Results 1 to 2 of 2

Thread: Cướng quốc Nhật và thế giằng co giữa hai đại cường Mỹ - Trung

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Cướng quốc Nhật và thế giằng co giữa hai đại cường Mỹ - Trung


    Prime Minister Shinzo Abe of Japan, right, reviewed an honor guard with Premier Li Keqiang of China in Beijing on Friday. Mr. Abe said the Asian powers’ relationship was “shifting to a new phase.”CreditCreditHow Hwee Young/EPA, via Shutterstock

    Related ảticle
    :
    Yếu tố Mỹ trong quan hệ Nhật - Trung

    Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh, câu hỏi được đặt ra cho ông Abe là liệu có đáng để "chọc giận" Mỹ đổi lấy viễn cảnh chia rẽ nội bộ và tương lai khó đoán định với Trung Quốc.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Bắc Kinh ngày 25/10 là tín hiệu rơ ràng cho thấy căng thẳng đang dần hạ nhiệt giữa hai đối thủ tại châu Á. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của thủ tướng Nhật Bản trong 7 năm qua.
    Ngày 26/10, ông Abe có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường, tham gia diễn đàn bàn về các dự án cơ sở hạ tầng và đến thăm Đại học Bắc Kinh trước khi họp và dự tiệc tối với Chủ tịch Tập Cận B́nh.
    South China Morning Post dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho rằng chuyến đi tuy mạo hiểm nhưng vẫn cần được thực hiện. “Chúng tôi phải giữ thế cân bằng. Mỹ có thể sẽ nghi ngờ về việc Nhật Bản xích lại quá gần với Trung Quốc. Giờ đây Trung Quốc cần một người bạn giữa cuộc chiến thương mại với Mỹ nhưng điều ǵ sẽ xảy ra khi quan hệ Mỹ - Trung được cải thiện?”.

    Đối thủ láng giềng

    Mối quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu bị cản trở bởi tàn dư chiến tranh và tranh chấp lănh thổ tại biển Hoa Đông. Hai quốc gia chạm trán vào năm 2012 khi Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại vùng biển này.
    Mối quan hệ càng xấu đi vào năm 2013 sau chuyến thăm gây tranh căi của ông Abe đến đền Yasukuni, Tokyo, nhân dịp tưởng nhớ 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng v́ chiến tranh, trong đó có 14 tội phạm bị kết tội trong Thế chiến 2. Động thái khiến các quan chức Trung Quốc miêu tả ông Abe là “người không được hoan nghênh”.


    Thủ tướng Nhật Abe viếng thăm đền Yasukuni, nơi đặt bài vị những "tội phạm chiến tranh" thời đệ II Thế Chiến.

    Chuyến thăm của ông Abe dẫn tới mối quan hệ ngoại giao lạnh nhạt và đạt đến đỉnh điểm tại cuộc gặp giữa ông Abe và người đồng cấp Trung Quốc năm 2014. Theo CNN, trong một khoảnh khắc khó xử, Chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Shinzo Abe bắt tay, ánh nh́n chán nản và biểu cảm lạnh nhạt. Hai người đồng cấp không cho thấy bất cứ tín hiệu nào rằng họ đang vui vẻ với cuộc gặp.

    Đến tháng 9/2017, hai nước có tín hiệu tan băng khi ông Abe trở thành nhà lănh đạo Nhật Bản đầu tiên trong 15 tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh tại Đại sứ quán Trung Quốc. Kể từ đó, ông Abe và ông Tập đă nhiều lần gặp gỡ tại các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế. Hai phía đều ca ngợi nỗ lực của đối phương.
    Gần đây, Nhật Bản đă thúc đẩy việc cải thiện mối quan hệ. Trung Quốc, bạn hàng lớn nhất của Tokyo với tổng quy mô thương mại năm 2017 là 300 tỷ USD, hiện là thị trường đang phát triển đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này có thể bị đe dọa bởi yếu tố mới nổi: Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

    Đồng minh xa cách


    Đối với Nhật Bản, chiến tranh thương mại bất ngờ và phức tạp hơn rất nhiều. Cho tới nay, Washington và Tokyo đă là đồng minh chính trị và quân sự thân thiết trong hơn 70 năm. Ông Abe là nhà lănh đạo đầu tiên gặp mặt ông Trump sau khi ông đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016.
    Mặc dù vậy, sau hàng loạt cuộc hội đàm và nỗ lực lấy ḷng ông Trump, chính phủ Nhật Bản vẫn trắng tay. “Mối quan hệ Abe - Trump và tất cả những ảo tưởng khác không mang lại thành quả ǵ cho Nhật Bản, trái lại Mỹ c̣n thể hiện thái độ thô lỗ và thù địch về vấn đề thương mại”, Koichi Nakano, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Sophia, Tokyo, nói với CNN.


    Mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Nhật Bản và Mỹ đang bị đe dọa bị chiến tranh thương mại. Thủ tướng Nhật Abe đang nghĩ về một đối sách (?) Ảnh: Reuters.

    Không giống như những đồng minh khác của Mỹ như Australia, Nhật Bản không được miễn thuế các mặt hàng sắt và nhôm nhập khẩu. Hơn thế nữa, tổng thống Mỹ c̣n phát biểu gay gắt về quan hệ thương mại với Tokyo. Vào tháng 4, ông Trump viết trên Twitter rằng Nhật Bản đă “đánh mạnh vào thương mại Mỹ trong nhiều năm qua”.

    Đất nước Mặt Trời mọc hiện có thặng dư thương mại lớn thứ 3 với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Mới đây, ông Trump đă cho rằng một số loại xe nhập khẩu từ Nhật Bản là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
    “Nhận thức chính trị của ông Trump về vấn đề thương mại là rất thẳng thắn. Ông tin rằng Nhật Bản và Hàn Quốc không công bằng trong cuộc chơi thương mại và ông khăng khăng giữ quan điểm đó”, Richard McGregor , nhân viên cấp cao tại viện nghiên cứu Lowy, Australia, nói với CNN.
    Về mặt ngoại giao, ông Abe đă "bị gạt ra ngoài" cuộc đàm phán cấp cao giữa Washington, B́nh Nhưỡng và Seoul về vấn đề Triều Tiên. Tokyo cảm thấy không vui v́ điều này. “Tôi nghĩ Nhật Bản đáng ra nên nhận thấy rằng đứng về phía Mỹ không mang lại lợi ích to lớn nhất cho họ”, một quan chức Trung Quốc nói với SCMP.
    Gần đây, Tổng thống Trump liên tục thúc giục các đồng minh quân sự ở Đông Á tự chi trả kinh phí quốc pḥng, cảnh báo về khả năng Mỹ sẽ không hiện diện quân sự tại khu vực trong khi khuyến khích Nhật Bản mua thêm vũ khí của Washington.
    Kotaro Tamura, nhà nghiên cứu châu Á tại Viện Milken, nói:“Mỹ vẫn là đồng minh quan trọng nhất đối với Nhật Bản, đặc biệt là trong vấn đề an ninh. Nhưng đặt cược vào chỉ một quốc gia là hành động liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu không kể đến vai tṛ cá nhân của tổng thống Mỹ, th́ sự hiện diện của Washington tại châu Á cũng sẽ giảm. V́ vậy Nhật Bản cần phải chuẩn bị cho t́nh huống này. Ít nhất Thủ tướng Abe đă hiểu t́nh h́nh”.

    Cách tiếp cận đúng đắn?


    Vài tháng trước chuyến thăm của ông Abe tới Bắc Kinh, các quan chức Trung Quốc đă t́m cách lôi kéo Nhật Bản vào mạng lưới tự do thương mại, kêu gọi nước này cùng Trung Quốc chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
    Các chuyên gia cho rằng do áp lực an ninh và thương mại từ Tổng thống Trump, Trung Quốc và Nhật Bản đang tuyệt vọng t́m kiếm đồng minh trong khu vực để làm dịu “cơn băo Mỹ”. Theo các quan chức Trung Quốc, Bắc Kinh nhận thức được rơ ràng khả năng Mỹ sẽ suy giảm vị thế lănh đạo trong khu vực, coi đây là cơ hội để thu hút các quốc gia láng giềng tiến vào quỹ đạo của Trung Quốc.
    “Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều là mục tiêu của Mỹ. Ông Tập Cận B́nh muốn nói với ông Abe rằng họ đang cùng chung cảnh ngộ”, ông Nakano nói với CNN. “Trung Quốc đang t́m kiếm một người bạn, nghĩa là nước này sẵn sàng ḥa giải với Nhật Bản và bỏ qua những khác biệt sâu sắc mang tính chiến lược. Theo một nghĩa nào đó, điều này tương tự với phía Nhật Bản”, ông nói.
    “Tất nhiên chúng tôi lo lắng về t́nh h́nh hiện tại giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là hiện nay chuỗi cung ứng rất phức tạp, đan xen trong đó có cả những sản phẩm và nhà sản xuất của Nhật Bản”, SCMP dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho hay.



    Ông Tamura cho rằng hiện Tokyo thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh v́ lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế. “Nhật Bản nên rào đón, ít nhất về mặt kinh tế, (để cải thiện quan hệ với) Trung Quốc, lợi dụng t́nh h́nh hiện tại. Với một nước Nhật đang già yếu, th́ việc đấu lại Trung Quốc là không thực tế. Chúng ta cần phải bảo vệ lấy ḿnh, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần bắt tay với các nước khác, bao gồm Trung Quốc”, ông nói.
    Quan chức hai nước cũng nói rằng họ sẽ hợp tác trong những dự án cơ sở hạ tầng tại các nước thứ 3 đă kư kết “Vành đai, Con đường” với ông Tập. Diễn đàn về sáng kiến “Vành đai, Con đường”, với sự tham gia của hơn 1.000 lănh đạo doanh nhân và quan chức chính phủ từ hai nước, được tổ chức vào ngày 26/10 trong thời điểm chuyến thăm của ông Abe để thảo luận khung chính sách cũng như các lĩnh vực mà hai quốc gia có thể hợp tác.
    Nhật Bản, đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc trong thời gian dài, cho đến nay vẫn né tránh đề cập trực tiếp đến sáng kiến và muốn gọi việc can dự của nước này là “hợp tác ở nước thứ 3”.
    “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc quốc tế như mở cửa thị trường, minh bạch, tính khả thi kinh tế, và tài chính lành mạnh”, một quan chức Nhật Bản phụ trách chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Abe nói.

    Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh rất khác so với Mỹ. Một là đối thủ bên kia biên giới, một là đồng minh thân cận. Nhưng cả hai quốc gia hiện đều phải đối mặt với sức ép từ chính quyền Trump.
    Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung có thể sẽ gây nên những hậu quả kinh tế và chính trị toàn cầu. Vượt ngoài vấn đề trả đũa bằng thuế quan, ông Trump đang muốn mở rộng cuộc chiến sang các lĩnh vực quân sự và chính trị khi cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ.


    Tuyến đường thương mại trong dự án "Một vành đai, Một con đường" do Trung Quốc đề xuất.

    Dai Hakozaki, giám đốc bộ phận Trung Quốc và Bắc Á của tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, cho rằng sự tham gia của nước này sẽ giúp Bắc Kinh cải thiện dự án Vành đai, Con đường. Cộng đồng quốc tế đang dơi theo để đánh giá chất lượng và độ bền vững của sáng kiến này.
    Quan chức này nói thêm Bộ Quốc pḥng hai nước đang soạn thảo thỏa thuận hợp tác để triển khai t́m kiếm cứu nạn trên biển. Phía Nhật Bản cũng đẩy mạnh nối lại đàm phán về vấn đề cùng khai thác dầu mỏ và khí đốt tại biển Hoa Đông, hoạt động bị đ́nh trệ từ năm 2010.
    Tuy nhiên, câu chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn nếu Mỹ tham gia vào cuộc giằng co 3 bên bằng cách yêu cầu Nhật Bản không hợp tác thương mại với nền kinh tế phi thị trường – tức Trung Quốc.
    Ông Tamura cho rằng Nhật Bản cần phải thận trọng khi bước đi trên ranh giới hợp tác mong manh với Trung Quốc. “Khi chúng ta củng cố hợp tác với Bắc Kinh, Mỹ sẽ kiểm tra ḷng trung thành của các đồng minh, trong đó có Nhật Bản. Đôi lúc Washington sẽ hỏi ‘vậy bạn về phe nào?’, v́ thế Nhật Bản cần hết sức cẩn trọng”, ông nói.

    Tương lai khó đoán định


    Cho dù động thái của Mỹ có đẩy Tokyo và Bắc kinh xích lại gần nhau, hai quốc gia láng giềng có lịch sử xung đột vẫn rất khó có thể ḥa giải hữu nghị.
    Stephen Nagy thuộc viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản nói với CNN: “Trong khi Trung Quốc cần sự giúp đỡ từ Tokyo để đối phó với các hoạt động thương mại của ông Trump, Nhật Bản lại đang chật vật bảo vệ trật tự kinh tế tự do trong khu vực".
    “Tokyo lo ngại rằng nếu mối quan hệ tiếp tục xấu đi, sẽ có một thị trường Mỹ và một thị trường Trung Quốc đóng cửa riêng biệt. Điều này ảnh hưởng xấu tới các công ty Nhật. Họ không muốn vậy”, ông nói thêm.
    Tới nay, cả hai quốc gia đều tỏ ra tích cực thúc đẩy thương mại tự do, ít nhất là trong các phát biểu công khai. Trả lời phỏng vấn với South China Morning Post trước chuyến thăm của ông Abe tới Bắc Kinh ngày 25/10, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua nói: “Chúng tôi không nên ngồi không và thản nhiên trước thiệt hại của chuỗi cung ứng và các hoạt động thương mại toàn cầu. Chúng tôi nên đoàn kết để bày tỏ sự ủng hộ kiên quyết đối với thương mại tự do và phản đối chủ nghĩa bảo hộ”.


    A man uses his mobile phone under Chinese and Japanese flags in front of the Tiananmen Gate ahead of Japan's Prime Minister Shinzo Abe's visit, in Beijing, Oct. 25, 2018.

    Tuy nhiên các tín hiệu tan băng giữa hai quốc gia châu Á không có nghĩa là tất cả vấn đề của Tokyo và Bắc Kinh sẽ được giải quyết, và cũng c̣n quá sớm để đảm bảo điều này.
    Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công khai chỉ trích mạnh mẽ ông Abe v́ gửi lễ cúng đường đến đền Yasukuni ở Tokyo, ngôi đền tưởng nhớ một số tội phạm chiến tranh bị kết án. “Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản đối mặt và suy nghĩ về lịch sử xâm lược của họ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu.
    Qua nhiều đời tổng thống Mỹ, những bất đồng sâu sắc giữa Nhật Bản và Trung Quốc về lịch sử cũng như lănh thổ vẫn c̣n đó, trở thành nguyên nhân gây chia rẽ. “Những vấn đề nền tảng cơ bản này có thể sẽ liên quan và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn yếu tố tạm thời là ông Trump”, ông Nakano nói.
    ZingNews

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484




    Đối với tuần báo Anh The Economist, đây là một chuyến thăm lịch sử, có thể so sánh với chuyến thăm Nhật Bản cách nay 40 năm của lănh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh để kư kết một hiệp ước ḥa b́nh và hữu nghị, mở đường cho quan hệ b́nh thường với Nhật Bản.

    Lễ đón tiếp thủ tướng Nhật Bản một cách linh đ́nh tại Bắc Kinh, loạt hợp đồng và thỏa thuận hợp tác hai bên kư kết nhân chuyến thăm, thái độ thân thiện của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh…, tất cả đều khác xa quan hệ giá lạnh trong sáu năm gần đây, khi Trung Quốc hùng hổ cho tàu thường xuyên vào khiêu khích Nhật Bản tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh đ̣i chủ quyền nhưng lại đang do Tokyo kiểm soát.
    Một ví dụ cho thấy rơ sự thay đổi thái độ hoàn toàn của Trung Quốc đối với Nhật Bản : Vào năm 2014, khi đến Bắc Kinh để cố gắng giảm bớt căng thẳng song phương, ông Abe chỉ được ông Tập Cận B́nh bắt tay một cách miễn cưỡng với một bộ mặt khó đăm đăm. Giờ đây, t́nh h́nh đă hoàn toàn đổi khác, chủ tịch Trung Quốc lúc nào cũng tươi cười, vui vẻ.

    Cả Bắc Kinh lẫn Tokyo đều không muốn lưỡng đầu thọ địch


    The Economist cho rằng lư do khiến Bắc Kinh thay đổi thái độ là rất dễ hiểu : Trung Quốc hiện rất cần đầu tư và thương mại Nhật Bản.
    Tokyo dẫu sao vẫn là một nhà cung cấp máy công cụ quan trọng cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Trung Quốc ngày càng phải gồng ḿnh chống lại các đ̣n tấn công của Mỹ, và như một cố vấn của ông Abe đă giải thích, th́ Trung Quốc không bao giờ chọn đối đầu với hai kẻ thù cùng một lúc. Do vậy, Bắc Kinh đă ḥa hoăn với Tokyo để dồn sức đối phó với Washington.
    Đối với The Economist, Tokyo cũng đi theo cùng một logic. Từ lâu nay, Nhật Bản đă liên minh chặt chẽ với Mỹ, và từng cho rằng liên minh đó luôn luôn vững chắc. Thế nhưng, khi lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Donald Trump đă làm xáo trộn mọi sự, từ việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương, một vùng tự do mậu dịch 12 nước mà Nhật Bản hy vọng sẽ ràng buộc Mỹ với khu vực, cho đến việc tuyên bố hoài nghi về giá trị của các liên minh. Sau đó, ông Trump c̣n phát động chính sách ngoại giao cá nhân với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, nước có tên lửa đe dọa Nhật Bản.
    Tóm lại, Nhật Bản cũng phải chú tâm « đối phó » với Mỹ. Do đó, Tokyo cũng phải ḥa hoăn với Trung Quốc. Nhật cũng không thích bị hai thách thức cùng một lúc.




    Dụng tâm sâu xa của Nhật Bản vẫn là t́m cách chống Trung Quốc

    Một số người cho rằng Nhật Bản có nguy cơ bị kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng đối với The Economist, suy nghĩ như vậy là không hiểu ǵ về dụng tâm của Nhật Bản.
    Trong việc xích lại gần Bắc Kinh, hầu như Tokyo không cầu cạnh bất kỳ điều ǵ. Kết quả đáng kể nhất của hội nghị thượng đỉnh Shinzo Abe - Tập Cận B́nh là tái lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai ngân hàng trung ương. Nếu được áp dụng toàn diện, có khả năng là Trung Quốc, với các ngân hàng ngập nợ và tiền tệ lung lay, sẽ là bên phải cầu cạnh Nhật Bản.

    Một điểm khác là Nhật Bản rất muốn tham gia vào Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc. Ông Abe đang thúc giục giới kinh doanh, bảo hiểm và những người khác tranh thủ các cơ hội làm ăn mà cơ sở hạ tầng do Trung Quốc chủ trương tạo ra. Mục đích không phải là để pḥ trợ cho đường lối ngoại giao của Trung Quốc, mà là để chống lại nó, bằng cách thúc đẩy quyền lực mềm của Nhật Bản ở Đông Nam Á và xa hơn nữa.

    Theo giới thân cận của ông Abe, vấn đề là làm sao để cho các nước trong khu vực thấy là không nhất thiết phải quỵ lụy Trung Quốc. Phương án thay thế mà Nhật Bản đề xuất là một trật tự mở, dựa trên luật pháp và thậm chí có thể có dân chủ, trong đó kinh tế được định h́nh theo thị trường, chứ không phải theo kiểu con buôn. Nhật Bản muốn đóng vai tṛ một quản lư quốc tế có trách nhiệm.
    Chiến lược đó có một cái tên chính thức: một « vùng Ấn Độ - Thái B́nh Dương mở rộng và tự do đối phó », với Mỹ ở trung tâm, Úc là một trợ thủ háo hức, và hải quân Anh và Pháp đóng vai diễn viên phụ. Các chiến lược gia Nhật Bản hy vọng là mai kia Ấn Độ cũng sẽ quyết tâm hơn. Chiến lược này cũng là để chống lại Trung Quốc.
    Một nhà chiến lược mô tả thái độ ḥa hoăn của Nhật Bản đối với Trung Quốc như là một hành động phô bày chỗ yếu của ḿnh cho người khác đánh. Nhưng đối với The Economist, nếu chủ trương cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc là nhằm tái khẳng định quyền bá chủ của Mỹ ở châu Á, th́ chủ trương đó được một số người ở Tokyo ủng hộ nhiệt t́nh nhất, trong đó có cả thủ tướng Abe.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 15-02-2015, 09:01 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 23-06-2013, 10:22 PM
  3. Replies: 19
    Last Post: 28-10-2012, 05:30 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-07-2011, 01:37 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 18-02-2011, 09:45 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •