Results 1 to 3 of 3

Thread: Luật sư: ‘Nhân chứng bất ngờ phản cung tại phiên xử Lê Đ́nh Lượng’

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Luật sư: ‘Nhân chứng bất ngờ phản cung tại phiên xử Lê Đ́nh Lượng’


    Ông Lê Đ́nh Lượng tại phiên ṭa ở Nghệ An ngày 16/8/2018.

    Một luật sư bào chữa cho nhà hoạt động Lê Đ́nh Lượng cho VOA biết hai nhân chứng được triệu tập đến phiên ṭa ngày 16/8 đă bất ngờ phản cung; phủ nhận các lời khai trước đây về tội trạng của ông Lượng v́ khi ấy họ bị nhục h́nh và bức cung phải khai ông Lượng có tội. Thế nhưng khi các luật sư yêu cầu đối chứng th́ ṭa nói hai nhân chứng bị bệnh nên “không thể tiếp tục làm việc được.”
    Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh cho biết hai nhân chứng Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng, được biết trước đây đă khai nhận các hành vi phạm tội liên quan đến nhà hoạt động v́ môi trường Lê Đ́nh Lượng, tại phiên ṭa ở Nghệ An hôm 16/8 đă phản cung:
    “Có hai người làm nhân chứng của vụ án, là Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng, họ đều phản cung, đều phủ nhận những lời khai trước đây mà họ từng khai nói rằng ông Lượng có tội. Họ nói rằng cơ quan điều tra đă dùng nhục h́nh, đánh đập, bức cung, ép cung nên buộc họ phải khai là ông Lượng có tội.”
    Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh cho biết thêm khi các luật sư yêu cầu thẩm vấn hai nhân chứng đang có mặt tại ṭa, “th́ hết sức khôi hài, cán bộ dẫn giải xuất hiện và cho biết ông Hóa bị viêm họng, ông Dũng bị đau bụng nên không thể tiếp tục làm việc.”


    Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng.

    Luật sư cho biết rằng trong phần tranh luận, nhiều vấn đề về chứng cứ buộc tội, về hành vi của ông Lượng đă được các luật sư đặt ra, phân tích, đánh giá lại và khẳng định rằng: “Không có chứng cứ chứng minh quan điểm truy tố” của Viện Kiểm sát.
    Luật sư bào chữa cho ông Lượng nhận định rằng dù hai nhân chứng đă nói ra sự thật là ông không có tội, nhưng các quan ṭa vẫn lật lọng cho rằng bị cáo có tội.
    “Tại ṭa, trong hoàn cảnh không bị ép buộc ǵ cả nên họ đă khai sự thật. Họ phủ nhận tất cả những lời khai trước đây của họ. Toàn bộ những lời khai trước đây bất lợi cho ông Lượng đă được phủ nhận. Như vậy chứng cứ không c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Ṭa vẫn lật lọng cho rằng ‘có cơ sở có tội’ và tuyên mức phạt rất nặng: 20 năm tù và 5 năm quản chế.”
    Tại ṭa luật sư đă tranh luận rằng các hoạt động của ông Lượng đối với xă hội, thực chất đó chỉ là những hành vi của một cựu quân nhân sống có trách nhiệm cao với cộng đồng, với địa phương và là một công dân thực hiện quyền tham gia xây dựng, quản lư Nhà nước theo hiến pháp mà thôi, Luật sư Mạnh viết trên Facebook hôm 16/8.

    Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa là nhân chứng tại phiên ṭa xử ông Lê Đ́nh Lượng, đồng thời cũng là hai nhà hoạt động đang chịu án tù v́ các bài viết chỉ trích chính quyền đăng tải trên mạng xă hội và giúp ngư dân các tỉnh miền trung khiếu kiện đ̣i nhà máy Formosa bồi thường thiệt hại do chất thải độc hại xả ra môi trường biển.
    Trong một phiên ṭa phúc thẩm tại Nghệ An hôm 15/8, Nguyễn Viết Dũng bị kết án 6 năm tù và 5 năm quản chế v́ tội “Tuyên truyền chống Nhà nước.” Trước đó vào tháng 9/2017, chính quyền thông báo bắt tạm giam Dũng sau khi lan truyền tin nhà tranh đấu này đă bị một nhóm người mặc thường phục bắt cóc.
    Luật sư Nguyễn Khả Thành, người lẽ ra bào chữa cho ông Dũng trong phiên ṭa này, cho VOA biết nhận định của ông về bản án đối với thân chủ, và các thủ tục tố tụng rất “cập rập."
    “Quan điểm của tôi là Nguyễn Viết Dũng chỉ thực hiện các quyền đă được pháp luật quy định, chứ không phạm tội ‘tuyên truyền chống nhà nước.” Tôi không tham gia phiên ṭa được v́ mới nhận điện thoại cách giờ xét xử 12 tiếng trong khi tôi cách Nghệ An gần cả ngàn km nên không dự kịp. Hơn nữa, tôi chưa được cấp giấy và chưa được vào tiếp xúc với Dũng hay tham gia phiên ṭa.”


    Xét xử Nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa.

    Cùng cáo cuộc với Dũng, nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa bị bắt đầu năm 2017 do đă sử dụng Facebook để “gieo rắc tuyên truyền phản động chống lại chính sách của đảng cộng sản và nhà nước thông qua các bài viết, video, và h́nh ảnh có nội dung tiêu cực,” và vào tháng 11/2017 bị xử 7 năm tù, 3 năm quản chế tại một ṭa án ở tỉnh Hà Tĩnh, theo truyền thông Việt Nam.
    Đài truyền h́nh ABC News gần đây nhận định rằng hiện tượng ép cung hay những lời thú tội được ghi h́nh khá phổ biến ở quốc gia cộng sản Việt Nam.
    Các tổ chức nhân quyền thường xuyên lên tiếng chỉ trích tŕnh trạng vi pham nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi Hà Nội hủy bỏ mọi các buộc, trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với các nhà tranh đấu.

    Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm 16/08/2018 ra thông cáo lên án bản án kỷ lục 20 năm tù dành cho ông Lê Đ́nh Lượng với cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền », và kêu gọi các dân biểu châu Âu có phản ứng.

    Thông cáo cho rằng đó là bản án tù dài nhất từ trước đến nay đối với một công dân chỉ muốn thông tin cho công chúng, được tuyên trong một phiên ṭa nhanh gọn, các nhân chứng có lợi cho bị cáo không được mời ra. Một trong những « tội » của ông Lê Đ́nh Lượng là tố cáo trên Facebook việc tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Hà Tĩnh và những thiếu sót của chính quyền trong thảm họa này.
    Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái B́nh Dương của RSF, tuyên bố : « Bản án nặng nề dành cho ông Lê Đ́nh Lượng là một dấu hiệu mới đáng lo ngại về việc đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường trấn áp ». RSF kêu gọi các dân biểu châu Âu « đ́nh chỉ tất cả các dự án hợp tác thương mại », trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị thông qua một hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam trong năm 2018.
    Thông cáo cũng nhận xét, khác với trường hợp các blogger khác, cáo trạng dựa vào những dữ liệu trên Facebook mang tên « Lỗ Ngọc » của ông Lê Đ́nh Lượng, thay v́ nội dung các bài viết. Như vậy bản án dành cho ông mang hơi hướng của Luật An ninh mạng được thông qua cách đây hai tháng. Phóng viên Không biên giới nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức này năm 2017.

    Cũng tin về Việt Nam Tổ chức Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) hôm 16/08/2018 cũng ra thông cáo đ̣i hỏi chính quyền Việt Nam phải lập tức mở điều tra về việc một nhóm các nhà hoạt động bị công an đánh đập khi tham dự một buổi tŕnh diễn những bài hát trước năm 1975 trong một quán cà phê nhỏ.
    Theo thông cáo, ca sĩ Nguyễn Tín, chuyên hát nhạc t́nh và nhạc lính Cộng Ḥa, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và người tổ chức Nguyễn Đại cho biết đă bị công an đánh đập nhiều nhất. Bà Trang sau đó phải nhập viện, c̣n các ông Nguyễn Tín và Nguyễn Đại bị bịt mắt, bị đánh, rồi thả xuống một địa điểm hoang vắng dọc đường.
    Bà Clare Algar, giám đốc các hoạt động toàn cầu của Amnesty International, tuyên bố : « Chính quyền Việt Nam phải mở điều tra độc lập ngay lập tức về các cáo buộc trên, phù hợp với các nghĩa vụ theo Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn ».
    VOA & RFI

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Ân xá Quốc tế kêu gọi điều tra vụ công an tra tấn người sau đêm nhạc Nguyễn Tín


    Ca sỹ bất đồng chính kiến Nguyễn Tín (phải) và blogger Phạm Đoan Trang bị công đánh đập 'dă man' sau đêm diễn của Tín tại pḥng trà Casanova ở TP HCM hôm 15/8.

    Tổ chức Amnesty International (Ân xá Quốc tế) kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cáo buộc về việc công an tra tấn và hành hung những người đến tham dự đêm tŕnh diễn ca nhạc của ca sỹ đấu tranh dân chủ Nguyễn Tín hồi đầu tuần này tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    “Các quan chức Việt Nam phải ngay lập tức điều tra các cáo buộc cho rằng một nhóm các nhà hoạt động bị công an tấn công và đánh trọng thương trong khi tham dự một buổi tŕnh diễn các ca khúc thời tiền Cộng sản ở Tp HCM hôm 15/8,” Amnesty International nói trong một thông cáo ra ngày 16/8.

    Sau khi ập vào làm gián đoạn buổi diễn, trong đó ca sỹ từng tham gia biểu t́nh chống dự luật Đặc khu ngày 10/6 Nguyễn Tín tŕnh diễn các t́nh khúc phi chính trị được sáng tác trước năm 1975, cảnh sát kiểm tra chứng minh thư của người đến dự và sau đó đánh đập ‘dă man’ những khách tham dự và người biểu diễn.
    Chính quyền Việt Nam vẫn c̣n đặc biệt nhạy cảm với di sản văn hóa của miền nam Việt Nam thời kỳ trước chiến thắng của Đảng Cộng sản trong chiến tranh Việt Nam vào tháng 4/1975, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.


    Click on image to Nguyen Tin FB

    Ca sỹ bất đồng chính kiến Nguyễn Tín cho VOA biết hôm 16/8 rằng công an đánh anh và các nhà hoạt động khác gồm Phạm Đoan Trang và Nguyễn Đại. “Những vị khách đi xem cũng bị đánh,” theo ca sỹ 28 tuổi cho biết.
    Các nhà hoạt động này bị công an đưa đi đến các đồn cảnh sát khác nhau và bị tra tấn đêm ngày 15/8.
    Nguyễn Tín cho biết anh và Nguyễn Đại bị bịt mắt và trùm đầu trước khi bị đưa đến đồn cảnh sát. Họ bị hành hung đánh đập như những “tội phạm khủng bố” và bị “cướp hết tài sản và giấy tờ tùy thân” trước khi bị đưa đi đến những nơi hoang vắng và bị thả ở đó.
    Blogger Phạm Đoan Trang cho biết trên trang Facebook cá nhân rằng cô phải nhập viện v́ bị “chấn động năo.” Nhà báo bất đồng chính kiến này cũng bị công an đưa đến một nơi hoang vắng bên ngoài thành phố và bị đánh tiếp trước khi được thả.


    Click on image to FB

    Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, các giới chức an ninh của TP HCM đă tăng cường sử dụng vũ lực và hành hung quá mức các nhà hoạt động trong thời gian gần đây. Vào tháng 6 năm nay, nhiều người tham gia biểu t́nh chống hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng đă bị công anh bắt giam và bị tra tấn đánh đập.
    “Khi cuộc đàn áp xă hội dân sự của Việt Nam chạm đến ngưỡng đánh đập và tra tấn người đến nghe các bản t́nh ca th́ rơ ràng là t́nh t́nh đă xấu tới mức đáng lo ngại. Tham dự một buổi biểu diễn âm nhạc không phải là một tội và những người dân không nên phải sống trong nỗi lo sợ rằng họ đang đặt ḿnh vào nguy hiểm khi làm việc đó,” Giám đốc Chiến dịch Toàn cầu của tổ chức Ân xá Quốc tế Clare Algar nói trong thông cáo.

    Vào tháng 6, Nguyễn Tín cho VOA biết anh bị bắt giam trong 3 ngày từ 16-18/8 và bị đánh đập v́ tham gia biểu t́nh phản đối hai dự luật một tuần trước đó. Cùng bị bắt với anh trong dịp đó là hàng trăm người dân mà lực lượng công an và an ninh TP HCM cho là có ư định tham gia biểu t́nh ngày 17/6.
    Các nhóm nhân quyền và tôn giáo sau đó đă lên tiếng phản đối gay gắt vụ bắt người và đánh đập của công an hôm 17/6. Các tổ chức này “yêu cầu nhà cầm quyền phải khởi tố điều tra và xét xử những kẻ ra lệnh trực tiếp bắt, tra tấn, đánh đập, hạ nhục người dân vô tội.” Tuy nhiên không có một cuộc điều tra nào được công bố tiến hành cho tới thời điểm này.
    VOA

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Mỹ kêu gọi phóng thích nhà hoạt động Lê Đ́nh Lượng

    Mỹ hôm qua, thứ Sáu 18/08, nói rằng họ hết sức lo ngại về việc một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam bị kết án 20 năm tù trong tuần này, gọi xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và các bản án khắc nghiệt đối với hoạt động tranh đấu ôn ḥa là đáng lo ngại.
    Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc ông Lê Đ́nh Lượng bị kết án sau một phiên ṭa hôm thứ Năm cũng kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức.
    Ông Lượng, 53 tuổi, bị bắt vào năm ngoái sau khi kêu gọi mọi người tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội. Ông viết các bài đăng trên Facebook thể hiện quan điểm chống Đảng Cộng sản và nhà nước, và kêu gọi biểu t́nh chống công ty thép Formosa của Đài Loan. Ông bị buộc tội "lật đổ chính quyền nhân dân."

    "Xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và các bản án khắc nghiệt đối với các nhà hoạt động ôn ḥa b́nh ở Việt Nam là đáng lo ngại," Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
    "Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức và cho phép tất cả các cá nhân ở Việt Nam được bày tỏ quan điểm của ḿnh một cách tự do và tụ tập một cách ôn ḥa mà không sợ bị trả đũa."
    Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho biết Việt Nam trong năm qua đă tăng cường trấn áp quan điểm bất đồng chính kiến và bỏ tù nhiều nhà hoạt động chỉ trích Đảng Cộng sản và nhà nước.

    Tổ chức Ân xá Quốc tế trong một nghiên cứu công bố trước đây trong năm cho biết có ít nhất 97 tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam, đa số sống trong các điều kiện tệ hại và bị ngược đăi.
    Tổ chức Theo dơi Nhân quyền có trụ sở tại New York gọi những cáo buộc nhắm vào ông Lượng là có động cơ chính trị.
    Cũng tin từ VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 04:15 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 12-04-2011, 11:21 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-04-2011, 10:05 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 16-03-2011, 12:14 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 19-02-2011, 08:03 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •