Page 21 of 94 FirstFirst ... 111718192021222324253171 ... LastLast
Results 201 to 210 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #201
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay 46 năm, Nick Út chụp được bức hình em bé Napalm

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 08 tháng 06, 1972
    • 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Nick Út chụp bức ảnh về một trẻ em chạy trên đường sau khi bị bỏng do bom napalm, bức ảnh sau đó đoạt giải Pulitzer.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_T..._Kim_Ph%C3%BAc
    https://en.wikipedia.org/wiki/Phan_Thi_Kim_Phuc
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Phan_T..._Kim_Ph%C3%BAc
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...p-uoc-buc.html

    Phan Thị Kim Phúc
    Phan Thị Kim Phúc, hay còn được gọi là Em bé Napalm, sinh năm 1963) là người Canada gốc Việt, nổi tiếng với bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8 tháng 6 năm 1972 tại Trảng Bàng bởi nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP, ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô đang di tản khỏi ngôi làng của mình.


    Em bé Napalm của nhiếp ảnh gia Nick Út


    Huỳnh Công Út, known professionally as Nick Ut (born March 29, 1951) is a Vietnamese American photographer for the Associated Press (AP) who works out of Los Angeles.

    Em bé Napalm
    Kim Phúc và gia đình sống trong làng Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngày 8 tháng 6 năm 1972, máy bay Nam Việt Nam Cộng Hòa dội bom xuống làng Trảng Bàng khi đang xảy ra giao tranh, do nhầm lẫn, máy bay ném trúng vào phía trước Thánh thất Cao Đài nơi gia đình Phúc trú ẩn trước đó để lánh nạn.


    Tòa Thánh Tây Ninh

    Bức ảnh được chụp khi Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại ngay Ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napalm. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo. Sau đó, cô bé bất tỉnh. Hai trong số các anh em họ của Phúc và hai dân làng bị thiệt mạng.

    Nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn Associated Press đã ghi lại khoảnh khắc này khi Kim Phúc trong tình trạng khỏa thân đang chạy giữa những người di tản gồm dân làng, binh sĩ, và các nhà báo nhiếp ảnh.

    https://s20.postimg.cc/5nsikqknh/Ass...o_2012_svg.png
    Associated Press (tiếng Anh của "Liên đoàn Báo chí", viết tắt AP), là một thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới.
    Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Kim Phúc thuật lại rằng trong bức ảnh cô đang kêu la, "Nóng quá, nóng quá".
    Ngay ngày hôm sau, tấm ảnh được đưa lên trang bìa của tờ New York Times.
    Về sau, tác giả của nó được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972.


    Giải Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất.

    Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.

    Nick Út đưa Kim Phúc và những đứa trẻ đang bị thương khác vào Bệnh viện Barksy ở Sài Gòn. Vết thương quá nặng nên người ta không tin là cô bé có thể sống sót. Tuy nhiên, sau 14 tháng điều trị tại bệnh viện và phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật, Kim Phúc được về nhà. Nick Út tiếp tục viếng thăm cô cho đến khi ông rời Sài Gòn năm 1975.

    Về sau, Kim Phúc kể lại những ngày tháng đau thương khi cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napalm, "Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình sẽ chết đi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một cô gái nhỏ đã giúp tôi vượt qua"

    Trong cuộn băng ghi âm cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Richard Nixon với chánh văn phòng của ông, H. R. Haldeman năm 1972, Nixon nghi ngờ tính xác thực của tấm ảnh, ông đăm chiêu nhìn vào tấm ảnh và nói:
    "Tôi tự hỏi, có phải tấm ảnh đã được chỉnh sửa"

    https://s20.postimg.cc/dizvplzm5/Richard_M_Nixon.jpg
    Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ


    Hình ảnh những sự việc xảy ra trước và sau khi bức hình nổi tiếng của Kim Phúc được chụp.

    Sau khi cuộn băng được phổ biến, Nick Út nhận xét, "Mặc dù nó là một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của thế kỷ hai mươi, Tổng thống Nixon đã một lần nghi ngờ tính xác thực của tấm ảnh khi ông nhìn thấy nó trên báo chí ra ngày 12 tháng 6 năm 1972….
    Đối với tôi, và rõ ràng là đối với nhiều người khác nữa, tấm ảnh không thể nào thực hơn. Tấm ảnh cũng xác thực như chính cuộc chiến Việt Nam vậy. Sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam được tôi ghi lại không cần phải chỉnh sửa. Cô gái bé nhỏ thảm thương ấy vẫn còn sống đến ngày hôm nay và vẫn là lời chứng hùng hồn cho tính xác thực của tấm ảnh. Kim Phúc và tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc ấy của ba mươi năm về trước. Nó đã thay đổi cuộc sống của cả hai chúng tôi."

    Một cuốn phim do hai nhà báo nhiếp ảnh Alan Downes của ITN và Le Phuc Dinh của NBC trình bày những diễn biến trước và sau thời điểm tấm ảnh được chụp. (xem hình bên phải). Trên góc trái là một người đàn ông (có thể là Nick Út) đang đứng chụp ảnh khi một máy bay đang dội bom.
    Một đám trẻ, trong đó có Kim Phúc, đang chạy trong kinh hãi, theo sau các em là binh lính của Sư đoàn 25 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
    Vài giây sau đó, cô bé gặp các phóng viên mặc quân phục dã chiến, trong đó có Christopher Wain, người cho cô nước (góc phải trên), và xối nước trên vết bỏng của cô bé.
    Khi cô bé quay ngang, có thể nhìn thấy các vết bỏng nặng ở tay và lưng (góc trái dưới).
    Một phụ nữ đang la khóc chạy từ hướng đối diện trên tay ẵm đứa bé bị phỏng (góc phải dưới).
    Những phân đoạn của cuốn phim được đưa vào phim "Hearts and Minds" của đạo diễn Peter Davis được trao giải Oscar phim tư liệu năm 1974.

    Năm 1982, một ký giả Tây Đức đã tìm ra tông tích của cô bé gái trong bức hình là Kim Phúc.

    Trưởng thành
    Kim Phúc theo học tại trường Y ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1986, cô sang du học tại Cuba. Bốn năm trước đó, cô đã chuyển tôn giáo, từ đạo Cao Đài sang Cơ Đốc giáo.
    Cô thuật lại,
    Sự căm giận bên trong tôi chồng chất cao như núi. Tôi căm ghét cuộc sống. Tôi thù hận mọi người bình thường bởi vì tôi không bình thường. Nhiều lần tôi thực sự muốn chết. Tôi dành cả ngày trong thư viện tìm đọc nhiều sách tôn giáo để tìm kiếm mục đích của cuộc sống. Một trong những cuốn sách tôi đọc là Kinh Thánh. Giáng sinh năm 1982, tôi tiếp nhận Chúa Giê-xu Cơ Đốc làm Cứu Chúa của tôi. Đó là sự biến chuyển diệu kỳ trong đời tôi. Chúa giúp tôi học biết tha thứ - bài học khó khăn nhất trong tất cả các bài học.... Vẫn còn những vết sẹo trên thân thể tôi, nhưng tấm lòng tôi đã được thanh tẩy.

    Bà chán bị liên tục bắt trả lời phỏng vấn và chụp hình, lạm dụng là "nhân chứng chiến tranh" nên khi có cơ hội du học sang Cuba, bà nhận lấy ngay.

    Năm 1986, các viên chức chính quyền Việt Nam đã gửi Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Tại đây bà gặp Bùi Huy Toàn, cũng là một sinh viên du học.
    Năm 1992, hai người kết hôn và sau tuần trăng mật ở Moskva, trên đường về, khi máy bay đang tiếp nhiên liệu tại Gander, Newfoundland, bà và chồng rời máy bay và xin tị nạn chính trị với chính phủ Canada.
    Hiện Kim Phúc đang sống với chồng và hai con trai ở Ajax, Ontario. Năm 1996, Kim Phúc gặp lại những nhà phẫu thuật đã cứu sống cô. Năm sau, cô nhận quốc tịch Canada.



    Moskva (tiếng Nga: Москва; phiên âm: Mát-xcơ-va; tiếng Anh: Moscow; tiếng Pháp: Moscou), ngày nay là thủ đô của Liên bang Nga, nằm trên bờ sông Moskva, giữa lưu vực của hai con sông lớn là Volga và Oka, có diện tích 878,7 km² thuộc khu Trung tâm Nga (trên thực tế khu vực này nằm ở phía Tây của nước Nga thuộc khu vực châu Âu).


    Newfoundland (island)


    Tỉnh bang và lãnh thổ của Canada

    Năm 2004, Kim Phúc đến nói chuyện tại Đại học Connecticut về cuộc đời và trải nghiệm của bà, về cách bà học biết trở nên "mạnh mẽ để đối đầu với sự đau đớn", và như thế nào mà lòng trắc ẩn và tình yêu thương đã giúp bà hàn gắn vết thương.
    Chuyến viếng thăm của bà là một phần trong "Tháng của lòng Nhân ái, được thiết lập bởi tổ chức Hillel của viện đại học nhằm hợp nhất toàn trường trong chủ đề về lòng nhân ái."

    Ngày 28 tháng 12 năm 2009, Đài Phát thanh Quốc gia (NPR: National Public Radio) cho phát sóng bài nói chuyện của Kim Phúc, "The Long Road to Forgiveness," (Đường dài đến sự tha thứ) thuộc chương trình "This I Believe".
    Tháng 5 năm 2010, bà gặp lại phóng viên đài truyền hình ITN: (Independent Television News) Christopher Wain, người đã cứu mạng sống của bà.
    Ngày 18 tháng 5 năm 2010, bà nói chuyện trên Radio 4 của BBC trong chương trình "It’s my Story", thuật lại những nỗ lực của Tổ chức Kim Phúc nhằm bảo đảm sự điều trị tại Canada cho Ali Abbas, cậu bé 12 tuổi bị bỏng và mất hai tay trong một cuộc tập kích ở Baghdad năm 2003.

    Tổ chức Kim Phúc
    Năm 1997, bà thành lập Tổ chức Kim Phúc tại Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp sự trợ giúp y tế và tâm lý cho trẻ em nạn nhân chiến tranh. Về sau, có các tổ chức khác cũng được thành lập, cùng tên, và cùng dưới một tổ chức chính, Kim Phuc Foundation International.

    Vinh danh
    Năm 1996, vào Ngày Cựu Chiến binh, Kim Phúc đọc diễn văn tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ, bà nói rằng không ai có thể thay đổi quá khứ, nhưng mỗi người đều có thể chung tay xây dựng một nền hòa bình cho tương lai.

    Vietnam Veterans Memorial


    Bức Tường chụp bởi vệ tinh nhân tạo của Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) ngày 26 tháng 4 năm 2002
    Nhà làm phim người Canada, Shelley Saywell, đã thực hiện một cuốn phim tài liệu về cuộc gặp gỡ của họ. Câu chuyện này cũng được chia sẻ trên blog.

    Ngày 10 tháng 11 năm 1997, Kim Phúc được mời làm Đại sứ Thiện chí của UNESCO.

    Quyển tiểu sử về Kim Phúc, "The Girl in the Picture" (Bé gái trong bức ảnh) của Denise Chong được xuất bản năm 1999.
    Năm 2003, nhà soạn nhạc người Bỉ Eric Geurts viết "The Girl in the Picture" cho Kim Phúc, được phát hành trong Flying Snowman Records, toàn bộ tiền lời được dành cho Tổ chức Kim Phúc.
    Ngày 23 tháng 9 năm 2006 bà được tổ chức YWCA (Mỹ) tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng và trao tặng giải thưởng "Thành tựu nổi bật hằng năm" để ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của bà, một nạn nhân của chiến tranh và một người mẹ đặc biệt của những nạn nhân chiến tranh nhỏ tuổi khác.

    Ngày 22 tháng 10 năm 2004, Kim Phúc được Đại học York ở Toronto, Ontario, trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự vì những nỗ lực trợ giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới. Bà cũng được tặng thưởng Huân chương Ontario, huân chương cao quý nhất của tỉnh Ontario, Canada.
    Ngày 27 tháng 10 năm 2005, bà được Đại học Queen ở Kingston, Ontario trao tặng học vị danh dự.
    Ngày 2 tháng 6 năm 2011, bà nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Đại học Lethbridge.

    Bé gái trong bức ảnh
    "Bé Gái trong Bức Ảnh: Câu chuyện về Kim Phúc, Bức Ảnh và Chiến tranh Việt Nam’’ (năm 1999) của Denise Chong là một tác phẩm tiểu sử về cuộc đời của Kim Phúc, nhấn mạnh đến cuộc đời, nhất là trường học và cuộc sống gia đình của Kim Phúc từ trước khi bị tai nạn, qua giai đoạn hồi phục, cho đến thời điểm hoàn tất cuốn sách.

    "Bé Gái trong Bức Ảnh" (The Girl in the Picture) tập chú vào mối quan hệ Việt – Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, đồng thời xem xét các chủ đề về chiến tranh, sự mâu thuẫn chủng tộc, nhập cư, những bất ổn chính trị, sự đàn áp, nghèo khổ, và các quan hệ quốc tế qua lăng kính của gia đình và nhất là qua cái nhìn và cuộc sống thường nhật của phụ nữ.

    Giống tác phẩm đầu tay của Chong, "The Girl in the Picture" được đưa vào danh sách đề cử cho Giải thưởng Văn chương của Toàn quyền Canada.
    Trước kia, Kim Phúc muốn được sống yên ổn như người bình thường, bà kể:
    "Tôi thực sự muốn thoát khỏi hình ảnh bé gái ấy... Nhưng dường như bức ảnh đó không chịu buông tha tôi".

    Sau này, bà chia sẻ "Phần lớn mọi người biết bức hình đó nhưng biết rất ít về cuộc đời tôi. Tôi rất biết ơn… tôi có thể chấp nhận bức hình đó là hình tượng của một bé gái đầy sức sống. Điều đó đã thúc đẩy tôi làm việc, cống hiến nhiều hơn cho hòa bình" .

    Tham khảo
    • Sommer, Mark. (ngày 3 tháng 4 năm 2000). "The Girl in the Picture". Buffalo News (New York), trang. 6B.

    Chú thích
    1. ^ Tiffany Hagler-Geard (ngày 8 tháng 6 năm 2012). “The Historic ‘Napalm Girl’ Pulitzer Image Marks Its 40th Anniversary”. ABC News.
    2. ^ Associated Press (ngày 4 tháng 6 năm 2012). “AP Photos: Iconic 'napalm girl' photo turns 40”. Sacramento Bee.
    3. ^ a ă Bức hình ám ảnh thế giới 'Em bé napal' tròn 40 tuổi
    4. ^ Xem bài Nick Út - Huỳnh Công Út đăng trên báo Vietnamnet
    5. ^ “History”. Kim Phuc Foundation International. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.
    6. ^ Kim Phuc and Nick Ut Meet Again
    7. ^ a ă Phan Thị Kim Phúc và sự tôn vinh phụ nữ gốc Việt có nhiều đóng góp
    8. ^ "I'm wondering if that was fixed" “Nixon, The A-Bomb, And Napalm”. CBS News. Ngày 28 tháng 2 năm 2002.
    9. ^ from program booklet for Humanist Art/Symbolic Sites: An Art Forum for the 21st century
    10. ^ warning - graphic ITN news footage of the event
    11. ^ Vietnam Napalm Girl - Famous Pictures Magazine
    12. ^ Graphic A&E TV Network clip includes interviews with Kim and reporters.
    13. ^ BBC - BBC Radio 4 Programmes - It's My Story, The Girl in the Picture
    14. ^ Thomson, Desson. "'Hearts And Minds' Recaptured", The Washington Post, ngày 22 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008. "Hearts and Minds is also the movie that enshrined the now-household images of the naked Vietnamese girl, also made famous by Nick Út's Pulitzer Prize–winning photographs, running from a napalm attack, her body a patchwork of burns, and the infant in a woman's arms, suffering from the same injuries, skin hanging off its body."
    15. ^ Nỗi ám ảnh của chiến tranh
    16. ^ Châu Thanh. “Phan Thị Kim Phúc - Những ngày đã qua”. Thư viện Tin Lành.
    17. ^ a ă â b “The Long Road to Forgiveness”. This I Believe. Ngày 30 tháng 6 năm 2008. NPR.
    18. ^ a ă Elaine Sciolino (ngày 12 tháng 11 năm 1996). “A Painful Road From Vietnam to Forgiveness”. The New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
    19. ^ (tiếng Anh) Greg Hardesty (ngày 16 tháng 7 năm 2007). “Girl in famous picture speaks”. Orange County Register. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessdatedate= (trợ giúp)
    20. ^ (tiếng Anh) Sean Patrick Norris (ngày 21 tháng 4 năm 2008). “Kim Phuc, subject of Pulitzer Prize picture, recalls horrific event”. The Captial. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessdatedate= (trợ giúp)
    21. ^ Kim Phuc - David Spencer's Education Paragon: Helping students develop citizenship, literacy, responsibility and vision
    22. ^ Omara-Otunnu, Elizabeth, "Napalm Survivor Tells of Healing After Vietnam War", UConn Advance, ngày 8 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2010.
    23. ^ a ă Lumb, Rebecca (ngày 17 tháng 5 năm 2010). “Reunited with the Vietnamese 'girl in the picture'”. BBC News Online. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2010.
    24. ^ “It's My Story”. Ngày 18 tháng 5 năm 2010. BBC. BBC Radio 4. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
    25. ^ Jackson, Kate (ngày 19 tháng 5 năm 2010). “Maimed 30 years apart, two different wars.. but united by courage”. The Sun.
    26. ^ The Kim Foundation International History
    27. ^ Girl in a glass house
    28. ^ HONORARY DEGREES – FALL CONVOCATION 2005
    29. ^ Choose language | Drupal
    30. ^ Denise Chong - The Canadian Encyclopedia

    Liên kết ngoài
    • Phan Thị Kim Phúc – Những Ngày Đã Qua, Thư viện Tin Lành
    • Bức ảnh gây chấn động: Em bé Napalm tròn 40 tuổi – Gia đình.net.vn
    • UNESCO: Kim Phuc Phan Thi
    • Detailed series of articles.
    • Kim Phuc Foundation
    • CBS News 2000
    • Profile of Phan including 2003 photo
    • Archival Video: Napalm Girl Phan Thị Kim Phúc
    • It's My Story: The Girl in the Picture (BBC Radio 4 programme)
    • Phan Thị Kim Phúc in 1995 – A photograph by Joe McNally
    • "Girl, 9, Survives Napalm Burns", New York Times, ngày 11 tháng 6 năm 1972
    • 'Em bé napalm' tròn 40 tuổi, VnExpress, 1/6/2012

  2. #202
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 72 năm vua Ananda Mahidol của Thái lan bị bắn chết; em là Bhumibol Adulyadej kế vị.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 09 tháng 06, 1946
    • 1946 – Quốc vương Thái Lan Ananda Mahidol (hình) qua đời do bị bắn vào đầu tại Bangkok, em là Bhumibol Adulyadej kế vị.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Ananda_Mahidol
    https://en.wikipedia.org/wiki/Ananda_Mahidol
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Rama_VIII
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...a-mahidol.html

    Ananda Mahidol
    Quốc vương Rama VIII

    Quốc vương Thái Lan (Xiêm)

    Tại vị 2 tháng 3 năm 1935 – 9 tháng 6 năm 1946
    Tiền nhiệm Prajadhipok (Rama VII)
    Nhiếp chính Hội đồng Nhiếp chính (1935–1944)
    Pridi Banomyong (1944–1945)

    Kế nhiệm Bhumibol Adulyadej (Rama IX)
    Thủ tướng
    Phot Phahonyothin
    Plaek Pibulsonggram
    Khuang Abhaiwongse
    Tawee Boonyaket
    Seni Pramoj
    Pridi Banomyong

    Thông tin chung
    Hoàng tộc Hoáng tộc Mahidol
    triều Chakri
    Thân phụ Mahidol Adulyadej, Songkla vương
    Thân mẫu Srinagarindra
    Sinh 20 tháng 9, 1925
    Mất 9 tháng 6, 1946 (20 tuổi)
    Tôn giáo Phật giáo

    Ananda Mahidol (20 tháng 9 năm 1925 – 9 tháng 6 năm 1946) là quân chủ thứ tám của Vương triều Chakri tại Thái Lan.
    Ông được Quốc hội công nhận là Quốc vương vào tháng 3 năm 1935, khi đó ông là mới là một cậu bé chín tuổi và đang sống tại Thụy Sĩ.
    https://s20.postimg.cc/a7vcqc0fh/Kar...biete_2017.png
    Phân bổ ngôn ngữ tại Thụy Sĩ (2017):
    Tiếng Đức (63,5%)
    Tiếng Pháp (22,5%)
    Tiếng Ý (8,1%)
    Tiếng Romansh (0,5%)

    Ông trở về Thái Lan vào tháng 12 năm 1945, song đến tháng 6 năm 1946, ông được phát hiện tử vong trên giường.
    Sự việc thoạt đầu được cho là một tai nạn, song giám định y khoa cho thấy rằng đây là một vụ ám sát, tiếp đó, ba người bị hành quyết sau những phiên toà không đúng quy cách.
    Các chi tiết bí ẩn xung quanh trường hợp tử vong của ông là chủ đề gây tranh luận.

    Tên
    Ananda Mahidol (tiếng Thái: อานันทมหิดล) là một cụm từ tiếng Thái, có nghĩa là "niềm vui của Mahidol" (cha của ông); Quốc vương Vajiravudh, tức bác của ông, đặt cho ông tên này trong một bức điện tín vào ngày 13 tháng 10năm 1925.


    Rama VI là vị vua thứ sáu của vương triều Chakri, Thái Lan. Ông trị vì từ năm 1910 đến năm 1925.

    Khi ông nắm giữ tước "mom chao" – hạng thấp nhất trong số các thân vương -— ông sử dụng họ "Mahidol".
    Tước hiệu và tên đầy đủ của ông trở thành "Mom Chao Ananda Mahidol Mahidol" (tiếng Thái: หม่อมเจ้า อานันทมหิดล มหิดล).
    Danh xưng vương thất đầy đủ của ông là "Phra Bat Somdet Phra Poramentharamaha Ananda Mahidol Phra Atthama Ramathibodindara" (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระปรเมน ทรมหาอานันทมหิด ลฯ พระอัฐมรามาธิบดินทร) ; RTGS: —Ananthamahidon Phra Atthamaramathibodin) , hay Rama VIII.

    Cuộc sống ban đầu
    Vương tử Ananda Mahidol Mahidol sinh tại Heidelberg, Đức.
    https://s20.postimg.cc/rl5n58t6l/EU-_Germany_svg.png
    Đức (tiếng Đức: Deutschland, phát âm [ˈdɔʏtʃlant]), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland, nghe (trợ giúp·chi tiết)),[a][6] là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

    Ông là người con trai đầu của Songkhla vương Mahidol Adulyadej (con của Quốc vương Chulalongkorn) và Mom Sangwal (tước hiệu về sau là Somdej Phra Sri Nakarindhara Boromaratchachonnani ) khi họ đang học tập tại đây.


    Mahidol Adulyadej, Prince of Songkla (Thai: สมเด็จเจ้าฟ้ามหิดลอด ุลยเดช กรมหลวงสงขลานครินทร์ ) or Mahidol Adulyadej the Prince Father (Thai: สมเด็จพระมหิตลาธิเบศ ร อดุลยเดชวิกรม พระบรมราชชนก RTGS: Somdet Phra Mahitalathibet Adunyadetwikrom Phra Borommaratchachanok, 1 January 1892 – 24 September 1929)

    Ông cùng cha mẹ tới Paris của Pháp, Lausanne của Thụy Sĩ, và sau đó là Massachusetts của Hoa Kỳ, vào năm 1927, khi chú của ông là Quốc vương Prajadhipok ban một chiếu chỉ thăng tước hiệu vương thất cho ông là Phra Worawong Ther Phra Ong Chao.


    Phra Bat Somdet Phra Poramintharamaha Prajadhipok Phra Pok Klao Chao Yu Hua (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระปรมิน ทรมหาประชาธิปกฯ พระปกเกล้าเจ้าอยู่หั ว; 8 tháng 11 năm 1893 – 30 tháng 5 năm 1941

    Gia đình ông quay trở về Thái Lan vào năm 1928 sau khi Vương Mahidol hoàn thành khoá học y khoa tại Đại học Harvard. Vương Mahidol qua đời ở tuổi 37 vào năm 1929, khi đó Ananda Mahidol mới 4 tuổi.

    Một cuộc đảo chính năm 1932 chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế và dẫn đến khả năng Quốc vương Prajadhipok có thể thoái vị. Vương hậu Savang Vadhana lo ngại cho sự an nguy của cháu nội là Vương tử Ananda Mahidol do ông là một trong những người thích hợp để kế vị. Sau đó có lời đề nghị Mom Sangwal và các con của bà chuyển đến Lausanne, họ làm vậy vào năm 1933, lý do chính thức là sức khoẻ và để các vương tử tiếp thu hơn nữa nền giáo dục phương Tây.

    Vương tử Ananda Mahidol giành hầu hết thời niên thiếu của ông ở Thụy Sĩ, tuy nhiên, khi Quốc vương Prajadhipok sắp thoái vị, một thành viên chính phủ tiếp cận với mẹ của Vương tử, hỏi ý kiến của bà về việc Ananda Mahidol kế thừa ngôi vị quân chủ.
    Quốc vương Prajadhipok (Rama VII) thoái vị năm 1935 do các bất đồng chính trị với tân chính phủ bán dân chủ, cũng như vì các vấn đề sức khoẻ. Quốc vương Prajadhipok quyết định không dùng đặc quyền là nêu tên người được lựa chọn kế vị.

    Prajadhipok là con trai cuối cùng còn sống của Vương hậu Saovabha, vương vị do vậy sẽ được truyền cho hậu duệ của vương hậu kế tiếp: Vương hậu Savang Vadhana, mẹ của Thái tử Vajirunahis- người qua đời ở tuổi vị thành niên.


    Hoàng hậu Savang Vadhana cúa Xiêm (tiếng Thái: สว่างวัฒนา; RTGS: Sawang Watthana, ngày 10 tháng 9 năm 1862 - ngày 17 Tháng 12 năm 1955) là một phối ngẫu của vua Chulalongkorn hay Rama V và em gái một nửa của mình.

    Ngoài Thái tử, Vương hậu Savang Vadhana còn có hai người con trai nữa sống đến tuổi trưởng thành là:
    Vương tử Sommatiwongse Varodaya xứ Nakhon Si Thammarat mất năm 1899 khi chưa có con kế tự, và
    Vương tử Mahidol- cha của Ananda.

    Do đó, Vương tử Ananda Mahidol trở thành người đứng đầu trong thứ tự kế vị. Giống như trường hợp của Vương tử Chula Chakrabongse (cháu nội của Vương hậu Saovabha) có mẹ là người Ukraina, có ý kiến cho rằng Quốc vương Vajiravudh gần như đã loại bỏ quyền kế vị của phụ vương của Ananda Mahidol, do vậy có thể bỏ qua ông.

    Tuy nhiên, do vương quốc nay được quản lý thông qua một bản hiến pháp, Nội các là thể chế quyết định việc kế vị. Các ý kiến bị chia rẽ, có người muốn trao vương vị cho Vương tử Chula Chakrabongse. Một nhân vật quan trọng là Pridi Phanomyong thuyết phục Nội các rằng nên để Vương tử Ananda Mahidol làm quốc vương kế tiếp.


    Pridi Banomyong (11/5/1900-2/5/1983) là một chính khách Thái Lan

    Có vẻ chính phủ sẽ thuận tiện hơn khi có một quân chủ mới 9 tuổi và đang học tập tại Thụy Sĩ.
    Ngày 2 tháng 3 năm 1935, Quốc hội và chính phủ Thái Lan bầu Vương tử Ananda Mahidol làm người kế vị vương thúc, Quốc vương Prajadhipok, trở thành quốc vương thứ tám của Triều đại Chakri.

    Trị vì
    Do tân vương là một thiếu nhi và đang học tập tại Thụy Sĩ, Quốc hội Thái Lan bổ nhiệm Đại tá-Vương tử Anuwatjaturong, Thiếu tá-Vương tử Artit Thip-apa, và Chao Phraya Yommaraj (Pun Sukhum) làm đồng nhiếp chính.

    Năm 1938, ở tuổi 13, Ananda Mahidol hồi quốc lần đầu tiên kể từ khi trở thành quân chủ. Tháp tùng Quốc vương trong chuyến đi này là mẹ và vương đệ Bhumibol Adulyadej.

    Thống chế Plaek Pibulsonggram khi đó đương giữ chức Thủ tướng, ông giữ chức vụ này trong hầu hết Triều đại của Ananda Mahidol, song được xem là một nhà độc tài quân sự, và người này cải quốc hiệu từ Xiêm sang Thái Lan vào năm 1939.


    Nguyên soái Plaek Phibunsongkhram (tiếng Thái: แปลก พิบูลสงคราม; [plɛːk pʰí.būːn.sǒŋ.kʰrā ːm]; cách khác chép như Pibulsongkram hoặc Pibulsonggram; 14 tháng 7 năm 1897 - 11 tháng 6 năm 1964).

    Đến năm 1940, Pibulsonggram đưa Thái Lan vào một cuộc chiến chống lại chính phủ lực lượng Vichy Pháp ở Đông Dương.


    Ananda Mahidol trên một chiếc tem

    Ngày 8 tháng 12 năm 1941, cùng với việc tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, quân đội Nhật Bản xâm nhập và chiếm đóng Thái Lan. Ananda Mahidol khi đó đang ở xa đất nước, Pridi Phanomyong giữ vai trò nhiếp chính.
    Từ ngày 24 tháng 1 năm 1942, Thái Lan trở thành một đồng minh chính thức của Đế quốc Nhật Bản, cũng là một thành viên của Phe Trục.
    Dưới quyền Thủ tướng Plaek Pibulsonggram, Thái Lan tuyên chiến với các lực lượng Đồng Minh.

    Đến năm 1944, tình hình chiến sự trở nên rõ ràng rằng Nhật Bản sẽ thất bại, thủ đô Bangkok bị Đồng Minh ném bom rất nhiều.
    Cộng thêm việc kinh tế khó khăn, chính phủ của Plaek Pibulsonggram do vậy mất đi rất nhiều sự ủng hộ.
    Đến tháng 7, Plaek Pibulsonggram bị Phong trào người Thái Tự do lật đổ.
    Quốc hội Thái Lan được tái triệu tập và bổ nhiệm luật sư tự do Khuang Aphaiwong làm Thủ tướng.


    Khuang Aphaiwong (17 tháng 5 năm 1902 - 15 tháng 3 năm 1968; tiếng Thái: ควง อภัยวงศ์, cũng viết Kuang, Abhaiwong, hoặc Abhaiwongse) đã ba lần làm Thủ tướng Thái Lan:
    từ tháng 8 năm 1944 đến năm 1945,
    từ tháng Giêng đến tháng 5 năm 1946, và
    từ tháng năm 1947 đến tháng 4 năm 1948.

    Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đồng Minh giao trách nhiệm quân sự đối với Thái Lan cho Anh Quốc.

    Ananda Mahidol trở về Thái Lan lần thứ nhì vào tháng 12 năm 1945 với một học vị Luật. Mặc dù còn ít tuổi và thiếu kinh nghiệm, song Quốc vương nhanh chóng giành được tình cảm của thần dân Thái, họ tiếp tục súng kính quân chủ bất chấp các biến cố xảy ra trong thập niên 1930 và 1940.
    Ông là một thanh niên tuấn tú và người Thái vui mừng khi lại có một vị Quốc vương trong nước.

    Một trong những hoạt động nổi bật của ông là chuyến thăm rất thành công đến khu phố Trung Hoa Sam Peng Lane tại thủ đô, xoa dịu căng thẳng thời hậu chiến giữa người gốc Thái và gốc Hoa ở Bangkok.


    Quốc vương Ananda Mahidol và Thân vương Bhumibol Adulyadej thăm phố người Hoa tại Bangkok

    Tuy nhiên, các nhà quan sát ngoại quốc tin rằng Ananda Mahidol không thực sự muốn trở thành Quốc vương và cảm thấy rằng Triều đại của ông sẽ không kéo dài. Louis Mountbatten, Bá tước Mountbatten của Miến Điện, người chỉ huy quân Anh ở Đông Nam Á, viếng thăm Bangkok vào tháng 1 năm 1946 và mô tả Quốc vương là "một câu bé sợ hãi, thiển cận, bờ vai dốc và ngực lép của cậu bị mắc lên những đồ trang trí lộng lẫy đính kim cương, hoàn toàn là một nhân vật thảm hại và cô đơn.

    https://s20.postimg.cc/w71rdqzbx/Lor...lan_Warren.jpg
    The Earl Mountbatten of Burma, 1976
    Photograph by Allan Warren

    " Trong một buổi họp mặt công khai, Mountbatten viết, "tình trạng căng thẳng của ông ta đã lên đến mức giống như hoảng sợ, tôi đã đến rất gần để có thể hỗ trợ trong trường hợp ông ta bất tỉnh."

    Qua đời
    Ngày 9 tháng 6 năm 1946, người ta phát hiện Quốc vương bị bắn chết tại tẩm thất ở Vương toạ sảnh Boromphiman (một cung hiện dại thuộc Đại Cung), chỉ bốn ngày trước thời điểm ông dự định trở lại Thụy Sĩ để hoàn thành học vị tiến sĩ Luật tại Đại học Lausanne.

    Nhà nghiên cứu bệnh học của Bộ Nội vụ Anh Quốc là Keith Simpson tiến hành một phân tích pháp lý về việc Quốc vương qua đời, ông thuật lại chuỗi sự kiện trong buổi sáng ngày 9 tháng 6:

    Ananda được mẹ đánh thức vào hồi 6 giờ sáng.
    Đến 7.30 sáng, tiểu đồng của ông là But Pathamasarin đang trong giờ làm việc và bắt đầu chuẩn bị bàn ăn sáng trên một ban công tiếp giáp với canh y phòng của Quốc vương.
    Đến 8.30 giờ sáng, But Pathamasarin trông thấy Quốc vương ở trong canh y phòng của ông.
    But Pathamasarin dâng cho Quốc vương cốc nước cam ép như thường lệ một vài phút sau đó. Tuy nhiên, Quốc vương trở lại tẩm thất và từ chối dùng cốc nước cam ép.
    Đến 8.45 sáng, tiểu đồng khác của quốc vương là Chit Singhaseni xuất hiện, thuật rằng cậu ta được gọi đến để đo các huân huy chương của Quốc vương để một thợ kim hoàn có thể đóng một chiếc hòm đựng chúng.
    Lúc 9 sáng, Thân vương Bhumibol Adulyadej đến thăm Quốc vương Ananda, Bhumibol Adulyadej sau đó nói rằng mình thấy vương huynh thiu thiu ngủ ở trên giường.
    Đến 9.20 sáng, một tiếng súng nổ duy nhất vang ra từ tẩm thất của Quốc vương. Chit chạy vào phòng, và sau đó chạy đến phòng mẹ của Quốc vương, khóc lóc nói rằng "Quốc vương tự bắn vào mình!"

    Mẹ của Quốc vương theo Chit vào tẩm thất của Quốc vương và thấy ông nằm úp mặt trên giường, máu chảy ra từ một vết thương trên đầu.

    Hậu quả
    Một thông cáo phát thanh ban đầu vào ngày 9 tháng 6 phỏng đoán rằng Quốc vương vô tình tự bắn vào mình khi đang chơi đùa với khẩu súng ngắn của ông.
    Một thời gian ngắn sau đó, Đảng Dân chủ phát tán tin đồn rằng Pridi Banomyong đứng đằng sau vụ việc.
    Đến tháng 10 năm 1946, một Uỷ ban điều tra ra thông báo rằng sự việc quốc vương qua đời có thể không phải là tình cờ, song không đưa ra lời giải thích thoả đáng rằng đây là một vụ tự sát hay mưu sát.
    Đến tháng 11 năm 1947, Thống chế Plaek Pibulsonggram tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính phủ được bầu lên của Pridi, bổ nhiệm lãnh đạo Đảng Dân chủ là Khuang Aphaiwong làm thủ tướng, và hạ lệnh tiến hành một vụ xét xử. Thư ký của Quốc vương Ananda là Thượng nghị sĩ Chaleo Patoomros, cùng với hai tiểu đồng But và Chit bị bắt giữ và bị buộc tội âm mưu hành thích Quốc vương.

    Viêc xét xử khởi đầu vào tháng 8 năm 1948.

    Trước đó, Pibulsonggram thừa nhận với Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan Edwin Stanton rằng ông ta nghi ngờ về việc phiên toà có thể giải toả các bí ẩn về sự việc Quốc vương Ananda Mahidol qua đời.
    Bên công tố nhận được sự hỗ trợ của 124 nhân chứng và do số tài liệu bằng chứng đồ sộ nên người bào chữa yêu cầu hoãn phiên toà để có đủ thời gian xem xét chúng.
    Khi yêu cầu này bị bác, luật sư bào chữa từ nhiệm, và nhóm luật sư mới được thay thế.
    Sau đó, hai người trong nhóm luật sư bào chữa bị bắt và bị buộc tội phản nghịch.
    Trong số hai người còn lại, một người từ nhiệm, chỉ còn lại một luật sư trẻ là Fak Na Songkhla biện hộ cho bị cáo.
    Đến cuối phiên toà, người con gái mới tốt nghiệp của Chaleo Patoomros cùng tham gia bào chữa.

    Việc xét xử kết thúc vào tháng 5 năm 1951, toà án phán quyết rằng Quốc vương Ananda bị ám sát, song Chaleo không được chứng minh là có tội và cả hai tiểu đồng đều không bắn Quốc vương.
    Tuy nhiên, họ cho rằng Chit tham gia vào tội ác, các cáo buộc chống lại Chaleo và But bị bác và họ được phóng thích.

    Chit chống án, và bên công tố chống lại tuyên bố trắng án cho Chaleo và But.
    Sau 15 tháng nghị án, Toà phúc thẩm bác đơn chống án của Chit, và quyết định rằng But cũng có tội.
    Chit và But kháng cao lên Toà thượng thẩm, sau 10 tháng nghị án thì toà ra phán quyết y án với cả hai, ngoài ra còn kết án Chaleo có tội.
    Tháng 2 năm 1955, Chaleo Patoomros và cả hai tiểu đồng bị chính phủ Pibulsonggram hành quyết về tội âm mưu ám sát Quốc vương.

  3. #203
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 51 năm, Liên-xô cho bay thử chiếc MiG-23

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 10 tháng 06, 1967
    • 1967 – Nguyên mẫu chiến đấu cơ MiG-23 của Liên Xô tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Mikoyan-Gurevich_MiG-23
    https://en.wikipedia.org/wiki/Mikoyan-Gurevich_MiG-23
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Mikoyan-Gourevitch_MiG-23
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...o-bay-thu.html

    Mikoyan-Gurevich MiG-23
    MiG-23

    MiG-23MLD Không quân Xô Viết

    Kiểu Máy bay tiêm kích/cường kích
    Hãng sản xuất Mikoyan-Gurevich OKB
    Chuyến bay đầu tiên 10 tháng 6-1967
    Được giới thiệu 1970
    Khách hàng chính Không quân Xô viết, Không quân Ấn Độ, Không quân Nga, Không quân Libya
    Được chế tạo 1967-1985
    Số lượng sản xuất 5.047
    Chi phí máy bay 3.6 đến 6.6 triệu USD tùy khách hàng
    Phiên bản khác Mikoyan MiG-27

    Mikoyan-Gurevich MiG-23 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-23; tên ký hiệu của NATO: "Flogger") là một loại máy bay tiêm kích (chiến đấu) cánh cụp cánh xòe, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô, và được coi là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ ba cùng với MiG-25 "Foxbat".


    MiG-25 Không quân Nga

    Đây là máy bay tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị radar look-down/shoot-down (radar phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar) và tên lửa ngoài tầm nhìn, và đây cũng là máy bay tiêm kích đầu tiên của MiG được sản xuất với khe hút khi nằm bên cạnh thân máy bay.
    Việc sản xuất bắt đầu vào năm 1970 và đã có 5.047 chiếc được chế tạo.
    Ngày nay MiG-23 vẫn tiếp tục hoạt động hạn chế trong lực lượng không quân một số quốc gia.
    MiG-27 'Flogger-D/-J' cũng được phát triển từ MiG-23.

    Thiết kế và phát triển

    Buồng lái của MiG-23

    MiG-21 (tên ký hiệu của NATO 'Fishbed'), là loại máy bay tiêm kích phát triển trước MiG-23, đây là loại máy bay nhanh nhẹn và chắc chắn, nhưng MiG-21 bị giới hạn trong khả năng hoạt động vì radar yếu, tầm hoạt động ngắn và mang được ít vũ khí (không mang được nhiều tên lửa không đối không).
    https://s20.postimg.cc/cjp5ttgrx/HRZ_Mi_G_21.jpg
    Croatian MiG-21 in flight

    MiG-23 là một máy bay hạng nặng, được thiết kế với nhiều máy móc mạnh hơn để khắc phục những khuyết điểm trên MiG-21, và vượt trội so với loại F-4 Phantom của phương Tây. Loại máy bay chiến đấu mới này có những nét mới hoàn toàn mà chưa có loại máy bay nào có vào thời điểm ấy, nó có hệ thống cảm biến mới S-23 và hệ thống vũ khí có thể bắn và điều khiển tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR: beyond-visual-range).

    Mối quan tâm chính đến bản thiết kế của MiG-23 là khả năng cất hạ cánh.

    MiG-23 wing-sweep mechanism

    Những máy bay phản lực của Liên Xô lúc đó cần đường băng rất dài, cùng với tầm bay và thao tác phối hợp chiến thuật hạn chế.
    Không quân Xô viết đòi hỏi loại máy bay mới phải hoạt động được trên đường băng ngắn hơn, có tốc độ bay thấp và khả năng điều khiển tốt hơn MiG-21.
    Mikoyan đã xem xét đến 2 lựa chọn: máy bay có trang bị thêm vòi xả tạo lực nâng bổ sung, và cánh có thể thay đổi hình dạng, được phát triển bởi TsAGI.


    Artem Ivanovich Mikoyan

    Nguyên mẫu đầu tiên gọi là "23-01" nhưng được biết đến với cái tên MiG-23PD, nguyên mẫu này có cánh tam giác giống như MiG-21 nhưng có thêm hai vòi nâng trong thân.
    Tuy nhiên nó bộc lộ những khiếm khuyết về hình dạng, và những trọng lượng vòi nâng trở thành vô ích khi đã ở trên không.

    Nguyên mẫu thứ 2 là "23-11", lắp cánh thay đổi được hình dạng (cánh cụp cánh xòe) có thể xoay góc 16°, 45° và 72°, và nó thể hiện kết quả khá tốt.

    Chuyến bay lần đầu tiên của 23-11 vào ngày 10 tháng 6-1967, và 3 nguyên mẫu nữa đã được thiết kế cho những chuyến bay và thử nghiệm sau đó.

    Tất cả các mẫu đều được lắp động cơ Tumansky R-27-300 với lực đẩy 7850 kg. Sau những thử nghiệm, MiG-23 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 12-1967.

    F-111 General Dynamics và McDonnell Douglas F-4 của Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng đến thiết kế của MiG-23.
    https://s20.postimg.cc/uns6e7m3h/F-111_1.jpg
    F-111 Không quân Hoa Kỳ

    https://s20.postimg.cc/ohabm5byl/F-4...A-314_1968.jpg
    F-4B ở trên vùng trời Việt Nam.

    Tuy nhiên người Nga muốn có một máy bay tiêm kích nhẹ hơn và đã thiết kế MiG-23 chỉ có một động cơ để đạt độ nhanh nhẹn tối đa.
    Cả F-111 và MiG-23 đều được thiết kế như máy bay tiêm kích, nhưng vì trọng lượng quá nặng của F-111 nên nó không bao giữ vai trò tiêm kích, thay vào đó nó trở thành máy bay ném bom chiến thuật.
    Ngược lại MiG-23 lại có những thông số bay phù hợp để hạ gục máy bay kẻ thù trong những trận hỗn chiến trên không.

    Không quân Hoa Kỳ cũng có một số lượng nhỏ MiG-23, nó được biết đến với cái tên YF-113G cho thử nghiệm đánh giá máy bay và đóng vai kẻ địch cho công tác huấn luyện các phi công từ năm 1977 đến năm 1988 trong một chương trình có mật danh "Constant Peg".

    Thế hệ đầu tiên của MiG-23
    Flogger-A
    https://s20.postimg.cc/n1k9mf8fh/Mig-23s.jpg

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    a/ Ye-231 là nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo cho thử nghiệm, và nó thiếu gờ răng cưa ở cánh, chi tiết này sau đó đã xuất hiện trên tất cả các kiểu MiG-23/-27. Mẫu thử nghiệm này là cơ sở cho các mẫu máy bay MiG-23/27 và Sukhoi Su-24, nhưng Su-24 có những sửa đổi lớn từ kinh nghiệm của mẫu Ye-231 so với MiG-23/27.

    https://s20.postimg.cc/8aphokh7h/Suk...24_in_2003.jpg
    Sukhoi Su-24 (tiếng Nga: Су-24) (tên ký hiệu của NATO Fencer - kiếm sĩ) là một máy bay tấn công ném bom hiện đại của Liên Xô vào giữa những năm 1970-1980.

    b/ MiG-23 là mẫu tiền sản xuất, nó thiếu những giá treo vũ khi trên cánh, những giá treo này được thiết kế trên những phiên bản sản xuất sau này, nó được vũ trang bằng súng. Gờ răng cưa ở cánh đã xuất hiện trên mẫu này. Mẫu này đã thể hiện rõ ranh giới giữa MiG-23/MiG-27 và Su-24 so với mẫu đầu tiên Ye-231.

    Flogger-B
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Flogger-C

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Flogger-E
    https://s20.postimg.cc/53uy4zmhp/Mig23_MS.jpg
    MiG-23MS

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thế hệ thứ hai của MiG-23
    Flogger-G
    https://s20.postimg.cc/t7lptas3x/Mi_G-23_ML_332.jpg
    MiG-23ML

    a/ MiG-23P: đây là một phiên bản chuyên không chiến đánh chặn được phát triển cho PVO Strany. Nó có khung và động cơ giống với MiG-23ML, nhưng bộ phận thăng bằng được làm ngắn bớt so với những phiên bản khác. Hệ thống điện tử đồng bộ được cải tiến nhằm đáp ứng những đòi hỏi của PVO và thực hiện nhiệm vụ. Rada là loại cải tiến Sapfir-23P, nó có thể sử dụng kết hợp với hệ thống súng tự động ngắm trên máy bay để có khả năng look-down/shoot-down tốt nhất trong các cuộc không chiến khi mà sự đe dọa ngày càng tăng từ các loại vũ khí bay thấp như các loại tên lửa hành trình hiện đại.
    Hệ thống IRST không được gắn vào phiên bản này. Hệ thống lái tự động bao gồm cả một loại máy tính điện tử mới, được kết nối với hệ thống truyền dữ liệu Lasur-M. Nó còn được nhận được thông tin từ những trạm điều khiển mặt đất để đánh chặn mục tiêu một cách nhanh nhất; mọi phi công có thể điều khiển dễ dàng động cơ và vũ khí.
    MiG-23P là máy bay đánh chặn với số lượng lớn phục vụ trong PVO những năm 1980.
    Khoảng 500 chiếc đã được sản xuất giữa những năm 1978-1981.
    MiG-23P không được xuất khẩu, và chỉ hoạt động trong biên chế của PVO.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Flogger-K
    https://s20.postimg.cc/dxqfzj1bh/Mig-23_2.jpg

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phiên bản cường kích
    Flogger-F
    a/ MiG-23B: Một đòi hỏi về một loại máy bay vừa có thể làm nhiệm vụ tiêm kích vừa có thể ném bom đã được đưa ra vào cuối những năm 1960, MiG-23 ra đời đã được lựa chọn là mẫu thích hợp nhất để tiến hành thử nghiệm đòi hỏi trên.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quan trọng nhất là động cơ phản lực AL-21F-3 với lực đẩy cực đại lên tới 11.500 kg thay thế cho phiên bản động cơ R-29. Việc sản xuất phiên bản này được giới hạn, do động cơ AL-21 được ưu tiên cung cấp cho sản xuất Sukhoi Su-17 và Sukhoi Su-24. Ngoài ra, động cơ này không được xuất khẩu vào thời điểm đó. Chỉ có 3 mẫu MiG-23B và 24 chiếc được sản xuất trong năm 1971-1972.

    https://s20.postimg.cc/j95ck9i99/Mik..._G_23_BN_v.jpg
    MiG-23BN

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Flogger-H
    a/ MiG-23BK: phiên bản này giống với MiG-23BN. Nó chỉ được xuất khẩu cho các nước trong khối Vác-xa-va. Phiên bản này được lắp rada cảnh báo từ xa, hệ thống lái PrNK-23 và tấn công.
    https://s20.postimg.cc/89k58vpbx/Mi_G-23_Prototyp.jpg
    Nguyên mẫu MiG-23

    b/ MiG-23BM: đây là MiG-23BK cải tiến, với hệ thống PrNK-23M thay thế cho PrNK-23, và hệ thống máy tính digital thay thế cho máy tính analog.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các phiên bản trong đề án và nâng cấp
    https://s20.postimg.cc/la0hiyltp/Mi_G-23.jpg
    MiG-23 không quân Ukraina

    a/ MiG-23R là một phiên bản trinh sát trong đề án; nhưng nó không bao giờ được hoàn thành.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    MiG-23 không quân Xô viết

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giá thành
    MiG-23 có một thuận lợi để xuất khẩu là có giá thành khá rẻ vào những năm 1980.
    Ví dụ, MiG-23MS có giá khoảng 3.6 - 6.6 triệu USD phụ thuộc vào khách hàng.
    Trong khi đó một chiếc F-16 Fighting Falcon cùng thời điểm đó có giá 14 triệu USD, và đối thủ cạnh tranh chính của MiG-23 từ phương Tây là Kfir C2 có giá là 4.5 triệu USD.

    Vũ khí

    Các loại vũ khi trang bị trên MiG-23

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lịch sử hoạt động
    Những sử gia hàng không của Phương Tây và Nga thường bất đồng về hồ sơ chiến đấu của MiG-23, một phần vì sự thiên vị vì lợi ích của ngành công nghiệp máy bay của mỗi quốc gia. Họ thông thường cũng chấp nhận những tuyên bố đi cùng với những tầm nhìn chính trị tương ứng của họ, thông thường nhiều báo cáo trái ngược, mẫu thuẫn được viết ra và được cấp nhận bởi những sử gia của từng quốc gia. Có các bằng chứng bằng hình ảnh đã được xuất bản chứng minh MiG-23 có cả những thất bại và chiến thắng trong không chiến.

    https://s20.postimg.cc/gbcz4p58t/Gano_Mi_G-23b.jpg
    MiG-23

    Chiếc MiG-23 đầu tiên được nhìn thấy trong không chiến là một phiên bản xuất khẩu với nhiều hạn chế. MiG-23MS thiếu những hệ thống cơ bản như radar cảnh báo. Ngoài ra, khi so sánh với MiG-21, loại máy bay này có máy móc phức tạp và đắt hơn. Những phiên bản xuất khẩu đầu cũng thiếu nhiều "kiểu dự đoán chiến tranh" trong những radar của mình, khiến máy bay dễ bị tổn thương khi phòng chống với hệ thống đối phó điện tử (ECM), mà Israel lại đặc biệt thành thạo. Israel tuyên bố trong giai đoạn 1982-1985, không máy bay nào của Israel bị mất do bị bắn hạ từ máy bay đối phương, chỉ có 5 chiếc bị tên lửa SAM của Syria bắn hạ. Những báo cáo của Israel (phần lớn do các sử gia phương Tây xác nhận) nói rằng trong thời kỳ khốc liệt của cuộc chiến từ 6 tháng 6 đến 11 năm 1982 trong cuộc chiến Liban, 85 máy bay của Syria đã bị bắn hạ trong không chiến[cần dẫn nguồn].
    Ít nhất 30 chiếc là MiG-23[cần dẫn nguồn], nhưng chủ yếu là phiên bản cường kích MiG-23BN, phiên bản này không được thiết kế cho không chiến.
    Những báo cáo này tất nhiên có cả tuyên truyền của Israel, chúng không được Syria cũng như Liên Xô và các sử gia ngoài phương Tây công nhận.
    Israel cũng tuyên bố những chiếc F-15 của họ đã bắn hạ 2 chiếc MiG-23ML vào năm 1985[cần dẫn nguồn].

    Theo các sử gia Liên Xô/Nga, ngày 11 tháng 6 năm 1982, 2 phi công lái 2 chiếc MiG-23MS tên là Heyrat và Zabi đã bắn hạ 1 chiếc phản lực F-4 của Israel bằng 2 tên lửa AA-2 'Atolls'..

    Theo những nguồn tin của Liên Xô/Nga, thì người Syrian chỉ mất 6 chiếc MiG-23MF và 4 phiên bản xuất khẩu MiG-23MS trong suốt cuộc chiến tháng 6 tại Thung lũng Bekaa, và 14 chiếc MiG-23 thuộc phiên bản tấn công mặt đất MiG-23BN cũng bị mất. Cũng trong thời gian đó thì những chiếc MiG-23 của Syria đã hạ ít nhất là 5 chiếc F-16, 2 chiếc F-4E và 1 chiếc BQM-34 trinh sát không người lái.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phục vụ Liên Xô và Khối Warszawa

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kiểm tra hiệu suất

    MiG-23 với 6 giá treo tên lửa R-23 và R-60

    Rất nhiều quốc gia thù địch và bạn hàng của Liên Xô mong muốn có cơ hội được đánh giá hiệu suất của MiG-23. Vào năm 1970, sau một cuộc tổ chức lại xã hội bởi những người đứng đầu Ai Cập, Ai Cập đã cung cấp cho Hoa Kỳ một số máy bay MiG-23MS của mình và Hoa Kỳ cũng nhận được MiG-23 từ Trung Quốc trong một cuộc trao đổi vũ khí.

    Những chiếc MiG-23MS đã giúp Trung Quốc phát triển loại Shenyang J-8II, loại máy bay này của Trung Quốc có vài chi tiết vay mượn của MiG-23, đó là bộ phận giữ thăng bằng và khe hút không khí.

    Tại Mỹ, những chiếc MiG-23MS và những phiên bản khác thu được sau khi nước Đức hợp nhất đã giúp cho các nhà khoa học đánh giá được chương trình vũ khí của quân đội Liên Xô.

    Phi công Hà Lan Leon Van Maurer, người có hơn 1200 giờ bay với F-16, đã bay với chiếc MiG-23ML Flogger-G tại căn cứ không quân ở Đức và Hoa Kỳ trong các trận chiến giả khi MiG-23ML được trang bị vũ khí của Liên Xô.
    Leon Van Maurer đã nhận xét MiG-23ML tỏ ra ưu việt hơn hẳn những phiên bản đầu của F-16 trong thao tác bay, và hệ thống không chiến ngoài tầm nhìn BVR (Beyond Visual Range).

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các quốc gia sử dụng

    Bản đồ các nước sử dụng MiG-23 trong biên chế chính thức

    Các nước vẫn đang sử dụng
    Algérie, Angola, Belarus, Cuba, Ethiopia, Gruzia, Ấn Độ, Kazakhstan, Libya, CHDCND Triều Tiên, Sri Lanka, Syria, Turkmenistan
    Việt Nam
    30 MiG-23ML, 6 MiG-23UB. Thu được ở Cam Ranh không rõ tình trạng. Một số nguồn thông tin là số MiG-23 này được cất trong kho và bỏ ngoài bãi không sử dụng.
    Yemen, Zimbabwe

    Chú thích: Còn những chiếc MiG-23 của Belarussia không biết chắc về tình trạng hoạt động.
    Các nước không còn sử dụng

    Afghanistan, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức. Iran, Ai Cập, Hungary, Iraq, Ba Lan, România, Nga, Liên Xô, Không quân Xô viết, Lực lượng Phòng không Xô viết, Sudan, Ukraina

    Các quốc gia chỉ sử dụng đánh giá
    Trung Quốc, Israel, Hoa Kỳ
    MiG-23 nhận từ Ai Cập tiếp tục bay đánh giá đến cuối thập niên 1980 và hiện đang ở Căn cứ không quân Nellis
    Chú thích: Không quân Nhân dân Việt Nam không sử dụng MiG-23. Những chiếc MiG-23 ở Việt Nam là máy bay Xô Viết đóng tại căn cứ quân cảng Vịnh Cam Ranh trong suốt những năm 1980.
    Không quân Albania chưa bao giờ có MiG-23.

    Thông số kỹ thuật (MiG-23MLD Flogger-L)

    trang bị của MiG-23

    Đặc điểm riêng
    • Phi đoàn: 1
    • Chiều dài: 16.70 m (56 ft 9.5)
    • Sải cánh: cánh xòe 13.97 m (45 ft 10 in)
    • Chiều cao: 4.82 m (15 ft 9.75 in)
    • Diện tích cánh: xòe 37.35 m², cụp 34.16 m (402.05 ft² / 367.71 ft²)
    • Trọng lượng rỗng: 9.595 kg (21.153 lb)
    • Trọng lượng cất cánh: 15.700 kg (34.612 lb)
    • Trọng lượng cất cánh tối đa: 18.030 kg (39.749 lb)
    • Động cơ: 1× Khatchaturov R-35-300, lực đẩy 83.6 kN và 127 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội (18.850 lbf / 28.700 lbf)
    Hiệu suất bay
    • Vận tốc cực đại: Mach 2.4 2.445 km/h trên đất liền; Mach 1.14, 1.350 km/h trên biển (1.553 mph / 840 mph)
    • Tầm bay: 1.150 km với 6 tên lửa AAM, 2.820 km (570 mi / 1.750 mi)
    • Trần bay: 18.500 m (60.695 ft)
    • Vận tốc lên cao: 240 m/s (47.245 ft/phút)
    • Lực nâng của cánh: 420 kg/m² (78.6 lb/ft²)
    • Lực đẩy/trọng lượng: 0.88

    Vũ khí
    • 1x pháo Gryazev-Shipunov GSh-23L 23 mm với 200 viên đạn
    • Có 6 giá treo có thể mang được 3.000 kg (6.610 lb) vũ khí, gồm:
    • R-23/24 (AA-7 Apex)
    • R-60 (AA-8 Aphid)
    • Ngoài ra, những biến thể cải tiến có thể mang được:
    • R-27 (AA-10 Alamo)
    • R-73 (AA-11 Archer)
    • R-77 (AA-12 Adder)

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  4. #204
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ở quê nhà có vụ án “Lệ chi viên” với trung thần Nguyễn Trãi bị tru di!
    Ở quê người cũng không khác!

    Chuyện sảy ra 81 năm về trước!


    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 11 tháng 06, 1937
    • 1937 – Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky (hình) cùng nhiều sĩ quan quân đội cấp cao khác của Liên Xô bị buộc tội âm mưu đảo chính và bị hành hình vào tối cùng ngày và ngày sau đó.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Mikhai...h_Tukhachevsky
    https://en.wikipedia.org/wiki/Mikhail_Tukhachevsky
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Mikha%...Toukhatchevski
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...voi-trung.html

    Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky

    Tukhachevsky trong quân phục mùa đông với cấp bậc Tư lệnh quân khu (Командующий войсками военного округа).

    Tiểu sử
    Sinh 16 tháng 2, 1893, Smolensk, tỉnh Smolensk, Nga
    Mất 12 tháng 6, 1937 (44 tuổi), Moskva, Liên Xô

    Binh Nghiệp
    Phục vụ Đế quốc Nga (1914-1917), CH Nga (1918-1922), Liên Xô (1922-1937)
    Năm tại ngũ 1914-1937
    Cấp bậc Nguyên soái Liên Xô, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân, Phó Dân ủy Quốc phòng
    Tham chiến Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nội chiến Nga, Chiến tranh Nga - Ba Lan

    Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky (tiếng Nga: Михаи́л Никола́евич Тухаче́вский) (sinh ngày 16/2/1893, mất 12/6/1937) là một chỉ huy Hồng quân, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân giai đoạn 1925-1928, Nguyên soái Liên Xô từ năm 1935.

    Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

    Ông có công lớn trong việc chuyển đổi Hồng quân từ một đội quân bán chính quy sau cuộc Nội chiến Nga thành một quân đội hiện đại ở thời gian giữa thập kỷ 1930.

    Là một nhà lý luận quân sự, Tukhachevsky đã đưa ra lập luận biện chứng Vũ khí mới quyết định hình thức mới của chiến tranh làm cơ sở tiên đoán bức tranh chiến trường, từ đó khai sinh học thuyết quân sự "Tác chiến chiều sâu" và giới thiệu khái niệm nghệ thuật chiến dịch bắc cầu giữa hai cấp độ chiến lược và chiến thuật.
    Qua thực tiễn ứng dụng trong chiến tranh ở các quân đội lớn trên thế giới, khái niệm này đã được xem là một đóng góp quan trọng cho nền khoa học quân sự hiện đại.

    Trong cuộc đại thanh trừng trong nội bộ Hồng quân thời kỳ 1937-1941, ông là một trong những phạm nhân có chức vụ cao nhất. Năm 1957, ở thời kỳ sau khi Stalin chết, vụ án của ông được điều tra lại và được kết luận là không đủ chứng cứ buộc tội, ông được phục hồi danh dự.


    Joseph Vissarionovich Stalin[a] (18 December 1878 – 5 March 1953) was a Soviet revolutionary and politician of Georgian nationality. Governing the Soviet Union from the mid-1920s until his death in 1953, he served as General Secretary of the Central Committee of the Communist Party of the Soviet Unionfrom 1922 to 1952 and as the nation's Premier from 1941 to 1953.

    Xuất thân và bắt đầu binh nghiệp
    Xuất thân và giáo dục
    Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky sinh ngày 16 tháng 2 năm 1893 tại điền trang Alexandrovskoye nay thuộc tỉnh Smolensk trong một gia đình quý tộc gồm 9 chị em. Bà nội của ông vốn lớn lên trong nền giáo dục Pháp đảm nhận việc dạy dỗ các cháu, nên các chị em ông lớn lên đều nói hai thứ tiếng. Từ lúc nhỏ, ngoài năng khiếu văn học và âm nhạc, Tukhachevsky còn đam mê lịch sử quân sự và chịu ảnh hưởng của Napoléon Bonaparte.


    Napoléon Bonaparte (phiên âm: Na-pô-lê-ông Bôn-na-pác; tiếng Pháp: Napoléon Bonaparte [napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt], tiếng Ý: Napoleone Buonaparte; một số sách Việt còn ghi tên ông là Nã Phá Luân; 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.

    Do ảnh hưởng này, nên ở trường Tukhachevsky được nhận xét là "người thích tự do, dám coi thường Đức Chúa", mặc dù luôn xuất sắc trong các môn thể thao.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bắt đầu binh nghiệp
    Với kết quả đó, Tukhachevsky lựa chọn gia nhập Trung đoàn Cận vệ Semyenovsky, vốn là một đơn vị danh dự của Sa hoàng.

    Nikolai II, Sa hoàng cuối cùng của nước Nga

    Hai tuần sau, trung đoàn của ông được đưa đến mặt trận Đông Phổ. Chỉ trong thời gian vài tháng ở mặt trận, ông đã được thưởng huân chương 8 lần, trong đó có cả những huân chương danh giá như Huân chương Thánh Vladimir, Huân chương Thánh Anne và Huân chương Thánh Stanislaus.
    Ở một trận đánh vào tháng 2 năm 1915, ông bị thương và trở thành tù binh của Quân đội Đức.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhà chỉ huy Hồng quân
    Giai đoạn Nội chiến
    Sau khoảng nửa năm ở nhà, ông tìm gặp Trotsky lúc này là Dân uỷ Quốc phòng và quyết định gia nhập Đảng Bolshevik. Ngay trong thời gian đầu tham gia Nội chiến, ông đã thể hiện năng lực tổ chức khi hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ Moskva.
    Không lâu sau đó, khi được tín nhiệm cử đến Phương diện quân Đông đang thất bại trước quân Bạch vệ của Đô đốc Aleksandr Kolchak, ông đã gom các nhóm tàn quân lại thành Tập đoàn quân Cách mạng số 1 và ổn định mặt trận[12], từ đó, ông được cử nắm Tập đoàn quân số 5 - một đơn vị mạnh dưới quyền của Mikhail V. Frunze - một chỉ huy được kính trọng của Hồng quân.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giai đoạn chiến tranh Nga - Balan
    Nhờ thành tích ở cuộc Nội chiến, vào tháng 5 năm 1920 Tukhachevsky được tín nhiệm đề bạt làm Tư lệnh Phương diện quân Tây ở hướng chiến lược chống lại Quân đội Ba Lan. Lúc này, Quân đội Ba Lan dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Józef Piłsudski đang nắm một phần lớn Byelorussia ở phía Bắc và đã chiếm được Kiev - thủ đô của Ukraina ở phía Nam.

    https://s20.postimg.cc/75boeap0t/Jozef_Pilsudski1.jpg
    Józef Klemens Piłsudski[a] (5 tháng 12 năm 1867 – 12 tháng 5 năm 1935) là một Nguyên soái người Ba Lan.

    Cuối tháng 5, Phương diện quân Tây của Tukhachevsky và Phương diện quân Tây Nam phản công chặn đứng đà tiến của Quân đội Ba Lan và chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trấn áp các cuộc nổi dậy
    Trong năm 1921, Phương diện quân Tây của Tukhachevsky tiếp tục được giao nhiệm vụ trấn áp các cuộc nổi dậy, mà trong đó nổi bật là cuộc binh biến Kronstadt vào tháng 3 và cuộc nổi dậy của nông dân Tambov vào tháng 5.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhà lý luận quân sự và cải cách quân đội
    Cá tính và khả năng gây ảnh hưởng
    Andrey Bubnov, Maksim Gorky và Mikhail Tukhachevsky tại triển lãm nghệ thuật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga năm 1933
    Tukhachevky là một người lịch lãm. Ông thích nhạc Beethoven, sành rượu vang, chơi đàn và biết làm đàn violin. Trong số các văn nghệ sĩ, ông giao du thân mật với nhạc sĩ Dmitri Shostakovich và nhà văn Boris L. Pasternak, người được đề nghị trao giải thưởng Nobel Văn học 1958.
    https://s20.postimg.cc/rqqg5p6gd/Dmi...k_adjusted.jpg
    Dmitri Dmitriyevich Shostakovich (25 tháng 9 1906 – 9 tháng 8 năm 1975) là một nhà soạn nhạc Nga thời Liên Xô.


    Pasternak on a 1990 Soviet stamp

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các tác phẩm lý luận quân sự
    Năm 1921, Tukhachevky được giao nhiệm vụ Giám đốc Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu, ông đã tập hợp một số tài năng quân sự vào Học viện để gây dựng bộ môn khoa học quân sự Xô Viết. Từ thời gian này trở đi, đặc biệt là lúc kế nhiệm Frunze ở chức vụ Tổng tham mưu trưởng trong giai đoạn 1925-1928, ông đã có trên 120 bài viết, tham luận và bài giảng.
    Trong số đó, có 12 tác phẩm thường được khảo cứu, bao gồm Chiến lược quốc gia và giai cấp (1920), Trận đánh sông Bugs (1924), Các vấn đề về chỉ huy cấp cao (1924), Các vấn đề về chiến lược đương thời (1925), Chiến thuật và chiến lược (1926), Chiến tranh với hình thức đấu tranh vũ trang (1928), Tác chiến và chiến dịch (1929), Giới thiệu ý tưởng cải cách tác chiến của J.F.C. Fuller (1931), Sự phát triển của vũ khí và hình thức tác chiến(1931), Những vấn đề mới của chiến tranh (1931-32), Sự phát triển các hình thức kiểm soát và chỉ huy mới (1934) và Điều lệ tác chiến mới của Hồng quân (1936)[20].

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Khai sinh "Tác chiến chiều sâu"
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Công cuộc hiện đại hoá Hồng quân
    https://s20.postimg.cc/hgo16hyl9/image.jpg
    Andrey Bubnov, Maksim Gorky và Mikhail Tukhachevsky tại triển lãm nghệ thuật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga năm 1933

    Trong thời gian đầu sau Nội chiến, quan điểm phổ biến khi đó xem Hồng quân là quân đội của giai cấp công nông và cần duy trì dưới hình thức dân quân. Cho nên trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928, ở vị trí Tổng tham mưu trưởng, một mặt Tukhachevsky phải đấu tranh cho chủ trương chính quy hóa Hồng quân, một mặt phải nỗ lực vượt bậc để thực hiện công cuộc đó.
    Từ góc độ một nhà lý luận, Tukhachevsky nhìn nhận rằng cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật và vũ khí, cuộc chiến tranh tương lai sẽ có bản chất và hình thức khác trước. Với xu thế tất yếu lúc bấy giờ, ông cho rằng Hồng quân không thể chỉ dừng lại ở chính quy hóa, mà còn phải được cơ giới hóa.

    Ở thời kỳ trước năm 1930, quan điểm này của ông bị các tướng kỵ binh cũ như Voroshilov và Budyonny phản đối[24], phần nào là nguyên nhân khiến đề xuất tái vũ trang Hồng quân ở quy mô lớn của ông bị bác bỏ vào năm 1928, bản thân ông bị huyền chức Tổng tham mưu trưởng sau đó[24].
    [/url]https://s20.postimg.cc/vn3s1qovx/Klim_voroshilov.jpg[/url]
    Kliment Yefremovich Voroshilov(nghe) (trợ giúp·chi tiết) (tiếng Nga: Климе́нт Ефре́мович Вороши́лов; 1881 – 1969) là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị Xô Viết.

    https://s20.postimg.cc/tijf0oi4d/Budyonny-01.jpg
    Semyon Mikhailovich Budyonny (tiếng Nga: Семён Михайлович Будённый) (sinh ngày 25 tháng 4, lịch cũ 13 tháng 4 năm 1883, mất ngày 26 tháng 10 năm 1973) là một chỉ huy của Hồng quân Liên Xô và là một trong 5 Nguyên soái Liên Xô đầu tiên.

    Nhưng ông không bị thụ động hoá: Ở vị trí Tư lệnh Quân khu Leningrad, ông tiếp tục tổ chức các đơn vị nhảy dù, dành thời gian cho các buổi tập trận cơ giới ở trường Karzan để hoàn chỉnh chiến thuật tác chiến cho 2 binh chủng này.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vụ án Tukhachevsky
    Quan hệ với Stalin và Voroshilov

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vụ án Tukhachevsky
    Lễ duyệt binh ngày 1 tháng 5 năm 1937 là lần cuối cùng Tukhachevsky xuất hiện trước quân đội.[34] Trong cùng ngày, Tukhachevsky được thông báo là ông bị thay thế trong vai trò đại diện cho Chính phủ Liên Xô tham dự lễ tấn phong của Vua Anh George VI.


    George VI, tên khai sinh Albert Frederick Arthur George (14 tháng 12 năm 1895 – 6 tháng 2 năm 1952) là Quốc vương Vương quốc Liên hiệp Anh và các Quốc gia tự trị trong Khối thịnh vương chung Anh từ ngày 20 tháng 1 năm 1936 cho đến khi qua đời.

    Không lâu sau đó, ông bị miễn nhiệm ở vị trí Phó Dân ủy Quốc phòng và được điều tới chỉ huy Quân khu Volga.
    Ngày 22 tháng 5 năm 1937, ông bị bắt ở Saratov và bí mật chuyển về Moskva bằng xe tù.
    Ngày 2 tháng 6, trong một cuộc họp của 116 tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân, Stalin lên tiếng về vụ bắt giữ là "không nghi ngờ gì nữa, một âm mưu quân sự - chính trị do bè lũ phát - xít Đức kích động và tài trợ chống lại Nhà nước Liên Xô đã xảy ra".
    Trong 3 tuần bị giam, theo các tài liệu được công bố trên tờ Pravda năm 1988, ông đã bị tra tấn, buộc phải nhận tội làm gián điệp cho Đức Quốc xã.

    Bản nhận tội của ông - được đăng trên cùng số báo - còn dính lấm tấm những vết máu có hình dạng bất thường, được xác minh là rơi ra từ một thân thể đang chuyển động, tức là ông đang cố gượng dậy khi bị đánh vào đầu vào thời điểm "thú tội"[33].
    Bằng bản cung ép buộc đó, Tukhachevsky bị kết án tử hình cùng với 7 nhà lãnh đạo khác của Hồng quân trong phiên xử kín được biết dưới tên "Vụ án bè lũ phản cách mạng Trotskyist trong Hồng quân" vào ngày 11 tháng 6.

    Ông bị xử bắn ngay sau khi án được tuyên.
    Sau khi ông bị tử hình, con gái ông - Svetlana, lúc đó mới 12 tuổi - bị bắt đưa về trại mồ côi dành cho con em "kẻ thù của nhân dân" và đến 17 tuổi thì bị đưa vào trại GULag. Vợ ông lẫn người vợ đã ly hôn trước đó đều bị bắt, bị kết án đày ở Siberia và sau đó đều bị bắn. Mẹ ông và các anh chị em ông đều bị bắt đi đày rồi chết trong thời gian bị đày hoặc bị xử tử trong khoảng vài năm sau đó[33].


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nguyên nhân của vụ án
    Trong thời gian Chiến tranh lạnh, một số nhà sử học đặt nghi vấn rằng các điệp viên Đức, dưới sự chỉ đạo của Heinrich Himmler và Reinhard Heydrich đã phát tán các tài liệu giả về mối quan hệ giữa M. N. Tukhachevsky với Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đức Quốc xã để gieo rắc nghi ngờ ở Stalin, qua đó làm Hồng quân suy yếu[38].


    Heinrich Luitpold Himmler (tiếng Đức: [ˈhaɪnʁɪç ˈluˑɪtˌpɔlt ˈhɪmlɐ] ( nghe); 7 tháng 10 năm 1900 – 23 tháng 5 năm 1945) là Reichsführer (Thống chế) của Schutzstaffel (Đội cận vệ; SS), và là một thành viên hàng đầu trong Đảng Quốc xã (NSDAP) của Đức.

    https://s20.postimg.cc/521968ze5/Bun...d_Heydrich.jpg
    Reinhard Tristan Eugen Heydrich (German: [ˈʁaɪnhaʁt ˈtʁɪstan ˈɔʏɡn̩ ˈhaɪdʁɪç] ( listen); 7 March 1904 – 4 June 1942) was a high-ranking German Nazi official during World War II, and a main architect of the Holocaust.

    Theo giả thiết này, các tài liệu giả được chuyển cho tổng thống Tiệp Khắc Edvard Beneš, ông này tin tưởng vào giá trị của chúng và đã trao nó cho Stalin[38].

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phục hồi danh dự 20 năm sau

    5 nguyên soái đầu tiên của Liên Xô. M. N. Tukhachevsky ngồi hàng đầu, bên trái

    Trong bản hồi ký tái bản năm 1991, Zhukov viết về bản án của Tukhachevsky là "sự lãng phí to lớn nhất của quân đội chúng ta và của cả chính quyền Xô Viết"[33].

    Georgy Konstantinovich Zhukov[a] (1 December [O.S. 19 November] 1896 – 18 June 1974) was a Soviet Red Army officer who became Chief of General Staff, Deputy Commander-in-Chief, Minister of Defence and a member of the Politburo
    Vì thế, sau khi Stalin mất và Khrushchev lên kế nhiệm, mở đầu cho phong trào bài trừ ảnh hưởng của Stalin thì cũng là lúc Zhukov và nhiều tướng lĩnh lên tiếng đòi phục hồi cho Tukhachevsky và các nạn nhân khác.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Căn cứ vào đề xuất của Viện, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra quyết nghị bác bỏ tội chống Đảng, phục hồi Đảng tịch cũng như mọi quyền lợi khác cho tất cả các bị cáo[43].
    Trong thập kỷ 1960-1970, các tác phẩm của ông lần lượt được tái bản, tên ông được đưa vào Bách khoa Toàn thư Xô viết ấn bản 1973.
    Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông được nhắc đến như là một Anh hùng thời Nội chiến và nhà cải cách Hồng quân. Ở thời kỳ thập kỷ 1970 trở đi, ở mỗi thành phố lớn đều có một con đường mang tên Tukhachevsky. Ông dần được trả về một vị trí xứng đáng trong lịch sử Xô Viết.

    Tuy nhiên, vị trí của ông trong sách giáo khoa của các trường quân sự trên thế giới thì không cần đến quyết định phục hồi.

    Di sản và đóng góp
    Đóng góp cho Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
    Sau khi ông bị xử tử, các tác phẩm của ông bị cấm, còn những ý tưởng tác chiến của ông và các tác giả khác trong "Tác chiến chiều sâu" bị rơi vào bóng tối.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Và như lời của một học giả Phương Tây, thì "vòng vây Stalingrad, đai phòng ngự Kursk hay trận mưa đạn pháo ở Berlin đều là những trang sách xé ra từ các tác phẩm của ông"[45].

    Đóng góp cho khoa học quân sự hiện đại
    Suốt 200 năm, Quân đội Hoa Kỳ chiến đấu với các khái niệm "chiến thuật" và "chiến lược" đã định hình: chiến thuật để thắng một trận đánh, chiến lược để thắng cuộc chiến tranh.
    Thất bại trong chiến tranh Việt Nam là một cú sốc lớn với họ khi mà

    "Quân đội Hoa Kỳ thắng trong tất cả các trận đánh, nhưng thua cuộc chiến tranh".
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  5. #205
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay 24 năm hãng Boeing cho bay chiếc B777 lần đầu

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 12 tháng 06, 1994
    • 1994 – Boeing 777 (hình) có chuyến bay đầu tiên, đây là loại máy bay hai động cơ thân rộng lớn nhất thế giới.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Boeing_777
    https://en.wikipedia.org/wiki/Boeing_777
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Boeing_777
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...g-cho-bay.html


    Một chiếc Boeing 777 của Air New Zealand

    Kiểu Máy bay dân dụng cỡ lớn
    Hãng sản xuất Boeing Commercial Airplanes
    Chuyến bay đầu tiên 12 tháng 6 năm 1994
    Được giới thiệu 7 tháng 6 năm 1995 với hãng United Airlines
    Tình trạng Được chứng nhận
    Khách hàng đầu tiên Singapore Airlines (67)
    Số lượng sản xuất 672 (6.2007)
    Chi phí máy bay
    777-200: US$187,5-205,5 triệu
    777-200ER: US$200,5-224 triệu
    777-200LR: US$231-256 triệu
    777-300: US$221,5-246,5 triệu
    777-300ER: US$240-278,5 triệu
    777F: US$245-253 triệu

    707 · 717 · 727 · 737 · 747 · 757 · 767 · 777 · 787

    Phi cơ hàng không dân sự Boeing 777 là một dòng máy bay hai động cơ thân rộng của Hoa Kỳ được công ty Commercial Airplanes division thuộc hãng Boeing chế tạo.

    The Boeing Company - Công ty Boeing

    Máy bay này có thế chở từ 301 đến 368 hành khách trong một cấu hình 3 hạng ghế và có tầm bay từ 5.210 đến 9.420 dặm (9.650 đến 17.450 km).
    Các đặc điểm nổi bật của Boeing 777 bao gồm bộ sáu bánh xe bên mỗi bộ truyền động hạ cánh chính (main landing gear), mặt cắt thân máy bay tròn trịa.

    Engines, extended slats, flaps, and landing gear of an American Airlines777-200ER

    Dòng 777 là máy bay thương mại đầu tiên được thiết kế hoàn toàn trên máy tính. Không có mô hình nào đã được sản xuất; mọi thứ được tạo ra trên một hệ thống phần mềm CAD: Computer-aided design 3D được biết đến với tên gọi CATIA: Computer Aided Three Dimensional Interactive Application.

    https://s20.postimg.cc/vz92jshy5/Schneckengetriebe.png
    Example: 2D CAD drawing


    Example: 3D CAD model


    Mô phỏng máy công cụ

    Điều này cho phép một chiếc 777 thực được lắp ráp mô phỏng, kiểm tra các can thiệp và xác minh độ trùng khít với nhau của hàng ngàn linh kiện trước khi các nguyên mẫu tốn kém được sản xuất.

    Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trực tiếp của Boeing 777 là Airbus A330-300, A340 và một vài kiểu đang được đề nghị sản xuất A350 XWB.

    https://s20.postimg.cc/63pc0my4t/Vie...s_A330-200.png
    A330-200 thuộc Vietnam Airlines

    https://s20.postimg.cc/v9qa7h74t/Cat...c_a340-600.jpg
    A340-600 hãng Cathay Pacific hạ cánh tại Sân bay London Heathrow

    https://s20.postimg.cc/u7g3oybgt/A35...ow_pass_02.jpg
    Máy bay Airbus A350-900 F-WXWB trong chuyến bay đầu tiên, 14 tháng 6 năm 2013

    Boeing 777 có thể cuối cùng được thay thế bằng một gia đình sản phẩm mới, Y3, một dòng máy bay có dẫn tới các công nghệ 787. Mẫu Y3 cũng có thể thay thế các đợt sản xuất của mẫu 747.

    Phát triển
    Bối cảnh
    Trong thập niên 1970, Boeing đã tuyên bố các kiểu mới:
    máy bay hai động cơ 757 thay thế cho 727 máy bay hành lang đôi 767 để thách thức với Airbus A300,
    và ý tưởng máy bay có ba động cơ phản lực 777 để cạnh tranh với DC-10 và Lockheed L-1011 TriStar.
    Căn cứ trên một thiết kế 767 chỉnh lại cánh, chiếc 777 275 ghế đã được đề nghị chế tạo với hai biến thể: một dòng xuyên lục địa có tầm xa 2.700 dặm (5.000 km) và một dòng giữa các lục địa có tầm xa 4.320 dặm (8.000 km).

    Các máy bay hai động cơ phản lực là một thành công lớn một phần là do các quy định ETOPS: (Extended Range Operation with Two-Engine Airplanes) của thập niên 1980.

    The difference between an ETOPS flight plan (the solid green line) and a non-ETOPS flight plan (the dashed blue line)

    Tuy nhiên, dự án chế tạo chiếc 777 ba động cơ đã bị hủy bỏ (rất giống với ý tưởng ba động cơ của chiếc Boeing 757) một phần là do tính phức tạp của thiết kế máy bay ba động cơ phản lực và sự thiếu vắng của loại động cơ 40.000 lbf (178 kN). Sự hủy bỏ này đã để lại cho hãng Boeing một khoảng cách lớn về kích cỡ và tầm bay giữa hai kiểu 767-300ER và 747-400 đang sản xuất.
    Các dòng DC-10 và L-1011, đều được đưa vào phục vụ từ đầu thập niên 1970, đã đến độ chín muồi để phải thay thế.
    Trong lúc đó, Airbus đã phát triển loại máy bay A340 để đáp ứng được yêu cầu đó và cạnh tranh với Boeing.


    El Al Boeing 777. Note the 777's unique tailcone notch.

    Giữa thập niên 1980, Boeing đưa ra đề nghị loại máy bay mở rộng ra 767, được gán tên gọi là 767-X. Dòng này có thân dài hơn và cánh rộng hơn loại 767 hiện hữu và có 340 ghế với tầm bay tối đa 7.300 dặm (13.500 km). Chiếc 767-X này không gây được ấn tượng với các hãng hàng không vì họ muốn loại phi cơ nào có năng lực tầm xa ngắn cho đến liên lục địa, một mặt cắt ngang cabin rộng hơn, một cấu hình cabin hoàn toàn linh động và một chi phí vận hành thấp hơn bất cứ quãng đường liên tục nào của 767.
    Đến năm 1988, Boeing đã nhận ra rằng giải pháp duy nhất chỉ có thể là một thiết kế mới: máy bay ba động cơ phản lực 777.

    Giai đoạn thiết kế của 777 khác với những dòng máy bay phản lực khác của Boeing.

    Lần đầu tiên, 8 hãng hàng không lớn đã có một vai trò trong sự phát triển máy bay này. Các hãng hàng không được tham khảo ý kiến gồm có United Airlines, American Airlines, Delta Air Lines, ANA, British Airways, JAL, Qantas, và Cathay Pacific. (Đến tháng 5 năm 2007, Qantas là hãng hàng không duy nhất trong các hãng hàng không lớn đã được tham khảo ý kiến, chưa đặt mua chiếc 777 nào.) Triết lý "Cùng làm việc với nhau", như Boeing gọi, có nghĩa rằng máy bay dòng 777 là máy bay định hướng khách hàng nhất cho đến nay.

    https://s20.postimg.cc/r5azfate5/Uni...s_Logo_svg.png
    United Airlines, là công ty con hàng đầu của UAL Corporation, là một hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ, có trụ sở ở Chicago, Illinois

    https://s20.postimg.cc/xvrgoptel/Ame...s_Logo_svg.png
    American Airlines (AA) là hãng hàng không lớn nhất thế giới về lượng khách-dặm vận chuyển và quy mô đội tàu bay[cần dẫn nguồn], và lớn thứ hai thế giới (sau Air France-KLM) về doanh số hoạt động

    https://s20.postimg.cc/51f5iahy5/Delta_logo_svg.png
    Delta Air Lines, Inc. (tiếng Anh của "Hãng hàng không Delta"; NYSE: DAL) là một hãng hàng không Hoa Kỳ có trụ sở ở thành phố Atlanta, Georgia.

    https://s20.postimg.cc/oxb4xom31/All...s_Logo_svg.png
    Công ty cổ phần All Nippon Airways (全日本空輸株式会社 Zen-nippon Kūyu Kabushiki-kaisha?, TYO: 9202, LSE:ANA), cũng có tên tiếng Nhật Zennikkū (全日空?) (Toàn Nhật Không), viết tắt ANA, là một hãng hàng không có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản.

    https://s20.postimg.cc/6j0ltwcf1/Bri...s_Logo_svg.png
    'British Airways plc hay BA (LSE:BAY) là hãng hàng không quốc gia của Vương quốc Anh, tổng hành dinh của BA được đặt tại Waterside, gần với điểm trung truyển chính là sân bay London Heathrow.

    https://s20.postimg.cc/hw8t5m7rx/Jap...s_Logo_svg.png
    Japan Airlines Corporation (株式会社日本航空 Kabushiki-gaisha Nihon Kōkū?) (TYO: 9205), hoặc JAL, là hãng hàng không lớn thứ hai ở Nhật Bản, sau hãng All Nippon Airways

    https://s20.postimg.cc/43ue9ljgt/Qan...o_2016_svg.png
    Qantas là tên của hãng hàng không quốc gia của Úc và là hãng hàng không lớn thứ 11 thế giới.

    https://s20.postimg.cc/fumnqih59/Cat...c_logo_svg.png
    Cathay Pacific giản thể: 国泰航空公司; phồn thể: 國泰航空公司; bính âm: Guótài Hángkōng Gōngsī được gọi là Quốc Thái Hàng Không trong Hán-Việt (tiếng Anh: Cathay Pacific Limited viết tắt: 國泰/国泰) là hãng hàng không quốc gia của Hong Kong với tổng hành dinh và điểm trung chuyển chính tại sân bay quốc tế Hong Kong

    Sản xuất
    Tháng 10 năm 1990, United Airlines đã trở thành khách hàng đầu tiên của Boeing 777 khi hãng đã đặt hàng mua 34 chiếc biến thể -200 và hợp đồng quyền mua (option) 34 chiếc nữa. Việc sản xuất chiếc máy bay đầu tiên đã được bắt đầu vào Tháng 1 năm 1993 tại nhà máy Everett của Boeing gần Seattle.

    https://s20.postimg.cc/vsvdgnyil/Sno...Washington.png
    Vị trí của Everett, Washington

    Chiếc 777 bao gồm các nội dung quốc tế đáng kể, chỉ bị qua mặt bởi 787.

    Các công ty quốc tế có đóng góp bao gồm Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries (các pa-nen thân máy bay), Fuji Heavy Industries, Ltd. (phần cánh trung tâm), Hawker De Havilland (elevators), ASTA (rudder) và Ilyushin (cùng thiết kế khoang hành lý phía trên ghế ngồi).

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Emirates là hãng hàng không vận hành nhiều máy bay thuộc gia đình Boeing 777 nhất với 147 chiếc đang hoạt động, trong đó 10 chiếc là biến thể 777-200LR, 9 chiếc là biến thể 777-300 và 128 chiếc là biến thể 777-300ER. Hãng đã từng sử dụng 3 biến thể 777-200, 6 biến thể 777-200ER và đã nghỉ hưu vào năm 2016.


    Emirates (tiếng Ả Rập: طَيَران الإمارات DMG: Ṭayarān Al-Imārāt) là một trong hai hãng hàng không quốc gia của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cùng với Etihad Airways, và có trụ sở tại Dubai

    Đến tháng 12 năm 2016, có tổng cộng 55 khách hàng đã cam kết đặt 1902 đơn hàng cho 777.

    đơn đặt hàng và giao hàng Boeing 777 theo loại
    • xem
    • thảo luận
    sửa | Tổng số đơn hang | Tổng số giao hang
    777-200 | 88 | 88
    777-200ER | 422 | 422
    777-200LR | 59 | 59
    777-300 | 60 | 60
    777-300ER | 809 | 702
    777F | 158 | 129
    777X | 306 | -
    Tổng | 1.902 | 1.460

    Đơn đặt hàng và giao hàng thông tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 and deliveries

    Livraisons de Boeing 777 par variante depuis 1995

    • Boeing 777-200
    • Boeing 777-200ER
    • Boeing 777-200LR
    • Boeing 777-300
    • Boeing 777-300ER
    • Boeing 777F

    Thiết kế
    Boeing đã áp dụng các công nghệ tiên tiến trong máy bay 777.
    Các đặc điểm nổi bật bao gồm:
    • Màn hình hiển thị chuyến bay buồng lái hiển thị bằng màn hình LCD glass cockpit Honeywell
    • Hệ thống điều khiển bay bằng điện số đầy đủ với khả năng đảo qua điều khiển bằng tay trong trường hợp khẩn cấp
    • Điện tử hàng không có thể chỉnh cấu hình bằng phần mềm đầy đủ (Fully software configurable avionics)
    • Túi bay điện tử (Electronic flight bag)
    • Thiết kế nhẹ hơn bao gồm việc sử dụng vật liệu composit (9% trọng lượng)
    • Mạng lưới điện tử hàng không cáp quang
    • Các động cơ cánh quạt trong mạnh mẽ nhất trên máy bay thương mại với đường kính quạt 128 inch (3,25 m) trên GE90-115B1.
    • Càng đáp và các lốp lớn nhất từng được sử dụng trong một máy bay phản lực thương mại. Mỗi lốp của bộ bánh hạ cánh chính của một chiếc 777-300 chịu một suất tải trọng tối đa 52.310 lb (23.730 kg) khi máy bay chất đầy tải, mức tải trọng tối đa cao nhất mỗi bánh lốp của bất cứ máy bay hoạt động nào đã được tạo ra.

    Các hệ thống chính của Boeing 777
    https://s20.postimg.cc/esch83vst/Tra...light_deck.jpg
    Glass cockpit of a Transaero Airlines 777-200ER

    https://s20.postimg.cc/fhv9kj1i5/Eti...edelstaedt.jpg
    Economy class cabin of Etihad Airways 777-300ER in a 3-3-3 layout

    https://s20.postimg.cc/4ia28y5y5/777...urel_Class.jpg
    EVA Air 777-300ER business class in 1-2-1 herringbone layout

    Vệ tinh
    Máy bay Boeing 777 có 1 hệ thống giao tiếp với vệ tinh SATCOM. Nó cung cấp độ tin cậy trong đường truyền âm thanh và dữ liệu giao tiếp đường dài.
    Hệ thống có thể phát và nhận thông tin bao gồm:
    • Giọng nói của phi hành đoàn.
    • Giọng nói của hành khách
    • Dữ liệu giao tiếp
    • Telex
    • Sao chép dịch vụ

    Hệ thống dẫn đường
    Thiết bị điện tử mới: B777 sử dụng một số thiết bị điện tử mới như dung sai lớn (highly fault tolerant) và khối phân tích dữ liệu không khí và định vị quán tính (ADIRS: air data inertial reference unit). ADIRS kết hợp hệ thống dữ liệu không khí và hệ thống định vị quán tính thành 2 khối có thể thay thế (LRUs): Thứ nhất hệ thống dữ liệu không khí (ADIRU) và thứ hai là hệ thống phân tích thành phần không khí (SAARU)
    Độ tin cậy cao: Bởi vì có 2 khối thay thế chính trong hệ thống thay vì 3 máy tính phân tích dữ liệu về không khí (ADCs) và 3 khối chuẩn quán tính (IRUs) vì thế giảm được khối lượng. Cũng như độ tin cậy cao của ADIRS làm cho giảm những phụ tùng bảo dưỡng và dự phòng.
    Vệ tinh dẫn đường: B777 sử dụng những tiến bộ mới nhất trong hệ thống dẫn đường như hệ thống định vị toàn cầu (GPS). GPS làm tăng độ chính xác, góp phần tiết kiệm nhiên liệu và thực hiện các chuyến bay đúng giờ.
    Thành phần thiết bị cũ: B777 sử dụng nhiều thiết bị điện tử có thể thay thế LRUs như trong 747-400, 767 và 757 đã sử dụng. Sự dụng những thiết bị điện tử này cũng góp phần giảm chi phí bảo dưỡng và dự phòng.

    Hệ thống bay tự động (AFDS: Autopilot Flight Director System)
    AFDS có 3 kênh, nó cung cấp sự điều khiển tự động của máy bay & hướng dẫn trong các chuyến bay. Khi được kích hoạt, hệ thống này sẽ bay với đường bay và tốc độ bay đã chọn. AFDS của B777 cũng giống như B747-400, B757, B767. Chỉ khác trong giao diện với hệ thống

    Hệ thống điện
    Trên B777 có 2 nguồn năng lượng song song cung cấp ngay lập tức năng lượng trên cùng 1 đường truyền, nếu đường truyền này chuyển năng lượng từ nguồn này sang nguồn kia. Điều này cho phép năng lượng điện trên 777 luôn luôn được duy trì.
    Hệ thống quản lý tải điện (ELMS: ELMS chịu trách nhiệm phân phối công suất điện trên máy bay. Nó cũng cung cấp điểu khiển logic cho một số hệ thống. Vì thế ELMS thay thế rôle logic phức tạp và các bảng mạch trên máy bay.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhiên liệu
    Khối lượng nhiên liệu: B777 bao gồm hai khoang nhiên liệu chính ở hai cánh và một khoang nhiên liệu trung tâm có thể chứa được 306.000 pound (139000 kg) đối với B777-200ER và 777-300. Máy bay B777-200 có thùng nhiên liệu trung tâm nhỏ hơn và nó chỉ chứa được 209000 pounds (94700 kg).
    Thùng trung tâm tự động xả: Khi nhiên liệu trong thùng trung tâm cạn, các thùng nhiên liệu chính ở hai cánh tự động cung cấp cho động cơ. Lượng nhiên liệu còn lại tự động chuyển sang cho hai thùng chính.
    Hệ thống tự động tháo bỏ nhiên liệu: Hệ thống tháo bỏ nhiên liệu ra khỏi máy bay để giảm trọng lượng cho máy bay. Điều đó nhằm bảo vệ máy bay quá tải khi hạ cánh. Hệ thống được kích hoạt bởi phi công và tự động dừng khi máy bay ở khối lượng cất cánh lớn nhất cho phép.
    Hệ thống chỉ định dầu siêu âm (FQIS: Fuel Quantity Indicating System): FQIS sử dụng một hệ thống siêu âm và một tiến bộ vi xử lý để đo lượng dầu.
    Phát hiện nước: Những cảm biến siêu âm phát hiện nước được gắn dưới đáy của thùng nhiên liệu.Hệ thống máy tính trung tâm chỉ ra những tin nhắn để cảnh báo thợ bảo dưỡng có nước trong nhiên liệu.
    Hệ thống hiển thị tình trạng nhiên liệu: Hệ thống hiển thị một cách tóm tắt dướI dạng biểu đồ nhiên liệu đã được sử dụng.

    Mua bán Boeing 777
    Bài chi tiết: Danh sách các hãng sử dụng Boeing 777


    Các đơn hàng
    2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990
    143 76 154 42 13 32 30 116 35 68 55 68 101 0 30 30 24 28

    Giao hàng
    2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990
    38 65 40 36 39 47 61 55 83 74 59 32 13 0 0 0 0 0

    • Cập nhật gần nhất: ngày 5 tháng 7 2007



    https://s20.postimg.cc/6muf9wa3x/Ice...nger_inset.jpg
    Trent 800 FOHE with ice accumulation

    Ngày 29 Tháng 7 năm 2011, một chiếc 777-200ER dự kiến sẽ hoạt động chuyến EgyptAir Flight 667, bị cháy buồng lái khi đỗ tại sân bay quốc tế Cairo trước khi khởi hành. Các hành khách đã được sơ tán và không có thương tích. Đội cứu hỏa sân bay đã dập tắt ngọn lửa. Chiếc máy bay đã bị loại bỏ. Nguyên nhân được cho là chập điện ở vòi cung cấp oxy của phi công.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #206
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay 18 năm tổng thống nam Hàn Kim Dae-jung gặp lãnh đạo bắc Hàn là Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 13 tháng 06, 2000
    • 2000 – Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung (hình) gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, khởi đầu hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_Dae-jung
    https://en.wikipedia.org/wiki/Kim_Dae-jung
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Kim_Dae-jung
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...m-han-kim.html


    Kim Dae-jung

    Chức vụ
    Tổng thống thứ 8 của Đại Hàn Dân Quốc
    Nhiệm kỳ 25 tháng 2 năm 1998 – 25 tháng 2 năm 2003

    Tiền nhiệm Kim Yeong-sam
    Kế nhiệm Roh Moo-hyun

    Thông tin chung
    Đảng phái Đảng Dân chủ Thiên niên kỷ (nay là Đảng Dân chủ Thống nhất)
    Quốc tịch South Korea
    Sinh 3 tháng 12, 1925, Haui-do, Sinan, Jeollanam-do, Triều Tiên thuộc Nhật
    (nay là Haui-do, Hàn Quốc)
    Mất 18 tháng 8, 2009 (83 tuổi), Seoul, Hàn Quốc
    Tôn giáo Công giáo
    Chữ ký
    Giải Nobel Hòa bình (2000)

    Kim Tê Chung
    Hangul 김대중
    Hanja 金大中 (Kim Đại Trung)
    Romaja quốc ngữ Gim Daejung
    McCune–Reischauer Kim Taejung

    Bút danh
    Hangul 후광
    Hanja 後廣
    Romaja quốc ngữ Hugwang
    McCune–Reischauer Hugwang

    Kim Dae-jung (tiếng Triều Tiên: 김대중, gọi theo tiếng Việt: Kim Tê Chung, âm Hán-Việt Kim Đại Trung; 3 tháng 12 năm 1925 - 18 tháng 8 năm 2009) là tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc từ 1998 đến 2003, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2000.


    Vị trí của Hàn Quốc (xanh đậm) trên thế giới.
    Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nhưng không kiểm soát (xanh nhạt)


    Huy chương Giải Nobel
    Ông được gọi là "Nelson Mandela của châu Á" bởi đã dành phần lớn cuộc đời hoạt động chính trị nhằm đấu tranh chống chế độ độc tài cũng như chính sách Ánh dương ông áp dụng đối với Bắc Triều Tiên.

    Tuổi trẻ và đấu tranh chống độc tài quân sự
    Các văn bản chính thức ghi ngày sinh của Kim Dae-jung là 3 tháng 12 năm 1925, tuy nhiên có nguồn cho rằng ngày sinh thực là 6 tháng 1 năm 1924, chính Kim đã đổi để tránh bị cưỡng bức tòng quân trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc. Ông sinh ra ở huyện Sinan, thuộc tỉnh Jeolla, nay là Jeolla Nam.


    Vị trí trên Hàn Quốc

    Kim tốt nghiệp trường Trung cấp Kinh doanh Mokpo năm 1943 với thành tích xuất sắc. Sau khi làm thư ký cho một công ty hàng hải của Nhật, ông trở thành chủ công ty và trở nên giàu có.
    Ông đào thoát khỏi sự xâm lược của Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên.
    Kim bắt đầu tham gia chính trường từ năm 1954, dưới thời tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lý Thừa Vãn.


    Lý Thừa Vãn (cũng viết Syngman Rhee, Li Sung-man, Yi Sung-man, hay I Seung-man, tiếng Triều Tiên: 이승만, 26 tháng 3 năm 1875 – 19 tháng 7 năm 1965) là Tổng thống đầu tiên của Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc cũng như sau này là Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc.

    Ông đắc cử ghế nghị sĩ tại Quốc hội năm 1961, nhưng kết quả bầu cử bị một cuộc đảo chính quân sự do Park Chung Hee lãnh đạo.

    Park Chung Hee hay Bak Jeonghui (Chosŏn'gŭl: 박정희; Hanja: 朴正熙; Hán-Việt: Phác Chính Hy) (14 tháng 11 năm 1917 – 26 tháng 10 năm 1979) là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, Đại tướng, Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa.

    Tuy nhiên ông liên tiếp đắc cử các cuộc bầu cử nghị viện năm 1963 và 1967, dần trở thành lãnh tụ phái đối lập. Do đó, ông được phái đối lập đưa ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971.
    Ông gần như đã có thể đánh bại Park, người đoạt được thắng lợi cuối cùng bằng một chiến dịch truyền thông đầy thiên vị. Tuy vậy Kim đã tỏ ra ảnh hưởng mạnh mẽ; đặc biệt ở vùng Jeolla ông nhận được tới 95% phiếu phổ thông, một kỷ lục hiện vẫn chưa bị phá ở Hàn Quốc.

    Kim bị một tai nạn xe hơi nghiêm trọng sau cuộc bầu cử, mà dường như là một vụ tấn công có chủ đích (để lại thương tật vĩnh viễn cho ông ở hông). Do đó ông phải rời nước để sang Nhật, nơi ông tiếp tục lãnh đạo phong trào dân chủ chống độc tài, vốn trở nên càng mạnh mẽ bởi Hiến pháp Duy Tân năm 1972 của Park nhằm thâu tóm quyền lực độc tài.
    Ngày 8 tháng 8 năm 1973, sau một cuộc họp với lãnh đạo Đảng Dân chủ Thống Nhất tại Khách sạn Grand Palace ở Tokyo, ông bị một nhóm đặc vụ Hàn Quốc bắt cóc và dự định thủ tiêu nhưng sau đó đã được thả ra, điều mà về sau ông còn nhắc lại trong diễn văn nhận giải Nobel.

    Sau đó, ông quyết định trở về Seoul, nhưng chính quyền quân sự cấm ông hoạt động chính trị và năm 1976 đã bắt giam, kết án ông 5 năm tù vì tham gia một quốc biểu tình chống chính quyền, từ năm 1978 án giảm xuống thành quản thúc tại gia dưới sức ép của cộng đồng quốc tế.
    https://s20.postimg.cc/433ud08bx/Sou..._Seoul_svg.png
    Vị trí Seoul trên bản đồ Hàn Quốc

    Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi ông là một "tù nhân lương tâm".

    Sau vụ ám sát Park Chung Hee năm 1979, Kim được trao trả tự do hoàn toàn. Nhưng chỉ một năm sau, 1980, Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính và sau đó đàn áp dã man Phong trào dân chủ Gwangju.

    Jeon Du-hwan hay Chun Doo-hwan (Hangul: 전두환 (âm Việt: Chon Đu Hoan, chữ Hán: 全斗煥 (âm Hán Việt: Toàn Đẩu Hoán), sinh ngày 18 tháng 1 năm 1931 là một tướng lĩnh và chính khách Hàn Quốc.

    Trong làn sóng bắt bớ thanh trừng sau đó, ông bị tuyên án tử hình với tội nổi loạn và gián điệp. Nhiều tổ chức nhân quyền và quốc gia dân chủ đã vận động bãi bỏ án quyết này, trong đó Giáo hoàng Gioan Phaolô II có gửi thư cho Chun xin ân xá cho Kim.


    Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị, Latinh: Ioannes Paulus II; tên sinh Karol Józef Wojtyła (trợ giúp·chi tiết); 18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978

    Trong lúc sắp bị hành hình (bằng cách bị trói đưa lên trực thăng và quăng xuống biển), sự can thiệp muộn màng nhưng hữu ích của chính phủ Hoa Kỳ đã tỏ ra hiệu quả: án quyết giảm xuống còn 20 năm tù, và về sau trở thành trục xuất sang Hoa Kỳ. Kim Dae-jung sang cư trú tại Boston và giảng dạy với tư cách giáo sư thỉnh giảng ở Trung tâm Sự vụ Quốc tế của Đại học Harvard.
    Trong thời kỳ này ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính quyền quân sự trên các tạp chí uy tín. Vào năm 1985, ông quyết định trở về quê hương.

    Xây dựng nền dân chủ mới
    Trở lại Seoul, Kim lập tức đối mặt với lệnh quản thúc, nhưng tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo phe đối lập. Năm 1987, Chun Doo-hwan nhìn nhận sự phản đối độc tài của người dân, đồng ý từ chức và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống công bằng đầu tiên ở Hàn Quốc. Phe đối lập đã không tìm được tiếng nói thống nhất, số phiếu của họ bị phân chia giữa Kim Dae-jung (27%) và Kim Young-sam (28%), khiến cho ứng viên Roh Tae-woo - một cựu tướng lĩnh được Chun đỡ đầu - chiến thắng chỉ với 36.5 % phiếu phổ thông.

    https://s20.postimg.cc/55e0vkm0d/Kim_Young_Sam_1996.png
    Kim Young-sam (tiếng Triều Tiên: 김영삼; Hanja: 金泳三; phát âm tiếng Triều Tiên: [kim jʌŋsʰam]; Hán-Việt: Kim Vịnh Tam, 20 tháng 12 năm 1927 – 22 tháng 11 năm 2015)

    https://s20.postimg.cc/g4z87ex2l/Roh...89-_Mar-13.jpg
    Roh Tae-woo hay No Tae-u (tiếng Hàn: 노태우; Hán-Việt: Lô Thái Ngu) sinh ngày 04 tháng 12 năm 1932 là một tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc. Ông làm tổng thống từ 25 tháng 2 năm 1988 đến 25 tháng 2 năm 1993.

    Năm 1992, ông lại một lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống, lần này là cuộc đối đầu trực tiếp với Kim Young-sam, người sáp nhập đảng của mình với Đảng Dân chủ Công lý đương quyền để lập nên Đảng Đại Dân tộc. Nhiều người tin rằng sự nghiệp chính trị của Kim Dae-jung đã kết thúc khi ông rời bỏ chính trường, sang Anh và nhận một vị trí tại Clare Hall thuộc Đại học Cambridge.
    Tuy nhiên, năm 1995 ông đã tuyên bố quay lại và tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư của mình.
    Và lần này, tình thế có phần thuận lợi hơn cho ông khi công chúng đang phản đối chính sách của chính phủ trong việc vực dậy nền kinh tế khỏi cú sốc của cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 bùng nổ chỉ ít ngày trước ngày bầu cử.
    Kết quả là trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12 năm 1997, liên danh với ứng viên phó tổng thống Kim Jong-pil ông đã đánh bại Lee Hoi-chang-ứng cử viên được Kim Young-sam hậu thuẫn.
    https://s20.postimg.cc/vqgjrdw65/Kim_Jong-pil_1999.png
    Kim Jong-pil (hangul: 김종필, 7 tháng 1 năm 1926) là một quân nhân, tướng lĩnh và chính trị gia Hàn Quốc.

    https://s20.postimg.cc/y7saynvi5/Lee_Hoi-chang_2010.jpg
    Lee Hoi-chang(Tiếng Triều Tiên: 이회창/ 李會昌 *; 2 tháng 6 năm 1935 -), là Thủ tướng của Đại Hàn Dân Quốc 1993 - 1994. Ông có bí danh là Kyunssa(경사).

    Thắng lợi ông cũng đến một phần từ sự chia rẽ của đảng đối lập, cho phép ông đắc cử với chỉ 40.3% phiếu phổ thông.
    Ông tuyên thệ làm Tổng thống thứ 8 của Đại Hàn Dân Quốc ngày 25 tháng 2 năm 1998, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc một đảng cầm quyền chuyển giao quyền lực hòa bình cho người đối lập chiến thắng trong một cuộc bầu cử dân chủ.

    Tổng thống Hàn Quốc
    https://s20.postimg.cc/t94sk574t/Bil..._Dae-_Jung.jpg
    Đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton (bên trái) tại hội nghị APEC ở Auckland, 12 tháng 12 năm 1999

    Khi Kim Dae-jung mới nhậm chức, đã có những ngờ vực về khả năng điều hành của ông, người được biết tới như một nhà hoạt động dân chủ nhiều hơn là một nhà quản lý. Tuy nhiên ông đã tỏ ra xuất sắc trong vị trí của mình.
    Đáp lại cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính (kinh tế tăng trưởng âm -5.8% năm 1998), Tổng thống Kim đã tiến hành những cuộc cải cách mạnh mẽ nhằm tái cấu trúc nền kinh tế.
    Ông tìm cách giảm bớt những ưu đãi cho các chaebol (các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc như Hyundai hay Samsung có quan hệ mật thiết chính quyền) trong khi tăng cường minh bạch tài chính.

    https://s20.postimg.cc/r4kfj30d9/Hyu...oup_CI_svg.png
    Tập đoàn Hyundai (tiếng Hàn: 현대 자동차 그룹(Hyeondae jadongcha geurub), Hanja: 現代 自動車 그룹 ("Hiện đại Tự động xa Tập đoàn"); tiếng Anh: Hyundai Motor Group; tiếng Trung: 现代集团 (Hiện đại Tập đoàn)) là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính tại Seoul.

    https://s20.postimg.cc/jol5xazt9/Samsung_Logo_svg.png
    Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼성 (Romaja: "Samseong", phiên âm chuẩn: "Xam-xâng"); Hanja: 三星; âm Hán Việt: "Tam Tinh" -nghĩa là "3 ngôi sao"), là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul.

    Năm 1999, nền kinh tế tăng trưởng trở lại 10.2 % và tiếp tục duy trì tốc độ những năm sau đó. Ông cũng vận động để đưa thành luật dẫn đến sự hình thành chế độ phúc lợi xã hội đương đại ở Hàn Quốc; trong nhiệm kỳ của ông Hàn Quốc đã đồng tổ chức (cùng với Nhật Bản) thành công World Cup 2002.
    Ông cũng tỏ ra khoan dung với những lãnh đạo của chế độ cũ đã từng bắt giữ và tuyên án tử hình mình.

    Đối với Bắc Triều Tiên, chính quyền Kim Dae-jung thực hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo được biết dưới tên Chính sách Ánh dương. Trong khi lên án các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc tuyên bố không có ý định tái chiếm miền Bắc bằng bất kỳ cách thức nào và tìm cách cường hợp tác giữa hai miền, tránh xung đột và chính trị hóa các sự vụ.
    Kết quả là các gia đình bị ly tán giữa hai miền đã có cuộc gặp gỡ hiếm hoi, các công ty Hàn Quốc được phép đầu tư có giới hạn ở miền gần biên giới hai nước và Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế có kênh tiếp cận cho mục đích viện trợ nhân đạo. Đỉnh điểm của chính sách này là hội nghị thượng định có tính lịch sử năm 2000 giữa Kim Dae-jung và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il.


    Kim Chính Nhật hay Kim Châng In (lúc mới sinh có tên Yuri Irsenovich Kim;[1] (tiếng Triều Tiên: 김정일; chữ Hán: 金正日; âm Hán Việt: Kim Chính Nhật; tiếng Anh viết Kim Jong Il hay Kim Jong-il; sinh ngày 16 tháng 2 năm 1942-mất ngày 17 tháng 12 năm 2011) là lãnh tụ tối cao nắm thực quyền của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ 1994 đến 2011.

    Điều này đã giúp Kim Dae-jung nhận giải Nobel Hòa bình năm 2000, nhưng cũng có những chỉ trích rằng chính sách này đã che đậy các tội ác tàn bạo ở miền Bắc trong thời gian đó cũng như chuyển giao một khoản tiền lớn cho chính phủ Bình Nhưỡng nhằm đổi lấy thỏa thuận. Năm 2003, Chánh văn phòng của Kim là Park Ji-won đã phải chịu án tù 12 năm với một số cáo buộc, trong đó có liên quan tới việc Hyundai trả tiền cho Hội nghị liên Triều.

    Những năm cuối đời
    Kim kêu gọi những biện phán ngăn chặn chống lại Bắc Triều Tiên để giải trừ vũ khí hạt nhân và bên cạnh đó bảo vệ cho chính sách Ánh dương của mình. Ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Portland ngày 17 tháng 4 năm 2008.

    Kim Dae-jung mất ngày 18 tháng 8 năm 2009 tại Bệnh viện Đại học Yonsei ở Seoul.

    Nguyên nhân cái chết được cho là Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan. Một tang lễ liên tôn giáo cấp quốc gia được tổ chức cho ông vào ngày 23 tháng 8 trước tòa nhà Quốc hội, với đám rước đưa thi hài ông tới Nghĩa trang Quốc gia Seoul bằng nghi thức Công giáo.
    Ông là người thứ 3 trong lịch sử Hàn Quốc nhận nghi thức quốc tang.
    Một điện tín do Wikileaks tiết lộ cho thấy Đại sứ quán Hoa Kỳ vào ngày ông mất đã mô tả ông là "tổng thống cánh tả đầu tiên của Nam Hàn".

  7. #207
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ngày này nam xưa ;.. hoàn cảnh Nam Hàn và miền nam VN có giống nhau không ?

    ngày 13 - 06 - 2018.. OAT = + 24.. tời mưa lâm râm.. sẽ có mưa báo...
    cảm ơn tv nguoigia dã cho đọc một bài về bán đảo Triều Tiên.. kể từ thời Lý Thừa Vãn... trong suốt qua trình cầm quyền cho đến nay đã có tới 14 đời Tổng thống. Nhưng nổi trội nhất vẫn chir có một đời Tt Kim Dae jung thứ 8, là vang danh với giải Nobel.2000. Chính sách hoà hoãn và tương trọ cho Bắc Triều qua chuong trình Ánh dương, quả thật đắc dụng ;.. vẫn giữ được tình cảm Bắc nam và chận đứng được mưu đồ nhuộm đỏ Nam Hàn ..
    Tình cảm là ; giúp cho dân Bắc hàn qua công việc làm ở khu chế xuất giúp cho có thêm đồng ra đồng vào.. cũng như giúp cho tình cảm 2 miền tuy khác chính kiến nhưng vẫn cùng chung một giòng máu Cao Ly..
    Thuws đến giúp cho một lối mở cho các chương trình viện trợ nhân đạo có thể thông qua con ngõ nhỏ Bàn môn điếm đến cho dân bắc Hàn.

    Còn hôm nay thì thế đứng của Bắc Hàn đã thay đổi. Chúng ta hãy chờ xem diễn biến này.. cũng như diẽn biến đang xảy ra ở trong nước Việt nam. Chắc cũng không lâu. Mong rằng phép lạ sẽ bao che cho sinh mạng dân lành ./.

  8. #208
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 733 năm tức ngày 14 tháng 6, năm 1285; Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương nay thuộc Hà Nội, Việt Nam.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6

    Ngày 14 tháng 06, 1285
    • 1285 – Trần Quang Khải lãnh đạo quân Trần đánh bại thủy quân Nguyên ở Chương Dương nay thuộc Hà Nội, Việt Nam.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1..._l%E1%BA%A7n_2
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...4-thang-6.html

    (Chuyện nước nhà như huyền thoại. Chỉ có tiếng Việt)

    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2
    Chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần 2 (1285)


    Thời gian Năm 1285
    Địa điểm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam
    Nguyên nhân bùng nổ Đại Việt chống lại sự xâm lược của nhà Nguyên
    Kết quả Quân Đại Việt chiến thắng, Nguyên Mông phải rút lui khỏi Đại Việt

    Tham chiến
    Nhà Trần Đại Việt Quân tình nguyện người Tống
    Chiêm Thành
    Quân tình nguyện người Tống

    Chỉ huy
    Trần Thánh Tông Thoát Hoan
    Trần Nhân Tông Ariq Qaya (A Lý Hải Nha)
    Trần Quốc Tuấn Ô Mã Nhi
    Trần Quang Khải Lý Hằng
    Trần Nhật Duật Koncak (Khoan Triệt)
    Trần Khánh Dư Bolqadar (Bột La Hợp Đáp Nhĩ)
    Trần Bình Trọng Satartai (Sát Tháp Nhi Đài)
    Trần Quốc Toản Mangqudai (Mãng Cổ Thái)
    Phạm Ngũ Lão Naqai (Nạp Hải)
    Trần Quốc Hiến Lý Bang Hiến
    Nguyễn Khoái Tôn Hựu
    Nguyễn Thế Lộc Tôn Đức Lâm
    Hà Chương Lưu Thế Anh
    Hà Đặc Lưu Khuê
    Triệu Trung Nghê Nhuận

    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 (dương lịch).
    Cuộc chiến tranh lần này cách cuộc chiến giữa hai nước lần thứ nhất khoảng 27 năm.

    Cho dầu quân Nguyên Mông hùng mạnh và có nhiều Vương hầu của triều Trần mang tư tưởng cầu an, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt thời đó.

    Trần Nhân Tông

    Bối cảnh
    Năm 1258, quân Mông Cổ từng thất bại ở Đại Việt trong việc tìm cách mở một hướng từ phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống.

    Northern Song in 1111

    Năm 1279, Nam Tống hoàn toàn bị Đại Nguyên thôn tính. Tháng 8 năm này, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.

    Đụng độ đầu tiên
    Năm 1281, vua Nguyên đòi vua Trần vào chầu.

    hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt

    Vua Trần cáo bệnh từ chối và cử chú mình là Trần Di Ái sang thế. Vua Nguyên nhân cơ hội này phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương và gửi thư cho vua Trần thông báo việc lập Di Ái thay vua Trần. Lúc này, vua Trần là Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng là Trần Thánh Tông.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mặt trận ở nước láng giềng
    Cuối năm 1282, Toa Đô (Sogetu) chỉ huy một hạm đội hải quân Nguyên sang đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm yếu thế rút khỏi kinh đô vào rừng núi chống cự, Toa Đô đánh nhiều lần không được. Nhà Trần điều quân và thuyền chiến sang giúp Chiêm chống quân Nguyên.
    Năm 1283, Hốt Tất Liệt sát nhập hành tỉnh Kinh Hồ - Chiêm Thành làm một, biến những vùng đất đã chiếm được của Chiêm Thành trở thành căn cứ phía Nam để đánh Đại Việt.

    Khoảng cuối tháng 12 năm 1284 đầu tháng 1 năm 1285, Toa Đô viết thư tâu với vua Nguyên rằng:
    "Giao Chỉ liền đất với Chân Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến, nên lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ ở ba đạo Việt Lý,Triều Châu, Tỳ Lan, lấy lương ở đó cấp cho quân sĩ, tránh được việc vận tải đường biển mệt nhọc".

    Đề nghị đó được Hốt Tất Liệt đồng tình. Đại Việt rơi vào tình thế trước mặt sau lưng đều có hiểm họa. Chiến tranh chuẩn bị bùng nổ.

    Chuẩn bị và củng cố lực lượng
    Quân đội Mông-Nguyên
    Ngày 21 tháng 7 năm 1284, Hốt Tất Liệt phong con trai thứ 9 của mình tên Toghan (Thoát Hoan) làm Trấn Nam vương. Ariq Qaya, viên tướng xuất sắc người Uigur của nhà Nguyên, được chọn làm phó cho Thoát Hoan, và được phong làm An Nam hành trung thư tỉnh tả thừa tướng.
    Thoát Hoan (chữ Hán: 脫歡, chữ Mông Cổ: ᠲᠣᠭᠠᠨ, Тогоон, Toγan; ? - 1301), Đại Việt sử ký toàn thư ghi Thoát Hoan (脫驩), là một hoàng tử nhà Nguyên, con trai thứ 9 của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, vị Hoàng đế lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.
    Các tướng lĩnh đáng chú ý khác của đội quân Nguyên là Lý Hằng - viên tướng xuất sắc người Tây Hạ của nhà Nguyên, Koncak (Khoan Triệt, người Uzbek), Bolqadar (Bột La Hợp Đáp Nhĩ), Satartai (Sát Tháp Nhi Đài), Mangqudai (Mãng Cổ Đái), Naqai (Nạp Hải), các tướng người Hán là Lý Bang Hiến, Tôn Hựu, Tôn Đức Lâm, Lưu Thế Anh, Lưu Khuê, Nghê Nhuận.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quân đội Nhà Trần
    Về phía Đại Việt, các vương tôn nhà Trần được lệnh tuyển thêm quân vào các lực lượng riêng của mình. Quân đội liên tục được tập trận. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1282, ngay sau khi nhận được tin tình báo về ý đồ của nhà Nguyên, vua Trần đã triệu tập một hội nghị quân sự tại Bình Than để "bàn kế đánh phòng" và "chia quân giữ nơi hiểm yếu".
    Tất cả các tướng lĩnh phạm tội, như Trần Khánh Dư, đều được tha tội để đến hội nghị bàn việc.
    Đại Việt sử ký toàn thư chép việc Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam.


    Bìa sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản in Nội các quan bản.
    Cột chữ bên phải là Vựng lịch triều chi sự tích nghĩa là "góp nhặt sự tích của các triều đại đã qua".
    Cột chữ bên trái là Công vạn thế chi giám hoành nghĩa là "nêu gương chung công lao của vạn đời".

    Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để nâng cao tinh thần của quân sĩ. Nhiều chiến sĩ Đại Việt đã xăm hai chữ Sát Thát (Sát nghĩa là "giết", còn Thát chỉ người Mông Cổ) vào tay để thể hiện quyết tâm chiến đấu của mình.

    Đến tháng 12 năm Giáp Thân (tháng 1 đầu tháng 2 năm 1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày chủ trương của triều đình.
    Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, trong Hội nghị Diên Hồng, khi được vua hỏi có nên đánh lại quân Nguyên hay không, thì các phụ lão đã "vạn người cùng nói như từ một miệng": "Đánh!".

    Còn Nguyên sử đã chép lại việc quân Nguyên sau này khi vào Đại Việt đi qua các địa phương đã thấy các thông báo của triều đình Đại Việt cho dân chúng rằng
    "Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng."

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Diễn biến

    Bản đồ kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 treo ở đền Vạn Kiếp

    Nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt.

    Đạo chủ lực do Thoát Hoan và Ariq Qaya chỉ huy từ Ninh Minh tiến vào Lộc Châu (nay là Lộc Bình, Lạng Sơn). Ngày 27 tháng 1 năm 1285 (dương lịch), đạo quân này chia làm 2 mũi tiến quân, một do Bolqadar chỉ huy theo đường Khâu Ôn (nay là Ôn Châu, Lạng Sơn), một do Satartai và Lý Bang Hiến chỉ huy đi theo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi Sơn Động ngày nay). Đại quân của Thoát Hoan đi sau mũi thứ hai của Satartai và Lý Bang Hiến. Chống lại đạo quân thứ nhất này của quân Nguyên là lực lượng chủ lực của quân Trần do đích thân Trần Quốc Tuấn chỉ huy.

    Đạo thứ hai chỉ gồm hơn 1 nghìn quân Mông Cổ và Vân Nam do Nasirud Din từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng Tuyên Quang tiến theo sông Chảy. Vị chỉ huy quân Trần ở vùng này là Trần Nhật Duật.


    Trần Nhật Duật

    Đạo thứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành do Toa Đô chỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, vào khoảng tháng 3 dương lịch, từ phía Nam.

    Quân Trần phòng ngự và rút lui
    Trận Sơn Động
    Trận giao chiến đầu tiên giữa hai bên là trận tại ải Khả Ly. Tướng Nguyên đi mở đường là Tôn Hựu đã đánh tan được quân Trần và bắt được các tướng Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu. Sau khi vượt qua ải Khả Ly, quân Nguyên tiến tiếp tới ải Động Bản. Tại đây, quân Nguyên lại thắng, giết được tướng Trần Sâm của Đại Việt.[24]

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận Vạn Kiếp
    Một lực lượng lớn quân Trần tập trung ở Vạn Kiếp, bao gồm cả lực lượng từ Nội Bàng rút về. Phát hiện thấy Đại Việt có hơn 1.000 thuyền đóng ở gần Vạn Kiếp, Thoát Hoan liền cho quân đi tìm và đóng gấp thuyền chặn đường rút của quân binh Đại Việt.
    Ngày 11 tháng 2, thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp và các trại quân Trần ở Chí Linh. Đại kịch chiến đã xảy ra. Tướng Nguyên cấp vạn hộ là Nghê Nhuận bị tử trận.

    Tuy nhiên, quân Trần đã quyết định rút lui để tránh thế giặc mạnh, thực hiện nghi binh khiến địch mệt mỏi rồi mới phản công. Thấy bề tôi lo lắng, vua Trần cho khắc hai câu thơ cuối thuyền ngự:
    Cối Kê việc cũ khanh nên nhớ
    Hoan, Diễn vẫn còn mười vạn quân

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận sông Đuống
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận Thăng Long
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận Thu Vật
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Các trận đánh trên sông Hồng
    Vua Trần, triều đình, tông thất và đại quân rút lui theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chia làm 2 đường thủy bộ đuổi theo. Để cản địch, quân Trần liên tiếp bố trí một số trận đánh trên sông Hồng.
    Trận đầu tiên là trận ở bãi Đà Mạc. Quân Trần do Trần Bình Trọng chỉ huy đã chặn đánh quân Nguyên quyết liệt. Kết quả, 600 quân Thánh Dực ở đây đã kiềm chân được mấy ngàn quân Mông đang hăng máu. Qua 6 đợt tấn công, thiệt hại vô số, nhờ lực lượng chênh lệch quá lớn nên quân Nguyên mới phá được đội hình của quân Trần. Trần Bình Trọng bị bắt và hy sinh.


    Trần Bình Trọng

    Trận tiếp theo ở ải Hải Thị. Quân Trần đã đóng cọc, đắp bờ chắn sông để ngăn đối phương. Tuy nhiên, quân Nguyên đã thủy bộ hợp đồng tác chiến, phá tan trận tuyến của quân Trần.

    Quân Trần tập hợp lại lực lượng
    Sau trận Hải Thị, quân Trần lui hẳn về đóng quân tại Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình). Đồng thời, phát hiện thấy quân Nguyên không đóng giữ Vạn Kiếp, Trần Quốc Tuấn cùng Phạm Ngũ Lão đã chỉ huy hơn 1 nghìn thuyền quay lại đóng ở Vạn Kiếp.


    Phạm Ngũ Lão

    Một thuộc tướng khác của Trần Quốc Tuấn là Nguyễn Lộc thực hiện tác chiến kiểu du kích rất mạnh ở vùng Vĩnh Bình (Lạng Sơn). Tin trinh sát đã khiến Ariq Qaya báo cáo với vua Nguyên rằng: "Bấy giờ ở 2 xứ Thiên Trường, Trường Yên mà Trần Nhật Huyên trốn đến, binh lực lại tập hợp, Hưng Đạo vương tụ tập hơn 1 nghìn chiếc thuyền ở Vạn Kiếp, Nguyễn Lộc ở Vĩnh Bình".


    Hưng Đạo vương

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Toa Đô bắc tiến
    Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1285, đạo quân của Toa Đô đánh ra vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay) rồi tiến ra Nghệ An. Trần Nhật Duật và Trịnh Đình Toản chỉ huy quân Trần ngăn địch, nhưng thất bại, phải rút lui.
    Toa Đô phái một đơn vị đánh ra Thanh Hóa. Tướng nhà Trần giữ Thanh Hóa là Chương Hiến hầu Trần Kiện mang 1 vạn quân ra đón hàng cánh quân Nguyên này
    Ngày 9 tháng 3, quân Nguyên được Trần Kiện dẫn đường đã đi qua Vệ Bố (Quảng Xương) đánh úp quân Trần, giết được các tướng Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống.
    Ngày 13 tháng 3, quân Nguyên lại được Trần Kiện dẫn đường đánh quân của Trần Quang Khải, giết được 2 chỉ huy của quân Trần.


    Trần Quang Khải

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cuộc rượt đuổi ở Hải Đông
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quân Trần tổng phản công
    Quân Trần rút vào Thanh Hóa để củng cố, tổ chức lại lực lượng. Trong lúc đó quân Nguyên của Thoát Hoan ở ngoài Bắc không hợp thủy thổ và thời tiết mùa hè nóng bức, bị mưa lớn, phát sinh bệnh tật, lại bị thiếu lương. Toa Đô mang quân mỏi mệt từ Thiên Trường, cùng Ô Mã Nhi lại vào Thanh Hóa truy kích vua Trần nhưng không tìm được, phải dừng lại kiếm lương.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận Hàm Tử - Tây Kết
    Lúc đó Thanh Hóa có cánh quân Toa Đô đóng giữ. Sau một thời gian không bắt được vua Trần, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi mang quân trở lại phía bắc để phối hợp với Thoát Hoan.
    Có những giả thuyết khác nhau về cử động của Toa Đô và quân Trần.
    Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng: Toa Đô và Ô Mã Nhi ngày 7 tháng 5 âm lịch mới ra bắc, vì vậy hai tướng không dự trận Hàm Tử mà chỉ dự trận Tây Kết.
    Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm ủng hộ thuyết này.
    Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng, Toa Đô và Ô Mã Nhi từ Thanh Hóa ra Bắc từ tháng 4 âm lịch, do đó hai tướng dự trận Hàm Tử và Tây Kết.
    Trần Xuân Sinh ủng hộ thuyết này.
    Riêng Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim không rõ căn cứ từ nguồn tài liệu nào cho rằng, Toa Đô bị Trần Quang Khải cầm chân ở Nghệ An suốt từ khi tiến từ Chiêm Thành ra, không ra bắc bằng đường bộ được, phải cùng Ô Mã Nhi đi đường biển ra bắc.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận Chương Dương Độ
    Trần Nhật Duật sai Trần Quốc Toản về Thanh Hoá báo tin thắng trận. Trần Quốc Tuấn bàn với Trần Nhân Tông quyết định mang toàn quân ra bắc đánh Thoát Hoan để lấy lại Thăng Long. Trần Quang Khải ở Nghệ An mới ra được cử làm chánh tướng, Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản làm phó tướng; lại truyền lệnh cho Trần Nhật Duật phải ngăn không cho Toa Đô hợp binh được với Thoát Hoan.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Giải phóng Thăng Long
    Sau các trận phản công thắng lợi trên sông Hồng, quân Trần quyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long. Lực lượng tham gia gồm các đơn vị thủy bộ chủ lực do Trần Quang Khải chỉ huy. Các đơn vị dân binh các địa phương lân cận do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy. Sau khi đánh bại đơn vị quân Nguyên ngoài thành do Mã Vinh chỉ huy, quân Trần bắt đầu bao vây và công thành.

    Tài liệu thời Nguyên chép rằng:
    "Thủy lục đến đánh đại doanh, vây thành mấy vòng, tuy chết nhiều nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông, quan quân sớm tối đánh rất khốn đốn, thiếu thốn, khí giới đều hết" và "Người Giao chống đánh quan quân, tuy mấy lần thua tan, nhưng quân tăng càng đông, quan quân mỏi mệt, tử thương cũng nhiều, quân mã Mông Cổ không thể nào thi thố tài năng được".

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trận sông Thiên Mạc
    Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc và tìm cách liên lạc với Thoát Hoan. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết.
    Có tài liệu căn cứ vào Nguyên sử cho rằng Toa Đô sau trận thua ở Hàm Tử Quan lại tiến vào Thanh Hoá đánh vua Trần lần nữa, nhưng không thu được kết quả nên lại trở ra tìm Thoát Hoan. Trận Tây Kết này còn được coi là trận Tây Kết thứ hai.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quân Trần truy kích quân Nguyên
    Ngày 10 tháng 6 năm 1285, Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh vương Trần Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên cử Lưu Thế Anh dẫn quân ra đối phó, nhưng đại bại. Quân Nguyên rút chạy về phía Bắc.
    Khi rút chạy đến sông Như Nguyệt (sông Cầu), quân Nguyên bị đơn vị của Trần Quốc Toản chặn đánh. Quân Nguyên thua, không sang sông được, phải chạy về phía Vạn Kiếp. Chỉ huy quân Trần là Trần Quốc Toản đã hy sinh trong trận này.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tông thất, tướng sĩ nhà Trần hàng nhà Nguyên
    Xem chi tiết: Trần Ích Tắc, Lê Tắc
    Trong cuộc chiến lần thứ hai, nhà Trần đã có một số tông thất và tướng sĩ đi theo nhà Nguyên.

    1/ Người đầu tiên là Trần Di Ái, em vua Trần Thái Tông, chú vua Trần Thánh Tông.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    2/ Người thứ hai là Trần Ích Tắc, con thứ của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    3/ Thứ ba là Trần Kiện. Trần Kiện là con thứ của Trần Quốc Khang, phục vụ dưới quyền Trần Ích Tắc cùng theo Ích Tắc hàng Toa Đô.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết quả và ý nghĩa
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Theo sử cũ Việt Nam, quân Nguyên chết rất nhiều, thây nằm ngổn ngang, máu chảy thành suối.
    Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng Lý Quán thu tàn quân chỉ còn lại 5 vạn người so với 50 vạn khi bắt đầu sang Đại Việt.

    Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần đặt nghi vấn về vấn đề này. Bằng chứng là ngay khi quân Nguyên thua chạy về, chỉ 2 tháng sau Hốt Tất Liệt đã có ý định cho sang đánh phục thù ngay. Như vậy lực lượng quân Nguyên còn sống trở về khá đông đảo để có thể tiếp tục một cuộc chinh phạt mới. Sau đó Hốt Tất Liệt phải hoãn việc dùng binh ngay vì thiếu lương chứ không phải thiếu quân. Lực lượng mà vua Nguyên huy động thêm cho lần đánh Đại Việt thứ 3 sau này cũng chỉ chừng gần 10 vạn người.

  9. #209
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 172 năm, Mỹ và Canada ký hiệp định Oregon xác định ranh giới của hai nước ở vùng ngày nay là tiểu bang Oregon của Mỹ

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 15 tháng 06, 1846
    • 1846 – Hiệp định Oregon xác định vĩ tuyến 49 độ Bắc từ dãy núi Rocky đến eo biển Juan de Fuca là biên giới tự nhiên giữa Hoa Kỳ và Canada.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%...BB%8Bnh_Oregon
    https://en.wikipedia.org/wiki/Oregon_Treaty
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%C3%A9_de_l%27Oregon
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...canada-ky.html

    Hiệp định Oregon
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bản đồ biểu thị các khu vực đất bị tranh chấp

    Hiệp định Oregon là một hiệp định giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ được ký kết ngày 15 tháng 6 năm 1846 tại Washington, D.C.

    Vị trí Anh năm 1700

    Hiệp định này chấm dứt tranh chấp ranh giới Oregon giữa Anh và Hoa Kỳ. Cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền đối với Xứ Oregon mà cả hai cùng chiếm đóng kể từ khi Hiệp định 1818 ra đời.

    Bản đồ Xứ Oregon

    Bối cảnh
    Bài chi tiết: Tranh chấp ranh giới Oregon
    Hiệp định 1818 ấn định ranh giới giữa Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thuộc Anh nằm dọc theo vĩ độ 49 bắc từ Minnesota đến "Dãy núi Stony" (bây giờ được biết là Rặng Thạch Sơn). Phía tây của dãy núi này được người Mỹ biết với tên gọi là Xứ Oregon và người Anh gọi là tỉnh Columbia hay Địa khu Columbia của Công ty Vịnh Hudson.


    Bản hiệp định gốc được lưu giữ tại Cực Lưu trữ Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ.

    Hiệp định là văn bản cho phép hai phía cùng kiểm soát vùng đất này trong thời gian 10 năm. Cả hai quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền và cả hai đều được bảo đảm quyền đi lại trong khắp vùng này.
    Việc kiểm soát chung vùng này ngày càng trở nên khó chịu đối với cả hai bên. Sau khi một phía Anh bác bỏ lời đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ James K. Polk vạch đường ranh giới tại vĩ tuyến 49 độ bắc, các đảng viên Dân chủ theo đường lối bành trướng kêu gọi sáp nhập bằng vũ lực toàn bộ vùng này lên đến vĩ tuyến 54°40′ bắc.


    James Knox Polk (2 tháng 11 năm 1795 - 15 tháng 6 năm 1849) là tổng thống thứ 11 của Hoa Kỳ, tại nhiệm từ 4 tháng 3 năm 1845 đến 4 tháng 3 năm 1849.

    Vĩ tuyến 54°40′ bắc là phân giới phía nam của Châu Mỹ thuộc Nga như đã được thiết lập qua các hiệp định song phương được ký kết giữa Đế quốc Nga và Hoa Kỳ (1824) và giữa Đế quốc Nga và Anh (1825).


    Đế quốc Nga ở đỉnh điểm:
    Lãnh thổ Đế quốc Nga
    Bảo hộ và phạm vi ảnh hưởng

    Đế quốc Nga (tiếng Nga: Российская Империя, Rossiyskaya Imperiya) là một chính thể tồn tại từ năm 1721 cho đến khi tuyên bố thành một nước cộng hòa vào tháng 8 năm 1917.

    Tuy nhiên, sự bùng nổ Chiến tranh Mỹ-Mexico vào tháng 4 năm 1846 đã khiến cho người Mỹ đổi hướng chú ý của họ cũng như các nguồn lực quân sự cũng bị chuyển hướng cho chiến tranh.


    Territorial organization of Mexico between the First and Second Centralist Republic. Marked in red, the land claimed for the republic of Texas.

    Chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico (tiếng Anh Hoa Kỳ: Mexican-American War hay Mexican War, tiếng Tây Ban Nha México: La Intervención Norteamericana hay La Invasión Estadounidense, La Guerra de Defensa) là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và México từ năm 1846 đến năm 1848. Nguyên nhân chính là Hoa Kỳ chính thức sáp nhập lãnh thổ Texas vào Hoa Kỳ năm 1845.
    Thế cho nên một thỏa hiệp đạt được trong các cuộc thương lượng đang diễn ra tại Washington, D.C.. Vấn đề được chính phủ Polk giải quyết để tránh tình thế Hoa Kỳ phải đối phó với hai cuộc chiến tranh cùng lúc.

    Các cuộc thương thuyết
    Hiệp định được thương thuyết bởi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Buchanan, sau này trở thành tổng thống, và đặc xứ Anh tại Hoa Kỳ là Richard Pakenham.


    James Buchanan (23 tháng 4 năm 1791 - 1 tháng 6 năm 1868) là tổng thống thứ 15 của Hoa Kỳ (1857–1861) và là tổng thống duy nhất trong lịch sử đến từ tiểu bang Pennsylvania, ông cũng là tổng thống duy nhất chưa bao giờ kết hôn.

    Hiệp định được ký kết ngày 15 tháng 6 năm 1846.

    Hiệp định Oregon ấn định biên giới Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thuộc Anh ở vĩ tuyến 49 độ Bắc, ngoại trừ đảo Vancouver vẫn hoàn toàn thuộc về Anh.


    Đảo Vancouver là một hòn đảo lớn ở British Columbia, Canada.

    Đảo Vancouver cùng với tất các đảo duyên hải hình thành nên Thuộc địa Đảo Vancouver năm 1849.

    Phần đất thuộc về Hoa Kỳ được tổ chức thành Lãnh thổ Oregon vào ngày 14 tháng 8 năm 1848 và về sau vào năm 1853, Lãnh thổ Washington được thành lập từ lãnh thổ này.

    Phần đất thuộc Anh vẫn chưa được tổ chức cho đến năm 1858 khi Thuộc địa British Columbia được tuyên bố sau khi có Cơn sốt vàng Fraser Canyon và vì lo sợ sự chú ý của những người chủ trương bành trướng của Mỹ lại tái phát sinh.
    Hai thuộc địa Anh kết hợp lại vào năm 1866 để trở thành Các thuộc địa thống nhất Đảo Vancouver và British Columbia. Khi Thuộc địa British Columbia gia nhập Canada năm 1871, vĩ tuyến 49 độ và các đường ranh giới biển được thiết lập theo Hiệp định Oregon trở thành biên giới Hoa Kỳ-Canada.

    Các quyết định được đưa ra
    Hiệp định xác định biên giới trong Eo biển Juan de Fuca qua thông lộ biển chính. "Thông lộ biển chính" không được xác định, khiến tăng thêm các cuộc tranh chấp trong Quần đảo San Juan năm 1859.


    Quần đảo San Juan (màu vàng nhạt).

    Các điều khoản khác gồm có:
    • Tàu thuyền ra vào "các thông lộ biển và eo biển, ở phía nam vĩ tuyến 49 độ Bắc, vẫn được tự do và mở cho cả hai bên."
    • Công ty Nông nghiệp Vịnh Puget (một chi nhánh của Công ty Vịnh Hudson) vẫn giữ quyền sở hữu bất động sản của họ ở phía bắc sông Columbia, và phải được bồi thường cho những bất động sản mà công ty phải giao nộp nếu phía Hoa Kỳ yêu cầu thu hồi.
    • Quyền sở hữu bất động sản của Công ty Vịnh Hudson và tất cả mọi thứ khác của Anh ở phía nam biên giới mới phải được tôn trọng.

    Các vấn đề nảy sinh từ hiệp định
    Các cuộc tranh chấp về Quần đảo San Juan, như có nhắc đến phía trên, kéo dài cho đến khi thỏa thuận đạt được vào năm 1871. Hiệp định cũng gây ra một hậu quả vô tình là đặt khu vực đất mà sau này có tên gọi là Point Roberts, Washington nằm "lệch" phía bên kia biên giới. Đây là một bán đảo nhô ra Vịnh Boundary về hướng nam từ Canada và nằm ở phía nam vĩ tuyến 49 độ Bắc nên, theo hiệp định, nó thuộc về Hoa Kỳ nhưng nằm biệt lập xa Hoa Kỳ.

    https://s20.postimg.cc/59mle07zh/Poi...ap_cropped.jpg
    USGS map showing Point Roberts

    Xem thêm
    • James K. Polk

    Tham khảo và cước chú
    1. ^ officially titled the Treaty between Her Majesty and the United States of America, for the Settlement of the Oregon Boundary and styled in the United States as the Treaty with Great Britain, in Regard to Limits Westward of the Rocky Mountains, and also known as the Buchanan-Pakenham (or Packenham) Treaty or (sharing the name with several other unrelated treaties) the Treaty of Washington
    2. ^ “Convention of Commerce between His Majesty and the United States of America.—Signed at London, 20th October 1818”. Canado-American Treaties. Université de Montréal. 2000. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2006.
    3. ^ “Treaty between Her Majesty and the United States of America, for the Settlement of the Oregon Boundary”. Canado-American Treaties. Université de Montréal. 1999. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2007.

  10. #210
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 70 năm, đảng Cộng sẳn Mã Lai hạ sát 3 người Anh ở một đồn điền tại bang Perak. Đó là khởi đầu cho cuộc chiến diệt công cả 12 năm!

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe...a/Th%C3%A1ng_6
    Ngày 16 tháng 06, 1948
    • 1948 – Đảng Cộng sản Malaya hạ sát ba người Anh quản lý đồn điền tại Perak, khởi đầu một cuộc chiến tranh du kích kéo dài 12 năm tại Malaya.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A...%BA%A5p_Malaya
    https://en.wikipedia.org/wiki/Malayan_Emergency
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Insurr...uniste_malaise
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/06...an-ma-lai.html

    Tình trạng khẩn cấp Malaya
    Malayan Emergency
    Darurat Malaya
    馬來亞緊急狀態
    Một phần của phi thuộc địa hóa châu Á và Chiến tranh lạnh

    https://s20.postimg.cc/vgioijial/RAA...Malaya1950.jpg
    Oanh tạc cơ Avro Lincoln của Úc ném bom phiến quân cộng sản tại khu vực rừng của Malaya (khoảng 1950)

    Thời gian 16 tháng 6 năm 1948 – 12 tháng 7 năm 1960, (12 năm, 3 tuần và 5 ngày)
    Địa điểm Đông Nam Á
    Kết quả Thịnh vượng chung Anh thắng lợi, Trần Bình lưu vong khỏi Malaya

    Tham chiến
    Lực lượng chống cộng: Lực lượng cộng sản:
    Đế quốc Anh Đảng Cộng sản Malaya
    Anh Quốc Quân Giải phóng Dân tộc Malaya
    Liên bang Malaya Trung Quốc
    Nam Rhodesia(cho đến 1953) Liên Xô
    Rhodesia và Nyasaland (sau 1953)
    Thuộc địa Fiji
    Úc
    New Zealand
    Thái Lan (biên giới Thái Lan -Malaya)

    Chỉ huy
    Winston Churchill Trần Bình
    Harold Briggs Abdullah CD
    Roy Urquhart Rashid Maidin
    Henry Gurney Shamsiah Fakeh
    Gerald Templer S. A. Ganapathy
    Tunku Abdul Rahman Lưu Nghiêu
    Henry Wells Dương Quả
    Sidney Holland

    Lực lượng
    250.000 quân nhân hộ vệ Malaya Đến 150.000 dân vận
    40.000 nhân viên Thịnh vượng chung thường trực 8.000 quân nhân MNLA
    • Đội súng trường châu Phi của Quốc vương
    • Các trung đoàn Gurkha
    37.000 cảnh sát đặc biệt
    24.000 cảnh sát liên bang

    Tổn thất
    Thiệt mạng: 1.346 quân nhân và cảnh sát Malaya Thiệt mạng: 6.710
    519 nhân viên quân sự Anh Bị thương: 1.289
    Bị thương: 2.406 quân nhân/cảnh sát Malaya và Anh Bị bắt: 1.287
    Đầu hàng: 2.702
    Thương vong thường dân: 2.478 thiệt mạng, 810 mất tích

    Tình trạng khẩn cấp Malaya (tiếng Mã Lai: Darurat) là một chiến tranh du kích kéo dài từ 1948-1960 tại Malaya giữa các lực lượng Thịnh vượng chung và Quân Giải phóng Dân tộc Malaya (MNLA), cánh quân sự của Đảng Cộng sản Malaya.


    Liên bang Malaya (tiếng Mã Lai: Persekutuan Tanah Melayu) gồm 11 bang (chín bang Mã Lai và hai khu định cư Eo biển Penang và Malacca) tồn tại từ ngày 31 tháng 1 năm 1948 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1963.


    Một bản đồ thế giới, các quốc gia thành viên của Thịnh vượng chungđược tô màu xanh đậm

    Tình trạng khẩn cấp Malaya là thuật ngữ mà chính phủ thực dân gọi xung đột, thuật ngữ của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya là Chiến tranh Giải phóng dân tộc kháng Anh. Các ngành đồn điền cao su và khai thác thiếc thúc đẩy việc sử dụng thuật ngữ "tình trạng khẩn cấp" do những thiệt hại của họ sẽ không được hãng bảo hiểm Lloyd's bồi thường nếu sử dụng thuật ngữ "chiến tranh".
    Bất chấp việc lực lượng cộng sản chiến bại vào năm 1960, thủ lĩnh cộng sản là Trần Bình khôi phục nổi dậy vào năm 1967; và lần này kéo dài cho đến năm 1989.

    Chin Peng (Chinese: 陳平; pinyin: Chén Píng; Jyutping: Can4 Ping4), former OBE,[dubious – discuss] (21 October 1924 – 16 September 2013) born Ong Boon Hua (Chinese: 王文華; pinyin: Wáng Wénhuá; Pe̍h-ōe-jī: Ông Bûn-hôa) was a long-time leader of the Malayan Communist Party (MCP)

    Nguồn gốc
    Nhật Bản rút quân khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, để lại Malaya với kinh tế bị phá vỡ. Các vấn đề bao gồm thất nghiệp, lương thấp, và lạm phát lương thực ở mức độ cao. Diễn ra náo động lao động với quy mô đáng kể, và một số lượng lớn các cuộc đình công trong giai đoạn 1946-1948.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ngày 16 tháng 6 năm 1948, hành động chiến tranh công khai đầu tiên diễn ra khi ba người quản lý đồn điền gốc Âu bị sát hại tại Sungai Siput, Perak.
    Sự kiện Đảng Cộng sản Malaya (MCP) hạ lệnh tiến công phù hợp với chiến lược toàn cầu của Liên Xô.


    Perak là một trong 13 bang của Malaysia. Bang Perak có diện tích lớn thứ hai ở Bán đảo Malaysia. Perak giáp với Kedah và tỉnh Yala của Thái Lan ở phía bắc, Penang ở phía tây bắc, Kelantan và Pahang ở phía đông, Selangor ở hướng nam và phía tây là eo biển Malacca.

    Người Anh đưa các biện pháp tình trạng khẩn cấp thành luật, đầu tiên là tại Perak nhằm phản ứng trước sự kiện Sungai Siput và đến tháng 7 thì mở rộng trên toàn Malaya. Theo các biện pháp, Đảng Cộng sản Malaya và các đảng tả khuynh khác bị cấm, và cảnh sát được trao quyền bỏ tù những người cộng sản, và những người bị ngờ ngờ trợ giúp cho cộng sản mà không qua xét xử.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chiến tranh du kích
    Quân Giải phóng Dân tộc Malaya thường sử dụng chiến thuật du kích, phá hoại ngầm các căn cứ, tấn công các đồn điền cao su và phá hoại giao thông và hạ tầng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong giai đoạn đầu của xung đột, quân du kích dự kiến thiết lập các "khu vực giải phóng" từ những nơi mà quân chính phủ bị đẩy lui, với quyền kiểm soát của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya được thiết lập, song đương thời không thành công.

    https://s20.postimg.cc/ddplrh725/SC_protection_team.jpg
    Công nhân trong một đồn điền tại Malaya đi làm dưới sự bảo hộ, 1950.

    https://s20.postimg.cc/p2tlfg5ql/Ter..._in_Malaya.jpg
    Một phiến quân bị thương đang bị cầm giữ và thẩm vấn sau khi bị bắt, năm 1952.

    Chiến lược đầu tiên của chính phủ chủ yếu là nhằm bảo vệ các mục tiêu quan trọng, chẳng hạn các mỏ và đồn điền. Sau đó, người chỉ huy các chiến dịch của Quân đội Anh tại Malaya là Harold Briggs phát triển một chiến lược tổng thể mang tên Kế hoạch Briggs.
    Nguyên lý trung tâm của nó là: cách tốt nhất để đánh bại một cuộc nổi loạn, như chính phủ đang phải đối diện, là tách những người nổi dậy khỏi những người ủng hộ họ trong dân chúng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Lúc khởi đầu tình trạng khẩn cấp, người Anh có 13 tiểu đoàn bộ binh tại Malaya, trong đó có 7 tiểu đoàn được hình thành một phần từ các tiểu đoàn Gurkha, ba tiểu đoàn Anh, hai tiểu đoàn của Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai và một trung đoàn pháo binh hoàng gia Anh hành động như bộ binh.


    Gurkha hay còn gọi là Gurkhas hay Gorkhas (tiếng Nepal: गोर्खा; tiếng Trung Quốc: 廓尔喀, phiên âm: Khuếch Nhĩ Khách) là thuật ngữ để chỉ về những binh sĩ đến từ Nepal thuộc Vương quốc Nepal. Gurkha là một cộng đồng người thiểu số ở Nepal. Dân tộc này nổi tiếng với khả năng chiến đấu và tính kỷ luật.

    Lực lượng này quá nhỏ để đương đầu hiệu quả với đe dọa từ các hoạt động cộng sản và cướp bóc, và cần thiết có thêm các tiểu đoàn bộ binh tại Malaya. Người Anh đem binh sĩ từ các đơn vị như Hải quân Hoàng gia Anh và Đội súng trường châu Phi của Quốc vương. Nỗ lực khác là tái thiết Đoàn Hàng không đặc chủng vào năm 1950 với vai trò một đội trinh sát, đột kích, và bình loạn đặc biệt.

    Sĩ quan người Anh Robert Grainger Ker Thompson từng phục vụ trong lực lượng Chindits tại Miến Điện thời Thế chiến.


    Sir Robert Grainger Ker Thompson KBE CMG DSO MC (1916–1992) was a British military officer and counter-insurgency expert and "He was widely regarded on both sides of the Atlantic as the world's leading expert on countering the Mao Tse-tung technique of rural guerrilla insurgency"


    The Chindits, known officially as the Long Range Penetration Groups, were special operations units of the British and Indian armies, which saw action in 1943–1944, during the Burma Campaign of World War II

    Kinh nghiệm phong phú của ông trong chiến tranh rừng rậm có giá trị trong giai đoạn này khi ông có thể xây dựng các quan hệ dân sự-quân sự hiệu quả và là một trong các kiến trúc sư trưởng trong kế hoạch bình loạn tại Malaya. Gerald Templer trở thành sĩ quan chỉ huy của lực lượng Anh tại Malaya vào năm 1952, ông được công nhận rộng rãi là xoay hướng tình thế trong tình trạng khẩn cấp Malaya theo hướng có lợi cho lực lượng Anh.
    Trong hai năm ông chỉ huy, hai phần ba số phiến quân bị xóa sổ.
    Lịch sử chính thống ghi rằng Templer cải biến tình thế trong tình trạng khẩn cấp và các hành động và chính sách của ông là một phần quan trọng trong thành công của người Anh thời ông chỉ huy. Tuy nhiên, các sử gia xét lại thách thức quan điểm này và thường ủng hộ các ý kiến của Victor Purcell rằng Templer đơn thuần là tiếp tục các chính sách do những người tiền nhiệm của ông khởi đầu.
    Năm 1951, một số đơn vị vũ trang Anh bắt đầu một "chiến dịch trái tim và khối óc" bằng cách trợ giúp y tế và lương thực cho người Mã Lai và các bộ lạc bản địa.
    Và đương thời, họ đặt áp lực lên Quân Giải phóng Dân tộc Malaya bằng cách đi tuần tra trong rừng.
    Quân du kích Quân Giải phóng Dân tộc Malaya bị đẩy sâu hơn vào rừng và gặp khó khăn về nguồn lực.
    MRLA: (Malayan Races Liberation Army) lấy lương thực từ bộ lạc Sakai và khiến họ trở nên thù địch, nhiều binh sĩ du kích bị bắt đã thay đổi phe chiến đấu.

    Chung cuộc, xung đột có sự tham dự của tối đa 40.000 binh sĩ Anh và Thịnh vượng chung, chống lại lượng lượng du kích cộng sản có khoảng 7-8.000 người vào lúc cao nhất.

    https://s20.postimg.cc/5xqc5q931/Pol..._Emergency.jpg
    Police officers question a civilian during the Malayan Emergency.

    https://s20.postimg.cc/toppnvbv1/The...1960_MAL35.jpg
    The Malayan Police during a patrol

    Giải pháp
    Ngày 6 tháng 10 năm 1951, Quân Giải phóng Dân tộc Malaya phục kích và sát hại Cao ủy Anh Henry Gurney, sự kiện này được mô tả là nhân tố chính khiến dân cư Malaya hoàn toàn bác bỏ chiến dịch của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya, và cũng dẫn đến lo ngại phổ biến do nhận thức "nếu ngay cả Cao ủy còn không an toàn, thì ít có hy vọng trong việc bảo hộ và an toàn cho quần chúng tại Malaya."


    Sir Henry Lovell Goldsworthy Gurney KCMG KStJ (27 June 1898 – 6 October 1951) was a British colonial administrator who served in various posts throughout the British Empire.

    Sau này, thủ lĩnh của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya là Trần Bình nói rằng việc sát hại có ít tác động, và rằng những người cộng sản dù sao chăng nữa đã thay đổi chiến lược căn bản của mình trong tháng đó theo "Nghị quyết Tháng mười".
    Nghị quyết Tháng Mười là một phản ứng trước Kế hoạch Briggs, liên quan đến thay đổi các chiến thuật bằng cách giảm các cuộc tấn công và các mục tiêu kinh tế và thường dân, gia tăng các nỗ lực và các tổ chức chính trị và lật đổ chính phủ, và củng cố mạng lưới tiếp tế từ Dân vận cũng như canh tác trong rừng.

    Người kế nhiệm của Gurney là Gerald Templer được chính phủ Anh chỉ thị thúc đẩy tức thì các biện pháp để trao quyền tuyển cử cho dân cư người Hoa.


    Field Marshal Sir Gerald Walter Robert Templer, KG, GCB, GCMG, KBE, DSO (11 September 1898 – 25 October 1979) was a senior British Army officer who fought in both the world wars.

    Ông cũng tiếp tục kế hoạch Briggs, và đẩy nhanh việc hình thành một quân đội Malaya.
    Đồng thời, ông nói rõ rằng bản thân Tình trạng khẩn cấp là trở ngại chính trong việc đẩy nhanh phi thuộc địa hóa.
    Ông cũng tăng phần thưởng tài chính cho bất kỳ thường dân nào phát hiện quân du kích, và mở rộng mạng lưới tình báo.
    Ngày 8 tháng 9 năm 1955, Chính phủ của Liên bang Malaya ban hành một tuyên bố ân xá cho những người cộng sản.
    Chính phủ Singapore cũng ban hành một tương tự.
    Thủ hiến Tunku Abdul Rahman thực hiện đề nghị ân xá song hứa sẽ không có đàm phán với Quân Giải phóng Dân tộc Malaya.


    Tunku Abdul Rahman Putra Al-Haj ibni Almarhum Sultan Abdul Hamid Halim Shah II (Jawi: تونكوعبدالرحمن ڤوترا الهاج ابن المرحوم سلطان عبدالحميد حاليم شه; , 8 tháng 2 năm 1903 – 6 tháng 12 na,ư 1990) là chính trị gia người Malaysia, ông giữ chức Thủ hiến của Liên bang Malaya từ năm 1955 đến năm 1957, trước khi trở thành Thủ tướng đầu tiên của Malaysia sau khi độc lập năm 1957.

    Các điều khoản của lệnh ân xá là:
    • Những người cộng sản tự nguyện đầu hàng sẽ không bị truy tố vì bất kỳ vi phạm nào liên quan đến Tình trạng khẩn cấp, cho dù là trước hoặc khi chưa biết tuyên bố này.
    • Đối tượng đầu hàng lập tức và với người mà họ mong muốn, bao gồm các thành viên dân chúng.
    • Sẽ không có tổng đình chiến, song lực lượng an ninh sẽ cảnh giác để giúp những người muốn chấp thuận đề nghị và do vậy sẽ sắp xếp các đợt đình chiến cục bộ.
    • Chính phủ sẽ tiến hành điều tra những người đầu hàng, những ai chứng tỏ bản thân thực sự có ý định trung thành với Chính phủ Malaya và từ bỏ các hoạt động cộng sản của họ sẽ được giúp đỡ nhằm phục hồi vị thế bình thường của họ trong xã hội và được đoàn tụ với gia đình họ. Những người còn lại, họ sẽ bị hạn chế quyền tự do song nếu ai có nguyện vọng đến Trung Quốc thì sẽ được xem xét.

    Sau tuyên bố này, chính phủ tiến hành một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ với quy mô chưa từng có.
    Các bộ trưởng trong chính phủ liên bang đi khắp nước để kêu gọi những người cộng sản hạ vũ khí và nắm lấy cơ hội ân xá.
    Các cuộc tuần hành thị uy quần chúng nhằm ủng hộ lệnh ân xá được tổ chức tại các đô thị và làng.
    Bất chấp chiến dịch, có ít người cộng sản đầu hàng nhà đương cục.
    Những người cộng sản được răn đe từ trước, họ tổ chức tuyên truyền chống ân xá mạnh mẽ trong hàng ngũ, siết chặt kỷ luật và cảnh báo rằng hành động đào tẩu sẽ bị từng phạt nghiêm khắc.
    Một số nhà phê bình trong giới chính trị nhận xét rằng lệnh ân xá quá hạn chế và chỉ là một sự điều chỉnh các điều khoản đầu hàng có hiệu lực trong một thời gian dài.
    Những nhà phê bình ủng hộ một cách tiếp cận thực tế và tự do hơn, với các cuộc đàm phán trực tiếp với Đảng Cộng sản Malaya để tìm ra một giải pháp cho vấn đề.
    Các quan chức hàng đầu của Đảng Lao động không loại trừ khả năng công nhận Đảng Cộng sản Malaya là một tổ chức chính trị trong nỗ nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề.
    Trong nội bộ Liên Minh cầm quyền, những nhân vật có ảnh hưởng trong cả Công hội người Hoa Malaysia và Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất đã nỗ lực thuyết phục Thủ hiến Tunku Abdul Rahman tổ chức các cuộc đàm phán với Đảng Cộng sản Malaya.

    Nhận thấy xung đột không đem lại kết quả nào, Trần Bình tìm kiếm một cuộc thảo luận với chính phủ Anh cầm quyền cùng với nhiều quan chức Malaya vào năm 1955.
    Các cuộc đàm phán diễn ra tại trường chính phủ Anh tại Baling vào ngày 28 tháng 12.
    Đại diện cho Đảng Cộng sản Malaya là Tổng Bí thư Trần Bình, cùng với Rashid Maidin và Trần Điền; đại diện cho chính phủ là Tunku Abdul Rahman, Trần Trinh Lộc và Thủ hiến Singapore David Saul Marshall.

    Cuộc họp được dự tính nhằm thúc đẩy kết thúc xung đột, song các đại biểu của chính phủ Malaya mà đứng đầu là Tunku Abdul Rahman lại bác bỏ toàn bộ các yêu cầu của Trần Bình. Kết quả là xung đột tăng cường, New Zealand và các thành viên khác trong Thịnh vượng chung gửi quân đến viện trợ cho Anh.

    https://s20.postimg.cc/agujiws8t/New_Zealand.png
    New Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân; phát âm tiếng Anh: /njuː ˈziːlənd/; tiếng Māori: Aotearoa) hay Tân Tây Lan là một đảo quốc tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương.

    Sau khi đàm phán thất bại, Tunku quyết định thu hồi lệnh ân xá vào ngày 8 tháng 2 năm 1956, năm tháng sau khi nó được đưa ra, ông nói rằng bản thân không sẵn sàng gặp lại những người cộng sản trừ khi họ biểu thị trước mong muốn của họ là được gặp ông với quan điểm "đầu hàng hoàn toàn".
    Bất chấp đàm phán thất bại, Đảng Cộng sản Malaya tiến hành mọi nỗ lực nhằm nối lại đàm phán hòa bình với chính phủ Malaya, song không thành công. Trong khi đó, các cuộc thảo luận bắt đầu trong Hội đồng Hoạt động Tình trạng khẩn cấp mới nhằm đẩy mạnh "Chiến tranh nhân dân" chống quân du kích.
    Trong tháng 7 năm 1957, một vài tuần trước khi Malaya độc lập, Đảng Cộng sản Malaya tiến hành nỗ lực khác nhằm đàm phản hòa bình, biểu thị các điều kiện thương lượng hòa bình:
    • Các thành viên phải được hưởng quyền công dân
    • Một đảm bảo rằng các thành viên chính trị cũng như vũ trang của Đảng Cộng sản Malaya sẽ không bị trừng phạt.

    Tuy nhiên, Tunku Abdul Rahman không phúc đáp các đề xuất của Đảng Cộng sản Malaya, và cuộc nổi dậy mất căn cứ chiến tranh giải phóng thuộc địa khi Malaya độc lập từ ngày 31 tháng 8 năm 1957.

    Sự kháng cự đáng kể cuối cùng của các du kích MRLA kết thúc bằng một cuộc đầu hàng tại khu vực đầm lầy Telok Anson vào năm 1958. Lực lượng MRLA còn lại rút đến biên giới với Thái Lan và xa hơn về phía đông. Ngày 31 tháng 7 năm 1960, chính phủ Malaya tuyên bố tình trạng khẩn cấp kết thúc, và Trần Bình dời từ miền nam Thái Lan đến Bắc Kinh, được Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp xếp cư trú.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •