Tập Cận B́nh phát biểu tại hội nghị bàn tṛn các nhà quản trị cao cấp toàn cầu ở Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, 21/06/2018.Andy Wong/Pool via REUTERS

Trị v́ không đối thủ, chiếm lĩnh trung tâm trật tự thế giới mới : từ một nhân vật ít được biết đến, Tập Cận B́nh nay đă leo lên tột đỉnh vinh quang. Les Echos nhận định thế giới đă nhầm lẫn vô cùng lớn. Khi ông Tập lên làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2012, hầu hết các nhà b́nh luận phương Tây đều tỏ ra lạc quan. Người đàn ông phốp pháp luôn tươi cười có vẻ phúc hậu hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, hứa hẹn sẽ « tiếp tục tự do hóa tư tưởng ». Tập Cận B́nh c̣n hướng về Hoa Kỳ, được coi như một dấu hiệu cởi mở.
Hơn nữa, từng lănh đạo một tỉnh năng động về kinh tế, ông Tập có lẽ sẽ lắng nghe giới kinh doanh hơn. Tập Cận B́nh được bầu lên với sự thỏa thuận của các phe phái trong đảng, và một nhà nghiên cứu ở Hồng Kông dự báo ông ta sẽ là « một nhà lănh đạo rất yếu ». Và như vậy Trung Quốc của Tập Cận B́nh sẽ tiếp tục xu hướng mở cửa ra thế giới, với một tổng bí thư ít có tiếng nói.
Một nửa thập niên sau, nhân vật số một Bắc Kinh đưa tên ḿnh vào Điều lệ Đảng, một việc mà trước đó chỉ có Mao Trạch Đông mới dám làm. Rồi ông ta sửa đối Hiến Pháp để hóa giải điều khoản chủ tịch nước chỉ được làm tối đa hai nhiệm kỳ. Ở tuổi 65, Tập Cận B́nh nay có thể ngự trị đến măn đời. Kịch bản này cũng dễ hiểu v́ suốt năm năm của nhiệm kỳ đầu, Tập Cận B́nh tập trung vào việc tiêu diệt tất cả các đối thủ.

Đánh tan tác các đối thủ, đàn áp nhân quyền

Phe ông Giang Trạch Dân (chủ tịch nước 1993-2003) vốn cực mạnh, vô hiệu hóa được cả người kế nhiệm là Hồ Cẩm Đào, nay đă bị đánh cho tan tác với một chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu. Tương tự với các đại diện phe Đoàn thanh niên của ông Hồ Cẩm Đào.
Alex Payette, chuyên gia về Trung Quốc của trường đại học Toronto kết luận : « Lần này th́ chẳng c̣n một mống nào đối kháng ». Ngay cả Quân ủy Trung ương cũng bị vùi dập. Một nhà phân tích khác nhận định : « Ngược với những lănh đạo tiền nhiệm, Tập Cận B́nh tấn công tứ phía, không chừa một ai. Việc gây ân oán với số lượng kẻ thù không đếm xuể như thế, có thể là lư do khiến ông ta muốn cầm quyền đến trọn đời ».
Hy vọng về một Trung Quốc mở cửa và tự do hóa chính trị tắt ngấm. Báo chí và các tổ chức phi chính phủ bị đàn áp, các chiến dịch thô bạo chống lại các nhà đấu tranh nhân quyền, áp lực ngày càng tăng đối với các luật sư và giới nghệ sĩ, khóa chặt internet, ám ảnh trước các « thế lực thù địch bên ngoài »… « Mỗi năm, Bạch thư của các Pḥng thương mại nước ngoài tại Trung Quốc càng dày thêm » - một nhà kỹ nghệ ghi nhận « một không khí nghi ngại tăng lên thấy rơ ». Nhất là theo dự báo, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2024.

Trung Quốc, trung tâm của trật tự thế giới mới ?

Sau giấc mơ hoa, các nước phương Tây dần thức tỉnh. Khi thượng đỉnh G7 cách đây hai tuần thất bại, th́ Tập Cận B́nh tươi cười với vai tṛ người cầm trịch hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bên cạnh tổng thống Nga Putin, tổng thống Iran Rohani, thủ tướng Ấn Độ Modi, châu Âu mới muộn màng nhận ra thế giới đang hướng về phía Bắc Kinh. Mọi người cũng thống nhất với ư kiến chính Trung Quốc mới là kẻ thắng lớn trong cuộc họp thượng đỉnh lịch sử giữa Donald Trump và Kim Jong Un.
Thế nên người ta mới đặt lại câu hỏi : rốt cuộc Tập Cận B́nh là người như thế nào, mà qua mặt được tất cả mọi người lúc ban đầu ? Ông ta định làm những ǵ cho Trung Quốc ? Và nhất là, ông Tập c̣n đi đến đâu trong việc nắm chặt trong tay nền kinh tế thứ nh́ thế giới ?
Một điều chắc chắn : Tập Cận B́nh thuộc « thái tử đảng ». Người cha là Tập Trọng Huân, ủy viên trung ương bị tống vào tù thời Cách mạng văn hóa lúc Tập Cận B́nh mới 9 tuổi. Bản thân ông bị đưa về nông thôn lao động chân tay năm 15 tuổi. Một trong những nghịch lư là thay v́ căm ghét đảng Cộng Sản, thời kỳ gian khổ này lại củng cố quyết tâm của Tập Cận B́nh phải ngoi lên nắm cho được đỉnh cao quyền lực. Tập chịu đựng chín lần thất bại, trước khi lại trở thành quan chức lớn trong bộ máy đảng.
Tác giả François Bourgon cho rằng : « Sai lầm thứ nhất của phương Tây là nghĩ rằng thời kỳ khủng hoảng này khiến Tập Cận B́nh trở thành người chỉ trích bộ máy cầm quyền ».


« Make China great again », nhưng Trung Quốc sẽ đi về đâu ?

« Giấc mộng Trung Hoa » của Tập Cận B́nh vẫn c̣n mơ hồ, nhưng ư tưởng trung tâm là sự hồi sinh tinh thần dân tộc. Chuyên gia Bruno Gensburger b́nh luận : « Đó là một loại ‘Make China great again’ ». Alex Payette phân tích : « Thế hệ trẻ biết rằng những cơ hội của thời kỳ cải cách kinh tế quy mô đă qua rồi ». Để thúc đẩy sự phục hưng, Tập khai thác lịch sử đất nước, biến chế độ mới được khai sinh từ năm 1949 trở thành người kế thừa xứng đáng của một câu chuyện ngh́n năm tuổi.
Pha trộn những câu của Mao với các ngạn ngữ truyền thống, Tập huy động các tác giả tên tuổi cho sự nghiệp này, và mỗi lần phát biểu trước công chúng đều trích các « điển tích ». Lăo Tử, Khổng Tử bỗng trở thành đồng minh của một chế độ từng phỉ báng ḿnh. Khi nói lời chúc mừng năm mới âm lịch, Tập Cận B́nh cho dàn dựng phía sau là một tủ sách gồm cả kinh thư cổ lẫn sách mác-xít. François Bourgon ghi nhận : « Đối với ông Tập, tương lai chính là quá khứ ».

Một cơ sở khác mà các nhà quan sát phương Tây ít chú ư, là khi Tập Cận B́nh lên nắm quyền, đảng Cộng Sản Trung Quốc đang trong cơn khủng hoảng. « Vào cuối nhiệm kỳ Hồ Cẩm Đào, từ ‘tham nhũng’ hăy c̣n quá nhẹ để mô tả việc quan chức từ thấp đến cao cướp bóc từ nền kinh tế để làm giàu ». Tài sản của gia tộc thủ tướng Ôn Gia Bảo được ước tính khoảng gần 3 tỉ đô la !
Cuộc chiến chống tham nhũng thô bạo của Tập Cận B́nh là « nhất tiễn hạ song điêu » : vừa được ḷng dân vừa mang lại tính chính đáng cho việc tập trung quyền lực. Tuy nhiên nó cũng tạo ra tâm lư sợ hăi. Một người dân Bắc Kinh cho biết : « Trong các bữa ăn tối, chẳng c̣n ai dám đề cập đến chính trị ».

Vấn đề c̣n lại, là một Trung Quốc toàn trị sẽ đi về đâu, có hội nhập được với thế giới ? Những người ngây thơ nhất nay cũng đă mở mắt : hai năm gần đây thái độ của châu Âu đối với Bắc Kinh đă dần dà thay đổi, khi Tập Cận B́nh ngày càng rời xa những tiêu chuẩn chính trị của châu Âu, lái đất nước khổng lồ đi về hướng vô định.
RFI