Page 67 of 94 FirstFirst ... 175763646566676869707177 ... LastLast
Results 661 to 670 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #661
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Du sinh Trung Cộng và du sinh Việt Nam

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...sinh-viet-nam/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...-viet-nam.html

    Du sinh Trung Cộng và du sinh Việt Nam

    Posted on December 5, 2018 by dongsongcu
    Chính Biên

    Một cuộc biểu t́nh trước Ṭa Đại Sứ Trung Quốc tại Washington, DC.
    (H́nh: Mark Wilson/Getty Images)
    Theo một nguồn tin mới nhất th́ Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh vừa bất ngờ thu hồi một loại thị thực đặc biệt dành cho một số những nghiên cứu sinh của Trung Quốc.
    Theo một thỏa thuận trước đó th́ vào Tháng Mười Một, 2014, Trung Cộng và Hoa Kỳ đă kư một thỏa ước cho phép công dân Trung Quốc tới làm kinh doanh, nghiên cứu và du lịch ở Mỹ. Những thành phần này được phép xin thị thực nhập cảnh nhiều lần kéo dài trong 10 năm.

    Nay th́ sự ưu đăi đó đă chấm dứt.

    Trước đó, vào Tháng Sáu, 2018, các sinh viên Trung Quốc khi tốt nghiệp các ngành học robot và công nghệ cao cấp sẽ không được ở lại làm việc 5 năm như trước mà rút lại chỉ c̣n có 6 tháng.
    Cả hai biện pháp này được áp dụng khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến hồi căng thẳng và chính phủ Hoa Kỳ không chỉ tiến hành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế mà đă lan sang nhiều lănh vực khác, trong đó có giáo dục và huấn luyện.
    Tổng Thống Donald Trump đă xếp Trung Cộng vào nhóm đối thủ chiến lược, cáo buộc quốc gia này chiếm đoạt sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Nên một mạng lưới ngăn chặn t́nh báo các ngành nghề của Trung Cộng xâm nhập vào hệ thống giáo dục huấn luyện, nghiên cứu của Hoa Kỳ để ăn cắp tài sản trí tuệ của nước Mỹ đă được Tổng Thống Trump cảnh báo và đưa ra những luật lệ để ngăn chặn.
    Nhiều nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có lẽ cũng chẳng mất công nhiều để tổ chức các loại gián điệp t́nh báo này v́ họ đă sẵn có một “đội quân thứ 5” là cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và thường có tinh thần “đồng hương Bang Hội” khi được tự do cư trú của các nước họ di cư đến.
    Chính tinh thần đồng hương đó đă dễ dàng h́nh thành cho mạng lưới t́nh báo “nhân dân” mà các chế độ Cộng Sản thường áp dụng. Cộng đồng người Hoa sẽ dễ dàng làm lợi cho nhà cầm quyền ở lục địa v́ t́nh đồng hương mở rộng thành t́nh yêu nước, không phân biệt đó là nước Trung Hoa của chế độ Cộng Sản, một chế độ mà nếu cộng đồng người Hoa ở hải ngoại phải sống dưới sự cai trị của họ th́ chắc chắn cũng sẽ chống lại.
    Những chính phủ Hoa Kỳ trước chắc cũng hiểu rơ điều này nhưng vẫn thờ ơ, lơ là có lẽ v́ tin rằng chủ nghĩa tự do tư bản sẽ tất thắng mọi chủ nghĩa trái với quyền sống và sự mơ ước của loài người.

    Nhưng đến chính phủ của Tổng Thống Trump th́ chuyện đó không thả nổi nữa mà phải đi vào khuôn phép luật lệ quốc tế như chuyện Biển Đông chẳng hạn. Chính sách di dân mới của Tổng Thống Trump đă được áp dụng và những biện pháp khắt khe đă được áp dụng.

    Xem chuyện người lại chợt nghĩ đến chuyện ḿnh, là du sinh Việt Nam. Hiện du sinh Việt Nam th́ chưa bị ảnh hưởng ǵ từ những luật lệ quy tắc mới như du sinh Trung Cộng.
    Nhưng nh́n vào con số du sinh Việt Nam cứ mỗi năm một tăng th́ đó cũng là một vấn đề cho Việt Nam, cả về mặt nhà cầm quyền Việt Nam cũng như về mặt dân tộc và đất nước.


    Theo báo cáo “Open Door” được công bố hàng năm vào Tuần Lễ Giáo Dục Quốc Tế, th́ năm học 2017-2018, Việt Nam tiếp tục đứng thứ sáu trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Niên học năm nay số du sinh Việt Nam là 24,325 tăng 1,887 so với năm học trước. Bản báo cáo cũng nêu rơ trong số 24,325 du sinh ấy th́ có 69.6% theo học đại học, 15.2% sau đại học, 8.6% tham gia thực tập nghiên cứu và 6.6% c̣n lại theo học các chương tŕnh không cấp bằng.

    Con số gia tăng này, theo các vị đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam th́ đó là công trạng và nỗ lực của họ. Từ Đại Sứ Peter Peterson, đại sứ đầu tiên sau ngày bang giao việt Mỹ được nối lại, cho đến đại sứ vừa măn nhiệm như Ted Osius. Vị nào khi hết nhiệm kỳ cũng kể đến công lao khuyến khích vận động cho tuổi trẻ Việt Nam sang du học tại Hoa Kỳ.
    Đây là một trong những chính sách chính của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ mà theo nhiều nhà phân tích cho là nó ẩn dấu sự phát triển “diễn biến ḥa b́nh” sẽ diễn ra trong chế độ CSVN. Lư do là các thành phần du học này về nước sẽ tham gia chính quyền và với tinh thần tự do, khoa học, chuyên môn họ được hưởng thụ trong những năm du học, khi về nước họ tham gia chính quyền họ sẽ thay đổi đường lối và chính sách độc tài, độc đảng của CSVN.
    Nhưng thực tế lại đưa đến kết quả mà các nhà ngoại giao không lường đến.
    Thứ nhất, theo những báo cáo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo th́ cứ 10 người đi học ở nước ngoài th́ phần lớn đă xin ở lại các nước họ du học, để làm việc và sinh sống.
    Thứ hai, những người về nước, số người là con cháu cán bộ đương quyền th́ phần lớn bị cuốn hút vào guồng máy cai trị tham nhũng bè phái theo truyền thống của cha anh vốn là những cán bộ nay đă trở thành các “đại gia Đỏ,” nên họ phải phục vụ chế độ để giữ nguyên được địa vị ăn trên ngồi trốc.
    Thứ ba, những du sinh con cháu cán bộ đại gia nhiều khi được cha anh đương quyền cho sang Mỹ du học không v́ mục đích đầu tư chất xám mà chỉ v́ mục đích làm cái đầu mối cho họ rửa những đồng tiền tham nhũng phi pháp để có được vốn liếng tài sản trong tương lai khi họ phải “hạ cánh an toàn.”
    Cho nên sau gần 30 năm có những chương tŕnh du học mà không thấy xuất hiện một nhân vật du sinh sáng giá nào trong chính quyền CSVN và chính quyền CSVN th́ vẫn chủ trương trái ngược với những tôn chỉ đảng đề ra để lừa bịp nhân dân là “dân làm chủ, nhà nước quản lư và đảng lănh đạo!”
    Vậy th́ đây là một thành công hay là một thất bại trong chủ trương “diến biến ḥa b́nh” chế độ CSVN.
    Nhưng cũng may, v́ cái kết quả du học, nghiên cứu, thực nghiệm của du sinh Việt Nam không thành công như các vị đại sứ Hoa Kỳ nêu cao th́ du sinh Việt Nam chắc chắn sẽ không bị theo dơi, hạn chế qua những luật lệ đang áp dụng cho du sinh Trung Cộng. (Chính Biên)
    Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien...sinh-viet-nam/

    9 B́nh Luận Từ nguoi-viet.com
    Tam Nguyen • 8 tháng trước • edited
    hung pham c̣n du học sinh nữa, bao nhiêu người học xong rồi về VN vậy ông... ? Để tôi nói cho ông nghe , ở nhà tôi cho hai cô du học, kakaka học xong hai cô đều ở lại Mỹ cả hai đó ông ....

    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    Tam Nguyen • 8 tháng trước
    hung pham con ḅ đơ, ôm cái tà quyền việt cộng cho chắc , đừng có buông ra nghe. Chuyển tài sản qua đây đi, rồi một ngày đó không xa , dân VN sẽ lấy lại thôi. Ai ăn welfare, đừng nghĩ ai cũng như ḿnh nhé. Cảm ơn việt cộng nhờ có nó mà tôi có cuộc sống đúng nghĩa của một con người. Làm , nghĩ và nói những ǵ của chính ḿnh. Bạn có dám nói cái ǵ mà bạn nghĩ ở trong đầu, khi sống trong sự cai trị của tà quyền việt công không vậy ??? Have a nice day . Bye bye

    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    Hung Pham • 8 tháng trước • edited
    Bai nay thay doi tua de: "Goc nhin cua nguoi linh THUA TRAN:.." thi dung hon!

    1
    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    Toan • 8 tháng trước
    HOa Kỳ đang tiếp tay giúp bọn quyền lực, ngôi trên cao, là những đảng viên đảng CSở VN thất học , nhưng co` tài bop1 cổ người dân dể kiến tiền triệu USD thật dễ dàng ở trong nước VN, rồi chúng cho con cái qua du học ở Hoa Kỳ, thực chất bọn này học chỉ một mà chơi tới chín, để che mắt thế giới, hầu chúng chyển ngầm tài sản phi pháp ở VN qua Mỹ thật dễ dàng , và rồi những chóp bu CS ở VN lại vẫn cứ tiếp tục, bóp cổ người dân Việt để moi tiền, bởi chúng đă có chỗ giữ tiền cho chúng, và mai này chúng hết thời , th́ một cái vù , ngang nhiên sống ở Hoa Kỳ, và sau vài năm, th́ người dân Hoa Kỳ lại è cổ nuôi bọn này qua sự chi trả trả y tế qúa khủng khiếp.l Tóm lại chính phủ Hoa Kỳ hiện đang nuôi dưỡng những kẻ tàn ác đang cầm quyền trên khắp thế giới.

    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    Hung Pham Toan • 8 tháng trước • edited
    Chuyển tài sản qua th́ chính phủ Mỹ được lợi v́ đánh thuế chứ mất mát vào đâu? Chính phủ/dân Mỹ chỉ bất lợi khi nhận dân nghèo vào thôi v́ lúc đó sẽ phải nuôi họ bằng welfare và Medicare! Nếu là ông, ông chọn người nào?! (Chưa nghe nói du học sinh nào lănh welfare cả, chỉ thấy dân tỵ nạn ăn welfare năm này qua năm khác thôi!)

    1
    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    Levan Hung Pham • 8 tháng trước • edited
    Du học sinh vc nó mà ăn được welfare’s nó sẽ t́m mọi cách để ăn ,Dân tỵ nạn nào? Đừng vơ đủa cả nắm nghe ... ?


    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    Hung Pham Levan • 8 tháng trước
    Bo ong/ba so 'canh tranh' hay sao ma..cay dang the kia?! Dung lo, chinh phu My nhieu tien lam..


    •Trả lời•Chia sẻ ›
    Ảnh đại diện
    luc tran • 8 tháng trước
    Toi biet co rat nhieu con cai cua dai gia VN qua day lam hon thu gia de o lai va ngay ca cac dai gia nay cung len lut lam hon thu gia de dua gia dinh con em qua dinh cu, dieu quan trong la bon dai gia nay khi mo mieng thi ton vinh, benh vuc cho che do cs VN het muc, tham chi bon ho con boi bac che do VNCH...that het cho noi

    1
    •Trả lời•Chia sẻ ›

    Ảnh đại diện
    teo` luc tran • 8 tháng trước
    chinh xac 120% .

  2. #662
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Xuyên Việt chụp 3.000 tấm ảnh rác thải nhựa
    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...0-tam-anh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...et-chup-3.html

    06 March 2019
    Chàng trai xuyên Việt chụp 3.000 tấm ảnh rác thải nhựa gây ám ảnh

    Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng)
    Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) là người Việt đầu tiên thực hiện chuyến hành tŕnh dài 6.879 km để ‘săn’ rác thải nhựa.
    Tháng 8/2018, tại Hà Nội, Lekima Hùng bắt đầu chuyến hành tŕnh rong ruổi bằng xe máy từ Bắc vào Nam, qua 39 tỉnh thành (trong đó có 28 tỉnh thành ven biển). Chuyến đi kéo dài 43 ngày, Lekima Hùng đă quay và chụp nhiều thước phim cùng hơn 3.000 tấm ảnh ghi lại t́nh trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra trên dải đất h́nh chữ S.
    Rác thải nhựa đă trở thành vấn nạn toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và đe dọa tương lai của nhân loại. Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về việc xả rác thải nhựa ra đại dương.

    Rác ở Lệ Thủy – Quảng B́nh

    Đổ thẳng rác xuống biển ở Lư Sơn

    Biển B́nh Thuận
    Là người đầu tiên đi dọc các tỉnh thành ven biển Việt Nam chỉ để chụp rác, Lekima Hùng chia sẻ: “Càng đi, tôi càng nhận thấy môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng của đất nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến số lượng rác thải gia tăng, một trong số đó phải kể đến là ư thức của con người”.

    Một con kênh rác sẽ chảy ra biển
    https://i.postimg.cc/QNHqtj7X/03.jpg
    https://i.postimg.cc/x1yv7CwP/BinhDinh.jpg
    Ngập trong “biển rác” tại xă Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh B́nh Định

    Khu di tích Ḥn Phụ Tử

    https://i.postimg.cc/mgRMQ4P1/07.jpg
    Nam nhiếp ảnh đă bỏ công t́m hiểu và nghiên cứu nhiều tài liệu về t́nh trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa trong suốt một năm trước. Chuyến đi giúp Lekima Hùng có được một cái nh́n toàn diện về tầm quan trọng của việc cứu môi trường nói chung và đại dương nói riêng khỏi mối nguy hại từ rác thải nhựa.
    “Qua chuyến hành tŕnh Save our seas, tôi muốn đi để ghi lại, để chụp lại những h́nh ảnh chân thực nhất về t́nh trạng xả rác thải nhựa ở Việt Nam. Từ đó giúp mọi người có thể h́nh dung điều ǵ đang xảy ra và hậu quả sẽ ra sao nếu chúng ta không làm ǵ”, Lekima Hùng cho biết.
    Thông qua chuyến đi, anh Hùng mong muốn gửi được thông điệp mạnh mẽ, nhấn mạnh đến 3R trong việc sử dụng rác thải nhựa: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái chế).
    Khi chia sẻ với bạn bè về dự định thực hiện chuyến đi, Lekima Hùng nhận được nhiều ư kiến, người ủng hộ, người cho rằng… gàn dở. “Nhiều người hỏi tôi v́ sao lại tự bỏ tiền túi và gác mọi công việc để thực hiện một chuyến hành tŕnh vừa mất thời gian, vừa vất vả và đem lại cho bản thân những rủi ro, bất trắc? Cũng không ít người ngạc nhiên khi thấy tôi tiêu tốn thời gian vào chụp rác mà không phải thực hiện các bộ ảnh phong cảnh các miền đất nước như tôi từng làm”.

    ‘Quăng rác xuống biển là bạn đang quăng rác vào bữa ăn của chính ḿnh’

    Dù đă chuẩn bị sẵn tinh thần về t́nh trạng ô nhiễm môi trường dọc các tỉnh thành ven biển Việt Nam, Lekima Hùng vẫn không khỏi ngỡ ngàng.”Tôi đă sốc với biển rác dài cả cây số, tưởng không hề có trong sự thật. Đó là cảnh tượng khiến tôi choáng ngợp, kinh hoàng dù không ít lần chứng kiến nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề”.
    Đó là “ấn tượng” đầu tiên của Lekima Hùng khi đến với vùng ven biển của xă Chí Công huyện Tuy Phong, tỉnh B́nh Thuận (cách Phan Thiết khoảng 80 km). Một băi biển dài được phủ kín bởi túi ni lông, quần áo, rác thải sinh hoạt thay v́ cát trắng. Thậm chí người dân hồn nhiên ra đây đi vệ sinh nặng, nhẹ đủ cả.


    Một người dân đang phơi cá giữa biển rác tại chợ Cần Giờ, TP HCM
    “Tôi đă đi trên một phần của băi biển, nơi rác chất thành đống, có những chỗ dày cả vài chục phân. Rác ở đây không chỉ làm mất mỹ quan, hôi thối, môi trường sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ bùng phát, lây nhiễm dịch bệnh rất cao…”, anh nói.
    https://i.postimg.cc/XNHr3DFC/11.jpg

    Hỏi lư do tại sao người dân nơi đây lại hay vứt rác xuống biển, anh Hùng nhận được câu trả khiến nhiều người giật ḿnh:
    Một phần v́ không có xe gom rác, một phần v́ đă quen đổ rác ra kênh, ra biển.

    Có thể bạn chưa biết, lượng rác thải nhựa con người đổ xuống đại dương mỗi phút tương đương với mỗi chiếc xe tải rác. Nếu không hành động, con số này sẽ tăng thành 2 xe tải mỗi phút vào năm 2030 và 4 xe tải mỗi phút vào năm 2050. Khi đó sẽ có hơn 937 triệu tấn nhựa so với 895 triệu tấn cá trong đại dương.
    C̣n theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có hơn 600 loài sống ở biển bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. 15% các loài bị vướng hay nuốt phải rác thải nhựa có nguy cơ tuyệt chủng. Điều đáng báo động là đến năm 2050 có khoảng 99% các loài sẽ bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa.

    https://i.postimg.cc/mgXDtWCs/RuaCa.jpg
    Người dân rửa cá ngay trên băi biển

    Người dân lại tắm trong rác

    Một con kênh đầy rác ở trung tâm huyện B́nh Đại, Bến Tre. B́nh Đại là một trong ba huyện tại Bến Tre nằm gần biển.
    Trong chuyến hành tŕnh đi chụp rác thải nhựa, không ít lần Lekima Hùng gặp phải những khó khăn, gian khổ thậm chí là nguy hiểm. Đó là những lần anh giơ máy định chụp một chiếc xe đang cố t́nh “xây” những “núi rác mới” th́ bắt gặp những câu nói khiếm nhă, dọa đánh, dọa đập máy, rồi những ánh nh́n ác cảm từ những người dân sinh sống trong “biển rác”…
    https://i.postimg.cc/x1S7MXGG/ThanhHoa.jpg
    Thanh Hóa
    https://i.postimg.cc/jj3Zg2fF/Quang-Ngai.jpg
    Quảng Ngăi
    Nhưng trên hết, Lekima Hùng chỉ mong muốn: “Làm một điều nhỏ bé từ khả năng của ḿnh để hạn chế rác thải nhựa. Bạn hăy nhớ rằng, khi quăng rác xuống sông, xuống biển chính là bạn đang quăng rác vào bữa ăn của ḿnh. Trái đất là một hệ sinh thái đơn độc, cũng là hệ sinh thái duy nhất của chúng ta. Nếu chúng ta đầu độc hay bóc lột nó, chúng ta không c̣n hệ sinh thái nào khác. Chưa bao giờ đại dương đang bị đe dọa khủng khiếp như hiện nay”.
    Thúy Quỳnh
    Ảnh: Lekima Hùng
    Posted by Tiếng Thông Reo at 11:31 PM

  3. #663
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ba cái đáng sợ nơi người Nhật: Vơ, Nhẫn, Học.
    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...hoc.html#links
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...o-nhanhoc.html

    31 October 2018
    Ba cái đáng sợ nơi người Nhật: Vơ, Nhẫn, Học.


    Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.

    Trung Quốc và Nhật Bản nh́n nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học tṛ trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái B́nh Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.
    Rơ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết ḿnh biết người là việc rất có ư nghĩa.

    Cái "Vơ" của Nhật Bản:
    Trong các phim truyền h́nh nhiều tập về đề tài kháng chiến chống Nhật ta thường thấy vơ quan Nhật hay dùng những thứ của con nhà vơ để trang trí pḥng làm việc; phần lớn họ đều đeo dao Vơ Sĩ [chữ Hán-Nhật viết 刀, tức đao]; trong chiến đấu họ vô cùng gan dạ, khi thua th́ dùng dao tự mổ bụng ḿnh. Cái kiểu ấy gọi là Vơ Sĩ Đạo [Bushido], thứ thuốc phiện tinh thần của người Nhật mấy ngh́n năm nay.
    Vậy nội hàm tinh thần của Vơ Sĩ Đạo là ǵ? Có thể dùng hoa anh đào để ví người vơ sĩ qua một mô tả rất kinh điển sau đây:
    Ai đă thấy hoa anh đào đều biết, nh́n từng bông hoa th́ không đẹp nhưng cả cánh rừng hoa anh đào lại rất đẹp. Anh đào đẹp nhất không phải là lúc hoa nở mà là lúc hoa tàn. Đặc điểm khi hoa tàn là chỉ sau một đêm cả rừng hoa anh đào tàn lụi sạch sành sanh, không một bông nào c̣n lưu luyến ở lại trên cành. Đó chính là cơi tinh thần mà người vơ sĩ Nhật tôn thờ: đạt tới đỉnh cao đời ḿnh trong khoảnh khắc đẹp chói lọi, phát huy giá trị lớn nhất của ḿnh rồi sau đấy kết thúc sinh mệnh không chút lưu luyến. Người vơ sĩ Nhật tự sát chẳng phải v́ thua, cũng chẳng phải v́ xấu hổ do thất bại. Họ không yếu đuối như thế; họ tự sát chỉ v́ cảm thấy ḿnh đă cố gắng hết sức, tâm nguyện đă đến hồi kết, cuộc đời ḿnh chẳng thể nào có phút chói sáng hơn được. Lúc ấy nên tàn lụi như cánh hoa anh đào không c̣n chút luyến tiếc ǵ nữa.
    Người thế nào th́ đáng sợ nhất? Đội quân như thế nào th́ đáng sợ nhất? Trong Đại chiến II lính Nhật đă cho ta thấy kẻ nào cả đến cái chết cũng không sợ th́ kẻ ấy đáng sợ nhất! Một đội quân gồm toàn những người không sợ chết th́ đáng sợ nhất!
    Người Nhật hiện nay chưa hề vứt bỏ truyền thống của họ. Một dân tộc có truyền thống thượng vơ, được vũ trang bằng tín ngưỡng tinh thần Vơ Sĩ Đạo coi trọng sự trung thành tuyệt đối, phục tùng tuyệt đối, không sợ chết, sức mạnh của niềm tin lớn tới mức có thể huỷ diệt bất cứ sự vật nào xem ra vô cùng lớn mạnh.

    Cái "Nhẫn" của người Nhật:
    Ai từng đến nước Nhật đều biết, khác với người Trung Quốc có thói hơi động một tư là đập bàn quăng ghế, người Nhật rất chú trọng lễ phép và nhẫn nhịn. Nói cách khác, người Nhật thường rất có lư trí. Dĩ nhiên không phải là nói nước Nhật không có những người trẻ phẫn chí, dĩ nhiên là có, và cũng chẳng ít, nhất là những thanh niên phái hữu, nhưng nếu so với số đông trong xă hội th́ họ chỉ ngẫu nhiên gây ra chút sóng gió nhỏ mà thôi.
    Hăy ngược ḍng lịch sử, bắt đầu từ chuyện nhẫn nhịn của Thiên Hoàng Nhật Bản. Tại nước Nhật, Thiên Hoàng được coi là hoá thân của thần thánh, nhưng từ triều Nguyên Lại, sau khi lập ra Mạc Phủ Liêm Thương [tức Kamakura Bakufu, năm 1192; thực ra c̣n sớm hơn] th́ Thiên Hoàng chỉ c̣n là bù nh́n, mất toàn bộ quyền lực. Măi cho tới thời cận đại, năm 1868 khi phương Tây xâm nhập nước này, phái chống Mạc Phủ lập quân đội đánh đổ Mạc Phủ, tống khứ viên tướng cuối cùng của Mạc Phủ và công bố chiếu thư "Vương Chính Phục Cổ Đại Hiệu Lệnh" của Thiên Hoàng, trả lại toàn bộ quyền lực vào tay Thiên Hoàng rồi bắt đầu cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến đây mới chấm dứt lịch sử 800 năm Thiên Hoàng mất quyền cai trị đất nước. Lâu đến thế mà Thiên Hoàng vẫn nhẫn nhịn được!
    Nói đến "Nhẫn", không thể không nhắc tới một vị "Đại Nhẫn" là Đức Xuyên Gia Khang [tức Tokugawa Ieyasu, 1543-1616], v́ để giấu thực lực mà hy sinh cả vợ ḿnh, sau này rốt cuộc dựng nên cơ nghiệp 300 năm cho gia tộc Đức Xuyên [tức Tokugawa] cai trị nước Nhật.
    Hiện nay do thua trận trong Thế chiến II, phải chịu sự che chở của Mỹ, nước Nhật đang ở trong thời kỳ "nhẫn". Dưới sự chỉ đạo của bộ Hiến pháp Hoà b́nh, đôi lúc các tàn dư thế lực quân phiệt lại ngóc đầu quậy phá. Giờ đây Nhật Bản chẳng khác ǵ một kẻ phải nhẫn nhục, luôn luôn thăm ḍ sự động tĩnh của đối thủ, tạm thời giấu kín nanh vuốt sắc nhọn của ḿnh, đợi bao giờ thời cơ tới th́ sẽ hoá thân thành kiếm khách giáng cho đối thủ một đ̣n chí mạng. Lư trí cực độ th́ rất đáng sợ, kẻ địch trong bóng tối th́ nguy hiểm nhất!

    Lại bàn về sự "Học" của người Nhật:
    Tôi cho rằng dân tộc Nhật không phải là một dân tộc giàu sức sáng tạo nhưng lại vô cùng giỏi về mặt học cái hay cái tốt của người khác, hơn nữa c̣n biết xem xét thời thế giải quyết rất tốt vấn đề học ai và học như thế nào; sau khi học tinh thông rồi thậm chí c̣n vượt cả thầy.
    Trung Quốc thời kỳ Tuỳ Đường được gọi là Thiên triều Thượng quốc. Hoàng đế nhà Đường từ Thái Tôn trở đi cho tới Đại Tôn đều được người ngoại tộc tôn kính gọi là "Thiên Khả Hăn" [Khả Hăn: lănh tụ tối cao]; văn minh Trung Hoa đang ở đỉnh điểm. Hồi ấy nước Nhật ngưỡng mộ văn minh Trung Hoa và văn hoá Nho Giáo, trước sau từng 13 lần cử sứ thần sang Trung Quốc học tập toàn diện hệ thống chính trị, văn hoá, chế độ, điển tịch … và từ đó tạo nên cuộc "Cải tân Đại hoá" nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản, thúc đẩy nước Nhật thời cổ phát triển một bước lớn. Sau đó Nhật không ngừng liên hệ và giao lưu với Trung Quốc.
    Thời cận đại, cùng với sự suy yếu của chính quyền nhà Thanh, các cường quốc phương Tây thống trị thế giới, người Nhật nhạy bén lập tức dứt khoát "Thoát Á nhập Âu", "Bỏ Trung Quốc, học phương Tây", cực kỳ chú trọng học chế độ văn minh và kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, đóng vai tṛ "kẻ đầu cơ" thông minh trong làn sóng cuồn cuộn của lịch sử. Đến cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [1894], cậu học tṛ cũ đă đánh bại cả thầy dạy ḿnh [đánh bại nhà Thanh TQ]… Cuộc chiến tranh Nhật-Nga [1904, đánh tan hạm đội Nga] cũng vậy.
    Vơ, Nhẫn, Học – tín ngưỡng, lư trí, đầu cơ đă làm nên tính quốc dân của người Nhật ngày nay. Đây chính là chỗ đáng sợ nhất của Nhật Bản – "đối thủ định mệnh" của Trung Quốc.
    Ngược lại, hăy xem Trung Quốc ngày nay: thiếu niềm tin, chỗ nào cũng thấy những thanh niên phẫn chí, gàn dở tự cho ḿnh là đúng, bưng tai bịt mắt.
    Bỗng dưng nhớ đến một nhân vật từng làm mưa làm gió trong thời kỳ chiến quốc ở Nhật là Tích Điền Tín Trường [Oda Nobunaga, 1534-1582]. Sau khi đưa được súng thần công vào nước Nhật, tuy phát hiện thấy loại vũ khí mới này có nhược điểm là thời gian nạp thuốc súng quá lâu khiến cho nó mất tính thực dụng, nhưng ông vẫn không bỏ nó mà vận dụng trí tuệ sáng tạo ra chiến thuật "ba bước": khi chiến đấu, binh sĩ xếp làm 3 hàng, một hàng nạp thuốc súng, một hàng chuẩn bị và một hàng bắn; nhờ thế bổ khuyết được nhược điểm nói trên, phát huy được uy lực lớn nhất của binh khí nóng trong thời đại binh khí lạnh. Trong trận Trường Tiêu năm 1572, Tích Điền Tín Trường dùng vũ khí kiểu mới và chiến thuật tiên tiến nói trên đă đánh cho đội kỵ binh thủ cựu của Vũ Điền Tín Huyền – lực lượng quân sự mạnh nhất hồi ấy tan tành không c̣n một mảnh giáp và từ đó hoàn toàn bị loại ra khỏi vũ đài lịch sử.
    Kẻ viết bài này chỉ là một người yêu thích lịch sử không chuyên với cái đầu tư duy xă hội hạng xoàng nhưng dường như đă nh́n thấy mối nguy đang đến gần; xin những vị có lư trí biết nh́n xa trông rộng xem xét các ư kiến nói trên.

    Nguyễn Hải Hoành lược dịch
    (các ghi chú trong ngoặc [ ] là của người dịch)
    từ website Quang Minh (Trung Quốc)
    Posted by Tiếng Thông Reo at 12:58 AM

  4. #664
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    BÀI HỌC LỊCH SỬ

    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...-su.html#links
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...gthongreo.html

    14 July 2018
    BÀI HỌC LỊCH SỬ

    Kate Nguyen
    July 7 at 6:47 PM
    Ḿnh đă từng nghe nhiều người nói rằng, thôi th́ cứ để Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đi, như thế lại hay. Chúng ta không cần đợi lâu đâu, v́ cứ t́nh h́nh như hiện tại, th́ việc nước ta trở thành thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc đă nh́n thấy rồi.
    Quan sát thực tế, rơ ràng 'bóng dáng' của người Trung Quốc đang ngang dọc khắp nơi trên đất nước ta, từ thành thị, đến nông thôn, từ đường sá, công tŕnh xây dựng, nhà máy, đến đất đai, các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm.... Tệ ở chỗ là, họ tùy thích mang đến những thứ ǵ họ muốn, những thứ có thể đầu độc chúng ta chết dần v́ bệnh tật, v́ ô nhiễm. Nhưng tệ hơn thế là chúng ta bằng ḷng để họ thích làm ǵ th́ làm. Tại sao nói chúng ta bằng ḷng ư? Chúng ta hiện đang là nước có chủ quyền, nếu cần, chúng ta có thể từ chối thẳng thừng, đuổi thẳng cổ những ai đến đất chúng ta làm bậy! Nhưng không! Chúng ta im lặng, kệ thôi, v́ chúng ta nghĩ việc đó đă có ai đó lo cho ḿnh rồi. Mà cũng phải, ai đó lo là đúng, v́ đó là nhiệm vụ của họ, v́ ta thuê họ làm đại diện cho ḿnh để lo việc đại sự quốc gia.
    Tiếc rằng, giờ ai đó th́ lại nói, do dân ta kém hiểu biết, tŕnh độ dân trí thấp, nên một số th́ nhẹ dạ cả tin bị dân Trung Quốc lừa, số khác xấu hơn th́ 'câu kết' với người Trung Quốc gây hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta kệ thôi nhỉ, cứ hưởng thụ những ngày tháng tươi đẹp đă, v́ đời là bây nhiêu đâu.

    Tham khảo bài viết sau của tác giả Đỗ Ngà:
    BÀI HỌC LỊCH SỬ

    Champa và Đại Việt là 2 nước láng giềng. Đại Việt th́ lúc nào cũng lăm le chiếm lấy Champa bằng nhiều cách, kể cả gả công chúa cho vua Champa đổi đất. Ranh giới giữa Champa và Đại Việt bị dịch chuyển dần về phía nam và Champa mất nước. Từng triều đại là mỗi cách lấn chiếm, có thể kể ra các cột mốc sau:

    a/ Trước năm 1069 ranh giới là dăy Hoành Sơn, là ranh giới Quảng B́nh - Hà Tĩnh ngày nay. Năm 1069 vua Lư Thánh Tông của Đại Việt đánh bại vua Chăm - Chế Củ. Thế là Đại Việt mở rộng lănh thổ đến Quảng Trị. Đường ranh giới được dời về sông Thạch Hăn.

    b/ Năm 1306 vua Trần gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chăm Chế Mân, đổi lại vua Chăm giao cho Đại Việt vùng đất từ phía nam sông Thạch Hăn đến đèo Hải Vân. Thế là biên giới được dời về đây.

    c/ Năm 1402 Hồ Quư Ly tấn công Champa và lấy thêm từ đèo Hải Vân đến đèo B́nh Đê, ranh giới giữa B́nh Định và Quảng Ngăi ngày nay. Lúc này giờ biên giới đă tiến rất gần đến kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Champa, thuộc B́nh Định ngày nay.

    d/ Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm thủ đô Đồ Bàn và mở rộng lănh thổ đến đèo Cù Mông ranh giới giữa B́nh Định và Phú Yên ngày nay. Thế là đường biên giới lại dời.

    e/ Năm 1597 chúa Nguyễn Hoàng cho đánh chiếm phía nam đèo Cù Mông, và đến 1611 chúa Nguyễn đă mở rộng lănh thổ đến đèo Cả, ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Ḥa ngày Nay.

    f/ Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Chu đánh vào Champa và mở rộng bờ cơi đại Việt đến hết Khánh Ḥa. Và năm 1692 chúa Nguyễn cho Nguyễn Hữu Cảnh lấy đến B́nh Thuận. Và kết thúc vương quốc Champa.

    Qua lịch sử vương quốc Champa ta thấy ǵ? Đấy là sự ḥa thuận giữa 2 quốc gia láng giềng chỉ là tạm thời. Phía mạnh luôn truyền đời ấp ủ tham vọng xâm lấn bờ cơi phía yếu hơn. Từ có có những cuộc sáp nhập nhỏ làm một phía mở rộng dần và một phía teo dần. Rồi cũng có những cuộc thôn tính lớn dẫn đến khai tử một quốc gia. Đừng để mất nước, nếu mất nước th́ ḿnh sẽ như con cá trên thớt, số phận ḿnh do bên thắng cuộc quyết. Với lịch sử đánh nhau hàng ngàn năm, nếu không diệt phía chiến bại th́ ngay trong ḷng quốc gia chiến thắng sẽ muôn đời bất ổn. V́ thế khi thua trận, không đơn giản là mất chủ quyền, c̣n những mưu toan của quân chiến thắng mới đáng nói.

    Trên thế giới, những quốc gia có lịch sử đánh nhau lâu đời th́ chuyện thanh trừng sắc tộc khi thôn tính xong kẻ thù là điều khó tránh khỏi. Trung Hoa - Việt Nam hay Việt Nam - Champa cũng vậy thôi. Cũng là láng giềng đánh nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác. Kết quả Champa đă bị khai tử bởi Đại Việt và dân tộc Chăm bị diệt gần hết.

    Ngày nay dân số của người Chăm tại Ninh Thuận - B́nh Thuận c̣n chỉ vỏn vẹn 98.000 người. C̣n lại họ tản mác khắp thế giới khoảng 300.000 người nữa. Như vậy câu hỏi đặt ra là, đằng sau những lần thất thủ phải mất lănh thổ th́ kèm theo đó là ǵ? Tại sao dân tộc Chăm từng là một quốc gia trải rộng hết dải đất miền Trung, có lần họ đem quân đánh ra Thăng Long, nhưng sao nay họ biến đâu mất hết vậy? Điều đó chứng tỏ sau những trận chiến lấy bờ cơi, phải có những cuộc thanh trừng sắc tộc dai dẳng và kéo dài mới diệt gần hết một ṇi giống một dân tộc như thế. Những cuộc thanh trừng này lịch sử đă không ghi lại nhưng chắc chắn nó có xảy ra. Đấy là cái khủng khiếp của kẻ thua cuộc phải gánh lấy.

    Nh́n lại lịch sử các nước láng giềng Trung Hoa, th́ cũng đă có quốc gia bị Trung Hoa khai tử, và dân tộc của họ đă phải tản mác khắp nơi mà giờ cũng chỉ làm thân phận dân tộc thiểu số.
    - Vương quốc Đại Lư nằm phía Tây Bắc Đại Việt đă bị nhà Nguyên tiêu diệt và họ mất nước từ đó. Bây giờ tộc người Thái phía bắc Việt Nam chính là con cháu dân Đại Lư khi xưa. Họ phải tản mác khắp Đông Năm Á sống như một tộc thiểu số và quên hẳn cội nguồn của họ. Từ một quốc gia rộng lớn gồm tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, một phần lănh thổ tây bắc Việt Nam, một phần bắc Myanmar, phần bắc Lào nhưng nay là đất của người Hán. Người Thái và người Chăm số phận chẳng khác nhau mấy.

    Nay trong suy nghĩ không ít người, đă cho rằng Việt Nam là 1 tỉnh của Trung Hoa sẽ có lợi v́ dân Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi như người Hán. Không đâu, đừng có tin ngây thơ như vậy. Việc các bang trong Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đứng chung trong một nhà nước liên bang hoàn toàn khác với trường hợp Việt Nam bị thôn tính bởi Trung Hoa, v́ sao?

    Để giải thích, tôi xin đi vào bản chất của nhà nước liên bang trong một thể chế tự do dân chủ. Trong nhà nước liên bang th́ vai tṛ các bang là đồng làm chủ nhà nước liên bang. Nhà nước liên bang tựa công ty cổ phần, chính quyền bang tựa các cổ đông. Trong cơ cấu tổ chức này, nó luôn đảm bảo sự công bằng giữa các bang. Bất cứ người dân của bang nào cũng đều có quyền ứng cử tổng thống. Và bang nào cũng có 2 thượng nghị sĩ đại diện cho chính quyền bang, bang nào cũng có nhiều dân biểu đại diện cho nhân dân bang đó trong quốc hội liên bang. Chính v́ ai là bang thành viên Hợp Chúng Quốc th́ được làm chủ một phần chính quyền liên bang nên Porto Rico mới muốn trở thành bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Làm một bang của Hoa Kỳ nghĩa là có tiếng nói trong chính quyền liên bang, là một trong các ông chủ của chính quyền liên bang th́ ai mà không thích? Như vậy làm một tiểu bang của Mỹ không hề vong quốc, và cũng không hề bị tiêu diệt ṇi giống, mà là được đứng chung cùng bang khác để hưởng sự thịnh vượng chung của một Hoa Kỳ giàu mạnh.

    Nhà nước độc tài phương đông không bao giờ chịu đứng chung một cách dân chủ với nước khác. Mà đặc biệt, nước lớn bao giờ cũng mặc định ḿnh mới là chủ của nó.
    Khi chưa chiếm Đại Việt, các hoàng đế Trung Hoa c̣n mặc định Đại Việt phải sang triều cống. Tức là trong mắt của các hoàng đế Trung Hoa, Đại Việt là thứ mọi rợ cho nên họ gọi ta là tộc man di.
    Nếu Trung Hoa chiếm Việt Nam th́ số phận dân Việt sẽ bị diệt vong như dân tộc Chăm đă từng chịu dưới bàn tay Đại Việt. Cũng tựa như 800 năm trước,Trung Hoa đă thâu tóm Đại Lư. Giờ đây đất nước Đại Lư cũ (tức tỉnh Vân Nam ngày nay) cũng sẽ là nơi người Hán ở, c̣n người chủ thực sự của Đại Lư hoặc bị tiêu diệt hoặc phải tản mác khắp nơi tránh sự thanh trừng sắc tộc. Đó là bài học lịch sử, thực ra chúng ta mất nước th́ ṇi giống cũng sẽ bị diệt vong bởi bàn tay Tàu. Ngày nay vị trí chủ tịch Trung Quốc ngang bằng với hoàng đế Trung Hoa trước đây. V́ vậy nếu Việt Nam bị Tàu thôn tính, Việt Nam sẽ bị diệt vong. Nếu con người nhận thức sai lầm về mối nguy th́ sẽ mất mạng, nếu dân tộc nhận thức không đúng mối nguy th́ dân tộc đó sẽ bị diệt vong.

    Ngày xưa Champa nhượng đất cho Đại Việt nhiều lần và cuối cùng bị diệt vong. Ngày nay CS cũng đang nhượng đất cho Trung Cộng và co cụm dần.

    Thấy 2 h́nh ảnh hao hao. Dân Việt không thể lùi măi trước Tàu. V́ vậy không kéo đổ CS th́ đất nước sẽ cứ trượt thẳng về con đường vong quốc và khi vong quốc th́ dân tộc sẽ trượt tiếp về điểm diệt vong. Chống Tàu là phản xạ đă giúp dân tộc này vẫn c̣n tồn tại trước răng nanh Trung Hoa, nếu buông xuôi để thân Tàu th́ kể như số phận của dân tộc dân tộc có nguy cơ bị diệt vong

    Posted by Tiếng Thông Reo at 8:40 AM

    Luận bàn giữa Trần Đ́nh Sử và Hà Sĩ Phu

    http://lamtamnhu.blogspot.com/2016/0...ha-si-phu.html

  5. #665
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    CÁ ĂN KIẾN HAY KIẾN ĂN CÁ.
    https://bencublog.wordpress.com/2018...ay-kien-an-ca/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...y-kien-ca.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt quá nửa. Xin coi từ đường dẫn số 2, có thêm h́nh

    CÁ ĂN KIẾN HAY KIẾN ĂN CÁ.
    April 19, 2018
    Buu Nguyen
    Tôi viết chuyện dưới đây năm 1992, sau khi nhận được tin vợ chồng bạn tôi đă ổn định cuộc sống tại Pháp. Chuyện đă được đăng trên báo Việt ngữ thời đó, và in trong một quyển tập truyện do nhóm Nguồn Việt tại Brisbane xuất bản.
    Chuyện thật 99%. 1% không thật là tên các nhân vật trong chuyện.
    ***
    Sau trận Đại hồng thủy cuối tháng 4/75, Sàig̣n được người ta đặt cho cái tên mới nhưng người dân Sàig̣n vốn hoài cổ nên vẫn khoái cái tên cũ và Sàig̣n vẫn được gọi là Sàig̣n.
    Là một người lính QLVNCH, được thượng cấp ra lệnh “tan hàng” và đi bộ về nhà trưa ngày 30/4/1975, tôi bị gọi đi “học tập” một tuần, rồi tiếp tục bị mời đi họp hầu như hàng tuần với mấy tên Cán bộ Phường khóm. Cứ họp hoài họp măi với những tên cán bộ đọc tiếng Việt không suông, nói tiếng Việt không rành, tôi đâm ra ĺ.

    Ai nói ǵ th́ nói, sống cái đă.

    Sau trận đổi tiền, tưởng đâu ai cũng nghèo như ḿnh, nhưng chỉ vài tuần sau, đâu cũng vào đó. Hàng quán được bày ra đầy các lề đường, chợ trời mọc lên như nấm và giá cả tùy tiện leo thang. Tôi mướn chiếc xích-lô, thử nghề “vận tải giao thông” bất đắc dĩ. C̣ng lưng đạp từ tờ mờ sáng đến nửa đêm chỉ đủ tiền chợ, khi đau ốm phải bán tư trang của vợ để mua thuốc nên tôi đổi qua nghề bán xăng lề đường.
    Nghề này thấy nhẹ nhàng nhưng không phải dễ ăn. Nhận xăng từ một người bỏ mối nào đó để bán lẻ trên lề đường, người bán phải lanh lợi, phải biết ngó trước ḍm sau, phải biết ai là ḅ vàng ai là Cán bộ kiểm soát kinh tế, ai là cán bộ Phường khóm, ai là phe ta, ai là kẻ địch, v.v….
    Vô phước bị ốp là coi như vợ phải lo tiền chợ hai ba ngày. Chua nhất là những ngày mưa phùn, gió bấc. Đầu đội Poncho, tựa ḿnh bên một thân cây hay đứng nép dưới mái hiên nhà nào đó, người run theo từng cơn gió, chịu lạnh suốt ngày mà chỉ bán được chục lít xăng, coi như chỉ lời được một bữa cơm.
    Thêm bọn cướp cạn thỉnh thoảng đến thăm. Chịu giá xong kêu đổ xăng, đổ xăng xong nổ máy xe vọt mất. Bọn này luôn luôn đi hai tên nên nếu ḿnh tiếc của rượt theo la làng th́ phải coi chừng cái gáo v́ thằng ngồi sau đă thủ sẵn vài cục đá hoặc đồ nghề ǵ đó.
    Thấy đây là một nghề lời lóm không bao nhiêu nhưng có hy vọng hui nhị t́ lảng xẹt nên tôi gồng ḿnh “bước thêm bước nữa” là t́m cách mua xăng thẳng từ trạm về bỏ mối. Muốn làm ăn theo kiểu này phải mua phiếu xăng từ các tên thủ trưởng các cơ quan phân phối xăng dầu, điều mà tôi không thích chút nào nhưng… biết sao bây giờ, sống cái đă.
    Sau nhiều ngày cân nhắc, ḍ hỏi, và nhiều lần bao những người đưa tin nhậu nhẹt, tháng 10/1975 tôi được giới thiệu với một tên Cán bộ có thẩm quyền ngành xăng dầu tại Sàig̣n tên Mười Của. Qua người môi giới, hắn hẹn tôi đến gặp hắn tại nhà ở khu Ngân hàng vùng chợ trời Hàm Nghi.
    Đúng giờ hẹn, 9 giờ sáng thứ Tư, tôi đến gơ cửa nhà hắn. Sau vài giây chờ đợi, một khuôn mặt ốm nhom, tái mét, ló ra bên cánh cửa vừa hé. Tôi dụi mắt, lùi lại một bước để nh́n kỹ khuôn mặt người đối diện và hắn cũng nh́n tôi trân trối.
    Lại thêm vài giây lặng lẽ trôi qua… hắn lắp bắp mở lời :
    – Mầy … anh … anh là Long, Long Lừa phải hông ?
    Tôi không trả lời mà hỏi ngược lại hắn :
    – C̣n ông… ông là Vinh… Vinh Mén phải hông ?
    Tôi vừa dứt lời th́ cánh cửa được mở rộng và hắn nhảy thót đến ôm cổ tôi, hai chân hắn quặp ngang hông tôi, người hắn đeo hẳn vào người tôi như cặp t́nh nhân lâu ngày gặp nhau mà ḿnh thường thấy trong phim ảnh ở hải ngọai.
    Tôi rất xúc động khi gặp lại thằng bạn cũ thời thời Trung học nhưng tôi không dám ôm hắn, cũng không dám nói ǵ thêm v́ không biết hắn làm cái quái ǵ mà được ở trong căn phố này, vốn là cơ sở kinh doanh của một ông lớn trước năm 75.
    Sau mấy giây xúc động, hắn quàng vai tôi kéo vào nhà. Nói là nhà chớ thật ra chỉ là một căn phố trống. Cao hơn đầu một chút là dây ch́ giăng ngang dọc, vừa để phơi quần áo, vừa để treo mùng màn. Ở khoảng giữa căn phố, một tấm vải bông sặc sỡ được căng ngang, có lẽ để che chỗ ngủ. Bên ngoài tấm vải là một cái tủ cũ chỉ c̣n một cánh cửa, bên cạnh cái tủ là một chiếc chiếu, trên chiếc chiếu có một cái lon sữa ḅ để gạt tàn thuốc. Một cái vơng được đóng đinh treo ở góc nhà và một chiếc xe đạp mini c̣n mới dựng kế bên.
    Tôi nh́n kỹ người đối diện. Hắn đúng là Vinh Mén, thằng bạn mà tôi coi như ruột thịt lúc c̣n học Trung học ở Nam Vang. Nh́n Vinh Mén, một rừng kỷ niệm của tuổi thơ ngà ngọc lần lượt hiện về.
    oOo
    Nam Vang, đầu năm 1962, tôi bước chân vào ngưỡng cửa Trung học.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    oOo
    Vinh Mén cất lời, xóa tan cái cảm giác đang làm nhức buốt đầu óc tôi :
    – Hồi đó, đôi khi tao không đồng ư với mầy v́ nghĩ rằng mầy ghét mấy tên cán bộ VC nên mầy cương ẩu. Nhưng khi vô khu tao mới biết mầy gan, dám nói sự thật trước mặt tụi nó. Đ.M. ! Gạt được người ta vô khu rồi là xoa tay đi kiếm thằng khác. Mầy nói đúng, vô khu sống như chuột, ngày đêm căng vơng nằm dưới hầm, dưới hố v́ sợ bom.
    Vinh Mén ngưng nói, rít một hơi thuốc rồi trợn mắt nh́n tôi, làm như tôi là người đă gạt hắn vô khu, hắn chửi thề :
    – Đ.M. ! Giải phóng cái con c.. ǵ mà trốn chui trốn nhủi như đi ăn trộm! Cứ vài tuần là di chuyển từ cánh rừng này qua cánh rừng nọ, loanh quanh trong các tỉnh X̣ai Riêng (Svay Rieng, Đông-Nam Kampuchea) và Tây Ninh hay Lộc Ninh, gặp lúc tụi ngụy hành quân qui mô th́ phải bỏ khu đi bộ mấy trăm cây số về hậu cứ an ṭan ở tận Cần Ché (Kratié, Đông-Bắc Kampuchea).

    Svay Rieng

    Kratié
    Đi bộ ban đêm, ban ngày ngủ. Tụi nó phát lương khô chỉ đủ ăn một tuần nhưng thường di hành cả tháng nên gặp cái ǵ ăn được là cứ ăn, kể cả ăn trộm, ăn cướp của dân Miên để sống cầm hơi. Thiệt khổ hơn trâu ḅ. Liên lạc với gia đ́nh cũng không được. Tụi nó nói đi làm cách mạng cứu nước là phải ly khai gia đ́nh. Ly khai con c.. ! Tao nhớ Ba Má tao thấy mẹ. Nhiều lần định trốn về Nam Vang nhưng không biết đường ra. Đ. M. ! Có lần tao định xách súng bắn chết mẹ tụi nó hết rồi tới đâu th́ tới nhưng nghĩ đi nghĩ lại … đa số mấy thằng ở chung đơn vị cũng bị gạt như ḿnh nên thôi, đành giao cái thân mén của tao cho ông Trời …
    Tôi mạnh dạn hỏi tới :
    – Đă biết vậy sao mầy c̣n đút đầu vô ?
    Vinh Mén nh́n tôi rồi nh́n lên tường, nói như nói với chính nó :
    – Tao đâu có theo.
    Mầy c̣n nhớ không ? Hồi đó họ dụ ḿnh bằng miệng lưỡi không được th́ họ xài mỹ nhân kế, dùng gái dụ ḿnh. Họ dàn xếp cho con Lan Lé đến dụ tao. Con nhỏ này nhận tiền con mẹ Phở Bắc mời tao đến nhà nó nhậu xỉn rồi ngủ với nó để dụ tao vô khu chớ nó có yêu thương ǵ tao, nên sau khi đă ̣-e với nó mấy lần th́ tao để số de mà không ray rứt ǵ hết. Rồi tụi ḿnh thi Brevet, mầy đậu nên tiếp tục học Tú Tài, tao rớt nên đi làm với ông già, tụi ḿnh ít gặp nhau từ đó. Giữa năm 65, một thằng cán bộ đến rỉ tai tao tại sân banh. Cha này d́u dắt hội Xóm Mới, cái xóm toàn Việt Cộng đó. Chả nói tao đá banh giỏi, có kỹ thuật cao, ở Nam Vang không có cơ hội phát triển tài năng. Nếu tao đồng ư, chả đưa tao đi Hànội, cho vô Câu Lạc Bộ Thể Dục Thể Thao và sẽ được đi đá quốc tế. Mầy biết là tao thèm đá banh như người ta thèm cơm, thèm nước, nên nghe chả nói vậy tao khoái. Tao biết tao học dở nên chỉ ước mơ làm cầu thủ đá banh nhà nghề. Xui cho tao là lúc đó ḿnh ít khi gặp nhau, tao không có ai để hỏi ư kiến nên bị chả gạt dễ ợt.
    Vinh Mén ngưng nói, rít một hơi thuốc. Tôi tiếp lời :
    – Tao nhớ rồi… không thấy mầy đi đá banh mấy tuần, tưởng mầy bệnh nên tao ghé nhà thăm mầy th́ chỉ gặp bà già mầy. Bác gái vừa nói vừa khóc với tao là mầy mê con nào đó nên mầy theo gái rồi. Tao nghe bác nói nhưng không tin v́ tao biết mầy thương Ba Má mầy lắm, và không mê gái bằng mê đá banh. Không dè mầy bị họ gạt.
    Giọng Vinh Mén trở nên giân dữ:
    – Chả nói vô khu chờ chuyến đi Hà nội, ai dè vô khu tụi nó phát cho tao cái ba lô, bộ đồ cứt ngựa, cây súng AK… thế là xong cuộc đời. Tao tức muốn hộc máu nhưng chuyện đă rồi. Thằng cha gạt ḿnh đâu có ở đó mà chơi nó.
    Đa số bọn thủ trưởng trong khu là đám đầu trâu mặt ngựa Bắc kỳ, mở miệng thở than là nát xương với tụi nó, thành thử đành ngậm miệng và suy nghiệm cái ngu của ḿnh. Ngày qua ngày cứ học tập. Hết học tập chính trị đến các chiến dịch này nọ. Vừa học tập vừa đếm tuổi Xuân đi qua trong rừng núi âm u, không thấy ánh sáng mặt trời. Rồi bổ sung về tiểu đ̣an, đi hành quân theo từng chiến dịch do Cục R đề ra.
    “Đ. M. ! Nhắc lại c̣n ớn da gà. Cả đại đội… đa số là con nít ở Cao Miên về, đụng tụi ngụy mấy ngày chỉ c̣n hơn chục thằng sống sót, nhưng đă điên điên khùng khùng. Tao hên thiệt… qua mấy trận B́nh Giả, Đồng X̣ai, Bù-Đốp… ăn thêm mấy đợt B52 rải thảm mà không sứt mẻ ǵ nên được mấy chả để ư, cho về làm ở hậu cần, làm cần vụ cho một thằng mới từ Bắc vô. Đừng tưởng tụi nó vô thần, đánh giặc giỏi hay có t́nh nghĩa với tao. Lầm to đó ! Tụi nó cũng sợ chết và tin dị đoan thấy mẹ. Tụi nó cho tao làm cần vụ cho thằng sư trưởng Bắc kỳ v́ tụi nó nói tao hên, ai gần tao sẽ hên lây”.
    Gịong Vinh Mén dịu dần :
    – Tao đỡ khổ từ đó. Đỡ lo đói, đỡ phải lội hành quân. Nhưng bị B52 dội hay pháo binh ngụy bắn th́ … trời kêu ai nấy dạ. Thằng sư trưởng tao bị B52 rải thảm chết tại An Lộc. Tao nhờ bị sốt rét, lúc đó đang nằm trong trạm y tế tại Lộc Ninh nên thoát chết. Số c̣n hên …
    Vinh nh́n tôi cười, nói tiếp :
    – Số tao hên, phải không mầy ? Mà tao c̣n hên dài dài nên mới ngồi ở đây nói chuyện với mầy hôm nay đó.
    Tôi đổi đề tài :
    – Hiện nay mầy làm ông ǵ mà được về Thành phố ?
    Vinh Mén lại xổ nho :
    – Ông con c.. ǵ ! Hồi c̣n làm cần vụ cho thằng Sư trưởng Bắc kỳ, lúc đầu nó chỉ sai vặt. Nhưng v́ chữ nghĩa của nó c̣n thua con nít Tiểu học, mỗi lần nó cộng trừ nhơn chia, nó nhăn nhó như đàn bà đau đẻ nên nhờ tao giúp nó, lần lần nó tin tao, cho tao tiếp thu văn thư, rồi giao luôn sổ sách nó buôn lậu với tụi Miên. Khi nó chết, tao c̣n ôm một số tiền của nó. Thằng sư trưởng mới có em út của nó nên đẩy tao ra tiểu đoàn. Cha tiểu đ̣an trưởng này là dân miền Nam tập kết nên khóai tao, cho tao theo chả. Tiếp tục đỡ khổ. Nhưng chả lại theo bác Hồ trong trận Xuân Lộc, đầu năm 75. Tiểu đ̣an tao banh-xà-rông. Tao sống sót, được gắn quân hàm Thiếu-úy và được lịnh về Lộc Ninh chờ đi tiếp thu. Lớ ngớ trong rừng cả tháng không thấy ai nói tới ḿnh, hỏi ra mới biết tụi nó chọn bồ nhà đi tiếp thu Tây Ninh rồi.
    Vinh Mén chua chát :
    – Sợ sẽ làm chúa sơn lâm thiên thu nên tao lót đường một thằng thủ trưởng quen trong R lúc trước, mới được theo nó về thành và hiện giờ tao là một trong hai thằng có quyền kư phiếu xăng trong quận này. C̣n hên phải không mầy ? Và nhờ vậy mầy mới gặp tao phải không ?
    Tôi nhỏ giọng :
    – Ờ… tao hiện giờ không có việc ǵ làm nên t́m cách buôn bán… sống qua ngày. Thằng Thiện cho tao biết Mười Của có phiếu xăng nên tao t́m đến hỏi, không dè gặp mầy là bạn cũ. Sao, có thiệt vậy không ?
    Vinh Mén cười :
    – Có chớ ! Mầy muốn bao nhiêu phiếu cũng có nhưng nếu thằng Thiện hỏi th́ mầy nói là tao đưa mầy mỗi tuần hai ba phiếu thôi. Một là để bảo mật, hai là để nó khỏi theo mầy đ̣i tiền hoa hồng. Đ. M… thằng đó làm ăn tính từng xu từng cắc. Tao ở trong rừng mới ra mà đôi khi cũng bực ḿnh, nhưng nó kín miệng… tin được phải không mầy ?
    Tôi trả lời ba phải :
    – Tao mới quen nó lúc gần đây nên không dám xác quyết nó là người thế nào. Có điều… nó quen biết nhiều cán bộ, nó bán tin cho đủ hạng người. Tao nghĩ… mầy nên cẩn thận là hơn.
    Vinh Mén suy nghĩ hồi lâu. Lát sau hắn xua tay:
    – Nó không dám phản tao đâu. Nó hó hé là nó đi tù liền. Tao làm vụ này theo chỉ thị thủ trưởng của tao. Thôi… ḿnh ra Chợ Cũ làm vài chai la-de mừng ngày hội ngộ.
    Vinh Mén vói tay lấy cái áo sơ-mi màu xanh lục máng trên sợi giây ch́, vừa thay áo vừa nói tiếp :
    – Tao thiệt mừng khi gặp lại mầy. Với mầy tao mới dám ăn nói. Tao đỡ lo bị phản phé v́ sau hơn mười năm trong guồng máy Cộng sản, tao không c̣n tin vào mấy chữ «t́nh người» hay tín nghĩa» nữa. Nói cho mầy biết… mấy thằng Bắc kỳ sợ chết bỏ mẹ nên đẩy tụi tao đi trước để dọ t́nh h́nh nên bây giờ ai chụp giựt được bao nhiêu cứ chụp giựt. Mai mốt đâu vào đó rồi th́ mầy chờ coi, chỗ nào có ăn là tụi đảng viên Bắc kỳ vô nắm hết !
    Chúng tôi ra cửa, Vinh Mén khóa cẩn thận xong băng qua đường Hàm Nghi. Nh́n đồng hồ mới hơn 10 giờ sáng, tôi im lặng đi theo Vinh Mén về hướng Chợ Cũ. Hắn đi thẳng đến tiệm ăn của một người Việt gốc Hoa. Chúng tôi vừa ngồi xuống ghế th́ một bà đứng tuổi ăn mặc tươm tất, có lẽ là bà chủ quán, đă đứng bên chờ gọi thức ăn. Vinh Mén nh́n bà ta cười cười nói :
    – Như thường lệ… thím Ba.
    Người đàn bà cười đáp lễ rồi đi vào trong. Tôi hỏi Vinh Mén :
    – Quán quen hả ?
    – Ừ! Lúc mới về đây, tao ăn cơm ḷng ṿng quanh đây trước khi ghé quán này. Thấy đồ ăn ở đây ngon, ông bà chủ dễ chịu, cho tao ghi sổ nên tao ăn ở đây luôn.
    Hai chai bia con cọp được mang ra ngay và vài phút sau là một dĩa đồ xào thập cẩm thơm phức. Vinh Mén cầm đũa, nói ba tiếng «ăn đi mầy» rồi ăn ngay. Hắn vừa ăn, vừa uống bia, vừa nhỏ giọng kể tôi nghe đủ thứ chuyện vui buồn từ lúc c̣n ở trong cục R cho đến khi được về Sàig̣n. Hắn thật thà thú nhận :
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    oOo
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vinh Mén hậm hực :
    – Đ. M. ! Hồi đó trong rừng, tao chả biết thực tế như thế nào nên cũng tin theo lời nói đó để mà hy vọng, để mà sống cho tới lúc được ăn con kiến, v́ tao nghĩ con kiến này là những thằng đầu sỏ Mỹ-Ngụy. Bây giờ biết ra nó chua chát quá, v́ theo tao nhận xét, con kiến trong lời nói của thằng cán bộ chính trị cục R bây giờ là nhân dân miền Nam chớ đâu phải là bọn đầu sỏ Mỹ-Ngụy, v́ bọn đó đă đi nước ngoài hết rồi. Nhưng nếu người dân miền Nam là con kiến đi nữa th́ chưa chắc cách mạng đă ăn được con kiến. Bằng chứng là chiếm miền Nam chưa được một năm th́ nhiều cán bộ cao cấp đă hủ hóa trầm trọng, cán bộ trung cấp theo chân đàn anh ăn hối lộ, tham nhũng công khai, c̣n bọn tép riu như tụi tao th́ đụng đâu đớp đó để pḥng thân sau này. Thành ra bao nhiêu chính sách đo đảng đề ra để ăn con kiến chắc chắn sẽ không thành công nhưng các thủ đoạn để cướp đoạt tài sản của con kiến th́ đă được thi hành triệt để. Đ. M. ! Hành động như một lũ cướp mà cứ hô hào là Cách mạng th́ con nít nó cũng không tin. Tao chưa thấy cá ăn kiến nhưng nếu t́nh trạng này kéo dài th́ kiến ăn cá là cái chắc !
    Loan ngắt lời chồng :
    – Anh hứa với em là anh không chửi thề nữa mà.
    Vinh Mén đỏ mặt :
    – Nói tới bọn cướp cạn này, anh tức quá nên không dằn được.
    – Th́ đừng thèm nói tới họ nữa… coi như họ không có mặt trên đất nước này.
    – Em nói vậy là em thua Việt cộng rồi. Tụi nó không cần ḿnh theo mà chỉ cần ḿnh im lặng cho tụi nó đè đầu đè cổ. Cái khổ, cái đau, cái đói, cái khát mà người dân từ Bắc chí Nam đang gánh chịu đều do tụi nó gây ra, nên nếu ḿnh không nói, nếu ḿnh giả đ̣ quên là ḿnh đồng lơa với tội ác. Em hiểu không ?
    Loan nh́n chồng mỉm cười. Tôi nhận thấy trong lúc gần đây, Vinh Mén nói chuyện ít khi chửi thề nữa. Tôi đổi đề tài, kể cho vợ chồng Vinh Mén nghe về đứa con đầu ḷng của chúng tôi, về niềm vui của vợ chồng tôi khi bà xă tôi có bầu, những lúc lo âu, những khi sung sướng từ khi nó chào đời cho đến hôm nay.
    Ăn uống xong, Vinh Mén đưa tôi về nhà và hẹn hai ngày sau sẽ đưa phiếu xăng.
    Tôi đến nơi hẹn, chờ hơn một giờ mà không thấy bóng dáng Vinh Mén, nên biết nó đă giă từ Cộng sản. Tôi cầu Trời Phật pḥ hộ cho vợ chồng nó t́m được nơi dung thân ở Nam Vang hay một nơi nào đó.
    Cuối năm 1981, trong lúc vợ chồng tôi chuẩn bị đi t́m tự do, tôi nhận được tin của Vinh Mén. Nó cho biết vợ chồng nó đang làm ăn thoải mái ở Siem Reap (Đông-Bắc Cao miên, giáp giới với Thái lan), và vợ nó vừa sinh đứa con gái đầu ḷng. Nó dự định, khi vợ nó cứng cáp, vợ chồng nó sẽ qua Thái lan xin tị nạn.

    Tôi mừng thầm cho bạn, và dù mới chuẩn bị cho chuyến đi của chính ḿnh, tôi mong rằng sẽ gặp lại vợ chồng nó ở một nơi nào đó nơi xứ người.
    Buu Nguyen
    https://hoiquanphidung.com/showthrea...C4%83n-c%C3%A1

  6. #666
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Năm nay tôi bằng tuổi ba tôi
    https://dongsongcu.wordpress.com/201...g-tuoi-ba-toi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...oi-ba-toi.html

    Posted on August 6, 2018 by dongsongcu
    Phan Nhiên Hạo


    Một buổi chiều Tháng 3 năm 1975. Phi trường Kontum loang lổ cháy, đám cỏ khô dưới chân úa vàng, mặt trời đỏ bầm đang lặn xuống sau núi. Tiếng pháo kích vẫn tiếp tục nổ rất gần. Tôi có một con dế than trong vỏ hộp quẹt. Con dế duy nhất c̣n lại sau những trận thư hùng với dế của lũ trẻ trong cư xá. Tôi mở hộp, thả con dế xuống đám cỏ khô. Mặt đất đă bắt đầu tối, chỉ một chớp mắt, con dế lẩn mất. Nhiều năm sau tôi thường tự hỏi tại sao tôi đă hành động như vậy vào lúc đó. Có lẽ tôi đă linh cảm sự chấm dứt tuổi thơ và những ngày khổ đau phía trước, và v́ vậy đă thôi không muốn cầm tù một con dế nhỏ.
    Ba tôi trong buổi chiều ảm đạm đó là một h́nh ảnh vừa rơ ràng vừa nhập nhoạng trong trí nhớ tôi. Ông mặc quân phục thẳng nếp, dáng điệu b́nh tĩnh nhưng buồn rầu. Mọi người đều hoang mang và vội vă. Rồi mẹ và ba anh em tôi lên máy bay, chỉ với một chiếc va-li. Hai em của tôi c̣n quá nhỏ và chắc chúng đă chẳng nghĩ ngợi ǵ. Cả tôi cũng vậy. Tôi chỉ linh cảm một điều ǵ không giống những cuộc chia tay trước đó, khi anh em chúng tôi bay về nhà ông bà nội ở Đà Nẵng những kỳ nghỉ hè. Chiếc phi cơ quân sự bốc lên cao, tôi c̣n nh́n thấy những đốm lửa cháy đỏ cuối đường phi đạo. Tôi không nhớ ba tôi có nói những lời cuối cùng nào với tôi lúc đó, tôi đă có ôm hôn từ biệt ông không? Ông đă dặn ḍ ǵ mẹ tôi? Chúng tôi đi. Ông ở lại, rút lui theo đoàn quân ra khỏi cao nguyên, bị chận đánh và bắn chết trong một cánh rừng gần đèo Mang Giang. Một cuộc rút quân kinh hoàng và đẫm máu. Đó là tất cả những ǵ gia đ́nh tôi biết được từ những lời kể lụn vụn, phỏng đoán và suy luận từ nhiều nguồn tin khác nhau sau nhiều năm chờ đợi. Không có ai chứng kiến những giây phút cuối cùng của ba tôi.
    Tôi luôn h́nh dung ông chết vào buổi tối. Một cái chết chậm chạp, đau đớn v́ những vết thương mất máu. Chúng tôi không bao giờ t́m thấy xác ông.
    Tôi đă lớn lên trong nỗi chờ đợi đăng đẳng và tiếng khóc thầm lặng của mẹ tôi. Một người không bao giờ thôi chờ đợi và hy vọng. Rồi tôi cũng lớn lên. Tôi tưởng tôi đă quên. Tôi tưởng chiến tranh không đụng chạm ǵ đến tôi. Tôi đă không đánh nhau và tôi cũng không bị tù đày. Nhưng ba tôi th́ đă bị bắn chết vào những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Một người đàn ông nho nhă, đọc tạp chí Văn, thẳng thắn và tận tụy với công việc. Ông đă từng đặt tôi lên bàn tiệc để tôi đọc thơ, giữa những người bạn bắt đầu ngà ngà của ông. Những câu thơ chú tôi dạy, tôi không biết tác giả:
    “Thừa Phủ ơi ḷng ta hồng biển lửa. Khi mùa đông rớt xuống vai người. Chiếc lá vàng khô chết hồn vui…”.
    Ông đi vớt từng con lăng quăng cho tôi nuôi cá, dẫn tôi ra bờ sông Dakla chỉ cho thấy cây lúa, để lần đầu tiên tôi biết lúa và gạo không phải là hai loại khác nhau. Chúng tôi đă từng sống ở đồn Mangbuk, trong căn pḥng xây ngầm dưới đất. Buổi chiều những người phía bên kia chĩa loa vào kêu đích danh tên ba tôi. Lính của ông trả lời họ bằng những phát đại bác. Không có đường bộ tiếp tế vào Mangbuk. Sân bay phía trước đồn lót bằng những tấm gi sắt dă chiến bốc đỏ bụi mù vào những ngày khô. Một người lính làm việc trên băi đáp bị cánh quạt máy bay chém đứt đầu. Bụi mù đă khiến ông bước thẳng đến cánh quạt trong khi cố gắng nhặt lại chiếc mũ bị gió thổi bay. Tôi gọi ông là chú Tùng. Ba tôi nói những người lính trong đồn đă dùng xôi nếp ráp đầu chú Tùng vào người lúc khâm liệm. Khi chúng tôi dọn về ở trong thị xă Kontum, chúng tôi cũng có một hầm nổi đắp bằng bao cát như tất cả những nhà khác trong cư xá sĩ quan. Tôi đă từng thấy trực thăng Chinook cẩu những quan tài kẽm trắng bạc lủng lẳng bay ngang nhà. Tôi chưa từng thấy tận mặt người chết. Sự thật th́ tôi không bao giờ dám đến nh́n những người bị xe cán như những đứa trẻ khác. Tôi sợ thấy máu. Nhưng tôi biết thế nào là sự mất mát mà cái chết mang lại cho người sống.
    Những người bạn của ba tôi bỗng lâu không thấy đến nhà, rồi th́ ba tôi nói họ đă tử trận. Một người em gái của ba tôi không bao giờ lấy chồng sau khi người yêu của cô, một sĩ quan trẻ, chết v́ xe cán phải ḿn. Cái chết đối với tôi là sự vắng mặt vĩnh viễn của những người thân, không phải những con số trên giấy tờ, không phải mô tả tiểu thuyết hay tưởng tượng thơ ca. Tôi không can dự vào chiến tranh, nhưng cũng giống như nhiều người Việt Nam khác, chiến tranh đă can dự đến tôi.
    Trong nhiều năm trời sau 1975 người ta đă dạy những đứa trẻ như tôi cách nhục mạ cha mẹ chúng. Người ta muốn trong trí óc tôi, ba tôi chỉ là một phần tử của cái tập hợp những kẻ bại trận. Ông chỉ là một con số trong tổng số những địch quân bị tiêu diệt. Và bằng cách đó, người ta muốn những đứa trẻ như tôi nh́n cuộc chiến với con mắt biện chứng ráo hoảnh như thể cái chết của cha mẹ chúng là một tất yếu lịch sử. Người ta không chịu hiểu rằng chẳng có một tất yếu lịch sử nào hàn gắn được những đổ vỡ trong ḷng một đứa trẻ đă bị cướp mất tuổi thơ. Tôi biết tôi không phải là trường hợp duy nhất. Tôi biết có hàng trăm ngàn, có lẽ cả triệu những đứa trẻ miền Nam sớm mồ côi cha như tôi. Một thế hệ lớn lên trong những xung đột không ngừng giữa cố gắng lăng quên và các ám ảnh kư ức, giữa sự kinh tởm chiến tranh và tinh thần bạo động, giữa ư muốn tha thứ và ḷng căm thù.
    Trong nhiều năm tôi cũng đă tự dạy tôi quên lăng. Nhưng tôi vẫn thường mơ thấy ba tôi. Người ta nói nếu mơ thấy một người thân bị mất tích mà người đó không nói cười ǵ trong giấc mơ th́ đó là một người đă chết. Khi c̣n nhỏ mỗi lần tôi mơ thấy ba, mẹ đều gặng hỏi xem ba tôi có nói cười ǵ trong giấc mơ không. Bao giờ tôi cũng nói có. Sự thật th́ trong những giấc mơ, ba tôi là một người rất trầm lặng, vẻ mặt buồn rầu. Một người mà ngay cả trong mơ tôi cũng biết là đă ở quá xa, và không bao giờ c̣n trở về với anh em chúng tôi nữa. Chúng tôi c̣n giữ vài tấm h́nh cũ của ông, nhưng khuôn mặt trong những tấm h́nh đó không có ǵ giống với người đàn ông trong những giấc mơ tôi, nơi ông có vẻ là một biểu tượng hơn là một con người thật. Sau cái chết của ba tôi, tôi không bao giờ c̣n tin vào một hạnh phúc vẹn toàn. Tôi luôn nh́n thấy cái kết thúc buồn bă ngay cả trong những giờ phút tươi sáng nhất, giống như cái kết thúc của tuổi thơ tôi ở phi trường Kontum một buổi chiều Tháng 3 năm 1975.
    Ba tôi mất khi ông mới 35 tuổi. Ông đă hành động như tất cả những người đàn ông đàng hoàng và có trách nhiệm trong thời buổi ông cần phải làm. Một người đàn ông thời chiến vẹn toàn. Bây giờ tôi đă bằng tuổi ba tôi. Ông không c̣n sống để cùng tôi già. Nhưng tôi sẽ không bỏ ông lại sau lưng. Cho đến tận bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn c̣n nằm mơ thấy ba tôi. Ông không chỉ là người đă sinh ra tôi mà c̣n là dấu ấn của chiến tranh và những mất mát tôi mang theo suốt đời.

    Tôi luôn hănh diện về ba tôi, cho dù lịch sử đă phản bội ông.
    PNH
    https://hoiquanphidung.com/showthrea...5i-ba-t%C3%B4i

  7. #667
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ô Đi Xa!
    http://www.dslamvien.com/2018/11/o-di-xa.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...a-httpwww.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ 2 đường dẫn trên


    Ô Đi Xa!
    Tuesday, November 13, 2018 3T , ĐSLV , Văn Đọc: 699


    Người Việt tị nạn đến định cư tại Úc, 1979 - http://www.abc.net.au/local/stories/...07/2787303.htm


    Trong thời gian gần đây, những câu chuyện liên quan đến người Việt tị nạn của thập niên 70s, 80s lại có dịp trở lại trong cộng đồng người Việt, qua việc dân của các nước vùng Trung Mỹ (Central America) đă họp lại thành đoàn caravan để vượt qua Mễ và tiến vào Hoa Kỳ.

    Đến nay, cũng đă hơn 3 thập niên tính từ ngày đầu tiên của thảm nạn vượt biên của người Việt tị nạn. Khi đến được bến bờ tự do, dù có bị tổn thương không bao giờ lành lại được sau cuộc vượt biên kinh hoàng, dù vẫn chưa phục hồi sau thời gian ṃn mỏi nơi các trại tị nạn, th́ bước chân đầu tiên của người tị nạn đặt lên đất nước mới đă là bước chân khởi đầu trong một "hành tŕnh ngàn dặm" xây dựng lại cuộc đời mới của họ.

    Không phải là điều tuyệt đối, nhưng tại Hoa Kỳ, mọi người, không phân biệt tị nạn hay dân bản xứ, đều có được cơ hội để tiến tới, vươn lên bằng nỗ lực của từng cá nhân một.

    Đặc San Lâm Viên xin mời quư vị trở lại cùng với "những bước chân âm thầm" của những người tị nạn lơ ngơ phải lần ṃ từng bước trong thời gian đầu mới định cư tại nước Mỹ, qua đoản văn của 3T viết về câu chuyện ngắn của một dân tị nạn "Ô Đi Ghe" sang tới Mỹ định cư đă phải chuyển thành... "Ô Đi Xa!"

    3T
    (Đặc San Lâm Viên)

    Lóng rày, truyền thông báo chí, ḍng chánh cũng như ḍng tà, chộn rộn quá chừng chừng v́ mấy chuyện... "di tản chiến lược" đi theo từng đoàn caravan của dân mấy xứ vùng Trung Mỹ vượt biên giới qua Mễ để đi qua hành hương... bên Mỹ!

    Rồi thấy trong phe ta cũng có nhiều mạng muốn làm nhà báo... hại, khơi khơi quăng đại ra mấy lời b́nh loạn là dân Việt Nam tị nạn từ hồi sau 30/4/75 cũng giống y chang như... di dân lậu!

    Mẹc xà lù! Thời buổi này trên Internet có thiếu giống ǵ tin tức hay ho. Mà hổng biết sao mấy ông, mấy thày này hổng chịu leo lên Google đi kiếm tin tức chính xác để đọc. Ráng đọc cho tới chừng nào hiểu cho đàng hoàng rồi mới nên tính chuyện... lập ngôn! Hồi đó, cũng đâu có trễ nải ǵ?

    C̣n như mà chỉ toàn là ngồi không lo găi... đầu (?!) rồi phun đại ra mấy chuyện tào lao, thiên địa theo kiểu âm binh thần tướng rờ mu rùa nói toàn chuyện tề thiên đại thánh, th́ thiệt là quá tệ!

    Ngó mấy chuyện đó làm 3T tui muốn bịnh luôn. Thấy trong ḷng bịn rịn kiểu... nắng chia, nữa băi chiều rồi (!) dữ lắm. Bị vậy nên mới có màn cà xịch cà đụi ṃ theo mấy con đường xưa lối cũ đi kiếm lại cái bộ nhớ cũ rích xa lắc xa lơ của tui thời c̣n là dân tị nạn để mở ra coi lại.

    Ngồi buồn, lấy ra bộ nhớ xa xưa, mở chuyện cũ ra coi lại, thấy sầu đời quá xá. Để cho bớt bứt rứt, bữa nọ 3T tui có viết bài Vượt Biên 2.0 để cho thấy vượt biên "Ô đi ghe" và "Ô đi bộ" nó khác với "phiên bản" "Ô đi Van" của dân bên xứ Central America ở chỗ nào.

    Nhưng mà thôi, bữa nay cho qua phà mấy chuyện "Ô đi Van" đó đi để ôn lại chút chút mấy chuyện của người Việt ḿnh. Mà nói tới đời tị nạn, th́ mọi chuyện đâu có chấm dứt sau hồi cầm được tờ giấy của Cao Ủy Tị Nạn xác nhận là dân tị nạn để lên đường đi định cư!

    Dù là dân "Ô đi ghe" hay "Ô đi bộ", th́ ngay hồi đặt chưn lên tới xứ sở mới là trở thành dân... "Ô-đi-xa" hết ráo! Và hồi đó chuyện định cư của dân Ô-đi-xa mới thiệt sự là bắt đầu. Chữ Ô-đi-xa này là do tui mới chế đại ra để nói tới chuyện thời... hậu Ô đi ghe, hậu Ô đi bộ, chớ hổng có dám làm màu lấy ra từ Odyssey, đâu nha quư vị!

    Nói cho ngay t́nh, ngoại trừ mấy mạng đẻ bọc điều, đi định cư mà có lận lưng đem theo tiền tỉ đô la Mỹ, hoặc mấy mạng làm biếng có license núp bóng dài hạn sau mấy thứ trợ cấp, là có thể lè phè, c̣n ngoài ra dân tị nạn loại người phàm Ô-đi-xa mà tới "vùng đất hứa" Hoa Kỳ này, th́ trong cỡ 5-6 năm đầu, là tối trời, là đi cày chết bỏ.

    Như cái thằng 3T tui, hồi mới qua Mỹ, nói tới tiếng Anh th́ "nhuyễn" nhứt là động từ “To Quơ.” Nghề chuyên môn th́ có biết ǵ đâu. Cao th́ leo hổng tới, mà thấp th́ chun qua hổng lọt. Nói đâu xa, ngay như chuyện đi cắt cỏ kiếm sống, th́ hồi đó kiếm đâu ra tiền để mua máy cắt cỏ? Bị như dzậy, cho nên phải đi làm mấy công chuyện thuộc loại... ḿ ăn liền!

    Công chúa nhỏ xứ cờ hoa
    Cái zốp đầu tiên của tui hồi đó là làm nhà hàng. Mấy thằng quỷ mà tui mới quen v́ mướn ở chung nhà, qua Mỹ sớm hơn, tụi nó nói là nhà hàng mà có chủ là dân Việt Nam hoặc Chi-Ni-Tô (là chệt đó mà, nói theo kiểu tiếng... Mễ!) th́ đừng có làm, v́ đám này là tổ sư trả lương rẻ mạt và bắt làm bạo.

    Mấy thằng bạn mới này chở tui tới xin làm tại tiệm fast food. Vô làm mấy tiệm đó c̣n có cơ học thêm tiếng Anh nữa. Nghe có lư, nên tui ừ lẹ. Mới vô làm, cũng bị ể ḿnh dữ lắm. Tiếng Mỹ 10 phần, th́ hiểu trật hết 7, 8. Nói th́ cà lăm, nghe th́ không lọt. Làm trật vuột bị cự nự miết. Phải làm mặt ĺ, ủi tới tiếp... Chớ biết sao bây giờ? Riết rồi từ từ th́ tiếng Anh cũng khá thêm chút chút.

    Hồi đó tui làm ca đêm, 10:00 giờ đêm tới 6:00 giờ sáng. Làm ở đó, có một ḿnh tui là dân Á Châu. C̣n lại th́ Mễ có, Mỹ có, đen có, trắng có. Trong đó có con nhỏ tên Samantha, kêu tắt là Sam. Mới học xong high-school, nó nhỏ xíu cỡ mấy đứa con bà chị của tui. Cũng thuộc loại nhỏ con, nhưng mà con nhỏ này nó siêng lắm. Thấy nó c̣n nhỏ, trong chỗ làm tụi tui kêu nó là... little princess!

    Có bữa, con nhỏ Sam này khiêng thùng nước đá bự tổ chảng. Thấy nó gồng ḿnh, lên gân tay, mà tướng tá th́ có chút xíu, ngó cũng tội tội. T́nh thiệt, 3T tui hỏi nó: Sam, you need help?

    Tưởng là nó mừng v́ có người tới phụ làm chuyện nặng, ai dè con nhỏ này nó quay qua tui nói: Thanks but no thanks, I've got paid to do my job. [Tui lănh lương để làm chuyện này.]

    Kỳ đó mới qua, chưa quen với kiểu "nói thẳng, nói thiệt” của đám Mỹ, nghe con Sam này nói vậy thấy "dễ xa nhau" thiệt. Nhưng nghĩ chắc nó mới lớn, chuyện đời hổng biết ất giáp ǵ hết, cho nên tui cũng hổng có nghĩ sâu xa chi thêm cho mệt.

    Sau hồi lâu làm việc chung, mới biết ra là con nhỏ Sam này nó làm công chuyện hết ḿnh. Khi đó, tui mới thấy thấm ư câu nói mấy bữa trước của nó. Dù c̣n nhỏ xíu, nó đă cho tui một bài học đáng đồng tiền bát gạo tại xứ Mỹ về sự tự trọng và nam nữ b́nh đẳng.

    Đi làm, th́ làm đàng hoàng. Hổng có màn ỷ là đàn bà con gái “chưn yếu, tay mềm,” rồi tối ngày lo nhăn răng "cười duyên" và ẹo tới ẹo lui “nhờ” đám đực rựa làm chuyện của ḿnh, trong khi tiền lương lănh ra thời nhét túi riêng. Chơi dzậy, hổng fair. Tới bây giờ, mấy chục năm sau mà tui vẫn c̣n nhớ rơ bài học từ con nhỏ 'little princess' Samantha thời c̣n làm trong tiệm fast food.

    Hoàng tử nhí xứ con Rệp
    Cũng tại tiệm fast food đó, khúc sau có đứa xin vô làm. Thằng này cũng c̣n nhi đồng. Là dân Trung Đông, tên nó là Amir. Ngó dân Trung Đông đứa nào cũng giống nhau râu ria lùm sùm, cho nên mấy đứa Việt Nam tụi tui ưa kêu chung là mấy thằng Rệp (Arab).

    Xứ của thằng Amir chắc hồi xưa là thuộc địa của Ăng Lê, nên nó nói tiếng Anh nghe rất giống... Ấn Độ! Đi làm cho tiệm fast food mà thằng em này khoái lên đồ cho ngon, chải tóc láng coóng. Mấy đứa trong chỗ làm cho nó một nick name là "young prince."

    Thằng hoàng tử nhí xứ Rệp này c̣n có nghề coi phong thủy, nó ưa "bắt mạch" dữ lắm. Thấy tui ít nói tiếng Mỹ, mà cái bản mặt ngó bộ coi cũng hổng mấy sáng láng, cho nên thằng em này nó khoái tính chuyện leo lên đầu của tui để ngồi trên đó lắm.

    Làm tiệm ăn, th́ đứa nào cũng né cái màn dọn cầu tiêu. Bởi vậy, anh supervisor, tên là Gregory (Greg), người Mỹ đen, phải lên danh sách rơ ràng, mỗi đứa phải thay phiên chùi cầu tiêu. Ngán nhứt là đêm thứ Sáu v́ mấy đứa đi chơi khuya kéo về nườm nượp. Ăn uống đă đời rồi là có màn... xả ra. Bởi dzậy cái cầu tiêu bữa đó tèm lem. Dơ trời sợ!

    Có lần tới bữa tối thứ Sáu, tới phiên tui chùi (mop) sàn nhà. Tới giờ đi chùi nhà, ngó lại thấy sàn nhà sạch boong. Dữ hông? Thằng nào làm giùm ḿnh vậy ta? Đứa nào mà tử tế goá dzậy nè? Coi lại bảng phân công, th́ thấy tui đúng là đứa chùi nhà. C̣n “dọn băi" là thằng hoàng tử nhí của xứ Rệp.

    Đă từng sống bên Việt Nam với đám dzịt cồ, mà hổng lẹ làng th́ 3T tui chỉ có nước đi bán muối mất tiêu rồi. Bởi dzậy, ngó sơ qua cái bảng phân công là tui biết liền âm mưu ma giáo của thằng Amir: Hoàng tử Rệp này nó tính “bán cái” cho tui để gánh mấy chuyện dơ đời cho nó.

    Tui c̣n nhớ là hồi đó tui lầm bầm trong bụng: Tổ cha thằng Rệp này! Bữa nay là mày tới số con rệp. Ghẹo trúng anh hai mày là tao, th́ tao cho mày chạy sút... giày luôn, giống như hồi mấy thằng Do Thái nó rượt tui bay chạy bắn khói ngoài sa mạc hồi kỳ chiến tranh sáu, bảy ngày ǵ đó.

    Thằng hoàng tử Rệp này chắc hổng biết tới chuyện ông tướng một mắt lừng danh của Do Thái, Moshe Dyan. Hồi c̣n chiến tranh, có lần Moshe Dyan qua Việt Nam quan sát chiến trường, chắc để tính làm cố vấn hoặc viết sách chi đó. Bay tới bay lui đă đời, tới hồi sắp quay về Do Thái, phóng viên hỏi ổng có nghĩ ra được chiêu số nào để giải quyết chiến tranh Việt Nam hông. Th́ Tướng Moshe Dyan này trả lời bằng một câu nghe bù trớt. Ổng nói, hên tận mạng cho Do Thái là có mấy chục triệu người của mấy nước láng giềng là dân Ả Rập, chớ hổng phải là... dân Việt Nam!

    Phải chi thằng hoàng tử Rệp này biết thêm chút xíu chiện lịch sử th́ chắc nó cũng biết nể mặt dân Việt Nam và để cho 3T tui được yên ổn, lo làm ăn kiếm sống chút đỉnh. Ai dè...

    ... Tới hồi hừng sáng, gần hết ca làm, ông thần supervisor đi kiểm soát chuyện làm vệ sinh. Xớn xác mở banh cửa, bước vô cầu tiêu, sếp Greg bị dội ngược.

    Ngó thấy tèm lem mọi thứ bây banh trong đó, thằng Greg nó sủa tiếng... Fáp tưng bừng.

    Nó la rần trời: F*.. it! Thằng F*... nào làm cầu tiêu mà sao giờ này c̣n nguyên xi bốc mùi um sùm dzậy nè?

    Hồi đó, tui tửng tửng ngó lơ để coi thằng hoàng tử xứ Rệp này nó làm cái ǵ.

    Nghe Greg hỏi, thằng Amir lẹ lẹ la làng: Thằng 3T đó. Nó chưa làm!

    Thằng Greg đổ quạu: 3T! Tại sao mày chưa làm?

    Giả ngu, làm bộ hổng biết ǵ hết, tui trả lời, giọng ngọt sớt nghe giống như... em hiền như ma soeur: Greg, trên bảng phân công của mày, bữa nay tới phiên tao chùi nhà. Amir là thằng dọn cầu tiêu.

    Thằng Greg: Dzậy hả? Amir đâu? Vô chùi cầu tiêu đi, mày.

    Hoàng tử Rệp tới hồi đó xuống nước, nói giọng ướt nhẹp: Tao chùi sàn nhà cho thằng 3T rồi.

    3T tui nói kiểu móc họng: Amir, mày đọc tiếng Anh được hông? Bữa goa, tao làm cầu tiêu rồi. Bữa nay tới mày.

    Hổng để hoàng tử Rệp kịp phân trần ǵ thêm, Greg ra lệnh: Amir, vô chùi cầu lẹ đi mày. Hết giờ rồi.

    Thằng hoàng tử xứ Rệp này xếp re, lẹ lẹ đeo găng tay, xách cọ đi vô "dọn băi." Mặt mũi nó xụi lơ, ngó giống như mấy thằng mới té giếng.

    Tới hồi Amir trở ra, ngang qua đám tụi tui đang cà nhỏng sắp về, tui phang thêm một cú cho nó nhớ đời: Thank you for your... kindness! Cám ơn mày đă... tử tế! Cha con mấy đứa đứng đó cười rần.

    Công nương xứ Mễ
    Ở Mỹ thêm mấy năm, tiếng Anh khá thêm chút chút, tui bỏ nhà hàng, chạy qua làm operator bên hăng chế mấy con chip bán dẫn ở Los Angeles, Nam California. Dân làm hăng đó toàn nói tiếng X́-pa-nít. Đứa th́ gốc Mễ, đứa th́ El Salvador... C̣n nói tiếng Việt th́ ở đó chỉ có ba đứa thôi.

    Supervisor của tụi tui là một bà nội sồn sồn, tên Joanna, xí xọng số một. Chỗ tui làm có nhiều ḷ nướng mấy con chip. Ḷ nóng dữ lắm, tới hơn 1,000 độ F, cho nên chị Joanna này rất khoái bận đồ... mát mẻ. Tui đặt tên cho chị này là "công nương xứ Mễ."

    Thuộc loại uống sữa voi, cho nên mấy chỗ có đồi, có núi coi cũng phốp pháp. Có cái ǵ dính trên ḿnh công nương, th́ cái đó đều thuộc loại... king size. Kẹt một cái là công nương này đi tới đâu là mấy thứ ṭng teng trên ḿnh đều... sàng sê qua lại giống như con lắc của cái đồng hồ bự tổ chảng ở trước nhà thờ Đức Bà đang tưng tới, tưng lui để đếm giờ. Đẻ ra tại Mỹ, chị hai Joanna này nói tiếng Anh nhuyễn nhừ mà tiếng Spanish cũng hết xẩy.

    Có lần 3 đứa Việt Nam tụi tui gặp giờ break time tụ lại nói dóc bằng tiếng Việt. Th́ khi đi ngang qua, công nương xứ Mễ Joanna này cười cười, bỏ nhỏ: English Only! (Nói tiếng Anh mà thôi!)

    Nghe nói vậy, tui muốn đổ cọc liền. Mấy đứa Mễ nói tiếng X́-pa-nít um sùm trong chỗ làm th́ hổng sao, tới hồi mấy đứa tui nói tiếng Việt, th́ con mụ bà cḥi gốc Mễ này lên giọng xổ nho. Dzậy là sao?

    Nhưng nhớ tới lời ông bà: Có nhịn, có lành. Sùng trong bụng dữ lắm, nhưng tui cũng ráng làm thinh. C̣n hai đứa kia, tụi nó kính lăo đắc thọ. Thấy tui nín khe, tụi nó cũng im re luôn.

    Kẹt một cái, ở đời mà, ḿnh nhịn một, th́ chúng xấn tới đ̣i hai. Mấy bữa sau, cũng y chang, tụi tui đang ngồi nghỉ, nói tiếng Việt với nhau, cũng hổng có ồn ào ǵ, nói vừa đủ nghe thôi. Vậy mà đi ngang qua, con mụ này cũng nói trổng: English Only!

    Cái này kêu bằng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, đó nha. Thôi kệ, ráng làm đẹp thêm cái nữa coi sao. 3T tui cũng tiếp tục làm thinh thêm lần nữa.

    Bữa kế tiếp, đi ngang qua, tới trúng giờ, con mụ Joanna này nó mở đài phát thanh: English Only!

    Công nương xứ Mễ này mới nói hết câu, th́ 3T tui “lịch sự” hỏi lại: Hey Joanna, bà làm ơn chỉ cho tụi tui biết chánh sách nào của hăng ḿnh bắt nhân viên nói chuyện bằng tiếng Anh không mà thôi.

    Mới nghe nói tới company policy là con mụ công nương xứ Mễ Joanna này hết hồn, tái xanh mày mặt. Ở xứ Mỹ này, làm sếp lớn mà lạng quạng để bị thưa là kỳ thị người cấp dưới khác màu da, mà có chứng cớ đàng hoàng, th́ bị lănh thẹo là cái chuyện chắc ăn như bắp.

    Thất kinh, công nương Joanna này tắt đài, cười cầu tài: I am just kidding! (Tao chỉ nói giỡn thôi.)

    3T tui cũng nhăn răng cười theo: Oh, yeah? I am kidding, too. Dzậy hả? Th́ tui cũng nói giỡn chơi.

    Thiệt t́nh, v́ hổng chịu nổi mấy chuyện kỳ thị cà chớn chống xâm lăng của mấy anh dzịt cồ, nên mới xâm ḿnh leo lên ghe vượt biên, chín phần chết, một phần sống. Mà rồi hên quá là hên, mới tới được xứ Hoa Kỳ. Hổng có muốn gây lộn gây lạo với ai, lo ăn hiền, ở lành để lập lại cuộc đời mới ở Mỹ. Dzậy mà cũng c̣n bị hù hè chèn ép, th́ c̣n khuya mới có chuyện nhịn!

    Dân Ô Đi Ghe đụng con cháu... Ô Mă Nhi!
    Mấy năm sau, 3T tui di tản lên khu Silicon Valley, Bắc California. Xin vô làm trong hăng computer. Ở hăng này, con cháu Ô Mă Nhi của nhà Đại Hán đông như bên... Hoa Lục! Hổng rành văn hóa của mấy người Tàu, nhưng in h́nh như mấy anh chị gốc Tàu coi bộ đều nghĩ là ở trong sở th́ Nhứt Sếp, Nh́ Tàu, c̣n đồng nghiệp xứ khác, coi như bỏ, hổng có kí lô nào hết.

    Đi làm ở Mỹ gặp đủ thứ người, cái thằng 3T tui hổng có care là dân Tàu, Việt, Mỹ, Mễ, Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ hay trắng hoặc đen ǵ ráo trọi. Đứa nào chơi được, th́ chơi. C̣n không chơi được, th́ né, coi như hổng quen. Lỡ có mạng nào đụng trúng ḿnh, th́ ráng bỏ qua. Mà nó “lỡ" đụng goài, th́ 3T phải ráng lịch sự "ủi" lại đáp lễ. Nhưng đă hổng ủi th́ thôi, mà ủi là phải ủi cho tới bến. Có ăn, có thua.

    Sếp trực tiếp của tui hồi đó là một cô người Đài Loan, tên là Anna. Nhóm kế bên th́ có một chị người Việt Nam, tên Mai, c̣n lại bao nhiêu đều là dân Đài Loan hoặc Tàu lục địa.

    Có làm chung với hậu duệ của nhà Đại Hán mới biết, tới hồi mà mấy thày, mấy bà này mở cái speaker ra nói tiếng Tàu, th́ hết biết. Xí xa, xí xô rùm trời nghe rùm c̣n hơn chửi lộn và coi như không cần biết tới thiên hạ chung quanh là cái con khỉ ǵ hết.

    Có lần tui đang nói chuyện với sếp Anna, th́ có anh chàng Đài Loan, tên Steve, ở nhóm kế bên, mặt mày ngó cũng điển trai, đeo mắt kiếng coi mướt rượt, bước tới. Muốn nói chuyện với Anna, là tên này nhảy đại vô nói với Anna 100% bằng tiếng Tàu. Nói một hồi, rồi Steve bỏ đi, không cần biết là nó mới cắt ngang cuộc nói chuyện của người khác. Lịch sự như dzậy, mới là ngon cơm chớ!

    3T tui nổi gai dữ lắm. Mấy đứa con cháu nhà Đại Hán mà “lỡ" đụng tui kiểu đó goài, th́ thế nào cũng có bữa ôm cái đầu lục tàu xá, méo miệng ca bài: Nếu một mai tui sẽ qua đời, hoa phủ ḿnh bầm...

    Nhưng đi làm mà gặp cái ǵ cũng “đụng,” th́ coi bộ hổng thọ, có bữa toi mạng chết sớm. Sợ bị như dzậy, cho nên phải ráng nhẫn nhịn. Nói có mặt trời, 3T tui cũng nhập tâm học chữ “nhẫn” dữ lắm!

    Nhưng qua tới chữ “nhịn” th́ chỉ học nhịn tới 3 lần thôi. Người Việt ḿnh ưa nói: Quá tam ba bận. Mà người Mỹ cũng có câu nói nghe cũng rất đặng: Three-strikes, you're out. Thành ra "nhịn" thiên hạ tới 3 lần là chơi quá điệu rồi.

    Bởi đó, tới kỳ thứ 3, anh chàng đẹp trai Steve này cũng ăn quen, bổn cũ soạn lại. Cũng tươm tướp bương tới, xi xa xi xô, mà không bao giờ cần biết tới màn mở miệng nói câu xin phép: Excuse me...

    Cô Anna chưa kịp trả lời, th́ 3T tui đứng ngay đó phang liền: Hey Steve, mày có thấy là tao đang nói chuyện với Anna không mà tại sao mày ngang xương nhảy vô như dzậy?


    Bài quá dài, phải cắt bớt
    ***

    Nói ǵ th́ nói, người Việt tị nạn ḿnh coi vậy chớ hiền khô à. Gương mẫu 100% th́ hổng có. Lâu lâu cũng có mấy chuyện lọt chọt như hồi cả chục năm trước có vụ gian lận medicare ǵ đó. Bị c̣ng tay bỏ vô hộp cũng bộn. Rồi cũng có mấy màn ăn trộm, ăn cướp vô mấy nhà ưa giấu tiền mặt dưới nệm. Nhưng so với mấy sắc dân khác, th́ người Việt ḿnh cũng hiền ḥa, dễ thương dữ lắm.

    Mà người ḿnh th́ ưa nhạy cảm. Ai cũng khoái nghe mấy chuyện thành công, vẻ vang dân Việt của dân ḿnh. Nhưng rất dễ nổi quạu mỗi khi nghe nói tới chuyện không hay xảy ra làm cộng đồng VN bị mang tiếng xấu. Mà mấy chuyện tầm bậy, tầm bạ này th́ ở Mỹ này có sắc dân nào mà hổng có?

    Nói chung th́ phe ta cũng ít có làm mấy chuyện động trời. Chắc cũng tại nhờ người ḿnh nằm ḷng câu châm ngôn thời đại bên xứ Mỹ này: Kính Đen. Nhường Trắng. Nể Mễ. Sợ... Đồng Hương!

    3T
    (Đặc San Lâm Viên)

  8. #668
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Ngày này năm xưa;.. chưa chi đă đ̣i ngồi .. đ̣i cơm bưng nước rót sao được !!

    .. th́ khi ḿnh mới đến nhà lạ. Được người ta cho tạm trú là phúc lắm rồi.. Sau đo chủ nhà sẽ t́m hiểu xem nhu cầu trong xom của họ có chỗ...cho người lạ ở hay không ..? và người xa lạ này có thẻ làm được cái ǵ.. gi để mà sống?? làm việc tăng gia hay giúp việc lao động chân.. tay.. cho đến hiểu biết được cái ǵ.. chăm chỉ cố gáng hay .. cứ nằm lăn ra ăn vạ... rồi kêu đói mà không ai cho ăn cả.. !!
    Đừng có đ̣i hỏi người ta phải cho ḿnh mà; hăy hỏi xem bản thân ḿnh đă làm được việc ǵ, giúp sức cho họ dược công việc ǵ ? Hăy đứng lên mạnh dạn từ học ngôn ngữ để giao thiệp và lối sống của địa phương.. đem sức ḿnh ra dóng góp ..xem họ sẽ giúp ḿnh ra sao ??.. coi ḿnh và.. tôn trọng ḿnh thế nào ? trước khi trách người bản xứ../.

  9. #669
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Vượt Biên 2.0
    http://www.dslamvien.com/2018/11/vuot-bien-20.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08/vuot-bien-2.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt hơn ½. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Vượt Biên 2.0
    Thursday, November 01, 2018 3T , B́nh Luận , ĐSLV Đọc: 477


    Nguồn: https://www.straitstimes.com/world/a...y-reach-mexico
    3T
    (Đặc San Lâm Viên)
    Trong tháng 10 năm 2018, nước Mỹ chấn động v́ vụ "Vượt Biên 2.0" động trời. Theo một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, tính tới ngày 22 tháng 10 có chừng 7,000 dân của ba nước Guatemala, Honduras và El Salvador tham gia "chiến dịch" trên. Theo UNICEF, có chừng 2,300 trẻ nít trong đó.


    Guatemala, Honduras, El Salvador
    Tới ngày 29 tháng 10, AP News loan tin là nhóm thứ hai đă bước vô Mễ, với tựa đề: 2nd group of migrants enters Mexico as main caravan resumes.
    Bắt nguồn từ Guatemala, Honduras và El Salvador, đoàn Vượt Biên 2.0 băng qua biên giới Nam Mễ, tiếp tục di chuyển lên phía bắc hướng nước Mễ, và sau cùng là vượt biên giới qua Mỹ.
    Được giới truyền thông kêu là “Migrant Caravan”, đoàn lữ hành di dân này đă làm chiến dịch "Vượt Biên 2.0" bốc lửa phừng phừng muốn đốt cháy gục luôn mấy cái TV bên Mỹ!
    Cũng như ngày 6 tháng 11 sắp tới, Hoa Kỳ có cuộc bầu cử vào giữa nhiệm kỳ tổng thống để chọn các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ của 1/3 Thượng Viện.
    Khỏi nói cũng biết "trái banh" migrant caravan bị vờn qua, vờn lại và đá tới, đá lui bởi cả chục đội... "bóng nói" trên TV. Có thày bàn... Có cô luận... Ui cha, thấy xếp lớp trên mấy cái ghế b́nh luận gia.
    Mấy danh tài "bóng nói" này, ông bà nào cũng ưa kiếm cái mặt nạ "nghiêm và buồn" để đeo lên. Cho coi giống học giả, giống pundit! Mà nè, đừng có đọc 'pun-dit' theo kiểu của mấy dân "giết dzăng," làm thông tin theo lịnh của Bắc Bộ Phủ à nghen. Đọc kiểu đó là dễ xa nhau lắm đa.
    Mang mặt nghiêm và buồn, nhưng cái miệng của mấy người đó th́ hết biết, hổng có hồi nào kéo da non lên cho nổi. Muốn khen cỡ nào, muốn chê kiểu nào mấy người này làm được tuốt luốt hết. Nói nghe giống như dân chuyên nghiệp cũng có, mà nói theo kiểu rờ mu rùa cũng có luôn!
    Mở TV qua trái, nghe nói migrant caravan có quyền vượt biên giới vô bên trong nước Mỹ xin tị nạn. Mở TV qua phải, nghe là phải chấm dứt mấy vụ nhập cảnh bất hợp pháp...
    Bởi có thời là dân boat people leo lên ghe đi vượt biên tị nạn, nên 3T tui cũng bị bứt rứt khi coi TV thấy chiếu tới mấy phần tin này.


    H́nh ảnh vượt biển của thuyền nhân Việt Nam
    - Nguồn: http://gqtrippin.com/asia/vietnam/pa...migrant-story/

    Hồi vượt biên trốn khỏi Việt Nam, tụi tui được tàu vớt rồi đưa qua mấy trại tị nạn trên đảo, dưới sự bảo trợ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc - UNHCR (United Nations High Commissioner for Refugees).
    Lên đảo rồi, hồi làm giấy tờ, thấy nhân viên Cao Ủy ghi vô phần quốc tịch (nationality) của tui là Statelessness - Không Quốc Gia, theo đúng luật quốc tế áp dụng cho dân tị nạn.
    Nhưng mà tính theo tiêu chuẩn nào mới được coi là người tị nạn tại Mỹ chớ? Hồi đó th́ ngơ ngơ ngáo ngáo, đâu biết mốc x́ ǵ. Bây giờ kiếm sơ sơ trên Internet, thấy có chỗ ghi như sau:
    Ai là người tị nạn? Là một người ở ngoài Hoa Kỳ đang t́m kiếm nơi ẩn trú an toàn. Hoa Kỳ, trên căn bản của luật quốc tế, định nghĩa "người tị nạn" là một người ở bên ngoài quốc gia mà họ có quốc tịch, mà người đó không thể hoặc không có ư muốn quay trở lại quốc gia đó v́ sự hành hạ hoặc v́ sự sợ hăi có căn cứ là họ bị hành hạ v́ chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên trong một nhóm xă hội riêng biệt hoặc ư kiến chính trị.
    Who is a refugee? A person outside the U.S. seeking refuge. The U.S., based on international law, defines “refugee” as a person outside the country of his or her nationality, who is unable or unwilling to return to that country because of persecution or a well-founded fear of persecution based on his or her race, religion, nationality, membership in a particular social group, or political opinion.
    (Source: immigrationforum.org/article/fact-sheet-u-s-refugee-resettlement/)

    Nhớ lại hồi sau 1979, để người Việt trong nước có thể đoàn tụ với gia đ́nh tại các quốc gia Tây Phương, thế giới và chánh quyền cộng sản Việt Nam đồng ư lập ra chương tŕnh ra đi có trật tự ODP, đọc là Ô-đi-pi (Orderly Departure Program).
    Nhưng ngay như tới hồi sắp đi định cư tại nước ngoài, và trong tay đă có vé máy bay, giấy xuất cảnh, nhưng tui dám cá 100 ăn 1 là hổng có ông bà Ô-đi-pi nào dám làm điều động trời như chuyện Vượt Biên 2.0 của mấy người migrant caravan bên Central America.
    Hồi mấy năm 1977-78 là thời thảm nạn vượt biên bắt đầu. Thuở đó dân vượt biển bằng ghe (Ô đi ghe), thế giới kêu là boat people, và dân vượt biên bằng đường bộ (Ô đi bộ) đều trốn chui trốn lủi chết bà tổ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Đi đầu đoàn người là cờ của El Salvador - Nguồn: https://www.bbc.com/news/world-latin-america-45910779
    Ngó mấy cây cờ giương cao, khi không tú nhớ tới bài Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu hồi xưa:
    Cờ bay, cờ bay, trên thành phố thân yêu... Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu! Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào...
    ... Oops! ... Trật đường rầy rồi, cha nội! ... Ngó dzậy mà hổng phải dzậy!

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chưa tính tới mấy đoàn migrant caravan, th́ theo website: https://www.migrationpolicy.org/arti...-united-states, cho tới nay dân El Salvador sống tại Mỹ đă có con số lên tới gần bằng 1/5 tổng số của toàn thể dân El Salvador.
    Ai mà biết được... Theo đà này không chừng mai mốt đây dân El Salvador sẽ khăn gói, xách cờ ùn ùn kéo qua Washington DC bắt Quốc Hội Mỹ phải nhận cho El Salvador làm tiểu bang 51 của Mỹ!
    Mà nói cho ngay, tới hồi có muốn xin làm tiểu bang 51, th́ El Salvador cũng phải 'get in line' - ra xếp hàng sau lưng Puerto Rico để chờ tới phiên. Chớ đâu phải rần rần kéo qua Mỹ và muốn cái ǵ là phải được cái đó đâu.
    C̣n tính qua Mỹ để kiếm công ăn chuyện làm, đoàn tụ gia đ́nh, hoặc di dân th́ phải nộp đơn xin và đợi cứu xét như thiên hạ mấy xứ khác. Từ hồi nào tới giờ, ai nộp đơn xin qua Mỹ đều phải xếp hàng chờ đợi. Đàng hoàng như vậy mới được chớ. Đâu có chuyện rầm rầm đạp cửa nhà người ta tỉnh bơ tiến vô xâm nhập gia cư bất hợp pháp rồi c̣n la làng đ̣i vô làm cha nhà thờ nữa đây.


    Migrant Caravan - Đi đầu có cờ của Guatemala - Tháng 10, 2018

    Nói ǵ th́ nói, thiệt t́nh th́ cũng mừng cho đoàn migrant caravan là kéo đi ban ngày ban mặt hết bữa này qua bữa nọ giống như biểu t́nh "đồng khởi," mà hổng bị tụi công an nó rượt chạy có cờ hay bị bọn biên pḥng nó xả súng bắn theo xối xả cho chết luôn, như hồi dân Việt tị nạn trốn chạy cộng sản.
    Mấy chục năm trước, dân tị nạn Việt Nam cũng đông lắm. Nhưng c̣n lâu mới có chuyện dân "Ô đi ghe," hoặc "Ô đi bộ" la làng đ̣i chính quyền Mỹ phải cho vô nước Mỹ mới chịu định cư, như mấy ông mấy bà "Ô đi Van" đang làm cú Vượt Biên 2.0 bây giờ. Chơi theo kiểu đó kêu là chơi cha c̣n chưa chịu, mà c̣n đ̣i làm ông cố nội thiên hạ.
    Vượt biên được tới bến bờ tự do là mừng chết bà tổ. Tới trại tị nạn, mà có quốc gia thứ ba nào mở ḷng nhơn đạo chịu làm "the first country of asylum" nhận cho ḿnh định cư tại xứ họ là phải nhận.
    Dù có muốn đi Mỹ, nhưng khi phái đoàn đại diện các quốc gia loại "the first country of asylum" như Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada, Na Uy... rộng mở ṿng tay để nhận, th́ dân tị nạn phải chấp nhận.
    C̣n mà muốn chơi bảnh, chê không thèm đi định cư tại quốc gia đầu tiên chịu nhận ḿnh làm người tị nạn, th́ ráng mà nằm ở đảo "tử thủ" v́ sẽ không có phái đoàn của nước nào khác rớ tới nữa.
    Tử thủ ở đảo chừng 5, 10 năm ǵ đó, th́ lên chức “chúa đảo.” Tới hồi mấy kho gạo sấy và đồ hộp móng heo (hổng phải gị heo đâu à nha) của Cao Ủy Tị Nạn bị cạn sạch, th́ thế giới lo giải tán trại tị nạn. Mạng nào c̣n kẹt bên đảo mà không có nước nào nhận đều bị trả về Việt Nam.
    C̣n như dân "Ô đi Van," mới rồi coi TV thấy Đại Sứ của Mễ tại Mỹ là ông Gerónimo Gutiérrez cho biết Mễ đă nhận cho người migrant caravan ở lại Mễ theo diện tị nạn (refugee status), nhưng chỉ có cỡ hơn 2,000 người nộp đơn. C̣n lại th́ nhứt quyết phải thẳng tiến vượt qua biên giới để vô Mỹ.
    Quyết định hổng chịu ở lại định cư tại Mễ và tiếp tục tiến qua Mỹ là v́ mấy người "Ô đi Van" này tính chuyện ăn thua đủ. V́ luật di trú của Mỹ có mấy lỗ hổng bự tổ chảng, cho nên mấy người đó muốn khai thác tối đa để lọt vô bên trong đất Mỹ bằng mọi giá.
    Vượt qua tới đất Mỹ rồi, nếu được nhận làm dân tị nạn (hợp pháp), th́ tốt. C̣n không, cũng tốt luôn v́ mấy người đó sẽ có cơ hội trốn để ở lại Mỹ và trở thành di dân bất hợp pháp tại Mỹ.

    Nhớ thời cuối năm 2017, tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC bên Đà Nẵng, Mít tờ Trump có nói:

    "Tôi không đổ lỗi cho Trung Hoa hay bất kỳ quốc gia nào khác, trong đó có nhiều, về chuyện lợi dụng Hoa Kỳ trong lănh vực mậu dịch. Nếu các đại diện của họ có thể tránh né để làm được mấy chuyện đó, th́ đó là họ chỉ làm đúng công chuyện của họ mà thôi. Tôi ước mong là các chánh quyền trước đây của nước tôi đă nh́n thấy những ǵ đă đang xảy ra và làm một cái ǵ đó để giải quyết. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm."
    "I do not blame China or any other country, of which there are many, for taking advantage of the United States on trade. If their representatives are able to get away with it, they are just doing their jobs. I wish previous administrations in my country saw what was happening and did something about it. They did not, but I will."
    Theo như suy nghĩ như dzậy của Mít tờ Trump, th́ không thể hoàn toàn đổ lỗi cho mấy người di dân nhập cảnh trái phép vô Mỹ. Mà chuyện này xảy ra cũng tại v́ luật pháp của Mỹ c̣n ầu ơ ví dầu quá.
    Cũng giống như có căn nhà ngon lành để ở mà hổng chịu xây hàng rào cho chắc, hổng chịu gài cửa cho kỹ, th́ trách sao được chuyện thiên hạ bên ngoài nó ào vô ở... chùa! Chuyện đó dễ hiểu quá mà.
    Ở Mỹ này riết hồi thấy nhiều chuyện loạn. Có thiếu giống ǵ mấy đám dân biểu, nghị sĩ đâu có muốn sửa đổi luật di trú để chấm dứt t́nh trạng di dân bất hợp pháp, xâm nhập vô bên trong đất Mỹ.
    Mà cũng hổng chừng là sắp tới đây ông Trump tóc dựng này sẽ làm giống như lời ổng nói hồi ở bên Đà Nẵng: Họ (Quốc Hội) đă không làm, nhưng tôi sẽ làm. (They did not, but I will.)
    Chờ cho tới hồi dân Mỹ than trời v́ luật pháp về di trú lỏng lẻo, cũng như quá chán nản và mệt mỏi với mấy màn di dân lậu làm trời quá đáng, th́ Mit tờ Trump này hồi đó mới nhẩy ra ban hành mấy sắc luật của hành pháp (executive order) để chấm dứt mấy vụ lộng hành này.
    Dĩ nhiên là mấy ông nội luật sư phe tả, ưa có máu khoái xă hội chủ nghĩa, muốn "relax" biên giới, thế nào cũng la làng là mấy cái Executive Order kiểu đó là vi phạm hiến pháp. Rồi đem ra ṭa kiện. Kiện tới, kiện lui, căi qua, căi lại, thế nào rồi cũng kéo nhau lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
    Tới hồi đó, nhứt định tui phải lên Youtube kiếm bản Căn Nhà Ngoại Ô, cắt một clip đưa cho Chánh Luật sư Đại diện bộ Tư pháp (Solicitor General) để đem ra Tối Cao Pháp Viện phát cho mấy cha nội luật sư bên tả để nghe: Em ơi trái đất vẫn tṛn. Chúng ḿnh hai đứa sẽ c̣n gặp... Brett Kavanaugh!
    Mà nè, Brett Kavanaugh là ai dzậy? Là ông thần mới vô Tối Cao Pháp Viện hồi đầu tháng 10 đó. Chút xíu nữa là Kavanaugh "đi" luôn v́ bị "tiếu lư tàng đao" Dianne Feinstein phóng một dao xém trúng ngay tim. Bị "hội đồng" tới tấp, nếu hổng có học gồng thời Brett Kavanaugh đă mềm xương.
    Có ai biết địa chỉ nhà riêng của Brett Kavanaugh không ta? Làm ơn cho biết gấp gấp để tui gởi cái clip nhạc đó với b́nh gallon bốn lít "nước mắt quê hương" tới tặng Mít tờ Kavanaugh. Để lúc rảnh ảnh mở clip ra nghe nhạc, vừa nhịp gị, vừa nhâm nhi chút chút cho đỡ... khát nước!
    Thiệt t́nh mà nói, mấy chuyện di dân của Mỹ này là chuyện dài mệt thở của xứ hợp chủng quốc và rất phức tạp. Tính toán hay ho cỡ nào cũng hổng giải quyết 100% cho ngon lành được.
    Mà lạng quạng bàn tới bàn lui một hồi, hổng chừng 3T tui dám sẽ bị chửi rủa thê thảm là cái thằng SOB hổng có trái tim... màu xanh!
    Hoặc là mấy thằng như 3T là thứ ích kỷ tổ cha. Sống ở Mỹ cũng hổng được bao lăm mà bày đặt ôm hun cái bàn ngồi của mấy thằng redneck Mỹ trắng, và học đ̣i màn kỳ thị dân xứ Châu Mỹ Latin!
    Hmmm, bên Mỹ này cái ǵ cũng bị đóng thuế, ngoại trừ cái chuyện... NÓI. Thành ra, thôi kệ thiên hạ ai muốn càm ràm ǵ, th́ để cho người ta càm ràm thoải mái. Chớ biết sao bây giờ? Cấm cản ǵ nổi.
    Nhưng bởi là đứa khoái phong thái của người dân quê miệt vườn của miền Nam, cho nên 3T tui rất chuộng cái màn cám cảnh sanh t́nh: Thấy sao nói dzậy, người ơi!
    3T
    (Đặc San Lâm Viên)
    Chú thích: Xin mời đọc câu chuyện của người tị nạn "Ô đi ghe" mới định cư tại Hoa Kỳ: Ô Đi Xa!
    Thêm:
    "Ô Đi Ghe" của Người Việt 30 năm về trước:
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/12...hinhhoiuc.html

  10. #670
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thói hư tật xấu của người Việt (1/7)
    http://bloganhvu.blogspot.com/2008/1...-vit-1_31.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...-viet-1-7.html

    Thứ Năm, 1 tháng 1, 2009
    Thói hư tật xấu của người Việt (1)
    Vương Trí Nhàn
    Báo Thể thao & Văn hóa

    Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ư tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng h́nh thành trong lịch sử và đă ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xă hội tŕ trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng t́nh của dư luận.
    Sau đây, chúng tôi xin được phép giở chồng sách báo cũ, ghi lại những nhận xét của các bậc tiền bối về những hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. Các đầu đề 'nhỏ là do chúng tôi mạn phép đặt ra để cùng nên theo dơi.
    Khi đoạn trích bỏ qua một số câu chữ không cần thiết mà tập trung vào ư tưởng chính chúng tôi dùng dấu ba chấm đặt trong ngoặc đơn. Những chú thích cuối bài đều là của người biên soạn...


    (Nguyễn Trường Tộ (1828-1871 ) Về việc cải cách phong tục, 1871).
    A/ Đường xá nhà cửa luộm thuộm nhếch nhác
    Nói riêng về một sự ở... Nay trong kinh thành, con đường lục bộ cho đến đường các nha thự, chợ quán, tường hào, vườn hoa và các bến sông, chỗ nào cũng có uế khí, thậm chí có kẻ trước mặt công chúng mà đi tiểu đại. Các cầu dọc theo sông, không luận ngày đêm đàn ông đàn bà, cứ ra nơi ấy mà phóng uế, quen lấy làm thường... Ở phương Tây, phàm những người nào bỏ rác làm nhơ đường đều bị phạt cả v́ việc ấy bất nhă mà có mối hại chung. Ta cũng là người như họ, lại không biết xấu hổ sao?
    Đến như gạch vỡ, ngói hư, cây nhành khô lá rụng, rác và tro than các nhà loại ra, người nước khác đều thu nhặt làm đồ vật hữu dụng. Mà người ḿnh th́ vứt ra cùng đường, ném xuống ao vũng, hoặc đổ ra ngoài hào quanh thành, chất đầy cả bến sông.
    ...Dinh thự các quan, tường vách xiêu đổ Ngoài đường th́ bùn lầy, vườn tược th́ rác bấn, trước sân th́ cỏ mọc. Ngoài hào th́ nơi lồi nơi hủng , các nhà trong thành hai bên đường gần nhà chỉ theo giới hạn mà quét dọn. Những đường bên vách tường đó, mùi hơi hôi thối, người đi qua phải che mũi đi mau. Như thế th́ ḷng tu ố(1) ở đâu? Sao gọi là nước biết giữ lễ nghĩa?

    B/ Nói năng thô tục
    Nước ta những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu , người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái. Cho đến câu mắng bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, th́ người ta xem như Tô Tấn, Trương Nghi (2) chiếm giải quán quân.
    Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mơ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón , mặt như sơn đổ, tóc như tơ ṿ,nước miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà xiểng, không khác ǵ người điên. Lại c̣n một điều xấu nữa, hễ có bất b́nh với ai th́ phát thệ (3) và nguyện rủa chúc dữ (4) rất nặng. Thường hàng ngày cùng giao du với nhau , mà đến lúc bỏ nhau , chất chứa điều bất b́nh lâu, th́ khí yêu(5) nhân đó mà sinh ra, người nọ bảo người kia "đầy miệng điều láo, một ngày bán được ba gánh giả, đến đâu cũng dối, ba ngày không mua được một điều thực". Thật là không c̣n chút lễ nghĩa liêm sỉ nào! Cái phong tục kiêu bạc (6) đến thế là cùng. Thế giới chưa có nước nào như xứ ḿnh.

    (1) tu ố: ghét điều xấu ở kẻ khác.
    (2) các nhà thuyết khách nổi tiếng đời Chiến quốc bên Trung quốc
    (3) phát thệ: thế bồi
    (4) chúc: khấn. Chúc dữ: ước cho mắc sự dữ
    (5) tinh thần gian tà bất chính
    (6) cũng tức là kịnh bạc với nghĩa cổ" kẻ không biết tự trọng

    (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904)
    Dễ học cái dở hơn cái hay
    Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đă có nhiều người thành thị lịch lăm về sự dinh dăy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rơ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lư tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hăng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) th́ không làm, c̣n vụ hại th́ thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, th́ kẻ nghèo khó c̣n thặng (5) trên số ngàn nữa.
    (1) chỉ lối sống sang trọng
    (2) chỉ tham vọng muốn trở nên ông kia bà nọ.
    (3) buôn bán.
    (4) việc sinh lợi
    (5) dư ra

    (Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923)
    Xấu làm tốt dốt làm thông
    Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đă mấy ngh́n năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra ǵ, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ.
    Nghĩ thấy Tổ quốc ḿnh như thế, thôi th́ không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm ǵ không chép làm ǵ.

    (Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930)
    Bắt chước vội vă thêm gây hại
    Tính bắt chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy th́ thật là hay lắm. Chỉ hiềm v́ ḿnh để cái tinh thần của ḿnh hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta th́ sự bắt chước ấy lại làm cho ḿnh dở hơn nữa. V́ đă gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái h́nh hài bề ngoài mà thôi c̣n cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, th́ khó ḷng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính t́nh tư tưởng và phong tục của ḿnh. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng ḿnh cố bắt chước được người ngoài là ḿnh làm điều có ích cho sự tiến hóa của ṇi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây
    ra các thứ bệnh cho xă hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được.
    (1) không phải.
    (2) thâm nhập.
    (3) thay đổi. Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi: phàm vật này mất đi mà vật kia sinh ra gọi là hoá.
    (4) vọng tưởng: nghĩ lầm

    (Nguyễn Đỗ Mục, Đông dương tạp chí, 1914)
    Ích kỷ và khôn vặt
    Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đă không biết giữ ǵn để làm một cái cảnh vườn chung th́ chớ, nhiều người lại c̣n đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một ḿnh. Cái chứng ích kỷ đă mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng v́ lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung (1), ai có muốn chơi cảnh th́ lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan.
    (1) tức là không có các loại công viên hoặc khu giải trí công cộng

    (Nguyễn Văn Vĩnh, Đông dương tạp chí, 1914)
    Vụng nói chuyện
    Ai có ư đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời th́ thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo c̣n th́ không mấy khi được nghe những câu chuyện lư thú, làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe. Mà xem như trong cách nói chuyện, th́ thiếu niên (1) ta nghe lại có ư thích những câu chuyện tầm thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cát cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu... Ai ăn nói có tư tưởng, có tỏ học vấn th́ thường người nghe thích nhưng ít cầu, v́ câu chuyện có nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt... Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục có cái ghen cô cát ghét. Ghen là v́ ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là
    v́ ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú.
    (1) Hồi đầu thế kỷ XX, chữ thiếu niên không phải dùng để chỉ lớp thiếu nhi từ l0 đến 14 tuổi như bây giờ. Mà có nghĩa là người trẻ tuổi, tức lớp thanh niên 18 tuổi trở lên.

    (Phan Bội Châu, Lời hỏi các bạn thanh niên, 1928)
    Học để kiếm gạo
    Đi học để kiểm gạo (1), tệ hại lớn lắm. V́ cốt kiểm gạo thời cái mục đích đă dở hoặc nhân v́ mục đích đó mà sinh ra hay giả dối, hay tham lợi riêng, cốt được gạo thời thôi, đạo đức mà chi, hợp quần mà chi, ái quốc mà chi, trăm việc hỏng trớt.
    (1) hiểu theo nghĩa rộng: chỉ cốt sinh lợi, có tiền.

    (Nguyễn Văn Vĩnh, Nhời đàn bà, Đăng cổ tùng báo, 1907)
    Thị hiếu tầm thường
    Cái lư thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm. Kia cái đồng hồ từ tám mươi đời th́ quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng. Cầu quán con con, thuyền bé lư tí. Câu đối về tranh hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lư giang sơn (1). Thi họa nhỏ nhen, thi chẳng ra thi, họa chẳng ra họa. Giang sơn treo cửa sổ, sơn thủy để đầu giương. Hoành phi câu đối th́ chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ư t́nh (2). Đồ chạm đồ cẩn th́ tỷ mỳ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo. Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề. Nói tóm lại th́ người Nam ḿnh chưa cái ǵ là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu. Người mỗi ngày một hay, vi xảo (3) là thông ngôn ông tạo hoá. Ta mỗi ngày một đổ (4), vi xảo là
    cơn hứng chí điên cuồng. Học chẳng phải mà bắt chước cũng chẳng phải. Xảo nghệ Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên lành hóa nghề lang lố (6).
    (1) cảnh sắc bốn mùa và núi sông. ngàn dặm, các mô-tlp đă trớ thành sáo ṃn.
    (2) "phẩy mác” là tên gọi hai nét dùng trọng chữ Hán, đây ư nói chỉ có cái đẹp bế ngoài.
    (3) tŕnh độ kỹ thuật.
    (4) kém đi hỏng đi.
    (5) đây hiểu là quan niệm.
    (6) nghĩa như nhố nhăng.

    (Phan Khôi, Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn, 1931)
    Thời gian phí phạm
    Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là „cơm vua ngày trời“, tỏ ra ư ăn hết chừng nào th́ ăn, làm được chừng nào th́ làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ "làm việc quan" là làm việc rồi (1)… Phải, phàm kẻ làm việc quan không bị hạn chế thôi thúc th́ tội ǵ làm đúng đắn làm kịp thời vụ làm chi! Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ.
    Chẳng những v́ khoa học không ưa nên không làm được đồng hồ, mà chính v́ cái quan niệm “cơm vua ngày trời” và “làm việc quan" ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần nên không làm đồng hồ được.
    Có người đeo cái đồng hồ không chạy, máy ở trong đă hư hết, nhưng v́ nó đẹp nên cũng đeo cho có với người ta. Ta chưa nh́n rơ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.
    (1) làm qua loa cho xong. “Rồi" ở đây như chữ “rồi” trong “ăn không ngồi rồi”.

    (Lương Dũ Thúc, Báo Nông cổ ḿm đàm, 1902)
    Không lo xa, dễ thỏa măn
    Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu th́ lo lắng thở than, trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữ. (…) Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (…) hễ vừa mới động nở ṇi ra một thí(1) th́ là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế(2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bới làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một, th́ là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đă đặng trên mấy bợm(3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho
    vô cho ra, đă có người thiếu nợ ḿnh rồi, cho nên hết muốn ráng sức nữa. V́ vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở lại… Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời sinh ḿnh sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương.
    (1) khá giả một tí.
    (2) làm dáng, khoe mẽ.
    (3) bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ nghĩa bọn khác, kẻ khác.

    (Phan Bội Châu, Việt quốc sử khảo, 1908)
    Tầm nh́n hạn hẹp
    Tục ngữ có câu rằng "cọp chết để da, người chết để tiếng". Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quư. Nhưng tội t́nh thay! Óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết ǵ là nước non, trừ sọ ḅ đầu heo, vẫn không biết ǵ là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đ́nh, thói hư ở xă hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy ngh́n năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến(1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đă lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức(2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh. Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Qúy hóa hay sao?
    (1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, c̣n phường tân tiến trong xă hội Việt Nam đấu thế kỷ XX là tớp người đi theo xu thế Âu hóa.
    (2) ngực.

    (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908)
    Không biết giữ chữ tín
    Không giữ chữ tín th́ anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xă hội tan ră (…). Bất tín lớn nhất: một là dối trá. Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh(1) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo. Hai là bội ước các quy chế, chương tŕnh, mà lại làm ra vẻ tuân hành: Nói mười không giữ được hai ba; Ngay khi kư quy ước đă không cố ư thực hiện, cứ kư bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đă bỏ đi: C̣n như ước miệng(2) th́ chỉ là "nói láo mà chơi nghe láo chơi" (. ..). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở.
    (1) kiếm sống
    (2) thỏa thuận miệng

    (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908)
    Ăn xổi ở th́, chưa lo làm đă lo phá
    Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, c̣n nước ḿnh gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một nguời Chệt kia lănh của người ta đi buôn, lănh rồi th́ lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận th́ lấy trong cái tiền lới ấy, chứ không khi nào đụng toi vốn bao giờ. Họ tính như 100đ (*) mà làm lợi ra 0,30đ (*), dầu có gian, chủ có hay cũng giám mà cho gian. C̣n người nước Nam không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ (*) đă phá tán cho lỗ lă, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50đ (*) cũng gian, 0,30đ (*) cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3) Chuyện ǵ hồi lănh coi công việc bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói, chứng lănh việc rổi, vợ đeo ṿng con đeo vàng,chồng giầy vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm màn riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ (5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước ḿnh nay ra đi buôn th́ không khác ǵ mấy đứa con nít tập đi tập chạy !
    (1) Chệt (có khi viết Chiệc): người tàu, Chà: người Mă Lai hoặc Ấn Độ, c̣n Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt.
    (2) Ví dụ
    (3) Cũng như sập tiệm
    (4) Liên tục, dồn dập
    (5) Chi họ, ḍng họ
    (*) Các con số này lần lượt là: 1 đồng, 3 hào, 10 đồng, 5 hào

    (Ngô Đức Kế, Cảm tưởng trong lúc biên tập, báo Hữu thanh, 1923)
    Nh́n đâu cũng thấy sự tầm thường về trí tuệ
    Đến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn th́ phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không th́ mũ, giầy, đồng hồ xe đạp, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không th́ con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi. Đến các nhà buôn bán, th́ ra những Công ty to nhỏ thập hiệu (2) lớn, vận hàng chở hóa, kẻ vào người ra chen vai kề cánh, chẳng hiệu chú khách th́ hàng ông Tây, c̣n hàng An Nam th́ chỉ là buôn lẫn bán quanh, ḿnh cạnh tranh với ḿnh, không những không cạnh tranh lợi được với kẻ ngoại phương (3), mà lại c̣n nói dối bán lừa, chưa khỏi thói mua hành bán tỏi.
    Thứ đến các nhà chế tạo (4) th́ chẳng thấy khói lên không nghe máy động, các đồ thủ nghệ cũng có tiến bộ, song các nguyên liệu phải nhờ vào người cung cấp mà vật chế tạo không chở được ra ngoài dương (5), đồ sản xuất mà có đường tiêu thụ không, người làm càng nhiều th́ nghề càng không, hết mồ hôi nước mắt chỉ đủ “tay vó miệng lẩm” (6).
    (1) tức các nhân vật đào tạo theo kiểu phương Tây
    (2) chưa rơ nghĩa
    (3) người nước ngoài
    (4) các nhà sản xuất
    (5) tức xuất khẩu
    (6) tương tự tay làm hàm nhai.

    Được đăng bởi Unknown vào lúc Thứ Năm, tháng 1 01, 2009

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •