Page 86 of 94 FirstFirst ... 3676828384858687888990 ... LastLast
Results 851 to 860 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #851
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Marketing từ Người ăn xin

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...nguoi-xin.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...nguoi-xin.html

    jeudi 14 mars 2013
    Bài học Marketing từ Người ăn xin
    (Mời đọc chuyện không ngờ)

    Tôi xách túi đồ nhăn hiệu Levi’s ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn.
    Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt.
    Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng, tay ăn mày đă dạy tôi một bài học kinh tế c̣n sâu sắc hơn một khóa học tại chức kinh tế ở trường.
    Tôi kể câu chuyện này chính bởi ư nguyện của tay ăn mày đó.
    - Xin anh… cho tôi ít tiền đi!
    Tôi đứng đó chả có việc ǵ nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau. Ăn mày rất thích kể lể.
    - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi’s ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
    - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.
    - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. – Ông ta bắt đầu mở máy.
    Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
    - Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
    Tôi nh́n kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
    Ông ta giảng giải:
    - Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
    Tôi gật đầu đồng ư, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
    - Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) th́ chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng… Tôi đă từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười ngh́n người, nghèo th́ nhiều lắm, nhưng người giàu c̣n nhiều hơn. Trên phương diện lư luận, giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một ngh́n đồng, th́ mỗi tháng thu nhập của tôi đă được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế, đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười ngh́n lượt người. V́ thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
    Ông ta lấy giọng nói tiếp:
    - Ở khu Plaza này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. C̣n lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để t́m vận may của ḿnh với họ, tức là xin tiền họ.
    - Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi căn vặn.
    - Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Th́ những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra, các đôi t́nh nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, v́ thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một ḿnh là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, th́ họ có thể đă có gia đ́nh, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
    - Thế th́ mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
    - Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm ngh́n. Cuối tuần thậm chí có thể 400-500 ngh́n.
    - Hả? Nhiều vậy sao?
    Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
    - Tôi cũng khác ǵ anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 ngh́n, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một ngh́n, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] th́ tôi được khoảng 300 ngh́n. Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền th́ đă cho ngay rồi, nếu họ cho v́ bị đeo bám lâu, th́ tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lăng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh…
    Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
    - Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.
    - Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, th́ anh sẽ chọn ai để ăn mày?
    Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
    - Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. V́ đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh. Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC, có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nh́n họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi t́nh nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền; anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp, nhưng v́ thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. C̣n cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất c̣n ít tiền thừa, tiền lẻ.
    Chí lư, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
    - Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
    Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
    - Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính ḿnh, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần ǵ, có phải là cần nhân tài không?
    Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 ngh́n, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, c̣n kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
    Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một ngh́n hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn th́ cùng lắm đi xin được khoảng hai ngh́n lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười ngh́n người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, t́nh h́nh xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều….
    Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
    - Tôi thường nói, tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui v́ xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. V́ vui vẻ th́ mới xin được nhiều tiền chứ.
    Quá chuẩn!
    - Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của ḿnh mang lại. Lúc trời mưa, ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hăy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố! Tối về, tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nh́n họ như nh́n thấy chính ḿnh.
    - Ối ông cũng có vợ con?
    - Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn c̣n sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi c̣n phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
    Tôi buột miệng:
    - Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?...
    Publié par Anonyme à jeudi, mars 14, 2013

  2. #852
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Một h́nh ảnh thực của chân lư Vô Thường

    https://vuthethanh.com/2018/09/03/mo...y-vo-thuong-2/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...vo-thuong.html

    Một h́nh ảnh thực của chân lư Vô Thường

    Posted on 03/09/2018 by vuthethanh

    (Đây là cuộc đời thực của một bác sĩ. Nó giúp chúng ta có một cái nh́n khác về cuộc đời)


    Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo (1972-2012), một triệu phú 40 tuổi, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa Nha sĩ D1 về kinh nghiệm sống của ḿnh vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.

    Dr. Richard Teo – John Pham (dịch)
    Nguồn: vietcatholic

    Chào tất cả các em. Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghe. Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ. Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của ḿnh và rất hài ḷng khi được các giáo sư mời đến đây. Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.


    Chỉ khi biết được cái chết ra sao, chúng ta mới hiểu được ḿnh nên sống thế nào.

    Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xă hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xă hội đ̣i hỏi. Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đ́nh có mức sống dưới mức trung b́nh. Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công th́ hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ.
    Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lănh vực – từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều. Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ. Tôi rất ganh đua. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt.
    Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu các em để ư, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền. Vi`vậy, tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.
    Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10,000 để hút mỡ bụng, $15,000 cho sửa ngực, vv… và vv. Không cần phải suy nghĩ nhiều, phải không? Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ? Do vậy, thay v́ chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng. Quá nhiều bịnh nhân. Tôi choáng váng. Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ, rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong ṿng năm thứ nhất, chúng tôi đă lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thế nào là đủ v́ tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt. Cuộc sống thật lên hương.
    Tôi làm ǵ với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao?
    Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xẹ hơi. Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua. Chúng tôi đến Sepang ở Mă Lai và đua xe. Cuộc sống của tôi là thế đó. Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari. Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430. Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng. Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu. Tôi sắm chiếc màu bạc.
    Tôi làm ǵ sau khi có chiếc xe? Đến lúc mua nhà, xây cửa. Chúng tôi bắt đầu t́m kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đă sống cuộc đời như thế nào? Chúng tôi nghĩ rằng phải cần ḥa nhập với những người giàu có, nổi tiếng. Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
    Tôi đă có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả. Đó là tôi của một năm trước đây. Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đă chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

    Nhưng tôi lầm. Tôi không chế ngự được mọi chuyện. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh. Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác. Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi. Tôi hỏi như thế nghĩa là sao? Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng không thể chấp nhận sự thật. Tôi gần như muốn nói “anh nói thiệt sao?” tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục. Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ t́m thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi. Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này?”. Ung thư đă lan tới năo, cột sống và nội tuyến. Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ ḿnh đă chế ngự được tất cả, đă đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

    Đây là bản CT scan của phổi. Nh́n vào, mỗi chấm đều là nang ung thư. Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ c̣n được 3,4 tháng tối đa. Cuộc sống tôi bị nghiền nát, dĩ nhiên rồi, làm sao tránh khỏi? Tôi chán nản, tuyệt vọng, tưởng rằng ḿnh đă có mọi thứ trước đây.

    Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đă mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Vậy mà tôi đă tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nh́n thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua. Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi. Những thứ tôi sở hữu, đáng lư ra mang lại hạnh phúc, nhưng không, tôi đă chẳng cảm thấy vui khi nghĩ đến.

    Các em có biết, Tết sắp đến. Trước đây, tôi thường làm ǵ?
    À, th́ tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của ḿnh một ṿng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè. Tôi tưởng đó là niềm vui, thật sự vui. Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi khi thấy tôi khoe khoang chiếc xe bóng loáng? Chắc chắn là không. Họ sống khó khăn, đi xe công cộng. Thật sự những ǵ tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận.
    Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị. Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hănh và cái tôi của ḿnh. Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, cho người thân như tôi tưởng.
    Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác.
    Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi. Cô ta tên là Jennifer. Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau. Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm như thế? tại sao phải để bẩn tay? chỉ là một con ốc sên. Sự thật là cô ta đă cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết. Đối với tôi, nếu không tránh đường th́ đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?

    Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm. Nhưng tôi không có. Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH. Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư. Tôi nh́n thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng. Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau, và họ cứ vài phút phải bấm vào người. Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả. Nhưng đây chỉ là một công việc. Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật” đối với tôi không? Không. Tôi chỉ làm công việc và nóng ḷng về nhà để làm việc riêng của ḿnh.
    Sự đau đớn, chịu đựng của bịnh nhân có “thật” không? Không. Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân. Măi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không. Tôi sẽ trả lời các em là Có. V́ bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ. Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.
    Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành tŕnh để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.
    Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có ǵ sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không ǵ sai trái. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

    Tại sao tôi nói như vậy? Bởi v́ càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đă đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xă hội muốn đào tạo chúng ta. Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng c̣n việc ǵ thành vấn đề đối với tôi nữa. Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

    Nhiều khi chúng ta quên đi ḿnh cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính ḿnh. Điều đó đă xảy ra với tôi. Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, không rơ rệt và ngay cả khi không cần thiết.
    Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm v́ chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.
    Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đă nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu. Nếu hạ thấp được họ xuống để nâng ḿnh lên, chúng tôi làm. Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm ḿnh. Tôi trả giá đắt cho bài học. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.
    Điều thứ nh́, về số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lư, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt. Tôi chỉ muốn họ ra khỏi pḥng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt v́ có quá nhiều bịnh nhân. Thực tế là vậy. Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật. Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không? Không. Sự sợ hăi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều ǵ họ đang trải qua không? Không, măi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi. Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xă hội của chúng ta.

    Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân.
    Tôi không đ̣i hỏi các em phải xúc động, v́ như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng t́m hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt ḿnh vào cương vị của bịnh nhân.

    Bởi v́ sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hăi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em.
    Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của ḿnh phải trải qua v́ bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp! Và bây giờ, với chút năng lực c̣n lại, tôi t́m đến các bịnh nhân ung thư khác v́ tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi !

    Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết.
    Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của ḿnh, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có ǵ, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, t́nh cảm, vật chất vv.vv.. Họ có thật. Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.
    Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hăy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc ǵ các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rơ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích ḿnh. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

    Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”. Có lẽ một số các em đă đọc cuốn này. Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây. Nhưng sự thật, không ai tin, v́ nếu tin chúng ta đă sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết th́ ḿnh mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua trông thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

    Đừng để xă hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm ǵ.
    Điều này đă xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho ḿnh hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho ḿnh. Sự thật không như tôi đă tưởng.

    Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không c̣n cách nào khác và đă phải trả giá đắt cho bài học.

    Tất cả đều VÔ THƯỜNG.

    1- Thời gian: Vô Thường:

    Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đă già.
    Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời th́ mới.
    Qua một ngày, vui một ngày.
    Sống thanh thản, sống thoải mái.
    Qua một ngày, mất một ngày.
    Vui một ngày, lăi một ngày.

    2- Hạnh phúc: Vô Thường:

    Hạnh phúc do ḿnh tạo ra.
    Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, ḿnh phải tự t́m lấy.
    Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

    3- Tiền của: Vô Thường:

    Tiền không phải là tất cả, nhưng không phải không là ǵ.
    Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo,
    nếu hiểu ra th́ sẽ thấy nó là thứ ngoại thân,
    khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.
    Nếu có người cần giúp, rộng ḷng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn.
    Nếu dùng tiền mua được sức khỏe, và niềm vui th́ tại sao không bỏ ra mà mua?
    Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại th́ đáng lắm chứ!
    Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. (Khó lắm !?!?)

    – Tiền bạc không chắc lắm!
    – Tài sản có thể bị mất v́ các nguyên nhân:

    1-Thiên tai, 2- Hỏa hoạn, 3- Bệnh tật, 4- Trộm cướp, 5- Con cái.

    – Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của ḿnh.
    – Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
    – Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nḥm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
    – Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái. Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ ǵ.
    – Nhà cha mẹ là nhà con; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.


    Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

    -Chờ báo đáp là tự làm khổ ḿnh.

    Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm v́ công việc là coi như có cống hiến, có thể yên ḷng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra: ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm th́ không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá th́ không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi th́ buồn tẻ; quá ồn áo th́ khó chịu….
    Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
    Người ngu gây bệnh: hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….
    Người dốt chờ bệnh: ốm đau mới đi khám chữa bệnh.
    Người khôn pḥng bệnh: chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
    Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…
    Tất cả đều là muộn.


    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Nếu bạn đă cố hết sức mà vẫn không thay đổi t́nh trạng không hài ḷng th́ mặc kệ nó! Đó cũng là một việc tự nhiên thôi. Chẳng việc ǵ cố mà được, quả trái ngắt vội không bao giờ ngọt.

    Sinh lăo bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi th́ thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm, và cuối cùng đặt cho ḿnh một dấu chấm hết thật tṛn.

    Sống ngày nào, vui ngày nấy! Đó là tự do, là giải thoát!

    Dr. Richard Teo

  3. #853
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tam Quốc Chí Tân Thời — Việt Nam Và 70 Năm Triều Đại Cộng Sản

    http://bacaytruc.com/index.php/1408-...-phan-van-song
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...-va-70nam.html


    Tam Quốc Chí Tân Thời — Việt Nam Và 70 Năm Triều Đại Cộng Sản - (Phan Văn Song)
    Author: Phan Văn Song
    Source: Việt Thức
    Posted on: 2018-07-19

    Tuần qua, Truyền h́nh Pháp chiếu lại một phim thời sự về sự chiếm đoạt Phi châu của người Tàu. Dưới tựa đề là «Français contre Chinois, main basse sur l’Afrique», tạm dịch là «Pháp-Tàu cạnh tranh, chiếm đoạt Phi Châu», phim phóng sự – điều tra, kể rằng từ trên 20 năm nay, những công trường lớn từ những cao ốc khách sạn lớn đến đường xá hệ thống xa lộ, nhà thương hay sân vận động hoặc hội trường ở Phi châu đều do các xí nghiệp xây cất Trung Cộng trúng thầu dựng lên cả.

    «Mấy anh Tàu đều có mặt ở khắp nơi, họ thắng thầu ở mọi chổ, từ khai thác nguồn lâm sản gỗ quư, đến các cơ sở thương mại, các công trường kỹ nghệ hay các công sự lớn… Họ làm những việc chúng ta bỏ không làm. Nếu chúng ta muốn sự có mặt của chúng ta (người Pháp) tồn tại ở đây, chúng ta phải tham gia mạnh hơn, với bất cứ giá nào, phải biết cạnh tranh một cách năng động, sáng tạo hơn» Jean Liboz, một kỹ nghệ gia Pháp kiều sống trên ba mươi bốn năm ở Cameroun phát biểu.
    «Và chúng ta nên hy vọng và nên chúc cho dân Tàu càng ngày càng thành công, sẽ chóng giàu và sống phong lưu hơn, lúc ấy họ sẽ bớt làm ăn kiểu dân bị đi đày như vậy nữa !– qu’ils cessent de travailler comme des forçats – » một Pháp kiều khác tiếp lời.

    Nhưng, anh chàng Pháp nầy đă hoàn toàn đoán sai, anh chàng nầy không hiểu người Tàu!
    V́ chánh sách thương măi ngoại giao của Trung Hoa Cộng sản, với thuyết Đại Hán không phải chỉ đơn thuần là một chánh sách xuất cảng kỹ thuật đi t́m khai thác nguyên nhiên liệu hay khoáng sản như các cường quốc kinh tế kỹ nghệ Âu Mỹ mà chúng ta thường thấy, kể cả những thời kỳ đen tối nhứt của những thế kỷ trước dưới h́nh thức xấu xa nhứt là thuộc địa! Với Trung Cộng và đặc biệt đối với người Tàu, và dân tộc Hán, dù các xí nghiệp kỹ nghệ thương mại hay ngay cả Quốc gia Tàu có thành công thế nào đi nữa, chúng ta cũng không chắc chắn rằng nguời Hoa, người Hán sẽ giảm bớt sự xâm nhập di dân vào đất Phi – v́ từ Angola đến Algérie, qua đến Côte d’Ivoire, Congo, Soudan hay Sénégal…từ 20 năm nay, họ đều có mặt và đang phát triển làm ăn!

    V́ đây mới thật sự chính là một chánh sách chiến lược của Trung Cộng!

    V́ sức mạnh xuất cảng của dân tộc Hoa là người và người!

    Và người được dùng làm «phương pháp di dân», là một vũ khí để đi xâm chiếm đất!

    …V́ mục đích trên, họ mặc kệ, và bất cần, chẳng quan tâm đến những sự đụng chạm,…về văn hóa, khí hậu, xa nhà xa xứ, ngôn ngữ… và mặc kệ cho sự cạnh tranh chổ ăn, chổ ở,… hay về phương tiện tài vật thợ thuyền, hay sức mạnh tài chánh, hay xung đột, xung khắc xă hội, giữa những con người, tập tục làm việc, khó khăn bất ḥa, bất đồng ngôn ngữ, giữa các trưởng (xếp) các công trường, xếp các tổ làm việc, người Tàu (không rành ngôn ngữ Phi châu hay cả tiếng Pháp) và các công nhơn người Phi,… và mặc kệ cho những người Phi – từ công nhơn, thợ thuyền hay kẻ buôn người bán, ở quán chợ, ở công trường hay ở các cửa hiệu buôn – tỏ rơ thái độ kỳ thị như chê trách, cách ly, biệt lập, ..
    Các nước Phi Châu ngày nay đă bắt đầu có những hiện tượng nuối tiếc, so sánh, lưu luyến, tiếc thương người Pháp, người chủ nhơn Pháp, đến cả cách làm việc, cách đối xử của người Pháp và cả thời Pháp thuộc – quên cả những Mẹc-xà-lù, bợp tai, đá đít …Ô tempo, ô morès – thật là thời thế đổi thay, cay đắng tṛ đời !

    Và các công trường, các xí nghiệp, các cơ sở thương mại, các hiệu buôn của người Hoa cứ thế mà tiếp tục mọc lên, và mọc lên như nấm, và càng ngày càng phát triển mạnh! Chẳng những vậy thôi mà người Tàu c̣n mở các bệnh viện Đông Y chẩn mạch và bán thuốc… Tàu, mở các hiệu buôn hay các siêu thị quần áo, giầy dép, vật dụng rẻ tiền cạnh tranh các hiệu buôn và siêu thị của dân bản xứ. Dĩ nhiên đây là môi trường đụng chạm lớn, dân bản xứ rất bất măn. Thương gia Tàu bán sỉ không ngại ngùng ǵ khi cạnh tranh cả với khách hàng thương hiệu bán lẻ của ḿnh! Đây là chuyện đại kỵ trong ngành buôn sỉ lẽ! Tại sao vậy?
    V́:

    1. Chủ nghĩa: «Vét đến tận cùng, húp đến tận đáy» của người Tàu:
    Dân tộc Tàu có một đức tánh lớn, đó là sức sanh tồn kiếm sống khổng lồ, biết chịu khó, siêng làm việc, một sức chịu đựng kham khổ khác thường, cần cù, và… với một tài nghệ siêu đẳng là…biết hốt bạc cắc, và hốt… với bất kể giá nào. Đây là một đặc điểm thói quen để nói đến cái sức cần kiệm của dân Tàu. Người Tàu có thói quen, gần như một tập tục dân tộc, sau khi ăn xong, dùng nước nóng đổ vào chén cơm, lắc đều để tan mở và húp nước mở béo ấy, gọi là tráng miệng, nhưng cũng tráng luôn cái chén cho sạch. Ăn xong, khỏi rửa chén, vét sạch húp sạch. Nhắc các bạn cùng thế hệ tuổi tác, nhớ khi xưa, đi ăn ḿ khuya, tô ḿ khuya ăn rất ngon, v́ nước dùng là nước rửa chén, tráng chén từ đầu hôm, nước sắc lại tất cả những tinh túy của bao nhiêu tô ḿ trước. Ấy v́ thế mà cha tôi dạy tôi nên «ăn ḿ khô»!

    Trong nghề làm ăn cũng vậy, Tàu đi đến đâu, vét đến đó, không có láng giềng nào chung đụng được!

    Đây một đức tánh đầy lợi điểm cho dân Tàu, nhưng cũng là một mối lo cho thế giới khi người Tàu ngày nay là công dân của một cường quốc số một kinh tế thế giới, với một giấc mơ làm bá chủ thiên hạ, lấy thuyết dân tộc Đại Hán làm chủ nghĩa bành trướng cho một Nhà Nước, v́ chủ thuyết Cộng sản ngày nay đă lỗi thời rồi !
    Ngày nay, toàn thể dân bản xứ ở Phi châu, và ngay cả dân Việt Nam của ḿnh cũng vậy, bất măn với người Hoa, v́ họ chơi không đàng hoàng, không đàn anh, không «công tử» tư nào. Đă là nước lớn, mà Trung Hoa Cộng sản, người Hoa Cộng sản – nhiều khi ngay cả người Đài Loan cũng vậy – nói tóm lại là người Hoa dân tộc Hoa – Hán, tuy tự cao tự măn coi người các xứ khác là «bọn man di mọi rợ», nhưng khi cần cạnh tranh, sanh sống làm ăn, lại rất «bần tiện», bẩn thiểu, «hốt bặc cắc», thiếu tự trọng, xuống thế, đi tranh đi giành miếng ăn nhỏ với người bản xứ.
    Khi xưa người Pháp đến Phi Châu hay Đông Dương, họ chỉ mở kỹ nghệ to, mở siêu thị lớn, chứ tiệm tạp hóa nhỏ th́ nhường cho người bản xứ khai thác. Nói tóm lại, người Pháp sửa xe hơi, người ḿnh sửa xe đạp, người Pháp đóng tàu, người ḿnh đóng ghe, người Pháp đóng xích lô, đóng xe kéo, người ḿnh đạp xích lô, kéo xe.
    Đằng nầy Tàu làm hết, từ to đến nhỏ, từ trên xuống dưới, giàu nghèo hốt trọn, trẻ không tha già không bỏ, người Tàu giàu mở xưởng, nhập cảng hàng, đem bà con đàn em vào, bỏ tiền cho bà con đàn em mở tiệm bán hàng, bà con chuyên chở, đàn em giao hàng, …

    Hồi xưa Tây mở công xưởng, trưa lập cantine cho thợ thuyền ăn, người bản xứ làm bếp, thầu nấu ăn; đằng nầy, ngày nay ở Phi, Tàu làm ráo, bà con Tàu mở cantine, bếp Tàu đàn em Tàu nấu,…từ x́ dầu, dầu dấm, gia vị… đến ḿ, gạo đều nhập cảng từ bên Tàu qua, và nhập thật nhiều, trước để ăn, sau dư thừa bán cho người bản xứ da đen. Đồ ăn xong dư thừa không cho không, không vất, dùng nuôi heo, lấy thịt, ngon ăn, c̣n dư dở bán cho dân đen. Dân Phi ngày nay bá thở, dân Tàu đớp hết ! Cửa hàng to, siêu thị đă đành, ngoài phố to, đường cái, được rồi, nay chui vô luôn vào xóm, vào tuốt trong chợ người đen, mua sạp bán giầy dép quần áo tất cả đều made in china.

    Thằng dân Phi Châu da đen, nay đúng là thằng “dân đen” chỉ c̣n có chết tới bị thương!

    Tàu đấu thầu các công trường rẻ hơn Pháp, Âu Mỹ, v́ các hảng thầu là của ngành công nghiệp quốc gia Tàu, của Đảng Cộng sản Tàu. Đó là chánh sách, không phải thương mại !
    Nhà nước Tàu đem kỹ thuật Tàu qua, thợ chánh, thợ phó, xếp nhỏ, xếp lớn đều là công nhơn viên nhà nước, cán bộ quân đội sanh sống sanh hoạt theo quân đội, ăn ở, ngủ nghê ở barracks công trường, nấu ăn sanh hoạt kiểu quân đội, không vợ không con…
    Gói thầu trực tiếp cho xây dựng chỉ rẻ bằng một nửa, nhưng nửa kia th́ gián tiếp đổi thành quyền khai thác khoáng sản, và nguyên nhiên liệu, và… sự có mặt của dân Tàu ! Tức là quyền cho dân Tàu di dân sanh sống.

    Các nước Phi Châu lời to, v́ có hạ từng cơ sở đẹp, rẽ.
    Tàu lời to, v́ giải quyết vấn đề nhơn măn ở lục địa (dân di dời qua đấy lần đầu đi không vợ không con, chỉ khi nào ông chủ đàn anh giao cho một cơ sở cai quản, mới đem vợ con, em út qua phụ giúp)! Chỉ có dân Phi bản xứ ngày nay là bù trất, «ăn cám sú» mà sống.

    Về mặt tương lai, Tàu dùng vũ khí Văn hóa. Tàu bành trướng qua các «Viện Khổng tử» dạy Hoa ngữ, tuyển lựa đồ đệ, cho học bổng các học sanh giỏi qua Tàu học thêm, ngày mai sẽ là những cán bộ «nằm vùng» đắc lực của Tàu.

    2. Xâm lược bằng di dân:
    Dân tộc Trung hoa cũng như mọi dân tộc, sanh tồn bằng di dân. Đó là luật thiên nhiên từ ngàn xưa. Dân tộc Việt ta Nam tiến v́ sanh tồn. V́ sanh tồn chúng ta xa lánh láng giếng phía Bắc đi về Nam lập nghiệp. Nhưng trong mọi cuộc di dân, trong những vùng mới, phải có một sự thăng bằng nào đó, dân mới và dân cũ phải đề huề chung sống, ôn ḥa, ổn định, tương thân tương ái, không th́ chẳng mấy chốc sẽ là xâm lăng, xâm lược hay ít ra cũng thuộc địa và sẽ có tranh chấp và sẽ có đổ máu.
    Hăy nhớ lúc xưa ở miền Tây Nam Việt chúng ta, người Miên người Việt, người Chăm chung sống cạnh nhau, tương trọng nhau, chùa Chăm hồi giáo, chùa Miên săi miên, chùa Việt sư Việt, nhà nào cúng Phật ấy.
    Người Mỹ có cả một truyền thống di dân…mở mang bờ cỏi, các dân tộc chủng tộc chung sống ḥa b́nh với nhau. Nhưng cũng có vài lịch sử dân tộc dùng «di dân» làm vũ khí xâm lược. Trước Thế chiến 2, Hitler lạm dụng những triết lư người hùng của Friedrich-Nietzsche, lạm dụng chủng tộc Aryen, lạm dụng nhạc của Richard Wagner đầy dân tộc tánh teuton-germanique làm lư thuyết cho một chủ nghĩa dân tộc bành trướng, dùng chủ thuyết không gian sanh tồn (Lenbensraum) Đức để xâm chiếm đất đai Áo, Tiệp, Ba Lan… tạo ra cuộc Thế Chiến 2 đầy máu lữa.
    Staline khi dựng được Đế quốc Cộng sản Sô Viết đă không ngần ngại cho dân Nga di dân xâm chiếm những vùng đất mới, Ba lan, Lithuanie, Estonie, Kalininegrad, Ukraine, Belarus… hay vùng Balkans chiến lược. Và Trung Hoa Cộng sản cũng thế, Mao Trạch Đông khi vừa chiếm được Hoa lục, không ngần ngại chiếm Tây Tạng cho dân quân Hán di dân đến chiếm Lhassa, thủ phủ Tây Tạng, chiếm Urumqi thủ phủ Tây Cương.

    3. Thuộc địa bằng ngôn ngữ:
    Thất bại bằng lư thuyết Cộng sản. Cao độ của không gian Cộng sản là những năm 1960 /1970: Á châu với các quốc gia cựu Đông Dương thuộc Pháp, các quốc gia Đông Nam Á và Á châu đều có những Đảng Cộng sản hoạt động mạnh mẽ: Sri Lanka, Iran, Ấn độ…; Phi châu, Nam Mỹ…
    Năm 1989, bức tường Bá linh sụp đỗ, trên thế giới chỉ c̣n hai anh khủng long Trung Quốc, Bắc Hàn, vài anh c̣ con chư hầu Cuba, Việt Nam, Lào «đàn anh bảo sao làm vậy», vài đảng Cộng Sản Mác Xít kháng chiến du kích nhưng thật sự bán x́ ke hơn làm cách mạng !
    Trung Quốc, nhờ Tư bản Âu Mỹ thèm lợi nhuận và thị trường tạo "Toàn cầu hóa" nên mới được lên như ngày nay. Và ngày nay cũng nhờ Tư bản quốc tế Âu Mỹ, họ đă biến thành một cường quốc kinh tế, đang nuôi mộng làm bá chủ thiên hạ!
    Giấc mơ Tào Tháo thời Tam quốc muốn giết Thục b́nh Ngô để làm bá chủ Trung nguyên.

    – Mỹ cũng như Thục nghèo, nợ như chúa chổm, nhưng v́ cái mă con gịng, cháu giống, đất của Dân chủ, đất của Tư bản, của Nhà băng, của Kinh bang tế thế do đó, vẫn được mang chức «đệ nhứt anh hùng» – như xưa Lưu Bị là con gịng Lưu Bang Hán tộc vậy!
    – Liên Âu như nước Ngô của Tôn Quyền tuy yếu thế nhưng nhờ địa dư, dân chúng, vẫn sống dai.
    – Trung Cộng như Bắc Ngụy, đất xấu, dân nghèo, kỹ thuật bắt chước đi sau, nhưng được cái người đông, nay phải dùng chính sách di dân để mở mang bờ cỏi.

    Thế c̣n Poutine ?
    Gian hùng Poutine đang mở đường cùng Tàu Cộng tạo một giang sơn Đế quốc Cộng sản mới dựa theo mô h́nh của Đế quốc La mă xưa kia chia Đông Tây giữa Roma và Constantinople.
    – Nhờ gia tài của Staline, Poutine đang sử dụng thuyết chủng tộc ngôn ngữ Nga để chiếm đất. Poutine cố gắng lập lại pḥng tuyến phía Tây của đế quốc Sô Viết. Đế quốc Sô Viết tuy đă tan rả, chủ thuyết Cộng sản tuy đă thất bại, nhưng Nga hoàng Poutine đang tạo lại Đế quốc Đại Nga với chủ nghĩa dân tộc Slave, nhưng trên mô h́nh tổ chức Cộng sản….
    Một thế giới Cộng sản mới đang được thành h́nh: vẫn tổ chức theo mô h́nh Cộng sản cũ, nhưng mặc áo chủ thuyết dân tộc, phía Tây dân tộc Slave, và phía Đông dân tộc Hán.
    Bỏ đi lư thuyết Mác Lê, Nga lấy nhạc Piotr Ilitch Tchaïkovski làm văn hoá, sửa lại Nhà Hát Bolchoï, lấy Quốc Ca Sô Viết làm Quốc ca Nga, lấy Lev Tolstoï làm văn hào lớn, lấy chữ viết cyrillique và Chánh thống Giáo làm nền tảng dân tộc cũng như Tàu lấy Khổng tử là gia sư, lấy tượng Mao là nền tảng vậy.
    Đế quốc Cộng sản Đại Nga phía Tây, Poutine cho cũng cố lại đất đai biên giới: phía Tây sát với Liên Âu, sẽ dựa vào những quốc gia gốc Slave, ngôn ngữ Nga, Chánh thống Giáo, hay cựu chư hầu Sô Viết Nga, trăi dài từ bờ biển Baltique phía Bắc với Kalininegrade đến tận bờ biển phía Nam trên bờ Hắc Hải với bán đảo Crimée. Sườn cực Nam sẽ được bảo vệ bởi những chư hầu hồi giáo cựu Sô Viết, chư hầu Mông Cổ và Đế quốc Trung hoa Cộng sản và cuối cùng phía Đông giáp biển Nhựt Bổn và Huê kỳ.
    – Và Trung Cộng cũng sẽ theo con đường ấy, sẽ thành lập một Đế quốc Cộng sản phía Đông và Đông Nam Á.
    Moskva-Mockba là Roma, Beijing sẽ là Constantinople. Đế Quốc Đại Hán cũng như Đế Quốc Đại Nga, cần cũng cố biên giới.
    V́ vậy bằng mọi giá giữ Tây Tạng Tân Cương làm trái độn, cũng cố chư hầu phía Nam là Lào và Việt Nam. Việt Nam cũng nằm trải dài trên hải lộ huyết mạch là Biển Đông. V́ vậy đừng lấy làm ngạc nhiên Việt Nam sẽ là một Crimée Đông nam Á!

    Kết Luận:
    Sau thời Bắc Việt thuộc, sẽ là Hán thuộc hay Đế quốc Cộng sản Phía Đông:
    Sở dỉ đoạn đầu bài viết hôm nay khá dài kể chuyện người Tàu ở đất Phi là để chia sẻ đến quư bạn đọc giả một nguy hiểm.
    Không một ai than phiền về sự có mặt các nhà thầu xây cất lớn của Tàu.
    Các nhà xây cất Pháp, các nhà kỹ nghệ Pháp – hay Anh hay Tây ba Nha, Bồ đào Nha đều chấp nhận cạnh tranh, thua anh nhà thầu Tàu v́ giá anh Tàu quá rẻ, anh Tây phương đành phải thua thôi !
    Chuyện ấy là chuyện b́nh thường.
    Khi thị trường xe Peugeot- chiếc “La Pijo” rất thông dụng của Pháp ở Phi Châu bị thay thế bởi Toyota, khi tất cả các taxis de brousse– xe tắc xi đường rừng Peugeot 403, 404 bị Toyota Corolla hạ bệ vào những năm 1980, th́ không ai có ư kiến nào.
    Thời ấy, Pháp kiều ở Phi châu đông lắm, ngày nay chưa chắc Hoa kiều đă đông bằng Pháp kiều lúc ấy – chúng tôi người viết, là Pháp kiều sống ở Cameroun gần hai năm,(1982-1984) chúng tôi chia sẻ cuộc sống người bản xứ. Bà xă tôi lúc ấy thích đi chợ mua hàng vẫn dùng taxi công cộng, vào chợ phi châu mua hàng thoải mái. Chúng tôi đi siêu thị Tây, nhưng vẫn thích đi chợ các tiệm tạp hóa Phi mua gia vị – những gia vị nầy siêu thị tây không có – hay mua cá, mua thịt gà , v́ gà đi bộ, chứ siêu thị tây bán gà kỹ nghệ nhập cảng. Xin phép quư bạn đọc kể chuyện gia đ́nh chúng tôi để thấy cái không khí chung sống ḥa b́nh ḥa hợp giữa người Tây và người Phi thuở ấy.
    Dỉ nhiên người Pháp giàu có hơn người Phi, nhà nào cũng có người giúp việc, ít lắm là cũng hai, ba người. Có nhiều gia đ́nh Pháp kiều như chúng tôi có cả gia đ́nh vợ bếp – chồng làm vườn và con cái đều ở trong khuôn viên villa chúng tôi ! Nói tóm lại có kỹ nghệ thương mại Pháp, có Pháp kiều, có gia đ́nh Pháp kiều là người bản xứ có công ăn việc làm tạo măi lực kinh tế tài chánh.
    Ngày nay người Hoa tại Phi châu tự biên tự diễn, không có gia nhơn, tự nấu ăn, tự giặt dũ… Dĩ nhiên lương bổng cá nhơn của Hoa kiều cũng chẳng bao nhiêu! Không ăn xài, không xa hoa, không đi nhảy đầm, đi club, không ăn BBQ bờ biển… không, cái ǵ cũng không, th́ máy kinh tế cũng ngừng luôn. Một ông anh biết văn hóa Tàu cho ḿnh biết là người Tàu thường có một con chó bằng đá giữ cửa, anh bạn nói con chó đá ấy không có lỗ đít, v́ không có lỗ đít nên nó không phóng ra. Tất cả chỉ vào. Đó là cách làm ăn người Tàu.

    Hiện tượng “Ếch luộc”:
    Tuần qua có bạn nói, dân Việt Nam ta đang bị t́nh trạng “Ếch bị luộc”. Nước đang nóng dần, con Ếch không biết ǵ nên từ từ chết. Tuần qua có bạn Việt Nam cho tôi biết là ở Việt Nam thường nói Bắc thuộc, nhưng đừng lầm, Bắc thuộc ở đây là Bắc Việt thuộc đấy ! Người bạn tôi nói hiện nay Bắc Việt thuộc đă xong từ lâu rồi, nay chỉ sẽ đến Hán thuộc thôi! Tôi lập lại với quư độc giả, nhưng có điều chắc, là tôi vừa nhận được một YouTube khen ngợi vẻ đẹp của Long Xuyên Miền Tây Nam kỳ chánh hiệu con nai như lời giới thiệu nhưng trái lại giọng giới thiệu và giọng ngâm thơ lại đúng giọng miền Bắc ngọng của châu thổ Sông Hồng!
    Ḷng tôi buồn năm phút. Dân Nam Việt ta cũng đang bị nạn Ếch luộc của Bắc Việt thuộc rồi!

    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ 2 đường dẩn trên

    Thế sự xoay vần, trước trước sau sau cũng vậy thôi. Dân Nam Việt ta hay Hoa Nam đều Việt tộc cả.
    Thương ông tổ nhà họ Phan của thằng tui, chạy giặc nhà Thanh bên Tàu học gạch, bây giờ cũng bị Tàu bắt kịp. Từ nay xin măn kiếp ở xứ Pha Lang Sa, mậu hui Xài Cống nữa!
    Hồi Nhơn Sơn, đêm 30 tháng tư năm 2014

    Giao thừa Năm Cộng sản thứ 40
    Năm nay, Năm Cộng sản thứ 43, vẫn bổn cũ soạn lại!
    TS Phan Văn Song

  4. #854
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Lá số tử vi
    https://dongsongcu.wordpress.com/201...3/la-so-tu-vi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ongsongcu.html
    Bài quá dài, phải cắt rất nhiều. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Lá số tử vi
    Posted on August 23, 2017 by dongsongcu
    Phạm Thành Châu


    Bạn tin có số mạng không? Người tin th́ bảo “Giày dép c̣n có số, huống ǵ con người.” Người không tin, quạt lại “Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không? Hay chỉ nói phét kiếm tiền?” Người tin với người không tin, căi nhau, có bao giờ ai chịu thua ai!

    Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không?

    Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con cḥm xóm trong các vụ quan hôn tang tế. Ai bịnh hoạn đến mời ông tôi bắt mạch, hốt thuốc, người nào có ư xây dựng gia đ́nh cho con cháu cũng đến nhờ ông tôi xem tuổi có hạp không, hậu vận có khá không? Hoặc có người thân vừa qua đời cũng đến thỉnh ư về ngày giờ động quan, xem hướng mồ mả. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao?

    Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố ǵ lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả chuyện bố tôi mất tích, ông tôi cũng đă phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi.

    Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu trai nhỏ nhất trong gia đ́nh nên trong nhà, tôi được coi như ông hoàng con, muốn ǵ được nấy.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trở lại cái lá số của tôi, ông tôi chấm rất kỹ, nhưng h́nh như có điều ǵ khác lạ nên thỉnh thoảng ông lại đem ra chiêm nghiệm, rồi giở sách ra nghiên cứu với vẻ trầm ngâm, suy tư lung lắm. Hễ nghe ai có tài chấm tử vi th́ ông tôi lại đem lá số của tôi, t́m đến, nhờ xem giùm, rồi hai người lại bàn căi, lư luận rất sôi nổi nhưng rốt cuộc cũng chịu thua, không biết có trục trặc ở chỗ nào mà t́m không ra?! Sở dĩ tôi biết được như thế là v́ mỗi lần có bạn bè đến, khi bàn chuyện sách vở đông tây, kim cổ, ông tôi thường đem lá số của tôi ra làm đề tài về sự huyền bí của văn minh cổ của người Tàu. Tôi vốn không tin ở số mạng nên chẳng bận tâm.

    Đến năm tôi lên trung học th́ ông tôi đă trên tám mươi, tuy là người tri thiên mệnh, nhưng ông tôi vẫn bồn chồn, ưu tư cho thằng cháu út, nên một hôm, ông gọi riêng tôi và bảo
    “Ông đă chấm cho con một lá số, theo như lá số, sau nầy, con có thể làm đến nhất phẩm triều đ́nh, xưa gọi là tể tướng, tướng quốc, nay th́ tệ ra cũng làm thủ tướng chính phủ, nhưng ông vẫn thấy có sự bất thường nào đó trong lá số?!”

    Tôi đáp cho vui ḷng ông tôi “Không thủ tướng th́ bộ trưởng cũng được, ông đừng lo cho con.” Ông tôi cười “Người ta nói, số phận an bài, đâu có kèo nài, thêm bớt được.”
    Tôi hỏi “Như vậy tương lai của con ra sao?”
    Ông tôi trầm ngâm “Cái số của con th́ luôn luôn được may mắn, đi thi là phải đậu, có dịp là làm lớn ngay, không phải leo lên từng cấp bậc một. Giống như thời Chiến Quốc bên Tàu, mấy ông nho sĩ, từ cùng đinh nhảy lên tướng quốc vậy.Nhưng lá số của con có điểm mờ ảo nào đó mà ông vẫn chưa t́m ra. Dù sao th́ cổ nhân có dạy “Đức năng thắng số” sau nầy, con nên nhớ, phải cố mà giữ cho vững cái đạo của người quântử…”
    Tôi ṭ ṃ “Con thấy, chỉ cần học giỏi là làm lớn. Phải không ông?”
    Ông tôi lại cười “Người xưa nói rằng ‘Nhất mệnh, nh́ vận, tam âm công, tứ phong thổ, ngũ độc thư’… Ư là số phận con người c̣n phụ thuộc rất nhiều vào mồ mả và phước đức ông bà, tổ tiên để lại, chứ c̣n chuyện học hành, cố cho lắm mà không gặp thời vận th́ cũng chỉ là tên cuồng nho, mọt sách mà thôi. Xưa nay có biết bao người dốt mà làm nên sự nghiệp.”
    Chuyện dốt mà làm lớn, sau nầy tôi mới thấy, nhưng lúc đó tôi không tin, nhưng tôi vẫn hỏi để tỏ vẻ chú ư lời ông tôi dạy bảo “Vậy nhà ḿnh có âm công phong thổ ǵ không ông?”
    Ông tôi có vẻ hào hứng lắm “Về mục âm công, phong thổ th́ ông đang tiến hành đây. Ông đă t́m được một cuộc đất rất tốt. Ông đă xây sẵn một sinh phần (huyệt mộ), hễ ông nhắm mắt th́ đem quan tài đến đó, bỏ xuống, lấp đất lại là xong, và cứ thế mà chờ cho đến khi mộ ông kết phát…
    ” Mấy hôm sau, ông tôi dẫn tôi đi xem cuộc đất, là nơi ông sẽ yên giấc ngàn thu. Huyệt mộ nằm trên một sườn đồi, hướng ra biển.
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Tôi vẫn tiếp tục lười biếng, tiếp tục ca hát một cách vô tư như con “Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè…” trong thơ ngụ ngôn của ông La Fontaine. Nhưng đến nhà bạn bè th́ đứa nào cũng bận học thi và cha mẹ chúng thường đuổi khéo tôi, nên tôi về nhà hát một ḿnh, đi cà lơ thất thểu ngoài đường phố, đến khuya, về nhà lăn ra ngủ… Thực tâm, tôi cũng muốn học như bạn bè, nhưng bài nhiều quá, học sao cho xuể? Thế là tôi đem tất cả sách vở, tài liệu để lên bàn thờ ông nội tôi, thắp nhang rồi qú xuống, long trọng khấn vái
    “Ông nội chỉ cho con bài nào sẽ ra trong đề thi, con không có th́ giờ học hết.”
    Khi ngẩng lên, nh́n ảnh ông tôi, quả nhiên tôi thấy h́nh như ông tôi mỉm cười, vậy là tôi yên tâm.

    Mỗi môn học, tôi lấy quyển sách hay quyển vở, vái ông tôi mấy vái và giở ra, độ năm bài, theo kiểu t́nh cờ và tôi chỉ học có năm bài đó thôi. Môn học nào tôi cũng làm như thế. Vậy mà đi thi, tôi trúng tủ, đậu b́nh thứ. Bạn bè thán phục. Chúng biết tôi đă dốt lại lười, mà đậu b́nh thứ, trong khi có nhiều đứa thức khuya dậy sớm, học ngày, học đêm, mặt mũi xanh lè v́ mất ngủ mà vẫn rớt!?
    Chúng thắc mắc, tôi phét lác “Sang năm, tú tài hai, tao sẽ đậu tối ưu cho tụi bây coi.”
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Mặt hầm hầm như sắp bợp tai thằng thí sinh ngồi đối diện. Tôi tŕnh thẻ học sinh, ông không thèm nh́n, chỉ tay vào cái hộp nhỏ đựng câu hỏi.
    Tôi tḥ tay bốc một câu, mở ra thấy “Tại sao ban đêm, không nên ngủ dưới tàng cây?”
    Tôi tŕnh câu hỏi cho ông ta. Ông ta bảo “Nói đi!”

    Tôi lặng người! Câu hỏi, tôi nghĩ, không có trong sách vạn vật chứ đừng nói trong những bài tủ của tôi. Trong đầu tôi, hoàn toàn không có một chút ư niệm về chuyện đó, nó sạch bóc như tờ giấy trắng. Tôi biết rơ là vong linh ông nội tôi đang ngồi bên cạnh, nhưng chắc chắn ông tôi cũng lắc đầu, thở dài v́ vô phương! Thấy tôi cứ ngồi đực ra, ông giám khảo lại nhắc “Nói đi!”
    Tôi khiếp quá, tự nghĩ nên nói một câu ǵ đó cho không khí bớt căng thẳng, chứ hột vịt th́ chắc chắn tôi đă có sẵn rồi.
    Bỗng nhiên tôi liên hệ bản thân và nói “Thưa thầy, ban đêm không nên ngủ dưới tang cây, v́ khi ngủ dậy người uể oải, khó chịu!”
    Ông ta ngẩng lên nh́n tôi “Sao anh biết?”
    Tôi phấn khởi “Thưa thầy, buổi tối, em thường đem ghế bố ra sân ngủ, dưới mấy cây vú sữa, sáng dậy, thấy hơi mệt mơi trong người.”
    Ông ta lại nh́n tôi, mặt lạnh tanh “Đây là khoa học thực nghiệm chứ không phải khoa học huyền bí. Anh phải chứng minh bằng công thức đàng hoàng. Anh biết khí ốc xi không? Anh biết cạt bô níc là ǵ không? Viết công thức ra xem?”
    Tôi găi đầu, ốc xi th́ tôi viết được, cả đến khí cạt bô níc tôi cũng viết được nữa, nhưng công thức viết thế nào?
    Thấy đă mớm ư cho mà tôi vẫn ngồi ngẩn ngơ như người thất t́nh, ông giám khảo mở to mắt, ngạc nhiên, có lẽ nghĩ rằng ông đang gặp phải người ngoài hành tinh, ǵ cũng không biết!
    Ông cầm thẻ học sinh của tôi lên, đó là cách đuổi lịch sự. Bỗng nhiên ông nh́n vào thẻ học sinh và hỏi “Anh học vạn vật với thầy nào?”
    “Thưa thầy, em học với thầy Đồng Đen.”
    Nói xong tôi mới biết ḿnh hớ, biệt danh của các thầy cô là chỉ bọn học tṛ dùng với nhau để phân biệt thầy cô nầy với thầy cô khác, đây lại đem ra nói với ông giám khảo của ḿnh, đúng là tội phạm húy! Ông giám khảo trao tôi thẻ học sinh và bảo
    “Gặp thầy Đồng th́ thưa với thầy là thầy B́nh gửi lời thăm. Tôi cho anh bảy điểm. C̣n người nào ngoài kia th́ bảo họ vào ngay.Gần hết giờ rồi!”
    Tôi thưa “Thưa thầy, em là người chót.”
    Ông giám khảo nh́n lại danh sách và gật đầu. Tôi cúi chào ông ta và đi thụt lùi ra khỏi pḥng.

    Bạn thử tưởng tượng xem, tôi như một người đang bị đày xuống hỏa ngục, đời đời bị lửa đốt, đau đớn mà không thể chết được, rồi th́nh ĺnh có ông Phật, ông Thánh nào đó cứu ra khỏi hỏa ngục, c̣n cho lên thiên đường ở nữa. Trước đó, chỉ năm phút thôi, tôi thấy ông giám khảo sao ác ôn quá, ngay sau đó lại thấy ông ta hiền từ như ông Phật!

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu sốt ruột, không hiểu phải bao lâu nữa tôi mới ngồi vào cái ghế tể tướng (thủ tướng)? Nếu cứ làm việc ở nơi hẻo lánh nầy măi, thiên hạ làm sao biết tôi mà mời tôi ra chấp chính?! Rồi th́ tôi được lệnh đi học lớp sĩ quan Thủ Đức.

    Tôi rất hài ḷng khi nghĩ rằng, khi tốt nghiệp sĩ quan quân đội, tôi là người “văn vơ toàn tài,” sẽ không mặc cảm khi (làm lớn) phải chỉ huy mấy ông tướng lănh.

    Măn khóa sĩ quan, tôi được trả về nhiệm sở cũ. Tỉnh điều tôi về làm trưởng ty công vụ ṭa hành chánh tỉnh, là ty chuyên việc quản lư hồ sơ, điều động cán bộ, nhân viên trong tỉnh. Tôi nghĩ bộ máy huyền bí của định mệnh bắt đầu chuyển động và con đường công danh, sự nghiệp của tôi đă mở ra một cách thênh thang đây rồi. Không ngờ ngồi chưa nóng đít ở cái ghế trưởng ty th́ xảy ra vụ sập tiệm năm bảy lăm, tôi chạy thẳng một mạch vô tới Sài G̣n rồi chui vô cái rọ tù cải tạo của việt cộng.

    Khi có thông cáo tập trung cải tạo, ủy ban quân quản Sài G̣n ghi rơ là đem một tháng tiền ăn. Ai cũng tưởng học tập một tháng rồi về nên hăng hái xin đi học tập, chen nhau vô cổng (tù) đến độ bộ đội phải bắn súng để giữ trật tự. Đến chiều hết giờ, nhiều người ở ngoài cổng, chưa vào kịp, phải trải chiếu nằm ngủ, chờ sáng mai được vô tù sớm! Nơi tŕnh diện học tập, cải tạo là các trường học Gia Long, Trưng Vương, Don Bosco (?)…

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ông ta bảo, sau nầy tôi nên theo gánh hát và đóng vai thừa tướng th́ xuất sắc lắm. Một ông khác, lớn tuổi, hỏi tôi một cách nghiêm trang “Cậu biết hiện nay cậu làm chức vụ ǵ trong trại nầy?” Tôi bảo “Tôi làm đội trưởng.” “Cậu có biết, dưới tay cậu có những ai không?” Tôi kể tên mấy ông trại viên trong đội tôi… Ông A, ông B, ông C… Ông ta lại hỏi “Mấy ông đó, v́ sao vô đây cậu có biết không?” “Th́ ông A làm thẩm phán, ông B làm dân biểu, ông C làm giám đốc nha…”

    Ông bạn tù giải thích “Thủ tướng chỉ làm xếp ngành hành pháp thôi. Đây cậu quản lư cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, lớn hơn thủ tướng. Vậy là cậu làm tướng quốc, tể tướng đúng với cái lá số của cậu rồi, c̣n phàn nàn ǵ nữa!?”
    Tôi nổi xùng “Các ông đó đâu c̣n làm quan chức ǵ?”
    “Cậu thấy, thông báo tập trung cải tạo từ phó quận đến tổng thống. Họ nhốt chức vụ vào đây chứ có nhốt tên A, tên B nào đâu. Cậu làm đội trưởng, là làm xếp mấy quan chức đó, vậy cậu không phải tướng quốc th́ làm ǵ?” Cả bọn cười vang, nhưng tôi không cười.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Một lần tôi đề nghị cô ngồi nán lại để nghe tôi “kể chuyện nầy, hay lắm!” Cô tươi cười ngồi xuống. Tôi kể vắn tắt “Cô có c̣n nhớ, tuần trước tôi và cô ra phi trường đón một gia đ́nh HO, gồm năm người, trong đó có một cô gái đẹp và có duyên đến độ tôi mới gặp mà đă đem ḷng thương yêu. Cô ta có đôi mắt lá răm, miệng lúm đồng tiền, nói năng dịu dàng, vui vẻ. Tôi thường gặp cô ta mà không biết làm cách nào để tỏ t́nh. Yêu thầm cũng được nhưng rủi cô ấy lấy chồng th́ có lẽ tôi sẽ chán đời hoặc thành người điên mất. Theo ư kiến cô, tôi phải làm ǵ cho cô ấy hiểu được t́nh tôi? Tôi có nên nói ra cho cô ấy biết không?”
    Cô lặng yên một lúc rồi nói “Chuyện t́nh yêu của anh, anh nên hỏi một người đàn ông khác, bọn phụ nữ chúng tôi làm sao có ư kiến được, hơn nữa, phải gặp gỡ cô gái đó mới biết được ư nghĩ của cô ta…”
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Cái Ban Chấp Hành Cộng Đồng, thấy th́ đủ các ủy viên, năm bảy người, nhưng công việc, họ giao hết cho hai đứa tôi rồi lặn đâu mất tiêu. Trước đây, tôi bon chen cho được cái chức chủ tịch là để được dịp gặp người đẹp, nay th́ tôi đă chán rồi, muốn rút lui. Thế nên nhân dịp Việt Cộng đưa mấy ca sĩ tân nhạc, cổ nhạc qua Miền Đông nước Mỹ làm công tác văn hóa vận, cả Hội Đồng Quản Trị với Ban Chấp Hành họp lại, t́m cách tẩy chay. Buổi họp có vẻ sôi nổi lắm. Lên kế hoạch, chương tŕnh rất kỹ lưỡng, nhưng cuối cùng lại giao cho Ban Chấp Hành làm cả! Tôi họp mọi người để phân công.
    Mấy ông trong ban chấp hành lại giao cả cho hai đứa tôi. Tôi quyết liệt phản đối th́ các vị đó lại cười “Tụi tôi biết anh quá mà! Lúc trong tù, trực diện với cai tù, anh c̣n thành công, bây giờ vận động đồng bào không đến coi hát của văn cộng việt cộng, là chuyện nhỏ…”
    Tôi ngạc nhiên “Sao quí vị biết tôi đi tù cải tạo?”
    Các ông ấy nhao nhao lên “Anh quên tụi nầy, chỉ biết có người đẹp thôi, chứ tụi nầy vẫn c̣n nhớ anh. Đi chung một chuyến bao bố (Tù bị đày ra Bắc, được phát bao bố), ra ngoài Bắc, đi đâu anh cũng làm đội trưởng tụi nầy.”
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tôi sẽ qua tiểu bang khác, để xem con rắn mất đầu cựa quậy ra sao? Thế nên tôi vẫn vui vẻ sắp xếp công việc, kêu gọi quí vị ấy tiếp tay, liên hệ với các hội đoàn bạn cùng phát động chiến dịch thêm rầm rộ, hiệu quả. Dự định xong vụ nầy tôi sẽ “lặng lẽ ra đi với một quả tim nặng trĩu buồn phiền!”
    Chiều hôm đó, họp xong, tôi xin cô phó chủ tịch, người đẹp của tôi, nán lại ít phút để bàn công chuyện. Tôi vào đề ngay “Cô thấy nhiệm vụ của chủ tịch ban chấp hành có khó khăn, vất vả ǵ không?”
    Cô nh́n tôi ḍ xét “Tôi thấy anh giải quyết chuyện ǵ cũng ổn thỏa cả, nên nghĩ là không khó khăn bao nhiêu.”
    Tôi hỏi “Thế cô có thể thay tôi làm chủ tịch được không? Tôi thấy cô đă có ít nhiều kinh nghiệm trong nhiệm vụ nầy.”
    Cô ngạc nhiên “Anh định làm ǵ mà trao nhiệm vụ nầy cho tôi?”
    Tôi nói “Tôi sắp đi tiểu bang khác.” “V́ sao vậy? Có ai làm phiền anh? Hay là v́ cô gái mà anh đă kể cho tôi nghe?”
    Tôi làm ra vẻ suy tư “Đúng rồi, tôi thất t́nh cô ta nên muốn đi xa… Tôi hi vọng, cô làm chủ tịch, sẽ được mọi người giúp đơ…”
    Cô lắc đầu “Tôi không muốn chức vụ ǵ cả. Tôi chỉ muốn giúp đỡ đồng bào trong lúc mới đến xứ Mỹ xa lạ, để họ ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu mà thôi…”
    Tôi đành nói “Thôi được, tôi sẽ tính sau. Dù sao th́ tôi cũng nhất quyết đi khỏi nơi nầy. Ở đây, lúc đầu th́ vui nhưng bây giờ tôi chán rồi. Tôi có người bạn ở tiểu bang khác, hắn đă xin sẵn cho tôi một việc làm ở đó.”
    Lúc đứng lên cô cười hỏi “Sao lối rày anh không đến uống cà phê nữa? Không có tiền th́ tôi cho ghi sổ.”
    Tôi cũng cười bảo “Khi thất t́nh th́ đến đâu cũng chẳng thấy vui, uống cà phê cũng hết ngon. Nhưng sáng mai tôi sẽ đến, thưởng thức cà phê do cô pha lần cuối trước khi lên đường.”
    Sáng hôm sau tôi đến nhà hàng của cô. Cô đích thân mang cà phê ra cho tôi c̣n ngồi đối diện, cười nói vui vẻ “Tôi mang đến anh một tin vui đây.”
    Tôi nghi ngờ “Đang rầu thúi ruột, vui ǵ nổi!”
    “Vui chứ! Như thế nầy. Tôi có đến nhà cô gái mà anh trồng cây si. Phải đó là cô Bé Ni không?
    Tôi hỏi “Bé có thương chú Vy không?’
    Cô bé trả lời “Dạ thương!”
    Tôi hỏi “Thương nhiều hay ít?”
    Cô bé nói “Dạ thương nhiều!” Vậy anh vừa ḷng chưa? Bây giờ hết thất t́nh rồi phải không?”
    Tôi kêu lên “Trời đất! Cái con bé năm tuổi đó th́ tôi làm sao thất t́nh được!?”
    Cô nh́n tôi hóm hỉnh “Chính anh nói yêu cô ta. Bị cô ta từ chối, anh thất t́nh, đ̣i đi nơi khác. Nay tôi hỏi lại, cô ta nói thương anh nhiều th́ anh c̣n đi đâu nữa?”
    Tôi lắc đầu, vừa chán vừa ngượng “Đó là tôi nói ví dụ vậy thôi chứ tôi yêu người khác, nhưng cô ta không ưa tôi nên tôi…”
    Cô nh́n tôi đăm đăm như chờ đợi.
    Tôi không dám nh́n cô, nhưng biết rằng lúc đó mà tôi không nói th́ không c̣n dịp nào khác nữa “Bây giờ, tôi sắp đi tiểu bang khác nên tôi liều mạng. Cô có ghét tôi, khinh tôi, cũng không làm ǵ được. Hôm trước tôi nói quanh co như thế, chứ thực ra tôi muốn nói là tôi yêu cô. Nhưng tôi biết cô không ưa tôi, mà tôi không nói, cứ để trong bụng, ấm ức, không chịu được. Bây giờ nói xong rồi… Chỉ xin cô đừng cho ai biết lư do tôi đi tiểu bang khác. Tôi xin lỗi cô nếu t́nh yêu của tôi làm cho cô bực ḿnh…”
    Cô cúi xuống, chấm ngón tay vào li nước, vẽ linh tinh trên bàn, một lúc mới nói “Ai cũng lớn cả rồi, đâu c̣n con nít mà phải nói quanh. Nếu anh có tỏ t́nh với em mà em không đáp lại th́ có ǵ xấu hổ cho anh đâu? Tư cách anh đàng hoàng, lại có ḷng vị tha, yêu thương đồng bào…Ai cũng mến phục anh. Hôm trước, nghe anh nói, lúc đầu em tưởng anh nói thật, cứ tự hỏi.
    Có cô nào mắt lá răm, miệng núm đồng tiền giống ḿnh? Em đi t́m gia đ́nh HO mới qua, th́ chỉ có con bé Ni. Em biết ngay là anh muốn nói về em. Em cảm động lắm, nhưng ngượng quá, vừa muốn gặp anh vừa sợ anh…”
    Bao năm nay, quí ngài “cựu” quan lớn đó vẫn cứ bầu tôi làm chủ tịch, làm xếp họ. Hễ kiểm phiếu, thấy tôi đắc cử, làm ǵ họ cũng hô lên “Hoan hô chủ tịch gia đ́nh trị!” Chỉ v́ vợ tôi vẫn lại là cô phó chủ tịch ngoại vụ năm nào.
    Bây giờ th́ mời bạn cho biết ư kiến “Con người có số mạng không?”
    http://www.nvbonphuong.com/forums/sh...-t%E1%BB%AD-vi

  5. #855
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiền/Vàng & Nước Mắt

    https://tiengthongreo.blogspot.com/s...9;ngTiến
    http://nuocnha.blogspot.com/2020/02/...gthongreo.html

    Tiền/Vàng & Nước Mắt
    Tưởng Năng Tiến

    Vấn đề với chủ nghĩa xă hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác.
    Margaret Thatcher

    Chừng mười năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo ngắn (“Tuần Lễ Vàng 1945”) của Trà Phương – trên trang Vnexpress, số ra ngày 13 tháng 10 năm 2010 – mà cứ cảm động và bâng khuâng mãi. Xin ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh, để chia sẻ với mọi người:

    “Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn về tài chính, 4/9/1945 Bác Hồ đă phát động Tuần lễ Vàng kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia. Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất.
    Một số bức ảnh về Tuần lễ Vàng đă được Nhà sử học Dương Trung Quốc sưu tầm trong một chuyến công tác tại Pháp mới đây. Theo ông Dương Trung Quốc, ngay sau khi từ chiến khu lần đầu tiên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă chọn nơi ở và làm việc tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Đây là nơi ở của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, một người thuộc vào hạng giàu nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
    Bác chọn nhà một tư sản giàu có v́ tin vào nhân dân của ḿnh. Không chỉ người nghèo mà cả người giàu cũng khao khát độc lập, tự do. Và cách mạng cần đến sự ủng hộ và tham gia của cả người giàu lẫn người nghèo.”


    Một cụ già tám mươi tuổi mang tới một gói lụa điều, bên trong là nén
    vàng gia bảo nặng mười bảy lạng.
    Ảnh & chú thích: Vnexpress

    Chỉ có điều đáng tiếc (nho nhỏ) là nhà báo Trà Phương cho biết quá ít về gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Đang lúc rảnh nên tôi xin phép được chép lại (đôi trang) của một nhà báo khác, để rộng đường dư luận:

    Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
    Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hăng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hăng này từ cha ḿnh. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản t́m kiếm.
    Từ năm 1944, gia đ́nh ông nằm trong sự chú ư của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ư tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đă mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đ́nh ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đ́nh ông đă ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập.

    Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đă ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt c̣n các nhà lănh đạo khác th́ kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động b́nh thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ư. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.
    Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đă giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”. Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn c̣n xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đă ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas. Quần áo mà các lănh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đ́nh ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp th́ mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô c̣n áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh th́ may bằng vải Phúc Lợi.
    Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc c̣n vợ ông th́ mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đă phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đ́nh ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đ́nh. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đă bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đ́nh xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không kư”.


    Bà quả phụ Trịnh Văn Bô: Ảnh: giadinh.net
    Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xă hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rơ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của ḿnh. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hăng nước mắm Cát Hải, chủ hăng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.
    Cho dù được ghi nhận công lao, trong lư lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nh́n chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị v́ lượng sinh viên người Hà Nội không c̣n nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Pḥng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.

    Cả gia đ́nh ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đă phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đ́nh ông vẫn không đ̣i lại được. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

    Câu chuyện thượng dẫn tuy hơi cay đắng nhưng kết cục (không ngờ) lại vô cùng có hậu, theo như bản tin của Vnexpress (“Bộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến”) số ra ngày 19 tháng 7 năm 2017:

    “Đây là những khoản nợ từ công phiếu kháng chiến, phát hành trong các năm 1948, 1949, 1950, 1951, 1952; công trái quốc gia, phát hành năm 1951; công trái Nam-Bộ, phát hành năm 1947, 1958; công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964 và những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân.”
    Thiệt là tử tế và qúi hóa quá xá Trời. Tôi rất tâm đắc với hai chữ “đôn đốc” trong tiêu đề của bản tin thượng dẫn: “Bộ Tài Chính Đôn Đốc Trả Nợ Tiền Vay Dân Trong Hai Cuộc Kháng Chiến.” Nghe sao có tình, có nghĩa hết biết luôn.

    Nhà nước sòng phẳng, đàng hoàng, và tử tế đến như thế nên khi quốc khố trống rỗng và nợ công ngập đầu – như hiện nay – thì chuyện huy động vàng trong dân chắc ... cũng dễ (ợt) thôi.
    Good bye and good luck!

  6. #856
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    “CHÚ SAM” VÀ BÀI HỌC “KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA TÔI”!

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...ai-chuyen.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ai-chuyen.html

    Tuesday, September 3, 2019
    “CHÚ SAM” VÀ BÀI HỌC “KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA TÔI”!
    Lê Quốc Lộc

    Câu cửa miệng của rất đông người VN mỗi khi đụng tới tin tức thời sự, chính trị và thế giới là đây. Hy vọng họ đang đóng… phi thuyền! Kết thúc thế chiến thứ nhất, chú Sam cùng với Anh và Pháp (bên thắng cuộc) ép được Đức (bên thua cuộc) phải kư kết Ḥa ước Versailles 1919 với những điều khoản trói buộc Đức rất chặt chẽ.
    Và thế là chú Sam thở phào, từ giờ, với cách biệt là hai đại dương lớn, ḿnh cứ việc xây dựng, phát triển kinh tế, ăn no ngủ kỹ. Chuyện chính trị, thời sự, chuyện quốc tế á?
    “Không phải chuyện của tôi!”.
    Vậy nên, khi thế chiến thứ hai nổ ra, thời điểm đánh dấu mốc cho đến giờ vẫn c̣n tranh căi, khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, c̣n một số khác th́ tính vào một ngày c̣n sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Măn Châu vào năm 1931… th́ chú Sam vẫn c̣n rung đùi, xem và giải trí,
    “Tụi bay…”quưnh nhau đi cho tao coi”, đă bảo không phải chuyện của tao mà!”.
    Nhưng cuối cùng th́ chú Sam cũng tham chiến. Tại sao?
    Nguyên nhân chú Sam tham chiến th́ có nhiều nhưng có một nguyên nhân rất quan trọng là phe Trục (xương sống là Nhật - Đức - Ư) đă có tham vọng làm bá chủ mà không dựa trên những giá trị văn minh của Mỹ cũng như của toàn nhân loại. Và, tất nhiên, không coi chú Sam ra ǵ!
    Đây là những sai lầm trong chính trị của phe Trục.
    Thời kỳ khoa học kỹ thuật bùng nổ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật Bản, Đức phe Trục đă rất nhanh chóng tiếp nhận khoa học kỹ thuật của thế giới để phát triển kinh tế và trở thành những quốc gia giầu có và mạnh mẽ để có thể thách thức mọi thế lực khác.
    Nhưng cũng chính từ sự giầu có mà phe Trục đă phát triển quân đội và đi thôn tính các nước khác và xưng danh bá chủ với Đức làm bá chủ châu Âu để phân chia lại biên giới và mở rộng “không gian sinh tồn” cho nước Đức, Nhật làm bá chủ khu vực châu Á - Thái B́nh Dương,… đồng thời thách thức thế và lực của chú Sam.
    Và điều sai lầm lớn nhất của Chú Sam là mải mê phát triển kinh tế, to xác mà chưa to năo, không nhận ra ḿnh đă, dù muốn hay không, được nhân loại giao phó vai tṛ lănh đạo thế giới cho ḿnh, thậm chí tổng thống Truman c̣n quyết định theo chủ trương châu Mỹ của người Mỹ, nên Mỹ chỉ đứng ngoài cuộc và bán vũ khí cho các nước tham chiến mà thôi, cho nên:

    - Năm 1931, Nhật đánh chiếm Măn Châu Quốc, vùng đông bắc Trung Quốc hiện nay, chú Sam ngó lơ.
    - Năm 1937, Nhật đánh chiếm toàn cơi Trung Hoa và đă liên kết cùng Đức (với Liên Xô là đồng minh) và Italia tạo thành phe Trục gây chiến trên khắp các châu lục, trừ châu Mỹ. Chú Sam vẫn dửng dưng.
    - Năm 1939, phe Trục tung hoành khắp 4 châu, vẫn chừa châu Mỹ. Tháng 6 - 1940, Pháp đầu hàng Đức, Chú Sam vẫn thây kệ mặc cho liên quân Anh – Canada - Úc toát mồ hôi hột, chới với đối phó với phe Trục trên khắp các mặt trận Bắc Đại Tây Dương (với Đức), Bắc Phi (với liên quân Đức - Ư), mặt trận Châu Á - Thái B́nh Dương (với Nhật).
    - Ngay cả khi tàu ngầm U-568 của Đức đánh ch́m khu trục hạm USS Kearny ngày 17 tháng 10 năm 1941 hay khu trục hạm USS Reuben James bị U-boat-552 đánh ch́m ngày 31 tháng 10 năm 1941 th́ với chú Sam vẫn chỉ là hai phát muỗi đốt… mông voi. Không thèm chấp.
    - Ngày 7 tháng 12 năm 1941, vẫn mông voi đó, con ong ṿ vẽ có tên Nhật Bản chích một nhát dữ dội, nhát chích vừa có nọc độc vừa trúng ngay yếu huyệt có tên Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) khiến hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ bị tê liệt trong nhiều tháng với thiệt hại 5 thiết giáp hạm bị đánh ch́m (5 thiết giáp hạm khác bị hư hại), 3 tàu tuần dương bị hư hại, 2 tàu khu trục bị đánh ch́m (một tàu khu trục khác bị hư hại). Số máy bay Mỹ bị phá hủy là 188 chiếc và 128 chiếc khác bị hư hại. Số lính Mỹ bị giết là 2.403 người. Nhật Bản chỉ mất 29 máy bay và 5 tàu ngầm bỏ túi.


    Không c̣n là “không phải chuyện của tôi” nữa v́ cũng ngày này,
    Nhật tuyên chiến và ngày 11 tháng 12 năm 1941, tới lượt Đức tuyên chiến với chú Sam.

    Chú Sam giờ mới nhận ra: Với những kẻ có tham vọng quyền lực, bành trướng th́ dẫu có ở bên kia đại dương rộng lớn, hay thậm chí có ở… hành tinh khác th́ cũng chẳng bao giờ có những chuyện kiểu “không phải chuyện của tôi”. Kẻ nào chịu nhục để né tránh chiến tranh th́ kẻ đó sẽ phải lănh nhận cả chiến tranh và sự nhục nhă. Phải mất hai quả bom nguyên tử, khoảng 625.000 người con ưu tú của nước Mỹ (300.000 trên chiến trường châu Âu, 325.000 trên chiến trường châu Á - Thái B́nh Dương) đă ngă xuống để chú Sam đi đến cùng cuộc chiến, để nước Mỹ không phải chịu nhục.
    Và đó là không tính đến những hậu quả khác mà toàn thể nhân loại phải lănh nhận từ thế chiến và “chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 40 năm tiếp theo.

    Nửa thế kỷ sau th́ Trung Quốc lại mắc phải những sai lầm không khác ǵ phe Trục trước đây! Khoảng cuối thập niên 90, Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đă để cho Trung cộng tiến hành gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mà không có những điều kiện rơ ràng.
    Từ đó, kinh tế Trung cộng đă phất lên như diều gặp gió nhờ vào chính sách gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ, làm hàng giả, hàng nhái để bán đi khắp nơi trên thế giới. Mà với một nền cai trị độc đảng, độc tài toàn trị th́ làm ǵ có cửa cho sáng tạo và phát minh cơ chứ!
    Nhưng tham vọng dẫn đến sai lầm, Trung cộng lo phát triển quân đội để đi xâm chiếm lănh thổ của các nước khác và xưng vương xưng bá, coi Mỹ là kẻ thù và cần phải đánh sập để thay thế Mỹ.
    Tham vọng bá chủ của Trung cộng có thể nói c̣n hơn cả phe Trục ngày xưa! Trung cộng đă từng ngạo mạn tuyên bố là sẽ thay thế Mỹ để làm bá chủ thế giới và đă từng tỏ thái độ khinh thường Tổng Thống Mỹ (khi đó) Barack Obama khi đến Trung cộng dự hội nghị G20. Các nhà lănh đạo Trung cộng đă tự coi ḿnh như là hoàng đế và có tư tưởng bắt các nước khác phải lệ thuộc vào kinh tế, văn hóa, và chính trị của Trung cộng.
    Có một điều nguy hiểm cho các nhà lănh đạo theo chủ nghĩa cộng sản của Trung cộng là đang mắc phải sai lầm mà vẫn không biết ḿnh đang mắc phải sai lầm giống như các nhà lănh đạo theo chủ nghĩa phát xít của phe Trục.
    Nhát chích Trân Châu Cảng của phe Trục đă thắng lợi lớn nhưng vô t́nh lại là bài học vô giá cho chú Sam, đó là:

    Thế giới và nhân loại cần phải được yên ổn trong b́nh đẳng, trật tự, cùng phát triển và cũng sẽ là dấu chấm hết với bất cứ tham vọng làm bá chủ nào mà lại coi Mỹ là đối thủ.

    Kịch bản giữa Mỹ và khối Phát xít của thập niên 40 th́ lại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung cộng của ngày hôm nay trên mặt trận thương mại! Tổng Thống Trump đưa ra chính sách lấy lại sự công bằng trong thương mại với Trung cộng, nhưng với một kẻ láu cá kiểu “Vi Tiểu Bảo” th́ chuyện đ̣i hỏi sự công bằng có khác ǵ đẩy Trung cộng vào bước đường cùng, v́ Trung cộng không đáp ứng những đ̣i hỏi của Mỹ th́ cũng chết mà đáp ứng những đ̣i hỏi của Mỹ th́ cũng chết. Không đáp ứng th́ có nguy cơ bị trừng phạt mà đáp ứng th́ hết cửa làm giầu bằng con đường gian trá.

    Người ta chưa thể đoán được cuộc chiến tranh quân sự giữa Mỹ và Trung cộng có xảy ra hay không nhưng chiến lược mà Mỹ muốn đánh sập chủ nghĩa cộng sản của Trung cộng và chuyển đổi chế độ cộng sản Trung cộng bằng một chế độ dân chủ đa đảng là có thật và ngày càng rơ nét.
    Mỹ đă từng đóng vai tṛ quan trọng trong việc đưa chủ nghĩa phát xít ra khỏi Nước Đức, đưa chủ nghĩa phát xít ra khỏi Nước Nhật, và đưa chủ nghĩa cộng sản ra khỏi các nước Đông Âu th́ Mỹ cũng có thể đưa chủ nghĩa cộng sản ra khỏi Trung cộng.
    Trung cộng sẽ là mục tiêu số một mà chú Sam, sau bài học ““không phải chuyện của tôi” đang nhắm tới! Hăy chờ xem điều ǵ sẽ xảy ra! Chưa biết được, nhưng chắc chắn không bao giờ và không ở đâu có chuyện “KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA TÔI” nữa!
    LQL
    4-9-2018.
    Tran Van chuyen
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 8:58 PM

  7. #857
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Ngayf này năm xưa và ;.. cháy nhà hàng xóm thôi mà....!

    ngày 25- 02- 2020...
    xin cảm ơn tv " nguoigia"...xin phép góp chút " phiếm.." cho vui.. xin cảm ơn.

    .. bài đem về rát tế nhị, dè dặt mà nói là đúng là vậy...

    Đúng là như thế v́; quả đất này có 5 châu và 4 biển cách ngăn dù rằng cổ xưa có câu ;.. tứ hải giai huynh để.. anh em bốn biển nhưng cùng chung một nhà là quả đất tṛn !
    .. c̣n như tiêu đè;.. mỉa mai như trách móc như trách móc;.. không phải chuyện của tôi..
    ... th́ cũng là ;do chú Sam sống riêng biệt trên vùng bắc bán cầu và sát nách phía bắc trên có Cà na điên, và vùng bắc cực lạnh buốt; quanh năm giá băng.. c̣n phía nam th́ mấy anh x́ quanh năm ngất ngư ca hát và ph́ khói đê mê...

    cho nên đâu có dính líu ǵ dến mấy cái châu lục kia mà phải bận tâm chia sẻ để tỏ t́nh "huynh đê chi binh..." khi cần đến ! Hơn nữa chú Sam cũng thuộc gịng máu lạnh của bạch mao chè cho nên cais ǵ cũng phải ṣng phẳng.. tiền trao th́ cháo mới ... múc..!..
    .. và hôm nay khi nh́n đến hiểm hoạ Vi rút tàn sát các châu lục kia th́ lại càng rơ hơn, khí thế oai hùng của chàng cao bồi. đeo súng ru lô... là ; đâu phải chuyện của... tao..!!!!!!... xin hết ./.nmq

  8. #858
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Quote Originally Posted by Nguyễn Mạnh Quốc View Post
    ngày 25- 02- 2020...
    xin cảm ơn tv " nguoigia"...xin phép góp chút " phiếm.." cho vui.. xin cảm ơn.

    .. bài đem về rát tế nhị, dè dặt mà nói là đúng là vậy...

    Đúng là như thế v́; quả đất này có 5 châu và 4 biển cách ngăn dù rằng cổ xưa có câu ;.. tứ hải giai huynh để.. anh em bốn biển nhưng cùng chung một nhà là quả đất tṛn !
    .. c̣n như tiêu đè;.. mỉa mai như trách móc như trách móc;.. không phải chuyện của tôi..
    ... th́ cũng là ;do chú Sam sống riêng biệt trên vùng bắc bán cầu và sát nách phía bắc trên có Cà na điên, và vùng bắc cực lạnh buốt; quanh năm giá băng.. c̣n phía nam th́ mấy anh x́ quanh năm ngất ngư ca hát và ph́ khói đê mê...

    cho nên đâu có dính líu ǵ dến mấy cái châu lục kia mà phải bận tâm chia sẻ để tỏ t́nh "huynh đê chi binh..." khi cần đến ! Hơn nữa chú Sam cũng thuộc gịng máu lạnh của bạch mao chè cho nên cais ǵ cũng phải ṣng phẳng.. tiền trao th́ cháo mới ... múc..!..
    .. và hôm nay khi nh́n đến hiểm hoạ Vi rút tàn sát các châu lục kia th́ lại càng rơ hơn, khí thế oai hùng của chàng cao bồi. đeo súng ru lô... là ; đâu phải chuyện của... tao..!!!!!!... xin hết ./.nmq
    Cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Quốc. Thật đúng với câu ví von, một con bướm vỗ cánh ở nam Mỹ cũng ảnh hưởng đến khí hậu của cả địa cầu.

  9. #859
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhân Quả
    https://bienxua.wordpress.com/2019/06/29/nhan-qua/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...psbienxua.html

    Nhân Quả
    Posted by BIENXUA on JUNE 29, 2019
    PhanTác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đă nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
    ***

    Tôi thường đọc sách báo nên cũng thường gặp những câu chuyện, những lư giải về luật nhân quả. Có thể tóm tắt những câu chuyện, những trang sách báo nói về luật nhân quả là người viết cố gắng tŕnh bày, lư giải cho một cách sống tốt đẹp. Người sống thiện lương sẽ có cuộc đời b́nh an, vô sự; kẻ giàu ḷng thương người sẽ được ơn trên, hoặc đơn giản là người khác bù đắp cho. Thậm chí có lần tôi đọc được một tác giả đă khẳng định luôn rằng: Trên đời không có ǵ công bằng hơn luật nhân quả; hễ người gieo gió th́ ắt sẽ gặt băo, người ở hiền mới gặp lành.

    Rồi th́ gấp trang sách báo lại, tôi cũng tự nhủ ḷng ráng sống cho lương thiện. Chuyện giúp người quả thật là nên làm, nhưng bản thân không có điều kiện th́ đành chịu vậy; miễm không làm ǵ hại người là được, dù khó khăn bao nhiêu cũng không làm chuyện hại người v́ nhân quả nhăn tiền, đă thấy đă nghe…

    Nếu ngồi nhớ lại chuyện nhân quả của bản thân th́ có lẽ tôi biết và suy nghĩ về luật nhân quả khi c̣n rất trẻ. Mới xong trung học tôi đă nhờ bạn bè giúp, kể cả chạy chọt để lên tàu đánh cá. Mưu vọng cơ hội vượt biên là điều âm thầm và giữ kín trong ḷng. Trước mắt là tránh được chuyện bắt bớ trong đất liền v́ thời tôi lớn vào lúc Việt nam có chiến tranh tây bắc với Trung cộng, chiến tranh tây nam với Campuchia. Thấy bạn bè cứ cố nán lại Sài g̣n bằng cách sống trốn chui trốn nhủi, tôi liều mạnh ra khơi chứ có biết ǵ về nghề đánh cá.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đến hôm ông thuyền trưởng ra lệnh:
    Chiều nay nước lớn, tàu của chúng ta sẽ ra ụ. Tụi bay có đi chơi đâu th́ cũng phải về tàu trước 3 giờ chiều để về Vũng Tàu…

    Vậy là anh em kéo nhau vô Sài g̣n ăn chơi, mua sắm bữa cuối. Tôi thức dậy thấy tàu trống trơn, chẳng c̣n đứa nào. Bước ra cầu tàu thấy bác bảo vệ già chào tạm biệt tôi v́ khi bác lên ca trực tới th́ tàu tôi đă đi… Bác cho tôi một túi sách báo như giao hàng lậu v́ những sách báo ấy bị cấm vào thời đó! Bác dặn tôi giấu kỹ trên tàu. Đọc lén khi có thể. Và đọc xong th́ cho xuống biển luôn nha con. Tội nghiệp mày c̣n nhỏ, ham đọc, mà phải đi đánh cá. Hễ lúc nào có thể… th́ vậy đi nha con!

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chuyện là: Có chị nọ là con buôn theo đường tàu hoả. Chị mua vải vóc ở Sài g̣n rồi theo tàu hoả ra bán ngoài Nha Trang; sau đó mua thuốc lá sợi Vĩnh Hảo ngoài Nha Trang, đưa vào Sài gỏn bán lại. Đêm qua, chị ngủ pḥng trọ để chờ tàu v́ hàng vải vóc của chị nhiều. Vậy là chị bị cướp giết chết trong pḥng trọ để cướp vải của chị. Dư luận cho là bạn hàng với nhau ra tay chứ cướp đường làm sao biết được chị ngủ ở đâu, và vải vóc nhiều cỡ nào…?
    Tôi uống chưa xong ly cà phê th́ có cô công an, chừng ngoài hai mươi tuổi. Cô đến nhà trọ để lập biên bản về một vụ cướp, có người chết.
    Không lâu sau tôi nghe mọi người bàn tán lung tung, phải tổng hợp tin vỉa hè lại mới ra nội dung là cô công an đang mang bầu em bé. Cô bước vào pḥng trọ có nạn nhân của vụ cướp đă ói mửa, ói tới mật xanh mật vàng; và sợ tới mặt cắt không c̣n hột máu…
    Tin tiếp theo là tin cô công an nhờ người đàn ông nào đó vô pḥng nạn nhân giúp cô việc trở xác chết cho cô ghi biên bản bao nhiêu vết dao đâm?
    Người xem chỉ hiếu kỳ, càng lúc càng đông. Nhưng chỉ đứng ngoài nh́n vô, rồi trở ra vẽ rắn thêm chân cho dân bán vé số, bán trà đá ở ga thêm kinh hoàng, không ai dám vô giúp cô công an một tay để lập biên bản.

    Tin nóng từ trong pḥng trọ có xác chết bay ra… Cô công an bị ngất xỉu!

    Rồi th́ bà chủ quán cà phê mái che cấp cứu cho cô công an với khăn lạnh v́ nhúng thùng nước đá. Cô tỉnh lại như cái xác không hồn. Màu áo công an cô mặc vẫn thấy ghét, nhưng gương mặt người phụ nữ có thai quá tội nghiệp với sợ hăi và hoảng loạn.
    Tôi nhận lời giúp.
    Nên tôi với cô công an bước vô pḥng trọ của nạn nhân. Trước mắt tôi là h́nh ảnh người phụ nữ ngoài ba mươi tuổi, mặc quần đen, áo hoa, chết gục với nửa thân trước trên giường, nửa thân sau dưới đất. Toàn căn pḥng trọ nồng nạc mùi máu tươi…
    Cô công an lại xỉu. Tôi d́u cô ra ngoài để hít thở không khí v́ trong pḥng chỉ có tử khí.
    Tôi lập biên bản vụ án thay cô.
    “Nạn nhân bị tấn công khi ngủ, nên bị hai nhát dao đâm ở phía trước là ngực bên phải, và giữa ổ bụng. Sau đó nạn nhân có chống trả kẻ tấn công nên có nhiều vết bầm và chấy xước trên hai cánh tay, trên mặt nạn nhân.
    Có lẽ do máu ra nhiều từ hai vết thương nặng phía trước và nạn nhân kiệt sức do chống trả nên đổ gục xuống giường trong tư thế nằm sấp với nửa thân trên trên giường và nửa thân dưới c̣n dưới đất.
    Phía sau lưng nạn nhân có năm vết dao đâm từ thắt lưng lên ngang ngực. Vết nghiêm trọng nhất là dù đâm từ sau lưng nhưng đúng ngay vị trí tim.
    Nạn nhân qua đời về sáng chứ không phải nửa đêm v́ máu tươi c̣n rỉ ra từ vết thương nghiêm trọng này…”

    Về tài sản của nạn nhân: Chỉ có bộ quần áo trên người và một tấm vé số trong túi áo bà ba. Không có tiền bạc, nữ trang, và bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Kẻ cướp đă lấy hết để che giấu tông tích nạn nhân…”
    Mọi người hoan nghênh tôi quá chừng! Nào là chàng trai can đảm, mà lại nhân đạo nữa mới ghê! Có lẽ không ai biết tôi nín ói, ráng dữ lắm chứ không cũng nôn thốc nôn tháo như cô công an. Chắc nhờ chưa ăn sáng nên trong bụng không có ǵ để ói. Rồi th́ mùi máu ám ảnh tôi tới không biết bao lâu sau đó, cứ đưa bàn tay ḿnh lên mặt là tôi nghe mùi máu.
    Nhưng nhớ hôm đó! Mọi người đề nghị cô công an không ghi vô biên bản về tờ vé số trong túi áo nạn nhân. Mọi người đề nghị cô công an cho tôi tờ vé số để đền ơn tôi đă giúp nạn nhân được nằm ngay ngắn trên giường, và đắp chiếu.
    Cô công an đồng ư với quần chúng nên tôi được nhận tờ vé số, lại không dính máu me.

    Tôi trở về tàu, bắt đầu ói mửa tới mật xanh mật vàng, rồi lên cơn sốt.

    Tàu ra ụ. Chạy thẳng ra Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Côn Đảo ngoài Vũng Tàu. Tôi nằm mê man suốt ngày hôm sau v́ tàu phải lên muối, nước đá, và đổ dầu chạy máy để ra biển ba mươi ngày. Thằng bạn dẫn dắt tôi đi tàu đánh cá th́ tàu nó mới vô bờ sau ba mươi ngày ngoài biển, tàu tôi ra khơi là thay chỗ tàu nó.
    Nó vô bờ là rủng rỉnh tiền trong túi nên sang tàu tôi t́m tôi đi ăn nhậu cho đă đời trước khi tôi ra khơi. Nó không ngờ tôi nằm thiếu điều liệt giường trên tàu tôi. Nó chỉ lôi được tôi ra quán cho tôi ăn tô hủ tíu cho tỉnh người trước khi tôi ra khơi…

    Trời ơi! Tôi c̣n không ngờ được tấm thân vai u thịt bắp của ḿnh mà lê chân không nổi, v́ ăn xong tô hủ tíu nóng hổi th́ có tỉnh người, nhưng tỉnh người ra th́ nghe đâu cũng toàn mùi máu. Tôi cảm nghĩ ḿnh vừa ăn một tô máu nóng… nên ói thốc ói tháo.
    Đúng là tôi lê thân ra khơi v́ thằng bạn chung xóm chung trường, nhưng lớn hơn tôi hai tuổi, nó học trước tôi hai lớp. Nó đi đánh cá đă hai năm sau trung học rồi. Nay nó giúp tôi không đơn giản chỉ là xin việc mà c̣n bao nhiêu móc nối, hối lộ, khai man lư lịch th́ tôi mới được đi tàu đánh cá, chứ tôi con nhà ngụy th́ ai cho tôi ra biển… để vượt biên à? Nhưng lại được phát cho khẩu súng AK 47 v́ sau khi ông Lê Duẩn vào thăm xí nghiệp rồi tuyên bố:
    Mỗi người thủy thủ của xí nghiệp quốc doanh đánh cá Côn Đảo là một người chiến sĩ giữ ǵn tài sản quốc gia trên biển.
    Ôi lạy Chúa tôi! Lương thủy thủ tàu đánh cá quốc doanh thời đó sống được là nhờ ăn sống nuốt tươi tôm, mực đánh bắt được ngoài biển, chứ căng ra vài ba kư gạo một tháng th́ ăn cháo. Vậy là ôm thêm khẩu súng không công, không lương để đánh đuổi bọn Thái Lan ưa đánh cá lậu trên vùng biển Việt nam thời ấy, chứ đám Trung quốc thuở ấy c̣n chưa có ǵ để làm trời làm đất ngoài biển đông.
    Ôi thằng bạn chung trường, thằng anh em chung xóm. Nó nghe tôi kể chuyện vụ án chết người ở ga B́nh Triệu, rồi đưa cho nó tấm vé số v́ tôi ra biển th́ ba mươi ngày sau mới vô bờ.
    Đâu ngờ tấm vé số ấy trúng lô an ủi. Mà trúng lô an ủi ở Việt nam th́ cũng được nhiều tiền lắm chứ không ít như trúng lô an ủi của vé số bên Mỹ bây giờ. Nó đem đến nhà tôi, đưa cho mẹ tôi hết số tiền, và chỉ nói là tiền lương với tiền thưởng của tôi gởi về nhà.
    Hôm tàu tôi về bến, tôi về thăm gia đ́nh. Ngồi kể cho mẹ tôi nghe chuyện vụ cướp chết người ở ga B́nh Triệu, vụ tấm vé số của nạn nhân… Mẹ tôi linh tính ra liền,
    “Hèn chi thằng Tuấn Khanh bạn con, nó đưa cho mẹ nhiều tiền lắm. Nó nói là tiền lương tiền thưởng của con gởi về nhà…”

    Mẹ tôi kết luận, “
    Thôi th́ chuyện người mất đă mất. Tội nghiệp cô ấy thật, nhưng là số phần mỗi người th́ biết tránh sao cho khỏi. Nhưng luật nhân quả ở đời, con thấy đấy! Con giúp người th́ trời giúp con, giúp gia đ́nh ḿnh. Con có biết ǵ về nghề đánh cá ngoài biển đâu, thế mà cũng đi được, làm được. Yên thân con, không phải đi nghĩa vụ quân sự; lại c̣n giúp được gia đ́nh trang trải nợ nần chứ ḿnh mẹ lo không xuể chi phí gia đ́nh, lại c̣n khoản đi thăm nuôi cha anh của con trong tù cải tạo mới tốn kém…”

    Những đêm ra khơi, lênh đênh ngoài biển với sao trời và sóng bạc đầu. Tôi nghĩ tới gia đ́nh, mẹ tôi lam lũ sau hoà b́nh, cha anh trong tù cải tạo… Đúng là bế tắc, nhưng luật nhân quả không để ai cùng đường. Trong bế tắc nào cũng có sinh lộ không ngờ, chỉ cần ăn ở thiện lương, có thiện tâm th́ trời không bỏ ai.
    Mùi máu tươi trên hai bàn tay tôi bốc hơi sau nhiều tháng không thể cầm tay không miếng bánh, miếng trái ǵ mà bỏ vô miệng để ăn, v́ cứ đưa lên đến miệng là nghe mùi máu. Rồi những đêm không khoẻ trong người, ngủ không tṛn giấc, trong lơ mơ ẩn hiện h́nh ảnh chị con buôn chết thảm. Sáng ra tôi lại nhắc mẹ tôi hôm nào mẹ đi chùa, nhớ đọc kinh cầu siêu cho chị…
    Nhân quả theo thời gian, theo tôi đă quá nửa đời người. Đôi khi ngẫm nghĩ lại người xưa có lư lẽ của người xưa để giải thích những hiện tượng, sự việc trong trời đất, trong cuộc sống xưa. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển như bây giờ th́ người xưa tin nhiều hơn vào huyền bí, thần linh. Nhưng rồi khoa học kỹ thuật phát triển, mở ra những cánh cửa huyền bí xa xưa. Bây giờ chạy máy điện tâm đồ có thể giải mă được giấc mơ của con người, nên mờ nhạt đi chuyện ông bà đă quá văng từ lâu, nhưng về báo mộng cho con cháu biết ngôi mộ ḿnh bị sạt lở. Con cháu ra viếng mộ và sửa chữa, về nhà cúng kiếng ông bà linh thiêng…
    Thôi th́ có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Khoa học dù có phát triển hơn nữa. Con người rồi sẽ đặt chân lên Sao Hoả, phi thuyền lại bay đến những hành tinh xa xôi hơn Sao Hoả để thăm ḍ, khám phá… Ngày ngày xem tivi, đọc báo khoa học, những chiếc xe không người lái đă lăn bánh trên đường. Đó là khoa học giả tưởng của thế kỷ trước th́ thế kỷ này đă là hiện thực. Nhưng trên mặt đất này, luật nhân quả vẫn tuần hành từ vô biên tới vô biên, nếu ta nh́n ở góc độ tâm linh…

    Hôm qua đi làm về, tôi ngồi rất lâu sau khi cởi đôi giày ngoài garage. Ngồi suy nghĩ về câu chuyện của ông bạn tôi. Anh là lính cũ – Trung úy Hải quân. Anh từng tốt nghiệp đại học trong nước trước khi có lệnh tổng động viên. Biến cố tháng Tư năm 1975, tàu anh đi luôn ra Đệ thất hạm đội. Anh lại một lần nữa đi học đại học ở Mỹ. Một người đă hai lần đi đại học, tiếng Anh lưu loát, tính t́nh dễ thương, làm việc giỏi… Nhưng số phận không may nên anh cứ lầm lũi đi làm công nhân hết hăng này tới hăng khác.
    Nay bảy mươi tuổi rồi mà vẫn c̣n đi làm. Đôi khi những người bạn trẻ nói vui theo suy nghĩ thiếu suy nghĩ của họ thôi chứ họ không có ác ư ǵ với anh. Hay tại tôi hơi nhạy cảm nên tôi thấy những nhát dao sắc lẹm khứa vào anh…
    “Ông già ơi! Về nghỉ hưu đi cho. Ông làm sai cái này nữa rồi!”
    Anh nhỏ nhẹ xin lỗi, để tôi làm lại. Hay người bạn trẻ khác hay đùa,
    “Bộ tiền già không đủ trả tiền child support sao mà đi làm hoài vậy tía?”
    Anh cười ruồi cho qua, nhẫn nhịn hay nhẫn nhục cứ pha trộn trên gương mặt già nua, mệt mỏi của anh. Chắc đồng nghiệp chỉ ḿnh tôi biết về hoàn cảnh anh. Hai vợ chồng già không có phần phước nhiều về chuyện con cái nên đứa con gái có ḷng với cha mẹ th́ nó lại nghèo, lo gia đ́nh riêng của cô ấy thôi đă đuối th́ lấy đâu ra giúp cha mẹ nhiều. Trong khi anh con trai có điều kiện hơn em gái trong việc giúp đỡ cha mẹ lúc về già th́ anh lại thiếu tấm ḷng hiếu thảo…
    Anh bạn v́ thế mà cứ phải đi làm khi đă bảy mươi để lo cho người vợ bệnh quanh năm suốt tháng. Tiền già của hai người đâu đủ sống nên anh bán căn nhà để bớt chi phí. Hai vợ chồng dọn ra ở chung cư cho đỡ tốn tiền từ hôm anh bị mất việc.
    Hăng xưởng th́ khi hết việc làm, họ cho công nhân tạm thời nghỉ hết vẫn chưa đủ th́ sẽ tới công nhân chính thức cũng bị layoff. Và đương nhiên là những người già bị loại sớm hơn người trẻ. Anh không oán trách ai, không buồn phiền ǵ hết. Về. Liệu cơm gắp mắm sống qua ngày hai vợ chồng già.
    Tôi vẫn gọi thăm hỏi anh mỗi cuối tuần. Vậy mà đă ba tháng từ khi anh bị cho thôi việc. Hôm qua, anh đột ngột trở lại hăng, vô làm việc b́nh thường lại. Anh chỉ nói với tôi,
    “Trời cứu! Anh gặp sếp lớn ngoài chợ. Bà ấy thăm hỏi anh, th́ có sao anh nói vậy! Bà ấy không hứa, nhưng đă xin cấp trên cho anh trở lại làm. Anh th́ hứa không nói ai biết chuyện này sau khi bà ấy gọi điện thoại cho anh, nên xin lỗi chú em…”
    Tôi có ǵ đâu mà giận với hờn. Lo không hết chuyện chống đỡ dư luận búa ŕu cho anh…
    “Ôi. Ông già đó giỏi tiếng Anh, lại khéo miệng th́… chuyện ǵ chả được!”
    Người cay cú hơn lại bảo,
    “Ông xă tui c̣n nhỏ tuổi hơn ông ấy, khoẻ mạnh hơn ông ấy; nhưng không giỏi tiếng Anh và khéo miệng nên không được kêu lại…”
    Người khác nữa lại cho là anh “có tay trong”. Lớn tuổi quá rồi th́ cùng nghỉ một lượt với những người c̣n ít tuổi hơn, thậm chí c̣n trẻ để không ai phân b́, khiếu nại. Nhưng có tay trong th́ trở lại dễ dàng!
    Ôi thôi… th́ ôi thôi chuyện đời. Có ǵ không thể xảy ra trong cơi ta bà này. Tôi ta bà đến hôm gặp bà sếp lớn của hăng đang bưng đồ lủ khủ ra xe nên giúp bà ấy một tay. Mặc kệ những con mắt nh́n không dám nh́n thẳng, những nụ cười không cười không chết ai hết nhưng sao lại cười không cần thiết thế chứ? Tôi cứ kệ cái thế gian mắt trắng như ngân nhũ này. Khi bà sếp cảm ơn tôi giúp bà đem nhiều thùng giấy tờ ra xe bà. Tôi cũng cảm ơn bà đă giúp đỡ cho anh bạn tôi được trở lại làm việc…
    Dường như bà ấy quên hết việc bà đang cập rập với mấy thùng giấy tờ, bà quên mệt tới đồ mồ hôi trán trong cái nắng hạ ở xứ này… Bà nói với tôi, bà nói với bà, bà nói với cuộc đời không có màu da, tiếng nói khác biệt; chỉ có ḷng người phân biệt nhau thôi… Bà nói, “Tôi gặp ông ấy trong chợ. Tôi không định đến chào hỏi ông ấy v́ làm việc chung hăng với nhau bao năm trời. Không ngờ có ngày chính tôi phải thông báo cho ông ấy biết ông ấy có tên trong danh sách cắt giảm công nhân của hăng, nên tôi ngại đến chào hỏi ông trong chợ.
    Chỉ có điều… không rơ nguyên nhân. Khi tôi ra xếp hàng để trả tiền những thứ tôi mua. Người đang trả tiền cho cô thâu ngân là một người mẹ da đen, có mấy đứa con nhỏ… rất làm phiền. Người kế tiếp người mẹ và mấy đứa con ồn ào đó là ông bạn của chúng ta. Rồi chừng mười người nữa mới đến lượt tôi, nên ông không hề thấy tôi.
    Người mẹ kia đă hầu như móc hết những cái thẻ nhựa trong bóp tay của bà ra để trả tiền, nhưng không có cái thẻ nào được chấp nhận. Trong khi cả hàng người xếp hàng sau giờ tan hăng th́ ai cũng mệt mỏi, muốn mau về nhà để tránh kẹt xe, nên họ bắt đầu có phản ứng. Người mẹ da đen đành để lại cái xe chợ có nhiều thức ăn của bọn trẻ, nhưng bọn trẻ làm ẩm lên, la khóc, chứ không chịu theo mẹ ra về tay không…
    Chính ông bạn của chúng ta đă trả tiền cả xe thức ăn cho bọn trẻ không quen biết ấy, trong khi ông ấy mua có mỗi hộp trứng và b́nh nước cam. Ông ấy đă làm thay đồi suy nghĩ ban đầu của tôi là tránh mặt ông ấy v́ tôi ngại ngùng. Tôi quyết định đẩy cái xe chợ của tôi sang một bên. Tôi tiến đến ông để bắt tay và thăm hỏi ông.
    Tṛ chuyện với ông tôi mới biết là ông đang rất khó khăn tài chánh v́ tiền thất nghiệp không đủ cho ông trang trải chi phí gia đ́nh trong hoàn cảnh vợ ông đang bệnh nặng, phải đi bác sĩ, vô nhà thương đều đều…
    Tôi bỏ luôn cái xe chợ, quyết định không mua ǵ nữa. Tôi về nhà với mấy đứa trẻ của tôi cũng đang kêu đói bụng ầm lên… Nhưng tủ lạnh nhà tôi có sẵn pizza đông lạnh, có đồ hộp trong tủ đồ khô… chỉ có tôi đói, nhưng không phải đói thức ăn. Tôi nghĩ ḿnh phải làm một việc ǵ đó hơn là ăn chút ǵ đó cho qua bữa chiều.
    Tôi quyết định sau buổi họp với ban lănh đạo hăng vào ngày mai. Tôi sẽ gặp riêng ông chủ hăng và xin ông ấy cho ông bạn của chúng ta trở lại làm việc v́ ông đă làm việc lâu năm ở hăng này, nay tuổi cao nên cũng khó xin được việc ở hăng khác, mà hoàn cảnh của ông ấy th́ rất cần việc làm.
    Tôi cũng không rơ nguyên nhân ông chủ đồng ư. Nên tôi gọi ông bạn của chúng ta trở lại làm việc. Tôi chỉ giúp ông ấy được mỗi việc giữ nguyên quyền lợi cũ cho ông ta v́ việc ấy thuộc thẩm quyền tôi có thể quyết định.”

    Tôi chào bà sếp lớn, cảm ơn bà lần nữa dù bà giải thích thế nào để phủ nhận công sức của bà đă giúp ông bạn tôi. Có thể là tôi cảm ơn cuộc đời vẫn c̣n bà, vẫn c̣n ông bạn già của tôi, những người đă dừng lại một bước trong đời vội vă để chia chung đói nghèo với đồng loại, thắp lên ngọn nến ḷng trong tim băng giá của t́nh người hôm nay…
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Phan
    Nguồn: https://vvnm.vietbao.com/a247233/nhan-qua

  10. #860
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trung Quốc thực sự là ‘cường quốc hàng giả’

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...-tau-cong.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...uong-quoc.html

    Monday, February 17, 2020
    Nh́n 12 h́nh ảnh này mới thấy, Trung Quốc thực sự là ‘cường quốc hàng giả’


    Sản phẩm bia của Tàu cộng mang tên Heimekem – hao hao giống Heniken

    Từ điện thoại HiPhone, cà phê Sunbucks hay gà rán OFC, là những cái tên na ná với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Những h́nh ảnh khôi hài dưới đây là ví dụ hùng hồn về khả năng “sáng tạo tuyệt vời” mà người Tàu cộng đă nghĩ ra để làm nhái hàng giả cho sản phẩm của ḿnh. Nói là hàng nhái cũng đúng mà hàng giả cũng không sai.

    1. Điện thoại

    Apple là thương hiệu mà Tàu cộng làm nhái nhiều nhất, hăng điện thoại iPhone Sơn Trại nhiều năm liền là cái tên quen thuộc được người tiêu dùng lựa chọn. Nếu iPhone của Apple gồm phiên bản thường là plus th́ iPhone Sơn Trại có hẳn bản thường và bản mini.

    https://i.postimg.cc/Jz7wJwGC/Apple.jpg
    Từ khi du nhập vào Tàu cộng, biểu tượng quả táo cắn dở đă trở nên lành lặn.

    https://i.postimg.cc/cHnPZ05w/QuaLe.jpg
    Thậm chí Tàu cộng c̣n chế hắn sang iPears (quả lê).

    2. Quần áo, giày dép
    Không chỉ về kỹ nghệ điện tử, Tàu cộng c̣n sáng tạo hẳn những thương hiệu nổi tiếng độc nhất vô nhị mà chỉ đọc tên thôi đă khó nhằn rồi.


    Hăng giày nổi tiếng Nike chắc phải khóc thét khi thấy người “anh em cùng cha khác ông nội” Mike này rồi.

    https://i.postimg.cc/NF8V9bt0/Nik.jpg
    Nkie cũng là sản phẩm nhái từ Nike. Nếu chỉ nh́n lướt qua th́ rất khó để phân biệt thật giả.


    Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng cái tên Calvim Klain có thể soán ngôi của Calvin Klein bất cứ lúc nào đấy.

    https://i.postimg.cc/qMLSpmQb/A-idas.jpg
    Từ bao giờ Adidas lại bị biến thành như vậy?

    3. Xe
    Không chỉ nhái các thương hiệu xe hơi đ́nh đám như Ferraris, Bentleys, Mazdas and Minis, người Tàu cộng c̣n chế hẳn một loạt tên tuổi có tiếng lâu đời như Honda, Suzuki cho xe máy của ḿnh. Dĩ nhiên những chiếc xe này có giá rất rẻ so với xe xịn và thu hút nhiều khách hàng đến mua.


    Chỉ cần đổi thứ tự một vài mẫu tự là có hẳn một thương hiệu tinh chất như nước cất rồi.

    https://i.postimg.cc/Mp3LQvC1/Honda.jpg
    Honda th́ trở thành Haoda, và Hongda, không biết có đi hao xăng không nhỉ?

    4. Bia
    https://i.postimg.cc/KcLyhrdw/Bia.jpg
    Sản phẩm bia của Tàu cộng mang tên Heimekem – hao hao giống Heniken.

    5. Dầu gội

    Dầu gội Olay biến thành Okay!

    6. Mèo Kitty
    https://i.postimg.cc/KzBpwQR5/Titty.jpg
    Chú mèo nổi tiếng Hello Kitty chắc sẽ phải giật ḿnh khi thấy anh em song sinh khác tên Hello Titty ở Tàu cộng này.

    7. Kẹo Oreos

    Không phải Oreos đâu nhé!

    8. Bánh Pizza

    Cửa hàng Pizza Hut có “người anh em” Pizza Huh.

    9. Kẹo Doubliemlnt
    https://i.postimg.cc/gkZj5ZD2/Double-Mint.jpg
    Phiên bản kẹo cao su Doubliemlnt khó phát âm.

    10. Hệ điều hành

    Hệ điều hành Windows bị làm nhái thành Binbows, người ta c̣n thêm hẳn tiếng Nhật vào để tạo sự khác biệt. Microsoft được hô biến thành Michaelsoft.

    11. Gà rán
    https://i.postimg.cc/s2V2v0RM/Kentucky.jpg
    Cửa hàng gà rán OFC với h́nh ảnh ông Barack Obama làm đại diện. OFC là viết tắt của Obama Fried Chicken. C̣n KFC là viết tắt của Kentucky Fried Chicken.

    12. Cà phê

    C̣n đây là cà phê Sunbucks biến tấu từ cà phê Starbucks nổi tiếng của thế giới.

    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 12:46 PM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •