Results 1 to 2 of 2

Thread: Nhân Sofia Coppola đoạt giải Sư Tư Vàng Nhớ Ngọc Thứ Lang

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Nhân Sofia Coppola đoạt giải Sư Tư Vàng Nhớ Ngọc Thứ Lang


    Poster cuốn phim The Godfather của đạo diền Francis Ford Coppola từ tác phẩm cùng tên của Mario Puzo (trái) và b́a cuốn sách dịch của Ngọc Thứ Lang xuất bản tại Sài G̣n năm 1973. (phải)

    Đọc một bản tin trên VOA biết nữ đạo diễn Sofia Coppola hôm 11 tháng Chín 2010 đă đoạt giải Sư Tử Vàng, tại liên hoan phim ảnh Venice ở Ư. Ban giám khảo nói rằng bộ phim của Sofia đă “thu hút” toàn ban từ phút đầu nên tất cả thành viên trong ban giám khảo đều nhất trí chọn bộ phim của cô.
    Phim “Somewhere” là câu chuyện của một diễn viên điện ảnh khám phá sự trống vắng của đời ḿnh khi anh ta nh́n qua cặp mắt của cô con gái 11 tuổi. Nội dung phim nói lên những nghi ngờ về nền văn hóa Hollywood với đầy hào quang, danh vọng, ma túy, và sự xoi mói của báo giới.
    Sofia Coppola năm nay 39 tuổi, trưởng thành trong môi trường điện ảnh nhờ sống với cha, đạo diễn Francis Ford Coppola, mà tên tuổi của ông dính liền với bộ phim Godfather 3 tập. Trong lời cảm tạ khi nhận giải, Sophia nói lời cảm ơn thân phụ: “Thanks to my dad for teaching me”.
    Tôi chưa được xem phim Somewhere của Sofia Coppola, nhưng v́ tên tuổi cô gắn liền với Francis Ford Coppola đạo diễn bộ phim 3 tập The Godfather đă làm sống dậy trong trí nhớ tôi h́nh ảnh Ngọc Thứ Lang, dịch giả cuốn Bố Già từ tác phẩm The Godfather của Mario Puzo …

    ***

    Đó là một buổi sáng tháng Chạp năm 1972, một người đàn ông gầy ốm, mặc chiếc sơ mi màu cháo ḷng bỏ ngoài, tay áo thả dài xuống lấp cả hai bàn tay, bước vào toà soạn Văn ở số 38 đường Phạm Ngũ Lăo Sài G̣n. Mai Thảo giới thiệu với tôi anh là Tú tức Ngọc Thứ Lang, dịch giả cuốn Bố Già của Mario Puzo. "Ḿnh đi uống cà phê đi!" Mai Thảo rủ cả hai chúng tôi.

    Quán cà phê nhỏ của bà Tư gần toà soạn. Bà vẫn thường cho tôi ghi sổ nợ để cuối tháng trả một lần cho tiện, mặc dù tôi ít khi được dịp trả nợ, v́ Bố già Nguyễn Đ́nh Vượng luôn luôn "thanh toán hộ" tôi trước kỳ hạn. Thường tôi vẫn ra ngồi cà phê sáng ở quán Cái Chùa với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đ́nh Toàn, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân, chỉ hôm nào không ra ngồi ở Quán ở đường Tự Do, tôi mới ăn sáng ở quán bà Tư. Quán nhỏ nằm trong con hẽm, bên hông một tiệm ảnh sát bên toà soạn Văn. Con hẽm rất hẹp, chỉ vừa cho một chiếc xe Honda ra vào một chiều. Quán chỉ có hai ba chiếc ghế, loại ghế cao đóng bằng gỗ tạp.

    Ngọc Thứ Lang ít nói. Và Mai Thảo hôm đó cũng không nói nhiều. Chưa uống hết ly cà phê, Ngọc Thứ Lang đă đứng dậy dợm bước. Tôi hỏi sao vội thế. Ngọc Thứ Lang nói anh có chuyện cần phải đi gấp. Mai Thảo cười, tôi biết cậu đi đâu rồi, và anh đứng dậy bước theo kín đáo dúi vào tay Ngọc Thứ Lang mấy tờ giấy bạc. Đó là lần đầu tiên và lần duy nhất tôi gặp dịch giả Bố Già.

    Tôi đọc cuốn Bố Già bản tiếng Việt của Ngọc Thứ Lang và cuốn sách đă lôi cuốn tôi mạnh mẽ. Thời gian đó tôi đang thực hiện cho Văn một loạt bài phỏng vấn các nhà văn dưới mục Nhà Văn Ở Phút Nói Thật, kư tên Nguyễn Nam Anh,... tuy nhiên sau khi gặp Ngọc Thứ Lang và đọc bản dịch cuốn Bố Già, tôi nói với chủ nhiệm Nguyễn Đ́nh Vượng là tôi muốn phỏng vấn Ngọc Thứ Lang. Bố Vượng, chủ nhiệm tờ Văn cười bảo tôi, phỏng vấn chi người dịch Bố Già, cứ phỏng vấn trực tiếp Bố Già có hơn không. Bởi v́ tôi vẫn thường gọi ông là Bố Già mà! Thế nhưng, thời gian đó có quá nhiều việc phải làm nên tôi quên bẳng chuyện đi t́m Ngọc Thứ Lang để hỏi tại sao anh chọn dịch The Godfather của Mario Puzo và do đâu anh nắm bắt được cái ngôn ngữ kỳ lạ của thế giới mafia Mỹ như thế.

    Mặc dù phim Bố Già của đạo diễn Francis Ford Coppola đă ra mắt ngày 24 tháng Ba, 1972 ở Mỹ nhưng cho đến tháng Tư, 1975 cuộc chiến Việt Nam chấm dứt mà chúng tôi vẫn chưa được xem Bố Già trên màn ảnh lớn. Bố Già Nguyễn Đ́nh Vượng đă ra đi. Gia đ́nh, bạn bè đă ly tán. Cả thành phố ch́m trong bóng tối. Tôi quên mất có một cuốn phim tên The Godfather do Francis Ford Coppola đạo diễn, quên Bố Già của Mario Puzo. Tôi cũng không nhớ có một người tên là Ngọc Thứ Lang đă dịch cuốn Bố Già tuyệt hay.

    Măi đến năm 1985 khi ở trại tị nạn Bataan Phi Luật Tân chờ ngày đi Mỹ tôi được xem cuốn Bố Già qua nghệ thuật diễn xuất của Marlon Brando. Tôi có cái cảm giác giống như nhà văn Hoàng Hải Thủy, cuốn phim không lôi cuốn tôi như khi tôi đọc sách, mặc dù đó là một trong những tác phẩm lớn của điện ảnh Hoa Kỳ. Phải chăng sự chờ đợi quá lâu đă làm t́nh cảm người ta nguội lạnh? Hay phải chăng v́ ḷng nôn nao chờ ngày định cư mà tôi không thấy phim Bố Già lôi cuốn tôi? Tôi không tin là như thế. Bởi v́, có những tác phẩm, như cuốn Bác Sĩ Zhivago, sau bao nhiêu năm giờ đây xem lại vẫn làm trái tim ḿnh rung động như mới ngày nào vừa mới gặp người đàn bà định mệnh Lara từ cuốn tiểu thuyết của Boris Pasternak bước lên màn ảnh và khuôn mặt đam mê quyến rũ ấy cứ theo đuổi tôi măi suốt những ngày nằm tù ở U Minh, cả những ngày chờ đợi ở Bataan, Philippines…và cả giờ đây những tháng năm c̣n lại của đời ḿnh.

    Năm 1999, một ngày đầu tháng Bảy, bước chân vào toà soạn tôi đọc thấy trên bàn tờ Mercury News bản tin tác giả The Godfather đă qua đời, ai đó đă dùng bút đỏ khoanh lại. Tôi nhớ lại h́nh ảnh người đàn ông gầy g̣, chiếc sơ mi màu cháo ḷng, hai tay áo dài tḥng che lấp hai bàn tay, một buổi sáng nào đă bước vào toà soạn tạp chí Văn trên đường Phạm Ngũ Lăo. Bây giờ anh ấy ở đâu, người dịch giả tài năng ấy? Nhà văn Hoàng Hải Thủy cho biết Ngọc Thứ Lang đă mất năm 1979 trước ngày ra đi của Mario Puzo 20 năm. Sau 1979, hai nhà xuất bản ở Việt Nam giành nhau in lại bản dịch Bố Già của anh. Cả một nhà xuất bản Việt ở hải ngoại cũng đă in lại bản dịch này.

    "Mario Puzo, tác giả The Godfather, tiểu thuyết best-seller từng bán đến 21 triệu quyển, qua đời ở nhà riêng trong thành phố Bay Shore, New York, ngày Một tháng Bảy 1999, thọ 78 tuổi, có năm con, chín cháu. Ngọc Thứ Lang, dịch giả Bố Già, qua đời ở trại Lao Cải Phú Khánh năm 1979, chưa đầy 50 tuổi, không vợ, không con."

    Theo trí nhớ của nhà văn Hoàng Hải Thủy th́ ông đă gặp Nguyễn Ngọc Tú tức Ngọc Thứ Lang, công tử Bắc Kỳ vào năm 1951 tại Sài G̣n. Đó là năm mà cả hai ông đều mới ở tuổi đôi mươi. Thế nhưng ở vào tuổi đó anh Tú đă là người chơi trội hơn Hoàng Hải Thủy nhiều: Đánh roulette ở ṣng bạc Kim Chung và hút thuốc phiện. Năm 1955, mới chừng 25 tuổi, Nguyễn Ngọc Tú đă kiếm được nhiều tiền. Anh in và bán quyển Tại Sao Tôi Di Cư cho Bộ Thông Tin chính phủ Việt Nam Cộng Hoà thời bộ trưởng Phạm Xuân Thái. Năm đó Nguyễn Ngọc Tú đă có trong tay cả trăm ngàn đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Anh ăn diện như một tay chơi thứ thiệt: áo sơ mi hàng nhập từ Paris chỉ có trong một cửa tiệm trên đường Tự Do, đồng hồ vuông mặt đen, mũ mossant, cặp da, máy chữ, hút thuốc lá Phillip Morris vàng loại King size, bật lửa Dupont, cơm Tây, rượu chát,... Vào giai đoạn đó, Nguyễn Ngọc Tú gặp t́nh yêu. Nhưng mối t́nh trắc trở. Người yêu anh tự tử và cuộc đời anh bắt đầu xuống dốc không phanh. Anh nằm luôn trong căn nhà bán thuốc phiện ở hẽm Monceaux, Tân Định. Ăn, hút và ngủ luôn trong nhà đó. Để có tiền hút, Tú bán dần đồng hồ, máy chữ, cặp da,... Anh trở thành người nghiện hút nặng. Những năm 70 anh viết cho tuần san Thứ Tư của Nguyễn Đức Nhuận và nhiều báo khác với bút hiệu Ngọc Thứ Lang. Khi Nguyễn Đức Nhuận đưa cuốn The Godfather cho Ngọc Thứ Lang dịch, anh đă chọn tên Bố Già cho bản dịch của ḿnh. Và cuốn sách trở thành tác phẩm ăn khách của Sài G̣n những năm 71, 72. Năm 1976, anh bị bắt đi “phục hồi nhân phẩm” [?] trên B́nh Triệu. Trung tâm cai ma túy nằm trong toà nhà Tu viện Fatima. Một nữ kư giả ngoại quốc đến thăm Trung Tâm ngạc nhiên khi biết Nguyễn Ngọc Tú, một con người thân tàn ma dại đang đứng trước mặt ḿnh là dịch giả cuốn The Godfather của Mario Puzo. Cô nhà báo không tin. Và anh được phép về Sài G̣n mang cuốn sách dịch lên Trung Tâm cho cô kư giả thấy là thật.

    …Người ta c̣n nhớ khi cuốn tiểu thuyết viết về tổ chức Mafia ở Hoa Kỳ của Mario Puzo được Ngọc Thứ Lang chuyển ngữ vào năm 1972 dưới tên Bố Già th́ lập tức, như tác phẩm nguyên bản của nó, Bố Già trở thành cuốn sách ăn khách nhất thời bấy giờ, mặc dù đó là thời điểm mà cuộc chiến Việt Nam đang bước vào những giây phút ác liệt nhất, thời mà Phan Nhật Nam viết Mùa Hè Đỏ Lửa.

    Người Sài G̣n rất mê cuốn tiểu thuyết Bố Già, và chờ đợi xem cuốn phim thực hiện theo tác phẩm này, thế nhưng cho đến năm 1975, chưa người Sài G̣n nào được xem phim Bố Già do Marlon Brando đóng vai Don Corleone. Mặc dù như lời Hoàng Hải Thủy, ngay từ đầu năm 1975, người ta đă cho nhập cảng cuốn phim này vào Việt Nam, nhưng phim vẫn chưa được tŕnh chiếu trước công chúng. Tại sao? Hoàng Hải Thủy cho biết v́ những người nhập phim c̣n chờ đợi ngày lành tháng tốt mới đem ra chiếu để hốt bạc. Sự chờ đợi của những con buôn ấy không bao giờ trở thành hiện thực. Cuốn phim ấy đă đi qua và măi hơn 20 năm sau người Sài G̣n mới được xem Bố Già.
    Với Mario Puzo, sau Bố Già ông vẫn không ngừng viết. Năm 1996, ông viết The Last Don - Bố Già Cuối Cùng, nhưng không mấy ăn khách, và tác phẩm sau chót của ông Omerta - Luật Kín Miệng được ấn hành năm 2000, cuốn sách mà tác giả không c̣n cơ hội nh́n thấy mặt mũi đứa con út tinh thần của ḿnh. Cả hai cuốn sách của cùng tác giả Mario Puzo cũng không c̣n sức lôi cuốn như The Godfather.

    Bạn có bao giờ nh́n thấy bản dịch cuốn Bố Già của Ngọc Thứ Lang chưa? Và giờ đây sau bao nhiêu năm, bạn có dịp nào xem lại cuốn phim The Godfather xưa như cuộc chiến Việt Nam chưa?
    Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    'Bố Già' - tuyệt phẩm dịch thuật của Ngọc Thứ Lang


    Ra đời sau tác phẩm gốc 4 năm, bản dịch "Bố Già" của Ngọc Thứ Lang tự tạo nên một đời sống riêng và được yêu thích cho tới tận ngày hôm nay.

    Đang có một tranh luận dữ dội về bản dịch quyển “The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An’s Dangerous Game” của Thomas A. Bass. Chuyện dịch thuật, bất luận dịch ǵ, từ tiểu thuyết đến hồi kư với các chi tiết rối rắm liên quan lịch sử, luôn dễ gây tranh căi. Nói chuyện dịch thuật khiến tôi nhớ lại không khí dịch thuật trước 1975 – một giai đoạn bùng nổ sách dịch trong đó nổi bật những Nguyễn Hiến Lê, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng… ở mảng khảo cứu; và những Hàn Giang Nhạn, Ngọc Thứ Lang… ở lĩnh vực tiểu thuyết. Phải nói là ai dịch qua được Hàn Giang Nhạn ở tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung? Và cũng chắc chắn như đinh đóng cột rằng không ai qua nổi Ngọc Thứ Lang ở bản dịch The Godfather của Mario Puzo. Nhân tiện, nói thêm về bản dịch “Bố Già”.

    Chỉ riêng chữ “Bố Già” dùng để dịch “The Godfather” đă thấy Ngọc Thứ Lang xứng đáng là cao thủ. Trong bản dịch, Ngọc Thứ Lang c̣n “chế” ra nhiều từ mà sau này đă đi thẳng ra xă hội để trở thành câu nói cửa miệng dân chơi lẫn dân nhà lành. Chữ “The Don” (trong tên “Don Vito Corleone”) được dịch thành “Ông Trùm” nghe thật đă. Và cũng chữ đó, trong trường hợp dùng miêu tả các thành viên trong gia đ́nh Don Vito Corleone nói chuyện với nhau th́ nó lại được dịch là “Ông Già”. C̣n nữa, ai có thể dịch được “The Turk” thành “thằng Đường Thổ” để nghe cho đúng chất giang hồ? Và, “Mama Corleone”, với người khác chắc chỉ dịch là “bà Corleone”, th́ với Ngọc Thứ Lang th́ nó phải là “Bà Trùm”. Cách sử dụng đại từ xưng hô của Ngọc Thứ Lang cũng tuyệt cú mèo. Bản tiếng Anh chỉ là “I” với “you” nhưng khi Ông Trùm nói với mấy ông già gốc Ư th́ nó được dịch là “Tôi với bạn”. Cách dịch này dường như thể hiện được thâm ư Ông Trùm: muốn cho thấy ḿnh gần gũi thân thiện nhưng đồng thời khiến người đối diện luôn có cảm sợ hăi mơ hồ trong khi cùng lúc cảm nhận được vẻ đáng tôn kính của Ông Trùm. Và khi Ông Trùm nói với đám đệ tử th́ “I” với “you” được chuyển thành “Tao với mi”!

    Chỉ riêng chữ “Bố Già” dùng để dịch “The Godfather” đă thấy Ngọc Thứ Lang xứng đáng là cao thủ. Trong bản dịch, Ngọc Thứ Lang c̣n “chế” ra nhiều từ mà sau này đă đi thẳng ra xă hội để trở thành câu nói cửa miệng dân chơi lẫn dân nhà lành. Chữ “The Don” (trong tên “Don Vito Corleone”) được dịch thành “Ông Trùm” nghe thật đă. Và cũng chữ đó, trong trường hợp dùng miêu tả các thành viên trong gia đ́nh Don Vito Corleone nói chuyện với nhau th́ nó lại được dịch là “Ông Già”. C̣n nữa, ai có thể dịch được “The Turk” thành “thằng Đường Thổ” để nghe cho đúng chất giang hồ? Và, “Mama Corleone”, với người khác chắc chỉ dịch là “bà Corleone”, th́ với Ngọc Thứ Lang th́ nó phải là “Bà Trùm”. Cách sử dụng đại từ xưng hô của Ngọc Thứ Lang cũng tuyệt cú mèo. Bản tiếng Anh chỉ là “I” với “you” nhưng khi Ông Trùm nói với mấy ông già gốc Ư th́ nó được dịch là “Tôi với bạn”. Cách dịch này dường như thể hiện được thâm ư Ông Trùm: muốn cho thấy ḿnh gần gũi thân thiện nhưng đồng thời khiến người đối diện luôn có cảm sợ hăi mơ hồ trong khi cùng lúc cảm nhận được vẻ đáng tôn kính của Ông Trùm. Và khi Ông Trùm nói với đám đệ tử th́ “I” với “you” được chuyển thành “Tao với mi”!

    Một cách chính xác, Ngọc Thứ Lang không dịch mà là phóng tác nhưng bản phóng tác của ông không đi quá xa nguyên tác. Bằng cách sử dụng cách hành văn với ngôn ngữ đậm chất anh chị giang hồ phổ biến Sài G̣n thập niên 1970, Ngọc Thứ Lang đă Việt hóa siêu đẳng bản dịch The Godfather. Ông không bám từng chữ, từng câu mà lại đảo lộn, có khi cả đoạn, để diễn đạt theo tư duy độc giả Việt. So sánh bản dịch với nguyên tắc, có thể thấy bản dịch đọc sướng hơn bản gốc của Mario Puzo. Sướng hơn bội lần! Như thể Ngọc Thứ Lang viết lại theo một phiên bản Việt hóa của riêng ông. Ngay từ đoạn đầu tiên của truyện, Ngọc Thứ Lang đă thi triển kỹ thuật dịch như vậy:

    Bản gốc thế này: “Amerigo Bonasera sat in New York Criminal Court Number 3 and waited for justice; vengeance on the men who had so cruelly hurt his daughter, who had tried to dishonor her”.
    Ngọc Thứ Lang dịch như sau: “Amerigo Bonasera có việc ra Ṭa. Ṭa Đại-h́nh Nữu-Ước, Pḥng 3 để nghe công lư phán xét, trừng trị hai thằng khốn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lăo”. từ “có việc ra Ṭa” nghe đă cực kỳ! Rồi c̣n “hai thằng khốn”! Quá tuyệt!
    Và sau đó, bởi quyền lực vô h́nh của Bố Già, hai thằng khốn kể trên bị đánh trở thành “người nát ngướu” như một món quà tặng cho ông chủ nhà đ̣n Bonasera.


    Tác phẩm được quay thành phim với Marlon Brando trong vai "Bố Già"Don Corleone

    Trong suốt bản dịch, Ngọc Thứ Lang sử dụng một văn phong đặc chất… “Ngọc Thứ Lang”. Cái “chất” Ngọc Thứ Lang mạnh đến mức “bán cả mùi” của Mario Puzo! “Ḱa cha mẹ chúng đang tíu tít bao quanh hai cậu quư tử”; “Coi, con này c̣n đẹp quá chớ?”… Chữ “ḱa” và chữ “coi” đó của Ngọc Thứ Lang nặng tới hàng tạ! “Out fucking” được dịch thành “Đi ngủ với trai” (cách cô đào trả lời anh chồng) là một điển h́nh “rất Ngọc Thứ Lang” nữa. Và đây, “Hận lắm nhưng lại đánh không nổi con điếm này chỉ v́ nó đẹp quá, đẹp quá đi” (He hated the woman on the floor but her beauty was a magic shield).

    Một cách chính xác, Ngọc Thứ Lang không dịch mà là phóng tác nhưng bản phóng tác của ông không đi quá xa nguyên tác. Bằng cách sử dụng cách hành văn với ngôn ngữ đậm chất anh chị giang hồ phổ biến Sài G̣n thập niên 1970, Ngọc Thứ Lang đă Việt hóa siêu đẳng bản dịch The Godfather. Ông không bám từng chữ, từng câu mà lại đảo lộn, có khi cả đoạn, để diễn đạt theo cách suy nghĩ độc giả Việt. So sánh bản dịch với nguyên tắc, có thể thấy bản dịch đọc sướng hơn bản gốc của Mario Puzo. Sướng hơn bội lần! Như thể Ngọc Thứ Lang viết lại theo một phiên bản Việt hóa của riêng ông. Ngay từ đoạn đầu tiên của truyện, Ngọc Thứ Lang đă thi triển kỹ thuật dịch như vậy:

    Trong suốt bản dịch, Ngọc Thứ Lang sử dụng một văn phong đặc chất… “Ngọc Thứ Lang”. Cái “chất” Ngọc Thứ Lang mạnh đến mức “bán cả mùi” của Mario Puzo! “Ḱa cha mẹ chúng đang tíu tít bao quanh hai cậu quư tử”; “Coi, con này c̣n đẹp quá chớ?”… Chữ “ḱa” và chữ “coi” đó của Ngọc Thứ Lang nặng tới hàng tạ! Hay lúc dịch nỗi oán hận tủi nhục của nghệ sĩ Johnny khi không làm ǵ được vợ: “Đi ngủ với trai” dịch từ “Out Fucking” và “Hận lắm nhưng lại đánh không nổi con điếm này chỉ v́ nó đẹp quá, đẹp quá đi” (He hated the woman on the floor but her beauty was a magic shield).
    Cả hai người này (Johny và Bonasera) đều đến đám cưới con gái Bố Già để xin những ân huệ mà công lư chính thống không thể thực thi được.
    Xuất phát từ câu đề từ “Đằng sau tài sản khổng lồ là một tội ác” (Balzac) đến câu nói của Ông Trùm Don Vito Corleone “Trả thù là một món ăn càng nguội càng ngon”, điều này khiến người ta nghĩ đến thuyết Công lư hoàn hảo – máu phải trả bằng máu- xuyên suốt tác phẩm Bố Già.
    Thử xem hẳn vài đoạn để thấy rơ hơn cách “viết lại” tài t́nh của Ngọc Thứ Lang:

    BẢN DỊCH: Sáng thứ Năm, không hiểu sao lăo thức giấc sớm hơn thường lệ. Cả một căn pḥng mênh mông như c̣n phảng phất hơi sương. In h́nh ở cuối giường một dáng dấp quen thuộc quá? Vội chống cùi chỏ ngồi lên chú mục nh́n. Th́ ra một cái đầu ngựa! C̣n ngái ngủ, tay lăo quờ quạng bật đèn. Ôi chao ánh đèn nháng lên cho thấy rơ mồn một. Woltz chết lặng người, như vừa lănh một cú búa bổ vào đúng giữa ngực, tim nhảy loạn xạ và cứ thế mà nôn oẹ. Coi, con Khartoum!…

    BẢN GỐC: On this Thursday morning, for some reason, he awoke early. The light of dawn made his huge bedroom as misty as a foggy meadowland. Far down at the foot of his bed was a familiar shape and Woltz struggled up on his elbows to get a clearer look. It had the shape of a horse’s head. Still groggy, Woltz reached and flicked on the night table lamp. The shock of what he saw made him physically ill. It seemed as if a great sledgehammer had struck him on the chest, his heartbeat jumped erratically and he became nauseous. His vomit spluttered on the thick bear rug…

    BẢN DỊCH: Giang sơn của lăo mà chúng dám giở tṛ sao, dám ngồi lên đầu lăo chắc? Quả thực óc tự tôn, tính tự cao tự đại đă hại Jack Woltz phen này! Chỉ cần xuống một búa cái rụp là có thế lực văng trời cũng phải mở mắt. Vito Corleone chơi cú này quá rơ rồi. Ra điều bảo thẳng vào mặt lăo rằng… Mày cỡ lớn thật, mày thế lực thật, mày có chơi Tổng Thống và bồ bịch ông Tổng FBI th́ thằng lái buôn dầu ăn gốc Ư hạng bét này muốn lấy mạng lúc nào mày phải chết lúc ấy. Nếu tao muốn th́ mày phải chết! Điệu này th́ chết thực chớ c̣n mơ hồ ǵ? Mạng ḿnh kể như nó nắm. Nhưng nó dám lấy mạng ḿnh chỉ v́ ḿnh không cho thằng Johnny đóng phim th́ trời đất ơi, láo quá! Ai cho phép nó chơi ngang vậy? Có thứ thế giới nào chấp nhận thứ quyền sinh sát láo đến vậy? Thôi đến thế là hết! Ḿnh có tiền, ḿnh có công ty, ḿnh có toàn quyền ra lệnh. Vậy mà ḿnh không được làm theo ư ḿnh! Phải tuân lệnh của nó? Mười lần độc hơn Cộng Sản!

    BẢN GỐC: Woltz was not a stupid man, he was merely a supremely egotistical one. He had mistaken the power he wielded in his world to be more potent than the power of Don Corleone. He had merely needed some proof that this was not true. He understood this message. That despite all his wealth, despite all his contacts with the President of the United States, despite all his claims of friendship with the director of the FBI, an obscure importer of Italian olive oil would have him killed. Would actually have him killed! Because he wouldn’t give Johnny Fontane a movie part he wanted. It was incredible. People didn’t have any right to act that way. There couldn’t be any kind of world if people acted that way. It was insane. It meant you couldn’t do what you wanted with your own money, with the companies you owned, the power you had to give orders. It was ten times worse than communism.
    …….

    Qua công phu dịch thuật của Ngọc Thứ Lang, tác phẩm dịch thuật Bố Già có một đời sống riêng, vượt thời gian và song hành cùng tác phẩm gốc The Godfather.
    Dịch giả Ngọc Thứ Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Tú, biệt danh là “Công tử Bắc Kỳ”, vào Sài G̣n lập nghiệp khoảng năm 1950. Ngọc Thứ Lang là dịch giả của thời kỳ trước năm 1975, đă chuyển ngữ nhiều tác phẩm nhưng có lẽ Bố Già là một dấu son trong sự nghiệp của ông. Năm 1973, bản dịch tác phẩm này của Ngọc Thứ Lang từ nguyên bản tiếng Anh ra mắt và đă thu hút được sự chú ư của rất nhiều độc giả miền Nam Việt Nam.

    Nếu như The Godfather của Mario Puzo khi vừa xuất bản đă nằm trong danh sách sách bán chạy nhất suốt 67 tuần th́ Bố Già của Ngọc Thứ Lang cũng“làm mưa làm gió” trên thị trường văn học dịch của Sài G̣n những năm 70 của thế kỷ trước.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-03-2013, 07:10 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 10-08-2012, 08:11 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 25-04-2012, 10:23 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 18-09-2011, 09:17 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 04-08-2011, 11:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •