Hàng tháng đều có một vài chiếc tàu Trung Quốc có vơ trang, từ cảng Quan Lũy (Guanlei) ở Vân Nam (Trung Quốc), xuôi ḍng sông, qua Miến Điện và Lào để đến tận khúc vào Thái Lan.
nhằm « nhắc nhở các láng giềng về trọng lượng và uy lực của Bắc Kinh

Nhật Bản và 5 nước khu vực sông Mêkông (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện) ngày 09/10/2018 đă họp thượng đỉnh tại Tokyo để thúc đẩy một chính sách mới nhằm phát triển toàn vùng theo hướng kết nối khu vực, lấy trọng tâm là cư dân bên sông và bảo vệ môi trường. Dù không nói ra, nhưng đề án do Tokyo chủ tŕ là một nỗ lực nhằm hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc trên vùng lục địa Đông Nam Á. Đài phát thanh Mỹ NPR ngày 06/10/2018 vừa qua đă có một bài phân tích chi tiết về điều được gọi là « Trung Quốc định h́nh lại sông Mêkông để tăng cường đà bành trướng – China Reshapes The Vital Mekong River To Power Its Expansion ».

Bài viết của NPR nêu bật một loạt hoạt động của Trung Quốc nhằm « chiếm hữu » ḍng sông Mêkông, từ việc cho tàu tuần tra xuống đến tận cửa ngơ vào Thái Lan, tiếng là để bảo vệ an ninh cho tàu bè đi lại trên sông, cho đến việc xây đập vô tội vạ để làm điện, bất chấp tổn hại môi trường cho các nước láng giềng ở hạ nguồn.
Nhận xét đầu tiên của phóng viên đài NPR khi đến Thái Lan, một trong những quốc gia ven bờ Mêkông là t́nh trạng tràn ngập du khách Trung Quốc, được ghi nhận là đông đảo hơn bất kỳ du khách đến từ nơi khác. Đấy cũng là t́nh trạng chung tại hầu hết các nước Đông Nam Á khác.

Tàu Trung Quốc tuần tra trên sông: Mục tiêu hù dọa

Vấn đề tuy nhiên không chỉ là du khách : Hàng tháng đều có một vài chiếc tàu Trung Quốc có vơ trang, từ cảng Quan Lũy (Guanlei) ở Vân Nam (Trung Quốc), xuôi ḍng sông, qua Miến Điện và Lào để đến tận khúc vào Thái Lan.
Chiến thuyền Trung Quốc hụ c̣i inh ỏi để báo trước sự hiện diện, rồi đánh một ṿng chữ U dài ngay sát đường ranh giới với Thái Lan, tàu tuần tra Thái Lan có mặt tại chỗ chỉ lặng yên quan sát. Trước khi rời đi, tàu Trung Quốc lại cho c̣i hụ một tràng dài và lớn. Đôi khi người ta thấy bóng dáng một chiếc tàu tuần giang của Lào tháp tùng theo tàu Trung Quốc.
Đối với phóng viên đài NPR, khu Tam Giác Vàng khét tiếng là một trung tâm buôn bán ma túy, và theo Bắc Kinh, mục tiêu các chiến dịch tuần tra hàng tháng của lực lượng Trung Quốc, quyết định từ năm 2011, sau vụ 13 thủy thủ bị giết chết, chỉ nhằm « giúp cho ḍng sông biên giới an toàn hơn ».

Thế nhưng, theo một số nhà phân tích, lư do bảo đảm an ninh chỉ là cái cớ, c̣n thực ra mục tiêu chính là hù dọa, răn đe các nước trong vùng.
Chuyên gia Elliot Brennan, thuộc Học Viện Chính Sách Phát Triển và An Ninh, có trụ sở tại Bangkok, cho rằng sự hiện diện của chiến thuyền Trung Quốc trên sông Mêkông chỉ nhằm « nhắc nhở các láng giềng về trọng lượng và uy lực cứng cũng như sắc bén ngày càng tăng của Bắc Kinh… Trung Quốc ».

Đập thủy điện giúp Trung Quốc khống chế láng giềng

Bài phân tích của đài NPR không ngần ngại xem vùng Đông Nam Á là sân sau của Trung Quốc : « Ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, sân sau của họ. Sáng kiến Một ​​Vành Đai và Một Con Đường đang mở rộng thêm ảnh hưởng của Bắc Kinh, với việc xây dựng đường xá, tàu cao tốc và hải cảng đang được rốt ráo tiến hành ở Đông Nam Á, giúp cho hàng hóa Trung Quốc tiếp cận tốt hơn với các thị trường cả trong khu vực lẫn xa hơn nữa ».
Mặt khác, Trung Quốc cũng đang xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mêkông, mà theo các nhà phân tích, sẽ sản xuất ra điện cần thiết, nhưng đặt ra các mối đe dọa lớn cho môi trường, và đặc biệt là tiếp tục cho phép Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát của họ trong khu vực.
Theo NPR, đà bành trướng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, đă được cảm nhận và trong nhiều trường hợp, làm dấy lên sự sợ hăi.


Trung Quốc đang xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mêkông đặt ra các mối đe dọa lớn cho môi trường, và đặc biệt là tiếp tục cho phép Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát của họ trong khu vực.

Chuyên gia Brennan nhận định : « Việc Trung Quốc đồng thời kiểm soát cả Biển Đông lẫn sông Mêkông, về mặt chiến lược, sẽ kẹp khu vực Đông Nam Á trong gọng kềm ». Đối với ông Brennan, âm mưu của Bắc Kinh nhằm kiểm soát các ḍng sông tại Đông Nam Á là « phần nửa c̣n lại của cái gọi là chiến lược tằm ăn dâu (hay cắt lát xúc xích – salami-slicing) của Trung Quốc trong khu vực. »

Bắc Kinh không có cản lực trong vùng Mêkông

Theo chuyên gia Brennan, điều đáng ngại là trên đất liền Đông Nam Á, Trung Quốc không có đối thủ, trong lúc tại Biển Đông, Bắc Kinh đang vấp phải cản lực từ Mỹ và các đồng minh.
Chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc ở Biển Đông thể hiện qua việc từng bước bối đắp và xây dựng trên các rạn san hô trong vùng biển có tranh chấp của Biển Đông. Tuy nhiên Hoa Kỳ và các đồng minh hiện đang nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ quyền tự do hàng hải trong vùng biển rộng lớn mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Trong hồ sơ Mêkông, Trung Quốc có một lợi thế tự nhiên : Đó là việc con sông – tên tiếng Hoa là Lan Thương Giang - đă bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng thuộc lănh thổ Trung Quốc, trước khi chảy qua năm nước Đông Nam Á trước khi đổ ra Biển Đông.
Chuyên gia Thitinan Pongsudhirak thuộc Đại Học Chulalongkorn của Thái Lan so sánh như sau : « Không giống như trường hợp Biển Đông, vùng sông Mêkông không có các cường quốc khu vực quan trọng khác… V́ vậy, Trung Quốc không phải tranh đấu với Hoa Kỳ hay Úc hoặc Ấn Độ và tất cả các quốc gia khác, như là ở Biển Đông ».
Từ hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đă xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông, trên lănh thổ của họ. Mười con đập đă được xây xong, với nhiều con đập đă được lên kế hoạch.

Đối với chuyên gia Thitinan, vốn đă nghiên cứu sâu về vấn đề Mêkông và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc dọc theo con sông th́ t́nh trạng đó là một hiểm họa cho các nước Đông Nam Á.
« Tôi thấy rằng đó là một t́nh huống có thể xấu đi… Nếu có thêm nhiều con đâp được xây dựng, và nước khan hiếm đi th́... Trung Quốc có thể sử dụng vị trí của họ ở thượng nguồn làm phương tiện gây sức ép, thậm chí làm công cụ cưỡng chế » các quốc gia ở hạ nguồn.
Theo ông Thitinan, sinh kế của khoảng 60 triệu người ở khu hạ lưu sông Mêkông - Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam - phụ thuộc vào ḍng sông.

Mở rộng con sông để phục vụ lợi ích thương mại


Hiện nay, tác hại của các con đập đă bắt đầu được cảm nhận, nhưng theo NPR, vấn đề không chỉ ngừng ở đó, mà Bắc Kinh c̣n có kế hoạch mở rộng và đào sâu một số khúc sông để cho tàu bè lớn hơn cho thể di chuyển được, từ Vân Nam xuống đến tận Luang Prabang ở Lào, phục vụ cho lợi ích thương mại của Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa là phải phá ghềnh, nạo vét những đoạn sông hẹp, và các nhà môi trường cảnh báo rằng điều đó sẽ làm thiệt hại nhiều hơn cho ḍng Mêkông và số cư dân lệ thuộc vào con sông.
Trước phong trào phản đối việc mở rộng con sông, một số đề án đă bị tạm dừng, nhưng chuyên gia Thitinan cho rằng việc dựng sẽ không lâu do việc chính quyền Thái Lan bị sức ép rất lớn từ phía Trung Quốc.
« Đối với Thái Lan, đó là điều mà Trung Quốc ... từng đ̣i hỏi, và Trung Quốc có một mức giá khá cao buộc (Thái Lan) phải trả nếu không đáp ứng. Áp lực sẽ tiếp tục ».
Vấn đề, theo ông Thitinan, Bangkok hiện đang bị kẹt giữa hai áp lực, v́ bản thân các doanh nghiệp Thái Lan cũng muốn có thêm giao dịch với Trung Quốc…