Results 1 to 3 of 3

Thread: Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?


    Đúng 8h15 sáng, 06/08/2018, tiếng chuông tưởng niệm bắt đầu được gióng lên tại Công Viên Tưởng Niệm Ḥa B́nh ở Hiroshima. Đây chính là thời điểm cách nay 73 năm quả bom nguyên tử thứ nhất được chiếc oanh tạc cơ B-29 của Mỹ mang tên Elona Gay thả xuống thành phố vào ngày 06/08/1945, khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng.
    Hai ngày sau,09/08/2018 đúng 11 giờ 2 phút, tiếng chuông ḥa b́nh lại vang lên tại thành phố Nagasaki, đây là thời khắc Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố này khiến hơn 70.000 người thiệt mạng.
    Tại lễ tưởng niệm, thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiên phong hướng tới tạo lập một thế giới không có hạt nhân. Theo hăng tin Nhật Kyodo, với tư cách là nước duy nhất bị bom nguyên tử, Nhật Bản có một vai tṛ trung tâm trong việc thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
    Tổng Thư kư LHQ Antonio Guterres kêu gọi thế giới hăy lắng nghe tiếng nói của các nạn nhân, “quyết tâm để Nagasaki là nơi cuối cùng trên Trái Đất phải chịu đựng thảm họa do vũ khí hạt nhân gây ra”.
    Buổi lễ tưởng niệm diễn ra trong bối cảnh Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đă được LHQ thông qua vào năm 2017, tuy nhiên lập trường giữa các nước sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn khác nhau. Ngay đến Nhật Băn, là quốc gia đầu tiên và cũng là duy nhất đến nay bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, có người đật câu hỏi: để bảo đảm an ninh cho quốc gia, Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân hay không?
    Mời các bạn đọc bài phân tích của Richard A. Bitzinger tựa đề: Does Japan Really Want To Go Nuclear? đăng trên RSIS CommentaryAsia Times được dịch bởi Nguyễn Thị Hồng Thư (NCQT)


    Đă từng có một loạt những bài viết suy đoán rằng nếu Nhật Bản trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân th́ đó có thể là một điều tốt cho an ninh khu vực. Học giả nổi tiếng Walter Russell Mead đă có một bài viết trên tờ Wall Street Journal nêu quan điểm rằng một “nước Mĩ rút khỏi Thái B́nh Dương” – xuất phát từ sự dao động của chính quyền Trump với những cam kết suy yếu ở châu Á – có thể dẫn đến việc Nhật Bản kết luận rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân” có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước này. Gần đây hơn, trên tờ Washington Post Bilahari Kausikan viết rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân, và điều đó chỉ c̣n là vấn đề thời gian, chứ không phải là có xảy ra hay không.

    Thực vậy, cả Mead lẫn Bilahari đều tin rằng chính quyền Trump nên hoan nghênh ư tưởng về một châu Á hạt nhân hóa. Theo Bilahri, điều đó sẽ tạo ra một “sự đối trọng 6 hướng của t́nh trạng hủy diệt lẫn nhau chắc chắn”. Và quả thật, nếu Hoa Kỳ không c̣n đảm bảo an ninh cho Nhật Bản nữa, tức bảo vệ nước này bằng ô hạt nhân Hoa Kỳ, th́ có lẽ Tokyo cần nghiêm túc cân nhắc trở thành quốc gia hạt nhân. Hơn nữa, nh́n chung phải thừa nhận rằng Nhật Bản có năng lực công nghệ để chế tạo bom nguyên tử trong một khoảng thời gian tương đối ngắn – có lẽ là vài tháng, nhiều nhất là vài năm. Tuy nhiên, câu hỏi thiết thực lại là: Nhật Bản có thực sự muốn trở thành quốc gia hạt nhân không?

    Thách thức

    Trước hết, Nhật Bản có thể sẽ nhận thấy trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là một việc khó khăn hơn rất nhiều so với những ǵ nước này hay nhiều người nghĩ. Nó không đơn giản là chế tạo một quả bom nguyên tử. Phải, nếu Nhật Bản chế tạo và thử nghiệm bom hạt nhân, điều đó sẽ tạo ra tác động khắp châu Á và cả thế giới. Nhưng sẽ cần rất, rất nhiều thứ để Tokyo có thể tạo ra được một sự răn đe hạt nhân đáng tin cậy.
    Trước hết, Nhật Bản sẽ cần thử nghiệm và kiểm tra lại năng lực hạt nhân của chính nước này. Phải, những siêu máy tính có thể mô phỏng vài đặc tính của một vụ nổ hạt nhân, nhưng cuối cùng rơ ràng Nhật Bản sẽ phải thực hiện nhiều thử nghiệm hạt nhân trong nhiều năm để tạo ra một lực lượng hạt nhân đáng tin cậy.
    Nhưng nước này sẽ triển khai vũ khí này như thế nào đây? Trên máy bay ư? Nhật Bản không có một máy bay nào đủ khả năng chuyên chở bom hạt nhân, cũng không có máy bay ném bom hay máy bay cường kích chuyên dụng. Đúng là Lực lượng Pḥng vệ Trên không của nước này sử dụng nhiều máy bay chiến đấu phản lực của Hoa Kỳ, đặc biệt là F-15, và quả thật loại máy bay này có thể được cải tiến để chuyên chở vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, điều đó cần có sự cho phép của Hoa Kỳ để mở “hộp đen” của F-15 – nơi chứa các cấu phần điện tử và mă nguồn – nhằm hạt nhân hóa những máy bay này. Và điều này khó mà được Hoa Kỳ cho phép.
    Nhật Bản cũng có thể lắp đặt vũ khí hạt nhân trên hỏa tiễn. Và như thế th́ cần phải thu nhỏ vũ khí hạt nhân lại để lắp đặt vào hỏa tiễn và rồi cần phải cải tiến tên lửa. Nhật Bản có một nền công nghiệp phóng tàu vũ trụ phát triển, nhưng những tên lửa này lại không thể dùng cho lực lượng hạt nhân. Gần như sẽ phải chế tạo một loại tên lửa dùng nhiên liệu rắn chuyên dụng từ con số không.

    Ở đâu?

    Kể cả khi đáp ứng được các tiêu chí đó, th́ Nhật Bản sẽ đặt những tên lửa này ở đâu, trong hầm chứa tên lửa (vốn sẽ dễ bị nguy hiểm trong các trận động đất, mà thiên tai này rất thường xảy ra ở Nhật) hay trên giàn phóng di động? Nhật Bản là một quốc gia nhỏ và đông dân, và vùng nào của Nhật sẽ muốn chấp nhận cho đặt những vũ khí này, nhất là khi nếu bị kẻ thù tấn công chúng sẽ biến địa điểm này thành đích ngắm đầu tiên? Có khả năng nhiều cộng đồng địa phương sẽ làm như Okinawa phản đối kịch liệt việc quân sự hóa địa phương của họ.
    Nhật Bản có thể lắp đặt những tên lửa này lên tàu ngầm, và cần phải chế tạo một loại tên lửa phóng từ tàu ngầm chuyên dụng, được bọc kín phù hợp với việc phóng dưới nước. Nước này cũng sẽ phải phát triển một tàu ngầm mới hoàn toàn (tức loại SSBN) mà rất có thể phải dùng năng lượng nguyên tử. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải vượt qua một chướng ngại công nghệ nữa (một ḷ phản ứng hạt nhân nhỏ và thật an toàn).
    Và tất cả những thứ này sẽ không hề rẻ. Anh phải chi 15 tỉ bảng để chế tạo một hạm đội 4 tàu SSBN hay SLBM (submarine-launched ballistic missiles) lớp Vanguard– và London đơn giản là chỉ mua tên lửa Trident II phóng từ tàu ngầm do Hoa Kỳ sản xuất (một việc mà có thể Washington sẽ không làm đối với Tokyo).

    Các vấn đề khác

    Cùng lúc đó, Nhật Bản sẽ phải xây dựng cả một cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho vũ khí hạt nhân. Những nhà kho chuyên dụng cực ḱ kiên cố sẽ phải được xây ở các căn cứ không quân và hải quân để bảo vệ vũ khí hạt nhân. Các kĩ sư hạt nhân sẽ phải được đào tạo để có đủ khả năng bảo tŕ và quản lí các quả bom và đầu đạn.
    Hơn nữa, Nhật Bản sẽ phải sớm có một hệ thống cảnh báo sớm (vệ tinh và radar) để kịp thời phát hiện những đ̣n tấn công hạt nhân của kẻ thù, cũng như hệ thống chỉ huy và kiểm soát chuyên dụng và an ninh cao cho việc sử dụng lực lượng hạt nhân. Thêm nữa, những thiết bị an ninh, được gọi là thiết bị Kiểm soát cho phép hành động (PAL), sẽ phải được lắp đặt lên từng vũ khí nhằm ngăn chặn việc lắp đặt hay kích nổ thiết bị hạt nhân trái phép, các thiết bị PAL này sẽ phải được mă hóa hết sức an toàn để tránh bị bên ngoài xâm nhập.
    Sau đó Tokyo sẽ phải đặt ra các quy tŕnh cho việc phát nổ và sử dụng lực lượng hạt nhân. Hầu như chắc chắn thủ tướng sẽ kiểm soát va li hạt nhân chứa các mă kích hoạt, và vị thủ tướng đó sẽ là người có thẩm quyền cuối cùng trong việc kích hoạt vũ khí hạt nhân trên thực tế. Nhưng c̣n lực lượng hạt nhân phóng từ tàu ngầm th́ sao? Ngay cả với cơ cấu kiểm soát hai người, th́ về mặt lư thuyết những người chỉ huy tàu ngầm trên các SSBN cũng có sự tự chủ đáng kể trong việc cho phép phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Những chi tiết này sẽ cần phải được làm rơ.


    Hầu như chắc chắn thủ tướng Nhật sẽ kiểm soát va li hạt nhân chứa các mă kích hoạt, và vị thủ tướng đó sẽ là người có thẩm quyền ban lệnh quyết định cuối cùng

    Tự thân vận động

    Quan trọng hơn cả, Nhật Bản sẽ cần phải tự ḿnh giải quyết tất cả các vấn đề về mặt công nghệ và cơ sở hạt tầng. Chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không giúp đỡ. Sẽ cần chi hàng ngh́n tỉ yên để tạo ra được một lực lượng hạt nhân khả tín và mất nhiều thập niên để hoàn thành nó.
    Trong lúc đó, liệu công luận Nhật Bản có ủng hộ một chương tŕnh vũ khí hạt nhân khổng lồ và đắt đỏ không? Các nhà chính trị cực hữu của Nhật Bản sẽ yêu thích ư tưởng này. Những người theo chủ nghĩa dân tộc đă mong chờ cái ngày giành lại di sản đế quốc từ lâu, đó là sở hữu sức mạnh quân sự to lớn, bao gồm vũ khí hạt, nhằm có thể tự ḿnh bảo vệ quốc gia.
    Nhưng c̣n phần lớn người dân Nhật Bản th́ sao, những người vẫn không chấp nhận ư tưởng Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân? Người dân Nhật đă khắc sâu niềm tin chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chiến tranh và chống hạt nhân, những điều đă khắc sâu trong tâm trí họ suốt 70 năm qua.
    Những niềm tin này được ghi rơ trong Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, trong đó ghi rằng Nhật Bản từ bỏ việc dùng chiến tranh làm công cụ giải quyết tranh chấp quốc tế. Vâng, điều khoản này đă liên tục được tái diễn dịch trong nhiều thập niên qua nhằm cho phép Nhật Bản tái vũ trang, đưa quân đội Nhật ra nước ngoài và tham gia an ninh tập thể với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Điều 9 vẫn được hiểu là cấm sở hữu các loại vũ khí tấn công, đặc biệt là lực lượng hạt nhân.


    Hơn nữa, khi nói về vũ khí hạt nhân, Nhật Bản là nạn nhân đặc biệt, là quốc gia duy nhất từng bị bom nguyên tử tấn công. Đây là những điều thuộc về t́nh cảm vô cùng khó khăn cần phải vượt qua để có thể “sở hữu vũ khí hạt nhân”. Một Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là không thể h́nh dung được. Nhưng đây cũng không phải là chuyện có thể làm mà không tốn quá nhiều chi phí, nhanh chóng, hay không tạo ra một cơn băo chính trị lớn nào.

    ____________________ _______
    Richard A. Bitzinger là Nghiên cứu viên cao cấp và Điều phối viên Chương tŕnh Biến đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.

  2. #2
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nước Nhạt có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân ????????????????

    ngày 19 - 09 - 2018... trời hửng nắng nhưng se lạnh .. OAT = + 18 oC....

    một ngày như mọi ngày.. bên tách cà phê và bàn phím..
    cảm ơn Tv Blackhole đă dẫn cho đọc bài viết về Nhật.. qua tŕnh vực dậy và phát triển của Samourai th́ phải nói là kiên tŕ và thần kỳ... nmq có cái may là dược đi thăm xứ sở hoa Anh Đào vào hè năm 1963... và lại được một gia đ́nh giáo sư tự nguyễn dẫn dắt cho đi tham quan .. và sự thân thiết.. cả hai ông bà đă thổ lộ cho hay biết về sự kiện hăi hùng và tinh thần của nhân dân Nhật Bản..
    Sau khi bại trận tháng 9-1945.. dân Nhật thật sự dă sống trong địa nguc trần gian.. Từ tài nguyên cạn kiệt dến nhân lực cần thiét cũng chẳng c̣n bao nhiêu.. người dân Nhật tất cả.. nam, phụ, lăo ấu đều vận dụng tất cả những ǵ mà cá nhân có thể đóng góp cho cộng đồng.. Từ dọn dẹp phố phường cho đến tạo dưng cơ ngơi tạm thời nương náu.. c̣n kẻ thắng trận th́ giúp đoc cho đất nước tan hoang cái ǵ .. điều ǵ ??
    Sự ngông nghênh của kẻ thắng trận đè nặng lên cuộc sống của dân chúng.. rồi dến tệ nạn đĩ điếm mà các cô nữ chiêu đăi viên phải cắn răng chịu đựng.. tất cả chỉ v́ đất nước trong lúc đang cần có tiền để nuôi quê hương...
    Nhưng cầm quyền Nhật tuy dưới sự kiềm chế của kẻ thắng trận cũng đă có tầm nh́n mang hoài băo cho ngày mai;.. giáo dục được khai mở ngay và dùng ngay cả các văn minh khoa học của kẻ thắng cuộc cho tuổi trẻ được học hỏi.. dược dối diện với khoa học.. sang ra nh́n các con em tuổi thơ trong bộ đồng phục xép hàng cùng nhau đến trường vaf ngay ở cổng trường h́nh nộm của kẻ thắng trận được trưng bày...để cho các em giơ tay cao ngạo trong câu nói;; chúng tôi sẽ làm nên một nước Nhật mới.. nhưng chính thực lại đem đến cho tuổi trẻ sự cố gắng của tự hào dân tộc .. mà sau này;...
    Đó là đến khoảng ít năm sau.. tướng Mac Ảrthur.. dù đă có hành động xoa dịu dân Nhật .. nhưng cũng muốn thử ḷng dân Nhật xem ra sao ?? bằng cách cho phép lập lên lực lượng tự vệ để trông coi an ninh cho dân Nhật sinh sống... chính phủ bại trận hồi đó đă ra tuyên cáo; yêu cầu tát cả các cựu binh sĩ ra tŕnh diện nhận trách nhiẹm bảo an quốc nội... một sự không ngờ... chỉ trong có chưa đầy 2 ngày các làng xă dă chuyển danh sách t́nh nguyẹn lên đến trên 2 vạn cựu quân nhân t́nh nguyện đáp ứng cho nhu cầu bảo an.. Từ đó đă không c̣n xe díp của MP đi tuần canh chùng trong các tỉnh thành....
    Sự vươn lên nhanh chongs của kỹ nghệ nhẹ, ky nghệ nặng.. cũng lại ít năm sau.. Nhật cho hạ thuỷ con tàu chở dầu-tanker lớn nhát thế giơi máy chục ngàn tấn mà chỉ có chưa đến 3 chục thuyền viên điều hành... Công nghiệp đi lên nay đến lượt giải tán nghề măi dâm v́ phải làm nơi giải quyết sinh lư cho quân chú đóng.. lệnh ban ra.. năm 1963..chúng tôi không c̣n thấy môt cửa hàng refreshing nào có ' gái đón khách"... nhưng các geisha th́ có nhưng nay là những geisha học thức.. có đủ bản lănh trao đôi văn hoc và dịa dư tháng cảnh...

    Trong ṿng chỉ vỏn vẹn chưa tới 20 năm mà Nhật đă đúng dậy được sau cú knock-out nguyen tử.. nêu như 2 quả bom chưa rơi xuống đất Nhạt.. biết đâu vài tháng sau sẽ có chỗ khác .. không phải bom tấn mà là nguyen từ của samourai !!..
    Nhận 2 quả bom và nước Nhật, dân Nhật đau vô cùng và con sông bên ven Nagasaki.. hàng năm vẫn đón nhậ không biết bao nhiêu cái đèn thả xuống.. càu mong cho vong linh của thần dân Nhật siêu thoát vĩnh hằng..

    Ngày nay vấn đè Nhạt có bom hay không th́ do chính quyền và dân Nhật bày tỏ.. nhưng khả năng làm ra th́ chắc là.. đâu có khó khăn ǵ..!Iwo Jima c̣n ,..th́ đầu năo quân lực khoa học cũng vẫn c̣n.. ảnh hưởng của các nước lân cận như Hàn Triều, Mông Măn, Hồi.. cũng vẫn c̣n.. và ngay như cả Hán X́ dầu chắc cũng c̣n người nhớ đến Nam kinh.. nhưng chính nhờ thảm sát Nam Kinh mà dân X́ dầu thoát ra khỏi ṿng kiềm toả vô h́nh của khói thuốc Phù Dung ma nữ...

    Một dôi gịng kẻ chuyện thế gian.. đúng hay hay sai nhờ các Bạn sửa cho... ./. nm

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Cám ơn bác NMQ đă cho mọi người về tổng quan của nước Nhật thời hậu chiến.

    Cũng có thể v́ hối hận sau khi giáng cho Nhật 2 quả bom mà ngay chủ nhân của nó cũng không lường hết tác hại mà Mỹ sau đó đă đứng ra gánh mọi chi phí QP để cho Nhật rảnh tay dồn sức phục hồi KT qua con đường CN, Thủ tướng Nhật ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, Yoshida Shigeru, gọi điều đó là “món quà tặng của chúa”. Vào năm 1948, GDP của Nhật Bản chỉ bằng 55% của năm 1936; vào năm 1953 là 155%. Không phải “viện trợ chung” của Hoa Kỳ mà là chính việc gánh chi tiêu QP của Hoa Kỳ đối với nước Nhật đă tạo nến sự "hồi sinh từ cơi chết" của Nhật Bản.
    Nhưng cho dù vậy cũng chính Mỹ đă tái tạo lại "mầm mống cỗ máy chiến tranh" cho Nhật Bản vào năm 1950: “Dự bị cảnh sát quốc gia” với 75.000 người. Con số này tăng lên 110.000 người vào năm 1952, sau khi kết thúc thời kỳ chiếm đóng. Vào cùng ngày Nhật Bản nhận lại chủ quyền (ngày 28 tháng 4 năm 1952), Tokyo kư một “hiệp ước an ninh” với Hoa Kỳ để hợp pháp hóa sự tiếp tục hiện diện của mười ngàn lính Hoa Kỳ (được phép là đàn áp mọi nổi loạn nội địa). Lực lượng cảnh sát nội chính này chính là tiền thân của Lực Lượng Pḥng Vệ Nhật . Hiện nay, quân số của họ vào khoảng 250.000 người. Nhưng Cục Pḥng Vệ Nhật Bản được thiết lập vào năm 1954 – không phải như là quân đội, Ít nhất trên mặt giấy tờ cho hợp Hiến. Ngay cả dù được gọi là PV nhưng nhiều người đă đặt câu hỏi về sự thành lập của nó có vi phạm HP hay không ?
    Điều 9 của hiến pháp Nhật Bản rất rơ ràng: “Khát khao chính đáng đối với ḥa b́nh quốc tế dựa trên công lư và trật tự, người dân Nhật Bản vĩnh viễn rút khỏi chiến tranh như là chủ quyền của quốc gia cũng như đe dọa hay sử dụng bạo lực để làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế.
    “Để thực hiện mục tiêu của đoạn nêu trên, bộ binh, hải quân và không quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy tŕ. Quyền tham chiến của nhà nước sẽ không được thừa nhận.”
    Nghịch lư là hiến pháp này được Hoa Kỳ soạn thảo cho Nhật . Trong HP Nhật– đặc biệt là điều khoản 9 này –đă trở thành tài sản quốc gia mà gần như toàn thể người Nhật bảo vệ kiên quyết và chống lại mọi hành vi thay đổi nó. Và nó được xem là khung giới hạn quyền lực của CP trên các vấn đề QP.
    Để có thể thay đổi nó phải được sự thông qua trên 2/3 thành viên Quốc Hội và sau đó phải được quá bán quốc dân tán thành đồng nghĩa với việc diều khoản ḥa b́nh trong HP Nhật sẽ không bao giờ có thể thay đổi. Do vậy cho dù Thủ Tướng Nhật có diều hâu, hiếu chiến đến mấy th́ việc mơ đưa Nhật trở lại mô h́nh "Đại Đông Á" của thời Quân Phiệt là điều không tưởng.

    Tuy nhiên cũng muốn nói thêm phân tích của bài trên tác giả hơi bi quan về khả năng kỹ thuật của Nhật khi chế tạo vũ khí hạt nhân như hỏa tiễn, tàu ngầm chuyên dùng, máy bay chuyên chở cũng như việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân thành những đầu đạn. Có lẽ tác giả quên Nhật cũng không hề kém cạnh Mỹ trong việc chế tạo chúng. Nói tóm lại rào cản lớn nhất và cũng là duy nhất chính là Hiến Pháp của QG và toàn thể quốc dân Nhật.

    Vài gịng thêm vào ư kiến của Bác NMQ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 20-08-2018, 01:56 PM
  2. Replies: 14
    Last Post: 22-01-2015, 10:59 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-06-2013, 05:36 PM
  4. Đâu là lằn ranh giữa tôn trọng sự thật và tấn công cá nhân
    By Nguyễn Kiến-Hưng in forum Hộp Thư Liên Lạc
    Replies: 28
    Last Post: 12-06-2011, 03:19 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 13-02-2011, 07:59 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •