Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 17 of 17

Thread: Tuổi trẻ Việt Nam nghĩ gì ?

  1. #11
    tran truong
    Khách

    Thường Đức : mồ chôn nước Việt !!

    Thiếu Tá Ngô Tùng Châu (Tiểu Đoàn Trưởng) bảo Quư:

    - Nếu thấy không được th́ bảo Quang rút về, đừng hy sinh nhiều, ta sẽ t́m cách khác.

    Nhưng Quang không nghe lệnh (hoặc không thể nghe lệnh!). Hai Trung Đội đột kích của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù đă gặp sự kháng cự phản công quá mănh liệt, quân số địch rất đông.
    Từ đỉnh cao, khe núi, và các địa đạo trong rừng cây ùa ra như đàn ong vỡ tổ! Lính Nhảy Dù ria bắn không nghỉ tay. Trước khi gần hết đạn, Quang gọi Thiếu Tá Quư phải kêu Pháo Binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu thí quân, quyết liều sống chết với quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).

    T/U Quang đă tập trung đạn của các binh sĩ bị thương, bảo họ rút, c̣n Quang ở lại bắn tới hết đạn và anh dũng hy sinh trên mục tiêu D. Đáng phục thay một Sĩ-Quan can trường, biết hy sinh bảo vệ thuộc cấp và làm tṛn bổn phận với núi sông.

    Các đạn pháo CVT đă sát hại 10 phần địch và 3 phần quân bạn. Xác địch và ta nằm ngổn ngang trên đỉnh đồi 1062. Trung Đội của Thiếu Úy Quang có 15 chiến sỉ anh dũng hy sinh.
    Đại Đội 14 của Trung Úy Vệ bị kẹt cứng ở yên ngựa nhỏ hẹp giữa mục tiêu C và mục tiêu D, hỏa lực Việt Cộng phủ kín từ D và 1062. Đại Đội 14 tổn thất mỗi lúc một nhiều mà không tiến được bước nào. Pháo Binh Dù được sử dụng tối đa nhưng địa thế núi cao cây rậm , Pháo Binh phải bắn góc độ cao mới "gõ" vào 1062 được, nhưng với độ chính xác thật ít.

    Thiếu Tá Quư lại dùng kế cũ, dương đông kích tây, đẩy Đại Đội 11 về Tây để tấn công 1062 từ chính Nam nhằm giải tỏa áp lực Đại Đội 14 như trường hợp đánh mục tiêu C.
    Nhưng lần này sự việc không như lần trước, Đại Đội 11 vừa mới đến triền núi phía Nam của 1062 th́ địch dùng súng cối 82 ly từ góc đồi phía Tây bắn một cách dữ dội, Đại Đội 11 bị hy sinh một tiền sát viên và 4 binh sĩ , chưa kể một số bị thương.

    Rạng sáng, sau khi sử dụng Pháo Binh và súng cối 81 ly tối đa tối đa, Đại Đội 11 dàn 3 trung đội tấn công 1062 từ chính Nam. Hai bên quần thảo gần 6 tiếng đồng hồ, cuối cùng Đại Đội 11 chiếm được đỉnh 1062. Nhưng chưa đầy 10 phút, quân Bắc Việt đă từ D1 và D2 đồng loạt khai hỏa bằng đủ loại vũ khí phủ trùm 1062. May nhờ hệ thống giao thông hào của địch để lại nên cũng giảm bớt phần nào tổn thất.

    Thượng liên Cộng quân bắn liên hồi từ nhiều vị trí, và nhất là đạn súng cối 61 ly của địch. Ngay đợt pháo đầu Thiếu Úy Huệ đă bị thương. Đỉnh 1062 trước đó đă bị phi pháo quần nát từ rậm rạp nay chỉ c̣n lại một đồi trọc với đất cát vàng , cày xới tung tóe. Đại Đội 11 không chịu nổi phải rút về triền núi phía Nam, Huệ kéo xuống được , c̣n xác Thiếu Úy Quang bị cháy đen..

    Tổn thất Đại Đội 11: Thiếu Úy Quang và 15 binh sĩ hy sinh. Ba mươi bảy bị thương trong đó có hai Sỉ Quan Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Huệ và Thiếu Úy Quách An.

    Trong khi đó Đại Đội 14 cũng cố gắng xuyên thủng chốt địch trong hốc đá ở yên ngựa để lên 1062 bắt tay với Đại Đội 11, nhưng mọi dự tính không thành.
    Trung Úy Vệ bị thương, Trung Úy Bằng, Đại Đội Phó Đại Đội 11 qua thay, hai ngày sau cũng bị tử thương v́ lựu đạn địch. Eo yên ngựa giống như một khúc xương kẹt ngay cổ họng, thật khó nuốt vô cùng.

    Riêng Đại Đội 12 của Trung Úy Thọ và Đại Đội 15 của Đại Úy Lộc đi với Thiếu Tá Ngô Tùng Châu vẫn lục soát và làm thành phần trừ bị ở Đông Lâm. Trung Úy Thọ bị thương do pháo kích, Trung Úy Khánh (Truyền Tin) ra thay cũng bị tử thương. Vài hôm sau, Tiểu Đoàn 8 của Thiếu Tá Vân vào thay. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù rút về Hà Nha dưỡng quân và bổ sung quân số.

    Theo kế hoạch, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù được điều động lên thay thế Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù để tiếp tục đánh chiếm 1062. Cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn khi Tiểu Đoàn 8 bỏ Hà Nha, chuyển lên núi để thay thế cho đơn vị bạn tấn công địch quân trên các cao điểm.

    Địch vào trận với lợi thế trên sân nhà, họ lợi dụng tối đa địa thế, địa h́nh. Khi quân ta vừa băng qua một trảng trống , th́ bị địch nghênh cản rất mạnh mẽ, nếu nh́n chung quanh có những tảng đá lớn chênh vênh trên sườn núi th́ đừng có dại dột chạy vào ẩn nấp, sau lưng tảng đá là một băi ḿn gài sẵn. Địch từ vị trí thuận lợi trên cao nh́n xuống thấy rơ từng người lính đang hút thuốc, đang nấu nướng, địch dùng súng cối 61 ly bắn vào quân ta.

    Khi TĐ8ND lên thay thế TĐ1ND để tiến chiếm cao điểm 1062, sức lực của đơn vị cũng đă sứt mẻ phần nào, c̣n lại bao nhiêu sinh lực ta dồn vào cú chót, được ăn cả ngả về không.
    Đỉnh 1062 là một nấm mộ tập thể khổng lồ, chôn không biết bao nhiêu sinh mạng của cả hai bên. Mỗi khi quân ta vừa chiếm được 1062, th́ lập tức địch dội pháo, điên cuồng xông lên quyết chiếm lại cho bằng được. Cả hai bên mất đi dành lại đỉnh 1062 nhiều lần, cứ như hai gă thanh niên cùng tranh dành một cô gái thơm như múi mít, bên nào cũng đ̣i quyền sở hữu em gái, không ai chịu nhường ai.

    Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Quang Vân, cho Đại Đội 84 của Minh và 83 của Hiệu làm 2 mũi dùi tấn công sườn phải phía Đông 1062.
    Chờ phi pháo dập nát đỉnh đồi, rồi trời vừa chợp sáng , Thiếu Tá Vân dẫn Đại Đội 81 của Đại Úy Vơ Thế Hùng và Đại Đội 82 của Trung Úy Đỗ Việt Hùng (Hùng ốm), xuất phát từ chân đèo Thường Đức leo lên dọc theo đường đỉnh về hướng Bắc, mục tiêu là đồi 1062.

    Các binh sĩ Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù leo dốc đứng (độ nghiêng 70 độ) đồng loạt tiến về mục tiêu.
    Đứng trên 1062, ta thấy có 5 đỉnh nhỏ nằm gần nhau, làm thành h́nh tṛn theo thế liên hoàn; mặt hướng về Tỉnh Lộ 4 th́ dốc thẳng đứng, rất khó leo.

    Cộng quân thường dùng giàn thung , ném một lần hàng chục quả lựu đạn xuống , mỗi khi quân ta tấn công vào mặt này. C̣n các hướng khác th́ có 4 đỉnh nhỏ che chở , nên 1062 quả là một địa thế dễ thủ khó công.

    Từ Tỉnh Lộ 4 muốn leo lên 1062 phải qua những đỉnh nhỏ 126, 383, xuyên qua những yên ngựa chập chùng như sóng gợn.
    Hai Đại Đội 83 và 84 do Thiếu Tá Trần Toán chỉ huy đi băng qua khu vực Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù , tới mục tiêu C của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, bọc ṿng lên đỉnh cao bên dăy Sơn Gà để từ mục tiêu C băng qua yên ngựa đánh lên 1062.

    Đại đội 81 của Đại Úy Hùng và 82 của Trung Úy Hùng ốm lợi dụng đêm tối , ḅ lên đánh vào sườn dốc đứng (v́ mặt này địch chỉ pḥng thủ hời hợt ) chúng cho là ta không thể nào dám vào hướng nầy, v́ sẽ làm mồi cho lựu đạn.

    Ba giờ khuya xuất phát tấn công, sau khi cho phi pháo dập nát đỉnh đồi, Hiệu, Minh, và Hùng dẫn đầu các cánh quân trèo lên ngọn 1062, Đại Đội 82 của Trung Úy Hùng "ốm" làm thành phần trừ bị.
    Đoạn đường gai góc hiểm trở, những binh sĩ Dù dùng kế dương đông kích tây, lợi dụng địch đang phân tán vì bị phi pháo dập liên tục, Hùng, Minh, và Hiệu chia từng tổ 3 người , ḅ lên đỉnh núi, diệt từng chốt nhỏ, rồi leo lên.

    Đây là những giây phút đùa với tử thần, mà cái chết đến với họ bất cứ lúc nào. Nếu một trái lựu đạn của địch thả trúng, hay bị trượt chân xuống, họ có thể chết tan xác.
    Trèo lên vách đá dựng đứng, cao hàng trăm thước, trước khi tới miệng hầm, họ dùng lựu đạn tiêu diệt các chốt địch.

    Những người binh sĩ Nhảy Dù gan dạ, anh hùng của các Đại Đội 81,82, 83, và 84 nầy đă phải tránh được từ 5 đến hàng chục quả lựu đạn do địch từ trên cao ném xuống. Muốn sống, muốn chiếm được đồi 1062, họ phải vừa quan sát, vừa trèo, và vừa tránh né, làm sao để những trái lựu đạn đừng nổ trên nón sắt hay nổ ở lưng chừng núi.

    Không phải ai cũng được b́nh an lên tới đỉnh núi. Một quả lựu đạn đă rơi trúng nơi trú ẩn của Thiếu Úy Đoàn Tấn và Chuẩn Úy Đến thuộc Đại Đội 81 khiến hai anh thương vong.
    Lúc quả lựu đạn vừa rơi tới, Thiếu Úy Tấn định nhào lại , lấy thân ḿnh che cho đồng đội, nhưng không kịp nữa. Quả lựu đạn đă tung nổ, khiến hai người bị trúng nhiều mảnh vào chỗ hiểm. Riêng Trung Úy Thạch và Thiếu Úy Hà Mai Trường, thuộc Đại Đội 84 của Minh, v́ hăng hái leo lên nên cũng bị thương.

    "Cái giá" để chiếm được đồi 1062 thực sự là một cái giá rất cao, cao nhất của chiến trận mà các chiến sĩ Dù đă gặp phải từ trước tới nay. Năm tiểu đoàn Dù bị tổn thất nặng, nặng nhất là Tiểu Đoàn 3 của Thiếu Tá Vơ Thanh Đồng, quân số hao hụt gần 50 phần trăm.

    Đại Úy Hiệu dẫn đại đội 83 xuyên qua Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, tiến về mục tiêu C , thay thế Đại Đội 11 của Đại Úy Trần Văn Thể. Thể bảo Hiệu:

    - Sư Đoàn Điện Biên 304 đó, phải cẩn thận v́ địch có lợi thế cao và hầm hố kiên cố.

    Trên trục tiến quân có rất nhiều chướng ngại vật, cây cối um tùm, và địch đă gài nhiều ḿn bẫy. Cộng quân dùng giàn ná phóng hàng chục quả lựu đạn xuống thật nguy hiểm vô cùng.
    Địch cũng bắn trực xạ bằng đại bác hoặc sơn pháo, v́ thế các Đại Đội 81 (cánh trái), Đại Đội 84 (cánh phải), cùng Đại Đội 83 đă thử đột kích đêm nhưng không kết quả.

    Địch chỉ ngồi trên cao đạp những tảng đá và liệng lựu đạn chày xuống , làm những chốt đóng gần bị thương hằng ngày.
    Quân số các đại đội cứ hao hụt dần. Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân thường gọi máy đốc thúc nhưng v́ địa thế quá hiểm trở nên các đại đội cứ dậm chân tại chỗ.

    Sang ngày thứ 4 , sau ngày thay Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, v́ không thể theo đường đỉnh yên ngựa tấn công, nên lợi dụng ban ngày địch không chú ư, Đại Úy Hiệu dẫn quân tiến theo đường thông thủy giữa 2 đỉnh 1062 và đồi Không Tên ở phía Nam 1062. Khi tiền quân Đại Đội 83 tiến c̣n cách 1062 khoảng 50 thước th́ địch nghe động , nhưng không phát giác là có nguyên đại đội.

    Cộng quân bắn dọa (v́ không ngờ quân ta dám leo dốc cao) xuống thung lũng với thượng liên, B-40, nhưng vô hiệu , nhờ các tảng đá lớn 2 bên sườn núi che chở, và đồng thời các Đại Đội 81, Đại Đội 84 bắn yểm trợ , khiến địch phải phân tán mỏng để pḥng thủ.

    Vị trí đóng quân giữa TĐ8ND và địch quân chỉ cách nhau khoảng 50m, đôi bên giữ thế cài răng lược , gờm nhau đă suốt 2 tuần lể, chờ cho đối phương sơ hở là thịt ngay. Tinh thần mọi người luôn căng thẳng, chỉ sơ suất một giây lát là vong mạng.

    Lúc 8.30 tối, Cộng quân từ cao điểm hai ngọn đồi 1062 bất thần tấn công xuống 2 mặt, các chiến sĩ Nhảy Dù phản công quyết liệt, và gọi Pháo Binh tác xạ cận pḥng dội ngay lên đầu địch.
    Quân CS thấy Nhảy Dù chống trả quyết liệt và pháo binh tác xạ dữ dội nên chúng rút lui.

    Sáng hôm sau , địch quân tấn công ban ngày, v́ biết Nhảy Dù ở sát nách, chúng cần phải bứng gốc , mới mong giữ được 1062. Các Đại Đội 81,83 và 84 cho các chốt bung rộng ra và bám sát tuyến địch. Tất cả các tuyến đều chạm địch. Trung Úy Vũ Đức Tiềm, một Trung Đội Trưởng bị tử thương. Đại Úy Đồng Văn Minh và Trung Úy Hà Mai Trường bị thương nặng phải di tản.

    Gần 1 tháng quần thảo Ta và địch đều bị tổn thất nặng quanh đỉnh 1062. Chiếm xong lại mất, mất rồi th́ chiếm lại bằng mọi giá. Ngày 19/9/1974 LĐ1ND quyết định tấn chiếm đỉnh đồi 1062, ra lịnh cho các đơn vị lui lại 200m để phi cơ và pháo binh tác xạ liên tục từ 6:00 đến 7:30 , cho địch quân không ngóc đầu nổi.

    Sau đó tất cả đơn vị xung kích Nhảy Dù xung phong tràn lên mục tiêu. Một số lớn cộng quân run rẩy qùy lạy đầu hàng. Họ được đối xử tử tế, băng bó vết thương, cho ăn uống và thuốc hút. Họ nói “chúng tôi nghe tuyên truyền rằng lính Dù các anh ác ôn hung dữ lắm, sao hôm nay các Anh đối xử tốt với chúng tôi quá vậy?”

    Sau đó TĐ8ND bung rộng ra lục soát quanh đỉnh đồi , t́m thấy trên 300 xác giặc , bắt sống thêm 7 tù binh , tịch thu gần 200 khẩu súng đủ loại… Sau khi thu dọn chiến trường, TĐ8ND phối trí các đơn vị chiếm giữ các cao điểm và cho binh sĩ bố pḥng , chuẩn bị địch quân tấn công trả đũa. Nhờ vào địa thế cộng quân làm sẵn các công sự , nên các chiến sỉ Dù cũng đở phải vất vả.

    Khoảng 2.00 giờ chiều, địch quân bắt đầu pháo tập dữ dội vào 1062 cho đến chiều tối, sau đó tung 3 Trung Đoàn 29, 24 và 66 của SĐ Điện Biên, đơn vị thiện chiến số một của Tướng Giáp, tăng cường Trung Đoàn 31 thuộc SĐ2 CSBV quyết tâm tràn ngập và chiếm lại cứ điểm 1062, khắp các tiền đồn đều chạm địch.

    Đến 1:00 giờ đêm ngày 20/9, Cộng quân ào ạt tấn công vào 1062. Nhờ chuẩn bị trước, TĐ8ND gọi pháo binh tác xạ vào các điểm hỏa tập tiên liệu cận pḥng nên các chiến sỉ Tiểu Đoàn 8 vẫn giữ vững pḥng tuyến.
    Đến 4 giờ chiều, Trung Đoàn Sông Hồng tung thêm lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến. Vào giờ nầy, lực lượng địch bu quanh 1062 dầy đặc như ruồi bu quanh viên kẹo.

    Lữ Đoàn 1ND ra lịnh TĐ8ND lui binh về sau khoảng 200 thuớc, dùng phi pháo tiêu diệt địch quân đang bao quanh đỉnh 1062 đông như kiến.
    Sau các phi vụ oanh kích của Không Quân VNCH, TĐ8ND trở lại tấn kích tái chiếm ngọn đồi chiến lược nầy, đồng thời tung thêm các đơn vị Đa Năng và Trinh sát xâm nhập sâu vào các hốc đá, khe núi chỉ điểm các vị trí đặt pháo của địch , nên pháo binh và không quân phản pháo chính xác tiêu diệt được Bộ chỉ huy Trung Đoàn Sông Hồng đầu não của VC tại phía Đông Bắc của đồi 1062 khiến địch quân phải tháo lui, bỏ lại chiến trường trên 200 xác chết, nhiều súng cộng đồng và cá nhân, bắt sống 40 tù binh thuộc Trung Đoàn Sông Hồng.

    Ngày 2/10/1974 quân CSBV dự định thêm một lần nữa tấn công biển người để tái chiếm căn cứ 1062 nhưng bị Không quân VNCH và pháo binh ND yểm trợ hoả tập kịp thời và chính xác vào các ngọn đồi 383 và 126 gây tổn thất cho địch trên 250 nhân mạng.

    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tham chiến :

    Sau đó, áp dụng chiến thuật xa luân chiến, Tiểu Đoàn 3 ND do Trung Tá Vơ Thanh Đồng (Tiểu Đoàn Trưởng) và Thiếu Tá Trương Văn Vân (Tiểu Đoàn Phó), được lệnh vào thay Tiểu Đoàn 8.
    Vừa ở đồi 1062 khoảng một vài ngày th́ Tiểu Đoàn 3 ND bị địch trở lại phản công ào ạt. Phía Bắc Việt định tái chiếm đồi nầy bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung. Một số sơn pháo của họ bắn trực xạ từ sườn núi đối diện.

    Ngày 29/10/1974, chiều hôm đó trận địa im tiếng súng, t́nh h́nh các nơi yên tĩnh, nhưng binh sĩ canh gác tiền đồn thấy nhiều lá cây di động trông rất khả nghi.
    Thiếu Tá Vân ra lịnh cho các đơn vị trực thuộc báo động đề cao cảnh giác, kiểm soát các tuyến pḥng thủ, gài ḿn Claymore và canh gác cẩn thận, sẵn sàng tư thế đề pḥng địch tấn công bất ngờ.

    Bỗng súng nổ liên hồi ở khu vực của Đại Đội 31 của Đ/U Ngụy Văn Đàng. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đứng trên đỉnh 1062 theo dơi chăm chú trận đánh. Cối 75 ly và sơn pháo của địch từ những cao độ phía Tây Bắc bắn từng nhịp 4 trái , và bộ đội Bắc Việt từ hướng đó đồng loạt tiến vào.

    color=red]Cộng quân dùng chiến thuật biển người, chẳng điều động, ẩn núp ǵ cả. Lính Nhảy Dù đồng đứng dậy khỏi giao thông hào bắn trả mănh liệt. Súng bắn không cần nhắm, lựu đạn ném không cần lấy đà. Hàng hàng lớp lớp cộng quân rơi rụng.[/color]

    Cuộc tấn công kéo dài nhiều đợt. Bộ đội Bắc Việt đồng loạt tấn công vào tuyến pḥng thủ của Đại Đội 31 đang đóng tiền đồn tại đỉnh yên ngựa 1062 và ngọn đồi không tên.
    Hằng trăm lính của Sư Đoàn Điện Biên cùng ào lên 1062 một lượt. Họ giành giật trên mảnh đất cằn cỗi, tan hoang để t́m kiếm thức ăn. Họ t́m những bịch gạo sấy, thịt hộp, C Ration, cuối đường của giải phóng "Mỹ ngụy" là sự tranh giành những hộp thịt được làm tại Mỹ!


    Còn tiếp ....

  2. #12
    tran truong
    Khách

    Thường Đức : mồ chôn nước Việt !!

    Thiếu Tá Vân nghe tiếng Đ/U Đàng hét trong máy xin pháo binh và phi cơ bắn lên đỉnh đồi, v́ địch đă tràn ngập! Hai bên phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, nhưng địch nhiều quá, cứ liều chết nhào tới tấn công.

    Đ/U Đàng và anh em trong đại đội cầm cự, xông xáo, tả xung hữu đột, người nào trên ḿnh cũng bị nhiều vết thương, áo ướt đầy máu. Đàng nguyên là sĩ quan cận vệ của Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.

    BCH Tiểu đoàn gọi 3 phi tuần khu trục dội bom Napalm xuống đốt cháy sườn đồi. Sau đó, từng đợt pháo binh bắn hỏa tập trợ chiến. Sau khi pháo dứt, những cán binh Bắc Việt lại tràn lên thấy Đàng bị thương nặng c̣n ngất ngư v́ trúng nhiều mảnh, anh dùng hơi tàn rút súng định tự sát, th́ người anh bị đạn ghim như lông nhím. Đàng ngồi chết trân mà đôi mắt hăy c̣n trợn trừng không khuất phục.

    Đại Đội 34 của Trung Úy Vơ Thiện Thư, lên tiếp ứng th́ gặp địch tràn tới đánh tơi bời thật hung hiểm vô cùng! Địch hô: "Hàng sống chống chết," nhưng Thư cứ hăng máu lấy M16 quạt và kêu pháo binh bắn đạn nổ chụp lên đầu để cùng chết chung với 5 phần địch 1 phần bạn.

    Một ḿnh Tiểu Đoàn 3 ND mà phải cầm cự với cả trung đoàn của Sư Đoàn 304, địch cho các đơn vị thay phiên tấn công gần một ngày. Các sĩ quan dũng mănh của Tiểu Đoàn 3 ND như Trung Úy Vơ Thiện Thư, Thiếu Úy Tô Văn Nhị đă gọi pháo binh bắn lên đầu để cùng chết chung với hằng trăm xác địch.
    Do áp lực địch quá mạnh, lực lượng pḥng thủ 1062 của Nhảy Dù phải rút khỏi cứ điểm nầy (2 ĐĐ 31ND, ĐĐT là Đ/U Ngụy Văn Đàng và 34ND, ĐĐT là Trung Úy Vơ Thiện Thư cùng 7 Sỉ Quan Trung Đội Trưởng và trên 140 HSQ&BS bị hy sinh v́ pháo địch ).
    Mặc dù có những công sự do Cộng quân đă chuẩn bị các "lô cốt" bằng những khúc cây kiên cố, tuy nhiên địch quân quá đông, phía Nhảy Dù rút lui để cho dụ địch tập trung vào đỉnh 1062, sau đó dùng "hỏa công" đốt cháy toàn khu ác liệt nầy bằng bom Napalm và bằng các viên đạn lửa bắn vào băi lau sậy.

    Ngày 1/11/1974, CSBV tái chiếm đỉnh đồi 1062. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được lịnh vào vùng tiếp ứng cho TĐ3ND. Tiểu Đoàn 9 dàn quân thành hai mũi ĐĐ93 của Đ/U Đinh Văn Tường và ĐĐ 92 của Trung Úy Nhơn tấn công từ trên cao đánh xuống. Trong lúc đó, bên sườn dốc đứng phía dưới, Trung Tá Nhỏ cùng Đại Úy Trần Ngọc Chỉ bày trận thế nghi binh để cho địch quân tưởng là ta tấn công mặt nầy.

    Địch quân dùng giàn thung bắn thư rơi khiêu chiến “ Thách ngụy Dù lên đánh”.
    V́ biết địch quân lợi dụng hầm hố kiên cố trên đỉnh 1062, pháo binh của ta không làm ǵ được, Đại Úy Tường cho phóng lựu đạn cay lên buộc địch quân phải chui ra khỏi hầm , sau đó gọi phi pháo thả bom Napalm hỏa thiêu đỉnh đồi 1062 đồng thời xua quân bao vây nguồn tiếp tế và nước. khiến địch quân chịu không nổi phải bỏ chạy.

    Ta và địch giằng co đỉnh đồi nầy nhiều lần, quân số đôi bên đều bị tiêu hao nhiều. Trung Úy Nhơn bị thương cả hai chân v́ đạp phải ḿn hơi.
    Ngày 8/11/1974 lực lượng Nhảy Dù phản công tái chiếm lại 1062 và lập tuyến pḥng thủ quanh sườn núi.
    Dẹp tan các chốt lẻ tẻ cuả địch và thu nhặt xác các quân nhân Nhảy Dù bị tử trận trong thời gian trước đó. Nhờ thời tiết giá lạnh nên các xác không bị hư hủy..

    Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù sau hai tuần nghỉ ngơi và chỉnh trang lại , được đưa vào vùng phía Bắc của 1062, Thiếu Tá Phú (biệt hiệu Phú "đen") sử dụng tối đa các phi tuần A-37 oanh kích tối đa mục tiêu và áp dụng chiến thuật đánh địch bất ngờ và kín đáo bằng cách tung hai Đại Đội 11 & 15 , dựa theo đường thông thủy , tiến ṿng lên phía Bắc thay v́ đi theo yên ngựa , rồi bất thần quay lại tấn công chớp nhoáng vào D1 và D2.

    V́ hướng tấn công ngoài sự tiên liệu, Bắc quân chỉ chú trọng pḥng thủ hướng về 1062, nên chỉ tới trưa là Đại Đội 15 thanh toán xong D1 và Đại Đội 11 chiếm xong D2 với tổn thất nhẹ, Đại Đội 15 bắt sống 2 tù binh, tịch thu 2 thượng liên, và một số súng cá nhân. Đại Đội 11 thu được 1 súng cối 61 ly và một số súng cá nhân.

    Sau đó Bắc quân tháo lui v́ chịu không nổi phi pháo của Việt Nam Cộng Ḥa , ngày đêm dập vào các điểm trú quân của họ. Bộ chỉ huy cộng quân thấy khó giữ 1062, nên ra lệnh rút lui trong đêm tối, rồi bọc qua sông Vu Gia, đánh bất ngờ vào Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù đóng gần Hà Nha.
    Thiếu Tá Trần Công Hạnh tân Tiểu Đoàn Trưởng, cùng Tiểu Đoàn trừ đóng ở làng Hà Nha 1. C̣n Thiếu Tá Nguyễn Văn Phương (Tiểu Đoàn Phó), chỉ huy 2 đại đội ở bên kia sông, phải tả xung hữu đột mới phá được ṿng vây.

    Sáng hôm sau, Thiếu Tá Phương cho các Đại Đội tung ra lục soát, Chuẩn Úy Tạ Thái Bảo dẫn Trung Đội tiến chiếm vị trí chốt mà địch đă đặt thượng liên bắn vào Tiểu Đoàn 2.
    Vừa báo cáo chiếm chốt xong th́ nghe tiếng "Ầm," tiếp theo là bụi cát bay mù nơi anh vừa chiếm. Chuẩn Úy Bảo hy sinh bởi quả đạn pháo kích từ đỉnh đồi cao , gần chân đèo Thường Đức.

    Thiếu Tá Phương phái Thiếu Úy Tăng Thành-Lân chỉ huy trung đội chiếm lại chốt trên đồi nhỏ đó. Lân gọi pháo binh bắn nát rồi dẫn quân xung phong tiêu diệt toàn bộ địch trên cao địa nầy. Anh chuẩn bị lại hầm hố cẩn thận đề pḥng địch phản công.
    Nhưng khoảng 20 phút sau, địch lại bắn sơn pháo ngay đồi và Thiếu Úy Lân cũng bị hy sinh. Thiếu Tá Phương lập tức kêu phi pháo đánh vào điểm đặt súng của địch, hai bên giằng co nhưng không ai đến vùng tử địa đó nữa.

    Vài hôm sau, khi Tiểu Đoàn 2 được lệnh chiếm đỉnh 126 để bảo vệ đèo Thường Đức và gặp sự kháng cự mạnh mẽ của Bắc quân đang bám trụ tại đây. Sau nhiều đợt xung phong của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2, địch đành phải rút chạy bỏ lại hàng chục vũ khí đủ loại.
    Phía bên Nhảy Dù cũng bị hy sinh ba sĩ quan tài giỏi là Trung Úy Thịnh, Thiếu Úy Trần Đại Thanh, và Thiếu Úy Lê Hải Bằng. Sau đó Thiếu Tá Trần Công Hạnh lên làm Tiểu đoàn trưởng thực thụ và bạn cùng khóa 20 là Trần Tấn Ḥa về làm Tiểu Đoàn Phó.

    Tiểu Đoàn 7 ND do Thiếu Tá Nguyễn Lô (Tiểu Đoàn Trưởng), và Thiếu Tá Nguyễn Văn Quư, từ Tiểu Đoàn 1 trở về, làm Tiểu Đoàn Phó, được lệnh nửa đêm cấp tốc tiến đánh suối Ba Khe.
    Các chiến sĩ Nhảy Dù dùng chiến thuật dương Đông kích Tây , cho chủ lực đánh bọc phía sau lưng khiến địch rối loạn hàng ngũ, rút chạy chém vè, để lại hơn 200 vũ khí đủ loại, hậu cần bị phá hủy, và toàn bộ tiểu đoàn bị tiêu diệt.

    Đại Úy Tú Trinh, người hùng diệt tăng ở Quảng Trị, đă bị thương trong trận này. Trước đó , Nguyễn Lô đă đứng trên đỉnh Đông Lâm thuộc dăy Sơn Gà tuyên bố nhất định chiến thắng để mừng Tết và anh đă thực hiện lời nói một cách quá xuất sắc. Tiểu Đoàn 11 ND tiến lên đỉnh 1062 thay cho Tiểu Đoàn 9 rút về Non Nước dưỡng quân và tái trang bị.

    Đến cuối năm 1974 th́ Sư Đoàn Nhảy Dù rút quân về quận Đại Lộc nghĩ ngơi, bổ sung thiệt hại và chuẩn bị cho chiến dịch kế tiếp, chỉ để lại Tiểu Đoàn 1 và 7 Dù đóng ở khu vực Đồi 52 và núi Đông Lâm cách Đồi 1062 khoảng 4 km về phía đông, thường xuyên đưa các toán tuần tiểu vào khu vực Đồi 1062 và sử dụng hỏa lực pháo binh để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân.
    Kể từ đây,t́nh h́nh quân sự tại cả hai phía Nam và Bắc đèo Hải Vân hoàn toàn yên tỉnh cho đến khi SĐND bắt đầu rút quân khỏi Quân Khu I khoảng trung tuần tháng 3/1975.

    Tổng Kết tổn thất trong 3 tháng giao tranh :

    Từ khi khởi đầu chiến dịch Thường Đức vào ngày 15 tháng 8 liên tục trong ba tháng chiến đấu ác liệt quanh khu vực đồi 1062, các đơn vị Nhảy Dù đă bị thiệt hại đến 50 phần trăm quân số, với gần 500 chết và 2,000 bị thương. Sư Đoàn Nhảy Dù sử dụng luân phiên tổng cộng 7 Tiểu Đoàn trong chiến dịch này, và đến giữa tháng 11 có đến 6 tiểu đoàn hoạt động trong khu vực Đồi 1062.

    Ba trung đoàn CSBV (24, 29, 66) gần như bị xóa tên với 2,000 bộ đội chết và 5,000 bị thương. Cả hai bên đều kiệt sức sau một chiến dịch đẫm máu ..

    Nhảy Dù : 500 chiến sỉ hy sinh 2000 bị thương.

    Cộng Sản Bắc Việt : 2000 chết, 5000 bị thương ( tài liệu :Col.William E. Le Gro trong VietNam from Cease Fire to Capitulation )

    Tài liệu tham khảo:
    - Đời Chiến Binh của Trương Dưởng xuất bản tại California ngày 15/5/1999
    - Chiến Tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương Làng Văn Canada xuất bản 2001
    - Bạo Lực Cách Mạng Và Chiến Dịch Đột Kích Chiến Lược Năm 1974 của Mê Kông trên trang nhà vietnam.ictglobal.ne t
    - Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.
    Đại Úy Vơ Trung Tín
    Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
    Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933

    Sưu tầm (Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu VNCH)

    .................... .......

    Ngày mai , xin quí vị cùng các anh các chị xem tường thuật của phía bên kia . Để đối chiếu và suy ngẫm về những con số được " lãnh đạo " cho phép đưa ra trước công chúng .

  3. #13
    tran truong
    Khách

    Thường Đức : mồ chôn nước Việt !!

    Thượng Đức - Tâm sự của một phóng viên chiến trường



    Nhà văn, đại tá Nguyễn Bảo. Ảnh: Bích Ngọc.



    - “Thượng Đức” là cái tên giản dị mà nhà văn, đại tá - Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội Nguyễn Bảo làm tiêu đề cho cuốn tiểu thuyết sử thi vừa nhận Tặng thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2006. Nói về cuốn tiểu thuyết, cũng như nói về những mất mát, hy sinh của quân ta trong trận Thượng Đức tại Quảng Nam - Đà Nẵng, ông không giấu được những xúc cảm nhân dịp kỷ niệm 32 năm ngày chiến thắng lịch sử 30/4 đang tới.


    “Thượng Đức” là một bản hùng ca bi tráng của quân ta trong trận chiến tại Thượng Đức. Ông đă dồn bao nhiêu tâm huyết cho cuốn tiểu thuyết này?


    Cuốn “Thượng Đức” dày hơn 600 trang là tâm huyết của tôi trong suốt hơn 30 năm qua. Đây là cuốn tiểu thuyết sử thi tôi viết cho dự án sử thi của Bộ Quốc Pḥng với sự tham gia của 28 nhà văn.


    Sở dĩ tôi phải mất từng đó thời gian để viết bởi tiểu thuyết này mô tả trận đánh tổn thất, dai dẳng tại Thượng Đức vào tháng 4/1971. Nếu ngay hồi đó viết đúng sự thật có thể người ta không in hoặc có bản thân tôi có thể bị liên lụy tới.
    Đến giai đoạn này là thời điểm thích hợp dựng được một cách trung thực nhất về thời điểm lịch sử có ư nghĩa đó. Với vị trí lănh đạo như tôi , th́ việc viết thực sự không có nhiều thời gian. Tôi có thời gian cho cuốn “Thượng Đức” này là nhân dịp tham gia hai trại sáng tác do nhà xuất bản Quân Đội tổ chức tại Quảng Ninh và Đại Lải trong thời gian 40 ngày.

    Trận Thượng Đức có ư nghĩa thế nào với quân ta vào chiến thắng lịch sử 30/4 năm đó?

    Sau Hiệp định Paris , trận Thượng Đức có ư nghĩa là một trận trinh sát chiến lược xem chủ lực của Ngụy sau khi Mỹ rút có chọi nổi với lực của ta hay không. Và nếu ḿnh chiến thắng Thượng Đức - cửa ngơ vào Đà Nẵng th́ liệu Mỹ c̣n quay lại để dành đất. Sau này Mỹ huy động quân dù, quân tinh nhuệ nhất cùng lính Nguỵ tái chiếm, sư 304 bị thiệt hại nặng nề.


    Trận quân khu 5, trận Thượng Đức quân Ngụy nổi tiếng v́ sự phản trắc và gian ngoan của kẻ địch. Đó là trận đánh , ta huy động quân chủ lực của miền Bắc, quân khu 5 và Quảng Nam – Đà Nẵng để đánh.
    Đó là trận đánh hy vọng nhất, sẽ thành công sớm nhất v́ có quân chủ lực của Bộ, tin tưởng vào thắng lợi.

    Không ngờ trận đó diễn ra cực kỳ khó khăn, dai dẳng, phải hy sinh quá nhiều. Lần đầu do chủ quan, lần hai do sai lầm chiến thuật, hy sinh nhiều. Ngỡ sẽ không có cách thắng nhưng do ḿnh kiên tŕ và quyết tâm sau trận đánh lần 3, chúng ta đă chiến thắng.

    Là một phóng viên chiến trường, nghiệp viết đă vận vào thân từ khi nào?

    Tôi đang theo học năm thứ 3 khoa Văn – Đại học Tổng hợp th́ có lớp đào tạo phóng viên chiến trường gần 1 năm. Tháng 4/1971 vào chiến trường khu 5 và theo trận đánh Thượng Đức. Lúc đó vừa chiến đấu, vừa trồng bắp để tự cung, tự cấp, vừa phải ghi chép cho Tạp chí Quân Giải phóng Trung Trung Bộ.

    Sáng tác đầu tay của tôi là truyện ngắn “Kỷ niệm một người bạn”, và sau đó đi với đại đội đặc công, được nghe đọc trên đài phát thanh để cổ vũ tinh thần chiến sĩ. Đó là kỷ niệm khó quên v́ đó là sáng tác đầu tay là nguồn kích thích cho tôi có thêm tự tin để đi theo nghiệp viết.

    Tôi đă có thành tựu ít nhất là 10 cuốn truyện, tiểu thuyết và kư với những cái tên “Thượng Đức”, “Người ở thượng nguồn”, “Những cuộc t́nh đi qua”, “Giám định của đất”... Trong đó có những tiểu thuyết ngấp nghé dựng thành phim. Nhưng có lẽ v́ nó quá tốn kém nên vẫn đang nằm trong dự án.


    Sau chiến tranh, dường như ông không tập trung vào đề tài hoà b́nh mà vẫn thấm đẫm đề tài về chiến tranh?

    Có những lúc tôi cũng nghĩ chỉ phản ánh cuộc sống người lính thời b́nh với đời sống, làm ăn kinh tế của họ. Tôi cũng không định tập trung về đề tài chiến tranh nhưng mảng sống chiến trường vẫn đậm đặc trong tôi. Chỉ có duy nhất “Đất đang reo” là một sáng tác nói về chiến sĩ sau hoà b́nh đi làm ăn kinh tế.

    Có thể nói tôi tham gia vào chiến tranh không dài, nhưng càng viết mới thấy hóa ra vốn sống kỹ lưỡng nhất, dồi dào, sinh động mênh mông nhất là thời chiến tranh, là một ḍng sông không bao giờ vơi cạn.


    Theo ông, “Thượng Đức” được đánh giá cao trong giải thưởng của Hội Nhà văn ở điểm ǵ?


    Tôi nghĩ đó là tái hiện lại đúng số phận của nhân vật tham gia vào trận đánh đó. Với tư cách là người chứng kiến, thu thập tài liệu và giữ vốn sống đó trong suốt 30 năm qua khiến cho cuốn tiểu thuyết này viết theo tinh thần dựng lại sự thật.


    Viết trong thời điểm này có cái thuận lợi là viết khách quan, không đề cao địch nhưng cũng không hạ thấp địch. Nếu viết cách đây nhiều năm th́ phũ phàng quá, toàn thấy mất mát, đau thương và những hy sinh của quân ta. Ḿnh phải chấp nhận thực tế đó, phản ánh sự thật đó không có nghĩa là ca ngợi địch và ca ngợi ta. Nếu chỉ viết anh hùng, tốt đẹp th́ phiến diện, không khách quan.

    Toàn bộ tiểu thuyết sử thi, toàn bộ khung cảnh chiến dịch, thời gian là trung thành với nó. Nhân vật giữ hầu như trung thành với các cán bộ cấp cao, chính ủy sư đoàn, tư lệnh sư doàn. Phần hư cấu trong tiểu thuyết này không đáng kể.


    “Thượng Đức” mới lột tả được sự mất mát và những hy sinh của quân ta trong trận đánh lịch sử đó, ông có ấp ủ viết tiếp cuốn thứ hai nói về chiến thắng Thượng Đức?


    Sau Thượng Đức tôi không ở lại với Sư đoàn 304, quân đoàn 2 nữa. Tôi theo chân tiểu đoàn 6, Lữ đoàn 52 của anh Phạm Văn Thánh vào chiến trường miền Nam và ghi chép giai đoạn lịch sử hào hùng đó. Nhưng với vốn sống có được từ trận chiến mất mát đó, cùng với việc sưu tầm tài liệu cho cuốn “Thượng Đức” này, tôi cũng đă nghĩ đến viết tiếp cuốn thứ hai nói về chiến thắng Thượng Đức oanh liệt.


    Tiểu thuyết thứ hai sẽ viết về điểm cao 1062, chỗ thuận lợi nhất để có thể quan sát Thượng Đức và nh́n ra tận Huế. Cứ khi địch chiếm đóng được th́ giao cho Nguỵ , ta lại đánh chiếm lại. Cuốn thứ 2 tôi đă gặp được những người chứng kiến lịch sử, toàn bộ tướng lĩnh tham gia trận đánh và kể cả những lính dù. Tôi cũng có dịp vào Đà Nẵng gặp sĩ quan dù đánh trận 1062. Tôi hy vọng sẽ sớm cho ra mắt cuốn tiểu thuyết sử thi “Thượng Đức” thứ hai.


    Xin cảm ơn ông!

    Thiên Lam (thực hiện)

    ....................

    Ối giào , sử thi cuả nhà dzăng xã hội chủ nghĩa . Sai cả tháng lẫn năm !!! Nhưng cứ xưng xưng là " thời gian chân thật " , nào là ta chiến thắng .... Tuy nhiên cũng nên bỏ qua , những sai lầm về thời gian , năm tháng . Mà tụ điểm là sự tổn thất nặng nề của quân đội nhăn răng , khi cố chiếm Thường Đức , để thử lửa và đánh giá Mỹ có thực thi cam kết với VNCH hay không .

    Sau Thường Đức là KonTum _ Pleiku rồi Ban Mê Thuột .... Biết chắc Mỹ bỏ rơi VNCH . Cộng quân không cần che dấu , phom phom vượt dòng Bến Hải , thẳng tuột .... đến tận Sài Gòn .

    Vì thế tôi có đề tựa : Thường Đức : mồ chôn nước Việt !! . Hôm nay chỉ chờ cái quốc hội bù nhìn XHCN VN thông qua Luật bán nước cho Tàu , trá hình bằng cách gọi luật thuê ba Đặc Khu .

    Đã thông qua luật an ninh mạng , sớm muộn các đại gia Google , Facebook cũng bị đá văng khỏi Việt Nam . Tàu Khựa sẽ điền vào chỗ trống cho hợp lý . Weibo , Tencents , Alibaba .... trám chỗ , chỉ là vấn đề thời gian .

  4. #14
    Member Sig Sauer's Avatar
    Join Date
    19-03-2016
    Posts
    1,073
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    Thượng Đức - Tâm sự của một phóng viên chiến trường



    Nhà văn, đại tá Nguyễn Bảo. Ảnh: Bích Ngọc.
    Nói chuyện với VC không xài tiếng Đan Mạch cũng khó. 1 thằng Đại Tá khuya môi múa mỏ viết sách hai ba lần, mà cái ngày viết trật đến 3 năm th́ thử hỏi cuốn sách của nó có bao nhiêu giá trị?

    Sau Hiệp định Paris , trận Thượng Đức có ư nghĩa là một trận trinh sát chiến lược xem chủ lực của Ngụy sau khi Mỹ rút có chọi nổi với lực của ta hay không. Và nếu ḿnh chiến thắng Thượng Đức - cửa ngơ vào Đà Nẵng th́ liệu Mỹ c̣n quay lại để dành đất. Sau này Mỹ huy động quân dù, quân tinh nhuệ nhất cùng lính Nguỵ tái chiếm, sư 304 bị thiệt hại nặng nề.
    Đọc vào là thấy NGU rồi. Mỹ nào c̣n ở đây vào những năm tháng cuối năm 74? Mỹ huy động quân Dù? Rồi quân tinh nhuệ nhất cùng lính Ngụy tái chiếm? Ăn nói như một thằng dốt. Đơn vị tham chiến cơ bản mang cấp bậc là đại tá mà nói cũng không ra hồn.

    Trận quân khu 5, trận Thượng Đức quân Ngụy nổi tiếng v́ sự phản trắc và gian ngoan của kẻ địch. Đó là trận đánh , ta huy động quân chủ lực của miền Bắc, quân khu 5 và Quảng Nam – Đà Nẵng để đánh.
    Đó là trận đánh hy vọng nhất, sẽ thành công sớm nhất v́ có quân chủ lực của Bộ, tin tưởng vào thắng lợi.

    Không ngờ trận đó diễn ra cực kỳ khó khăn, dai dẳng, phải hy sinh quá nhiều. Lần đầu do chủ quan, lần hai do sai lầm chiến thuật, hy sinh nhiều. Ngỡ sẽ không có cách thắng nhưng do ḿnh kiên tŕ và quyết tâm sau trận đánh lần 3, chúng ta đă chiến thắng.
    Nguyên sư đoàn 304 và những đơn vị phụ thay phiên nhau đánh với hai Lữ Đoàn Dù với số quân căn bản là 6 tiểu đoàn. 1 trong 6 tiểu đoàn trưởng đó là ông cậu ruột của tôi. Nếu không v́ trận Ban Mê Thuột mất th́ c̣n lâu Trương Công Phê (Tư Lệnh Sư Đoàn 304) mới giữ nổi Thượng Đức. Ngày Nhảy Dù xuôi Nam, Bắc Quân c̣n không tin là Dù rút đi. Nhưng khi Dù rút th́ tụi nó biết rút không phải v́ không chiếm nổi mà v́ BMT vừa mất. Trương Công Phê mừng thí mẹ.

    Tại 1 trại cải tạo MB vào khoảng năm 77, một cựu trung tá VC có lính lái xe jeep (VC gọi là xe ríp) tới tận chỗ 1 TDT Dù đang cuốc đất để xem mặt người Tiểu Đoàn Trưởng đă chiếm đồi 1062 cách 3 năm về trước. Người Trung Tá VC này cũng là người có nghĩa khí. Ông ta không đá kẻ ngă ngựa, mà chỉ muốn ngồi nói chuyện t́m hiểu về Nhảy Dù tại trận đó. Hai người nói chuyện khá lâu, ông ta c̣n mời người Tiểu Đoàn Trưởng Dù thuốc "3 con 5 :))" và hỏi về cá nhân cũng như cách hành quân phong cách của Dù.

    Sau cùng ông ta có hỏi một câu đại khái như thế này.

    --Dù có bao nhiêu sư đoàn?

    -- 1 thôi. Chúng tôi có 12 tiểu đoàn, nhưng thật ra chỉ có 9 tiểu đoàn tác chiến. 3 tiểu đoàn c̣n lại mới thành lập. Trận TD chỉ có 6 tiểu đoàn lâm chiến.

    --Ngày 30/4 tại sao anh không chạy theo Thiệu, Kỳ, Khiêm?

    --Tôi là sinh viên Sĩ Quan Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Trường Vơ Bị Đà Lạt chưa dạy cho tôi chạy; binh chủng Nhảy Dù cũng chưa cho phép tôi chạy. Cho nên tôi không biết chạy. (Lúc đó ông TDT nghĩ thầm bất quá mày cho tao 1 viên là xong chứ ǵ. Nhưng không, ông Trung Tá VC chỉ cười)

    --Hảnh diện nhỉ?


    Sau đó th́ ông TDT được chuyện sang khu nuôi heo, thay v́ phải đi đốn cây rừng như trước. Chắc đó cũng là một ân huệ.


    Cách đây chừng 5 năm, VC có cái site gọi là "Quân Sử VN," trong đó có nguyên cái thread dài viết về trận Thượng Đức. Đám nhóc lớn lên đâu biết con mịa ǵ, cả đám chỉ biết ḥ hét nói theo điều sách vở dạy. Thỉnh thoảng có 1 vài đứa lên tiếng hỏi những điều phi lư mà đám viết sử VC viết ra th́ lập tức có cả chục đứa vào chưởi là phản động. Nhưng tôi nhớ nhất là câu chuyện tôi và thằng VC tự xưng là lính của Trung Đoàn 66 thuộc sư đoàn 304. Nó khoe là 1 tiểu đội nó nằm trên đỉnh 1062 và đă "tiếp" cả nguyên "Sư Dù" (Sư Đoàn Dù). Tôi nhảy vào cải th́ bị cha con tụi nó ban mất bài viết và mất luôn cái nick.

    C̣n cha đại tá Vẹm bên trên là 1 thằng xạo. Không biết nó dám có mặt tại ngọn "đồi Ma Suối Máu" đó không chứ đừng nói là nghiên cứu viết sách.


    (*) Tôi biết danh xưng "đồi Ma Suối Máu" này là từ Hạ Lào. Nhưng theo những người tôi biết tham dự cả hai th́ Thượng Đức c̣n hơn cả Đồi Ma Suối Máu của Hạ Lào nhiều.

  5. #15
    tran truong
    Khách
    Nếu ngay hồi đó viết đúng sự thật có thể người ta không in hoặc có bản thân tôi có thể bị liên lụy tới.
    Đến giai đoạn này là thời điểm thích hợp dựng được một cách trung thực nhất về thời điểm lịch sử có ư nghĩa đó. Với vị trí lănh đạo như tôi , th́ việc viết thực sự không có nhiều thời gian. Tôi có thời gian cho cuốn “Thượng Đức” này là nhân dịp tham gia hai trại sáng tác do nhà xuất bản Quân Đội tổ chức tại Quảng Ninh và Đại Lải trong thời gian 40 ngày.



    Trích ra đọc chơi thôi . Chứ ai mà không biết nói láo như vẹm . Sử gì mà ngày , tháng , năm còn sai toẹt ; nhưng cứ xoen xoét : tôi tuyến đầu , tôi tham dự ....

    Tuy nhiên cái chính của trận chiến , nó khủng khiếp tới mức độ nào , quí vị có thể tưởng tượng nổi ... khi mà nhà dzăng xã nghĩa , sợ không dám viết ra . Nay bớt sợ , đặt bút đắn đo , thương vay khóc mướn , viết ra những thiệt hại to lớn , không thể chìm trong quên lãng .... thì đủ biết .... thiệt hại đó nó tới mức độ nào !!!!

    Nhớ rằng vào thời điểm quân lực VNCH không còn viện trợ quân sự cũng như kinh tế , trong khi cộng quân thừa mứa vũ khí , quân lương của Nga + Tàu và các nước cộng sản Đông Âu , Nam Mỹ .
    Chiến trường bị thắt lưng buộc bụng , nhỏ giọt .... từ pháo yểm đến phi vụ , đều bị cắt giảm tới tận cùng . Thương thay cho miền Nam , tội thay cho Việt Nam tôi !!!!

  6. #16
    Member Sig Sauer's Avatar
    Join Date
    19-03-2016
    Posts
    1,073
    Quote Originally Posted by tran truong View Post


    Trích ra đọc chơi thôi . Chứ ai mà không biết nói láo như vẹm . Sử gì mà ngày , tháng , năm còn sai toẹt ; nhưng cứ xoen xoét : tôi tuyến đầu , tôi tham dự ....

    Tuy nhiên cái chính của trận chiến , nó khủng khiếp tới mức độ nào , quí vị có thể tưởng tượng nổi ... khi mà nhà dzăng xã nghĩa , sợ không dám viết ra . Nay bớt sợ , đặt bút đắn đo , thương vay khóc mướn , viết ra những thiệt hại to lớn , không thể chìm trong quên lãng .... thì đủ biết .... thiệt hại đó nó tới mức độ nào !!!!

    Nhớ rằng vào thời điểm quân lực VNCH không còn viện trợ quân sự cũng như kinh tế , trong khi cộng quân thừa mứa vũ khí , quân lương của Nga + Tàu và các nước cộng sản Đông Âu , Nam Mỹ .
    Chiến trường bị thắt lưng buộc bụng , nhỏ giọt .... từ pháo yểm đến phi vụ , đều bị cắt giảm tới tận cùng . Thương thay cho miền Nam , tội thay cho Việt Nam tôi !!!!
    Khi viết về trận Thượng Đức không ai viết qua ông Phạm Bạch Dương của khóa Bất Khuất Hồi Tưởng Chiến Trường 1062. Chỉ có bài viết của ông đó mới lột được cái nét kinh hoàng của cuộc chiến. Bộ chỉ huy của 1 Tiểu Đoàn Dù thường được mệnh danh là "hoàng cung" để nói lên mức độ an toàn trên chiến trường, v́ muốn đánh vào đó th́ phải đánh qua 4 đại đội tác chiến chưa kể đại đội chỉ huy. Người lính nào nằm gần "hoàng cung" th́ coi như được đi nghỉ phép. Nhưng trong trận Thượng Đức th́ hoàng cung cũng không an toàn v́ sơn pháo của tụi nó.

    Trong cuộc chiến VN, có hai trận chiến mà VC giờ vẫn c̣n nhớ. Thứ nhất là Quảng Trị với gịng sông Thạch Hăn, nơi mà tụi nó có hai câu thơ (tôi quên) nói lên số quân chết tại Cổ Thành. Đại ư là số người chết nhiều đến nổi nước sông chảy không được. Trận thứ hai là trận Thượng Đức. Ở VN c̣n khá nhiều những cựu quân nhân tham dự trận đó của hai phe. Phe VNCH th́ không thấy nói nhiều ngoài những người tại Hải Ngoại viết hồi kư. C̣n bên VN th́ cũng có mấy cựu chiến binh VC viết. Tuy nhiên, rất ít có người viết một cách trung thật. Họ viết với ư đồ tuyên truyền nhiều hơn.

    Ah..quên nữa. Ông Trung Tá VC khi xưa cũng không tiếc lời khen TD 79 Biệt Động Quân. "Thằng 79 Biệt Động Quân đánh rất ch́."

  7. #17
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Quote Originally Posted by Sig Sauer View Post
    Khi viết về trận Thượng Đức không ai viết qua ông Phạm Bạch Dương của khóa Bất Khuất Hồi Tưởng Chiến Trường 1062. Chỉ có bài viết của ông đó mới lột được cái nét kinh hoàng của cuộc chiến. Bộ chỉ huy của 1 Tiểu Đoàn Dù thường được mệnh danh là "hoàng cung" để nói lên mức độ an toàn trên chiến trường, v́ muốn đánh vào đó th́ phải đánh qua 4 đại đội tác chiến chưa kể đại đội chỉ huy. Người lính nào nằm gần "hoàng cung" th́ coi như được đi nghỉ phép. Nhưng trong trận Thượng Đức th́ hoàng cung cũng không an toàn v́ sơn pháo của tụi nó.

    Trong cuộc chiến VN, có hai trận chiến mà VC giờ vẫn c̣n nhớ. Thứ nhất là Quảng Trị với gịng sông Thạch Hăn, nơi mà tụi nó có hai câu thơ (tôi quên) nói lên số quân chết tại Cổ Thành. Đại ư là số người chết nhiều đến nổi nước sông chảy không được. Trận thứ hai là trận Thượng Đức. Ở VN c̣n khá nhiều những cựu quân nhân tham dự trận đó của hai phe. Phe VNCH th́ không thấy nói nhiều ngoài những người tại Hải Ngoại viết hồi kư. C̣n bên VN th́ cũng có mấy cựu chiến binh VC viết. Tuy nhiên, rất ít có người viết một cách trung thật. Họ viết với ư đồ tuyên truyền nhiều hơn.

    Ah..quên nữa. Ông Trung Tá VC khi xưa cũng không tiếc lời khen TD 79 Biệt Động Quân. "Thằng 79 Biệt Động Quân đánh rất ch́."
    Người trong nước gửi cho:
    BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN
    Ai? Tôi!
    Chế Lan Viên
    Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
    Chỉ một đêm, c̣n sống có 30
    Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
    Tôi!
    Tôi - người viết những câu thơ cổ vơ
    Ca tụng người không tiếc mạng ḿnh
    trong mọi cuộc xung phong.
    Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
    Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
    Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
    Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
    Ai chịu trách nhiệm vậy?
    Lại chính là tôi!
    Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
    Tôi ú ớ.
    Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
    Mà tôi xấu hổ.
    Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
    Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
    Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
    (Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 120
    Last Post: 13-01-2017, 04:13 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 22-04-2013, 07:18 AM
  3. Đề nghị BĐH giải thích thắc mắc
    By nguoibatcao in forum Hộp Thư Liên Lạc
    Replies: 3
    Last Post: 08-04-2011, 02:18 AM
  4. MỪNG TUỔI BÀ NGHỊ.
    By NguyễnQuân in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 3
    Last Post: 21-02-2011, 11:26 AM
  5. Replies: 66
    Last Post: 25-10-2010, 11:31 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •