Page 40 of 94 FirstFirst ... 303637383940414243445090 ... LastLast
Results 391 to 400 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #391
    tran truong
    Khách

    Hoàng Sa với Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà _ MX Cổ Tấn Tinh Châu

    Huấn thị của vua Trần Nhân Tông: “Các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một lời di chúc cho con cháu muôn đời sau”.




    Cựu Đại tá TQLC Việt Nam Cộng Hoà Cổ Tấn Tinh Châu




    Quần đảo Hoàng Sa có các tên gọi khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Đại Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Parcel hay Pracel và tên quốc tế thường dùng là Paracels.
    Năm 1955 đơn vị đầu tiên ra bảo vệ Hoàng Sa là Tiểu Đoàn 1/TQLC Việt Nam.
    Năm 1956 TĐ2/TQLC đang đóng quân ở bán đảo Cam Ranh, Trung Đội của tôi, Thiếu Úy Cổ Tấn Tinh Châu, được chỉ định ra Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 3 tháng để bảo vệ quần đảo này anh em đem theo hành trang, thêm lưỡi câu và dụng cụ có thể bắt cá.

    Có lẽ đây là một trong những chuyến công tác đặc biệt trong cuộc đời binh nghiệp của chúng tôi. Vừa háo hức đợi chờ, lại vừa nghiêm trang của những người được vinh dự đi đến một nơi cực Đông của Tổ quốc. Các chiến sĩ TQLC ngày đó, lên chiến hạm vượt sóng đến Hoàng Sa trong trách nhiệm bảo vệ và xác định chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa.


    Sau hải trình 1 ngày 1 đêm từ Bán Đảo Cam Ranh chúng tôi đã đến quần đảo Hoàng Sa lúc trời đã sáng. Trên tàu chúng tôi nhìn thấy 2 lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên đảo Pattle và Robert đang tung bay phất phới khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.
    Chừng 20 phút sau tàu đã ngừng lại cách bờ đảo chừng 1 cây số. Chúng tôi đưa 1 tiểu đội lên xuồng máy cao su chạy vào đảo Robert, kế đó 2 tiểu đội còn lại với toán truyền tin cùng y tá cũng dùng xuồng cao su vào đảo Pattle.

    Đây là lần đầu tiên tôi mới được bước trên lớp cát, chạm vào từng nhánh san hô giữa mảnh đất Hoàng Sa cực Đông xa xôi này. Nơi chúng tôi ở chỉ là chấm nhỏ trên tấm bản đồ. Nhưng là hồn dân tộc, nơi hàng triệu con người gửi gắm niềm tin…
    Sách Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (1794-1857) cho biết: Hải Quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các quần đảo trên biển Đông. Triều đại Tây Sơn cứ hằng năm, vào tháng 2, đội xuất hành gồm 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa thu nhặt hàng hóa vật dụng của tàu bị nạn, tìm kiếm hải sản và ở lại đây đến tháng 8 mới trở về nộp cho triều đình Phú Xuân, nay còn lưu truyền câu ca dao:

    “Chiều chiều ra ngóng biển xa.
    Ngóng ai đi lính Hoàng Sa chưa về ?

    Mãn mùa tu hú kêu thanh.
    Cá chuồn đã vãn sao anh chưa về”?.


    Hoàng Sa là một quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi .

    QUẦN ĐẢO HOÀNG SA: Diện tích 305 km2, bao gồm một quần đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 315 cây số. Đây là một chuỗi đảo gồm các đảo:
    Cam Tuyền hay Hữu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích là 0km2,32, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát (phân chim). Chung quanh đảo có nhiều cây cối, chính giữa là lòng chảo không sâu cho lắm. Biển quanh đảo có nhiều rong biển, phủ gần kín cả mặt biển.

    Năm 1925 nhiều công ty Nhật Bản đã xin phép chính quyền Pháp tại Đông-Dương, để khai thác phốt-phát trên đảo Robert (Hữu Nhật) (Cam Tuyền) và họ đã xây một con đê bằng đá phốt-phát (jetée en blocs de phosphate) và một chiếc cầu sắt dài 300 thước nơi đảo Robert, để tiện việc chuyên chở phốt-phát lên tàu thủy.

    Đảo Quang Hòa Đông (Duncan), diện tích 0km2, 48. Phía Đông đảo là rừng cây phốt phát và cây nhàu, phía Tây toàn san hô.
    Đảo Quang Hòa Tây (Palon Island) hình tròn, diện tích 0km2.41. Trên đảo toàn cây nhàu và phốt phát.
    Đảo Duy Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km2,41. Toàn đảo chỉ có nhàu và phốt phát.
    Đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km2,30, gồm cả vòng san hô bao quanh. Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhứt , lại có vị trí quân sự thích hợp cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Đảo dài khoảng hơn 600m, rộng khoảng 400m, là đảo quan trong nhứt đã được khai phá từ lâu, nên có nhiều công trình kiến trúc của người Pháp như đồn quân trú phòng, trạm khí tượng, nhà máy đèn, trạm y tế, giếng nước ngọt…

    Trạm khí tượng được xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được tổ chức khí tượng thế giới (WMO) công nhận và đặt số hiệu 48.860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế. Đồn quân cũng như trạm khí tượng đều có hồ chứa nước mưa dưới nền nhà. Trên đảo không có cây nào, ngoại trừ phía sau đồn quân có khoảng 30 cây thông to gần một người ôm nhưng đã bị cắt ngang còn lại gốc cao độ 0.5m.
    Có một số gốc cây được khắc chữ Pháp:
    -“Chúng tôi đã mất liên lạc với Bộ Chỉ Huy và không liên lạc được với bất cứ đơn vị nào trên bờ nên phải cắt cây làm bè để về đất liền”.

    Quanh đảo thì có rất nhiều dây xanh mọc, to bằng cườm tay (không biết tên) bò chồng lên nhau quanh đảo, chìêu cao chừng 0,5m rất rậm. Có hai ngôi mộ của binh sĩ cũng viết chữ Pháp. Tất cả gà và 3 con heo nhỏ chúng tôi đem theo được thả ra, chúng nó tự túc bằng các con còng và ốc mượn hồn (Hermit Crab) từ biển bò lên rất nhiều quanh đảo. Sau một tháng, thỉnh thoảng chúng tôi làm gà heo chia cho đảo Robert và trạm khí tượng. Đến Đầu Năm chúng tôi cúng Miếu Bà và ăn Tết lớn với heo gà còn lại.

    Trên đảo có giếng nước ngọt, có khoảng 10 thùng xăng được sơn sạch để chứa nước uống. Chúng tôi chỉ uống nước mưa trong các thùng đựng xăng, nấu ăn thì dùng nước mưa dưới nền nhà, còn nước giếng thì để tắm, rửa chén dỉa và tưới rau cải. Sau một tháng rau cải lớn lên rất tốt, củ cải trắng lớn bằng bắp chuối, xả, dưa leo ra trái rất nhiều.
    Thỉnh thoảng chúng tôi dùng xuồng cao su qua lại với nhau giữa đảo Hoàng Sa (Pattle) và Hữu Nhật (Robert) (hai đảo này cách xa nhau khoảng 4 km) để chuyện trò cùng chia xẻ thức ăn. Đảo Hữu Nhật rau trái còn tốt hơn nơi tôi ở, chim và trứng chim thì nhiều lắm, anh em còn bắt được cá mập nữa….

    Quần đảo Hoàng Sa là một khu vực có vị trí địa lý trọng yếu trên tuyến đường biển nhộn nhịp qua biển Đông. Đứng trên sân thượng của đồn quân chúng tôi nhìn thấy nhiều tàu hàng của các nước qua lại mỗi ngày.

    Biển Hoàng Sa rất trong nhìn tới đáy, với mắt thường không cần đến kính lặn, chúng tôi cũng có thể thấy rõ được những màu xanh tím đỏ vàng… của những nhánh san hô…. Còn có những đàn cá nhiều màu và hình thù kỳ lạ khác nhau.
    Hướng bắc của đảo có ngôi miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long. Ngôi miếu được gọi là Miếu Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tôi ra biển thấy anh em đứng dưới nước sâu khoảng trên lưng quần nhưng mặc quần áo để câu vì sợ bị cá riả.

    San hô mọc không đều nên khi nước thuỷ triều hạ xuống, có những vũng nước lớn đọng lại trong các khu san hô, nước sâu tới ngực, có nhiều cá, mực, tôm, chình chưa kịp rút lui theo thủy triều, bị kẹt lại trong những vũng san hô này, chúng tôi nghĩ ra nhiều cách bắt cá. Còn những vũng nước nhỏ nước sâu cỡ đầu gối, chúng tôi chỉ việc lấy rổ, các thùng nhôm đã được đục lỗ của các đơn vị trước bỏ lại để xúc hoặc lấy chĩa đâm đem về nấu ăn.
    Có anh lính câu được vài con cá đang đeo bên dây lưng, bất ngờ có con mực to đến lôi xâu cá làm anh ngã ngửa, anh em gần la lên chạy lại giúp đâm con mực rất to, phải 2 người mới khiêng được vào nhà, sau đó chia nhau xẻ thịt phơi khô.

    Các sinh vật sống ở quần đảo Hoàng Sa trong đó nổi bật là sò khổng lồ, vỏ to như hai chiếc nón lá úp lại, gọi là Ốc Gân, đường kính trên 0, 50m, nặng trên 6kg. Còn cá mặt trăng đuôi nhọn, cá thu song là loại cá to cũng có quanh đảo.
    Ban đầu chúng tôi lấy thịt ốc gân về nấu ăn. Nhưng thời gian sau chúng tôi chán không ăn nữa, khi thấy ốc gân thì chỉ đưa khúc cây vô miệng cho nó khép vỏ lại rồi dùng lưỡi lê xẻo lấy sợi gân to bằng bắp tay đem về ăn, phần còn lại phơi khô, thịt của ốc thì làm mồi câu cá. Nói về con Đồn Đột (thời gian này chúng tôi chưa biết tên Hải Sâm) không ai bắt vì chưa biết ăn, kể cả ở Cam Ranh cũng có Đồn Đột lên bãi mỗi ngày, binh sĩ phải vứt chúng trở lại biển vì không ai ăn hết.

    Có rất nhiều loại hải sản ở Hoàng Sa như cá, tôm, cua, mực, rùa, đồi mồi, vích, đồn đột, ốc tai tượng, ốc gân, ốc hương, ốc vú nàng, ốc mượn hồn, ốc xa cừ, ốc gạo v.v.. Ốc vú nàng có hình xoắn nhiều vòng và có chóp nhọn như hình kim tự tháp lớn bằng nắm tay ,vì vậy nên được gọi là ốc “vú nàng”. Ốc này ăn rất ngon, và còn có nhiều loại ốc hoa dùng trong lĩnh vực mỹ nghệ rất đẹp mắt.

    Có các loại tôm như: tôm hùm bôm, tôm hùm đá, tôm hùm đỏ. Riêng bào ngư ở quanh đảo Hoàng Sa thì không có nhiều.
    Chim ở Hoàng Sa rất nhiều, những loại chim mà chúng tôi thường thấy là hải âu, nhạn biển, yến, bồ nông. Đảo là nơi ẩn trú của các loài chim biển, nhất là chim hải âu. Chim bay ra biển kiếm ăn rồi trở về đảo, chúng đẻ ngay trên đất, không cần làm tổ. Trứng của chúng to hơn trứng gà, vỏ mỏng mầu trắng điểm nhiều đốm đen. Còn chim yến làm tổ ở nơi đâu chúng tôi không biết.
    Chỉ khi nào ở Hoàng Sa bị bão, chúng bay đến tạm trú nơi đồn quân, qua cơn gió bão chúng lại bay đi. Nhiều chim như vậy nên phân chim qua nhiều năm tạo thành những lớp phân phốt-phát dầy, nhưng rất tiếc chính phủ VNCH hồi đó chưa có kế hoạch khai thác.

    Bên cạnh chim biển, động vật đáng kể đến là rùa biển. Rùa biển sinh sản trong vùng nhiệt đới. Rùa đẻ trứng vùi trong cát. Trứng rùa cần nhiệt độ cao mới nở được. Một loại rùa biển có giá trị thương mại đáng kể là đồi mồi.
    Rùa biển khác với rùa sống trên cạn ở vài điểm như 4 chân biến thành vây để bơi. Rùa biển bơi lẹ làng và vì sự tiến hóa, vây dài thêm không còn thu gọn lại được trong mai như rùa đất. Rùa biển mà người ta gọi là con vích, lớn lắm, có nhiều con chúng tôi bắt được mai to đường kính trên 1m. Tuy là con vật sống dưới nước nhưng về đêm vích từ biển lại bò lên bờ cát đào ổ cạnh những bụi rậm để đẻ.

    Trứng vích tròn và nhỏ như quả bóng bàn, vỏ trứng mỏng nhưng dai, màu trắng. Khi luộc trứng vích, lòng đỏ trứng đông cứng lại như lòng đỏ trứng gà nhưng lòng trắng thì vẫn lỏng. Một con vích đẻ gần cả trăm trứng, có con đẻ nhiều hơn. Có đêm tôi ra xem vích đẻ, tôi đến gần ngồi bên cạnh chiếu đèn mà vích vẫn nằm yên. Đêm sau tôi đem theo bao đựng gạo lót phía dưới khi vích bắt đầu đẻ, đến khi nó ngưng đẻ tôi túm bao lại xách lên đứng xem nó làm gì khi không còn trứng?

    Con vích bắt đầu dùng hai chân sau lấp cát lại. Lỗ cát đã đầy và nó xoay mình dùng bụng để khỏa bằng ổ trứng vừa mới đẻ, rồi từ từ bò xuống biển. Thịt vích ăn cũng ngon, giống như thịt bò, màu đỏ nhưng rất mền lại có thể xẻ ra làm khô.
    Đồn quân có 2 tầng, trên là sân thượng để quan sát. Chúng tôi cũng xử dụng sân thượng để phơi khô cá, ốc gân và mực bắt được hàng ngày.

    Ngoài ra Hoàng Sa còn có nhiều loại rong biển để làm thức ăn có dinh dưỡng cao và cũng là nguồn dược liệu phong phú. Hoàng Sa là nơi thỉnh thoảng có tàu lớn của Nhựt ghé qua xin lấy rong biển và nước ngọt thời gian 2-3 ngày. Chúng tôi chỉ cho họ nước giếng ngoài trời. Mỗi lần xin nước trên 10 thùng xăng, mỗi thùng (200 lít) mà giếng vẫn đầy. Họ đem cho chúng tôi rất nhiều hải sản với trái cây và bánh kẹo.

    Có buổi trưa tôi lấy xuồng cao su chạy ra biển xem cách lấy rong biển của người Nhựt, trên chiếc tàu lớn này có nhiều xuồng mà họ đã thả xuống biển trên 20 chiếc, mỗi xuồng chỉ có 1 người đeo theo con dao với bình dưỡng khí để lặn. Họ lấy rong biển gì tôi cũng không biết tên, loại rong lá to hơn bàn tay mà dài chừng 0, 3m với một số rau câu.
    Trên xuồng chỉ có một bình nước để uống, 1 tô cơm không có thức ăn, 1 chai xì dầu và 1 cây chỉa. Đến giờ ăn, anh ta cầm cây chỉa nhảy xuống biển lối 2, 3 phút đã trồi lên với con cá cở 2, 3 kg. Anh này chỉ lấy 2 miếng nạc hai bên con cá, phần còn lại vứt xuống biển. Thấy anh ta bắt cá dưới biển giống như lấy cá từ trong thùng ra vậy.

    Sau thời gian 3 tháng thì có đơn vị khác luân phiên ra Hoàng Sa, nên chiến hạm đến đón chúng tôi trở về Tiểu Đoàn 2 ở Cam Ranh.
    Dù ngoài biển đảo các chiến sĩ TQLC/VN luôn đứng hiên ngang giữa bão tố phong ba để canh giữ từng mỏm đá, từng bãi san hô, giữ ngọn lửa luôn thắp sáng cho chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam.
    Sau khi đọc bài viết này tôi mong rằng Hoàng Sa không còn là nơi xa lạ nữa mà lúc nào cũng gần gũi trong vòng tay của chúng ta.




    Ốc mượn hồn (người Mỹ thì gọi là cua Hermit Crab) là một loại tôm không có vỏ, có 2 càng, càng lớn để phản công, càng nhỏ để xé mồi ăn, dễ bị tổn thương và để bảo vệ bản thân nó chui vào những vỏ ốc trống thường thấy rất nhiều trên đảo Hoàng Sa. Khi Hermit Crab lớn lên, nó phải tìm một vỏ ốc khác thay thế vỏ cũ đã chật chội.


    Tài liệu tham khảo:
    Đại Nam Thực Lục Chính biên
    Phủ biên tạp lục của nhà Bác Học Lê Quí Đôn.
    Archives des mission Etrangères de Paris 1838 Jean Louis Taberd

  2. #392
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    ÐỊA LÝ BIỂN ÐÔNG VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (2)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...iendong-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...truong_19.html
    Những hình của bài không có ở đường dẫn. Tôi tìm trên mạng một số hình tiêu biểu thêm vào bài.
    Bài quá dài phải cắt bớt 2/3. Xin xem từ đường dẫn

    Vũ-Hữu-San

    4.7 - Nước, Gió và nạn Dầu loang.
    Khi dàn khoan hoạt-động, các tàu chuyên chở dầu đi lại nhiều hơn và những ống dẫn dầu khí vào bờ khởi-sự; đây cũng là lúc người ta nghĩ đến những tai-nạn dầu loang và sự hiểu-biết về hải-lưu càng cần-thiết hơn. Các kế-hoạch phòng-tai bao gồm nhiều giả-thuyết kềm các biện-pháp ứng-phọ Nước trôi ra sao cùng gió thổi thế nào cần được tính-toán sđn sàng.
    Hình 30 - Các giả-thuyết dầu loang ngoài khơi Biển Ðông trong hai mùa gió Ðông-Bắc và Tây-Nam.

    Các phỏng-định sau đây đặt ra với giả-thuyết vài triệu gallons dầu thô, vì tai-nạn hay lầm-lỗi kỹ-thuật lúc khai-thác hay chuyên-chở, bị thất-thoát ra ngoài biển.

    Chừng 24% số dầu đó sẽ bay hơi hay tan-biến sau 2 ngày, 42% sau 5 ngày, 45% sau 8 ngày. Bách-phân tiêu-tán này đạt đến tối-đa là 48% qua 14 ngày. Sau đó thời-tiết không còn ảnh-hưởng bao nhiêu và số dầu còn lại sẽ nằm vật vờ trôi nổi trên mặt biển. Phải qua rất nhiều thời-gian để dầu loang tự nó phân-hóa qua những phản-ứng thoái-hóa sinh-học (Biological Degradation), oxide hóa quang-năng (photo-oxidation) mà từ từ tan-biến. Khi dầu thoát ra, vì nhă nên nổi và nước gió làm dầu trôi đi trên mặt biển.

    Phần nặng hay chất cặn bã của dầu thường không độc-hại bằng phần lỏng của nọ Chim chóc, cua cá, cây cốị tiếp-xúc với dầu hay nằm trong lớp dầu bao-phủ sẽ bị chết hại rất nhiềụ Nếu không được làm sạch sẽ đúng cách, tình-trạng môi-sinh trong vùng bị dầu loang chỉ trở lại bình-thường sau nhiều năm hay nhiều chục năm.

    Chúng ta hãy xem vài giả-thuyết dầu loang dọc duyên-hải Việt-Nam theo tài-liệu của sách Atlas for Marine Policy in Southeast Asia(University of California Press, 1983):
    • Dầu loang ngoài khơi Vũng-Tàu (9o 40' N, 108o E.) Nếu tai-nạn dầu loang xảy ra vào ngày 1 tháng 7 khi mùa gió Tây-Nam đang thổi mạnh, dầu loang sẽ trôi theo hướng Ðông-Bắc một khoảng 600km (372hl) sau 29 ngày. Chỉ trong vòng 14 ngày, dầu loang sẽ tràn tới vùng Cam-Ranh.

    Nếu tai-nạn trên xảy ra vào ngày 1 tháng 12, trong mùa gió Ðông-Bắc; dầu loang sẽ trôi theo hướng Tây-Nam một khoảng 400km (248hl) sau thời-gian 14 - 17 ngày.

    • Dầu loang ngoài khơi Tây-Nam Hải-Nam (23oN, 109o E.) Bờ biển Hải-Nam sẽ bị ô-nhiỨm nếu dầu thất-thoát trong mùa gió Tây-Nam vào những tháng 5, 6, 7 và 8.

    Nếu tai-nạn trên xảy ra vào lúc giao mùa hay giữa mùa gió Ðông-Bắc, dầu loang sẽ trôi về phía bờ biển Việt-Nam: tháng 8, vào Bắc-phần và các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3 vào vùng Bắc Trung-phần.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    5 - THIÊN-TAI TRÊN BIỂN ÐÔNG.
    Thiên-tai Biển Ðông xếp thành nhiều loại:

    5. 1 - Bão-tố
    Bài quá dài phải cắt bớt

    Hai lần Trung-Cộng hành-quân lớn, chiếm trọn Hoàng-Sa (19 tháng 1 năm 1974) và nuốt gọn 7 đảo Trường-Sa (14 tháng 3 năm 1988), chúng đều khởi-sự ồ-ạt chuyển quân xuống Biển Ðông trong mùa biển không bão tố.

    Qua các tài-liệu lịch-sử, người ta đọc được nhiều lần thiên-tai khủng-khiếp gây thiệt hại sinh-mạng và tài-sản cho nước tạ Vì người dân đói khổ nên quốc-gia loạn lạc. Tai-nạn ngoài Biển Ðông mang đến chết chóc, mất tích, tản-lạc cho ngư-phủ như:
    • Vào đầu thế-kỷ 18, bão thổi thuyền bề của đội Hoàng-Sa ra biển sang Hải-Nam. Hai nhân-viên được người Tàu cứu và được trả về sau đó.

    • Vào thời Nam-Bắc phân-tranh, khi hai hạm-đội chuẩn-bị tác-chiến thì bão thổi tới. Chiến-thuyền đôi bên rời nhau để chạy trốn nhưng không kịp. Một số bị chìm, một số bị thổi ra biển. Có chiếc trôi ra Hoàng-Sa, có chiếc giạt tới Hải-Nam.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    5.2 - Những hiện-tượng thiên-nhiên khác.
    Ngoài bão-táp là thiên-tai khủng-khiếp nhất, các vùng đất Ðông-Nam-Á nằm ngoài đại-dương còn trải qua một số các thiên-tai khác như, động đất, núi lửa, đất trùi, sóng thần, lụt lội v.v...

    5.2.1 - Sóng Thần.
    Ngoài khơi Việt-Nam, tuy có một số chấn-động địa-chất ngầm dưới biển xảy ra ngay trong thế-kỷ thứ XX nhưng đã không gây nên một thiệt-hại nào. Vùng Hoàng-Sa và Cù-lao Thu ghi-nhận ít nhất 6 lần địa-chấn. May mắn không có cơn sóng thần nào tàn-phá duyên-hải nước tạ

    Bài quá dài phải cắt bớt
    5.2.2 - Vòi Rồng.
    Người đi biển và dân duyên hải thường thấy các cột nước bị cuốn hút lên trời mà họ gọi là rồng hút nước.

    Rồng Hút Nước hay Vòi Rồng là một hiện-tượng sáo trộn của không-khí ngoài biển, chẳng hạn như sự đụng-chạm giữa hàn-diện và nhiệt-diện khi hai luồng không-khí nóng lạnh gặp nhau.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    6 - BIỂN ÐÔNG, NHỮNG SỰ KỲ-DIỆU THIÊN-NHIÊN.
    Ngoài những hiện-tượng thiên-nhiên xảy ra như đã nói ở trên, Biển Ðông còn ghi-nhận một số sự kiện đáng gọi là kỳ-diệu.

    6.1 - Sự kỳ-diệu về từ-tính.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    Thiên-nhiên đã tạo nên một vài vùng biển đặc-biệt trên thế-giới mà ở đó không có độ lệch từ-tính như Biển Ả-Rập và Biển Ðông. Một trong nhiều nguyên-nhân tạo nên nền văn-minh hàng-hải ở Ðông-Nam-Á có lẽ cũng vì sự nhiệm-mầu đọ Trong lúc la-bàn từ sai trệch 30, 40 độ tại nhiều nơi khác trên thế-giới, kim định-hướng của nó lại chỉ ngay đúng phương Bắc địa-dư khi con tàu tiến vào vùng Biển Ðông.

    Theo những tài-liệu về khoa thế-giới địa-từ, ngoài độ từ sai bằng Zéro, Biển Ðông còn có những đặc-điểm từ-tính khác như sau:
    • Biển Ðông nằm trong vùng mà độ sai lệch từ không thay đổi (hay thay đổi rất nhọ) Hãy tưởng tượng đến sự rắc rối gây cho các nhà hàng-hải khi kim la-bàn từ sai-lệch tới 30, 40 độ mà lại còn biến-thiên thường-niên hàng chục phút nữa: họ sẽ phải cộng trừ, thêm hay bớt (Ðông hay Tây) vào những trị-số được cho biết trước đây trong tài-liệu.

    • Biển Ðông lại đặc-biệt hơn vì nằm trong vùng "xích-đạo từ". Tương-tự như trong vùng nhiệt-đới địa-dư, các la-bàn điện hoạt-động trong điều-kiện tốt nhất; các dụng-cụ trắc-định từ-tính cũng không cần điều-chỉnh nhiều những khi hoạt-động tại nơi có "vĩ-độ từ" thấp hay gần đường xích-đạo tự Trường-hợp tàu thuyền chạy lên Bắc-cực hay đi xuống Nam-cực, la-bàn điện dần dần trở nên vô-hiệu và thành vô-dụng tại hai cực địa-dự La-bàn từ cũng vậy, sẽ trở nên vô-hiệu ở hai cực địa-từ.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    6.2- Sự kỳ-diệu về "địa-hình"
    Bài quá dài phải cắt bớt

    6.3 - Biển Ðông, bà mẹ thiên-nhiên chống ô-nhiễm.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    6.3.1 - Nước sạch sẽ.
    Nhờ tiếp-giáp với hai khu-vực đại-đương rộng lớn xa các nơi kỹ-nghệ phát-triển tột cùng là Bắc-Mỹ và Âu-Châu, nước biển Thái-bình-Dương và Ấn-Ðộ-Dương vốn tinh-khiết sẽ giúp Biển Ðông rửa sạch ô-nhiễm. Các đại-hải-lưu trên hai đại-dương luân-chuyển quanh năm là máy lọc mẹ trợ giúp máy lọc con là Biển Ðông. Thiên-nhiên đặc-biệt là bà mẹ tốt, quét dọn sạch sẽ cái nhà Việt-Nam, làm xứ ta đẹp hơn các xứ khác trên phương-diện này.
    Hình 40 - Nước Biển Ðông ô-nhiễm sẽ theo các hải-lưu của Thái-bình-Dương và Ấn-độ-Dương chảy đi nơi khác.

    A 1943 map of the world's ocean currents.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    7 - CÁC ÐẢO VIỆT-NAM.
    Các đoạn sau đây bàn về sự quan-trọng của các hải-đảo ngoài khơi của Việt-Nam.

    7.1 - Sự Quan-trọng của Hải-đảo.
    Trong khi tài nguyên trên đất liền dần dần sút giảm, dân số vẫn gia tăng nhanh chóng; loài người đang kéo nhau đổ xô ra khai-thác biển cả.

    Trong Ðặc-san Sử Ðịa số 29 năm 1975, Giáo-sư Sơn Hồng Ðức đã viết: "Nếu thế-kỷ XIX là kỷ-nguyên của việc chiếm-cứ và khai-thác các lục-địa, thì hậu-bán thế-kỷ thứ XX là lúc mà tài-nguyên thiên-nhiên trên các đất nổi đã cạn nguồn. Các nhà địa-lý kinh-tế thế-giới bắt đầu chú-ý đến vùng "đất ngầm", nghĩa là thềm lục-địa hay đáy đại-dương. Nhất là sau hội-nghị Caracas về "Luật Bể" 1974 thì khuynh-hướng chung cho rằng quan-niệm lãnh-hải của thế-kỷ XIX nay đã lỗi thời".

    Ông Sơn cũng nói đến tầm quan-trọng của hải-đảo như sau: "Cha Ông chúng ta, với lòng can-đảm vô-biên, chí mạo-hiểm vô-cùng đã để lại cho con cháu ngày nay một dãy giang-sơn gấm vóc gồm lãnh-thổ lục-địa và những quần-đảo trong Biển Ðông và vịnh Thái-Lan. Quan-niệm sai-lầm thường cho rằng đây chỉ là những bãi cát bão-táp không giá-trị sản xuất nên chúng ta đã "thiếu tích-cực" trong vấn đề định-cư hoặc chiếm-đóng."


    Bài quá dài phải cắt bớt

    7.2 - Tổng-quát về các đảo ven biển Việt-Nam.
    Bờ biển Việt-Nam dài trên 5,000 km. Dọc bờ biển Việt-Nam có đến trên 2 ngàn 5 trăm đảo. Có những đảo nằm đơn độc nhưng cũng có nhiều đảo nằm chung với nhau trong các quần-đảo. Những điểm đáng nói về các đảo của nước ta được tóm gọn trong vài đoạn nhỏ như sau:

    Bài quá dài phải cắt bớt
    • Quần-đảo Hạ-Long có tới 2156 hòn đảo to nhỏ đủ cỡ, nổi tiếng là một kỳ-quan thế-giới vì vẽ đăp thiên-nhiên. Diện-tích vùng biển chỉ vào khoảng 3,000 km2, tức nhỏ hăp hơn Trường-Sa và Hòang-Sa rất nhiều, nhưng đáng kể là chi chít rất nhiều đảo.
    Hình 44 - Một hình vẽ cảnh vịnh Hạ-Long vào cuối thế-kỷ 19 với hạm-đội của Ðô-Ðốc Courbet đang bỏ neo.

    Hạ Long et sa baie

    Ha Long Bay, Vietnam.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    8 - BIỂN VÀ ÐẢO THEO LUẬT BIỂN QUỐC-TẾ.
    Những đoạn sau đây bàn về ranh-giới hải-phận trên Biển Ðông theo với Luật Biển hiện-hành.

    8.1 - Quan-niệm cũ mới về lãnh-hải.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    8.2 - Luật Biển LHQ, một ý-thức mới về trật-tự trên biển.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    Thỏa-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica đã được 159 quốc-gia ký-nhận (signatures) và như tiên-liệu, đã có đủ 60 quốc-gia duyệt-y (ratification.) Kể từ ngày 16-11-1994, thỏa-ước UNCLOS trở thành luật và được mang ra thi-hành.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    8.3 - Lãnh-thổ và lãnh-hải.
    Học địa-lý, chúng ta biết rằng diện-tích lãnh-thổ nước Việt-Nam đo được 329,600 km2. Ngoài lãnh-thổ đó, một khu-vực trên biển từ bờ trở ra khơi 12 hải-lý (hl) đã được nhận là lãnh-hải (territorial waters.) Chủ-quyền quốc-gia trên lãnh-hải giống như chủ-quyền trên lãnh-thổ. Vào năm 1964, chính-quyền cộng-sản Việt-Nam tuyên-bố lãnh-hải 12 hl.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    Hình 45 - Theo bảng liệt-kê này, Việt-Nam có chiều dài bờ biển 2,828 hải-lý (tức 5,237 km, hải-phận EEZ rộng 210,600 hl vuông, không thua Trung-Cộng bao nhiêu.


    Bài quá dài phải cắt bớt

    8.4 - Thềm lục-Ðịa và EEZ.
    Trong những danh-từ thường dùng của Luật Biển ngày nay, người ta còn nói đến "Thềm lục-địa" (Continental Shelf.) Trước hết, quan-niệm này phát-sinh khi khảo-sát bờ biển trên thế-giới, người ta thấy đáy biển thường thoai-thoải từ bờ ra khơi một khoảng xa, tùy nơi có thể từ vài chục hải-lý cho đến hàng trăm hải-lý; rồi đột nhiên, đáy biển dốc sâu hẳn xuống trước khi chạy tiếp ra ngoài lòng đại-dương. Hình-dạng phần đáy biển thoai thoải sát bờ đó giống như cái nền của lục-địa.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    1. Dùng độ sâu đáy biển.
    Theo khuynh-hướng này thềm lục-địa nằm trong khu-vực có độ sâu nước biển tới 200m.
    Hình 47 - Biển Ðông, thiết-đồ đáy biển và thềm lục-địa (200m.) Từ bờ Việt-Nam, đáy biển chạy thoai-thoải ra khơị (Hình của Nguyễn-Khắc-Ngữ 1981.)

    Trường-hợp dùng đường đồng-thâm 200m này cho Việt-Nam, chúng ta thấy:
    Bài quá dài phải cắt bớt

    2. Dùng khoảng cách 200hl tính từ bờ.
    Có những quốc-gia duyên-hải tuyên-cáo chiều rộng thềm lục-địa riêng cho ho Theo nhu-cầu quốc-gia, nhiều chính-quyền đã ra tuyên-cáo về chiều rộng thềm lục-địạ Ranh-giới 200 hải-lý hiện đang được nhiều quốc-gia chấp-nhận. Việt-Nam có thể được kể là một trong những quốc-gia nàỵ Thềm lục-địa Việt-Nam thông-thường đã được chính-quyền đương-thời đồng-hóa với vùng hải-phận chủ-quyền kinh-tế EEZ 200hl.

    8.5 - Ðường căn-bản duyên-hải và Nội-hải.


    Bài quá dài phải cắt bớt

    8.6 - Thềm lục-địa kéo dài và đường trung-tuyến.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    Hình 51 - Khu-vực tranh-chấp Việt-Nam với Nam-Dương và Mã-lai-Á. Hình nhỏ vẽ khu đáy biển sâu ở phía Bắc đảo Natuna.


    Bài quá dài phải cắt bớt

    8.7 - Các nước lớn và Luật Biển.
    Nhiều cường-quốc không vừa lòng với Luật Biển LHQ, hải-quân của họ muốn được tự-do hải-hành khắp nơi theo ý họ muốn. Tuy vậy, chưa có sự chống-đối, cản-trở nào đáng gọi là quyết-liệt.

    8.7.1 - Hoa-Kỳ.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    Hình 52 - Khu-vực ranh-giới lịch-sử "Lưỡi Rồng" của Trung-Cộng chiếm gần trọn Biển Ðông.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    9 - LUẬT BIỂN LHQ VÀ BIỂN ÐÔNG.
    Bài quá dài phải cắt bớt

    9.1 - Việt-Nam và Luật Biển.
    Việt-Nam cùng với 159 nước trên thế-giới (tính đến đầu năm 1993) đã ký-duyệt bản dự-thảo Luật Biển 1982 của Liên-hiệp-Quốc. Tháng 7/1994, Việt-Nam lại ký tên vào danh-sách các quốc-gia tự-nguyện chấp-hành luật quốc-tế này. Dự-luật này chỉ đòi hỏi 60 quốc-gia ký-nhận để mang ra thi-hành. Hiện nay trong số 60 quốc-gia đầu tiên ký-kết đã có nhiều nước lớn như Brazil, Ai-Cập, Nam-Dương, Mễ-tây-cơ. Ngày 16/11/1994 là ngày thỏa-ước có hiệu-lực thi-hành (enter into force.)

    Việc CHXHCN Việt-Nam chấp-nhận Thỏa-ước về Biển-Cả Quốc-tế đã tạo được tối-thiểu một sự an-tâm về lý-thuyết. Ðặc-biệt Việt-Nam cũng tìm ra một vị-thế thuận-lợi trên trường ngoại-giao khi tranh-chấp với Trung-Cộng.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    9.2 - Trường-hợp các đảo Hoàng-Sa Trường-Sa.
    Trong tiến-trình đi tới một Luật Biển hoàn-bị cho toàn-cầu, các cơ-cấu luật-pháp quốc-tế lần đầu tiên sẽ phải đối đầu với một vấn-đề mới khó khăn và tế-nhị về chủ-quyền trên các hòn đá san-hô tí-hon của Biển Ðông. Xin nêu một vài thí-dụ:


    Bài quá dài phải cắt bớt

    9.3 - Những đường ranh Biển Ðông.
    Tình-trạng chủ-quyền của các quốc-gia trên Biển Ðông không rõ rệt lúc nàỵ Việt-Nam, Trung-Cộng và Trung-Hoa Ðài-Loan cùng nhận làm chủ toàn-thể Hoàng-Sa và Trường-Sa.
    Hình 55 - Bản-đồ ghi các vị-trí chiếm-đóng quân-sự ở Trường-Sa.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    • Việt-Nam chiếm đóng nhiều nơi nhất, có thể tới 26 vị-trí (?) mà 14 có cao-độ được kể về mặt pháp-lý (3 đảo, 7 cồn, 1 đụn, 3 đá.)

    • Phi-luật-Tân chiếm 8 vị-trí đều là "cao-địa (5 đảo, 3 cồn.)

    • Trung-Cộng chiếm tới 9 vị-trí, nhưng chỉ có 2 "cao-địa" (1 đảo,1 đá.)

    • Mã-lai-Á chiếm 3 vị-trí với 2 "cao-địa" (1 đảo, 1 đá.)

    • Ðài-Loan chiếm 1 vị-trí (1 đảo.)

    • Còn lại chừng 6 "cao-địa" (?) (4 đảo, 2 đá) chưa ai chiếm-đóng.
    Theo một số luật-gia, đảo (island), cồn (cay), đụn (dune) có thể được hưởng quy-chế 200 hl hải-phận EEZ; còn đá thì chỉ được tính 12 hl hải-phận của lãnh-hải mà thôi.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    9.4 - Những hình vẽ hải-phận theo giả-thuyết.
    Bài quá dài phải cắt bớt

  3. #393
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    ÐỊA LÝ BIỂN ÐÔNG VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (3)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...iendong-3.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...truong_20.html
    Những hình của bài không có ở đường dẫn. Tôi tìm trên mạng một số hình tiêu biểu thêm vào bài
    Bài quá dài phải cắt bớt 2/3. Xin xem từ đường dẫn

    Vũ-Hữu-San

    10.2 - Ðất-đai san-hô.
    Các đảo ở Trường-Sa và Hoàng-Sa đều là các ám-tiêu san-hộ Ðặc-tính đất đai vì đó khác-biệt với đất-đai các đảo ven biển cũng như đất đai vùng duyên-hải.

    Trong bản "Phúc-trình Cuộc Thám-sát Hòn Nam Yít thuộc Quần-đảo Trường-Sa vào mùa thu năm 1973" Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh viết như sau:
    "... Ðây là những ám-tiêu san-hô tiêu-biểu trong vùng Thái-bình-Dương. Trong quá-trình địa-chất, hòn Nam-Yít được thành-lập do sự nguội đặc của dung-nham huyền-vũ phún-xuất ngầm dưới mặt nước. Về sau san-hô bám vào đó và tăng-trưởng mau lă nhờ vào các điều-kiện thích-hợp cho môi-trường sinh sống của chúng như chiều sâu của mực nước biển, nhiệt-độ lượng Oxy ...

    San-hô nhờ có vỏ vôi nên khi chết vỏ sẽ hóa cứng và thành-lập nên đá vôi san-hô có nguồn-gốc sinh-học.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    10.3 - kích-thước và tuổi-tác các đảo
    Các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thường thấp và nhọ Tuổi của san-hô cấu tạo nên đảo khó mà biết được chính-xác.

    10.3.1 - Kích-thước của đảo san-hộ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    10.3.2 - Tuổi đảo: thật già và thật trẽ.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    10.4 - Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc Việt-Nam về phương-diện vị-trí.
    Quần-đảo Hoàng-Sa nằm giữa vùng Biển Ðông của nước Việt-Nam, ngang bờ biển các tỉnh Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam và một phần Quảng-Ngãị Còn hầu hết các đảo của Quần-đảo Trường-Sa nằm ngang vĩ-độ với Phan-Rang - Cà Mâu .

    Về khoảng cách đất liền, quần-đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt-Nam nhất. Sự so sánh như sau:
    • Khoảng cách từ đảo Tri-Tôn (15 độ 47'N, 111 độ 12'E) tới Lý-Sơn hay Cù-lao Ré (15 độ 22'N, 109 độ 07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ-độ, tức chỉ có 123 hải-lý.

    Nếu lại lấy tọa-độ (Lý-Sơn 15 độ 23.1'N, 109 độ 09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường căn-bản nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 November 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.

    Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan - 15 độ 14'N, 108 độ 56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.

    • Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải-Nam xa tới 140 hải-lý (đảo Hoàng-Sa - 16 độ 32N, 111 độ 36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18 độ 22 N, 110 độ 03 Ẹ) Khoảng cách từ Hoàng-Sa tới đất liền lục-địa Trung-Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối-thiểu là 235 hải-lý.

    • Nếu người Trung-Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải-Nam tại Ling-sui Pt, họ "tạo" ra khoảng cách thật gần: 112 hải-lý! Ðiều đó không thể là một lý lẽ tranh cãi vì đá ngầm không có giá-trị như đảo trong việc chuẩn-định ranh giới.
    Luận-lý khoảng cách và số lượng đảo của người Việt lúc xưa như Ðỗ-Bá, Lê-quý-Ðôn không hoàn-toàn sai lạc quá đáng như cách-thức xuyên-tạc của người Trung-Hoa khi cho rằng Bãi Cát Vàng trong sách cổ Việt-Nam không phải là quần-đảo Hoàng-Sa ngày nay. Lý-luận của họ thật ngoan-cố hay kiến-thức hàng-hải của họ ấu-trĩ khi nói rằng thuyền đi một vài ngày làm sao tới được Hoàng-Sa.
    Hình 71- Bản-đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất của quần-đảo Hoàng-Sa đến các đảo gần đất liền (Trích từ Bản-đồ Southeast Asia- National Geographic Society- Washington DC, 1968.)

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Hình 72 - Bản-đồ cổ chỉ-định vị-trí Hoàng-Sa Trường-Sa nằm ngoài khơi Biển Ðông. (Trích Ðại-Nam Nhất-thống Toàn-đồ triều Nguyễn.)

    Người Tàu vẫn tự cho là nước họ giỏi Ðịa-lý, và bản-đồ Trung-Hoa vẽ chính-xác hơn bản-đồ Việt-Nam nhưng triều-đình hay dân Trung-Hoa đã có thực-hiện một bản-đồ nào ghi nhận những chi-tiết địa-lý tương-tự về Hoàng-Sa Trường-Sa như vậy không?

    10.5 - Hoàng-Sa/ Trường-Sa thuộc Việt-Nam về phương-diện địa-hình đáy biển.
    Về địa-hình đáy biển, quần-đảo Hoàng-Sa nằm sát với thềm lục-địa của Việt-Nam.
    • Toàn thể khu-vực quần-đảo Hoàng-Sa nổi cao hơn vùng biển vây quanh nọ Nền đất toàn quần-đảo này được nối thẳng vào thềm lục-địa Việt-Nam như là qua một cái cửa ngõ thông vào vùng cù-lao Ré và bờ biển Quảng-Ngãị Hành-lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500 m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung-Hoa, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa.

    • Những hải-đồ có ghi độ sâu đáy biển chứng-minh rõ sự kiện nàỵ Ðường đồng- thâm (thủy) 1000 thước bao kín các vùng về phía Bắc và Ðông, trong khi lại mở rộng qua phía Việt-Nam theo chiều hướng Tây Tây Nam.

    Territorial Claims in the South China Sea (based on claimants' latest official documents / maps or medians are used where no official documents available)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    10.6 - Hoàng-Sa/ Trường-Sa thuộc Việt-Nam về Phương-diện Ðịa-chất và Sinh-học.
    Một người gốc Trung-Hoa như Ting Tsz Kao đã nói rằng nhìn chung thấy sự tuyên-bố chủ-quyền của Trung-Hoa ở Nam-Hải là điều kỳ-quặc và tham-lam quá đáng, nhưng xét về địa-lý thì đúng là của Tàu (sic.)

    Chỉ vì sự tham-lam mà các ông trí-thức như vậy đã biện-luận một cách chủ-quan, không cần phải trái, bất-chấp cả lý-lẽ hiển-nhiên về địa-lý. Nguyên-văn lời ngụy-biện đó như sau: "This island complex in international waters appears at first sight a little ođ or monstrous. But when one considers the geographical composition of the Chinese ocean frontier as a whole, the continuity of the possession of the archipelagoes becomes perceivable and reasonable." (The Chinese Frontiers, Illinois 1980: 289.)

    10.6.1 - Ðịa-chất.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    10.6.2 - Sinh-thực.
    Cây cỏ trên đảo đều là cây cỏ nhiệt-đới loại cây cỏ đất liền Việt-Nam. Nhiều cây lớn được người Việt-Nam mang ra trồng từ lâu. Cây mọc cao như các dấu hải-hiệu giúp cho nhiều tàu thuyền tránh khỏi tai-nạn mắc cạn. Cây cũng giúp đảo giữ đất, tránh sóng, gió, nước xâm-thực.

    Ðại-Nam Thực-lục Chính-biên đệ-nhị kỷ quyển 104 chép rằng: Vua Minh-Mạng bảo bộ Công: "Trong hải-phận Quảng-Ngãi, có một dải Hoàng-Sa, xa trông trời nước một mầu, không phân biệt được nông sâu. Gần đây, thuyền buôn thường mắc cạn bị hại. Nay nên dự-bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu lập bia, và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người ta dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được mắc cạn. Ðó cũng là việc lợi muôn đời."

    Người Tàu nói dựa vào sử-ký tuyên-bố chủ-quyền toàn thể Biển Ðông, nhưng không có sử sách nào của người Tàu ghi được công-lao hay chứng-tích tương-tự như vậy!

    10.6.3 - Sinh-hóa.
    Lòng Biển Ðông chất chứa các lớp thủy-tra-thạch. Sau nhiều triệu năm các chất hữu-cơ đã tích-tụ lại, chịu sức ép của nhiều lớp địa-tầng nên dần dần biến đổi thành dầu hỏa hay khí đốt. Các khoa-học-gia cũng thấy những đặc-tính Việt-Nam trong sự biến-thể đó như sau:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    11 - THẢO MỘC TRƯỜNG-SA VÀ HOÀNG-SA..
    Thảo-mộc hai quần-đảo Hoàng, Trường có nhiều điểm đáng nói:

    11.1 - Tổng-quát về thảo-mộc các đảo ngoài biển đông.
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    11.2 - Tài-liệu của giáo-sư Fontaine.
    Về dữ-kiện khoa-học, chúng tôi xin trích một vài đoạn trong bài "Hoàng-Sa dưới mắt nhà Ðịa-chất H. Fontaine" của Lạp-Chúc Nguyễn-Huy, đăng trong Ðặc-San Sử-Ðịa số 29, năm 1975 để làm tài-liệu.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    11.3 - báo-cáo của Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    12 - TÀI-NGUYÊN.
    Tài-nguyên Biển Ðông gồm có phân bón trên các đảo, cá tôm thu-hoạch ngoài biển và dầu khí nằm sâu dưới lòng biển:

    12.1 - Phosphate.
    Theo những bản phúc-trình về tài-nguyên thì khối dự-trữ phosphate ở quần-đảo Hoàng-Sa có thể tới hơn 4 triệu tấn, nghĩa là đủ cho nhu-cầu phân bón của Việt-Nam Cộng-hòa trong vòng 25 năm (nhu-cầu những năm 1970.) Số lượng do Kỹ-sư Trần-Hữu-Châu phỏng-định vào mùa thu năm 1973 là 3,595,000 m3 cho riêng 6 đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm. Trọng-lượng mỗi m3 phosphate là 1.5 tấn. Nếu chỉ khai-thác một nửa thôi, số lượng phosphate dùng được cũng tới 2,700,000 tấn.

    Theo tài-liệu của Nha Khoáng-Chất (Bộ Kinh-Tế VNCH) thì số lượng dự-trữ phosphate (trên các đảo chính của quần-đảo Hoàng-Sa) như sau:
    • Hoàng-Sa, có từ 560,000 đến 1,000,000 tấn.
    • Hữu-Nhật có lối 1,400,000 tấn.
    • Quang-Ảnh có từ 700,000 đến 1,200,000 tấn.
    • Duy-Mộng có từ 600,000 đến 1,000,00 tấn.

    (trích bài của Giáo-sư Sơn-Hồng-Ðức, Ðặc-San Sử Ðịa 29, 1977, trang 204.)
    Ở Trường-Sa, số lượng phosphate chưa được tính toán đầy đủ, nhưng ước-lượng cũng hàng triệu tấn. Công-việc khai-thác nguồn lợi này ở Trường-Sa đã nhiều lần dở dang. Trước thời 1975, người ta còn thấy trên các đảo ở Trường-Sa nhiều đống phân chim gom lại chưa di-chuyển đi hết.

    12.2 - Ngư-nghiệp.
    Hàng năm, vùng Biển Ðông thu-hoạch được khoảng 5 hay 6 triệu tấn hải-sản, chiếm vào khoảng 1/14 tổng-số sản-lượng của thế-giới (70 hay 80 triệu tấn.) Khả-năng thu-hoạch còn có thể cao hơn nhiều, ít nhất là 3 triệu tấn nữa.
    Hình 85 - Mức-độ khai-thác ngư-nghiệp tại Biển Ðông, cao nhất tại vịnh Bắc-Việt, vịnh Thái-Lai và dọc duyên hải.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    12.3 - Hải-sản phụ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    12.4 - Trữ-lượng dầu khí Biển Ðông.
    Một số học-giả cho rằng báo-cáo đầu-tiên về sự hiện-hữu dầu khí ở Biển Ðông là kết-quả của các đoàn nghiên-cứu thăm-dò của Liên-hiệp-quốc trong những năm cuối thập-niên 1960. Thời-gian trước đó, nhiều giáo-sư địa-chất thuộc viện Ðại-học Sài-Gòn đã quả-quyết là theo kiến-thức chuyên-môn của họ, Việt-Nam không có dầu lửa. Cho đến đầu thập-niên 1970, một số học-giả người Việt vẫn không tin rằng dầu hỏa có nhiều như những báo-cáo thăm dò cho biết. Họ nghĩ rằng dầu hỏa nếu có thì chỉ như những hạt sương buổi sáng đọng trên khắp ngọn cỏ, lá cây ngoài cánh đồng; chuyện "không-tưởng" của họ kể ra là kỹ-nghệ khai-thác làm sao thu hút được tất cả các giọt dầu rải rác đâu đó như vậy mà mang ra bán thương-mại!

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Hình 93- Những vùng kết-tầng thủy-tra-thạch và những vùng biết có dầu khí hay đang được khai-thác. Chỉ vì sự hiện-hữu của dầu lửa mà Trung-Cộng quyết chia lại Vịnh Bắc-Việt, chiếm bãi Tứ-Chính cùng Hoàng-Sa và Trường-Sa.

    Sau đây là vài con số ước-lượng:

    Vùng Biển Ðông rộng tới 1,460,000 dậm vuông chia ra hai phần gần bằng nhau:
    • 720,000 dậm vuông cho biển và
    • 740,000 dậm vuông thuộc thềm lục-địa.
    Trên thềm lục-địa, tại những khu-vực mà các lớp thủy-tra-thạch kết tầng dầy tới 11.000 ft, thường thường là có chứa dầu hỏa hay khí đốt. Với kỹ-thuật hiện-đại, công việc khai-thác tương-đối dễ dàng nơi những chỗ nông cạn này.

    Theo như lý-thuyết của L. G. Weaks thì cách ước-lượng như sau:
    • Vào khoảng 1.75% thềm lục-địa (12,950 dậm vuông) mỗi dậm vuông chứa 896,000 thùng dầu lửa: 896,000 X 12,950 = 11,603,200,000 thùng.

    • Vào khoảng 15% thềm lục-địa (111,000 dậm vuông) mỗi dặm vuông chứa 320,000 thùng dầu lửa: 320,000 X 111,000 = 35,520,000,000 thùng.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Riêng trong khu-vực Trường-Sa, hai khu-vực đã được biết chắc chắn là có dầu khí:
    • 550 triệu thùng vùng phía Tây bãi Tứ-chính trên thềm lục-địa Việt-Nam.

    • Bãi Cỏ Rong do Phi-luật-Tân khai thác.

    12.5 - Dầu khí trong hải-phận do Việt-Nam kiểm-soát.
    Không kể những khu-vực bị Trung-Cộng chiếm-đóng cũng như các vùng biển ngoài khơi đang tranh-chấp, tài-nguyên về dầu khí trong lòng biển Việt-Nam đã được ước-tính qua những số-lượng như sau:
    • Theo tiến-sĩ Charles Johnson thuộc viện Est-West Center, trữ-lượng dầu hỏa Việt-Nam ước-lượng vào khoảng từ 1.5 đếm 3.0 tỷ thùng. Ðể so sánh, ta lấy trường-hợp các nước đang sản-xuất dầu lửa trong vùng như Úc-đại-Lợi và Mã-lai-Ạ Hai quốc-gia này có trữ-lượng lần lượt là 1.7 và 3.0 tỷ thùng. Về khí đốt, trữ-lượng của Việt-Nam có thể nhiều tới 10,000 tỷ cubic feet. Ba vùng giếng dầu khí đã được thăm dò đầy đủ và đang được khai-thác có trữ-lượng như sau:

    o Bạch-Hổ 175-300 triệu thùng,
    o Ðại-Hùng 300-600 triệu thùng,
    o Rồng 100-150 triệu thùng.
    (Investing in VietNam: Oil and Gas Exploration, Michael J. Scown, East Asian Executive Reports April 1992: 23.)
    Hình 94 - Các lô phân-chia để khai-thác dầu-hỏa ngoài khơi Nam-phần. Lưu-ý khu-vực tranh-chấp Việt-Hoa tại vùng Bãi Tứ-Chính (Vạn-An) và vị-trí các giếng dầu: Rồng, Dừa, Bạch-Hổ, Ðại-Hùng.


    Những tin-tức lạc-quan vào cuối năm 1994 cho hay sản-lượng dầu khí của Việt-Nam đã vượt qua mặt Trung-Cộng và phỏng-định Việt-Nam có số trữ-lượng dầu khí khổng-lồ, vào hàng thứ tư trên thế-giới. (The United States and Vietnam: Overcoming the Past and Investing in the Future, Thomas R. Stauch, báo The International Lawyer, Winter 1994: 1025.)

    12.6 - Những tài-nguyên Biển Ðông trong tương-lai.
    Theo đà phát-triển khoa-học kỹ-thuật, nhiều tài-nguyên quý-giá sẽ dần dần được khai thác từ lòng biển. Con người sẽ đào thêm dầu khí ở những vùng biển sâu hơn, lấy được nhiều loại quặng mỏ cần-thiết cho kỹ-nghệ.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Vũ-Hữu-San

  4. #394
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    ÐỊA LÝ BIỂN ÐÔNG VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (4 chót)

    http://www.mevietnam.org/lanhtho-lan...iendong-4.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...truong_21.html
    Những hình của bài không có ở đường dẫn. Tôi tìm trên mạng một số hình tiêu biểu thêm vào bài
    Bài quá dài, phải cắt bớt ¾. Xin coi từ đường dẫn

    Vũ-Hữu-San

    13 - CÁC ÐẢO THUỘC QUẦN-ÐẢO HOÀNG-SA.
    Ðoạn này khảo-sát các đảo Hoàng-Sa một cách chi-tiết hơn.

    13.1 - Tên quần-đảo: Bãi Cát Vàng.
    Chúng ta thường quen miệng mà gọi quần-đảo Hoàng-Sa, nhưng thực ra dẫy đảo này từ xưa đã mang tên Việt-Nam là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Tên này xác-định rõ ràng sự sở-hữu đã lâu đời vì người Việt biết rõ đặc-tính quần-đảo của mình. Chung quanh các đảo, rõ nhất ở Quang-Hòa, bãi cát thường mầu vàng. Vào những ngày biển êm, người ta có thể trông suốt đến đáy các nền lòng chảo san-hô và thấy cát vàng ở đó.

    Người Trung-Hoa gọi quần-đảo bằng nhiều tên thay đổi một cách bất-nhất. Chỉ mới gần đây, họ gọi là Hsisha hay Xisha Qundao (Tây-Sa.)

    Trên hải-đồ quốc-tế, Bãi Cát Vàng được ghi là Paracel Islands hay Paracels.

    Bài quá dài, phải cắt bớt



    13.2 - Chiều cao các đảo.
    Các đảo Hoàng-Sa không cao. Hải-đồ 5497 của Sở Thủy-Ðạo Hoa-Kỳ ghi nhận độ cao những đảo bằng bộ Anh mà chúng tôi xếp theo thứ-tự cao thấp như sau:
    • Rocky Island. (Ðảo Hòn Ðá) 50ft,
    • Pattle I. (Ðảo Hoàng-Sa) 30ft,
    • Robert I. (Ðảo Hữu-Nhật hay Cam-Tuyền) 26ft,
    • Money I. (Ðảo Quang-Ảnh) 20ft,
    • Pyramid Rk. (Hòn Tháp) 17ft,
    • Lincoln I. (Ðảo Linh-Côn) 15ft,
    • Duncan I. (Ðảo Quang-Hòa) 13ft,
    • Triton I. (Ðảo Tri-Tôn) 10ft.
    Hai bãi ngầm Macclesfield và Scarborough nằm về phía Ðông của quần-đảo Hoàng-Sa, luôn luôn nằm dưới mặt nước.

    Các đảo chính của Hoàng-Sa gồm thành hai nhóm:
    • Nhóm Lưỡi Liềm phía Ðông Bắc
    • Nhóm An-Vĩnh phía Tây-Nam

    13.3 - Các Bãi Ngầm Macclesfield và Scarborough.
    Trước khi đề-cập đến hai nhóm Lưỡi-Liềm và An-Vĩnh, chúng tôi xin nói sơ qua về các bãi ngầm phía đông Hoàng-Sa như Macclesfield Bank, Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal…
    Hình 99 - Bãi ngầm Macclesfield với các vị-trí neo tiện-lợi ngoài khơi Biển Ðông.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    13.4 - Nhóm Trăng Khuyết.
    Trăng-Khuyết hay Lưỡi Liềm hay Nguyệt-Thiềm hay Croissant hay Crescent là tên một nhóm đảo quan-trọng nằm về phía đất liền Việt-Nam.

    Theo giáo-sư Sơn-Hồng-Ðức thì từ phi-cơ nhìn xuống nhóm đảo này có hình như hai chiếc bánh "Croissant" (hay Crescent) đâu đầu vào nhau. Có 7 đảo chính kể ra dưới đây kềm theo tên Trung-Hoa:
    • Hoàng-Sa - Shanhu Dao
    • Hữu-Nhật - Guanquan Dao
    • Duy-Mộng - Jinqing Dao
    • Quang-Ảnh - Jinyin Dao
    • Quang-Hoà - Chenhang Dao
    • Bạch-Quỷ - Panshi Yu
    • Tri-Tôn - Zhongjian Dao
    • Các bãi ngầm
    • Vô-số mỏm đá


    13.4.1 - Ðảo Hoàng-Sa.

    Ðảo Hoàng-Sa (Pattle Island) tuy là đảo chính của quần-đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân-sự cho rằng đảo này có vị-trí quan-trọng nhất, hơn cả đảo Phú-Lâm trong việc phòng-thủ bờ biển nước ta.

    Ðảo hình bầu dục, dài khoảng 950m, rộng khoảng 650m, diện-tích chừng .32km2, có vòng san-hô bao quanh.

    Trong thời-gian Hoàng-Sa dưới chủ-quyền của Việt-Nam Cộng-Hòa, người ta thấy có nhà cửa căn-cứ quân-sự, đài khí-tượng, hải-đăng, miếu Bà, cầu tàu, bia chủ-quyền.
    Hình 101 - Không-ảnh Hoàng-Sa trong thời-gian quân-đội VNCH trú-đóng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://i.postimg.cc/LXqF6BtH/Bia-Ch...a-Viet-Nam.jpg

    13.4.2 - Ðảo Hữu-Nhật (Robert Island hay Cam-Tuyền.)
    Ðảo mang danh một Suất-đội Thủy-Quân triều Nguyễn, tên Phạm-hữu-Nhật. Ông người Quảng-Ngãi được vua Minh-Mạng phái ra quần-đảo Hoàng-Sa để đo đạc thủy-trình và vẽ bản-đồ các đảo vào năm 1836.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    13.4.3 - Ðảo Duy-Mộng (Drummond Island)
    Ðảo cao không quá 4m. Ðảo hình bầu dục, diện-tích khoảng .41km2 có nhiều loại cây nhọ Hơi giống như đảo Hữu-Nhật, giữa đảo là một vùng đất không có câỵ Chỗ đất trống này có thể sinh sống được. Lại có một lạch nước nhỏ nên ghe đi theo cửa lạch đó vào được sát bợ Tàu lớn có thể bỏ neo cách bờ 2, 3 trăm thước.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    13.4.4 - Ðảo Quang-Ảnh (Money Island hay Vĩnh-Lạc.)
    Ðảo mang tên một nhân-vật lịch-sử: Phạm-quang-Ảnh, vị Ðội-trưởng Hoàng-Sa-đội thời Nguyễn. Theo lệnh vua Gia-Long, ông đem hải-đội ra Hoàng-Sa năm 1815 để thu-hồi hải-vật.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    13.4.5 - Ðảo Quang-Hòa (Duncan Island.)
    Trận hải-chiến 19 tháng 1 năm 1974 giữa Hải-quân Việt-Nam và Trung-Cộng đã diễn ra trong vòng 5, 10 hải-lý phía Tây và Tây-Nam đảo này.
    Hình 105 - Khu-trục-Hạm Trần-khánh-Dư HQ-4, một đơn-vị của HQ/VNCH từng tham-chiến Hoàng-Sa. Hiện chiến-hạm này trong HQ/ CHXHCN/VN thường đảm-nhiệm huấn-luyện, chiến số HQ-3.
    https://s20.postimg.cc/vluu3zrot/HQ-4.jpg

    13.4.6 - Ðảo Bạch-Quỷ (Passu Keah.)
    Ðảo này là một dải san-hô, chỉ thật-sự nổi hẳn lên khỏi mặt nước khi thủy-triều xuống. Ðịa-thế trơ trọi đá, không cho phép người ta sinh-tồn.

    13.4.7 - Ðảo Tri-Tôn (Triton Island.)
    Ðảo này gần bờ biển Việt-Nam nhất so với các đảo khác của Hoàng-Sạ Ðảo Tri-Tôn thấp, trơ trọi đá san-hô, không có cây cỏ nhưng nhiều hải-sản như hải-sâm, ba ba, san-hô đủ mầu sắc.

    13.4.8 - Các bãi ngầm. Có ba bãi đá ngầm:
    • Bãi ngầm Antelope Reef nằm phía Nam đảo Hữu-Nhật và phía Ðông đảo Quang-Ảnh hoàn toàn là san-hô chưa nổi lên mặt nước.

    • Bãi ngầm Vulađore nằm về phía Ðông Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm, cách xa khoảng 20 hải-lý.

    • Bãi ngầm Khám-phá (Discovery.)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    13.5 - Nhóm đảo An-Vĩnh (Amphitrite Group.)
    Nhóm đảo Ðông-Bắc quần-đảo Hoàng-Sa được gọi là nhóm An-Vĩnh, theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng-Ngãi.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Nhóm đảo An-Vĩnh bao gồm các đảo tương-đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng-Sa, và cũng là các đảo san-hô lớn nhất Biển Ðông như:
    • Ðảo Phú-Lâm - Yongxing Dao
    • Ðảo Cây hay Cù-Mộc - Zhaoshu Dao
    • Ðảo Lincoln -Dong Dao
    • Ðảo Trung - Zhong Dao
    • Ðảo Bắc - Bei Dao
    • Ðảo Nam - Nan Dao
    • Ðảo Tây - Xisha Zhou
    • Ðảo Hòn Ðá - Shi Dao
    Sau đây là mô-tả một số các đảo chính:

    13.5.1 - Ðảo Phú-Lâm (Woody Island.)
    Ðảo Phú-Lâm nằm bên đảo Hòn Ðá (Rocky Islanđ cao 50ft), diện-tích lớn hơn Hòn Ðá nhưng cao-độ thấp hơn rất nhiều. Ðây là đảo quan-trọng nhất của nhóm đảo An-Vĩnh.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ðảo có cầu tàu lớn, phi-trường, đài kiểm-báo, kinh đào và nhiều tiện-nghi quân-sự khác. Ðảo dài tới 1.7km, chiều ngang 1.2km, diện-tích 320 acres hay chừng 1.3km2. Ðảo có nhiều cây cối tươi tốt nên mang tên Phú-lâm.

    13.5.2 - Ðảo Linh-Côn (Lincoln Island.)
    Ðảo Linh-Côn nằm về phía cực Ðông của nhóm đảo An-Vĩnh và cũng là đảo lớn nhất của cả quần-đảo Hoàng-Sa, diện-tích chừng 1.62km2 hay 400 acres, bề cao chừng 15 ft. Hải-đồ ghi trên đảo có nước ngọt.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    13.5.3 - Các bãi ngầm chính:
    • Bãi ngầm Jehangire Bank
    • Bãi ngầm Bremen Bank
    • Bãi đá ngầm Bombay Reef

    14 - CÁC ÐẢO THUỘC QUẦN-ÐẢO TRƯỜNG-SA.

    Quần-đảo Trường-Sa nằm về phía Nam của Biển Ðông, đảo gần nhất cách quần-đảo Hoàng-Sa vào khoảng 350 hải-lý, đảo xa nhất có đến 500 hải-lý. Quần-đảo này gồm khoảng trên một trăm đảo, nếu tính cả những hòn đá và bãi cạn. Ðảo Trường-Sa, (tên gọi này dùng chung cho cả quần-đảo) cách Vũng-Tàu 305 hải-lý, cách Cam-Ranh 250 hải-lý, cách Ðảo Phú-Quý 210 hải-lý.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.1 - Ðịa-danh.


    14.2 - Số lượng đảo.
    Theo luật gia Michael Bennett thì có tới hơn 500 hòn đất, đá, bãi riêng-biệt tạo thành quần-đảo Trường-Sa (more than 500 separate land masses making up the Spratlys), tuy vậy chỉ có chừng 100 địa-danh. (Stanford Journal of International Law, Spring 1992: 429.)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nếu theo nhóm các học-giả thông-thạo luật biển này, Trường-Sa gồm 33 "đơn-vị" chia ra bốn loại như sau:
    Island gồm 9 đơn-vị:
    • FLat Island, Itu-Aba, Loaita Island, Namyit Island, Nanshan Island, Sin Cowe Island, Spratly Island, Thitu Island, West York Island.
    Cay gồm 15 đơn-vị:
    • Alicia-Annie Reef, Amboyna Cay, Commodore Reef, Grierson Reef, Irving Reef, Lankiam Cay, Loaita Cay, London Reef Cay, Mariveles Reef, Northeast Cay, Pearson Reef NE, Pearson Reef SW, Southwest Cay, Sand Cay, Sandy Cay.
    https://s20.postimg.cc/5lbxow2st/Spr...l_Geo_Maps.png

    Dune gồm 2 đơn-vị:
    • Gaven Reef, Landowne Reef.
    Rock gồm 7 đơn-vị:
    • Barque Canada Reef, Fiery Cross Reef, Great Discovery Reef, London East Reef, Louisa Reef, Royal Charlot Reef, Swallow Reef.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.3 - Vùng Việt-Hoa tranh-chấp.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.3.1 - Ðịa-danh lịch-sử.
    Hầu hết địa-danh vùng này đặt theo các tên lịch-sử…

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    14.3.2 - Ðảo Trường-Sa.
    Ðảo lớn duy nhất trong vùng là đảo Trường-Sa mà người Pháp gọi là đảo Bão-Tố (Ile de Tempête.)

    Tên Trường-Sa này được dùng để gọi chung cho cả quần-đảo. Nằm giữa những bãi và đá vùng Tây Nam Trường-Sa, đảo này lớn và là vị-trí quan-trọng nhất của khu-vực. Báo Economist (Vol. 316, July 7, 1990: 36) cho rằng đảo này rộng đủ (2500ft X 1300ft) cho việc thiết-lập một phi-đạo ngắn…

    https://i.postimg.cc/TwMk8V3L/image026.jpg
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.4 - Vùng Việt và 5, 6 nước tranh-chấp.
    Vùng tranh-chấp liên-hệ tới ít nhất là sáu nước: Việt, Trung-Hoa, Ðài-Loan, Phi-luật-Tân, Brunei và Mã-lai-Á (nếu không kể một "tân-quốc vô-hình" đã mất là Luconia)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.5.1 - Khu Nam. Khu này nằm ở phía Nam của quần-đảo Sinh-Tồn (Union Reefs), gồm các hòn đá:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.5.2 - Khu Trung.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhóm đảo Sinh-Tồn:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Vùng biển này đã diễn ra trận đánh năm 1988 mà Hải-quân CHXHCN Việt-Nam bị chìm 2 (hay 3?) chiến-hạm, chết hơn 70 người.
    https://i.postimg.cc/NMQ23Fm7/HQ-504.jpg
    Hình 116 - Chiến-hạm này (số cũ: HQ-504 khi phục-vụ HQ/VNCH) bị bắn hư-hại khi Trung-Cộng tấn-công vào tháng 3/1988
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhóm Nam-Yết/ Ba-Bình/ Ðá Lớn- Nhỏ.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ðảo Nam-Yết.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ðảo Ba-Bình.
    Ba-Bình hay Thái-Bình hay Itu-Aba là đảo lớn nhất của quần-đảo Trường-Sa.

    Ðài-Loan chiếm đảo này tháng 6/ 1946, họ rút quân về Ðài-Loan năm 1950. Khi anh em Cloma người Phi-luật-Tân tuyên-bố khám-phá Trường-Sa, Ðài-Loan gửi quân trở lại đảo Ba-Bình này 20 tháng 5 năm 1956.
    Hình 118 - Bản-đồ đảo Ba Bình
    https://i.postimg.cc/BQRLqM2v/BaBinh2.jpg

    Trên hải-đồ, chiều dài đảo đo được khoảng 1.2km, chiều ngang khoảng 450m. diện-tích 0.41 km2 (chừng 100 acres.) Ðộ cao chừng 13 ft ( 4.0m), thấp hơn đảo Nam-Yết một chút.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    14.5.3 - Khu Bắc
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ðảo Loại Ta.
    Hình 122 - Bia chủ-quyền của Việt-Nam thiết-lập trên đảo Loại-ta trong thập-niên 1960 . Hiện Phi-luật-Tân đang chiếm-đóng đảo này.
    https://i.postimg.cc/SsP1ZBz4/Bia-VNCH-Truong-Sa.jpg
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ðảo Thị-Tứ.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ðảo Song-tử Ðông, Song-tử Tây.
    Song-tử Ðông hay Northeast Cay và Song-tử Tây hay Southwest Cay là hai đảo thuộc rặng đá ngầm North Danger Reefs.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Hình 124 - Khi Pháp rút khỏi Việt-Nam, Hộ-tống-hạm Tuư-Ðộng, HQ-04 là chiến-hạm HQ/VNCH đầu-tiên công-tác tuần-tiỨu Trường-Sa (22/8/1956.)
    https://s20.postimg.cc/vluu3zrot/HQ-4.jpg

    14.5.4 - Khu Ðông.


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tranh-chấp về vùng đá ngầm Vành Khăn.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Hình 128- Kiến-trúc xây-cất trên hòn đá ngầm Vành Khăn mà Trung-Cộng đã tuyên-bố là chỗ trú-ẩn cho dân đánh cá.
    https://i.postimg.cc/CKq93LS1/Mischief-Reef.jpg
    Mischief Reef in 2018, after the major PRC land reclamations of 2014–2016
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    15 - KIẾN THỨC VỀ BIỂN ÐÔNG VÀ CÁC CUỘC KHẢO SÁT VÙNG HOÀNG-SA, TRƯỜNG-SA.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong vô-số cuộc khảo-sát Biển-Ðông đã qua, chúng tôi xin lược duyệt một số công-trình như sau đây:
    15.1 - kiến-thức Biển đông từ Những ngày xa xưa.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    15.2 - Thời Lê-Nguyễn.
    Sách sử Việt-Nam ghi-chép về Hoàng-Sa từ thế-kỷ XVII với chi-tiết địa-lý rõ ràng trong sách "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Ðồ Thư" (1630-1653) của Ðỗ-Ba.


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    15.3 - Thời Pháp-thuộc.
    Năm 1899, toàn-quyền Ðông-Dương Paul Doumer cho nghiên-cứu về hàng-hải Biển Ðông, đề-nghị xây cất hải-đăng trên Hoàng-Sa .

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Một hải-học-viện được xây cất tại Nha-Trang.

    Chúng tôi xin kể những hoạt-động khảo-sát chính trong thời Pháp-thuộc như sau:

    Năm 1925, một cuộc nghiên-cứu đại-quy-mô về địa-chất Hoàng-Sa đã tiến-hành dưới sự chỉ-huy của Tiến-sĩ A. Krempf, giám-đốc ngành Hải- Dương-Học Ðông-Dương. Tàu Lanessan được dùng trong công-tác này. Krempf cùng các kỹ-sư thủy-đạo, hầm mỏ và thủy-lâm của đoàn thấy rằng Hoàng-Sa là một hành-lang nối dài của dẫy núi Trường-Sơn chạy ra biển. Ông kết-luận: "Về phương-diện địa-chất, Hoàng-Sa đúng là một phần của Việt-Nam" (Géologiquement, donc, les Paracels font partie du Việt-Nam.)
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Thời thập-niên 1940 là giai-đoạn nhiều người Pháp tham-gia những cuộc nghiên-cứu kỹ-thuật về tàu thuyền trên Biển Ðông. Họ đặc-biệt lưu-tâm nhiều đến các loại thuyền của Việt-Nam. Hai cuốn sách quan-trọng nhất đã ra đời là:
    • "Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites" của Pierre Paris, đăng trên tạp-chí Le Bulletin des Amis du Vieux Hué No. 14, Octobre- Decembre 1942; in lần hai tại Rotterdam, Holland năm 1955.

    • "Voiliers d'Indochine" của J. B. Piétri, nhà sách S.I.L.I. Saigon xuất-bản (Nouvelle édition) 1949.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    15.4 - Thời Việt-Nam Cộng-Hòa.

    Bài quá dài, phải cắt bớt




    Bài quá dài, phải cắt bớt

    16 - KẾT-LUẬN.
    Chúng tôi xin tóm-lược các đặc-điểm của Biển Ðông có tính-chất thuần-lý khoa-học như sau đây:
    • Biển Ðông là cái nôi khai-sinh và nuôi-dưỡng nền văn-hóa nhuốm màu hàng-hải của giống nòi Việt-tộc.

    • Biển Ðông có nhiều hiện-tượng vật-lý kỳ-diệu hiếm thấy ở bất cứ một vùng biển nào trên thế-giới.

    • Biển Ðông mang môi-trường sinh, thực-vật đậm nét riêng-biệt Việt-Nam.

    • Biển Ðông là nơi chứa nguồn năng-lượng khổng-lồ. Tài-nguyên nằm dưới lòng biển đã được tích-tụ bồi-đắp từ lâu đời. Các túi dầu khí, tạo-lập bởi các chất hữu-cơ chảy theo những dòng Hồng-Hà, Cửu-long-Giang và các con sông khác, hiển-nhiên là các tài-sản của đất nước Việt-Nam.

    • Người Việt đã từng hải-hành ngang dọc khắp mặt Biển Ðông nhiều ngàn năm trước khi người Tàu lập-quốc tại vùng ngã ba Hoàng-Hà và sông Vì. Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa nằm gọn trong Biển Ðông vốn là địa-bàn sinh sống của giống Việt ngay từ thời Băng Ðá.

    • Hoàng-Sa và Trường-Sa không những về phương-diện vị-trí gần Việt-Nam hơn Trung-Hoa mà về phương-diện địa-lý hình-thể, cả hai quần-đảo rõ ràng nằm trên phần đất nối dài của lục-địa Việt-Nam.

    • Hoàng-Sa và Trường-Sa được các Vua Chúa Việt-Nam gửi binh-thuyền thường-trực chiếm-cứ trước bất cứ một quốc-gia nào khác. Ðồn bót do liên-quân Pháp-Việt thiết-lập và trú-đóng thường-trực trên các đảo ngoài Biển Ðông cũng trong thời-gian chưa có quân-đội nào khác làm như vậy?

    • Việt-Nam, trước bất cứ một quốc-gia nào khác đã thực-thi những phương-tiện trợ giúp tàu thuyền quốc-tế hải-hành trên Biển Ðông như trồng cây trên đảo cho dù quan-sát, đặt hải-đăng giúp cho việc định-hướng và cứu vớt thủy-thủ các tàu gặp tai-nạn...

    Trên phương-diện địa-lý cũng như trên nhiều phương-diện khác, Hoàng-Sa Trường-Sa đích-thực là lãnh-thổ Việt-Nam, tuy vậy nhưng sức mạnh quân-sự muôn đời vẫn nắm vai trò quyết-định.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Vũ-Hữu-San
    Tháng 5 / 1995.

    Những ai sinh sau 1975, và nhất là ở trong nưóc nên coi hai hình sau:
    https://i.postimg.cc/GhDgK3Jh/Hoang-...ranvanchon.jpg
    https://i.postimg.cc/vBNbQ4nF/HoangSa2.jpg

  5. #395
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trả Lại Thăng Long Cho Dân Việt

    http://www.mevietnam.org/NguonGoc/thanglong.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...t-httpwww.html

    Rất tiếc bài quá dài, phải cắt bớt một phần. Xin coi từ đường dẫn
    Nguyễn Cường

    Nhân đọc bài viết của một nhà văn khá nổi tiếng, ca tụng về những nét đẹp vừa lãng mạn nên thơ, vừa hào hùng của Hà Nội, mảnh đất biểu tượng cho ngàn năm văn hóa của dân tộc Việt, làm người viết không khỏi nhớ lại một ý tưởng tình cờ đến, trong tiềm thức sau một giấc mơ kỳ lạ, cách đây không lâu.
    Thật vậy, cái âm hưởng của từ "Hà Nội" dám chắc đã in sâu đậm vào tâm khảm ký ức mọi người, trải qua ít nhất cũng khoảng chừng gần mươi thế hệ, nên đối với đa số không còn phải thắc mắc hay tìm hiểu gì thêm về nguồn gốc hay ý nghĩa của nó. Hà nội là Hà nội, là cái tên như Sài`gòn hay Huế, là tiếng gọi đầu đời của biết bao trẻ thơ, là nơi chốn hẹn hò gặp gỡ của những văn nhân nghệ sĩ, và cũng giống như hơi thở của nhịp sống luân lưu trong hàng triệu triệu con dân Việt, thì sao lại còn phải dài dòng giải thích hay thắc mắc làm gì!? Ðó thường là cảm tưởng chung của những người miền Bắc mỗi khi có dịp hỏi về ý nghĩa của Hà nội. Cũng có một số vị có sự kiên nhẫn độ lượng và thông cảm hơn, đã đưa ra lời giải thích theo sát nghĩa, đơn sơ và dễ hiểu là: Thành phố có con sông (Hồng), hay chính xác hơn, thành phố nằm ở ven sông.
    Nếu chỉ giản dị như trên, thì chẳng có gì đáng nói, và dĩ nhiên, cũng chẳng có bài viết này. Nhớ lại câu châm ngôn thường nghe nói: không có lửa, sao có khói? Thắc mắc được nêu ra đây là:

    Tại sao cái tên nguyên thủy "Thăng long" được vua Lý Thái Tổ sáng lập khai sinh ra, kéo dài trong suốt hơn tám thế kỷ qua biết bao triều đại, kể cả khi nhà Trần đã cướp ngôi và thảm sát cả nhà dòng họ Lý, bị đổi tên khác là Ðông Ðô, Ðông Quan, rồi Ðông Kinh cả hơn trăm năm, rồi cuối cùng cũng được trả lại cho tên cũ, thì tại sao triều đình nhà Nguyễn lại quyết định bỏ đi, rồi sau cùng thay thế luôn bằng cái tên HàNội?

    Câu trả lời cho thắc mắc trên sẽ được lần lượt trình bày trong bài viết này, theo chiều hướng suy luận chủ quan của người làm công việc khảo cứu, không nhất thiết phải là hoàn toàn đúng, và chắc sẽ có được tiếng nói phê bình từ nhiều giới độc giả hay các nhà chuyên môn nghiên cứu về văn hóa sử.

    Thông thường, tên của một địa phương hay thành phố, đa số xuất phát từ một trong hai trường hợp sau:
    1/ Tên khởi thủy do nhóm người đầu tiên đến khai phá hay lập nghiệp, thường gọi hay đặt cho. Giống như trường hợp tên người do cha mẹ đặt cho từ khi mới sinh ra, thường được giữ luôn đến suốt đời và ít khi bị thay đổi, không ngoài lý do tôn trọng ý kiến của nhửng bậc tiền nhân có công gây dựng. Ngoài ra, giữ được cái tên nguyên thủy còn nói lên tinh thần muốn duy trì truyền thống bảo tồn văn hóa của địa phương, chưa nói đến những rắc rối về giấy tờ hay công việc hành chánh khi phải thay tên đổi họ. Do vậy, hiếm khi thấy tên của một thành phố hay thị trấn lớn trên thế giới bị thay đổi, trừ một thiểu số vì lý do chính trị.
    2/ Ðây thuộc về trường hợp thứ hai với các lý do có thể tạm coi là chính đáng, như một thuộc địa vừa được thâu hồi lại chủ quyền, và tên đường hay tên của thành phố là do ngoại bang đặt cho khi còn đang ở thế mạnh, hoặc đang chiếm đóng lãnh thổ.

    Dù ở trong trường hợp nào, thì cái tên của một thành phố đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó, mà những người thẩm quyền khi đặt tên, phải mất nhiều thời gian suy nghĩ đến, và ít ra cũng có sự đồng thuận của môt số người. Tuyệt đối không thể cho là kết quả của một sự ngẫu nhiên hay tình cờ theo cảm hứng cá nhân được. Hơn nữa, riêng trong trường hợp tiếng Việt thuộc dạng đơn âm, nên dù chỉ có một chữ hay một âm thôi, cũng thường cho ra nghĩa rồi, nói gì đến hai âm ghép vào. Dựa trên những suy tư đó, người viết đã thử truy tìm nguồn gốc ý nghĩa của Hà Nội.
    Hà có nghĩa là con sông thì đã quá rõ, ai cũng biết cả rồi, không phải nói tới nữa. Riêng chữ "Nội" mới là vấn đề, vì từ "Nội" ở đây đóng vai của một trạng từ hay tĩnh từ. Theo nghĩa đen "Nội" là ở trong như đã giải thích, ngược lại với "Ngoại" là bên ngoài. Nghĩa đen bóng bẩy hơn một chút thì Nội là chính, còn Ngoại là phụ, như ta vẫn thường nói họ nội, hay họ ngoại. Thành phố có con sông chính, hay thành phố có con sông chảy ngang qua là ý nghĩa thuần nhất của Hànội. Có người thì cho rằng vì có Hà Bắc, Hà Nam, Hà Ðông và Hà Tây, nên có cái tên Hà Nội ở giữa, cho hợp lẽ. Giải thích như vậy thì tạm được, nhưng chưa thông và còn thiếu sót. Trước khi có tên Hà Nội thì chỉ có các địa danh như Kinh Bắc và Sơn Tây. Mãi sau này, khi đã có từ Hànội rồi, thì các "Hà" khác mới được khai sinh ra sau cho có vẽ hợp lý. Ðúng ra, tên Hà Nội đầu tiên đã được đặt cho một làng nhỏ nằm trong huyện Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa dưới thời vua Lê chúa Trịnh.
    Sự thật có thể không chỉ đơn giản như vừa nói! Hãy lý luận thêm một chút: Một thành phố có con sông chảy qua là chuyện rất bình thường ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả như ở miền Nam chẳng hạn, không là điều hiếm có, thì việc gì phải cần nhấn mạnh Hà "Nội với Ngoại" (hay chính với phụ!?) Vậy, tạm thời quên cái ý nghĩa đen bên ngoài có vẻ như vô tội vạ và ngay thẳng nhất. Còn lại, chỉ có thể là "người ta" thâm nho, muốn chơi "chữ với nghĩa", muốn ám chỉ một ý khác như "Con sông hướng về bên trong" chẳng hạn! Xin nhắc lại, trong tiếng Việt thì giới tự đứng sau danh từ và làm bổ từ, nên theo đúng văn phạm phải là "sông (ở) trong".
    Nếu đúng, thì quả là một điều cần xét lại. Bỡi vì, một con sông lớn mạnh và bề thế như sông Hồng, phải chảy ra "ngoài" biển cả về với đại dương, mới xứng đáng là rồng mây gặp hội, và nhất là không thể nào lại chịu bị gò bó kềm hãm "trong" đất liền, chật chội nhỏ hẹp như những con kinh, hay cái mương, cái rạch được. Ðây là chưa dám nghĩ tới cái ý quanh co, khi muốn ám chỉ đến cái loại dòng nước cho ra từ "bên trong thân thể của các sinh vật"!
    Dù sao, trên là chỉ mới nói sơ đến cái nghĩa đen và bóng đơn thuần bề ngoài, nhưng chưa nói đến ẩn nghĩa thâm sâu nhất, mà "người ta" muốn ngầm hiểu, áp đặt vào cái vùng đất địa linh nhân kiệt, tiêu biểu cho cả mấy ngàn năm văn hóa BáchViệt. Rồng hay Long, tuy là giống vật linh thiêng tưởng tượng chỉ có trong truyền thuyết, nhưng nguồn gốc về hình dạng vẫn thuộc vào loài bò sát, có thân mình dài như rắn. Cho nên theo khoa hình tượng học, thì sông được ví như rồng, như sông Cửu long được ví như chín (9) con rồng chảy cong vòng lượn mình uốn khúc qua lại. Rắn hay Rồng, trong tư thế mạnh mẻ và đáng sợ nhất là khi chụp mồi hay để tự vệ, thường ngẩng cao đầu lên, phóng ra "ngoài" hướng về phía trước, để đối diện với nguy hiểm khó khăn hay kẻ địch. Ngược lại, trong thế sơ hở hay yếu nhất thì cuộn tròn lại, quay đầu vào bên "trong" nghỉ ngơi, lúc no mồi phè phởn, hay khi ngủ.
    Câu trả lời đã bắt đầu xuất hiện một cách khá rõ ràng, giống như ta đem hai bức tranh thật và giả treo sát bên cạnh nhau để so sánh sự tương phản khác biệt. Nếu đem viết hai chữ Hà Nội ngay liền phía dưới Thăng Long thì có thể thấy ngay có sự đối xứng nhịp nhàng. Cùng một ý là sông, thay vì dùng "Long" hay rồng tượng cho sự thông minh cao quý, thì lại biến cho thành "Hà", tầm thường và nhỏ mọn như loài giun rắn. Thay vì "Thăng" tiến, dũng cảm tự tin để hướng thượng đi lên, thì bị làm cho u mê nhu nhược chui rúc vào "Nội" thành hang hóc để cầu an. Rõ là nghĩa đối nghĩa, lời thay lời, theo cách đối đáp thời nho học còn thịnh không thể nhầm lẫn được. Và chỉ cần thế thôi, họ chẳng muốn phải làm mạnh tay hay hảm hại gì cả.
    Chỉ cần phù phép làm cho con rồng Việt đang tính bay lên, đành chịu quay lại rúc đầu vô bụng ngủ yên cho quên hết mọi việc, cho họ khỏi phải bận tâm lo lắng. Tính đúng ra, thì con rồng Việt đã bị làm cho ngủ say sưa mê mệt đến cả hơn một thế kỷ rưỡi!
    Nhớ lại, chẳng phải chỉ có người viết mới có ý nghĩ như vậy thôi. Các nhà làm văn hóa, các nhạc sĩ theo trực giác tự nhiên hay cảm tính bén nhạy, cũng đã thấy được điều muốn nói. Phải gọi cho được bản nhạc hùng ca là "Thăng long hành khúc", mà không là "Hà nội hành khúc"! Phải tựa như rồng đang bay lên lượn xuống, uy nghi mãnh liệt, cuồn cuộn như sóng dồn, như hào khí của đấng Quân vương, anh hùng hào kiệt. Phải được vậy thì mới xứng danh là đất của ngàn năm văn vật, niềm hảnh diện của các sĩ phu Bắc Hà! Nếu không, thì chỉ là giống Lươn, giống Trạch chuyên chui rúc ở bờ ao đầm lầy, có gì mà ca tụng, tự hào hãnh diện.
    Nghĩ cho cùng, không phải là chuyện mê tín dị đoan mà là dữ kiện khoa học, cũng chẳng phải là Sấm truyền mà là Duy Lý Sử Quan, Thống Kê Xác Xuất. Kể từ khi cái vùng đất được vị vua anh minh họ Lý cho mang tên là "Thăng long" đó, thì ít ra cũng đã sản sinh cho đất nước những bộ óc tuyệt vời, những "Phá Tống, Bình Chiêm", "Hội nghị Diên Hồng", hay "Bình Ngô Ðại Cáo". Nếu đã không làm cho đất nước trở thành cường quốc lẫy lừng trong thiên hạ, thì cũng không làm gì hổ thẹn đến vong linh tiền nhân.
    Nhưng, kể từ khi mang cái tên Hà nội vào, thì may lắm cũng chỉ cho ra đời nhửng nhân tài đại khái như "Truyện Kiều còn, nước ta còn!"; "Thống chế ơi, có tôi đây"; hay là tội nghiệp đáng thương hại hơn "Anh thành công, thì em sẽ thành công; còn anh thất bại, thì em xin chịu thất bại theo anh!" Ôi! còn đâu là cái hào khí của giòng giống Lạc Hồng muôn thuở!
    Nguyên do nào thúc đẩy vua Minh Mạng ra Sắc lệnh (hay Chiếu Chỉ) đổi Thăng Long ra Hà Nội vào năm 1831, sau khi đã đăng quang nhiếp chính cầm quyền gần một con giáp? Xin trở lại từ đầu, lý do chính ai cũng có thể hiểu là dưới ảnh hưởng chế độ phong kiến thời xưa, cái gì thuộc về Vua đều được ví như rồng, hay ngược lại. Thăng long không còn là kinh đô triều đình thuộc nơi chốn vua ở nữa, nên không được quyền mang tên Long. Tuy nhiên, thắc mắc ở đây là vì sao, trong cả trăm ngàn tên đẹp đẽ có ý nghĩa thiếu gì trong kho tàng văn chương Hán Việt hay Nho học không chọn, mà lại lựa ngay cái tên có vẽ tầm thường như Hà nội vừa nói ở trên, mới là điều cần nêu lên nghi vấn.
    Phải chăng vì sợ rằng miền đất đó sẽ cho ra những anh hùng cái thế có thể làm nổi chuyện thay ngôi đổi chủ, hay vì sợ hồn ma của vua Lê chúa Trịnh muốn quay về, nên họ đã tìm ra đủ mọi phương cách để phòng ngừa hay chế ngự, bằng ngay cả các biện pháp thuộc lảnh vực huyền học siêu nhiên? Hẳn các vị quan lại đại thần thời đó, phải biết là hơn ngàn năm trước, có một thái thú Cao Biền rất tinh thông về khoa Phong thủy, đã không mấy thành công và cũng gần như bỏ mạng, vì muốn ém cái đầu rồng của nước Việt.
    Hậu sinh thật đáng kính nể, dùng biện pháp mạnh như ông thầy họ Cao, tính cắt phăng luôn cái đầu rồng thì thất bại, nhưng dùng cách nhẹ nhàng hơn để dụ rồng quay đằu vô bụng ngủ, thì lại thành công hoàn toàn, bằng khoa siêu hình hay tâm linh, phá được cái thế quý địa "Nhả ngọc phun châu", mà các thầy Ðịa lý ví như con rồng đang bay rồi hạ giáng xuống vịnh Bắc Việt để phun nước (?).
    Trăm dâu không thể đổ đầu tằm! Chắc chắn rằng vua Minh Mạng không chủ động xướng xuất việc này, vì nếu có thành kiến hay nghi ngờ, thì ông đã làm từ khi mới lên ngôi vua. Ngoài ra, ông cũng không giỏi gì lắm về văn chương chữ nghĩa, lại ham mê luyện tập võ nghệ săn bắn, và có nhiều phi tần mỹ nữ nhất trong các ông vua, thì không thể nào lại có những ý tưởng "cao siêu" đến thế. Vậy thì còn lại giả thuyết là do một ông quan nào đó đã "mớm" ý cho vua.
    Giả thuyết trên tuy có vẽ hợp lý, nhưng vẫn còn thiếu sót. Hãy thử suy luận xa thêm một chút, nếu thật sự đó là sản phẩm trí tuệ của ông quan nào đó nghĩ ra, thì hẳn phải là người thuộc dòng khoa bảng thông minh xuất chúng. Mà đã là một bậc sĩ phu chân chính được xã hội trọng vọng như vậy, thì danh dự, lương tâm của kẻ sĩ để đâu, để có thể cho phép chính mình xúi dục vua làm cái chuyện ám hãm cho đất nước như vậy. Câu trả lời ở đây chỉ có thể là do kết quả của những ông quan mà trí óc không cao quá cái ghế ngồi của mình, chỉ biết nhìn thấy cái lợi ngắn hạn trứơc mắt, để rồi bị gạ gẫm xúi dục, mua chuộng bỡi những hồn ma bóng quế nào đó!
    Tất nhiên, chắc sẽ có nhiều người thắc mắc cho rằng, dù giả thuyết trên nếu có đúng đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một cái tên gọi, một sự liên tưởng mơ hồ thiếu cơ sở khoa học nào đó, giữa con rồng chỉ có trong huyền thoại với con sông Hồng. Làm sao có thể dám kết luận đó là nguyên nhân cho những sút kém thua thiệt mà cả dân tộc Việt phải gánh chịu về sau này!? Câu trả lời ở đây sẽ là: Tất cả những suy luận trên đều dựa hoàn toàn vào bằng chứng sử liệu, trên cơ sở kiến thức khoa học ngày nay, và không phải là chuyện giả tưởng do trí tưởng tượng sắp đặt, hay từ một sự linh thiêng huyền bí nào cả. Ngôn từ về "Siêu hình" hay "Huyền học" có nói đến ở trên, chính là hiện thân của khoa tâm lý học hay phân tâm học, và kết quả của những cái gọi là huyền bí đó chính là những phương pháp "Tẩy Não" hay nhẹ hơn là "Tự Kỷ Ám Thị" được áp dụng cho ngày nay.
    Dù sự thật có như thế nào đi nữa, quan trọng hơn hết, vẫn là cái tâm cái ý của những người có quyền lực thời bây giờ khi muốn đổi ra tên Hànội, rồi biến thành hành động thể hiện qua chánh sách xử dụng nhân tài v.v. Thí dụ, trong bộ "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện" do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn, xuất bản vào khoảng năm 1909, viết về chuyện các Hoàng Thân Quốc Thích, cùng các Quan từ thời vua Gia Long cho đến Ðồng Khánh, gần một trăm năm. Nếu bỏ ra các nhân vật thuộc Hoàng Gia Tôn Thất, thì trong tổng số hơn sáu trăm (600) tên của các quan lại, có không quá năm (5) vị là có nguyên quán gốc ở Hànội nói riêng, và không quá 60 vị có nguyên quán từ Nghệ An hay sông Cả trở ra, nói chung cho Bắc Hà. Con số quá khiêm nhường cho một miền đất mà tỷ số nho sinh sĩ tử dám chắc không dưới 30 % của cả nước, vào thời bấy giờ.
    Rất tiếc bài quá dài, phải cắt bớt một phần

    Thế là cái đất ngàn năm văn hiến đó đã một lúc cho ra đời hàng ngàn hàng vạn những "Thằng Cu" và "Cái Hĩm", đã là nơi phát xuất ra một hủ tục phi nhân bản, phản dân tộc, tệ hại nhất trong lịch sử văn hóa của....loài người! Vì, ngay cả những bộ lạc kém văn minh ở miền núi hay bên Phi Châu, cũng không hề gọi tên con mình xấu như vậy. Rõ ràng là người ta muốn cho những mầm non tương lai của nước Việt, phải bị nhập tâm ngay từ khi còn nhỏ: "Luôn luôn phải nhớ là giá trị của chúng mày chỉ xứng đáng với cái tên được gọi"!!!
    Rất tiếc bài quá dài, phải cắt bớt một phần

    Nhưng chưa hết, một giả thuyết khác có thể là trường hợp "chơi chữ' của cụ nào vốn dòng thâm nho mà thôi. Giống như câu chuyện "Quần Thần" hay "Bầy tôi" là ám chỉ "Bồi Tây", biết đâu mấy cụ lại bắt chước ông nghè họ Nguyễn, muốn nói "Nội Bài" đọc lái là "Lại Bồi" (theo cách phát âm sai "N" thành "L") nghĩa là mấy người ra phi trường thời đó để đi xuất ngoại hay công tác nước ngoài chỉ là đi làm "Bồi" cho thiên hạ! Nghĩa này thì có vẽ suy diễn hơi tếu lâm, khó có thể xảy ra. Dám chắc không cụ nào cả gan xâm mình để đùa kiểu như vậy. Tuy nhiên, điểm thắc mắc chính ở đây là người Việt mình, nhất là sĩ phu Bắc Hà rất nhạy cảm về những chữ nói lái, mà cớ vì sao lại không hề có ai thấy từ lúc cái tên đề nghị còn nằm trên giấy tờ?
    Cuối cùng, nếu tất cả giả thuyết trên đều sai, thì chỉ còn duy nhất một trường hợp, rất là khó chịu khi phải nói ra đây. Số là người viết thích ăn một món mà chỉ có mấy tiệm người Hoa làm mới ngon. Ðó là cái món "Dồi trường", nguồn gốc theo nguyên thủy là do từ "Nội trường" mà ra. Thành thử khi nghe đến cái tên Nội Bài thì tự nhiên người viết lại có ấn tượng mạnh khi nhớ cách nói vắn tắt, bỏ bớt chữ thường hay dùng, thí dụ như "Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội" thì gọi tắt là "Việt Minh". Vậy thì có thể nào "Nội Bài" là do từ 4 chữ "Nội Trường Bài Tiết"?. Nếu đúng vậy, thì quả là chuyện "kinh thiên động địa", quá sức tưởng tượng của mọi người!
    Rất tiếc bài quá dài, phải cắt bớt một phần
    Những người có thẩm quyền, nếu cần, phải truy tìm tông tích nguyên nhân nào, và ai đã chịu trách nhiệm xướng ra cái tên "Nội Bài". Nghĩ "quẩn" thêm một chút, chẳng lẽ bỡi vì có vị danh nhân nào đó, hình như là Mao Trạch Ðông, đã phán "Trí thức không bằng cục phân", nên mới có lý do để "lòi ra" cái tên "Nội Trường Bài Tiết"? Và, một sự liên tưởng khác, biết đâu ẩn nghĩa của Hà Nội chính là "Hà Khứ Quy Nội"?
    Ðể kết thúc bài viết này, xin có một vài đề nghị chân thành, mong rằng những vị nào có thẩm quyền và cơ hội để làm được chuyện thay đổi tốt đẹp cho đất nước trong tương lai, thì cũng nên cứu xét giùm cho:
    1. Trả lại tên cũ là Thăng Long cho thủ đô của nước Việt. Ðây không những là việc làm hợp tình hợp lý, mà còn có ý nghĩa vô cùng, vì trong thiên niên kỷ mới này, người Việt nào cũng mong ước cho đất nước mình sẽ trở thành con rồng đang cất cánh bay lên của châu Á.
    2. Bỏ hẳn cái tên "Nội Bài" và thay thế bằng tên nào thanh tao và có ý nghĩa hơn. Thí dụ, tại sao không gọi là phi trường "Hạ Long"? Chữ Hạ Long mà dùng cho phi trường quốc tế ở thủ đô Thăng Long của nước Việt, thì thật là tuyệt vời. Trước hết, nghĩa đen Hạ long là rồng giáng hạ hay rồng đến nhà, vừa nói sự may mắn sẽ đến với mình, mà còn chứng tỏ cho du khách, cái tinh thần quý trọng và hiếu khách của chủ nhà. Mặt khác, theo nghĩa bóng và quan trọng hơn hết, là ám chỉ sự thịnh vượng và nhân tài của thế giới, hay trí tuệ của khắp bốn phương, sẽ cùng nhau theo cánh chim sắt đáp xuống, hội tụ vào càng nhiều càng tốt. Có được như vậy, thì lo gì cái thủ đô Thăng Long hay con rồng nước Việt không thức giấc để chuẩn bị cất cánh bay lên!.
    Không còn chừng gần mười năm nữa là kỷ niệm đúng 1000 năm ngày khai sinh ra "Thăng Long", kinh đô đầu tiên của nước Việt độc lập và tự chủ, biểu tượng cho tài năng và trí tuệ của giòng giống Lạc Hồng. Vậy thì nhân dịp này và còn chờ gì nữa mà không "LẤY LẠI THĂNG LONG CHO ÐẤT VIỆT"?
    Nguyễn Cường
    Sacto 8/2000
    phucuong@pacbell.net

  6. #396
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 159 năm, quyển sách “Nguồn gốc các loài: The Origin of Species” được xuất bản làn đầu.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 24 tháng 11, 1859
    • 1859 – Nguồn gốc các loài của nhà tự nhiên học Charles Darwin (hình)được xuất bản lần đầu tiên.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles_Darwin
    https://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Darwin
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Charles_Darwin
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...f-species.html

    Charles Darwin

    Darwin, k. Năm 1854 khi ông làm việc hướng tới xuất bản Nguồn gốc các loài
    Sinh Charles Robert Darwin, 12 tháng 2, 1809, The Mount, Shrewsbury, Shropshire, Anh Quốc
    Mất 19 tháng 4, 1882 (73 tuổi), Down House, Downe, Kent, Anh
    Ngành Lịch sử tự nhiên, Địa chất học
    Nơi công tác Giáo dục sau trung học phổ thông:
    Trường ĐH Y khoa Edinburgh , Cao đẳng Christ's,, Đại học Cambridge

    Tổ chức chuyên nghiệp:
    Hiệp hội Địa chất London

    Cố vấn nghiên cứu John Stevens Henslow
    Adam Sedgwick
    Nổi tiếng vì Cuộc hành trình của Beagle
    Về nguồn gốc các loài
    Ảnh hưởng bởi Alexander von Humboldt, John Herschel, Charles Lyell
    Ảnh hưởng tới Joseph Dalton Hooker, Thomas Henry Huxley, George Romanes, Ernst Haeckel
    Sir John Lubbock
    Giải thưởng FRS (1839), Huy chương Hoàng gia (1853), Huy chương Wollaston (1859)
    Huy chương Copley (1864)
    Chữ ký
    Vợ/chồng Emma Wedgwood (k. 1839)
    Con cái 10

    Charles Robert Darwin (12 tháng 2 năm 1809 – 19 tháng 4 năm 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

    Trong thời gian học ở Đại học Edingburgh, Darwin bỏ bê việc học y khoa để tìm hiểu những loài động vật biển có xương sống. Sau đó ông học ở Đại học Cambridge, ở đây người ta khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học.

    Khẩu hiệu Hinc lucem et pocula sacra(tiếng Latinh)

    Dịch nghĩa: Từ đây, ánh sáng và chén thánh
    Hàm ý: Từ nơi này chúng ta đạt được sự khai minh và tri thức quý giá

    Viện Đại học Cambridge (tiếng Anh: University of Cambridge), còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu công lập liên hợp tại Cambridge, Anh. Được thành lập vào năm 1209, Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động.

    Trong suốt chuyến hành trình năm năm sau đó ông có những quan sát và lý thuyết ủng hộ cho ý tưởng thống nhất sinh học của Charles Lyell. Ông cũng trở thành tác giả nổi tiếng sau khi xuất bản nhật ký về chuyến hải hành. Tự vấn về sự phân bố của các loài hoang dã và các hóa thạch theo phân vùng địa lý, Darwin đã tìm hiểu về sự biến đổi hình thái của các loài và phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1838. Ông hoàn thành lý thuyết vào năm 1858. Khi đó Alfred Russel Wallace gởi đến ông bài luận cũng về ý tưởng như vậy. Sau đó cả hai cùng hợp tác để xuất bản lý thuyết này.
    Cuốn sách Nguồn gốc muôn loài (On the Origin of Species, 1859) của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên. Ông kiểm định sự tiến hóa của loài người và chọn lọc giới tính trong các cuốn Dòng dõi của Con người (The Descent of Man), Quá trình Chọn lọc Liên quan đến Giới tính (Selection in Relation to Sex), sau đó là Biểu lộ Cảm xúc ở Con người và Loài vật (The Expression of Emotions in Man and Animals). Những nghiên cứu của ông về thực vật được xuất bản trong một loạt cuốn sách. Cuốn cuối cùng của ông là về các loài địa côn trùng và ảnh hưởng của chúng đối với đất.[10]
    Để ghi nhận công lao to lớn của Darwin, ông là một trong năm người không thuộc Hoàng gia Anh của thế kỷ 19 được cử hành quốc tang và được chôn ở Westminster Abbey, cạnh mộ của John Herschel và Isaac Newton.

    Gia đình Hoàng gia Anh là nhóm của họ hàng gần gũi của các vị vua của Vương quốc Anh.


    Tu viện Westminster (tiếng Anh: Westminster Abbey), có tên chính thức Nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Peter tại Westminster (Collegiate Church of St Peter at Westminster), là một nhà thờ theo kiến trúc Gothic ở Westminster, Luân Đôn, nhà thờ này nằm ở phía tây của Cung điện Westminster.


    Sir John Frederick William Herschel, nam tước thứ nhất (1792-1871) là nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà hóa học, nhà nhiếp ảnh người Anh. Ông là con của nhà thiên văn người Anh gốc Đức William Herschel và có tới 11 đứa con.


    Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.

    Tuổi thơ và quá trình học tập
    Charles Robert Darwin sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809 tại Shrewbury, Shropshire, nước Anh. Darwin là con kế út trong gia đình khá giả có sáu người con.ông nội ông là một nhà bác học có những nghiên cứu rất sâu về động vật, thực vật,khoáng chất đồng thời ông là nhà phát minh,nhà triết học,thi sĩ và bác sĩ, còn ông ngoại là người nổi tiếng với phong cách vẽ màu trên đồ gốm hết sức nổi tiếng và độc đáo. Cha ông là bác sĩ và là nhà tài chính tên Robert Darwin, mẹ ông là Susannah Darwin. Ngay từ lúc tám tuổi, Charles đã được biết đến lịch sử tự nhiên và sưu tập. Tháng bảy năm 1817 mẹ ông qua đời. Từ tháng 9 năm 1818 ông cùng anh trai học ở ngôi trường gần nhà.
    Bằi quá dài, phải cắt bớt

    Darwin ở Cambridge tới tháng 6 năm đó. Ông học thuyết tự nhiên của Paley - lý thuyết đề cập đến vấn đề thừa kế trong tự nhiên và giải thích thích nghi là tác động của Chúa thông qua những quy luật tự nhiên. Ông đọc cuốn sách mới xuất bản của John Herchel nói về mục đích cao cả nhất của triết học tự nhiên là hiểu những quy luật của nó thông qua lý luận quy nạp dựa trên quan sát. Ông còn đọc cuốn Personal Narrative của Alexander von Humboldt.

    Alexander von Humboldt sinh ngày 14 tháng 9 năm 1769 tại Berlin thuộc Markgrafschaft Brandenburg (lãnh địa của bá tước Brandenburg) nằm trong Đế quốc La Mã thần thánh.

    Với nhiệt huyết muốn cống hiến cho khoa học, Darwin dự định học xong sẽ đến Tenerife cùng bạn bè để nghiên cứu lịch sử tự nhiên vùng nhiệt đới.
    https://s20.postimg.cc/8rf91d2gt/Tenerife_locator.png
    Bản đồ vị trí Tenerife
    Tenerife (tiếng Tây Ban Nha: [teneˈɾife]) là đảo lớn nhất và đông dân nhất quần đảo Canaria (còn gọi là Canarias). Đây cũng là đảo đông dân nhất của Tây Ban Nha, với diện tích đất 2.034,38 kilômét vuông (785 sq mi) và 898.680 dân, 43% tổng dân số quần đào Canaria.

    Để chuẩn bị cho chuyến đi, ông đã theo học lớp địa lý của Adam Sedgwick, sau đó cùng ông này đi lập bản đồ địa tầng ở Wales trong mùa hè. Ông trở về nhà và nhận được thư giới thiệu của Henslow cho vị trí nhà tự nhiên học trên tàu MHS Beagle đi thám hiểm và vẽ bản đồ bờ biển Nam Mỹ. Cha của Darwin lúc đầu phản đối kế hoạch vì ông cho rằng chuyến đi chỉ lãng phí thời gian. Sau đó, em rể ông thuyết phục để Darwin đi và cuối cùng ông cũng chấp nhận.
    https://s20.postimg.cc/jr0gczvgt/Cha...arwin_1816.jpg
    Charles Darwin lúc bảy tuổi năm 1816.

    Hành trình của tàu Beagle

    Hành trình của tàu Beagle, 1831-1836
    Bằi quá dài, phải cắt bớt

    Trong chuyến dừng chân đầu tiên ở St Jago, Darwin phát hiện được nhiều vỏ sò biển trên vách đá núi lửa. Thuyền trưởng FitzRoy đưa ông đọc tập một cuốn Địa Lý Cơ Bản của Charles Lyell.
    https://s20.postimg.cc/vhedttqnx/Sir...ell_1st_Bt.jpg
    Lyell vào khoảng năm 1865-70.
    Ngài Charles Lyell, Tước vị thứ nhất (14 tháng 11 năm 1797 - 22 tháng 2 năm 1875) là một luật sư và nhà địa chất học nổi tiếng người Anh nhưng thực chất ông là người Scotland.

    Quan sát của Darwin kiểm chứng cho giả thuyết của Charles Lyell nói rằng các vùng đất được nâng lên hoặc hạ xuống qua một khoảng thời gian dài. Darwin hình thành lý thuyết để viết một cuốn sách về địa lý. Đến Brazil, Darwin bị rừng nhiệt đới cuốn hút. Tuy nhiên, cảnh nô lệ ở đây làm ông thấy thương xót.
    Ở Punta Alta, Patagonia, ông khám phá hóa thạch của những loài hữu nhũ khổng lồ bị tuyệt chủng trên vách đá bên cạnh những vỏ sò biển hiện đại.

    Patagonia là một khu vực địa lý bao gồm phần cực nam của Nam Mỹ. Khu vực này nằm ở Argentina và Chile, bao gồm phần phía nam của dãy núi Andes chạy dọc phía tây nam tới Thái Bình Dương và chạy dọc phía đông nam qua sông Corolado tới Carmen de Patagones ra Đại Tây Dương.
    Bằi quá dài, phải cắt bớt

    Trên địa vùng Quần đảo Galapagos mới hình thành, Darwin tìm kiếm bằng chứng để chứng minh những loài hoang dã ở đây được bắt nguồn từ tổ tiên "trung tâm sáng tạo".
    https://s20.postimg.cc/pt8330eml/Galapagos_Islands.png
    Quần đảo Galápagos (tên chính thức: Archipiélago de Colón, tên tiếng Tây Ban Nha khác: Islas Galápagos, phát âm tiếng Tây Ban Nha: [ˈislas gaˈlapaɣos]) là một quần đảo, tập hợp các đảo núi lửanằm về hai phía xích đạo trên Thái Bình Dương, cách Ecuador906 km (563 dặm) về phía tây và thuộc quốc gia này.

    Ông phát hiện vài loài chim nhại giống với loài tìm thấy ở Chile nhưng khác với các loài ở trên các đảo khác. Ông nghe nói những loài rùa có mai khác nhau cho biết chúng từ đảo nào nhưng không sưu tập được. Những con chuột túi và thú mỏ vịt ở Úc có hình dạng khác thường làm Darwin nghĩ rằng có hai Tạo hóa riêng biệt. Ông thấy người Úc bản địa "vui tính và dễ chịu". Ông cũng lưu ý sự định cư của dân châu Âu đã tàn phá cuộc sống họ như thế nào.
    Tàu Beagle tìm hiểu cách hình thành các vòng san hô của quần đảo Cocos. Điều này cũng giúp cũng cố thêm giả thuyết của Darwin. Thuyền trưởng FitzRoy bắt tay viết nhật ký tàu Beagle. Sau khi đọc nhật ký của Darwin, FitzRoy đề nghị hai người cộng tác để viết chung một cuốn sách. Nhật ký của Darwin được biên tập thành một tập riêng biệt về lịch sử tự nhiên.
    Đến Mũi Hảo Vọng, Darwin và FitzRoy gặp John Herschel, người đã ngợi ca lý thuyết thống nhất của Lyell là giả định về "điều bí ẩn của những bí ẩn, sự thay thế các loài tuyệt chủng bởi các loài khác" là "một nhân tố tương phản với một tiến trình kỳ diệu".
    https://s20.postimg.cc/z10bjqvzh/Sit...n_Kapstadt.jpg
    Nghĩa đen (sensu stricto): Nó là mũi đất hoang dã và nhiều đá ở Cộng hòa Nam Phi, ở rìa phía nam của bán đảo Cape, cách thành phố Cape Townkhoảng 30 km về phía nam.
    Nghĩa bóng (sensu lato): Nó là tên gọi được dùng để chỉ toàn bộ vùng thuộc địa ban đầu của người châu Âu ở mỏm phía nam của châu Phi, đặc biệt là trong giai đoạn thế kỷ 18 và thế kỷ 19.

    Trên đường quay về nước Anh, Darwin ghi chú rằng nếu như những nghi ngờ của ông về chim nhại, rùa và vùng Falkland Island Fox là đúng, thì "những yếu tố này bác bỏ giả thuyết về Loài". Sau đó ông cẩn thận thêm "có thể" trước "bác bỏ". Sau này ông viết những yếu tố này "dường như đem lại ánh sáng cho nguồn gốc các loài".

    Khởi đầu cho Lý Thuyết Tiến Hóa
    Tháng mười hai năm 1835, một năm trước khi trở về Anh, những bức thư của Darwin được thầy của mình là Henslow giới thiệu cho cộng đồng những nhà tự nhiên học. Ông nhanh chóng nổi tiếng. Darwin về đến Anh ngày 2 tháng 10 năm 1836. Ông ghé thăm nhà ở Shrewbury để gặp họ hàng của mình, sau đó nhanh chóng đến Cambridge gặp thầy Henslow. Ông gợi ý Darwin tìm những nhà tự nhiên học để phân loại các mẫu sưu tập, chính ông cũng nhận phân loại những mẫu thực vật. Cha của Darwin tài trợ để ông nghiên cứu như nhà khoa học độc lập. Darwin phấn khích tìm khắp các viện nghiên cứu ở Luân Đôn các chuyên gia để phân loại mẫu vật.
    Charles Lyell háo hức đến gặp Darwin lần đầu ngày 29 tháng mười. Ông giới thiệu với Darwin nhà giải phẫu Richard Owen, người đang trên đường đến Luân Đôn. Trường Cao đẳng Giải phẫu Hoàng gia (Royal College of Surgeons) nơi Owen nghiên cứu có trang thiết bị để phân tích những mẫu xương hóa thạch Darwin đã thu thập. Owen bất ngờ khi thấy những con lười (sloth) tuyệt chủng, một bộ xương gần hoàn chỉnh (của loài Scelidotherium, lúc bây giờ chưa biết tới), một hộp sọ giống loài gặm nhấm có kích thước sọ hà mã trông như của một con lợn nước (capybara) khổng lồ (của loài Toxodon). Có nhiều mãnh giáp của loài Glyptodon. Những loài bị tuyệt chủng này có mối liên hệ gần gũi với những loài sống ở Nam châu Mỹ.
    Darwin đến ở Cambridge vào giữa tháng 12 để sắp xếp công việc và biên tập lại nhật ký hành trình. Ông viết báo cáo khoa học đầu tiên nói về những vùng đất rộng lớn ở Nam Mỹ đang dần trồi lên. Lyell nhiệt thành giúp đỡ ông trình bày trước Hội Địa lý ở Luân Đôn ngày 4 tháng 1 năm 1837. Cũng ngày hôm đó, ông trình bày những mẫu vật động vật hữu nhũ và chim cho Hội Động vật Học. Nhà cầm học (ornithologist) [[John Gould nhận thấy những con chim mà Darwin đã lầm tưởng là những quạ, chim yến hồng, chim mỏ to thực ra là mười hai loài chim sẻ khác nhau. Ngày 17 tháng hai Darwin được bầu làm thành viên Hội Địa lý, nơi mà Lyell đang nắm chức chủ tịch. Lyell giới thiệu những phát hiện của Owen về những hóa thạch Darwin sưu tầm. Ông nhấn mạnh rằng sự thay đổi dần dần của các loài trải qua các vùng địa lý cũng cố cho ý tưởng của ông về thống nhất.
    Đầu tháng ba, Darwin chuyển đến Luân Đôn để tiện cho công việc. Ông tham gia cộng đồng các nhà khoa học và savants của Lyell. Ông gặp được Charles Babbage, người mô tả Chúa là người lập trình cho các định luật. Lá thư của John Herschel về "bí ẩn của những bí ẩn" của các loài mới hình thành được bàn luận rộng rãi.
    https://s20.postimg.cc/xyq51bfrx/Cha...age_-_1860.jpg
    Charles Babbage, FRS (sinh ngày 26 tháng 12 năm 1791 - mất ngày 18 tháng 10 năm 1871) là một nhà bác học người Anh. Ông là một nhà toán học, nhà triết học, nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Anh. Ông được coi là cha đẻ của công nghệ máy tinhvà là người phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên.

    Bằi quá dài, phải cắt bớt

    Làm việc quá mức, bệnh tật, hôn nhân
    Khi đang nghiên cứu về Sự Biến đổi, Darwin vướng vào các việc khác nữa. Vừa viết Nhật ký Hải hành, ông vừa biên tập và xuất bản các báo cáo khoa học về những mẫu sưu tầm. Được Henslow giúp sức, ông còn giành được phần thưởng 1000 bảng Anh tài trợ cho cuốn sách nhiều tập Động vật học. Darwin hoàn thành cuốn Nhật ký ngày 20 tháng 7 năm 1837 (ngày Nữ hoàng Victoria lên ngôi), sau đó các bằng chứng trong cuốn sách còn phải được sửa chữa lại.
    Darwin gặp phải vấn đề sức khỏe do làm việc dưới áp lực. Ngày 20 tháng 12 ông bị triệu chứng tim đập nhanh. Bác sĩ khuyên ông ngừng làm việc để đến vùng quê nghỉ trong vài tuần. Sau khi về thăm Shrewsbury ông đến họ hàng ở Maer Hall, Staffordshire. Những người ở đây lại quá háo hức muốn ông kể về chuyến đi (trên tàu Beagle) nên ông không được nghỉ ngơi nhiều. Chú Jos của ông chỉ ông xem một mảnh đất có bọt đá biến mất dưới đất mùn. Ông chú nghĩ có thể là do côn trùng đất và điều này gợi ý cho "một lý thuyết mới mẽ và quan trọng" về vai trò của côn trùng trong việc hình thành đất trồng trọt. Darwin trình bày kết quả trước Hội Địa lý vào ngày 1 tháng mười một.
    Bằi quá dài, phải cắt bớt

    Thành công
    Sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong. Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người do Chúa trời tạo ra... Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào.
    Lý thuyết tiến hóa của Darwin đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận vào khoảng những năm 1930-1950, thừa nhận chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa của sự sống.[11][12]

  7. #397
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 26 năm, liên bang Tiệp Khắc quyết định tách ra làm hai xứ: Cộng hoà Séc, và Cộng hoà Slovakia

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 25 tháng 11, 1992
    • 1992 – Hội đồng Liên bang Tiệp Khắc bỏ phiếu quyết định chia tách liên bang thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 1993.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%87p_Kh%E1%BA%AFc
    https://en.wikipedia.org/wiki/Czechoslovakia
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Tch%C3%A9coslovaquie
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...am-hai-xu.html

    Tiệp Khắc

    Československo
    1918–1992

    Quốc kỳ từ năm 1920

    Quốc huy (1918-1938, 1945-1961)

    Khẩu hiệu
    tiếng Séc: Pravda vítězí ("Sự thực trên hết"; 1918–1990)
    tiếng Latinh: Veritas Vincit ("Sự thực trên hết"; 1990–1992)
    Quốc ca
    Kde domov můj (Séc) "Quê hương tôi nơi đâu?"

    Thủ đô Praha 50°05′B 14°28′Đ
    Ngôn ngữ Tiếng Séc và Tiếng Slovak
    Chính quyền
    Cộng hòa đại nghị (1918-1939; 1945-1948)
    Cộng hoà nhân dân đơn nhất(1948-1960)
    Nhà nước Xã hội chủ nghĩađơn đảng (1960-1969)
    Liên bang Xã hội chủ nghĩa(1969-1990)

    Tổng thống

    1918–1935 Tomáš G. Masaryk (đầu tiên)
    1989–1992 Václav Havel (cuối cùng)

    Thủ tướng
    1918–1919 Karel Kramář
    1992 Jan Stráský

    Lịch sử
    Độc lập khỏi Áo–Hung 28 tháng 10 1918
    Đức chiếm đóng 1939
    Giải phóng 1945
    Giải tán Tiệp Khắc 31 tháng 12 1992

    Diện tích
    1921 140.446 km² (54.227 sq mi)
    1993 127.900 km² (49.382 sq mi)

    Dân số
    1921 (ước tính) 13.607.385
    Mật độ 96,9 /km² (250,9 /sq mi)
    1993 (ước tính) 15.600.000
    Mật độ 122 /km² (315,9 /sq mi)
    Tiền tệ Koruna Tiệp Khắc

    Internet TLD .cs
    Mã điện thoại +42
    Current ISO 3166-3 code: CSHH
    Mã điện thoại 42 bị bỏ mùa đông năm 1997. Dải số được chia nhỏ tiếp, và tái phân chia giữa Cộng hòa Séc, Slovakia vàLiechtenstein.

    Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko/trước 1990 Československo, tiếng Đức: Tschechoslowakei), còn gọi tắt là Tiệp (nhất là trong khẩu ngữ), là một nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992.

    Vị trí của Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.

    Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì.
    Từ 1939 tới 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít, nhưng Chính phủ Séc lưu vong quả thực có tồn tại trong giai đoạn này trong khi Slovakia độc lập khỏi Séc. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Tiệp Khắc phân chia trong hòa bình thành Cộng hòa Séc và Slovakia. Cộng hòa Séc hiện nay kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý.

    Séc (tiếng Séc: Česko), tên chính thức là Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika, phát âm (trợ giúp·chi tiết)), là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và là nước không giáp biển.


    Cộng hòa Slovakia (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a; tiếng Anh: Slovakia /sloʊˈvɑːkiə/ (trợ giúp·thông tin); tiếng Slovak: Slovensko (trợ giúp·chi tiết), đầy đủ Slovenská republika (trợ giúp·chi tiết)) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2.

    Tên gọi
    Danh xưng "Tiệp Khắc" trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè)), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Tiệp Khắc. Trong đó, "Tiệp Khắc" (Jiékè) là chỉ Séc, "Tư Lạc Phạt Khắc" (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là "Tiệp Khắc" hoặc "Tiệp".

    Các tính chất căn bản
    Hình thức nhà nước:
    1/ 1918–1938: cộng hòa dân chủ
    2/ 1938–1939: sau sự sáp nhập Sudetenland bởi Đức năm 1938 dần biến thành một nhà nước với các liên kết lỏng lẻo giữa các phần của Séc, Slovakia, và Ruthenia.
    https://s20.postimg.cc/lb68ul5bh/Sudetendeutsche.png
    Những vùng mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Đức, trong thời kỳ chiến tranh được gọi là Sudetenland.
    Sudetenland là tên tiếng Đức để gọi chung một số vùng đất ở miền Bắc, Tây nam và Tây của Tiệp Khắc nơi có đa số người Đức sinh sống. Tên này bắt nguồn từ dãy núi Sudetes mà chạy dọc theo miền Bắc của ranh giới Tiệp Khắc cho tới vùng Silesia và Ba Lan, mặc dù nó gồm cả những vùng bên kia dãy núi.
    Một dải đất lớn phía nam Slovakia và Ruthenia bị Hungary sáp nhập, và vùng Zaolzie bởi Ba Lan.

    3/ 1939–1945: Trên thực tế phân chia thành Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia và Cộng hòa Slovak. Về pháp lý Tiệp Khắc tiếp tục tồn tại, một chính phủ lưu vong được đồng minh phương Tây ủng hộ tại London; sau khi Đức xâm lược Liên Xô cũng được Liên Xô công nhận.

    4/ 1945–1948: một quốc gia được điều hành bởi một chính phủ liên minh với các bộ trưởng Cộng sản (gồm thủ tướng và bộ trưởng nội vụ) đóng vai trò then chốt. Carpathian Ruthenia nhượng lại cho Liên Xô.
    5/ 1948–1989: một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa):
    • 1969–1990: một nước cộng hòa liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak;

    6/ 1990–1992: một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak
    Nước láng giềng: Đức (1945–1990: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức), Ba Lan, từ 1945 Liên bang Xô viết (1992: Ukraina), România (cho tới năm 1939), Hungary, Áo
    Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi Carpathian và Sông Danube.

    Map of Danube River
    Sông Danube chảy qua các nước theo thứ tự: Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Bulgaria, România, Moldova và Ukraina.

    Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên Xô tại phía đông.

    Tên chính thức
    • 1918–1920: Cộng hòa Tiệp Khắc (viết tắt RČS)/Czecho-Slovak State; viết ngắn Tiệp Khắc
    • 1920–1938: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
    • 1938–1939: Đệ nhị Cộng hòa Tiệp Khắc; viết ngắn Tiệp Khắc
    • 1945–1960: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
    • 1960–1990: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ČSSR); Tiệp Khắc
    • Tháng 4 năm 1990: Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc (tiếng Séc) và Cộng hòa Liên bang Czecho-Slovak (tiếng Slovak),
    • sau đó: Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (ČSFR, với cách viết ngắn Československo trong tiếng Séc và Česko-Slovensko trong tiếng Slovak)

    Lịch sử
    Thành lập

    Tiệp Khắc năm 1928
    Tiệp Khắc được thành lập tháng 10 năm 1918 như một trong những quốc gia kế tục của Áo-Hungở cuối Thế chiến I. Nó gồm các lãnh thổ hiện nay của Cộng hòa Séc, Slovakia và Carpathian Ruthenia. Lãnh thổ của nó gồm một số vùng rất công nghiệp hoá của Áo-Hung cũ. Đây là một quốc gia đa sắc tộc. Thành phần sắc tộc nguyên thủy của nhà nước mới gồm 51% người Séc, 16% người Slovak, 22% người Đức, 5% người Hung và 4% người Rusyn hay Ruthenia. Nhiều người Đức, Hungary, Ruthenia và người Ba Lan và một số người Slovak, cảm thấy bất lợi tại Tiệp Khắc, bởi giới lãnh đạo chính trị đất nước đưa ra một nhà nước trung ương tập quyền và đa số thời gian không cho phép tự trị chính trị cho các nhóm sắc tộc. Chính sách này, cộng với sự tuyên truyền Phát xít ngày càng tăng đặc biệt ở vùng công nghiệp hoá nói tiếng Đức Sudetenland, đã dẫn tới tình trạng căng thẳng leo thang trong sắc dân không phải Séc.
    Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.

    Tiệp Khắc năm 1930: ngôn ngữ
    Sắc tộc Tiệp Khắc năm 1921
    Tổng dân số 13,607.385
    Tiệp Khắc 8,759.701 64.37%
    Đức 3,123.305 22.95%
    Hungary 744.621 5.47%
    Ruthenia 461.449 3.39%
    Do Thái 180.534 1.33%
    Ba Lan 75.852 0.56%
    Khác 23.139 0.17%
    Người nước ngoài 238.784 1.75%

    Thế chiến II
    Theo Thoả thuận Munich năm 1938, Anh Quốc và Pháp buộc Tiệp Khắc nhượng các vùng biên giới nói tiếng Đức cho Phát xít Đức dù đã tồn tại những hiệp ước, trong cái thường được gọi là một phần của Sự phản bội phương Tây. Năm 1939 phần còn lại ("rump") của Tiệp Khắc bị Phát xít Đức xâm lược và phân chia thành vùng Bảo hộ Bohemia và Moravia và Nhà nước Slovak con rối. Đa phần Slovakia và toàn bộ Subcarpathian Ruthenia bị Hungary sáp nhập.

    Tiệp Khắc Cộng sản
    Sau Thế chiến II, nước Tiệp Khắc trước chiến tranh được tái lập, ngoại trừ Subcarpathian Ruthenia, bị Liên Xô sáp nhập và đưa vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Nghị định Beneš được công bố liên quan tới sắc tộc Đức (xem Thoả thuận Potsdam) và sắc tộc Hungary.
    https://s20.postimg.cc/63n4ts7cd/Bun...ruppenbild.jpg
    Từ trái qua phải: Clement Attlee, Harry S. Truman, Josef Stalin, đằng sau: William Daniel Leahy, Ernest Bevin, James F. Byrnes và Vyacheslav Molotov.
    Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Cecilienhof, cung điện của thái tử Wilhelm Hohenzollern, tại Potsdam, Đức từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945. Các quốc gia tham dự hội nghị là Liên bang Xô Viết, Anh và Mỹ.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù.

    Sau 1989

    Năm 1989 đất nước này lại quay trở lại dân chủ sau Cách mạng Nhung. Điều này xảy ra cùng khoảng thời gian với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại România, Bulgaria, Hungary và Ba Lan. Trong vòng ba năm những người cộng sản đã bị gạt bỏ khỏi Châu Âu.
    Không giống Nam Tư và Liên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên "cộng sản": từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".
    Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.

    Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
    Chính sách đối ngoại
    Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế
    Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu

    Phân chia hành chính


    1/ 1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (Slovakia và Ruthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).
    2/ 1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.
    3/ 1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Subcarpathian Ruthenia, được chia thành các quận (okresy).
    4/ Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".
    5/ 1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.
    6/ 1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.
    7/ 1960–1992: 10 kraje, Praha, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).
    Nhóm dân và sắc tộc
    Tại thời điểm trước khi phân chia, năm 1991, Tiệp Khắc có 15,6 triệu dân, trong đó người Séc chiếm 62,8%, người Slovakia chiếm 31%, người gốc Hungary chiếm 3,8%, người gốc Romania 0,7%, người gốc Silesi 0,3%. Ngoài ra, tại Tiệp Khắc còn một số ít người gốc Ruthe, Ukraina, Đức, Ba Lan và Do Thái. Người Séc, Slovakia, Silesi và Ba Lan cùng là các dân tộc Tây Slav. Người Ruthe và Ukraina cùng là các dân tộc Đông Slav.

    Chính trị
    Sau Thế chiến II, một sự độc quyền chính trị do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) nắm giữ xuất hiện. Gustáv Husák được bầu làm thư ký thứ nhất của KSC năm 1969 (chuyển thành tổng thư ký năm 1971) và chủ tịch Tiệp Khắc năm 1975. Các đảng và tổ chức khác có tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò phụ thuộc cho KSC. Tất cả các đảng chính trị cũng như nhiều tổ chức quần chúng bị gộp lại dưới bóng của Mặt trận Quốc gia. Những nhà hoạt động về quyền con người và tôn giáo bị đàn áp mạnh mẽ.

    Phát triển hiến pháp

    Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):
    1/ Hiến pháp Lâm thời ngày 14 tháng 11 năm 1918 (dân chủ): xem Lịch sử Tiệp Khắc (1918–1938)
    2/ Hiến pháp năm 1920 (Tài liệu Lập hiến của Cộng hoà Tiệp Khắc), dân chủ, có hiệu lực tới năm 1948, nhiều lần sửa đổi
    3/ Cộng sản 1948 Hiến pháp mùng 9 tháng 5
    4/ Cộng sản Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc năm 1960 với các sửa đổi lớn năm 1968 (Luật Lập hiến Liên bang), 1971, 1975, 1978, và 1989 (ở thời điểm này vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị bãi bỏ). Nó được sửa đổi nhiều lần trong thời gian 1990–1992 (ví dụ 1990, tên đổi thành Séc-Slovakia, 1991 tích hợp các hiến chương nhân quyền)


    Kinh tế
    Sau Thế chiến II, kinh tế là tập trung kế hoạch hoá, với các liên kết chỉ huy từ đảng cộng sản, tương tự như Liên bang Xô viết. Ngành công nghiệp luyện kim lớn phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt và phi sắt.
    1/ Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp lãng phí năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.
    2/ Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.
    3/ Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong sóo đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.
    4/ Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.
    5/ Năm tài chính: Năm dương lịch.
    6/ Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.

    Nguồn tài nguyên
    Sau Thế chiến II, nước này thiếu năng lượng, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên từ Liên Xô, than xám trong nước, và năng lượng hạt nhân hay thuỷ điện. Năng lượng là một vấn đề lớn trong thập niên 1980.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  8. #398
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 76 năm, bộ phim Casablana của đạo diễn Michael Curtiz được chiếu lần đầu tiên ở Nữu Ước

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 26 tháng 11, 1942
    • 1942 – Bộ phim Casablanca của đạo diễn Michael Curtiz được công chiếu tại New York, Hoa Kỳ.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Casablanca_(phim)
    https://en.wikipedia.org/wiki/Casablanca_(film)
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Casablanca_(film)
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...a-ao-dien.html

    Casablanca (phim)


    Áp phích phim do Bill Gold thiết kế

    Thông tin phim
    Đạo diễn Michael Curtiz
    Sản xuất Hal B. Wallis
    Kịch bản Julius J. Epstein, Philip G. Epstein, Howard Koch
    Dựa trên Everybody Comes to Rick's của Murray Burnett, Joan Alison
    Diễn viên Humphrey Bogart, Ingrid Bergman, Paul Henreid
    Âm nhạc Max Steiner
    Quay phim Arthur Edeson
    Dựng phim Owen Marks
    Phát hành Warner Bros.
    Công chiếu 26 tháng 11, 1942(Nhà hát Hollywood)
    23 tháng 1, 1943 (Hoa Kỳ)
    Độ dài 102 phút
    Quốc gia Hoa Kỳ
    Ngôn ngữ Tiếng Anh
    Kinh phí 878.000 USD
    Doanh thu 3.7 triệu USD (phát hành gốc tại Mỹ)

    Casablanca là một bộ phim chính kịch lãng mạn của Hoa Kỳ năm 1942. Phim do đạo diễn Michael Curtiz dàn dựng, dựa trên kịch bản sân khấu Everybody Comes to Rick's của Murray Burnett và Joan Alison.

    Michael Curtiz (1928)

    Michael Curtiz tên thật là Manó Kertész Kaminer, sinh ra trong một gia đình Hungary gốc Do Thái. Ông được đánh giá là đạo diễn hàng đầu của Warner Bros và là bậc thầy của nhiều thể loại điện ảnh mà không có đạo diễn của Hollywood nào có thể sánh kịp.

    Phim có diễn xuất của Humphrey Bogart, Ingrid Bergman, Paul Henreid, Claude Rains, Conrad Veidt, Sydney Greenstreet, Peter Lorre và Dooley Wilson.

    Ảnh Bogart trong trailer của Casablanca

    Humphrey DeForest Bogart, thường được biết tới với tên Humphrey Bogart (25 tháng 12 năm 1899 - 14 tháng 1 năm 1957) là một diễn viên huyền thoại của Điện ảnh Hoa Kỳ. Tuy chỉ một lần giành Giải Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc nhất nhưng ông được coi là một trong những diễn viên xuất sắc nhất của Hollywood, ông là người đứng đầu Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ.



    Ingrid Bergman (1915-1982) là một diễn viên người Thụy Điển nổi tiếng của Hollywood.
    Ingrid Bergman sinh ngày 29 tháng 8 năm 1915 tại Stockholm, Thụy Điển. Ingrid mồ côi mẹ vào năm 2 tuổi và mồ côi cha vào năm 12 tuổi.

    Lấy bối cảnh giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, Casablanca đề cập tới một người đàn ông bị giằng xé bởi lựa chọn khó khăn giữa tình yêu dành cho một người phụ nữ và trách nhiệm giúp cô cùng chồng—là một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc—thoát khỏi Maroc, lúc này thuộc quyền quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã.


    Maroc (phiên âm tiếng Việt: Ma Rốc; Tiếng Ả Rập: المَغرِب; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Lmeɣrib), tên chính thức Vương quốc Maroc (Tiếng Ả Rập: المملكة المغربية; chuyển tự: al-Mamlakah al-Maghribiyah; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵜⴰⴳⵍⴷⵉⵜ ⵏ ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Tageldit n Lmaɣrib), là một quốc gia tại miền Bắc Phi.

    Biên tập viên Irene Diamond thuyết phục nhà sản xuất Hal B. Wallis mua lại tác quyền vở kịch vào tháng 1 năm 1942. Hai anh em Julius và Philip G. Epstein ban đầu được chỉ định viết kịch bản cho bộ phim. Đầu năm 1942, họ rời bỏ dự án để hợp tác trong Why We Fight của Frank Capra. Howard E. Koch đảm nhận kịch bản này cho tới khi anh em nhà Epsteins trở lại một tháng sau đó. Casey Robinson viết lại kịch bản trong ba tuần, nhưng không được ghi nhận. Curtiz trở thành đạo diễn của bộ phim sau khi William Wyler, lựa chọn đầu tiên của Wallis, không thể tham gia. Quá trình ghi hình chính bắt đầu từ ngày 25 tháng 5 năm 1942, kết thúc ngày 3 tháng 8; hầu hết bộ phim quay tại Warner Bros. Studios, Burbank, với chỉ một cảnh quay ở Sân bay Van Nuys, Los Angeles.

    Vị trí của Burbank ở quận Los Angeles, California
    Burbank là một thành phố tại quận Los Angele, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Thành phố nằm trong Vùng Đại Los Angeles.

    (Sân bay Van Nuys (IATA: VNY, ICAO: KVNY, LID FAA: VNY) là một sân bay ở Van Nuys trong phần San Fernando Valley của giới hạn thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Không có hãng hàng không thương mại lớn nào bay đến sân bay này, nó chỉ được các máy bay thương mại nhỏ, bay thuê chuyến và tư nhân sử dụng.)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nội dung
    Rick Blaine (Humphrey Bogart) là một người Mỹ lưu vong sống tại thành phố biển Casablanca của Maroc thuộc Pháp. Anh là ông chủ của một quán bar sang trọng kiêm sòng bạc nổi tiếng có tên "Rick's Café Américain", nơi tập trung đủ mọi thành phần của thành phố, từ những viên chức Vichy Pháp hay sĩ quan Đức Quốc xã cho tới những người tị nạn bị mắc kẹt tại thành phố cảng trên đường chạy trốn cuộc chiến đang lan rộng ở châu Âu. Có vẻ ngoài lạnh lùng và không bao giờ tiếp rượu khách tới quán bar, Rick thực tế lại là một người Mỹ nhiệt huyết từng chiến đấu bên cạnh những người Cộng hòa trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha chống lại phe phát xít của Francisco Franco.

    Franco năm 1964.
    Francisco Paulino Hermenegildo Teódulo Franco y Bahamonde (4 tháng 12 năm 1892 – 20 tháng 11 năm 1975), thường được gọi là Francisco Franco phát âm: [fɾanˈθisko ˈfɾaŋko], phiên âm tiếng Việt là Phơ-ran-xít-cô Phơ-ran-cô) hay Francisco Franco y Bahamonde là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và một trùm phát xít của Tây Ban Nha.

    Một buổi tối, Ugarte (Peter Lorre), vốn kiếm sống bằng những mánh khóe lặt vặt và là khách quen của Rick, tới Rick's Café Américain với hai tờ giấy thông hành mà gã lấy được sau khi giết chết hai nhân viên đưa thư người Đức. Đây là những giấy tờ có giá trị cực lớn đối với những người bị mắc kẹt ở Casablanca vì nó cho phép người mang chúng được phép đi lại tự do trong vùng của Đức Quốc xã kiểm soát tại châu Âu, đồng nghĩa với việc họ có thể đặt chân tới Lisboa, Bồ Đào Nha để rồi từ đó bay tới Mỹ và thoát khỏi sự tàn khốc của cuộc chiến.
    https://s20.postimg.cc/n6jue9utp/Local_Lisboa.png
    Vị trí của Lisbon ở Bồ Đào Nha
    Lisboa (IPA: [liʒ'boɐ]) hay Lisbon, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Bồ Đào Nha. Đây là trung tâm hành chính của quận Lisbon và của Região Lisbon (Vùng Lisbon). Thành phố Lisbon có dân số 545.245 người trong phạm vi hành chính của mình và dân số vùng đô thị Lisbon mở rộng là 3 triệu người trên diện tích 958 km2.

    Dự định bán lại hai tờ thông hành với giá cao của Ugarte không thành khi gã bị viên đại úy cảnh sát Louis Renault bắt ngay tại quán cà phê. Nhưng Renault và các sĩ quan Đức Quốc xã không biết rằng trước khi bị bắt Ugarte đã kịp giao lại hai tờ thông hành cho Rick. Cùng thời điểm với vụ bắt giữ Ugarte, Rick gặp hai người khách mà anh không hề mong đợi, đó là người yêu cũ của anh, Ilsa Lund (Ingrid Bergman) cùng chồng của cô là Victor Laszlo (Paul Henreid). Laszlo vốn là một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc đã từng chạy thoát khỏi trại tập trung của Đức Quốc xã và đang tìm cách vượt khỏi Casablanca tới Mỹ nhằm tiếp tục tổ chức cuộc kháng chiến tại châu Âu. Ilsa Lund tìm thấy người bạn là nhạc sĩ dương cầm Sam và yêu cầu chơi bản "As Time Goes By."
    https://s20.postimg.cc/mh121xhfh/Cas...Screenshot.jpg
    Bogart và Bergman.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Brazzaville, thủ đô của Cộng hòa Congo, tọa lạc tại khu vực Đông Nam của Cộng hòa Congo. Brazzaville nằm bên bờ sông Congo, phía hạ lưu của Vực Malebo (tên cũ là Vực Stanley) và đối diện với thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo Kinshasa.
    Cả hai bước vào màn sương mù dày đặc với câu thoại cuối cùng của Rick: "Louis, tôi nghĩ rằng đây là sự bắt đầu của một tình bạn đẹp." ("Louis, I think this is the beginning of a beautiful friendship.")

    Diễn viên
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Diễn viên hài Jack Benny đã có thể tham gia vào một vai phụ, như lời dẫn xuất hiện trong quảng cáo báo chí và quyển sách thông cáo của Casablanca.
    https://s20.postimg.cc/a25jt72al/Jack_Benny_-_1964.jpg
    Jack Benny (tên khai sinh Benjamin Kubelsky; 14 tháng 2 năm 1894 - 26 tháng 12 năm 1974) là một diễn viên hài, diễn viên trên đài phát thanh, truyền hình và phim ảnh, và nghệ sĩ violin người Mỹ.

    Trong mục "Movie Answer Man", nhà phê bình Roger Ebert trả lời, "Có thể là anh ấy. Tôi chỉ nói được đến vậy." Sau này, ông nói thêm "Đúng vậy đấy. Câu lạc bộ hâm mộ Jack Benny giờ đây có thể được thanh minh rồi."
    https://s20.postimg.cc/xt4xbbpn1/Roger_Ebert.jpg
    Roger Joseph Ebert, (18 tháng 6 năm 1942 – 4 tháng 4 năm 2013) là một nhà phê bình phim người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer. Ông nổi tiếng qua mục phê bình xuất bản hàng tuần trong tờ báo Chicago Sun-Times từ năm 1967, và sau là báo trực tuyến

    Diễn viên chính

    Diễn viên chính của Casablanca. Trái qua phải: Henreid, Bergman, Rains và Bogart.
    1/ Humphrey Bogart trong vai Rick Blaine. Vốn là ngôi sao của các bộ phim hình sự, Rick là vai diễn lãng mạn đầu tiên của Bogart. Theo một số thông tin thì vai diễn này từng được hãng phim nhắm cho Ronald Reagan nhưng thực tế thì hãng Warner Bros khi đó đã biết rằng ngôi sao này phải nhập ngũ, vì vậy họ chưa từng thực sự có ý định để Reagan đóng vai Rick Blaine.
    2/ Ingrid Bergman trong vai Ilsa Lund. Theo trang web chính thức của Bergman thì Ilsa là vai diễn nổi tiếng và có sức sống lâu bền nhất của ngôi sao người Thụy Điển. Vốn khởi đầu sự nghiệp ở Hollywood từ năm 1939 với Intermezzo, Casablanca là thành công lớn đầu tiên của Bergman. Theo ý kiến của nhà phê bình Roger Ebert, Ingrid Bergman đã thực sự tỏa sáng và đóng cặp rất ăn ý với ngôi sao lớn Humphrey Bogart. Trước Bergman, một số nữ diễn viên từng được thử vai Ilsa là Ann Sheridan, Hedy Lamarr, Michèle Morgan, bản thân Bergman cũng chỉ có thể tham gia bộ phim sau khi Wallis cho David O. Selznick mượn lại một ngôi sao khác là Olivia de Havilland.
    3/ Paul Henreid trong vai Victor Laszlo. Henreid vốn là một diễn viên Áo rời quê hương từ năm 1935, ông chỉ miễn cưỡng nhận vai Laszlo sau khi được hứa trả khoản thù lao cao hơn cả hai Bogart và Bergman. Quan hệ giữa Henreid và hai diễn viên chính còn lại cũng không thực sự tốt trong quá trình quay phim, ông coi Bogart là một diễn viên "tầm thường" ("mediocre"), ngược lại Bergman cũng nhận xét rằng Henreid là một người khó tính và hay giận dỗi.

    Diễn viên phụ
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Diễn viên khác
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sản xuất
    Kịch bản
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    https://s20.postimg.cc/i7nlrgt59/Spa...arokko.svg.png
    Tangier ( /tænˈdʒɪər/; tiếng Ả Rập: طنجة‎ Ṭanjah; Berber: ⵟⴰⵏⴵⴰ Ṭanja; tên Berber cũ: ⵜⵉⵏⴳⵉ Tingi) là một thành phố lớn ở miền tây bắc Maroc. Nó tọa lạc cạnh bờ biển, ở mạn tây eo biển Gibraltar, nơi Địa Trung Hải gặp Đại Tây Dươngngoài khơi Cap Spartel.
    Sau khi đọc kịch bản, nhà phân tích của hãng Warner Bros. là Stephen Karnot cho rằng đây là một "kịch bản sáo rỗng nhưng tinh tế" ("sophisticated hokum"),[28] với kết quả là biên tập viên Irene Diamond thuyết phục nhà sản xuất Hal Wallis mua lại bản quyền kịch bản Everybody Comes to Rick's với giá 20.000 USD,[29] số tiền lớn nhất từng được trả cho một kịch bản sân khấu chưa bao giờ công diễn.[30] Sau khi mua lại kịch bản sân khấu, các nhà sản xuất đổi tên dự án thành Casablanca nhằm bắt chước tựa đề của bộ phim ăn khách Algiers (1938).[31] Các biên kịch đầu tiên được giao chuyển thể tác phẩm sân khấu này là anh em Julius và Philip Epstein. Đầu năm 1942, họ rời bỏ dự án này và chuyển sang hợp tác trong Why We Fight theo yêu cầu Frank Capra tại Washington, DC.[32][33]
    https://s20.postimg.cc/huw7lay0t/Capra-signed_1930s.jpg
    Capra during the 1930s
    Frank Russell Capra (18 tháng 5 năm 1897 - 3 tháng 9 năm 1991) là một đạo diễn phim, nhà sản xuất phim và nhà văn người Mỹ. Ông trở thành động lực sáng tạo đằng sau một số bộ phim đoạt giải thưởng lớn của những năm 1930 và 1940. Sinh ra ở Ý và lớn lên ở Los Angeles từ khi năm tuổi, câu chuyện thành công từ đói nghèo trở thành giàu có của ông khiến nhà nghiên cứu điện ảnh Ian Freer coi ông là là "giấc mơ Mỹ được điển hình hóa."

    Người thứ ba tham gia nhóm chuyển thể là nhà biên kịch Howard Koch, đã viết nên 30 tới 40 trang trong lúc anh em nhà Epstein văng mặt.[33] Khi anh em nhà Epstein trở lại khoảng một tháng sau đó, đóng góp của Koch bị loại bỏ—ngược lại những gì Kock khẳng định trong 2 cuốn sách của mình.[33] Theo lượng kinh phí cuối cùng mà hãng Warner Bros. chi trả cho bộ phim, anh em nhà Epsteins nhận 30.416 USD, trong khi Koch chỉ được trả 4.200 USD.[34]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Quay phim
    https://s20.postimg.cc/vbt646g25/Croix_de_Lorraine.png
    Chữ thập Lorraine, biểu tượng của Chính phủ Tự do Pháp.
    Bộ phim được khởi quay ngày 25 tháng 5 năm 1942[46] và hoàn thành chưa đầy ba tháng sau, vào ngày 3 tháng 8, với kinh phí 1.039.000 đô la Mỹ (vượt dự toán 75.000 USD),[47] đây là một số tiền không phải quá lớn nhưng cũng vượt hơn kinh phí trung bình của một bộ phim Hollywood thời bấy giờ.[48]
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Lockheed 12A F-AZLL

    Lockheed Model 12 Electra Junior, hay thông dụng hơn là Lockheed 12 hoặc L-12, là một loại máy bay vận tải hai động cơ, làm hoàn toàn bằng kim loại, được chế tạo vào cuối thập niên 1930 cho các công ty hàng không nhỏ, các công ty tư nhân và cá nhân.
    Mặc dù vậy, công viên chủ đề Disney's Hollywood Studios ở Orlando, Florida sau này lại mua hẳn một chiếc Lockheed 12A thật và tuyên bố rằng chiếc máy bay này đã được sử dụng để quay Casablanca.[56]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phát hành
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tiếp nhận
    Trong nhà hát Hollywood gồm 1.500 ghế ngồi, bộ phim thu về 255.000 USD sau hơn 10 tuần.[67] Bộ phim đem lại cho các nhà sản xuất 3.7 triệu đô la Mỹ trong lần đầu công chiếu ở Hoa Kỳ, đây là bộ phim ăn khách thứ 7 ở nước này trong năm 1943.[68]
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bộ phim có một số sai sót về mặt lịch sử và lôgic.

    Ví dụ tờ thông hành trong phim theo lời Ugarte là nó có chữ ký của cả Weygard, toàn quyền Vichy Pháp tại các thuộc địa Bắc Phi, và De Gaulle, lãnh tụ chính phủ Pháp Tự do lưu vong, trong khi thực tế thì tòa án quân sự của chính quyền Vichy Pháp đã kết án vắng mặt De Gaulle tội phản quốc với án chung thân vào ngày 2 tháng 8 năm 1940, vì vậy một tờ thông hành có chữ ký của De Gaulle thì hoàn toàn vô giá trị trong lãnh thổ do Vichy Pháp quản lý.[47]
    Theo Harmetz thì tờ thông hành này được Joan Allison nghĩ ra cho kịch bản sân khấu và nó chưa bao giờ bị đặt dấu hỏi về mức độ chính xác về mặt lịch sử.[76]
    Một chi tiết không hợp lý khác là việc Laszlo được đi lại tự do ở Casablanca sau khi trốn khỏi trại tập trung Đức Quốc xã vì "đây vẫn là vùng chưa bị chiếm đóng của nước Pháp", chi tiết này hoàn toàn không hợp lý vì chính quyền Vichy Pháp quản lý thành phố vốn có quan hệ cực kỳ chặt chẽ với Đức Quốc xã và chắc chắn Laszlo phải bị bắt ngay khi xuất hiện trước mặt cảnh sát Pháp.
    Một câu thoại của Renault cũng đề cập tới chi tiết ông từng "đi cùng người Mỹ khi họ tiến về Berlin năm 1918", thực tế thủ đô nước Đức chưa bao giờ bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, việc Renault bị các sĩ quan Đức giám sát trực tiếp cũng là vô lý vì quân đội Đức không hề chính thức có mặt ở Casablanca suốt Chiến tranh thế giới thứ hai.[47]
    Casablanca còn gặp một số lỗi về tính liên tục trên phim, điển hình là cảnh Rick ướt sũng khi tới ga tàu để rời Paris nhưng khi anh lên tàu thì chiếc áo khoác lại khô cong, theo lời Michael Curtiz thì những lỗi về tính liên tục Casablancagặp phải là do ông "làm bộ phim quá nhanh và chẳng ai để ý".

    Di sản
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ảnh hưởng
    https://s20.postimg.cc/t78t3a9cd/Good_german.jpg
    Áp phích The Good German (2006) được thiết kế tương tự với áp phích phim Casablanca để gợi nhớ tới bộ phim này.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Dạng phát hành khác
    https://s20.postimg.cc/bh74ibo2l/Cas..._colorized.jpg
    Cảnh phim trong phiên bản màu gây tranh cãi của Casablanca.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  9. #399
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 123 năm, Alfred Nobel ký bản di chúc dành tài sản của mình để lập ra giải Nobel

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 27 tháng 11, 1895
    • 1895 – Tại Paris, Alfred Nobel ký bản di chúc cuối cùng, trong đó dành tài sản của mình để lập ra giải Nobel sau khi qua đời.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Alfred_Nobel
    https://en.wikipedia.org/wiki/Alfred_Nobel
    https://fr.wikipedia.org/wiki/Alfred_Nobel
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...nh-taisan.html


    Alfred Bernhard Nobel

    Sinh 21 tháng 10 năm 1833, Stockholm, Thụy Điển
    Mất 10 tháng 12, 1896 (63 tuổi), Sanremon, Ý
    Ngành Nghiên cứu thuốc nổ
    Nổi tiếng vì dynamite, giải Nobel
    Chữ ký

    Alfred Bernhard Nobel (trợ giúp·chi tiết) (21 tháng 10 năm 1833 – 10 tháng 12 năm 1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển.

    Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

    Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.
    (Nobelium is a synthetic chemical element with symbol No and atomic number 102. It is named in honor of Alfred Nobel, the inventor of dynamiteand benefactor of science. A radioactive metal, it is the tenth transuranic element and is the penultimate member of the actinide series.)

    Tiểu sử

    Alfred Nobel sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại Stockholm, Thụy Điển, là con trai thứ ba của nhà khoa học Immanuel Nobel (1801 - 1872) và Karolina Andriette (Ahlsell) Nobel (1805–1889).


    Stockholm (trợ giúp·chi tiết) (phiên âm tiếng Việt: Xtốc-khôm; IPA: ['stɔkhɔlm]; UN/LOCODE: SE STO(phát âm tiếng Thuỵ Điển: [ˈstɔkːˈhɔlm, ˈstɔkːˈɔlm, ˈstɔkːɔlm][8]) là thủ đô của Thụy Điển và là thành phố đông dân nhất trong các nước Bắc Âu;[9][a] 949.761 người sống tại khu tự quản này,[10] khoảng 1,5 triệu người trong đô thị,[6] và 2,3 triệu người tại vùng đô thị.[4] Thành phố trải dài trên mười bốn hòn đảo nơi hồ Mälaren chảy vào Biển Baltic.

    Hai vợ chồng có tám đứa con nhưng chỉ có Nobel và hai anh, anh cả là Robert Nobel, anh thứ là Ludvig Nobel, và cậu em Emil Oskar Nobel là sống qua thời thơ ấu. Theo dòng họ nội, ông là hậu duệ của nhà khoa học Thụy Điển danh tiếng Olaus Rudbeck (1630–1702).

    Olaus Rudbeck (also known as Olof Rudbeck the Elder, to distinguish him from his son, and occasionally with the surname Latinized as Olaus Rudbeckius) (12 December 1630 – 17 September 1702) was a Swedish scientist and writer, professor of medicine at Uppsala University and for several periods rector magnificus of the same university.

    Từ bé, Nobel rất hay bị ốm, nên sức khoẻ của cậu bé không được tốt lắm. Sau vài năm, cha của Nobel rời đến Saint Peterburg để chế tạo thuỷ lôi, địa lôi và vũ khí cho quân đội Nga bành trướng ra bên ngoài. Sau 5 năm xa cách, cuối cùng, năm 1842, cả nhà Nobel chuyển đến Saint Peterburg, nơi bố đang làm việc.
    https://s20.postimg.cc/yz1khjl99/Sai...marker_svg.png
    Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga. Đây là thành phố lớn thứ nhì ở Nga và cũng là cố đô của Đế quốc Nga. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg.

    Nobel đặc biệt thích học văn học, nhưng bố cậu lại muốn Nobel học khoa học (vì Nobel có năng khiếu về khoa học kỹ thuật). Nobel cũng đành phải nghe lời bố.Từ đó, Nobel bắt đầu nghiên cứu cùng bố và các anh về thuốc súngvà thuỷ lôi, địa lôi.
    Ít người biết rằng Alfred Nobel cũng là một nhà soạn kịch, Nemesis, một bi kịch bốn hồi về Beatrice Cenci, một phần lấy cảm hứng từ vở kịch thơ năm hồi của Percy Bysshe Shelley The Cenci, đã được in khi ông hấp hối, và toàn bộ số sách đó, trừ ba bản lưu bị đốt ngay sau khi ông chết (1896), vì bị coi là một vụ scandal và báng bổ. Cuốn xuất bản lần đầu tiên còn lại (song ngữ tiếng Thuỵ Điển - Quốc tế ngữ) được xuất bản tại Thuỵ Điển năm 2003. Vở kịch (tháng 5 năm 2003) vẫn chưa được dịch ra bất cứ một thứ tiếng nào ngoài Quốc tế ngữ.
    Năm 1853, cuộc chiến Krim nổ ra, nước Nga đối đầu với liên quân ba nước Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà máy Nobel càng bận rộn hơn. Tuy nhiên, sau khi Nga bại trận, nhà máy Nobel bị phá sản vì nguồn nợ quá lớn. Cả gia đình phải trở về Thuỵ Điển.

    Tai nạn đầu tiên

    Mặt nạ đắp khi mất của Alfred Nobel, tại nhà ông ở Bjorkborn, Karlskoga, Thuỵ Điển
    Sau khi về Thuỵ Điển, Nobel nghiên cứu về Nitroglycerin, một loại chất nổ phân giải ở 50-60 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ218 °C. Dù rất nguy hiểm, Nobel vẫn miệt mài nghiên cứu. Sau vài lần nghiên cứu với bố, anh cũng tìm ra nguyên lý của thuốc nổ và, mọi người đã chứng kiến một cách kinh ngạc. Nobel thành lập một công ty, và công ty của anh cũng làm ăn phát đạt hơn trước, không những thế, nhiều lúc nhà máy còn phải sản xuất cấp tốc để giao hàng cho kịp. Em út của Nobel, Emil Nobel cũng cùng anh và bố nghiên cứu Nitroglycerin, và Emil được quyền tự do trong nhà máy.


    Nitroglycerin là một chất lỏng không màu, phiên âm tiếng Việt: "Nitrôglyxêrin", được dùng cho các ứng dụng thuốc, thuốc nổ và một số ứng dụng khác.

    Nhưng do Alfred Nobel chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, làm năm người thiệt mạng, trong đó có cả Emil, em Nobel. Sau lần tai nạn đó, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ.

    Thuốc nổ Dynamite
    Thuốc nổ Dynamite là phát minh nổi bật nhất trong số 350 bằng phát minh của ông. Nobel bắt đầu nghiên cứu thuốc nổ từ năm 17 tuổi. Nobel thấy rằng khi Nitroglycerin kết hợp với một chất hấp thu trơ như Kieselguhr (đất có nhiều tảo cát hay còn gọi là đất mùn) nó trở nên an toàn và dễ sử dụng hơn, và ông được trao bằng sáng chế hỗn hợp đó năm 1867 với cái tên Dynamite.

    Diagram
    A. Diatomaceous earth (or any other type of absorbent material) soaked in nitroglycerin.
    B. Protective coating surrounding the explosive material.
    C. Blasting cap.
    D. Electrical cable (or fuse) connected to the blasting cap.

    Nobel đã quảng cáo thử nghiệm chất nổ của mình lần đầu tiên trong năm đó tại một mỏ khai thác đá tại Redhill, Surrey, Anh Quốc.
    https://s20.postimg.cc/z8g74llbh/Sur...ocator_map.png
    Surrey /ˈsʌri/ là một hạt ở Đông Nam Anh và là một trong các Home Counties. Hạt này giáp với Đại Luân Đôn, Kent, East Sussex, West Sussex, Hampshire và Berkshire. Thủ phủ lịch sử của hạt là Guildford.[1] Hội đồng hạt Surrey đóng ở Kingston upon Thames, dù vùng này thuộc Đại Luân Đôn từ năm 1965.

    Tiếp theo ông kết hợp Nitroglycerin với chất Collodion và có được một chất trong như thạch với sức công phá mạnh hơn cả Dynamite. Gelignite, hay Blasting gelatinnhư thường được gọi, được cấp bằng sáng chế năm 1876, và tiếp theo đó là hàng loạt các hỗn hợp tương tự khác, thêm Kali nitrat, bột gỗ và nhiều chất khác.
    Vài năm sau, Nobel tạo ra Ballistite, một trong những loại thuốc súng Nitroglycerin, có chứa phần bông thuốc súng và phần Nitroglycerin tương đương nhau. Thuốc súng này là tiền thân của cordite, và Nobel tuyên bố rằng bằng sáng chế của ông về loại thuốc súng này hùng hồn minh chứng cho sự tranh cãi giữa ông và Anh Quốc. Đỉnh điểm của việc chế tạo loại thuốc nổ này là thuốc nổ mạnh và không có khói. Từ việc chế tạo Dynamite và các loại thuốc nổ khác cũng như công việc khai thác các giếng dầu ở Baku của ông và các anh trai Ludvig và Robert Nobel (1829-1896) ông có được một gia sản to lớn.

    https://s20.postimg.cc/yvosyfq71/Baku_in_Azerbaijan.png
    Baku (tiếng Azerbaijan: Bakı, IPA: [bɑˈcɯ]), đôi khi cũng viết Baki hay Bakou, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Azerbaijan, cũng như thành phố lớn nhất nằm bên bờ biển Caspi và vùng Kavkaz. Baku tọa lạc tại nơi có độ cao 28 mét (92 ft) dưới mực nước biển, khiến nó trở thành thủ đô thấp nhất thế giới và cũng là thành phố lớn nhất nằm dưới mực nước biển.

    https://s20.postimg.cc/w1lnl0ivx/Azerbaijan.png
    Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan[5]; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam

    Các giải thưởng
    Khi người anh Ludvig của ông qua đời vào năm 1888, nhiều vụ cáo phó sớm nhầm lẫn về cái chết của Alfred Nobel, được cho là điều khiến ông quyết định để lại một di sản tốt hơn cho thế giới sau khi chết. Bản cáo phó trên một tờ báo Pháp viết Le marchand de la mort est mort (Nhà buôn cái chết đã chết) và tiếp tục viết, "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua."
    Ngày 27 tháng 11 năm 1895 tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển – Na Uy ở Paris, Nobel đã ký chúc thư cuối cùng của mình và để phần lớn số tài sản thành lập các giải Nobel, trao hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch. Ông chết sau một cơn đột quỵ ngày 10 tháng 12 năm 1896 tại Sanremo, Ý. Số lượng tiền mặt dành cho Quỹ Giải Nobel là 31 triệu kronor (4.223.500,00 USD), 94% tài sản của Nobel.
    https://s20.postimg.cc/tlju6zlbx/Map...of_Sanremo.png
    Sanremo hay Sa Remo (Sanrœmu trong tiếng Liguria) là một đô thị và cộng đồng (comune) ở tỉnh Imperia trong vùng Liguria miền bắc nước Ý.

    Tỉnh Imperia (tiếng Ý: Provincia di Imperia) là một tỉnh đồi núi ở vùng Liguria củaÝ, nằm giữa núi Maritime về phía bắc và Địa Trung Hải về phía nam. Tỉnh lỵ là thành phố Imperia.

    Ba giải Nobel đầu tiên dành cho những gương mặt nổi bật trong khoa học vật lý, trong hoá học và trong Giải Nobel Sinh lý học hay Y học; giải thứ tư là dành cho các nhà văn có tác phẩm văn học "theo một định hướng tư tưởng" và giải thứ năm được trao cho cá nhân hay tổ chức có được thành tích tốt nhất phục vụ lý tưởng cho tình thân thiện quốc tế, ngăn chặn hay giảm bớt các đội quân thường trực, hay thành lập hay xúc tiến sự tiến triển của hoà bình.

    Định nghĩa giải văn học, "theo một định hướng tư tưởng" (tiếng Thuỵ Điển: i idealisk riktning), khá khó hiểu và gây ra nhiều tranh cãi. Trong nhiều năm, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển diễn giải "ideal – tư tưởng" mang nghĩa "duy tâm hay lý tưởng" (trong tiếng Thuỵ Điển idealistisk), và coi đó là lý do để từ chối trao giải cho những tác giả quan trọng nhưng kém phần lãng mạn, như Henrik Ibsen, August Strindberg và Lev Nikolayevich Tolstoy.
    Cách hiểu này đã được thay đổi và ví dụ, giải thưởng đã được trao cho Dario Fo và José Saramago, những người hoàn toàn không thuộc trường phái văn học duy tâm (hay lý tưởng).
    Khi đọc cuốn Nemesis trong nguyên bản tiếng Thuỵ Điển và khi nhìn vào triết thuyết cũng như quan điểm văn học của ông, dường như ông có ý chống lại điều từng tin tưởng lúc đầu - rằng giải thưởng phải được trao cho các tác giả đã chiến đấu cho lý tưởng của mình "chống lại" những quyền lực như Chúa, Nhà thờ và Quốc gia.

    Các cơ quan được ông chỉ định trao giải thưởng vật lý và hoá học cũng có khá nhiều cách diễn giải ý kiến của ông, bởi vì ông không tham vấn ý kiến của họ trước khi quyết định uỷ thác trách nhiệm. Trong một bản chúc thư dài một trang ông đặt điều kiện rằng số tiền không được trao cho những khám phá hay phát minh trong khoa học vật lý và những khám phá hay những cải tiến trong hoá học. Ông đã mở một cảnh cửa cho những giải thưởng kỹ thuật, nhưng ông không để lại những hướng dẫn về việc làm cách nào phân biệt giữa khoa học và kỹ thuật. Bởi vì các cơ quan có quyền quyết định trao giải trong những lĩnh vực đó quan tâm nhiều tới khoa học hơn kỹ thuật nên không ngạc nhiên các giải thưởng đều được trao cho những nhà khoa học chứ không phải các kỹ sư, kỹ thuật viên hay những nhà phát minh khác. Theo một nghĩa các giải thưởng được công bố gần đây của World Technology Network là một sự tiếp nối không trực tiếp (bởi vì không phải do quỹ Nobel tạo ra) những ước vọng của Nobel, bởi vì ông đã không ghi điều đó vào trong di chúc của mình.

    Năm 2001, cháu trai của ông, Peter, đã yêu cầu Ngân hàng Thuỵ Điển phân biệt giải thưởng dành cho các nhà kinh tế học của họ được trao "để tưởng nhớ Alfred Nobel" với năm giải thưởng kia. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu giải thưởng trao trong lĩnh vực kinh tế hiện nay có phải là "Giải Nobel" hay không (xem Giải thưởng Khoa học kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel).

    Những lời đồn đại về giải Nobel

    Không có giải Nobel cho toán học. Lời đồn đại cho rằng Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - được cho là người tình hay vợ chưa cưới – đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng, thường được cho là Gösta Mittag-Leffler. Không hề có bằng chứng lịch sử ủng hộ lời đồn này và Nobel không bao giờ kết hôn.
    https://s20.postimg.cc/e02in3ejh/Mag...sta_Mittag.jpg
    Magnus Gustaf (Gösta) Mittag-Leffler (16 tháng 3 1846 – 7 tháng 7 1927) là một nhà toán học người Thụy Điển.

    Cũng có giả thuyết cho rằng việc không có giải Nobel cho toán học bởi toán học là phương tiện cho các môn khoa học tự nhiên khác chứ không tạo ra sản phẩm ứng dụng như vật lý, hoá học, sinh học hay tác động tức thời tới tinh thần và sức khoẻ con người như y học và văn học.
    Từ các ngành khoa học được trao giải Nobel có thể thấy việc ông muốn trao giải cho những người tạo ra được thành tựu ứng dụng thực tiễn và tạo ra sản phẩm có thể thấy được.

  10. #400
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cách nay đúng 548 năm, vua Lê Thánh Tông ban lệnh xuất quân đánh Chiêm Thành.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipe.../Th%C3%A1ng_11
    Ngày 28 tháng 11, 1470
    • 1470 – Lê Thánh Tông ban chiếu lệnh xuất quân đánh Chiêm Thành, chuẩn bị tiến hành Chiến dịch đánh Chiêm.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1...C3%A0nh_(1471)
    https://en.wikipedia.org/wiki/Cham%E...ese_War_(1471)
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/11...xuat-quan.html

    Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành (1471)
    Một phần của các cuộc chiến tranh Việt-Chiêm
    Thời gian 1471
    Địa điểm Vương quốc Chiêm Thành, Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay
    Kết quả Đại Việt toàn thắng
    Thay đổi lãnh thổ Miền bắc của Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân - Đà Nẵng đến đèo Cù Mông - Phú Yên) được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.

    Tham chiến
    Nhà Hậu Lê Chiêm Thành

    Chỉ huy
    Lê Thánh Tông Bàn La Trà Toàn
    Đinh Liệt
    Lê Niệm
    Lê Hy Cát
    Hoàng Nhân Thiêm
    Lê Thế
    Trịnh Văn Sái
    Nguyễn Đức Trung

    Tổn thất
    60.000 chết[cần dẫn nguồn]
    30.000 bị bắt[cần dẫn nguồn]

    Chiến tranh Việt-Chiêm 1471 là cuộc chiến do vua Lê Thánh Tông của Đại Việt phát động năm 1471 nhằm chống lại vương quốc Chiêm Thành ở phương Nam.

    Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497), là hoàng đế thứ năm của hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ tháng 6 năm 1460 đến tháng 3 năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

    (Đại Việt (chữ Hán: 大越) tức Đại Việt quốc (chữ Hán: 大越國) là quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1805.)

    (Chiêm Thành (chữ Hán: 占城) là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693. Trước 859 Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 tiểu vương quốc là: Amaravati (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùng Bình - Trị - Thiên nhưng sau này bị sáp nhập vào Đại Việt), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay).)


    Quân đội Đại Việt thắng lớn, và Chiêm Thành suy yếu đến mức hầu như không còn được nhắc đến trong sử sách.

    Bối cảnh
    Từ thời Lê Thái Tông, nhà Hậu Lê đã rất quan tâm tới vùng Hóa châu - biên cương phía nam. Sang thời Lê Nhân Tông, do có sự xâm lấn của Chiêm Thành, triều đình nhiều lần phát binh đánh nước này vào các năm 1444, 1445, 1446. Cuộc tiến công năm 1446 giành thắng lợi lớn, đánh vào kinh thành Chà Bàn (Vijaya), bắt chúa Chiêm Thành là Bí Cai.

    Lê Thái Tông (chữ Hán: 黎太宗; 22 tháng 12, 1423 - 7 tháng 9, 1442), tên húy Lê Nguyên Long(黎元龍), là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì Đại Việt từ năm 1433 tới năm 1442, tổng cộng 9 năm.
    (Lê Nhân Tông (chữ Hán: 黎仁宗, 9 tháng 5 năm 1441 – 3 tháng 10 năm 1459), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi Lê Thái Tông qua đời đến khi bị Lê Nghi Dân ám sát vào năm 1459.)

    Tháp Cánh Tiên hiện còn trong thành Vijaya xưa
    (Thành Đồ Bàn hay Vijaya (tiếng Phạn विजय, nghĩa Việt: Thắng lợi) còn gọi là thành cổ Chà Bàn (Trà Bàn) hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định, Việt Nam) 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của Chăm Patrong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành.)

    Tướng Chiêm là Ma Ha Quý Lai đầu hàng trước, được lập làm quốc vương Chiêm mới.
    Vào năm 1449, Ma Ha Quý Do bỏ tù Quý Lai và cướp lấy ngôi vua. Quý Do truyền lệnh cho Giáo Nhĩ Mỗ, Bàn Thoa sang triều cống cho Triều đình Đại Việt. Hoàng đế Nhân Tông khi đọc tờ biểu thì phán: "Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, Trẫm không nhận đồ dâng", do đó không nhận lễ vật. Vào năm 1452, Ma Ha Quý Do được Minh Cảnh đế phong làm chúa Chiêm Thành.

    22 tháng 9 năm 1449 – 11 tháng 2năm 1457
    Minh Đại Tông (chữ Hán: 明代宗; 21 tháng 9 năm 1428 – 14 tháng 3 năm 1457), là vị Hoàng đế thứ bảy của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Trong 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông chỉ sử dụng một niên hiệu duy nhất là Cảnh Thái (景泰), do đó còn gọi là Cảnh Thái Đế (景泰帝).

    Sau đó Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thi Nại giết chết và cướp ngôi. Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn (Pau Kubah). Trà Toàn được sử sách Việt Nam mô tả là "hung hãn, hoang dâm, bạo ngược".
    Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Vào tháng 8 AL năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện với nhà Minh, thân hành đem hơn mười vạn quân thủy, quân bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng giữ Hóa Châu là Phạm Văn Hiển đánh nhau với quân Chiêm, không địch nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô. Việc này được Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng 8, quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ cùng voi ngựa đánh úp châu Hoá. Tướng trấn giữ biên thuỳ ở châu Hoá là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành, rồi cho chạy thư cáo cấp.

    Bìa sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản in Nội các quan bản. Cột chữ bên phải là Vựng lịch triều chi sự tích nghĩa là "góp nhặt sự tích của các triều đại đã qua". Cột chữ bên trái là Công vạn thế chi giám hoành nghĩa là "nêu gương chung công lao của vạn đời".

    Lê Thánh Tông ra quân

    Chuẩn bị
    Trước khi đem đại quân đi đánh Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã chuẩn bị rất kỹ về đối nội, đối ngoại, về lực lượng, về tinh thần quân dân Đại Việt:
    Vào tháng 10 AL (1470) ông sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo sang nhà Minh kể tội Chiêm Thành đánh úp biên giới, mò trộm trân châu và việc địa phương bị lấn cướp.
    (Quách Đình Bảo (1434 – 1508), quê xã Thái Phúc huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, là một trong 18 vị quan ...phò tá có công lao và tài đức nhà Lê sơ, được nhà sử học Phan Huy Chú chép trong Lịch triều hiến chương loại chí. Ông là một thành viên của Tao đàn nhị thập bát tú[cần dẫn nguồn], do vua Lê Thánh Tông sáng lập.)

    Sau đó ông trưng thu lương thực ở phủ Thiên Trường, sắc dụ Thừa tuyên sứ phủ Thiên Trường rằng: Dẹp loạn thì trước hết phải dùng võ, quân mạnh vốn là ở đủ lương ăn. Lệnh tới nơi, bọn ngươi phải trưng thu ở các hạng quân sắc, lại viên, sinh đồ mỗi người 15 ống gạo, hạng hoàng đình và người già mỗi người 12 ống, bắt người bị trưng thu lại phải đồ lên thành gạo chín, không được để chậm ngày giờ, đem nộp lên sứ ty. Quan hạt đó đựng làm nhà kho, kiểm nghiệm thu vào rồi làm bản tâu lên. Kẻ nào trốn chạy thì xử tội chém đầu.
    Tháng 11, hiệu định 52 điều lệnh về việc hành binh.
    Trước khi xuất quân, để tăng thêm tinh thần cho binh lính, ông cho soạn tờ chiếu kể tội Trà Toàn và những việc làm sai trái của quân Chiêm đọc trước 26 vạn quân.

    Hành quân
    Ngày mồng 6 tháng 11 âm lịch năm Canh Dần (tức ngày 28 tháng 11 năm 1470) Vua Lê Thánh Tông hạ chiếu ban 24 điều quân lệnh cho các doanh các vệ, ra lệnh cho thái sư Đinh Liệt và thái bảo Lê Niệm làm Chinh Lỗ tướng quân, thống lĩnh quân thủy trong các vệ thuộc ba phủ Đông, Nam và Bắc 10 vạn quân xuất phát đi trước.
    Ngày 16 vua Lê Thánh Tông thân hành đốc xuất 15 vạn thủy quân, hôm ấy trời mưa nhỏ, gió bấc. Tạ Khắc Hải có câu thơ rằng:
    Bách vạn sư đồ viễn khai hành,
    Xao bồng vũ tác nhuận quân thanh.

    (Trăm vạn quân đi đánh cõi xa,
    Mui thuyền mưa dội thấm quân ta)

    Dọc đường, hễ qua đền thờ thần nào đều sai quan tới dâng lễ tế, để cầu cho quân đánh thắng trận. Bảo Nguyễn Như Đổ vào tế đền Đinh Tiên Hoàng.
    Nguyễn Như Đổ (chữ Hán: 阮如堵; 1424 - 1526), biểu tự Mạnh An (孟安), hiệu Khiêm Trai (謙齋), là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà giáo dục thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
    Đầu tháng 12 âl đại quân của Lê Thánh Tông đến núi Thiết Sơn Nghệ An.


    Di tích thờ vua ở Ninh Bình
    Đến giữa tháng 12 âl, quân Đại Việt vào đến đất Chiêm Thành. Sau đó Lê Thánh Tông cho quân luyện tập thuỷ chiến, ông còn cho người vẽ lại bản đồ nước Chiêm.

    Ngày mồng sáu tết âl quân Đại Việt bắt sống được viên quan lại giữ cửa quan của Chiêm Thành tên là Bồng Nga Sa.
    Lê Thánh Tông còn tự mình soạn ra cuốn Bình Chiêm sách sau đó cho dịch ra chữ Nôm rồi ban phát cho các doanh. Trong Bình Chiêm sách, nói có 10 lẽ tất thắng, có 3 việc đáng lo.

    Diễn biến
    Ngày mồng 5 tháng 2 âl (1471) Trà Toàn sai em đem 6 viên tướng và 50.000 lính lẻn đến sát doanh trại quân Đại Việt.
    (Maha Sajan (Phạn văn: महा साजन, chữ Hán: 槃羅茶全 / Bàn-la Trà-toàn; ? - 1471), là vua cuối cùng của Champa trước khi bị Đại Việt đánh bại và chia nhỏ trong cuộc nam tiến 1471.)
    Ngày mồng 6 tháng 2 âl Lê Thánh Tông bí mật sai Tả du kích tướng quân Lê Hi Cát, Hoàng Nhân Thiêm và Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn 500 chiếc thuyền và 30.000 lính vượt biển, lẻn vào cửa biển Sa Kỳ lập dinh lũy, đặt đồn ải, để chặn đường về của quân Chiêm. Nhà vua còn bí mật sai viên tướng giữ quân bộ là Nguyễn Đức Trung đem quân lẻn đi vào chân núi mai phục.
    Vua Lê Thánh Tông thân hành đem hơn 1000 chiếc thuyền và hàng trăm ngàn quân ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa dựng cờ thiên tử vừa đánh trống vừa hò reo tiến thẳng về đằng trước mặt.
    Quân Chiêm thấy thế quân Đại Việt lớn, lại trông thấy ngự doanh thì tan vỡ, giày xéo lẫn nhau bỏ chạy về thành Chà Bàn. Khi đến núi Mạc Nô, quân Chiêm gặp toán quân của Hy Cát đã đón sẵn ở đó. Quân Chiêm cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi cao, xác người, ngựa và đồ quân bỏ lại đầy núi đầy đường. Lê Niệm và Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được một đại tướng và thu được rất nhiều chiến lợi phẩm.
    (Lê Niệm (? - 1485), là nhà chính trị, quân sự cao cấp của Đại Việt thời Lê. Ông quê ở xã Duy Trinh, huyện Thuần Hựu, là con trai của tướng Lê Lâm, cháu trai của Trung Túc Vương Lê Lai – một trong những anh hùng khởi nghĩa Lam Sơn. Ông làm quan trải 4 triều vua, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Thánh Tông; tham gia lật đổ vua Lê Nghi Dân lập vua Lê Thánh Tông.)

    Vua Lê Thánh Tông đến cửa biển Thái Cân, tung quân ra đánh mạnh, chém được hơn 300 thủ cấp và bắt sống được hơn 60 người.
    Trà Toàn sợ hãi, bèn dâng biểu xin hàng. Ngày 27 Lê Thánh Tông đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém được hơn 100 thủ cấp. Ngày 28, 29 vua tới vây thành Chà Bàn, bao vây nhiều vòng. Ông sai các doanh chế tạo phi thê chuẩn bị đánh thành. Trà Toàn trong tình thế cùng quẫn, hằng ngày đệ nộp tờ cam kết đầu hàng. Vua Thánh Tông triệu Lê Viết Trung đến nói:
    “ Giặc đã tan rã chí chiến đấu; kỳ hạn đánh thành đã tới. Trà Toàn nay ở trong thành này, chỉ một trận là ta có thể nhổ được. Ta định phát pháo hiệu, nhưng sợ chúng biết, chi bằng mật ước các doanh cùng một lúc tiến đánh.

    — Lê Thánh Tông
    Rồi ông bí mật hẹn cho các doanh phải tức tốc trèo thành mà vào; lại dụ bảo các tướng sĩ:
    “ Trong lúc thành Chà Bàn đã bị hạ, các kho tàng đều phải niêm phong, canh giữ không được phá hủy, bắt sống chúa Chiêm là Trà Toàn giải đến hành doanh không được giết hại. ”
    — Lê Thánh Tông
    Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tới vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba mươi ngàn tù binh và chém được hơn bốn mươi ngàn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âl (1471).
    Ngày mồng 2 tháng 3 âl (1471) Lê Thánh Tông hạ lệnh kéo quân về. Quân Đại Việt đã toàn thắng, Trà Toàn đã bị bắt. Nhưng một tướng của Trà Toàn tên là Bô Trì Trì chạy đến Phiên Lung, chiếm cứ vùng đất ấy, xưng là chúa Chiêm Thành, người này chiếm được một phần năm đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được Lê Thánh Tông phong làm vương. Ông lại phong vương cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để dễ ràng buộc.
    Hậu quả
    Cuộc tấn công của Đại Việt đã gây ra cái chết cho 60 ngàn quân và dân Chiêm Thành và khoảng 30 ngàn người bị bắt làm nô lệ. Kinh đô Vijaya bị phá hủy. Do mất nước, rất nhiều người Chiêm đã phải di cư sang Khmer và bán đảo Malaca. Miền bắc của Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân - Đà Nẵng đến đèo Cù Mông - Phú Yên) được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Nhiều người Chăm bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã hội Đại Việt.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phản ứng của các láng giềng

    Nhà Minh Trung Quốc đã cử một phái đoàn đi tìm hiểu nguồn cội của sự việc vong quốc này của người Chăm, và những người Chăm tị nạn thuật rằng họ vẫn còn tiếp tục chiến đấu chống người Việt, sau khi đất nước của họ bị sáp nhập vào Đại Việt.
    Trần Thật, trưởng đoàn Trung Quốc năm 1474, để tìm hiểu tại sao lại xảy ra sự vụ này, đã tìm cách tái đưa vua Chiêm Thành lên ngôi vương, song lại bị cản trở bởi người Việt và ông phải xuống Vương quốc Malacca để lập vua thay thế. Thế nhưng, phái đoàn Mã Lai năm 1481 kêu rằng người Việt đã tấn công bọn họ, song không dám phản kháng do không có ủng hộ của nhà Minh. Minh Hiến Tông đã đề nghị người Mã Lai nên trang bị và tìm cách đánh trả nếu bị người Việt tấn công, đồng thời cũng gửi sứ sang Đại Việt yêu cầu Đại Việt chấm dứt hoạt động tấn công cướp bóc người Mã Lai và người Chăm hoặc phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh.
    Các quốc gia khác như Lan Xang, Ayutthaya, Campuchia, Lan Na và Ava đã bị báo động về việc này, và vô cùng sợ hãi trước nguy cơ chiến tranh với Đại Việt, mà sau đó thực sự nổ ra về sau cũng trong cùng thời kỳ Hậu Lê.

    NHỮNG VÙNG ĐẤT CHIÊM THÀNH Cổ Xưa


    Vương quốc Chăm Pa đã biến mất như thế nào? | Lịch Sử Việt Nam


    Xem thêm
    • Lịch sử Chăm Pa
    • Vua Chăm Pa
    • Lê Thánh Tông
    • Chiếu thư đánh Chiêm

    Tham khảo
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
    • Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
    • Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII (2009), Nguyễn Quốc lộc (chủ biên)

    Chú thích
    1. ^ Viện sử học, sách đã dẫn, tr 295
    2. ^ Nhân Tông Tuyên Hoàng Đế
    3. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 314
    4. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 314-321
    5. ^ đối chiếu âm lịch ngày 28 tháng 11 năm 1470.
    6. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 322-325
    7. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 326-327
    8. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 327
    9. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, nxb Văn hoà thông tin, 2004, trang 328
    10. ^ Lê Thành Khôi (1981), Histoire du Vietnam des origines à 1858, Paris: Sudestasie, p.243.
    11. ^ Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, tr 42,43
    12. ^ Ben Kiernan (2009). Blood and Soil: A World History of Genocide and Extermination from Sparta to Darfur. Yale University Press. tr. 110. ISBN 0-300-14425-3. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
    13. ^ Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland. Straits Branch, Reinhold Rost (1887). Miscellaneous papers relating to Indo-China: reprinted for the Straits Branch of the Royal Asiatic Society from Dalrymple's "Oriental Repertory," and the "Asiatic Researches" and "Journal" of the Asiatic Society of Bengal, Volume 1. LONDON: Trübner & Co. tr. 251. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.(Original from the New York Public Library)
    14. ^ Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland. Straits Branch, Reinhold Rost (1887). Miscellaneous papers relating to Indo-China: reprinted for the Straits Branch of the Royal Asiatic Society from Dalrymple's "Oriental Repertory," and the "Asiatic Researches" and "Journal" of the Asiatic Society of Bengal, Volume 1. LONDON: Trübner & Co. tr. 252. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.(Original from the New York Public Library)
    15. ^ Shih-shan Henry Tsai (1996). The eunuchs in the Ming dynasty. SUNY Press. tr. 15. ISBN 0-7914-2687-4. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •