Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm 6/7 tăng thuế đối với hàng hóa của nhau trị giá hàng tỷ đôla, khởi động điều mà Bắc Kinh gọi là "cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế".[

Chính quyền của ông Trump đang đối đầu với Bắc Kinh về các chiến thuật phát triển đất nước của Trung Quốc, mà theo phía Mỹ, bao gồm cả việc đánh cắp hoặc ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ. Các quan chức Mỹ lo ngại các kế hoạch của Trung Quốc nhằm đứng đầu về công nghệ cao trong các lĩnh vực như robot, công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo sẽ làm suy yếu vai tṛ lănh đạo về công nghiệp của Mỹ.
Washington đă áp mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỉ đôla. Đây là bước đầu tiên trong một loạt các đợt tăng thuế có thể được tiến hành, mà theo lời Tổng thống Donald Trump, có thể ảnh hưởng tới hàng hóa của Trung Quốc trị giá 550 tỉ đôla.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “thuế trả đũa” của nước này cũng đă có hiệu lực. Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản cho biết thuế được đánh vào hàng hóa trị giá 34 tỉ đôla theo một danh sách được đưa ra hồi tháng trước, bao gồm đậu nành, thịt lợn và xe chạy điện.


Biểu thuế mới của Mỹ được áp dụng kể từ 04 giờ, giờ quốc tế. Tổng cộng 818 mặt hàng Trung Quốc bị tăng thuế nhập khẩu 25%. Danh sách thứ hai, sẽ có hiệu lực trong nay mai, nâng tổng trị giá hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế lên đến 50 tỷ, để « bảo vệ thị trường nội địa » theo tuyên bố của tổng thống Donald Trump.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet của đài RFI tường thuật :
Với lệnh áp thuế đánh vào hàng Trung Quốc đi vào hiệu lực kể từ hôm nay, Hoa Kỳ đă khai hỏa với rủi ro phát động một cuộc chiến tranh thương mại với những hệ quả rất khó lường.
Mức thuế mới tăng thêm 25% đánh trên 34 tỷ đô la trị giá lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng tránh không đụng đến những mặt hàng mà người Mỹ tiêu dùng hàng ngày như màn h́nh phẳng, điện thoại di động, giày dép… Trái lại, danh sách trừng phạt chủ yếu đánh vào máy móc, trang thiết bị kỹ nghệ như linh kiện máy bay, đĩa cứng máy vi tính… Hệ quả của biện pháp áp thuế này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp có liên quan và cuối cùng có thể tác hại đến công ăn việc làm của người dân Mỹ mà tổng thống Donald Trump vẫn luôn nói là muốn bảo vệ.
Bắc Kinh hứa là sẽ đáp trả tức khắc đặc biệt là nhắm vào nông phẩm như là đậu nành mà Trung Quốc là thị trường lớn của Mỹ.
Tuy vậy, tổng thống Donald Trump có vẻ tin tưởng vào biện pháp áp thuế mà ông lư giải là để bảo vệ nền kinh tế thịnh vượng của Hoa Kỳ.
Ngân hàng trung ương, trái lại, tỏ ư nghi ngại « trước những bất trắc liên quan đến chính sách thương mại » của Hoa Kỳ.

Washington đă "làm bùng lên cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế", một tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc nói.
Các công ty lo ngại rằng ṿng xoáy tranh chấp có thể làm nguội lạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cho biết các đơn hàng của Mỹ đă giảm trước đợt tăng thuế.
Hôm 5/7, ông Trump nói mức thuế cao hơn đối với một lượng hàng hóa nữa của Trung Quốc trị giá 16 tỉ đôla sẽ có hiệu lực trong hai tuần tới.
Sau đó, “chiến sự” có thể gia tăng: ông Trump nói Washington sẵn sàng tiếp tục nhắm mục tiêu vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỉ đô la - và sau đó là 300 tỉ đôla nữa - nếu Bắc Kinh không nhượng bộ.
Như vậy, tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị nhắm mục tiêu lên đến 550 tỉ đô la – lớn hơn mức 506 tỉ đôla giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ vào năm ngoái.

Tờ Trung Hoa nhật báo cáo buộc chính quyền ông Trump "hành xử như băng đảng trộm cắp". Báo nói rằng họ sẽ phá hủy nền kinh tế toàn cầu trừ khi các nước khác ngăn chặn họ.
Các nhà dự báo cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm tới 0,5 điểm phần trăm trong giai đoạn 2019-20 nếu cả hai bên đều tăng thuế đối với 250 tỉ đôla giá trị hàng nhập khẩu.

Pḥng Thương mại Hoa Kỳ ở Trung Quốc đă kêu gọi cả hai bên đàm phán.
"Không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại", chủ tịch của pḥng này, ông William Zarit, nói trong một tuyên bố. Các công ty muốn có sự đối xử công bằng hơn nhưng sẽ bị tổn thương bởi căng thẳng Mỹ-Trung, ông Zarit nói. "Chúng tôi kêu gọi hai chính phủ trở lại bàn đàm phán."
VOA/ RFI