Ẩn trong những dăy núi mờ sương quận Yamagata, miền bắc nước Nhật là thánh địa Phật giáo của ḍng tu khổ hạnh Shingon với triết lư ngộ đạo và quan điểm nhân sinh đặc thù. Các nhà sư ḍng Shingon tin rằng thông qua việc duy tŕ lối sống kham khổ và cứu rỗi chúng sinh, họ có thể đạt được sự giác ngộ. Để theo đuổi mục tiêu này, có những nhà sư chọn cách thiền định dưới thác nước lạnh băng, vị khác lại dành cả đời chăm lo cho người già hay đi khắp nơi chữa bệnh. Nhưng h́nh thức xả thân ngộ đạo cao quư và khó khăn nhất là tự biến cơ thể ḿnh thành một xác ướp thông qua một quá tŕnh gian truân và đau đớn để đạt đến trạng thái sokushinbutsu – phật sống.

Các nhà sư thực hiện nghi thức thiêng liêng này tin rằng những thống khổ giày ṿ bản thân phải chịu đựng trước khi qua đời sẽ giúp cứu chuộc tội lỗi mà thế nhân phạm phải. Không những thế, sau khi viên tịch, họ sẽ tái sinh ở miền cực lạc và có năng lực bảo hộ nhân loại tránh khỏi tai ương. Nhưng để pháp lực của các nhà sư hữu hiệu, di thể của họ ở trái đất phải được bảo toàn hoàn mĩ thông qua việc tự ướp xác.

Quá tŕnh tự ướp xác thông thường sẽ trải qua ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu kéo dài một ngàn ngày, nhà sư chọn thực hiện nghi thức sokushinbutsu sẽ dừng ăn các loại ngũ cốc, chỉ nuôi sống bản thân bằng hoa quả. Trong một ngàn ngày tiếp theo, thực đơn hàng ngày của họ càng ngặt nghèo hơn, bao gồm toàn lá và vỏ cây thông. Đến cuối giai đoạn hai, các mô mỡ và cơ bắp trên thân thể các nhà sư đă hoàn toàn tiêu biến. Lượng nước trong cơ thể cũng hầu như bị vắt kiệt. Điều này không chỉ đáp ứng lư tưởng của họ mà c̣n hạn chế sự phá hủy của vi khuẩn sau khi họ qua đời. Nhiều nhà sư c̣n đi xa hơn khi dùng một loại trà độc mạn tính ngâm từ vỏ cây sơn, nhựa cây sơn vốn dùng trong các sản phẩm sơn mài, nhằm tích tụ độc tố trong cơ thể để đề pḥng các loại côn trùng, gịi bọ xâm phạm di thể của họ. Giai đoạn cuối cùng, nhà sư đang hấp hối sẽ được đặt vào một huyệt mộ h́nh tṛn có ống thông hơi dưới ḷng đất trong tư thế ngồi kiết già – ngồi xếp bằng, hai chân gác lên nhau, tay thả lỏng đặt lên đùi – trong tay cầm một chiếc chuông nhỏ. Thi thoảng, nhà sư nọ sẽ rung chiếc chuông để báo hiệu cho các đệ tử ở bên ngoài rằng ông c̣n sống. Khi tiếng chuông dừng hẳn, các đệ tử sẽ bít kín ống thông hơi và chỉ trở lại sau đó một ngàn ngày. Nếu di thể sư phụ họ không bị tổn hại, ông được cho là đă đạt đến trạng thái sokushinbutsu, được thỉnh về chùa và thờ cúng như một vị phật sống. C̣n nếu thất bại, nhà sư vẫn sẽ được mọi người nhớ đến và an táng long trọng.


Theo truyền thuyết, ư tưởng về việc tự ướp xác được tổ sư Kūkai của phái Shingon truyền vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ IX. Bản thân ông có lẽ là người đầu tiên ở Nhật đạt đến trạng thái sokushinbutsu. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng người đầu tiên thực hiện nghi thức này là thiền sư Shōjin vào năm 1081 nhưng không thành công. Xuyên suốt lịch sử ḍng tu Shingon, có khoảng ba mươi nhà sư đạt đến trạng thái sokushinbutsu. Trong đó, các nhà sư ở quận Yamagata được cho là có tỉ lệ thành công đặc biệt cao nhờ sử dụng nước từ một con suối thiêng trên núi Yudono. Theo các nhà khoa học, con suối nọ có hàm lượng thạch tín cực cao. Chất độc này dần tích tụ trong cơ thể các nhà sư, giúp di thể họ không bị hủy hoại bởi sâu mọt.

Trường hợp tự ướp xác cuối cùng được ghi nhận ở Nhật Bản là nhà sư Tetsuryūkai, vốn từng móc một mắt để khẩn cầu thần linh chấm dứt đợt dịch bệnh gây mù ḷa ở Tokyo. Khi sắc chỉ nghiêm cấm hành vi tự ướp xác được Nhật hoàng Minh Trị ban hành năm 1877, Tetsuryūkai đă chuẩn bị cho nghi thức thiêng liêng này suốt nhiều năm và cuối cùng quyết định vẫn tiến hành. Huyệt mộ của ông được phong kín vào năm 1878. Sau ba năm, khi các đệ tử trung thành mở nắp huyệt mộ, họ mừng rỡ nhận ra sư phụ ḿnh đă thành công trở thành một sokushinbutsu. Lúc ấy, các đệ tử của Tetsuryūkai đứng trước sự lựa chọn nan giải. Nếu họ công bố sư phụ ḿnh đă thành công trở thành phật sống th́ chẳng khác nào thừa nhận ông đă vi phạm sắc chỉ của Nhật hoàng. Cuối cùng, họ đành chọn giải pháp bí mật sửa ngày mất của ông về trước năm lệnh cấm được ban hành rồi đưa ông vào thờ phụng tại chùa Nangaku.

Cho đến ngày nay, di thể của Tetsuryūkai vẫn ngồi lặng yên trong chùa. Làn da đă xạm nâu, những ngón tay gầy trơ xương nắm chặt tràng hạt, hai hốc mắt trống rỗng như đang hướng về một cơi hư vô mờ mịt. Ông và bao thế hệ nhà sư trước đó đă ngộ ra chân lư ǵ trong những phút cuối cùng giữa huyệt mộ âm u? Đó măi măi sẽ là câu hỏi lớn, một bí mật giữa thế gian với muôn vàn bí mật.
Takoyaki.asia