Page 49 of 94 FirstFirst ... 3945464748495051525359 ... LastLast
Results 481 to 490 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #481
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đầu năm nói chuyện… tham nhũng & hối lộ

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...ng-hoi-lo.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...ng-hoi-lo.html

    Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014
    Tham nhũng & hối lộ

    Không phải là t́nh cờ mà tôi chọn đề tài “tham nhũng & hối lộ” để khai bút muộn, mừng năm mới 2014. Thay v́ những đề tài nhẹ nhàng, vui vẻ hơn, tôi chào đón năm 2014 với một vấn đề gây bức xúc trên toàn thế giới từ bấy lâu nay đến độ Liên Hiệp Quốc phải vào cuộc. Ngày 31/10/2003 tổ chức quốc tế này đă thông qua Nghị quết 58/4 với tên gọi “Công ước Liên Hiệp Quốc pḥng chống tham nhũng” có nguyên gốc tiếng Anh là United Nations Convention Against Corruption, được viết tắt là UNCAC.

    Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 14/12/2005, sau khi hội đủ 30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn. Tính đến ngày 1/7/2009, đă có 140 chữ kư phê chuẩn, chấp nhận và chấp thuận của 136 quốc gia. Gần đây nhất là Việt Nam cũng đă phê chuẩn UNCAC vào ngày 19/8/2009.

    Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm:

    Công tác pḥng chống tham nhũng;
    H́nh sự hóa tội phạm tham nhũng;
    Thu hồi tài sản bị thất thoát và
    Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.



    Mối tương quan giữa tham nhũng và hối lộ

    Tham nhũng và hối lộ luôn luôn “đồng hành” như h́nh với bóng nhưng lại có hai phạm trù riêng biệt: một bên “đưa” và một bên “nhận”, người có chức, có quyền mới tham nhũng và những kẻ yếu thế hơn mới đưa hối lộ. Hiện tượng này xảy ra trên khắp thế giới, ở cả các nước giàu cũng như nghèo, tiến bộ cũng như chậm tiến. Tham nhũng và hối lộ cũng diễn ra vào bất cứ thời đại nào, từ cổ chí kim, nhưng chưa ai có thể xác định tệ nạn này bắt đầu từ đâu và từ bao giờ.

    Học giả Vương Hồng Sển[*] đă viết trong tác phẩm Hơn nửa đời hư như sau: “Hối lộ là một độc dược thâm căn cố đế, mọc gốc mọc rễ từ nhiều đời, không biết Đông có trước hay Tây có trước, duy biết nay đă tràn đồng, nước nào cũng có, đời nào cũng có, dây dưa thời b́nh như thời loạn, lúc thạnh như lúc suy…”

    Hối lộ c̣n được gọi qua những từ ngữ khác như măi lộ, đút lót… là hành vi đưa tiền, hoặc vật phẩm có giá trị, hoặc những thứ khác khiến cho người nhận cảm thấy hài ḷng. Từ đó, người nhận hối lộ sẽ giúp đỡ người hối lộ qua h́nh thức thực hiện các hành vi trái pháp luật, trái lương tâm hoặc làm hại đến người khác.

    Đặc điểm chung, người nhận thường là những người có khả năng ảnh hưởng hoặc chi phối đến người khác hay công việc khác. Tiền là thứ phổ biến nhất để hối lộ. Thời phong kiến, người ta c̣n dùng vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu hoặc của ngon vật lạ để mua chuộc cảm t́nh của người có chức, có quyền.

    Người ta thường nói đến “bổng lộc” của các quan chức. Chữ “bổng” luôn đi kèm chữ “lộc”, một đằng là tiền lương chính thức nhận được và một đằng là lộc “của trời cho”. Theo quan niệm xưa, cái lộc đó đến một cách tự nhiên nhưng những ai đ̣i lộc về ḿnh tức là đă đ̣i của hối lộ.

    Trong Chuyện đời xưa, Trương Vĩnh Kư có kể chuyện nhờ đút sáp cho cọp ăn mà khỏi chết. Chuyện được diễn trong tuồng hát bội, anh hề kể lại, “Ư cha chả! Hôm trước tao đi ăn ong về, gặp ông cọp, tưởng đă xong đời rồi… cũng may, tao có vác một bó sáp trên vai, tao mới chàng hảng ra, tao đút sáp ra đằng sau, ổng chạy theo ổng táp, mắc nhai sáp, tao chạy thoát…”.

    Câu chuyện chỉ có vậy nhưng quả là thâm thúy. Ăn đàng sau tức ăn dưới trôn. Đi làm một chuyện ǵ, tỉ như nay ta đi làm áp phe, giả cớ gọi đi… ăn ong. Quan th́ gọi ổng nầy ổng kia và muốn cho ổng ăn cứ chàng hảng ra, đút cái ấy dưới háng ổng vẫn táp như thường!

    Thời Pháp thuộc, có những viên chức trọn một đời làm công bộc không nhận của hối lộ, đến khi trở về già sống trong cảnh thanh bần mà vẫn vui v́ lương tâm thanh thản. Nhưng cũng có những người thấy bạn đồng liêu đă từng nhận tiền “ĺ x́” nay vợ con đều ấm no, sung sướng, bất giác than thở: “Phải chi ḿnh cũng làm như họ th́ giờ đây đă khác!”.

    Đối với những người đă hối tiếc không ăn của hối lộ lúc c̣n tại chức, Vương Hồng Sển đă đưa ra một nhận xét: “Một lời nói khiến bao nhiêu tiếng thơm trong sạch đều trôi sông trôi biển, v́ xă hội có thể tha thứ một con điếm ăn năn, nhưng vẫn không dung một ông quan ưa ăn vụng”.

    Tác giả Hơn nửa đời hư kể lại chuyện trước đây, lúc Nam Kỳ c̣n hội đồng Quản hạt, trong một phiên nhóm đại hội, De la Chevrotière là quan thực dân hạng nặng, công kích hàng phủ, hàng huyện và mấy ông thông phán toà án, rằng họ ăn lương không bao nhiêu mà ông nào cũng có ruộng, có vườn, có nhà lầu, xe hơi, trong khi đó, các quan toà, quan chánh án Pháp về hưu nghèo khổ.

    Chevrotière đang ngon trớn th́ một viên chức người bản xứ, ông Nguyễn Phan Long, đứng dậy, ông nói chỉ một câu mà quan thực dân phải ngồi xuống v́ bẽ mặt: “Xin lỗi, danh từ “pot-de-vin” phải chăng người gô-loa có sẵn? Chớ phải nào của ông cha chúng tôi bày đặt!”.

    Người Pháp dùng danh từ “pot-de-vin”, hiểu theo nghĩa đen là hũ rượu nhưng nghĩa bóng là hối lộ v́ theo tích xưa, người Pháp có việc dâng rượu nguyên hũ, nguyên ṿ để mua chuộc ḷng người.


    Tham nhũng & Hối lộ = Tù tội

    Tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc Sở Thuế Thân là nơi “ngon lành” nhất và no đủ nhất: nếu chỉ tính ở một địa phương có 20.000 dân đinh đến tuổi chịu thuế, chỉ cần một nửa số “biết điều”, mỗi đầu người chỉ cần “ăn” 5 cắc là một năm các quan chức có thể kiếm được 50.000 đồng!

    Sở Hành Chánh cũng quan trọng không kém và “ăn” cũng không ít. Các ông hương chức muốn được vinh thăng huyện hàm, phú hàm, hoặc muốn tiến cử làm hội đồng tỉnh hay cử làm sung biện, ban biện, phó tổng đều phải đội mâm “có sấp nhiều bộ lư” hoặc “cỡi voi” đến nói chuyện… Lư và voi là giấy bạc một trăm thời Pháp thuộc.

    Vương Hồng Sển nói về một ông chánh án người Pháp, tên Bernard, trước kia có vợ Việt c̣n “ăn” một cách công khai, trắng trợn:

    “Ông có sắm một chiếc tam bản cho lính chèo để dành rước từ bên sông mé chợ những ai muốn sang sông qua “nói chuyện” với ngài th́ khỏi tốn tiền đ̣, và ngài nhận lễ tại trong dinh cho thêm phần kín đáo… Ngài mập cho đến mặt bàn phải khoét lỗ chứa cái bụng nước lèo ngài mới với kư tên tới mặt giấy tờ, khi đi tiêu phải dùng khăn bàn lông kéo như kéo đờn c̣ chớ tay ngài với không tới trôn, và khi lên thang lầu phải có hai tên tuỳ phái đỡ cái bụng phệ nâng lên th́ ngài mới bước lên nấc thang được, y như trên sân khấu lúc Đổng Trác bước lên xe loan hay lên ngai rồng…”

    H́nh ảnh ông chánh Barnard với cái bụng thuộc loại “thùng nước lèo” khiến ta liên tưởng tới một quan chức người Mỹ của hăng Apple ngày nay, ông ấy cũng có “một cái bụng thật tốt”. Đó là Paul Shin Devine, người đă nhận tiền hối lộ lên đến một triệu đô la của các công ty châu Á chuyên cung cấp thiết bị cho Apple.

    Chính công ty Apple đă khởi đơn kiện, FBI (Cục điều tra liên bang) và IRS (Sở thuế vụ) đă vào cuộc để phanh phui “người tốt bụng” đă nuốt đến hơn 1 triệu USD và rất nhiều món quà hối lộ có giá trị khác.


    “Người tốt bụng” Paul Shin Devine

    Cũng vẫn chuyện nước Mỹ nhưng lại có liên quan đến Việt Nam. Michael T. Sestak đă từng là viên chức đứng đầu bộ phận cấp thị thực (visa) tại Lănh sự quán Mỹ tại Sài G̣n từ tháng 8/2010 tới 9/2012.

    Theo hăng AP, đưa tin ngày 5/11/2013, Sestak đă thú nhận một số tiền hối lộ lên đến 3 triệu đô la, gấp 3 lần Paul Shin Devine, dĩ nhiên là tiền đó của người Việt Nam xin visa vào Mỹ. Sestak chỉ mới 42 tuổi và anh chàng này cũng đă đồng ư trả lại tiền thu được do phạm tội, trong đó có tiền bán 9 cơ ngơi đă từng mua ở Thái Lan, và có nguy cơ đối mặt với án phạt tù từ 19-24 năm.

    Cựu nhân viên lănh sự quán này nhận tiền bán visa qua tài khoản của một ngân hàng Trung Quốc, rồi lại chuyển qua tài khoản mà anh ta bí mật mở ở Thái Lan. Sestak bị bắt vào tháng 5/2013 ở nam California.

    Trước đó, ba đồng phạm của Sestak là Binh Vo, 39 tuổi, và em gái Hong Vo, 27 tuổi, cùng Truc Tranh Huynh, 29 tuổi, lần lượt bị cảnh sát Mỹ bắt giữ vào tháng 9, tháng 5 và tháng 6. Ngoài ra, các công tố viên c̣n xác định một nghi phạm khác là Anhdao Thuy Nguyen, hay Alice Nguyen, vợ của Binh Vo, trong đường dây gian lận visa này.

    Cũng theo AP, những người Việt xin cấp thị thực vào Mỹ đă phải trả từ 15.000-70.000 USD và theo các nhân viên điều tra, có ít nhất 500 đơn xin visa gian lận đă qua tay Sestak. Từ ngày 1/5 đến ngày 6/9/2012, lănh sự quán Mỹ tiếp nhận 31.386 hồ sơ xin visa phi di dân và từ chối 35,1%. Trong số đó, Sestak xử lư 5.489 đơn xin visa và chỉ từ chối 8,2%.

    Thế mới biết, dân Việt nói chung th́ rất nghèo nhưng một thiểu số “đại gia”, cả xanh lẫn đỏ, vẫn thừa đô la xanh để mua đứt Sestak.


    Cựu nhân viên Lănh sự quán Mỹ tại Sài G̣n, Michael T. Sestak
    (Ảnh Usconsulate.gov)

    Người Mỹ dùng từ ngữ “bribery” để chỉ hành động hối lộ. Họ c̣n dùng tiếng lóng “kickback” để chỉ “tiền hoa hồng”, nói theo kiểu miền Bắc là “tiền lại quả”, hay nói chung là tiền hối lộ qua h́nh thức “under the table” trong cuộc thương lượng ngầm.

    Câu thuyện “thương lượng ngầm” tai tiếng nhất giữa Úc và Việt Nam xảy ra năm 2002 khi Việt Nam chuyển qua dùng tiền in trên nhựa polymer thay v́ trên giấy thường. Securency, một công ty Úc, trong đó Ngân hàng Trung ương Úc nắm 50% cổ phần, đă giành được hợp đồng in tiền béo bở này.

    Thế nhưng gần đây, nhật báo Úc The Age đă tiết lộ rằng công ty Úc đă dành được hợp đồng nói trên nhờ tung ra hàng triệu đô la để hối lộ tại Việt Nam có dính líu đến quan chức nhà nước của cả hai bên. The Age nêu rơ tính danh một doanh nhân Việt Nam là trung tâm điểm của vụ tham nhũng lên đến hơn 12 triệu đô la Úc, tương đương với gần 11 triệu đô la Mỹ. Nhân vật này là ông Lương Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ CFTD ở Hà Nội.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngay từ năm 2007, khi vụ hối lộ này bắt đầu thu hút sự chú ư của dư luận, Công ty Securency từng khẳng định là chỉ thuê công ty Công ty Phát triển Công nghệ CFTD ở Hà Nội làm “một số công việc biên dịch và phiên dịch, cũng như giúp liên lạc với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam'”.

    Câu hỏi đặt ra là nếu danh chính ngôn thuận như thế th́ tại sao số tiền thù lao cho ông Lương Ngọc Anh và Công Ty CFTD ở Hà Nội lại cao đến thế, và nhất là lại được chuyển vào các tài khoản ở ngoài Việt Nam. Theo báo The Age, cả Công ty Securency lẫn Ngân Hàng Trung ương Úc đều từ chối giải thích.

    Ngoài Lương Ngọc Anh, một số quan chức Úc có liên quan đến vụ in tiền polymer gồm bà E. Masamune (viên chức cao cấp Austrade), David Twine (Giám đốc Đông Nam Á của Austrade), Vipin Khanma (tay lái súng ở Ấn Độ), và Cliff Gerathy (Giám đốc Điều hành Securency).



    H́nh minh họa vụ Securency trên báo The Age

    Gần đây nhất, nhân vật đă khiến báo chí trong và ngoài nước tốn không ít giấy mực là Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI toàn quốc.

    Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12/2013 Dương Chí Dũng bị tuyên án tử h́nh về tội tham ô, 28 năm tù về tội “cố ư làm trái quy định của Nhà nước về quản lư kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ xử này được báo chí quốc tế nhiều hăng thông tấn, báo chí lớn của nước ngoài đều đưa tin và nhận định bản án tử h́nh dành cho ông này là một nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng.

    Dương Chí Dũng là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an Thành phố Hải Pḥng trong thập niên 1970-1980. Các anh em của Dương Chí Dũng đều công tác tại Công an Thành phố Hải pḥng. Em trai là Đại tá Dương Tự Trọng từng giữ chức vụ Phó Giám đốc CA Hải Pḥng, sau đó được thăng cấp lên Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về trật tự xă hội và em rể, Nguyễn Bỉnh Kiên, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Pḥng, em gái là Băng Tâm cũng thuộc Công an PC 25 Hải Pḥng.

    Trước khi làm lănh đạo Vinalines, Dương Chí Dũng đă từng quản lư Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco), một đơn vị bị thua lỗ nặng. Ông Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005 đến tháng 7/2011, ông c̣n được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này.

    Cục Cảnh sát pḥng chống tham nhũng đă phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện lắp đặt ụ nổi thuộc dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam. Tháng 2/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra quyết định khởi tố bắt tạm giam 4 bị can có liên quan đến hành vi tham ô tài sản. Trong số này có Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Dương Chí Dũng (giữa) và 9 đồng phạm trong vụ đại án tham nhũng ở Vinalines
    (Ảnh TTXVN)

    Các h́nh thức đưa và nhận hối lộ truyền thống ngày nay c̣n có những biến tướng khó lường. Người ta muốn nói đến h́nh thức hối lộ “phi vật chất”, chẳng hạn như “hối lộ t́nh dục”, người đưa hối lộ bằng cách phục vụ t́nh dục để mong đạt được lợi ích. Một cô gái trẻ thích hào quang của thế giới showbiz chọn con đường sẵn sàng hiến dâng thân xác cho một ông bầu show tên tuổi để đạt được “tham vọng”.

    Người ta cũng có thể hối lộ bằng cách cung cấp thông tin cho “sếp” để mưu cầu lợi ích cá nhân, người nhận hối lộ cũng nhận được lợi ích từ thông tin được cung cấp, chẳng hạn như tiết lộ bí mật thương mại trong cạnh tranh, thông tin “mật” về các vụ án hoặc các tin tức về thăng quan tiến chức, thuyên chuyển hoặc “giảm biên chế”…

    C̣n có một h́nh thức khác, tạm gọi là “hối lộ thành tích” giữa cấp trên và cấp dưới trong cùng hệ thống, cùng ngành. Người đưa hối lộ cố ư chuyển thành tích công việc của ḿnh cho cấp trên hưởng lợi hoặc có trường hợp cấp trên muốn được thăng chức cao hơn nên cố ư chiếm thành tích của nhân viên. Thường th́ khi được thăng chức cao hơn, cấp trên sẽ điều động cấp dưới lên vị trí cao hơn, có lợi hơn, và như vậy việc tham nhũng-hối lộ được dựa trên nguyên tắc… hai bên cùng có lợi.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Phong b́ hối lộ

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Hành vi tặng quà tết nhằm mục đích hối lộ vẫn xảy ra ngày càng mạnh mẽ hơn đang gây tổn hại lớn hơn. Có khi nó c̣n là hành động “ăn cắp” một cách trắng trợn qua việc mua chuộc và tham ô tiền bạc và tài sản của người khác.

    Một nghiên cứu cho thấy số người sử dụng phong b́ trong dịch vụ y tế tăng gấp đôi trong ṿng ba năm, từ 13% (năm 2007) lên đến 29% (năm 2010). Năm 2012, kết quả cuộc khảo sát được công bố bởi Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ của Việt Nam (được thực hiện bởi Cục Chống tham nhũng) cho thấy 76% những người đút phong b́ là tự nguyện và 21% là do được gợi ư.


    Phong b́ & Bệnh viện

    Tại Việt Nam, việc cấm tặng quà cấp trên không phải là điều mới lạ nhưng việc kiểm soát không nghiêm nên vẫn tiếp diễn, thậm chí có khả năng tăng dần trong mấy năm qua, nhất là vào các dịp đặc biệt như lễ tết...

    Nhiều người thắc mắc, từ trước đến nay chỉ cấm có một “vế”, tức là cấm người biếu, c̣n vế thứ hai không cấm, đó là người nhận. Có người lại thắc mắc, “Cấm tặng quà cho sếp chứ đâu có cấm tặng vợ và người thân của sếp?”.

    Nh́n chung, tham nhũng và hối lộ là một hoạt động được thực hiện như một “giao dịch ngầm” giữa người cho và kẻ nhận. Mà đă là “kín đáo” th́ làm sao con mắt của pháp luật có thể soi mói được, trừ khi bị phanh phui, điều tra…


    Một cái bắt tay… bằng đống Euro

    Trên tờ Tiền Phong, Đại bểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, Lê Như Tiến, cũng cho rằng, bây giờ quà trở thành giá trị vật chất lớn. Có người ngày Tết tặng quà nhau mấy chục ngàn đô la Mỹ, tặng chai rượu ba bốn mươi năm, trị giá hàng chục triệu đồng hoặc quà vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng.

    Ông lư giải: “Quà chỉ c̣n mang ư nghĩa vật chất, sự trả ơn cho những thứ anh đă cho tôi như đă thăng chức, đă tạo điều kiện cho tôi làm ăn. Đấy là sự trả ơn mang tính chất vụ lợi, là một loại lợi ích nhóm”.

    Một quan chức cấp cao trong chính phủ nói, “Riêng vấn đề nhận quà trong dịp lễ Tết, tôi nghĩ không c̣n cách nào khác là bản thân lănh đạo phải tự cảnh giác, nghiêm túc thực hiện quy định cấm từ cấp cao xuống các địa phương. Bên cạnh đó cần phát huy hơn nữa sự giám sát của nhân dân, cơ quan cũng cần tăng cường kiểm soát cán bộ”.

    Nói th́ rất dễ nhưng làm thế nào để biến những lời nói thành hành động cụ thể quả là một vấn đề nhức nhối từ ngàn xưa để lại.


    Không đi chúc Tết người ta
    Người ta tự ái khó mà an thân!

    ***

    Chú thích:
    [*] Đọc thêm về tác giả Vương Hồng Sển qua bài viết “Cà phê Sài G̣n Xưa & Nay” tại
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...n-xua-nay.html

    9 nhận xét:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  2. #482
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Lính thú thời xưa (1/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/...eu-nguyen.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    Lính triều Nguyễn

    Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành “ba kỳ”: Tonkin (Bắc kỳ), Cochinchine (Nam kỳ) và Annam (Trung kỳ).

    ***

    Tại Trung kỳ (Annam) thuộc quyền các vua triều Nguyễn từ 1802 đến 1945, do đó việc tổ chức các lực lượng vũ trang do triều đ́nh phụ trách. Các loại lính bao gồm:

    (1) “Lính Kinh Đô” có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia và Kinh thành Huế;
    (2) “Lính Thượng Tứ” gồm kỵ binh và bộ binh;
    (3) “Lính Kỹ Thuật” gồm lính chuyên lo về binh khí và sau này c̣n có vũ khí nặng như súng thần công.


    Các loại quân thời Nguyễn. Tranh viện Viễn Đông Bác Cổ. Bảo tàng Hà Nội

    Tại Trung kỳ, lính thú được các vua triều Nguyễn thành lập với mục ǵn giữ giang sơn miền Trung đồng thời bảo vệ triều đ́nh. Họ c̣n được gọi là “Lính Khố Vàng”. Sở dĩ có tên “Lính Khố Vàng” v́ người lính thắt lưng bằng dây vải vàng. Ngoài ra trên đầu cón có nón là nón dấu trên chóp làm bằng thau.


    Tranh vẽ thế kỷ 19 với hai phụ nữ (trái) và ba người lính (phải) thời nhà Nguyễn.
    Lính cầm súng trường và đao

    Về vũ khí, ngoài đao và kiếm, họ được trang bị súng hỏa mai, loại súng nạp trên đầu và phải châm ng̣i mới phát nổ được. Thời Gia Long c̣n có súng đại bác “thần uy tướng công” được gọi tắt là “thần công”. Lính bấy giờ c̣n đi chân đất chưa có giày dép như sau này.


    Đại bác “Thần uy tướng công” (hàng dưới) đúc triều Gia Long (1817)


    Gươm, giáo


    Gươm triều Nguyễn

    Thời bấy giờ, tùy theo nhu cầu, xă thôn lập sổ đinh (sổ thanh niên trai tráng) trong xă rồi chọn ra 3 lấy 1 hoặc 5 lấy 1... rồi nộp giao cho quan huyện tập trung chuyển lên phủ.. làm nhiệm vụ ở địa phương hoặc triều đ́nh điều động theo nhu cầu.

    Câu ca dao “Ba năm trấn thủ lưu đồn / Ngày thời canh điếm, tối dồn việc quan” gợi ư thời xưa cũng có “chế độ quân dịch” (ngày nay gọi là “nghĩa vụ quân sự”) kéo dài một thời gian ba năm. Người lính được điều động đến các vùng xa xôi để trấn tại biên giới, đồn bóp trọng yếu của quốc gia.


    Lính ngự lâm

    T́m hiểu về lính thú dưới triều Nguyễn ta có thể hiểu tại sao thành Gia Định bị mất dễ dàng vào tay người Pháp, ba tỉnh Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường phải nhường cho lực lượng tấn công vượt trội của đội quân đến từ châu Âu. Cuối cùng, ba tỉnh ở Nam Kỳ: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên bị mất trong ṿng có 5 ngày!


    Bức họa mô tả cuộc tấn công thành cổ Sơn Tây của quân Pháp

    Nhà sử học Trần Trọng Kim đă nhận xét về việc vơ bị thời Tự Đức:

    “Tuy bấy giờ nước ta có lĩnh vơ sinh, có quan vơ tiến sĩ, nhưng mà thời đại khác đi rồi, người ta đánh nhau bằng súng nạp hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng gươm bằng giáo như trước nữa. Mà quân lính của ḿnh mỗi đội có 50 người th́ chỉ có 5 người cầm súng điểu thương cũ, phải châm ng̣i mới bắn được, mà lại không luyện tập, cả năm chỉ có một lần tập bắn. Mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát đạn mà thôi, hễ ai bắn quá số ấy th́ phạt.

    “Quân lính như thế, binh khí như thế, mà quan th́ lại cho lính về pḥng, mỗi đội chỉ để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không lấy ǵ mà chống giữ được”.



    Các lực lượng vũ trang bảo vệ Hoàng gia (1919-1926)


    Lính Ngự lâm dưới triều Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn (1926–1945)

    [img] https://i.postimg.cc/pVp0PTP9/Annam-...-en-marche.jpg [/img]
    Kỵ binh Hoàng gia

    *
    Sau là đường dẫn của bài “Trấn Thủ Lưu Đồn” diễn tả cuộc sống của người lính ngày xưa:

    https://lyric.tkaraoke.com/17318/tran_thu_luu_don.html

    Sau là sự tích của chuyện “Thiếu Phụ Nam Xương”; chuyện thực của quê hương!

    https://www.thesaigontimes.vn/280163...cho-nang?.html

    Thiếu Phụ Nam Xương


  3. #483
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Lính thú thời xưa (2/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/...anh-kho-o.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    Lính Khố Xanh & Khố Đỏ

    * Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành “ba kỳ”: Tonkin (Bắc kỳ), Cochinchine (Nam kỳ) và Annam (Trung kỳ).

    ***

    Trong thời Pháp thuộc, danh từ “lính tập” (tirailleurs) được sử dụng để chỉ những người lính Việt Nam do các sĩ quan người Pháp huấn luyện và chỉ huy. Ngoài ra, c̣n có các từ ngữ “Lính Khố Xanh” và “Lính Khố Đỏ” để chỉ hai loại lính thú trong thời kỳ Việt Nam chịu thuộc quyền đô hộ của chính quyền Đông Dương (Indochine), bao gồm Việt Nam - Cao Miên và Lào.


    Chân dung một người lính tập "khố đỏ"


    Lính khố đỏ canh gác tại Dinh Toàn Quyền, Sài G̣n

    "Lính khố đỏ" (tirailleurs indochinois hoặc milicien à ceinture rouge) là lực lượng vũ trang chính của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương dùng người bản xứ làm quân đội chính quy. Lính khố đỏ có ba loại:

    1. Lính khố đỏ Nam Kỳ (tirailleurs annamites, tirailleurs cochinchinois hay tirailleurs saigonnais);
    2. Lính khố đỏ Bắc Kỳ (tirailleurs tonkinois) và
    3. Lính khố đỏ Cao Miên (tirailleurs cambodgiens).



    Lính khố đỏ tại Hà Nội


    Lính tuyển từ các thành phần dân tộc thiểu số ở Lào Cai

    Danh từ "Lính khổ đỏ" xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp (sau đổi nón chóp), và giải thắt lưng màu đỏ buộc ở bụng, đầu giải buông thơng ở bẹn giống như cái khố nên người dân Việt mới gọi là "khố đỏ" tuy đúng ra người lính mặc quần chứ không phải khố.

    Ngoài lính khố đỏ c̣n có “Lính khố xanh” (milicien à ceinture blue, garde provincial) đồn trú tại các tỉnh, canh gác ở các phủ và huyện. Riêng “Lính khố vàng” (milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué) đóng ở kinh đô Huế, bảo vệ triều đ́nh và hoàng tộc nhà Nguyễn.


    Lính khố xanh tại Vĩnh Long


    Lính pḥng vệ biên giới tại Móng Cái trong các bộ quân phục tác chiến (phải), quân phục mùa hè (giữa) và bộ tiểu lễ (trái)


    ***

    Người Pháp cũng thành lập các đội kỵ binh có nhiệm vụ bảo vệ dinh thự và các quan chức thuộc địa cũng như xuất hiện trong các cuộc diễn hành nhân ngày lễ lớn như ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7.


    Quân phục kỵ binh


    Kỵ binh pḥng vệ Toàn Quyền


    Kỵ binh diễn hành

    Chính quyền Thuộc địa c̣n tổ chức lực lượng “thiếu sinh quân” (enfants de troupe) từ con em các người lính tại ngũ để huấn luyện thành những quân nhân trong tương lai.


    “Thiếu sinh quân” tại Hà Nội

    ***

    Ngày xưa, sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” đưa vào lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire) một bài thơ tả về người lính với những câu than thân trách phận da diết:

    "Ba năm trấn thủ lưu đồn
    Ngày th́ canh điếm, tối dồn việc quan.
    Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
    Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.
    Miệng ăn măng trúc, măng mai
    Những dang cùng nứa, lấy ai bạn cùng…”



    https://i.postimg.cc/7LXn1vnJ/11-en-...-de-combat.jpg
    Một đội lính tập tại Vũng Tàu


    Chân dung lính thú ngày xưa cũng được thể hiện qua những gịng đặc tả một thanh niên với quân trang, quân dụng đầy ḿnh nhưng cũng không dấu được những t́nh cảm ủy mị với nước mắt:

    "Ngang lưng th́ thắt bao vàng
    Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
    Một tay th́ cắp hỏa mai
    Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
    Thùng thùng trống đánh ngủ liên
    Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa".


    https://i.postimg.cc/tTTt2rBS/12-art...le-terrain.jpg
    Đội pháo binh Đông Dương


    ***

    * H́nh ảnh sử dụng trong bài viết này được trích từ bộ sưu tập của Jérôme Hoffart.

    ***

  4. #484
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Lính thú thời xưa (3/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/...-tham-gia.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html


    Lính Việt tham gia Đệ nhất thế chiến

    Năm 1915, quân đội Pháp đă chịu thiệt hại nặng nề trên các chiến trường tại Âu châu thời Đệ nhất thế chiến cho nên Chính phủ Bảo hộ Pháp tại Việt Nam có kế hoạch bổ sung quân số bằng người Việt cho các mặt trận tại Âu châu.

    Theo tài liệu của cựu Đại tá Maurice Rives trong “Les militaires indochinois en Europe (1914-1918)”, Chính phủ Bảo hộ đă chiêu mộ 93.411 người Việt trực tiếp tham gia chiến tranh, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương.

    Nguồn gốc của những người tại Đông Dương đến Pháp gồm: 24% người thuộc Bắc kỳ (Tonkin), 32% người Trung kỳ (Annam), 22% người Nam kỳ (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan cho chi phí chiến tranh của “mẫu quốc”.


    Thêm vào đó có 175 khẩu đại bác được chuyển từ Đông Dương sang cảng Marseille cộng thêm hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi để cung ứng cho các chiến trường tại Châu Âu. Đặc biệt trong số này c̣n có cả xe cyclo (pousse-pousse) cũng được chuyển về Pháp để tải thương.

    Con người và vật dụng được vận chuyển theo đường biển qua Phi Châu, cập các cảng Cameroune, Djibouti, Madagascar, Ai Cập…trước khi đến cảng Marseille, Pháp. Đoạn đường di chuyển quá dài đă làm cho một số người chết v́ bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp.

    Tuy nhiên, chính phủ Bảo hộ rất quan tâm đến thành phần lính từ Đông Dương. Họ cấp phát quần áo mùa đông, thậm chí phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.

    Lính Đông Dương cũng được công nhận là dũng cảm, gan dạ, b́nh tĩnh và có kỷ luật. Nhiều người được thưởng huy chương “Thập giá Chiến tranh” và được xem là “anh hùng” của nước Pháp trong Đại chiến thứ nhất. Đa số đă hy sinh, hài cốt của họ c̣n để lại tại Đài kỷ niệm Douaumont (L’ossuaire de Douaumont) cũng như tại Nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.

    Nước Pháp đă dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng c̣n gọi là "Tượng người lính An-nam chiến thắng" (Monument du Souvenir Indochinois: statue du "soldat annamite victorieux").


    Dưới đây là những ảnh sưu tầm về lính Việt trên đất Pháp trong thời Đệ nhất thế chiến:


    Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh Thế giới thứ I

    https://i.postimg.cc/xCChM3MY/03-N-m...-c-nh-Ypre.jpg
    Năm 1916, lính An Nam nghỉ chân trong lúc đóng quân cạnh Ypres, Bỉ

    https://i.postimg.cc/v81HdWjp/05-N-m...s-ng-Marne.jpg
    Tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào


    Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp.

    https://i.postimg.cc/C1RYSgvj/07-V-n...i-t-n-tr-i.jpg
    Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu


    Một h́nh ảnh rất thuần Việt: hút thuốc Lào

    https://i.postimg.cc/43dRQGRr/09-Nh-...nt-Raphael.jpg
    Những người lính Việt xuống ga đầu mối Saint Raphael, Pháp trên đường đến Trung tâm Huấn luyện.

    https://i.postimg.cc/sx5kgD5Z/10-Qu-...-t-gh-t-da.jpg
    Quân trang, quân phục tươm tất- ghệt da, áo buông ngoài quần, thắt lưng, ba lô vuông với chiếc nồi cá nhân. Thứ lạ lẫm nhất đối với mấy nhân viên hỏa xa có lẽ là chiếc nón chóp.

    https://i.postimg.cc/SxSBm4RJ/11-H-n...cao-v-ng-u.jpg
    Vóc dáng những người lính khá to cao và đồng đều, chứng tỏ họ được tuyển lựa kĩ càng.


    Những chiếc chiếu cói bên những chiếc ghế giường mây trên sân ga.

    https://i.postimg.cc/rFJHnHjc/13-Nh-...-ng-xe-t-i.jpg
    Những người lính mới đến đang bốc dỡ hàng từ các toa tầu xuống xe tải. Trời nóng một anh lính bỏ ghệt cho thoáng.

    https://i.postimg.cc/nrT1kyJP/14-C-n...-n-th-nh-t.jpg
    Cận cảnh những chiếc xe tải thời thế chiến thứ nhất đến đón đơn vị về Trung tâm Huấn luyện.

    https://i.postimg.cc/2S1xQ9X0/15-Ng-...-nh-n-theo.jpg
    Người dân ṭ ṃ nh́n theo đoàn xe.

    https://i.postimg.cc/xC3Gfwc1/16-Nh-...-khu-v-c-n.jpg
    Một số người lính theo xe tải đến một kho hàng trong khu vực nhà ga.

    https://i.postimg.cc/66zVDxkH/20-Nh-...m-hu-n-luy.jpg
    Những người lính hành quân ra khỏi ga, về trung tâm huấn luyên. Cùng lúc một tiểu đoàn khác (phía bên trái), kết thúc khóa huấn luyên, hành quân ngược lại, ra ga để đến các đơn vị chiến đấu.

    https://i.postimg.cc/Wp9r56ZC/21-v-i...-s-quan-ng.jpg
    Những người phía bên trái hàng quân đội mũ "quả dưa" là các sĩ quan người Pháp. Đơn vị này trên đường ra chiến trường.

    https://i.postimg.cc/V6kvtpK6/22-n-v...n-t-u-qu-n.jpg
    Đơn vị lính Việt chờ ở sân ga để chuẩn bị lên tầu ra mặt trận

    https://i.postimg.cc/c1KY5tcJ/23-Nh-...n-b-kh-i-h.jpg
    Cuối cùng, họ đă lên tầu


    Cùng lúc đó, đơn vị lính mới đến trực chỉ quân trường. Dân địa phương ra xem.

    https://i.postimg.cc/tT6qFbh9/21-Nh-...i-t-m-h-nh.jpg
    Những ngày đầu ở quân trường họ nghe cấp chỉ huy phổ biến kỷ luật đơn vị.

    https://i.postimg.cc/RCcCFMSR/27-i-n...-n-b-i-t-p.jpg
    Đội ngũ sẵn sàng bước vào huấn luyện trên băi tập.

    https://i.postimg.cc/02n8YcJK/28-Ra-...-luy-n-t-p.jpg
    Luyện tập trên thao trường.

    https://i.postimg.cc/52tfnLw7/29-Ng-...l-t-ch-n-k.jpg
    Những bài tập về diễn hành.

    https://i.postimg.cc/QM9hrDYc/30-Sau...u-t-b-binh.jpg
    Bài tập về chiến thuật bộ binh.


    Bài tập đội h́nh chiến thuật "Ô vuông" nổi tiếng một thời. Nhưng vào năm 1916 trên chiến trường đă có đạn pháo nên rất dễ bị tiêu điệt khi bị giữ đội h́nh này.

    https://i.postimg.cc/QCs35T8q/32-V-n...c-s-ng-m-y.jpg
    Bài tập "ḅ hỏa lực" dưới lắn đạn súng máy.

    https://i.postimg.cc/Y0t5jBRn/33-M-y...ch-nh-n-ng.jpg
    Bài tập xung phong.

    https://i.postimg.cc/jjVkLrdH/34-Ng-...-l-m-c-l-m.jpg
    Những người lính làm tạp dịch trong doanh trại.


    Một trong nhiều bức ảnh Văn pḥng Chiến tranh Pháp quốc cung cấp cho tạp chí "The Illustrated War News" của Anh. Chúng tôi nghĩ đây là một loại bếp dă chiến của quân đội thời thế chiến.

    https://i.postimg.cc/J0hp9rPL/41-L-n...m-b-n-Ph-p.jpg
    Cũng có cảnh nấu nướng tự túc.

    https://i.postimg.cc/26Sd5Hvd/42-B-a-c-m-b-n-Ph-p.jpg
    Bữa cơm của người lính tập.


    Lính Việt trồng rau trong vườn gần Điện Versailles.

    https://i.postimg.cc/hvx0FXTN/51-L-n...t-i-Ph-p-1.jpg
    "Nhớ nhà châm điếu thuốc..."


    Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận.

    https://i.postimg.cc/26WWyPyZ/47-B-o-d-ng-s-ng.jpg
    Họ cũng dành th́ giờ cho việc lau chùi súng.

    https://i.postimg.cc/SRpMMDYt/56-L-n...hu-n-ch-ng.jpg
    Lính Annam cũng được gắn huy chương tại Pháp.


    Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ.

    https://i.postimg.cc/DzJJptqM/58-G-i...-i-t-kh-ch.jpg
    R.I.P: Rất nhiều người lính Việt đă bỏ ḿnh trên đất Pháp trong thời Thế chiến thứ nhất.

    ***

  5. #485
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ngôn ngữ Sài G̣n xưa (1/2)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...h-trang-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    Lính tráng (1)

    Ngôn ngữ Sài G̣n trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu v́ miền Nam khi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lănh thổ. Thanh niên đến tuổi 18 đều bị “động viên” vào quân ngũ, chỉ trừ một số trường hợp được “hoăn dịch” v́ lư do sức khỏe, gia cảnh hoặc học vấn.

    “Đi lính” là một thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trên đầu môi cũng như trong tâm thức của mọi người. Bậc cha mẹ lo lắng khi con cái đến tuổi “quân dịch” c̣n thanh niên th́ đứng trước một ngă rẽ quan trọng của cuộc đời: “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Mối lo của họ được thể hiện qua ám ảnh “Thi rớt tú tài…” và c̣n bi đát hơn với hai câu thơ:

    Rớt tú tài anh đi trung sĩ,
    Em ở nhà lấy Mỹ cho xong…


    Nhạc phẩm Thà như giọt mưa (http://my.opera.com/diemxuacafe/blog/show.dml/2536756) với tiếng hát Ngọc Lan cũng nói về chuyện “thi hỏng tú tài” và kết quả là phải “đợi ngày đi lính”. Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên viết bài thơ này cho một người con gái tên Duyên, sinh viên trường Luật, và người yêu… “lạc đệ tú tài”. Nhạc sĩ Phạm Duy đă phổ nhạc để biến thành một bản nhạc buồn man mác:

    Người từ trăm năm về qua trường Luật
    người từ trăm năm về qua trường Luật
    ta hỏng Tú Tài ta hụt t́nh yêu
    thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
    đau ḷng ta muốn khóc
    đau ḷng ta muốn khóc


    Thời nào cũng vậy, những thành phần COCC (chữ tắt của cụm từ Con Ông Cháu Cha), bao giờ cũng có cách luồn lách để khỏi đi lính. Người Sài G̣n thường dùng chữ “trốn lính” hay “trốn quân dịch”. Một trong những cách “trốn lính” là t́m đường cho các “quư tử” đi du học, hay cùng lắm, khi bị “bắt lính” các bậc cha mẹ lo “chạy” để con được phục vụ trong các đơn vị không tác chiến, làm “lính văn pḥng” hay c̣n một thuật ngữ rất phổ biến là “lính kiểng”. Người ta thường chưng hoa kiểng, cây kiểng để làm đẹp căn nhà nhưng “lính kiểng” lại chính là một h́nh thức “tự làm đẹp đời ḿnh” trước những viễn cảnh u ám của chiến tranh, bom đạn, chết chóc vẫn xảy ra hàng ngày.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tuy nhiên, mũ be-rê chỉ dùng khi về phép và các dịp đặc biệt, khi ra trận mọi quân binh chủng đều đội chiếc “mũ sắt” phía bên trong có lót lớp “nũ nhựa” để bảo vệ phần đầu. Trên nguyên tắc là vậy chứ nhiều khi đạn có thể xuyên thủng “mũ sắt” nếu bắn từ khoảng cách gần.


    Khẩu súng, chiếc nón sắt và đôi giày trận

    Lính bộ binh th́ “hiền” hơn với bộ kaki, sau này được thay thế bằng bộ quân phục “bốn túi”, áo bỏ ngoài quần, giống như lính Mỹ. Đặc điểm của bộ binh là phải “gom ống quần” trong khi Không quân và Hải quân được thả ống quần, “lè phè”, thoải mái. Cũng v́ thế lính không quân và hải quân sợ nhất là bị “gom ống quần lội bộ”, thuật ngữ ám chỉ bị thuyên chuyển sang bộ binh để đi tác chiến.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mỗi quân nhân bắt buộc có 2 tấm “thẻ bài” bằng kim loại không rỉ, được đeo bằng sợi dây cũng bằng kim loại. Trên mỗi tấm có ghi họ tên, “số quân” và loại máu để khi bị thương, cần tiếp máu, quân y biết ngay loại máu ǵ. Khi người chiến sĩ tử trận, một tấm thẻ bài được bỏ trong miệng tử sĩ và tấm kia đơn vị sẽ giữ lại để làm tài liệu báo cáo.


    Tấm thẻ bài

    H́nh trên là tấm thẻ bài của tướng Nguyễn Văn Điềm, “số quân” 50/200.102, ông thuộc loại máu A. (Người anh em ở bên kia chiến tuyến dùng từ “số lính” thay cho “số quân”). Hai số đầu của “số quân” là năm sinh sau khi trừ 20. Như vậy, tướng Điềm sinh năm 1930 (50 – 20 = 30). Tôi sinh năm 1946 nên có hai số đầu là 66: 66/168.566. “Số quân” của người lính tựa như “số an sinh xă hội” (social security number của Mỹ gồm 9 số), số “căn cước” (thời VNCH) hay chứng minh nhân dân (thời CHXHCNVN).


    Thẻ Căn Cước thời VNCH (mặt trước)

    Thẻ Căn Cước thời VNCH (mặt sau)

    Bài hát “Tấm Thẻ Bài” (http://www.youtube.com/watch?v=UDuscC0xDec) qua tiếng hát “liêu trai” của Thanh Thúy đă gây nhiều xúc động trong ḷng người nghe và măi đến bây giờ, mỗi lần được nghe lại bài hát nầy hoặc là nh́n thấy lại h́nh tấm thẻ bài chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ đă hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Nhạc sĩ Huyền Anh đă viết những câu thật xúc động:

    Sau cuộc chiến này c̣n chi không anh?
    C̣n chi không anh?
    Hay chỉ c̣n lại tấm thẻ bài
    Đă mờ mờ mang tên anh.
    ….
    Anh đă đi, đă đi vào vùng biển đời người
    Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa
    Anh ơi sau cuộc chiến này
    Có c̣n chi để lại
    Hay chỉ c̣n tấm thẻ bài mang tên anh




    Trong số các món quân trang, quân dụng được cấp phát, ngoài chiếc balô người lính c̣n có poncho là một tấm vải mưa trùm đầu theo kiểu vải khoác của người Nam Mỹ. Poncho lại c̣n có một công dụng mà bất cứ người lính nào cũng chẳng muốn sử dụng: poncho sẽ được dùng để khâm liệm xác của tử sĩ bỏ ḿnh trên chiến trường.

    Bài hát Kỷ vật cho em (http://www.youtube.com/watch?v=yL65W5oupwA) với giọng ca Elvis Phương có một đoạn rất bi thương:

    Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
    Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
    Anh trở về chiều hoang trốn nắng
    Poncho buồn liệm kín hồn anh
    Anh trở về bờ tóc em xanh
    Chít khăn sô lên đầu vội vă.. Em ơi!


    Bài hát này do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ Để trả lời một câu hỏi của Linh Phương. Ca khúc ra đời vào năm 1970, trong thời kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam đang leo thang và trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất tại miền Nam. Đă có một thời, bản nhạc bị chính quyền cấm đoán v́ làm “nản ḷng chiến sĩ” đồng thời “băng hoại hàng ngũ quân đội” dù Phạm Duy đă cố gắng sửa câu “Không về bằng chiến thắng Pleime” của Linh Phương thành “Có thể bằng chiến thắng Pleime”.

    Lời bài hát rất thật nhưng cũng không kém phần bi lụy với những ngôn từ như “anh trở về, có khi là ḥm gỗ cài hoa, anh trở về bằng chiếc băng ca, trên trực thăng sơn màu tang trắng”… “anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân. Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân bên người yêu tật nguyền chai đá” và… “anh trở về nh́n nhau xa lạ, anh trở về dang dở đời em, ta nh́n nhau ánh mắt chưa quen, cố quên đi một lần trăn trối”.


    Thi thể những tử sĩ được chùm poncho
    chờ trực thăng đưa về hậu cứ

    Không phải bài hát nào về lính cũng nhuộm màu bi quan như Kỷ vật cho em. Chúng ta c̣n vô số bài với nhịp điệu vui tươi và ngôn từ nhí nhảnh như bài T́nh thư của lính do Trần Thiện Thanh sáng tác.

    Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.
    Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa t́nh.
    Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay.
    Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

    Và kết thúc lá thư với một câu thật dễ thương:

    Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em.
    Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ "Hôn em..."


    (Xem video này được các diễn viên trẻ tŕnh diễn trên sân khấu hải ngoại http://www.youtube.com/watch?v=b1kHk7ZW5VM ).

    Sau năm 1975, Thư của lính vẫn c̣n xuất hiện. Lang thang trên mạng tôi bắt gặp bài hát được ḥa âm và làm clip với lời dẫn: "Tặng các chiến sĩ quân đội Việt Nam" (ư muốn nói Quân đội Nhân dân Việt Nam). Bản nhạc của Trần Thiện Thanh đă được sửa ngay từ câu đầu "Từ khi anh thôi học và từ khi anh khoác áo treilli" thành "Từ khi anh thôi học và từ khi anh khoác áo lính ra đi" và cứ như thế, lời và âm điệu của bài hát được “biên tập” theo dạng karaoke… Xin mời vào xem tại:
    http://yume.vn/haianhyeunhacvietnam/....35D77573.html

    Sau khi so sánh h́nh ảnh thể hiện trong 2 clip mang cùng tên T́nh thư của lính, người ta nhận thấy ngay chân dung của hai người lính và ngộ ra một điều thật đơn giản: trong đánh nhau không phải cứ to xác là thắng theo kiểu “mạnh được yếu thua”, trái lại việc thắng-bại c̣n được quyết định qua nhiều yếu tố khác nữa. Truyện David & Goliath là một thí dụ điển h́nh.

    [img] https://i.postimg.cc/5N3BQ1qS/60-7-T...-Hu-1968-1.jpg [/img]
    Thủy quân lục chiến tái chiếm Huế sau Tết Mậu Thân 1968

    Tổng Thống Mỹ, John F. Kennedy, trong diễn văn nhậm chức năm 1961 đă từng tuyên bố: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm ǵ cho bạn, hăy hỏi bạn có thể làm ǵ cho tổ quốc" (Ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country). Đối với người lính b́nh thường, họ không bao giờ có những ư nghĩ cao xa, lư tưởng như ông Kennedy mà chỉ đơn thuần làm theo những yêu cầu của t́nh h́nh chính trị tại miền Nam khi đó.

    "Trốn lính" là chấp nhận sống bên lề xă hội, "trốn chui trốn nhủi" khi thấy bóng dáng cảnh sát, quân cảnh. Cuộc sống của người trốn quân dịch là những chuỗi ngày bấp bênh, không tương lai ngay giữa Sài G̣n đô hội. Cũng v́ thế, có người tự chặt "ngón tay bóp c̣" (ngón trỏ) để khỏi đi lính, có người "tự hành xác", "ốm tong ốm teo" để được các trung tâm nhập ngũ trả về v́ "không đủ sức khỏe".

    https://i.postimg.cc/1R06bPT1/60-8-B...-D-CH-1972.jpg
    Cảnh bắt thanh niên trốn quân dịch tại Sài G̣n

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă một thời "trốn lính" để không một ngày nào phải khoác áo treilli. Với thân h́nh khẳng khiu, ốm yếu, anh đă ung dung ngồi tại nhà để viết nhạc, trong đó có cả những bài "phản chiến". Có người bảo TCS đă “đâm sau lưng chiến sĩ”. Người ta đồn TCS c̣n nhận được sự che chở của Chuẩn tướng Lưu Kim Cương, Tư lệnh Sư đoàn 5 Không quân (Lưu Kim Cương đă tử trận v́ trúng đạn B-40 của VC, trong khi đang đi trên xe Jeep điều quân giải vây vành đai phi trường Tân Sơn Nhất ngay sau Tết Mậu Thân 1968). Cái chết của Lưu Kim Cương là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ TCS sáng tác nhạc phẩm Cho một người nằm xuống:

    Anh nằm xuống sau một lần đă đến đây
    Đă vui chơi trong cuộc đời nầy
    Đă bay cao trong ṿm trời đầy
    Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
    Không có ai từng ngày
    Không có ai đời đời
    Ru anh ngủ vùi mùa mưa tới
    Trong nghĩa trang này có loài chim thôi.


    Nhà văn Thế Phong trong Hồi kư ngoài văn chương phát hành tại Westmington ghi lại chuyện giữa TCS và Lưu Kim Cương:

    "Buổi đưa tiễn [Lưu Kim Cương] đến nơi an nghỉ cuối cùng có rất đông nghệ sĩ từng giao du yêu mến chàng. Bài nhạc 'Anh nằm xuống" [bài hát chính thức có tựa đề "Cho một người nằm xuống" chứ không phải là “Anh nằm xuống” - chú thích của NNC] của Trịnh Công Sơn là một ví dụ. Nhưng bữa nay không thấy mặt Sơn, buổi sinh thời Sơn giao du với Cương, được Cương yêu mến, nên Cương đề nghị với Tướng Tư Lệnh đưa Sơn vào lính không quân để cho qua cơn binh đao nội chiến. Tư lệnh trả lời Cương, h́nh như điệu nhạc phản chiến của Sơn không hợp với binh chủng này, nếu nhận làm nhạc công như nhiều nhạc sĩ khác như Duy Quang, Nguyễn Trung Cang, Trí khùng... chưa chắc Sơn đă làm công việc này hoàn hảo, nên tướng chối từ".

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong số khoảng 200 bài hát Nhật Trường Trần Thiện Thanh sáng tác th́ có đến hơn nửa về lính. Điển h́nh là: Anh không chết đâu anh (vinh danh Đại úy “Mũ đỏ” Nguyễn Văn Đương), Người ở lại Charlie (vinh danh Đại tá Nguyễn Đ́nh Bảo), Rừng lá thấp (viết tặng Đại Úy Vũ Mạnh Hùng, tử trận trên cầu Thị Nghè), Tuyết trắng (viết về Không quân), Hoa biển (viết về Hải quân), Biển mặn (kể lại cuộc đời quân ngũ của chính tác giả), Người yêu của lính, Màu mũ anh, màu áo em…


    Nhật Trường - Trần Thiện Thanh

    Hùng Cường (1935-1998) là một ca sĩ, nghệ sĩ cải lương, diễn viên điện ảnh và diễn viên kịch nổi tiếng từ thập niên 1950 tại Sài G̣n. Thập niên 1960, Hùng Cường cùng Mai Lệ Huyền chuyển sang thể loại “nhạc kích động” theo các điệu nhanh như Twist, Bebop… gây nên một không khí mới mẻ trong nền âm nhạc thời đó. Hùng Cường t́nh nguyện vào binh chủng Biệt động quân với cấp bậc Hạ sĩ đóng tại trại Đào Bá Phước. Chàng ca sĩ thuộc loại "lính văn pḥng" đóng tại Sài G̣n để c̣n th́ giờ đi hát tại các vũ trường, đại nhạc hội và đóng phim.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Hùng Cường & Mai Lệ Huyền: “Lính Mà Em”

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sau 1975, Duy Khánh ở lại Sài G̣n và đến năm 1988 được bảo lănh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác. Duy Khánh mất vào ngày 12/2/2003 tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 68 tuổi. Giọng hát Duy Khánh có người rất thích nhưng cũng có người lại chê là “nhạc sến”. Tại Hoa Kỳ, "giọng ca một thời" Duy Khánh hát Người lính già xa quê hương của Nhật Ngân. Như đă nói, "hay" hay "dở" c̣n tùy người nghe, xin mời vào Youtube để thưởng thức: http://www.youtube.com/watch?v=l5N89SbsAf4


    Duy Khánh

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Chế Linh và nhạc sĩ Châu Kỳ tại Sài G̣n

    ***

    Thà Như Giọt Mưa - NGỌC LAN


    TẤM THẺ BÀI. Thanh Thúy


    Kỷ vật cho em (nhạc Phạm Duy, thơ Linh Phương) - Ngọc Lan


    T́nh thư của lính - Thế Sơn


    "Cho Một Người Nằm Xuống" Khánh Ly tŕnh bày, Nhạc Trịnh C. Sơn


    Người lính già xa quê hương
    https://www.youtube.com/watch?v=CIVW7OrSWdM

    CHẾ LINH - Đêm Nguyện Cầu
    https://www.youtube.com/watch?v=mLQf3DHftj0

  6. #486
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ngôn ngữ Sài G̣n xưa (2/2)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...h-trang-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    Lính tráng (2)

    Trong lănh vực văn chương, Sài G̣n xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh. Đời Phi Công xuất bản lần đầu năm 1960 và được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cùng năm. Trong một phỏng vấn ở hải ngoại sau này, tác giả Toàn Phong cho biết ông bắt đầu viết Đời Phi Công vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ vào ngày thứ Hai trên nhật báo Tự Do.

    Đời Phi Công là một cuốn truyện dưới dạng những bức thư của một phi công viết cho người yêu là sinh viên tên Phượng để kể cho nàng nghe cuộc đời của những người hàng ngày “lướt gió tung mây”, đêm th́ dơi theo “ánh tinh cầu”. Những bức thư ghi lại kỷ niệm vui buồn trong những phi vụ, kể lại một cuộc sống vừa lăng mạn vừa sôi nổi của một phi công thời chiến.

    Đời Phi Công ra đời làm nức ḷng các thanh niên thiếu nữ. Thanh niên th́ nuôi giấc mộng hải hồ, thiếu nữ th́ mơ có người yêu là một chàng phi công hào hoa “đi mây về gió”. Tác phẩm này đă là đề tài của nhiều buổi thuyết tŕnh và có những đoạn được trích dẫn trong chương tŕnh “kim văn” trung học đệ nhất cấp.

    Trong một bức thư gửi cho Phượng khi bước chân sang Pháp học lái máy bay, Toàn Phong viết: “Em cũng như tất cả những người thân-t́nh, cũng như tất cả những người dân Việt, chắc hẳn phải đồng ư rằng nước nhà cần có đủ mọi ngành quân-lực. Đường đời muôn vạn nẻo anh đă chọn lấy một hướng, dù gian-nan muôn trùng anh cũng sẽ mỉm cười dấn bước”.

    Ngôn ngữ trong Đời phi công là một thứ ngôn ngữ gợi h́nh. Tác giả gọi những bức thư là “gịng lá thắm”, ánh mắt của cô Phượng “trông như ánh pha-lê”, hành tŕnh của người con trai thời chiến như “một chiếc lá vàng đă trót được thả trên gịng đời” c̣n phi công được thi vị hóa như những “tráng-sĩ” hay “hiệp-sĩ không-trung”…

    Nếu để ư, ta sẽ thấy những từ Hán-Việt đều được Toàn Phong viết có gạch nối. Đó là phong cách viết cầu kỳ của người Sài G̣n xưa. Tham khảo thêm về Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh tại
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...guoi-than.html
    (Đà Lạt sương mù: Hồi ức về một người thân).


    Phi công VNCH sau phi vụ “Bắc Phạt” năm 1965

    Nhà văn quân đội thứ hai mà tôi muốn đề cập đến là Thế Uyên. Tôi biết Thế Uyên khi c̣n học tại Ban Mê Thuột. Khi đó ông lưu lạc đến cao nguyên đất đỏ trong vai tṛ một giáo sư dạy môn Công dân Giáo dục và Triết trước khi bị động viên vào khoá 14 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, cùng một lượt với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.

    Thầy tṛ chỉ hơn nhau có 11 tuổi nhưng, đối với tôi, thầy Dũng mang dáng dấp của một người từng trải với điếu thuốc lúc nào cũng gắn trên môi. Thế Uyên, bút hiệu của thầy Nguyễn Kim Dũng, sinh năm 1935 tại Hà Nội trong một gia đ́nh có truyền thống văn học. Mẹ ông là em ruột nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, bà cũng là chị nhà văn Thạch Lam.

    Sau 1975, cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan của miền Nam, ông bị đi tù cải tạo một thời gian, trước khi đến định cư tại Mỹ. Cách đây vài năm ông bị “stroke” tê bại một nửa người, phải ngồi trên xe lăn để di chuyển trong nhà. Tuy nhiên, bằng một nghị lực phi thường, ông đă tập viết lại bằng tay trái, và đă viết bài cho các tạp chí văn học hải ngoại.


    Đoạn đường chiến binh – Thế Uyên
    Thế Uyên là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng xoay quanh người lính trong chiến tranh Việt Nam như Mười ngày phép của một người lính, Tiền đồn, Đoạn đường chiến binh... Trong một cuộc phỏng vấn Thế Uyên cho biết:

    “Nếu nghề dạy học đă làm tôi hút thuốc lá từ lúc trẻ cho tới khi bị stroke, th́ nghề làm lính làm tôi thích bia rượu và thay đổi hẳn quan niệm và cách viết văn. Tôi từ bỏ (hay bị từ bỏ, v́ hoàn cảnh sống có tác động mạnh đến bút pháp) lối viết và đề tài cũ, giă từ những mối t́nh trai gái lăng mạn trong thành phố an b́nh, chuyển sang chiến tranh và các hệ luỵ của nó. Với tôi, quân đội và chiến tranh, như một vết cắt, thành trước và sau, before and after, trước sex vẫn hiện diện, nhẹ nhàng thôi, bây giờ sex nặng nề, tràn đầy… Như trong Tiền Đồn, Mười Ngày Phép Của Một Người Lính, Nỗi Chết Không Rời...


    Thủ bút và chân dung Thế Uyên (tranh của Tạ Tỵ)

    Trong tác phẩm Tiền đồn, Chị Ba, người nông dân tượng trưng cho người dân Việt Nam - ở cả miền Nam lẫn miền Bắc - đă phải, được và bị làm t́nh với cả ba phe lâm chiến hồi đó: lính miền Bắc, lính miền Nam và lính Mỹ. Đó là một đề tài sex rất mới lạ trong mảng chiến tranh mà Thế Uyên đă đưa vào tiểu thuyết. Có người bảo giữa t́nh dục và chiến tranh hoàn toàn không có ǵ liên quan đến nhau nhưng Thế Uyên lại nghĩ khác:

    “…Nhà văn Vơ Phiến (một người không đi lính và không ở tiền tuyến với súng đạn chông ḿn) không đồng ư với phân tích đó, cho rằng chiến tranh vẫn có đó, cho nhiều người, nhưng không liên quan ǵ đến tăng hay giảm sex trong văn chương... Tôi tôn trọng ư kiến nhưng không đồng ư với bậc đại trưởng lăo này. Để tránh tranh căi, tôi xin nói lại thế này: Riêng đối với cá nhân tôi, đang khi và sau khi rời mặt trận, tôi cảm thấy phải sử dụng tới sex, tới làm t́nh, nghĩa là sự sống, tạo sự sống, mới diễn tả được chiến tranh, sự chết, huỷ diệt. Tôi cảm thấy thế th́ phải viết như thế, thật tự nhiên, không g̣ ép…

    Ở Tiền đồn c̣n có những chi tiết nhỏ nhoi mà những tác giả chưa từng sống trong tâm trạng của người lính trực tiếp cầm súng không thể nào có được:

    “Mới chỉ thiếu đi một khoảnh khắc ánh trăng ... ḿnh mệt rồi, chàng th́ thào, phải kiếm đôi giày khác, đưa đôi này đi làm fermeture. Một thằng bạn nào đă nói: Phải đi giày có fermeture mới đỡ căng thẳng thần kinh... Hắn có lư đấy, chàng sợ nhất ban đêm bị đánh bất ngờ, xỏ giày không kịp, cứ chân không tác chiến và chạy băng bờ bụi…”

    Trong giai đoạn “chiến tranh du kích”, người Sài G̣n dùng cụm từ “đắp mô” để chỉ những hoạt động của du kích MTGPMN tối tối thường ra các trục lộ giao thông phá hoại đường xá. Trong Tiền Đồn, chuyện “đắp mô” của “những người anh em phía bên kia” lại được Thế Uyên diễn tả bằng “ngôn ngữ của lính”:

    “Hai tiếng nổ lớn kế tiếp vang dội. Những viên đất nhỏ rơi lả tả trên đầu, quần áo. Vũ quay đầu lại la lớn về phía toán đang dùng TNT phá ụ: "C̣n mấy cái mả Hồ Chí Minh nữa mới xong?". Một tiếng la trả lời: "Ba mả nữa!".


    Người lính tiền đồn và gia đ́nh

    Dĩ nhiên trong lănh vực báo chí Sài G̣n xưa tràn ngập những tin tức liên quan đến lính, từ các mục Tin Chiến Sự, Tin Chiến Trường đến các mục Hậu phương & Tiền Tuyến, Ủy lạo binh sĩ, v.v… Riêng quân đội cũng có cơ quan báo chí trực thuộc Pḥng 5 Bộ tổng tham mưu với tờ Phụng Sự, ấn phẩm ra hàng tháng trong suốt thời gian từ 1953 đến 1960. Phụng Sự là tạp chí nghị luận, biên khảo và văn nghệ với sự góp mặt của Toàn Phong (tác giả Đời Phi Công đă đề cập đến ở phần trên), Hoàng Ngọc Liên, Hà Liên Tử, Nguyễn Mạnh Côn, Uyên Thao, Phan Lạc Tuyên…

    Báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa (1959-1974) là cơ quan hợp nhất hai tờ Phụng Sự và Quân Đội và tạp chí Chỉ Đạo xuất hiện từ tháng 10/1956 thuộc Ủy ban Chỉ đạo chiến dịch Tố Cộng. Ngoài những nhà văn vừa kể, những tờ báo lính c̣n xuất hiện bài vở của các cây bút tiếng tăm trong và ngoài quân đội như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Thiệu Lâu, Toan Ánh, Doăn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, B́nh Nguyên Lộc, Trần Phong Giao, Dương Kiền, Duyên Anh, Hà Huyền Chi…

    Nguyệt san Quân Đội của Nha Chiến tranh Tâm lư xuất hiện từ đầu năm 1957 đến 1960, do Trung-úy Tô Kiều Ngân làm chủ bút (hẳn bạn đọc c̣n nhớ tiếng sáo của Tô Kiều Ngân trong chương tŕnh Tao Đàn trên đài phát thanh Sài G̣n). Tiếp đến là những tờ Tiền Phong, Lư Tưởng, Mũ Đỏ, Lướt Sóng, Tinh Thần, Khởi Hành, và các nhật báo Tiếng Dân, Dân Việt, Tiền Tuyến…

    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă xác định trong một bài diễn văn tại trường Sĩ quan Vơ bị Đà Lạt năm 1960:
    “Cuộc chiến tranh ta phải đương đầu không phải là một thứ chiến tranh quân cụ, một thứ chiến tranh bấm nút, hay một thứ chiến tranh chỉ liên hệ đến một số quân nhân mà thôi đâu. Thứ chiến tranh mà ta phải đối địch là thứ chiến tranh cách mạng, một thứ chiến tranh lư tưởng liên hệ trực tiếp đến toàn dân, và trong đó yếu tố tinh thần, yếu tố tin tưởng vào chế độ của ḿnh là yếu tố quyết định”.

    Ngày Quân lực VNCH được chính thức chọn vào ngày 19/6/1965 trong thời Đệ nhị Cộng ḥa (dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Ủy ban Lănh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, và Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ) sau khi nền Đệ nhất Cộng ḥa của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ. Từ năm 1965 cho đến 1974 đều có các cuộc diễn binh trọng thể để kỷ niệm Ngày Quân Lực tại Sài G̣n. (Một sự t́nh cờ ngẫu nhiên 19/6 lại trùng với ngày sinh của tác giả bài viết này (19/6/1946)!


    Diễn binh mừng Ngày Quân Lực 19/6

    Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại c̣n có khẩu hiệu riêng, chẳng hạn như Không quân là “Tổ quốc, Không gian”, “Bảo quốc, Trấn không” hoặc Cảnh sát th́ có “Cảnh sát Quốc gia, Phục vụ Đồng bào”… Các đơn vị quân đội VNCH ngoài tên gọi c̣n có những “biệt danh” nghe rất kêu nhưng cũng rất ngổ ngáo. Thủy quân lục chiến có Quái Điểu (tiểu đoàn 1), Trâu Điên (tiểu đoàn 2), Sói Biển (tiểu đoàn 3), Ḱnh Ngư (tiểu đoàn 4), Hắc Long (tiểu đoàn 5), Thần Ưng (tiểu đoàn 6), Hùm Xám (tiểu đoàn 7), Ó Biển (tiểu đoàn 8), Mănh Hổ (tiểu đoàn 9). Biệt động quân có biệt hiệu “Cọp ba đầu rằn”, Không quân có các phi đoàn Thần Phong, Thần Tượng, Song Chùy, Phi Hổ, Hổ Cáp, Thiên Lôi, Hỏa Long, Phượng Hoàng…

    Quân lực VNCH có một số cơ sở đào tạo và huấn luyện. Đứng đầu là Trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt, đào tạo những thanh niên t́nh nguyện trở thành sĩ quan hiện dịch ra trường với cấp bậc Thiếu úy. Khi mới thành lập năm 1948, thời gian huấn luyện tại trường chỉ kéo dài 9 tháng. Năm 1957 tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 là 2 năm.

    Đến giữa thập niên 1960, khóa học của Trường Vơ bị Đà Lạt là chương tŕnh 3 năm, từ năm 1966 trở đi lại tăng lên 4 năm. Học tŕnh lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên măn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học v́ coi như hoàn tất bằng tú tài toàn phần (gồn Phần I, lớp Đệ nhị và Phần II, lớp Đệ nhất). Đến năm 1966, sinh viên tốt nghiệp Trường Vơ Bị có văn bằng tương đương với bằng cử nhân khoa học. Hai năm đầu sinh viên mang cấp bậc trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm th́ tốt nghiệp với cấp thiếu úy.

    Khóa học bao gồm những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến, kết hợp lư thuyết với thực hành. Theo truyền thống, để được gắn Alpha, sinh viên sĩ quan sau những tuần huấn nhục phải leo lên ngọn Lang Biang để nhận phù hiệu trên đỉnh ngọn núi cao nhất Đà Lạt.

    Trường Vơ bị Quốc gia lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu mực. Hai năm đầu chương tŕnh học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi th́ tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.


    Trường Vơ bị Quốc gia

    Năm 1965, quân lực VNCH tiếp nhận khái niệm và cơ cấu Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) khi đó được áp dụng trong Quân đội Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Tổng cục CTCT được tổ chức thành 5 cục bao gồm Cục chính huấn, Cục tâm lư chiến, Cục xă hội, Cục an ninh quân đội, Cục quân tiếp vụ và một trường Đại học Chiến Tranh Chính Trị cũng đặt tại Đà Lạt. Tại đây, sinh viên phải qua một chương tŕnh huấn luyện 2 năm để trở thành Thiếu úy hiện dịch.

    Chương tŕnh học nhấn mạnh về khoa học xă hội và chính trị. Sinh viên phải học quân sự hàng năm tại Trường Vơ bị Quốc gia để có thể chỉ huy một trung đội bộ binh với đầy đủ kiến thức về chiến thuật, chiến lược. Bên cạnh đó là việc học những kiến thức chuyên môn tại trường để trở thành sĩ quan chiến tranh chính trị.


    Sinh viên Sĩ quan Vơ bị

    Trường Bộ binh Thủ Đức là nơi tập họp các thanh niên có bằng Tú tài Phần I trở lên (lớp Đệ nhị) bị động viên vào quân ngũ để được đào tạo trở thành sĩ quan trừ bị và ra trường với cấp bậc Chuẩn úy. Trong suốt thời gian hoạt động 1953-1975, trường Thủ Đức đă đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt là những hạ sĩ quan được đặc cách đi học lớp sĩ quan. “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” và “Cư An Tư Nguy” (Muốn sống ḥa b́nh phải nghĩ đến chiến tranh) là những châm ngôn của Trường.

    Trường Bộ binh Thủ Đức là nơi tôi đă từng trải qua với vô vàn kỷ niệm, vui cũng như buồn rất khó quên. Ḅ hỏa lực, đoạn đường chiến binh, leo dây tử thần, hít đất, thụt dầu, phạt dă chiến là những món “ăn chơi” không thể thiếu trong thời gian “huấn nhục” của người chiến binh. Vui nhất phải kể đến những lần về phép cuối tuần tại Sài G̣n nếu không có lệnh “cấm trại 100%”.

    Người ta thường gọi sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi là “lính con cá” v́ trên cầu vai không có lon mà chỉ có chữ Alpha tựa như h́nh con cá! Phải đợi đến khi tốt nghiệp ra trường mới được đeo lon Chuẩn úy (Omega). Trường Bộ binh Thủ Đức có “khu bưu chính” (KBC) mang số hiệu 4100, con số 4100 (bốn ngàn một trăm) được sinh viên chúng tôi đọc trại thành “bốn người một mâm”… chả là v́ mỗi khi lên “nhà bàn” ăn cơm th́ cứ bốn người ngồi chung một carrée!


    Một sinh viên sĩ quan Thủ Đức
    Tại Sài G̣n c̣n có Trung tâm Huấn luyện Quang Trung chuyên đào tạo binh sĩ cho các đơn vị tác chiến khắp “bốn vùng chiến thuật”. Tôi cũng đă từng nếm mùi quân trường Quang Trung trước khi được chuyển sang Thủ Đức ở giai đoạn 2.

    Quang Trung có món “chà láng”: những lúc rảnh rỗi tất cả phải ra giao thông hào, dùng càmen bằng inox để chà đất cho thật láng! Một việc làm “vô bổ” nhưng lại có tác dụng khiến cho những thanh niên mới khoác áo lính phải bận rộn, không c̣n th́ giờ rảnh rỗi để nhớ nhà, nhớ cuộc đời dân sự.


    Tác giả thực tập "ḅ hỏa lực" tại TTHL Quang Trung

    Trường Huấn luyện Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan (tốt nghiệp với cấp bậc Trung sĩ, thường được gọi là Trường Đồng Đế) tất cả đều ở Nha Trang, “miền quê hương cát trắng”. Trường Thiếu sinh quân đặt tại Vũng Tàu, ưu tiên cho các con em tử sĩ. C̣n một số trung tâm huấn luyện chuyên môn cho các quân binh chủng như Pháo binh, Công binh, Quân cụ, Quân khuyển, Quân y, Truyền tin… đặt tại các địa phương trên cả nước.

    Sẽ là điều bất công nếu không nói về Đoàn Nữ Quân Nhân, “những bông hồng trong bộ đồ lính” hay nói một cách thi vị hơn: “Hoa lạc giữa rừng gươm”. Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân đầu tiên là Đại tá Trần Cẩm Hương, ái nữ của kỹ sư Trần Văn Mẹo – Tổng trưởng Công chánh thời Đệ Nhất Cộng Ḥa.

    Nữ quân nhân hiện diện tại các đơn vị quân đội với quân phục tác chiến ở tiền phương hoặc với đồng phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu. Họ có mặt trong mọi binh chủng và ngành chuyên môn trong quân lực và vào thời điểm “leo thang chiến tranh”, quân số của Đoàn Nữ Quân Nhân lên tới xấp xỉ 10.000 người.

    Trường Nữ Quân Nhân nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại (ngày nay là Lư Thường Kiệt), giữa Trường đua Phú Thọ và Chợ Tân B́nh. Trường được thành lập từ giữa thập niên 1960 và đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hồ Thị Vẽ, từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng, 30/4/1975.

    Một nữ quân nhân xuất thân từ Trường Nữ Quân Nhân chưa có đủ chuyên môn để phục vụ các đơn vị, nên thường phải trải qua một thời gian huấn luyện nữa, như ngành quân y, học tiếp ở Trường Quân Y để trở thành một y tá lành nghề. Tùy theo tŕnh độ văn hóa, người nữ quân nhân có thể phục vụ trong quân đội như “lính trơn”, hạ sĩ quan hay sĩ quan.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Đoàn Nữ Quân Nhân diễu hành trong Ngày Quân Lực

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Những con số vừa nêu rơ ràng là nói lên sức mạnh hùng hậu của quân lực VNCH. Chỉ tiếc một điều, sức mạnh đó sẽ không là ǵ một khi đồng minh “đem con bỏ chợ” và hậu quả là ngày 30/4/1975.


    Dưới đây là huy hiệu của các đơn vị quân lực VNCH do Đỗ Văn Phúc vẽ lại (click vào h́nh để phóng to):
    https://i.postimg.cc/2jnJJbrj/61-10-...o-n-B-Binh.jpg
    Huy hiệu 4 Quân đoàn và các Sư đoàn Bộ binh
    https://i.postimg.cc/QxsPr8dQ/61-11-Qu-n-binh-ch-ng.jpg
    Huy hiệu các quân binh chủng
    https://i.postimg.cc/TY9sdzKZ/61-12-...-T-ng-tr-b.jpg
    Huy hiệu các lực lượng tổng trừ bị
    https://i.postimg.cc/rwZYW5Cj/61-13-Qu-n-tr-ng.jpg
    Huy hiệu các quân trường


    Bài quá dài, phải cắt bớt

  7. #487
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thấy vậy… nhưng không phải vậy! (1/2)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...hai-vay-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...i-vay-1-2.html

    Thấy vậy… nhưng không phải vậy!

    Nghệ thuật, ngoài những hệ lụy vốn có của nó, đôi khi tạo ảo giác cho người thưởng ngoạn. Cụ thể hơn, hội họa cũng mang đến cho người xem tranh những h́nh ảnh cứ tưởng như trừu tượng nhưng lại lộ rơ trên tác phẩm. Đó là hiện tượng “Seeing Double”, hay nói khác đi, “thấy vậy… nhưng không phải vậy!”.

    Có những họa sĩ thường dựa vào bức tranh “thực” để gợi ư cho người thưởng ngoạn những ư nghĩ “ảo” nằm ngoài khuôn khổ của bức tranh. Đó là phạm vi trừu tượng của nghệ thuật mà người ta thường gọi bằng cái tên “siêu hiện thực” (surrealism).

    Ở một trường hợp khác, đặc biệt hơn, họa sĩ phơi bầy hết những ǵ ḿnh suy nghĩ lên tranh nhưng lại đ̣i hỏi thị giác của người xem có nhận ra, qua nét vẽ, những ấn tượng ḿnh muốn diễn đạt. Đó là một trong những trường hợp hiếm hoi của họa sĩ người Ukraine, Oleg Shuplyak.

    Oleg c̣n tương đối trẻ. Anh sinh năm 1967 tại Ternopil, Ukraine, là một họa sĩ chuyên vẽ tranh chân dung theo trường phái “siêu thực”. Tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Bách khoa Lviv năm 1991, anh đă nhanh chóng trở thành hội viên Hội Nghệ thuật Ukraine với những tác phẩm độc đáo.




    Oleg Shuplyak

    Oleg Shuplyak vẽ những bức tranh trong đó bao gồm những “Hidden Images” (Những h́nh ảnh ẩn dấu). Để thấy được những h́nh ảnh đó, người xem cần một khoảng thời gian để chiêm ngưỡng từ nhiều góc cạnh, từ xa đến gần, từ phóng đại đến thu nhỏ và… cuối cùng “tự sướng” với những khám phá của ḿnh!

    Anh đă có những bức chân dung tự họa để giới thiệu về cách sáng tác của ḿnh. Đầu tiên là Oleg với ư tưởng của một người họa sĩ tự vẽ chân dung của ḿnh. Một sự kết hợp giữa thực và ảo qua những nét vẽ dưới đây:



    Chân dung tự họa 1

    Trong bức chân dung tự họa 2, người xem thấy trước mắt họa sĩ Oleg đang sáng tác. Anh vẽ một căn nhà nơi vùng quê trong tư thế quỳ trên một tảng đá. Nhưng không phải chỉ có vậy. Người ta c̣n nhận ra khuôn mặt của người họa sĩ, đôi mắt chính là một căn nhà có thực và một căn nhà trên giá vẽ. Người họa sĩ đang quỳ lại là cái mũi của bức chân dung lớn và tảng đá anh quỳ lại là đôi môi và chiếc cằm của của chính Oleg!


    Chân dung tự họa 2

    Ở chân dung tự họa 3 là h́nh ảnh thơ mộng của một đôi trai gái ngồi thổi sáo bên ḍng sông. Đó chỉ là cảm nhận đầu tiên khi nh́n tranh trong khi ư chính của họa sĩ là phác họa chân dung của ḿnh. Hóa ra cô gái lại là cái mũi, tảng đá cô ngồi chính là cặp môi và con mắt mầu đen lại là h́nh ảnh của bức chân dung.

    Bố cục hai cây bạch dương bên phải và một cây cổ thụ bên trái mang h́nh một mặt người tạo nên khuôn mặt Oleg. Nh́n kỹ thêm, gốc cây bên trái mang h́nh dáng sần sùi của một khuôn mặt, h́nh như của ông bố nào đó, trông rất dữ dằn và có vẻ đe dọa đôi trai gái.


    Chân dung tự họa 3

    Lich sử nước Nga thời Nga Hoàng có Đại nguyên soái Aleksandr Vasilyevich Suvorov (1729-1800) là vị tướng vĩ đại với danh hiệu “Bách chiến, Bách thắng”. Chân dung của ông được Olog ghép một cách khéo léo bởi nhiều mảng tranh chiến mă xông pha giữa lằn tên mũi đạn, tạo nên h́nh ảnh hào hùng của vị nguyên soái cuối cùng trong lịch sử thời Nga hoàng.


    Đại nguyên soái Aleksandr Vasilyevich Suvorov

    Cũng từ lịch sử nước Nga, Ivan IV Vasilyevich (1530-1584), với danh hiệu Ivan Grozny (Ivan Bạo chúa – Ivan the Terrible), đă mở đầu Kỷ nguyên Sa Hoàng năm 1547. Chân dung của “Bạo chúa” được Oleg thể hiện qua một hành động tàn bạo không hổ thẹn của một ông vua đầy bạo lực nhưng lại có công biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.


    Ivan “Bạo chúa”

    Sở trường của Oleg là những bức chân dung các nhân vật nổi tiếng thế giới. Chúng ta sẽ lần lượt ngắm những khuôn mặt này. Trước nhất là Isaac Newton (1642-1727), nhà vật lư, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh.

    Cuộc đời của Newton gắn bó với trái táo khi ông khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Hai con mắt của Newton là hai trái táo giữa các nhánh cây ẩn hiện sống mũi và một cậu bé ngồi đọc sách giữa hai cây táo… Oleg đă vẽ chân dung Newton theo cách riêng của ḿnh.


    Isaac Newton và những trái táo

    Charles Robert Darwin (1809-1882) là người đă phát hiện và chứng minh rằng vạn vật đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung. Chân dung Darwin được Oleg kết hợp một cách tự nhiên qua việc dùng khung cửa h́nh ṿng cung làm vầng trán, con mắt là một ngôi nhà và bộ râu bạc là h́nh ảnh một thiếu nữ ngồi đọc sách.


    Charles Darwin

    Để vẽ chân dung “ông tổ” của ngành phân tâm học, Sigmund Freud (1856-1939), Oleg dùng h́nh ảnh của một đôi nam nữ. Thế ngồi khỏa thân của cô gái chính là cái mũi của Freud, bộ râu của ông là tảng đá, con mắt lại là h́nh ảnh của người ngồi trên thuyền và tai của Freud lại là chú thiên nga trên bờ sông.

    Những h́nh ảnh đó nhiều người nh́n thoáng qua khen là một bức tranh lăng mạn nhưng nh́n kỹ lại là một bức chân dung đạo mạo của bác sĩ thần kinh và tâm lư người Áo đă từng đặt nền tảng cho một ngành phân tích sinh lư của con người.


    Chân dung Sigmund Freud

    Cuộc đối đầu giữa hai nhân vật lịch sử Adolf Hitler (1889-1945) và Joseph Stalin (1878-1953) đă được Oleg thể hiện trong một bức tranh mô tả cuộc đụng độ giữa quân đội Đức và Nga trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến.

    Người xem tranh thấy hiện lên trước mắt cảnh chiến tranh với quân lính, súng đạn, xe tăng, máy bay… Nhưng ẩn chứa trong h́nh ảnh đó là chân dung của Hitler và Stalin, hai thủ lănh đối đầu với nhau từ hai góc của bức tranh.


    Hitler Vs Stalin

    “Uncle Sam” là nhân vật huyền thoại mổi tiếng, tượng trưng cho nước Mỹ. “Chú Sam” xuất hiện trên tranh vẽ thời nội chiến Nam-Bắc từ năm 1813. Đă có rất nhiều phiên bản về “Chú Sam” nhưng có lẽ tranh của Oleg về “Uncle Sam” mang một sắc thái mới lạ.

    Nước Mỹ, qua cách nh́n của Oleg, ngoài biểu tượng con ó c̣n có tượng Nữ thần Tự do, có thỏi vàng và đồng đô la, có người phụ nữ khỏa thân và có cả Georges Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc.

    https://i.postimg.cc/vBVHnwqF/260-11...g-Shuplyak.jpg
    “Uncle Sam”

    (C̣n tiếp)

  8. #488
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thấy vậy… nhưng không phải vậy! (2/2)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...hai-vay-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...i-vay-2-2.html

    Thấy vậy… nhưng không phải vậy!

    Hiện tượng họa sĩ “siêu thực” Oleg Shuplyak rơ ràng là một nét mới lạ trong hội họa thế giới ngày nay. Tranh của Oleg, ngoài kỹ thuật tân kỳ c̣n đ̣i hỏi một óc tưởng tượng phong phú của người vẽ. Về phía người thưởng ngoạn, những bức tranh gợi một cái nh́n riêng của mỗi người hay c̣n gọi là “optical illusion”, xin tạm dịch là “ảo giác”.

    Điều đặc biệt (và cũng là nét riêng của Oleg) người họa sĩ vẽ những h́nh ảnh rất đời thường để phác họa chân dung những nhân vật nổi tiếng thế giới. Người xem tranh bỗng cảm thấy thú vị khi tự ḿnh khám phá ra những ư nghĩa ẩn dấu qua nét vẽ để rồi tự nhủ với ḿnh… “Thấy vậy… nhưng không phải vậy”.

    ***

    Ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 16 có “Sấm Trạng Tŕnh” với 487 câu tiên đoán của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Đó là những lời tiên tri về các biến cố chính của dân tộc, kéo dài trong khoảng 500 năm, từ năm 1509 đến khoảng năm 2019.

    Sau Việt Nam, ở bên trời Âu cũng có nhà tiên tri người Pháp, Nostradamus (1503-1566). Năm 1555 ông xuất bản cuốn “Les Propheties” (Những lời tiên tri) dưới dạng những câu thơ tứ tuyệt, tiên đoán những sự việc xảy ra từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày tận thế, theo ông là vào năm 3797.

    Họa sĩ Oleg đă đưa Nostradamus vào hội họa qua một bức chân dung với những h́nh ảnh mang nặng màu sắc tôn giáo và chiêm tinh học. Người xem gần như bị lạc vào thế giới thần bí với h́nh ảnh vũ trụ đầy thiên hà và các vị thiên thần trong bầu trời bí hiểm.




    Chân dung Nostradamus


    Chân dung William Shakespeare (1564-1616), nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Anh, được Oleg nh́n qua h́nh ảnh một nữ diễn viên tóc vàng trên sân khấu kịch nghệ và mái tóc của Shakespeare chính là hai bức màn của sân khấu với những sợi dây kéo màn. Người xem tranh lại nhớ đến câu “All the world's a stage…” (Thế giới này là một sân khấu…) trong vở kịch “As You Like it” của ông.



    Chân dung William Shakespeare

    Chủ đề về âm nhạc cũng xuất hiện trong tranh của Oleg. Điển h́nh là gương mặt của John Lennon (1940-1980), nhạc sĩ đồng thời là ca sĩ người Anh đă sáng lập ban nhạc huyền thoại “The Beatles”, được coi là một hiện tượng độc đáo của thế kỷ 20.


    Trong bức chân dung Lennon, Oleg đă chọn bản nhạc “Imagine”, xuất hiện năm 1971, với những lời kêu gọi ḥa b́nh trên toàn thế giới bằng óc tưởng tượng không có địa ngục phía dưới mà chỉ có bầu trời trên cao đối với mọi người: “Imagine there's no heaven / It's easy if you try / No hell below us / Above us only sky / Imagine all the people / Living for today...”.


    Chân dung John Lennon

    Cây đàn của người nghệ sĩ cũng đă xuất hiện trong tác phẩm của Oleg. Bức tranh dưới đây là chân dung nh́n nghiêng của một nhạc sĩ, cái mũi của ông lại chính là cánh tay của người nghệ sĩ đang say mê kéo vĩ cầm. Chúng ta có h́nh ảnh của hai nhạc sĩ nhưng khuôn mặt của cả hai chỉ là một người!



    Nhạc sĩ vĩ cầm

    Lănh vực hội họa cũng được khai thác trong tranh Oleg qua những bức chân dung về các thiên tài họa sĩ của thế giới. Trước nhất là bức họa Mona Lisa, c̣n có tên La Joconde, được Leonardo da Vinci (1452-1519) vẽ bằng sơn dầu trong thời kỳ Phục hưng tại Ư vào thế kỷ thứ 16. Oleg vẽ lại Mona Lisa, người phụ nữ có khuôn mặt bí ẩn và đặc biệt, nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy bàn tay phải là một con chim bồ câu trên nền áo là những cây lúa mềm mại.



    Chân dung Mona Lisa theo cách nh́n của Oleg

    Họa sĩ người Ḥa Lan theo trường phái ấn tượng (impressionism), Vincent van Gogh (1853-1890), có một công tŕnh nghệ thuật với hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức phác thảo.

    Chân dung Van Gogh được vẽ theo đúng phong cách dùng những gam màu sáng của ông và Oleg đă dùng óc sáng tạo của ḿnh qua sự kết hợp của một Van Gogh thứ hai trên mũi, đôi mắt là hai căn nhà và cái tai chính là chiếc nón rộng vành của một cô gái.



    Chân dung Vincent van Gogh

    Phụ nữ cũng xuất hiện trong tranh của Oleg theo cách diễn tả riêng của người họa sĩ. Chỉ cần một b́nh hoa cúc trắng cũng đủ để giới thiệu chân dung một thiếu nữ xinh đẹp mà đôi mắt tạo thành bởi những chiếc lá và mũi của người đẹp lại chính là chiếc b́nh cắm hoa.



    Thiếu nữ và hoa cúc


    Ở một bức tranh khác, người thưởng ngoạn thấy rơ một phụ nữ với thân h́nh vệ nữ đang bay trên cây chổi nhưng nếu ngắm kỹ, đùi của nàng lại chính là chiếc mũi của bức chân dung một bóng người với cái đầu là quả địa cầu giữa những v́ sao.


    Vệ nữ và cây chổi

    Cuối cùng, Oleg khai thác mảng tranh thiên nhiên trong đó chỉ có lá và chim khiến người xem phải sửng sốt về những khám phá của chính ḿnh. Thoạt nh́n, chỉ thấy một chú chim trên cành nhưng nh́n lâu hơn lại thấy một chú nữa được tạo ra từ những chiếc lá xanh và vàng!



    Đôi chim


    Trong tranh dưới đây cũng là một chú chim xuất hiện rơ ràng phía bên dưới. Khi quan sát kỹ hơn, ta thấy ẩn trong đám lá vàng đang bay theo gió là một chú chim thứ hai trông c̣n đẹp hơn chú chim phía dưới.



    Lá và chim


    Hội họa đem đến cho con người cách thưởng ngoạn qua trực giác nhưng cũng có những họa sĩ như Oleg Shuplyak lại mở ra một trường phái mới thông qua ảo giác. Đó không phải là sự đánh lừa mà là sự khám phá của mỗi người đứng trước bức tranh.

    Thế cho nên nhiều người phải thốt lên: “Thấy vậy… nhưng không phải vậy!”

  9. #489
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bàn về… “Nghề Cai Trị” (1/4)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...cai-tri-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    “Nghề Cai Trị” (1)

    “Không ai dám hành nghề mà ḿnh chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ ḿnh có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị”

    Trên đây là nhận xét của Socrates [1] từ thời Hy Lạp cổ đại mà chúng tôi tạm dịch từ tiếng Anh: “No man undertakes a trade that he has not learned; yet everyone thinks himself sufficiently qualified for the hardest of all trades: that of Government”. Từ ngữ “Government” được dịch thành “Nghề Cai Trị” cho hợp với ngữ cảnh của câu nói.

    Đúng ra th́ “Government” có nghĩa chính xác là “Chính Phủ” trong tiếng Việt, có xuất xứ từ một thuật ngữ của Trung Quốc: 政府. Thuở xa xưa, vào thời Đường và Tống bên Tàu, từ ngữ này hàm ư các tể tướng điều hành và xử lư từ chuyện quốc sự đến dân sự. Sau này, từ ngữ “Chính Phủ” được dùng để chỉ cơ quan thi hành quyền lực quốc gia hay c̣n gọi là cơ quan hành chính quốc gia.

    Từ ngữ “Chính Phủ” trong ngôn ngữ của các nước phương Tây có xuất xứ từ gốc tiếng Hy Lạp “Κυβερνήτης” (kubernites) với nghĩa “người lái tàu” (steersman), người chủ quản (governor). Từ đó, tiếng Anh gọi là “Government”, tiếng Pháp “Gouvernement”, tiếng Đức “Regierung”…

    Phạm vi bài viết này chỉ bàn về những điểm nổi bật, bao gồm thành tựu cũng như thất bại của “nhà cai trị” trong các chính phủ Việt Nam kể từ ngày được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp cho đến ngày nay.


    Chính phủ đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam cận đại là Nội các Trần Trọng Kim [2] của Đế quốc Việt Nam, được thành lập ngày 17/4/1945. Nội các này được Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, phê chuẩn và ra mắt quốc dân ngày 19/4/1945 [3].

    Trong danh sách nội các, đứng đầu với chức vụ Thủ Tướng là ông Trần Trọng Kim, nhà sử học. Phó Tổng trưởng Nội các kiêm Bộ trưởng Ngoại giao là ông Trần Văn Chương, luật sư và cũng là thân phụ của bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đ́nh Nhu trong chính phủ Đệ nhất Cộng Ḥa, thời kỳ 1955-1963. Ông Chương sau này cũng có một thời gian làm Đại sứ VNCH tại Mỹ thời Đệ Nhất Cộng ḥa.


    Trần Trọng Kim (1882-1953)

    Đáng chú ư trong nội các Trần Trọng Kim c̣n có một số tên tuổi nổi bật, họ đảm nhận trách nhiệm của những “nhà cai trị” như ông Hoàng Xuân Hăn, Thạc sĩ Toán, giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ; ông Trịnh Đ́nh Thảo, luật sư, Bộ trưởng Tư pháp (ông Thảo sau này là Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); ông Kha Vạng Cân, kỹ sư, làm Đô trưởng Sài G̣n, sau này làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa…

    Điểm qua danh sách nội các Trần Trọng Kim ta thấy các thành viên đều là những trí thức khoa bảng, người chuyên môm về ngành nghề nào th́ giữ trọng trách đứng đầu cơ quan thuộc ngành nghề đó. Đáng tiếc một điều là thời gian tồn tại của nội các này quá ngắn, không đủ để các “nhà cai trị” thi thố tài “an bang, tế thế” trong bối cảnh một nước Việt Nam hăy c̣n son trẻ.

    Về h́nh thức, điểm nổi bật của chính phủ Đế quốc Việt Nam khác hẳn cái mà sau này chúng ta gọi là nội các của một thể chế chính trị theo Chủ nghĩa Toàn trị [3], trong đó điều tiên quyết để chọn các thành viên trong nội các phải là người thuộc đảng cầm quyền.


    Cờ quẻ Ly của chính phủ Đế quốc Việt Nam, 9/3/1945 – 22/8/1945

    Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại trong 5 tháng sau vụ mà một số nhà sử học gọi là “cướp chính quyền” của Việt Minh để thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vào tháng 8/1945. Khi đó, giữa t́nh h́nh quân Nhật đầu hàng Đồng minh, Mặt trận Việt Minh đă thu hút nhiều đảng phái và nhanh chóng cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim.

    Tại một số khu vực, khi mặt trận Việt Minh cướp chính quyền c̣n xảy ra xung đột với các các nhóm vũ trang của Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng dù các bên đều cùng theo đuổi mục tiêu buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền cho họ. Việt Minh gọi đây là cuộc “Cách mạng tháng Tám”, lấy 2/9/1945 là ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (VNDCCH) và họp phiên chính thức đầu tiên vào ngày hôm sau.

    Chính phủ do Việt Minh lập ra trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được Đại hội Quốc dân ngày 16 và 17/8/1945 tại Tân Trào thành lập. Danh sách chính phủ do ông Hồ Chí Minh [5] thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương làm Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.

    Những thành viên nội các thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương gồm các ông Chu Văn Tấn (Bộ trưởng Quốc pḥng), Vơ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Nội vụ, kiêm nhiệm Thứ trưởng Quốc pḥng), Trần Huy Liệu (Bộ trưởng Tuyên truyền), Phạm Ngọc Thạch (Bộ trưởng Y tế)…

    Những người thuộc đảng Dân Chủ là các ông Vũ Đ́nh Ḥe (Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục), Dương Đức Hiền (Bộ trưởng Thanh niên) và những người không đảng phái gồm các ông Nguyễn Mạnh Hà (Bộ trưởng Quốc dân Kinh tế), Đào Trọng Kim (Bộ trưởng Giao thông Công chính) và Nguyễn Văn Tố (Bộ trưởng Cứu tế Xă hội).

    Sau khi có sự thương lượng giữa Việt Minh với Việt Quốc và Việt Cách, chính phủ Cách mạng Lâm thời tồn tại đến hết năm 1945 và Chính phủ Liên hiệp Lâm thời chính thức được lập ra ngày 1/1/1946. Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố vấn Tối cao Chính phủ VNDCCH.

    https://i.postimg.cc/hvCg8Bcv/206-3-...n-Li-n-o-n.jpg
    Cờ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

    Chính phủ non trẻ của ông Hồ Chí Minh có một số điểm son đáng ghi nhận với chiến lược chống “3 thứ giặc”: giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Về “giặc dốt”, những “nhà cai trị” chủ trương xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp “B́nh dân Học vụ”. Tháng 9/1945 ông Hồ Chí Minh viết thư gửi học tṛ nhân ngày khai trường có đoạn viết:

    “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

    Để diệt "giặc đói", ngoài việc kêu gọi tăng gia sản xuất, ông đề nghị đồng bào “cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa” để đem số gạo tiết kiệm được cứu dân nghèo. Ngoài ra, trong năm 1945, chính phủ khuyến khích người dân đóng góp vào ngân sách quốc gia qua “Tuần Lễ Vàng” nhằm tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. Theo thống kê, “Tuần Lễ Vàng” đă quyên góp được tổng cộng 20 triệu đồng (tiền thời kỳ đó) và 370 kilôgam vàng.

    Để đối phó với giặc ngoại xâm, chính phủ của ông Hồ Chí Minh thi hành một chính sách đối ngoại mềm dẻo và nhẫn nhịn. Ông nói: “Chính sách của ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”.


    Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đ́nh

    Ngoài một số thành tựu nhất định như đă nói ở trên, Chính phủ VNDCCH trong suốt thời gian nắm quyền đă phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Trước tiên phải nói đến chính sách cải cách ruộng đất tại miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1953-1956 mà ông Hồ Chí Minh đă hết lời ca tụng:

    “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp t́nh, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".

    Trưởng ban chỉ đạo “cải cách ruộng đất” là Trường Chinh, khi đó giữ vai tṛ Tổng Bí Thư Đảng. Chương tŕnh cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính: (1) Huấn luyện cán bộ; (2) Chiến dịch giảm tô; (3) Chiến dịch cải cách ruộng đất; và (4) Chiến dịch sửa sai.

    Trên lư thuyết, những người theo chủ nghĩa cộng sản cho rằng phải cải cách ruộng đất để lập lại công bằng xă hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xă hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đă tuyên bố: "Cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc".

    Tại miền Bắc, luật cải cách ruộng đất dựa theo mô h́nh "Thổ địa Cải cách" của Trung Quốc trong thời gian 1946–1949 với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc. Nh́n chung, sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách trên nguyên tắc đă phân chia lại ruộng đất cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc áp đặt các biện pháp rập khuôn từ cải cách ruộng đất của Trung Quốc đă gây ra nhiều phương hại và tổn thất.

    Tổng cộng có 6 đợt cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh. Từ giữa năm 1955, ở một số nơi đă xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan đến độ mất kiểm soát. Cuối năm 1955, đấu tố địa chủ nhiều lúc chỉ đơn thuần vào một lời tố giác nào đó, trong khi những thành viên thuộc “ṭa án nhân dân” có toàn quyền xử tử h́nh hay phạt tù khổ sai đối với người bị tố giác.

    Đă xuất hiện t́nh trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người bị quy oan, bị xử lư sai chiếm tỷ lệ rất cao. Quyết liệt nhất là ở Thái B́nh, nơi có đến 294 xă được đưa vào cải cách.

    Trường hợp nổi bật là án tử h́nh bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước đó, trong “Tuần Lễ Vàng”, gia đ́nh bà Năm đă hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập.


    Trường hợp Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên Tư lệnh Mặt trận Hà Nội năm 1946 và là Chủ tịch Ủy ban Quân quản Hà Nội, bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội v́ có người đấu tố ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rơ ràng".

    Cuộc cải cách đi kèm với chiến dịch đấu tố đă gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn, tác hại đến sự đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng Lao Động Việt Nam.

    https://i.postimg.cc/kXzP7w50/206-5-...a-Vi-t-Nam.jpg
    Cờ VNDCCH

    Suốt 1 năm sau đó, chính phủ VNDCCH đă phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này. Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10/1956 đă xác nhận:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Theo dư luận quốc tế, số lượng người bị giết dao động khá lớn: (1) Tuần báo Time, ngày 1/7/1957, cho biết khoảng 15.000 người đă bị xử tử; (2) Theo Gareth Porter có từ 800 đến 2.500 người; (3) Theo Edwin E. Moise con số này vào khoảng 5.000; và (4) Theo giáo sư sử học James P. Harrison số người bị xử tử khoảng 1.500 cộng với 1.500 người bị cầm tù.


    Đấu tố (1955)

    Tục ngữ Việt Nam có một câu vừa khôi hài lại vừa thâm thúy: “Gậy ông đập lưng ông”. Đó là trường hợp bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14/9/1958 với nội dung nguyên văn như sau:

    “Thưa đồng chí Tổng lư

    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lư rơ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.

    Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lư lời chào trân trọng”.



    Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

    Trước đó, vào năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của VNDCCH c̣n đưa ra nhận định trước Đại biện Lâm thời của Trung Quốc rằng “Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đă thuộc về lănh thổ Trung Quốc”. Đây chính là “lá bài tẩy” mà Trung Quốc sử dụng trong cuộc “tranh chấp” về Biển Đông sau này khi họ nói:

    “Trong một tuyên bố chính thức vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc đă tuyên bố rơ ràng các đảo ở biển Nam Trung Hoa như là một phần của lănh thổ chủ quyền của Trung Quốc, và sau đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng bày tỏ sự thỏa thuận”

    Năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền kiểm soát của miền Nam cho nên cũng là một điều dễ hiểu khi những “nhà cai trị” miền Bắc công nhận đó là một phần lănh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc theo tinh thần… “quốc tế vô sản” giữa hai đồng minh trong khối Cộng Sản.

    Điều trớ trêu là VNDCCH, vào thời điểm 1958, đă không thể ngờ rằng họ thâu tóm miền Nam vào năm 1975. “Gậy ông đập lưng ông” là ở chuyện bất ngờ đó. Sai lầm của công hàm năm 1958 tác hại đến những “nhà cai trị” thế hệ kế tiếp, dù họ đă cố gắng “đi dây”, bám theo “16 chữ vàng và 4 tốt” của Đặng Tiểu B́nh để t́m sự an toàn.

    Làm chính trị cũng cần phải có sự tiên liệu bên cạnh những yếu tố khác cần có như bản lĩnh, cương quyết, thông minh, dũng cảm theo “vương đạo”… thậm chí kể cả những thủ đoạn giảo quyệt, những lời nói mỵ dân, đạo đức giả theo “bá đạo”...

    Xem ra, không phải bất cứ ai cũng có thể nhảy vào “nghề cai trị” như Socrates đă nói ở trên.



    Đặng Tiểu B́nh và Hồ Chí Minh thuở c̣n là… “bạn vàng”

    (C̣n tiếp)

    ***
    Phần thêm của tôi về HCM:
    1/ Độc Lập hay tay sai?
    (https://nuocnha.blogspot.com/2016/07...y-71-tuoi.html)
    2/ HCM là gián-điệp Hồ quang:
    (https://nuocnha.blogspot.com/2016/07...-chi-minh.html)


    Chú thích:

    [1] Socrates hay Sokrates (469-399 TCN) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại. Ông sinh ra tại thành phố Athens và đă sống vào một giai đoạn thường được gọi là thời hoàng kim của thành phố này.

    Socrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athens, ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn "bóng tối" và "ánh sáng" của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Socrates c̣n được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hăy tự biết lấy chính ḿnh” và “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết ǵ cả”.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Chân dung Socrates tại Bảo tàng Louvre (Pháp)

    (Theo Wikipedia)

    [2] Trần Trọng Kim (1882 – 1953) là một học giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam với bút hiệu Lệ Thần. Ông cũng là Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945) và là Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tác giả tác phẩm Việt Nam Sử Lược sinh tại làng Kiều Linh, xă Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân học và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và dân tộc - bảo hoàng. Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các của ông, nhận xét “Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị”.


    Trần Trọng Kim (1882-1953) và tác phẩm Việt Nam Sử Lược

    (Theo Wikipedia)

    [3] Về Đế quốc Việt Nam, tham khảo thêm các bài viết:

    · “Tên nước Việt Nam, một hành tŕnh lịch sử”
    (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...h-lich-su.html)

    · “Thời kỳ "Đế Quốc Việt Nam" nh́n qua tem thư”
    (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...a-tem-thu.html)

    [4] Chủ nghĩa Toàn trị là một thuật ngữ được sử dụng bởi những nhà khoa học chính trị, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chính trị so sánh, để mô tả một chính thể trong đó nhà nước áp đặt Chế độ chuyên chế (totalitarianism), hầu như qui định tất cả mọi hành vi cá nhân và công cộng trên mọi khía cạnh.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    (Theo Wikipedia)

    [4] Tham khảo “Bao Daï ou les derniers Jours de l'empire d'Annam” qua bản dịch “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” trên VNthuquan Thư viện Online (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn)

    [5] Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lănh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lănh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đ́nh; là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  10. #490
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bàn về… “Nghề Cai Trị” (2/4)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2014/...cai-tri-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/02...hinhhoiuc.html

    “Nghề Cai Trị” (2)
    (Tiếp theo)

    “Không ai dám hành nghề mà ḿnh chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ ḿnh có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị” (Socrates)

    Tại miền Nam, sân khấu chính trị sôi đọng hơn miền Bắc với nhiều “nhà cai trị” xuất thân từ nhiều thành phần xă hội. Từ vua chúa đến học giả, từ chính khách đến tướng lĩnh lần lượt thay nhau nắm quyền điều hành đất nước. Nh́n chung, cái được gọi là chính phủ bao gồm 3 giai đoạn: (1) Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955; (2) Đệ nhất Cộng ḥa từ 1955 đến 1963; và (3) Đệ nhị Cộng ḥa từ 1963 đến 1975.


    Cờ QGVN và VNCH

    Quốc gia Việt Nam (QGVN) được đặt dưới quyền điều hành của Quốc trưởng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, khởi đầu từ vua Gia Long. Tổng cộng có 13 vương triều và Bảo Đại là vị vua cuối cùng của thời đại phong kiến trước khi Việt Nam bước sang các thể chế chính trị khác nhau dẫn đến xung đột kéo dài trong hơn 30 năm của lịch sử cận đại.

    Bảo Đại [1] được đưa sang Pháp từ nhỏ, ông về nước tháng 9/1932, vào đúng dịp kỷ niệm ngày sinh thứ 20. Chân dung Bảo Đại hiện lên dưới ng̣i bút của sử gia người Pháp, Daniel Grandclément, trong tác phẩm “Bao Daï ou les derniers Jours de l'empire d'Annam” [2] với những nét như hào hoa, lịch lăm và “sành điệu”. Ông thích đi săn, phóng xe nhanh, lái máy bay giỏi, khiêu vũ điệu nghệ, đánh golf, chơi quần vợt thuộc loại “chuyên nghiệp” nhưng có điều ông chỉ... “không biết làm vua”.

    Từ đầu tới cuối cuốn sách đă dẫn, người đọc phải sốt ruột, ngạc nhiên và cay đắng khi thấy ông vua nước Nam cứ loanh quanh, thậm chí c̣n mưu mẹo, chỉ để thỏa măn những thú vui cá nhân, những nhu cầu vật chất như máy bay, xe hơi cho đến khẩu súng săn, cuốn album b́a da… Về phần ḿnh, Bảo Đại thú nhận trong hồi kư:

    “Người Pháp lúc nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho thân mật với dân nên trong hai mươi năm trời làm vua tôi ra Bắc một lần, vào Nam kỳ một lần, cũng là đi lướt qua, không thấy rơ ràng một điều ǵ. Xung quanh tôi, họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn biết ḿnh không thể làm chi có ích cho đất nước”.

    Tháng 9/1932 Bảo Đại chính thức làm vua, ông đă cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính... Bảo Đại đă cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đă bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nh́n “long nhan” nhà vua. Mỗi khi vào chầu, các quan Tây cũng như Ta không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua...


    Vua Bảo Đại

    Bảo Đại đă ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự ḿnh chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đ́nh Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các “nhà cai trị” già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Vơ Liêm, Vương Tứ Đại.

    Ông thành lập Viện Dân biểu để tŕnh bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp. Đồng thời cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ.

    Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11/3/1945, Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Ḥa ước Patenôtre kư với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.

    Trong tuyên bố của Bảo Đại, băi bỏ các hiệp ước bảo hộ với Pháp trước đây để “độc lập theo tuyên ngôn Đại Đông Á”, và ông cũng như Chính phủ Việt Nam “đặt hết ḷng tin vào sự trung thực của Nhật Bản”.



    Quân đội Nhật tiến vào Sài G̣n

    Ngày 24/4/1948, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và ông Trần Văn Hữu bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời. Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ do Tướng Xuân điều khiển “để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế”.

    Ngày 5/6/1948, Bảo Đại đă gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Tháng 1/1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

    Ngày 8/3/1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Hoàng đế Bảo Đại kư Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Ông cũng yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đă chấp nhận yêu cầu này.

    Ngày 24/4/1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20/6/1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán.

    Ngày 21/6, thỏa ước Elyseé được công bố. Cuối tháng 6/1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lư của QGVN. Ngày 1/7/1949, Chính phủ Lâm thời QGVN được thành lập, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, Trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng.


    Bảo Đại
    (thời kỳ 1952-1954)

    QGVN là một chính thể nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp. Về mặt h́nh thức, đây là một quốc gia quân chủ lập hiến, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại nhưng người Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính, thương mại và chính sách đối ngoại-quân sự.

    Tính ra có đến 6 “nhà cai trị” trong chức vụ Thủ tướng dưới thời QGVN là các ông Nguyễn Văn Xuân (1948-1949), Nguyễn Phan Long (1950), Trần Văn Hữu (1950-1952), Nguyễn Văn Tâm (1952-1953), Nguyễn Phúc Bửu Lộc (1954) và Ngô Đ́nh Diệm (1955). Sự thay đổi quá nhiều Thủ tướng khiến các chính phủ không có sự thống nhất về đường lối quản lư và thiếu tính bền vững trong các chính sách quốc gia.

    Tháng 9/1954, Tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại cho mời Thủ tướng sang Cannes (Pháp) gặp ông để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng ông Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài G̣n cách chức Thủ tướng của Ngô Đ́nh Diệm.

    Đến tháng 6/1954, trước khi kư kết Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, Pháp đă kư một hiệp ước "trao trả độc lập hoàn toàn" cho Quốc gia Việt Nam, thủ đô đặt tại Sài G̣n trong khi Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt.

    Thủ tướng Trần Văn Hữu đă ca tụng: “Nền độc lập của chúng tôi hiện nay thật tuyệt vời” nhưng các quan chức Pháp lại phàn nàn về Bảo Đại: “Ông ấy tập trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những ǵ có thể thay v́ t́m kiếm sự ủng hộ từ nhân dân... Lịch sử sẽ phán xét ông ấy v́ quá chú tâm vào chuyện này”.

    Tháng 3/1954, Thủ tướng kế vị, Nguyễn Phúc Bửu Lộc, mở cuộc điều đ́nh với Pháp về chủ quyền của Việt Nam, đ̣i hỏi Pháp phải kư hai Hiệp ước riêng: (1) Hiệp ước công nhận sự độc lập trọn vẹn của QGVN tách khỏi Liên Hiệp Pháp; và (2) Hiệp ước minh định quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.

    Trong khi đó, chiến trường ở Đông Dương ngày càng căng thẳng và việc Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ khiến t́nh h́nh thêm thúc bách. Cuối tháng 4/1954 Hội nghị Genève họp kéo dài cho đến ngày 21/7/1954 mới đi đến kư kết Hiệp định. Đây là hội nghị có 9 phái đoàn tham dự gồm Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết ḥa b́nh trên toàn cơi Đông Dương.


    Hội nghị Genève

    Theo Hiệp định Genève, lănh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Hiệp định cũng đặt ra thời gian 300 ngày để chính quyền và quân đội VNDCCH cùng Liên hiệp Pháp hoàn thành việc rút quân. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền và đó cũng là lư do hơn 1 triệu người miền Bắc đă di cư vào Nam trong năm 1954.


    Người dân miền Bắc tập trung tại Hà Nội đề chờ di cư vào Nam
    (Ảnh UP, chụp ngày 3/3/1954)

    Theo bản tuyên bố cuối cùng của Hiệp định, sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất. Những “nhà cai trị” QGVN đă minh định một lập trường kiên quyết trước những biến cố của Hiệp định Genève. Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện QGVN, tuyên bố sẽ không kư vào Hiệp định với lư do “gây chia cắt đất nước Việt Nam” và “đẩy QGVN vào thế nguy hiểm”. Đại diện phái đoàn QGVN ra một tuyên bố riêng:

    “Việc kư hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đă nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia c̣n đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức pḥng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đă tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn Quốc gia Việt Nam...

    Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kư kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

    Thủ tướng QGVN, khi đó là ông Ngô Đ́nh Diệm [2], cũng tuyên bố “… Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà b́nh và dân chủ” nhưng ông cũng tỏ vẻ “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Ông c̣n khẳng định mục tiêu của QGVN là “thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ”.

    Cuộc tổng tuyển cử dự trù vào tháng 7/1956 đă không thể diễn ra như theo Tuyên bố cuối cùng của hiệp định Genève và các “nhà cai trị” QGVN đă “khôn khéo” thoát ra khỏi sự ràng buộc bởi Hiệp định này v́ họ không kư.


    Cầu Hiền Lương chia cắt Việt Nam
    tại vĩ tuyến thứ 17, nh́n từ phía VNCH

    Ngày 13/12/1954, Mỹ và Pháp kư kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội QGVN đến tháng 1/1955. Tổng thống Hoa kỳ, Dwight Eisenhower, gửi công hàm cho Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm thông báo chính phủ QGVN sẽ nhận viện trợ trực tiếp từ chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp. Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp để quân đội QGVN có đủ sức chống lại VNDCCH tại miền Bắc.

    Ông Ngô Đ́nh Diệm vốn xuất thân từ giới quan trường thời nhà Nguyễn, thường được mô tả là một nhà chính trị, một “chí sĩ”, một tín đồ Công giáo ngoan đạo… Ông có một cuộc sống thanh liêm, không vợ con cho đến ngày ĺa đời.

    Theo Wikipedia, ông và một số người trong gia đ́nh đă từng bị Việt Minh bắt tại Tuy Ḥa khi Mặt trận Việt Minh lên nắm chính quyền. Khi bị giải ra Hà Nội, ông Hồ Chí Minh có gặp gỡ Ngô Đ́nh Diệm để mời tham gia chính phủ với chức vụ Thủ tướng:

    “Ngô Đ́nh Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ư lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này do đó Ngô Đ́nh Diệm không chấp nhận hợp tác với Hồ Chí Minh. Sau cuộc gặp với Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ân xá vào năm 1946”.

    Có thể nói, ông Ngô Đ́nh Diệm là “nhà cai trị” sáng giá nhất của miền Nam, đủ “tài”, “đức” và “sức” để đương đầu với ông Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Trong khi Hồ Chí Minh suốt một đời tranh đấu cho “lư tưởng Cộng sản” th́ Ngô Đ́nh Diệm lại là người “chống Cộng triệt để”. Một khi làm chính trị tức là đă sẵn sàng để dư luận phê phán về những đúng-sai trong thời gian cầm quyền, ông Ngô Đ́nh Diệm cũng không phải là ngoại lệ.

    Khi c̣n là Thủ tướng, ông Ngô Đ́nh Diệm đă có lúc trực tiếp đối đầu với Quốc trưởng Bảo Đại như vào tháng 3/1955 đă băi bỏ danh xưng “Hoàng triều Cương thổ”, vùng đất từ trước vốn là đất của nhà vua, để sát nhập và Cao nguyên Trung phần. Một quyết định làm bẽ mặt cả Quốc trưởng lẫn người Pháp. Khi mâu thuẫn giữa Quốc trưởng và Thủ tướng gia tăng, Bảo Đại gây sức ép buộc Ngô Đ́nh Diệm phải từ chức nhưng sự ủng hộ của người Mỹ giúp ông đứng vững trong vai tṛ Thủ tướng.

    Bài quá dài, phải cát bớt

    Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh cho Đại tá Dương Văn Minh mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nă B́nh Xuyên ở Rừng Sác. Quân B́nh Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt, thủ lĩnh Lê Văn Viễn lưu vong sang Campuchia rồi sang Pháp, chấm dứt hoạt động bạo loạn của B́nh Xuyên.


    Dẹp loạn B́nh Xuyên tại Sài G̣n năm 1955

    Thời gian trị v́ của vua Bảo Đại được coi như chấm dứt vào năm 1955 với việc “truất phế” Quốc trưởng của Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm thông qua cuộc trưng cầu dân ư. Về lư thuyết, cuộc trưng cầu dân ư nhằm xác định lănh đạo tương lai của QGVN. Trên thực tế, cuộc bỏ phiếu đă diễn ra với kết quả Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đắc cử, đạt hơn 98,2% phiếu bầu.

    Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát quốc tế, đă có “sự góp sức của việc gian lận bầu cử” thông qua sự ủng hộ của người Mỹ. Dù sao đi nữa, đây cũng là một bước ngoặt của lịch sử với sự h́nh thành thể chế Việt Nam Cộng ḥa cho đến tháng 4/1975.

    ***

    Chú thích:

    [1] Bảo Đại (1913–1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cũng là cuối cùng của triều Nguyễn. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua. Ông đồng thời cũng là Quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (tháng 3/1945) và Quốc gia Việt Nam (tháng 7/1949).

    Vua Bảo Đại, tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, c̣n có tên là Nguyễn Phúc Thiển, tục danh "mệ Vững", sinh ngày 22/10/1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu.

    Ngày 28/4/1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15/6/1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lăm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.

    Bài quá dài, phải cát bớt

    Vua Bảo Đại có 13 người con:

    1. Với Nam Phương Hoàng hậu
    · Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936-2007)
    · Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh năm 1937
    · Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh 1938
    · Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh 1942
    · Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh năm 1943

    2. Với bà Bùi Mộng Điệp
    · Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946
    · Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955), chết khi một tuổi.
    · Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957-1987), chết khi 30 tuổi tại Nhật.

    3. Với bà Jenny Woong
    · Nguyễn Phúc Phương Anh, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ.

    4. Với bà Phi Ánh
    · Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012) bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị. Tháng 4/1975 về Sài G̣n thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lănh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ.
    · Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dơi nhà Nguyễn.

    5. Với bà Vicky
    · Nguyễn Phúc Phương Từ, sinh 1955, hiện đang sống ở Pháp.


    Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu (1953)

    [2] “Bao Daï ou les derniers Jours de l'empire d'Annam” (*) gồm Lời đề tựa của Lucien Bodard và 34 Chương của tác giả Daniel Grandclément do nhà xuất bản JC Lattès (1997).

    Tham khảo bản dịch tiếng Việt “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” trên VNthuquan Thư viện Online: (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn)

    https://i.postimg.cc/7hCDNR6N/207-10.jpg
    Nguyên tác “Bao Daï ou les derniers Jours de l'empire d'Annam”

    [3] Ngô Đ́nh Diệm (1901-1963) là một chính trị gia, xuất thân từ tầng lớp quan lại nhà Nguyễn, Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng ḥa.

    Ngô Đ́nh Diệm sinh trưởng tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng B́nh trong một gia đ́nh quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đă cải đạo cho ḍng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (Joăo Batista).

    Bài quá dài, phải cát bớt


    Gia quyến Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (năm 1963)

    [3] “Loạn 12 sứ quân” là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.

    [4] Về B́nh Xuyên, tham khảo bài viết: “Huyền thoại giang hồ Sài G̣n”, tại:
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...o-sai-gon.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •