Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nước, một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa Trọng trở thành một Tập Cận B́nh của Việt Nam.

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trở thành một Tập Cận B́nh của Việt Nam. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018.

Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời ngày 21/09, đă có nhiều lời đồn đoán về việc thay thế ông sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chính trị Việt Nam. Nhưng mọi đồn đoán đó đă chấm dứt vào tối 03/10, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng đă nhất trí quyết định người thay thế ông Quang sẽ là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn đă là nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam hiện nay.
Quốc Hội sẽ chính thức bầu chủ tịch nước trong tháng này, nhưng do không có ứng cử viên nào khác và do Quốc Hội chỉ là một cơ quan làm theo lệnh ở trên, cho nên gần như chắc chắn ông Trọng sẽ nắm chức chủ tịch nước.
Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng hôm 3/10 đă nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước với phương án nhất thể hóa hai chức danh cao nhất của nhà nước Việt Nam, sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, đang trở thành hiện thực.

Thông cáo phát đi từ Văn pḥng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Hội nghị TƯ 8 được truyền thông trong nước trích dẫn cho biết 100% nhất trí giới thiệu ông Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14.
Đây được coi là sự sao chép của mô h́nh được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm nay trong đó Tập Cận B́nh kiêm hai chức vụ cao nhất.
Việc bỏ thiếu cho ông Trọng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6 kéo dài hơn 22 ngày tại Hà Nội, bắt đầu từ 22/10.
Trước đó trong ngày, đồng loạt các báo lớn trong nước trích lời nguyên Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Vũ Măo ủng hộ mô h́nh tổng bí thư làm chủ tịch nước. Ông Măo nói ông ủng hộ nếu tổng bí thư được bầu làm chủ tịch nước bởi đây là phương án “tốt nhất” trong t́nh h́nh hiện nay.
“Niềm tin của người dân đặt vào Tổng Bí thư ngày càng mạnh mẽ, đây là thời điểm chín muồi để Trung ương triển khai việc thực hiện mô h́nh tổng bí thư làm chủ tịch nước,” ông Măo, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nói. Ông cho rằng phương án này “hợp ḷng dân.”
Tuy nhiên theo hai người hiện đang sống trong nước cho VOA biết hôm 3/10, chưa có một cuộc khảo sát ư kiến nào được thực hiện để cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước.

Theo Asia Times, quyết định của Trung ương đảng sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Trong nhiều thập niên qua, quyền lực chính trị ở Việt Nam được chia ra giữa bốn vị trí lănh đạo, mỗi người kiểm soát một « khu vực » khác nhau trong một chế độ độc đảng.
Ông Trọng, trên thực tế là lănh đạo số một ở Việt Nam, vốn đă kiểm soát Đảng Cộng Sản và các cơ chế ra quyết định của đảng. Thủ tướng th́ lănh đạo chính phủ dân sự, c̣n chủ tịch nước, với tư cách nguyên thủ quốc gia, nắm vai tṛ tổng tư lệnh tối cao của quân đội, là người đại diện Việt Nam viếng thăm các nước và trên lư thuyết là người bổ nhiệm thủ tướng. Trong khi đó, chủ tịch Quốc Hội là người kiểm soát cơ quan lập pháp.
Do tất cả các nhân vật đó đều nằm trong Bộ Chính trị, cho nên với cơ cấu lănh đạo kiểu như vậy, mọi quyết định đều được đưa ra theo nguyên tắc đồng thuận và quan trọng hơn cả là nó ngăn chận việc thâu tóm quá nhiều quyền lực vào tay một người.


Có thêm quyền trong tay, Trọng sẽ sửa đổi quy định về giới hạn nhiệm kỳ, để có thể tiếp tục ra ứng cử tổng bí thư cũng như chủ tịch nước, để thật sự trở thành một Tập Cận B́nh ở Việt Nam.

Theo Asia Times, nhiều người trong đảng tin rằng việc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quá nhiều quyền lực cá nhân chính là một trong những nguyên nhân khiến ông bị mất chức trong kỳ Đại hội Đảng 2016.
Nay Việt Nam có vẻ như đi theo hướng giống Trung Quốc, như vậy là cơ chế lấy quyết định dựa trên đồng thuận có thể sắp chấm dứt. Bên cạnh những quyền hành với tư cách tổng bí thư đảng, mà ông đă củng cố rất nhiều kể từ tháng 01/2016, ông Nguyễn Phú Trọng sắp tới đây sẽ nắm luôn các quyền của chủ tịch nước : đ́nh chỉ các luật do thủ tướng đưa ra, sửa đổi Hiến pháp, đề nghị cách chức các quan chức cao cấp và giữ vai tṛ tổng tư lệnh tối cao của quân đội. Như vậy, ông Trọng sẽ là nhân vật có quyền lực mạnh nhất ở Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn, tổng bí thư đảng từ 1960 đến 1986.
Theo Asia Times, hiện chưa rơ là các đảng viên sẽ phản ứng như thế nào về quyết định bất ngờ nói trên, nhưng một điều chắc chắn điều này sẽ gây rạn nứt trong hàng ngũ lănh đạo đảng. Theo lời giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, đại học New South Wales, kể từ khi ông Trần Đại Quang được chẩn đoán là đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh, ông Trọng đă bắt đầu vận động để được nắm giữ cả hai chức vụ. Điều trớ trêu là, khi vấn đề sát nhập hai chức vụ được đưa ra thảo luận trong đảng cách đây một thập niên, chính ông Trọng đă bày tỏ quan ngại về nguy cơ củng cố quyền lực không kiểm soát được, theo tiết lộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Việt Nam.

Cũng hiện chưa rơ là việc ông Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước là mang tính tạm thời, hay là Việt Nam sẽ phải sửa đổi Hiến Pháp để việc sát nhập hai chức vụ sẽ là vĩnh viễn. Theo Asia Times, có thể là do thiếu các ứng viên hội đủ tiêu chuẩn, việc sát nhập hai chức vụ chỉ là biện pháp tạm thời trong khi chờ Đại hội Đảng lần tới.

Nhưng với việc nắm rất nhiều quyền lực trong hai năm tới, không có ǵ bảo đảm là Trọng sẽ tuân thủ các quy định của đảng về giới hạn nhiệm kỳ. Hiện nay, theo quy định, tổng bí thư đảng không thể nắm quyền quá 2 nhiệm kỳ, cho nên ông Trọng trên nguyên tắc sẽ phải rút lui vào năm 2021. Tuy nhiên, có thêm quyền trong tay, có thể là ông sẽ sửa đổi quy định về giới hạn nhiệm kỳ, để có thể tiếp tục ra ứng cử tổng bí thư cũng như chủ tịch nước, để thật sự trở thành một Tập Cận B́nh ở Việt Nam.
VOA, RFI