Royal Navy warship HMS Albion involved in South China Sea ‘provocation’

Trả lời phỏng vấn nhật báo Anh Financial Times hôm nay, 22/10/2018, lănh đạo Hải Quân Anh cho biết là Anh Quốc sẽ khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, bất chấp những lời chỉ trích gần đây của Bắc Kinh cho rằng Luân Đôn đă có hành vi khiêu khích.

Phát biểu với tờ báo có uy tín của Anh Quốc, đô đốc Philip Jones, tư lệnh Hải Quân Hoàng Gia Anh, giải thích : « Nếu ai đó có một cách giải thích khác về các công ước (về luật biển) vốn được đa số các quốc gia công nhận, th́ điều đó phải bị kháng lại ». Đối với tư lệnh Hải Quân Anh, nếu không chống lại th́ « sẽ thấy ngay là trên thế giới sẽ có những nước bắt đầu đưa lời giải thích của riêng ḿnh. »

Tháng Chín vừa qua, Bắc Kinh đă tố cáo nước Anh vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, khi một trong những tàu đổ bộ tấn công của Hải Quân Hoàng Gia Anh, HMS Albion, di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, một khu vực mà Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Khi được hỏi liệu ông có tiếp tục phái chiến hạm Anh đi qua vùng lănh hải tranh chấp ở Biển Đông hay không, Sir Philip Jones nói rơ thêm: « Tôi hy vọng là tôi sẽ làm nhiều hơn khi chúng tôi cho các chiếc tàu mà chúng tôi có ở đó đi qua khu vực ».
Lănh đạo Hải Quân Anh tái khẳng định quyết tâm bảo về quyền tự do hàng hải trên Biển Đông vào lúc Hải Quân nước này đang chuẩn bị cho chiếc tàu lớn nhất và đắt nhất của Anh hoạt động tại những vùng biển ít tranh chấp hơn. Đó là hàng không mẫu hạm mới của Anh, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, trị giá 3,1 tỷ bảng Anh.
Kể từ đầu tháng 10, con tàu đă tiến hành các thử nghiệm trên biển và thử nghiệm hạ cánh với hai chiến đấu cơ F-35B ngoài khơi phía đông của Hoa Kỳ, để chuẩn bị cho việc chính thức hoạt động vào năm 2021.
Hôm thứ Sáu 19/10 vừa qua, chiếc tàu sân bay Anh đă ghé cảng New York, và thả neo gần tượng Nữ Thần Tự Do, trong một động thái được cho là nhằm báo hiệu sự đổi mới của nước Anh trong tư cách một cường quốc Hải Quân.

Tuy nhiên, vấn đề được báo Financial Times ghi nhận là Hải Quân Anh đang phải chịu nhiều áp lực lớn, vừa phải đối mặt với quyết định dấn thân ngày càng nhiều vào vùng Viễn Đông - bộ trưởng Quốc Pḥng Gavin Williamson đă ra lệnh cho ba chiến hạm đi đến vùng châu Á Thái B́nh Dương trong năm nay - vừa phải canh chừng hoạt động của Hải Quân Nga gần nước Anh.

Trước đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), hôm qua 24/09/2018, trong cuộc gặp với đồng nhiệm Anh Jeremy Hunt, bên lề khóa họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ, đă yêu cầu Luân Đôn không can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, lănh đạo Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi chính quyền Anh thực hiện lời hứa không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông và thể hiện sự tôn trọng thực sự điều mà họ gọi là "chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lănh thổ" của Trung Quốc. Ông Vương Nghị nói thêm là Bắc Kinh hy vọng Luân Đôn sẽ làm thêm nhiều việc để thúc đẩy quan hệ song phương, thay v́ làm sói ṃn ḷng tin của nhau, để bảo đảm mối quan hệ giữa Trung Quốc và nước Anh phát triển lành mạnh và ổn định.

Trước đó, Trung Quốc và Anh đă nói về một “kỷ nguyên vàng” của các mối quan hệ. Hồi tháng 08/2018, hai bên đạt đồng thuận để xem xét khả năng kư thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit. Tuy nhiên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khi nói về cuộc cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng Vương Nghị và Jeremy Hunt lại không đề cập đến Brexit hay thỏa thuận thương mại tự do.
Hồi đầu tháng 09/2018, một chiến hạm Anh, trên đường ghé thăm Việt Nam, đă đi sát khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Đó là tàu đổ bộ HMS Albion của Hải Quân Anh, có trọng tải 22.000 tấn, với một đơn vị thủy quân lục chiến. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc khi đó coi đây một hành động “khiêu khích” của Anh.
RFI