Results 1 to 2 of 2

Thread: Nobel Y học 2018 được trao cho liệu pháp điều trị ung thư

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Nobel Y học 2018 được trao cho liệu pháp điều trị ung thư


    Giải Nobel Y Học 2018 được trao cho hai nhà nghiên cứu về hệ miễn dịch James P. Allison, người Mỹ, và Tasuku Honjo, người Nhật Bản.

    Giải Nobel Y học, giải Nobel đầu tiên được công bố trong "mùa" Nobel, được trao cho hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo v́ công tŕnh nghiên cứu điều trị ung thư.

    Ủy ban Giải thưởng Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển công bố người thắng giải Nobel Y học (tên chính thức là Nobel Y Sinh) năm 2018 vào lúc 16h30 ngày 1/10 (giờ Hà Nội). Theo đó, hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo được trao giải v́ công tŕnh nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính.
    Ủy ban Nobel cho biết các công tŕnh của 2 nhà khoa học, một người Mỹ và một người Nhật Bản, đă t́m ra cách lợi dụng hệ thống miễn dịch, giải phóng cơ chế ức chế tế bào miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Các phát kiến của họ đă mở ra nguyên lư mới cho việc điều trị bệnh này.

    Phát kiến "cách mạng" cho cuộc chiến chống ung thư

    Nhà miễn dịch học James P. Allison, 70 tuổi, người Mỹ, nghiên cứu về một loại protein (CTLA-4) có chức năng như một cái "phanh" ức chế hệ miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng của việc thả "phanh" protein này và kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u.
    Ông Allison là giám đốc hội đồng cố vấn khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư (CRI). Trước khi nhận giải Nobel Y học 2018, ông dành nhiều năm nghiên cứu về cơ chế phát triển và kích hoạt tế bào T. Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên t́m ra cách tách chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào T.


    Cơ chế hoạt động của protein CTLA - 4 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Allison. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.

    Trong khi đó, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, 76 tuổi, người Nhật Bản phát hiện ra một loại protein (PD-1) trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng ức chế, nhưng với cơ chế hoạt động khác loại protein trên. Các liệu pháp dựa trên phát hiện này được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị ung thư.
    Theo thông tin từ tài khoản Twitter chính thức của Ủy ban Nobel, trước giờ công bố giải thưởng, ông Thomas Perlmann, tổng thư kư Ủy ban Nobel, đă gọi điện thông báo kết quả cho người thắng giải. Có vẻ đó là ông Honjo, v́ Guardian cho biết Ủy ban Nobel đă không thể liên hệ Allison trước khi công bố giải thưởng.

    Trong lúc giải Nobel Y học được công bố ở Thụy Điển, tại Đại học Kyoto, ông Honjo được bao vây bởi các đồng nghiệp chúc mừng.


    Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.

    "Mùa" Nobel bất thường

    Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố người thắng giải Nobel Vật lư, Nobel Hóa học và Nobel Kinh tế lần lượt vào ngày 2/10, 3/10 và 8/10. Ủy ban Nobel Na Uy sẽ công bố giải Nobel Ḥa b́nh vào ngày 5/10.
    Giải Nobel Văn chương 2018 không được trao do những bê bối liên quan đến Viện Hàn lâm Thụy Điển, cơ quan trao giải này. Giải Nobel Văn chương 2018 sẽ được trao vào năm sau, cùng Nobel Văn chương 2019.
    Ít phút trước khi giải Nobel Y học 2018 được công bố, ṭa án Thụy Điển đă kết án nhiếp ảnh gia người Pháp Jean-Claude Arnault 2 năm tù v́ tội cưỡng hiếp một phụ nữ năm 2011. Ông Arnault là chồng một thành viên hội đồng trao giải Nobel Văn học và là người có ảnh hưởng trong giới văn chương Thụy Điển. Vụ bê bối của ông chính là nguyên nhân Viện Hàn lâm Thụy Điển phải hoăn trao giải Nobel Văn học năm nay để tập trung "khôi phục h́nh ảnh trong mắt công chúng".


    Từ năm 1901 đến 2017, đă có 108 giải Nobel Y Học được trao, trong số những người thắng giải có 12 phụ nữ. Chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Y Sinh là ông Frederick Banting, nhà sinh lư học người Canada khám phá ra hormone tuyến tụy insulin điều trị bệnh tiểu đường. Ông nhận giải năm 1923, khi mới 32 tuổi.
    Chủ nhân lớn tuổi nhất của Giải Nobel Y Sinh là bác sĩ Francis Peyton Rous, nhận giải năm 1966 khi ông 87 tuổi, với công tŕnh nghiên cứu khám phá vai tṛ của các virus trong việc truyền một số loại bệnh ung thư.
    Trong di chúc cuối đời, nhà khoa học Alfred Nobel tuyên bố để lại 94% gia tài để vinh danh những người có cống hiến “vĩ đại nhất cho nhân loại” trong lĩnh vực Vật lư, Hóa học, Y Sinh, Văn học và Ḥa b́nh. Người được Nobel ủy thác thực hiện di chúc là hai kỹ sư trẻ Ragnar Sohlman và Rudolf Lilljequist. Họ lập ra Quỹ Nobel quản lư khối tài sản do nhà phát minh thuốc nổ để lại. Năm 1901, 5 giải Nobel đầu tiên được trao.
    Đến năm 1969, Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Kinh tế học tưởng nhớ Nobel (thường được biết đến với tên gọi giải "Nobel Kinh tế") ra đời và được trao để vinh danh Alfred Nobel.
    ZingNews

  2. #2
    nho con
    Khách
    - CTLA-4 protein : nhiệm vụ chính là làm giảm sự xuất hiện của T cell ( tế bào kháng thể ) . Người ta thấy rằng trong các bệnh nhân có gene CTLA-4 bị đột biến ( mutation ) , sự kiểm soát của các tế bào bach huyết cầu T cell biến mất , khiến gia tăng bệnh ung thư máu : " sự hiện diện tế bào bạch huyết cầu T gia tăng , nó hiện diện khắp cơ phận của thân thể , gan , phèo , mô ; tế bào T cell tự tấn công và hủy diệt các mô trong cơ thể ,( autoimmune diseases), hay cơ các bắp thịt bị hủy ( multiple sclerosis ) .

    Có nhiều loại " dị dạng gene trội " ( Dominant mutation ) của CTLA-4 protein, tuy nhiên v́ là trội , nên một gene cũng đủ gây ra bệnh , không cần hai gene như " dị dạng ẩn " ( recessive mutation ) ; Mỗi dạng khác nhau sẽ cho ra loại bệnh hơi khác nhau.

    Sự đột biến Gene có thể do di truyền do lấy nhau cận huyết ( anh em , cô chú bác lấy nhau trong ṿng 5 đời ) . Hay bị nhiễm phóng xạ cũng có xác xuất cao trong việc bị đột biến Gene.

    - Tương tự PD-1 xuất hiện nhiều trong các tế bào bị ung thư , khiến cac stees bào ung thư có dấu hiệu bề mặt như các tế bào bị chết ,Tương tự PD-1 nó làm giảm khả năng truy lùng và tiêu diệt ung thư của T cell ; Như thế cũng có nhiệm vụ giảm thiểu T cell và kiểm soát ung thư máu như CTLA-4 protein.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 25-03-2014, 04:17 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-05-2013, 08:11 PM
  3. Replies: 1270
    Last Post: 29-01-2012, 02:15 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 15-12-2010, 11:44 AM
  5. Replies: 8
    Last Post: 15-12-2010, 02:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •