bất đắc dĩ” nào đó cũng mượn ư của Nguyễn Đ́nh Liên để nói lên tính thời sự của xă hội hiện tại khi vật giá leo thang chẳng khác nào thời “kiệm ước” trước năm 1975:

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông chủ nhà
    Miệng tươi cười hớn hở
    “Tăng giá rồi đó nha!”



    Vũ Đ́nh Liên năm 66 tuổi (1979)
    (ảnh baobinhdinh.com.vn)

    Nói đến ông đồ khiến tôi liên tưởng đến một phong tục đẹp trong văn hóa Việt Nam với những câu đối Tết chẳng hạn như:

    "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
    Cây Nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"

    Một kư giả người Pháp đă viết trên Tuần báo Đông Dương năm 1942 về truyền thống văn hóa này: "... Những ông đồ nghèo đă thuê mướn từ 10 ngày trước tết, một dăy vỉa hè hay mặt tiền của một căn nhà, một góc phố - viết trên những tờ giấy màu đỏ những nét chữ vàng hay bạc... để nhận lấy một số tiền nhỏ nhoi…

    Cái tác dụng thần bí ấy đă thúc đẩy người ta phải chi phí một số tiền để mua sắm, trang hoàng ở cửa, ở cột, ở sàn nhà... hoặc trên tường, trên vách... những loại xuân liễn, những câu đối. Mặc dù nền nho học đă cáo chung, nhưng những thầy đồ vẫn xuất hiện trong lớp áo xơ bông, ngồi run lập cập trên manh chiếu để nắn nót những con chữ Nho cuối cùng và câm lặng ấy”.

    Nguyễn Công Trứ có câu đối Tết:

    "Tối ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa.
    Sáng mồng một, rượu say tuư luư, giơ tay bồng ông phúc vào nhà"

    Trong số hàng trăm câu đối Tết, tôi thích nhất câu này:

    "Không có nhưng giàu, giàu nghĩa, giàu t́nh, giàu trí tuệ
    Không giàu nhưng có, có làng, có xóm, có anh em".


    Ông đồ ngồi viết câu đối Tết

    Thơ xuân ngày Tết c̣n nhiều, rất nhiều. Đề tài này gợi hứng cho giới làm thơ, từ các thi sĩ thời tiền chiến như Hồ Dzếnh (Xuân Ở Quê Em, Xuân Đôi Ta, Xuân Ư…), Huy Cận (Sang Xuân…) cho đến các nhà thơ Sài G̣n xưa như Đinh Hùng (Thanh Sắc), Nguyên Sa (Mùa Xuân Buồn Lắm Em Ơi), Kim Tuấn (Anh Cho Em Mùa Xuân), Nguyễn Tất Nhiên (Mùa Xuân Chim Núi), Bùi Chí Vinh (Bài Thơ Ĺ X́)…

    Sau khi viết bài này tôi tự nhiên ngẫu hứng cũng ti toe làm thơ! Bốn câu thơ “con cóc” dưới đây được sáng tác ngày mồng một Tết Giáp Ngọ và đă post trên Facebook để thay lời chúc xuân đến tất cả mọi người:

    Chào năm mới, mùa xuân Giáp Ngọ
    Tết của mọi nhà, Tết của niềm vui
    Trăm họ an khang, muôn người hạnh phúc
    Hưởng lộc trời ḥa khúc tân xuân.


    ***

    Chú thích (theo Wikipedia):

    [1] Trần Tế Xương (1870-1907) c̣n được gọi là Tú Xương, tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5/9/1870 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nên c̣n được gọi là Ông Tú Vị Xuyên.

    Tác phẩm của Tú Xương không có di cảo, không có những công tŕnh đáng tin cậy tập hợp tác phẩm khi tác giả c̣n sống hoặc vừa nằm xuống. Sinh thời, nhà thơ sáng tác dường như chỉ để tiêu sầu hoặc mua vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ư truyền khẩu.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Mộ Trần Tế Xương tại thành phố Nam Định

    [2] Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ khởi đầu cho ḍng thơ lăng mạn hiện đại Việt Nam. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở B́nh Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

    Theo gia đ́nh Hàn Mặc Tử, th́ vào khoảng đầu năm 1935, họ đă phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm v́ cho rằng nó là một chứng phong ngứa ǵ đó không đáng kể. Năm 1938-1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội, bên ngoài không ai nghe ông rên rỉ than khóc mà chỉ gào thét trong thơ.

    Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Ḥa (20/9/1940) và từ trần ngày 11/11/1940 khi mới bước sang tuổi 28. Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối t́nh, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đă để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đă gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đ́nh, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.



    Hàn Mặc Tử và những người t́nh trong thơ:
    Thương Thương, Kim Cúc, Mộng Cầm, Ngọc Sương, Mai Đ́nh

    [3] Nguyễn Bính (1918-1966) là một nhà thơ lăng mạn được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dă, mộc mạc. Ông ra chào đời vào đúng ngày mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại tỉnh Nam Định và chỉ 3 tháng sau mẹ ông mất.

    Bài thơ đầu tiên của Nguyễn Bính được đăng báo là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đă được giải khuyến khích của nhóm Tự lực Văn đoàn. Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ t́nh.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    [4] Xuân Diệu (1916 –1985) nổi tiếng từ phong trào Thơ Mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ t́nh làm trong khoảng 1936-1944, thể hiện một triết lư bi quan, tuyệt vọng về t́nh ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "Ông Hoàng Thơ T́nh". Sau 1945, thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam và thơ t́nh của ông không c̣n được biết đến nhiều như trước.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    [5] Vũ Đ́nh Liên (1913-1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xă Thúc Kháng, huyện B́nh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (c̣n gọi là Sở Đoan) Hà Nội.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    ***
    B́nh luận trên FB:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  2. #472
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Mười Bài Thơ Xuân Của Trần Nhân Tông

    http://www.dslamvien.com/2019/02/muo...nhan-tong.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...nhan-tong.html

    Thơ Xuân Của Trần Nhân Tông
    Tuesday, February 05, 2019 Bùi Phạm Thành , ĐSLV , Song Ngữ , Thơ Đọc: 140


    Bùi Phạm Thành
    (Đặc San Lâm Viên)

    Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, trong không khí trong lành của mùa Xuân và rộn ràng của những ngày đầu năm âm lịch, xin mời quư vị cùng chúng tôi đi ngược lại ḍng thời gian, trở về một thời huy hoàng của triều đại nhà Trần với những chiến công hiển hách chống quân Nguyên Mông và cùng đọc lại mười bài thơ Xuân đậm âm sắc thiền của vua Trần Nhân Tông với lời thơ chuyển qua Việt ngữ theo nguyên thể và thể Lục Bát thuần túy Việt Nam của Bùi Phạm Thành.

    Trần Nhân Tông (7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị v́ 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm.

    Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua văn vơ toàn tài, mà c̣n là một người đức độ vô song, đă sáng lập ra hệ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chỉ cần đọc qua thơ văn của ông cũng đủ thấy ông là người đạo hạnh, có tầm nh́n sâu sắc của một thiền giả thấu hiểu lẽ vô thường của tạo hóa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi của bài “Cư trần lạc đạo phú", Trần Nhân Tông đă trả lời một cách rất rơ ràng cho câu hỏi “Thiền là ǵ?"

    Kệ văn (Cư Trần Lạc Đạo Phú)

    Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
    Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
    Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
    Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

    Dịch nghĩa:

    Sống giữa phàm trần, hăy tuỳ duyên mà vui với đạo
    Đói th́ ăn, mệt th́ ngủ
    Trong nhà có sẵn của báu, đừng t́m đâu khác
    Đối diện với mọi cảnh giới mà ḷng không bị ngoại cảnh chi phối, th́ cần ǵ phải hỏi đến thiền nữa.


    Bài Kệ (Bài Phú Sống Trần Vui Đạo)

    Đời trần, kiếp đạo hăy tùy duyên,
    Khi đói th́ ăn, mệt ngủ liền.
    Nhà đầy báu vật t́m đâu khác,
    Thản nhiên ngắm cảnh, hỏi chi thiền.

    Thể Lục Bát:

    Sống đời, sống đạo tùy duyên,
    Đói ăn, mệt hăy ngủ liền một khi.
    Trong nhà của báu thiếu ǵ,
    Thản nhiên ngắm cảnh hỏi chi đến thiền.




    1. Xuân Hiểu
    Thụy khởi khải song phi,
    Bất tri xuân dĩ quy.
    Nhất song bạch hồ điệp,
    Phách phách sấn hoa phi.

    Dịch Nghĩa:

    Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,
    Không biết mùa xuân đă về.
    Có một đôi bướm trắng,
    Vỗ vỗ cánh, bay đến gần với hoa.


    Sáng Sớm Mùa Xuân

    Ngủ dậy mở đôi cửa,
    Xuân về cũng chẳng hay.
    Có một đôi bướm trắng,
    Bên hoa vỗ cánh bay.

    Thể Lục Bát:

    Sáng sớm mở cánh cửa ra,
    Nào hay Xuân đă về qua nơi này.
    Một đôi bướm trắng lượn bay,
    Tung tăng vỗ cánh vui vầy bên hoa.





    2. Xuân Nhật Yết Chiêu Lăng

    T́ hổ thiên môn túc,
    Y quan thất phẩm thông.
    Bạch đầu quân sĩ tại,
    Văng văng thuyết Nguyên Phong.

    Dịch Nghĩa:

    Lính thị vệ như cọp, đứng nghiêm túc trước ngàn cửa,
    Áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm.
    Người lính già đầu bạc c̣n đến ngày nay,
    Thường nhắc lại chuyện Nguyên Phong đă qua rồi.


    Chú thích:

    Chiêu lăng: Lăng vua Trần Thái Tông, ông nội của Trần Nhân Tông
    Nguyên Phong: Niên hiệu của Trần Thái Tông

    Ngày Xuân Thăm Chiêu Lăng

    Lính như cọp gác cửa,
    Quan bảy phẩm hầu trong.
    Những người lính đầu bạc,
    Vẫn nhắc chuyện Nguyên Phong.

    Thể Lục Bát:

    Quân hầu như hổ đứng canh
    Bá quan bảy phẩm chầu quanh điện thờ
    Lính xưa đầu tóc bạc phơ
    Vẫn c̣n nhắc nhở chuyện thời Nguyên Phong.




    3. Động Thiên Hồ Thượng

    Động thiên hồ thượng cảnh,
    Hoa thảo giảm xuân dung.
    Thượng đế liên sầm tịch,
    Thái thanh th́ nhất chung.

    Dịch Nghĩa:

    Quang cảnh hồ Động Thiên,
    Hoa cỏ [có vẻ] giảm sút nét xuân tươi.
    Trời thương xót nỗi hiu quạnh [nơi này],
    Thỉnh thoảng điểm một tiếng chuông giữa tầng biếc.


    Trên Hồ Động Thiên

    Quang cảnh hồ Động Thiên
    Cỏ hoa có nét buồn
    Trời thương niềm hiu quạnh
    Vọng lại một hồi chuông.

    Thể Lục Bát:

    Động Thiên quang cảnh quanh hồ
    Cỏ hoa như đă gầy g̣ nét xuân
    Tịch liêu trời cũng động tâm
    Trên không thoảng tiếng chuông ngân vọng về.




    4. Xuân Cảnh

    Dương liễu hoa thâm điểu ngữ tŕ,
    Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi.
    Khách lai bất vấn nhân gian sự,
    Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

    Dịch Nghĩa:

    Trong khóm hoa dương liễu rậm rạp, tiếng chim hót lời chậm răi,
    Dưới bóng hiên nhà trưng bày tranh vẽ, bóng mây chiều lướt bay.
    Khách đến chơi không hỏi việc đời,
    Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh biếc trên trời.

    Cảnh Xuân

    Trong khóm hoa dương chim hót vang,
    Dưới thềm như vẽ bóng mây ngàn.
    Khách đến chuyện đời không han hỏi,
    Cùng ngắm trời xanh tựa lan can.

    Thể Lục Bát:

    Cành dương ríu rít tiếng chim,
    Bóng mây vẽ xuống bên hiên chiều tà.
    Khách không hỏi chuyện gần xa,
    Lan can đứng tựa cùng ta ngắm trời.




    5. Xuân Văn

    Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
    Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
    Như kim khám phá đông hoàng diện,
    Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

    Dịch Nghĩa:

    Thuở nhỏ chưa từng hiểu thấu lẽ Sắc Không,
    Mỗi khi xuân đến vẫn gửi chuyện ḷng trong trăm hoa.
    Ngày nay đă thấy rơ được bộ mặt chúa Xuân [đông hoàng],
    Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa hồng rơi rụng.


    Chiều Xuân

    Thuở nhỏ chưa từng hiểu Sắc Không,
    Chuyện ḷng vẫn gửi mỗi mùa Xuân.
    Chúa Xuân nay đă nh́n rơ mặt,
    Nệm cỏ nh́n xem rụng đóa hồng.

    Thể Lục Bát:

    Thiếu thời chưa hiểu Sắc Không,
    Xuân về vẫn gửi chuyện ḷng trăm hoa.
    Chúa Xuân giờ đă nh́n ra,
    Ngồi trên nệm cỏ ngắm hoa hồng tàn.



    Tranh Tết của Đông Hồ

    6. Quỹ Trương Hiển Khanh Xuân Bính

    Giá chi vũ băi, thí xuân sam,
    Huống trị kim triêu tam nguyệt tam.
    Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,
    Ṭng lai phong tục cựu An Nam.

    Dịch Nghĩa:

    Múa bài giá chi xong rồi, [mặc] thử tấm áo ngày xuân,
    Huống nữa hôm nay lại gặp tiết [hàn thực] mồng ba tháng ba.
    Bánh rau mùa xuân, như ngọc hồng bày biện đầy mâm,
    Đó là phong tục của nước An Nam [ta] từ xưa.


    Ghi chú:

    Trương Hiển Khanh: Tức Trương Lập Đạo là sứ giả của Tàu, đời nhà Nguyên.

    Tặng Bánh Ngày Xuân Cho Trương Hiển Khanh

    Sau múa Giá Chi, thử áo Xuân,
    Mồng ba tháng ba lễ hàng năm.
    Bánh rau hồng ngọc bầy lên đĩa,
    Tục lệ người Nam mỗi tiết Xuân.

    Thể Lục Bát:

    Xem múa xong, thử áo Xuân,
    Ba tháng Ba đó hàng năm nhớ ngày.
    Bánh rau hồng ngọc mâm đầy,
    Từ xưa là tục lệ này nước Nam.




    7. Sơn Pḥng Mạn Hứng Kỳ Nhị

    Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
    Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.
    Hoa tận vũ t́nh sơn tịch tịch,
    Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

    Dịch Nghĩa:

    Nghĩ chuyện thị phi rơi rụng cùng với hoa buổi sáng,
    Ḷng [ham] danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.
    Hoa rụng hết, mưa đă tạnh, núi non im vắng,
    Một tiếng chim kêu, [thế rồi] lại cảnh xuân tàn.


    Ngẫu Hứng ở Sơn Pḥng - Bài 2

    Thị phi rơi với hoa ban sáng,
    Danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.
    Hoa tàn, mưa tạnh, núi im vắng,
    Một tiếng chim kêu, xuân nát mềm.

    Thể Lục Bát:

    Thị phi rơi xuống cùng hoa,
    Lợi danh lạnh với đêm qua mưa tràn.
    Núi im, mưa tạnh, hoa tàn,
    Chim kêu một tiếng cho tàn cảnh xuân.




    8. Đăng Bảo Đài Sơn

    Địa tịch đài du cổ,
    Thời lai xuân vị thâm.
    Vân sơn tương viễn cận.
    Hoa kính bán t́nh âm.
    Vạn sự thủy lưu thủy,
    Bách niên tâm dữ [ngữ] tâm.
    Ỷ lan hoành ngọc địch,
    Minh nguyệt măn hung khâm.

    Dịch Nghĩa:

    Đất [nơi đây là nơi] hẻo lánh, [nên] đài [càng] thêm cổ kính,
    Theo thời tiết, mùa xuân [nơi đây] về chưa lâu.
    Núi mây [nh́n] như xa, như gần,
    Ngơ hoa nửa rợp bóng, nửa nắng chiếu.
    Muôn việc như nước tuôn [theo] nước,
    Trăm năm ḷng lại nhủ ḷng.
    Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo quư như ngọc,
    Ánh trăng sáng rơi đầy trước ngực.


    Lên Núi Bảo Đài

    Đất vắng, đài càng cổ,
    Xuân đến cũng chưa lâu.
    Núi mây như gần lại,
    Ngơ hoa nắng nghiêng đầu.
    Muôn sự trôi theo nước,
    Trăm năm nhủ ḷng sau.
    Lan can nâng sáo ngọc,
    Trăng soi ngực rạng mầu.

    Thể Lục Bát:

    Cảnh làm cổ kính đền đài,
    Xuân theo mùa đến bên ngoài chưa lâu.
    Núi mây gần lại cùng nhau,
    Ngơ hoa nửa rợp nửa màu nắng soi.
    Việc đời theo nước chảy xuôi,
    Nhủ ḷng ta măi cuộc đời trăm năm.
    Tựa lầu sáo ngọc tay nâng,
    Mới hay trước ngực sáng ngần ánh trăng.




    9. Tảo Mai Kỳ Nhất

    Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
    San hô trầm ảnh hải lân phù.
    Cá tam đông bạch chi tiền diện,
    Tá nhất biện hương xuân thượng đầu.
    Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
    Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
    Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
    Quế lănh thiềm hàn chỉ ma hưu!

    Dịch Nghĩa:

    Năm cánh hoa tṛn thơm, nhụy hoa điểm sắc vàng,
    [Như] bóng san hô ch́m, [như] vảy cá biển nổi.
    Cành hoa trắng xóa suốt ba tháng đông,
    Sang đầu xuân, chỉ c̣n loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
    Sương ngọt chảy mùi thơm, làm con bướm tỉnh giấc say đắm,
    Ánh sáng ban đêm như nước, khiến con chim khát nước buồn bă.
    Nếu Hằng Nga biết được dáng vẻ xinh đẹp của hoa mai,
    Th́ chẳng ưa ǵ cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.


    Hoa Mai Buổi Sáng - Bài 1

    Năm cánh tṛn thơm nhụy điểm vàng,
    Như san hô lặn vảy cá dương.
    Ba tháng mùa đông khoe sắc trắng,
    Một sáng xuân về thoảng chút hương.
    Giọt sương thơm ngát cho bướm tỉnh,
    Ánh trăng như nước khiến chim buồn.
    Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp,
    Cung quế, thềm hoang chắc cũng thường.

    Thể Lục Bát:

    Tỏa ra năm cánh tṛn xoe,
    Đều như vảy cá lại khoe nhụy vàng.
    Trắng ngần ba tháng mùa đông,
    Đầu xuân c̣n lại mấy phần hương thơm.
    Bướm kia tỉnh bởi giọt sương,
    Ánh trăng như nước chim buồn khát kêu.
    Biết hoa mai đẹp bao nhiêu,
    Hằng Nga chắc cũng chẳng yêu cung hằng.


    https://i.postimg.cc/7hF7mxWX/10-mai-2.jpg

    10. Tảo Mai Kỳ Nhị

    Ngũ nhật kinh hàn lăn xuất môn,
    Đông phong tiên dĩ đáo cô côn [căn].
    Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
    Hoa áp chi đầu noăn vị phân.
    Thúy vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
    Họa long xuy thấp Ngọc Quan vân.
    Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
    Giác hậu bất kham tŕ tặng quân.

    Dịch Nghĩa:

    Năm ngày sợ rét, lười ra khỏi cửa,
    Mà gió xuân đă sớm đến với gốc cây cô đơn.
    Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
    Cành hoa trĩu xuống đầu cành, hơi ấm chưa phân định rơ.
    Giọng ca chim Thuư vũ lắng ch́m [theo] ánh trăng ở quán trọ trong núi.
    Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
    Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa,
    Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được.



    Hoa Mai Buổi Sáng - Bài 2

    Sợ lạnh, năm ngày chẳng dám ra,
    Gió đông đă sớm ghé cây già.
    Bóng ngả mặt hồ băng dần tản,
    Cành hoa trĩu nặng ấm chưa qua.
    Giọng ca chim thúy theo trăng núi,
    Tiếng sáo họa long với mây nḥa.
    Một cánh hoa rơi vào cơn mộng,
    Tỉnh ra không thể tặng bạn ta.

    Thể Lục Bát:

    Năm ngày sợ rét chẳng ra,
    Gió đông giờ đă ghé qua cây già.
    Mặt hồ băng đă tản ra,
    Trời chưa đủ ấm hoa đà trĩu cây.
    Tiếng chim trong núi đâu đây,
    Thoảng nghe tiếng sáo trong mây nhạt nḥa.
    Rơi vào một giấc mơ hoa,
    Tỉnh ra chẳng có đóa hoa tặng người.


    Chú thích:

    Hai câu cuối lấy ư trong bài “Tặng Phạm Diệp” của Lục Khải.

    Chiết mai phùng dịch sứ,
    Kư dữ Lũng Đầu nhân.
    Giang Nam hà sở hữu,
    Liêu tặng nhất chi xuân.

    Dịch nghĩa:

    Bẻ cành mai gặp người đưa tin,
    Gửi cho người [bạn] ở Lũng Đầu.
    Tôi ở Giang Nam không có ǵ nhiều,
    Tạm gửi tặng một cành hoa xuân


    Bẻ một cành hoa mai

    Gửi bạn ở Lũng Đầu.
    Quà Giang Nam chỉ có
    Một cành xuân tặng nhau.

    Thể Lục Bát:

    Cành mai thay một đôi câu,
    Gửi cho bạn ở Lũng Đầu miền xa.
    Giang Nam chẳng có nhiều quà,
    Chỉ xin tặng bạn cành hoa xuân này.


    https://i.postimg.cc/DfHq2gws/canh-mai.jpg
    Nhân dịp đầu Xuân, bắt chước người xưa, chúng tôi xin gửi đến quư bạn đọc và thân hữu một cành mai ảo với lời chúc an lành gọi là chút quà Xuân văn nghệ.

    Bùi Phạm Thành
    (Đặc San Lâm Viên)

  3. #473
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tết, thắp nhang cúng vái ông bà?

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...ng-vai-ong-ba/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...ai-ong-ba.html

    Cúng vái ông bà?
    Posted on February 3, 2019 by dongsongcu



    Nguyên Thạch (Danlambao) – Chuyện chung quanh ba ngày Tết cũng là một đề tài khiến nhiều người khá quan tâm, nội dung t́nh tiết của đề tài này được dựng nên tuy mỗi năm một khác nhưng nó vẫn chưa cạn kiệt mà vẫn cứ c̣n dài dài Tết này qua Tết nọ.
    Tết này, Hai Say cũng ké với chủ đề dân dă mà người Việt thường hay nói: “Tết, thắp nhang cúng vái ông bà”.
    Hồi xưa, cái thời mà “Nước thanh b́nh ba trăm năm cũ” trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” diễn Nôm của bà Đoàn Thị Điểm, thuở mà người ta chơi Tết nguyên 1 tháng, đó là: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nhưng bây giờ, giữa thời buổi kim tiền này, người hôm nay cho rằng “th́ giờ là vàng bạc” nên cắt giảm chỉ c̣n lại 3 ngày, và từ đó dân khu đen lại có cụm từ “ba ngày Tết” v́ sau đó lại phải đi lao động, kẻo không lang thang là chết đói.

    Tuy nhiên, đó là với dân đít đen, c̣n với dân “khu đỏ” tức đít đỏ, mà từ ngữ thời thường gọi là “Quí tộc đỏ”, tức quan chức thuộc guồng máy cai trị th́ cũng vưỡn như xưa, nghĩa là vẫn ăn Tết cả tháng Giêng. Tại sao vậy? Th́ đây Hai Say giải nghĩa như thế này, xem có đúng không.Trước tiên là tiền hốt vào từ tham nhũng, chiếm đoạt của công, ăn cắp ngân quỹ, cướp giựt tài sản từ mồ hôi nước mắt của dân chúng tiền hốt vào cả 11 tháng liên tục trong năm th́ phải bỏ ra 1 tháng để tiêu xài chứ, bằng không vách nào chứa tiền cho phỉ? Thứ đến, tuy nói vậy chứ không phải vậy, nghĩa là tuy nói bỏ ra 1 tháng để xài bớt tiền nhưng thật sự th́ bỏ ra 1 tháng để hốt thêm tiền. Không phải sao, này nhé, 1 tháng ăn chơi phủ phê để tăng thêm bè phái, nới rộng thêm mối quan hệ, v́ người xưa đă căn dặn “Buôn phải có bạn, bán phải có phường”. Tụ tập nhậu nhẹt, no ḷng khách đến, say ḷng khách đi. Mai này có biết được chỗ bí hiểm của nhau mà có muốn vuốt mặt th́ cũng nể mũi, v́ mối đăi ngộ hậu hỉ mà bỏ qua cho nhau. Thứ nữa, quan chức cầm quyền phải cần ít nhất 1 tháng mới có đủ lượng thời gian để nhận phong b́, quà cáp, chứ chỉ có 3 ngày th́ nhận sao hết bổng lộc được.

    Trên là sơ lược về dân khu đen khu đỏ. Bây giờ Hai Say tui nhập đề muốn nói về cái vụ “cúng vái ông bà” hoặc “cầu xin ông bà pḥ hộ”. Chuyện ông bà có phù hộ hay không th́ Hai Say tui không dám lạm bàn v́ e bị “chửi”, v́ bản thân Hai Say có lúc khổ tưởng chừng như không c̣n muốn sống nữa, tinh thần sa sút thảm bại, bèn cậy vào ông bà mà lạy hơn tế sao nhưng có ông bà nào cứu giúp đâu!. Sau bao lần vái cầu thống thiết mà mèo lại vẫn hoàn mèo th́ Hai tui giă biệt ông bà luôn, khỏi vái khỏi cầu và mạnh dạn nghĩ rằng bản thân của ông bà cũng là người phàm lúc c̣n sống đôi khi cũng dính tội lỗi đầy người mà có thể sẽ bị trừng phạt, khi đă chết đi, ông bà chưa chắc đă cứu được chính ḿnh th́ nói chi đến cứu con cháu hay người khác.
    Nhưng 3 ngày Tết là những ngày sum họp các thành viên trong gia đ́nh, bà con, bạn bè, thân hữu… th́ đó là một truyền thống tốt đẹp, ta nên giữ lấy. Thắp hương tưởng niệm công ơn của Tổ Tiên tiền nhân đă xả thân, góp công dựng nước và giữ nước là những thể hiện nên xem trọng và lưu truyền. C̣n vụ thờ cúng, van vái h́nh tượng th́ nên xem lại.
    3 ngày Tết, Hai Say đi ṿng ṿng và ghi lại những ǵ mắt thấy tai nghe hầu bạn đọc chiêm nghiệm và hy vọng t́m ra lư lẽ:

    * Giới khu đỏ
    – Hai Say thấy quan chức cộng sản đến một số chùa đ́nh có thờ tượng Hồ Chí Minh và nghiêm chỉnh thắp nhang bự tổ bố vái (mà cách phát âm của người miền Nam là: Dái), các quan này, hẳn nhiên là có cha con Nông Đức Mạnh, Nông Quốc Tuấn khấn “dái” ǵ th́ Hai Say không nghe NHƯNG chắc rằng Hồ Chí Minh c̣n đang bị Diêm Vương nhốt ở dưới địa ngục để hàng ngày tùng xẻo hắn ra từng miếng thịt để chiên xù. Y la khóc c̣n hơn lúc cha chết v́ hết làm quan, chính hắn c̣n không giúp được bản thân hắn th́ giúp được các quan chức ư?.



    – Hai Say thấy Nguyễn Tấn Dũng cầu cha (c̣n sống?), khẩn mẹ đă mất nhưng cha là đồ tể, mẹ là thứ lang chạ thích đủ thứ, tội lỗi tày đ́nh, chưa chắc đă thoát được quả báo th́ biết có khả năng giúp được Nguyễn Tấn Dũng hay không?.
    – Cố Chủ tịch Trần Đại Quang vừa bị “Vi rút lạ” nên đă sớm về đoàn tục với “Bác” ở chín tầng địa ngục. V́ mới quá văng nên hồn phách của Trần Chủ tịch vẫn c̣n lăng văng để trù ẻo tên sát nhân Tổng bí tịch. 3 ngày Tết, gia đ́nh con cháu, bà con thân hữu, đồng băng đồng đảng đến viếng thăm và “dái” Trần Chủ tịch pḥ hộ. Nhưng họ có biết rằng Trần Đại Quang là một trong những tên đồ tể đại gian đại ác th́ chính Y cũng không trả hết được khối tội lỗi mà hắn đă gây ra, há Y có thể che chở, phù hộ được ai?.



    * Giới khu đen:
    Để không bị xem là “thấy sang bắt quàng làm quen” hoặc kỳ thị, Hai Say cũng ghé vào vài nhà của lớp dân dă.
    – Tư Cốm là tay dao búa, Y giết người cướp của bị bắt và bị tù lâu năm và chết ở đó. Cướp của giết người th́ khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục là cầm chắc. 3 ngày Tết mấy đứa con Tư Cốm nhan đèn mịt mùng và khẩn nguyện vong hồn cha pḥ hộ. Pḥ hộ ǵ đây? Phù hộ ăn cướp chăng?

    – Bà Năm Chảnh trước khi về miền âm phủ, nhờ cho vay nóng cắt cổ 15 phân nên chóng giàu, mụ sắm cho mỗi đứa con một căn nhà hoành tráng. Đàn chị này có cả một bầy đàn em dao búa, con nợ nào không đủ khả năng trả, bà xiết nhà hoặc âm thầm cho đàn em xiết mạng. 3 ngày Tết, con cháu nấu nướng dê lợn, gà qué ́ xèo để cúng bà. Con cháu đứa nào đứa nấy y phục chỉnh tề qú sụp lạy bà khiến ṃn cả chiếu để cầu xin. Xin bà phù phép để cho vay cắt cổ chăng?.
    Tóm lại, từ Hồ Chí Minh cho đến Tư Cốm, Năm Chảnh… Tất cả lúc sống là phàm nhân th́ khi chết cũng đều là tục tử, ai ban phát cho họ cái quyền năng pḥ hộ, cứu độ khi chính họ không thể giúp họ thoát khỏi cảnh địa ngục đời đời?
    Cuộc sống cho dù 80 năm, 100 năm th́ có là bao so với cơi vĩnh hằng? Hạnh phúc thanh thản đời đời ở thiên xứ, nơi không có đau khổ và nước mắt, hay chốn địa ngục đầy nghiến răng cùng sự rên siết đầy đau đớn là tùy vào niềm tin cùng thái độ sống THIỆN hay ÁC của mỗi người chúng ta hôm nay.
    Trước thềm năm mới, tác giả không quên chúc các vị hướng thiện để luôn có được sự b́nh an.
    02.02.2019

    Nguyên Thạch
    danlambaovn.blogspot .com

  4. #474
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    TẾT

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...song-thao-tet/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...ongsongcu.html

    Phiếm của Song Thao
    Posted on February 2, 2019 by dongsongcu


    Nói tới “tết” người ta nghĩ ngay tới Tết Nguyên Đán. Nhưng tết đâu phải chỉ là thời gian giao mùa giữa năm mới và năm cũ. Ngoài Tết Nguyên Đán, chúng ta c̣n có Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu. Vậy tết là một ngày hội, một ngày vui được dân gian đón nhận.
    Những khi năm cùng tháng tận, tôi thường ôn lại dĩ văng, nhớ lại những ǵ ḿnh làm được cũng như chưa làm được trong năm cũ. Nhưng, từ bao năm nay, nỗi nhớ dằng dai hơn nhiều, từ ngày được tha khỏi cái gọi là trại cải tạo của Việt cộng. Đối với những người đă bước chân vào ṿng tù mà không có tội, án cũng chẳng có, ngày tháng mênh mông như trong những đám mây, thời gian như một thách đố không có lời giải đáp, chuyện được thả cho về với gia đ́nh là chuyện chết đi sống lại.
    Đó mới là ngày vui, ngày hội, ngày tết đích thực. Ngày về là…tết!

    Thường trong các dịp tết, trại cho một số trại viên về, như một tŕnh diễn về cái gọi là nhân đạo của chế độ. Dù chẳng ai tin vào sự nhân đạo của một chế độ lấy chuyên chế làm kim chỉ nam, nhưng cứ được bước ra ngoài ṿng cương tỏa của tù tội là tết rồi. Chuyện về là chuyện trúng số. Thần tài gơ vào đầu anh nào, anh ấy hưởng. Tôi may mắn được gơ đầu vào ngay cái tết đầu tiên trong tù. Trong truyện ngắn “Tết Trước Tết”, tôi đă tả lại giây phút…thiêng liêng đó. Sau ba chục ngày vô cũi, chuyện ra về là chuyện canh cánh bên ḷng của chúng tôi. Cán bộ cứ ra rả tuyên truyền: “Về hay không là tùy các anh có học tập tốt không thôi!”. Chẳng ai nhét được câu dối trá này vào trong đầu. Rồi ngày định mệnh cũng tới. “ Sáng hôm sau, 26 tết, cán bộ tất tưởi tay cầm cuộn giấy lên kêu họp nhà. Mọi người vội vàng vào hàng ngũ. Chưa bao giờ anh em lại tập họp nhanh nhẹn đến như vậy. Tôi nh́n quanh. Mọi khuôn mặt đều căng lên hồi hộp. Bụng tôi đánh lô tô. Đang ngồi tôi đứng lên nói với đám bạn quen ngồi cạnh:“Đứng lên một cái lấy hên!”.



    Chẳng ai cười. Người nào cũng c̣n đang bận đội một thúng ch́ trên đầu. Mọi cặp mắt đều dồn vào tờ giấy trên tay cán bộ. Tôi thấy trang giấy đen kịt chữ. Chắc cũng phải vài chục tên. Có tên tôi trong đó không? Tôi nhấp nhổm như muốn soi thủng những con chữ trên tờ giấy. Cán bộ lên tiếng yêu cầu im lặng. Căn pḥng lặng ngắt tức th́. Cán bộ giáo đầu cà kê về chính sách khoan hồng của nhà nước. Tim tôi nhảy loạn xạ. Được về hay ở lại? Hai t́nh huống xa nhau như Thiên Đàng- Địa Ngục. Tai tôi hững hờ với những sáo ngữ rỗng tuếch đang phát ra từ cái miệng bôi mỡ. Rồi giây phút định mệnh cũng đến. Tên người đầu tiên được xướng lên. Kẻ diễm phúc đứng phắt dậy mặt mũi ngơ ngác tái mét. Tôi bấm đốt ngón tay đếm từng tên. Ngón tay cái chạy gần hết bốn ngón tay kia th́ tên tôi được đọc lên. Tôi đứng phắt dậy. Có phải chân tôi đang chạm đất đây không? Đầu tôi lỏng le như chẳng có ǵ ở trong. Mặt mũi tôi tê rần. Tai tôi lùng bùng nghe tiếng quản giáo hỏi: “Anh ở nhà này à? Sao tôi ít thấy mặt anh?”. Lạy trời đừng có ǵ trục trặc. Môi tôi như gắn hàm thiếc không nói năng được ǵ. Tai tôi lại lùng bùng nghe: “Anh ngồi xuống!”. Tôi ngồi phịch xuống. Chiều nay ḿnh sẽ ở nhà ḿnh. Tôi cố làm quen với ư nghĩ mới mẻ này. Những khuôn mặt quanh tôi nhũn ra khi cán bộ gấp tờ giấy lại. Tôi nh́n thấy nét bàng hoàng hoảng hốt, tôi nh́n thấy những giọt nước mắt vội vă, tôi nh́n thấy những khuôn mặt nặng nề cố nuốt nỗi thất vọng. Và tôi cũng nh́n thấy nỗi mừng vui cố giấu kín của những người có tên”.



    Tết đến với tôi, tết đến với nhiều anh em khác trại, khác thời gian. Nhưng có đang là mùa hè nóng cháy, được kêu tên ra về vẫn…tết! Tác giả Phạm Đăng Quỳnh kể lại về ngày “tết” của người cha. “Ba nói sáng đó vẫn đi làm b́nh thường th́ ba bất ngờ được tách ra, cho nên anh em bạn tù ai cũng không biết ba được về mà tâm sự hay gửi nhắn ǵ cho gia đ́nh. Các chỉ huy trại bỗng dưng nhỏ nhẹ lạ thường:“Anh đă biết lao động sản xuất. Lao động là vinh quang anh có biết không? Bác Hồ kính yêu đă dạy như thế. Từ một người chỉ biết ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc, lười biếng lao động, có nợ máu với nhân dân, nhờ cách mạng khoan hồng, giáo dục , bây giờ anh đă được trở về với nhân dân. Hăy nhớ hăng say lao động sản xuất để đền đáp công ơn của cách mạng. Những ǵ anh đă trải qua mấy năm nay ở đây, khi về anh không được kể lại với bất cứ ai. Đă có nhiều người không làm như vậy phải quay lại trại. Chính quyền cách mạng sẽ đưa họ trở lại đây cho chúng tôi. Anh phải nhớ là chúng tôi không muốn gặp lại anh ở đây một lần nữa, anh nhé! Anh nhớ đấy!”. Ba nói , dù đă quen với cuộc sống tù tội ở đây, nhưng khi nghe các nhà quản giáo nói đến chuyện quay trở lại ” địa ngục trần gian” này ba không khỏi nổi da gà. Đó là lư do ba tôi và hầu hết những “con trời’ khác khi thoát nạn , trở về ai hỏi ǵ cũng không dám kể lại. Họ chỉ tập trung làm lụng nuôi sống gia đ́nh, im lặng , khép kín, có vài người c̣n trầm cảm”.



    Một trường hợp được tha về khác, cũng đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, do một tác giả không ghi tên kể lại: “Mọi bữa, sắp hàng xong là ra cổng. Bữa nay sao lại dềnh dàng? Hóa ra đợi nghe đích thân trại trưởng tuyên đọc “lệnh tha” nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới! Cả mười mấy đội, sáu bảy trăm nhân mạng đều nhốn nháo. Tiếng là thiếu tá mà coi bộ trại trưởng đọc chữ không rành. Trong khi thiên hạ nhấp nha, nhấp nhổm, ông ê a đánh vần thật là sốt ruột. Tiếng ông th́ nhỏ mà gă tù tui th́ điếc lác sợ không nghe được nên mới nhờ anh bạn đứng kế bên nhắc chừng dùm. Quả nhiên lát sau bỗng thấy anh bạn nắm áo vừa giật vừa hô: có tên rồi ḱa! Tôi nghe rồi ngẩn ngơ như lạc vào trong mơ ! Ngơ ngẩn hồi lâu mới giật ḿnh, tỉnh lại bèn chạy u về pḥng giam lo thu xếp đồ đạc. Bao nhiêu đồ dồn vô sac marin, chiếc thùng sắt để lại cho thiếu tá Huấn,chánh sở tạo tác NQS như đă hứa. Thiếu tá Tú, thường trực thi đua mới hướng dẫn qua Khu B tạm trú qua đêm. Buổi cơm chiều mới thật là hào hứng. Trại khoản đăi giă biệt bằng cơm trắng thay sắn dui. Lại gặp anh Nguyễn Mỹ, trưởng ty thuế vụ Biên Ḥa cùng được thả. Hai anh em chén cơm trắng thịt kho thả cửa. Nôn nao, không sao ngủ được bèn làm đêm không ngủ. Bịch thuốc lào tới sáng đă khuyết một phần tư! Đêm dài rồi cũng trôi qua. Sáng lại đă thấy cán bộ tới làm thủ tục ra tù. Lần cuối cùng lăn tay, nhận lănh giấy ra tù. Cầm tấm giấy vàng úa mà nâng niu như lịnh thiên tào tha mạng!”.

    Bà Thanh Minh, một vợ tù cải tạo, ṃn mỏi trông chờ chồng về. Như có sự sắp đặt của trời đất, một bữa bà thấy ông lù lù xuất hiện ở cửa nhà. “ Buổi tối, ngày 30-4-1980, tôi và đứa con đang ngồi ăn cơm, th́ chồng tôi bước vô nhà. Trông chồng tôi gầy ốm, đen đúa, quần áo lếch thếch, lưng đeo ba lô. Đâu c̣n phong độ của thời huy hoàng ngày xưa. Tôi sững sờ, đánh rơi đũa chén, líu lưỡi, không nói nên lời. Chồng tôi cho biết, anh ấy đă được trả tự do vài ngày trước đây. Ra trại Vĩnh Phú, anh ấy về Hà Nội, ngủ ngoài trời một đêm tại sân ga xe lửa. Ngay khi tới Hà Nội, anh ấy đă đến bưu điện, gởi điện tín báo tin mừng, một ngày trước lên xe lửa về Nam. Xe chạy từ Hà Nội vô Sài G̣n mất thêm hai ngày nữa. Thế mà, điện tín lại đi chậm hơn xe lửa. Do đó, sự xuất hiện của chồng tôi đă đem lại cho tôi một sự mừng rỡ, một hạnh phúc bất ngờ, tưởng chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Tôi đề nghị hai đứa ra phố ăn cơm tiệm để mừng ngày thoát cảnh tù đày. Chồng tôi nói: “Thôi! Ăn cơm tù nhiều năm quen rồi, bây giờ có ăn cơm nguội cũng sướng như tiên rồi”. Đúng là bị méo mó nghề nghiệp ở tù”.



    Đường về có năm bảy lối, lối nào cũng là…tết. Tùy theo những năm tháng ở tù dài hay ngắn, những người về như lạc về cơi thiên thai. Những ngày trong tù, chúng tôi sống như thời tiền sử. Quần áo vá chằng vá đụp, thân h́nh mốc thếch ghẻ lở trơ xương. Chỉ vài tháng trong trại đă biến những sĩ quan hào hoa, những cấp chỉ huy quần dài áo rộng trong các công sở thành những vật-người. Chúng tôi lượm từng mảnh kim khí, tấm cạc tông, chiếc đinh rỉ hay những thứ ngày xưa chúng tôi coi là rác rưởi. Bất cứ thứ ǵ cũng có lúc dùng tới. Những chiếc dép cao su ngày đi mới tinh, qua ngày tháng, đứt quai, ṃn đế, chúng tôi buộc lại bằng những sợi ni lông đủ màu, trông cứ như phường chèo tất cả. Về lại chốn phố phường, chúng tôi trông chằng giống con giáp nào.

    Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
    Chốn rừng thiêng im tiếng ngh́n thu
    Mười năm mặt sạm soi khe nước
    Ta hóa thân thành vượn cổ sơ …

    (Tô Thùy Yên)

    Ngày về, ngày tết của riêng chúng tôi, ḷng chúng tôi như mềm đi v́ t́nh nghĩa đồng bào. Những người dân miền Nam, quen hay không quen, đă đón chúng tôi như những người thân từ địa ngục trần gian trở về. Một đoạn trong nhật kư của ông Vương văn Ba kể lại ngày về: “Hôm nay là một trong những ngày vui nhất của đời ḿnh: ngày ra Trại, ngày được phóng thích. Có phải chăng đây là một sự ngẫu nhiên hay sự an bài của đấng thiêng liêng: 15.6.1975 ngày đi học tập cải tạo, 15.6.1983 ngày bước ra khỏi trại, đúng 8 năm tṛn không thiếu hay dư một ngày nào. Hôm ấy, 14.6.1983, tức trước một ngày ra Trại, đang ngồi ăn cơm trưa th́ anh Oanh làm nhà bếp kề tai nói nhỏ : “Anh Ba hăy b́nh tĩnh nghe tôi nói, anh có tên trong danh sách về”. Ḿnh yên lặng nh́n anh ấy xem coi có nói chơi hay thật và nói cám ơn. Buổi chiều cả Trại ra sân tập hợp để đi làm. Trước khi đi làm có lệnh đọc danh sách tha. Đợt phóng thích này có tất cả 30 người về : bọn này 22 người, có 1 chính trị địa phương và 7 người trại khác. Ngay chiều hôm đó lên trên cơ quan làm thủ tục về, sáng hôm sau có xe của Trại đưa ra huyện Tân Kỳ, tại đây đáp xe đ̣ ra Vinh. Vinh là thị xă tỉnh Nghệ Tĩnh, chiều ngày 15.6.1983 có mặt tại ga Vinh, nhờ một số các em trẻ tuổi từ Huế ra đây kư hợp đồng với chính phủ xây cất nhà ga giúp đỡ
    .


    Các em này hầu hết có gia đ́nh đi cải tạo, nên các em rất thông cảm bọn này, dành chỗ cho nghỉ ngơi để đợi tàu hỏa. Đêm ấy tại Vinh ḿnh ăn ở uống tợn quá, gặp ǵ ăn nấy, ăn từ 19g00 đến 21g00. Lúc 21g30 loa phóng thanh báo tàu Thống Nhất từ Hà Nội đi Sàig̣n đến. Các bạn trẻ người Huế hướng dẫn cả bọn 22 người đi chui ngơ ngách đặc biệt để vào chỗ tàu đậu, xong họ lên năn nỉ với các anh em Kiểm soát viên vé tàu để cho đi. May mắn thay, bọn này gặp các Kiểm soát vé người trong Nam nên họ cho đi tàu khỏi mua vé, dĩ nhiên bọn này phải ngồi nhờ hai đầu lên xuống của toa và chia ra mỗi toa vài người.. Tàu chạy đến Quảng Trị th́ trời đă sáng, từ đó trở đi ḿnh ăn uống lu bù, gặp ga lớn ăn theo ga lớn, ngừng ga nhỏ ăn theo ga nhỏ. Thật là khủng khiếp cho kiếp tù đày : đói và thèm. Đến ga Nha Trang lúc 23g00 ngày 16.6.1983, xuống ga tôi và bạn Tuệ, hai người thuê một chiếc xích lô về nhà mẹ Khoa ở đường Nguyễn Thái Học”.

    Tác giả Phạm Đăng Quỳnh kể chuyện về của người cha. “Măn hạn tù cải tạo, ba được ban chỉ huy trại dặn ḍ cả buổi, rồi phát cho ít tiền. Số tiền ít ỏi này không đủ để đón xe từ trại về nhà, nhưng không sao. Dù cơ thể chỉ c̣n bộ xương dính da, nhưng niềm vui bất ngờ được ra tù như liều thuốc kích thích, làm cho con người ba hưng phấn hẳn, ba cảm thấy khỏe như thanh niên, xách tay nải ba rời trại. Bước ra đường, ba nghĩ ḿnh đủ sức đi bộ về tới nhà, dù đoạn đường gần vài trăm cây số. Hoặc đi bộ đến khi nào kiệt sức th́ sẽ đón xe đ̣, nhưng không, không bao giờ ḿnh kiệt sức. Chắc chắn vậy. Hoặc chỉ đón xe đi hết địa phận tỉnh B́nh Định thôi, rồi xin đi nhờ xe về Quảng Ngăi. Không được, đời ḿnh có lúc như đă tận cùng có thèm xin xỏ ai đâu. Thôi cứ đi bộ. Rồi một chiếc xe đ̣ đột ngột dừng lại phía trước. Anh lơ xe nhảy xuống: “ Mời ông “con trời” lên xe”. “Chú đi bộ được rồi em ơi”. “Ông cứ lên xe, tụi tui không lấy tiền đâu. Chưa kịp suy nghĩ, chú thanh niên to khỏe ôm ba bỏ lên chiếc xe cũ kỹ, ba như chưa kịp định thần, cảm giác vừa vui vui vừa buồn buồn pha chút xấu hổ. Ba hỏi: “Sao mấy em gọi tui là “con trời?”. “ Ông nh́n cái lưng áo của ông có hai chữ CT tổ bố, không phải con trời th́ là cái ǵ? Tụi tui chở nhiều rồi, không lấy tiền ai hết, mà có lấy th́ mấy ông tiền đâu đưa? Ông yên tâm, lát nữa tụi tui gửi xe quen cho ông về tận Quảng Ngăi luôn. Mà ông có tự đón xe th́ cũng không ai lấy tiền của ông đâu, đừng lo”.

    Tôi về từ Long Thành, xe tải bộ đội chạy thẳng về Sài G̣n, đổ xuống vườn Tao Đàn. Xe vừa vào tới thành phố, đồng bào chạy theo reo ḥ. Cứ như đoàn quân chiến thắng trở về. Chúng tôi chỉ là những tên chiến bại nhưng được chào đón như những người thân yêu về lại quê hương. Chỉ có t́nh người của những người cùng chia nhau chiến bại mới ̣a lên được niềm vui rộng răi như vậy. “Đoàn xe bộ đội đưa chúng tôi về ḅ ra khỏi con đường đất bụi mịt mù gặp Quốc lộ 15 quẹo mặt. Đường về Saigon. Nỗi bàng hoàng chưa rời khỏi chúng tôi. Ôm nỗi vui mừng quá lớn lao mà chúng tôi ngồi im thin thít không dám nói năng ǵ. Gió lồng lộng tung hồn tôi lên cao. Tôi nhắm mắt tận hưởng nỗi sung sướng tưởng chừng như nổ tung người ra. Cầu Xa Lộ. Ngă tư Hàng Xanh. Saigon đây rồi. Đoàn xe chạy qua chợ Bến Thành, vào vườn Tao Đàn. Dân chúng đổ xô chạy theo. Khi xe ngừng cho chúng tôi xuống th́ con đường nhựa giữa vườn nối liền hai cổng đường Nguyễn Du và đường Hồng Thập Tự đă đầy nhóc người. Những câu hỏi tíu tít trả lời không kịp. Mọi người, nhất là các bà có chồng đi học tập, muốn níu chúng tôi lại hỏi chuyện. Chúng tôi th́ muốn bay về nhà ngay. Tôi vất vả luồn lách ra được tới đường Hồng Thập Tự.
    Một anh xe ôm trờ tới: “Thầy lên xe em chở về”. Tôi leo lên xe. Anh xe ôm vui tính bắt chuyện suốt đoạn đường về tới Thị Nghè. Tới nhà tôi bước xuống bảo chờ tôi vào lấy tiền ra trả. Anh khoát tay: “Tiền nong ǵ thầy! Em là lính cũ. Các thầy về là mừng rồi. Thôi, chào thầy em đi”.
    Người dân miền Nam cùng chung một tấm ḷng với những người trở về nhưng mỗi chúng tôi gặp một cách đón mừng riêng. Cách nào cũng làm chúng tôi rớt nước mắt. Vị tác giả vô danh ghi lại một cách đón khác khi hỏi mua thuốc lá của một cô gái trên lề đường.
    “Hắn sực nhớ lúc năy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lư đoán” ra nguyên nhân. Nh́n thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:“Anh vừa từ trại cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”. Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái lúm đồng tiền. H́nh như cô muốn nói điều ǵ mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai c̣n nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm tŕu mến: “Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không c̣n thuốc trước 75”.

    Tác giả Nguyễn Minh Châu, trong hồi kư “Cuộc Đời Đổi Thay”, cũng nhận được những yêu thương của đồng bào khi từ Yên Bái trở về Nam. Khi xe ghé Huế để ăn trưa, anh được đồng bào o bế nồng hậu. “Đến thành phố Huế, hai anh bộ đội cho chúng tôi xuống xe để ăn trưa. Đồng bào hay tin tù cải tạo được về Nam từ các trại tù miền Bắc đă đổ xô tới bao vây chúng tôi. Các bà cụ già và các phụ nữ nh́n thấy chúng tôi mặt mày xanh xao hốc hác, bơ phờ và ốm gầy nên động ḷng khóc nức nở. Chúng tôi bị cấm không cho tiếp xúc với đồng bào, nhưng khi nh́n qua ánh mắt của mấy bà tôi hiểu là các bà rất thương cảm chúng tôi và họ h́nh dung bóng dáng chồng con hay anh em của họ cũng tiêu điều như chúng tôi vậy, nên họ mủi ḷng không cầm được nước mắt. Có một bà cụ chửi khe khẽ rằng: “Đồ quân khốn nạn! Chúng bay đày đọa mấy người cải tạo ra nông nỗi này!”. Một điều làm cho tôi luyến tiếc là phố Huế ngày xưa thanh b́nh thơ mộng, nay sao tôi thấy tiêu điều buồn tênh! Có lẽ phố Huế cũng buồn theo vận nước? Anh em chúng tôi chia ra từng toán vào các quán ăn cạnh nhau trên một đường phố. Các người chủ quán đều không tính tiền và c̣n cho uống beer và nước ngọt thật ngon lành v́ mấy năm nay đâu được có những thứ này”.



    Ông bạn nhà thơ Quan Dương được ra về vào năm 1981, đu theo xe đ̣ tới Ninh Ḥa th́ nhảy xuống, cuốc bộ hai cây số về nhà.
    Chiếc xe đ̣ rùng ḿnh nín thở
    Quẳng xuống đường một nhúm xương khô
    Gă lính ngụy lưu đầy ngơ ngác
    Chưa dám tin ḿnh đă trở về.


    Những người về từ ngục tù Cộng sản chúng tôi ấm ḷng khi được đồng bào miền Nam đón tiếp nồng hậu. H́nh như họ nh́n thấy chính họ trong cái tiều tụy của chúng tôi. Đồng bào, hai chữ thật thân thương. Nhưng cũng thật rắc rối. Chúng tôi vừa thoát khỏi bàn tay nghiệt ngă của một thứ “đồng bào”, để được đón nhận thân t́nh từ một thứ “đồng bào” khác. Vận nước tới lúc như vậy, vận nước cũng sẽ tới lúc khác vậy. Để cho hai chữ “đồng bào” trở về đúng nghĩa của nó. Dù sao, những con người rách nát cả thể xác lẫn tinh thần chúng tôi cũng lê được cái thân tàn về với đồng bào miền Nam thân yêu. Và chúng tôi đă được đón nhận như những đứa con hẩm hiu t́m về được căn nhà cũ. Vậy là vui rồi. Vui như tết!
    Song Thao
    Nguồn: http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...-thao-tet.html

  5. #475
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...o-nhau_39.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...n-co-nhau.html

    Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016
    Xin nói ngay, bài viết này hoàn toàn không mang chủ đề âm nhạc dù tựa đề được trích từ bài hát “Diễm xua” của Trịnh Công Sơn với đoạn kết thúc thật độc đáo:

    “Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
    Làm sao em biết bia đá không đau
    Xin hăy cho mưa qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”[*]




    Tuy nhiên, âm nhạc vốn có sự giao thoa mật thiết với nghệ thuật nên sỏi đá của TCS dẫn ta đến những viên sỏi “vô tri, vô giác” được thổi hồn trở thành nghệ thuật. Đó là điều tác giả bài viết này muốn nói.


    Không có vật ǵ cô đơn bằng sỏi đá… từ đó dẫn đến một thứ triết lư kỳ quặc: “con-người-bằng-sỏi-đá” lại c̣n cô đơn hơn những ḥn đá sỏi. Tại sao ư? Sỏi đá thường thấy nắm sát cánh bên nhau… c̣n con người, dù sống một ḿnh hay giữa mọi người, vẫn cảm thấy ḿnh cô đơn c̣n hơn sỏi đá!

    Nh́n bức tranh sỏi đá dưới đây bạn sẽ thấy ǵ! Tôi thấy trước mắt ḿnh là những viên đá lạnh lùng nhưng cũng đầy mầu sắc. Nh́n kỹ tôi lại thấy một người ngồi gục đầu trên ghế đá. Phía dưới chân có một vật màu nâu, đồ chừng là một chiếc gậy.

    Nếu chiếc gậy tượng trưng cho tuổi già th́ ta có thể h́nh dung đây là bức tranh chân dung bằng đá của một người lớn tuổi. Cũng v́ thế tôi đặt tên bức tranh này là “Tuổi già cô đơn”.



    “Tuổi già cô đơn”

    Sỏi đá đâu có t́nh cảm, nhưng ngắm những bức tranh dưới đây, những viên sỏi đá đă nói lên khá đầy đủ những khía cạnh tinh thần của con người. Sau khi chiêm ngưỡng từng bức tranh, tôi đă đặt tên cho những tác phẩm độc đáo này.



    “Âu yếm”



    “Đằm thắm”



    “Tự do”



    “T́nh mẫu tử”



    “Trưa hè trốn nắng”



    “Tuổi trẻ”

    Sỏi đá cũng đưa vào tranh những sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, mỗi bức tranh thể hiện một hoạt cảnh sống động mang dáng dấp sinh hoạt của từng thời kỳ. Tranh sỏi đá nói nhiều hơn: những thông điệp tưởng chừng như khó nói bỗng nhiên có cơ hội nói thẳng, nói thật và nói hết.

    Đối với riêng tôi, h́nh ảnh đoàn người vác đá trên vai gợi nhớ những ngày trong trại cải tạo với thông điệp: “Lao động là Vinh quang”. Theo ư nghĩ đó, bức h́nh cuối cùng đưa ta đến cảnh một đoàn người khiêng xác. Chẳng khác ǵ một đám ma thời kỳ đồ đá!



    “Những con chim cánh cụt”



    “Một ngày làm việc”


    https://i.postimg.cc/JhBbKMKB/258-11.jpg
    “Lao động tập thể”



    https://i.postimg.cc/nz4qb2yF/258-12.jpg
    “Đám tang thời kỳ đồ đá”

    Mỗi người khi nh́n vào những bức tranh đá sẽ có những cảm nhận khác nhau, đó chính là sự phong phú của nghệ thuật gợi h́nh. Sự xếp đặt trong tranh hoàn toàn theo ư tưởng sáng tác của người nghệ sĩ trong khi cảm nhận của người thưởng ngoạn có thể chắp cánh bay xa hơn giới hạn được đặt ra.

    ***

    Chú thích:
    [*] “Diễm xưa”, Trịnh Công Sơn, tiếng hát Khánh Ly:
    http://nhac.vn/diem-xua-khanh-ly-soRP4

    ***
    2 nhận xét:

    Châu Thanh Thủy08:20 14 tháng 7, 2016
    Quá độc đáo và tài hoa. Ḿnh cũng là một người thích đá, mê đá, hay sưu tầm đá. Rất mong được bạn chỉ bảo thêm cho ḿnh về nghệ thuật sắp đặt.

    Trả lời
    Trả lời

    Ngoc Chinh Nguyen05:56 11 tháng 8, 2016
    Tôi chỉ là người sưu tầm thôi chứ không phải là nghệ sĩ xắp đặt đá!

    Trả lời

  6. #476
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những phương tiện di chuyển đă đi vào dĩ văng (1/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...vao-di_16.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...-i-vao-di.html

    Từ kiệu đến vơng
    Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

    Trong suốt chiều dài lịch sử, hàng loạt các loại phương tiện giao thông, cá nhân cũng như công cộng, lần lượt xuất hiện tại Việt Nam. Theo luật đào thải tất nhiên của cuộc sống, chúng cũng lần lượt được thay thế bằng những phương tiện mới hơn nhằm phục vụ cuộc sống tốt hơn. Loạt bài viết này sẽ điểm qua những phương cách di chuyển xưa của người Việt mà cho đến ngày nay đă trở thành quá khứ.

    Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do Nội các triều Nguyễn biên soạn, đă dành hẳn chương Nghi vệ (quyển 79) để miêu tả các loại kiệu dùng cho vua quan triều Nguyễn, với những quy định rất cụ thể về tên gọi, số lượng kiệu cùng các nghi trượng đi kèm, tùy thuộc vào thời thế, địa vị và thứ bậc của người sử dụng.

    Dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820), xe kiệu của vua có 4 chiếc, gồm 1 chiếc Ngọc lộ, 1 chiếc Kim lộ và 2 chiếc Kim bảo dư. Sang triều Minh Mạng (1820 – 1841), vua có 5 chiếc, được đặt tên là Cách lộ, Kim lộ, Ngọc lộ, Tượng lộ và Mộc lộ. Tùy mục đích chuyến đi, nhà vua quyết định dùng loại “xe” nào.

    Sách cũng cho biết khi vua đi chơi th́ không thực hiện đầy đủ nghi thức như khi vua đi cúng tế ở các đàn miếu. Lúc này nhà vua chỉ sử dụng 1 chiếc lọng vàng thêu h́nh rồng để che mưa nắng, có đội quân tiền đạo và hậu hổ đi theo hộ tống. Dưới triều Minh Mạng, nhà vua quy định: ngự giá đi trong phạm vi Hoàng Thành th́ phải giảm bớt một nửa số cờ quạt và không cần voi ngựa hộ tống để tránh… “kẹt đường”.


    Kiệu hoàng gia triều Nguyễn

    Kiệu của hoàng thái hậu, gọi là Từ giá, cũng hoành tráng không kém, gồm 1 Phượng dư và 1 Phượng liễn. Lỗ bộ tháp tùng Từ giá có 2 lá cờ rồng, 2 lá cờ phượng, 2 lá cờ thanh đạo, 8 lá cờ phướn, 2 quạt thêu h́nh rồng phượng màu vàng, 4 quạt thêu h́nh rồng phượng màu đỏ, 4 quạt thêu h́nh loan phượng màu xanh và thêm 20 thứ binh khí hộ vệ.

    Kiệu của thái tử chỉ có 1 chiếc, gọi là xe Bộ liễn. Lỗ bộ tháp tùng xe này chỉ có 1 cờ lệnh, 2 cờ xanh, 2 cờ đỏ, 2 cờ vàng, 2 cờ trắng, 2 cờ đen, 8 lá cờ phướn, 1 chiếc tán h́nh tṛn thêu h́nh 7 con rồng, 4 chiếc tán h́nh vuông, 4 chiếc lọng màu đỏ, 6 lọng màu xanh vẽ rồng mây…


    Kiệu Vua Duy Tân (ngày 5/9/1907)

    Sang triều Khải Định (1916-1925), nhà vua được người Pháp tặng cho một chiếc xe hơi nhân lễ Tứ tuần Đại khánh (mừng thọ vua 40 tuổi). Từ đó, ngoài việc dùng ngự giá truyền thống trong các dịp tế lễ, đôi khi vua Khải Định c̣n dùng xe hơi để du ngoạn hay đi săn bắn ở bên ngoài Hoàng Thành.


    Cựu hoàng Hàm Nghi trên chiếc xe ngựa với ư trung nhân, Bà Laloe

    Trước đó, triều đ́nh có cho dựng ở phía trước Ngọ Môn 2 tấm bia đá, trên bia có ghi 4 chữ Hán: Khuynh cái hạ mă, nghĩa là khi đi ngang qua đây th́ mọi người phải nghiêng lọng và xuống ngựa. Kể từ khi vua Khải Định dùng xe hơi, th́ 2 tấm bia này không c̣n thích hợp nữa. V́ thế, triều đ́nh đă cho nhổ 2 tấm bia này đưa vào cất giữ trong kho của Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đ́nh Huế).

    Đây cũng là nơi đang trưng bày chiếc kiệu sơn son thếp vàng của vua Bảo Đại, dùng để đi lại trong phạm vi Hoàng Thành Huế. Ngoài ra, trong kho của Bảo tàng này đang lưu giữ chiếc kiệu mà vua Bảo Đại đă từng dùng khi đi tế Nam Giao vào năm 1935.


    Chiếc kiệu chạm rồng, sơn son thếp vàng của vua Bảo Đại,
    hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đ́nh Huế.

    Sang đến thời kỳ Pháp thuộc, kiệu vẫn được sử dụng nhưng đối tượng dùng kiệu được mở rộng. Vào thời này, kiệu c̣n dành cho các quan thuộc địa người Pháp cùng gia đ́nh và những chức sắc người bản xứ trong việc đi kinh lư hoặc ngoạn cảnh. Trong những bức h́nh du ngoạn băi biển Đồ Sơn dưới đây, người khiêng kiệu đều là phụ nữ bản xứ, họ gánh kiệu trên 2 thanh gỗ ngang và kiệu được đặt trên 2 thanh dọc dài hơn.


    Kiệu dành cho người Pháp du lịch băi biển Đồ Sơn

    https://i.postimg.cc/0NynhMFW/175-6-...-en-marche.jpg
    Kiệu dành cho… “Ông Tây, Bà Đầm”


    Phu kiệu toàn là phụ nữ người bản xứ


    Kiệu dành cho gia đ́nh quan chức người bản xứ

    https://i.postimg.cc/L6kVX3MQ/175-9-...s-au-repos.jpg
    Phu kiệu nghỉ ngơi

    Trong phim Indochine do đạo diễn Régis Wargnier thực hiện vào tháng 4/1992 với các diễn viên Catherine Deneuve (trong vai Eliane), Vincent Perez (John the Baptist), Linh Dan Pham (Camille), Jean Yanne (Guy Asselin), khán giả được thấy cảnh ngồi kiệu của diễn viên đóng vai John the Baptist. Indochine là một phim hoành tráng mô tả cuộc sống của người Pháp thời đi mở thuộc địa tại Đông Dương. Phim sử dụng tới 1800 bộ y phục của cả người Âu lẫn người bản xứ.


    Kiệu trong phim “Indochine" của Régis Wargnier

    Vào thời phong kiến, quan lại triều Nguyễn không được phép dùng kiệu mà chỉ ngồi vơng có mui che, được khiêng bởi 4 người lính. Đ̣n ngang của vơng sơn son thếp vàng, khắc h́nh con giao long, đ̣n dọc của vơng khắc h́nh con thú ứng với phẩm trật của vị quan ngồi trên vơng.


    Tranh xưa vẽ cảnh đi vơng

    Vơng bằng lụa màu hồng. Mui che vơng được quang dầu màu xanh để che mưa nắng. Quan lại trên hàng nhất phẩm th́ có 4 người lính vác 4 chiếc lọng theo hầu, quan nhất phẩm chỉ có 3 lọng, quan nhị phẩm chỉ có 2 lọng và quan từ tam phẩm xuống đến cửu phẩm chỉ có 1 người vác lọng theo hầu.

    https://i.postimg.cc/QdHVPjSg/175-12-V-ng.jpg
    Vơng được dùng để phục vụ các quan lại trong triều

    Ngoài ra, những tân khoa thi đỗ đều được dùng vơng để về làng “Vinh quy, Bái tổ”. Trong ca dao xưa có câu “Ngựa anh đi trước, vơng nàng theo sau” để mô tả sự vinh quang của người học tṛ thành đạt.


    Ngựa anh đi trước, vơng nàng theo sau

    Tin người đỗ đạt được đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đ́nh, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán. Thường th́ đỗ Tú tài chỉ làng xă rước, đỗ Cử nhân hàng huyện phải rước, đỗ Tiến sĩ th́ hương lư, trai tráng hàng tổng đem đủ nghi lễ, cờ quạt đón từ tỉnh rước về làng. Tuy nhiên, những người trong họ quan Tân khoa được miễn làm phu phen đi rước.

    Theo Ngô Tất Tố (1) trong Lều chơng th́ thời nhà Lê, đỗ Tiến sĩ dân phải đem cờ quạt đến tận Kẻ Chợ (tức Thăng Long) đón rước, nhưng từ thời vua Gia Long trở đi, Kẻ Chợ dời vào Thuận Hóa (Huế), người miền Bắc tới đó xa quá, nếu bắt cả tổng phải đi rước sợ làm phiền dân, nên chỉ bắt rước từ tỉnh nhà về mà thôi.

    Lúc đầu Tân khoa vinh quy cưỡi ngựa trạm, đến 1901, cả Phó bảng cũng được ngựa trạm đưa về chứng tỏ, trên nguyên tắc, các Tân khoa vẫn cưỡi ngựa vinh quy. Tuy nhiên, Phạm Quư Thích (1759-1825) lại cưỡi voi. Ông 20 tuổi đỗ Tiến sĩ niên hiệu Cảnh Hưng 40 (khóa 1779), đáng lẽ đỗ đầu, hiềm v́ trẻ quá quan trường định đánh hỏng, đợi khoa sau mới cho đỗ thủ khoa. Rút cục, họ Phạm được lấy đỗ thứ nh́, người đỗ đầu là Đặng Điền, tuổi gấp đôi.

    Rồi không biết từ bao giờ các Tân khoa lại đi vơng thay v́ ngựa, "Vơng anh đi trước, vơng nàng theo sau", phải chăng v́ có những ông Tân khoa "trói gà không chặt" không biết cưỡi ngựa?


    Huỳnh Côn (1849- ?) đỗ Phó bảng khoa 1877, thuật chuyện khi đỗ Cử nhân đă vinh quy, không cưỡi ngựa, đi vơng như thường t́nh, mà lại đi bằng thuyền: “Tôi vinh quy bằng bốn chiếc thuyền tam bản, cắm cờ xí rực rỡ, mẹ tôi ngồi trong một chiếc thuyền ấy để ra đón tôi”.

    Thời Pháp thuộc, theo Nguyễn Vỹ (2) trong Tuấn, chàng trai nước Việt, các nhà theo Tân học cũng bắt chước lệ thi đỗ vinh quy: đỗ bằng Tiểu học (Certificat d'Etudes Primaires) th́ rước bằng xe kéo, đỗ Cao đẳng Tiểu học Pháp-Việt (Diplôme d'Etudes Primaires Supérieures Franco-Indigène) th́ đi cáng, Nghe nói có người thi đỗ Tú tài tây c̣n vinh quy bằng ôtô.

    Nhà thơ Nguyễn Bính (3) trong bài Giấc mơ anh lái đ̣ có nói đến chuyện đi vơng vinh quy về làng:

    Năm xưa chở chiếc thuyền này
    Cho cô sang băi tước đay chiều chiều
    Để tôi mơ măi, mơ nhiều:
    "Tước đay se vơng nhuộm điều ta đi
    Tưng bừng vua mở khoa thi,
    Tôi đỗ quan trạng vinh quy về làng
    Vơng anh đi trước vơng nàng
    Cả hai chiếc vơng cùng sang một đ̣."


    Trong bài thơ Quan trạng, tả cảnh quan Trạng vinh quy, Nguyễn Bính viết:

    Quan Trạng đi bốn lọng vàng
    Cờ thêu tám lá qua làng Trang Nghiêm
    Mọi người hớn hở ra xem
    Chỉ duy có một cô em chạnh buồn.


    Có lẽ v́ “hồn thơ lai láng” nên Nguyễn Bính đă đưa ra hai chi tiết không chính xác là dùng lọng vàng, mà lại tới bốn lọng để rước ông Trạng về làng. Lọng vàng chỉ dành riêng cho vua, tân khoa đỗ Trạng, lúc vinh quy chỉ được che hai lọng màu xanh, phải làm quan tới nhất phẩm mới được đi bốn lọng xanh.

    Nếu quả thật có đám rước vinh quy của ông Trạng dùng tới 4 lọng vàng như nhà thơ Nguyễn Bính mô tả th́ chắc chắn sẽ mắc tội… “phạm thượng”. Thế mới biết, thời phong kiến quá nhiêu khê với những luật lệ khắt khe mà người dân vô t́nh chứ không phải cố ư vi phạm.

    (C̣n tiếp)

    ***

    Chú thích:

    (1) Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu, ông sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xă Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

    Lúc c̣n nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ ḷng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn c̣n được triều đ́nh nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Măo, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Ḱ. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.

    Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng v́ thiếu tiền, tờ báo này phải tự đ́nh bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đă vào Sài G̣n. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kỳ, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đă có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân..

    Trong số các tác phẩm của Ngô Tất Tố, nổi bật nhất có Tắt đèn (tiểu thuyết xă hội về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam đăng trên báo Việt nữ năm 1937, Mai Lĩnh xuất bản năm 1939) và Lều chơng (phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng dưới triều Nguyễn đăng nhiều kỳ trên báo Thời vụ, 1939-1944, Mai Lĩnh xuất bản năm 1952).

    (2) Nguyễn Vỹ (1912-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền. Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca thời tiền chiến.

    Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn v́ tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội. Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Thi phẩm này in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà, "nhiều chân" và là đối tượng chê bai chính của Lê Ta trên các báo.

    Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt-Pháp lấy tên là Le Cygne, tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ c̣n có nhà văn nổi tiếng bấy giờ là Trương Tửu cộng tác. Sau do Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp nên tờ báo bị đóng cửa, bị rút giấy phép vĩnh viễn. C̣n bản thân ông bị kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia, bị ṭa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3.000 quan tiền.

    Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài G̣n, trong ấy có những bài công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu sau, báo này bị đóng cửa. Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Đà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Đại. Tồn tại chẳng bao lâu, đến lượt tờ báo trên cũng bị đ́nh bản.

    Năm 1952, một nhật báo khác cũng do Nguyễn Vỹ chủ trương là tờ Dân ta, sống được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước. Măi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam. Ngoài ra, ông c̣n cho ra tuần báo Bông Lúa, tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm.

    Năm 1956, Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân ta (bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 1967 Nguyễn Vỹ chỉ c̣n chủ trương tạp chí Phổ Thông mà thôi. Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An-Sài G̣n, hưởng dương 59 tuổi.

    Bên cạnh những tập sách biên khảo có giá trị như Văn thi sĩ tiền chiến, Tuấn-chàng trai nước Việt… Nguyễn Vỹ c̣n viết nhiều bộ tiểu thuyết, nhưng được đánh giá là không thành công. Giới thiệu Nguyễn Vỹ, Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam cũng đă viết như sau:

    “Nguyễn Vỹ đă đến giữa làng thơ với chiêng trống, xập xoèng inh cả tai. Chúng ta đổ nhau xem. Nhưng chúng ta lại tưng hửng trở vào v́ ngoài cái lối ăn mặc và những điệu bộ lố lăng, lúc đầu ta thấy con người ấy không có ǵ…

    … Một bài như bài "Sương rơi" được rất nhiều người thích. Người ta thấy Nguyễn Vỹ đă sáng tạo ra một nhạc điệu riêng để diễn tả một cái ǵ đương rơi. Cái ǵ đó có thể là những giọt lệ... Nhưng "Sương rơi" c̣n có vẻ một bài văn. "Gửi Trương Tửu" mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dăi nỗi bi phẫn cho cả một hạng người”.

    (3) Nguyễn Bính (1918–1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xă Đồng Đội (nay là xă Cộng Ḥa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông là một nhà thơ lăng mạn nổi tiếng và được coi như là nhà thơ của làng quê với những bài thơ mang sắc thái dân dă, mộc mạc.

    Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ t́nh. Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đă sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết ḿnh cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.

    Một số tác phẩm:

    · Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
    · Cô Hái Mơ (Thơ 1939)
    · Chân quê (Thơ 1940)
    · Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
    · Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
    · Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
    · Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
    · Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
    · Mây Tần (Thơ 1942)
    · Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
    · Trả Ta Về (Thơ 1955)
    · Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
    · Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
    · T́nh Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
    · Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)

    2 nhận xét:

    Nặc danh09:11 18 tháng 8, 2013
    H́nh của cựu hoàng Hàm Nghi & ư trung nhân theo tôi nghĩ đó là xe ngựa (kéo) chứ không phải xe hơi

    Trả lời
    Trả lời

    Ngoc Chinh Nguyen12:49 19 tháng 8, 2013
    Đúng như anh nhận xét, cựu hoàng Hàm Nghi và ư trung nhân ngồi trên một chiếc xe ngựa chứ không phải là xe hơi. Xin cám ơn và đă chỉnh sửa.

    Trả lời

  7. #477
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những phương tiện di chuyển đă đi vào dĩ văng (2/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-i-vao-di.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...vao-di_11.html


    Xe kéo

    T́m hiểu về lịch sử của chiếc xe kéo, người ta cho rằng loại xe này đă ra đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị tại Nhật Bản, vào khoảng năm 1869. Hồi đó, những gia đ́nh khá giả có thể tậu một chiếc xe do người làm kéo đi những lúc cần di chuyển, thay v́ phải đi bộ.

    Theo Wikipedia, xe kéo - tiếng Anh là Rickshaw, tiếng Pháp là Pousse-Pousse - bắt nguồn từ tiếng Nhật “Jinrikisha” trong đó ghép bởi “jin” (con người, nhân), “riki” (sức lực) và “sha” (xe). Như vậy, “Jinrikisha” là loại xe chạy bằng sức kéo của con người.


    Xe kéo xưa trên bưu ảnh của Nhật Bản

    Bắt đầu từ năm 1870, chính quyền thành phố Tokyo cấp giấy phép sản xuất và bán xe kéo cho 3 người được coi là nhà sáng tạo phương tiện vận chuyển “tân kỳ” này: Izumi Yosuke, Takayama Kosuke và Suzuki Tokujiro. Để được phép hoạt động tại Tokyo, xe kéo phải được đóng dấu cho phép của 3 nhà phát minh này.


    Xe kéo tại Nhật năm 1897

    Đến năm 1872 có khoảng 40.000 xe kéo hoạt động tại các thành phố lớn ở Nhật và đây cũng là phương tiện giao thông chính trong cả nước. Vào thời đó, sức người rẻ hơn nhiều so với sức ngựa nên ngựa chỉ được dùng cho các hoạt động mang tính cách quân sự. Nguồn nhân lực cho xe kéo là những nông dân từ thôn quê ra thành thị kiếm sống, tính ra mỗi ngày họ phải chạy từ 30 đến 40km với tốc độ trung b́nh 8km một giờ.



    Phu xe kéo tại Nhật

    Xe kéo lần lượt xuất hiện tại các thành phố châu Á như Trung Hoa (1873), Singapore (1880), Việt Nam (1883) và vào cuối thế kỷ thứ 19 tại Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Indonesia, Hồng Kông, Triều Tiên… Nói chung, xe kéo có mặt khắp lục địa Á Châu là nơi có dân số đông nhất thế giới và cũng là nơi có tŕnh độ phát triển kém hơn châu Âu, châu Mỹ.


    Xe kéo tại Ấn Độ

    Năm 1883, chiếc xe kéo, hay c̣n gọi là xe tay tại miền Bắc, xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội do Thống sứ người Pháp, Jean Thomas Raoul Bonnal, cho đem từ bên Nhật qua. Xe kéo Hà Nội xuất hiện một năm sau chiếc xe hơi đầu tiên tại Âu Châu và một năm trước xe tramway, một loại xe do ngựa kéo. Gần 15 năm sau, Sài G̣n mới biết tới loại xe này.


    H́nh ảnh xe kéo là một trong những sắc thái đặc thù của Đông Dương được họa sĩ Adrien Marie vẽ trong một bức tranh cổ động cuộc đấu xảo năm 1889 tại Pháp

    Lịch sử phát triển xe kéo tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1884 khi một nhà thầu người Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe cung cấp cho cả miền Bắc, khi đó c̣n gọi là Tonkin. Từ đó, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội và chỉ dành cho những người có chức, có tiền sử dụng làm phương tiện di chuyển trong khi đi bộ vẫn là phương tiện chính của đại đa số dân chúng.

    Ngồi trên xe kéo nói lên cho sự giàu có và uy quyền của người Pháp và các gia đ́nh quyền quư người bản xứ nhưng trước đó các tiểu thư khuê các Hà Thành thường ít khi dùng đến xe kéo v́ sợ hiểu lầm là… Me Tây. Thời đó, phụ nữ người bản xứ khi lấy người Pháp tại thuộc địa thường bị mỉa mai là “Me Tây” cũng như sau này ở Sài G̣n có một số người bị gán cho “danh hiệu”… “Me Mỹ” khi họ kết hôn với người Mỹ.



    Xe kéo trước khách sạn Metropole (đường Henri Rivière), Hà Nội

    Một hăng cho thuê xe kéo sau đó được thành lập tại Hà Nội. Những chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, chạy không êm nhưng hành khách phải giữ chỗ trước một ngày nếu muốn được thuê. Dần dà, bánh xe kéo được bọc cao su nên khi chạy êm hơn và loại xe bánh sắt chuyển ra các vùng ngoại ô.

    Cuộc cách mạng “bánh xe” đă phân chia thành hai loại khách sử dụng: loại bánh cao su được dành cho giới quan chức thuộc địa và gia đ́nh trong khi loại bánh sắt dành cho giới trung lưu người bản xứ.


    Xe kéo Hà Nội (1900)

    Ngay cả những xe kéo với bánh cao su cũng chia ra làm hai loại, loại b́nh thường và loại của hăng OMIC. Loại nầy có chổ ngồi bằng nhôm trắng bóng và có nệm ḷ xo cũng được bọc vải trắng, dĩ nhiên đi xe loại nầy th́ mắc tiền hơn là đi xe loại thường.

    H́nh ảnh về các quan lại, binh lính, chức dịch… thời đại phong kiến dưới triều đại phong kiến qua góc nh́n của các nhiếp ảnh gia người Pháp khi họ đến Đông Dương trong đó có Việt Nam cho thấy một cái nh́n đầy đủ về một thời kỳ đă kéo dài ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

    https://i.postimg.cc/x1KB9zs9/176-8-...phu-keo-xe.jpg
    Hăng xe kéo Hà Nội

    Chiếc xe kéo được coi là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp giữa người lao động phải dùng sức ḿnh để kiếm miếng cơm manh áo và hành khách ngồi phía sau là giới quyền quư, giàu sang. Truyện ngắn Người ngựa – ngựa người của Nguyễn Công Hoan đă nói lên cuộc đời cơ cực của người kéo xe, c̣n được gọi bằng “cu-li”, giữa khung cảnh đêm 30 Tết.

    Truyện kể anh phu xe đói khách trong đêm giao thừa gặp phải một cô khách tân thời tưởng lắm tiền ai ngờ lại quá keo kiệt, chỉ trả hai hào cho một giờ bao xe. Anh kéo xe giờ cho nên cũng chỉ chạy tà tà, theo cách Nguyễn Công Hoan mô tả: “đít nhổm mạnh, mà bước ngắn”.

    Truyện chỉ có 2 nhân vật và người đọc thoạt đầu cứ tưởng như thuộc hai giai cấp khác nhau nhưng cuối cùng cũng nhận ra họ chỉ là “người ngựa” kéo phía sau là “ngựa người”, một “bà” khách lại là một cô gái “ăn sương” thuê xe kéo để đi kiếm khách trong đêm giao thừa. Đă không có tiền trả anh xe kéo, “bà” khách lại c̣n mượn anh hai hào để mua gói thuốc lá, bao diêm và cả hạt dưa để cắn!

    Anh phu xe th́ hí hửng khi giờ khắc giao thừa đến gần: “Mười lăm phút nữa, ḿnh sẽ có sáu hào. Sáu hào với hai hào là tám. Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín. Chín hào! Mở hàng ngay từ lúc năm mới vừa đến. Thật là may! Mới năm mới đă phát tài! Thôi, sang năm tất là làm ăn bằng mười bằng trăm năm nay”.


    Xe kéo Hà Nội

    Nguyễn Công Hoan dẫn người đọc đến một đoạn thật hấp dẫn sau khi anh phu xe đă kéo “bà” khách đi khắp phố phường Hà Nội gần 2 giờ đồng hồ trong đêm giao thừa:

    - Này, anh đỗ xuống tôi bảo. Tôi nói thực với anh nhé. Bây giờ đă về sáng rồi, chắc anh kéo tôi măi cũng đến thế mà thôi. Tôi th́ thực không có tiền giả anh đâu. Tôi gán cho anh khăn, áo, đồng hồ mà anh không lấy, th́ tôi chả biết nghĩ thế nào cho phải cả. Thôi th́ anh kéo tôi ra chỗ kín, vắng, anh muốn bắt tôi ǵ tôi xin chịu.
    - Tôi bắt ǵ cô mà tôi bắt!
    Cô ả nắm lấy tay, vỗ vào vai anh xe, nhăn nhở cười:
    - Anh này thực thà quá, nghĩa là chỉ có anh với tôi thôi, th́ người tôi đây, anh muốn làm ǵ tôi cũng bằng ḷng.
    - Ối thôi! Tôi lạy cô. Nhỡ cô đổ bệnh cho tôi th́ tôi bỏ mẹ tôi.
    - Không sợ, tôi mới khám bệnh hôm qua.
    - Thôi, tôi chắp tay tôi van cô, cô có thương tôi th́ mời cô xuống xe cho tôi về, và xin cô tiền xe!
    - Thế th́ anh cứ kéo tôi về nhà tôi, xem có đồ đạc ǵ đáng giá, th́ anh cứ việc lấy.


    Xe kéo trên đường Paul Bert, ngày nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội (1915)

    Đến cửa một nhà săm, cô ả bảo anh xe kéo ghé vào để hỏi vay tiền. Mệt lử nên trong khi chờ khách vay tiền anh phu xe ngủ gật. Khi pháo giao thừa nổ vang anh mới tỉnh dậy. Vào hỏi thăm anh bồi “săm” mới biết là cô gái đă chuồn mất bằng cổng sau. Và đây là đoạn kết:

    “Anh xe nghiến răng, cau mặt, lủi thủi ra hè, cầm cái đệm quật mạnh vào ḥm đánh th́nh một cái! Anh móc túi lấy bao diêm đốt vía, rồi khoèo bàn chân, co cái càng lên, đưa tay ra đỡ, thủng thẳng dắt xe đi… Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng toạch toạch”.

    https://i.postimg.cc/B6X0ZvLN/176-10...sse-pousse.jpg

    Phu xe “đói” khách

    Như đă nói ở phần trên, Sài G̣n xưa vào năm 1898 mới làm quen với xe kéo, khoảng gần 15 năm sau Hà Nội. Lư do cũng dễ hiểu là xứ thuộc địa chính thức của người Pháp có phương tiện di chuyển duy nhất là những chiếc xe do ngựa kéo mà người Pháp gọi là “Malabar” hay “Boîte d’allumettes” (v́ xe có dáng dấp như một hộp diêm).

    Một đặc điểm của xe kéo Sài G̣n vào đầu thập niên 1920 là mỗi chiếc đều được cấp phát số xe gồm 4 chữ số để dễ kiểm soát khi lưu thông, trong khi đó, xe kéo Hà Nội không có. Dưới đây là một số h́nh ảnh về xe kéo tại miền Nam:


    Xe kéo và xe ngựa trước chợ Bến Thành đầu thập niên 1920

    https://i.postimg.cc/1XGYyxHJ/176-13...-ann-es-20.jpg
    Xe kéo và xe hơi trước “Hôtel de Ville”

    https://i.postimg.cc/28YK26kJ/176-14...aigon-1915.jpg
    Xe kéo trước Nhà hát Thành phố

    https://i.postimg.cc/t4SvqN3Q/176-15...-Nh-th-c-B.jpg
    Xe kéo trước Nhà thờ Đức bà

    https://i.postimg.cc/cCSX99SY/176-16...ue-Catinat.jpg
    Xe kéo trên đường Catinat (ngày nay là Đồng Khởi)

    https://i.postimg.cc/qBsmhTsG/176-17-Ch-L-n.jpg
    Xe kéo trong Chợ Lớn

    Phụ Lục:
    Phần này đáng lẽ đăng ở trong bài “Phương Tiện Di Chuyển: Kiệu, Vơng”. Khỉ đăng bài tôi quên nên bỏ ở đây để quư vị thưởng thức lại hai câu:

    …Me em ngồi cáng tre,
    Thầy theo sau cỡi ngựa,
    Thắt lưng dài đỏ hoe…


    Chùa Hương Thơ của Nguyễn Nhược Pháp
    https://www.youtube.com/watch?v=_3QIBu8UnvM


    1 nhận xét:

    Hồng Ngọc09:29 28 tháng 8, 2013
    Việc trích dẫn truyện ngắn "Ngựa người, người ngựa" (Nguyễn Công Hoan) vào bài nghiên cứu này quả là chỗ thể hiện công phu dụng tâm và tài năng của anh Chính. Nó không những làm giảm sự khô cứng hàn lâm bắt buộc của đề tài loại này mà ngược lại, nó làm tăng tính văn học cho bài viết, dùng văn học để vẽ lại thời sự quá khứ (miêu tả sự kiện lịch sử). Hoan hô anh.
    PS: Rất lâu sau này, hiếm thấy một tấm h́nh Nhà thờ Đức Bà nào đẹp như h́nh đăng trong bài này!

    Trả lời

  8. #478
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những phương tiện di chuyển đă đi vào dĩ văng (3/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...vao-di_30.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...vao-di_12.html

    Xe ngựa

    Thời cổ, giới quyền quư Trung Hoa dùng xe do ngựa kéo mỗi khi di chuyển. Thời trung cổ, tại Pháp và một số nước châu Âu giới quư tộc thường đi loại xe do hai ngựa kéo, xe song mă thể hiện đẳng cấp của những người thuộc gia đ́nh quyền quư. Ngày nay các loại xe song mă chỉ c̣n được dùng trong việc đưa khách du lịch đi ngoạn cảnh.


    Xe song mă phục vụ khách du lịch tại Melbourne, Úc châu
    (Ảnh tác giả chụp)

    Tại miền Nam vào những năm 1880 của thế kỷ 18, xe ngựa là phương tiện đi lại b́nh dân và phổ biến ở vùng Sài G̣n-Gia Định. Đây là loại xe do một ngựa kéo được bắt nguồn từ kiểu cỗ xe song mă sang trọng của Pháp được người dân miền Nam chế tác cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xă hội và địa h́nh của Việt Nam.

    Trước đó, người Pháp đă đưa xe ngựa vào Đông Dương làm phương tiện vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa. Người Pháp gọi xe ngựa ở thuộc địa là “Malabar” và sau này c̣n có tên “Boîte d’allumettes” v́ h́nh dáng giống như một hộp diêm quẹt.

    Một trong những h́nh ảnh được coi là xưa nhất của xe ngựa tại Sài G̣n là chiếc xe của Nhà máy Sản xuất Thuốc phiện (Manufacture d’Opium) được chụp vào khoảng đầu thập niên 1980 (*).

    Có thể thấy ḍng chữ bằng tiếng Pháp trên thành xe ghi rơ là xe của nhà máy. Phía bên trái là h́nh của một người phu xe kéo đứng nh́n chiếc xe ngựa, h́nh như anh rất ngạc nhiên với h́nh ảnh một chiếc xe do ngựa kéo được người Pháp đưa vào Đông Dương.


    Xe ngựa trước Nhà máy Sản xuất Thuốc phiện tại Sài G̣n

    Xe ngựa dưới dạng xe “cải tiến” đơn giản c̣n được dùng trong hoạt động của quân đội viễn chinh Pháp tại thuộc địa Đông Dương. Loại xe này dùng để chuyên chở quân trang, quân dụng trong lực lượng vơ trang của quân đội thuộc địa.


    Xe ngựa dùng trong quân đội thuộc địa

    Loại xe ngựa cầu kỳ hơn được dùng để chuyên chở hành khách là những viên chức thuộc địa và gia đ́nh. Những chiếc xe này mang dáng dấp của loại xe song mă thường thấy tại Âu châu với “xà ích” là người bản xứ.

    Như vậy, ngay trong giới lái xe người bản xứ cũng phân chia nhiều đẳng cấp tùy theo mức độ sang trọng của phương tiện: thấp nhất là phu xe kéo (c̣n được gọi là cu-li), kế đến là “xà ích” (người điều khiển xe ngựa) và cao nhất là tài xế xe hơi (chaffeur).


    H́nh ảnh các phương tiện giao thông trước Nhà thờ Đức Bà vào những năm 1920s

    Đặc điểm của thời kỳ xe ngựa mới du nhập vào Đông Dương là loại song mă hoặc chỉ có một ngựa kéo. Riêng phần thân xe được đặt trên 4 bánh, hai bánh sau có đường kính lớn hơn hai bánh trước để giữ đối trọng với ngựa chạy phía trước, khác hẳn với xe ngựa do người Việt chế tạo sau này chỉ với hai bánh.

    https://i.postimg.cc/pXYX6pDn/177-5-...he-Central.jpg
    Xe ngựa tại chợ Bến Thành

    https://i.postimg.cc/25qYr6BG/177-6-...ar-Nadal-1.jpg
    Xe ngựa bên Nhà thờ Đức Bà


    Xe ngựa Sài G̣n khoảng 1930

    https://i.postimg.cc/brp4DNdK/177-9-Xe-ng-a-Ch-L-n.jpg
    Xe ngựa Chợ Lớn


    Chiếc Malabar một ngựa

    Tại miền Bắc, khi đó c̣n được gọi là Tonkin, người Pháp cũng sử dụng xe ngựa cho các quan chức thuộc địa nhưng số lượng không đáng kể so với miền Nam, c̣n có tên là Cochinchine.

    https://i.postimg.cc/XYpmyP77/177-11...-H-i-Ph-ng.jpg
    Xe song mă tại Hải Pḥng

    Trước những loại xe ngựa sang trọng của Pháp, người Việt đă mày ṃ sáng tạo ra loại xe một ngựa đơn giản và b́nh dân hơn để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Loại xe một ngựa này c̣n có một cái tên khác là xe thổ mộ.

    Có rất nhiều cách giải thích về xuất xứ về tên gọi xe thổ mộ tại miền Nam. Có người nói thổ mộ vốn có mái che khum khum giống h́nh ngôi mộ nên người b́nh dân gọi là… “thổ mộ”. Giải thích mang tính cách ngôn ngữ học cho rằng “thổ mộ” là chữ đọc trại từ “thảo mă” hay “thụ mă” theo tiếng của người Quảng Đông vốn là số đông người Hoa sinh sống tại miền Nam.

    https://i.postimg.cc/YSFPdmW5/177-12-Xe-ng-a-3.jpg
    Xe thổ mộ chuyên chở hàng hóa giữa Sài G̣n

    Lại có ư kiến cho rằng “thổ mộ” chính là chữ đọc trại từ Thủ Dầu Một, thuộc tỉnh B́nh Dương, nơi được coi là “cái nôi” của của xe thổ mộ. Để dẫn chứng giả thuyết này, người ta dẫn chứng một bài vè cổ về 47 chợ tại miền Nam:

    … Khô như bánh tráng là chợ Phan Rang,
    Xe thổ mộ dọc ngang là chợ Thủ Dầu Một
    Chẳng lo ngập lụt là chợ Bưng Cầu…


    Vào những thập niên 40 và 50 là giai đọan phát triển của xe thổ mộ. Tại chợ Thủ Dầu Một có đến 3 bến xe thổ mộ hoạt động nhộn nhịp, có khi lên đến trên 50 chiếc. Không chỉ vậy, Thủ Dầu Một c̣n có nhiều trại mộc đóng xe thổ mộ có tiếng với thùng xe đẹp, trang nhă, bánh xe bền chắc. Xe sản xuất tại Thủ Dầu Một c̣n được gọi là xe “Thùng Thủ” để phân biệt với các nơi sản xuất khác và cũng để khẳng định “đẳng cấp” của ḿnh.


    Xe thổ mộ nh́n từ phía sau
    (http://www.flickr.comphotosnguyen_ngoc_chinh2848887599)

    Để làm một chiếc xe thổ mộ đ̣i hỏi nhiều yêu cầu khắt khe chứ không đơn giản như người ta tưởng. Kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của thùng xe phải cân bằng khi di chuyển trên mọi địa thế. Thùng xe được đặt trên hai thanh nhíp gồm 4 lá thép để giảm độ sóc khi xe chạy trên đường. Nói chung, từng chi tiết của xe phải chính xác để tạo sự an toàn khi chuyển động.

    Gỗ làm xe thổ mộ phải là loại tốt như Giáng Hương, Căm Xe, gỗ mít… không bị mối mọt. Quan trọng nhất là cặp bánh xe v́ là phần chịu tải chính nên được làm rất cẩn thận, trục ngang của xe bằng ống thép chịu lực cho thùng xe nhưng lại không dùng bạc đạn mà chỉ có ổ trục.

    Mỗi bánh xe được ghép từ sáu mảnh gỗ gắn với 12 chiếc căm cắm vào trục bánh xe. Sau đó, một ṿng sắt quấn quanh bánh xe để bảo vệ phần gỗ và cuối cùng một lớp nệm cao su được nịt chặt ở ṿng ngoài.



    Xe thổ mộ trên đường phố

    Thùng xe được thiết kế thoáng mát, tạo sự thoải mái cho hành khách nhưng có vẻ hơi cao so với mặt đường trong khi chỉ có một miếng sắt để khách lên xuống xe. Đây cũng là điểm yếu của xe thổ mộ nhưng một số người lại thích ngồi vắt vẻo trên xe với hai chân đong đưa để ngắm nh́n đường phố.

    Bên trong thùng xe, khách ngồi trên chiếu đâu mặt nhau, guốc dép máng ở hai cọc sắt phía sau hai góc thùng. Nếu vắng th́ khách ngồi tḥng chân ở phía có bàn đạp lên, xuống. Hai vè bên thùng xe uốn gợn sóng có thể dùng để gác hàng hóa. Và trên cùng là cái mui uốn cong, lợp thiếc, nhô ra tới nửa ḿnh ngựa, khum lại giống như mui chiếc ghe bầu nhưng cũng trông tựa một cái… mả nên nới gọi là thổ mộ (?).



    Ngựa, xà ích và hành khách

    Âm thanh của chiếc thổ mộ với những tiếng kêu “lóc cóc, lọc cọc” phát ra từ móng ngựa được bọc sắt tiếp xúc với mặt đường nhựa cũng trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người miền Nam. Có nhiều xe c̣n gắn lục lạc cho ngựa nên khi chạy trên đường tiếng lục lạc ḥa lẫn tiếng lọc cọc, cộng với tiếng “họ, họ” điều khiển ngựa của người xà ích tạo thành một bản nhạc đặc thù của xe ngựa Sài G̣n xưa.

    Về sau, có ḍng xe thổ mộ “văn minh” hơn, được cải tiến từ bánh xe gỗ sang bánh xe bằng cao su bơm hơi với đường kính nhỏ hơn và do đó thùng xe cũng thấp hơn. Loại xe này giúp hành khách lên xuống thoải mái, an toàn. Khi chạy trên đường, lốp xe cao su êm hơn nhưng ngược lại, “tiếng nhạc” thổ mộ vốn có mất dần đi khiến những người “hoài cổ” không t́m lại được cái thú của ngày nào.



    Ḍng xe thổ mộ có bánh xe cao su

    Ngựa kéo xe thổ mộ thường là những con ngựa đua đă có tuổi, không c̣n đủ sức vẫy vùng trên đường đua nhưng vẫn c̣n có thể di chuyển giữa ḷng đường phố nhộn nhịp xe cộ. Bộ yên lưng bằng da có hai quai lồng vào hai càng xe đặt hai bên vai ngựa. Sợi yên lưng c̣n lồng vào đuôi ngựa để khi xuống dốc có tác dụng kềm ngựa. Lại c̣n có dây bụng nâng ngực ngựa khi xe chạy. Người xà ích đôi khi xếp khách ngồi dịch lên hoặc lùi xuống là để cho ngựa không bị sức nặng đè vai hoặc bó chặt ngực khó chạy.

    Đọc truyện Chiếc xe thổ mộ của Bích Thủy ta mới thấy sự gắn bó thân thương giữa người xà ích và con ngựa kéo xe:

    “Bộ giây cương treo trước tầu ngựa đă lên nước bóng láng. Gần đó, phía bên trái, chiếc xe thổ mộ cũng đă đuợc lau chùi cẩn thận nằm dưới bóng râm mát của cây trứng cá. Chỉ c̣n có con Long Mă nữa là xong. Long Mă là tên của con ngựa. Nó cũng cần tắm rửa sạch sẽ.

    B́nh mỉm cười khi nghĩ đến con ngựa. Nó đứng trong tầu, khuất sau mấy gióng gỗ, mớ lông đuôi nhịp nhàng phe phẩy. B́nh nói với nó:
    - Chờ một lát nữa nghe !

    Long Mă quay đầu lại hí nhẹ một tiếng, rồi vục mơm vào đống cỏ tươi trong góc chuồng.”



    Con Long Mă già rồi. Nó đă 28 tuổi ngựa! Tuy vậy nó vẫn c̣n giữ được phong độ của loài ngựa đua: Cao, thon, bộ da nâu sậm đă hơi nhăn v́ các thăn thịt không c̣n săn sái như hồi c̣n sung sức. Nhưng bộ gió nó vẫn c̣n, nhất là đôi mắt vẫn c̣n giữ nguyên vẻ tinh nhanh”.


    Nhân vật B́nh ở đoạn trích dẫn mới chỉ là cháu nội của cụ Lâm, người xà ích sống ở Ngă ba Ông Tạ, ngày ngày chạy xe thổ mộ đón khách dọc theo đường Lê Văn Duyệt đến chợ Ḥa Hưng, chợ Chí Ḥa, ga Ḥa Hưng... Hồi c̣n trẻ, cụ Lâm là một tay đua “tuyệt phích”. Về già, hai ông cháu thui thủi sống bên nhau, lấy chiếc xe thổ mộ làm kế sinh nhai.

    Long Mă đă từng đoạt giải Quốc Khánh 1957, giải Mùa Xuân 1957 và giải Trung Thu 1958 tại trường đua Phú Thọ: “Con Long Mă nom thật oai vệ. Bộ lông của nó đă được B́nh chải chuốt, óng đỏ dưới ánh nắng dịu. Trên đầu của nó được trang điểm thêm một chùm lông trĩ đứng ngộ nghĩnh giữa hai chiếc tai vểnh nhọn, nom như chiếc măo của một vơ tướng thời xưa!”

    Hai ông cháu sống vào thời kỳ suy tàn của xe thổ mộ trước sự ra đời ồ ạt của xe xích lô, nhất là cyclo máy, đang đánh dạt xe thổ mộ ra vùng ngoại ô. Và cuộc chiến thầm lặng giữa thổ mộ và cyclo đang đi dần đến hồi kết cuộc.

    https://i.postimg.cc/YCGDSmbv/177-17...-Xe-Tho-Mo.jpg
    Chiếc xe thổ mộ, tiểu thuyết của Bích Thủy
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

    Không chỉ tập trung tại Sài G̣n, xe thổ mộ c̣n lan tỏa ra các tỉnh phía Nam nhằm đáp ứng việc đi lại trong vùng, mua sắm, thăm viếng, cưới hỏi… người ta đều chọn xe ngựa v́ tính tiện lợi và rẻ tiền của nó. Người ta có thể lên và xuống xe tại bất cứ chỗ nào nên xe thổ mộ gắn bó mật thiết với người b́nh dân. Đây cũng là nét văn hóa và lịch sử của miền Nam nói chung và Sài G̣n nói riêng.

    Một chút buồn thoáng qua khi h́nh dung đến h́nh ảnh chiếc xe thổ mộ ngày xưa. Một nỗi buồn không tên vẫn thường đến với những người mang nỗi ḷng hoài cổ:

    …Tôi không c̣n là tôi. Tôi trở thành ai đó
    Những cuộc t́nh như trưa nắng lao xao
    Xe thổ mộ ngỡ ngàng quanh chợ huyện
    Chở tôi về nhưng tôi biết về đâu?...

    (thơ Lê Minh Quốc)


    https://i.postimg.cc/kg01RXpf/177-18...t-leurs-cl.jpg
    Bến xe ngựa ở Tây Ninh

    ***
    Chú thích:

    (*) Nhà máy Sản xuất Thuốc phiện (Manufacture d’Opuim): Từ khi chiếm được Đông Dương, người Pháp đă biết đến một nguồn lợi tài chính họ có thể thu được từ thuốc phiện mà sự tiêu thụ đă lan tràn khắp nơi trong dân chúng.

    Năm 1861, hai người Pháp đă được dành cho độc quyền buôn bán thuốc phiện, với một khoản lệ phí nộp cho chính quyền mỗi năm là 92.000$, nhưng mặc dù được hưởng những ưu đăi, việc kinh doanh của họ đă gặp nhiều trở ngại.

    Đến năm 1864 và sau đó, bằng phương thức đấu thầu do chính quyền thuộc địa tổ chức 3 năm một lần, độc quyền buôn bán thuốc phiện đă luôn về tay những người Trung Hoa, ban đầu thuộc bang Quảng Tây rồi sau đó là Phúc Kiến. Do sự câu kết thông đồng của những người Hoa tham dự thầu, số tiền thu về cho chính quyền qua các kỳ đấu thầu măi không tăng thêm được bao nhiêu, dù việc buôn bán thuốc phiện của họ ngày càng mở rộng và phát triển.

    Năm 1881, Toàn Quyền Le Myre de Vilers quyết định thay thế việc nhượng quyền buôn bán thuốc phiện bằng việc quản lư trực tiếp của chính quyền thuộc địa. Thật ra, vị Toàn Quyền này biết rằng nếu nằm trong tay người Trung Hoa, việc buôn bán thuốc phiện chẳng khác nào một vơ khí nguy hiểm cho nền an ninh và quyền lợi của người Pháp.

    Đến cuối năm 1881, Cơ quan Thuế Trực thu được thành lập để bảo đảm việc khai thác độc quyền về rượu và thuốc phiện, và cũng để tiếp tục theo đuổi việc thu thuế đánh vào lúa gạo xuất khẩu. Chính vào thời kỳ này mà Nhà máy Sản xuất Thuốc phiện được thành lập ở Sài G̣n tại số 74 đường Paul Blanchy (ngày nay là đường Hai Bà Trưng).

  9. #479
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những phương tiện di chuyển đă đi vào dĩ văng (4/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-i-vao-di.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...vao-di_13.html

    Xe Cyclo

    Tôi c̣n nhớ măi kỷ niệm sau khi đi học tập cải tạo về, gặp lại một anh bạn hồi xưa cũng dạy tại Trường Sinh ngữ Quân đội Sài G̣n. Gặp nhau giữa thời điêu linh tuy có khổ thật nhưng lại có nhiều chuyện để nói. Tôi hỏi anh bạn lúc này làm ǵ, anh trả lời tỉnh bơ: “Xô-xích-le!”.

    H́nh như biết tôi mới từ trại cải tạo ra, chưa bắt kịp loại ngôn ngữ “thời thượng” xuất hiện sau ngày Sài G̣n đổi tên, anh bạn giải thích: “Đạp xe xích lô ấy mà!”. Quả thật đó là lần đầu tiên tôi được nghe đến “Xô-xích-le”, cái tên nghe lạ tai với âm hưởng của tiếng Pháp.


    Biết đâu chừng người đạp “xô xích le” là một người đă tốt nghiệp trường…
    Đại học Cải tạo?

    “Xích-lô”, suất xứ từ tiếng Pháp “cyclo”, là một phương tiện giao thông sử dụng sức người, di chuyển trên 3 bánh dùng để chở khách hoặc hàng hóa. Người lái xe cũng vận hành cyclo như một chiếc xe đạp nên c̣n được gọi là “xích-lô đạp” và sau này được cải tiến với động cơ xe gắn máy để thành “xích-lô máy”.

    Cũng áp dụng cách vận hành tương tự như cyclo, c̣n có xe ba gác với thùng xe đặt ở phía trước để chở đồ đạc cồng kềnh và sau này xe ba gác lại được cải tiến thành xe ba gác máy với động cơ của xe gắn náy.

    Ngược lại với cyclo, ở miền Tây, hay c̣n gọi là Lục Tỉnh, có loại xe đạp kéo thùng chở khách đằng sau được gọi là xe lôi, rất phổ biến ở các tỉnh miền đồng bằng sông Cửu Long. Dần dà người ta lại dùng xe máy để kéo, cũng tương tự như người anh em là chiếc cyclo máy.


    Xe lôi miền Tây

    Chiếc cyclo đầu tiên xuất hiện tại Sài G̣n năm 1938 nhưng mẫu thiết kế lại không do người Việt vẽ kiểu mà lại là “tác phẩm” của một người Pháp. Lịch sử chiếc cyclo lại c̣n ly kỳ hơn, chiếc cyclo đầu tiên chính thức được nhà cầm quyền bảo hộ cấp phép lưu hành không phải là ở Sài G̣n mà là Phnom Penh, thủ đô của xứ Chùa Tháp trong Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Nam, Cao Miên và Lào.


    Cyclo Phnom Penh năm 1938

    Xích lô xuất hiện vào khoảng năm 1938 tại Phnom Penh. Chiếc đầu tiên do một người Pháp, dân miền Charente tên là Coupeaud, một người đam mê thể thao vẽ kiểu. Phải vất vả lắm Coupeaud mới vận động Bộ Công chánh công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành, sau khi đă tham khảo ư kiến của hai nhà vô địch Tour de France là Georges Speicher và Le Grèves.

    Để “tiếp thị” chiếc xe chở khách chạy bằng 3 bánh và người lái ngồi phía sau xe, Coupeaud đă tổ chức một cuộc hành tŕnh “giới thiệu sản phẩm” dài gần 200km từ Phnom Penh đến Sài G̣n do hai người thay phiên nhau đạp xe trong thời gian 17 giờ 23 phút!

    Và cyclo đă chinh phục Sài G̣n xưa với 40 chiếc vào năm 1939, nhưng chỉ một năm sau, năm 1940, Sài G̣n đă có khoảng 200 chiếc cyclo chạy trên đường phố.


    Cyclo Saigon 1950

    Nh́n khái quát, cyclo là sự kết hợp và gắn nối của các ống sắt đủ loại, đủ kích cỡ, từ thanh bảo vệ hành khách ở phía trước đến phần ngồi của người điều khiển phía sau. Hai phần này được nối với nhau bằng một trục nằm dưới gầm xe, phía dưới chỗ ngồi của khách, có tác dụng giúp người lái xe có thể quẹo phải, trái hay đi thẳng về phía trước.

    Phần yên xe của người điều khiển cũng là một kết cấu đơn giản với thắng tay nằm ngay phía dưới qua h́nh thức một chiếc ṿng sắt hoặc một thanh ngang để người lái có thể kéo lên mỗi khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe.


    Thắng tay nằm ở ngay dưới chỗ ngồi của người điều khiến

    Lái cyclo không phải dễ như mọi người tưởng. Yên xe rất cao nên những người “thiếu thước tấc” rất khó “leo” lên, đó là chưa kể khi leo được lên yên chưa chắc đă đạp được hết ṿng nếu chân quá ngắn.

    Phần sau của xe được nối với thùng xe bằng một trục thẳng đứng nên khi cua ngặt sẽ khiến xe mất thăng bằng, dễ bị lật. Tuy nhiên, tôi đă có lần được chứng kiến “cao thủ” cyclo biểu diễn chạy xe bằng… 2 bánh. Có nghĩa là nghiêng hẳn một bên xe, và dĩ nhiên là trên xe không có khách.

    https://i.postimg.cc/zBcR33df/178-6-...er-en-1955.jpg
    Cyclo trước Ṭa Đô Chánh
    (H́nh do R. Cauchetier chụp năm 1955)

    Khi khách bước lên hoặc xuống xe, người điều khiển phải kềm phần sau v́ nếu khách thuộc loại “nặng kư” sẽ khiến đuôi xe chống ngược. Lại nữa, người lái cyclo phải là tay giỏi… “thương lượng” v́ khách trước khi lên xe bao giờ cũng kỳ kèo mặc cả. Tùy hoàn cảnh, người lái xe có thể chấp nhận cái giá mà khách trả hay xách xe không kiếm mối khác!

    Chân dung người đạp xích lô cũng muôn h́nh vạn trạng. Đó có thể là người trên đầu đội chiếc nón lá, quần ống thấp ống cao, lep kẹp đôi dép lộ rơ mười ngón chân cáu bẩn. Buổi trưa nắng gắt bác cyclo t́m một chỗ dưới gốc cây, đánh một giấc ngay trên xe để lấy sức tiếp tục rong ruổi trên đường phố kiếm cơm.


    Giấc ngủ trưa của người đạp cyclo

    Có sự phân biệt rơ ràng giữa cyclo Sài G̣n và cyclo Hà Nội. Trong khi cyclo Sài G̣n chỉ ngồi được một người (nếu cần có thể “nhét” thêm một khách nữa) th́ cyclo Hà Nội có thể chở được hai người ngồi một cách thoải mái.

    Cyclo Sài G̣n là phương tiện chuyên chở b́nh dân nên trông cũ kỹ với mui xe, hai bên hông và phía trước được che bằng vải bạt khi trời mưa… trong khi cyclo Hà Nội sinh sau đẻ muộn nên được o bế một cách diêm dúa, mui xe làm như cái lọng của vua chúa… thường được dùng để phục vụ khách du lịch.


    Cyclo Hà Nội

    Theo sự tiến bộ của khoa học, chiếc cyclo máy được ra đời vào đầu thập niên 1960. Những người đến Sài G̣n lần đầu tiên đều rất thích thú được ngồi trên phương tiện chuyên chở độc đáo này để ngắm nh́n đường phố. Cyclo máy chạy nhanh hơn cyclo đạp và người điều khiển thường là những thanh niên khỏe mạnh trong khi cyclo đạp thường do những người nhiều tuổi hơn điều khiển.

    Cyclo máy được lắp ráp ngay tại miền Nam, với những phụ tùng, linh kiện nhập cảng từ Pháp: động cơ cuả hăng xe mô tô Peugeot, loại 125 phân khối, dùng xăng pha nhớt. Đây là loại động cơ 2 th́ nên khi nổ máy khói phun mịt mù, tiếng máy của xe cũng thuộc loại gây “ô nhiễm tiếng ồn”.


    Cyclo máy Sài G̣n

    Cyclo máy ra đời vào thời kỳ chiến tranh leo thang với sự xuất hiện của quân đội đồng minh, nhất là lính Mỹ rất thích phương tiện chuyên chở này. Có người nước ngoài c̣n nói đi cyclo máy Sài G̣n c̣n thú vị hơn ngồi xe hơi mui trần “convertible”.

    Một anh lính Mỹ viết thư về nhà mô tả chiếc cyclo máy, đại khái như “một con quái vật há mồm, hùng hổ trên đường”… “ngồi cyclo máy tựa như phi thuyền phóng lên mặt trăng”… Tuy nhiên, họ cũng nh́n thấy sự nguy hiểm ŕnh rập khi ngồi trên chiếc cyclo máy chạy nhanh, nếu tai nạn xảy ra, hành khách là người bị nặng nhất c̣n người lái xe ngồi ở măi phía sau.


    Lính Mỹ trên chiếc cyclo máy

    Chiếc xích-lô cũng đă đi vào điện ảnh với phim Cyclo của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng qua sự hợp tác của hăng phim Giải Phóng và Salom Films Studio của Hồng Kông. Phim lấy bối cảnh là Sài G̣n xưa, ngoài dàn diễn viên người Việt c̣n có sự tham gia của ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Lương Triều Vĩ (*).

    Phim đă đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venise năm 1995 nhưng lại bị cấm chiếu tại Việt Nam. Thời điểm đó, việc phim bị cấm đă gây nên nhiều phản ứng trong nội bộ giới chuyên môn điện ảnh. Đến nay, không ít người cho trong giới cho rằng trường hợp phim Cyclo là "án oan" đối với một tài năng điện ảnh như Trần Anh Hùng.

    Nhân vật chính của phim là Xích Lô do Lê Văn Lộc đóng. Anh vốn là một tay lơ xe ở Quảng Ngăi được đạo diễn Trần Anh Hùng vô t́nh phát hiện. Say phim này, Lộc cho biết anh sẽ đem tiền về quê học nghề lái xe, chứ không dám đóng phim nữa.

    Trong phim, nhân vật chính là Xích Lô, một thanh niên chất phác, mồ côi cha mẹ, anh làm nghề lái cyclo kiếm sống tại Sài G̣n. Xích Lô ở trong một căn hộ rách nát với gia đ́nh gồm chị (Trần Nữ Yên Khê), một người em gái đang đi học và ông nội làm nghề vá xe đạp trên phố.

    Một hôm, trong lúc đi tiểu tiện ngoài vỉa hè, chiếc xích lô mà Xích Lô mượn của bà Buồn (Như Quỳnh) bị cướp. Trong lúc bế tắc v́ nợ nần, anh chấp nhận đi theo băng đảng của bà Buồn và tay t́nh nhân của bà ta (Lương triều Vĩ) cướp của trả nợ.

    Theo băng đảng, Xích Lô phạm nhiều tội ác ghê gớm: cướp của, giết người... Từ đó anh phải sống trong sự dằn vặt và sợ hăi, nhiều lần tính chuyện rút chân khỏi băng đảng nhưng đều thất bại.

    Cầm đầu băng đảng này là Nhà Thơ (Lương Triều Vĩ đóng), y là một kẻ gian ác đồng thời là một nhà thơ, là người yêu của chị gái Xích Lô. Y cũng là người dụ dỗ chị gái Xích Lô trở thành gái mại dâm, phục vụ cho nhiều nhân vật bệnh hoạn: một lăo già thích xem đàn bà đái (Mạc Can đóng), 1 lăo thích sơn móng chân cho đàn bà, 1 thanh niên thích c̣ng tay đàn bà (Lê Tuấn Anh đóng)...

    Đêm 30 Tết, trong khi cả thành phố đang nhộn nhịp đón giao thừa, thằng Điên, đứa con trai bị thiểu năng trí tuệ của bà Buồn bị xe cán chết, đồng thời Nhà Thơ cũng tự thiêu với một tâm lư đầy mâu thuẫn. Xích Lô th́ dùng súng tự bắn vào ḿnh trong cơn say ma túy.


    “Siêu” cyclo

    Sau đêm giao thừa, mọi việc trở lại trật tự của nó. Xích Lô khi tỉnh dậy, rời khỏi băng đảng, bà Buồn mất con gần như hóa điên. Anh về với nghề đạp xích lô. Người chị trong lúc đi chùa đă bị mất di ảnh cuối cùng của Nhà Thơ, cũng trở về nhịp sống cũ. Đoạn cuối phim Xích Lô có nhắc đến con mèo, nói rằng: "nó c̣n đẹp hơn trước lúc nó đi lạc". Phim kết thúc trong bản hợp tấu đàn manđôlin của một lớp tiểu học: Rửa mặt như mèo.

    Do Trần Anh Hùng không rành tiếng Việt nên ông đă mời nhà thơ Nguyễn Trung B́nh hợp tác trong việc viết lời thoại phim. Nhà thơ này cũng là người sáng tác 3 bài thơ cho Nhà Thơ đọc trong những phút ngẫu hứng. Phần nhạc trong phim do nhạc sĩ Tôn Thất Tiết phụ trách, ông Tiết cũng là người làm nhạc cho Mùi đu đủ xanh. Với phim này ông đă được trao giải thưởng George Delerue 1995 về nhạc phim hay nhất.

    Cũng cần nói thêm, phim có sử dụng một số bài hát xưa như Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn, do 2 người cụt chân hát trong quán nhậu), Ru con (dân ca), tên cướp hát trong căn pḥng tối trước khi tử h́nh kẻ thù, Thằng Bờm (dân ca, do bà Buồn hát ru thằng Điên), Làng tôi (Văn Cao, do cô gái điếm), Bắc Kim Thang (dân ca, do học sinh lớp tiểu học hát) và Em ơi Hà Nội phố (Phú Quang, do ca sĩ Thanh Lam hát trong quán nước).

    http://2.bp.blogspot.com/-Qc-SEGkGOi...Phim+Cyclo.jpg
    Poster phim “Cyclo”

    Báo chí cũng có lần đưa tin “giật gân”: Tổng thống Obama bị ngă cyclo trên đường phố Yogyakarta, Indonesia. Vụ tai nạn đă làm cho Tổng thống bị găy chân trái và tay phải… Nhưng thật may mắn cho nước Mỹ, đấy không phải là tổng thống thật mà chỉ là bức tượng Barack Obama được làm từ sợi thủy tinh. Bức tượng là tác phẩm của nghệ sĩ Wilman Syahnur sáng tác cho liên hoan văn hóa nghệ thuật Biennale Jogja lần thứ 10 tại thành phố Yogyakarta.

    Trên đường đưa bức tượng từ Công viên Văn hóa Yogyakarta đến bảo tàng Quốc gia Jogja bằng xe xích lô, Wilman đă chở bức tượng đi dạo một ṿng trên khu phố mà Obama đă sống thời niên thiếu để "ông" chào mọi người.

    Theo mạng okezone.com, tai nạn xảy ra khi chiếc xích lô đă bị lật nhào và bức tượng tổng thống Mỹ đă bị rơi xuống đường. Tuy "ngài tổng thống" bị thương nặng như vậy nhưng Wilman cho biết anh sẽ cố “điều trị” lành lặn mọi vết thương cho "Obama” chỉ trong ṿng 1-2 ngày.

    https://i.postimg.cc/fLpjpHQ5/178-13...t-xe-cyclo.jpg
    H́nh chụp bức tượng Obama bị lật xe cyclo trên đường phố Yogyakarta, Indonesia

    Và để kết thúc bài viết về cyclo, xin kể thêm một chuyện, không biết là nên buồn hay vui. Trên trang ảnh Flickr tôi có post rất nhiều h́nh chụp các phương tiện giao thông ở Việt Nam, trong đó có cả những chiếc xe cyclo chạy trên đường phố. Tôi nhận được một comment như sau: “Ông này chắc từng làm nghề xích lô, nên mới chụp lắm h́nh xích lô thế”.

    Tôi đoán anh bạn này là người miền Bắc nên trả lời: “Ở miền Nam, một số người sau khi đi học tập cải tạo trở về làm nghề đạp cyclo… Tôi không ở trong trường hợp đó nhưng rất trân trọng những người lao động chân chính. Không nhất thiết đă từng đạp cyclo nên mới chụp nhiều h́nh cyclo”.



    https://i.postimg.cc/zXmFkPjG/178-14-capture-24.jpg
    ***

    Chú thích:

    (*) Xem phim "Cyclo" tại:


    2 nhận xét:

    Hồng Ngọc08:55 3 tháng 9, 2013
    Chừng như có một sự ḥa quyện khá tinh tế giữa tính hàn lâm sử học, tính văn nghệ, tính humour trong entry (mà tôi nh́n như tản văn) này!. Không biết anh Chính đă mất bao nhiểu thời gian để hoàn thành nhưng rất thú vị? và những h́nh ảnh post kèm có vẻ giá trị nghệ thuật khá cao!
    Anh Chính à, nói thật ḷng, trước đây tôi cũng tải một vài bài của anh về máy ḿnh vừa để đọc lại, vừa giữ làm tư liệu nhưng bây giờ thấy "có nguy cơ" số lượng bài copy về ngày càng nhiều v́ đọc 10 bài đă LIKE đến 6-7 bài, nghĩ rằng rồi anh cũng sẽ in, có thể chỉ lưu hành nội bộ và tôi tin, khi đó tôi sẽ được anh tặng, nằm thoải mái trên giường mà đọc sách giấy v́ cột sống cổ tôi báo động nhiều từ lâu và gần đây th́ nhiều hơn. Anh đồng ư chứ?
    Cyclo là chuyện gắn với cuộc sống nhiều người, khi thấy tiêu đề này tôi liên tưởng khá nhiều kỷ niệm chỉ xin kể hầu anh một trong đó: có lần năm 1988, trả giá một chiếc xe ôm từ chợ An Đông về gần nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi lúc đó là CV Lê Văn Tám, c̣ kè "từ đất cái trả lên" phân tích đủ mọi thứ rồi hai bên mới chịu giá, lên xe nói chuyện nắng mưa để quên đường dài. Lúc xuống xe, chuyện bất ngờ là tôi lấy tiền, cầm cả hai tay số tiền gắp đôi giá thỏa thuận lúc đầu và bắt đầu bằng chữ: “Thưa anh…” dù lúc đó tôi tính từng đồng trong chi tiêu anh ạ!

    Trả lời

    Nặc danh00:47 4 tháng 1, 2014
    Thời xưa tôi được nghe: xích lô và xe kéo là h́nh thức nô lệ, là bất công, người bóc lột người của của đế quốc Tây, đảng kêu gọi toàn dân vùng lên làm cách mạng để dành lại quyền làm người, xóa bỏ h́nh thức nô lệ này...nay được đảng quản lư tổ chức cho bóc lột tiếp với h́nh thức: văn hóa phục vụ du lịch, khi người ngoại quốc đến Việt nam du lịch ngồi chểm chệ trên xe để người An-Nam gầy c̣m cong lưng đạp để phục vụ ... x̣e tay nhận tiền th́ nước ta rất hảnh diện... và đứng ra quản lư.

    Trả lời

  10. #480
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những phương tiện di chuyển đă đi vào dĩ văng (5/5) - Xe Lam

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-vao-di_5.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...vao-di_14.html


    Xe Lam

    Đây là bài thứ năm trong loạt bài viết về những phương tiện di chuyển đă đi vào dĩ văng. Theo thứ tự thời gian, chúng ta đă lần lượt điểm qua các loại vận chuyển từ kiệu, vơng, xe kéo của thời phong kiến đến xe ngựa, xe cyclo dập d́u trên đường phố Sài G̣n xưa.

    Sang đến thời kỳ “văn minh xe máy”, ban đầu Sài G̣n xuất hiện cyclo máy với 2 bánh phía trước và một bánh phía sau rồi dần dà chuyển sang loại xe ba bánh ngược lại với cyclo và cyclo máy, một bánh trước và hai bánh sau, được gọi là xe lam.

    Xe lam là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài G̣n và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới b́nh dân. Đây là loại xe có cấu trúc tương tự như xe “tuktuk” hiện c̣n đang được sử dụng tại các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh… Người ta giải thích cái tên “tuktuk” là do tiếng nổ của động cơ khi chạy trên đường.


    Xe Tuktuk tại Thái Lan

    Tại miền Nam, thuật ngữ “xe lam” có xuất xứ từ Lambretta và Lambro là nhăn hiệu xe của nhà sản xuất “Innocenti do Ferdinando Innocenti” sáng lập tại Ư từ năm 1920. Ngoài xe hơi, Innocenti c̣n sản xuất loại xe hai bánh mang nhăn hiệu Lambretta trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1971. Năm 1996 Innocenti nhập vào hăng xe Fiat và chấm dứt các ḍng sản phẩm riêng.


    Lambretta và Vespa trên đường phố Sài G̣n

    Ngoài xe 2 bánh Lambretta, Innocenti c̣n sản xuất động cơ cho loại xe 3 bánh như ta thấy xuất hiện trên đường phố Sài G̣n xưa. Đó là các ḍng xe Lambretta FD với dung tích xy lanh 123 hoặc 150 cc và FLI cải tiến với 175 cc, sau đó là Lambro 200, Lambro 550 đều có dung tích 198 cc.


    Bến xe lam tại Quảng Lợi, B́nh Long


    Xe Lambro 550 tại chợ Bến Thành

    Hăng Vespa cũng sản xuất loại xe 3 bánh và Sài G̣n đă nhập một số xe Vespa 3 bánh có h́nh dáng và cấu trúc giống Lambretta và Lambro. Với số lượng ít ỏi hơn, Vespa 3 bánh cũng được gọi chung là xe lam. Chúng tôi sưu tầm được một tấm h́nh xe Vespa 3 bánh thuộc loại “cổ lỗ sĩ” nằm trong một tiệm chuyên sửa và sơn xe… Lambretta:


    Xe Vespa 3 bánh

    Vespa là thương hiệu nổi tiếng của hăng Piaggio, Ư, được ra đời từ sau Thế chiến thứ hai với của ḍng sản phẩm xe gắn máy yên thấp, bánh nhỏ c̣n gọi là xe scooter. Rinaldo Piaggio (1864-1938) thành lập Công ty Piaggio tại Genoa năm 1884 với chức năng ban đầu chuyên sản xuất các trang thiết bị cho tàu thuỷ, tàu hỏa và máy bay.

    Đến năm 1946, những chiếc xe scooter đầu tiên mang nhăn hiệu Vespa được thiết kế bởi kỹ sư Corradino D’Ascanio, ông tạo kiểu dáng khung xe vuốt tṛn và tiếng máy nổ khác biệt: "Sembra una vespa!" (Nó cứ như con ong ấy). Vespa tiếng Ư là con ong và thương hiệu Vespa ra đời từ đó.

    Vespa ba bánh sử dụng động cơ của xe scooter Vespa có dung tích lớn hơn và Sài G̣n có thêm xe lam mang nhăn hiệu Vespa bên cạnh xe Lambretta và Lambro.



    Vespa 3 bánh thời hoàng kim
    (http://www.flickr.com/photos/nguyen_...n/photostream/)

    Các ḍng xe lam lần lượt được nhập vào miền Nam để thay thế xe thổ mộ, hay c̣n gọi là xe ngựa. Đặc biệt loại xe lam khi nhập không ở dạng “đóng thùng”, việc đóng thùng xe được thực hiện tại Sài G̣n. Theo thống kê, trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng th́ có gần một nửa (khoảng 17.000 chiếc) được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

    Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ VNCH đă tiến hành một chương tŕnh mang tên "Hữu sản hoá" nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những lao động cần việc làm và cũng để cải thiện đời sống giới thợ thuyền, phát triển hạ tầng cơ sở vận tải ... Và đó là cơ hội để xe lam thâm nhập vào thị trường miền Nam.

    Ngoài việc “hữu sản hóa” xe taxi sơn màu vàng trên mui và xanh dưới thân, một số người thuộc giới tài xế xe lam cũng là những đối tượng của chương tŕnh hữu sản hóa, trong số đó có không ít người từ xà ích xe ngựa trở thành tài xế xe lam. Họ kư kết những hợp đồng trả góp để có thể làm chủ một chiếc xe lam ngày ngày chạy trên đường phố kiếm cơm.


    https://i.postimg.cc/tJ2DYxrw/179-7-...affic-1965.jpg
    Xe lam và xe taxi trên đường phố Sài G̣n

    Giá chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng vàng hồi đó c̣n rẻ chứ không “leo thang” như ngày nay. Có tài xế xe lam c̣n khoe: "Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”. Nói vậy có lẽ hơi quá, nghề nào cũng có những gian nan, khổ cực của nó, nhưng câu nói đó cho thấy nghề tài xe lam thời hoàng kim là một trong những nghề “hot”…

    Đặc điểm của xe lam là tính “cơ động”, hành khách có thể lên xuống xe tại bất cứ chỗ nào dọc theo tuyến mà không cần trạm lên xuống như xe buưt. Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh leo thang, xe lam cũng là phương tiện “chạy giặc” hữu hiệu v́ gọn nhẹ lại chở được nhiều đồ đạc như bức h́nh dưới đây:


    Xe lam “chạy giặc”

    Sau biến cố 30/4/1975 xe lam vẫn tiếp tục tồn tại trong khi taxi phải mất nhiều năm mới khôi phục vào thời kỳ Đổi Mới với những chiếc taxi sơn màu vàng mang thương hiệu Vinataxi, một liên doanh với Hồng Kông. Xe lam trong thời kỳ này được dùng làm phương tiện đi lại phổ biến, rẻ tiền và dĩ nhiên vẫn giữ được “thời vàng son” của nó.

    Lúc đó, chỉ riêng thị xă Biên Ḥa, có 6 hợp tác xă xe lam với khoảng 1.000 đầu xe đăng kư chở khách chính thức, với hàng triệu lượt khách mỗi năm. Cũng v́ thế mà có thời Biên Ḥa được ví như là “thủ phủ xe lam”. Sau này, những chiếc xe lam đă “có tuổi” nhưng vẫn được đem ra miền Bắc để giải bài toán giao thông ngày càng phức tạp tại các đô thị lớn.


    Xe Lam đậu cạnh "người anh em" Lambretta sau năm 1975

    Xe lam là loại xe có một cabin phía trước dành cho tài xế và một thùng xe có thể chở hành khách và hàng hóa. Khách ngồi trên băng ghế dài, dọc theo hai bên thùng xe với sức chứa trên 10 người, đó là chưa kể trường hợp đặc biệt, 2 người khách nữa có thể ngồi 2 bên tài xế trong khoang lái!

    Động cơ xe nằm ngay dưới yên dành cho tài xế. Khi xe chết máy, bác tài phải nhảy xuống đường, giở yên xe lên, chùi lại bu-gi, dùng một sợi dây thừng kéo cho máy nổ hoặc dùng bàn đạp khởi động lại máy xe.

    Gặp khi đông khách, bác tài cũng sẵn sàng ngồi thu gọn lại ngay giữa yên để có thêm chỗ cho hai khách ngồi ké vào hai bên. Chuyện kể một chuyến xe đang chạy ngon trớn bỗng động cơ xe ngừng hoạt động. Bác tài nói với 2 bà ngồi hai bên: “Hai bà làm ơn xuống xe cho tôi đạp máy”.

    Vốn là người miền Nam nên bác tài phát âm “đạp máy” nghe như “đạp mái” khiến một bà lên tiếng: “Cái ông này ‘dê đạo lộ’. Xe chết máy không lo sửa mà lại c̣n đ̣i… đạp mái. Vô duyên!”


    Chuyến xe… băo táp

    Bên trong xe lam là cả một kho truyện t́nh cảm “lâm li bi đát” nhưng cũng có khi là những chuyện “trời ơi đất hỡi” đáng ghi nhớ. Những chuyến xe đông người có thể trà trộn khách thuộc loại có “bàn tay nhám” hay “diệu thủ thơ sinh” chuyên nghề móc túi. Lại c̣n có những “bóng hồng” hành nghề “bỏ bùa mê” để trộm cắp tài sản của khách trên xe.

    Hành khách ngồi “chen vai thích cánh” trên xe cũng dễ nảy sinh t́nh cảm bất ngờ nhưng lại cũng dễ xảy ra.. tai họa. Có trường hợp chàng trai bị cô gái “hớp hồn” trên xe lam nhưng khi xuống xe cái bóp đă… “không cánh mà bay”.

    Cũng có thể là một chuyện t́nh lăng mạn của đôi trai gái đi chung một chuyến xe lam như nhà thơ Trần Thanh kể lại trong bài Trên chuyến xe lam:

    “Tôi vẫn nhớ mùa thu năm ấy
    Tôi quen nàng trên chuyến xe lam
    Nàng nh́n tôi đôi mắt mơ màng
    Tôi bẽn lẽn nh́n sang không nói…


    “Ông vua nhạc sến” Vinh Sử có bài Chuyến xe lam chiều (*) với những ca từ rất b́nh dân kể lại một mối t́nh của đôi trai gái quen nhau trên một chuyến xe lam. Mối t́nh sau này tan vỡ không phải v́ nàng bỏ đi lấy chồng mà là chàng “tham phú phụ bần” lấy con gái nhà giàu:

    “Trên chuyến xe lam đông người chiều nao
    Xui ḿnh không quen mà ngồi bên nhau
    Trời mang nhiều trớ trêu chi
    Người chưa hề biết quen ǵ
    Sao ngồi gần như t́nh nhân si…

    ….

    Ngờ đâu yêu đương như đám lục b́nh
    Trôi theo con nước vô t́nh
    Anh lấy vợ người ta giàu có
    T́nh em như cát dă tràng biển đông
    Em muốn t́m chồng cho xong
    Nhưng ngại thêm gặp kẻ bạc ḷng…



    Xe lam chở nữ sinh

    Một thời đă qua kéo theo nhiều kỷ niệm từ các phương tiện di chuyển công cộng tại Sài G̣n xưa. Loạt bài viết này chỉ mới ghi lại một phần nhỏ trong những sinh hoạt hàng ngày khi đi lại. Có lẽ những thế hệ trẻ ngày nay không ngờ lớp cha, ông đă trải qua nhiều thời kỳ lư thú đến như vậy. Biết đâu chừng con cháu lại thấy cha ông ḿnh sao… khổ quá!

    ***

    Chú thích:

    (*) Video clip Chuyến xe Lam chiều, Nhạc Vinh Sử, Ca sĩ Phi Nhung:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •