Một cuộc phóng thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) Minuteman III từ căn cứ KQ Vandenberg, California

Không quân Mỹ buộc phải nhấn nút tự hủy sau khi tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III, trị giá 7 triệu USD, bị chệch quỹ đạo trong một thử nghiệm gần đây.

Theo Military.com, website chính thức của quân đội Mỹ, sự cố hy hữu xảy ra vào ngày 31/7. Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, không mang đầu đạn, được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Tuy nhiên, vài phút sau khi tên lửa được phóng đi, quỹ đạo của nó đột nhiên xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Trung tâm chỉ huy tại căn cứ Vandenberg buộc phải nhấn nút tự hủy hoả tiễn QS trị giá 7 triệu USD để tránh tai nạn xảy ra ngoài ư muốn. Tên lửa rơi xuống ở một vị trí không xác định trên Thái B́nh Dương. Bộ chỉ huy Tấn công toàn cầu, Không quân Mỹ từ chối b́nh luận khi vụ việc đang được điều tra.
Tướng John Hyten, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ, nói quá tŕnh thử nghiệm tên lửa gần như hoàn hảo, cho đến khi ở một nơi nào đó trong đường bay, “chúng tôi nhận thấy sự bất thường”.
Vị tướng cho biết thêm khi sự bất thường xuất hiện, đạn đạo bay của tên lửa vẫn an toàn, nhưng “chúng tôi đă quyết định phá hủy tên lửa trước khi t́nh huống trở nên xấu đi. Đó là một lựa chọn sáng suốt”, tướng Hyten nói.

Không quân Mỹ đang điều tra chi tiết vụ việc để xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi bất thường trong quỹ đạo bay. Đối với ICBM, quỹ đạo bay được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Sau khi hỏa tiễn rời bệ phóng, nó được theo dơi bởi sĩ quan kiểm soát chuyến bay (MFCO).
Vài giây sau khi tên lửa rời bệ phóng là giai đoạn quan trọng nhất. Lỗi nếu có thường xuất phát ở giai đoạn này. MFCO có thể chỉ có vài giây để đưa quyết định có phá hủy tên lửa hay không, nếu sự cố xuất hiện. Điều đó khiến MFCO có trách nhiệm rất nặng nề trong việc quyết định số phận của vũ khí. Ở các giai đoạn sau của tên lửa, MFCO sẽ hành động theo sự phê chuẩn của cấp trên.
Tướng Hyten cho biết sự cố hôm 31/7 là lư do tại sao Mỹ thường xuyên thử nghiệm các tên lửa để kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống. “Chúng tôi phải đảm bảo rằng mọi thứ vận hành đúng cách. Chúng tôi học được nhiều từ những thất bại hơn là thành công. Thử nghiệm thất bại không làm suy yếu khả năng tấn công của Mỹ”, tướng Hyten nói.

Vũ khí hạt nhân của Mỹ tinh xảo như xe Ferrari


Hỏa tiễn Liên lục địa LGM-30 Minuteman III của Mỹ

Nhà phân tích Mỹ nhận xét tên lửa hạt nhân của Nga ngày càng hiện đại, trong khi Mỹ vẫn duy tŕ kho vũ khí hạt nhân từ những năm 1970 nhưng tinh xảo như siêu xe Ferrari.
Trong cuộc tranh luận với bà Hillary Clinton vào ngày 26/9/ 2016, Donald Trump, lúc đó là ứng viên đảng Cộng Ḥa, nói rằng Nga đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân và có năng lực hơn so với Mỹ. Câu hỏi được giới phân tích đặt ra liệu kho vũ khí hạt nhân của Nga có thực sự tốt hơn Mỹ?
Trong cuộc phỏng vấn của Business Insider, tiến sĩ Jeffrey Lewis, người sáng lập tạp chí Arms Control Wonk, cho rằng Nga phát triển các tên lửa mới và nâng cấp đầu đạn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng kho vũ khí hạt nhân Nga tốt hơn Mỹ không thực sự chính xác.

Nga thích tên lửa di động

RS-24 Yars là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Moscow. Tên lửa được giới thiệu vào năm 2000 có thể tấn công bất kỳ nơi đâu trên lănh thổ Mỹ. Một số nguồn tin nói rằng RS-24 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.
10 đầu đạn tái nhập bầu khí quyển với tốc độ siêu thanh và Mỹ không có công cụ thực sự hiệu quả để chống lại cuộc tấn công khủng khiếp như vậy. Trung Quốc cũng đang phát triển công nghệ tương tự.


RS-24 Yars, hỏa tiễn liên lục địa được xem là vũ khí nguy hiểm nhất của Nga hiện nay

“Nga đă thể hiện sự lựa chọn thiết kế tên lửa thực sự khác biệt so với chúng ta khi đề cập đến các ICBM mới. Họ phát triển vũ khí hạt nhân theo chiều hướng cải tiến hay có thể cập nhật theo chu kỳ một thập kỷ hoặc lâu hơn ”, tiến sĩ Lewis nói.
Vị tiến sĩ nhận xét, vũ khí hạt nhân của Nga mới hơn nhưng chúng chỉ phản ánh triết lư thiết kế và không đồng nghĩa với việc tốt hơn so với Mỹ. Sự khác biệt không chỉ dừng lại ở đó. Nga thích đặt các tên lửa lên xe tải, trong khi Mỹ thích các silo cố định trong ḷng đất.

Những năm Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng thử nghiệm lắp ICBM lên xe tải nhưng với tiêu chuẩn an toàn cao của Mỹ, việc đặt tên xe tải không thực sự phù hợp. “Nếu bạn nh́n vào chiếc xe tải dùng để lắp tên lửa của Mỹ, nó đắt gấp 10 lần. Nó có thể chống bức xạ hạt nhân và ít bị tổn thương. Chúng tôi mạ vàng chiếc xe để có được điều đó”, Lewis nói.
Ông Lewis đánh giá Moscow xây dựng chiến lược vũ khí hạt nhân theo kiểu “tàn phá”. Một tên lửa mang theo 10 đầu đạn hạt nhân sẽ có mức độ phá hủy khủng khiếp. “Bạn có thể nh́n thấy điều đó ở Syria, đó là cách họ thể hiện (sự tàn bạo) nó”, Lewis nói về chiến dịch không kích của Nga tại Syria.
Ví dụ khác là trường hợp Nga ṛ rỉ vũ khí hạt nhân Startus 6 với biệt danh “vũ khí ngày tận thế”. Nó là một robot tàu ngầm mang theo vũ khí hạt nhân có thể phá hủy thành phố ven biển, gây ô nhiễm phóng xạ nặng khiến người dân không thể sinh sống trong nhiều năm.
Ông Lewis cáo buộc chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga là “vô đạo đức”.

Tên lửa Mỹ tinh vi như Ferrari

Hiện Minuteman III là tên lửa liên lục địa chủ lực của Mỹ được giới thiệu vào những năm 1970 và chỉ mang theo một hoặc 3 đầu đạn hạt nhân. Tiến sĩ Lewis nói rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ đẹp, tinh xảo như siêu xe Ferrari và được thiết kế với hiệu suất cao. Các máy móc được chế tạo tinh xảo và gần như không bị lạc hậu theo thời gian.
“Chúng tôi ưa thích sự chính xác, vũ khí hạt nhân của Mỹ tuy nhỏ bé nhưng có thể bay lọt qua cửa sổ và thổi bay ṭa nhà”, tiến sĩ Lewis nói. Ngoài ra, sự khác biệt c̣n ở yếu tố nhân sự, Mỹ sử dụng quân nhân chuyên nghiệp được đào tạo bài bản trong thời gian dài. Trong khi Nga vẫn duy tŕ chủ yếu lính nghĩa vụ.
Tính chuyên nghiệp là cốt lơi của quân đội Mỹ. “Chúng tôi nhấn mạnh đến tính xác hơn khả năng phá hủy của vũ khí”, Lewis nhận xét. Chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ là chính xác, chuyên nghiệp, đáng tin cậy và ít gây nguy hiểm cho môi sinh con người.
ZingNews