Results 1 to 2 of 2

Thread: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung : Biết dừng ở đâu ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung : Biết dừng ở đâu ?


    Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang lao vào cuộc chiến thương mại "một mất một c̣n".REUTERS/Jason Lee

    Khi leo thang chống hàng nhập khẩu, ông Donald Trump đe dọa đánh thuế thêm toàn bộ số hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ. Tổng thống Mỹ hy vọng thành lập được một mặt trận chung với châu Âu để chống Trung Quốc. Ở phía bên kia, Bắc Kinh t́m cách thoát khỏi ảnh hưởng phương Tây đối với nền kinh tế đất nước bằng cách tăng tốc hiện đại hóa và t́m kiếm thị trường mới với dự án « Con đường tơ lụa mới».

    Từ những quan sát trên, bà Martine Bulard, trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 10/2018, đặt câu hỏi : « Trung Quốc – Hoa Kỳ, leo thang căng thẳng sẽ dừng lại ở đâu ? ». RFI Tiếng Việt lược dịch.
    Bắt đầu từ mùa xuân năm nay, chuyện dài nhiều tập này có nguy cơ kéo dài qua cả mùa đông, với nguy cơ biến thành cuộc chiến trường kỳ và lan sang cả những lĩnh vực khác.

    Đầu tiên hết, tác giả trích nhận định của giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng thái độ hung hăng này của Mỹ gợi nhắc lại bài học đau thương của Nhật Bản trong những năm 1980. Chính quyền Reagan đă tấn công Nhật Bản, khi ấy là nền kinh tế thứ hai trên thế giới, khi cho áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan quá mức (đôi khi lên đến 100% nhắm vào máy vô tuyến truyền h́nh và máy đọc băng ghi h́nh), dẫn đến việc lăi suất tăng tại Nhật Bản. Hoa Kỳ đă gây áp lực buộc Nhật Bản phải khuất phục đến mức nhấn ch́m nước này trong suy thoái cho đến giờ vẫn khó khăn hồi phục.
    Trung Quốc hiện giờ cũng như Nhật Bản năm xưa, chủ yếu dựa vào xuất khẩu, lâu nay được xem như là động lực cho tăng trưởng. Để thoát khỏi tŕ trệ, Bắc Kinh tận dụng mọi công cụ có sẵn : Nhân công dồi dào, có tay nghề, có kỷ luật và giá rẻ ; giới đầu tư nước ngoài hau háu đi t́m thị trường mới ; các định chế quốc tế t́m cách phá tung cánh cửa bảo hộ tại những nền kinh tế thế giới cũ.

    Sau 17 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế , Trung Quốc lần lượt bỏ xa các cường quốc Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản và giờ đang trên đà qua mặt nước Mỹ. Tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc trong năm 2016 đạt 11 200 tỷ đô la so với con số 18.569 tỷ đô la của Mỹ. Một điều mà ông Donald Trump đă không thể chấp nhận và đă bực bội thốt lên rằng « tất cả những lũ ngu chỉ chăm chăm nhắm vào Nga tốt hơn hết là nên bận tâm đến Trung Quốc ».

    Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực (công nghệ, kinh tế, ngoại giao và quân sự). Tuy đế chế Trung Hoa này tiến nhanh với một tốc độ chóng mặt, nhưng tổng sản phẩm nội địa GDP tính theo đầu người của Trung Quốc chưa bằng 15% của Hoa Kỳ.
    Ngược lại, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc phá kỷ lục, lên đến 375 tỷ đô la, chiếm gần phân nửa (47,2%) tổng mức nhập siêu của Hoa Kỳ. Nguyên thủ Mỹ tố cáo Bắc Kinh cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến việc nhiều nhà máy phải đóng cửa, hàng triệu con người mất việc làm.

    Lỗi tại ai ?

    Theo quan điểm của bà Bulard, t́nh trạng phi công nghiệp hóa đă bắt đầu xảy ra trước khi Trung Quốc tham gia thị trường thế giới. Bà lưu ư là không nên chẩn đoán sai. Chưa hẳn chỉ có cạnh tranh không lành mạnh giúp Trung Quốc thành công, mà chính nước này đă biết tận dụng một cách có lợi cho ḿnh những quy tắc do các cường quốc, đứng đầu là Hoa Kỳ, đă đề ra.
    Không ai bắt buộc các lănh đạo phương Tây phải mở hết mọi cánh cửa thương mại, khuyến khích di dời nhà máy và hủy bỏ lần lượt các công cụ cho phép can thiệp nền kinh tế dưới áp lực của các tập đoàn đa quốc gia – những hăng đang hối hả chạy sang Trung Quốc.
    Đổi lại Trung Quốc đă ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao một phần công nghệ và kỹ nghệ. Nhưng các hăng này không những không nhăn nhó mà c̣n sung sướng được đến khai thác nguồn nhân công rẻ và có thể phớt lờ hệ quả sinh thái từ các hoạt động sản xuất của ḿnh.
    Chỉ có điều đảng Cộng Sản Trung Quốc không để cho thương mại làm mờ mắt. Hệ thống đảng-Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế. Các đại gia tư bản không thể kinh doanh như ư ḿnh muốn. Dù vậy, Washington vẫn tin rằng rồi Bắc Kinh cũng sẽ phải nhượng bộ trước các đ̣i hỏi của ông Donald Trump.

    Ba giải pháp

    Dù mức nhập khẩu từ Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng đều đặn, nhưng cuộc đối đầu này không phải là không đau đớn, buộc Trung Quốc phải có những giải pháp.
    Thứ nhất là thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến tŕnh tái cơ cấu nền kinh tế và sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó lường về mặt xă hội. Một kế hoạch hỗ trợ để bù đắp cho những thiệt hại nếu có cho những doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng nề từ các hạn chế thương mại.
    Thứ hai, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và các cộng sự của ông đă có sẵn một kế hoạch « Made in China 2025 », đưa ra cách nay ba năm để phát triển một ngành công nghiệp cách tân hơn và có thể tự chủ trong sáu lĩnh vực (trong đó có công nghệ tin học, ngành tự động hóa, hàng không và không gian, đại dương, phương tiện chạy bằng điện, y sinh học, nguyên liệu mới, năng lượng …)
    Các lệnh cấm của Mỹ cũng như là nhiều chính phủ châu Âu nhằm cản trở Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp chiến lược ở nước ngoài c̣n thúc đẩy mạnh hơn nữa quyết tâm của Trung Quốc lao vào đầu tư chế tạo chíp điện tử mà giới lănh đạo cho rằng trong một thời gian không xa không những Trung Quốc không c̣n lệ thuộc vào Mỹ về ḍng sản phẩm này, mà có có thể tự sản xuất và với giá rẻ hơn.

    Cuối cùng, vũ khí thứ ba để chống lại lệnh cấm vận của Mỹ chính là dựa vào nhiều đối tác khác và nhất là các nước láng giềng. Một mặt, Trung Quốc bắt đầu di dời nhà xưởng tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, tránh các lệnh cấm vận và mức thuế quan cao. Mặt khác, Trung Quốc thúc đẩy các dự án hợp tác đa phương như thỏa thuận Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện RCEP hay như dự án con đường tơ lụa đi từ Trung Á đến Châu Âu ngang qua Nam Phi, cơ hội để Trung Quốc t́m kiếm thị trường mới.
    Để hỗ trợ dự án này Bắc Kinh thông báo thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Á Châu, với sự tham gia của gần 60 quốc gia trong đó có Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Đủ để cho Trung Quốc tránh được mọi sự cô lập trên phương diện Tài chính và Đối ngoại. Không rơi vào thế « thân cô, thế cô » đối mặt với Mỹ như Liên Bang Xô Viết năm xưa.

    Giờ đây, chính quyền Donald Trump hy vọng rằng có thể làm cho Bắc Kinh chao đảo, th́ Tập Cận B́nh cũng muốn tin rằng một khi bầu cử giữa nhiệm kỳ kết thúc th́ đâu sẽ lại vào đấy, Washignton lại trở về bàn đàm phán. Dù vậy, ông An Gang, nhà nghiên cứu thuộc Viện Pangoal, Trung Quốc, lưu ư rằng cuộc đọ sức Mỹ – Trung vượt quá khuôn khổ thương mại, bắt đầu lan sang « cả quân sự và chiến lược ».

  2. #2
    tran truong
    Khách
    Không ai bắt buộc các lănh đạo phương Tây phải mở hết mọi cánh cửa thương mại, khuyến khích di dời nhà máy và hủy bỏ lần lượt các công cụ cho phép can thiệp nền kinh tế dưới áp lực của các tập đoàn đa quốc gia – những hăng đang hối hả chạy sang Trung Quốc.
    Đổi lại Trung Quốc đă ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao một phần công nghệ và kỹ nghệ. Nhưng các hăng này không những không nhăn nhó mà c̣n sung sướng được đến khai thác nguồn nhân công rẻ và có thể phớt lờ hệ quả sinh thái từ các hoạt động sản xuất của ḿnh.
    Chỉ có điều đảng Cộng Sản Trung Quốc không để cho thương mại làm mờ mắt. Hệ thống đảng-Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế.
    Nếu chỉ nêu lý do trên thì không đủ . Phải nói cái chủ yếu của Mỹ và thế giới tư bản là muốn dùng kinh tế để đo ván Trung cộng . Giới " thượng lưu " cứ nghĩ nhất cử lưỡng tiện , cho phép các công ty ào vào Tàu ,giúp nền kinh tế Tàu cộng mở mang , phát triển .... thoát khỏi đói nghèo . Họ hy vọng sẽ tạo ra middle class _ tầng lớp trung lưu hoặc tầng lớp Tiểu tư sản _ Kỳ vọng tầng lớp này sẽ cải sửa xã hội cộng sản qua tư bản .

    Ai ngờ bị Trung cộng biết tẩy . Một mặt lợi dụng sự dễ dãi và giúp đỡ của tư bản nước ngoài . Một mặt vẫn nắm chặt kiểm soát tư tưởng người dân qua hệ thống công an trị và tuyên truyền giáo dục cũng như kiểm soát truyền thông , đặc biệt trên internet .

    Sau thời gian dài thử thách , không chọc thủng được tường thành cộng sản , mà còn bị tấn công ở Hồng Kông . Nên đây là lúc phải đổi thế cờ ,ai có thể làm .... ngoài Tổng Thống Trump ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 23-06-2013, 10:22 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 21-06-2013, 09:53 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 01:38 PM
  4. Replies: 22
    Last Post: 24-12-2011, 05:57 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 10-11-2011, 06:36 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •