Bộ Tư pháp Mỹ nói đă đến lúc Trung Quốc phải gia nhập cộng đồng quốc gia tôn trọng luật pháp và chấm dứt các hành vi gian dối trong thương mại quốc tế.

Thực tế, các hành vi gián điệp của Trung Quốc có thể nói là không đâu không len lỏi vào, và đă khiến cho các nước phải cảnh giác và phản kích.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 1/11 công bố một chương tŕnh hoàn toàn mới để đấu tranh với những ǵ mà cơ quan này nói là hoạt động kinh tế phi pháp ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đồng thời tiết lộ vụ truy tố một số cá nhân và công ty Trung Quốc, Đài Loan v́ ăn cắp bí mật thương mại.
"Hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc chống lại Mỹ đă và đang gia tăng, và gia tăng rất nhanh", Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions nói trong cuộc họp báo. "Đủ là đủ. Chúng ta sẽ không chịu đựng thêm nữa".

"Không thể tha thứ"


Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với áp lực ngày càng gia tăng với Trung Quốc v́ những ǵ mà chính quyền Trump cho là ăn cắp tài sản trí tuệ trị giá hàng tỷ mỹ kim từ các công ty Mỹ.
Sáng kiến mới được cho là có ư nghĩa quan trọng khi hợp nhất các nỗ lực mà Cục Điều tra Liên bang (FBI), bộ Tư pháp và nhiều cơ quan liên bang khác của Mỹ đang tiến hành thành một chương tŕnh thống nhất. Động thái này gửi thông điệp rơ ràng đến Bắc Kinh rằng gián điệp kinh tế Trung Quốc, dù là dùng phương tiện con người hay không gian mạng, đều không thể tha thứ, theo lời các quan chức.
Ông Sessions cho biết với chương tŕnh này, bộ Tư pháp Mỹ sẽ theo đuổi đến cùng các vụ đánh cắp bí mật thương mại, xây dựng chiến lược nhằm xác định những nhà nghiên cứu và những người làm trong ngành công nghiệp quốc pḥng được đặc vụ Trung Quốc "chọn lựa" để chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.
"Trung Quốc muốn có được thành quả trí tuệ của nước Mỹ để gom góp hạt giống cho ư đồ thống trị về kinh tế", Trợ lư Bộ trưởng Tư pháp John Demers nói. "Chúng ra sẽ đương đầu với những hành vi xấu xa của Trung Quốc và khiến họ cư xử đúng đắn nếu muốn trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới".


Attorney General Jeff Sessions Announces New Initiative to Combat Chinese Economic Espionage Washington, DC Thursday, November 1, 2018

Ông Sessions nói rằng hoạt động gián điệp kinh tế, cùng với các thủ đoạn thương mại bất công của Trung Quốc, gây ra "mối đe dọa thực sự và phi pháp" đối với sự thịnh vượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ.
Ông cũng cho rằng báo chí xem nhẹ mối đe dọa này so với mối đe dọa từ khủng bố cực đoan, nhưng thực tế, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ngày càng nguy hiểm hơn với Mỹ.
"Đă đến lúc Trung Quốc phải gia nhập cộng đồng các quốc gia tôn trọng luật pháp. Thương mại quốc tế là điều tốt với Trung Quốc nhưng hành vi lừa dối cần phải chấm dứt", vị bộ trưởng nói.
"Trung Quốc không thể là nơi ẩn náu an toàn cho những tội phạm chạy đến đây khi họ gặp rắc rối, không bao giờ bị dẫn độ. Trung Quốc phải chấp nhận việc dẫn độ các công dân Trung Quốc vi phạm luật di trú Mỹ và được yêu cầu quay trở lại nước Mỹ".

"Kế hoạch trơ tráo"

Ông Sessions cũng công bố việc truy tố các cá nhân và công ty Trung Quốc, Đài Loan trong vụ việc mới nhất được cho là hoạt động gián điệp kinh tế mà Bắc Kinh nhằm vào Mỹ.
Theo cáo trạng được đệ tŕnh ngày 27/9, Fujian Jinhua (Phúc Kiến Tấn Hoa) - công ty nhà nước Trung Quốc, United Microelectronics Corp. (UMC) - công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan đă niêm yết trên sàn chứng khoán New York, cùng 3 công dân Đài Loan đă âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ công ty Micron Technology - nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu nước Mỹ.
Các công tố viên nói các đối tượng bị truy tố có nhiệm vụ hoàn thành một ưu tiên kinh tế quốc gia then chốt của Trung Quốc: phát triển loại bộ nhớ dung lượng lớn có thể truy cập bất cứ lúc nào (gọi là DRAM), dùng trong máy tính, thiết bị di động và thiết bị điện tử khác. Fujian Jinhua được thành lập vào năm 2016 với mục đích duy nhất là phát triển công nghệ DRAM.
Theo cáo trạng, Stephen Chen, cựu chủ tịch một công ty mà Micron từng mua lại vào năm 2013, được cho là người vạch ra kế hoạch đánh cắp bí mật về công nghệ DRAM từ Micron, với giá trị lên đến 8,75 tỷ USD, sau khi ông rời công ty kia sang làm việc cho UMC.
Sau đó, UMC liên kết với Fujian Jinhua "để cuối cùng Trung Quốc có thể ăn cắp công nghệ từ Mỹ và sử dụng nó để cạnh tranh với chúng ta trên thị trường", ông Sessions nói. "Đây là một kế hoạch trơ tráo".
Nếu bị tuyên có tội, các bị cáo có thể đối mặt với án tù 15 năm và phạt tiền 5 triệu USD. Hai công ty có thể bị tịch biên tài sản và phạt hơn 20 tỷ USD. Hiện cả ba bị cáo đều đang ở Trung Quốc.

"Chúng ta sẽ tiếp tục truy tố những người làm sai dựa trên việc điều tra kỹ lưỡng, liêm chính và chuyên nghiệp, không phải v́ yếu tố chính trị, và chúng ta sẽ yêu cầu việc dẫn độ tội phạm", ông Sessions nói.
Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đă áp đặt lệnh trừng phạt với Fujian Jinhua.
Ông cũng cho hay từ năm 2013 đến năm 2016, Bộ Tư pháp Mỹ không truy tố ai với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Song từ đầu năm 2017, cơ quan này đă truy tố 3 người với cáo buộc làm gián điệp hay âm mưu làm gián điệp cho Trung Quốc, cũng như đang thụ lư 5 vụ gián điệp kinh tế Trung Quốc.
Ngày 30/10, Bộ Tư pháp Mỹ đă khởi tố một số gián điệp của Bắc Kinh. Những người này hợp tác với hacker, với ư đồ đánh cắp công nghệ hàng không của Mỹ.
Đây cũng là vụ án thứ 3 mà Mỹ đưa ra xét xử nhắm vào gián điệp kinh tế của Trung Quốc từ tháng Chín tới nay. Trợ lư Bộ trưởng Tư pháp phụ trách an ninh quốc gia Mỹ là John C.Demers cho biết, đây vẫn chỉ là mới bắt đầu mà thôi, chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng hơn nữa để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư của Mỹ.
Theo một báo cáo của văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ năm 2017, việc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ Mỹ khiến Mỹ thiệt hại từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm. Hoạt động này được cho là đă diễn ra trong hơn một thập kỷ qua.
Cũng tin liên quan về gián điệp TQ

Nhiều bí mật công nghệ của Hàn Quốc bị Trung Quốc đánh cắp

Mới đây, cơ quan t́nh báo Hàn Quốc đă chỉ ra, trong thời gian chưa đến 2 năm, có nhiều vụ án công nghệ mũi nhọn của Hàn Quốc trong đó có cả công nghệ cốt lơi bị nước ngoài đánh cắp. Tổng cộng có đến 40 vụ, trong đó có 28 vụ cho thấy công nghệ bị đánh cắp được tuồn về Trung Quốc, chiếm 70% tổng số các vụ. Ngày 30/10, Viện t́nh báo Hàn Quốc (NIS) trả lời điều trần của Ủy ban T́nh báo Quốc hội Hàn Quốc đă tiết lộ, từ tháng 1/2017 đến 10/2018, tổng cộng đă phát hiện 40 vụ công nghệ mũi nhọn bị lộ ra nước ngoài, trong đó có 7 vụ công nghệ cốt lơi quốc gia bị lộ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. Trong số 40 vụ này, có 28 vụ bị ṛ rỉ sang Trung Quốc, chiếm 70%.Trong báo cáo của ḿnh, Viện T́nh báo cũng cho biết thêm, thậm chí c̣n có 5 nhà nghiên cứu cốt lơi từ các công ty lớn trong lĩnh vực đi-ốt phát sáng hữu cơ ở Hàn Quốc, đă đánh cắp hơn 5.000 công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ cốt lơi quốc gia và họ bị phát hiện khi cố gắng chuyển công nghệ này sang các công ty Trung Quốc. Ngoài ra, một giáo sư đại học từng làm Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách quốc gia đang có kế hoạch tiết lộ các tài liệu liên quan đến hệ thống phát điện bằng sức gió cho công ty của Trung Quốc th́ bị phát hiện.

Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn đánh cắp bí mật


Trong vấn đề đánh cắp công nghệ mũi nhọn và bí mật doanh nghiệp, Trung Quốc đă không c̣n là cái tên xa lạ, các thủ đoạn mà Trung Quốc dùng để đánh cắp cũng rất đa dạng. Trước đó, tờ “Kinh tế mỗi ngày” (Maekyung) của Hàn Quốc cũng từng đưa tin, công nghệ mũi nhọn của Hàn Quốc đang bị lộ ra ngoài một cách nghiêm trọng, phương thức mà doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp công nghệ của doanh nghiệp Hàn Quốc gồm có: mua chuộc nhân viên kỹ thuật tại địa phương, phái gián điệp trực thuộc chính phủ Trung Quốc thâm nhập trực tiếp để mua chuộc nhân tài và thông tin t́nh báo cần thiết; nhân viên doanh nghiệp Trung Quốc có lúc sẽ ngụy trang thành nhân viên làm việc trong doanh nghiệp của Hàn Quốc, sau khi công tác khoảng 1 đến 2 năm, th́ sẽ tiếp cận công nghệ cốt lơi và tiến hành đánh cắp; họ cũng sẽ tiếp xúc với với các viện nghiên cứu ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, sau khi hợp đồng nghiên cứu kết thúc, sẽ thông qua dụ dỗ lợi ích để đánh cắp công nghệ; chính quyền Bắc Kinh cũng dùng phương thức các triển lăm quốc tế, để tiếp cận các công nghệ mũi nhọn mà Hàn Quốc công bố tại các triển lăm này, tận dụng cơ hội để dụ dỗ người phụ trách triển lăm; và tấn công mạng, v.v.Ngày 27/6, Viện kiểm sát Hàn Quốc đă khởi tố 7 nghi phạm có ư đồ chuyển công nghệ OLED cho Trung Quốc, trong số đó có 1 người Trung Quốc. Hàn Quốc lấy lư do liên quan đến tiết bộ bí mật công nghệ, khởi tố người nước ngoài làm án lệ, đây là tiền lệ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.

Mới đây, Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cũng đă công bố báo cáo tiết lộ, trong 10 năm qua, quân đội Trung Quốc đă cử 2500 nhân viên nghiên cứu đến Mỹ, Anh, Australia, thậm chí trong số đó có nhiều người c̣n che giấu thân phận thuộc quân đội Trung Quốc. Chỉ riêng tại Mỹ đă có đến 500 nhân viên nghiên cứu khoa học của Trung Quốc. Họ có thể từng bước thành lập một mạng lưới nghiên cứu hợp tác thúc đẩy phát triển công nghệ quân sự của Trung Quốc. Theo The Globe and Mail của Canada mới đây đưa tin, tờ báo này đă làm một cuộc điều tra và phát hiện, những người được cử đến các trường đại học ở Canada có rất nhiều là học giả Trung Quốc, thực tế họ đều có quan hệ với cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc. Tại Canada có ít nhất 9 trường đại học có hợp tác nghiên cứu với quân đội Trung Quốc.
ZingNews, TrithucVN