Results 1 to 5 of 5

Thread: Chip gián điệp 'hạt gạo' từ Trung Quốc gây rúng động Apple, Amazon

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Chip gián điệp 'hạt gạo' từ Trung Quốc gây rúng động Apple, Amazon


    Ngày 4/10, Bloomberg xuất bản một phóng sự điều tra về nỗ lực cài cắm phần cứng đánh cắp thông tin của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ. Khác với những lần hack qua mạng, quy mô của sự việc này nguy hiểm hơn v́ con chip gián điệp được hàn trực tiếp trên những bo mạch của máy chủ.
    Theo Bloomberg, vụ việc được phát hiện vào năm 2015 khi Amazon dự định mua lại công ty Elemental, với giải pháp cho dịch vụ phát video trực tuyến. Trong quá tŕnh thẩm định, Amazon phát hiện những nghi vấn về phần cứng máy chủ của công ty này và tiến hành điều tra kỹ hơn.

    Amazon và nhiều hăng công nghệ lên tiếng bác bỏ phóng sự gây chấn động của Bloomberg. Nếu câu chuyện gián điệp là sự thật, đây có thể coi như vụ hack lớn nhất thập kỷ.

    Hôm thứ 5 (4/9), Bloomberg đăng tải phóng sự điều tra Trung Quốc cài cắm phần cứng đánh cắp thông tin của các công ty, tổ chức Mỹ. Cụ thể, một loại "siêu chip" bé bằng mảnh vỡ hạt gạo được cho là gắn trực tiếp lên bo mạch chủ (motherboard) của Supermicro - công ty chuyên cung cấp bo mạch. Sau đó, nó được sử dụng bởi Elemental, công ty có hợp đồng với các hăng công nghệ lớn và cơ quan đầu năo Mỹ.


    Apple, Amazon chối bay biến về vụ việc

    Apple lập tức lên tiếng phản đối ngay trong ngày, cho rằng công ty chưa bao giờ phát hiện bất kỳ loại "chip gián điệp" hoặc "lỗ hổng" trong bất kỳ máy chủ nào của hăng. Ngoài ra, táo khuyết cũng bác bỏ có quan hệ với FBI hay bất kỳ cơ quan nào khác về sự kiện như trên.
    "Mặc dù có nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này trên mạng, không ai ở Apple từng nghe về chuyện này", Apple cho biết. Theo Business Insider, bên bị hại có thể bị chính phủ Mỹ yêu cầu im lặng về sự việc nếu ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên Apple cũng bác bỏ nghi vấn này.
    Đáng chú ư, vào năm 2017, Apple từng thừa nhận tải xuống phần mềm nhiễm virus có liên quan đến các máy chủ do Supermicro sản xuất.

    Không chỉ Apple, Amazon và nhiều công ty khác cũng lên tiếng bác bỏ phóng sự này, cho rằng bài báo "hoàn toàn sai sự thật".
    Bloomberg viết rằng sau khi phát hiện bị cài chip gián điệp, Amazon đă thực hiện kiểm tra toàn hệ thống công ty. Ngoài ra, một công ty con của Elemental được Amazon mua lại cũng bị thay đổi thiết kế bảng mạch được nghi cài đặt con chip gián điệp.
    Đáp lại, Amazon nói rằng hoàn toàn không có chuyện họ bị theo dơi bằng chip gián điệp hay phải kiểm tra lại hệ thống."Kể cả trong quá khứ hay hiện tại, không bao giờ có chuyện Amazon hay công ty con của chúng tôi bị thay đổi phần cứng hay gắn chip gián điệp", phát ngôn Amazon nói sau bài viết "động trời" từ Bloomberg.

    Bloomberg từ trước đến nay vốn được biết đến như là một trang tin uy tín, với rất nhiều phóng sự, bài báo tiết lộ bí mật chấn động. Trang này cũng nói rằng phóng sự của họ là hoàn toàn có cơ sở, dựa trên 18 nguồn tin giấu tên.
    Do đó, đây là câu chuyện cực kỳ khó lư giải, do động chạm đến cả các tầng đáy sâu bên trong thế giới điệp viên của cả Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh sản xuất công nghệ cao và tấn công mạng.

    Chip gián điệp 'thần thánh' hoạt động ra sao?

    Trong khi dùng phần mềm tấn công các hệ thống máy tính là cách khá phổ biến nhưng tấn công bằng phần cứng khó hơn rất nhiều và đ̣i hỏi mức đầu tư lớn cùng thời gian chuẩn bị lâu dài. Tuy nhiên một khi thành công, những vụ tấn công có thể để lại hậu quả rất lâu dài.
    Giáo sư Nicholas Weave tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế Berkeley gọi cách gắn chip gián điệp này là "đáng kinh ngạc" và là "chế độ thần thánh" (God Mode) trong quản lư hệ thống con cung ứng, theo The Verge.
    Katie Moussouris, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Luta Security nhận định cách tấn công bằng phần cứng cho phép vượt qua tất cả các bảo mật phần mềm. "Không chỉ khó phát hiện bằng mắt thường, ngay cả những phần mềm bảo vệ cao cấp nhất cũng không thể ḍ ra", bà nói. Jake Williams, Nhà sáng lập Rendition Infosec cho rằng cần phải có hướng đi mới trong cách bảo mật.


    Cách thức hoạt động của con chip siêu gián điệp Trung Quốc , graphic của Bloomberg.

    Chip gián điệp được thiết kế như thành phần linh kiện trên bo mạch chủ. Rất khó để phát hiện kể cả khi dùng các thiết bị chuyên dụng. Các chip này được điều chỉnh kích thước tùy vào sản phẩm gốc, cho thấy kẻ chủ mưu đă thực hiện qua nhiều nhà máy và các lô hàng khác nhau.
    Về cấu trúc, con chip này giống như bộ điều khiển tín hiệu, có bộ nhớ, có thể kết nối mạng và thực hiện một cuộc tấn công. Sau khi được cài cắm trên bảng mạch, nó được chuyển cho Supermicro và lắp ráp thành server (máy chủ). Các máy chủ chứa phần cứng độc hại này được chuyển tới trung tâm dữ liệu của hàng chục công ty, trong đó có Apple, Amazon, nhiều công ty và cơ quan Mỹ, theo bài báo của Bloomberg.
    Khi máy chủ được cài đặt và khởi động, chip gián điệp thay đổi các lệnh của hệ điều hành để chấp nhận các thay đổi từ bên ngoài. Nó cho phép mở cửa hậu (backdoor) để hacker có thể xâm nhập, lấy cắp dữ liệu và các bí mật quan trọng khác.

    Dù nghi ngờ bài báo của Bloomberg, George Hotz, cựu chuyên gia jailbreak đồng ư với ư kiến không thể ngăn chặn tấn công phần cứng bằng phần mềm "Nếu bạn không tin tưởng phần cứng, bạn không thể tin tưởng bất cứ điều ǵ", ông nói.
    Các chuyên gia an ninh Mỹ từ lâu cũng đă cảnh báo chuỗi cung ứng phần cứng từ Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ bảo mật. Việc đánh đổi an toàn để đổi lấy lợi ích về chi phí dễ dẫn đến rủi ro trong chuỗi cung ứng phần cứng.

    Facebook, Apple xác nhận là mục tiêu của malware gián điệp TQ



    Như nói trên, Theo Bloomberg ngày 4/10, hai trong số những công ty lớn chịu ảnh hưởng từ con chip gián điệp từ Trung Quốc là Apple và Facebook. Hacker đă thâm nhập vào máy chủ của hai công ty này.
    Ngay sau đó Amazon và Apple cùng lúc từ chối thừa nhận việc họ sử dụng các máy chủ có chip gián điệp từ Trung Quốc. Nhưng ngày 5/10, cả FacebookFB (NASDAQ) và Apple đều xác nhận họ đă t́m thấy phần mềm độc hại trên máy chủ SuperMicro của ḿnh, theo Mashable.
    Theo Facebook, họ đă được cảnh báo về việc có phần mềm độc hại trên một lượng nhỏ máy chủ của SuperMicro vào năm 2015. Tuy nhiên những máy chủ này chỉ được sử dụng cho trong pḥng thí nghiệm của Facebook. Nói cách khác, những ảnh hưởng từ các vụ tấn công chỉ xảy ra trong khuôn khổ pḥng thí nghiệm chứ không ảnh hưởng đến người dùng.
    Tuy vậy, Mashable cho rằng, câu trả lời trên không thuyết phục khi nó được nói từ một công ty công nghệ vừa xảy ra bê bối dữ liệu cá nhân ảnh hưởng đến 50 triệu người dùng.

    Về phần Apple, công ty này cho biết họ nhận ra phần mềm độc hại trên duy nhất một máy chủ trong năm 2016. Apple cho biết phần mềm độc hại là lư do công ty này không sử dụng máy chủ từ SuperMicro. Phần mềm độc hại này hoàn toàn không liên quan đến con chip gián điệp mà bài viết của Bloomberg đề cập.

    Sự xác nhận của hai công ty là bằng chứng cho việc gián điệp từ Trung Quốc đang cố xâm phạm đến an toàn không gian mạng của Mỹ. Bloomberg cũng đưa tin ngay trong ngày 4/10, Apple, Amazon và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều lên tiếng từ chối liên quan đến vụ việc. Họ cho rằng bài viết của Bloomberg là "thiếu căn cứ", "buộc tội vô cớ".
    Bắc kinh nói: "An toàn chuỗi cung ứng trong không gian mạng là một vấn đề quan tâm chung và Trung Quốc cũng là nạn nhân. Trung Quốc, Nga và các nước thành viên khác của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đă đề xuất “Quy tắc ứng xử quốc tế về an ninh thông tin” cho Liên hợp quốc vào đầu năm 2011.
    Nó bao gồm cam kết đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông dịch vụ, để ngăn chặn các tiểu bang khác sử dụng lợi thế của họ về tài nguyên và công nghệ để làm suy yếu lợi ích của các quốc gia khác.
    Chúng tôi hy vọng các bên không nên đưa ra những lời buộc tội và nghi ngờ vô cớ. Thay v́ vậy, nên tiến hành thảo luận và cộng tác mang tính xây dựng để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một không gian mạng yên b́nh, an toàn, cởi mở, hợp tác và có trật tự"
    ,
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời như trên sau bài đăng của Bloomberg.


    Một hệ thống máy chủ của Supermicro

    SuperMicro là một trong những hăng cung cấp máy chủ lớn nhất thế giới.
    Tháng 8/2016, CEO Supermicro nói rằng công ty bị mất đi 2 khách hàng lớn, dù không nói tên nhưng mọi người đều biết đó là Apple. Ông nói rằng SuperMicro đă không cạnh tranh lại về giá so với các đối thủ, nhưng thực chất phía sau c̣n có nhiều thứ phức tạp hơn đang diễn ra như chúng ta thấy.
    ZingNews



    Sau sự kiện này được phanh phui dự án MIC 2025 của thằng tập cận b́nh coi như . . . bán muối.

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    A tiny spy chip the size of a rice grain from China could have compromised servers of Amazon, Apple, CIA and many other US federal agencies

    Amazon, Apple là hai trong số hàng loạt công ty Mỹ nằm trong danh sách bị ảnh hưởng từ chip gián điệp có nguồn gốc Trung Quốc.

    Tờ Bloomberg số ra ngày 4/10 đăng một phóng sự điều tra về nỗ lực cài cắm phần cứng đánh cắp thông tin của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ. Khác với những lần hack qua mạng, quy mô của sự việc này nguy hiểm hơn v́ con chip gián điệp được hàn trực tiếp trên những bo mạch của máy chủ.
    Theo Bloomberg, vụ việc được phát hiện vào năm 2015 khi Amazon dự định mua lại công ty Elemental, với giải pháp cho dịch vụ phát video trực tuyến. Trong quá tŕnh thẩm định, Amazon phát hiện những nghi vấn về phần cứng máy chủ của công ty này và tiến hành điều tra kỹ hơn.
    Các chuyên gia sau khi điều tra bảng mạch chủ do Supermicro, một công ty Mỹ sản xuất, đă phát hiện ra một con chip rất nhỏ, không bằng một hạt gạo vỡ. Ngay lập tức, vụ điều tra được chuyển về cho chính phủ Mỹ. Quá tŕnh điều tra đă kéo dài 3 năm, và kết quả cho thấy những con chip này giúp tạo ra một cửa hậu ở bất kỳ máy tính nào sử dụng bảng mạch gắn nó.


    Elemental, công ty sử dụng bảng mạch nói trên, là một nhà sản xuất có hợp đồng với những cơ quan quan trọng như Bộ quốc pḥng Mỹ, CIA và Hải quân Mỹ. Các nguồn tin cho rằng con chip được thêm vào ở các nhà máy sản xuất bo mạch của đối tác tại Trung Quốc.
    Theo Bloomber, thông tin điều tra cho thấy những đối tác này có liên quan đến quân đội Trung Quốc. Số công ty Mỹ bị ảnh hưởng có thể lên tới 30, trong đó có một ngân hàng lớn, các công ty sản xuất cho chính phủ, và cả Apple.
    Apple là một trong những đối tác lớn nhất của Supermicro, và từng có kế hoạch kư hợp đồng mua 30.000 máy chủ của Supermicro cho hệ thống trung tâm dữ liệu toàn cầu. Tuy nhiên vào năm 2015, Apple cũng đă phát hiện ra con chip nói trên, và sau đó đă quyết định cắt hợp đồng với Supermicro.

    Trong khi tấn công an ninh bằng phần mềm khá phổ biến, tấn công bằng phần cứng khó hơn rất nhiều và đ̣i hỏi mức đầu tư lớn cùng thời gian chuẩn bị lâu dài. Tuy nhiên một khi thành công, những vụ tấn công có thể để lại hậu quả rất lâu dài.
    Theo phân tích của những người tham gia điều tra, mục tiêu của cuộc tấn công là tạo ra các cửa hậu để hacker có thể nhắm vào sau này. Cụ thể, con chip gián điệp sẽ có khả năng điều chỉnh luồng thông tin, thêm các đoạn mă hoặc thay đổi lệnh xử lư của CPU.
    Từ đó, con chip có thể ra lệnh cho máy chủ kết nối tới các máy tính khác trên mạng internet, từ đó điều khiển hoàn toàn cỗ máy. Joe FitzPatrick, nhà sáng lập của công ty bảo mật Hardware Security Resources nhận xét: “con chip có thể mở bất kỳ cánh cửa nào nó muốn”.

    Theo đánh giá của những nhà điều tra, mục tiêu của vụ tấn công này là bí mật có giá trị của các công ty cũng như các mạng lưới nhạy cảm của chính phủ Mỹ. Các dữ liệu của người dùng phổ thông không bị ảnh hưởng.
    Supermicro là một trong những nhà sản xuất bo mạch cho máy chủ lớn nhất thế giới. Bên cạnh các máy chủ phổ thông, hăng này c̣n làm bo mạch cho các hệ thống đặc biệt, từ máy MRI tới các loại vũ khí. Hầu như mọi sản phẩm của Supermicro đều được sản xuất tại Trung Quốc.

    Bloomberg dẫn lời một quan chức t́nh báo Mỹ: “Supermicro có thể coi như là Microsoft trong ngành phần cứng. Tấn công vào bo mạch chủ của Supermicro cũng giống như tấn công Microsoft vậy. Đây là một vụ tấn công quy mô toàn cầu”.
    Đây cũng là vụ tấn công phần cứng có quy mô lớn nhất của Trung Quốc mà chính quyền Mỹ phát hiện. Bloomberg nhận xét an ninh của chuỗi cung sản phẩm công nghệ trên toàn cầu đă bị xâm phạm.

    Đặc thù của tấn công phần cứng là rất dễ lần t́m dấu vết. Những con chip được thêm vào bo mạch chủ từ nhà máy của đối tác Supermicro tại Trung Quốc. Công ty này có nhà máy lớn tại Thượng Hải, nhưng đôi khi vẫn phải huy động năng lực sản xuất từ nhiều nhà máy nhỏ tại Trung Quốc khi có đơn hàng. Đây chính là nơi con chip bị cấy vào bo mạch.
    Trước thông tin gây chấn động này, Amazon, Apple và Supermicro ngay tức thời đều lên tiếng phủ nhận bài điều tra của Bloomberg.
    Amazon cho rằng thông tin họ khám phá ra con chip ở phần cứng của Elemental là sai sự thật. Apple cũng khẳng định họ chưa bao giờ khám phá ra một con chip bị chỉnh sửa hay lỗi trong server nào.
    Tương tự, Supermicro cho biết họ chưa từng nghe tới một cuộc điều tra nào nhắm vào phần cứng của họ. FBI và cơ quan đại diện cho CIA, NSA không đưa ra b́nh luận về sự việc này.

    Tuy nhiên Bloomberg khẳng định những nguồn tin của họ, bao gồm cả những nhân viên an ninh của chính phủ, đă chỉ rơ ngọn ngành sự việc và vụ điều tra. Bloomberg cũng có những nguồn tin bên trong Amazon và Apple khẳng định thông tin này là đúng sự thật. (Zing)

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Ngũ Giác Đài: Quân đội Mỹ quá phụ thuộc vào "hàng Trung Quốc"


    Một cuộc đánh giá do Lầu Năm Góc (Ngũ Giác Đài) dẫn đầu theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump đă chỉ ra hàng trăm trường hợp cho thấy quân đội Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, cho các nguyên vật liệu thiết yếu.
    Reuters dẫn tin từ các giới chức Hoa Kỳ cho biết cuộc khảo sát vừa kể dự kiến sẽ được công bố vài tuần tới.

    Một vài kết luận của cuộc điều tra nói rằng Hoa Kỳ quá lệ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài cho nhiều sản phẩm, bao gồm các mặt hàng điện tử siêu nhỏ, những linh kiện tí hon như vi mạch hay linh kiện bán dẫn, các quan chức giấu tên tiết lộ với phóng viên Reuters.
    Những linh kiện thiết yếu này được sử dụng trong các thiết bị điện tử tiên tiến, được lắp đặt trong hầu hết mọi thứ, từ vệ tinh, tên lửa hành tŕnh, cho tới máy bay không người lái và điện thoại di động.

    Tâm điểm cuộc điều tra nhắm vào Trung Quốc cho thấy nỗ lực dưới thời Tổng thống Trump muốn giải quyết các rủi ro từ sự bành trướng quân sự và kinh tế của Bắc Kinh đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Các quan chức Lầu Năm Góc muốn loại bỏ khả năng Trung Quốc gây tổn hại đến sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ bằng cách cắt giảm nguồn cung nguyên vật liệu, hay phá hủy những sản phẩm công nghệ mà nước này xuất khẩu cho Mỹ.

    Ngũ Giác Đài từ lâu đă tỏ ư lo ngại về những “công tắc sát thủ” có thể được cài bên trong các transitor mà qua đó có thể vô hiệu hóa các hệ thống nhạy cảm của Mỹ trong một cuộc xung đột. Các quan chức t́nh báo Hoa Kỳ hồi đầu năm nay cũng lên tiếng cảnh báo về khả năng Trung Quốc có thể sử dụng những chiếc điện thoại “made in China” cũng như các thiết bị mạng lưới viễn thông để do thám người dân Mỹ.
    Những kết luận của cuộc điều tra này có thể khiến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, củng cố phong trào “Mua hàng Mỹ” do chính quyền Tổng thống Trump phát động, vốn nhắm mục tiêu mang đến thêm hàng tỉ đô la tiền bán vũ khí cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, và tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

    Một viên chức Hoa Kỳ cho hay báo cáo này của Lầu Năm Góc cũng sẽ chỉ ra những mặt thiếu sót của Hoa Kỳ dẫn tới việc nhập khẩu linh kiện từ những công ty nước ngoài. Một trong số đó chính là sự trồi sụt thiếu ổn định của ngân sách quốc pḥng, gây khó khăn cho nhiều công ty trong việc dự đoán nhu cầu của chính phủ. Ngoài ra, chương tŕnh giáo dục khoa học công nghệ của Hoa Kỳ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến t́nh trạng này.
    VOA

  4. #4
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Chính phủ Mỹ phủ nhận bài báo ‘con chíp gián điệp’ của Bloomberg


    Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ nói rằng “không có lư do ǵ để nghi ngờ” câu trả lời phủ nhận của Apple, Amazon và Supermicro trước thông tin Trung Quốc cài chíp gián điệp để theo dơi những hăng này do Bloomberg đăng tải đầu tuần trước.

    Đây là thông báo chính thức đầu tiên từ chính phủ Mỹ về báo cáo trên, thể hiện sự nghi ngờ của cơ quan này về phát hiện chấn động của Bloomberg. Thông báo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ gần như đồng thanh tương ứng với những b́nh luận của Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia Anh hôm mùng 5/10.

    Ngày 4/10, dẫn lời 17 nguồn tin giấu tên, Bloomberg cho biết quân đội Trung Quốc đă cấy những con chíp gián điệp nhỏ xíu bằng hạt gạo lên những bo mạch chủ do công ty Supermicro sản xuất. Đây là một công ty của Mỹ có nhà thầu phụ tại Trung Quốc, được nhiều công ty công nghệ Mỹ, gồm cả Apple và Amazon, tin dùng để cung cấp linh kiện cho các máy chủ thuộc trung tâm dữ liệu của họ.
    Con chíp gián điệp được cho là có thể ăn cắp các thông tin trên máy chủ, tạo điều kiện để Trung Quốc do thám một số những công ty giàu có và quyền lực nhất thế giới.

    Phủ nhận

    Apple, Amazon và Supermicro sau đó đă đăng tải thông cáo trên trang chủ của họ, phủ nhận những cáo buộc kể trên. Bất chấp việc này, Bloomberg vẫn khẳng định họ tin vào những ǵ đă viết. Vài ngày sau khi chuyện vỡ lở, những t́nh tiết tiếp theo vẫn không khiến mọi người bớt nghi hoặc đi chút nào.
    Bộ An ninh Nội địa Mỹ có trách nhiệm bảo vệ hệ thống an ninh mạng của Hoa Kỳ trước những cuộc tấn công từ trong và ngoài nước. Tuy vậy, hiếm có một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ lại đưa ra một thông báo chính thức về một nguy cơ chưa quá rơ ràng, mà theo Bloomberg, vụ chíp gián điệp này được liệt vào danh sách bí mật do liên bang điều tra trong 3 năm.

    Sự thực là đă vài ngày sau khi câu chuyện được tung ra, nhưng dường như rất nhiều những chuyên gia an ninh mạng giỏi nhất, am hiểu về kỹ thuật nhất và cấp tiến nhất vẫn chưa biết phải tin ai – Bloomberg hay một ai đó khác.
    T́nh trạng này sẽ không sớm thay đổi, cho đến khi có ai đó chạm tay được vào những con chíp gián điệp đáng nghi trên.
    TrithucVN (Theo TechCrunch)

  5. #5
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Công nghiệp quốc pḥng : Mỹ muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc


    Trên trang nhất, báo kinh tế Les Echos (Pháp) có bài đáng chú ư nói về « Ngành công nghệ Mỹ đương đầu với gián điệp mạng Trung Quốc ». Theo một điều tra của Bloomberg, chíp điện tử của Trung Quốc đă bí mật được cấy vào máy chủ của nhiều doanh nghiệp Mỹ. Tiết lộ trên cho thấy sự lệ thuộc của ngành công nghiệp, công nghệ của Hoa Kỳ vào các nhà sản xuất Trung Quốc, khiến công nghệ Mỹ dễ bị tổn thương.

    Trong bài viết này, Les Echos cho biết các nhà báo của Bloomberg đă dựa trên 17 nguồn tin xin ẩn danh bên trong các cơ quan t́nh báo Mỹ và các tập đoàn khổng lồ về công nghệ. Theo đó, các con chíp điện tử nhỏ chỉ bằng hạt gạo đă bí mật được Trung Quốc cấy vào bên trong máy chủ của khoảng 30 doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Apple và Amazon.
    Bảo vệ toàn bộ các sản phẩm của Mỹ có nghĩa là không được dùng sản phẩm từ các nhà máy của Trung Quốc, điều này cũng có nghĩa là phải xem xét lại sự phân bố địa lư trong ngành công nghiệp. Sự xáo trộn lớn đó sẽ gây ra nhiều khó khăn, chi phí sản xuất cao kinh khủng khiến sự thay đổi đó rất khó có khả năng thực hiện được.

    C̣n trong bài viết trên trang Doanh nghiệp và Thị trường « Công nghiệp quốc pḥng Mỹ muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc », Les Echos cho biết theo một báo cáo của Ngũ Giác Đài, ngành chế tạo vũ khí của Mỹ lệ thuộc ở « mức cao đáng ngạc nhiên » vào các nhà thầu của Trung Quốc. Đây là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
    Báo cáo của Ngũ Giác Đài cũng nhấn mạnh « Trung Quốc là nhà cung cấp duy nhất một số hóa chất đặc biệt trong ngành sản xuất đạn dược và tên lửa ». Nếu Trung Quốc ngưng cung cấp hàng, toàn bộ chương tŕnh của bộ Quốc Pḥng Mỹ - từ chế tạo tên lửa đến vệ tinh và bệ phóng vệ tinh, tên lửa - đều bị đe dọa. Trong một số trường hợp, Ngũ Giác Đài có thể sử dụng các nguyên vật liệu thay thế, nhưng chi phí phát triển các chương tŕnh sẽ bị đội lên rất cao.

    Một vấn đề đáng lo ngại khác là một số hệ thống vũ khí của Mỹ, có linh kiện điện tử được sản xuất ở nước ngoài, có thể dễ bị tấn công. Vấn đề là nhiều doanh nghiệp Mỹ đặt nhà máy tại Trung Quốc để giảm chi phí sản xuất. Đổi lại, theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ. Điều này cũng có thể đe dọa nước Mỹ.

    V́ thế, bộ Quốc Pḥng Mỹ kêu gọi các doanh nghiệp phương Tây cân nhắc, xem xét lại các hoạt động tại Trung Quốc. Ngũ Giác Đài cũng quyết định sẽ kiểm tra lại, với sự hỗ trợ của các cơ quan t́nh báo, mạng lưới cung cấp hàng hóa của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm như hàng không vũ trụ và quốc pḥng, để t́m ra các điểm yếu kém trong ngành sản xuất vũ khí của Mỹ.
    RFI

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-01-2015, 06:42 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 01-10-2011, 08:28 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-09-2011, 07:50 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-05-2011, 08:49 PM
  5. Replies: 5
    Last Post: 15-02-2011, 08:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •