Results 1 to 2 of 2

Thread: V́ sao các hài cốt Triều Tiên trao trả cho Mỹ được phủ cờ Liên Hợp Quốc?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    V́ sao các hài cốt Triều Tiên trao trả cho Mỹ được phủ cờ Liên Hợp Quốc?


    55 bộ hài cốt được trao trả hôm 27/7 đều được phủ cờ của Liên Hợp Quốc thay v́ cờ Mỹ, dù đây được cho là một phần cơ thể của binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên.

    Máy bay vận tải của quân đội Mỹ ngày 27/7 đă chuyển 55 bộ hài cốt được cho là của binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) từ thành phố Wonsan của Triều Tiên về căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc. Lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc đă tổ chức lễ đón hài cốt theo nghi thức quân đội tại căn cứ Osan.
    Mỗi bộ hài cốt được một binh sĩ đại diện cho từng binh chủng thuộc quân đội Mỹ chuyển từ máy bay lên xe ô tô chờ sẵn. Phủ lên mỗi bộ hài cốt này là lá cờ màu xanh đặc trưng của Liên Hợp Quốc. Theo Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis, việc phủ cờ của Liên Hợp Quốc thay v́ cờ Mỹ do không ai biết đây có thực sự là hài cốt của các binh sĩ Mỹ hay không.

    “Các bạn để ư rằng sẽ có một lá cờ màu xanh của Liên Hợp Quốc phủ lên mỗi bộ hài cốt. Nhiều quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cũng có binh sĩ mất tích. Chúng tôi không biết hài cốt ở bên trong chiếc hộp đó là của ai”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Mattis nói trong cuộc họp báo ngày 27/7.
    Trước khi các bộ hài cốt này được đưa về nơi chôn cất, các sĩ quan quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Hawaii sẽ có trách nhiệm kiểm tra và tiến hành giám định pháp y để xác định xem đó có thực sự là hài cốt của binh sĩ Mỹ hay không. Trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên, có nhiều binh sĩ nước ngoài như Australia hay Pháp cũng tham gia chiến đấu bên cạnh các binh sĩ Mỹ.
    “Chưa có dấu hiệu nào cho thấy có điều ǵ sai sót ở đây, nhưng chúng tôi cũng không biết chắc chắn. Chúng tôi không thể xác nhận điều này. Đó là lư do chúng tôi phải giám định pháp y tất cả”, ông Mattis nói thêm.
    “Sau khi chúng tôi xác minh xong, các bộ hài cốt này sẽ được trả lại (cho gia đ́nh). Hài cốt có thể được đưa về Australia hay Pháp. Các nước này đều có người mất tích. Đây là nỗ lực quốc tế trong việc đưa hài cốt về gia đ́nh của họ”, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho biết thêm.


    55 bộ hài cốt đều được phủ cờ Liên Hợp Quốc (Ảnh: Bộ Quốc pḥng Mỹ)

    Sau khi chiến tranh nổ ra giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào năm 1950, các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu đă nhanh chóng can thiệp để bảo vệ Hàn Quốc. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă nhất loạt thông qua Nghị quyết 82 và 83 lên án hành động gây hấn của Triều Tiên và đề xuất hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc. Mỹ là nước đóng góp phần lớn trong lực lượng liên quân của 21 quốc gia tham gia cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiêọa
    Khoảng 36.500 lính Mỹ đă thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên, song hài cốt của hơn 7.700 người vẫn chưa được t́m thấy. Khoảng 5.300 hài cốt được cho là vẫn nằm trên lănh thổ Triều Tiên. Mỹ và Triều Tiên từng tiến hành các cuộc t́m kiếm hài cốt chung từ năm 1996 đến năm 2005 trước khi dừng lại do quan hệ song phương bị xấu đi.

    Việc chuyển giao hài cốt diễn ra đúng vào dịp Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ kỷ niệm 65 năm kư thỏa thuận đ́nh chiến kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Đây cũng là một phần trong cam kết chung giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore hồi tháng 6.
    Theo Dân Trí

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Quân đội Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra 55 bộ hài cốt do Triều Tiên trao trả trong tuần này để xác nhận danh tính của các binh sĩ thiệt mạng trong cuộc chiến tranh xảy ra cách đây hơn 60 năm.

    55 bộ hài cốt của các binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) được Triều Tiên trao trả cho Mỹ hôm 27/7 sẽ được đưa tới một pḥng thí nghiệm quân sự ở Hawaii. Tại đây, những bộ hài cốt này sẽ trải qua quá tŕnh kiểm tra kỹ lưỡng để xác định chính xác danh tính của những người đă thiệt mạng từ cách đây hàng chục năm.
    Việc nhận dạng các bộ hài cốt này phụ thuộc vào nhiều manh mối khác nhau và quá tŕnh này thường mất nhiều thời gian. Thậm chí có những bộ hài cốt mất tới vài chục năm kiểm tra nhưng vẫn không thể xác định được danh tính.
    Trong một số trường hợp, những thẻ quân nhân được t́m thấy cùng hài cốt có thể giúp xác định danh tính của binh sĩ, thậm chí những mẩu quần áo c̣n sót lại cũng có thể giúp xác định loại nguyên liệu được sử dụng để may quân phục. Những chiếc răng có thể được đem đi đối chiếu với hồ sơ nha khoa, trong khi xương có thể giúp xác định chiều cao của binh sĩ.
    Theo ông Charles Prichard, người phát ngôn của Cơ quan Phụ trách Tù binh chiến tranh/Mất tích trong chiến tranh thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ, h́nh dạng của xương đ̣n gánh cũng có thể được dùng để đối chiếu với hồ sơ chụp quang tuyến X từ cách đây hàng chục năm.

    Nếu cần phân tích DNA, các mẫu hài cốt sẽ được gửi tới một pḥng thí nghiệm tại căn cứ không quân Dover ở Delaware, Mỹ. Theo Timothy McMahon, giám đốc Cơ quan Phân tích DNA thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ, các mẫu xương hoặc răng rất nhỏ, thậm chí chỉ tương đương với xương của một đốt ngón tay, cũng đủ để tiến hành phân tích DNA.
    Mỗi mẫu xương sẽ được làm sạch để loại bỏ những chất bẩn trên bề mặt, sau đó nghiền thành bột mịn và xử lư bằng chất có khả năng ḥa tan xương trước khi gửi đi phân tích DNA. DNA này sẽ được so sánh với các mẫu gen từ người thân c̣n sống của các binh sĩ.
    Kể từ năm 1992, quân đội Mỹ đă thu thập DNA từ người thân sống trong gia đ́nh của các binh sĩ và đă tiếp cận người thân của 92% trong tổng số 8.100 binh sĩ Mỹ được cho là mất tích trong chiến tranh Triều Tiên. Mục đích của việc phân tích các mẫu xương là để t́m ra DNA chung giữa những người thân và các binh sĩ có hài cốt được kiểm tra, từ đó kết luận xem họ có quan hệ huyết thống hay không.
    Sau khi phân tích các mẫu DNA và t́m ra sự kết nối giữa các bộ hài cốt và những người thân của họ, các nhà khoa học tại pḥng thí nghiệm tại căn cứ không quân Dover sẽ phỏng đoán danh tính của bộ hài cốt và gửi kết quả về Hawaii. Tại đây, kết quả này sẽ được kết hợp cùng một loạt các chứng cứ khác để xác định chính xác danh tính của binh sĩ.
    Ngoài nhận dạng những bộ hài cốt trong chiến tranh Triều Tiên, pḥng thí nghiệm tại Dover cũng chịu trách nhiệm xác định danh tính các binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh vùng Vịnh ở Iraq.


    Quá tŕnh kéo dài

    Theo phát ngôn viên Prichard, nếu mẫu xương đ̣n của bộ hài cốt trùng khớp với hồ sơ chụp X-quang trước đó th́ có thể chỉ mất 3 ngày để xác định danh tính. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp phải mất tới vài thập niên mới có thể xác định được danh tính. Ông Prichard cho biết một số bộ hài cốt được trao trả trong giai đoạn từ 1990-2005 cho đến nay vẫn chưa rơ danh tính.
    Khoảng 36.500 binh sĩ Mỹ đă thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên, song hài cốt của hơn 7.700 người vẫn chưa được t́m thấy. Trong số này, khoảng 5.300 hài cốt được cho là vẫn nằm trên lănh thổ Triều Tiên.
    Mỹ và Triều Tiên từng tiến hành các cuộc t́m kiếm hài cốt chung từ năm 1996 đến năm 2005 trước khi dừng lại do quan hệ song phương bị xấu đi. Các đội t́m kiếm chung giữa hai nước đă tiến hành 33 đợt t́m kiếm và thu thập được 229 hài cốt của binh sĩ Mỹ. Lần gần đây nhất Triều Tiên trao trả hài cốt cho Mỹ là vào năm 2007.
    Dân Trí

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 14-11-2014, 12:15 PM
  2. Replies: 15
    Last Post: 14-08-2013, 05:39 AM
  3. Replies: 6
    Last Post: 26-05-2013, 08:37 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 22-01-2013, 02:32 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 21-12-2012, 08:16 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •