Results 1 to 2 of 2

Thread: Tết Mậu Thân: Từ Sài G̣n ra Huế

  1. #1
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335

    Tết Mậu Thân: Từ Sài G̣n ra Huế

    Tết Mậu Thân: Từ Sài G̣n ra Huế

    Để độc giả có thể đọc bài này dễ dàng hơn, người viết xin tóm một số nét chính của cuộc Tổng Công kích Mậu Thân. Nét chính của cuộc Tổng Công kích Mậu Thân có thể tóm gọn trong hai chữ ‘đánh lừa’.
    Việt cộng chỉ đánh lừa được Mỹ, đă đánh lừa VNCH, và đánh lừa cả các chiến binh cộng sản.

    Thường dân tử thuông v́ đạn pháo kích của Việt Cộng trên bậc thêm số 213 đường Tự Do, Sài G̣n, 1968. Nguồn: Gett Images/Chritian SIMONPIÉTRI

    Năm 1967

    • Mở cuộc Tổng Công kích/Tổng Nổi dậy Mậu Thân đă được Hà Nội quyết định vào tháng 7 năm 1967. Theo tác giả Lien-Hang T. Nguyen, trong Hanoi’s War chương 3 nhan đề, “The battle in Hanoi for the Tet offensive”, Tướng Nguyễn Chí Thanh được lệnh quay trở lại miền Nam mở chiến dịch nhưng ông đă chết vào lúc 9 giờ sáng ngày 6-7-1967 tại bệnh viện 108, sau một buổi tối yến tiệc với Vơ Nguyên Giáp. Cuộc Tổng Tấn công vẫn tiến hành sau đó bằng cách loại bỏ ngay cả Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp (Lien Hang T. Nguyen, Hanoi’s war, trang 87).

    • Những biến động của quân đội VNCH và dân chúng miền Trung xảy ra tại Đà Nẵng do nhóm Nguyễn Chánh Thi–Trí Quang trong những năm được gọi là “ba năm xáo trộn” đă là tiền đề cho phép Lê Duẩn tin rằng:

    “Thời cơ là hết sức quan trọng. Phương hướng chiến lược của chúng ta là tiến tới Tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Tại sao Tổng khởi nghĩa phải đi liền với Tổng công kích?”
    (Lê Duẩn, Thư vào Nam, trang 172.)

    • Cuối tháng 7, 1967 Bộ Chỉ huy chiến dịch Tổng Tấn công đă sang Cam Bốt để soạn thảo kế hoạch tấn công. Ngày 18 tháng 1 năm 1968, Lê Duẩn: Gửi Trung Ương cục và Quân Ủy miền Nam: “Nắm vững mục đích, yêu cầu của Tổng Khởi nghĩa.” (Lê Duẩn. Thư vào Nam, nxb Quân Đội Nhân Dân. trang 183).

    • Vào ngày 15-12-1967, việc giữ an ninh cho Đô thành Sài G̣n được trao cho quân đội VNCH đảm nhiệm.

    • Giữa tháng 12, tướng Westmoreland đă tiên đoán VC sẽ chuẩn bị một trận đánh lớn sau tháng giêng. V́ thế cuối tháng giêng, ông đă điện về cho Washington:

    “I believe that the enemy will attemp a country-wide show of strength just prior to Tet, with Khe Sanh being the main event.”
    (Lewis Sorley, Ibid., trang 168).

    Tiên đoán của tướng Westmoreland chỉ đúng 1 phần v́ Việt Cộng không nhắm vào Khe Sanh và không đánh trước Tết mà tấn công tại Quân đoàn I và sớm hơn các nơi khác. Khi tấn công ngày 30-1, VC có thể hoàn toàn gây bất ngờ cho quân đội VNCH, nhưng nếu tấn công ngày 31-1 sẽ gây bất ngờ ít hơn, nhưng sau đó th́ tính bất ngờ trở thành vô hiệu. V́ thế, trong đợt Tổng công Kích đợt 2 vào tháng 5, yếu tố bất ngờ không c̣n nữa, các cơ sở hậu cần bị lộ, cuộc Tổng Tấn công lần 2 đă không đem lại kết quả ǵ. V́ thế, thời gian càng trôi qua, càng đem lợi thế cho VNCH. Một số binh sĩ có thể trở về đơn vị. Tuy nhiên, cũng có từ 25% đến 50% đă được nghỉ phép và không quay về kịp đơn vị.

    • 20-12-1967, qua phúc tŕnh của t́nh báo, tướng Westmoreland đă cảnh cáo với Washinhgton là quân đội Bắc Việt có thể mở một cuộc tấn công trên toàn quốc. Đọc phúc tŕnh này Walt Rostow đă ghi một nốt cho tổng thống:

    “Tôi không một phút do dự để tin rằng có một sự xâm nhập 8400 người trong một tháng. Tôi tin rằng đây chỉ là cách của cơ quan MACV tŕnh bày để đạt được cái mà họ yêu cầu. Và tôi hoàn toàn nghi ngờ đây chỉ là một yêu cầu cho chiến trận đă được thổi phồng lên.”
    (Lewis Sorley, “Westmoreland: The General Who Lost Vietnam”, trang 160)

    [Mặc dù sự thật giới truyền thông Mỹ đă đóng vai tṛ lớn trong việc vận động công chúng Mỹ chống lại chiến tranh, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Công luận ở Mỹ đă bắt đầu chống đối việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam vào mùa thu năm 1967. Sự thay đổi này hiện rơ sau khi Tổng thống Johnson yêu cầu tăng10 phần trăm thuế phụ trội cho doanh nghiệp và mọi người. Chính quyền Johnson và quân đội nỗ lực chứng tỏ có những tiến bộ do Mỹ đang thực hiện ở Việt Nam, chiến thằng trong tầm tay, đă làm quần chúng mất ḷng tin v́ cú sốc tâm lư do Tết Mậu Thân gây ra và vụ tấn công Ṭa Đại sứ Mỹ lại được tối đa hóa. – DCVOnline (Robert J. O‘Brien, Maj, USA, “The attack on the American Embassy during Tet, 1968: Factors that turned a tactical victory into a political defeat”, Fort Leavenworth, Kansas, 2009, trang 1.]

    Năm 1968

    • Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh (GMT+8) làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ban hành đổi lịch, dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn nên âm lịch cũng thay đổi khi tháng chạp (tháng 12) chỉ có 29 ngày. Việt Nam Cộng ḥa vẫn theo âm lịch của múi giờ GMT+8 nên tháng chạp năm Đinh Mùi có 30 ngày giống như lịch Trung Hoa. V́ thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác: miền Nam đón giao thừa lúc 23h00 ngày 29 tháng 1 (tính theo lịch miền Bắc) trong khi miền Bắc đón giao thừa lúc 00h00 ngày 29 tháng 1 hay 1h00 ngày 29 tháng 1-trước miền Nam 23 tiếng đồng hồ).

    • Ngày 10-tháng giêng, lại một lần nữa, tướng Westmoreland ra lệnh cho quân đội Mỹ rút về những vị trí gần Sài G̣n. Tướng Frederick C. Weyand, người chỉ huy Lực lượng Dă chiến II, Việt Nam (II Field Force, Vietnam) là người đă đề nghị với tướng Westmoreland rút quân khỏi biên giới Tây Ninh.

    “Theo tướng F. Weyand, làn sóng Radio đă không bắt được tín hiệu liên lạc ǵ của địch trong vùng biên giới đă báo động cho ông. (Địch đă rút đi). Ngày 9 tháng giêng, ông điện thoại cho tướng Westmoreland để giải thích lư do và yêu cầu rút binh sĩ ra khỏi biên giới. Trong một quyết định tối quan trọng. Tướng Wesmoreland đồng ư. Sau đó khi quân VC tấn công, số các tiểu đoàn của binh đội Hoa Kỳ chung quanh Sài g̣n tăng gấp đôi. Sự có mặt của họ tạo ra một sự khác biệt khủng khiếp.”
    (Lewis Sorley, Ibid., tóm tắt, trang 39).

    • Vào tháng giêng, tướng Westmoreland đă có đủ các chứng cớ để yêu cầu Nam Việt Nam hủy bỏ việc ngưng bắn trong dịp Tết.

    [Tuy nhiên, theo David T. Zabecki, trong Tạp chí Việt Nam, số Kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân, viết rằng ngay cả sau ngày đầu tiên của cuộc Tổng Tấn công trên toàn quốc, bộ tư lệnh phe đồng minh vẫn không hiểu rơ chuyện ǵ đang xảy ra. Trong một cuộc họp báo vào tối ngày 31 tháng 1 năm 1968, Tướng William E. Westmoreland khẳng định rằng các cuộc tấn công vào các tỉnh thành phố chỉ là một chiến thuật nghi binh để đánh lạc hướng v́ cuộc tấn công chính ở Khe Sanh vẫn chưa xẩy ra. – DCVOnline (Nguồn: Robert J. O‘Brien, Ibid., trang 7, trích lại David T. Zabecki, “Tet 40th Anniversary: The Battle for Saigon,” Vietnam Magazine 20 (February 2008): 28.)]

    • “Vào ngày 8 tháng giêng, Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu Trưởng quân lực VNCH đă nói với tướng Westmoreland ông sẽ cố gắng giới hạn cuộc ngưng bắn trong 24 giờ. Một tuần lễ sau, TT. Nguyễn Văn Thiệu biện luận rằng hủy bỏ việc ngưng bắn 48 giờ sẽ bất lợi ảnh hưởng tới dân chúng và binh lính, ông đồng ư giới hạn việc ngưng bắn c̣n 36 giờ, bắt đầu từ chiều 29 tháng giêng. Chính quyền Nam Việt Nam hứa tuyên bố sự thay đổi một ngày trước khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực. (…) Trong khi đó, quân đoàn 4 ra lệnh hủy bỏ lệnh ngưng bắn vào lúc 19 giờ đêm, chỉ 4 tiếng rưỡi trước khi cuộc tấn công bắt đầu.”
    (James R. Arnold, “Tet Offensive 1968: Turning Point in Vietnam” (Praeger Illustrated Military History), trang 39).

    • Giáo Hoàng Paul VI, như thường lệ vào dịp đầu năm, 1-1-1968 (tức 2 tháng 12 Đinh Mùi) vẫn gửi thông điệp: “cầu nguyện cho Ḥa B́nh thế giới”. Và Giáo Hoàng c̣n tuyên bố chọn ngày đầu năm là “Ngày Ḥa B́nh Quốc tế”. Chẳng hiểu thông điệp ấy có dịp được đọc ở nhà thờ Phủ Cam và Ḍng Chúa Cứu Thế Huế giữa tiếng bom đạn, tiếng la hét của dân chúng Huế không? Và có một bà mẹ, con đă chết vẫn ôm khư khư đứa bé trong ḷng một cách điên dại th́ lời kêu gọi của Giáo Hoàng trở thành một lời nhục mạ người mẹ có con nhỏ đă chết?

    • 6 tháng 2, 1968, một báo cáo khác của Walt Whitman Rostow, Phụ tá đặc biệt của Tổng thống Johnson, – dựa trên lời khai của tù binh cộng sản – ông đă báo cáo về Washington 1/ Quân cộng sản đă hy vọng dân chúng nổi dậy và quân đội VNCH đào ngũ khi họ mở cuộc tổng tấn công; 2/ Quân cộng sản được lệnh chiếm và giữ mục tiêu, không lui với bất cứ giá nào; 2/ Quân ccojng sản không có lộ tŕnh rút lui trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân; 3/ Chiến dịch Tổng Tấn công của cộng sản đă không tiến hành như họ dự định, không có dân nổi dậy. (Foreign Relations of the United States, 1964-1968, V. 6: Vietnam, January-August 1968 By United States. Department of State, Ed. Kent Sieg, General Ed. David S. Patterson, US Governement Printing Office, 2002, trang 132-134.)

    • Samuel Zaffiri trong cuốn “Westmoreland: A Biography of General Willian C. Westmoreland” cũng xác nhận lại một lần nữa là tướng Westmoreland đă lớn tiếng với TT Nguyễn Văn Thiệu cũng như với đại tướng Cao Văn Viên về việc phải băi bỏ lệnh Hưu Chiến. Thiệu không chấp thuận, sau đó về Mỹ Tho ăn tết với gia đ́nh bên vợ. Cao Văn Viên cũng không đồng ư. Chỉ có một số ít chỉ huy cảnh báo và cấm trại. Phần đông quên lệnh trở về đơn vị. và ông kết luận: “like Thieu, they all wanted to enjoy another day of celebration.” (Samuel Zafiri, Westmoreland, A biography of General Westmoreland, 1994, trang 279).

    Việc điều động các Tiểu đoàn lính tác chiến của Hoa Kỳ từ biên giới về với 27 Tiểu đoàn thay v́ chỉ có 14 tiểu Đoàn khi cuộc Tổng Công kích xảy ra đă là một quyết định khôn ngoan và thận trọng của hai tướng F. Weyand và Westmoreland.

    • Trong khi đó, coi thường lời khuyến cáo của Mỹ, Nguyễn văn Thiệu quyết định cho hưu chiến để nghỉ tết. Chánh phủ VNCH vào ngày 19-1-1968 quyết định hưu chiến trong dịp tết Nguyên Đán 36 giờ kể từ ngày 29-1 đến 18 giờ ngày 31-1-68, MTGPMN tuyên bố sẽ ngừng bắn 7 ngày.

    [19 tháng 1, 1968 – “Chánh phủ VNCH quyết định hưu chiến trong dịp Tết Nguyên đán 36 giờ kể từ 18 giờ ngày 29-1 đến đến 18 giờ ngày 31-1-68, MTGPMN tuyên bố sẽ ngưng bắn 7 ngày.”
    (Đoàn Thêm, “1968 Việc Từng Ngày”, Tủ sách Tiến Bộ, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 1969, trang 31)

    24 tháng 1, 1968 (25 tháng Chạp, năm Đinh Mùi) – Tướng Westmoreland bày tỏ quan tâm về việc cộng sản sắp tấn công với đại sứ Ellsworth Bunker. Sau khi hội ư với Washington, cả hai đă đến gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tŕnh bày sự lo ngại về cuộc tấn công của quân cộng sản. Tổng thống VNCH đồng ư hủy bỏ quyết định hưu chiến 36 giờ ở Vùng I chiến thuật. Tuy nhiên công bố này không được Văn pḥng Báo chí loan báo v́ đă nghỉ Tết trong thời gian này. Don Oberdorfer trong cuốn TET!: The Turning Point in the Vietnam War (1971, trang 132) đă nhận xét, “… đối với người Mỹ, đây là một dấu hiệu cho thấy ưu tiên của Việt Nam giữa nghỉ Tết và chiến tranh, Tết đă thắng một cách dễ dàng.”

    31 tháng 1, 1968 (Mồng 2 Tết Mậu Thân) – Một ngày sau khi cộng sản tấn công vào Vùng I và Vùng II Chiến thuật, Tổng thống Thiệu đă hủy bỏ lệnh ngừng bắn trên toàn quốc, tuy ông vẫn chưa trở lại Sài G̣n. Chính quyền miền Nam dường như đă không cố gắng hết sức để gọi quân nhân đang nghỉ phép quay về đơn vị (Don Oberdorfer, Ibid.)

    Trung tướng Frederick C. Weyand, cựu sĩ quan t́nh báo và Tham mưu trưởng tương lai của quân đội Hoa Kỳ, là Tư lệnh của Lực lượng Dă chiến II, tại Vùng III Chiến thuật. Ngày 10 tháng 1, 1968 ông điện thoại cho Tướng Westmoreland và yêu cầu được phép đưa một số các tiểu đoàn từ biên giới về để tăng gấp đôi số quân pḥng thủ trong vành đai pḥng thủ của Sài G̣n sau khi nhận tin t́nh báo từ vùng biên giới. Đồng ư với yêu cầu của Tướng Weyand của Tướng Westmoreland là một quyết định quan trọng và ngẫu nhiên. (James R. Arnold, Tet Offensive, 1968: Turning Point in Vietnam (London, UK: Osprey Publishing Ltd., 1990), trang 39)

    Quyết định này đă giúp tránh được cuộc tấn công của VC vào thành phố lần thứ 2. Sự nhạy bén của Tướng Weyand có thể đă ngăn chặn sự sụp đổ của Sài G̣n. – DCVOnline (Robert J. O‘Brien, Maj, USA, Ibid., trang 8-9).]

    • Dù không bị lừa, như thường lệ VNCH vẫn ăn tết từ 29/1 đến chiều ngày 31/1/1968. Bằng chứng cụ thể là cuộc Hành quân Lam Sơn, tại Tây Nam Pleiku mở ngày 29-12-67, chấm dứt 3-1-68. Hành quân Cửu Long 7-A/SĐ mở tại Bắc Giáo Dức, Định Tường, chấm dứt ngày 6-1. Hành quân Cửu Long 73/SĐ/67 tại Cái Bè mở từ 28-12-67 đều chấm dứt vào 3-1. Hành quân Lam Sơn 180-XDNT/SDA, mở tại Quảng Trị, cách Gio Linh 8 cây số về Tây Nam, chấm dứt 20-1. Điều đó chứng tỏ dù không có lệnh hưu chiến, các cuộc hành quân tảo thanh VC cũng tạm thời nghỉ. Cộng sản bắt chước Quang Trung, c̣n chúng ta bắt chước Khổng Tử! (Đoàn Thêm, “1968 Việc Từng Ngày”, Tủ sách Tiến Bộ, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 1969, tóm lược.)

    • Để tiến chiếm Sài G̣n, chiến thuật của quân cộng sản có hai giai đoạn: Giai đoạn 1. chiếm Khe Sanh. Giai doạn 2. Cuộc Tổng Tấn công bất ngờ nhưng bị quân đội VNCH và Mỹ phản công.

    • Việc chiếm Khe Sanh ngày 20-1 chỉ có mục đích đánh lạc hướng mục tiêu đánh chiếm Sài G̣n. Phản công ở Khe Sanh của Mỹ chỉ dùng pháo binh và oanh tạc cơ và một vài trận đánh trên bộ không đáng kể. Mỹ đă bỏ xuống nơi đây 80.000 tấn bom. Khe Sanh không phải Điện Biên Phủ. VC buộc phải rút lui.

    • Điều quan trọng làm cho cuộc nổi dậy thất bại là các bộ đội đă được học tập và dặn ḍ kỹ càng là sẽ có nổi dậy của quần chúng. Họ đă được “nhồi sọ” như thế, tin chắc là như thế nên nhiều đơn vị VC trước khi xuất phát đă phá hủy căn cứ của họ. Ngay tại Huế, người ta cũng có thể nghĩ rằng, có quân nổi dậy mà thực sự chỉ có bọn nằm vùng. Quả thực là dân chúng có đứng dậy, nhưng là đứng lên để chạy về phía quân đội VNCH. Và trên khắp chiến trường miền Nam, hễ có tiếng súng AK tới, dân chúng như một phản sạ tự vệ, bồng bế, gồng gánh, dắt díu nhau về phía lính VNCH. Đây là điều cần phân biệt rơ rệt giữa “Quân nổi dậy” và “Bọn nằm vùng”. Điều đó trên thực tế đă không xảy ra và thời gian càng kéo dài chờ đợi th́ càng làm cho bộ đội VC nản ḷng và thất vọng.

    • Một trong những yếu tố bất lợi cho quân đội Mỹ cũng như quân đội VNCH là vai tṛ của báo chí Mỹ. Các phóng viên thường thiếu khách quan khi đưa những tin tức về chiến trường, đem lại bất lợi cho quân đội Mỹ và Việt Nam. Họ cũng thường ít quan tâm đến tin chiến sự do quân dội VNCH trong các trận đánh. Thật vậy, trong trận Mậu Thân tại Huế, các báo chí và hệ thống truyền h́nh Mỹ chỉ quan tâm tới các hoạt động của TQLC Mỹ. Phần đông các phóng viên chiến trường như Sam Jeffe, Huntle, James Reston hay giáo sư John Kenneth Gaibraith đều có những quan điểm bất lợi cho Việt Nam. Tác giả Phạm Kin Vinh ví quân lực VNCH như vật tế thần. Các bản tin và các ống chụp h́nh phải chăng đă giữ vai tṛ quyết định trong việc thắng thua? Chỉ c̣n lại một số ít nhà báo như b́nh luận gia Joseph Alsop hay các nhà báo như Peter Braestrup, Robert Elegant là lên tiếng ủng hô quân đội VNCH.

    • Một điều nữa hầu như ít được dư luận quan tâm và ít được nhắc tới là lực lượng tải thương bằng máy bay trực thăng. (Flying ambulances). Nhiều phi công trực thăng đă liều ḿnh tải thương binh một cách mau chóng và hiệu quả nhất. Tỉ lệ cứu sống thương binh là cao. Trung b́nh từ chiến địa đến lúc tải thương thời gian là chưa tới một giờ. 99% các thương binh được cứu sống trong ṿng 24 giờ đầu tiên.. Trong thời gian 12 ngày đêm chiến trận Mậu Thân, các phi có trực thăng đă chở 8000 thương binh đến bệnh viện. (James R. Arnold, Tet Offensive 1968: Turning point in Vietnam (Campaign), trang 63.)

    • Giữa Sài G̣n và Huế có sự khác biệt về khoảng thời gian chiếm đóng cũng như số người chết trong các hố chôn tập thể ở Huế. Sự khác biệt giữa Sài G̣n và Huế về hai điểm này có một thủ phạm: Bọn nằm vùng ở Huế giữ một vai tṛ quyết định.

    Hai biểu tượng của cuộc chiến Mậu Thân

    Ngoài việc VC đánh lừa đă vi phạm cuộc hưu chiến. C̣n có hai biểu tượng nổi bật của cuộc chiến đem lại một h́nh ảnh không trung thực về tết Mậu Thân.

    Hai biểu tượng tiêu biểu cho cuộc Tổng Tấn công Mậu Thân đă gây nhiều xúc động nhưng dư luận Mỹ đă bị đầu độc một cách thiển cận.

    Tại Sài G̣n, tướng Loan đă bắn chết một tên đặc công cộng sản tên Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp. Và dư luận Hoa Kỳ đă xôn xao và điều đó nó có thể góp phần vào khúc rẽ ngoặt làm thay đổi bộ mặt cuộc chiến ở Việt Nam. Phải chăng h́nh ảnh tướng Loan biến cuộc chiến tranh thành một cuộc chiến tàn bạo và dơ bẩn?

    Ngày 1 tháng 2 năm 1968, quân đội Việt Nam Cộng ḥa hộ tống sĩ quan đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Lém (tự Bảy Lốp) trên một con phố Sài G̣n vào đầu cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân. Sau đó không lâu, Tướng Nguyễn Ngọc Loan, chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia, đă hành quyết Bảy Lốp . Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, khi người Việt Nam mừng Tết Nguyên đán, các lực lượng Cộng sản đă đồng loạt mở một đợt các cuộc tấn công bất ngờ trên khắp miền Nam Việt Nam. Nguồn Ảnh AP/Eddie Adams)

    [Dư luận Hoa Kỳ đă xôn xao v́ tướng Loan xử tử tù binh chiến tranh vi phạm công ước Geneva về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh (Third Geneva Convention) mà tất cả các bên tham chiến, trừ MTDTGPMN, đều đă phê chuẩn. Tuy nhân đạo hơn so với trước khi có Công ước nhưng Công ước này chỉ được các bên thực hiện theo thực tế chiến trường và phần nào theo ư thức của cấp chỉ huy cũng như binh sĩ. – DCVOnline.]

    Sau này tác giả bức h́nh hối hận và cho rằng v́ bức h́nh này tướng Loan đă “chết”.
    http://dcvonline.net/2018/03/09/tet-.../#more-1285806

  2. #2
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335
    Bức h́nh Eddy Adams chụp Bảy Lốp bị bắn chỉ có tính cách nghề nghiệp. Nhưng không ngờ nó đă biến thành một đề tài chính trị. Sau này, tác giả bức h́nh đă hối hận và tự nó, điều này đă giải oan cho tướng Loan. Có biện hộ ǵ cho tướng Loan cũng chỉ là phụ thêm vào của một câu chuyện đă xong.

    Sau 50 năm, cách nh́n hẳn cũng đă thay đổi. Mặc dầu sự việc vẫn nguyên vẹn như thế. Vấn đề có lẽ nên đặt trên cơ sở ở trong hay ở ngoài.

    Người Mỹ nh́n bức h́nh – với tư cách người ngoài cuộc – dựa trên một quan tâm về tính cách đạo đức của cuộc chiến, về tính cách tàn bạo với tư cách một người bên ngoài ở xa nửa ṿng trái đất trong một thế giới an b́nh, trật tự, không có bom đạn trong một pḥng ngủ có TV. Họ không đối đầu với hiểm nguy một cách trực tiếp với cái chết gần kề, với mùi xác chết chưa kịp chôn cất. Có nghĩa là, họ không nh́n ra được đằng sau bức h́nh là ǵ?

    Người ngoài cuộc nh́n khác. Người trong cuộc nh́n khác. Và ai là người trong cuộc và ngoài cuộc th́ tùy theo chỗ đứng của họ.

    Robert Elegant viết:

    “Hằng ngày, tại Nam Việt Nam có cả triệu thứ h́nh ảnh đáng được thâu vào ống kính của chuyên viên truyền h́nh. Nhưng các toán truyền h́nh Mỹ chỉ muốn thâu h́nh ảnh nào thật bi thảm. Bản chất nghề của chúng là kiếm tiền, kiếm lời, thứ bản chất của bọn đánh thuê, cho nên chúng không cần để ư rằng việc làm của chúng đă gây nguy hại cho hàng triệu người vô tội ở vùng đất xa xôi này của trái đất. Cho nên, ta không ngạc nhiên khi bọn ấy trắng trợn gạt bỏ những h́nh ảnh người nông dân Việt Nam đang yên ổn cầy ruộng.”
    (Encounter, tháng 8 năm 1981, trang 78. Trích lại trong Phạm Kinh Vinh. Thiên anh hùng ca, trang 174)

    Tuy nhiên, không cần tranh căi về “tính cách” người lính VNCH. Chỉ biết rằng tổng số thương vong về phía quân lực VNCH trong trận chiến tết Mậu Thân tại Đô thành Sài G̣n và tại Huế bao giờ cũng cao gấp 2 lần hay hơn quân đội Mỹ.


    Mồng 3 Tết Mậu Thân (Feb 1, 1968): Cái chết của một gia đ́nh sĩ quan VNCH ở ngoại ô | Những người lính VNCH đứng cạnh xác cuả vị sĩ quan chỉ huy một trai huấn luyện và vợ con của ông sau khi chiếm lại trại huấn luyện khỏi ṿng kiểm siat của Ciệt cộng. Vị chỉ huy, một Đại tá, bị Việt cộng chặt đầu, vợ và 6 người con của ông bị bắn chết bằng súng liên thanh. Trên mặt đất, cạnh xác nguofi vẫn c̣n đô choi và thức ăn của trẻ em, Bên phải là chồng bao cát mà các em đă ẩn náu . Nguồn: AP Saigon 1968.

    Đếm xác chết cho thấy sự hy sinh của người lính VNCH như thế nào.

    Trong khi đó tại sao ngoài Huế, cộng sản cũng đă gây ra một cuộc thảm sát tập thể với gần 5000 nạn nhân. Dự luận truyền thông báo chí không mấy quan tâm và không được nói tới một cách đầy đủ. Giữa một người và gần 5000 người, con số nào là quan trọng, là tiêu biểu cho sự tàn bạo của chiến tranh?

    Có thể cơn lốc truyền thông ở Mỹ gây sốc tâm lư cho quần chúng bằng h́nh ảnh tướng Loan bắn Bảy Lốp cùng với cuộc tấn công của đặc công vào Ṭa Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n ngày 1 tháng 2, 1968 hay mùng 3 Tết Mậu Thân đă làm mờ nhạt sự khủng khiếp của những bản tin và h́nh ảnh do chính phủ Việt Nam Cộng ḥa, Douglas Pike, hay Alje Vennema công bố cuối tháng 2 và sau đó, khi t́m thấy những hố chôn người tập thể ở Huế và quanh thành phố khi quân cộng sản rút lui sau gần một tháng chiếm giữ cố đô.

    Sự im lặng suốt 50 năm nay của những người trong cuộc và những người Huế có dính dáng xa gần đến biến cố này cũng cần được t́m hiểu. V́ cớ ǵ họ im lặng? Họ là người trong cuộc v́ họ đă đồng lơa với những chính phạm phía bên kia để thảm sát đồng bào.

    “Qui tacet consentit”, làm thinh là nh́n nhận, là đồng lơa!

    Có những lúc trong cuộc đời im lặng trở thành một tội lỗi. Một bổn phận tinh thần hay một bắt buộc đạo đức không ai được miễn trừ. V́ thế, tôi không quen với thứ triết lư “buông”. Tôi đang sống và tôi muốn trả lại công đạo cho những nỗi oan, hay nói thẳng ra, tôi muốn đ̣i nợ.

    Trở lại hai h́nh ảnh ở trên là hai tính chất của cuộc chiến Mậu Thân cần được nh́n lại và hoàn cảnh đă xảy ra là tâm điểm của cuộc chiến và ngày hôm nay chúng ta có thể rút ra bài học ǵ từ đó? Người ta đă biết được bao nhiêu sự thật đằng sau bức h́nh của tướng Loan và h́nh ảnh thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế?

    Khi nói về Tết Mậu Thân, người ngoại quốc, như người ngoài cuộc, nghĩ đến h́nh ảnh tướng Loan cầm súng bắn vào đầu một tù binh chính tranh. H́nh ảnh gây xúc động hầu như trên toàn thế giới.

    Nhưng người quốc gia, nhiều người có thói quen nhắc đến tết Mậu Thân là họ nhắc đến Huế nhiều nhất. Huế-Mậu Thân. Tại sao vậy?

    Phần nhiều, người dân thường nh́n h́nh ảnh Huế-Mậu Thân qua những cảnh hố chôn người, tay chân nạn nhân bị trói quặt lại đằng sau nằm trong hố. Hoặc cảnh những người c̣n sống sót khóc lóc, kêu gào cha mẹ, anh em, vợ chồng họ một cách thảm thiết.

    Cũng chẳng khác ǵ khi nh́n h́nh ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường trên màn h́nh trông như một kẻ hung ác, nào phải là một nhà văn hay nhà thơ. Nhiều khi không khỏi so sánh một cách vụng cách Hoàng Phủ Ngọc Tường mới đây “thú tội” nói láo có mặt làm nhân chứng cho tội ác của Mỹ ở Huế, và h́nh của tên “đặc công đền tội” hồi Mậu Thân có cái ǵ giống nhau khó cắt nghĩa.

    Tuy nhiên, xét chung th́ đó đúng là những cảnh thật, người thật, sự việc thật không chối căi được.

    Nhưng người đọc cần hiểu rằng ngôn ngữ h́nh ảnh bao giờ cũng giàu có, ấn tượng đập mạnh vào nhăn quan, đi nhanh vào ḷng người hơn chữ viết. Tuy nhiên, ngôn ngữ h́nh ảnh chỉ có thể chuyên chở được một góc cạnh của đời sống mà không thể là cuộc đời toàn diện. H́nh ảnh thường bất lực trước những góc được che dấu như cái “sân sau” của đời sống. Nó chỉ thể hiện được một nửa sự thật.

    Thí dụ tiêu biểu nhất là h́nh ảnh tướng Loan bắn tên đặc công cộng sản tại mặt trận. Thành phố Sài g̣n lúc đó, chỗ nào cũng là một trận địa trong mọi góc phố với t́nh trạng thành phố được thiết quân luật với những chỉ thị được ban hành rơ ràng.

    Đoàn Thêm ghi ngày 1-2-1968 (3 tháng giêng Mậu Thân): “Hội đồng Nội-Các nhóm họp: chính phủ xác định t́nh trạng chiến tranh tuyên bố ngày 24-6-1965.” (Đoàn Thêm, Ibid., trang 42)

    Cho nên, bắt được một đặc công phá hoại th́ xử bắn tại chỗ.

    Nhưng đằng sau phát súng của tướng Loan “ngoài trận địa” c̣n là tiếng kêu oan của các gia đ́nh trong trại huấn luyện thiết giáp Phù Đổng, G̣ Vấp mà trước đó đă bị bọn đặc công cộng sản giết hại. Bản tin AP cũng đă tường thuật lại và ghi lại h́nh ảnh 8 người gồm các con của trung tá Nguyễn Tuấn bị sát hại cùng với vợ ông. Phần trung tá Tuấn c̣n bị chặt đầu. Hai cảnh tượng trong những ngày đầu Têt Mậu Thân tại Sài G̣n có điều ǵ khác biệt?

    Tiết lộ trong thông điệp của TT Thiệu sau đây cho thấy một cuộc tàn sát dă man, khủng khiếp tại Trại Thiết Giáp Phù Đổng trong những ngày đầu cuộc Tổng cồn kích vào Sài g̣n. Mức độ tàn sát vô cùng dă man không tưởng tượng được.

    “Trong thông điệp của TT. Nguyễn Văn Thiệu đă nói rơ vụ tàn sát tại trại thiết giáp Phù Đổng như sau: “2 Trung tá Thiết-Giáp Sài G̣n và gia đ́nh (mẹ, vợ và 6 con nhỏ) đều bị sát hại, cùng 360 thân nhân binh sĩ. Ngoài ra, 400 thân nhân binh sĩ bị thương.”
    (Đoàn Thêm, Ibid., trang 41, ngày 31-1-1968)

    Số phận tên đặc công th́ đă chết vào tay tướng Loan. C̣n tướng Loan th́ chết dưới tay dư luận Hoa Kỳ qua tấm h́nh do phóng viên Eddi Adams chụp.

    V́ thế, tướng Loan bắn một viên Trung úy Việt Cộng khi đă bị bắt làm tù binh hay xử bắn một tên đặc công cộng sản vừa giết người vô tội?

    Chính v́ thế, người viết bài này, trong sự b́nh an của tâm hồn, ḷng phẳng lặng gạt bỏ mọi ưu phiền, xung động, trong một pḥng làm việc chỉ có sách vở làm bạn và có tiếng nhạc nhẹ, ngồi viết thận trọng từng ư kiến, cân nhắc từng chi tiết nhỏ, nh́n lại trận chiến Mậu Thân từ Sài G̣n ra Huế.

    Phật giáo và Tết Mậu Thân


    Một khu chợ trong Chợ Lớn đổ nát vẫn c̣n cháy âm ỉ sau cioojc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, vào hơn 100 thành phố và thị trấn miền Nam Việt Nam. Nguồn: history.com

    Cường độ Mậu Thân trở nên bi kịch tàn bạo có liên hệ ǵ đến Khối Phật Giáo Ấn Quang ở Sài g̣n và nhất là ở Huế? Thời gian kéo dài 25 ngày kịch chiến vượt xa thời gian của các thành thị miền Nam cũng như miền Trung có liên hệ ǵ đến khối Phật giáo Ấn Quang tại Huế? Các phần tử nằm vùng tại Huế phải chăng chính là hệ lụy của Huế? Một phần khác của bài viết sẽ khai triển vấn nạn này khi tŕnh bày Mậu Thân ở cố đô.

    Người duy nhất – không phải dân Huế – lên tiếng chống lại cuộc Tổng Công kích tết Mậu Thân như một người trong cuộc là Ḥa Thượng Thích Tâm Châu, một nhà sư di cư từ Bắc vào Nam, thuộc khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự, đối lập với Khối Ấn Quang.

    Ngay những ngày đầu của cuộc chiến Mậu Thân tại Đô thành, tức ngày 3 tháng giêng, Mậu Thân. “Thượng tọa Thích Tâm Châu lên tiếng kết án cuộc tấn công của VC.” (Đoàn Thêm – 1968. Việc từng ngày. Chính trị. Quân sự. Kinh tế. Tài Chánh. Văn Hóa. Xă Hội. Quốc Tế. Xuân Thu xuất bản 1969, trang 43.)

    Thượng Tọa Thích Tâm Châu lên tiếng tố cáo, có người cắc cớ hỏi lư do ǵ TT. Trí Quang im lặng? Tại TT. Trí Quang gốc Huế chăng? (Tôi dùng chứ Huế chỉ chung tất cả dân chúng như Quảng Trị, Quảng Nam, Quàng B́nh, Quảng Ngăi vv..)

    Câu trả lời có lẽ không khó.

    Theo tôi, yếu tố vùng miền là cơ bản nhất, quan trọng nhất xác định “anh là ai”?

    Tùy theo yếu tố vùng miền mà có sự khác biệt về nếp sống, quan điểm, ngay cả lập trường chính trị. V́ thế Phật giáo di cư không phải là Phật giáo Huế. Phật giáo Ḥa Hảo, gốc Nam càng khác xa Phật giáo Huế. Cũng thế công giáo Bắc di cư không giống công giáo gốc Nam Kỳ. Đại Việt gốc Bắc không giống Đại Việt gốc Nam. Cộng sản Lê Duẩn gốc Trung “khác rất xa” cộng sản Vơ Văn Kiệt gốc Nam Kỳ. Bắc kỳ-1954 và Bắc Kỳ-1975 hoan toàn dị biệt. Người Tàu-Chợ Lớn gần với người Tàu-Hông Kông, người Tàu-Singapore, người Tàu- Đài Loan hơn là người Tàu-Lục địa.

    Cho nên không lạ ǵ sự khác biệt giữa Phật giáo Ấn Quang và Phật giáo-Việt Nam Quốc Tự đến chia rẽ trở thành thù địch giữa tu sĩ lănh đạo Phật giáo cũng bắt đầu từ khác biệt vùng miền. Phật giáo miền Trung nhiệt thành hơn, năng nổ hơn, cực đoan hơn, nặng tinh thần đấu tranh, lư tưởng hơn, thần tượng các vị sư một cách tuyệt đối, sẵn sàng chết v́ đạo.

    Nhưng cũng chính những yếu tố ấy mà đặt ngược lại th́ sự thể không biết thế nào mà lường. Lư tưởng trở thành bạo lực. Đấu tranh trở thành sắt máu. Và biết bao nhiêu cái tiêu cực của nó trong vụ Mậu Thân.

    “Bạch thư của Ḥa Thượng Tâm Châu”, đề ngày 31-3-1993 tố cáo trực tiếp Phật giáo Ấn Quang tiếp tay cộng sản. Sự tố cáo ấy từ những người đồng đạo, từ những người đă từng có thời đấu tranh cho một Phật giáo Thống nhất. Hiển nhiên, nó không phải là lời tố cáo xuông, vô bằng của những kẻ tỵ hiềm hay sẵn có thành kiến.

    Từ đó thay v́ thống nhất Phật giáo, Phật giáo chia ra hai khối: Khối Việt Nam Quốc Tự và khối Ấn Quang. Khối Việt Nam Quốc Tự ngả về phía Quốc Gia. Khối Ấn Quang ngả về phía bên kia. Sự chia rẽ này không phải tính chất tôn giáo mà là lập trường chính trị và cũng mang nặng tính chất vùng miền.

    Nếu không khai triển tính cách miền một cách sâu xa th́ sự nhận xét hoặc hời hợt hoặc mang tính kỳ thị tôn giáo.

    Điển h́nh là trong cuốn sách của Sa Môn Thích Thiện Hoa, “50 năm chấn hưng Phật giáo”, 1997 có đưa ra danh sách khoảng 22 “Thánh Tử Đạo” trong số hàng trăm người khác. Sắc vùng miền là nét trổi bật.

    Người viết cũng nhận thấy yếu tố vùng miền trổi bật một cách khẳng định.

    Có 20 vị tử đạo, tự thiêu gốc Trung như Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Nha Trang, Phan Thiết. Chỉ có tu sĩ một gốc Bắc, một gốc Nam. Gốc Bắc là TT. Thích Thiện Lai. Và một gốc Bắc nữa là nữ sinh Quách Thị Trang, chết do bị bắn tong cuộc biểu t́nh tại Bùng Binh chợ Bến Thành. Gốc Nam có cô Nhất Chi Mai.

    Trong cách nh́n, phán đoán của chính quyền Sài g̣n trong dịp Tết Mậu Thân, mặc dầu e ngại không dám nói thẳng một cách huỵch tẹt ra, nhưng người đọc qua thông tin của tác giả Đoàn Thêm, có một sự ám chỉ xa gần về sự liên hệ giữa Phật giáo Khối Ấn Quang và cộng sản đang tấn công vào Sài g̣n.

    Theo Đoàn Thêm: “Các tăng ni thuộc chùa Ấn Quang ra thông bạch: Phật giáo không phải là cộng sản hoặc nhóm chính trị nào hết.” (Đoàn Thêm, Ibid., trang 55)

    Thế nhưng, trong một bài viết “Các điểm hẹn” của Phúc Tiến trong cuốn Trui rèn trong lửa đỏ th́ Đại học Vạn Hạnh cũng như Chùa Ấn Quang là ổ nằm vùng của VC như cái sân sau của họ. Tác giả đă nêu ra các cớ sở do cộng sản nằm vùng chi phối là: số 4 Duy Tân, Đại Học xá Minh Mạng, trường Đại Học Vạn Hạnh và chùa Ấn Quang. Chùa này do nhà sư Thích Thiện Hoa (tác giả cuốn 50 năm Chấn hưng Phật giáo ở trên) chủ tŕ. Ông mở cửa chùa cho các sinh hoạt tranh đấu chống chính phủ. Đây là nơi hội họp của các sinh viên tranh đấu, là nơi xuất phát những cuộc xuống đường, phản đối chính quyền. Và dĩ nhiên cộng sản đă cài đặt vào bên trong các tố chức cách mạng. Nơi đây, nó như là những pháo đài bất khả xâm phạm. (“Trui rèn trong lửa đỏ”, Tập kư sự truyền thông Thành Đoàn, nxb Văn Nghệ TP HCM, trang 57-93)

    Cũng theo Đoàn Thêm, điểm xuất phát cuộc Tổng Tấn công của cộng sản trong dịp Mậu Thân xuất phát từ Dầu Tiếng, Thủ Đầu Một và điểm hẹn cuối cùng là Chùa Ấn Quang. Đoàn Thêm:

    “Theo tài liệu do Cảnh sát bắt được, th́ Bộ chỉ huy Việt Cộng tấn công Chợ Lớn tại Nhị T́ Quảng Đông, và lực lượng VC đi từ Dầu Tiếng về phía Phú Định Chợ Lớn, và tiến đến mục tiêu chót là chùa Ấn Quang.”
    (Đoàn Thêm, Ibid., trang 56)

    Không thấy TGM Nguyễn Văn B́nh hay Phật giáo Ḥa Hảo, Cao Đài lên tiếng thanh minh, thanh nga ǵ cả. Chỉ thấy TT. Thiệu, “tiếp tục cuộc thăm ḍ ư kiến các giới: Hôm nay tiếp phái đoàn Hội Thánh Cao Đài.” (Đoàn Thêm, trang 62)

    Cũng theo Đoàn Thêm ghi thêm: “Có tin Thượng Tọa Thích Trí Quang, cựu Tổng trưởng Âu Trường Thanh và luật sư Trương Đ́nh Du được tạm giữ để bảo vệ an ninh. (Đoàn Thêm, Ibid., trang 68)

    Đoàn Thêm viết lơ lửng như trên có thể v́ những húy kỵ tôn giáo mà không mấy người có đủ can đảm nói thẳng, viết thẳng ra.

    Và chính ở cái thái độ húy kỵ, sợ đụng chạm đến tôn giáo mà có một số tu sĩ cả áo đen lẫn áo nâu đă lợi dụng cái áo như một sự “miễn nhiễm”, bất khả xâm phạm!Mà thật sự chỉ là một giai đoạn ấu trĩ tôn giáo trong một xứ sở c̣n chậm tiến, để cái thần quyền dẫm đạp lên thế quyền.


    Nguyễn Văn Lục

    © 2018 DCVOnline

    http://www.dcvonline.net/2018/03/09/...ai-gon-ra-hue/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 18-11-2013, 12:41 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2013, 06:54 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 18-05-2012, 09:01 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 20-04-2012, 02:56 PM
  5. Nghệ Thuật Tạo H́nh Từ Gỗ Rừng By Vũ Tiến Thuỷ
    By Camlydalat in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 03-06-2011, 08:14 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •