Văn pḥng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chuyên trách Đông Nam Á mới đây tuyên bố họ “quan ngại” về việc quốc hội Việt Nam hôm 12/6 thông qua Luật An ninh mạng gây tranh căi.

Tuyên bố của Văn pḥng Nhân quyền LHQ cũng được đăng tải trên trang Facebook và Twitter chính thức của họ hôm 14/6.
Văn pḥng này cho rằng một số điều khoản trong luật mới thông qua “trái với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”.
Cơ quan của LHQ cũng đánh giá rằng luật này trao cho chính quyền “nhiều quyền hạn mới”, cho phép họ “ép buộc” các công ty công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu máy tính, bao gồm thông tin cá nhân, hoặc phải từ chối dịch vụ và kiểm duyệt bài đăng của người sử dụng mà không cần có sự xem xét của nhánh tư pháp.
“Ngoài ra, chúng tôi c̣n quan ngại rằng luật này có thể được sử dụng để trấn áp tiếng nói bất đồng ở Việt Nam, và chúng tôi muốn khuyến khích Chính phủ Việt Nam mang lại một môi trường thuận lợi, ở đó tự do ngôn luận, cả trực tuyến và ngoài đời thực, đều được bảo vệ”, tuyên bố của Văn pḥng Nhân quyền LHQ viết.

Luật an ninh mạng đă được thông qua trong bối cảnh một số đại biểu quốc hội, chuyên gia công nghệ thông tin, luật sư, nhà báo và các nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xă hội cùng nhiều người dân chỉ ra rằng luật có nhiều điều khoản mang tính chất làm giảm tự do internet và tăng khả năng lạm quyền của công an ở Việt Nam.
Những người không ủng hộ dự luật đă kêu gọi quốc hội không thông qua, nhưng ư kiến của họ đă không có tác dụng.
Cơ quan của LHQ nói trong tuyên bố mới đây rằng họ lấy làm tiếc về việc “dường như đă thiếu sự tham vấn” với công chúng cũng như các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi luật mới, trước khi thông qua luật. Văn pḥng này kêu gọi chính phủ Việt Nam cần phải đưa công dân và xă hội dân sự tham gia vào việc xây dựng luật pháp và làm chính sách.
Tuyên bố của Văn pḥng Nhân quyền LHQ chuyên trách Đông Nam Á được đưa ra sau khi có một số phản ứng quốc tế về luật mới của Việt Nam.

Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố “bày tỏ sự thất vọng” về việc quốc hội Việt Nam thông qua luật an ninh mạng.
Một thông cáo báo chí của tổ chức Ân xá Quốc tế nói luật này “có nguy cơ gây hậu quả tàn hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam” và đồng nghĩa là “hiện nay ở Việt Nam không c̣n chỗ an toàn nào để mọi người tự do nói chuyện."
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp nhận xét luật Việt Nam vừa thông qua “là bản sao từ luật an ninh mạng có hiệu lực tại Trung Quốc từ tháng 6/2017”. Một đại diện của RSF đưa ra yêu cầu rằng các nhà lập pháp Việt Nam cần “thu hồi luật mới khắc nghiệt này”.
Trên mạng xă hội, nhiều người sử dụng Việt Nam trong những ngày này đang kêu gọi công chúng tham gia kư tên vào một kiến nghị trên trang change.org nhắm mục đích đề nghị Chủ tịch nước Trần Đại Quang không kư ban hành luật an ninh mạng.

Văn pḥng Nhân quyền LHQ nói trong tuyên bố hôm 14/6 rằng dự kiến các vấn đề liên quan đến quyền tự do đưa ra ư kiến, biểu đạt và hội họp sẽ được thảo luận chi tiết vào đầu năm 2019 trong các cuộc kiểm điểm về Việt Nam theo cơ chế Đánh giá Định kỳ Toàn cầu và của Ủy ban Nhân quyền LHQ về việc Việt Nam thực hiện các cam kết của ḿnh theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi Việt Nam băi bỏ Luật An Ninh Mạng

Trong một thông cáo công bố ngày 14/06/2018, tổ chức bảo vệ nhà báo Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières - RSF) trụ sở tại Pháp đă lên tiếng kêu gọi các đại biểu Quốc Hội Việt Nam băi bỏ Luật An Ninh Mạng vừa được thông qua ngày 12/06.
Đối với ông Daniel Bastard, lănh đạo bộ phận Châu Á-Thái B́nh Dương của RSF, th́ các dân biểu Việt Nam cần phải nhanh chóng hủy bỏ đạo luật mới có tính chất « tiêu diệt tự do ». Theo ông, cho dù chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp, « Internet hiện là công cụ duy nhất để người dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin và bày tỏ chính kiến ».


Phóng Viên Không Biên Giới cho rằng Luật An Ninh Mạng của Việt Nam là bản sao nguyên văn của Luật An Ninh Mạng Trung Quốc, với những điều khoản như điều 8 và 15 h́nh sự hóa « việc bác bỏ thành quả cách mạng », « xúc phạm anh hùng dân tộc » và « cung cấp thông tin sai lệch gây hoang mang trong quần chúng ». Theo RSF, đó là những cáo buộc mơ hồ có thể áp dụng đối với hầu hết những ai đăng trên mạng những thông tin không vừa ḷng chính quyền.
Bên cạnh đó, bộ luật này cũng đưa ra nhiều quy định đáng báo động, nhằm buộc các tập đoàn Internet Google và Facebook là phải kiểm duyệt mọi nội dung mà chính phủ cho là không phù hợp, là phải lưu trữ thông tin người dùng Việt Nam trên lănh thổ Việt Nam và cung cấp các thông tin này cho chính quyền nếu có yêu cầu.
VOA/ RFI