Results 1 to 4 of 4

Thread: TRIẾT LƯ GÀ VÀ TRỨNG

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    TRIẾT LƯ GÀ VÀ TRỨNG

    Vô t́nh đọc bài này tôi chợt nhớ lại một ư kiến của bạn Tran Truong nên mang về để chúng ta cùng suy ngẫm nhe.


    Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi “Con gà có trước hay quả trứng có trước” vẫn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đă t́m ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi này. Con gà có trước quả trứng[1].

    Lư do phát biểu như vậy là do họ đă t́m thấy một chất protein quan trọng có tên là Ovocledidin-17 hay OC-17, là chất có khả năng biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng. Chất này cũng chỉ được t́m thấy trong buồng trứng của những con gà mái. V́ thế, họ đi đến kết luận: Trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà. Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đă nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đă có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.

    Thường th́ những ǵ khoa học đă giải đáp, ta rất có ḷng tin. V́ khoa học là thực nghiệm. Nhưng cũng chính từ khoa học mà ta từng có khá nhiều đáp án cho một câu hỏi. Chúng ra đời theo sự tiến hóa của khoa học và thường th́ câu trả lời sau mang tính phủ định câu trả lời trước. Như từng có thời cà phê được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người, nhưng sau đó cà phê được cho là có giá trị ngược lại. V́ sao có việc ấy? V́ kết luận của khoa học không dựa vào lư tánh để nói mà dựa vào tính qui nạp các hiện tượng xuất hiện trong thực tế mà kết luận. Do qui nạp các thực nghiệm mà chúng ta có các giá trị kết luận tương ưng. Song cái gọi là “thực tế” ấy lại khá muôn màu muôn vẻ, nên kết quả trở thành nhiều, tùy theo cái duyên mà các nhà khoa học đă qui nạp.

    Với cái nh́n của Phật học, việc có những câu trả lời nghịch lại như thế, không có ǵ ngạc nhiên. V́ mọi thứ lệ thuộc vào duyên. Mà duyên th́ rơi vào nhị biên phân biệt. Ít nhất là có hai mặt đối nghịch cho một vấn đề, mà với cái nh́n của Phật học, chính mặt đối nghịch đó là thế giúp các cặp nhị biên hiện khởi và tồn tại. Như Phật và chúng sinh, đạo và đời, xấu và đẹp, trước và sau v.v…

    Pháp, nếu đứng ở mặt bản thể mà nói th́ nó không xấu, không tốt, không trước, không sau v.v... như Tâm Kinh Bát-nhă nói: “Tướng không của pháp không sinh không diệt, không tăng không giảm…”. Nhưng một khi pháp đă được đánh giá là “tốt”, tức pháp được nói đến ở mặt hiện tượng, là mặt tùy duyên của pháp, th́ giá trị “xấu” cũng đă xuất hiện. Chỉ là với cái nh́n hạn cuộc của nghiệp thức chúng sinh, ta không nhận thấy được cùng lúc giá trị ngược lại đó, mà phải chờ đủ duyên mới thấy. Như Công Đức Thiên đi liền với Hắc Ám. Công Đức Thiên tới đâu th́ châu báu theo tới đó. Hắc Ám tới đâu th́ hao tài tốn của cũng theo sau. Người nào muốn nhận Công Đức Thiên th́ phải nhận luôn Hắc Ám. Không thể chỉ nhận Công Đức Thiên mà xua đuổi Hắc Ám[2]. Cũng như đă tham luyến sinh tử, dù là sinh cơi Trời, th́ ít nhiều ǵ cũng phải chịu khổ hoạn. Bởi ở cơi Trời, không c̣n điều kiện gieo thiện nhân th́ khi phước hết, rơi trở vào nhân gian. Khổ vui là những hiện tượng được h́nh thành từ sự đối đăi, như người đời thường nói: “Nhà giàu đứt tay, ăn mày đổ ruột”, cái vui ở cơi Trời là nền tảng để cái vui ở thế gian cũng trở thành khổ. Cho nên, không thể chọn sinh mà không tử. Cũng không thể chọn sinh tử mà không có ít nhiều khổ hoạn.
    “Trước” và “sau” cũng vậy, khi đă nói đến “trước” th́ cũng đồng nghĩa cái “sau” đă xuất hiện. Con gà được kết luận có trước trứng th́ cũng có nghĩa là nó đồng thời có sau trứng. Chúng ta t́m thấy chất tạo ra vỏ trứng trong những con gà mái để kết luận gà có trước trứng th́ cũng có thể nói gà có sau trứng v́ đă t́m thấy nguyên phôi thai gà trong quả trứng.

    Với cái nh́n của Phật học, những ǵ thuộc hiện tượng th́ không mang tính phổ quát, v́ thế không có giá trị khẳng định cho mọi trường hợp. Chúng ta chỉ có thể khẳng định giá trị của pháp trong một duyên nào đó mà thôi. Nghĩa là khi ta nói xấu, nói tốt, nói trước, nói sau th́ giá trị ấy không mang tính toàn bộ để có thể khẳng định. Việc khẳng định chỉ tồn tại trong duyên (điều kiện, trường hợp) mà thôi.

    Con gà và quả trứng, với cái nh́n của Phật học, không thể khẳng định gà có trước hay trứng có trước. V́ một khi đă khẳng định, cũng có nghĩa là ta đă gắn cho chúng một giá trị phổ quát mang tính chính xác mọi lúc và mọi nơi. Không bao giờ có một giá trị khẳng định phổ quát cho các pháp ở thế giới này. Bởi cái có thể phổ quát th́ “không”, không tướng, không có ngôn từ cũng không có giá trị nào có thể nói về nó. Cái có giá trị để khẳng định th́ chỉ tồn tại ở mặt hiện tượng. Song hiện tượng th́ theo duyên. Duyên thay đổi th́ pháp thay đổi, giá trị của pháp cũng theo đó mà thay đổi. Không thể có một giá trị phổ quát để khẳng định. Chúng ta chỉ có thể nói trong cái duyên gà đẻ ra trứng th́ gà có trước. Trong cái duyên trứng cho ra gà th́ trứng có trước. Giá trị trong duyên là như vậy, không mang tính phổ quát để có thể khẳng định gà luôn có trước hay trứng luôn có trước.

    Khi các nhà khoa học t́m thấy chất tạo ra vỏ trứng trong gà th́ cũng có nghĩa là họ đă mặc nhiên công nhận gà có trước. Với tiền đề đó, họ đi t́m những bằng chứng để kết luận gà có trước. Nghĩa là, họ đă đi t́m một kết luận mà kết luận đó đă được lấy làm tiền đề cho việc luận lư. Giả như không lấy gà ra nghiên cứu mà lấy trứng sắp nở ra nghiên cứu, th́ sẽ thấy nguyên phôi gà có trong quả trứng. Trong trường hợp này, trứng đă được mặc định là có trước, rồi đi đến kết luận là trứng có trước và sinh ra gà. Cách lư luận như vậy, Kant[3] gọi là “trùng phức luận vớ vẫn”[4].
    Triết lư gà và trứng chỉ là thế.

    Duyên khởi trùng trùng, hỏi trước sau
    Cái nào có trước, cái nào sau
    Sau mà không trước, sao tồn tại?
    Trước nếu không sau, hiện chỗ nào?
    Phật, Pháp, trứng, gà… hỏi trước sau
    Thật th́ “không trước cũng không sau”
    Buông sạch nhị biên, dừng phân biệt
    Nhậm vận tùy duyên nghĩa trước sau


    Chân Hiền Tâm
    ____________________ ____________________ __________

    [1] http://khoahoc.tv/da-p-a-n-cu-a-ca-c...c-tru-ng-28608
    [2] Kinh Đại Bát Niết-bàn tập I. Phẩm Thánh Hạnh. Chuyện Phật kể trong kinh Đại Bát Niết-bàn, hiển thị về tính Duyên khởi đối đăi của các pháp ở thế giới Ta-bà này.
    [3] Immanuel Kant, được xem là một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức. Ông cũng được coi là một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực nhân văn khác.
    [4] Lịch sử triết học Tây phương, cuốn III. Tác giả Lê Tôn Nghiêm.

  2. #2
    tran truong
    Khách
    Nói mà chơi thôi . Khi đưa quả trứng và con gà ,chỉ nhằm kéo lại , những gì quá trớn của cánh tả , Libs. Những đại khoa học gia , sau những khám phá tìm tòi .... nghiên cứu , cuối cùng đều công nhận vũ trụ bao la , khoa học vô cùng ... Ôi mầu nhiệm thay đấng Thiêng Liêng !

    Nhưng các cán ngố nhà ta thì tin tưởng tuyệt đối vào khoa học , chửi Trời , mắng Đất .... chỉ vì cái ngu si vĩ đại ,nay vỡ ra tí đỉnh , cứ ngỡ là " ta "có thể thay Trời .
    Cám ơn bài post của bạn BH . Loanh quanh chi cho đời thêm mệt , đi đâu cũng tìm về Phật pháp , về với thuyết Duyên Khởi .
    Quả thật khoa học thoạt đầu ,làm mọi người bái phục . Rồi qua giai đoạn cực thịnh của nó . ... tự nó đưa chính nó vào ngõ bí .

    Hơn năm năm cách đây ,các nhà tìm tòi lại ca tụng cà phê là thuốc tri bá bệnh , chữa ngừa nào tim mạch , tiểu đường , thận gan .... hàm bà làng sáng cấu !
    Tương tự với tôm , trứng ; trước đây cho rằng không tốt vì có nhiều cholesteron , nay thì ngược lại , tốt , tốt ...

    Nay chip thông minh ra đời , robots thay người trên nhiều lãnh vực . Thì cũng đẻ ra mối âu lo , robots sẽ ngày nào đó thống trị loài người .
    Hiện giờ ,biết bao bịnh kháng thuốc . Bao bịnh lạ phát sinh : trăm thứ ung thư , hoại tử , flesh eating ..... Người ăn thịt người !!!

    Ôi , ai tạo ra quả trứng ? Ai tạo ra con gà ? Ai tạo ra con người _ Chắc chắn không từ khỉ rồi _ ? Ai ? Ai ? Ai ???

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    Nói mà chơi thôi . Khi đưa quả trứng và con gà ,chỉ nhằm kéo lại , những gì quá trớn của cánh tả , Libs. Những đại khoa học gia , sau những khám phá tìm tòi .... nghiên cứu , cuối cùng đều công nhận vũ trụ bao la , khoa học vô cùng ... Ôi mầu nhiệm thay đấng Thiêng Liêng !

    Nhưng các cán ngố nhà ta thì tin tưởng tuyệt đối vào khoa học , chửi Trời , mắng Đất .... chỉ vì cái ngu si vĩ đại ,nay vỡ ra tí đỉnh , cứ ngỡ là " ta "có thể thay Trời .
    Cám ơn bài post của bạn BH . Loanh quanh chi cho đời thêm mệt , đi đâu cũng tìm về Phật pháp , về với thuyết Duyên Khởi .
    Quả thật khoa học thoạt đầu ,làm mọi người bái phục . Rồi qua giai đoạn cực thịnh của nó . ... tự nó đưa chính nó vào ngõ bí .

    Hơn năm năm cách đây ,các nhà tìm tòi lại ca tụng cà phê là thuốc tri bá bệnh , chữa ngừa nào tim mạch , tiểu đường , thận gan .... hàm bà làng sáng cấu !
    Tương tự với tôm , trứng ; trước đây cho rằng không tốt vì có nhiều cholesteron , nay thì ngược lại , tốt , tốt ...

    Nay chip thông minh ra đời , robots thay người trên nhiều lãnh vực . Thì cũng đẻ ra mối âu lo , robots sẽ ngày nào đó thống trị loài người .
    Hiện giờ ,biết bao bịnh kháng thuốc . Bao bịnh lạ phát sinh : trăm thứ ung thư , hoại tử , flesh eating ..... Người ăn thịt người !!!

    Ôi , ai tạo ra quả trứng ? Ai tạo ra con gà ? Ai tạo ra con người _ Chắc chắn không từ khỉ rồi _ ? Ai ? Ai ? Ai ???
    Ngay cả có tư tưởng báng bổ thân phận con người tin vào Tiến Hóa luận của Darwin đi nữa th́ chúng ta vẫn không thể không tiếp tục câu hỏi truy t́m đến tận nguồn: AI là người đă tạo ra những con khỉ để chúng tiến hóa thành con người ? (cười)
    Khoa học vẫn cứ làm nhiệm vụ mà con người giao phó cho nó và cũng chính con người phản biện những kết quả mà Khoa học khám phá một khi nó đụng chạm vào những triết lư tôn giáo vốn được xem nền tảng tồn tại giá trị con người. Tuy thế chúng ta cũng cần khai triển rộng ư tưởng này rằng người bỏ Đạo sẽ kéo theo sự suy thoái đạo đức (?). Có nhiều người không tín ngưỡng vẫn đă sống cuộc đời mẫu mực và mặc dù vẫn nghĩ tôn giáo đă cho những chuẩn mực cách sống đạo đức tuyệt diệu nhưng đừng quên nó cũng đă sinh ra những tội ác tàn bạo nhất. Dù sao đi nữa, niềm tin vào một đấng sáng tạo toàn năng tự thể nó không hề có một hàm ư đạo đức nào, việc quyết định tuân theo những mệnh lệnh của Ngài (Đức Tin của một người) là đúng hay không đúng luôn luôn tùy thuộc vào bạn. Ngay cả một người có đức tin cũng có thể đánh giá rằng Abraham đă sai khi tuân lệnh Chúa chấp nhận hy sinh Isaac, hoặc Adam có lư khi không nghe lời Ngài và đă ăn quả táo cùng với Ève, để rồi vẫn c̣n được ở bên nàng khi bị trục xuất khỏi thiên đàng. Mặt khác những tên khủng bố đă lao máy bay vào những ṭa nhà ở Hoa kỳ, hay làm nổ bom giữa đám đông ở London, Madrid hay Tel Aviv không phải chỉ là ngu ngốc khi tưởng tượng rằng họ tuân lệnh thánh Alah; cho dù họ nghĩ vậy đi nữa, họ cũng đă làm điều ác khi tuân lệnh Ngài.

    Quay trở lại Khoa Học cho dù mục đích những nghiên cứu của nó truy t́m rốt ráo mọi việc bằng thực chứng mà nhiều người cho rằng công việc này đang chối bỏ hay thu hẹp quyền năng của Thượng Đế nhưng cho dù thế nào đi nữa không một ai có thể phủ nhận khoa học quan trọng lớn thế nào đối với cuộc sống con người và trên một nghĩa khác nghĩa vụ của con người chính là Khoa Học. mà ngay cả ở đây chúng ta vẫn có thể nghĩ đó cũng chính là công việc mà Thượng Đế giao phó cho con người.
    Không có khoa học chắc chắn bạn, bên kia nửa ṿng trái đất, không thể nào đọc đước những ư nghĩ này của tôi gơ vào máy gấn như tức thời chỉ sau một cú click. Không có Khoa học con người vẫn sống như thời tiền sử tiên đoán thời tiết ù ơ ví dầu theo sao trới, bệnh tật th́ phó mặc cho bùa ngải, cho thánh thần quyết định sống chết.
    Các nhà thiên văn đang cố gắng nh́n sâu hơn vào không gian và các nhà vũ trụ học có thể mở rộng các phương tŕnh để mô tả nhiều hơn về vũ trụ, các nhà di truyền học tháo gỡ tất cả những bí mật của gene người và các nhà sinh học tiến hoá khám phá nhiều hơn nữa nguồn gốc và sự phát triển của cuộc sống. Tất cả họ đang cố gắng trả lời những những câu hỏi thần học hóc búa. Trong kỷ nguyên này của khoa học chúng ta có thể hỏi tôn giáo có vai tṛ ǵ? Khoa học và tôn giáo cùng tương hỗ cho nhau như thế nào?

    Nhưng cho dù có đặt câu hỏi như thế nào đi nữa ở đây tôi vẫn muốn lập lại một câu nói của Einstein; “Một điều mà con người không bao giờ hiểu được là tại sao con người lại hiểu được Vũ Trụ ?”
    Phải chăng ông muốn nói rằng Thượng Đế đă tạo ra Con Người với mặc định là con người PHẢI hiểu được Vũ Trụ.

  4. #4
    tran truong
    Khách
    Chính khoa học đi lên mỗi ngày , người ta mới khám phá ra vũ trụ kỳ bí mầu nhiệm : Black Hole . Và còn dài .. dài .....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 26
    Last Post: 27-04-2015, 01:05 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 04-03-2013, 11:30 PM
  3. Replies: 47
    Last Post: 14-02-2013, 10:54 PM
  4. D̉NG CHUÁ CỨU THẾ THÁI HÀ KÊU CỨU !
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 25
    Last Post: 01-11-2011, 07:31 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 17-08-2011, 12:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •