Page 52 of 94 FirstFirst ... 24248495051525354555662 ... LastLast
Results 511 to 520 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #511
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Em Tôi

    https://nguoiphuongnam52.blogspot.co...-nhat-nam.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...uongnam52.html

    Em Tôi - Phan Nhật Nam


    Viết dựa theo cuộc đời và bài thơ "Bé" trong tập thơ "Đêm Tận Thất Thanh" của Phan Nhật Nam.

    ****
    Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

    Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đă biết ḿnh là người nam độc nhất trong gia đ́nh, đă biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đă biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cơng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nh́n đôi vai gầy của mẹ, nh́n mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

    Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời c̣n mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn.

    Năm em vừa tṛn năm tuổi th́ mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đă hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học tṛ lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nh́, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu Trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng ḷng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết qủa là tôi đă đổ được bằng tiểu học năm đó.

    Vào lớp đệ thất trường Phan Châu Trinh, tôi tiếp tục học ngày, học đêm, năm đệ ngũ tôi thi nhảy một lần nữa lấy bằng Trung học. Đến niên học đệ tam th́ tôi đă bắt kịp đám bạn cũ, tôi hân hoan nhập bầy chung với đám bạn ngày xưa. Đây là giai đoạn mà tôi cần tiền để mua sách học và may thêm quần áo, thời tiểu học và trung học đệ nhất cấp th́ mặc sao cũng được, nhưng bây giờ đă lên đệ nhị cấp rồi, đă bắt đầu biết đỏ mặt khi nh́n những đứa con gái trường nữ, thỉnh thoảng đă biết theo bạn tập uống cafe, ph́ phà điếu thuốc. Tiền mẹ cho không đủ, tôi bắt đầu công việc kèm trẻ tư gia để kiếm thêm tiền. Học tṛ của tôi là mấy cô cậu đệ thất đệ lục, nghĩa là cũng chỉ thua tôi vài tuổi.

    Ba mẹ con tôi vẫn ngày ngày đi về căn nhà nhỏ, căn nhà vẫn không thay đổi một chút nào từ ngày bố bỏ mấy mẹ con để ra đi.
    Hết năm đệ tam, tôi nộp đơn thi Tú Tài phần nhất. Tôi đậu b́nh thứ. Một lần nữa, mọi người ngạc nhiên, nhưng tôi biết sức học của ḿnh, tôi biết mẹ buôn bán tảo tần, tôi thấy những năm tháng gần đây mẹ trở bệnh hoài, mỗi sáng mẹ lục đục dậy thật sớm nấu cơm để dành cho anh em tôi, rồi lặng lẽ mang đôi quang gánh lên vai, những tối ngồi trầm ngâm bên ánh đèn dầu nh́n anh em tôi học bài và những đêm khuya mẹ trở ḿnh húng hắng ho. Tôi thương mẹ và em đến ứa nước mắt, và càng thương mẹ thương em, tôi càng học như điên, như cuồng. Tôi ước ǵ Bộ Giáo dục cho tôi thi hai bằng tú tài cùng một lúc. Nh́n mái tóc mẹ đă lớm chớm sợi bạc, nh́n lưng mẹ mỗi ngày mỗi như c̣ng xuống, nh́n hai vai gầy của mẹ mà ḷng quặn đau, và cứ thế, tôi vùi đầu vào sách vở...

    Em đă bắt đầu tuổi lớn, đă bắt đầu tuổi mộng mơ con gái, đă bắt đầu bước vào "tuổi ngọc", nhưng tội nghiệp, biết nhà ḿnh nghèo, biết mẹ ḿnh buôn thúng bán bưng, biết anh ḿnh vẫn chiều chiều đi kèm trẻ kiếm thêm tiền và cặm cụi học đốt giai đoạn cho chóng thành tài. Biết thế nên em ít khi nào xin mẹ, xin anh tiền may áo mới, hai chiếc áo dài trắng đủ cho em thay đổi. Em lớn lên thiếu t́nh của bố, nên tôi "quyền huynh thế phụ". Nhiều lúc nh́n mẹ, nh́n em, tôi vẫn không hiểu tại sao bố lại đành đoạn dứt áo ra đi.
    Tôi thi đỗ Tú Tài toàn phần năm 18 tuổi, và ra Huế học Đại học Văn khoa. Mẹ ở một ḿnh với em ở Đà Nẵng. Mỗi cuối tuần, tôi theo xe đ̣ về thăm mẹ và em, đến sáng thứ hai trở lại trường. Ở Huế, tôi tiếp tục công việc kèm trẻ tư gia. Với số tiền nhỏ nhoi kiếm được, tôi phụ mẹ nuôi em.

    Qua sinh nhật thứ 13 của em mấy tháng, một chiều mẹ bỏ buổi chợ, về nhà than nhức đầu, tưởng là cảm nhẹ, mẹ sai em cạo gió và nấu cho mẹ bát cháo hành. Khuya đó mẹ lên cơn sốt, lảm nhảm nói mê, sáng hôm sau em nghỉ học chở mẹ vào nhà thương và nhờ người nhắn tin ra cho tôi ở Huế.
    Lật đật trở vào Đà Nẵng bằng chuyến xe đ̣ chót. Trời tối đă lâu, không kịp ăn uống, từ bến xe tôi đi thẳng đến bệnh viện. Trong căn pḥng nhỏ, dưới ánh đèn vàng mờ đục, mẹ nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, c̣n em đang ngồi ngủ gà ngủ gật cạnh giường. Đứng yên lặng nh́n mẹ xanh xao bất động, và khuôn mặt thơ dại của em, trong giấc ngủ hai khóe mắt vẫn c̣n long lanh giọt lệ, tôi nghe ḷng ḿnh quặn thắt.

    Đánh thức em dậy, em ngơ ngác dụi mắt vài giây. Nhận ra tôi, em nhào tới ôm chầm và ̣a lên khóc, em cho hay là từ lúc đưa mẹ vào đây, mẹ chỉ tỉnh lại một vài phút vào khoảng giữa trưa, sau đó mẹ hôn mê trở lại. Tôi an ủi em, rồi cùng em ra văn pḥng bệnh viện. Cô y tá trực cho hay mẹ bị đứt một tĩnh mạch ở đầu. Tôi bàng hoàng như bị ai nện một nhát búa vào ngực. Cô y tá bùi ngùi nh́n em, đôi mắt xót xa.

    Tối đó, anh em tôi cùng ở lại với mẹ, em mệt mỏi, nên chỉ một thoáng là đă ngủ say. Trong giấc ngủ mệt nhọc, thỉnh thoảng em ú ớ mẹ ơi, mẹ ơi rồi nức lên mấy tiếng. Tôi nghe như dao cắt trong ḷng. Suốt đêm không ngủ, tôi cứ ngồi nh́n mẹ nằm im ĺm và bên chân mẹ em ngủ chập chờn. Tôi tự nhủ thầm với ḿnh đừng khóc, đừng khóc.... nhưng sao nước mắt vẫn cứ trào ra, một tay ve vuốt bàn tay xanh xao của mẹ, một tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em, tôi để mặc cho hai ḍng nước mắt chảy nhạt nḥa trên má.

    Mẹ thở hơi cuối cùng lúc năm giờ sáng, mẹ không tỉnh lại để trăn trối với hai con một lời ǵ. Mẹ đi trong yên lặng. Tôi nắm bàn tay mẹ và thấy tay mẹ lạnh dần. Tôi đánh thức em dậy. Hai anh em hôn lên trán mẹ giă từ. Em vuốt mắt mẹ. Mắt mẹ nhắm hờ. Em ôm chặt hai tay mẹ, ủ vào ḷng ḿnh miệng kêu lên nho nhỏ: mẹ ơi, mẹ ơi... Em khóc lặng lẽ, áp ḿnh vào ngực mẹ nước mắt em tuôn ràn rụa làm ướt đẫm cả vạt áo me bạc màu. Những tiếng kêu nghẹn ngào của em như những viên đạn bắn thẳng vào tim, tôi ngồi bất động nh́n mẹ, nh́n em, ḷng đau như muối xát. Tội nghiệp mẹ tôi, tội nghiệp em tôi. Em mới mười ba tuổi...
    Chôn mẹ xong, tôi bỏ học. C̣n ḷng dạ nào mà học nửa. Nhưng em th́ phải trở lại trường.


    Bán đi căn nhà nhỏ xiêu vẹo và gom tóm tất cả vốn liếng của mẹ để lại, tôi đưa hết số tiền cho mẹ của Minh, một người bạn thân tôi. Minh có Hân, cô em gái cùng tuổi, cùng lớp với em. Tôi gửi em đến đó ở và đi học với Hân, cũng may, bố mẹ Minh coi anh em tôi như con. Tôi dặn ḍ em đủ điều. Số tiền tôi gởi cho mẹ Minh đủ để trả tiền ăn ở của em trong hai ba năm. Tôi c̣n đưa thêm cho em một ít để em mua sách vở, may áo quần, tiêu vặt. Tôi ôm em và hứa với ḷng, hứa với vong hồn mẹ là sẽ lo lắng, sẽ bảo bọc em cho đến trọn đời.

    Tôi vào trường Vơ Bị Đà Lạt năm 20 tuổi, lương sinh viên sĩ quan ít ỏi, tôi tiết kiệm không dám xài nhiều, để dành gởi về cho em mỗi tháng. Tôi dặn em viết thư mỗi tuần kể cho tôi nghe chuyện học hành. Tôi bắt em hứa là không bao giờ dấu tôi một điều ǵ dù nhỏ bé. Em ngoan ngoăn vâng lời. Mỗi năm tôi được về phép một lần, hai anh em quấn quưt không rời. Tôi đưa em đi thăm mẹ. Chúng tôi lặng yên cầm tay nhau quỳ bên mộ mẹ, nước mắt lưng tṛng.

    Em lớn lên và ngày càng giống mẹ. Cũng khuôn mặt và cái nh́n nhẫn nhục, cũng đôi mắt xa xăm buồn hiu hắt. B́nh thường em rất ít nói, có lẽ không cha, mồ côi mẹ quá sớm và anh lại ở xa đă làm em rụt rè. Cũng may, bên cạnh em vẫn c̣n có Hân. Lễ măn khóa của tôi, em và Hân cùng lên tham dự, lúc này, em đă thi đổ vào trường Sư Phạm Qui Nhơn, hai năm nửa em sẽ trở thành cô giáo, tôi hănh diện giới thiệu em và Hân với các bạn ḿnh. Nh́n dáng em thẹn thùng e ấp, tôi thấy ḷng ḿnh rạt rào thương em. Tôi thầm gọi mẹ, mẹ ơi, hai con của mẹ đă trưởng thành và đă nên người.

    Ra trường, tôi chọn binh chủng nhảy dù, có lẽ cũng chỉ v́ tôi thích màu mũ đỏ. Em vào học và ở nội trú trong trường sư phạm. Tôi thấy ḿnh yên tâm hơn. Mỗi tháng, tôi vẫn gửi về cho em một nửa tiền lương lính của ḿnh để trả tiền pḥng, tiền ăn. Tôi biết con gái cần nhiều thứ hơn con trai, như áo quần, son phấn... Em vẫn viết thư cho tôi mỗi tuần như em đă làm trong mấy năm qua. Em kể chuyện học hành, chuyện bạn bè, em lo sợ là tôi đi tác chiến nhỡ có ngày bố con gặp nhau ở chiến trường, làm sao nhận ra nhau, em không nói thêm, nhưng tôi cũng hiểu, tên đạn vô t́nh, nếu nhỡ.

    Hai năm em học Sư Phạm trôi qua thật nhanh. Em bây giờ đă là một cô giáo trẻ. Em được đổi về dạy tại một trường tiểu học gần thị xă Phan Rang. Em thuê nhà chung với hai cô giáo khác. Mỗi ngày ba cô giáo ngồi xe lam đi đến lớp, chiều về cả ba cùng quây quần nấu nướng. Em viết thư cho tôi và khoe có quen với Tuấn, một Sĩ quan Hải quân đồn trú ở Phan rang. Em khen Tuấn hiền lành, ít nói. Em kể thêm là Tuấn chỉ c̣n có mỗi một mẹ già.

    Chiến tranh ngày thêm khốc liệt, đơn vị tôi hành quân liên miên, có khi cả năm chúng tôi mới được về hậu cứ một lần. Tôi bị thương hai lần trong cùng một năm. Tôi dấu em, không cho em biết sợ em lo lắng. Trong những tuần lễ nằm bệnh viện và ở hậu cứ dưỡng thương, tôi bắt đầu viết bài đăng trên các báo và tạp chí. Tôi kể lại những trận đụng độ kinh hoàng giữa đơn vị tôi và giặc Cộng, tôi kể lại những "kỳ tích " của bạn tôi, của Mễ, của Lô....

    Sau một lần bị thương nhẹ ở tay, tôi lấy mấy ngày phép ra Phan Rang thăm em. Em mừng rỡ ôm lấy anh, nhưng khi thấy cánh tay băng bột em xót xa bật khóc. Tôi an ủi em là biết đâu sau chuyến bị thương này tôi sẽ được về làm việc hậu cứ. Ngày hôm sau, nghe tin, Tuấn đến thăm. Thoạt nh́n, tôi đă có cảm t́nh với Tuấn, đúng như em nói, Tuấn trông rất hiền lành. Trong suốt tuần lễ ở Phan rang, em vẫn phải đi dạy, nhưng may là có Tuấn, mỗi ngày Tuấn tới chở tôi đi ăn sáng, trưa Tuấn và tôi lang thang ra chợ bạ ǵ ăn đó đợi giờ ba cô giáo đi dạy học về. Buổi tối, em đi ngủ sớm, Tuấn ngồi lại nói chuyện với tôi cho tới khuya. Bên ly cafe, tôi kể cho Tuấn nghe chuyện của ḿnh. Những h́nh ảnh yêu dấu, xót xa như một cuộn phim củ quay chầm chậm. Tôi rưng rưng kể lại ngày mẹ mất. Tuấn lấy tay chùi mắt, trong đêm tối, tôi thấy mắt Tuấn long lanh...

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Trại cải tạo Sơn La, sau đợt cho viết thư về gia đ́nh đầu tiên, ba tháng sau tôi nhận được thư em. Thư em đến tay tôi vào giữa năm 77. Hơn 2 năm 1 tháng tôi mới nh́n lại nét chữ của em. Run run bóc thư, mắt tôi cay nồng, nhạt nḥa. Em cho hay là Tuấn đang cải tạo ở Long Thành, Tuấn có thư về và cho biết vẫn b́nh an, mẹ Tuấn dạo này yếu lắm v́ cụ đă quá già, em vẫn đi dạy, hai cháu nhỏ ở nhà với bà nội, hai cháu lớn theo mẹ vào trường, em cho hay đứa con gái út em đặt tên Tâm, Trần thị Minh Tâm, cháu sinh ngày 12 tháng 9 năm 75, gần 4 tháng sau ngày bố cháu và bác cháu vào tù.

    Gần cuối thư, em báo tin là bố c̣n sống và hồi đầu năm 76 có t́m đến gặp em, làm sao bố t́m ra địa chỉ th́ em không biết, nhưng hôm ấy bố đến, bố tự giới thiệu tên ḿnh. Em ngỡ ngàng, ngày bố ra đi em mới tṛn ba tuổi, hơn hai mươi năm sau gặp lại làm sao em nhận được, bố xoa đầu đám cháu ngoại đang trố mắt nh́n người đàn ông lạ, bố hỏi về anh, về Tuấn, khi em hỏi lại bố là làm sao để biết anh và Tuấn đang bị giam giữ ở trại cải tạo nào, bố lắc đầu không nói ǵ. Bố cho hay là bố đang có gia đ́nh ở Bắc, ngoài ấy bố có thêm hai trai và hai gái. Đứa trai lớn nhất thua em bốn tuổi.

    Bố mang vào cho em hai mươi kư gạo và một chục cam. Bố ở chơi một ngày rồi trở về Hà nội. Lúc bố về em có tặng bố cái radio-cassette của anh cho ngày nào. Bố thích lắm, bố hứa sẽ đến thăm anh trong trại tù. Từ hồi trở ra Bắc dến giờ bố chưa liên lạc lại với em, và em cũng không có địa chỉ của bố ở ngoài ấy.
    Tôi đọc thư ḷng thấy phân vân, tôi cũng như em, không h́nh dung ra nổi bố tôi h́nh dáng mặt mũi ra sao, hai mươi mấy năm, tôi tưởng bố tôi đă chết.

    Tháng 12 năm 77, tại trại cải tạo Sơn La, bố đến thăm tôi.
    Đứng trong văn pḥng viên sĩ quan trưởng trại một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu và gương mặt xương. Bộ áo quần dân sự khá thẳng thớm, và sự lễ phép của tên đại úy trưởng trại tiết lộ về địa vị không nhỏ của người này. Thấy tôi vào, viên trưởng trại quay qua nói nhỏ một câu ǵ đó rồi bước ra ngoài. Tôi im lặng đứng nh́n người đàn ông xa lạ.

    Bố đến bắt tay tôi, tự xưng tên ḿnh, bố gọi tôi bằng anh, bố kể là đă gặp em ở Phan rang, bố hỏi tôi học tập thế nào, bố không hề nhắc đến mẹ, có lẽ ông đă biết về cái chết của mẹ. Bố nói là có đọc văn tôi. Tôi ngồi yên nghe bố nói, sau cùng, bố đứng dậy, móc trong xách ra một gói nhỏ bảo đó là đường và thuốc lá, trao cho tôi, khuyên tôi cố gắng học tập tốt để sớm được khoan hồng. Tôi nh́n vào mắt bố, ḷng thấy dửng dưng. Tôi bắt tay bố rồi về lại lán ḿnh.
    Đó, cuộc hội ngộ của bố con tôi sau hơn hai mươi năm là thế đấy. Chắc cuộc tái ngộ giữa bố với em cũng tẻ nhạt như thế. Có cái ǵ đó ngăn cách, có cái ǵ đó phân chia, có cái ǵ đó tôi không hiểu và không diễn tả được. Bây giờ tôi hiểu v́ sao cái tin quan trọng đến thế mà em lại chỉ đề cập một cách ngắn ngủi ở cuối thư.
    Lần đó là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi gặp bố trong suốt 13 năm lang thang trong các trại tù biệt giam miền Bắc.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Tháng 6/79, một sáng trên đường lên rừng đốn nứa, tôi nghe loáng thoáng câu chuyện giữa các bạn tù. Họ nghe từ các bà vợ đi thăm nuôi kể lại, rằng ở Phan Rang có một chị có chồng đang đi cải tạo, chị chết đi, để lại bốn con thơ, đứa bé nhất mới lên ba, c̣n đứa lớn nhất chưa đầy chín tuổi. Tội nghiệp, họ hàng nội ngoại không có một ai. Tôi bỗng dưng thấy lạnh toát cả sống lưng, lại gần hỏi thêm th́ người bạn tù cho hay là nghe nói chị ấy làm nghề cô giáo, có chồng sĩ quan hải quân đang đi tù cải tạo ở đâu đó trong Nam. Người chồng, trung úy hải quân trước cũng đóng ở Phan Rang. Trần Nguyên Tuấn, hải quân trung úy Trần nguyên Tuấn.

    Tôi thấy đất trời đảo lộn, tôi thấy mặt trời nổ tung trong óc, tôi hụt hơi, miệng há hốc đứng như trời trồng giữa núi rừng Yên Bái, bên cạnh tôi tiếng người nói lao xao. Tôi không nghe ǵ hết, tai tôi lùng bùng, mắt tôi mờ đi, tôi đang nh́n thấy xác em nằm co quắp trên manh chiếu, bốn đứa cháu của tôi, cháu Minh Tâm chưa đầy ba tuổi đang lấy tay lay lay xác mẹ, cháu lớn Thu Uyên chưa đủ chín tuổi đang ôm chân mẹ khóc lóc ủ ê, hai đứa kia, Hoàng và Châu ngơ ngác đứng nh́n. Trời tháng 6 mùa hè Yên bái mà sao tôi thấy thân ḿnh lạnh buốt. Tôi tê dại, tôi hóa đá, tôi không c̣n cảm xúc, tôi muốn hét lên cho tan vỡ cả vũ trụ này. Trong lung linh màu nắng vàng buổi trưa Yên Bái, tôi thấy bóng em nhập nḥa, chập chờn. Em của tôi, đứa em côi cút của tôi...


    Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nh́n tôi ḍ hỏi, tôi không nói ǵ, im lặng nhập vào ḍng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du...

    Phan Nhật Nam
    1 comment:

    UnknownNovember 21, 2018 at 7:34 PM
    Tôi đọc và nhiều đoạn ứa nước mắt... Xin cám ơn anh Phan Nhật Nam.

    Reply

  2. #512
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sự ra đời của bài hát “Thuyền Viễn Xứ"

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...huyen-vien-xu/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...n-vien-xu.html

    Bài hát “Thuyền Viễn Xứ"
    Posted on January 12, 2019 by dongsongcu


    Sư ra đời của bài hát “Thuyền Viễn Xứ” cùng với những h́nh ảnh sống động của Sài G̣n xưa và nhạc phẩm Thuyền Viễn Xứ của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Huyền Chi, ca sĩ Lệ Thu tŕnh bày.

    Sài G̣n Xưa

    HUYỀN CHI – TÁC GIẢ BÍ ẨN CỦA CA TỪ THUYỀN VIỄN XỨ

    Huyền Chi là ai? Ít thông tin trên mạng cho biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải ở chợ Bến Thành. Cơ duyên nào khiến bài thơ của cô được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc, vào đầu năm 2019 mới đây, tôi có xem được những tấm ảnh của Huyền Chi và biết thêm nhiều thông tin về cô, trong ảnh, Huyền Chi là một cô gái có nét đẹp của một diễn viên điện ảnh với dáng cao, cân đối và trắng trẻo, cô gái ấy sinh ra ở vùng Tân Định, Sài G̣n, có lúc ra định cư tại Phan Thiết rồi quay về sống ở thành phố này tới nay.

    Cô học tiếng Anh từ trước năm 1954 khi tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến, đang được học hằng ngày ở các trường Tây tại Sài G̣n, cô làm thơ khi c̣n rất trẻ, ra tập thơ duy nhất năm 18 tuổi rồi để thất lạc, cô có một bài thơ được phổ thành ca khúc Thuyền viễn xứ của nhạc sĩ Phạm Duy dù chỉ gặp ông lần duy nhất trong đời.


    Bài thơ buồn của cô gái trẻ

    Tôi gặp bà Hồ Thị Ngọc Bút tại quận 2, trước giờ bà dạy tiếng Anh tại nhà và không thể nghĩ rằng bà đă 85 tuổi, trước mặt tôi là một phụ nữ trắng trẻo, vóc dáng cao, khỏe mạnh.

    Bà Ngọc Bút chính là nhà thơ Huyền Chi của những năm đầu thập niên 1950, đầu thập niên 1930 có một kỹ sư Hỏa xa (Ingénieur technique adjoint) tên là Hồ Văn Ánh, từng được đào tạo tại Pháp trong những khóa đầu tiên cho thuộc địa, năm 1940, ông làm giám đốc Hỏa xa các tỉnh Phan Thiết, Phan Rang và Nha Trang, có ngôi nhà riêng hai tầng khang trang ở Phan Thiết, một “wagon” riêng trên tàu hỏa đặc biệt cho gia đ́nh tùy nghi sử dụng miễn phí.

    Công việc của ông là tổ chức, đào tạo, kiểm soát và duy tŕ hệ thống Hỏa xa toàn quốc. V́ công việc, ông di chuyển và ở lại nhiều thành phố nên vợ ông lần lượt sinh sáu người con ở các nơi trên đường công tác, con gái út Ngọc Bút được sinh ra tại Sài G̣n khi ông làm việc tại đây, khi ông đến Phan Thiết, Ngọc Bút được đi học tại Trường nữ tiểu học Phan Thiết, cuộc sống đang êm đềm th́ biến cố xảy ra, bà nội của cô ở quê nhà Bắc Ninh bệnh nặng. Đáng lẽ cả gia đ́nh đều phải về, nhưng trong nhà có một người con cũng đang bị bệnh nên chỉ có ba cô và hai anh chị cô về Bắc trước.

    Dự tính khi con bớt bệnh, mẹ cô sẽ dẫn tất cả về luôn, không ngờ đó là lần cuối cùng cô gặp cha, rồi do bom đạn, loạn lạc, tản cư và cuối cùng là cuộc chia đôi đất nước khiến gia đ́nh cô phân cách vĩnh viễn, mẹ cô mở sạp bán vải tại cửa Nam chợ Bến Thành để sinh sống, cô ở với mẹ, vừa đi làm vừa đi học, vừa dọn hàng giúp mẹ, trong thời gian hai miền Bắc – Nam được tự do thông thương năm 1954, mẹ đă trở về Bắc với cha cô, nhưng bốn người con vẫn ở lại miền Nam v́ lúc ấy ai cũng đă có công ăn việc làm và cô cũng sắp kết hôn.

    Những năm tuổi nhỏ được theo cha mẹ về thăm quê mỗi năm và đi đây đi đó, Ngọc Bút có nhiều cảm xúc về quê hương xứ Bắc, hơn nữa, sự phân ly, chia cắt gia đ́nh quá sớm khi c̣n bé đă để lại một ấn tượng sâu trong ḷng cô, v́ vậy cô đă tưởng tượng ra một cuộc chia ly trên quê hương trước khi nó biến thành sự thật.

    Đó là lư do ra đời của bài thơ Thuyền viễn xứ.


    Nhiều người hỏi: “V́ sao cô c̣n trẻ mà làm thơ buồn thế?”, cô trả lời: “Tôi tưởng tượng thôi mà!”. Nhưng thật ra nỗi đau âm ỉ trong ḷng cô trong nhiều năm đă tạo nên những vần thơ ấy.

    Huyền Chi, cô ở đâu?

    Năm 1952, Ngọc Bút đến nhà in báo Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt xem tập thơ vừa in xong của ḿnh, tập thơ mang tên Cởi mở, gom lại 22 bài thơ do cô viết từ năm 16 tuổi, lúc đó tuy mới 18, cô đă tham gia biên tập thơ cho báo Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương và gia nhập nhóm thơ – văn – nhạc lấy tên là Chim Việt, những bài thơ trong tập đă được đăng rải rác trên một số báo, cô dùng bút danh Khánh Ngọc, rồi sau đó là Huyền Chi, buổi đó, nhạc sĩ Phạm Duy vừa đến và được bà Đào, chủ nhà in, giới thiệu về cô. Phạm Duy khi ấy c̣n trẻ, mới 32 tuổi nhưng đă nổi tiếng.

    Ông vừa đưa gia đ́nh vào Nam và đang thu xếp cuộc sống ổn định ở quê hương mới cho gia đ́nh. Biết cô vừa in xong tập thơ, ông mượn xem và xin cô một tập để nếu có bài nào hay th́ xin được phổ thành ca khúc, một thời gian sau, cô nghe được ca khúc Thuyền viễn xứ do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ lục bát của cô trên sóng phát thanh và thấy ca khúc này được in thành tờ nhạc khổ lớn rất thịnh hành lúc đó của hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu.

    Trên b́a hai ấn phẩm này ghi rơ: Nhạc: Phạm Duy, ư thơ: Huyền Chi.

    Đó là khoảng thời gian cô vừa lập gia đ́nh với ông Trần Phụng Tường, giáo sư trung học, cô rời khỏi công việc biên tập thơ, theo chồng về Phan Thiết, cô hầu như không tiếp tục làm thơ, lo toan làm ăn, mở hiệu sách, dạy tiếng Anh và chăm sóc tới bảy người con, có lần trong tờ giấy in ca khúc Thuyền viễn xứ, cô thấy lời nhắn của nhạc sĩ Phạm Duy: “Huyền Chi, cô ở đâu, thỉnh thoảng, cô vẫn nghe trên sóng phát thanh giọng hát Lệ Thu, cô nhận thấy nhạc sĩ Phạm Duy rất tài t́nh, dùng ư bài thơ lục bát với nhịp điệu chậm răi, đều đặn của cô viết thành một ca khúc đầy cảm xúc, ông chắt lọc ngôn ngữ trong thơ, thêm thắt và tạo nên một tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.

    Năm 1975, bà Ngọc Bút cùng gia đ́nh về lại Sài G̣n, nơi chôn nhau cắt rốn của bà và sống ở đây đến nay, phu quân của bà đă tạ thế năm 2010 sau mười năm nằm một chỗ v́ bệnh, trong khoảng thời gian này, bà được tin nhắn mong có cuộc gặp của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông hồi hương về Việt Nam, nhưng bà xin từ chối v́ bận chăm sóc chồng, sau đó, bà có nhận được khoản tiền tác quyền từ lời của ca khúc Thuyền viễn xứ từ nơi sở hữu tác quyền ca khúc này.

    Đọc lại bài thơ Thuyền viễn xứ của bà Ngọc Bút, thấy thơ của một cô gái mới 16, 17 tuổi đă rất đằm sâu và mênh mang với giọng điệu và ngôn ngữ phóng khoáng “…Có thuyền viễn xứ Đà Giang / Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa / Ḥ ơi! Câu hát ngàn xưa / Ngân lên trong một chiều mưa xứ người / Đường về cố lư xa xôi / Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang / Sau mùa mưa gió phũ phàng / Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa / Lệ nḥa như nước sông Đà / Mái đầu sương tuyết ḷng già mong con…”., gặp tài năng của nhạc sĩ Phạm Duy, lời trong ca khúc mang sắc thái khác: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Ḥ ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về…”.

    Như một sự đồng điệu đồng cảm của người phổ nhạc, có thể v́ Phạm Duy cũng là một người xa xứ, khi đọc được bài thơ cũng là lúc ông vừa giă từ quê hương miền Bắc để trở thành cư dân của Sài G̣n, nơi ông có thời hoạt động âm nhạc sôi nổi nhất và sau mấy mươi năm cho đến nay, ca khúc này rất gắn bó với người Việt hải ngoại, họ thấy ḿnh trong đó, như vẫn đang đi trên con thuyền viễn xứ.

    Nguyên tác bài thơ Thuyền Viễn Xứ của Huyền Chi

    “Ra khơi sương khói một chiều
    Thuỳ dương rũ bến tiêu điều ven sông
    Lơ thơ rớt nhẹ men ḷng
    Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
    Có thuyền viễn xứ Đà Giang
    Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
    Ḥ ơi! Câu hát ngàn xưa
    Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
    Đường về cố lư xa xôi
    Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
    Sau mùa mưa gió phũ phàng
    Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
    Lệ nhoà như nước sông Đà
    Mái đầu sương tuyết ḷng già mong con
    Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
    Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
    Hai bờ sông cách biệt rồi
    Tần Yên đă nổi bốn trời đao binh
    Ngàn câu hát buổi quân hành
    Dặm trường vó ngựa đăng tŕnh nẻo xưa
    Biết bao thương nhớ cho vừa
    Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ lên đường… lại đi…”


    Xin cám ơn bài viết của anh Phạm Công Luận và cảm ơn bác Nguyên My về thước phim quư giá này.
    (Trích từ “Chuyện Đời Của Phố)
    ============
    Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
    Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75

    Nguồn: http://batkhuat.net/van-suradoi-baihat-thuyenvienxu.htm

  3. #513
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    V́ sao người Việt, đành biệt quê hương?!

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...iet-que-huong/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...que-huong.html

    Biệt quê hương?!
    Posted on July 2, 2017 by dongsongcu
    Nguyễn Lộc Yên

    Đồng bào ta có câu: “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà cũng hơn” đă thể hiện t́nh cảm gắn bó thiết tha với quê hương của ḿnh. Thế nhưng, kể từ năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, nhân dân cũng tưởng thoát được sự cai trị đọa đày của thực dân Pháp. Nào ngờ, Việt Minh cai trị không đọa đày như thực dân Pháp mà đày đọa Đồng bào nghiệt ngă, tàn bạo hơn?!
    Thực vậy, ngày 4-12-1953, Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc Việt Nam kư sắc lệnh và ban hành luật “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ). Bà Nguyễn Thị Năm, c̣n gọi là bà Cát Thanh Long đă giúp đỡ Việt Minh và cho ăn ở tại nhà, như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Vơ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt… Bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương, tương đương 700 lượng vàng lúc bấy giờ, và trong thời kỳ gọi là “Tuần lễ vàng” của cái chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, bà đă cho chúng 100 lượng vàng. Thế mà, chúng quy tội bà là địa chủ, cường hào gian ác, đem xử án tử h́nh. Ủy ban CCRĐ trung ương do Trường Chinh cầm đầu đă xét duyệt và bộ chính trị trong đấy có Hồ Chí Minh đă lạnh lùng chuẩn y án tử h́nh này. Phát súng đầu tiên về CCRĐ đă bắn vào đầu một người phụ nữ 47 tuổi vào ngày 9-7-1953 (29-5 âm lịch)! Phát súng đó báo hiệu tâm địa của những lănh tụ Cộng sản sẽ là một tai họa khủng khiếp cho nhân dân. Việc CCRĐ này, có khoảng 172.000 người bị quy chụp là thành phần địa chủ và phú nông, họ bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” bị hạ sát tại chỗ hoặc bị án tù để chết dần trong ngục.



    Thế nên, sau khi kư Hiệp định Genève năm 1954, dân chúng bỏ chạy vào Nam cả triệu người. Lúc ấy, Đồng bào ta “Chọn lựa giữa Quốc gia và Cộng Sản bởi lá phiếu bằng chân”, bằng cách rời miền Bắc di cư vào miền Nam để tránh Cộng sản Việt Nam (CSVN). Dù sao, Đồng bào vẫn c̣n sống trong nước của ḿnh. Kể từ ngày 30-4-1975, người Việt không ngại hiểm nguy t́m mọi cách rời khỏi quê hương! Những ai đành biệt quê hương và nguyên nhân ấy từ đâu?!
    Vượt biên: Kể từ sau ngày 30-4-1975, CSVN đă gây điêu đứng người dân bằng cách: Đưa hàng trăm ngàn “Quân Cán Chính” miền Nam vào “Trại tù cải tạo”. Đổi tiền mấy lần, c̣n giới hạn số tiền được đổi để biến tiền bạc của người dân thành giấy loại. Lập hợp tác xă để quốc hữu hóa đất đai, mục đích cướp trắng ruộng đất của người dân. Khi “Chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979”, nhà cầm quyền lại chủ trương đề pḥng và cách ly Hoa kiều tại Việt Nam. Ngoài ra, chế độ bao cấp đă gây cho người dân bị khó khăn, ngặt nghèo… Do đấy, người Việt (có cả người Hoa) tại Việt Nam đă vượt biên bằng đường biển, cao điểm vào các năm 1978 đến khoảng giữa thập niên 1980, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đă thống kê số người Việt ra đi tỵ nạn khoảng một triệu người. Những người này gọi là “Boat people” (Thuyền nhân), thuật ngữ này xuất hiện kể từ thời điểm ấy, một số người Việt lại chấp nhận gian nguy vượt rừng núi rậm rạp đến tỵ nạn tại Thái Lan.
    Image result for HINH ANH VUOT BIEN NAM 1975 PHOTOS


    Trong số khoảng một triệu người ra đi tỵ nạn th́ có khoảng gần nửa số người ra đi đă bị thiệt mạng trên đường vượt biên! Đến cuối thập niên 1980 và thời gian sau đấy, số người rời nước ra đi thưa dần v́ lẽ các trại bị tỵ nạn: Hồng Kông, Thái Lan, Galang, Malaysia… Cao ủy Tỵ nạn đă hợp tác với các nước này để giúp thuyền nhân người Việt, sau 21 năm lại quyết định lần lượt đóng cửa các trại Tỵ nạn. Người Việt lại ra di bằng cách:
    HO: Humanitarian Organization (Tổ chức nhân đạo), người viết nhớ lại một người bạn tù binh nơi “Trại tù cải tạo” của CSVN, nhân lúc chúng tôi ngồi riêng nghỉ dưới gốc cây sau mấy giờ h́ hục đào gốc phá rừng, anh lại thổ lộ tâm t́nh: “Tôi là sĩ quan Hải quân, khi Sài G̣n sắp mất nếu tôi quyết tâm rời quê hương ra đi th́ cả gia đ́nh tôi đă đi khỏi Việt Nam lúc ấy, ngày nay đâu c̣n bị đọa đày ở đây!” Tôi hỏi: “V́ sao anh không đi?”Anh đăm chiêu, giọng u uất: “Tôi nghe nhiều người đă nói rằng, CSVN cũng là người Việt, là người cùng ṇi giống không lẽ họ sát hại hay đày đọa ḿnh. Tôi lầm! Lầm ǵ có thể sửa sai. Chứ lầm cộng sản cuộc đời gian nguy!” Có lẽ các anh em tù binh đă thấy và thấm thía câu nói: “Đừng nghe những ǵ cộng sản nói”, nên khi ra tù nghe được chương tŕnh HO, dù ḷng lưu luyến quê hương cũng phải t́m mọi cách đưa gia đ́nh rời khỏi Việt Nam?!
    ODP: Orderly Departure Program (Chương tŕnh ra đi có trật tự): ODP là một chương tŕnh của Hoa Kỳ, cho phép người nước ngoài định cư tại Hoa Kỳ được bảo lănh thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ. Khi người Việt được định cư ở các nước tự do, người thân của ḿnh c̣n sống tại Việt Nam, th́ t́nh cảm thôi thúc cũng như cảnh sống tại Việt Nam bị tối tăm bởi chế độ Cộng sản, v́ “CSVN đă biến nước Việt thành nhà tù lớn”, nên họ phải đôn đáo cứu (bảo lănh) người thân ra khỏi quê hương mến yêu!
    Du học sinh Việt Nam không muốn về nước: Do đâu khiến các “Du học sinh” không muốn về nước, đấy là các “Du học sinh” khi được ở học nơi các nước tự do đă được hít thở không khí cởi mở ở đấy, khi về nước lại phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, phải có “bôi trơn” (lo lót tiền) mới xin được việc làm tốt. Khi làm việc phải lo lắng gầy dựng các mối quan hệ với cấp trên, họ c̣n bị nạn con ông cháu cha tại các cơ quan chèn ép, khiến tài năng cũng như ước mơ của họ khi về nước bị khó khăn. Ngoài ra, họ không phát huy được sở trường của ḿnh đă được học nơi các nước văn minh v́ các trang thiết bị, các dữ liệu để tham khảo trong nước thiếu thốn hoặc không có…
    Quan chức CSVN lại “Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản”: Các quan chức CSVN lại “tháo chạy” ra nước ngoài, trở thành một phong trào không sao kể hết. Tiêu biểu, như “Nữ đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường” đă chiếm đoạt trên 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người dân lại có quốc tịch ở Cộng ḥa Malta, Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của nước Ư khoảng 93 km về phía Nam; nơi đây được coi là “Thiên đường trốn thuế”. V́ sao có các hiện tượng này, bởi “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” điển h́nh như đương kim TT (Thủ tướng, hay Thái thú) Nguyễn Xuân Phúc hô hào rất to “Mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi” và “Mang thương hiệu mà ta hay gọi là “Ma dzê in Việt Nam”. Thế mà, ngài TT Phúc đă toan tính sẵn sàng “Tháo chạy”, ngày 3-6-2005, mua căn biệt thự tại số 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804, với giá 790 ngh́n USD và ngày 18-10-2010, mua căn biệt thự thứ hai tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808, với giá 575 ngh́n USD.
    Tại Hoa Kỳ, nếu có tiền đầu tư theo diện EB-5 với mức đầu tư từ 500 ngh́n USD tới 1 triệu USD và chứng minh là hợp pháp có thể được cấp thẻ xanh, không phân biệt là tiền đầu tư của cá nhân hay nhà nước. Từ đấy, có nhiều quan chức Việt Nam và Trung cộng tận dụng tiền đầu tư của công ty nhà nước để tháo chạy sang Mỹ. Thế mà, nhà cầm quyền CSVN hô hào với các “đồng chí” thuộc cấp (công an, quân đội) rằng “C̣n đảng c̣n ḿnh” là sao?! Nh́n những sự thật tráo trở này, có đủ thức tỉnh công an, quân đội sáng mắt để cùng nhân dân phế bỏ chế độ buôn dân bán nước này chăng?!
    Lấy chồng nước ngoài để ra khỏi Việt Nam?!: Cuối cùng, thành phần dân nghèo không có điều kiện để “Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản” như các tham quan Việt Nam, muốn có tiền giúp đỡ gia đ́nh đang nghèo ngặt và “Đổi đời chính ḿnh” mà nôm na gọi là “Cô dâu Việt”, các cô gái Việt Nam xinh đẹp đành đoạn hiến thân (làm vợ) cho các đàn ông Đài Loan hay Đại Hàn, mà có thể các đàn ông này đă già nua hoặc bị tàn tật. Hoàn cảnh đau thương này, tôi đă vô cùng ngậm ngùi:
    Thảm thiết, trời ơi năo nuột ḷng!
    Việt Nam thiếu nữ mặn mà trông!
    Khó khăn kinh tế, nên đành đoạn
    Gớm ghiếc, bán thân cũng lấy chồng!

    Và thành phần: Xuất khẩu lao động hay đi làm Ô sin nước ngoài, dẫu nghèo cũng cố gắng chạy chọt “bôi trơn” để được đi làm “Lao nô hay Ô sin” ở xứ người, với hy vọng được nhận đồng tiền nhục nhằn ở đấy để giúp gia đ́nh và nếu có dịp cũng liều lĩnh trốn ở lại nước ngoài?!
    Hiện nay (2016), có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống ở hải ngoại ở trên 100 quốc gia khác nhau, đông nhất là ở Hoa Kỳ. Riêng “Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại” luôn đấu tranh để giữ ǵn vẹn toàn đất nước và đấu tranh cho tự do, nhân quyền cho Đồng bào trong nước đă/đang bị CSVN đàn áp. Thế nên, vào ngày 18-05-2014 “Paris biểu t́nh chống Trung cộng xâm lược VN và lên án CSVN bán nước”. Sáng ngày 27-8-2016 “Người Việt biểu t́nh trước Lănh Sự Quán CSVN ở San Francisco”…
    Những người Việt “Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản”, trong đấy có một số “Trí thức và doanh nhân giỏi” mà nhà cầm quyền gọi là “chảy máu chất xám”?! Ngần ngại hơn, có một số tham quan CSVN đă tẩu tán “Tài sản quốc gia” kếch sù, gây cho quê hương kiệt quệ! Nỗi băn khoăn ấy, vào ngày 1-4-2016, báo Tuổi Trẻ đă ghi: Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu: “Không phải v́ đất nước nghèo mà v́ họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lư, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!”.
    Nh́n chung, hiện tượng “Tháo chạy khỏi quê hương” như thế, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở Trung cộng cũng vậy. Năm 2011, Viện Khoa học Xă hội Trung cộng công bố bản báo cáo cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2008, có tổng cộng hơn 18.000 quan chức chạy trốn ra nước ngoài, mang theo số tài sản lên tới 800 tỷ tệ (130 tỷ USD). Thế nên muốn chấm dứt việc “Tháo chạy khỏi quê hương” chỉ c̣n biện pháp giải thể chế độ Cộng sản, nếu không th́ “Cái cột đèn có chân mà đi được nó cũng đi”.
    Ngày 01-9-2016
    Nguyễn Lộc Yên
    https://vietbao.com/p112a257453/vi-s...iet-que-huong-

  4. #514
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trái đất tṛn nhưng sao thế giới lại phẳng?

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...lai-phang.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...lai-phang.html
    Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

    Thế Giới Phẳng (TGP), một thuật ngữ dùng trong tác phẩm “The World Is Flat – A Brief History of the 21st Century” của Thomas L. Friedman, đă trở thành một cụm từ quen thuộc từ những năm đầu của thế kỷ 21. TGP ám chỉ sự phát triển toàn cầu hóa do tác động của các nhân tố liên quan đến kinh tế và kỹ thuật. Từ đó, các mô h́nh xă hội, chính trị bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn.

    Tại sao thế giới ngày nay lại phẳng chứ không tṛn như ta thường biết về h́nh dạng trái đất? Theo Thomas L. Friedman, chúng ta hiện hữu trên một trái đất h́nh tṛn nhưng cái thế giới mà chúng ta sống ngày nay được ngày càng làm phẳng (flattening).

    Tại sao vậy? Phẳng v́ những người sống trong thế giới đó ngày càng giao tiếp với nhau qua kết nối của công nghệ thông tin, vượt qua những rào cản về địa lư, chính kiến và tri thức.

    Một thí dụ điển h́nh: các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể thiết lập những hệ thống cung ứng nhân sự từ những nước xa xôi như Trung Hoa, Ấn Độ, Nga… Từ các quốc gia này, đội ngũ nhân viên, chuyên viên có thể làm việc trực tuyến cho công ty mẹ ở cách nửa ṿng trái đất.

    Đây là quá tŕnh được gọi là ‘Outsourcing’, tạm dịch là tuyển dụng nhân viên từ nước ngoài để phục vụ cho các công ty đa quốc gia. Outsourcing, trên danh nghĩa là một sự hợp tác b́nh đẳng theo hàng ngang nhưng xét về khía cạnh nhân bản, người ta lại cho rằng đó chỉ là cách thuê mướn tinh hoa từ những đất nước có nguồn nhân công rẻ như Ấn Độ và Trung Trung Hoa.

    Outsourcing, theo Friedman, là một trong những biến động quan trọng nhất vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Công nghệ thông tin đă kết nối loài người trên trái đất và thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn, tạo cơ hội giúp các quốc gia trở nên phồn thịnh hơn nhưng đồng thời cũng đ̣i hỏi các quốc gia phải triến nhanh hơn nếu không muốn bị tụt hậu.


    Có đến 10 yếu tố tác động đến việc làm phẳng thế giới mà Friedman gọi là tác nhân làm phẳng (flattener).

    Flattener #1 là sự sụp đổ của bức tường Berlin ngày 9/11/1989. Friedman cho rằng đây là bước khởi đầu của ư tưởng về ‘cộng đồng thế giới’, từ đó h́nh thành Liên minh Châu Âu (European Union) và đồng tiền chung euro. Biến cố này cũng là sự thoái trào của cuộc chiến tranh lạnh (The Cold War) giữa hai chủ nghĩa Tư bản và Cộng sản.

    Phiên bản hệ điều hành Windows 3.0 được tung ra thị trường ngày 22/5/1990, chỉ 6 tháng sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Kể từ đó, người ta có thể nối máy tính cá nhân với điện thoại để gửi e-mail qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như CompuServe hoặc America Online. Friedman dùng lối chơi chữ khá thú vị khi ông đặt tiểu đề: “When the Walls came down and the Windows went up” (Khi Bức tường [Berlin] sụp đổ và Cửa sổ [Windows] mở ra).

    Flattener #2 là sự ra đời của tŕnh duyệt các trang web vào ngày 9/8/1995 do Netscape tung ra thị trường. Khi đó Netscape chỉ là một công ty khởi nghiệp nhỏ bé tại Mountain View, Califormia; nhưng đă khiến cả thế giới có thể tiếp cận các trang web một cách dễ dàng.

    Flattener #3 là một cuộc cách mạng các phần mềm (software) thuộc nhiều lănh vực trong khi Flattener #4 được mệnh danh là giai đoạn Open-Sourcing qua đó người sử dụng máy vi tính có thể dùng những ‘nguồn mở’ mà không phải trả một khoản phí nào cho các công ty cung cấp.

    Điển h́nh cho loại ‘nguồn mở’ là trang web Wikipedia, xuất xứ từ chữ Wikis (nhanh chóng) của Hawaii. Wikipedia khởi đầu là dự án của Jimmy Wales, người đứng đầu công ty Internet Bomis.com. Wales chủ trương thành lập một bộ từ điển bách khoa bằng nhiều thứ tiếng và điều đặc biệt là trang web này luôn luôn ‘mở’ để người sử dụng có thể hiệu đính từ máy tính của ḿnh. Tính đến tháng 4/2004, Wikipedia đă vượt qua con số 250.000 bài viết bằng tiếng Anh và 600.000 bài bằng các ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.

    Flattener #5: Outsourcing đă được đề cập đến ở phần trên và Flattener #6 là nhân tố mang tên Offshoring, tạm dịch là hướng về nước ngoài. Trong khi Outsourcing nỗ lực t́m nguồn nhân lực tại nước ngoài, Offshoring là tiến tŕnh di dời nguyên trạng một nhà máy đến một nước khác v́ những lư do như giá nhân công rẻ và giá thành trong việc cung ứng sản phẩm cho thị trường nơi đặt nhà máy sẽ thấp hơn.

    Tiến tŕnh Offshoring (hướng ra nước ngoài) được các công ty đa quốc gia đẩy mạnh kể từ khi Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/12/2001. Trung Quốc, Ấn Độ là những thị trường đông dân nên Offshoring trở thành một chính sách tối ưu trong kinh doanh.

    Flattener # 7: Supply-Chaining, mạng lưới cung ứng là một h́nh thức hợp tác theo chiều ngang giữa nhà cung cấp, người bán lẻ và người tiêu dùng. Phương pháp này khiến thế giới trở nên phẳng hơn. Thí dụ hệ thống siêu thị Wal-Mart mua vào 260 tỷ USD hàng hóa để phân phối qua mạng lưới gồm 108 trung tâm phân phối và phục vụ 3.000 cửa hàng khắp nước Mỹ trong năm 2004. Trên quy mô toàn cầu, khách hàng có thể ăn món Sushi của Nhật tại Arkansas, cách nhau nửa ṿng trái đất.

    Flattener #8: Insourcing. Trong khi Supply-Chaining thường được các công ty 'đại gia' như Wal-Mart thực hiện th́ ở một tầm vóc khiêm nhường hơn, các công ty nhỏ áp dụng chính sách Insourcing. Họ sử dụng những mạng lưới dịch vụ của các công ty khác như UPS (United Parcel Service) để tiến hành việc kinh doanh. Với 270 phi cơ và hàng ngàn xe tải, UPS sẵn sàng chuyển một chiếc laptop hỏng hóc đến địa chỉ của hăng Toshiba để sửa và khi sửa xong, bạn chỉ việc đến cửa hàng USP nhận về.

    Flattener #9: In-Forming (t́m kiếm thông tin) góp một phần không nhỏ trong việc làm phẳng thế giới với các công cụ t́m kiếm các trang web của Yahoo!, Google, MSN (Microsoft Network)… Theo thống kê năm 2004, Yahoo! đă vượt con số 300 triệu người sử dụng từ khắp nơi trên thế giới bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.

    Flattener #10 được Friedman mệnh danh là Steroids. Nếu trong thể thao, Steroid là chất doping, kích thích sự hưng phấn của vận động viên th́ đối với Friedman, Steroids là yếu tố flattener cuối cùng làm tăng tiến tŕnh ‘phẳng hóa’ của thế giới vào thế kỷ thứ 21. Đó là những tiến bộ về kỹ thuật số nói chung, riêng trong phạm vi điện thoại di động, nước Nhật với công ty NTT DoCoMo đă tiến xa hơn Hoa Kỳ trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

    DoCoMo là chữ tắt của ‘Do Communications Over the Mobile Network’ (Liên lạc qua hệ thống di động) và người Nhật biết đến DoCoMo qua tên ngắn gọn: ‘Bất cứ nơi nào’. Ngay từ năm 2004, khách hàng tại Nhật đă có thể sử dụng điện thoại di động qua màn h́nh video hai chiều, một sự kết hợp nghe-nh́n hoàn hảo.



    Minh họa nội dung cuốn sách "The World Is Flat"

    Friedman cho rằng thế giới đă trải qua 3 giai đoạn có tính cách lịch sử:

    (1) Từ năm 1492 khi Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ đến năm 1800 với sự xuất hiện của các quốc gia được coi là cường quốc;
    (2) Từ năm 1800 đến 2000 với sự ra đời của động cơ hơi nước, giao thông đường sắt và sự h́nh thành của các công ty đa quốc gia; và
    (3) Từ năm 2000 với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mỗi cá nhân được kết nối với nhau qua mạng lưới cáp quang toàn cầu. Từ giai đoạn sau cùng này, ‘hệ thống thế giới phẳng’ đă được h́nh thành.

    Một số các nhà phê b́nh cho rằng Friedman đă quá đơn giản hóa khi phân tích 3 giai đoạn lịch sử của thời kỳ cận đại. Tác giả h́nh như chỉ quan tâm tới thế giới kinh doanh và vai tṛ của các đại công ty mà quên đi những thực tế vô cùng phức tạp khác của thế giới như vai tṛ của các quốc gia, các lực lượng xă hội hay tôn giáo.

    Friedman cho rằng hệ thống Thế Giới Phẳng phát sinh tiến tŕnh Toàn cầu hóa. Giả sử thế giới này biến thành một thị trấn th́ châu Âu sẽ là một viện dưỡng lăo, châu Mỹ Latin là một khu phố sinh động nhưng chỉ hoạt động về đêm, châu Phi là khu ổ chuột c̣n Ả Rập là một khu tối tăm mà ít người bên ngoài muốn thâm nhập … Không thấy tác giả nói về châu Á và bắc Mỹ trong cái thị trấn giả tưởng đó.

    Có người lại cho rằng Friedman đă có sự lẫn lộn giữa quá tŕnh toàn cầu hóa với quá tŕnh ‘Mỹ hóa’ (Americanisation). Điều này cũng dễ hiểu v́ tác giả là một nhà báo Mỹ, làm việc cho tờ New York Times và đă có đến 3 lần đoạt giải thưởng Pulitzer về báo chí. Friedman có khuynh hướng đề cao nước Mỹ và coi đây là một kiểu mẫu phát triển đúng đắn nhất. Đó cũng là lư do khiến người ta thường khó phân định đâu là quá tŕnh toàn cầu hóa và đâu là quá tŕnh Mỹ hóa.

    Friedman thường tiếp xúc với những chuyên gia thuộc tầng lớp ưu tú tại các nước nên ông có thể ngộ nhận ở đâu người ta cũng nói cùng một thứ ngôn ngữ, cũng sống và làm việc giống nhau. Chắc chắn khi bước ra khỏi ‘tháp ngà của các thành phần ưu tú’ người ta sẽ đối mặt với những thực tại khốn khổ của sự nghèo đói, thất học và phân hóa xă hội của khu vực đông hàng tỷ người được mệnh danh là thế giới thứ ba này.

    Friedman là người theo lư thuyết ‘tân tự do kinh tế’. Ông kêu gọi các nước nghèo thuộc thế giới kém phát triển hăy ‘tự do hóa kinh tế’, đơn giản chỉ v́ đó là cách duy nhất và bền vững nhất để đưa một đất nước thoát khỏi t́nh trạng nghèo đói.


    Thomas L. Friedman, tác giả "The World Is Flat"

    Thế giới phẳng và Toàn cầu hóa khiến cho các xă hội và nền văn hóa khác nhau giao thoa trực tiếp với nhau nhiều hơn và kết nối con người lại gần với nhau hơn, nhưng Friedman cũng phải nh́n nhận sự xuất hiện của những lực cản gây trở ngại trong nỗ lực làm phẳng thế giới.

    Trong Chương 13 nói về ngày 9/11 và ngày 11/9 (11/9 Versus 9/11), Friedman cho rằng đó là 2 ngày trọng đại nhất trong lịch sử của thế giới phẳng. Ngày 9/11/1989 bức tường ngăn cách Đông và Tây Berlin sụp đổ sau khi được xây dựng vào năm 1961 tượng trưng cho cuộc chiến tranh lạnh. Ngược lại với những con số trên, ngày 11/9/2001 nước Mỹ bị lực lượng cực đoan Hồi Giáo Al Qaeda tấn công khủng bố vào New York, tượng trưng cho cuộc chiến khủng bố vào tiến tŕnh Mỹ hóa.

    Theo ông, sở dĩ có sự điên cuồng chống Mỹ của khối Hồi Giáo cực đoan ngày 11/9 là v́ ‘người ta đă quá gần gũi với nhau [trong Thế giới phẳng] nên rất dễ đem so sánh ḿnh [Hồi Giáo] với người khác [nước Mỹ]’.

    Nhiều người cho rằng giải thích như vậy là chưa thỏa đáng và cũng chưa hiểu đúng về lịch sử văn minh của các nước Ả Rập.

    Trong Chương 12: Lư thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột (The Dell Theory of Conflict Prevention) Friedman cho rằng ‘không có hai quốc gia nào cùng nằm trong một dây chuyền cung ứng toàn cầu, như dây chuyền Dell chẳng hạn, sẽ gây chiến với nhau, chừng nào họ vẫn c̣n ở trong cùng dây chuyền đó’ (Dell là một trong những hăng sản xuất máy tính lớn nhất Hoa Kỳ).

    Lư thuyết này hoàn toàn không đúng một cách tuyệt đối. Thực tế đă chứng minh, ở tổ chức WTO, các quốc gia luôn tính toán hơn thiệt về cái giá của sự xung đột thương mại. Chẳng hạn tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, nếu thấy có lợi họ vẫn đối đầu với nhau, cho dù giữa hai nước đă có những mối quan hệ thương mại hay những dây chuyền cung ứng như thế nào đi nữa.

    Điều nghịch lư cuối cùng nằm ngay trong h́nh ảnh của b́a sách. Phải chăng Thế Giới Phẳng của Friedman sẽ dẫn đến việc hai chiếc tầu sẽ trôi xuống vực thẳm trước mặt v́ trái với lư lẽ thường t́nh về việc trái đất có h́nh tṛn chứ không phẳng?


    B́a sách "The World Is Flat"

    Chủ tịch tập đoàn Microsoft, Bill Gates, đưa ra một nhận xét đáng suy nghĩ: “Thế giới ngày càng nhỏ đi, nhưng có phải nhờ thế mà chúng ta nh́n thấy hết được điều kiện sống của mọi người không? Hay là thế giới vẫn c̣n rộng lắm, đến nỗi chúng ta vẫn chưa thể thấy hết hoàn cảnh nghèo khổ của người khác”.

    Xin mượn lời kết của Bill Gates: “Tôi sợ rằng sẽ chỉ có một nửa thế giới trở nên phẳng và t́nh trạng đó sẽ khó thay đổi”.

    ***

    (Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 10: Thời xuống lỗ)

    Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

    Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
    Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
    Chương 3: Thời thanh niên (Sài G̣n)
    Chương 4: Thời quân ngũ (Sài G̣n – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
    Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
    Chương 6: Thời điêu linh (Sài G̣n, Đà Lạt)
    Chương 7: Thời mở ḷng (những chuyện t́nh cảm)
    Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
    Chương 9: Thời hội nhập (Bút kư những chuyến đi tới 15 quốc gia và lănh thổ)
    Tác giả bắt đầu viết chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

    ***

    7 Comments on Multiply

    tangtinhtinh2 wrote on Apr 16, '11
    Thế giới vẫn cứ cong :D. Nếu phẳng, khoảng cách giữa các múi nhấp nhô c̣n lộ hơn nữa.
    Người ta từng cho rằng quyết định luận kinh tế của Các Mác "đối lập" với quyết định luận văn của Marx Weber nhưng rồi nhận thấy đó là hai cách tiếp cận hiểu biến đổi xă hội khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Giờ ḿnh có thể xem tác phẩm Thế giới phẳng về tác động của công nghệ như một góc tiếp cận mới không bác nhỉ. Thực sự công nghệ đang can thiệp cực kỳ lớn vào đời sống nhân loại. Tác phẩm này gợi cho chúng ta tư duy tiếp...

    nguyenngocchinh wrote on Apr 16, '11
    tangtinhtinh2 said “Thế giới vẫn cứ cong :D. Nếu phẳng, khoảng cách giữa các múi nhấp nhô c̣n lộ hơn nữa.”
    Như đă tŕnh bày trong bài viết, tôi hoàn toàn không tin tưởng một số lập luận của Thomas Friedman cho dù 10 flatteners ông đưa ra là những yếu tố của thực tế. Thế giới chỉ phẳng ở một phần nào đó thôi, vẫn c̣n những khu vực trũng trong thế giới thứ 3, thậm chí trong cả thế giới thứ từ thứ 3 tiến dần sang thứ 2 là các nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam.

    tangtinhtinh2 wrote on Apr 16, '11
    À, em đồng ư với ư kiến rằng tác giả đă để quan điểm Mỹ hoá chi phối mạnh mẽ quá khi dự báo phát triển xă hội. Thực ra quan điểm đó tự nó đă mang chất phân tầng xă hội mạnh mẽ, thậm chí là không có hướng xoá bỏ, giảm thiểu phân tầng. Sự PHẲNG chỉ có thể giới hạn ở chỗ xoá phần nào ranh giới xă hội về mặt địa lư, tạo điều kiện cho toàn cầu hoá văn hoá (cái này c̣n nhiều tranh căi, thậm chí có dự báo một xu hướng ngược lại là các nỗ lực bảo thủ văn hoá cũng gia tăng). Không dễ dàng thế với toàn bộ đời sống v́ công nghệ có thể tạo đột phá nhưng nỗ lực làm chủ, chiếm hữu lợi ích vẫn là cái thuộc về con người.

    andropause wrote on Apr 16, '11
    Cám ơn anh Chính đă làm một review rất hay về quyển này. Trước kia em có đọc quyển Xe Lexus và cành Olive cũng của Friedman. Em chỉ nhớ chi tiết các quỹ đầu tư như con bạch tuộc sẽ nuốt hết tất cả. Bữa nào rảnh anh review quyển này luôn nha.

    nguyenngocchinh wrote on Apr 18, '11
    Về cuốn "The Lexus and the Olive Tree" của Friedman xin hẹn một dịp khác sẽ review.
    Sự nghiệp sáng tác của Friedman cũng chỉ mới có 4 cuốn sách. Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn "From Beirut to Jerusalem" (1989), kế đến là "The Lexus..." (1999), "Longitudes and Attitudes" (2002) và cuối cùng là "The World Is Flat" (2005).

    songhong wrote on Apr 18, '11
    Cho rằng văn minh khoa học vật chất cơ giới có làm cho thế giới phẳng lỳ đi nữa, ḷng người muôn đời vạn nẻo vẫn cong cong...

  5. #515
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Việt Nam và “Thế Giới Phẳng”

    https://chinhhoiuc.blogspot.com/2014...ioi-phang.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
    Việt Nam và “Thế Giới Phẳng”

    Trong tác phẩm “The World Is Flat” (Thế Giới Phẳng) của b́nh luận gia Thomas L. Friedman, báo The New York Times, tác giả nhắc tới hai chữ “Việt Nam” 3 lần. Đó là ở các trang 20, 91 và 117. Trang 20 nhắc lại chiến tranh tại Việt Nam, như vậy là chỉ c̣n 2 trang có liên quan đến Thế Giới Phẳng, một đề tài mà Friedman giải thích tại sao quả đất tṛn nhưng thế giới lại phẳng. Câu trả lời là nhờ công nghệ thông tin nên ranh giới địa lư, chính trị và tri thức giữa các nước không c̣n là một trở ngại lớn như ngày xưa[*].


    Thomas L. Friedman

    Chỉ hai trang nhắc đến Việt Nam là con số quá khiêm tốn nếu so với nước láng giềng Trung Hoa, được nói đến quá nhiều trong suốt cuốn sách dài 488 trang của Friedman về một thế giới ảo. Tuy nhiên, người Việt đọc cuốn sách này cũng cảm thấy phần nào an ủi khi c̣n nhiều nước trên thế giới không hề được tác giả nhắc đến tên trong lănh vực công nghệ thông tin.


    B́a sách “The World Is Flat”

    Cột mốc lịch sử trong tiến tŕnh Việt Nam hội nhập công nghệ thông tin (Information technology – IT) là ngày 19/11/1997. Đó là ngày Việt Nam chính thức ḥa mạng Internet toàn cầu. Thật ra th́ Internet đă được thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 1991, công đầu thuộc về Rob Hurle, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU).

    Rob Hurle được xem là người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam qua việc mang một “modem” có kích thước to bằng một “cục gạch” để thực hiện việc liên lạc từ Việt Nam đến Úc bằng đường điện thoại viễn liên.

    Cũng cần phải nhắc đến ông Trần Bá Thái, thuộc Viện Công nghệ Thông tin Hà Nội, người đă cùng Rob Hurle tiến hành những cuộc thí nghiệm kết nối các máy tính giữa Úc và Việt Nam bằng modem qua ứng dụng một phần mền do Hurle viết cho hệ thống UNIX để có thể sử dụng modem liên lạc.

    Tại Việt Nam, khái niệm về modem c̣n rất mơ hồ đối với những người sử dụng máy tính vào đầu thập niên 90. Modem, viết tắt từ modulator và demodulator, là một thiết bị biến sóng tín hiệu sang dạng mă hóa. Nói một cách chuyên môn hơn, modem chuyển tín hiệu số '1' và '0' của máy tính thành âm thanh mà nó có thể truyền qua đường dây điện thoại. Khi nhận được ở đầu dây bên kia, modem sẽ chuyển âm thanh trở về tín hiệu '1' và '0'.



    Một trong những “cục gạch” nền tảng cho Internet

    Phải thú thật, vào những năm đầu thập niên 90 tôi hoàn toàn “mù tịt” về IT. May mắn đến với tôi là được làm việc tại báo Vietnam Investment Review (VIR), một tuần báo chuyên về kinh tế - đầu tư của Úc xuất bản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để chúng tôi tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng không qua đào tạo chính thức mà chỉ “học ṃ” trên máy tính theo kiểu “đi tắt, đón đầu”.

    Tháng 9/1991 VIR bắt đầu ra số báo đầu tiên, phóng viên chúng tôi “viết” bài bằng máy đánh chữ. Chỉ ít lâu sau VIR, có thêm một máy tính, màn h́nh đen trắng, hiệu Acer, đời… 286! VIR truyền bài vở ra Hà Nội bằng máy fax và tiếp đến là “thời kỳ đột phá ngoạn mục”: giữa Hà Nội và Sài G̣n có thể nhận bài vở qua modem!

    Cảm giác đầu tiên khi dùng “cục gạch” để chuyển bài viết có lẽ là một trong những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo mà bây giờ nhớ lại chẳng khác nào chơi tṛ ú tim của trẻ con! Trước khi gửi bài phải liên lạc bằng điện thoại, khi đường dây được thông suốt, hai bên thống nhất với nhau bằng cách đếm 1, 2, 3 rồi cùng bật modem.

    Từ “cục gạch” phát ra tín hiệu “rè rè” và khi hai bên “bắt tay với nhau”, modem chuyển sang tiếng kêu “rít rít”. Tín hiệu chỉ ngưng khi bài vở đă được truyền xong. Thế là hoàn tất một công đoạn ngắn gọn mà nếu không có modem sẽ phải nhận bài viết qua máy fax, rồi lại đánh máy thành văn bản để in báo.

    Sau “bước nhảy vọt” từ fax sang modem vào năm 1993, VIR tiếp tục trang bị cho phóng viên máy nhắn tin (pager) rồi điện thoại di động khiến các đồng nghiệp báo tiếng Việt phải ghanh tị. Có người c̣n đặt cho VIR cái tên… “Báo Hoàng Gia”.

    Đó cũng là điều dễ hiểu. Vào thời điểm này, Hoa Kỳ c̣n “cấm vận” nên nước Úc là quốc gia Phương Tây “một ḿnh một chợ” trong việc hỗ trợ Việt Nam làm quen với công nghệ thông tin, điển h́nh là Giáo sư Rob Hurle và tờ báo VIR có mặt tại Việt Nam rất sớm.

    Máy nhắn tin hồi đó là một cái hộp h́nh chữ nhật, mỗi lần có tin nhắn là máy cất tiếng “bíp bíp” c̣n điện thoại di động đúng là một “cục gạch” có thể dùng làm “vũ khí” pḥng thân?

    Tôi c̣n nhớ, ngày đem điện thoại về ṭa soạn, sếp VIR khi đó là Nick Mountstephen, đứng tại cửa pḥng dùng điện thoại di động gọi vào máy trên bàn cách đó ít bước… Giọng ông oang oang trong điện thoại: “Tôi đang đi tới chỗ anh đây!”.

    Bức h́nh dưới đây chụp năm 1994 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố chấm dứt thời kỳ cấm vận Việt Nam. Một ngày vui cho riêng VIR và những anh em làm báo tiếng Anh và cả những phóng viên người Úc. Chúng tôi ra số đặc biệt: “Embargo Lifted”!

    Cũng qua tấm h́nh này, các bạn trẻ ngày nay có thể thấy được modem và chiếc điện thoại di động Motorola “to đùng” của 20 năm về trước. Việt Nam đă có điện thoại di động của Mỹ từ trước khi nước này dỡ bỏ cấm vận!


    Niềm vui tại VIR trong ngày Mỹ bỏ cấm vận năm 1994:
    “Special ! Embargo Lifted”

    Trở lại chuyện Giáo sư Rob Hurle và chiếc modem từ Úc mang sang Việt Nam. Năm 1992, Viện Công nghệ Thông tin tại Hà Nội đă mở một hộp thư điện tử với địa chỉ email có đuôi “.au” ở tận Úc châu để liên lạc với Giáo sư Rob Hurle! Theo một số tài liệu, đây chính là những bức điện thư đầu tiên gửi đi từ Việt Nam ra thế giới bên ngoài!

    Hơn thế nữa, tháng 9/1993, Giáo sư Rob Hurle và một đồng nghiệp người Úc gốc Việt tại Đại học Tasmania đến Hà Nội để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại Việt Nam. Chỉ một năm sau, Giáo sư Rob Hurle và các đồng nghiệp tại Đại học Quốc gia Australia mua tặng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, một chiếc máy tính.

    Chiếc máy tính này c̣n được đi kèm với modem để thực hiện việc kết nối Internet qua cổng có đuôi… “.au”! Đây cũng có thể coi là chiếc máy tính đầu tiên chính thức có mặt tại Việt Nam với sự tài trợ từ Úc Châu. Giáo sư Rob Hurle cũng là một trong những người đầu tiên nghĩ tới và được ủy quyền trong việc đăng kư tên miền “.vn” cho Việt Nam thay cho tên miền “.au”.

    Đến năm 1995, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam bắt đầu phát triển và tiền tài trợ từ Chính phủ Úc không c̣n đủ chi dụng, nên chính phủ Việt Nam bắt đầu tính đến việc “thương mại hóa” bằng cách thu cước từ người sử dụng Internet.

    Giáo sư Rob Hurle bắt đầu hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ này. Sau 2 năm thử nghiệm, Viện Công nghệ Thông tin thành lập Công ty NetNam và trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam. Dịch vụ bao gồm thư điện tử với tên miền “.vn”, ngoài ra c̣n mở diễn đàn, dịch vụ liên lạc nội bộ và cả một thư viện điện tử.

    Khách hàng lên tới hàng ngàn người sau 1 năm hoạt động. NetNam c̣n mở thêm các dịch vụ thiết kế trang Web, FTP, TelNet… khi Internet được chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997.

    Viện Công nghệ Thông tin qua hợp tác với Đại học Quốc gia Australia không phải là cơ quan duy nhất đă thử nghiệm Internet vào Việt Nam từ năm 1994. Cũng trong năm này, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia đă liên kết với mạng Toolnet của Ḥa Lan và một năm sau, Trung tâm Khoa học & Công nghệ tại Sài G̣n liên kết với Singapore để thiết lập mạng HCMCNET.

    Khi lệnh cấm vận của Hoa Kỳ được giỡ bỏ, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông đă kết nối với Sprintlink (Mỹ) thông qua hai “cổng” kết nối tại Hà Nội và Sài G̣n vào năm 1966. Những đường truyền này có tốc độ tương đối nhanh nhất: 64 Kb/giây.

    Theo thống kê của Internet Pando Networks (Mỹ), năm 2011 Việt Nam đạt tốc độ kết nối Internet trung b́nh 374 KBps (1 B bằng khoảng 8 b), nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc (2.202 KBps) và Nhật Bản (1.364 KBps). Ngược lại, theo báo cáo của Akamai, hăng khảo sát Internet của Mỹ, cuối năm 2011 tốc độ đường truyền Internet Việt Nam đạt khoảng 1,7 Mbps, xếp hạng 32/50 quốc gia được khảo sát và thấp hơn mức trung b́nh trên thế giới là 2,6 Mbps.

    Nguồn thông tin khổng lồ trên Internet kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau qua WWW (World Wide Web) khiến người sử dụng tại Việt Nam ngày càng cao. Từ năm 2003 với hơn 800.000 người tăng lên trên 26 triệu người vào năm 2010.


    Thống kê về số người sử dụng Internet tại Việt Nam (2003-2010)

    Năm 2007, các h́nh thức kinh doanh quán cà phê Internet được khai trương tại Sài G̣n và Hà Nội kéo theo số lượng người truy cập Internet ngày càng cao. Theo thống kê mới nhất, số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong năm 2014 đă lên con số 36 triệu. Dân số Việt Nam tṛm trèm 90 triệu th́ số người dùng Internet đă chiếm hơn 1/3, một tỷ lệ khá cao nếu so với nhiều quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển.

    Tuy nhiên, theo Google, mặc dù số người sử dụng trong nước chưa phải là cao so với thế giới nhưng Việt Nam lại là quốc gia có số lượng người truy cập về sex nhiều nhất trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2010. Riêng trong năm 2010, Hà Nội là thành phố có nhiều người t́m sex nhất thế giới!

    Những con số thống kê đều có hai mặt “tích cực” và “tiêu cực” nêu trên rất đáng để chúng ta suy gẫm. Trên thực tế, Thế Giới Phẳng của Thomas Friedman không trơn tru và bằng phẳng như tác giả suy nghĩ. Thế giới đó luôn có những vùng trũng, những đồi núi gập ghềnh cũng như những đại dương sâu thẳm. Trong một dịp khác, chúng tôi sẽ bàn đến những hệ lụy của Internet đối với Việt Nam.


    “The Internet of Things”

    ***

    Chú thích:
    [*] Đọc thêm về Thomas L. Friedman qua bài viết “Trái đất tṛn nhưng sao thế giới lại phẳng?” tại:
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...lai-phang.html

    ***
    1 nhận xét:

    Hồng Ngọc15:34 28 tháng 12, 2014
    Qua anh Chính, người đọc có nhiều thông tin được hệ thống hóa nhưng nó c̣n là một bài lịch sử Internet ở VN. Cám ơn anh rất nhiều.

    Trả lời

  6. #516
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NGƯỜI ĐẶT TÊN CHO CÁC ĐƯỜNG PHỐ SÀI G̉N TRƯỚC 1975

    https://ongvove.wordpress.com/2018/0...on-truoc-1975/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...o-sai-gon.html

    NGƯỜI ĐẶT TÊN CHO CÁC ĐƯỜNG PHỐ SÀI G̉N TRƯỚC 1975

    Từ lâu, tôi đă có dịp bày tỏ ḷng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài G̣n vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. V́ đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công tŕnh do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…


    Bản đồ Saigon trước 75


    Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đă được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Pḥng Họa Đồ thuộc Ṭa Đô Chánh Sài G̣n.

    Nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát và việc đặt tên đường phố Sài G̣n

    Trong những năm làm việc tại Ṭa Đô Chánh Sài G̣n, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc th́ tại Khu Kiều Lộ Sài G̣n Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc th́ tại Khu Kiều Lộ Sài G̣n Đông (Sài G̣n) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường th́ ngập nước sau cơn mưa, đường th́ có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường th́ dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc ḷng tên hơn 300 con đường.

    Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như:
    •Boulevard Charner
    •Boulevard Galliéni
    •Boulevard Kitchener
    •Boulevard Norodom v.v

    Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm.

    Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài G̣n được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi.

    Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lư không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua “Trần Nhân Tôn” và Tướng “Trần Hưng Đạo”, người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường th́ đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy c̣n thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ.

    Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Pḥng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Pḥng Hoạ Đồ.

    Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đă đệ tŕnh lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đă được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nh́n những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên ǵ và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ư sâu xa của tác giả.


    Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với địa thế, và các dinh thự đă có sẵn từ trước. Tác giả đă cố gắng đem cái nh́n vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa t́nh vừa lư, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của ḿnh, bởi v́ ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rơ ràng là ông có ư ấy:
    •Đầu tiên là những con đường mang những lư tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lư, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đă nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
    •Đường đi ngang qua Bộ Y Tế th́ có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
    •Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đă được đổi tên là Công Lư, phải chăng v́ đi ngang qua Pháp Đ́nh Sài G̣n. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công Lư và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.
    •Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài G̣n nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đă dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.
    •Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lănh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đă tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
    •Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.

    •Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi th́ nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
    •Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.
    •Bờ sông Sài G̣n được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
    •Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ ḷng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải t́m đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Sài G̣n, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, th́ quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.
    •Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.
    •Trường nữ Trung Học Gia Long lớn nhất Sài G̣n th́, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút ǵ cho trường nữ Trung Học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đă đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng.
    •Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lư, nhưng có lư hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ “Vành ra ba góc da c̣n thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa” mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp.

    Ông Nhà Văn – Trưởng Pḥng Họa Đồ quả là sâu sắc.


    Thuần Phong Ngô Văn Phát



    Rất tiếc là lúc vào làm việc th́ Thuần Phong Ngô Văn Phát đă về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Măi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đă làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này.

    Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

    Thuở nhỏ ông học ở Bạc Liêu, Sài G̣n, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày c̣n ngồi trên ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, họa mười hai bài Thập Thủ Liên Hoàn của Thương Tân Thị… Có lúc ông dạy Việt Văn tại trường Pétrus kư Sài G̣n.

    Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài G̣n.

    Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài G̣n). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).

    Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.

    Ông mất trong năm 1983 tại Sài G̣n.


    Huỳnh Ái Tông, Lư Trương Quang, Bùi Văn Sớm, Nguyễn Văn Trung, Lê Thị Mai,Nguyễn Thị Bích Vân, gia chủ, KTS Vinh. Hàng ngồi: gs Thuần Phong Ngô Văn Phát …



    Vũ Linh Châu và Nguyễn Văn Luân

  7. #517
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Từ tương lai trở về… hiện tại

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/...-hien-tai.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...-hien-tai.html

    Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
    Từ tương lai trở về… hiện tại

    Trong thế giới hữu h́nh, chúng ta có 3 chiều: dài, rộng và cao. Có thể xem khái niệm về không gian 3 chiều là quy luật bất biến của vật chất và vật thể. Bước sang ḍng tư tưởng trừu tượng, người ta lại khám phá ra thêm một chiều nữa là “Chiều Thời Gian” luôn chuyển động không ngừng nghỉ.

    Thời gian chi phối mọi biến đổi của cuộc sống cho dù rất khó có thể xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, cuộc sống của tất cả các sinh vật, dù muốn dù không, đều chuyển động theo chiều thời gian.

    Hệ quả là sinh vật đi từ trẻ thơ đến tuổi già, vật chất lại tiến hóa từ lúc c̣n mới đến trở thành cũ. “Chiều của thời gian” chính là tŕnh tự đi từ Quá Khứ, chuyển qua Hiện Tại và chấm dứt ở Tương Lai.

    Từ không gian 4 chiều, con người lại chuyển sang một ư niệm trừu tượng, nếu không muốn nói là rất “hợp lư”: một ngày nào đó, người ta sẽ tạo ra một cỗ máy, tạm gọi là “cỗ máy thời gian”. Cỗ máy đó có vận tốc nhanh hơn ánh sáng gấp nhiều lần để người ta lùi lại thời Quá Khứ cũng như thấy được Tương Lai.

    Vào năm 1895, nhà văn người Anh, H. G. Wells, dựa vào lư thuyết “chiều thứ tư” đă viết một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng khi đề cập đến việc ngồi trong cỗ máy thời gian để trở về Quá Khứ hoặc nh́n thấy được Tương Lai.

    “The Time Machine” đă được chuyển thể thành hai bộ phim cùng tên vào năm 1960 và 2002. Từ đó, cỗ máy thời gian đă tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn học cũng như giải trí như phim truyền h́nh và chuyện tranh.


    Yvette Mimieux và Rod Taylor trong phim “The Time Machine” năm 1960

    Nhân vật chính của “The Time Machine” là một nhà khoa học, đồng thời là nhà phát minh ra cỗ máy. Ông sống ở Anh dưới thời Victoria và được Wells gọi là “Người du hành thời gian”. Cỗ máy mới thoạt trông cũng giống như bất kỳ cỗ máy nào, chỉ khác một điều là nó có bảng điều khiển để người du hành có thể bấm nút vào điểm thời gian để trở lại Quá khứ hay đi đến Tương Lai.

    Nếu có cỗ máy đó, chúng ta có thể nh́n lại Sài G̣n hay Hà Nội mà không cần lục lại những h́nh ảnh xưa như ta vẫn thường làm ngày nay. Chắc phải thú vị và hấp dẫn bội phần và điều quan trọng không ai có thể ngụy tạo những hoạt cảnh đó! Đơn giản v́ h́nh ảnh mà ta lưu giữ có thể là đă bị photoshop nhưng h́nh ảnh ta nh́n từ cỗ máy thời gian sẽ hoàn toàn trung thực.


    Tác phẩm “The Time Machine” của H. G. Wells.
    Ấn bản đầu tiên năm 1895

    Đến năm 1948, nhà văn người Anh, George Orwell, viết một cuốn sách, không phải là “khoa học giả tưởng” như “The Time Machine” nhưng thuộc loại “chính trị giả tưởng”. Ông đặt tựa sách là “Nineteen Eighty-Four” mà sau này được đơn giản hóa chỉ c̣n 4 con số: “1984”.

    “1984” là thời tương lai của năm 1948, chỉ cần đảo ngược 2 con số cuối, nhưng những chuyện xảy ra trong năm 1984 không đơn giản như việc đảo ngược những con số. George Orwell “tưởng tượng” vào 1984 sẽ có một nhà nước được gọi tên là Oceania (tạm dịch là Đại Dương), đó là một trong 3 siêu cường của thế giới sau cuộc thế chiến nguyên tử, hai siêu cường kia là Eurasia và Eastasia.


    Bản đồ thế giới năm 1984 gồm 3 siêu cường Oceania, Eurosia và Eastasia

    Oceania chính là nước Anh và chuyện xảy ra ở thành phố “Airstrip One”, đó chính là thủ đô Luân Đôn đă được đổi tên. Khắp nơi trong thành phố tràn ngập chân dung của “Big Brother” (tạm dịch là Anh Cả) với khẩu hiệu “Anh Cả đang theo dơi bạn” (nguyên văn: “Big Brother is Watching You”).

    Chữ viết tại Oceania vẫn là tiếng Anh nhưng là loại tiếng Anh “cải tiến”, được mang tên “Newspeak”. Có những từ ngữ mới như “doublethink” (suy nghĩ ngược lại với đường lối của Đảng), “thoughtpolice” (cảnh sát tư tưởng), “thoughtcrime” (tội phạm về tư tưởng)… Tiếng Anh vào năm 1984 là loại “tiếng Anh xă hội chủ nghĩa”, có tên là “Ingsoc” (English Socialism), khác nhiều so với “Oldspeak” là tiếng Anh tiêu chuẩn (Standard English).

    Để hiểu rơ những ǵ được đề cập đến trong “1984” người đọc phải làm quen với một số từ ngữ trong “Newspeak”. Quy luật văn phạm đơn giản hơn tiếng Anh ngày nay rất nhiều, để cấu thành những tiếp đầu ngữ, Orwell dùng “plus_” như “plusgood”, phủ định chỉ dùng “un_”: “ungood” hay thể so sánh tuyệt đối, tác giả chỉ cần dùng “double plus_” như trong câu ca tụng Anh Cả: "Big Brother is doubleplusgood".

    Trong “Newspeak”, “crimethink” là những suy nghĩ phản động, dễ biến thành tội ác về tư tưởng “thoughtcrime” và như vậy đi ngược lại với “goodthink” do Đảng đề ra. Nhân vật chính trong truyện đă viết trong nhật kư của ḿnh: "Thoughtcrime does not entail death: thoughtcrime IS death”.

    Cũng trong ngôn ngữ của năm 1984, “duckspeak” có nghĩa là kêu cạp cạp như vịt hay nghĩa đen là nói mà không suy nghĩ. “Duckspeak” có thể là một một từ diễn tả một ư tốt đẹp nhưng lại cũng là ư xấu xa, nói dối mà trong ngôn ngữ Newspeak gọi là “ungood”. Ư tốt hay xấu tùy thuộc vào người nói và cũng c̣n tùy vào quan điểm của Đảng.

    Một công dân khi trở thành “unperson” (người chết) có nghĩa là người đó đă bị “bốc hơi” (vaporized). Hắn không những bị nhà nước giết chết mà sự hiện diện của hắn c̣n bị xóa sạch khỏi hồ sơ để hoàn toàn biến mất trong cuộc sống. Hắn không lưu lại một dấu vết nào đối với người sống, dù đó là bạn bè hay thân thuộc.



    “Ingsoc” (English Socialism) là thứ tiếng Anh dùng trong năm 1984


    Châm ngôn hành động của nhà nước Oceania được gói gọn trong 3 khẩu hiệu:

    · CHIẾN TRANH LÀ H̉A B̀NH (War is Peace)
    · TỰ DO LÀ NÔ LỆ (Freedom is Slavery)
    · DỐT NÁT LÀ SỨC MẠNH (Ignorance is Strength)


    Mọi sinh hoạt hàng ngày ở Oceania đều thông qua những “thiết bị thu và phát sóng truyền h́nh” được gọi là “telescreen” để kiểm soát mọi hoạt động, riêng tư cũng như công cộng, của người dân. Người dân tại đây được chia thành 3 giai cấp chính:

    (1) Giai cấp thượng lưu “Inner Party” (những người trong Đảng) là giai cấp thiểu số thống trị, chiếm 2% dân số;

    (2) Giai cấp trung lưu “Outer Party” (những người ngoài Đảng), chiếm 13%;

    (3) Giai cấp vô sản “Proletariat” bao gồm những người không thuộc 2 thành phần trên, họ chiếm 85%.

    Về mặt chính quyền, Đảng có 4 Bộ chính:

    (1) Bộ Ḥa b́nh (Ministry of Peace - Minipax) phụ trách quốc pḥng và chiến tranh;

    (2) Bộ Sung túc (Ministry of Plenty - Miniplenty) phụ trách các vấn đề về kinh tế, bao gồm nghèo đói và khẩu phần lương thực;

    (3) Bộ T́nh thương (Ministry of Love - Miniluv) phụ trách về pháp luật, kể cả việc tẩy năo (brainwashing) và tra tấn (torture);

    (4) Bộ Sự thật (Ministry of Truth - Minitrue) phụ trách về thông tin, giải trí, giáo dục, nghệ thuật, tuyên truyền…


    “Big Brother is Watching You”


    Nhân vật chính trong “1984” là Winston Smith, thuộc thành phần thứ 2, “Outer Party”. Anh đă bị tách ra khỏi gia đ́nh từ nhỏ và sống trong một cô nhi viện, được nhà nước dạy dỗ để trở thành “đầy tớ trung thành của chế độ”.

    Smith là một nhân viên trực thuộc Bộ Sự thật với nhiệm vụ biên tập lại lịch sử trong quá khứ để phù hợp với hiện tại. Anh c̣n có nhiệm vụ xóa mọi dấu tích của những người đă bị nhà nước cho “bốc hơi” (vaporised) để trở thành “unperson”, biến mất khỏi cuộc sống.

    Châm ngôn của Đảng là: "Kẻ nào kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai: Kẻ nào kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ".

    Cái khó của Smith khi sống trong môi trường chính trị này là đ̣i hỏi trí óc phải vận dụng khi sửa đổi các tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, anh vẫn hứng thú với thứ gọi là "quá khứ thực" và dày công t́m hiểu về nó mặc dầu biết đó là một “thoughtcrime”.

    Trong giai đoạn bị “cải tạo chính trị”, Winston Smith thừa nhận những tội trạng mà anh “đă làm” cũng như “không hề làm”. Cảnh sát tư tưởng đă khai thác anh trong “Pḥng 101”, căn pḥng đáng sợ nhất ở Miniluv. Tại đây, bất cứ ai cũng đều phải ở chung với thứ mà họ sợ nhất. Đối với Smith, đó là những con chuột. Chính những sinh vật này đă khiến Smith phải ngoan ngoăn chấp nhận việc “cải tạo”.

    Cuối cùng có tin Oceania đă giành chiến thắng quyết định trước quân đội Eurasia. Đám đông nô nức ăn mừng ngoài đường phố và Smith cũng tưởng tượng ḿnh có mặt trong ḍng người đó. Anh nh́n lên bức chân dung của “Big Brother”, anh đắm ch́m trong một giấc mơ là ḿnh sẽ tự thú hết và rồi sẽ được… lănh án tử h́nh. Anh sẽ được “bốc hơi”!


    Tác phẩm “Nineteen Eighty-Four”, ấn bản đầu tiên năm 1949

    Ngay sau khi “Nineteen Eighty-Four” được xuất bản trong năm 1949 đă gây nhiều tranh căi v́ đó là di chúc của George Orwell với những khuyến cáo nhân loại phải cảnh giác trước mối đe dọa của nền độc tài cực quyền.

    Cuốn sách của Orwell đă nổi tiếng đến độ trong kho từ vựng tiếng Anh xuất hiện một từ mới: “Orwellian” với hàm ư sự ngụy tạo của một nhà nước độc tài, chuyên chế. Năm 2005, tạp chí Time xếp “1984” trong số 100 truyện có số người đọc nhiều nhất.

    Kể từ khi Donald Trump xuất hiện trong vai tṛ Tổng thống Hoa Kỳ, “Nineteen Eighty-Four” một lần nữa trở thành “best seller” với doanh số tăng vọt đến 9.500%. Riêng nhà xuất bản Penguin đă in thêm 75.000 cuốn nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của những người chưa đọc “1984”. Họ muốn t́m hiểu thêm giữa tiểu thuyết của Orwell và đường lối chính trị của Trump những ǵ tương đồng.

    Cuốn truyện viết từ năm 1948, mô phỏng một thể chế “tương lai” vào năm 1984 và đến nay, năm 2017, có nhiều t́nh tiết để người đọc đối chiếu và chiêm nghiệm. Không phải chỉ ở riêng Hoa Kỳ mà h́nh như c̣n nhiều nước khác, trong đó có cả Việt Nam.

    Năm Orwell viết tiểu thuyết đă thuộc về Quá khứ, tên của cuốn sách ông đặt hàm ư thời Tương lai nhưng đối với người đương thời lại là Quá khứ. Như vậy, chỉ có cỗ máy thám hiểm thời gian mới có thể đưa ta chuyển động theo chiều thời gian.

    Đó là lư do bài viết này có tên: “Từ tương lai trở về… hiện tại”!


    Nhà văn George Orwell (1903-1950)

    ***

    * Xem phim "The Time Machine" (202):
    http://www.phimmoi.net/phim/co-may-thoi-gian-1688/

    * Xem phim "Nineteen Eighty-Four":
    https://www.youtube.com/watch?v=fCZBnUt6rZ0

    * Xem bản dịch "1984" tại đây:
    http://echithai.com/ebook/classic/1984.pdf
    ****
    1 nhận xét:

    Phuong Vu23:04 2 tháng 5, 2017
    hay qua

    Thêm:
    George Orwell's Animal Farm ~ 1954 Animation [full movie]


    Giải Ảo Thời Sự 190320 - Phần 2: Tổng thống Kazakhstan từ chức để trường trị!

  8. #518
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cô giáo ‘Ngụy’

    https://dongsongcu.wordpress.com/201.../co-giao-nguy/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...ongsongcu.html

    Bài dài gần 25 ngàn mẫu tự, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin đọc từ các đường dẫn trên

    Posted on December 20, 2018 by dongsongcu
    Thần Long


    Học sinh Trường Trung Học Công Thanh. Ngôi trường được xây dựng với sự hợp tác của Lữ Đoàn 173 Không Vận Hoa Kỳ và người dân, ngày 12 Tháng Mười, 1967. (H́nh: Flickr manhhai)

    “…Tôi đă thấy điều đẹp đẽ trong một xă hội văn minh, tôi không thể nào quay về những cái thấp hèn mà tôi đă mù quáng tôn sùng. Tôi muốn con trai tôi ra đi, tôi không muốn thấy nó trở nên một bánh xe trong cái cỗ máy thống trị này…”

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Thằng Hùng chợt đưa tay làm thành nắm đấm đôi mắt căm hờn:

    -Chúng ông sẽ cho tụi mày biết tay nhé… chúng ông cho bố bọn mày đi “cải tạo” cứ là đờ người nhé…

    Lần này th́ cô Mai thật sự giận dữ:

    -Trong lớp của cô hay bất cứ nơi đâu em cũng không được phép hỗn láo vô phép với người lớn nghe chưa? Nghe rơ chưa? Em Hùng đến góc kia quay mặt vào tường cho đến hết buổi.

    Buổi dạy học tưởng như b́nh thường sáng hôm đó đem đến cho Mai nhiều chuyện bất ngờ sau này.

    Vài ngày trong khi lớp Pháp văn của cô đang làm bài kiểm tra, người tùy phái đến lớp của cô mời cô xuống văn pḥng hiệu trưởng có chuyện cần. Mai hỏi:

    -Có chi quan trọng rứa bác Tam? Lớp tôi đang làm bài thi làm răng mà bỏ đi? Bác nói đợi tới hết giờ rồi tôi sẽ xuống bác hỉ!

    Người tùy phái già trả lời:

    -Dạ tui cũng nói như rứa với bà hiệu trưởng và ông khách, nhưng họ có chịu nghe mô. O xuống nhanh đi, nghe nói ông khách nớ làm lớn lắm.

    Mai đáp:

    -Bác Tam à, tôi không thể xuống được ngay bây chừ, bác xuống văn pḥng giải thích dùm tôi…


    Không Quân Hoa Kỳ tại Trường Trung Học Công Thanh. Ngôi trường được xây dựng với sự hợp tác của Lữ Đoàn 173 Không Vận Hoa Kỳ và người dân, ngày 12 Tháng Mười, 1967. (H́nh: Flickr manhhai)

    Ông Tam quày quả đi ra. Khoảng vài phút sau một người đàn ông đội nón cối đeo mắt kính đen, tay đeo cái đồng hồ Seiko5 vàng sáng chói, nước da men mét, hàm răng hơi vổ, mặc quân phục rộng thùng th́nh, vai đeo xà cạp, ngang nhiên bước thẳng vào lớp, theo sau là ông Tam. Con Trang lớp trưởng sau một vài giây ngỡ ngàng v́ người khách vào lớp bất ngờ, nhanh nhẹn hô lớn “Nghiêm!” Cả lớp buông bút viết, đứng thẳng chào khách. Lần này th́ đến lượt người đàn ông đội nón cối đeo mắt kính đen ngỡ ngàng và ngạc nhiên đến độ lúng túng, cô giáo Mai đứng trên bục giảng lễ độ hỏi:

    -Thưa ông có việc ǵ cấp thiết không ạ?

    Người đàn ông nh́n lên lúng búng trả lời:

    -À không, tôi chỉ muốn nói chuyện với cô một vài vấn đề, nhưng bây giờ tôi sẽ đợi cô dưới văn pḥng.

    Cô Mai từ trên bục gỗ bước xuống từ tốn:

    -Dạ cám ơn ông, xin ông thông cảm, lớp đang làm bài kiểm tra tôi không thể tiếp chuyện ngay với ông.

    Hết giờ Pháp văn, cô Mai vội vă xuống văn pḥng hiệu trưởng. Bước vào cô hơi ngạc nhiên khi chỉ thấy có ông khách đang chễm chệ ngồi sau bàn giấy của bà hiệu trưởng. Ông khách đưa tay mời cô ngồi. Ông ta vẫn c̣n đeo đôi kính Rayban đen trong căn pḥng không có cửa sổ. Cô Mai bất giác muốn ph́ cười, nhưng ngăn lại kịp. Ông khách tự giới thiệu:

    -Chắc cô không biết tôi là ai, nên không xuống gặp tôi ngay.

    Cô Mai trả lời ngay:

    -Dạ thưa tôi biết ông là người rất quan trọng nhưng v́ bài kiểm tra này quan trọng đến kỳ thi học kỳ của các em…

    Ông khách ngắt lời:

    -Ô! Không, không tôi có ư phiền trách ǵ cô đâu, thực ra th́ lúc cô không xuống ngay tôi giận lắm, v́ ngoài Bắc mỗi khi tôi vào trường con tôi học là giáo viên phải đến gặp tôi chứ tôi không bao giờ phải lên kiếm giáo viên cả.

    Cô Mai trả lời:

    -Dạ trong ni chắc c̣n lạc hậu, không biết bao chừ mới theo được bằng ngoài nớ…

    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Người đàn ông tên Ḱnh, ngồi thẳng lên đan hai bàn tay vào nhau:

    -Đó là tư duy của tôi cách đây nửa giờ cô Mai ạ. Sau khi tôi lên lớp của cô thấy việc các em lễ phép chào khách, bàn cô giáo có lọ hoa, các em quần áo chỉnh tề tôi rất lấy làm ấn tượng. Tôi thành khẩn với cô nhá, tôi chưa thấy trường nào ngoài Bắc học tṛ có văn hóa như lớp của cô. Tôi rất mừng thằng Hùng được cô dạy. Thôi th́ thế này nhé, cô cứ công tác tốt, tôi sẽ bảo với đồng chí hiệu trưởng bỏ lời phê b́nh tiêu cực của tôi về cô đi. Coi như không có sự cố ǵ cô Mai nhé.

    Mai mỉm cười:

    -Dạ nếu ông đă dạy thế th́ tôi rất vui. Nhưng tôi không dám nhận hết lời khen của ông, v́ trong Nam này trường nào lớp nào cũng đứng nghiêm, chào khách chào thầy cô. C̣n chuyện trang hoàng lọ hoa cho bàn thầy cô th́ quả thật là công khó của các em học sinh nữ của lớp tôi đă tự ư hái hoa đồng cỏ dại trang điểm cho lớp học, không phải do tôi dạy bảo.

    Ông Ḱnh cười:

    -Cô không tuyên truyền cho miền Nam đấy chứ ? Ồ! Tôi chỉ đùa thôi cô ạ, vâng tôi tin cô nói sự thật. C̣n vấn đề này nữa, sao tôi không thấy lớp cô Mai treo ảnh Bác nhỉ?

    Mai thán phục sự quan sát của người đàn ông này, chỉ có ít phút trong lớp mà ông Ḱnh đă nhận xét được biết bao nhiêu là chuyện. Cô có biết đâu ngoài Bắc người ta treo h́nh bác Hồ cũng như trong Nam người ta treo cái gương chiếu yêu trước cửa nhà, để xua đuổi ma quỷ. Việc treo h́nh của ông Hồ là một điều bắt buộc, nhà nào cơ quan nào mà không có gương mặt lom lom, cười cười của ông Hồ là có vấn đề lớn. Thành thói quen, nhiều người treo h́nh bác Hồ như một sự thông báo cùng hồn ma bóng quế nhà tôi có chúa quỷ ở đây nhá! Các ngài ma quỷ hồn ma bóng quế tép riu liệu mà xéo đi… Mai ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

    -H́nh như một năm trước đây tôi nhớ có treo, nhưng v́ lớp học xây dựng bằng phương pháp tiền chế, vật liệu là sắt và tôn ximăng cho nên đinh đóng vào tường không chắc, bức h́nh lộng kiếng của Bác bị rơi xuống vỡ nát ông ạ.

    Ông Ḱnh hỏi:

    -Thế th́ sao không báo cáo và thay ngay đi, hồi trước giải phóng các thầy, các cô trong Nam treo ảnh Thiệu ra sao mà bây giờ lại nói đóng đinh không được?

    Cô Mai cười x̣a:

    -Trước giờ trong này không có lệ treo h́nh lănh tụ trong nhà riêng hay trong lớp học.

    Điều này th́ ông Ḱnh có thể tin, v́ khi Trung Đoàn 935 tiếp thu căn cứ Không Quân Đà Nẵng ông cũng hơi ngạc nhiên khi thấy không có văn pḥng, cơ sở nào có treo h́nh Tổng Thống Thiệu cả. Nhưng ông đă tự giải thích rằng chắc cũng như ảnh Bác là biểu tượng thiêng liêng bọn “Ngụy” khi di tản đă đem ảnh của Thiệu theo để tỏ ḷng yêu kính lănh tụ, như cái đồng chí ǵ đấy ở ngoài Bắc, nhà cháy nhưng đồng chí ấy cố xông vào để cứu ảnh Bác, trước khi cứu con trai ruột của ḿnh… Ông chợt thốt lên:

    -À, công tác chính trị đảng cầm quyền của Thiệu yếu nhỉ!… À này tôi có xem lư lịch của cô, khá trong sạch và cũng thuộc thành phần cơ bản đấy, cha cô là công nhân sở điện, mẹ làm cho hăng dệt, không hiểu sao trường chưa cho cô vào đối tượng Đoàn? Để tôi giúp cho nhé?

    Mai im lặng một chút rồi nói:

    -Chuyện hơi dài ông ạ, sợ kể ra đây làm mất th́ giờ của ông, nhưng đây không phải chi bộ Đoàn sơ xuất đâu mà là hoàn toàn do tôi cả.

    Ông Ḱnh hơi nhổm người về phía trước:

    -Tôi không dám ṭ ṃ, nhưng nếu cô muốn kể th́ tôi không sợ mất th́ giờ cô ạ, tôi muốn t́m cách giúp cô. Cô Mai yên lặng một lúc, ánh mắt cô trở nên xa xăm, rồi cô chậm răi kể.

    Chuyện xảy ra cũng gần một năm về trước. Mai gặp lại người bạn học cũ, Đoàn Đ́nh B́nh, B́nh đă theo cha vô bưng sau cuộc “tổng khởi nghĩa” thất bại của Cộng Sản tại Huế năm 1968. Cả lớp của Mai khi ấy không biết B́nh đi đâu hay đă bị chết thảm dưới bàn tay của Việt Cộng khi B́nh về ăn Tết ở Huế.


    -Mai có chồng thật chứ, nhẫn cưới của anh ấy trao cho Mai đây này…

    B́nh bưng hai tai không muốn nghe thêm chạy thất thểu ra khỏi cổng.

    Ông Ḱnh, chép miệng:

    -À ra thế, thế th́ gay đấy, Đoàn hay Đảng có quyền từ chối đối tượng chứ có ai có gan dám từ chối vào Đoàn vào Đảng… À anh chồng của cô bây giờ ở đâu? C̣n ở đây hay di tản rồi?

    Mai nhớ lại câu chuyện các thực tại chưa xa lắm, vào một ngày cuối Tháng Ba năm 1975. Anh Nguyễn Bé Tư, phi công F-5E biệt phái từ Biên Ḥa ra. Hai người quen nhau từ mùa Xuân 1974 trong một buổi văn nghệ ủy lạo, trường của Mai tổ chức để ủy lạo chiến sĩ. Năm 1975, một ngày trước khi Đà Nẵng bị thất thủ, anh đă gặp Mai. Anh không nói ǵ nhưng qua nét mặt âu lo của anh, Mai biết là t́nh h́nh chiến sự ngày càng xấu đi. Anh dẫn Mai đi ăn tối ở nhà hàng Bạch Đằng trên bờ sông Hàn, hai người cố tránh không nói ǵ về chiến tranh để được một lần hẹn ḥ trọn vẹn. Gần lúc chia tay, anh rút chiếc nhẫn ra trường bên Mỹ đeo vào ngón tay Mai và nói:

    -Anh muốn cùng em sống đến cuối cuộc đời, em có thuận làm vợ của anh không?

    Mai không nói được ǵ, chỉ khe khẽ gật đầu nước mắt bắt đầu tuôn v́ xúc động và vui sướng. Mai đă là phu nhân của Nguyễn Bé Tư từ ngày ấy. Trong buổi tối ngắn ngủi đó hai người đă vẽ ra biết bao nhiêu là mộng đẹp, về ngày cưới về gia đ́nh tương lai… Đêm đó anh Tư phải vào trực tác chiến trong phi đoàn. Ngày hôm sau th́ Đà Nẵng mất, Mai t́m cách về Sài G̣n vào hỏi Bộ Tư Lệnh Không Quân về tin tức của anh Tư. Mai c̣n nhớ mấy người lính Không Quân ai cũng lắc đầu nh́n chị thương cảm ái ngại. Kể từ đó cái tên Nguyễn Bé Tư mộc mạc đối với Mai như thuộc về một kiếp nào rất gần mà rất xa xăm. Nhưng cô lúc nào cũng tự nhận là người vợ âm thầm của người phi công Nguyễn Bé Tư.


    Nữ sinh Trường Trung Học Công Thanh. Ngôi trường được xây dựng với sự hợp tác của Lữ Đoàn 173 Không Vận Hoa Kỳ và người dân, ngày 12 Tháng Mười, 1967. (H́nh: Flickr manhhai)

    Câu chuyện cô Mai từ chối vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được đồn ra, được thêm thắt, và từ đó học tṛ gọi đùa cô Mai là “Cô giáo ‘Ngụy.’” Cô nghe nhưng không bao giờ la rầy các em v́ biết các em không có ư xấu, ngược lại các em từ đó rất kính nể cô, mấy đứa con trai có cha anh là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, nói cô Mai chịu chơi và “ch́” lắm. Mỗi khi nghe ai kêu “Cô giáo ‘Ngụy’” Mai mỉm cười hạnh phúc tự nhủ: “Ừ, ‘Ngụy’ th́ ‘Ngụy’ ḿnh thua th́ người ta gọi ḿnh là giặc. Ngày xưa Gia Long cũng gọi Bắc B́nh Vương Quang Trung, Tây Sơn là ‘Ngụy’ đó thôi!”
    Bài quá dài, phảI cắt bớt

    Giáng Sinh 1980

    Sau nhiều lần vượt biên hụt, Mai bị đuổi không cho dạy nữa. Cô sinh sống bằng việc lấy mối rau quả và bán ở chợ. Một buổi chiều ông Ḱnh ghé ngang hàng của cô lựa lựa mấy bó rau hồi lâu. Cô không nhận ra ông v́ bây giờ ông coi có da thịt hơn trước nhưng lại già hẳn đi, và không c̣n đeo cặp kính Rayban nữa. Đến khi hết khách ông mới khẽ bảo:

    -Gớm! Cô không nhận ra tôi à? Ḱnh đây, tôi kiếm măi mới biết cô bán hàng ở đây, tôi có thể gặp riêng cô để nói một chuyện quan trọng không? Tôi sẽ dàn xếp chỗ gặp, cô nhớ đến nhé.

    Buổi chiều hôm đó tại một căn biệt thự, ông Ḱnh đề nghị cô Mai dẫn Hùng con ông đi vượt biên ông sẽ lo mọi chuyện.

    Mai dường như không tin vào tai của ḿnh:

    -Ông không nói đùa chứ?

    Ông Ḱnh nh́n cô cười:

    -Tôi nghĩ là cô sẽ nói thế. Lời đề nghị của tôi rất nghiêm túc nói như người Sài G̣n là “một trăm phần dầu” cô ạ. Sau năm năm ở miền Nam tôi thấy chế độ Cộng Sản đă làm băng hoại mọi sự cô ạ. Những năm chiến tranh th́ người ta c̣n có thể biện minh nhưng khi vào miền Nam th́ tôi nhận xét thấy giá trị đạo đức nói chung là trong Nam ưu việt hơn ngoài Bắc. Sau năm năm th́ tôi thấy con người Cộng Sản đă làm cho miền Nam ngày càng tồi tệ, càng ngày càng giống như miền Bắc. Tôi đă thấy điều đẹp đẽ trong một xă hội văn minh, tôi không thể nào quay về những cái thấp hèn mà tôi đă mù quáng tôn sùng. Tôi muốn con trai tôi ra đi, tôi không muốn thấy nó trở nên một bánh xe trong cái cỗ máy thống trị này. Nếu cô hứa dẫn nó đi, chăm sóc nó đến năm 18 tuổi tôi sẽ lo tất cả mọi chi phí phương tiện ra đi cho cô.

    Lư do tôi nhờ đến cô v́ thứ nhất tôi biết cô muốn ra đi và thứ hai cô là người rất thật thà, chung thủy. Ngay cả trong người thân tôi cũng không thể thố lộ kế hoạch này hay nhờ ai v́ lư do an ninh và tính mạng của tôi, chỉ có cô mới giúp được tôi. Chuyến vượt biên của cô do công an Đà Nẵng tổ chức bến băi, nên việc ra đi phải nói là rất chu đáo.

    Chuyến đi thật suôn sẻ. Tàu vượt biên của Mai sau năm ngày lênh đênh đă cập bến Hương Cảng b́nh yên vô sự. Tại đây Hùng gặp lại gia đ́nh một người bà con xa ở Hải Pḥng đă đến Hương Cảng trước đó một tháng. Hùng muốn nhập chung form định cư với họ. Mai không đồng ư, qua một người trung gian cô gửi thư về Việt Nam hỏi ư kiến ông Ḱnh. Vài tuần sau, Mai được ông cho biết là ông bằng ḷng cho Hùng “tách form” với cô, và coi như lời hứa của cô đối với ông đă hoàn thành.

    Khi được Cao Ủy phỏng vấn, cô giáo Mai chọn thành phố Sydney xinh đẹp của quốc gia Úc Đại Lợi làm nơi định cư. C̣n Hùng th́ theo bà con định cư tại Canada. Cô Mai đi học lại lấy bằng kỹ sư điện toán, cô rất nhân hậu nhă nhặn nên được rất nhiều người khác phái theo đuổi, nhưng không có ai có thể thay được h́nh ảnh của người phi công ngày nào.

    Trong những năm gần đây khi các hội thân hữu Không Quân QLVNCH được thành lập tại Úc, người ta thường thấy cô trong những buổi họp mặt. Mai tham gia mọi sinh hoạt, báo chí văn nghệ. Câu hỏi đầu tiên cô hỏi những người lính Không Quân mà cô gặp lần đầu lúc nào cũng là: Có ai biết tin tức ǵ về anh Nguyễn Bé Tư phi công F-5E biệt phái ở Đà Nẵng hay không? Cô Mai không biết là lần thứ mấy đă hỏi câu hỏi đó, cô hỏi nhưng chính cô rất sợ câu trả lời về số phận của một người mất tích đă hơn hai mươi lăm năm.

    Tháng Tư, 1998

    Hùng đứa học tṛ ngày xưa của cô từ Canada qua thăm cô giáo Mai. Hai thầy tṛ gặp nhau mừng mừng tủi tủi sau mười bảy năm. Hùng bây giờ là một thanh niên tuấn tú lễ phép, rất chững chạc và là một bác sĩ y khoa. Hùng báo cho cô Mai biết là ông Ḱnh đă giải ngũ về hưu, và ông đă tỉnh ngộ hẳn giấc mơ Cộng Sản và sống rất an phận tại Hà Nội.

    Trước lúc chia tay, Hùng đưa cho cô Mai một phong thư niêm kín, “Em cũng chẳng rơ có cái ǵ trong ấy mà bố em rất cảnh giác không dám gửi qua bưu điện, hay gửi qua người quen đi nước ngoài, chỉ khi em về Việt Nam bố mới trao cho em và dặn là phải đưa tận tay cho cô, và cho cô rơ là phải khó khăn lắm mới lấy được tư liệu này… Bố em dặn cô đọc xong đừng phổ biến, không th́ rắc rối lắm cô nhé!”

    Trong phong thư là bản sao của tờ phúc tŕnh tổn thất của sở tác chiến không quân Quân Đội Nhân Dân. Tờ phúc tŕnh như sau: “Thể theo chỉ thị số… Đại Tướng Văn Tiến Dũng được lệnh từ Trung Ương Binh Chủng Không Quân Nhân Dân phải hạ quyết tâm khẩn trương làm chủ và tạo điều kiện hồi phục sử dụng sân bay Đà Nẵng để thành lập bộ phận trinh sát và pḥng thủ mặt Nam đề pḥng bọn Mỹ có thể quay trở lại can thiệp. Theo tinh thần trên, vào sáng ngày 30 Tháng Ba, lúc 5 giờ 15 sáng giờ Hà Nội một phi đội tiêm kích cơ hỗn hợp gồm hai máy bay chủng loại Mig21 và một Mig 17. Phi đội mang bí số KK10 được lệnh cất cánh từ Đồng Hới để trinh sát sân bay Đà Nẵng xem xét khả năng bố trí pḥng không và máy bay tiềm kích của quân đội ta sau này. Tiểu đoàn trinh sát TS5 báo cáo là căn cứ Đà Nẵng của quân đội Ngụy đă bị bỏ ngỏ hoàn toàn vào lúc 2 giờ sáng 30 Tháng Ba. Khi phi đội KK10 đă băng qua Xepon Lào và bắt đầu tiến vào Đà Nẵng từ hướng Tây Bắc, th́ bất ngờ một tiềm kích cơ của Không Quân Ngụy chủng loại F-5E xuất phát từ Đà Nẵng bất th́nh ĺnh tiến công. Giặc lái Ngụy sau khi dùng hai tên lửa loại AIM-9B bắn hạ hai chiếc Mig-21 của ta, hắn c̣n ngoan cố đuổi theo dùng súng bắn hạ thêm một máy bay Mig-17 của ta. Các đồng chí lái của quân đội nhân dân đă kiên cường bất khuất chống trả suốt gần 7 phút. Các đồng chí lái, Lai Như Hạch, Hồ Mạc Dịch, Đỗ Mai Quốc đă hy sinh oanh liệt. C̣n chiếc tiềm kích cơ địch đă bị tên lửa của ta bắn hạ. Tên giặc lái Ngụy nhảy dù đă bị quân dân ta bắt được. Tên giặc lái ác ôn này tên là Nguyễn Bé Tư, cấp bậc trung úy số quân… Trung Ương đă ra lệnh giải quyết thích đáng tên giặc lái này cương quyết không để những thông tin xấu lọt ra ngoài về sự kiện ba máy bay của không quân nhân dân anh hùng bị một tiềm kích cơ địch bắn hạ trong ṿng 7 phút. Bọn địch có thể lợi dụng để nói xấu Không Quân Nhân Dân. Đồng chí Thượng Tá Nguyễn Công Tâm chánh án, kiêm công tố viên ṭa án nhân dân đă tuyên án tử h́nh tên giặc lái Nguyễn Bé Tư. Tên Trung Úy Ngụy Nguyễn Bé Tư đă đền tội vào ngày 5 Tháng Tư, 1975.”

    Trên góc trái của tờ phúc tŕnh có hàng chữ TUYỆT MẬT – không bao giờ được công bố.

    Mai bâng khuâng, nhưng cô không thấy buồn, cô cảm thấy rất hănh diện và thanh thản như người lữ hành đă về lại nhà ḿnh. Từ lâu cô đă chấp nhận là con người mang cái tên Nguyễn Bé Tư đă không c̣n có mặt trên cơi đời này nữa, cô linh cảm là anh đă đền nợ nước một cách anh dũng, điều cô linh cảm bây giờ đă thành sự thật trên giấy trắng mực đen. Cô kiêu hănh về anh Nguyễn Bé Tư, anh đă chết hào hùng như anh đă sống. Cô thương mến người phi công ấy chẳng phải v́ anh hào hoa phong nhă như người ta thường nói về những người lính Không Quân VNCH. Cô thương anh v́ anh mộc mạc, thứ mộc mạc của loại đá bọc kim cương.

    Anh Nguyễn Bé Tư “Ace” đầu tiên của Không Quân QLVNCH một ḿnh hạ ba phi cơ địch trong ṿng 7 phút, thế mà cuộc đời lại không có quyền biết đến anh. Bọn Cộng Sản run sợ và kính nể khi nhắc đến cái tên hiền ḥa của anh, chúng sợ đến nỗi phải giết anh.

    Đêm nay Mai thấy ḷng ḿnh thật ấm áp dường như có sự hiện diện của anh Nguyễn Bé Tư đâu đây, dường như anh đang nói với cô đừng buồn đừng giận anh. Xoay xoay chiếc nhẫn Không Quân quanh ngón tay, Mai khe khẽ gật đầu không nói nên lời như đêm cuối cùng năm xưa c̣n ngồi bên anh. Bên ngọn đèn Mai vuốt lại mái tóc đă điểm sương, thấy ḿnh lại là cô giáo trẻ năm nào đang choàng hoa cho người phi công khu trục anh hùng của QLVNCH. (Thần Long)

    Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/co-giao-nguy/

  9. #519
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NHỮNG ĐIỀU ẨN KHUẤT SAU CHIẾN TRANH

    http://www.canhthep.com/modules.php?...key=1547804766
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...h-httpwww.html

    Ngô Khôn Trí – NHỮNG ĐIỀU ẨN KHUẤT SAU CHIẾN TRANH

    Từ thời xa xưa, khi chiến tranh chấm dứt, kẻ thắng trận tự cho ḿnh có quyền cướp lấy vàng bạc châu báu của kẻ bại trận về làm chiến lợi phẩm và bắt kẻ bại trận làm nô lệ cho ḿnh.

    Ngay sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt (2/9/1945), Ḥa Kỳ, Anh và Liên Xô đă tung ra chiến dịch thâu tóm các nhà khoa học Đức để chuyển kiến thức khoa học tiên tiến của Đức về cho nước ḿnh. Bởi v́ kỹ thuật quân sự của Đức thời đó đă phát triển mạnh nhất thế giới .

    Hoa Kỳ tung chiến dịch Cái Kẹp Giấy (Operation Paperclip) vào tháng 3/1946, đă ép khoảng 1.600 nhà khoa học Đức cùng gia đ́nh của họ sang Mỹ để làm việc nhằm giúp phát triển kỹ thuật quân sự (vũ khí hóa học, sinh học và hoả tiển) nước ḿnh. Trước đó, vào ngày 16/11/1945, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ việc nghiên cứu về công nghệ hoả tiển. Chính phủ Mỹ lúc này đang khao khát muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi hoả tiển hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, v́ lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự nên đă ra tay trước.



    Anh tung chiến dịch “Di cư bắt buộc” vào tháng 7/1946 rất quy mô nhằm bắt cóc và khai thác triệt để các tài sản trí tuệ của Đức. Một đơn vị tinh nhuệ của Anh đă được h́nh thành với nhiệm vụ chuyên bắt cóc các nhà khoa học và kỹ sư tài năng của Đức phát xít, rồi đưa họ về làm việc tại các bộ và công ty về đóng tàu, luyện kim hay hàng không vũ trụ… của Anh. Có khoảng 1.500 nhà khoa học Đức bị buộc phải di cư sang Anh.



    Liên Xô cũng tung chiến dịch Ossawakim vào tháng 10/1946, đă ép hơn 2.000 khoa học gia, kỹ sư và kỹ thuật gia Đức cùng gia đ́nh của họ sang Liên Xô và buộc họ phải làm việc nhiều năm cho ḿnh nhằm tăng phát triển nguyên tử, hỏa tiển, ngành hàng không cho nước ḿnh.
    Liên Xô đă dùng xe vận tải và xe lửa chở họ cùng gia đ́nh và của cải sang Liên Xô để làm việc trong các công xưởng có liên quan đến những ngành mà thời điểm đó nước Đức đă phát triển mạnh nhất thế giới. Cũng giống như Mỹ, họ cung cấp chỗ ở và trả lương cao để những nhà khoa học Đức này an tâm làm việc. Măi đến cuối năm 1949 một số nhà khoa học Đức mới có thể trở về nhà.



    Không những thế, Liên Xô c̣n tháo dỡ nhiều máy móc của các hăng xưởng có công nghệ tân tiến chở sang Liên Xô, trong đó có Trung tâm hỏa tiễn V-2 , hăng chế máy bay và động cơ, nhiều tài liệu từ các trung tâm thử nghiệm như trung tâm thử nghiệm quân sự hàng không trung ương của không quân Đức ở Erprobungstelle Rechlin,….Họ cho rằng đây là một phần của việc bồi thường chiến tranh được thỏa thuận trong hiệp ước Potsdam.

    Đó là lư do tại sao 3 nước chiến thắng Mỹ, Anh và Nga (Liên Xô trước đây) phát triển mạnh nhất về kỹ thuật quân sự.

    Ở Á châu cũng vậy, qua 2 cuộc xâm lược Triều Tiên, Nhật Bản đă cướp đi nhiều đồ vật thủ công mang tính văn hóa có giá trị cao, nhiều nghệ nhân tài giỏi, khoa học gia (?) của Triều Tiên bị bắt đưa sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật đă cưỡng ép hàng chục ngh́n nam giới Triều Tiên tham gia vào quân đội hay làm việc trong các công xưởng của Nhật và khoảng 200.000 cô gái và phụ nữ ( Triều Tiên và Trung Quốc) bị bắt làm nô lệ t́nh dục cho quân sĩ Nhật Bản.
    Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa nhưng mối quan hệ giữa 2 nước luôn căng thẳng do bởi những hậu quả chiến tranh (năm 1910-1945) chưa được giải quyết ổn thỏa.



    Gần đây, khoảng 780.000 thân nhân của người Hàn Quốc đă bị cưỡng ép lao động trong các công ty của Nhật Bản đă đệ đơn kiện Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi để yêu cầu bồi thường. Ngày 29/11/2018, ṭa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu Nhật Bản bồi thường và yêu cầu phong tỏa một số tài sản của công ty thép Nhật Bản Nippon Steel & Sumitomo Metal. Nhật Bản cho rằng mọi quyền đ̣i bồi thường đă được giải quyết hoàn toàn và dứt điểm khi Nhật Bản và Hàn Quốc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965.

    Việt Nam ḿnh đă mất đi những ǵ qua những cuộc chiến chống ngoại xâm? Bao nhiêu tài sản quư báo đă bị cướp đi và bao nhiêu nhà khoa học, kỹ sư, nghệ nhân tài giỏi đă bị cưỡng ép hoặc bị chiêu dụ qua làm việc ở nước ngoài ?
    Trong chiến tranh có rất nhiều điều mà người dân thường như chúng ta không biết đến.

    Người viết tin vào thuyết nhân quả.

    Montreal, ngày 8/1/2019
    Ngô Khôn Trí

  10. #520
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    DÂN TỘC …. LƯU VONG

    https://ongvove.wordpress.com/2019/0...03;c-luu-vong/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03/dan-toc.html


    Exodus

    1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai c̣n lại là Do Thái.
    Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành h́nh Chúa trên thập giá. Họ đă bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc ră rời nát vụn đó đă cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mănh đất để gầy dựng lại quốc gia của ḿnh. Định mệnh bi thảm của dân tộc đă khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đă phát triển không ngừng. Một ḿnh họ đă đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đă có bom nguyên tử…
    Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành h́nh Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt ” vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đă lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của ḿnh, chấp nhận cả cái chết để…lưu vong. Một phần của dân tộc đă làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.
    Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đă đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có.Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đă phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…

    2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp ” đồng bọn” quê ḿnh vượt biển mà c̣n giúp cả dân Sài g̣n, với giá vài ba cây vàng/ người, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên pḥng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch. Sau đó, khi đất nước đói meo, th́ những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng …những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài th́ cả gia đ́nh được nhờ, cả gia đ́nh cùng thoát th́ ḍng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm ǵ vẫn phong lưu v́ nhận hàng thùng đều đặn gởi về.Gia đ́nh nào sống bằng hàng thùng th́ con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đă ăn sâu từ đó vào kư ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lănh.Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “bao giờ đi?”. Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!

    3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để…lưu vong. Anh đă nghỉ hưu và được gia đ́nh bảo lănh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đă sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức b́nh thường. Ai thắc mắc tuổi già c̣n sang Mỹ để làm ǵ, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.
    Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L.Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ. 17 tuổi, Hoàng đă là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công , cậu cùng 5 anh chị em của ḿnh quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đ́nh cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo,“tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đă cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.
    Đă có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài g̣n và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đ́nh họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lănh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, t́m kiếm việc làm, định cư và bảo lănh cha mẹ. Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để…lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, v́ lương tháng của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng( khoảng 850 đô Mỹ) th́ họ lấy ǵ để nuôi con du học?

    4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một” ngôi làng” của cán bộ nhà nước . Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn th́ để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Vơ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi.Tiền đă gởi, nhà đă mua, con cháu đă chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đă có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi ḷng người đă muốn… lưu vong th́ không có ǵ là không thể. Có TBT một tờ báo chửi Mỹ ko c̣n nước non ǵ, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống …lưu vong.
    Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài g̣n, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới ko chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đă lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của ḿnh ko gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lănh đạo cấp cao…vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lănh đạo cao cấp ko chọn trước cho ḿnh một chỗ để …lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều ǵ.Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi.Vậy th́ làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp t́m qua Đài Loan hay Nhật Bản để…lưu vong bất hợp pháp. Đă lưu vong th́ b́nh đẳng, giống như sự b́nh đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền th́ chọn cách lưu vong khác nhau.

    5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao…lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không c̣n lành th́ người dân Việt sẽ t́m cách ra đi như một tất yếu để t́m đến mănh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đ́nh con cái ḿnh sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xă hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn ṃn v́ mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước ḿnh…vân vân và vân vân, đó là chưa kể nỗi sợ hăi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ṛng láng giềng khổng lồ phương bắc…

    6- Chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái ḿnh được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn…lưu vong. Tâm thức cá nhân được định h́nh từ tâm thức xă hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đă bị tâm thức lưu vong chế ngự , kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học…tiếng Anh.
    Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm…lưu vong và ko coi trọng đất nước của ḿnh? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng t́nh cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lư hạng nhất của người Việt chúng ta. V́ đâu nên nỗi cuộc này, hả người?

    Ngọc Vinh

    ( 1h 19 phút ngày 2-1-2019)

    Nguồn: FB Ngọc Vinh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 9 users browsing this thread. (0 members and 9 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •