Page 65 of 94 FirstFirst ... 155561626364656667686975 ... LastLast
Results 641 to 650 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #641
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chuyện của một thời
    https://thanggianhome.wordpress.com/...-cua-mot-thoi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...ggianhome.html

    Chuyện của một thời
    Posted on 29/04/2014 by vuthethanh

    chuyện một thời

    Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “ … Sàig̣n dạo này c̣n nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không?….” . Chạy 2 bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, th́ xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh.
    Vũ Thế Thành (trong tuyển tập “Những thằng già nhớ mẹ)


    “ Không, tôi tự nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.
    Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp xích lô của tôi. Nó đang theo học ban triết (Tây) th́ đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề hơn nữa. Nó (phải) bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn c̣n thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.
    Một buổi chiều cũng dạo tháng tư thế này, lang thang ngoài phố, t́nh cờ gặp nó đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm.
    Y bảo : “ Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tối hay sáng sớm ǵ đó, khi nào rảnh, mày lấy xe tao chạy kiếm thêm tiền”. “ Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?”, tôi hỏi.
    “ Không khó lắm”.
    Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, ngoài giờ làm việc cho cơ quan nghiên cứu, tôi c̣n dạy kèm thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi:
    – Xích lô! có đi không?
    – Nghỉ rồi d́, thằng bạn lắc đầu
    Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên :
    – “Để tao! Ngồi đó chờ một chút. ” , tôi quay qua bà khách:
    “ D́ đi đâu?”
    H́nh như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành ǵ cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền của cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái:
    “ 5 giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe”.
    Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Leo lên chiếc xích lô tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô thứ thiệt. Xắn cao ống quần chân phải để khỏi bị xích xe nghiến nát kẻo tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp mặt người quen mới là chuyện lớn. Thành phố Sàig̣n đông người mà ngơ hẹp, không ít lần tôi đă “đụng” phải học tṛ, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!

    Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: “Trời nắng chang chang người trói người…”. Trời ơi! Hai bà khách vẫn vô tư cười nói, sao họ không xuống xe đi bộ một quăng cho ḿnh đỡ khổ ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đă tận lực làm tṛn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô. Dốc mỗi lúc mỗi cao, lực bất ṭng tâm, tôi không c̣n gh́ nổi tay lái, chiếc xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc.. trữ t́nh, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?

    Một trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quư phái, túi da, ṿng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù giá hơi hẻo, nhưng chở một người th́ xe cân bằng, dễ chịu hơn đi xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới nữa, sắp tới, và tới nữa,… cũng cả hơn 2 cây số. Đến đây th́ tôi hiểu ḿnh bị lừa vặt, dừng xe lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ : “ Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá ǵ mà đ̣i nói bà xuống….” .
    Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ, nhưng thoáng thấy quần ḿnh đang mặc, ống thấp ống cao,…Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng thân phận, ḿnh chỉ là thằng đạp xích lô.
    Tôi xua tay : “ Tặng bà cuốc xe đó”, rồi lên xe đạp thẳng, c̣n kịp nghe tiếng nguưt đuổi theo: “ Xí….! Nghèo mà c̣n làm phách…”

    Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng. Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ (0,6kg),..được mua theo giá chính thức. Cũng phải kể, đàn ông được thêm mua 3 gói thuốc đen, phụ nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa tiền lương rồi. C̣n giá thị trường đại khái thế này: 3 đồng/ tô phở b́nh dân, 3 đồng/xị rượu hạng bét, 0,5 đồng/ly cà phê bắp,.. Đó là mức sống tiêu chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. C̣n dân thường hầu như phải vật lộn theo giá thị trường, sổ gạo khi có khi không, chen lấn, khoai ḿ, bo bo, hàng độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay hoay kiếm cái ǵ đó để ăn, để tồn tại. Sức đề kháng của con người để sinh tồn trong nhiều trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này tôi mới hiểu v́ sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ thả về nhà mới chịu…đổ bệnh.

    La cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng, không ít người là trí thức (cũ) đă chọn con đường mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có chọn lựa nào khác. Ai cũng t́m cách che giấu thân phận, nhưng “phát hiện” ra nhau không phải là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, táp xe vào bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách: tri thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống.
    Tôi biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép,.. Tôi hỏi một vị : “ Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo, làm nghề này chi cho cực?”. “ Không, tôi tự nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.
    Có một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, đó là nghề bơm mực bởi v́ nó dính dáng tới văn pḥng tứ bảo, cũng gần gần với cái “nghiệp” năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể h́nh dung về cái nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang dùng, xài hết mực th́ vất đi. Sau 75, bút bi thuộc loại “quư giá” và là hàng dễ hỏng. Bút nào mà xài được tới hết mực, được xem là hàng…chất lượng cao, xài hết th́ mang ra ngoài đường bơm mực, xài tiếp. Nói tới bút dỏm, mà không nói tới giấy dỏm th́ có vẻ hơi thiếu. Giấy vàng khè, c̣n lộm cộm những bă rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi ra ngoài. Tôi c̣n lưu giữ khoảng vài trăm trang giấy như thế, đó là các báo cáo và bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc ngậm ngùi khi nh́n lại bút tích của chính ḿnh. Quả là một thời kiên nhẫn không cần thiết.
    Không phải khách đi xích lô nào cũng hăm tài như tôi vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít ḱ kèo. Khách nhi đồng th́ miễn trả giá, cỡ nào tôi cũng chạy. Khách hào phóng nhất, mà đôi khi cũng xù tỉnh queo nhất là mấy em đi…khách. Sập tối 6-7 giờ là ra quân, hôm nào trúng mánh th́ trả đậm, trật mánh th́ hẹn…kiếp sau. Có khách hàng lên xe, buông một câu: “ Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ 2 tiếng đồng hồ.”. Thời buổi lúc đó, lên voi xuống chó, t́nh người đẩy đưa, t́nh đời đen bạc, tâm tư chất chứa đủ chuyện. Người khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở luôn nỗi buồn thời cuộc của họ.
    Một buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong Sàig̣n, mỗi nơi đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở ra đi tiếp. Đi kiểu này th́ khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe ḷng ṿng kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách ra đọc. Chặng cuối cùng, bà yêu cầu đi ra bến xe miền Tây để đón xe đ̣ về Rạch Giá. Có vẻ như đă xong công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt chuyện:
    – Anh đạp xích lô lâu chưa?
    – Chừng vài tháng
    – Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mũi như thế phải là người có ăn học.
    – Tôi đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.
    – Ban năy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh, quyển ǵ, à…16 skeletons in closet
    Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.
    – Sao anh không đi?
    – Đi đâu?, tôi vờ ngớ ngẩn
    – Ở đây khó sống. Bên kia c̣n thấy tương lai…
    Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. “Anh không muốn đi thật sao?”.
    Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay, “ Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an”.
    Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút ra trong túi xách quyển sách: “ Anh cầm cuốn này mà đọc”. Tôi chưa kịp cám ơn bà đă quầy quả đi ngay vào bến. Đó là quyển tiểu thuyết “ Nhịp cầu trên sông Drina” của Ivo Andric
    Sáu tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ, một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không đơn giản như những ǵ tôi chúi mũi trong pḥng lab.
    Trong những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối, vẫn c̣n đâu đó vài điểm coi được. Thèm miếng thịt, thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi c̣n đầy, người này nhường người nọ, không ai nỡ gắp. Tuổi trẻ thời nay không h́nh dung nổi chuyện lẻ tẻ đó. Thế hệ @ là phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối với họ, cuộc sống là hưởng thụ, là đề cao cá nhân, là ứng xử bầy đàn. Chia sẻ cái gu ăn chơi th́ được, chứ chia sẻ tấm ḷng th́ hơi khó. Thanh niên thiếu nữ giành giựt ở hội chợ hoa Hà Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay sao? Hay chỉ cách đây vài hôm, báo chí đưa tin, cả ngàn fan nữ thảng thốt v́ vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết lư giáo dục đă không xem con người là cứu cánh, mà chỉ xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó.
    C̣n biết bao chuyện để nói. Tóc bạc rồi, không nói bây giờ th́ lúc nào sẽ nói đây? Và nói để ai nghe? Bọn trẻ không chừng vừa nghe vừa bấm facebook, twitter, hờ hững với quá khứ. Nói ra không phải để chứng tỏ ta đây đă từng một thời khổ cực, mà đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm ḿnh khổ cực. C̣n nhiều thứ khổ khác nữa, khổ tinh thần th́ đến giờ vẫn c̣n phải chịu đựng. Tôi nhớ câu nói của một người bạn đă khuất núi: “Nghèo th́ ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục th́ không”. Có cách nào khác không?
    Quyển tiểu thuyết để lại, chiếc cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ 16, nối liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư c̣n thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Kẻ trị v́, viên tể tướng của đế quốc, mang ḍng máu của kẻ bị trị đă cho xây chiếc cầu bắc ngang ḍng sông ngăn cách đó. Máu và nước mắt, thù hận và nhẫn tâm, biết bao biến cố to nhỏ xảy ra chung quanh cây cầu trải dài suốt 400 năm, từ chiến tranh bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữ lao ḿnh xuống sông Drina vào ngày hôn lễ, hay tâm tư của cô chủ quán già Lotika ê chề v́ t́nh đời bạc bẽo. Rồi chiếc cầu cũng đến ngày kết thúc số phận của nó khi thế chiến thứ nhất bùng phát. Số phận của chiếc cầu và thân phận của con người. Bốn trăm năm có là giấc mộng?
    Thằng bạn xích lô bỏ đi từ giữa thập niên 80, từ đó chưa một lần trở về Việt Nam. Ra nước ngoài, nó đi học lại và trở thành chuyên viên máy tính, bỏ lại sau lưng một thời mưa gió và lư sự cùn về triết học hiện sinh, nhưng một thời xích lô chắc chưa đến nỗi quên sạch, mặc dù có thể nó không h́nh dung nổi xích lô ở Sàig̣n lúc này được trang hoàng lộng lẫy như xe hoa để chở khách du lịch Tây.
    Người Đà Lạt nói : “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn c̣n mưa, th́ sẽ mưa thêm 5 chiều nữa. Đà Lạt lúc này đang mưa đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ trong những ngày cuối tháng tư này, mai sẽ c̣n mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác ǵ “cửu hồi trường”, chín chiều quặn đau?
    Tôi nh́n ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng ǵ. Vậy là 38 năm đă trôi qua, rồi câu chuyện 400 năm chiếc cầu trên sông Drina, và c̣n biết bao nhiêu chuyện của một thời chưa nói hết.
    Buồn !
    Vũ Thế Thành
    Đà Lạt, 28/4/2013

  2. #642
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bức ảnh Nhiệm Mầu trong chiến tranh Việt Nam
    http://catbuicarolineth.blogspot.com...ien-tranh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...ranh-viet.html

    mercredi 23 septembre 2015
    Bức ảnh Nhiệm Mầu trong chiến tranh Việt Nam được trưng bày tại San Jose, USA.

    Có những lúc con người cần có lòng tin khi họ thấy cái chết đến tìm mình và tự hỏi còn thế giới nào bên kia không nhỉ?
    Cũng có những phép nhiệm mầu như ngài Tử Thần đã bỏ quên tên ta trong xó xỉnh nào đó.
    Thật thế chăng, cuộc sống nó quá bé nhỏ không trong tâm tay ta khi ta đột nhiên ngưng thở.
    Ta không được chọn lựa khi nào ta cần sống thêm hay khi naò ta có quyền rủ áo ra đi.
    Ta không thể programme mình sống hay chết, vì đó là chuyện của thánh thần.
    Ta đâu có lựa đế làm người trên trái đất này vì ta có nhiều gánh nặng từ khi chào đời đến ngày ta thôi còn thấy ánh sáng mặt trời
    Nơi nào đó, chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi , người ta đã ghi lại nó và câu chuyện ngày xưa ấy.
    Có gì đặc biệt ?
    Cứ vào xem để thấy sự huyền bí của thế gian này.

    Caroline Thanh Hương

    "Tấm h́nh này hiện được trưng bày ở bảo tàng San Jose California USA"

    Sự Diệu Kỳ.

    Một đêm khuya, lâu lắm rồi, tôi lang thang trên mạng và bất ngờ "tầm" được tấm ảnh anh chiến sỹ VNCH quỳ cầu nguyện giữa ngôi thánh đường đổ nát, hoang tàn, và tôi đă chia sẻ trên FaceBook.
    Bất chợt cách đây vài ngày, tôi nhận được một lời mời của một người hẹn gặp tại Bmt, và tôi đă đến.
    Trong buổi gặp gỡ, tôi thật ngỡ ngàng đến sững sờ:
    Người hẹn gặp tôi chính là anh chiến si trong ảnh, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, lúc đó anh mới ra trường, mang quân hàm Thiếu úy thuộc đội đặc nhiệm của Lữ đoàn Dù.
    Theo lời anh kể: Năm ấy, ngôi thánh đường La Vang, Quảng Trị sau một trận cuồng pháo của phía Bắc Việt nhưng cây thánh giá và tượng Đức Mẹ không hề bị một mảnh đạn pháo nào và một niềm tin vào Chúa, anh đă quỳ xuống...
    Tấm h́nh này hiện được trưng bày ở bảo tàng San Jose California USA.
    Lời cuối cùng khi chia tay, anh nói: "Anh đạo Phật nhưng anh tin Chúa"

    Publié par Caroline Thanh Huong à mercredi, septembre 23, 2015

  3. #643
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Toàn cầu hóa là ǵ?
    https://www.truyen-thong.org/toan-cau-hoa/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...-httpswww.html
    Bài quá dài, phái cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Toàn cầu hóa là ǵ? Toàn cầu hóa kinh tế khái niệm thách thức và xu hướng
    28/04/2019 NO COMMENTS
    CHIA SẺ
    Nội dung [show]

    Toàn Cầu Hóa là một câu chuyện thời sự sôi nổi hiện nay. Trên mặt báo hàng ngày cũng như hàng tuần và trên màn ảnh truyền h́nh dường như không ngày nào không có những tin tức nóng bỏng về chuyện toàn cầu hóa. Trong thư viện cũng như trong các tiệm sách đều có một vài ngăn tủ dành cho những sách và tập san chuyên luận viết về vấn đề này. Toàn Cầu Hóa không phải là một vấn đề đơn giản, toàn cầu hoá liên hệ tới tất cả mọi người trên thế giới, trên mọi mặt từ kinh tế chính trị, khoa học, y học sang văn học xă hội và tập tục của mọi sắc dân.
    Người ủng hộ trào lưu toàn cầu hóa rất đông, rất mạnh, gồm giới tài chánh kinh tế kỹ nghệ cùng giới lănh đạo chính trị.

    Người phản đối cũng rất đông gồm đủ mọi thành phần trong đại chúng. Thế nên, cùng bạn đọc t́m hiểu trào lưu toàn cầu hóa là chủ đề của Truyền Thông số 9.

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    Nghiên cứu của Thái Công Tụng về toàn cầu hóa
    1. Dẫn nhập về toàn cầu hoá:
    Vài ví dụ sơ khởi:
    - Khi ta xem các trận đấu hockey, ví dụ giữa đội Canadien ở Montreal và New York Islander, ta thấy các cầu thủ của mỗi đội đến từ mọi xứ, từ Nga, từ Tiệp, từ Đức, từ Phần Lan và mỗi năm lại thay đổi mua bán cầu thủ. Điều này cũng đúng với baseball, với bóng rổ, với bóng tṛn v.v.
    - Nghe tin tức quốc tế qua CNN của Mỹ, BBC của Anh, TV5 của Pháp, th́ h́nh ảnh một sự cố nào đó mới xảy ra vài phút trước đó ở một nơi xa xăm trên hành tinh Trái Đất th́ trên màn truyền h́nh, màn máy tính đă thấy hiện ra ngay, vừa h́nh ảnh, vừa tiếng nói.

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    2. Tiến tŕnh của toàn cầu hoá.
    Toàn cầu hoá, danh từ này mới hiện hữu vào thập niên 80, nhưng thực sự đă có từ lâu đời với Magellan, với Marco Polo, với thương măi các xứ quanh bờ biển Địa Trung Hải, với con đường tơ lụa buôn bán giữa các xứ Trung Đông, Cận Đông và Trung Hoa.

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    Hăy tóm tắt sơ qua "rốt mép" (road map) họ đă trăi qua:
    a. Thoạt đầu là các thoả thuận ưu đăi thuế quan: hàng rào quan thuế giữa các nước tham dự thấp hơn so với các nước không tham dự.
    b. Sau đó tiến đến khu vực mậu dịch tự do (zône de libre échange, free trade area) xoá bỏ các cản trở thương măi giữa các nước thành viên;
    c. Thứ đến là liên minh thuế quan (union douanière) xoá bỏ thuế quan giữa các nước thành viên, hài hoà giữa các nước thành viên và chính sách thương mại.
    d. Rồi mới đến thị trường chung (marché commun) có tự do lưu chuyển lao động và vốn giữa các nước,
    e. Sau đó tiến đến liên minh kinh tế, thống nhất tiền tệ thành EURO, với quốc hội Âu châu và hiến pháp Âu châu.

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    3. Toàn cầu hoá kinh tế.

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    (Tuy vậy, tại các nước Á Châu, hiện tượng sang diă băng lậu tràn lan, lấy sở hữu trí tuệ, bán giá rẽ; các tác quyền từ nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, phim truyện, hoạt h́nh đều bị mất mau chóng !) Phi thương bất phú. Nếu thương măi gia tăng giữa các nước, kéo theo sự thịnh vượng chung th́ toàn cầu hoá giúp giảm bớt khoảng cách giàu và nghèo, các nước kỹ nghệ phía Bắc và các nước đang phát triển phía Nam . Toàn cầu hoá về kinh tế bao hàm các khái niệm sau đây : cạnh tranh, lợi thế so sánh, thị trường, tự do mậu dịch.

    a/ Cạnh tranh:
    Bài quá dài, phái cắt bớt

    Nhận xét này hàm nghĩa các doanh nghiệp mọi xứ trên thế giới phải giảm chi phí và nâng hiệu suất, hoặc phải liên kết với các tập đoàn sản xuất lớn, tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu măi. Nhiều xí nghiệp các nước tổ chức sản xuất linh kiện chỗ nào rẽ nhất, hiệu năng nhất:
    – trong xe hơi ta lái hàng ngày, có thể động cơ sản xuất bên Nhật, bánh xe ở Mexico, ráp cuối cùng tại Mỹ. Máy điện toán th́ bộ nhớ "chip" chế ở Singapore, các linh kiện khác chế ở Mexico, ráp cuối cùng ở Mỹ v.v.
    – máy bay Airbus tuy ráp ở Toulouse nhưng cánh máy bay do Anh vẽ kiểu và chế tạo, thân máy bay do Pháp, đuôi máy bay th́ Espagne, động cơ do Đức chế tạo, và bộ phận thắng và đáp họ muốn Canada sản xuất .
    Như vậy, riêng Việt Nam, để vào luồng toàn cầu hoá về kinh tế, cũng phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước mới xuất cảng được. Nó đ̣i hỏi những công nghệ mới, kỹ năng mới, quản lư hiện đại giúp sản xuất có hiệu qủa hơn, tạo sản phẩm có phẩm chất (chất lượng); hơn.

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    b/ Thị trường:
    Toàn cầu hoá về kinh tế chỉ biết thị trường nghĩa là hai loại người : người sản xuất và người tiêu thụ (không phân biệt chủng tộc, giới tính ), chỉ biết hai chữ Cung và Cầu. Cung nhiều, cầu ít th́ giá cả giảm; cung ít, cầu nhiều th́ giá tăng. Các công ty chỉ biết lợi nhuận trên hết, với cổ phần, cổ phiếu bán tự do ai mua vào cũng được, ai bán ra cũng được. Mọi dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào truyền thông mà truyền thông tiến đến mọi nhà, hang cùng ngơ hẽm nhờ máy vi tính, nhờ truyền h́nh, nhờ truyền tin, sử dụng máy vi tính để mua, bán, chuyển ngân ..với Web, với e-commerce

    c/ Lợi thế so sánh:
    Ngày nay, không thể có và cũng không nên có một nền kinh tế tự cung, tự cấp cho mỗi xứ mà trái lại phải t́m trong xứ đó các lợi thế so sánh, xem ḿnh có ưu điểm ở đâu, ưu điểm thế nào và nhất là khai thác cái ưu điểm ấy ra sao ?

    Bài quá dài, phái cắt bớt

    Các vấn nạn toàn cầu hoá là ǵ?
    - chỉ một thiểu số biết buôn bán làm ăn, móc nối mới giàu c̣n đa số vẫn nghèo: ở Phi Luật Tân, chỉ một thiểu số người Hoa là giàu; bên Kenya, thiểu số người Pakistan vô cùng giàu có, Sierra Leone th́ thiểu số dân Liban nắm toàn quyền tài chính, Nga th́ thiểu số Do Thái rất giàu, dân đen rất nghèo .. (xem World On Fire của giáo sư Amy Chua, Đại học Yale ). Như vậy, sự cách biệt quá đáng giàu nghèo giữa một thiểu số sắc tộc và một đa số bản xứ sẽ đưa đến hận thù và chỉ chờ một ngọn lửa nhỏ, một ng̣i nổ nhỏ sẽ làm bùng nổ xă hội với khủng bố, nội chiến v.v.
    - nhiều nước chậm phát triển bị nợ nần rất nhiều của các định chế quốc tế nên phải nai lưng ra trả nợ nên không ngoi đầu lên được. Họ tranh đấu để giảm nợ nần.
    - thương măi không cân bằng: mỗi năm, các nước chậm phát triển phải nhập cảng phân bón, thuốc men với giá cao hơn, nhưng bán nông phẩm như gạo, như cà phê với giá rẽ hơn. Như những trận mưa rào đôla nông nghiệp, các nước phát triển nghĩa là thuộc Organisation for Economic Co-operation and Development (OCDE:Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ) trợ cấp hàng trăm tỷ đôla mỗi năm cho nông dân để họ sản xuất thực phẩm với giá phải chăng và để họ có mức sống tương đương mức sống ở thành thị.
    Bài quá dài, phái cắt bớt

    4. Toàn cầu hoá và môi trường
    Phi nông bất ổn. Năm 1950, Trái Đất có 2,5 tỷ người. Ngày nay, cũng từng đó diện tích nhưng với tài nguyên suy giảm, Trái Đất phải nuôi 6 tỷ người. Và tuy tỷ lệ sinh có ṃi suy giảm nhưng năm 2050, Trái Đất chứa giữa 7,3 và 10 tỷ (8,9 tỷ theo scénario trung b́nh) Để nuôi dân đông đảo địa cầu như vậy, sản xuất lương thực phải tăng v́ phi nông bất ổn. Không những phải tăng mà sản phẩm cũng phải rẽ nữa. Cũng cùng quy luật toàn cầu hoá nghĩa là cạnh tranh, nông dân phải bón phân nhiều, xịt thuốc diệt cỏ, xịt thuốc trừ sâu sao cho sản phẩm bán dễ dàng trên thị trường, làm môi trường bị khai thác quá mức, đảo lộn hệ sinh thái với nitrat chảy vào nước ngầm, cá chết v́ ô nhiễm nước, các đàn ong chết (v́ hút nhụy hoa vừa bị xịt thuốc).
    Bài quá dài, phái cắt bớt

    Nhiều vấn đề môi trường không phải chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia mà có tính cách xuyên biên giới .
    Vài ví dụ:
    - Sông Nil chảy từ Burundi, rồi Kenya, Soudan trước khi đến Ai cập .
    - Sông Mekong chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Lào, Miến, Thái, Campuchia mới đến Việt Nam.. Sông Sesan chảy từ Việt qua Miên. Việt Nam vừa là nước thượng lưu (sông Sesan, sông Srepok), vừa là nước hạ lưu. Campuchia cũng vậy. Phá rừng trên thượng nguồn, xây đập trên thượng nguồn một xứ có ảnh hưởng đến kinh tế từ ngư nghiệp đến nông nghiệp của nhiều xứ nằm trong cùng lưu vực: phù sa bớt đi, làm đất không được bồi dưỡng. Như vậy, các biến đổi thượng lưu có thể gây ra tác động lũy tích dồn về phía hệ sinh thái hạ lưu, cả về mặt lợi ích quốc gia (nước trồng lúa) lẫn nguồn sống địa phương (cá tôm, nước sinh hoạt). Những thách thức môi trựng xuyên biên giới nhiều và đa dạng: do suy thoái rừng và lũ lụt do phá rừng đầu nguồn, Thái Lan cấm khai thác gỗ và một tác dụng của luật cấm khai thác gỗ của Thái Lan là chuyển nạn suy thoái rừng sang các quốc gia láng giềng Lào, Miến Điện và Campuchia. Các nước này đă tăng mức xuất cảng gỗ, cả hợp pháp và bất hợp pháp.
    Do đó khu vực hoá đ̣i hỏi cần có các định chế điều hợp, phối trí để quản lư các thách thức môi trường xuyên biên giới, mục đích tối hậu là để cho tài nguyên được sử dụng một cách bền vững. Như vậy, chính sách thương măi trong toàn cầu hoá phải tăng cường sự bền vững sinh thái chứ không thể chỉ chú trọng vào lợi nhuận .

    5. Toàn cầu hoá và văn hoá.
    Toàn cầu hoá đem đến những mặt tích cực và tiêu cực :
    - Tích cực v́ toàn cầu hoá đưa thông tin đến mọi nhà, thông tin khoa học, kinh tế, chính trị, và văn hoá giúp con nguời sống gần nhau hơn, hiểu biết nhau hơn và dễ thông cảm để có hoà b́nh nhân loại, giúp dân trí cao hơn, làm các dân tộc hiểu biết nhau hơn, đưa đến cảm thông văn hoá và giúp phá bỏ cường quyền, dù các nước này thiết lập hàng rào lửa (firewall) trên mạng lưới. Các nưóc chậm tiến có thể nhờ toàn cầu hoá về thông tin để cải thiện giáo dục, tạo ra một xă hội học hỏi (learning society), giúp dân trí phát triển nhanh hơn. Toàn cầu hoá giúp ta có nhăn quan mới, tư tưởng mới, không khư khư buộc lấy ḿnh vào trong, không c̣n tư tưởng “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
    Toàn cầu hoá đem đến một luồng gió mới trong quản trị với sự minh bạch, trong suốt, có kế hoạch, có bài bản, trong pháp luật với sự minh bạch, không tṛng tréo, trong giáo dục với sự đào tạo các ngành nghề dịch vụ và nếu giúp người Việt trong nước bớt quan liêu, bớt tham nhũng, bớt thói ṿi vĩnh, th́ đó cũng là điều tốt thôi. Nếu toàn cầu hoá giúp người Việt bớt thói chỉ nói ba hoa mà không làm, bớt thói chỉ trích và chỉ gây chia rẽ, học vị th́ nhiều mà làm được việc th́ ít, bớt thói "anamit" th́ đó cũng là điều tốt thôi. Toàn cầu hoá đưa đến cạnh tranh và như vậy, các xí nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, kéo theo thất nghiệp; như vậy đặt ra vấn đề tu nghiệp, đào tạo, chuyển nghề, tóm lại học hỏi liên tục để tự ḿnh t́m được công việc khác .
    Với toàn cầu hoá, các hôn nhân xuyên biên giới, xuyên quốc gia trở nên thường xuyên hơn. Gia đ́nh Việt Nam ở Mỹ hay Canada có con cái có chồng hay vợ người bản xứ là rất thường. Với các hôn nhân toàn cầu hoá như trên, nhiều giá trị cổ truyền Đông phương cũng phai lạt đi: nhiều quan hệ vợ chồng trở nên b́nh đẳng, văn hoá trở nên cá nhân hơn, không c̣n các rắc rối trong quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, chị em dâu như trong các gia đ́nh truyền thống ngày xưa nhưng ngược lại th́ bớt tinh thần đoàn kết trong gia đ́nh so với ngày trước .

    - Tiêu cực v́ đem lại một sự đồng dạng văn hoá: văn hoá tiêu thụ, văn hoá vật chất, văn hoá Mac (Mac Donald), văn hoá cá nhân, chú trọng bề ngoài mà không chú trọng bề sâu của tâm hồn. Bản sắc dân tộc bị xói ṃn, đe dọa với phim ảnh Tây phương tràn ngập . Các rạp ciné Pháp th́ 70% người khán giả xem phim Mỹ. Ngôn ngữ cũng đầy tiếng Anh. Internet cũng xài tiếng Anh. Bên Việt Nam th́ nhiều người khá giả cho con em đi học Anh ngữ ngay lúc mẫu giáo! Các tội ác xuyên biên giới như rửa bạc, kinh doanh phụ nữ, buôn bán ma túy, vũ khí cũng dễ tăng lên .

    6. Thế nào là 5 LESS cần tránh trong toàn cầu hoá?
    Ruthless: Hiện nay, hố cách biệt giàu/nghèo giữa các nước phát triển và các nước chậm tiến Phi châu qúa sâu đậm. Hố cách biệt người cùng một nước, nhiều người qúa giàu, nhiều kẻ qúa nghèo. Do đó cần có phát triển hài hoà sao cho các thành tựu phát triển kinh tế cũng phải được phân phối đồng đều.
    Rootless: Phát triển nhưng phải giữ căn tính, bản sắc văn hoá các dân tộc
    Jobless: Phát triển nhưng tạo công ăn việc làm, chứ không phải phát triển với các dự án không tạo thêm công việc. Điều này cũng hàm nghĩa giáo dục liên tục để đào tạo nhân công thích nghi với sự thay đổi mau lẹ của thị trường quốc tế .
    Futureless: phát triển nhưng phải lo bảo toàn môi trường v́ chính môi trường như đất, nước, rừng phải được sử dụng trong đường lối phát triển bền vững để cho các thế hệ sau này c̣n được hưởng dụng. Phải mong rằng thị trường không phải là tất cả và không thể để tiêu chuẩn lợi nhuận tối da trên tiền đầu tư mà phá hủy môi trường, lấn chiếm những ǵ cho các thế hệ mai sau, tóm lại phát triển với bộ mặt con người.
    Voiceless: phát triển nhưng trong sự trong sáng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng khiến người dân nào cũng có thể nói mà không sợ bị bắt bớ, giam cầm.
    7. Kết luận
    Nền kinh tế trong những thế kỷ đến là đổi trao chứ không phải khai thác và lấn chiếm và sự đổi trao đó đ̣i hỏi một tinh thần liên đới và trách nhiệm:
    - Liên đới giữa các nước giàu/nghèo, giữa các nước mở mang/các nước kém mở mang với mục đích là để vực dậy các nước nghèo, thoát khỏi cùng cực triền miên. Thế giới có 6 tỷ người mà gần 50% chỉ sinh sống với lợi tức dưới 2 đô la mỗi ngày. Sự phát triển kinh tế phải có tính cách bền vững, không phát triển trên nợ nần của các thế hệ tương lai
    - Trách nhiệm v́ toàn cầu hoá có thể giúp các mặt tiêu cực xă hội lan nhanh hơn, các tổ chức mafia in bạc giả, rữa tiền, buôn ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em tội ác, khủng bố do đó mọi xứ có trách nhiệm hợp tác để ngăn ngừa tội phạm, ngăn ngừa TRƯỚC KHI tội phạm xảy ra. Một nền kinh tế cạnh tranh theo kiểu thị trường cần có những thể chế, quy tác, luật pháp.
    Chúng ta sống trên con thuyền, thuyền ch́m th́ cộng đồng nhân loại cũng ch́m luôn. Con người như vậy phải tập sống bao dung, bao dung với tôn trọng sự khác biệt văn hoá, màu da, tín ngưỡng nhưng trong một khung cảnh luật pháp ở đó quyền ăn nói, quyền làm người phải được tôn trọng. Quyền hành dù là chính trị, văn hoá, truyền thông, tín ngưỡng phải đi đôi với trách nhiệm. Con người gồm thân và tâm. Của cải vật chất dĩ nhiên là quan trọng nhưng c̣n có các giá trị tâm linh không thể mua hay đo bằng tiền bạc. Các đền đài, các di tích lịch sử, các cảnh quan chứa các giá trị phổ quát không thể đo bằng tiền. Một khu rừng, một ḍng sông có giá trị thẩm mỹ, huyền bí, mơ mộng, t́nh yêu, thần thoại, tâm linh, lăng mạn chứ không thể xem như là các vật đổi chác.
    Mai sau dù có bao giờ
    Đốt ḷ hương ấy, so tơ phím này
    Nhiều vật vô tri như cỏ cây, như rừng núi, như lăng miếu, đền đài có linh hồn như thơ của Lamartine (Objets inanimés, avez-vous donc une âme ? ..). Các giá trị văn hoá phức tạp hơn là các giá trị tài chính. Không thể xem cái ǵ cũng là mặt hàng đổi chác buôn bán được. Như vậy, vấn đề có tính cách đa chiều nhưng con người ngày nay lại thiếu khả năng suy tư một cách đa chiều; khủng hoảng càng phát triển th́ sự suy tư về khủng hoảng lại càng bị bỏ đàng sau. Vấn đề toàn cầu với muôn mặt, muôn vẻ, dính liền nhau, tương tác với nhau, đa chiều cho nên tiếp cận vấn đề không thể theo chủ nghĩa rút gọn (réductionnisme) chỉ dựa vào một loạt yếu tố duy nhất làm vấn đề vốn đa chiều lại bị chia năm xẻ bảy.
    Bài quá dài, phái cắt bớt

  4. #644
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Du lịch hay di dân trá hình?
    http://catbuicarolineth.blogspot.com...-tra-hinh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/07...-tra-hinh.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    dimanche 10 décembre 2017
    Du lịch hay di dân trá hình?

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cám ơn quý anh chị đã post bài và đọc lại bài nơi trang Blog này.
    Hy vọng tiếng việt ngày hôm nay còn được lưu truyền đến đời con cháu chúng ta.
    Caroline Thanh Hương

    Du khách “Ba tàu” hay là "Bầy Ong vỡ tổ " ? _Đoàn Hưng.

    CHUYỆN ĐÓ ĐÂY

    Chợ đêm Đà Lạt: Khi những người du lịch TC đến đâu th́ nơi đó trở thành " Bầy Ong vỡ tổ " vô cùng kinh sợ cho người địa phương và du khách khác.
    Một tối cuối tháng 11/2017, một nhóm du khách gốc Việt từ Mỹ về thăm Đà Lạt, để t́m lại h́nh ảnh một “Đà Lạt mộng mơ” ngày nào. Địa điểm họ được người địa phương đề nghị nên đi thăm là chợ đêm Đà Lạt, v́ ở trung tâm thành phố, và “đặc trưng cho Đà Lạt”.
    Nhưng khi đến nơi, nỗi thất vọng tràn ngập cho nhóm du khách này.
    Chợ đêm Đà Lạt là một đám đông du khách hỗn tạp, ồn ào, bát nháo. Hàng quán cũng bày san sát theo kiểu chợ trời. Những người bán hàng chào mời chụp giựt, căi nhau dành khách cũng theo kiểu chợ trời. Lại c̣n xảy ra cảnh đánh nhau giữa một tên côn đồ “bảo kê khu chợ” và một người bán hàng nữa. Chợ đêm Đà Lạt làm người về từ phương xa liên tưởng đến những khu chợ trời đặc trưng ở Sài G̣n, Hà Nội, chứ không phải là không khí của một thành phố núi du lịch.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tiếc thay, điều đó đă không xảy ra. Bởi v́ ngành du lịch Việt Nam đang được lănh đạo bởi những người kém văn hóa, thiếu tầm nh́n. Và chợ đêm Đà Lạt chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho sự xuống cấp đáng buồn của ngành du lịch Việt Nam ngày nay.


    Hàng chục ngàn du khách Trung Cộng vào Quảng Ninh mỗi ngày, hầu hết đi “tour 0 đồng”


    Mỗi ngày có cả chục ngàn du khách từ Trung Cộng đổ vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng các công ty du lịch và khách sạn trong tỉnh này “không vui”.
    Báo Thanh Niên hôm Thứ Sáu giải thích rằng phần lớn khách Trung Cộng đi du lịch theo “tour 0 đồng”, khiến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh bị thất thu.
    Theo thống kê của lực lượng biên pḥng cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có khoảng 10,000 lượt khách nhập cảnh và xuất cảnh. Nhưng số du khách Trung Cộng tăng đột biến trong những ngày vừa qua được cho là do giá tour du lịch 4 ngày 3 đêm đă xuống tới “0 đồng”.

    https://i.postimg.cc/pXpwsGTS/Du-Khach-Tau-4.jpg
    Các công ty lữ hành Trung Cộng nhận đưa du khách đến thành phố Hạ Long miễn phí, sau đó bán lại cho các công ty lữ hành tại Việt Nam. Để tạo thu nhập, các công ty này tổ chức những chuyến đi tới cửa hàng bán mọi thứ với giá cao chỉ dành riêng cho giới du khách “0 đồng”. Mặt khác, các công ty lữ hành sẵn sàng ép giá các khách sạn địa phương.
    Bà Nguyễn Thị Lan An, chủ khách sạn 3 sao Ha Long Bayside ở phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, nói với tờ Thanh Niên rằng khách Trung Cộng chỉ ở trong khoảng thời gian ngắn, từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau.
    Giá pḥng tại khách sạn của bà bị công ty lữ hành ép xuống thấp, chỉ c̣n khoảng 300,000 đồng, tương đương 13 Mỹ kim một đêm.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://i.postimg.cc/J0g2w8n2/Du-Khach-Tau-5.jpg

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://i.postimg.cc/MKML7n32/Du-Khach-Tau-6.jpg
    Vào một buổi sáng, anh Việt kiều xếp hàng chờ lấy thức ăn theo dạng buffet (all you can eat) ở nhà hàng trong khách sạn. Bất th́nh ĺnh, một phụ nữ sồn sồn người TC cắt ngang ḍng người sắp hàng, chen đứng vào phía trước anh. Bực ḿnh, anh lên tiếng:
    “Excuse me!”. Người khách TC giả đ̣ không nghe. Anh lên tiếng một lần nữa, th́ bà này quay lại, nói một tràng tiếng Hoa thật lớn, rồi thản nhiên tiếp tục đi đến để lấy thức ăn trước. Rơ ràng là bà ta không hiểu tiếng Anh, nhưng vẻ mặt th́ câng câng thấy rơ. Nghĩ rằng không đáng để gây sự, anh bỏ qua và trở về bàn ăn của ḿnh.


    Một người địa phương nói với anh rằng cách xử sự của du khách TC ở Nha Trang vừa bất lịch sự, kém văn hóa, vừa thể hiện tính cách trịch thượng, “bắt nạt” đối với người dân Việt Nam. Điều này có phần đúng. Bởi v́ du khách TC ở các nước văn minh Âu Mỹ th́ có thể kém văn hóa, nhưng không xấc sượt đến như vậy.
    Trên con đường Trần Phú, có nhiều cửa hàng chỉ ghi chữ Hoa và chữ Nga. Mấy năm gần đây, du khách TC tăng lên, th́ du khách Nga có ít đi. C̣n du khách từ Âu Mỹ th́ rất hiếm. Vẫn theo người địa phương nói trên, lư do là du khách ngoại quốc đến Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ c̣n người Nga và TC, có lẽ du khách Âu Mỹ không thích phải chung đụng với những du khách kém văn hóa như TC.
    Người TC c̣n có kế hoạch xa hơn, khi muốn quản lư trọn gói cho các đoàn du khách TC tại Nha Trang. Họ ngầm mua khách sạn, nhà hàng ở Nha Trang. Họ sử dụng cả hướng dẫn viên người TC nữa.

    https://i.postimg.cc/5N4BJTvP/Du-Khach-Tau-8.jpg

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đoàn Hưng
    Xin gửi một lời chào vĩnh biệt đến Việt Nam: Quê hương đă mất _Nguyễn Lương Tuyền.

    CHÍNH TRỊ-KINH TẾ


    Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt là lịch sử của những thành công, chiến thắng của Tổ tiên trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm để tồn tại, giữ vững đất nước. Có lần bị ngoại bang đô hộ trong hơn 1000 năm nhưng dân Việt, tuy bị ảnh hưởng về văn hóa rất nặng nề của hàng ngàn năm bị ngoại bang đô hộ, vẫn bảo tồn được độc lập, tự chủ. Những kẻ phản quốc ''cơng rắn cắn gà nhà'' như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... bị nguyền rủa muôn đời, ''lưu xú vạn niên''
    Thể chế điên loạn Cộng Sản Mác Xít- Lêninit đă tàn phá thế giới kể cả Việt Nam. Trong chiến tranh ''gọi là chống Pháp dành độc lập nhưng thực tế là chiến tranh để bành trướng Chủ Nghĩa CS'', Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, đă dựa vào Khối CS Quốc tế, nhất là Trung Hoa Cộng Sản.
    Chắc chắn Hồ Chí Minh và Đảng CSVN cũng nh́n ra cái nguy mất quê hương về tay người Trung Hoa Cộng Sản, nhưng đối với người CSVN là những người tin tưởng vào một thế giới Cộng Sản đại đồng, không biên giới quốc gia, nghĩa vụ quốc tế quan trọng hơn số phận của quê hương rất nhiều.
    CSVN nguyện làm những tên lính xung kích trong tiến tŕnh nhuộm đỏ cả thế giới, trong đó có VN. Cuộc chiến gọi là ''chống Pháp, dành lại độc lập cho quê hương'' chỉ thuần là một cuộc chiến tranh diệt chủng (từ 2 tới 5 triệu người Việt bị chết), giết chết nền văn hóa cổ truyền của dân Việt để thay vào đó là một nền văn hóa Cộng Sản, một nền văn hóa đi ngược lại văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt. Văn Hóa Mác Xít được áp đặt lên người dân Việt bằng bạo lực, bằng dối trá, bằng máu lửa, bằng giết chóc hàng trăm ngàn, hàng triệu người Việt vô tội từ Nam chí Bắc từ những năm 1930 tới tận bây giờ...

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Một cuốn Bạch Thư tố cáo Trung Cộng ''đă chơi xấu'' VNCS kể từ thập niên 50 tới măi tận những năm 1980. Thậm chí trong Hiến Pháp của VNCS, ban hành vào tháng 12/1980, có ghi rơ: TC là kẻ thù của của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. TC cũng vận dụng tất cả các phương tiện truyền thông để ''nạt sát không tiếc lời người em bất nghĩa, phản bội'' Các cơ quan truyền thông của TC trong đó có tờ báo Hoàn Cầu Thời Báo, lớn tiếng đe dọa CSVN là TC sẵn sàng ''dậy cho VN'' một bài học nữa.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nguyễn Văn Linh là người cầm đầu Đảng CSVN vào thời điểm đó (Tổng Bí Thư) đă có câu phát biểu nổi tiếng như sau: ''đi với Mỹ th́ mất Đảng c̣n đi với Trung Quốc th́ mất nước. Nhưng thà mất nước c̣n hơn là mất Đảng"
    Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào các ngày 3,4 tháng 9 năm 1990 đă được CSVN kư kết với TC. (Thành Đô là Thủ phủ của Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Hoa, một tỉnh có vị trí ở miền giữa nước Tầu như h́nh dưới đây) sau nhiều cuộc thương thảo giữa CSVN và TC. Dĩ nhiên trong các cuộc điều đ́nh, VNCS luôn luôn ở thế yếu.
    https://i.postimg.cc/15dfdjKV/TuXuyen.png
    Tỉnh Tứ Xuyên và Thủ phủ Thành Đô (nguồn Internet)
    Phía VNCS có Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư); Đỗ Mười là CT Hội Đồng Bộ Trưởng tức Thủ Tướng; Phạm Văn Đồng, Cố Vấn
    Phía Trung Cộng được đại diện bởi Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lư Bằng.
    Thỏa Ước Thành Đô được TC, Cộng Sản Việt Nam dấu kín nội dung. Nhưng từ năm 1990 tới nay, các ṛ rỉ tiết lộ theo thời gian, đă cho thấy phần nào nội dung của Mật Ước Thành Đô, mà điểm chánh là: Cộng Sản Việt Nam đă dâng hiến nước Việt cho Trung Hoa Cộng Sản theo từng giai đoạn như sau:
    * Khoảng thời gian 30 năm, từ năm 1990 tới năm 2020, là khoảng thời gian Cộng Sản Việt Nam ''thu xếp nội bộ(!)'', giải quyết những tranh chấp, bất đồng trong nội bộ Việt Nam.
    * Khoảng thời gian 20 năm từ 2020 cho đến 2040 là thời gian Việt Nam VN trở thành Đặc Khu Tự Trị trong Đại Gia Đ́nh Các Dân Tộc Trung Hoa.
    * Khoảng thời gian từ năm 2040 cho đến năm 2060, la thời gian Việt Nam chính thức trở thành 1 phần của nước Đại Hán. Tên nước Việt Nam sẽ hoàn toàn không c̣n hiện hữu trên bản đồ thế giới.


    Hội Nghị Thành Đô năm 1990 Chiến lược chậm mà chắc của TC trong việc sáp nhập VN vào nước Đại Hán

    Trong quá khứ, Trung Hoa đă nhiều lần muốn chiếm trọn nước Việt bằng các chiến lược cổ điển:
    - Dùng quân đội tiến chiếm VN là hành động đầu tiên.
    - Một khi đă chiếm được VN, người Tầu bắt đầu đặt các hệ thống cai trị bằng cách đặt các quan chức người Tầu. Lực lượng quân sự đóng tại VN sẵn sàng dẹp tan các cuộc nổi dậy của dân Việt.
    - Văn hóa Đại Hán sẽ được du nhập vào VN để đồng hóa dân Việt về phương diện văn hóa.

    Các cuộc xâm lăng, chiếm nước dưới các h́nh thức đó đều thất bại trước sức chống đối kiên cường của dân Việt.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    TC đang chiếm đoạt nền kinh tế của VNCS.

    * Về phương diện đầu tư vào VN của các công ty ngoại quốc: hơn 90% các công ty trúng thầu là các công ty đến từ Trung Hoa. Họ chỉ dùng nhân công Tầu đến từ Trung Hoa.
    * Hàng hóa của TC nhất là các hàng độc hại, các hàng hóa gây ra bệnh Ung Thư đang tràn ngập VN. Người ta không mấy ngạc nhiên khi thấy VN đang là nước có tỷ lệ bệnh Ung Thư cao nhất thế giới.

    Người Tầu đang tràn ngập VN, từ Biên giới phía Bắc tới Mũi Cà Mau.

    Người Tầu đă tràn ngập quê hương VN, từ Nam Chí Bắc Hàng ngàn người Tầu đă lập nghiệp ở Tây Nguyên, với lư do là khai thác Bauxít theo đúng hợp đồng mà nguyên Thủ Tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng đă kư với Trung Cộng. Các phố Tầu mọc lên như nấm, không kể những vùng được VNCS cho Tầu thuê dài hạn hàng trăm năm. Các tô giới Tầu đă hành xử như 1 quốc gia Tầu trong một nước Việt. Người Việt bị cấm lai văng đến các tô giới của Tầu như Tô giới ở Vũng Áng, Hà Tĩnh; tô giới Tầu ở Đà Nẵng...

    Tô giới Tầu ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. (nguồn Internet)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://i.postimg.cc/654985dT/Du-Khach-Tau-9.jpg
    Tầu ồ ạt kéo vào VN qua cửa khẩu Mong Cái. Du khách hay di dân đây? (nguồn Internet)
    Trung Cộng đang vây chặt Việt Nam

    Về phương diện chiến lược, TC đang vây chặt Việt Nam:

    * Phía Bắc là biên giới giữa 2 nước Việt-Trung. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, TC đă chiếm Ải Nam Quan, một phần của Thác Bản Giốc, miền núi Lăo Sơn và một giải đất của quê hương ở vùng biên giới. Ải Nam Quan được TC gán cho 1 cái tên mới là Hữu Nghị Quan.
    * Phía Đông la Biển Đông. Vùng biển của VN đă bị Hải Quân TC chiếm đóng, khóa chặt. Tầu đánh cá của VN bị cấm đoán, ngư dân bị Tầu giết hại. Biển Đông đang là nguồn tranh chấp, một ḷ thuốc súng giữa Tầu và Mỹ, các nước Đồng Minh.
    * Phía Tây đă hoàn toàn do TC kiểm soát kể từ khi VNCS cho TC vào khai thác Bauxít ở Tây Nguyên. Với các đập nước ở thượng nguồn của sông Cửu Long, nằm sâu trong nước Tầu, đă được TC dùng như một loại vơ khí lợi hại: vơ khí Nước. Lưu lượng nước của sông này bị TC kiểm soát dễ dàng như TC đă tạo ra hạn hán, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của Miền Nam nước Việt. Điều đó rất quan trọng cho sự sống c̣n của các nước ở hạ lưu của sông. Lưu lượng nước của sông Cửu Long xuống thấp khiến nước biển tràn ngập đồng bằng sông Cửu Long. Điều này ảnh hưởng rất rất nặng nề lên việc canh nông, trồng trọt ở Châu thổ Sông Cửu Long, vốn là 1 vựa lúa của Miền Nam, của thế giới.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Những âm mưu thâm độc để hủy diệt văn hóa dân tộc Việt với sự tiếp tay của bọn phản quốc: Cộng Sản Việt Nam.

    Để đồng hóa dân Việt, việc xóa bỏ Văn Hóa của giống Lạc Hồng là mối quan tâm đặc biệt của kẻ thù Đại Hán và của bọn phản quốc ''cơng rắn cắn ga nhà'' Cộng Sản Việt Nam.
    Ngay từ những năm 40's, Hồ Chí Minh đă:

    * Tiến hành các chiến dịch, chương tŕnh diệt chủng dân Việt bằng các chiến dịch đẫm máu như Công Cuộc Cải Cách Ruộng Đất... rập khuôn của công cuộc cải cách ở bên Tầu.
    * Thay đổi nền văn hóa của dân Việt bằng một nền văn hóa của CS. Một thứ văn hoa của ăn gian, nói dối, tàn bạo, mất hẳn nhân tính của con người; một thứ văn hóa của ''con tố cha, vợ tố chồng'', không c̣n luân thường đạo lư.

    Hiện nay, tiếng Tầu là 1 trong 4 ngoại ngữ chính, được giảng dậy cho trẻ em Việt Nam

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trở lại với Dự Án Cải Tổ Tiếng Việt của ông Bùi Hiền, được in thành sách dầy hơn 2000 trang.
    Trong Dự Án, Ông Bùi Hiền đề nghị:

    - Bỏ chữ Đ trong mẫu tự
    - Bổ xung thêm một số chữ cái có gốc Latinh như W, F, J, Z
    - Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có như sau: C= Ch, Tr; D= Đ; G= Gh; F= Ph; K=C,Q,K; G- Ng, Ngh; R=R; S=S; X=Kh; W= Th; W=Th; Z= d,gi,r.
    *
    Theo ông TS Bùi Hiền, chữ nghĩa mới chỉ cần học 1 ngày là thông suốt ngay.
    Nếu viết theo phương pháp của ông Bùi Hiền th́ tiếng Việt tương lai sẽ được viết như sau, xin mời bạn đọc xem:

    Tùy bạn đọc phê phán sau khi ''cố gắng'' đọc chữ Việt cải cách của Ông GS TS Bùi Hiền (nguồn Internet).
    Các phản hồi chống đối Dự Án Tiếng Việt Cải Cách ''nổ'' ra rầm rộ, từ mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở VN. Thấy phản ứng bất lợi, CSVN, qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đă ra thông cáo không chấp nhận Dự Án này của Ông TS Bùi Hiền.

    Dư luận chắc chắn rằng:

    * Nếu Dự Án đem ra áp dụng, toàn dân -trong một sớm một chiều- sẽ trở thành mù chữ hết, phải đi học lại.
    * Các tác phẩm văn chương khoa học... sáng tác từ khi có tiếng Việt, sẽ bị vất đi hết
    * Các văn thư, công văn của các cơ quan công quyền sẽ phải được viết lại theo tiếng Việt cải cách của ông TS Bùi Hiền

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thay lời kết.

    Trong suốt chiều dài hơn 4000 năm của lịch sử dân tộc, chưa bao giờ dân Việt lại phải đối diện với nỗi nguy mất nước, tuyệt chủng, như hiện nay. Trong tiến tŕnh mất quê hương vào tay ngoại bang, chưa bao giờ dân Việt lại phải đương đầu với nhiều Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... như t́nh thế hiện nay. Hàng ngàn, hàng vạn, vạn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... của thời đại này, những tên phản bội CSVN đang tiếp tay dâng hiến đất nước cho một kẻ thù truyền kiếp, vô cùng nham hiểm, độc ác.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Con chim, trước khi chết, hót lên những tiếng hót bi thương, ai oán. Người Việt, tại khắp mọi nơi trên thế giới, chỉ c̣n biết nuốt lệ đau thương khi nghĩ đến quê hương đă mất, nay đă ''ngàn trùng xa cách''.

    Tháng 12 năm 2017, Montréal,CANADA
    Publié par Caroline Thanh Huong à dimanche, décembre 10, 2017

  5. #645
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Thế hệ Millennial Baby Boomer X Y Z là ǵ?

    https://www.truyen-thong.org/the-he-...r-x-y-z-la-gi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...mer-x-y-z.html
    Bài quá dài, phải cắt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn

    Thế hệ Millennial Baby Boomer X Y Z là ǵ
    18/04/2019 NO COMMENTS

    Millennial Baby Boomber XYZ Generation là ǵ? Nh́n vào biến động của các lớp tuổi qua ḍng thời gian có thể hữu ích cho những suy gẫm về ngày mai. Đó là chủ đích của bài viết này.
    Có nhiều cách định nghĩa thế hệ, thế hệ theo biến cố lịch sử, qua các chuyển biến xă hội, qua các lớp tuổi hay theo thứ tự ḍng họ.
    Trong sinh học, thế hệ là thời gian từ khi người mẹ sanh con đầu ḷng cho đến khi con gái của bà ta sanh con lần thứ nhất. Theo thống kê ở Mỹ năm 2007 thời gian này là 25,2 năm, ở Anh quốc năm 2004 là 27,4 năm.

    Nghiên cứu về thế hệ tức là t́m các đặc tính riêng của một lớp tuổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử văn minh, xă hội, văn hóa, kinh tế, địa dư, tuy nhiên không phải v́ thế mà cá nhân trong thế hệ hoàn toàn đồng nhất. Cũng không có một giới hạn nhất định về thời điểm hay thời gian, mà thường có sự tṛng tréo giữa các thế hệ.

    William Strauss và Neil Hove trong quyển Generations (ISBN 0-688-11912-3, 1991) nghiên cứu về dân tộc Anglo-American trong ṿng 500 năm, đă căn cứ vào các biến chuyển xă hội, cho rằng các thế hệ vận chuyển theo từng chu kỳ mà ông gọi là saeculum. Mỗi saeculum dài 90 năm gồm có bốn thế hệ, mỗi thế hệ chừng 22 năm. Các thế hệ này chuyển ḿnh tùy theo các khúc quanh văn hóa xă hội (xin xem phụ bản ở cuối bài).
    Tại Canada, cũng trong năm 1991, Douglas Coupland xuất bản quyển Generation X, Tales For An Accelerated Culture, danh từ thế hệ X, rồi Y, Z được dùng để chỉ các thế hệ đến sau thế hệ baby-boomer.

    Trong thế kỷ XX, các nhà xă hội học đă phân chia và đặt tên cho các thế hệ, lần lượt như sau:

    Generation hay Greatest Generation (1901–1924) là thế hệ đă tham dự vào thế chiến thứ hai.
    Thế hệ im lặng (1925-1942) cũng gọi là Traditionalist, con đẻ của thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929.
    Thế hệ Baby Boomber (1943-1960), thời kỳ hậu chiến khi tỷ lệ sinh sản gia tăng, có nhiều biến chuyển xă hội, thế hệ này chối bỏ các giá trị cũ, tái định nghĩa lại giá trị xă hội cổ truyền.
    Thế hệ X (1961-1981) cũng gọi là thế hệ 13, hay là thế hệ Baby Busters, quyền lợi xă hội thiệt tḥi so với baby-boomers.
    Millennial là ǵ?
    Millennial là thế hệ Y (1982-2000) hay c̣n gọi Millenium, GeNext, là con của thế hệ Boomers
    Thế hệ Z (2000 – ?? ) New Silent, Gen I, Internet Gen. or Net Gen., Digital Natives, Gen Tech
    Thế hệ Alpha, A …

    Đối với người Việt Nam ở hải ngoại, tương đương với X là thế hệ một rưởi, trong nước tương đương với Y là thế hệ 8x và 9x.

    – Thế hệ Y ở Trung Hoa gọi là bát thập kỷ thế hệ hay Little Emperors, thế hệ Tàu này lạc quan về tương lai, tiêu thụ nhiều, có óc kinh doanh, muốn biến nước Tàu thành cường quốc. V́ chính sách hạn chế sinh sản mỗi gia đ́nh chỉ được phép có một con, người Trung Hoa chỉ giữ bào thai lại khi biết sẽ có con trai, gây ra t́nh trạng trai thừa gái thiếu khá trầm trọng; hiện có tới 40 triệu thanh niên Tầu không lấy được vợ.
    – Ở Đại Hàn thế hệ đặt tên theo các biến động chính trị, thế hệ dân chủ 1960 chống Lư Thừa Văn, thế hệ 1964 chống hoà ước với Nhật, thế hệ 1969 chống chế độ tổng thống 3 nhiệm kỳ.

    Ở Ấn độ có thế hệ độc lập 1947, thế hệ Indian boomers 1960, thế hệ Ge, thế hệ X phát triển kinh tế kỹ thuật.

    Hẳn không thể nào có một mẫu người cho mỗi lớp tuổi, các thế hệ mọi nơi mọi lúc cũng không hoàn toàn đồng đều, nhưng v́ truyền thông và giao dịch toàn cầu càng ngày càng mau chóng, ảnh hưởng hỗ tương các nơi trên địa cầu lan rộng, từ đó có nhiều điểm tương tự để so sánh..

    Ta có thể nh́n vào thế hệ Âu Mỹ để có một nhận định khái quát về các các thế hệ trong thời kỳ vừa qua.

    Thế hệ Traditionalists là thế hệ sanh trước khi thế chiến thứ hai kết thúc, hiện nay có vào khoảng 75 triệu người, chiếm một phần tư dân số Mỹ.
    Họ chịu ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929, thế chiến thứ hai 1939-1945, chế độ quân dịch và chiến tranh lạnh. Nhóm người này rất trung thành với thể chế xă hội, yêu nước, bảo thủ trong các dự tính, lịch sự, có tinh thần đạo đức, ít chú trọng vào kỹ thuật, coi trọng nghề nghiệp cao, có tinh thần trách nhiệm, chu toàn công việc trong sở. Tổng thống “Bush cha” là điển h́nh của thế hệ này.

    Thế hệ Baby-boomers là thế hệ sanh vào khoảng giữa 1946-1964, nhân số chừng 80 triệu người ở Mỹ.
    Sanh sau thế chiến thư hai, lúc tỷ lệ sanh sản lên cao, họ trưởng thành vào lúc kinh tế bắt đầu thịnh vượng, nhưng chịu ảnh hưởng cuộc chiến Việt Nam và chiến tranh lạnh, họ chống đối chiến tranh, đ̣i hỏi quyền lợi riêng, chịu ảnh hưởng cuộc cách mạng t́nh dục, hay ghiền ma túy, thích nhạc rock and roll, cư ngụ bên ngoài thành phố, hai vợ chồng đều đi làm, đời sống gia đ́nh thay đổi.
    Nhóm này muốn tạo dấu ấn của ḿnh trong xă hội, làm khác người, lạc quan, thiên về lư tưởng, có tinh thần phấn đấu cao, thành công ngoài đời, ly dị cao, ít chấp nhận thất bại, không yêu cầu giúp đỡ, dễ bị burn-out, thiên về vật chất, nợ nần nhiều. Bỡ ngỡ về giá trị trong xă hội, họ thường tự hỏi who am I?
    Điển h́nh cho thế hệ này là tổng thống Bill Clinton, Nicolas Sarkozy.

    Thế hệ X, sanh khoảng 1965-1980 nhân số 46 triệu ở Mỹ.

    Thế hệ Y, sanh trong thời kỳ 1980-2000, vào khoảng 76 triệu ở Mỹ. Trưởng thành trong giai đoạn phát triển kỹ thuật truyền thông, giầu nghèo cách biệt, ảnh hưởng của các sắc dân di trú. Có nhiều người nghiền ma túy, cần sa, gia nhập bọn côn đồ bạo hành.
    Họ nhận định các cơ chế xă hội theo cách nh́n riêng của ḿnh.
    Lớp tuổi này mệnh danh là thế hệ digital, hiếu biết cao về điện toán và tin vào internet, thông tin, máy tính 24 trên 24 giờ, chấp nhận dị biệt và mong người khác cũng chấp nhận quan điểm của ḿnh, quan tâm về môi trường, thích nhac MTV (Music TV).
    Giá trị học lực càng ngày càng cao, không quan tâm về việc làm, nhưng muốn đổi mới và tự ḿnh làm chủ.


    Thế hệ 7X, 8X và 9X ở Việt Nam là một khái niệm để chỉ những người sanh vào thập niên 1970, 1980 và 1990.
    Những tranh luận cuả người trong ba lớp tuổi này và qua những bài b́nh luận về giới trẻ có thể nh́n thấy đặc tính nếp sống của họ

    Thế hệ 7X, từ 30 đến 40 tuổi.
    Một bạn trẻ trong lớp tuổi 7X đă nói về thế hệ của ḿnh như sau.
    “Có người nói khoảng cách này (giữa thế hệ 7X và 8X) không đáng kể chỉ khoảng 10 năm thôi mà. Ở đây khoảng cách chúng ta không thể đo bằng con số mà chỉ có thể đo bằng suy nghĩ, cách nghĩ, cách hành động. Nhưng tại sao là 7X và 8X mà không phải 7X với 9X hay 7X với 6X. Điểm chung của hai thế hệ này là họ không chứng kiến chiến tranh, nhưng với ḿnh là cả một khoảng cách khó có thể lấp đầy được. Đối với thế hệ 7X của tụi ḿnh được sinh ra trong thời kỳ đất nước c̣n trong thời kỳ bao cấp. Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng bởi thời kỳ này nhưng tụi ḿnh cũng biết được cuộc sống nó như thế nào. Ḿnh không thể quên được cảnh ba ḿnh 4 giờ sáng đi xếp hàng mua gạo, cả nhà không dám ăn thịt để đổi mỡ về chế biến các món ăn khác. Ḿnh c̣n nhớ măi lúc ḿnh 8 tuổi, ba ḿnh giao ḿnh việc đi chợ. Nhà ḿnh lúc đó đang nuôi gà để cải thiện nên phải mua cá vụn về nấu thêm cho gà ăn. Thế là ḿnh chọn trong đám cá vụn đó có những con to lấy ra nấu cho nhà ăn. Sao bữa ăn lúc đó cực thế. Và để có thể sắm một chiếc xe đạp ḿnh phải chuẩn bị gần ba năm trời bằng cách mua từng phụ tùng về để dành. Hồi đó ḿnh t́m đủ mọi cách để có tiền như hàng sáng ḿnh lấy đá trong tủ lạnh mang qua nhà hàng xóm bán, nhà ḿnh có hai cây mận rất to, thế là ḿnh hái mận mang ra ngoài ngơ ngồi bán. Chính v́ chứng kiến cuộc sống thời kỳ đó mà ḿnh rất thương bố mẹ. Và cũng chính v́ lư do đó mà ḿnh ở lại thành phố Nha Trang này. Không phải bây giờ người ta mới đổ xô vào Saigon để t́m cơ hội vươn lên. Khi ra truờng có rất nhiều cơ hội để ḿnh phát triển nhưng chính lúc đó h́nh ảnh bố mẹ làm ḿnh nghĩ lại”.

    Thế hệ 8X là thế hệ những người từ 20 tới 30 tuổi ở Việt Nam, trưởng thành khi chiến tranh đă chấm dứt.
    Họ rất năng động, hoạt bát và là thế hệ tiếp thu văn hóa phương Tây một cách nhanh chóng, đầy triển vọng, thường nghĩ khác làm khác so với lớp tuổi trước. Và với một số người, họ cho đó là phong cách sống của họ. Họ yêu tự do không thích ràng buộc và thích khám phá. Các giá trị truyền thống bị mất đi và hầu như con người chỉ sống v́ cái tôi cá nhân đó.
    Một bài báo tháng 2-2010 vừa qua đă mô tả giới trẻ thế hệ 8X ở Việt Nam là một lớp tuổi có ba vật bất ly thân.
    Đó là dùng thẻ thanh toán ATM. Tiện lợi là thứ nhất song hơn cả, thẻ là những giao dịch trên mạng ngày càng thông dụng. Những đợt hàng giảm giá liên tục quảng cáo ầm ĩ trên internet luôn làm những người trẻ khó ngồi yên.
    Điện thoại di động: số liệu cho biết cả nước có trên 3 triệu thuê bao điện thoại di động mà trong số đó ít nhất phải có đến 50% là giới trẻ. Không phải để khoe máy như hồi điện thoại di động c̣n là đồ xa xỉ, điện thoại với 8X hôm nay có rất nhiều chức năng khác, nhiều nhất vẫn là nhu cầu giao lưu khi mà giới trẻ 8X luôn khao khát được độc lập, tự do không phụ thuộc vào gia đ́nh nữa. Chỉ cần một tin nhắn trên máy đủ để kéo những 8X lại gần nhau hơn.
    Ổ cứng di động USB: trong Ban Chấp hành Đoàn ai cũng có một cái USB lủng lẳng đeo ở cổ. Lúc lên văn pḥng copy tài liệu nọ, ảnh kia. Rồi muốn ra hàng net để gửi đi.
    Về tiêu cực, 8X ngại xung phong, ngại dẫn đầu mặc dầu có khả năng, hời hợt, thiên về thực dụng. Cách suy nghĩ ấy đă dẫn đến một thế hệ tương đối thụ động, ít phát triển, ít đóng góp ư kiến, tṛn trịa, như “hộp cá sốt cà”.

    Thế hệ 9X là thế hệ từ 10 đến 20 tuổi.
    Là nhóm lớn lên với sự phát triển kinh tế, thông tin điện tử mở ra thế giới bên ngoài (theo ước lượng hiện ở Việt Nam có tới 22 triệu người sử dụng internet). Họ được miêu tả là một thế hệ tiến bộ và nổi loạn, tự tin hơn thế hệ trước, theo đuổi những điều họ muốn có, dùng ngoại ngữ và đặc biệt là internet.
    Họ có chiều hướng từ chối phong tục truyền thống, giá trị của lớp tuổi đi trước, thích nghe nhạc ngoại quốc, ưa phong cách sống và phong tục của nước ngoài.
    Có lẽ đây là lớp tuổi bị chỉ trích nhiều, thế hệ 9X bị phê b́nh có một thành phần nông nổi nhất thời, lối sống buông thả, ăn chơi sành điệu, thích cà phê lùm, cà phê cḥi hay cà phê giường, thích nhuộm tóc, ph́ phà điếu thuốc …

    Thế hệ Z là thế hệ tương đương với thế hệ 0X (zeroX) ở Việt Nam, là bước chuyển của thiên niên kỷ, sanh sau năm 2000.
    Cũng gọi là thế hệ internet, hay là tân thế hệ trầm lặng (nouvelle génération silencieuse), để so sánh với thế hệ trầm lặng đầu thế kỷ 20. Nhân số đông đảo chiếm tới 18% dân số.
    Những người trẻ này không những chỉ tin vào Wikipedia, mà thích truy cập mạng, tin tưởng vào kỹ thuật, hoạt động của họ áp dụng theo internet, www, google …Kiếm việc làm không khó.
    Tuổi Z không có khiếu tranh luận bằng ngôn từ hay các loại phát biểu khác, họ thiếu kiên nhẫn, muốn có kết quả ngay.
    Thích sử dụng điện thoại di động và cảm thấy thiếu sót nếu không có iPod, iPad.
    Cá nhân chủ nghĩa, ít tinh thần gia đ́nh, thiếu thỏa hiệp, không tin vào giá trị chung của xă hội, thế hệ Z ít nghe lời người khác, không chú ư đến kẻ khác và có lẽ v́ thích sống với thế giới ảo, nên lớp tuổi Z không có khuynh hướng quá khích.
    Nhiều nhà xă hội dự đoán sau năm 2020 sẽ có thay đổi lớn trong cách làm việc, quan niệm về luân lư và giá trị. Khó biết được đặc tính văn hóa của lớp tuổi này.

    DÂN SỐ VIỆT NAM

    Khảo sát về dân số Việt Nam, một phần lớn chúng tôi dựa vào mô h́nh của US Bureau of Census, một cơ sở nghiên cứu về dân số tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp cohort component projection.

    Xin chú ư để tiện theo dơi theo thời gian, mầu sắc của mỗi khoảng cách 5 tuổi sẽ giữ nguyên trong những biểu đồ kế tiếp 10 năm sau.

    * Nh́n về phía sau: dân số Việt Nam năm 1990 và 2000

    Tháp tuổi dân số Việt Nam những năm 1990 và 2000 có h́nh mũi nhọn, lớp tuổi già không sống lâu như những năm về sau.
    Phái nam từ 35, 40 tuổi trở lên (nghĩa là lớp người mà tuổi thanh niên đă trải qua cuộc chiến dài 30 năm trước1975) rất ít so với phái nữ, do hậu quả giết chóc của chiến tranh.
    Tuổi sơ sinh trong năm 1990 tăng khá nhiều so với lớp tuổi lớn hơn. Điểm nổi bật khi so sánh tháp tuổi 1990 với tháp tuổi 2000 là số sanh bắt đầu giảm ở lớp trẻ nhỏ từ 0 tuổi tới 4 tuổi, con trai nhiều hơn con gái do hậu quả của t́nh trạng hạn chế sinh sản, mà phá thai là một yếu tố quan trọng tại Việt Nam, ước tính lên đến một triệu phá thai hàng năm (Truyền Thông số 18 Mùa Đông 2005), mặc dầu pháp lệnh dân số 2003 nghiêm cấm việc thăm ḍ giới tính của thai nhi..

    * Hôm nay: dân số Việt Nam năm 2010

    Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam kết quả cuôc tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước.
    Có vài yếu tố đáng ghi trong tháp tuổi này
    1- Chênh lệch giới tính đang tăng cao. Tỷ lệ nam nữ những người trên 65 tuổi là 33,5%, phái nữ nhiều hơn phái nam. Trái lại, tỷ số nam nữ khoảng 0-4 tuổi là 111% so với 106% năm 2005. Với đà tăng trưởng này, đă có dự đoán trong ṿng 15 đến 20 năm nữa, ở Việt Nam sẽ thiếu 4,3 triệu thanh nữ.
    Hiện nay tuổi kêt hôn của phái nam là 26,2 và phái nữ 22,8 tuổi.
    2- Lực lượng lao động tức là những người từ 15 đến 59 tuổi tăng thêm nhiều so với bảng phân bố dân số những năm trước, hiện nay khoảng 43,8 triệu, trên dưới 50% dân số, đạt đến cơ cấu dân số vàng, nghĩa là hai người trong độ tuổi lao động mới phải gánh một người phụ thuộc. Tuy nhiên thời kỳ này không dài, Ủy Ban Dân Số, Gia đ́nh dự đoán thời kỳ này sẽ chấm dứt năm 2015, trong khi bộ phận dân số của Liên Hiệp Quốc cho là thời kỳ dân số vàng ở Việt Nam sẽ kéo dài từ 2010 đến 2040.
    3- Lớp tuổi phụ thuộc là những người không tham dự vào công việc sản xuất, khoảng gần 44% đối với lớp người dưới 15 tuổi và 14% đối với người trên 65 tuổi.
    Từ các con số này, tính ra chỉ số lăo hóa, biểu thị bằng tỷ số người trên 60 tuổi so với người dưới 15 tuổi. Hiện nay chỉ số lăo hóa ở Việt Nam là 35,9%, Singapour 85% và Thái Lan 52%.
    4- Tuổi học phổ thông từ 5 đến 19 tuổi khoảng 29 triệu, chiếm 28,7%, trong số này phái nữ đi học nhiều hơn phái nam 51,09%.

    * Nh́n về phía trước : dự báo dân số

    Cơ cấu dân số Việt Nam sẽ thay đổi mau chóng. Thống kê dự đoán đến năm 2020 dân số sẽ là 99 triệu và năm 2030 là 104 triệu.
    Lớp tuổi nhỏ giảm, tuổi lao động tăng, tuổi già trên 60 tăng, biểu đồ phân bố dân số không có h́nh tháp mà giống h́nh cái chum (cái lu)..

    Sinh xuất càng ngày càng giảm, nhóm tuổi 0-4 giảm rơ rệt.

    Theo Vũ Quang Việt, dự phóng dân số ở tuổi tiểu học sẽ giảm xuống 6,5 triệu vào năm 2020 và 6,3 triệu vào năm 2030.
    cấp trung học sĩ số giảm mạnh xuống c̣n 10,4 triệu vào năm 2015, tức là ít hơn 2 triệu.
    Dân số ở độ tuổi đại học có thể giảm đi 10% vào năm 2015, 20% vào năm 2020, và 24% vào năm 2030, nhưng nếu số sinh viên đại học không tăng thêm (năm 2006 là 20,5%), th́ tỷ lệ đi học đại học vẫn tăng.
    Sự giảm dân số trong lớp tuổi đi học có thể đem lại kết quả thuận tiện cho việc nâng cao nền giáo dục, tuy nhiên đầu tư cho giáo dục tại Việt Nam vẫn c̣n thấp, 2,1% lợi tức quốc gia, so với tỷ lệ toàn thế giới là 5,4%.
    Lực lượng lao động 15-59 tuổi tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối, có thể lên đến 65% dân số. Tuy nhiên không phải mọi người trong tuổi lao động đều tham gia hoạt động kinh tế, và người đến tuổi nghỉ hưu vẫn c̣n làm việc.
    Trong khi lớp tuổi phụ thuộc trẻ 0-14 giảm th́ lớp tuổi phụ thuộc già trên 60 tăng. Tốc độ lăo hóa nhanh hơn tốc độ tăng dân số trong tuổi lao động, đạt tới 11,24 % năm 2020.
    Liên Hiệp Quốc quy định rằng một dân số có 10% người cao tuổi là một dân số già. Các vấn đề sức khoẻ, tâm lư, xă hội sẽ đặt ra một cách nghiêm trọng. Theo Nguyễn Đ́nh Cừ, trong số người cao tuổi chỉ có khoảng 16-17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy c̣n trên 70% sống bằng cách khác, tiếp tục lao động hay nhận hỗ trợ của con cháu và gia đ́nh.
    Sự thay đổi về cơ cấu dân số vừa là một thuận lợi vừa gây ra áp lực trong công tác giải quyết việc làm đối với lớp tuổi lao động, bảo đảm an sinh xă hội cho lớp tuổi học sinh và lớp tuổi phụ thuộc, trẻ em và người già, và là một thách đố đối với việc đầu tư vào giáo dục.
    Ngày mai sẽ ra sao? Đó là một câu hỏi cho những ai c̣n muốn nhận quê hương là Việt Nam.
    Tác giả: Phạm Hữu Trác T7-2010

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #646
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    PENTAGON PAPERS
    http://catbuicarolineth.blogspot.com...u-vang-ma.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...arolineth.html

    PENTAGON PAPERS:
    SAU 40 NĂM, HỒ SƠ MẬT VỀ VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN MỚI ĐƯỢC GIẢI TỎA

    [img] https://i.postimg.cc/652QCQLD/image011.jpg [/img]

    http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ * * *
    All files in the "Title" column are in PDF format.
    Due to the large file sizes, we recommend that you save them
    rather than try to open them directly.

    Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông th́ ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nh́n ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đă bán đứng Việt Nam Cộng Ḥa và Đài Loan để đổi lấy sự làm ḥa và giao thương với Trung Cộng.


    Tài liệu này tung ra làm cho hồi kư của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không c̣n giá trị v́ nhiều điều trong hồi kư của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi kư của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

    Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đă công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đă theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường th́ khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.



    Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Ḥa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngơ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng v́ không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa th́ Hà Nội có lẽ đă đầu hàng, nhưng v́ đă thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một h́nh thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay!


    Cũng v́ chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi th́ Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.
    Tại sao Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có ḷng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đă vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có c̣n tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đă có trước đây?


    Thật ra Hoa Kỳ ở trong t́nh thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa v́ trước đây những chi tiết này đă ṛ rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đă đoán biết th́ hệ quả của nó c̣n tai hại hơn cả việc tiết lộ.
    Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đă tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.


    August 6, 2007: Daniel Ellsberg, who released the Pentagon Papers in 1971,
    participating in a die-in against nuclear weapons in front of the LLNL West Gate.

    Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích t́nh báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích t́nh h́nh cho Quân Đội Hoa Kỳ và Douglas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho t́nh báo Hoa Kỳ.

    Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uư, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích t́nh h́nh quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Pḥng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964.
    Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đă giải mă, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích t́nh h́nh Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Pḥng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Pḥng.



    Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết tŕnh cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đă có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và ṛ rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu ṛ rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lư văn pḥng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

    Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hăn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hăy cách chức ngay những tên đầu năo.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Pḥng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần.
    Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Pḥng được ṛ rỉ tới họ v́ đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.



    Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp ḿnh cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật T́nh Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh băi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết tŕnh nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

    Daniel Ellsberg và Anthony Russo đă tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg c̣n sống và c̣n đi thuyết tŕnh những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ th́ một h́nh thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ th́ phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ th́ đừng có than trời trách đất.


    Richard Nixon - Henry Kissinger
    Lời Kết:
    Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ th́ thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ th́ phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân ḿnh th́ có ngày v́ quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay th́ đau ḷng vô cùng.
    Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đă có một thỏa thuận ngầm ǵ ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Pḥng của Trung Cộng là Tŕ Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hăy chia đôi Thái B́nh Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước th́ mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề.

  7. #647
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    MỘT BÀI PHÂN TÍCH từ một cây bút HÀ NỘI

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...ut-ha-noi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...arolineth.html

    lundi 5 août 2013
    MỘT BÀI PHÂN TÍCH từ một cây bút HÀ NỘI

    Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta

    Mỗi khi gặp chuyện ǵ khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai.
    Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và v́ say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
    Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ.
    Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mă Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á ḥa b́nh và trung lập.
    Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mă Lai đặt ṿng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mă đă hy sinh v́ chống …Mă Cộng. Thêm vào đó, ông c̣n xin lỗi các lănh đạo Mă Lai v́ trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mă Cộng v́ “hiểu sai t́nh h́nh” (flawed understanding of the situation).
    Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài ṿng pháp luật. Lănh đạo Việt Nam chỉ muốn kư kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
    Đồng thời cách nửa ṿng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực b́nh thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đă hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)

    Như chúng ta đă biết, tất cả đều vô ích.

    Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hăn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “ḷng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu B́nh, cũng lịch sự gác lại chuyện b́nh thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.

    Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm.

    Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xă hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe ḅ, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.

    Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ v́ hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ.
    Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới ḥng được chúng ta ch́a tay cho mà bắt.
    Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi.

    Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mă cộng, Thái cộng không thể khôi phục được ḷng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện.

    Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á v́ họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
    Ta học được điều ǵ nếu chúng ta thực sự muốn học?

    Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.

    Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.

    Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của ḿnh trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đă phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến t́m kiếm, ḅn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật.

    Đức, Ư, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép?
    So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… th́ Đức, Ư, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai v́ không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ ḥng mong thế giới chia cho ḿnh cái phần ḿnh đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy ḿnh chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng ḿnh đáng được hưởng.

    Trung Quốc chẳng học được điều ǵ cả.

    Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh ṿng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải tŕnh năng lượng đó.

    Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức.

    Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org/wiki/Imperia...f_World_War_II) và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới.
    Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ.

    Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thực ra Sô Viết sa lầy v́ phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết.

    Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu th́ Trung Quốc không dăy mà chết?

    Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.

    Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một c̣n với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 c̣n hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận.

    Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.

    Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ.

    Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ.

    Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc pḥng đă nói:
    “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.”
    Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đ̣i “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác c̣n chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đă soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét.
    Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai.
    Cái này rơ ràng tŕnh độ ông đại tá có vấn đề.


    Th́ tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.

    Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông.

    Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy.
    Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm t́m hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế.
    Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những tṛ bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Pḥng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam.
    Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ v́ nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thực hiện giữa 2 nước.
    Hăy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đă nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”?

    Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó. Hăy đặt ḿnh vào năo trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong t́nh huống khẩn thiết nhất.

    Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được th́ Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được.
    Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu.

    Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận B́nh lănh đạo cũng chẳng khác ǵ một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lănh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa.

    Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đă lỡ nói toạc ra rồi th́ Mỹ không c̣n lư do ǵ lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của t́nh cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ư.

    Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ư không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông th́ từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đă bỏ Nam Việt Nam năm 1975.
    Lịch sử cho thấy mất Sài G̣n không kéo theo mất Mă Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán th́ mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân.
    Mỹ chỉ cần bảo vệ Mă Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.
    Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lănh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lănh hội được ǵ cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn.
    Củ năn cũng ngon ra phết.
    Phải ăn năn đă th́ không sợ thiếu lúa.
    Metamorph
    Hà Nội.
    Publié par Carolfan à lundi, août 05, 2013
    PS. Mục tiêu tối hậu của bè lũ: “Đánh cho LX, TQ”

  8. #648
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nguyễn Thị Di Tản

    http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...en-thi-di.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...atdoisong.html

    SATURDAY, AUGUST 15, 2015
    Chuyện Một Người Mang Tên Nguyễn Thị Di Tản


    Tên tôi là Nguyễn thị Di Tản. Cái họ Nguyễn của tôi đă chứng tỏ tôi là người Việt Nam chính hiệu con nai vàng. Song có điều tôi là đứa bé Việt Nam chào đời ở một miền đất lạ xa – đảo Guam – một nơi chốn thật lạ lẫm với quê hương tôi. Theo lời mẹ tôi kể tôi chào đời vào những tháng ngày buồn thảm nhất của miền Nam Việt Nam. Tôi đă nằm trong bụng mẹ, theo mẹ trên con đường di tản của dân tộc tôi.

    Tôi đă là một chứng nhân của lịch sử. Tiếng khóc chào đời của tôi ở một quần đảo nơi quê người đă giúp mẹ tôi nhiều can đảm vượt qua những thử thách, gian truân của cuộc đời. Tôi đă là Nguyễn Thị Di Tản từ ngày ấy. Thế mà đă hơn một phần tư thế kỷ kể từ 30 tháng 4 năm ấy. Thế mà đă 35 năm qua…

    Đă 35 năm qua. Tôi đă lớn. Đă trưởng thành nơi miền đất tạm dung của một tỉnh lỵ miền Tây Canada. Thành phố Winnipeg buồn hắt hiu như tâm sự “Người di tản buồn” của mẹ. Mẹ rất yêu bản nhạc “Người di tản buồn” của Nam Lộc. Ngày c̣n bé, bằng bài hát ấy mẹ đă ru tôi ngủ. Riết rồi tôi quen với từng lời ca tiếng nhạc. Mẹ bảo đêm nào không nghe bài hát ấy tôi không ngủ. Đến lúc tôi bập bẹ biết nói mẹ dạy tôi hát. Tôi vừa quấn quít bên mẹ vừa đỏ đẻ hát:

    Chiều nay có một người đôi mắt buồn
    Nh́n xa xăm về quê hương rất xa
    Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
    Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nḥa
    Bạn ơi đó là người di tản buồn
    Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau.
    Rồi đêm đêm hằn lên đôi mắt sâu
    Thời gian đâu c̣n những phút nhiệm mầu
    Cho tôi xin lại một ngày, ở nơi nơi thành phố cũ
    Cho tôi xin lại một đời, một đời sống với quê hương
    Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vươn dài bóng mát
    Cho tôi yêu lại từ đầu, bên người yêu dấu ngày xưa

    Chiều nay có một người di tản buồn
    Nh́n quê hương c̣n ai, hay mất ai ?
    C̣n bao nhiêu thằng xông pha chiến khu ?
    Và bao nhiêu nằm trong những lao tù ?
    Ở đây có những chiều mưa rất nhiều !
    Nhiều hơn khi hành quân trong tháng mưa
    Buồn hơn khi rừng khuya vang tiếng bom
    Ngày vui ơi giờ đâu nước không c̣n
    Cho tôi xin lại một lần, ở nơi tôi dừng quân cũ
    Cho tôi xin lại b́a rừng, nơi từng chiến đấu bên nhau
    Cho tôi xin một lời chào, chào bao nhiêungười đă khuất
    Cho tôi xin một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi !



    Tôi hát như sáo. Mẹ hát sao tôi hát theo vậy. Mẹ bằng ḷng lắm. Dần dà tôi có thể hát được cả bài. Bạn bè của mẹ đến nhà chơi mẹ, đem con sáo của mẹ ra khoe. Mẹ bắt tôi hát. Mỗi lần hát xong các bác các cô, bạn của mẹ ai cũng đều rươm rướm nước mắt. Có lần tôi thỏ thẻ hỏi mẹ “Sao con hát hay mà mẹ với các bác lại khóc”.

    Mẹ ôm tôi vào ḷng và nói “Bao giờ con lớn con sẽ hiểu tại sao”. Cái trí óc non nớt ngày ấy của tôi mơ hồ cảm nhận có một điều ǵ khác thường ở mẹ, một cái ǵ mất mát lớn lao trong đời mẹ. Những lúc rảnh rỗi, sau giờ cơm chiều mẹ dạy tôi nói, tôi đọc:

    -Con là người ǵ ?
    -Dạ thưa con là người Việt nam
    -Con tên ǵ ?
    -Con tên là Di Tản
    -Con có yêu nước Việt Nam không ?
    -Con yêu Việt Nam lắm !


    Tôi đă thuộc nằm ḷng những câu mẹ dạy. Tôi đă quen thuộc với cái tên Di Tản. Tôi thấy tên tôi nó ngồ ngộ, dễ thương làm sao. Đến lúc tôi lên năm, mẹ dắt tôi đến một ngôi trường tiểu học ở gần nhà để ghi tên đi học. Từ ngày c̣n bé tôi chỉ loanh quanh ở cái apartment mẹ ở mà thôi. Chung cư nầy đa số là người Việt nam. Lần đầu tiên đến trường, một khung cảnh mới, người mới. Các học sinh cùng lớp với tôi hoàn toàn là những khuôn mặt lạ xa.

    Cô giáo cũng thế. Không giống mẹ. Không giống các bác, các cô đến chơi nhà mẹ. Lúc mẹ chào cô giáo ra về. Tôi ở lại trường với tâm trạng thật lạc lơng, bơ vơ. Tôi muốn khóc. Tôi muốn theo mẹ ra về làm sao. Tôi ngồi cô đơn một góc lớp. Cô giáo rất trẻ, đến bên tôi nhỏ nhẹ hỏi

    – “What is your name ?”.
    Tôi cúi mặt, bặm môi chừng như rướm máu, lí nhí đáp bằng cái giọng Việt Nam đặc sệt “Dạ .. Di Tản”. Cô giáo chừng như không hiểu, cô xem lại quyển sổ và hỏi lại tôi “your name is Đaithen”. Tôi lắc đầu và lập lại “Di Tản”. Cả lớp rộ lên cười. Tôi bật khóc. Tôi khóc ngon lành như bị ai ức hiếp.

    Sau buổi học, mẹ đến đón tôi về. Trên suốt quăng đường từ trường về nhà Tôi lặng thinh, không nói một điều ǵ cả với mẹ. Mẹ âu yếm hỏi tôi “Con đi học có vui không”. Chừng như tôi chỉ chờ mẹ hỏi, Tôi ̣a lên khóc và bảo:
    – Sao mẹ không đặt cho con một cái tên nào dễ kêu như Helen, như Cindy hay Linda như tụi nó mà mẹ đặt tên con là Di Tản. Cô giáo đọc không được tên con, mấy đứa cùng lớp tụi nó chọc ghẹo con.

    Mẹ tôi dịu dàng, từ tốn bảo:
    – Con có biết cả nước Canada nầy có biết bao nhiêu là Helen, là Cindy không con. C̣n tên Di Tản chỉ có mỗi một ḿnh con. Con không thấy con đặc biệt sao con. Con phải hănh diện v́ cái tên rất là Việt Nam của con mới phải. Tôi nũng nịu pha một chút hờn dỗi:
    – Mà cô giáo đọc là Đaithen mẹ thấy có kỳ không ?
    Mẹ tŕu mến đưa tay vuốt tóc tôi, hiền ḥa khẽ bảo:
    – Tại cô giáo không biết cách phát âm của ngướ Việt Nam ḿnh đó thôi. Con phải đọc lại cho cô biết rồi từ từ cô sẽ đọc đúng.
    Giọng mẹ thiết tha hơn, chùng xuống, sũng đầy nước mắt.
    – Mẹ đă mất tất cả rồi con ơi. Mẹ chỉ c̣n cái tên Việtnam mẹ gửi cho con. Con có biết như thế không ?
    Đầu óc của một đứa bé lên năm làm sao tôi hiểu đuợc hết những ǵ mẹ nói, song tôi biết mẹ buồn lắm. Có một cái ǵ làm cho mẹ khổ tâm lắm. Tôi cảm thấy ân hận. Tôi ôm mẹ, hôn me, và bảo:
    – Con xin lỗi mẹ. Con làm mẹ buồn lắm phải không mẹ.
    Tôi thấy mắt mẹ long lanh ngấn lệ.
    – Không phải đâu con, con của mẹ ngoan lắm.

    Đó là câu chuyện ngày lên năm của tôi. Măi cho đến những năm sau nầy tên tôi vẫn là một đề tài cho lũ bạn chọc ghẹo. Cái chọc ghẹo cho vui chứ không có một ác ư nào cả. Lúc tôi vào Highschool tôi đă lớn lắm rồi. Tôi đă hiểu những u uất của đời me. Tôi thương mẹ hơn bao giờ hết.

    Thấm thoát mà tôi đă là cô gái 18. Soi gương tôi cũng biết ḿnh đẹp lắm. Mẹ không cho tôi cắt tóc ngắn. Cả trường con gái mái tóc dài chấm lưng với khuôn mặt Á Đông của tôi vẫn là một đề tài nổi bật nhất.

    Lại thêm cái tên Di Tản nữa. Lúc nầy tôi không c̣n buồn mỗi lần bị giáo sư đọc trật tên. Bạn bè tôi, những đứa quen nhau từ lớp mẫu giáo đến giờ được tôi huấn luyện cách phát âm nên đọc tên tôi đúng lắm. Tụi nó bỏ dấu c̣n lơ lớ nhưng tạm được. Nhưng mỗi lần bắt đầu một niên học mới, tên tôi lại là một tràng cười cho lũ bạn cùng lớp mỗi khi các giáo sư mới gọi tên tôi. Giáo sư nào cũng thế. Ngập ngừng một hồi lâu rồi mới đọc.

    Tôi cũng không nín cười được cái giọng như ngọng nghịu của một giáo sư người Canada đọc một cái tên lạ quơ lạ huắc chưa bao giờ thấy và gặp trong lịch sử dân tộc. Trên tay cầm bài Test của tôi, ngập ngừng rồi vị thầy gọi “Đai then”. Cả lớp ồ lên một loạt “Oh, my god”. Vị giáo sư lúng túng, đảo mắt nh́n quanh lớp. Cả lớp nhao nhao lên như bầy ong vỡ tổ. Chừng như tụi nó thích những dịp như thế để câu giờ, “nhứt quỉ, nh́ ma, thứ ba học tṛ” mà. Con Linhda ngồi cạnh, hích nhẹ cùi chỏ vào tôi và khẽ bảo:
    – Ditan, ổng đọc sai tên mầy rồi ḱa, mầy sửa cho ổng đi.
    Tôi đỏ mặt. Tôi chưa kịp nói ǵ cả th́ tụi con trai ngồi sau lưng tôi ào ào lên như chợ nhóm “Ditản, Ditản not Đai then”. Vị giáo sư lúc đó mới vỡ lẽ ra, mới biết là ḿnh phát âm sai, ông gục gặt đầu nói lời xin lỗi và lập lại “Ditản Ditản”.

    Lúc nầy tôi không c̣n nhút nhát như ngày xưa nữa. Bạn bè tôi Tây Tàu, Canadian nữa đều “cứu bồ” tôi mỗi lần có t́nh trạng như trên vừa xảy ra. Dần dà mọi người gọi tên tôi rất ư là dễ thương. Đến bây giờ nhớ lại những lời mẹ nói với tôi ngày nào, tôi hănh diện vô cùng về cái tên mẹ đă cho tôi. Tôi thương mẹ vô cùng.

    Cái đất nước Việt Nam khổ đau muôn chiều đă gắn liền với mẹ tôi như h́nh với bóng trong cuộc đời lưu lạc xứ người hơn một phần tư thế kỷ. Một điều mà tôi có thể khẳng định rằng “dù hoàn cảnh có thể tách rời mẹ ra khỏi quê hương, nhưng không có một hoàn cảnh nào tách rời quê hương ra khỏi tâm hồn mẹ được”.

    Mẹ sống như chờ đợi, như mong mỏi một điều ǵ sẽ đến. Có lần tôi bắt gặp mẹ ngồi một ḿnh trong đêm, tay mân mê, vuốt ve bức ảnh bán thân của bố tôi. Mẹ vẫn nuôi hy vọng Bố c̣n sống và sẽ có lần gia đ́nh tôi laị đoàn tụ như xưa. Nhưng định mệnh đă an bài. Sau khi nhờ một người bạn làm ở Usaid đưa mẹ con tôi di tản. Bố hứa Bố sẽ gặp lại mẹ sau.

    Trong lúc dầu sôi lửa bỏng Bố bảo sao, mẹ nghe vậy. Một ḿnh mẹ bụng mang dạ chửa mẹ đă lên phi cơ, theo đoàn người di tản và mong có ngày gặp lại Bố.

    Nhưng niềm hy vọng đó đă vơi dần theo năm tháng cho đến một ngày mẹ được tin Bố đă nằm xuống nơi trại cải tạo.

    Mẹ như điên loạn.
    Rồi mẹ tỉnh lại.
    Mẹ biếng cười, biếng nói.
    Cuộc sống của Mẹ đă thầm lặng bây giờ càng thầm lặng hơn xưa.

    Ngoài giờ ở sở. Về nhà cơm nước xong, tṛ chuyện với tôi đôi lát rồi Mẹ vào pḥng. Cái khoảng đời quá khứ ngày xưa. Những kỷ niệm ngọc ngà ngày nào của Bố và Mẹ như chút dấu yêu c̣n sót lại. Thời gian không làm nhạt nḥa mà ở Mẹ không một h́nh ảnh nào mà Mẹ không nhớ. Mỗi lần nhắc tới Bố, Mẹ như trẻ lại. Mắt Mẹ long lanh ngời sáng. Mẹ kể cho tôi nghe chuyện t́nh của cô sinh viên Văn khoa với chàng thủy thủ Hải Quân.

    Tôi thuộc nhiều bài hát Việt Nam lắm nên tôi ghẹo Mẹ “Mẹ và Bố giống em hậu phương c̣n anh nơi tiền tuyến quá”. Ngoài t́nh mẹ con ra, tôi như một người bạn nhỏ để Mẹ tâm sự, để Mẹ trang trải nỗi niềm nào là “con biết không Bố hào hoa và đẹp trai lắm .. v.v… và v.v…

    Tôi nịnh Mẹ:
    – Bố không đẹp trai làm sao cua được Mẹ.
    Mẹ cười thật dễ thương.

    Một điều mà tôi biết chắc chắn rằng không ai có thể thay thế h́nh bóng Bố tôi trong tim Mẹ.

    Tôi không ích kỷ. Song điều đó làm tôi yên tâm hơn. Tôi muốn cùng Mẹ nâng niu, giữ ǵn những kỷ niệm dấu yêu, ngọc ngà của Mẹ và Bố cho đến suốt cuộc đời.

    Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 35 của Bố. Con muốn thưa với Bố một điều. Con cám ơn Bố Mẹ đă tạo cho con nên h́nh, nên vóc. Dù chưa một lần gặp mặt Bố. Dù bây giờ Bố đă nằm xuống. Bố đă đi thật xa, không có lần trở lại với Mẹ, với con. Song với con Bố vẫn là một hiện hữu bên con từng giờ, từng phút.

    Con nghĩ Bố đă che chở Mẹ con con hơn một phần tư thế kỷ nay. Xin Bố hăy giữ ǵn, che chở Mẹ, con trong suốt quăng đời c̣n lại. Con mong làm sao ngày nào đất nước thật sự thanh b́nh Mẹ sẽ đưa con trở về thăm lại quê hương. Con sông xưa sẽ trở về bờ bến cũ. Ngày ấy ở một phía trời nào đó của quê hương con thấy bố mỉm cười và Bố nói với con .. Bố sung sướng lắm, con biết không ? Con yêu dấu!

    Hoàng thị Tố Lang
    Posted by Thoi Chinh Chien at 11:42 AM

    Tam Doan - Người Di Tản Buồn (Nam Lộc)

  9. #649
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ba cựu Chiến Binh “homeless”

    https://thanggianhome.wordpress.com/...binh-homeless/ https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...-homeless.html

    Ba cựu Chiến Binh “homeless”
    Posted on 11/12/2013 by vuthethanh


    Ba người bạn của tôi vẫn “án binh bất động” dơi mắt đăm chiêu theo từng tấm h́nh, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc… trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị “dân Mỹ” và có lúc cả gia đ́nh và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!

    Nguyễn Duy An
    Nguồn : vietbao.com

    Ba cựu Chiến Binh “homeless” và phim “inside The Vietnam War”
    *

    Có lẽ đă tới lúc người Mỹ nhận thức được “món nợ phải trả” cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam
    Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư kư dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn pḥng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
    – Duy à… Có chuyện rồi! Đại uư Morrow cần gặp riêng Duy.
    Bà ta vội vă quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uư Morrow vừa hỏi:
    – Mời đại uư ngồi. Anh t́m tôi có việc ǵ quan trọng”
    – Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người “homeless” cứ nằng nặc đ̣i gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đă giữ họ lại và báo cáo cho tôi t́m gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng… nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
    – Ồ… Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ
    – Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng v́ hai anh chàng kia trông có vẻ “ngầu” lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và “càm ràm” với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần… Anh tính sao”
    – Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn pḥng, nhưng có thể mời họ vào “cafeteria” uống ly nước, chắc không sao chứ”
    – Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ư trông chừng trong lúc anh gặp họ ở “cafeteria”. Anh không ngại chứ”
    – Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
    Trong lúc theo với đại uư Morrow xuống nhà gặp “khách”, tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
    Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, v́ chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe “Metro”. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn b́nh thường v́ phải ghé qua trường học để kư một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang “rên rỉ” bài Hạ Trắng:
    Gọi nắng… trên vai em gầy đường xa áo bay
    Nắng qua mắt buồn, ḷng hoa bướm say
    Lối em đi về… trời không có mây
    Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy…
    Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ “homeless” đang “ngất ngưởng” thả hồn vào một cơi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh… Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam v́ anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh c̣n treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đă hỏi bằng tiếng Việt:
    – Mày Việt Nam hả” Biết bài hát vừa rồi không”
    – Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
    – Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đă từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
    – Ông…
    – Lại ông nữa. Mày tao cho thân t́nh. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao”

    – Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là “anh tôi” được không”
    – Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa” Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận th́ thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
    – Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn pḥng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quăng đường ngắn.
    – Mày không sợ hả”
    – Sợ ǵ”
    – Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.
    – Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
    – Đi đi. Hẹn gặp lại.
    Tôi đă trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành “bạn” từ dạo đó.
    Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn pḥng t́m tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm t́nh với National Geographic cũng như cá nhân tôi v́ bị những nhân viên an ninh của sở “hạch hỏi”.
    Đă từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính t́nh chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đă từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đă hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức h́nh ngổ ngáo hay những ḍng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm v́ những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quư những hy sinh họ đă dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
    Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
    – Gặp mày c̣n khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám “cớm dổm” ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
    Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
    – Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi ḿnh. C̣n đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân “homeless” của tao.
    Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
    – Mời các bạn xuống “cafeteria” uống nước và nói chuyện.
    – Có tiện không” Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
    – Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đ̣i cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.
    Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
    – Biết rồi! Khổ lắm, nói măi! Đúng không”
    – Rất đúng. Nghe giống hệt “một ông già Bắc kỳ” thứ thiệt.
    Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong “cafeteria” sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:- Để khỏi mất th́ giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có “preview” cuộn phim “Inside the Vietnam War” trước khi tŕnh chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không”
    – Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
    – Đài của tụi mày chỉ có trên “Cable” và “Direct-TV”. Dân “homeless” tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé “preview” mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không”
    – Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
    – Lần này khác… v́ họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.
    *
    Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người “bạn” cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang “Explorer Hall” cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé “preview”, tôi đă liên lạc nhờ mấy người trong nhóm “Audio & Video” của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị “tai to mặt lớn” trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Pḥng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
    Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.
    Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn “án binh bất động” dơi mắt đăm chiêu theo từng tấm h́nh, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc… trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị “dân Mỹ” và có lúc cả gia đ́nh và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
    Ai đó đă ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vă xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng “kéo” ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót “khật khưỡng” bước theo tôi như ba cái xác không hồn!
    *
    Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu “Inside the VietNam War” nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh “homeless” đă cùng tôi đi xem “preview” hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác v́ Bộ Quốc Pḥng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
    Có lẽ đă tới lúc người Mỹ nhận thức được “món nợ phải trả” cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
    Ḷng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai c̣n” Ai mất”.
    ———
    Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm 2006, ông là tác giả đă nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới nhất của ông cho giải thưởng năm thứ 9 mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền h́nh National Geographic chiếu phim “Inside the Vietnam War” nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

  10. #650
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cuộc xâm lược và tàn phá Việt Nam không cần vượt biên giới của Trung Cộng

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...ua-trung-cong/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...-viet-nam.html

    Cuộc xâm lược và tàn phá Việt Nam không cần vượt biên giới của Trung Cộng
    Posted on July 31, 2016 by dongsongcu
    Vũ Đông Hà – Cuộc xâm lược khởi đi vào năm 1990 và âm thầm tiến hành kể từ sau Mật Nghị Thành Đô.

    Những căn cứ chiến lược đă được từng bước cài đặt, xây dựng trên toàn lănh thổ Việt Nam. Những ṇng súng đại bác được thế chỗ bởi những ống thải, những hầm chứa bùn; những ḿn, bom, đạn được thay thế bởi những hóa chất độc hại.
    Nó là một cuộc xâm lược mà kết quả không là những chiến trường khói lửa, những làng mạc bị đốt phá, những xác người x́nh thối trên núi rừng Việt Bắc.
    Kết quả của cuộc chiến là một đất nước Việt Nam, từ núi rừng đến nông thôn, thành thị vẫn nguyên vẹn nhưng nguồn sống bị tiêu diệt. Một vùng biển chết. Những sông hồ chết. Một núi rừng cao nguyên chết. Một đồng bằng Cửu Long chết. Và hơn 90 triệu người Việt Nam bệnh hoạn, dật dờ… rồi chết dần ṃn!

    Tháng 4 năm 2016 là một cuộc tập trận thử nghiệm. Chỉ trong ṿng vài ngày, thông qua một nhà máy luyện thép chưa thật sự đi vào hoạt động, cuộc thử nghiệm đă tạo ra một khủng hoảng môi trường lớn nhất trong lịch sử của quốc gia nằm trong kế hoạch xâm lược của Bắc Kinh.
    Hàng triệu cá tôm bị tàn sát, biển Đông dọc theo xương sống miền Trung rơi vào t́nh trạng bị phá hủy ở mức độ nhiều năm không thể phục hồi. Trong đất liền, thông qua những hạ tầng cơ sở đă được âm thầm xây dựng, kết quả của cuộc tập trận là trải dài từ miền Trung xuống miền Nam lên miền Bắc – cá chết phơi bụng trắng hếu tràn ngập nhiều sông hồ.

    Một cuộc thử nghiệm tàn sát khủng khiếp, lan rộng, có sức tàn phá im lặng, lâu dài, không cần một lời tuyên chiến. Và không cần một tiếng súng.
    Tháng 4 năm 2016 cũng là cuộc thử nghiệm của Bắc Kinh để đánh giá phản ứng của một dân tộc đang nằm trong tiến tŕnh xâm lược của họ. Đó là phản ứng của đảng lănh đạo, chính phủ và của 90 triệu người dân Việt Nam.
    Họ đă t́m thấy câu trả lời:

    – Người đứng đầu đảng lănh đạo ngoan ngoăn thân chinh đến đại bản doanh, nơi mà những thủy lôi phenol, cyanide và nhiều hóa chất độc hại bí mật khác được bắn đi, để gián tiếp xác định quan hệ khắng khít giữa 2 bên. Sau đó ngoan ngoăn im lặng trước khủng hoảng của đất nước; ngoan ngoăn theo đúng bài bản của quan thầy, ra lệnh cho toàn đảng tập trung vào những “việc cần làm ngay”: thanh trừng phe nhóm kẻ thù trong nội bộ đảng.
    – Toàn bộ quốc hội, những người tự cho là đại diện cho hơn 90 triệu dân, hoàn toàn im lặng; toàn bộ các tướng lănh quân đội án binh bất động; toàn bộ hệ thống an ninh, mật vụ, công an tập trung vào việc trấn áp bất kỳ người dân nào đứng lên đ̣i hỏi phải bảo vệ môi trường, yêu cầu làm sáng tỏ nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm trạng cá chết.


    – Toàn bộ các quan chức đứng đầu các ban ngành liên quan t́m đủ mọi cách để đánh lừa dư luận, sẵn sàng tiếp tục để cho người dân tiếp tục xuống biển, tiêu thụ thức ăn có xác suất bị nhiễm độc bằng thông điệp xuyên qua lời nói lẫn hành động của họ: cá, biển vẫn an toàn.
    – Đại đa số 90 triệu người dân vẫn tiếp tục quay cuồng với cuộc sống riêng tư và vô cảm. Hiện tượng cá chết chỉ đủ để nhiều người ngưng ăn hải sản vài tuần, tích trữ hàng chục chai nước mắm trong nhà và quan tâm lắm là một tiếng thở dài lặng lẽ. Chỉ có vài ngàn người đứng lên bảo vệ sự tồn vong của đất nước, vũ khí trong tay của họ là một bàn phím, một tấm bảng biểu ngữ A4, một h́nh cá chết trên mặt. Tất cả đều bị đảng và nhà cầm quyền CSVN xem là những kẻ kích động, phá hoại và thẳng tay đàn áp, bắt giam.


    Tháng 4, năm 2016. Cuộc thử nghiệm của Bắc Kinh thành công mỹ măn. Thành công không nằm ở hàng triệu con cá chết để bộ Tổng tham mưu đầu năo cụng ly Mao Đài chúc mừng nhau. Thành quả lớn nhất của cuộc tập trận không tiếng súng là lời đáp cho câu hỏi:
    90 triệu người dân Việt Nam có c̣n ư chí đứng lên bảo vệ giang sơn như cha ông của họ đă từng tranh đấu trong mấy ngàn năm để chống lại sự xâm lăng của Bắc Triều hay không?

    Từ những cuộc bắt giết ngư dân, từ những lần tập trận thử nghiệm chiến tranh tâm lư mang tên Cáp Quang AGG, B́nh Minh 02, HD-981… sang đến FHS, Bắc Kinh đă có câu trả lời dứt khoát:

    Những ǵ diễn ra từ tháng đầu tháng 4 năm 2016 đến nay với thái độ của đảng và nhà nước CSVN, với phản ứng của đa số 90 triệu người dân Việt Nam, cho thấy đất nước và dân tộc Việt đă có những chỉ dấu chín muồi để trở thành những kẻ nô lệ và những người mất nước.

    Ngày 2 tháng 9 năm 2020.

    Hàng triệu triệu con cá phơi kín bờ biển Đông, trắng khắp sông hồ từ Nam ra Bắc. Bùn đỏ tràn khắp Bảo Lâm – Lâm Đồng. Mọi nguồn nước uống tại thủ đô và các thành phố lớn nhỏ đều nhiễm độc. Những tuyến đường sắt, cao tốc ngưng hoạt động v́ những “sự cố” không thể giải thích. Nhiều công tŕnh xây dựng, giao thông bị sụp đổ, rạn nứt bất ngờ. Trước đó, hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra với nhiều biến thái và bị bệnh Down, cả năm trời các nhà thương lớn nhỏ đầy ắp bệnh nhân với những chứng bệnh ngặt nghèo bùng phát.

    Ngày 2 tháng 9 năm 2020.

    Toàn bộ các nhà máy điện khắp nước ngưng hoạt động, cả một mảnh đất dài 1648 km rơi vào cơn khủng hoảng với bóng tối bao phủ khi đêm về. Toàn bộ các cây xăng phải đóng cửa v́ nguồn cung cấp nhiên liệu từ bên kia biên giới đột ngột chấm dứt. Thực phẩm, đồ tiêu dùng trở nên khan hiếm trầm trọng, trong khi trước đó toàn bộ những vụ mùa từ Bắc ra Nam, mạ đă chết trước ngày lúa trổ bông. Ḍng sông Đồng Nai thẩn thờ với mực nước thấp chưa từng thấy trong lịch sử và toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất khô cằn, nứt nẻ. Trong khi đó, đèn đuốc tại các công tŕnh xây dựng có những bảng hiệu chữ Tàu th́ sáng rực một góc trời.

    Cuối năm 2020. Tổng bí thư đảng cộng sản tại Ba Đ́nh nhân danh toàn thể nhân dân Việt Nam thành kính tri ân đảng cộng sản và nhân dân Trung Cộng đă nhiệt t́nh viện trợ cứu đói cấp thời; đă nhanh chóng gửi chuyên viên, công an và quân đội sang tận nơi để giúp ổn định t́nh h́nh, bảo vệ an ninh quốc gia đang có nguy cơ bị “các thế lựu thù địch” âm mưu đánh phá; phục hồi lại sinh hoạt tối thiểu hàng ngày cho người dân Việt Nam. Tại Hà Nội, một cuộc mít tinh vĩ đại được tổ chức với hàng trăm ngàn đoàn viên Thanh niên Cộng sản giương cao h́nh Hồ Chí Minh và Tổng bí thư đảng cộng sản Tàu.

    Khẩu hiệu đời đời nhớ ơn đảng cộng sản và nhân dân Trung cộng trộn lẫn với cờ đỏ 6 sao vàng đỏ rực một bầu trời.

    Đầu năm 2021. Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đổi tên thành quận Hồ Quang.

    Tháng 7, 2016.

    Những con cá chết đă tan biến, mục rữa vào hư không theo cái nắng của mùa hè nghiệt ngă. Đường phố Sài G̣n, Hà Nội vẫn rộn ră tiếng c̣i xe, những tiếng cười pha lẫn tiếng chửi thề. Giữa ḍng đời vô cảm, vẫn c̣n đó những người cô đơn bó gối với với niềm đau quặn thắt trong ḷng, nhức nhối con tim khi nh́n lên tờ lịch và nghĩ đến con số 2020 như một định mệnh bi thảm đang đón chờ. Và vẫn c̣n đó, ngồi yên những con người yêu nước này nh́n những con người yêu nước kia bằng một cặp mắt xa và lạ.
    Đất nước tôi, đă biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, xương máu đổ ra, bao nhiêu người hy sinh nằm xuống trên từng ngọn cỏ, từng gốc cây, từng đỉnh đồi… chiến đấu bảo vệ giang sơn. Không lẽ rồi đây tất cả đều sẽ trở thành vô nghĩa!?


    Bạn tôi ơi! thôi đừng theo một lời kêu gọi nào của ai khác. Chỉ lắng nghe tiếng gọi của con tim ḿnh.
    Vũ Đông Hà
    http://baotgm.com/index.php/thoi-su/21-viet-nam/2811

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •