Khu trục hạm USS Dawey mang tên lửa dẫn đường tham gia cuộc tập trận RIMPAC ngày 10/07/2018.
Ảnh:Hải quân Mỹ/REUTERS

Hải Quân Hoa Kỳ ngày 12/07/2018 báo động tàu do thám của Hải Quân Trung Quốc đă hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi đảo Hawaii trong lúc Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2018.

Theo lời Phó đô đốc Charles Brown, phát ngôn viên Hạm Đội Thái B́nh Dương Mỹ được đài truyền h́nh Mỹ CNN trích dẫn, Hạm Đội Thái B́nh Dương đang "theo dơi một tàu giám sát của Hải Quân Trung Quốc hoạt động ngoài khơi đảo Hawaii từ ngày 11/07/2018 nhưng không thâm nhập vào hải phận của Hoa Kỳ". Tuy nhiên Hải Quân Mỹ hy vọng sự hiện diện này không làm gián đoạn cuộc tập trận RIMPAC đang diễn ra trong khu vực.
Đại Diện của Hải Quân Chilê, Phó đô đốc Pablo Niemann trả lời báo Hawaii Star Advertiser tỏ ra "thất vọng" về sự hiện diện của một con tàu không được mời tham gia RIMPAC và lo ngại sự kiện này có thể làm gián đoạn các chương tŕnh tập trận đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu mang tên Vành Đai Thái B́nh Dương.
Trích dẫn một nguồn tin chính thức, đài CNN khẳng định Trung Quốc từng điều tàu do thám tới theo dơi RIMPAC diễn ra vào năm 2014 và 2016.
Năm 2014 cũng là lần đầu Trung Quốc được mời tham dự chiến dịch Vành Đai Thái B́nh Dương.

RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần. Đợt tập trận 2018 mở ra từ ngày 27/06/2018 đến 02/08/2018 chủ yếu diễn ra trong vùng biển quanh quần đảo Hawaii và phía nam tiểu bang California, Hoa Kỳ. 26 quốc gia tham dự trong đó có Việt Nam. Tháng 5/2018, Ngu4 Giác Đài đă rút lại lời mời với Hải Quân Trung Quốc v́ lư do Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Cũng tin liên quan HQ Trung quốc

Trung Quốc hạ thủy 2 chiến hạm, quyết cạnh tranh với Mỹ

Trung Quốc vừa hạ thủy cùng lúc 2 tàu khu trục tải trọng 13.000 tấn, một nỗ lực được các chuyên gia đánh giá rằng nhằm cạnh tranh với Mỹ ở Thái B́nh Dương.
Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng có. Đầu tháng 7, Bắc Kinh đă hạ thủy cùng lúc 2 tàu khu trục Type-055, lượng choán nước 13.000 tấn. Những tàu chiến được giới thiệu là tinh vi và nguy hiểm nhất châu Á.
Timothy Heath, nhà phân tích thuộc Tập đoàn RAND (tổ chức tư vấn quốc pḥng cho Ngũ Giác Đài) nói với CNN: “Lớp tàu này có thiết kế tinh xảo, tàng h́nh, radar hiện đại và kho vũ khí lớn. Nó có lượng choán nước lớn hơn hầu hết tàu khu trục Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Việc hạ thủy cùng lúc 2 tàu chiến lớn cho thấy năng lực đóng tàu đáng kinh ngạc của Trung Quốc và tham vọng xây dựng sức mạnh xa bờ của Bắc Kinh. Theo China Daily, Type-055 sẽ tăng gấp đôi sức mạnh hỏa lực so với Type-052D, tàu chiến mặt nước mạnh nhất ở thời điểm hiện tại của Trung Quốc.


2 tàu khu trục Type-055 mới được hạ thủy cùng lúc của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Tàu khu trục Type-055 có lượng choán nước lớn hơn khoảng 3.000 tấn so với các chiến hạm của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Biển Đông, Type-055 sẽ có lợi thế đáng kể so với tuần dương hạm lớp Ticonderoga, lượng choán nước 10.000 tấn của Mỹ, hay tàu khu trục lớp Arleigh Burke, lượng choán nước 9.0000 tấn.
Peter Layton, thuộc Viện Griffith châu Á, nhận xét lượng choán nước lớn hơn thường đem lại cảm giác mạnh hơn, đặc biệt là ở phương diện ngoại giao. “Trung Quốc có thể tạo ra một sức nặng ngoại giao hải quân. Khi các tàu chiến lớn cập cảng quốc gia nào đó, nó dễ dàng đánh lừa người dân địa phương về sức mạnh”, ông Layton nói.với số lượng các tàu chiến phủ rộng khắp đại dương trên thế giới.
Theo một báo cáo trước đó của tạp chí Diplomat, chỉ trong 6 năm từ 2011 đến cuối 2017, Trung Quốc đă đóng mới tới 19 tàu khu trục, trung b́nh 3 tàu/năm. Cùng khoảng thời gian đó, Mỹ bắt đầu đóng mới 3 tàu khu trục tàng h́nh lớp Zumwalt và 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Tổng cộng Mỹ đóng mới 11 tàu trong 6 năm.
Người ta không thể biết các tàu đóng mới siêu nhanh này của Trung Quốc tốt hay xấu. Chúng cứ thế ồ ạt được đưa vào trang bị trong Hải quân Trung Quốc. Các thông tin về thử nghiệm chưa bao giờ được công bố.

Không tiếc tiền để đua với Mỹ

Nhà phân tích Heath nhận xét việc hạ thủy cùng lúc 2 tàu chiến ở một nhà máy cho thấy quy mô khổng lồ của nhà máy đóng tàu Trung Quốc. Các nước lớn trên thế giới, bao gồm Mỹ thường chỉ đóng mới một tàu ở một nhà máy. Bên cạnh đó, duy tŕ 2 dây chuyền sản xuất đồng thời ở một nhà máy là rất đắt đỏ.
“Điều đó cho thấy rằng mục tiêu của Bắc Kinh quan trọng hơn chi phí. Trung Quốc sẽ chi tiền cho bất kỳ điều ǵ cần thiết để hoàn thành kế hoạch trong thời gian ấn định”, ông Heath nói.
Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm t́nh báo liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương, Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ không tiếc tiền trong cuộc chạy đua với Mỹ. Ông dự đoán Bắc Kinh sẽ đóng mới khoảng 20 tàu khu trục Type-055 và nhiều tàu hộ vệ Type-054 để phục vụ cho 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030.
Ngoài đóng mới tàu chiến, các nhà máy khác ở Trung Quốc cũng đang chế tạo tàu đổ bộ, phát triển pháo điện từ, máy bay siêu thanh và hệ thống phóng điện từ cho tàu sân bay mới. Tất cả phục vụ cho mục tiêu cạnh tranh với Mỹ ở Thái B́nh Dương và xa hơn là những vùng biển khác trên thế giới.
RFI, ZingNews