Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: 289 thành tựu của Trump trong gần 2 năm làm Tổng thống Mỹ

  1. #11
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    . . .TT Trump căn cứ vào đâu mà cho LHQ và thoà thuận Paris về biến đổi khí hậu là tṛ hề ?
    Riêng vấn đề LHQ th́ từ xưa tới nay tôi vẫn bất b́nh về cách trưng cầu một nghị quyết của ĐHĐ. Một biểu quyết chỉ được thông qua khi 5 QG thường trực của ĐHĐ đồng thuận. Mà chị biết 5 thành viên này gồm Mỹ, Nga, TQ, Anh và Pháp. Như thế khó mà mong một nghị quyết về vấn đề nhân quyền được thông qua phải không chị? chắc chắn không bao giờ có tiếng nói chung trên các vấn đề lên án các thể chế độc tài đàn áp tự do của con người của 5 thành viên thường trực này. Tại sao không chọn thể thức "đa số thắng thiểu số"?!
    Trong bài phát biểu đầu tiên tại tổ chức này tại Nữu Ước kể từ khi nhậm chức TT Mỹ, ngày 8/9/2017 ông Trump đă yêu cầu tổ chức này phải cải cách nếu muốn phục vụ hữu hiệu cho nền ḥa b́nh và an sinh nhân loại. ô. Trump đă chỉ trích gay gắt "sự yếu kém và bất tài thậm tệ" của tổ chức này: "LHQ đă không đạt được triển vọng của ḿnh do bộ máy quan liêu và quản lư tồi."
    Ông khuyến khích các quốc gia thành viên phải có lập trường can đảm để thay đổi cách làm việc của LHQ thay v́ "níu kéo cách làm của quá khứ mà hiện giờ không c̣n hoạt động tốt".
    Vị Tổng Thư kư mới của Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres, cũng đồng ư với lời chỉ trích của TT Mỹ khi ông than phiền ngay sau đó: "những thủ tục hành chính quá mức và thiếu hợp lư đă làm ông phải mất ngủ ".
    Tuy rằng song song đó vẫn bản tính cố hữu của ḿnh ông cũng phàn nàn Mỹ bỏ tiền quá nhiều cho tổ chức này, 28,5%, mà ""không nhận được kết quả tương xứng với khoản đầu tư của Mỹ (cho Liên Hiệp Quốc)".Đó là một sử bất công đối với nước Mỹ, dân Mỹ của ông, ông nhấn mạnh.

    Riêng về việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí thải Paris th́ tôi vẫn cho đó là một trong những điểm âm của TT Trump, tại sao ? tôi mời mọi người đọc một bài viết dưới đây của Peter Singer tựa Is the Paris Accord Unfair to America? được dịch Việt ngữ bởi Nguyễn Huy Hoàng (NCQT) , tuy nó hơi dài, nhưng là một bài hay nếu muốn t́m hiểu vấn đề:

    Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?


    Khi thông báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Donald Trump đă biện minh cho động thái này bằng cách nói rằng “vấn đề mấu chốt là Hiệp định Paris rất không công bằng, ở mức độ lớn nhất, đối với Hoa Kỳ.” Có phải vậy hay không?

    Để đánh giá tuyên bố của Trump, chúng ta cần hiểu rằng khi hỏi các nước nên cắt giảm bao nhiêu lượng phát thải khí nhà kính là chúng ta đang thảo luận về cách phân phối một nguồn tài nguyên có hạn. Điều đó giống như chúng ta thảo luận về cách chia một cái bánh táo khi những người đói khát hơn muốn có miếng bánh lớn hơn số miếng bánh lớn sẵn có.
    Đối với biến đổi khí hậu, chiếc bánh này là khả năng hấp thụ khí thải của khí quyển mà không gây ra sự thay đổi thảm khốc đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Những người muốn có miếng bánh lớn là những nước muốn phát thải một lượng lớn khí nhà kính.
    Chúng ta đều biết có một cách chia bánh là cho mỗi người một miếng bằng nhau. Đối với khí quyển, điều này có nghĩa là tính toán lượng khí nhà kính mà toàn thế giới có thể thải ra một cách an toàn cho đến một ngày cụ thể nào đó, và chia lượng khí nhà kính đó cho số dân hiện tại trên thế giới. Điều này cho chúng ra biết tỷ lệ b́nh quân đầu người của khả năng hấp thụ khí nhà kính của khí quyển, cho đến ngày đă định.

    Theo tiêu chuẩn này, Hiệp định Paris có bất công với Mỹ hay không? Gần như không. Mỹ hiện chiếm chưa đến 5% dân số nhưng phát thải gần 15% lượng khí nhà kính trên thế giới. Nếu công bằng có nghĩa là miếng bánh của mỗi người nên có kích thước như nhau th́ Mỹ mới là nước không công bằng khi lấy một miếng bánh lớn gấp ba lần kích thước đáng có.
    Ngược lại, Ấn Độ chiếm 17% dân số và thải ra chưa đến 6% lượng khí nhà kính trên thế giới, v́ vậy nước này sẽ được phát thải gần ba lần mức hiện tại. Nhiều nước đang phát triển khác dùng một phần c̣n nhỏ hơn trong phần khí quyển tính theo đầu người của họ.

    Có lẽ cắt ra các miếng bằng nhau không phải là cách chia bánh tốt nhất. Một lập luận phản đối rơ ràng là sự phân chia b́nh đẳng theo cách này không tính đến số người thực sự cần đến những miếng bánh mà họ t́m đến. Những người t́m đến cái bánh thực sự đói, hay là họ đă ăn uống no nê và chỉ đang t́m cách được chiêu đăi thêm?

    Nhưng tính đến nhu cầu thực sự cũng không giúp được ǵ cho lập luận của Trump rằng nước Mỹ đang bị đối xử bất công trong Hiệp định Paris, bởi lẽ người Mỹ có thể dễ dàng cắt giảm những thứ xa xỉ như các chuyến du lịch nghỉ mát, điều ḥa không khí, và lượng tiêu thụ thịt, trong khi các nước kém giàu hơn cần thực hiện công nghiệp hóa để đưa người dân của họ ra khỏi những mức độ nghèo đói không tồn tại ở Mỹ.

    Một nguyên tắc công bằng khác sẽ phát sinh nếu chúng ta coi khí thải nhà kính là ô nhiễm, và áp dụng nguyên tắc là bất cứ ai gây ô nhiễm đều phải trả tiền để khắc phục nó. Lư do khiến biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề như hiện nay là trong hai thế kỷ qua, một số nước đă phát thải một lượng lớn CO2 và các loại khí nhà kính khác vào khí quyển.

    Không nước nào phát thải nhiều khí nhà kính hơn Mỹ trong giai đoạn này. Đó là lư do để yêu cầu Mỹ phải thực hiện những sự cắt giảm sâu hơn so với các nước khác, nhất là khi Mỹ vẫn tiếp tục phát thải khí nhà kính với tỷ lệ đầu người cao hơn nhiều so với các nước phát thải lớn khác, như Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu các nước công nghiệp hoá già gây ra vấn đề này th́ yêu cầu họ nỗ lực nhiều nhất để khắc phục nó cũng là hợp lư.

    Chúng ta cũng có thể xem những đóng góp lịch sử của các nước trong việc gây ra biến đổi khí hậu theo tỷ lệ b́nh quân đầu người theo thời gian. Các nước khác có thể cho rằng Hoa Kỳ vốn đă sử dụng hết phần khả năng hấp thụ khí nhà kính của khí quyển tính theo b́nh quân đầu người của ḿnh, và các nước đó cần được phát thải nhiều hơn trong tương lai để ít nhất chúng ta có thể tiến gần hơn tới mức b́nh quân đầu người b́nh đẳng theo thời gian. (Các nước khác sẽ không thể sử dụng nhiều như Mỹ và châu Âu đă sử dụng, v́ khi đó sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá 2°C, mức mà theo quan điểm của hầu hết các nhà khoa học là biến đổi khí hậu sẽ trở nên không thể lường trước và có thể rất thảm khốc).

    V́ vậy, theo ba nguyên tắc công bằng hợp lư nhất có thể áp dụng đối với biến đổi khí hậu – tỷ lệ chia sẻ b́nh đẳng, nhu cầu, và trách nhiệm lịch sử – Hoa Kỳ nên cắt giảm mạnh lượng phát thải khí nhà kính của ḿnh. Theo nguyên tắc tỷ lệ b́nh đẳng, lượng phát thải của Hoa Kỳ không nên vượt quá 1/3 lượng phát thải hiện nay và theo các nguyên tắc khác lượng phát thải đó thậm chí c̣n nên nhỏ hơn. Thay vào đó, Tổng thống Barack Obama đă cam kết Mỹ đến năm 2015 sẽ cắt giảm chỉ 27% lượng khí thải so với năm 2005. Tuyên bố của Trump rằng hiệp định khí hậu Paris là bất công đối với Hoa Kỳ là vô căn cứ. Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng: Mỹ đă tránh được trách nhiệm một cách rất nhẹ nhàng.

    Nếu hiện nay Mỹ không đạt được mục tiêu rất khiêm tốn mà nước này tự ḿnh đặt ra ở Paris, và do đó không thực hiện phần trách nhiệm công bằng của ḿnh trong những cắt giảm cần thiết để ổn định khí hậu của hành tinh th́ các nước c̣n lại trên thế giới nên làm ǵ? Trung Quốc và Liên minh châu Âu đă tỏ ư họ sẽ tuân thủ các cam kết của ḿnh. Nhưng chúng ta không nên đơn giản là cho phép Mỹ ngồi không hưởng lợi từ việc cắt giảm của các nước khác, trong khi vẫn đốt cháy lượng nhiên liệu hóa thạch không giới hạn để cung cấp năng lượng giá rẻ cho các ngành công nghiệp của ḿnh. Thay vào đó, các công dân trên thế giới nên tự tay hành động, và tẩy chay các sản phẩm được chế tạo ở một đất nước rơ ràng là đă từ chối thực hiện phần trách nhiệm của ḿnh để cứu lấy hành tinh.


    Gấu Bắc Cực đang khát nước ( Photograph by CRISTINA MITTERMEIER/ National Geographic)
    ____________________ ____________________ _____

    Đôi gịng về tác giả
    Peter Singer là giáo sư luân lư học sinh vật tại Đại học Princeton và là giáo sư danh dự tại Đại học Melbourne. Các cuốn sách của ông bao gồm Animal Liberation, Practical Ethics, The Ethics of What We Eat (đồng tác giả với Jim Mason), Rethinking Life and Death, The Point of View of the Universe, đồng tác giả với Katarzyna de Lazari-Radek, The Most Good You Can Do, Famine, Affluence, and Morality, và gần đây nhất là One World Now và Ethics in the Real World. Năm 2013, ông được Viện Gottlieb Duttweiler vinh danh ở vị trí thứ ba trong danh sách các “nhà tư tưởng đương thời có ảnh hưởng nhất.”

  2. #12
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Điều đáng lo ngại nhất là trật tự thế giới dựa trên luật pháp được các TT Mỹ xây dựng liền sau Đệ Nhị thế chiến , đang bị phá vở .

    Những hiệp định kư với Mỹ có giá trị ǵ , một khi Mỹ đơn phương tuyên bố đối tác vi phạm , không cần trưng bằng chứng , không đưa ra

    cơ quan trọng tài quốc tế xét xử , tự ư rút ra .

    Hôm qua , 20/10/18 ,TT Trump tuyên bố rút ra HĐ về vũ khí hạt nhân kư với Russie trong thời chiến tranh lạnh v́ Nga đă vi phạm trong

    nhiều năm . Có vi phạm hay không Mỹ chỉ nói suông , không đủ và nhất là tự ḿnh giải quyết vấn đề tức là phá bỏ trật tự thế giới dựa trên luật

    pháp tức là dựa trên đạo lư .

    Nga phản ứng liền , Mỹ đừng ḥng nắm thế giới bằng sức mạnh quân sự .

    Chiến tranh lấp ló .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ông Trump nói Mỹ cần lực lượng không gian
    By BlackHole in forum Tin Thế Giới
    Replies: 0
    Last Post: 15-10-2018, 04:57 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 27-09-2018, 04:39 AM
  3. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump giảm mạnh
    By BlackHole in forum Tin Thế Giới
    Replies: 3
    Last Post: 02-09-2018, 06:58 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 24-10-2014, 08:30 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 11:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •