Một trong những nguyên nhân Tổng thống Trump tuyên bố phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là để đáp trả hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ. Ông Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc đă đánh cắp “hàng tỷ, hàng tỷ đô la tài sản của chúng ta”. Vậy thực tế tổn thất của Mỹ là bao nhiêu?

Theo CNN, Đại diện Thương mại Mỹ, người phụ trách cuộc điều tra kéo dài 7 tháng về hoạt động đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, phát hiện rằng hành vi của Trung Quốc đă khiến Mỹ thiệt hại “từ 225 đến 600 tỷ USD hằng năm”.
Số liệu này cũng phù hợp với báo cáo 2017 của Ủy ban về Đánh cắp Tài sản Trí Tuệ Hoa Kỳ. “Trung Quốc đă t́m cách chiếm được công nghệ Mỹ bằng mọi giá, hợp pháp hay phi pháp”, James Andrew Lewis, phó chủ tịch Trung Tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington viết trong một bài blog. “Đánh cắp và gián điệp là một phần của nỗ lực này, và họ cũng bắt ép chuyển giao công nghệ hoặc cưỡng ép tạo các liên doanh như một điều kiện để được hoạt động ở Trung Quốc”.
Một ví dụ nổi tiếng gần đây về hoạt động ăn cắp tài sản trí tuệ của TQ là vào đầu năm nay, 2018. Hồi tháng Một, một công ty turbine gió Bắc Kinh bị ṭa án Mỹ tuyên tội ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ bằng cách sử dụng mă nguồn đánh cắp từ một công ty tại Massachusetts.

Ngày 24/1, nhà sản xuất tuabin gió Trung Quốc Sinovel Wind Group đă bị ṭa án Mỹ kết tội đánh cắp bí mật thương mại từ American Superconductor (AMSC).
Một bồi thẩm đoàn liên bang tại Madison, Wisconsin, đă t́m thấy bằng chứng chứng minh công ty Sinovel của Trung Quốc - khách hàng lớn nhất của AMSC âm mưu, trộm cắp bí mật thương mại và gian lận, khiến AMSC thiệt hại tới 800 triệu USD. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng Sinovel có thể sẽ bị phạt tới hàng trăm triệu USD.
Theo cáo trạng, bốn turbine điện gió của Sinovel hoạt động tại tiểu bang Massachusetts bị cài đặt phần mềm đánh cắp từ AMSC. Trước đó, AMSC cũng đă cáo buộc Sinovel sao chép trái phép phần mềm điều khiển tua bin điện gió của ḿnh.
Phán quyết được công bố trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc trộm cắp bí mật thương mại. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết những tham vọng công nghệ của Trung Quốc đại diện cho một mối đe dọa trực tiếp, được thực hiện bằng những hành động không tôn trọng "quyền sở hữu trí tuệ, thông qua gián điệp thương mại".
Các công tố viên cho biết vào tháng 3/2011, Sinovel nợ AMSC 100 triệu USD cho các sản phẩm đă được chuyển giao và có hợp đồng khác mua hơn 700 triệu USD sản phẩm trong tương lai. Tuy nhiên, các công tố viên cho biết cũng trong năm đó, Sinovel đă bắt đầu thu thập thông tin có bản quyền và bí mật thương mại của AMSC để có thể sản xuất tuabin gió và trang bị lại các thiết bị hiện, tránh phải trả tiền cho AMSC.
Một cáo buộc cũng cho thấy Sinovel đă tuyển dụng Dejan Karabasevic - nhân viên chi nhánh của AMSC tham gia vào công ty Trung Quốc và bí mật sao chép thông tin từ hệ thống máy tính của AMSC, bao gồm mă nguồn cho PM3000 - một phần của hệ thống điều khiển tuabin gió.Bộ Tư pháp xác nhận AMSC sau đó đă mất hơn 1 tỷ USD vốn cổ phần và gần 700 việc làm. "Sinovel gần như đă phá hủy một công ty Mỹ bằng cách ăn cắp tài sản trí tuệ của họ", ông John Cronan, Trợ lư Bộ trưởng Tư pháp Mỹ nói.



Việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ cũng đang khiến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan ngại, đặc biệt là các hăng công nghệ.
Để hiểu được việc phải chuyển giao công nghệ gây tổn thất cho Mỹ như thế nào, một số chuyên gia nói rằng hăy nh́n vào tổn thất gây ra do bị mất cắp bí mật thương mại. Tổng thiệt hại do bị mất bí mật thương mại hằng năm của Mỹ từ khoảng 180 đến 540 tỷ USD, theo báo cáo của Ủy ban về Đánh cắp Tài sản Trí Tuệ Mỹ – và Trung Quốc, với tư cách là “kẻ vi phạm luật bản quyền nhiều nhất thế giới”, là thủ phạm cho phần lớn trong tổn thất đó. Theo CNN, các con số tổn thất trên sẽ chỉ ngày càng cao hơn trong khi Trung Quốc ra các điều luật khiến họ dễ dàng xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân và công ty nước ngoài hơn như luật an ninh mạng vừa đi vào hiệu lực năm ngoái. Một trong những nội dung bị nhiều người chỉ trích trong luật an ninh mạng TQ là cho phép chính phủ tiến hành thẩm tra an ninh đối với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ của các công ty nước ngoài lẫn nội địa mà có thể ảnh hưởng tới “an ninh quốc gia”.
Các nhà phê b́nh chỉ trích luật này xâm phạm quyền cá nhân và cản trở thương mại. Nhưng Bắc Kinh th́ nói luật an ninh mạng của họ ra nhằm mục đích tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân, chống lừa đảo qua mạng và khẳng định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty là rất quan trọng đối với Trung Quốc.

TrithucVN, ĐSPL