Page 2 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 11 to 20 of 51

Thread: Sống Và Chết Ở Sài G̣n-

  1. #11
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484



    Tên chương truyện của anh: “Tháng Tám, Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu” gợi tôi nhớ lại Tết Trung Thu thứ nhất bọn Bắc Việt Cộng vào Sài G̣n. Đêm Trung Thu ấy ở Sài G̣n trời mưa tầm tă từ chiều, Sài G̣n không có trăng Rằm Tháng Tám. Tôi và thằng con lớn của tôi từ Sài G̣n về Ngă Ba Ông Tạ trên xe buưt – khi ấy bọn xâm lăng chưa đổi tiền, Sài G̣n vẫn c̣n xe buưt – bố con tôi vào tiệm phở của Văn Chi ở ngay đầu Ngă Ba Ông Tạ.

    Kư giả Văn Chi từng Tác-dzăng nổi giận đấm hộc máu mồm, sồm máu mũi anh giáo viên người Pháp, sang dậy học ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp; anh cà chớn này loạng quạng làm cái việc ruồi bâu kiến đậu là mang cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến treo ở công trường Lam Sơn, trước cửa Nhà Quốc Hội ta. Vụ này xẩy ra khoảng năm 1970, khi ấy Văn Chi đang là nhân viên Bộ Thông Tin, văn pḥng ở ngay ṭa nhà bên cạnh công trường Lam Sơn. Nghe có chuyện lộn xộn Văn Chi chạy qua công trường, thấy anh kiều dân Pháp cà cháo treo cờ MTGP, Văn Chi nóng mắt đấm liền cho anh mấy đấm.
    Nhà Văn Chi ở khu nhà thờ Chí Ḥa. Tháng Năm 1975 anh mở tiệm phở ở ngay Ngă Ba Ông Tạ. Phở anh nấu rất được. Khoảng tám giờ đêm Trung Thu năm ấy, trời mưa rả rích, tiệm không có khách. Văn Chi ngồi với bố con tôi, anh lách cách gơ cái muỗng lên cái bát, hát: “Đêm nay trăng sáng quá, em ơi…” Anh ghé tai tôi, nói nhỏ: “Có đường, có nẻo th́ dzu lu đi. Nó cho đi tù hết đấy”. Noel năm ấy Văn Chi bị bắt. Anh là một trong số những kư giả VNCH bị Việt Cộng bắt sớm nhất. Năm 1982 Văn Chi mới từ nhà tù trở về Ngă Ba Ông Tạ. Anh lại mở quán phở. Năm 1986 anh bị đau. liệt, rồi qua đời.
    Mùa thu năm 1975 – bốn năm tháng sau ngày nón cối, giép râu kéo nhau vào Sài G̣n – một chiều u ám tôi đạp xe đi lang thang trong ḷng thành phố buồn. Nh́n những chiếc lá vàng rơi trên đường, tôi đau đớn thấy thế giới đă bỏ quên quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa, đă quên những người dân quốc gia VNCH. Tôi cay đắng và sầu muộn nghĩ: “Mùa thu đến. Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu… Chỉ một lá ngô đồng rơi thôi mọi người biết là mùa thu đến. Ở đây hai mươi triệu chiếc lá ngô đồng rơi, hai mươi triệu người dân Việt Nam Cộng Ḥa chúng tôi đang đau khổ, tại sao thiên hạ không ai biết?”
    Bây giờ Tháng Tám rồi hỡi Em… Mùa thu về trên xứ người, tôi trang trọng gửi Thương Nhớ Mười Hai của anh Vũ Bằng đến những người Việt sống đời vạn lư tha hương ở góc trời này!

    Quyển Thương Nhớ Mười Hai tôi mượn được do nhà xuất bản Văn Học tái bản năm 1993. Tôi đọc lại Thương Nhớ Mười Hai và thấy có một vài chuyện tôi cần viết ra, cần có ư kiến. Trong cái gọi là Lời Nói Đầu, người tự nhận là “Giáo sư” Hoàng Như Mai viết:

    “Thương Nhớ Mười Hai mời bạn đọc thưởng thức những thứ gọi là “thời trân”.

    “Trong truyện Kiều, lần đầu tiên Kim Trọng được đón tiếp Thúy Kiều ở nhà ḿnh: Thời trân thức thức sẵn bày. Bởi v́ cuộc đón tiếp này đối với chàng Kim là một hạnh phúc vô song, cho nên chàng tiếp đăi Thúy Kiều một cách quư trọng và thanh lịch. “Thời trân” là những vật sản quư đương mùa (thời là mùa, trân là quư)”.

    Người tự nhận là “giáo sư” cho rằng những món cam, quưt v.v… là do Kim công tử bày ra để chờ Vương tiểu thư chui rào sang thưởng thức. Đây là lời nói về “thời trân” trong Truyện Thơ Kiều:

    “Nhà lan thanh vắng một ḿnh
    Ngẫm cơ hội ngộ đă dành hôm nay
    Thời trân thức thức sẵn bày
    Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường
    Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng
    Dưới hoa đă thấy có chàng đứng trông…”


    Hai ông Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim chú thích “thời trân”:
    “Th́ trân là hoa quả hay vật quí đang mùa bấy giờ. Cứ theo trong bản tiểu thuyết của Tàu là Kiều làm đồ uống rượu để đem sang bên Kim Trọng, v́ tục bên Tàu cuộc vui phải có ăn uống. Bởi vậy khi gặp Kim Trọng và t́m được lối đi sang, Kiều chạy trở về bưng đồ rượu sang nhà Kim Trọng. Nhưng chỗ này tác giả chỉ nói có một câu, rồi sau không nhắc lại nữa, cho nên thành ra tối nghĩa, đọc không hiểu là Kiều bày những đồ th́ trân ra làm ǵ”.
    Đây là đoạn viết về “thời trân” trong truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử:
    “…Gặp ngày bên nhạc gia có tiệc mừng thọ, Vương ông sắm sanh lễ vật, đem vợ con sang. Thúy Kiều giả vờ bị ốm, ở lại trông nhà, đợi khi cha mẹ cùng hai em đi khỏi, nàng bèn hối hả sửa mấy món nhắm và hồ rượu ngon, xăm xăm ra lối vườn sau, định t́m Kim Trọng để tạ lại câu chuyện cành thoa hôm trước…”
    Dễ hiểu thôi. Cái gọi là “thời trân” ấy là những món ăn do Thúy Kiều soạn để đem sang nhà Kim Trọng. Không hiểu tại sao người viết lời giới thiệu Thương Nhớ Mười Hai ấn bản 1993 lại nghĩ rằng đó là “những món Kim Trọng bày ra để chờ khoản đăi Thúy Kiều”. Lầm lộn cũng nhỏ thôi, nhưng bất cứ ai cũng có thể lầm, người tự xưng là “giáo sư” và lẩy Kiều trong lời giới thiệu tác phẩm văn chương th́ không thể lầm được. Những đêm u buồn, tăm tối những năm 1981, 1982 tôi sống ṃn mỏi giữa ḷng thành phố thủ đô ta đầy cờ đỏ, một đêm đọc một bài viết về Kiều của Xuân Diệu, tôi ngạc nhiên khi thấy Xuân Diệu phê b́nh, phê lọ loạn cào cào đoạn Từ Hải mới gập Kiều. Cũng như tất cả những anh Bắc Việt Cộng sản và những anh nâng bi Cộng sản, Xuân Diệu ca tụng nhân vật Từ Hải một cách quá đáng đến lố bịch. Truyện Thơ Kiều tả đoạn này như sau:

    “Nàng rằng: Người dậy quá lời
    Thân này c̣n dám coi ai làm thường.
    Tấc riêng chọn đá, thử vàng
    Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu.
    C̣n như vào trước, ra sau
    Ai cho kén chọn vàng thau tại ḿnh?
    Từ rằng: Lời nói hữu t́nh
    Khiến người lại nhớ câu B́nh nguyên quân
    Lại đây xem lại cho gần
    Phỏng tin được một vài phần hay không?”


    Không cần phải là sinh viên Văn Khoa, bất cứ người đọc thường dân nào của quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa khi đọc đoạn thơ trên cũng hiểu là Từ Hải bảo Kiều: “Em lại gần đây nh́n kỹ anh đi, xem anh có phải là người em có thể tin được hay không?” Xuân Diệu, sau khi ca tụng Từ Hải hào hùng, ngang tàng loạn châu chấu, viết: “Họ Từ nắm cổ Thúy Kiều, kéo lại, nh́n sát vào mặt nàng mà nói: Nàng nói hay lắm. Để ta nh́n nàng xem ta có thể tin nàng được không?”
    Nhưng mấy chuyện lặt vặt đó không phải là những chuyện làm tôi suy nghĩ và thắc mắc khi đọc lại Thương Nhớ Mười Hai. Ở trang 179, ấn bản 1993, tôi đọc thấy:
    “Tháng Một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng. Tưởng là hết chuyện truyền kỳ, quả là lầm. Sang tháng một, lại có truyền kỳ về con cà cuống.
    “Có ai ở Bắc Việt vào đây cho tôi hỏi thăm tháng một mấy năm nay ở Bắc Việt, trời có rét lắm không, mưa vẫn riêu riêu buồn như trước, hay thời tiết v́ ảnh hưởng bom đạn của Mỹ đă khác xưa? Nghe thấy nước Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom kinh khủng lắm, mà ném toàn bom nặng tới bảy trăm tấn có sức phá hoại ngang bom nguyên tử, ḿnh ở đây thấy rợn cả tóc gáy lên, ấy thế mà không hiểu làm sao cứ nghe thấy người ta nói là Bắc Việt vẫn đánh và đánh dữ hơn cả lúc mới phát động chiến tranh là khác!
    “Thế th́ là cái thớ ǵ? Ở đây, người ta cũng ném bom tiêu diệt quá khích, ai cũng bảo là thời tiết không như trước, mưa không đúng cữ mà nắng cũng ra ngoại lệ, thành ra ḿnh cũng tưởng thời tiết Bắc Việt đổi thay, do đó lắm đêm nằm tưởng tượng, ḿnh cứ ngỡ Bắc Việt là không c̣n mưa rét mà có khi lại nóng nứt đá tan vàng cũng nên, nghĩ như thế, thấy buồn; nhưng nằm nghĩ thêm một lúc ḿnh lại cười muốn khóc. Bom đă không làm nhục được người th́ sao mà lại ảnh hưởng được đến trời?”


    Vũ Bằng

    Đoạn văn trên làm tôi nghĩ: “Kỳ nhỉ? Những năm 1969, 70 ở Sài G̣n, ông Vũ Bằng ca tụng Cộng Sản Bắc Việt đánh Mỹ giỏi ư? Năm 1972, 73 ḿnh đă đọc đoạn văn này, sao ḿnh không thấy ǵ lạ? Có thể nào mấy anh Việt Cộng mạo tác đoạn văn này không? Ḿnh đang đọc Thương Nhớ Mười Hai do Bắc Việt Cộng in lại năm 1993, nguyên bản Thương Nhớ Mười Hai do nhà Nguyễn Đ́nh Vượng xuất bản năm 1972 có đoạn này không?”
    Tôi không bị théc méc lâu. Tạ Quang Khôi, bạn tôi, t́m được ngay cho tôi quyển Thương Nhớ Mười Hai do Nhà Nguyễn Đ́nh Vượng xuất bản. Tôi so hai bản với nhau: Việt Cộng không mạo tác, không thêm thắt. Quả thật Vũ Bằng viết như thế. Chỉ khác có hai chi tiết:
    TNMH 1972: Nghe thấy nước bạn Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom…
    TNMH 1993: Nghe thấy nước Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom…
    TNMH 1972: Bom không làm nhụt được người…
    TNMH 1993: Bom không làm nhục được người…

    Ở trang cuối cùng, tác giả Thương Nhớ Mười Hai viết: “Bắt đầu viết tháng Giêng 1960. Tiếp tục năm 1965. Viết hết năm 1970-1971”. Kể cũng lạ. Người viết Vũ Bằng đă sống những ngày kinh hoàng Tết Mậu Thân, đă sợ quíu đít khi chỉ mới nghe nói bộ đội Bắc Việt Cộng kéo vào Chợ Lớn, Bà Quẹo, Thị Nghè, Hạnh Thông Tây, đă thấy nhân dân Huế bị tàn sát dă man, ghê rợn đến chừng nào, đă qua những đêm hồi hộp khi ViXi pháo kích bừa băi vào thủ đô ta. Nhưng những chuyện đó không ảnh hưởng chút síu nào đến việc ông diễn tả tâm t́nh thương nhớ đất Bắc và Hà Nội của ông. Nếu năm Mậu Thân những người Bắc Việt Cộng làm chủ được Sài G̣n, chuyện xẩy ra chắc hơn bắp rang, hơn cua gạch là tùy bút Thương Nhớ Mười Hai không bao giờ được in ra. Rất có thể ông Vũ Bằng đă len lén đem bản thảo Thương Nhớ Mười Hai vào bếp châm lửa hỏa thiêu: “Giữ làm ǵ cái của nợ này. Nó bắt được th́ bỏ mẹ!”
    Tôi thấm đau khi thấy ông văn nghệ sĩ đàn anh của tôi viết: “Ở đây, người ta cũng ném bom tiêu diệt quá khích”. “Quá khích” chứ không phải “Việt Cộng”. Và “người ta” đây là ai? Không thể hiểu tác giả dùng tiếng “người ta” chỉ là để ám chỉ người Mỹ. Với câu “Ở đây, người ta cũng ném bom”, ông Vũ Bằng đă tự đưa ông đứng ra ngoài cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Ḥa.

    Đau thật là đau. Bao nhiêu người chết để cho ông Vũ Bằng được sống an lành và phây phây viết Thương Nhớ Mười Hai, và để ông viết trên giấy trắng, mực đen những lời ngụ ư: “Các anh giết nhau. Không có tôi trong cuộc chém giết ấy”. Giờ đây, sau cuộc biển dâu, khi ở số tuổi đời gần Bẩy Bó, trong cảnh “Liêu lạc bi tiền sự. Chi li tiếu thử thân”, đọc lại những trang sách xưa, tôi bùi ngùi thấy thái độ ngoài cuộc của anh Vũ Bằng, ông đàn anh văn nghệ của tôi, cũng là thái độ của nhiều nhà biên khảo ngày xưa ở Sài G̣n.
    Như anh Vũ Bằng chẳng hạn. Vào Sài G̣n từ 1954, cho đến Tháng Tư 1975 anh viết những ǵ? Quyển Thương Nhớ Mười Hai Nguyễn Đ́nh Vượng xuất bản ghi: “CÙNG MỘT TÁC GIẢ, CÙNG NHÀ XUẤT BẢN – Đă in: Mê Chữ, Món Lạ Miền Nam, Cái Đèn Lồng, Nói Có Sách, Bát Cơm. Sẽ in: Con-Dấu-Hóa, Đẹp Mùa Huyền Thoại”.

    Các ông Vũ Bằng, Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Lăng Nhân v.v… chỉ làm văn hóa, văn nghệ. Trong bao năm trời, trước cuộc chiến đấu gian khổ, đầy máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam Cộng Ḥa, không ông nào trong số các ông trên đây nói lên một lời, viết ra một trang chống Cộng.
    Không có ǵ lạ khi Việt Cộng vào Sài G̣n, họ bắt các ông Nguyễn Mạnh Côn, Doăn Quốc Sĩ, Vũ Hoàng Chương đi tù mút chỉ, họ để yên không lư ǵ đến những ông “làm văn học, văn nghệ thuần túy” có tên trên đây.



    Thương Nhớ Mười Hai ấn bản 1993, trang 107:
    “…Quả là khi viết tới đây tôi cũng không hiểu tại sao lại nhớ đến một chương trong thiên phóng sự “Về Bắc Việt” của Madeleine Riffaud “viết dưới bom”; ờ, Mỹ bắt đầu oanh tạc Bắc Việt hồi 1966 chính là vào cữ mưa rằm tháng bẩy, vong nhân xá tội đây! Chúng tôi đọc thấy rằng, từ một vài tháng nay, các phi vụ ở Bắc tăng gấp ba, số bom ném cao lên ṿn vọt, c̣n nhiều gấp tư số bom ném trung b́nh hàng tháng ở Cao Ly. Người Việt Nam có bị tiêu diệt không? Mà họ làm thế nào chịu đựng được?”
    “Chẳng cần phải nghĩ vẩn vơ, ai mà lại không biết số người chết hẳn phải nhiều. Đem cộng con số này với bao nhiêu người Việt Nam đă chết v́ bom của “đồng minh” đến “giải phóng” chúng ta khỏi ách của “Phát-xít” Nhật, bao nhiêu người chết v́ “chống cộng”, bao nhiêu người chết v́ bom Mỹ, súng Mỹ ở ngay tại miền Nam, bao nhiêu người chết đói năm 1945, bao nhiêu người chết v́ bệnh tật, súng đạn của Pháp đến “cứu” ta ra khỏi “nanh vuốt” của Cộng sản, rồi lại bao nhiêu người bị đột kích, pháo kích, xung kích, oanh kích, công kích, xạ kích, phục kích…”

    Đến đây thấy có sự gian xảo trong việc sửa văn bản: Vũ Bằng viết trong Thương Nhớ Mười Hai ấn bản Nguyễn Đ́nh Vượng 1972: “bao nhiêu người chết v́ Cộng sản và v́ chống Cộng”, trong Thương Nhớ Mười Hai 1993 không có bốn chữ “chết v́ Cộng sản”.
    Tôi thấy đàn anh Vũ Bằng của tôi không được công bằng trong đoạn văn trên. Không phải tự nhiên người Mỹ đưa đại bác, bom đạn và xương máu thanh niên Mỹ đến đổ trên đất nước chúng ta. Có ǵ đáng để chúng ta oán trách, mỉa mai, dè bỉu việc phi cơ đồng minh, tức Anh Mỹ, đến ném bom đất nước ta khi nước ta bị Nhật Bản xâm chiếm? Có một số người Việt chết v́ những trái bom đồng minh ấy, nhưng nếu không có những trái bom đồng minh ấy th́ quân phiệt Nhật cứ làm chủ đất nước ta và đến bây giờ đất nước ta, dân tộc ta đă ra sao?
    Tác giả Thương Nhớ Mười Hai có phóng đại khi viết: “Nghe thấy nước bạn Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom kinh khủng lắm, mà ném toàn những bom nặng tới bẩy trăm tấn, có sức phá hoại ngang bom nguyên tử”. Đàn anh Vũ Bằng của tôi đă “về quê” khoảng cuối năm 1983, đầu năm 1984. Nếu ông c̣n sống, tôi sẽ gửi ông bài viết này và nói nhỏ với ông: “Vừa thôi, ông ơi. Làm ǵ có thứ bom nào không phải là bom nguyên tử mà có sức phá hoại như bom nguyên tử. Nếu Mỹ nó ném loại bom nặng như ông tả th́ làm ǵ có ngày ông ngao ngán và ông ngớ ngẩn thấy bọn nón cối, giép râu ngơ ngáo kéo vào Sài G̣n! Mà ông có lú lẫn không ông? Ông đào ở đâu ra quả bom nặng bẩy trăm tấn? Ông có nhớ bẩy trăm tấn là mấy chục ngàn kư lô không?”

    Thương nhớ đất Bắc và Hà Nội ra rít đến như được diễn tả “cực kỳ” trong Thương Nhớ Mười Hai – cái ǵ của Bắc Việt, của Hà Nội, với ông Vũ Bằng, cũng hay, cũng đẹp, cũng đáng yêu, cũng Năm-bơ Uân, cũng nhất thế giới – nhưng sau ngày khốn nạn 30 Tháng Tư tuy có thể về miền Bắc dễ dàng ông Vũ Bằng đă không về.
    Ông đă, cứ và vẫn ở rịt trong thành phố Sài G̣n. Ông sài lắc khi nghe ai nói đến chuyện về thăm quê hương miền Bắc. Ông không về, dù chỉ là về thăm lại những nơi ông từng sống sung sướng ngày xưa, những cảnh ông thương nhớ, và ông chết ở Khánh Hội, Sài G̣n. Cũng đúng thôi, cũng phải thôi. Cái miền Bắc, cái Hà Nội mà ông thương nhớ ấy là miền Bắc, là Hà Nội trước năm 1954. Hà Nội được tả thật đẹp, được nhớ thương da diết trong Thương Nhớ Mười Hai của ông Vũ Bằng nay không c̣n nữa.

    Đọc lại Thương Nhớ Mười Hai, tôi không thấy lạ về chuyện những người làm văn hóa Việt Cộng cho tái bản Thương Nhớ Mười Hai và viết những lời ca tụng tác giả Vũ Bằng.
    Ông có chống họ đâu mà họ không cho tác phẩm của ông sống lại. Tác phẩm của ông có lợi cho họ. Họ bốc ông: “Nhà văn Vũ Bằng thuộc một ḍng họ túc nho ở đất Lương Ngọc, Hải Dương (cũ), sau 1954 vào Nam, viết cuốn sách này giữa lúc đất nước hai miền bị chia cắt. Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách này vẫn bày tỏ rất rơ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia “giới tuyến”. Chính tấm ḷng ấy đă cùng với ngọn bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng ḍng, từng trang”.
    Sau ngày nón cối, giép râu vào Sài G̣n, không khác ǵ tuyệt đại đa số người dân – hằm ba lằng sáng cấu đàn ông, đàn bà, già trẻ, tức là từ em nhỏ lên ba đến cụ già chín bó – đàn anh Vũ Bằng của tôi chán ghét Bắc Việt Cộng đến xương tủy.
    Khi c̣n hỏi anh được, tôi đă không hỏi, v́ đó là chuyện riêng tư của anh: tại sao năm 1954 anh lại để chị Quỳ, người vợ tấm mẳn mà anh yêu thương, ở lại miền Bắc? Trong Thương Nhớ Mười Hai, anh viết về chị những lời thương nhớ:
    “Em yêu ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi, nhưng biết rằng mái tóc người ta có c̣n xanh măi được chăng?
    “Đă lâu lắm, chúng ḿnh không được tin tức ǵ của nhau, Quỳ nhỉ. Chiến tranh cắt đứt ân t́nh của hai ta, thôi đành lấy câu vận mệnh để khuây dần nhớ thương vậy.

    “Nhưng thương nhớ kỳ lạ lắm. Có những đêm không ngủ, nằm nghe mưa rơi, tôi cố nhớ lại nét mặt của người thương, mà không hiểu tại sao con mắt, miệng cười và mớ tóc xơa trên hai bờ vai tṛn trĩnh lại lu mờ như thể ch́m đắm trong khói sóng. Mà trái lại có những kỷ niệm rất bé nhỏ, rất tầm thường, lại hiện ra rơ rệt, không suy suyển một ly trong trí nhớ của người nặng nợ lưu ly, nằm buồn trong gác nhỏ ngâm câu thơ nhớ vợ:

    “Ủ ê nét liễu sầu tuôn gió

    Thổn thức t́nh tơ lệ ướt bào
    Hoa tủi c̣n đâu duyên tác hợp
    Mây bay rồi nữa giấc chiêm bao”.

    Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày tôi đọc Thương Nhớ Mười Hai lần thứ nhất. Hôm nay sống buồn ở một góc trời xứ người – xứ người thật là xứ người – xa vời vợi, cách xa quê hương nưả ṿng trái đất, đọc lại Thương Nhớ Mười Hai, tôi thương anh Vũ Bằng.
    Anh nhắm mắt, ĺa đời những năm 1983, 1984, những năm Đảng Cộng sản Việt Nam đang hung hăng con bọ xít, Liên Xô chưa tan ră, chủ nghĩa Cộng sản chưa bị triệt tiêu, đảng viên cộng sản c̣n nắm quyền hành trong nhiều nước.
    Anh ra khỏi cơi đời này mà không được biết rằng chỉ vài năm sau Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản thất bại, bọn đảng viên cộng sản bị nhân dân chính các nước chúng bợp tai, đá đít, đuổi đi…

    . . .

  2. #12
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484



    Thanh Nam Trần Đại Việt (1931-1985)

    Thanh Nam Trần Đại Việt, viết tiểu thuyết, làm thơ từ năm 1950 ở Hà Nội, cùng thời với Nguyễn Minh Lang, Hoàng Phụng Tỵ, Hoàng Công Khanh, những người viết trẻ nổi lên sau 1945. Năm 1952, Thanh Nam vào Sài G̣n làm việc ở Đài Phát Thanh Quân đội. Những năm 1952, 1953 Thanh Nam làm thư kư ṭa soạn Tuần báo Thẩm Mỹ – thời ấy Sài G̣n có hai tuần báo Đời Mới, Thẩm Mỹ.

    Năm 1975, Thanh Nam là nhân viên Đài Phát Thanh Mẹ Việt Nam, đài này là một đài do người Mỹ dựng lên và quản lư. Nhân viên Đài Mẹ Việt Nam được người Mỹ đưa ra đảo Phú Quốc trước ngày 30 Tháng Tư 1975. Nhờ thế Thanh Nam và vợ con đi thoát. Sang Hoa Kỳ thời gian đầu, Thanh Nam sống ở miền đông (nghe nói ở New Jersey) rồi sang định cư ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Ở Seattle, Thanh Nam viết cho Tạp chí Đất Mới cùng với Mai Thảo, Huy Quang Vũ Đức Vinh. Anh bị ung thư thanh quản và tạ thế ở Seattle năm 1986. Năm 1970 ở Sài G̣n, Thanh Nam bốn mươi tuổi. Anh làm “Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi“. Năm 1977 ở thành phố Seattle, Hoa Kỳ, Thanh Nam làm bài “Thơ Xuân Đất Khách” cũng hay thiệt là hay. Khen thơ mà cứ tấm tắc “Hay thiệt là hay. Hay ơi là hay. Hay quá là hay”, người đọc chẳng thấy hay ở chỗ nào cả. Chi bằng mời bạn thưởng thức ngay bài thơ hay: Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi.

    Én nhạn về nam, xuân rồi đây
    Chợt thèm ly rượu, chút mưa bay
    Gọi về trong đáy hồn lưu lạc
    Những bước chân xưa nhạt dấu giầy
    Bạn cũ hay nương theo rét lạnh
    Về đây cùng nhập một cơn say.
    Uống ly thứ nhất mừng tao ngộâ
    Cho tiếng cười lên vỡ tháng ngày.
    Vào cuộc hành hương t́m gập lại
    Cơi trời xanh ngắt tuổi thơ ngây
    Trong veo cặp mắt chưa vương bụi
    Chăn chiếu c̣n thơm ngát mộng trai
    Chí lớn chia nhau đầy gác nhỏ
    Bụi hồng chưa khiến toc xanh phai
    Đồng tiền mừng tuổi ngày Nguyên Đán
    Canh bạc đời chưa lột trắng tay.
    Dăm bẩy ḷng sông ôm biển cả
    Coi đời dưới mắt nhẹ không ai
    Cơn mê nhập cuộc sầu chưa bén
    Thân thế chưa đau cát bụi này
    Gió nổi mười phương trời buổi đó
    Với ngày như tháng, lá như mây.
    Lầu sương từng buổi đùa nhan sắc
    Giấc ngủ thềm khuya rộn tiếng hài.
    Chiều xuống đă nghe ḷng rộn ră
    Gió lên hồn ngỏ phố vui mời
    Ca trường, hư viện, xuân như hạ
    Đời thả trôi vào nhịp phách lơi
    Lăng đăng khói sương trời tưởng nhớ
    Ly này xin cạn hết chua cay
    Mười lăm năm đó từ phiêu bạt
    Đứa vợ con yên, đứa lạc loài
    Viết mướn đă bao thằng mệt mỏi
    Sang giàu đếm được những ai đây?
    Lưới đời chân đă bùn nhơ vướng
    Mắt vẫn trời cao rướn cánh tya
    Cuộc chiến nay chừa dăm bẩy mạng
    Thôi th́ rượu đó uống cho say
    Rót thêm ly nữa chào năm cũ
    Tuổi bốn mươi rồi, thương lắm thay.
    Lận đận lư nào theo trọn kiếp
    Tối tăm không lẽ măi đêm dài?
    Niềm thê nhi đó giờ an phận
    Nợ áo cơm này nặng trĩu vai
    Năm tháng sức trai ṃn mỏi măi
    Nụ xuân đời đă lánh tầm tay
    Vở tuồng nhạt nhẽo màn chưa hạ
    Vai kép hề kia vẫn riễu hoài
    Nh́n lại trời xuân vừa khép kín
    Thơ hồng, tuổi ngọc tiếc thương ai.
    Nghiêng chai thêm một ly này nữa
    Trên vách sầu ta đối bóng gầy
    Chợt tiếng con thơ cười lảnh lót
    Nh́n con, ḷng bỗng thấy xuân đầy
    Lại đây con nhỏ, con yêu dấu
    Bố uống cho con ly rượu này
    Ly rượu mừng con tṛn mộng đẹp
    Niềm vui hoa nở tháng năm dài
    Ngủ đi, con hỡi, mai khôn lớn
    Đời sẽ b́nh yên không lửa gai
    Trong vắt hồn con nguyên khối ngọc
    Lượng xuân đời chẳng khép ṿng tay
    Nh́n con giây phút ḷng tan biến
    Những chuyện ân thù, những đắng cay
    Tiếng bạc đời cha gieo đă lỡ
    Chiều tà khôn gỡ nước cờ sai
    Trắng tay nh́n lại c̣n con đó
    Hy vọng đời cha mẹ kiếp này
    Tăm tối căn phần cha đă chịu
    Cánh hồng con hẳn sẽ xa bay!
    Ngủ đi con, ngủ đi yên giấc
    Cha ru con bằng hơi rượu say
    Cha ru con bằng lời thống khổ
    Trong nhục nhằn mê sảng đêm nay.
    Chếnh choáng ḷng khuya men đă ngấm
    Nghe ngoài đêm tối tiếng mưa rơi
    Vọng lời sao xác hồn năm tháng
    Chuyển nhịp mùa xanh lại đất trời
    Bắt chước cổ nhân nâng chén rượu
    Mừng xuân thay áo mới cho đời.
    Mười năm thêm một bài thơ nữa
    Viết tặng riêng ḿnh tuổi bốn mươi…

    (Sài G̣n 1970)

    Thanh Nam làm những lời thơ Đón Tuổi Bốn Mươi ở Sài G̣n khi anh bốn mươi tuổi. Anh hẹn mười năm – năm 1980 – anh sẽ làm bài thơ nữa khi anh tṛn năm mươi tuổi, anh không làm được việc đó. Ngày 30 Tháng Tư 1975 sầm sập đến…

    Năm 1970 đọc Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi, tôi thấy hay, thấy năo nùng nhưng tôi không xúc động bao nhiêu.Phải đến những năm sau 1975, và đến những năm này, những năm 1999, 2000… hai mươi mùa thu lá bay sau, tôi thấy lời thơ thật hay và càng ngày càng hay. Những lời thơ tuyệt đẹp:

    “…Gió nổi mười phương trời buổi đó
    Với ngày như lá, tháng như mây…
    Lăng đăng khói sương trời tưởng nhớ
    Thơ hồng, tuổi ngọc tiếc thương ai?


    Kể từ ngày oan nghiệt ấy có biết bao nhiêu văn nghệ sĩ đă vĩnh viễn ra đi? Chết th́ tất cả mọi người đều phải chết thôi, nhưng từ Ngày 30 Tháng Tư 1975 đến nay các văn nghệ sĩ đàn anh tôi, các văn nghệ sĩ bạn tôi, đă bao nhiêu nngười phải chết trong tủi nhục?
    Đa số bị tù đầy: anh Chu Tử Chu Văn B́nh đi tiên phong trong ngày 30 Tháng Tư – anh chết v́ đạn thù bắn theo trên con tầu đưa anh ra biển – tiếp đến là anh Vũ Hoàng Chương, rồi Hoàng Vĩnh Lộc, Trọng Nguyên, Minh Đăng Khánh, Trần Việt Sơn, Trần Việt Hoài, Vũ Bằng, Tam Lang, Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Trúc Ly, Huy Cường…
    Ba anh Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường chết trong tù.
    Ba anh đều chết thảm nhưng anh Nguyễn Mạnh Côn chết thảm nhất. Ở tù được ba năm, khi ở Trại Lao Động Cải Tạo Xuyên Mộc, anh Côn tuyệt thực đ̣i Việt Cộng phải thả anh. Bắt chước cách đàn áp tù nhân dă man đến cùng cực của bọn Nga Cộng và Tầu Cộng, Cai ngục Xuyên Mộc giam riêng người tù tuyệt thực Nguyễn Mạnh Côn. Không cho anh uống nước, cai ngục Xuyên Mộc lạnh lùng bắt anh chết v́ khát.
    Họ công bố cho các tù nhân biết khi người tù không ăn, họ không cho người tù uống nước, cho người tù chết luôn. Họ giết anh Nguyễn Mạnh Côn để những tù nhân khác không c̣n ai dám tuyệt thực. Và người tù văn nhân chính trị Nguyễn Mạnh Côn đă chết thê thảm ở Nhà tù Xuyên Mộc, xác anh nằm lại nơi b́a rừng hiu quạnh ấy.
    Không bao giờ tôi quên được h́nh dáng anh trong buổi sáng chủ nhật ở lối đi trong Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu, khi anh được ra ngồi phơi nắng chừng hai mươi phút. Sáng ấy – một buổi sáng giữa năm 1977 – anh gầy ốm, tóc bạc, râu ria, trong bộ đồ ngủ nâu đă cũ nát. Tôi bồi hồi nh́n anh qua cửa gió xà-lim, nghe tiếng anh ngâm câu thơ Hồ Trường:
    Chí ta ta biết, ḷng ta ta hay…”

    Trước 1975 nhiều người trong anh em chúng tôi – trong số có tôi – bất măn với cuộc đời, kêu khổ rầm trời, giận trời, trách đất, oán người vung xích chó.
    V́ vậy tôi không lạ, tôi hiểu tại sao trong bài thơ đón tuổi bốn mươi năm 1970 ở Sài G̣n của Thanh Nam lại có câu: “Bố ru con bằng lời thống khổ – Trong nhục nhằn mê sảng đêm nay…” Tội thay.
    Thời ấy chúng tôi thực sự chưa biết khổ nhục là ǵ.
    Kim Thánh Thán viết trong bài phê b́nh Tây Sương Kư: “Năm xưa nghèo không có đất cắm dùi chưa phải là nghèo. Năm nay nghèo mới thật là nghèo, nghèo đến cái dùi cũng không có mà mang đi cắm”.
    Phải đến sau 1975 chúng tôi, ở quê nhà, ở nước ngoài, mới biết thế nào là khổ nhục, chúng tôi mới thực là khổ nhục, trước 1975 chúng tôi chỉ kêu là chúng tôi khổ nhục thôi, chúng tôi chưa thực sự khổ nhục.
    Thanh Nam đi xa quê hương từ hải đảo Phú Quốc trong một đêm mờ sương. Hai mùa lá rụng sau đó, mùa xuân năm 1977, ở Seattle, thành phố mưa quanh năm, Thanh Nam làm bài Thơ Xuân Đất Khách:

    Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
    Mới hay năm tháng đă thay mùa
    Ra đi từ thưở làm ly khách
    Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
    Trôi giạt từ đông sang cơi bắc
    Hành tŕnh trơ một gánh ưu tư.
    Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
    Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
    Thức ngủ một ḿnh trong tủi nhục
    Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
    Giống như người lính vừa thua trận
    Nằm giữa sa trường nát gió mưa
    Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
    Làm thân cây cỏ gục ven bờ
    Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
    Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa.
    Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
    Những ai c̣n mất giữa sa mù
    Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
    Không một tin nhà, một cánh thư
    Biền biệt thời gian ṃn mỏi đợi
    Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
    Một năm người có mười hai tháng
    Ta trọn năm dài Một Tháng Tư!
    Chấp nhận hai đời trong một kiếp
    Đành cho dông băo phũ phàng đưa
    Đầu thai lần nữa trên trần thế
    Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
    Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
    Học làm con trẻ nói ngu ngơ
    Vùi sâu dĩ văng vào tro bụi
    Thân phận không bằng đứa măng phu
    Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
    Cờ c̣n nuớc đánh phải đành thua
    Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
    Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do!
    Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
    Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
    Đứa nằm yên phận vui êm ấm
    Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa.
    Mây nước có phen c̣n hội ngộ
    Thâm t́nh viễn xứ lại như xa
    Xuân này đón tuổi gần năm chục
    Đối bóng ḿnh ta say với ta. (*)

    Đây là một trong những bài thơ tha hương hay nhất, cảm khái nhất tôi được đọc. Những câu làm dạ tôi xót sa, tim tôi đau nhói: “…Thức ngủ một ḿnh trong tủi nhục…Giống như người lính vừa thua trận. Nằm giữa sa trường nát gió mưa…Chợt nghe từ đáy hồn thương tích… Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa… Một năm người có mười hai tháng. Ta trọn năm dài Một Tháng Tư.. Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt. Học làm con trẻ nói ngu ngơ…”

    Dù sống ở xứ người hay sống ở quê hương, sống ở đâu tâm hồn, thể xác anh em chúng tôi cũng như người lính vừa thua trận, nằm giữa sa trường nát gió mưa. Trong những đêm buồn thê thảm, chúng tôi nghe măi từ đáy hồn thương tích, vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa. Chỉ có khác là sống ở quê hương, chúng tôi không phải đổi ngược họ tên cha mẹ đặt, chúng tôi phải cúi đầu nhận là chúng tôi có tội với nhân dân, có tội với tổ quốc. Chúng tôi có một cái chung là:

    Một năm người có mười hai tháng
    Ta trọn đời ta Một Tháng Tư!


    Qua hai bài thơ tôi thấy: Năm 1970 ở Sài G̣n, Thanh Nam bốn mươi tuổi, anh thương tiếc tuổi hai mươi trong veo cặp mắt chưa vương bụi, chăn chiếu c̣n thơm ngát mộng trai.. Và than: “Tiếng bạc đời cha gieo đă lỡ. Chiều tà khôn gỡ nước cờ sai“. Để rồi bẩy năm sau, lưu lạc quê người bên kia đại dương, bên kia trái đất, Thanh Nam thấy những ngày, những tháng, những năm 1970, 1971 sống ở quê hương là đẹp tuyệt vời, anh lại tiếc, lại thương, anh không thấy tiếng bạc đời anh gieo đă lỡ mà anh thấy: “Canh bạc chưa chơi mà hết vốn. Cờ c̣n nước đánh phải đành thua…”

    Tôi quen Thanh Nam ở Sài G̣n, năm 1952. Những năm này có lúc anh sống với thi sĩ Trúc Giang (đă chết) ở đường Frère Louis, có lúc anh sống với Đại úy Nguyễn Ngọc Loan ở nhà Sách Á Châu của anh Nguyễn Bá Châu, đường Lê Lai. Những năm 1960 Thanh Nam chưa lập gia đ́nh, tôi thường đến chơi với anh ở Bin-đinh Cửu Long, đường Hai Bà Trưng. Thời ấy Thanh Nam, Thái Thủy và Hoàng Thư là ba văn nghệ sĩ độc thân từng sống chung nhà với nhau, rồi cùng ở Bin-đinh Cửu Long. Hoàng Thư lấy vợ trước – khoảng năm 1960. Thái Thủy là người thứ hai rời bỏ Bin-đinh Cửu Long và đời sống trai độc thân – khoảng năm 1965. Thanh Nam cô đơn. Anh nói với tôi:
    – Tao sợ đêm đêm đi chơi về bin-đinh như đi vào nhà tù. Mở cửa vào pḥng tao có cảm giác như chui vào xà-lim…
    Năm ấy chúng tôi chưa biết tù đày, nhà tù, sà lim là ǵ, chúng tôi chỉ mới nh́n thấy cảnh nhà tù trên màn ảnh xi-nê. Nhiều năm sau ở trong tù, tôi thấy lời Thanh Nam nói thật đúng. Hành lang bin-đinh Cửu Long chia đôi hai dẫy pḥng, cửa pḥng sơn mầu xám. Đêm hay ngày đi trong hành lang đó cũng như đi trong hành lang nhà tù. Căn pḥng bin-đinh y hệt sà-lim. Rộng hơn, sạch hơn, dễ chịu hơn. Tất nhiên.
    Đó là lúc Thanh Nam thấy cô đơn, thấy chán đời sống trai già độc thân ở pḥng bin-đinh, anh muốn có gia đ́nh, vợ con.
    Thời ấy tôi có cái xe Jeep nhà banh – xe phế thải – có đêm thứ bẩy tôi chở Thanh Nam đi chơi. Chủ nhật mọi người nghỉ làm, nhà báo Sài G̣n Mới làm việc ngày chủ nhật để ra số báo ngày thứ hai nên ngày chủ nhật tôi phải đi làm. Đi chơi với Thanh Nam đến hai giờ sáng, tôi nói:
    – Thôi về. Tao về ngủ một lúc. Mai tao phải đi làm, tao có vợ..
    Anh nói:
    – Mày làm như cả Sài G̣n này chỉ có mày là thằng có vợ!
    Đâu phải cả Sài G̣n chỉ có tôi là có vợ! Đêm ấy tôi đi chơi với bạn suốt đêm. Năm, sáu năm sau – khoảng 1967, 1968 – khi Thanh Nam có vợ, một tối chúng tôi đi ăn cơm với nhau. Ăn xong, Trịnh Viết Thành chở chúng tôi đến Quang Minh Đỉnh trên chiếc xe Simca của anh. Thanh Nam giao hẹn:
    – Tao đi đến 10 giờ thôi.
    Mười giờ, cuộc vui đang vui, Thanh Nam đi về. Trịnh Viết Thành ngăn lại:
    – Ở lại chút nữa tao đưa về luôn…
    Thanh Nam cứ về. Về là phải, bởi v́ ở lại thêm một lúc là hai, ba giờ sáng lúc nào không biết. Năm ấy quân đội Mỹ vào đầy Sài G̣n, xe taxi thiếu, trời lại mưa, Thanh Nam cứ xuống đường chờ xe về. Cả giờ sau chúng tôi từ Quang Minh Đỉnh xuống, anh vẫn c̣n đứng núp mưa bên gốc cây sao chờ xe. Nh́n Thanh Nam đứng đó tôi nhớ mấy năm trước tôi đi chơi với anh đến 2 giờ sáng, đ̣i về, anh nói:
    – Mày làm như cả Sài G̣n chỉ có mày là thằng có vợ!
    Một tối Ngọc Linh bán được tác phẩm tiểu thuyết, mời chúng tôi đi ăn ở nhà hàng Động Phát đường Hàm Nghi, Chợ Cũ. Năm đó là năm 1960. Bữa ăn có Thanh Nam, Nguyên Sa, Tô Kiều Ngân, Quốc Phong, Văn Quang, Phan Nghị, Thái Thủy và tôi. Trong bữa ăn chúng tôi nói linh tinh đến chuyện vợ bé, con riêng. Tôi nói:
    – Tao sẽ không bao giờ có vợ bé. Ông già tao không có vợ bé nên tao cũng không bao giờ có vợ bé.
    Văn Quang cười:
    – Nếu mày nói thế th́ tao có quyền có vợ bé. Ông già tao nhiều vợ lắm..
    Tôi không hoạt bát, không linh lợi, không sắc xảo trong lời nói và khi đang cao hứng nói ra lời ǵ bị người khác nói ngược là tôi bị khựng. Tôi ngồi im. Một lúc sau khi các bạn tôi đă nói sang chuyện khác, tôi trở lại chuyện vợ bé:
    – Ê… Văn Quang… Trước đây mày có khổ v́ ông già mày có vợ bé không? Nếu mày khổ th́ bi giờ mày đừng làm cho các con mày khổ.
    Thanh Nam bảo tôi:
    – Làm cái ǵ mà mày cay cú thế? Mày mới có vợ đây, đă lâu la ǵ. Đừng nói trước. Tao thấy những thằng nói như mày là những thằng có vợ bé trước hơn ai hết…
    Buổi tối trong căn pḥng riêng trên lầu nhà hàng Động Phát năm 1960, 1961. Bốn mươi năm trời đă qua đời tôi. Những ngày như lá, tháng như mây… Tôi thường quên những chuyện nhiều người cho là quan trọng, nhưng lại nhớ những chuyện nhiều người cho là không có ǵ đáng nhớ. Hôm nay trời mưa trên Rừng Phong, tôi viết chuyện xưa, tưởng nhớ, mến thương những người bạn tôi c̣n sống, đă chết, những người đă cùng sống thời hoa niên của tôi ở Sài G̣n – những năm 60 đời tôi thật đẹp – tôi tưởng như tôi đang nh́n thấy anh em chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn ăn tṛn cao lâu Tầu đêm xưa ấy. Thanh Nam, Nguyên Sa đă chết, Tô Kiều Ngân, Văn Quang, Phan Nghị hiện ở Thành Hồ, Quốc Phong ở Pháp, Thái Thủy ở Cali. Chúng tôi mến thương nhau đến là chừng nào! T́nh thương mến ấy vẫn c̣n đến hôm nay. Khi gần những người bạn xưa của tôi, tôi thấy thoải mái, b́nh yên. V́ tôi là bạn tôi, bạn tôi là tôi. Những cái tật của tôi là những tật của bạn tôi, và ngược lại.
    Tôi viết nhiều về những chuyện ngày xưa. Biết làm sao hơn được. Người viết thường viết ra những ǵ ở trong tim ḿnh, trong óc ḿnh. Trong tôi chỉ có những chuyện ngày xưa…
    . . .
    ____________________ ____________________ ___

    (*) Phụ lục bởi người post
    Mời nghe bài thơ "Xuân Đất Khách" của Thanh Nam qua giọng ngâm Hoàng Oanh


  3. #13
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484




    Ngày xửa, ngày xưa…
    Những năm 1940… trong thị xă Hà Đông nhỏ bé, hiền ḥa, chú thiếu niên hai mươi mùa mít chín sau đó tự nhận là Công Tử Hà Đông được đọc lại hai câu thơ:
    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
    C̣n hơn buồn le lói suốt trăm năm

    Hai câu không nhớ của thi sĩ nào làm. Sau t́m và biết là của Xuân Diệu. Chú thấy ư thơ hay hay. Hai câu ấy ở măi trong trí nhớ của chú.
    Bốn mươi mùa sầu riêng trổ bông sau đó, một người tù cải tạo ở trại Lao động Xă hội chủ nghĩa Z30A Xuân Lộc Đồng Nai được con lên thăm, đem cho quyển Anthology of English Poems do Đại học Oxford ấn hành. Tuyển tập thơ Anh dầy hai ngàn trang, hơn một ngàn bài thơ của Shakespeare, Shelly, John Donne, Robert Browing, Mary Elizabeth Coleridge. Trong tập thơ, người tù yêu thơ t́m thấy bài thơ The Call:

    Sound, sound the clarion, fill the file!
    Throughout the sensual world proclaim:
    One crowded hour of glorious life
    Is worth an age without a name.

    (Thomas Osbert Mordaunt)

    Đêm buồn nằm thao thức trong tù nghe tiếng gió vi vu thổi đến từ núi Chứa Chan, người tù cảm khái bèn mần thơ dịch:

    Tiếng gọi
    Kèn vang lên, trống nổi lên
    Lặng yên nghe – Tiếng loa truyền
    Sống một giờ quang vinh rực rỡ
    Hơn tầm thường trọn kiếp không tên!



    Như vậy là phải chăng năm sáu mươi mùa ổi chín trước đây, Xuân Diệu đă đọc bài tứ tuyệt The Call của T.O Mordaunt và lấy ư ra làm hai câu

    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
    C̣n hơn buồn le lói suốt trăm năm!


    Hai câu thơ làm người tù đi một đường cảm khái, nhớ lại cả một thời thơ ấu “ngày xưa c̣n bé”.
    Vèo trông lá rụng đầy sân,
    Công danh phù thế có ngần ấy thôi.
    (Tản Đà)

    Thấp thoáng đấy mà đă năm mươi mùa tu hú kêu trong những vườn vải đỏ. C̣n nhớ như in những ngày Tháng Tám năm 1945 chú thiếu niên Hà Đông náo nức đi biểu t́nh giành độc lập, những ngày đi kháng chiến thật đẹp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, gót chân liên lạc viên đi dưới núi Thiên Thai, qua cửa chùa Tiêu Sơn, Rừng Khế, nơi có lăng tẩm của các vị vua triều Lư ở trước làng Đ́nh Bảng, từng sống trong thành Cổ Loa có giếng nước tục truyền được dùng để rửa ngọc trai thật tốt, từng sống trong làng Phù Đổng ven đê sông Đuống, quê hương của Thánh Gióng, những đêm mùa đông nước cạn, buộc quần áo lên đầu, ôm cây chuối bơi qua sông Đuống… Những năm xưa ấy, người tù Z30A “yêu mê” Việt Minh đến là chừng nào. Vật đổi sao dời, khi nón cối, dép râu, súng AK, cờ đỏ ngơ ngáo vào Sài G̣n, chú thiếu niên năm xưa nay cùng không biết bao nhiêu người khác bị Bác và Đảng cho đi tù mút mùa Lệ Thủy.

    Đă cảm khái, người tù Z30A c̣n xúc động hơn khi đọc bài thơ Respice Finem của Francis Quarles. Đây là nguyên bản:
    My soul, sit thou a patient looker-on
    Judge not the play before the play is done
    Her plot hath many changes , every day
    Speaks a new scence, the last act crowns the play!

    Đêm cuối năm lạnh lẽo trong tù anh nằm dịch bài thơ ra tiếng nước anh.
    Vở tuồng đời
    Ôi hồn ta, ngồi yên mà coi
    Vở tuồng đời
    Đừng phê phán trước khi tuồng hết
    C̣n bao nhiêu màn khóc, màn cười
    Tuồng đang diễn, làm sao ta biết
    Mỗi ngày qua là một đổi đời
    Chờ đến lúc coi xong màn kết
    Mới biết tuồng hay dở mà thôi.

    (Trại cải tạo Z30A, Tháng 10-1989)

    Nội quy nhà tù Xă hội chủ nghĩa áp dụng ở miền Nam có điều bắt buộc người tù phải gọi cai tù bằng cái tên chung là “cán bộ”, không có ông, anh, nhất là không có “đồng chí”, “đồng rận” ǵ ráo trọi. Ngược lại cai tù cộng sản gọi tất cả những người dân bị họ bỏ tù là anh, chị, dù cho anh, chị có bẩy bó, tám bó bằng tuổi ông bà nội ngoại họ.
    Vài anh tù lỡ lời gọi cai tù là “đồng chí”, liền bị các “đồng chí” cự:
    – Anh nói ǵ? Ai “đồng chí” mí anh? Bậy bạ…
    Nhưng Hà Huy Giáp, một trong số cán bộ lănh đạo văn nghệ Đảng những năm 1975-85 lại ưu ái gọi một số văn nghệ sĩ Sài G̣n lơ láo đi dự cái gọi là “Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị” năm 1976 ở Nhà Hát thành phố HCM là “đồng chí”. Số là Việt Cộng vào được Sài G̣n từ Ba Mươi tháng Tư năm 1975, nhưng măi một niên sau – tháng 5 năm 1976 – họ mới nhân dịp cho cái gọi là Chánh phủ và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đi chỗ khác chơi không xơi nước, phát động chiến dịch hỏi thăm sức khỏe văn nghệ sĩ Sài G̣n VNCH. Nhiều văn nghệ sĩ, kư giả VNCH lớn nhỏ được xe bông công an thành phố HCM đến tận nhà rước đi liền tù t́ trong mấy ngày đêm đầu tháng Ba năm 1976.
    Xin kể tên những người bị bắt theo trí nhớ của tôi: Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Doăn Quốc Sĩ, Nguyễn Sĩ Tế, Lư Đại Nguyên, Trần Việt Sơn, Nguyễn Hải Chí tức họa sĩ Chóe, Trần Dạ Từ, Nhă Ca, Duyên Anh, Đằng Giao, Trịnh Viết Thành, Dương Nghiễm Mậu, Mặc Thu, Thái Thủy, Hồ Nam, Cao Sơn, Minh Vồ (chủ nhiệm Con Ong), Hoàng Vĩnh Lộc, Hồng Dương, Minh Đăng Khánh, Thân Trọng Kỳ, Lê Xuyên (Chú Tư Cầu), Anh Quân, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Hồ Văn Đồng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Hữu Hiệu, Sao Biển, Hoàng Anh Tuấn (đạo diễn “Hai chuyến xe bông”) v.v… Nhiều không nhớ xiết.
    Các anh Nguyễn Tú, Như Phong Lê Văn Tiến, Uyên Thao, Văn Chi đă bị bắt từ trước. Tú Kếu Trần Đức Uyển bị bắt v́ tội tham gia tổ chức chống Cộng ở Đà Lạt ngay cuối năm 1975, ra ṭa, lănh án tù 18 năm. Mai Thảo may mắn trốn thoát cuộc bắt bớ, ở ẩn đến hơn hai năm cho đến đêm xuống tàu vượt biển. Tử Vi ông này không có Sao Quả Tạ nên ổng không bị ở tù.

    Chiến dịch bắt bớ rầm rộ mấy ngày đêm đầu tháng, lai rai kéo dài măi đến cuối tháng Ba năm 1976 mới chấm dứt. Không phải tất cả văn nghệ sĩ Sài G̣n đều bị bắt hết. Những người chưa bị bắt mặt mũi xanh xám không biết xe bông công an đến rước ḿnh lúc nào. Tháng Năm năm 1976, cái gọi là Hội Văn Nghệ Giải Phóng TPHCM tổ chức cái gọi là “Khóa Bồi dưỡng Chính trị” cho văn nghệ sĩ Sài G̣n “kẹt giỏ” hàng dân lơ láo ở Thành Hồ. Khóa Bồi Dưỡng Một có những văn nghệ sĩ thượng thặng của giới văn nghệ Sài G̣n đi dự: Thái Thanh, Hoài Bắc, Thẩm Thúy Hằng, Lê Trọng Nguyễn (Nắng Chiều), Lệ Hằng (Bản Tango Cuối Cùng), Nguyễn Thụy Long (Loan Mắt Nhung), Phạm Thiên Thư (Động Hoa Vàng) v.v…
    Khóa Bồi Dưỡng Một không được tổ chức linh đ́nh, không nhiều người tham dự bằng Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai, Tháng Bẩy năm 1976. Khóa Hai có trên năm trăm khóa viên hăng hái và rầu rĩ đăng kư tham gia. Giới nghệ sĩ cải lương đông người nhất. Tất cả những anh em kéo màn, chạy đề-co – tức bầy dọn ngai vàng, bàn thờ Phật, bàn ghế, giường tủ trên sân khấu – những người bà con xa gần với bà Bầu, cô Đào v.v… đều là nghệ sĩ và đều tự thấy có quyền được dự khóa bồi dưỡng chính trị cho văn nghệ sĩ. Trong số 500 khóa viên có trên 300 mạng là nghệ sĩ cải lương, số 200 ngoe c̣n lại chia đều cho các tổ Thơ Văn, Điện ảnh, Tân nhạc, Cổ nhạc…
    Cái gọi là tổ Thơ Văn – tức tổ chấy của các anh kư giả, văn nghệ sĩ viết tiểu thuyết kiểu “phơi-ơ-tông” – là tổ “được” Cán Cộng chú ư nhất. Cán Cộng coi bộ môn sáng tác gồm những người tự ḿnh chống cộng bằng tư tưởng, bằng tác phẩm của ḿnh, không mượn tác phẩm hay ư tưởng của người khác. Cán Cộng không coi quan trọng lắm những người thuộc bộ môn tŕnh diễn, tức là những người khi được giao vai tṛ chống Cộng th́ chửi Cộng ra rít theo lời người khác, khi được giao đóng vai chửi Quốc gia th́ lại mặt trơ trán bóng chửi bới Việt Nam Cộng Ḥa ra tṛ.
    Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai được khai mạc ở Nhà Hát Thành Phố. Người khai mạc là Hà Huy Giáp. Người lănh đạo văn nghệ của miền Bắc xă hội chủ nghĩa có nhiều người dân không đến nỗi chết đói mà chỉ đói đến chết, lại có thể h́nh béo tốt, hồng hào, mặt mũi, da dẻ láng bóng quá cỡ thợ mộc. Khi ban huấn từ “lănh đạo” nói một câu xanh rờn:
    – Tôi gọi các bạn là “đồng chí” v́ tất cả chúng ta đều chung chí nguyện: làm cho nước Việt Nam được giầu đẹp, làm cho nhân dân Việt Nam được ấm no…
    “Lănh đạo” nói tiếp:
    – Khóa này được gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị v́ những người tổ chức thấy các văn nghệ sĩ Sài G̣n có thành kiến, có ác cảm với hai tiếng “cải tạo”. Thực ra cải tạo chẳng có ǵ đáng sợ. Chúng ta phải tự cải tạo mỗi ngày để trở thành người tốt…

    Khóa học trong 21 ngày, khóa viên được bồi dưỡng sinh hoạt phí 1 đồng tiền Hồ mỗi ngày, được một lần cấp “nhu yếu phẩm”: nửa kư đường, hai hộp sữa, hai gói thuốc lá, một lạng bột ngọt. Được đớp hai bữa trưa ở Nhà Hát: bánh ḿ mỗi mạng một ổ, nước ngọt, bia gọi là bia hơi được đựng trong thùng phuy. Khóa nào muốn uống phải mang theo ca hoặc mượn ca của khóa khác.
    Những anh kư giả Sài G̣n trước đó một niên đă làm Ngày Kư Giả Đi Ăn Mày để bỉ mặt Tổng Thiệu, nay được dịp “ăn mày” thật sự. Kư giả là những người đói nhất trong giới văn nghệ sĩ bỏ nước chạy lấy người không kịp. Không phải anh em kư giả, văn nghệ sĩ Sài G̣n ta ngày xưa không kiếm được tiền. Anh em kiếm được nhưng tuyệt đại đa số anh em ăn chơi, tiêu hoang, kiếm được năm th́ tiêu mười. Việt Cộng vào Sài G̣n, anh em đói đến không có cơm mà ăn, không phải chỉ đói phở, đói cơm sườn, đói giả cầy quán Bà Cả Đọi. Cùng dự khóa bồi dưỡng với kẻ viết bài này có Nguyễn Ngọc Tú tức Ngọc Thứ Lang dịch giả Bố Già (The Godfather của Mario Puzo). Hôm được phát “nhu yếu phẩm” như vừa kể, người ta thấy vắng bóng Ngọc Thứ Lang ngay lập tức, rồi vắng bóng chàng suốt ngày hôm sau. Khóa viên không đến lớp v́ c̣n bận tự “bồi dưỡng” bằng hai hộp sữa, nửa kư đường, hai gói thuốc, lạng bột ngọt. Chàng phát mại ngay những thứ không nhu yếu ǵ với đời sống của chàng để lấy tiền “choác”.
    Và Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai có Cô Khóa Mộng Tuyền. Tháng Bẩy năm 1976 ở Thành Hồ, Mộng Tuyền c̣n trẻ, đẹp. Kư giả đói, nhưng các em đào cải lương vẫn đông vàng, đông kim cang. Các em như Mộng Tuyền – bận bà ba phin nơn, quần đen, đi guốc – phây phây đến lớp. Các em không đi xế hộp, nhưng các em cũng không đi xế đạp, các em đi học bằng xe xích lô.
    Sau Hà Huy Giáp ban huấn từ khai mạc, khóa bồi dưỡng có từng này vị lên lớp, mỗi vị một ngày:
    – Huy Cận nói về Thơ.
    – Chế Lan Viên nói về người nghệ sĩ đi theo Đảng.
    – Hoàng Trinh, lư thuyết gia văn nghệ nói về “Sự bế tắc văn học nghệ thuật của xă hội tư bản”.
    – Vũ Khiêu nói về văn nghệ chung chung…
    – Bẩy Lư, tổng biên tập báo Sài G̣n Giải Phóng lên lớp về “Chủ nghĩa Mác-Lê-nin”.

    Huy Cận mập khỏe, nước da bánh mật, trông không có vẻ ǵ là người làm được những câu “Nắng chia nửa băi chiều rồi. Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu…” Huy Cận nói đúng là nói vung xích chó, nói văng bọt mép. Ngoài việc khoe anh sung sướng, thoải mái mần thơ trong chế độ xă hội chủ nghĩa, anh c̣n khoe anh vẫn mần thơ t́nh, anh quả quyết chế độ xă hội chủ nghĩa không tiêu diệt thơ t́nh v.v… Chế Lan Viên yếu hơn Huy Cận về mọi mặt. Buổi nói chuyện của Chế Lan Viên được tổ chức ở rạp Olympic đường Hồng Thập Tự. Rạp không đủ đèn sáng. Chế Lan Viên ngồi bàn nói chuyện, đặt ly bia trên bàn. Mỗi lần diễn giả ghé mồm uống bia, micro bắt tiếng động làm người ta nghe thấy những tiếng
    “chụp choạp” rất xă hội chủ nghĩa.
    Vũ Khiêu – nghe nói tên thật là Đặng Vũ Khiêu – là anh nói dở nhất trong cả bọn. Vốn liếng học thức của anh chỉ đủ cho anh nói láp nháp được trong một giờ. Buổi lên lớp của anh kéo dài cả ngày. Buổi sáng anh nói được hai tiếng th́ tạm nghỉ để đi giải lao và đi đé. Ngọc Thứ Lang nói ngay:
    – Thằng cha Vũ Khiêu này… hay chữ lỏng…
    Thành ngữ Bắc kỳ gọi những anh chữ nghĩa đựng không đầy cái lá mít nhưng thích ba hoa nói những chuyện văn học, nghệ thuật là những anh hay chữ lỏng. Vũ Khiêu thuộc loại “Bắc Kít Hay Chữ Lỏng” điển h́nh. Anh nói ba lăng nhăng về Kiều, ca tụng Từ Hải như đại anh hùng dân tộc. Người nghe dốt nát nhất cơi đời này cũng biết anh quên, hay anh cố t́nh quên, ông cố, bà sơ anh có câu dặn con cháu:
    Đàn ông chớ kể Phan Trần
    Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.

    Văn học lư luận gia Mác-xít Vũ Khiêu tỏ ra “hay chữ lỏng” rơ ràng nhất ở câu chuyện anh kể về cái gọi là “t́nh đoàn kết thân thương cố hữu” của dân tộc Việt. Anh đưa chuyện ngày xưa có nhà kia năm đời sống chung một nhà đoàn tụ gia đ́nh ḥa hợp với nhau. Vua nghe tiếng tốt bèn đến thăm và ban cho gia đ́nh một trái lê với ẩn ư thử xem gia đ́nh này chia nhau ơn Vua ra sao. Nhà đông tới hai, ba trăm miệng ăn. Làm sao chia cho mỗi người một miếng lê nhỏ bằng đầu que tăm xỉa răng? Trưởng gia bèn nẩy ra sáng kiến kính cẩn cho trái lê vua ban vào nồi ba mươi nước sôi, pha như pha trà, mỗi mạng uống một ly nước. Thế là cả nhà ai cũng được hưởng lộc vua.
    Câu chuyện thuộc loại quân tử Tây gọi là “a-nết-đốt: – chuyện truyền khẩu, chuyện ngoài lề nghe chơi rồi bỏ – trái lê nấu nước chia nhau uống xưa như trái đất. Đó là chuyện xẩy ra dưới một đời vua nào đó bên Tầu, nếu người viết không lầm th́ là đời vua Đường, vua Mật chi đó, nhưng người văn nghệ Mác-xít lại nói là chuyện xẩy ra đời vua Trần nước Việt.
    . . .

  4. #14
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Hẳn ai c̣n nhớ "vụ án Hồ Con Rùa" năm xưa ?
    Right click on image choose "view image only" in menu to see full size
    (ảnh và ghi chú bởi BH)

    . . .

    Các đàn anh dzăng nghệ miền Bắc xă hội chủ nghĩa lên lớp chung cho 500 đàn em dzăng nghệ, dzăng gừng, dzăng bút, dzăng báo, dzăng cơm, dzăng đủ thứ ở Thành Hồ tại Nhà Hát. Hôm sau, các khóa sinh trở về tổ ḿnh thảo luận về đề tài đàn anh lên lớp hôm qua. Hướng dẫn viên Tổ Một Thi Văn Vũ Hạnh gọi việc này là “đèo seo…”, tức “đào sâu” vào đề tài. Thảo luận thêm, tham gia ư kiến của ḿnh, thường là ca tụng: “…Hay quá, giúp cho người nghe có tư liệu chất lượng tốt để hiểu thêm về dân tộc, về dzăng nghệ v.v…”. Những cuộc thảo luận “đèo seo học hỏi” này có biên bản để nộp các lănh đạo dzăng nghệ.

    Khi ấy, người viết bài này đă có ư định phát biểu mấy nhận xét để ghi vào biên bản gửi đến ông Vũ Khiêu Hay Chữ Lỏng. Đại khái:
    – Chuyện trái lê nấu nước chia nhau uống là chuyện người Tầu đời Đường, không phải chuyện xẩy ra đời nhà Trần nước ta. Nhận vơ không hay hướm ǵ và tôi nghĩ ta không cần nhận vơ. Khi ông nói trước cả trăm người Sài G̣n chúng tôi về chuyện đó, tôi thấy:
    – Nếu ông không biết chuyện trái lê nấu nước là chuyện Tàu th́ ông ngu quá.
    – Nếu ông biết chuyện trái lê nấu nước là chuyện Tàu mà ông cho chúng tôi hổng biết, ông có nói đó là chuyện đời nhà Trần chúng tôi cũng mù tịt th́ ông cũng… quá ngu.
    – Nếu ông biết chúng tôi cho việc ông nói chuyện trái lê nấu nước là chuyện người Việt là nói bậy mà ông vẫn cứ nói th́ ông mặt trơ, trán bóng quá đỗi. Chúng tôi không có lời ǵ để đánh giá con người dzăng nghệ Mác-xít như ông.
    Nhưng… nghĩ vậy người viết bài này đă không nói ra. Tâm trạng anh Khóa bất đắc dĩ Tháng Bẩy năm 1976 đang đen hơn mơm chó mực. Các bạn anh đang ngồi rù trong tù, anh không bị bắt như anh em, vợ con anh không khổ nhục như vợ con anh em, anh vác bản mặt nhẵn hơn cái đũng quần lĩnh cô đầu đi dự
    “Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị”, anh ngồi tễu mặt nghe Việt Cộng nó dậy dỗ nó chỉ bảo, anh không câm miệng, cúi mặt xuống, anh c̣n ọ ẹ bắt bẻ Việt Cộng nỗi ǵ.
    Nghe nói có lần nói chuyện xong Vũ Khiêu hỏi Đoàn Phú Tứ:
    – Anh thấy tôi nói ra sao?
    Đoàn Phú Tứ trả lời:
    – Anh nói th́ con rắn ở trong lỗ cũng phải ḅ ra nghe. Nó ḅ ra nghe nhưng không thấy ǵ cả nó lại ḅ vào lỗ.
    Hoàng Trinh – nghe nói là sui gia với Trường Chinh – lên bục nói về “Sự bế tắc văn học nghệ thuật tư bản” nói chung và nói riêng về t́nh trạng tắc tị trong lănh vực tiểu thuyết ở các nước Âu Mỹ.
    Hoàng Trinh nói dễ thôi. Các đàn anh lư thuyết văn nghệ Liên Xô ăn lương tháng viết vung xích chó cả ngàn bài nghiên cứu về văn học nghệ thuật tư sản – tư bản, các đàn em chỉ việc dịch và đọc. Tất nhiên là văn học nghệ thuật tư bản đồi trụy, thối nát, tắc nghẽn, cuồng dâm, ca tụng bạo lực, ăn bám, thối nát, đang rẫy chết và chết đến đít rồi. Chuyện tất nhiên khỏi cần nói thêm. Hoàng Trinh kể một tác phẩm kịch điển h́nh làm bằng chứng là “văn học nghệ thuật tư bản thối nát quá cỡ…”

    Vở kịch Hoàng Trinh đưa ra là vở Le Balcon của Jean Genet. Việc dùng kịch Le Balcon để đả kích văn nghệ tư sản cũng chẳng phải là sáng kiến của Hoàng Trinh. Đàn anh Nga Cộng viết, Hoàng Trinh chỉ việc nhai lại.

    Jean Genet là văn sĩ thuộc loại “thiên tài hắc ám, quỷ ám” của Pháp. Người Pháp có tiếng “maudit” chỉ loại người này. Ra đời năm 1911 ở Paris, bị mẹ bỏ rơi, được nuôi trong Viện Cô Nhi, năm 13 tuổi Jean Genet bị đưa đến Trại Trừng Giới, bỏ trốn, đi bụi đời, bị bắt nhiều lần v́ các tội trộm cướp; năm 1948 phạm trọng tội bị án tù chung thân. Nhiều văn sĩ Pháp, trong đó có Jean-Paul Sartre, người vận động tích cực nhất, gửi kiến nghị thư lên Tổng thống Pháp xin ân xá cho Jean Genet, tác giả những tác phẩm Notre Dames Les Fleurs, Journal d’un voleur, Querelle, Miracle de la rose v.v… Jean Genet được ân xá, Jean Paul Sartre phong thánh cho Jean Genet, gọi Jean Genet là một thiên tài văn nghệ. Jean Genet qua đời năm 1986.
    Đây là lời Hoàng Trinh kể kịch Le Balcon:
    – Kịch xẩy ra trong một nhà ăn chơi ở thủ đô một quốc gia Âu Châu. Nhà ăn chơi này do một phụ nữ làm chủ. Khách chơi là bọn đàn ông giàu tiền có ẩn ức sinh lư, những anh muốn được làm đại tướng, chánh án, giáo chủ. Chị chủ nhà tổ chức những phiên ṭa cho chánh án rởm xử, những trận đánh cho đại tướng rởm chỉ huy, những thánh lễ cho giáo chủ rởm hành lễ.
    Đêm ấy có cuộc nổi loạn nổ ra trong thủ đô. Anh Tổng Giám đốc Cảnh sát là t́nh nhân của chị Chủ Chứa. Anh đến cho mọi người trong nhà biết với lực lượng cảnh sát anh có thể dẹp được đám nổi loạn nhưng phiền một nỗi là Nữ hoàng, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Chưởng lư, Đại tướng, Giáo chủ v.v… nghe tiếng súng nổ và biết có loạn đă bỏ thủ đô phú lỉnh ra nước ngoài hết. Anh Xếp Phú lít than thở: “Phải chi bây giờ có Nữ hoàng, Chủ tịch Quốc hội, Giáo chủ, Đại tướng… xuất hiện trên ban-công Hoàng cung cho nhân dân thấy th́ nhân dân bỏ bọn nổi loạn ngay”.
    Chị Chủ nẩy ra sáng kiến:
    – Khó ǵ? Ở đây ḿnh có đủ triều đ́nh. Ḿnh có ông Đuy Quốc Tô đây là Đại tướng, ông mần vai đại tướng quen rồi, ông c̣n oai phong hơn cả đại tướng thứ thiệt. Ḿnh có ông Đờ Cốc Si Cốc đây là Chủ tịt Quốc hội, có ông Lơ Poan vẫn mần Giáo chủ hành lễ trang trọng. Ông Pip Pơ Lô đây đóng vai Chánh án đẹp lăo nhất thế giới. C̣n em. Em đóng vai Nữ hoàng? Được hông? Ai cũng nói trông em giống Nữ hoàng lắm. Người ta c̣n khen em đẹp hơn Nữ Hoàng năm bẩy thành…
    Và thế là (xin bạn đọc nhớ đây là lời kể của kép Hoàng Trinh ở Nhà Hát Thành Hồ tháng Bẩy năm 1976) kế hoạch được chấp thuận. Triều đ́nh Nhà Thổ đủ mặt Nữ Hoàng, văn vơ bá quan, lănh đạo tôn giáo, tư pháp, lập pháp, quân đội, cảnh sát đàng hoàng xuất hiện. Nhân dân thấy triều đ́nh vẫn vững như chum vại bèn bỏ rơi đám nổi loạn, tan hàng trở về nhà. Cuộc nổi loạn bị diệt thê thảm.
    – Đây chỉ là chuyện kịch thôi – lời Hoàng Trinh – nhưng xin quư bạn nhớ rằng bọn văn sĩ tư sản đồi trụy đă khinh khi tất cả những giá trị của xă hội. Nữ Hoàng của họ là chị chủ chứa, những nhà cầm quyền của họ là những tên đàn ông bệnh hoạn tâm-sinh lư. Không những bọn văn sĩ tư sản chỉ miệt thị những giá trị tư sản mà thôi, họ c̣n miệt thị cả nhân dân nữa. Nhân dân trong kịch Le Balcon được tŕnh bày như một lớp người ngu đần chuyên bị đánh lừa và chỉ bị lợi dụng.
    Lư luận gia Mác-xít ăn theo Hoàng Trinh nhận “nhân dân” thuộc phe anh, bọn văn sĩ tư sản đồi trụy phỉ báng những nhân vật lănh đạo tư sản th́ anh cho là đúng, là được, nhưng khi văn sĩ tư sản miệt thị “nhân dân” th́ anh phẫn nộ. Anh hằn học:
    – Jean Genet chửi cả “nhân dân”…
    Tất cả những ǵ xấu xa trên cơi đời này đều của phe tư sản, tất cả những ǵ tốt đẹp trên cơi đời này đều của phe cộng sản. Thái độ nhận vơ lố bịch ấy của những người cộng sản – thường được gọi là “vơ vào” – đă làm họ bị kê tủ đứng vào miệng khi Liên Xô, thành tŕ xă hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ, phơi bầy những tội ác ghê rợn của cộng sản đối với loài người. Chuyện ấy chẳng cần phải nói nhiều hơn.
    Chi tiết cần ghi lại buổi nói chuyện của Hoàng Trinh khi anh ta nói:
    – Thưa quư bạn, Le Balcon kết thúc bằng câu nói của chị chủ nhà thổ. Khi cuộc nổi loạn đă bị dẹp, chị nói với cử tọa: “Kịch đến đây là hết. Trời sắp sáng. Mời quư vị trở về nhà. Xin quư vị nhớ cho rằng chẳng phải chỉ ở đây quư vị mới thấy kịch, mới đóng kịch. Ở bất cứ đâu cũng kịch mà thôi. Ở những nơi khác c̣n kịch cợm, c̣n giả dối hơn ở đây nữa”.
    Hoàng Trinh vừa nói đến câu “Ở đây kịch, ở đâu cũng kịch, kịch cả mà thôi” th́ khựng lại v́ tiếng vỗ tay ồ ạt nổi lên.
    Quư anh văn nghệ sĩ bộ môn Cải lương ngồi trên lầu Nhà Hát vỗ tay trước. Bọn chúng tôi vỗ theo. Tôi – thú thực vẫn không coi trọng quư anh cải lương lắm -nhưng tôi thán phục quư anh quá cỡ khi tôi dự Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai cùng quư anh và được thấy quư anh biểu diễn phản ứng tuyệt vời hai lần bằng những cái vỗ tay điệu nghệ thần sầu, quỷ khốc, nhân kinh, Cán Cộng ngẩn ngơ.
    Quư anh vỗ tay đây là vỗ tay hoan hô Jean Genet. Hổng phải quư anh vỗ tay hoan hô Kép Cộng Hoàng Trinh. Tất nhiên Jean Genet viết đă hay, quư anh sử dụng Jean Genet cũng tuyệt chiêu, bằng những tràng pháo tay ấy quư anh nói với bọn cán cộng:
    – Đúng. Kịch cả mà thôi. Chúng tôi đến đây xem các anh đóng kịch. Chúng tôi cũng đóng kịch với các anh.
    Nhưng quư anh nào đă nghĩ ra cách nói ấy đầu tiên? Quư anh bộ môn cải lương nào là người thứ nhất đă vỗ tay để cả nhà kịch chúng tôi bắt chước hôm ấy?
    Trong Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị tháng Bẩy năm 1976, quư anh cải lương không chỉ phát biểu bằng cách vỗ tay một lần, các anh vỗ tay hai lần. Lần nào tôi cũng thấy thán phục sự linh động, óc thông minh của quư anh.
    Hai mươi mốt ngày học xong, ngày bế mạc cũng được tổ chức linh đ́nh ở Nhà Hát Lớn. Mỗi tổ cử một đại diện lên phát biểu cảm tưởng sau khóa học. Ông Nguyễn Hữu Ba đại diện tổ Cổ Nhạc lên máy.
    Tội nghiệp ông già Nguyễn Hữu Ba. Ông lên nói láp nháp vài câu là được rồi. Không ai, kể cả Cán Cộng, muốn ông nhiều lời. Ông nói dai quá. Đă nói dai, ông c̣n ngắc ngứ, vô duyên.
    Khi ông nói:
    – Đă bao nhiêu năm chúng ta ôm người đàn bà Phi Luật Tân và gọi bà ta bằng mẹ… Bi giờ đă đến lúc chúng ta trở về với bà mẹ Việt Nam đích thật của chúng ta…
    Ư ông Nguyễn Hữu Ba muốn nói bao nhiêu năm nay bọn đàn địch Sègọng vẫn ôm cây ghi-ta ét-ba-nhon mà coi đó là đàn của ḿnh, nay nhờ Bác và Đảng cho sáng mắt, sáng ḷng, hăy trở về với cây đàn c̣…
    Một lần nữa phải nói “Tội nghiệp…” bọn đàn địch Sègọng có bao giờ nhận những cây đàn ghi-ta ét-ba-nhon, ha-uây-iên, vi-ô-lông là đàn Việt Nam đâu. Bọn đàn đúm cũng chẳng bao giờ ôm một người đàn bà Phi Luật Tân mà gọi là mẹ. Khi ông Nguyễn Hữu Ba nói đến bà mẹ Việt Nam bị các con yêu bỏ rơi, bỏ quên, bỏ xó, có vẻ xúc động, ông ngừng lại.
    Ông Ba vừa ngừng lại th́ tiếng vỗ tay nổi lên từ trên lầu Nhà Hát. Một lần nữa, lại quư anh cải lương Sègọng vỗ tay… đuổi. Ông Ba ngẩn người, ông chờ tiếng vỗ tay ngừng để tiếp tục nói. Nhưng những người vỗ tay không chịu ngừng. Ông Nguyễn Hữu Ba c̣n đứng đó, họ c̣n vỗ tay. Cuối cùng đương sự phải chịu nhận ḿnh bị đuổi và cúi đầu đi xuống.
    Quân tử Tầu có câu: “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn”. Người viết bài này cảm khái thêm câu: “Tiểu nhân ca tụng hai mươi năm chưa muộn”.
    Tháng Bẩy năm 1976, tháng Mười năm 1995. Hai mươi mùa lá rụng đă rơi trên đường đời của chúng ta. Sáng nay b́nh yên ngồi viết ở Rừng Phong ḷng ṿng Hoa Thịnh Đốn, Virginia Đất T́nh Nhân, tôi ca tụng quư anh nghệ sĩ cải lương Sài G̣n ta. Tôi thán phục hai lần vỗ tay tuyệt vời của quư anh tháng ấy, năm ấy.
    Chúng ta đă thấy những tṛ, những cảnh ruồi bâu kiến đậu trong cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị chúng ta tham dự ở Thành Hồ. Nhiều anh chị em bị buộc phải lên micro phát biểu đă tránh né, đàng hoàng, rất khéo như Ngọc Chánh, Bạch Tuyết… Nhiều anh chị em lên nhận ḿnh “mắt mù, tai điếc, nay may mắn được Đảng cho sáng mắt sáng ḷng” làm chúng ta tủi hổ. Nhưng thôi, chúng ta nên quên. Tết đến, ngày xuân, năm mới. Ở xứ người chúng ta nên vui vẻ, thương yêu nhau. Tôi không bới móc tội lỗi của người khác để tội lỗi của tôi không bị người khác bới móc.


    Vở tuồng nhạt nhẽo màn chưa hạ,
    Vai kép tuồng kia vẫn diễu hoài.

    Thơ Thanh Nam, Bài Hành Đón Tuổi Bốn Mươi, làm ở Sài G̣n năm 1970. Và đây là thơ Francis Quarles:
    Ôi hồn ta, ngồi yên mà coi
    Vở tuồng đời
    Đừng phê phán trước khi tuồng hết
    C̣n bao nhiêu màn khóc, màn cười.


    Thi sĩ khuyên ngồi yên mà coi. Nhưng làm sao ta ngồi yên mà coi được? Ta không phải khán giả ngồi xem vở tuồng đời. Ta là một nhân vật trong vở tuồng ấy, ta bị quay cuồng, ta khóc, ta cười trên sân khấu Đời ấy. Nếu nói được như chị chủ Le Balcon: “Kịch cả mà thôi. Giả hết”, chắc ta có thể thản nhiên sống trong vở tuồng đời. Khổ nỗi, đôi khi ta không thể đóng kịch, ta không giả dối được. V́ không đóng kịch được nên đôi khi ta bị roi đời quất hằn trên mặt. Song cuối cùng tôi thấy, khi ta bị hổ nhục ta thấy hổ nhục, c̣n khá hơn là khi bị hổ nhục mà ta vẫn nhơn nhơn mặt trơ, trán bóng cho là không có ǵ để phải nhục nhă.

    Tôi hổ thẹn khi phải vác mặt mo đến dự cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Văn Nghệ Sĩ Sài G̣n. Có hôm xớ rớ trong hành lang Nhà Hát Lớn, thấy Lệ Thu đi đến, tôi không dám để nàng nh́n thấy mặt. Lẽ ra tôi phải hỏi thăm Lệ Thu về Hồng Dương, bạn tôi đang ở trong tù: “Ở đâu có biết không? Sức khỏe ra sao? Gửi đồ tiếp tế thế nào? Có tin ǵ gửi ra không? Có được gặp mặt không v.v…?”. Thay v́ hỏi Lệ Thu những câu ấy, tôi xấu hổ nên quay mặt đi hướng khác.
    Ngày bế mạc khóa học được tổ chức ở Nhà Hát Lớn, tôi là người được anh chị em Tổ Thi Văn bầu làm đại diện Tổ, sẽ lên nói cảm tưởng sau khóa học. Nhưng đến phút cuối cùng những người tổ chức không cho tôi lên nói, tôi bị bất ngờ và tôi cũng sợ nên tôi ngồi im. Nếu tôi không ngán sợ, lúc ấy lẽ ra tôi phải đứng lên phản đối: “Tôi là đại diện Tổ. Sao không cho tôi lên nói mà lại để người khác nói?” Lẽ ra tôi phải làm như thế rồi bỏ ra về.
    Tan hàng lúc 5 giờ chiều. Tôi u uất đến độ không muốn đạp xe về căn nhà tối của vợ chồng tôi ở Cư xá Tự Do, Ngă Ba Ông Tạ. Tôi đến nhà ông anh kết ngăi với tôi ở đường Kư Con để nói với ông vài câu, uống chạc của ông mấy ly rượu cho bớt sầu đời. Thấy tôi vào, ông hỏi tôi:
    – Làm cái ǵ mà mặt mũi cậu trông ghê như mặt tù cải tạo vậy?
    Tôi rầu rĩ trả lời:
    – Hôm nay tôi đi xem một số người tự bốc phân vứt lên mặt họ. Tôi không làm việc ấy nhưng v́ tôi ngồi cạnh họ nên phân văng cả sang mặt tôi.

    Hai anh An Khê Nguyễn Bính Thinh, tác giả tiểu thuyết Hai Chuyến Xe Bông, Nguyễn Ngọc Tú Ngọc Thứ Lang, dịch giả Bố Già (The Godfather), Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago), cùng dự Khóa Bồi Dưỡng với tôi, đă qua đời. Anh An Khê mất ở Pháp, Ngọc Thứ Lang chết ở trong trại cải tạo Phú Khánh, Tú Kếu bị bệnh Quên, vẫn sống ở Đà Lạt. Nhiều bạn đồng khóa với tôi hiện sống ở Hoa Kỳ: Lệ Thu, Ngọc Minh, Băng Châu, Ngọc Chánh v.v…

    Nhân vật Đảng Ủy quan trọng nhất phát biểu kết thúc Ngày bế mạc Khóa Bồi Dưỡng là “đồng chí thành quỷ” Tư Tân (người Sài G̣n gọi “Thành Ủy” là “Thành Quỷ”). “Đồng chí thành quỷ” Tư Tân tức Trần Trọng Tân, người năm 1994 giữ chức vụ chính trị lănh đạo cao nhất, nh́, ba ở Thành Hồ. Trần Trọng Đăng Đàn là em Tư Tân, viết quyển “Kết án văn nghệ đồi trụy, phản động Sài G̣n”. Quyển này kê khai đầy đủ tên cúng cơm, tên tác phẩm của những người viết Sài G̣n bị cấm đoán. Năm 1976 rất nhiều người đến Nhà hát Thành Phố dự lễ Bế mạc Khóa học Bồi dưỡng Chính trị c̣n khá trẻ. “Đồng chí” Tư Tân năm ấy cũng chưa già.
    Năm 1994, đọc trong Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín tôi thấy mấy ḍng: “…Người dân Quảng B́nh, ai c̣n lạ ǵ những việc làm của anh em ông Trần Trọng Tân trong thời quân Nhật làm chủ Quảng B́nh…”
    Không rơ ràng lắm nhưng người đọc dù kém thông minh cũng có thể hiểu: “Đại tá” Bùi Tín tố cáo “Đồng chí Thành ủy” Trần Trọng Tân và người em trai làm mật thám, làm tay sai, làm chó săn cho Nhật.
    Kể từ khi đọc những ḍng ấy về anh em “đồng chí thành quỷ” Trần Trọng Tân, mỗi lần nh́n thấy bộ mặt nghiêm trọng của “đồng chí thành quỷ” trên Tivi tôi lại cứ tủm tỉm, lỉm rỉm cười một ḿnh…

    . . .

  5. #15
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484




    Sống ở Mỹ, ăn gạo Thái, nhớ, nghĩ, nói, kể, và ân hận, tiếc thương toàn chuyện Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa bị tiêu vong. Đă hai mươi sáu năm rồi c̣n ǵ? Sao không quên đi mà sống? Sao cứ nhớ măi, cứ nhắc hoài? Bao nhiêu người mất nước đâu phải ḿnh anh, người ta có nhớ thương đâu? Trở thành công dân cường quốc số một thế giới, người ta ăn mừng, người ta chúc mừng nhau không c̣n là dân Việt nữa, người ta hớn hở v́ đă là “a-mơ-ri-cân si-ti-zhân”, người ta nói: “Công-grê-tu-lê-shơn!”

    Nhưng đâu có phải hai triệu người Việt lưu vong, lưu đầy ở bốn phương trời hải ngoại đều quên nước cũ, quên hận cũ, đều hănh diện được làm công dân những nước khác! Cũng c̣n nhiều người mỗi năm Ngày Ba Mươi Tháng Tư đến vẫn thấy đau nhói trong tim, vẫn thấy ḿnh là người lính vừa thua trận, nằm giữa sa trường nát gió mưa, nhắm mắt không quên đời chiến sĩ, làm thân cây cỏ nát ven bờ, vẫn đêm đêm bàng hoàng, đau đớn nghe từ đáy hồn thương tích, vẳng tiếng kèn truy điệu nước xưa…
    Hôm nay hai mươi sáu năm trước, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu – Tổng Thống thứ hai và cũng là Tổng Thống cuối cùng – của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, bỏ chức, bỏ nước, cùng thê tử, thủ hạ, chạy ra ngoại quốc, mở màn cho cuộc bỏ chạy tán loạn “vĩ đại” nhất lịch sử dân tộc. Nói theo ngôn từ Tầu Cộng, đây là cuộc bỏ chạy tập thể, cuộc bỏ chạy cả nước. Ngày nào đi lính đánh Cộng sản dân Việt c̣n ḥ nhau: “Một-Hai-Ba… Chúng ta đi lính cả làng…”, trong cuộc bỏ chạy cỡ quốc gia này không có “một-hai-ba…” ǵ cả, mạnh thằng nào thằng ấy chạy; chạy từ anh Tổng Thống đến ông tống thư văn, chạy từ chú đại tướng đến ông binh nh́…! Chúng ta bỏ chạy cả nước. Bỏ chạy tán loạn và khiếp đảm đến như thế, ta c̣n mặt mũi nào ngước mặt lên nh́n thẳng vào mặt ai.
    Chuyện cũ kể thêm buồn, nhưng cứ phải kể. Năm 1992 ở Thành Hồ, một số anh em chúng tôi gặp nhau trong tiệc cưới con trai Thanh Thương Hoàng. Năm ấy anh em chúng tôi c̣n sống ở Thành Hồ là Mặc Thu, Như Phong (Lê Văn Tiến), Tú Kếu (Trần Đức Uyển), Văn Quang, Dạ Lan, Thái Thủy, Uyên Thao, Nguyễn Đ́nh Toàn, Hồ Nam, Vân Sơn, Cao Nguyên Lang, Nguyễn Thụy Long, Chóe (Nguyễn Hải Chí), Thế Phong, Hoàng Hương Trang v.v… Năm ấy, đời sống của anh em chúng tôi không c̣n đói rách, cơ cực quá đỗi như những năm 80. Đi ăn cưới con cháu, nhiều người trong chúng tôi bận com-lê, vét-tông, anh nào lè phè lắm cũng có cái ca-vát, nhiều người đi xế Honda. Trong tiệc tôi gặp anh Nhữ Văn Úy.
    Bạn hẳn c̣n nhớ Dân Biểu Nhữ Văn Úy chứ? Quên ai th́ quên, ta khó quên anh dân biểu thước mốt này. Anh Thổ Hành Tôn bỏ nước chạy lấy người thoát thân trước ngày 30 Tháng Tư 75. Nghe nói khi mới sang đảo Guam, anh là một trong số những kẻ đầu têu ra chuyện đ̣i trở về nước, nhưng trong số người trở về trên tầu Việt Nam Thương Tín năm xưa ấy lại không có anh. Anh sống nhờ ở Pháp, và anh trở về làm thương mại ở Thành Hồ. Tôi hỏi anh:
    – Anh này đă chạy được rồi c̣n về đây làm ǵ?
    Không trả lời câu hỏi của tôi, anh ta nói:
    – Anh mà chạy được như tôi, anh cũng chạy khác ǵ tôi…
    Héng nói đúng. Tôi chạy không được, không phải tôi không muốn chạy, không phải tôi muốn ở lại chịu đau khổ với nhân dân. Không để cho tôi nói đến câu thứ hai, héng phú lỉnh luôn.

    Những ngày Tháng Ba, Tháng Tư đen hơn mơm chó năm 1975 tôi là nhân viên Sở Thông Tin Hoa Kỳ (tiếng Mỹ là Iu-dzít: USIS). Tôi ở trong ban biên tập tờ Triển Vọng, tạp chí của USIS. Năm 1972, sau khi kư ḥa ước với Việt Cộng để rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Viêït Nam, chánh phủ Hoa Kỳ dẹp bỏ hai cơ sở truyền thông từng tuyên truyền chống Cộng sản là Đài Phát Thanh Tiếng Nói Tự Do và tờ tạp chí Thế Giới Tự Do. Họ mở đài phát thanh mới là Đài Mẹ Việt Nam; tờ Thế Giới Tự Do được thay bằng tờ Triển Vọng. Tạp chí Triển Vọng không tuyên truyền chiến tranh chống Cộng, báo chỉ có những bài quảng bá văn minh, văn hóa, kỹ thuật Hoa Kỳ và lối sống của dân Hoa Kỳ.
    Trong những ngày dầu sôi, lửa bỏng giữa Tháng Tư 1975, tất cả nhân viên Mỹ trong USIS đă về nước hết, ở lại Sài G̣n chỉ c̣n bốn người: Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng Pḥng Nhân Viên, Trưởng Pḥng An Ninh.
    Giám Đốc USIS Alan Carter (ông này hiện c̣n sống, vẫn làm việc trong chính phủ Mỹ) mỗi chiều sau khi đi họp bên Ṭa Đại Sứ về, thường họp một số nhân viên USIS để phổ biến t́nh h́nh. Trong một buổi họp ấy, nhân viên Việt USIS hỏi ông về việc chính phủ Mỹ có đưa nhân viên Việt USIS đi khỏi nước không, Giám Đốc Carter trả lời:
    – Vấn đề ấy chưa được đặt ra. Lúc này Việt Nam Cộng Hoà như cái nhà có nguy cơ sụp đổ, nhiều người đang ra sức chống giữ cho nhà không bị đổ. Nay nếu chúng tôi đưa tay vào kéo các anh ra khỏi nhà, những người kia sẽ buông tay, nhà sẽ đổ luôn.
    Chúng tôi gặng hỏi:
    – Nhưng khi Việt Cộng sắp vào Sài G̣n, các ông có đưa chúng tôi đi không?
    Carter vẫn tránh né:
    – Tôi không thể trả lời câu hỏi đó. Bởi v́ nếu tôi nói khi Sài G̣n sắp mất, khi ViXi sắp vào Sài G̣n, chúng tôi sẽ đưa các anh đi, các anh sẽ nói với vợ con các anh là người Mỹ sẽ đưa nhân viên Sở Mỹ đi. Việc đó sẽ gây tai hại.
    Một chiều lúc năm giờ, đi họp bên Ṭa Đại Sứ về, Carter cho gọi chúng tôi đến pḥng họp. Tôi thấy ông có vẻ xúc động, ông đứng lên để nói:
    – Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ quyết định đưa các anh, chị và gia đ́nh ra khỏi nước. Các anh, chị ghi lại quy định này để phổ biến cho đồng nghiệp của các anh, chị: Các anh, chị được đem theo vợ, chồng, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, các con anh, chị. Con trai phải dưới 17 tuổi, con gái phải dưới 21 tuổi mới được theo bố mẹ…
    Tối hôm đó, ông Thiệu và gia đ́nh đi khỏi Việt Nam. Ngày 25 Tháng Tư chuyến di tản nhân viên USIS thứ nhất lên xe buưt vào phi trường Tân Sơn Nhất. Mỗi ngày USIS chỉ một lần đưa nhân viên vào Tân Sơn Nhất. Người đi được Giám Đốc Carter chọn trong danh sách. Chỉ có chưa đầy ba phần mười nhân viên USIS đi thoát, v́ chuyến đầu đi ngày 25-4, đến chiều ngày 28-4 phi trường Tân Sơn Nhất bị đánh bom, những chuyến phi cơ từ Guam bay sang ngừng lại, cuộc di tản bằng hàng không đứt ngang.

    Ngày 29-4-75, Sài G̣n náo loạn như tổ kiến vỡ, phi cơ trực thăng Mỹ bay vần vũ trên trời Sài G̣n từ trưa qua suốt đêm:
    Đùng đùng gió giục, mây vần
    Trực thăng trong cơi hồng trần như bay…
    Măi sau tôi mới biết Ṭa Đại Sứ Mỹ dự định đưa nhân viên Việt đi từ từ và đều đều cho đến ngày 15 Tháng Năm mới chấm dứt cuộc di tản, nhưng quân Bắc Việt Cộng vào Sài G̣n quá nhanh. Lại thêm chính phủ Vũ Văn Mẫu yêu cầu: “Tất cả người Mỹ phải đi khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ”. Người Mỹ phải cuốn cờ lên trực thăng. Những ngày đêm tuyệt vọng kéo dài, khi nghe một anh bạn USIS nói “Mỹ nó không có ư đưa bọn ḿnh đi”, tôi nghĩ dù đi được hay không tôi vẫn cám ơn Giám Đốc Alan Carter. Trong một cuộc họp giữa ông và chúng tôi vào chiều 23-4 hay 24-4-75, tôi hỏi Carter:
    – Các ông ra điều kiện con trai chúng tôi phải dưới 17 tuổi, con gái chúng tôi phải dưới 21 tuổi mới được đi theo chúng tôi. Đa số chúng tôi có con trai trên 17 tuổi, phải bỏ con lại, làm sao chúng tôi đi được?
    Carter nói:
    – Những điều kiện đó là do chính phủ của các anh đưa ra, không phải do chúng tôi. Chúng tôi muốn thực hiện một cuộc di tản đại qui mô, chúng tôi phải làm theo pháp luật. Nhưng… anh nói con trai anh 16 tuổi mà tôi nh́n nó như ông này (Carter nh́n ông bạn đồng nghiệp của tôi) tôi cũng không biết, tôi không phải nhà nhân diện học, tôi chỉ biết anh nói với tôi con anh 16 tuổi; anh nói con gái anh 20 tuổi mà tôi thấy nó như bà bạn đồng nghiệp của anh đây, tôi cũng không biết, tôi chỉ biết anh nói với tôi con gái anh 20 tuổi…
    Hai mươi sáu Tháng Tư đến, hai mươi sáu Tháng Tư đi, biết bao vật đổi, sao dời, bao nhiêu dâu biển, tôi vẫn không quên lời nói của Giám Đốc USIS Alan Carter chiều xưa ấy, tôi vẫn nhớ nét mặt ông khi ông nh́n tôi, tôi thấy rơ ông muốn thầm nói với tôi:
    – Sao anh ngu quá. Anh cứ khai trên danh sách con trai anh 16 tuổi là chúng tôi để nó đi theo anh, chúng tôi có đ̣i anh chứng minh con anh 16 tuổi đâu.



    Nhưng thôi, tôi không kể chuyện ta bỏ nước chạy lấy người nữa. Tôi nghĩ đây là lần cuối cùng tôi viết về Ngày Ba Mươi Tháng Tư 1975. Sang năm, Tháng Tư năm 2002, tôi muốn viết những chuyện ǵ khác chuyện Tháng Tư 1975. Tôi thấy tôi phải viết thêm. Viết “tất cả quân dân ta bỏ chạy trong Tháng Tư 1975” là không đúng. Trên các mặt trận tháng ấy, năm ấy, nhiều chiến sĩ của ta vẫn chiến đấu trong vô vọng, vẫn anh dũng đứng thẳng trước quân địch; nhiều người lấy cái chết đền nợ nước. Chiến sĩ ta chết trên khắp nước, đến ba, bốn giờ chiều Ngày Ba Mươi Tháng Tư 1975 vẫn c̣n những chiến sĩ ta anh dũng chết trên những đường phố Sài G̣n.
    Nhưng đốn mạt là bọn năm, ba tên Sài G̣n, vào lúc 4 giờ chiều ngày 30-4, chạy đến đài phát thanh phừng phưng ca hát chào mừng quân Cộng sản xâm lăng vào Sài G̣n. Đây là những tên mà người dân Sài G̣n bị chiếm đóng gọi là bọn “Cách Mạng Ba Mươi”. Bọn ca hát ở đài phát thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa chào mừng Cộng sản xâm lăng buổi chiều ngày 30 Tháng Tư 1975 là những tên Cách Mạng Ba Mươi thứ nhất ló mặt ở Sài G̣n sau khi quân Bắc Việt Cộng kéo vào Sài G̣n. Bọn Cách Mạng Ba Mươi là những tên xun xoe bám đít bọn Cộng sản. Nhân dân Việt Nam Cộng Ḥa thù và khinh những tên Cách Mạng Ba Mươi. Nhân dân có câu:
    Công an, bộ đội c̣n tha
    Ba Mươi giết hết, lột da đóng giày
    “.

    Sụp đổ tan tành, tủi nhục, tù tội, đói khổ, bị cướp đoạt hết, sống trong đen tối, tuyệt vọng, người dân Việt Nam Cộng Ḥa vẫn mơ có ngày quân ta trở về, vẫn ước ao ngày ta lại làm chủ đất nước, ngày ấy ta có thể tha chết cho những tên công an, bộ đội cộng sản bị ta bắt sống nhưng ta sẽ không tha chết cho những thằng Cách Mạng Ba Mươi – những thằng vẫn ở trong phe ta, những thằng khi thấy ta thua, ta ngă, chạy ra xun xoe vẫy đuôi chào đón bọn chủ mới.
    Ôi… giấc mơ quân ta trở về, ta lại làm chủ đất nước, đất nước lại của ta, khi ấy dù Thiệu, dù Kỳ, dù Khánh… dù ǵ cũng được, miễn là phe ta…
    Than ôi… Giấc mơ ấy không bao giờ đến. Bọn Cộng sản vẫn làm chủ Sài G̣n, bọn Cách Mạng Ba Mươi vẫn nhơn nhơn sống và chết, ta chỉ có thể lột da bọn Cách Mạng Ba Mươi trong những giấc mơ sầu muộn của ta…
    Người dân Việt Nam Cộng Ḥa đă nghe danh từ “cách mạng” bị dùng bậy từ những năm 1963, 1964, khi đám tướng lănh làm đảo chính tự nhận họ “làm cách mạng”. Năm 1975, người dân Việt Nam Cộng Ḥa bị nghe tiếng “cách mạng” suốt ngày đêm và bị ám ảnh đến phát điên v́ tiếng “cách mạng”. Họ gọi những tên tự nguyện nhẩy ra phục vụ đám chủ mới là bọn “Cách Mạng Ba Mươi”.
    “Cách Mạng Ba Mươi”, v́ chỉ sau ngày 30 Tháng Tư 75 người ta mới thấy bọn đốn mạt này chường mặt. Trước ngày đó chúng là những người dân Việt Nam Cộng Ḥa như mọi người. Hai việc làm chính mà bọn Cách Mạng Ba Mươi làm để phục vụ Việt Cộng trong những tháng đầu Việt Cộng mới làm chủ Sài G̣n là việc: chỉ điểm và dắt lính Việt Cộng đi chiếm những ngôi nhà mà chủ nhà đă chạy ra nước ngoài, chỉ chọc cho Việt Cộng bắt những người không chịu theo lệnh tŕnh diện cải tạo, những người bị Việt Cộng kết tội là “có nợ máu với nhân dân”.

    Tôi đă viết về bọn Cách Mạng Ba Mươi năm 1995, vài tháng sau khi tôi bánh xe lăng tử đến Kỳ Hoa Đất Trích. Dưới đây là đoạn trích trong “Biệt Kích Cầm Bút” của tôi do nhà xuất bản Làng Văn ấn hành. Tôi viết loạt bài này trong những tháng đầu năm 1995, đăng trên tờ bán nguyệt san Ngày Nay, ấn hành ở Houston, Texas:
    “Tôi nghĩ ta không nên vu cho Việt Cộng nhiều tội ác hơn là những tội ác họ đă làm với đồng bào của họ. Việt Cộng, nón cối, giép râu, AK, răng cải mả, lính cái, nữ cán tóc bím đuôi sam kiểu Tầu Măn Thanh, mông đít to như cái thúng, ngơ ngáo kéo nhau vào Sài G̣n như đàn ḅ vào thành phố ba triệu dân mà, trong số cả ngàn văn nghệ sĩ đủ loại, đủ bộ môn, chỉ có ba anh… Xin lỗi, tính lại chỉ có bốn anh Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn, Vũ Hạnh và Thái Bạch là bốn người quen sơ sơ. Kư giả Thái Bạch, thường được gọi là Thái Bịch, mặt mũi khó đăm đăm, trước 30 Tháng Tư 1975 ngồi xào nấu tin lô-can, tin xe cán chó, tin người đánh nhau được gọi là tin “Từ thành đến tỉnh” trong ṭa soạn nhật báo Xây Dựng của Linh mục Thiên Hổ Nguyễn Quang Lăm ở đường Thánh Mẫu, Ngă Ba Ông Tạ nổi tiếng về mục Cờ Tây. Thái Bạch làm văn nghệ từ lâu lắm, là tác giả quyển “Thi Văn Quốc Cấm thời Pháp thuộc“. Quyển này được tái bản ở Hoa Kỳ.
    “Công tử Hà Đông nhấn nút linh tử bộ nhớ xem lại vài cảnh bỏ nước chạy lấy người thê thảm hai mươi mốt mùa cô hồn Tháng Tư năm xưa. Phải nói là ngày ấy, tháng ấy, năm ấy Công tử gà què kẹt giỏ chạy không kịp chứ không phải là không muốn chạy.
    “Từ trưa ngày 29 Tháng Tư trực thăng Mẽo bay vần vũ trên trời Sài G̣n, tiếng máy bay quần thảo suốt đêm. Tảng sáng Ba Mươi, trực thăng Mỹ vắng bóng trên thành phố đầu hàng. 11 giờ trưa “Toỏng Thoóng” Dương Văn Minh đọc lệnh buông súng trên ra-dzô, những người lính Việt Nam Cộng Ḥa bại trận, buông súng, vừa đi vừa khóc trên hè phố. Đường phố Sài G̣n náo loạn, người ta chạy lên, chạy xuống như kiến vỡ tổ. Bốn giờ chiều có anh nào đó tên là Ṭng – Nguyễn hay Lê Văn Ṭng – cùng vài anh nữa hát bài “Nối Ṿng Tay Lớn” chào mừng Bắc Việt Cộng trên đài phát thanh.
    “Năm, sáu, bẩy, tám, chín, mười ngày sau, một số kư giả nhanh chân chạy đến “tŕnh diện” ở Câu Lạc Bộ Báo Chí đường Lê Lợi. Ở đây có một anh cán bộ nào đó tên là Kỳ Nhân cấp cho đám kư giả Sài G̣n nhanh chân chạy đến với chủ mới những giấy chứng nhận “có đến tŕnh diện” kư tên Kỳ Nhân. Ít ngày sau, anh Kỳ Nhân này mất tích. Nhiều kư giả nói với nhau: “Không biết thằng Kỳ Nhân là thằng nào. Có lẽ tên nó là Kỳ Nhông th́ đúng hơn…”
    “Bọn Văn Nghệ Giải Phóng Miền Nam chiếm ṭa Đại sứ Đại Hàn ở đường Nguyễn Du (nghe nói nhà này nguyên là nhà của ông Nguyễn Hữu Hào, ông Quốc cữu thời vua Bảo Đại). Văn nghệ sĩ Sài G̣n kẹt giỏ bảo nhau đến đó “tŕnh diện cách mạng”.
    “Thực ra Việt Cộng nó chỉ ra lệnh và kêu gọi các sĩ quan, cảnh sát, công chức và đặc biệt là quư ông bác sĩ, giáo viên, nhân viên bệnh viện v.v… đi tŕnh diện ở nhiệm sở thôi. Mới vào được Sài G̣n, Việt Cộng đang có quá nhiều việc rối tinh, rối mù. Họ không ngờ họ chiếm được “Sài G̣n đẹp quá Sài G̣n ơi” dễ và nhanh ngon lành đến thế, hai là họ chẳng thèm để ư, để tứ, để mắt, để mũi ǵ đến đám văn nghệ sĩ Sài G̣n nên họ hổng có kêu gọi mấy anh đi “tŕnh diện, tŕnh mạo” chi ráo trọi. Mấy ảnh sợ và mấy ảnh tưởng bở, mấy ảnh nghĩ “đi tŕnh diện là tốt”, nên mấy ảnh lơ láo đến Ṭa Đại sứ Đại Hàn nay đă đổi chủ. Công tử Hà Đông cũng đến đấy.
    “Đến đấy mấy ảnh gặp kư giả Thái Bịch. Bộ mặt Thái Bịch những ngày Việt Nam Cộng Ḥa c̣n hùng mạnh trông đă khó thương, nay cờ đỏ sao vàng đầy thành phố, bộ mặt ấy trông lại càng ghê rợn. Kư giả nhà ta lúc th́ mặt lạnh như tiền, lúc th́ ḥa nhă với cái vẻ cố ư để cho những kẻ đến gặp anh biết anh muốn nói với họ: “Bi giờ ngươi đă biết Thái Bịch này chưa?”
    “Để chứng tỏ ḿnh không phải là thường dân, ḿnh là chiến sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mấy anh Cách Mạng Ba Mươi chạy cờ, chạy hiệu, chạy bàn thường đeo cái băng đỏ ở cánh tay. Đặc biệt Kư giả Thái Bịch đeo sề sệ một khẩu Côn Đui bên hông. Kư giả Thái Bịch nhờ ơn Bác, Đảng, được hạnh phúc đeo Côn Đui (hay Côn Bạt, súng Mỹ) liên tục dễ đến hơn cả tháng. Vài tháng sau, Việt Cộng tổ chức lại, đem cái gọi là Hội Văn Nghệ Giải Phóng về ṭa nhà T́nh Báo Việt Nam Cộng Ḥa, ngă tư đường Trương Minh Giảng-Tú Xương. Bộ mặt hăm tài của kư giả Thái Bịch không c̣n xuất hiện nữa”. (Trích “Biệt Kích Cầm Bút”, Hoàng Hải Thủy)

    . . .

  6. #16
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    “Cách Mạng Ba Mươi”

    Những tên “Cách Mạng Ba Mươi” là những thằng hèn kiêm ngu si, tưởng bở. Chúng tưởng chúng nhẩy ra chào mừng bọn Việt Cộng chiến thắng, tự nguyện hiến dâng thân khuyển mă phục vụ chủ mới, chúng sẽ được chủ mới chấp nhận, cho hưởng vài đặc quyền. Bọn Việt Công gần như không dùng một tên “ba mươi” nào lâu. Nói cho đúng, Việt Cộng có dùng nhưng rất hạn chế và thường chỉ dùng trong những việc vặt, việc chỉ chọc, việc bới móc tố cáo những người dân Việt Nam Cộng Ḥa mà Việt Cộng cho là có tội. Bọn “ba mươi” ḷng lang, dạ thú lập công bằng cách làm hại những người chúng quen biết, những người từng đối xử tốt với chúng. Dù chúng làm những việc tồi tàn, khốn nạn đến chính vợ con chúng cũng phải tủi hổ, chúng vẫn bị Việt Cộng đối xử lạnh nhạt, cho đi chỗ khác chơi sau một thời gian ngắn. Tôi gọi chúng là thứ “phi cầm phi thú”.
    Tôi nghe thành ngữ “phi cầm, phi thú” lần đầu vài ngày sau ngày 1-11-1963, ngày Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Chính Trị Ngô Đ́nh Nhu bị hạ bệ. Một tâm thư ngắn được đăng trên hai tờ nhật báo Ngôn Luận, Đồng Nai. Trong thư này, ba kư giả Từ Chung, Chu Tử, Hiếu Chân (cả ba anh đều đă qua đời) tự nhận các anh có lỗi v́ các anh thấy chính phủ Ngô Đ́nh Diệm phạm nhiều tội ác với nhân dân mà không dám tố cáo, các anh tự nhận các anh là một loại “phi cầm, phi thú”.

    Dưới đây là đoạn tôi viết năm 1995 về một số người tôi gọi là “phi cầm, phi thú”:
    “Chúng tôi, bọn văn nghệ sĩ Sài G̣n bại trận, chúng tôi có anh có em. Trong nhục nhă, trong khổ cực, trong tù đầy, chúng tôi vẫn có nhau, chúng tôi vẫn là những văn nghệ sĩ Sài G̣n. Cảnh “phi cầm, phi thú” hiện ra rơ nhất trong những cái gọi là buổi sinh hoạt tại Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố Hồ Chí Minh, trụ sở đặt trong ṭa nhà có vườn rộng trước 75 là một cơ sở t́nh báo của Việt Nam Cộng Ḥa, góc đường Trương Minh Giảng-Tú Xương. Những người trong Ban Chấp Hành cái gọi là Hội Văn Nghệ Giải Phóng, thường là Tổng Thư Kư Việt Phương, lên Ủy Ban Thành Phố họp, nghe chỉ thị, về phổ biến với các văn nghệ sĩ. Những buổi như thế gọi là buổi sinh hoạt.
    “Trong những buổi sinh hoạt này, bọn trong Ban Chấp Hành Hội ngồi hàng ghế chủ tọa đối diện với hàng ghế của văn nghệ sĩ Sài G̣n. Hai bên ngồi đối mặt với nhau. Hai anh Kỳ Nhông, Kỳ Đà Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn cũng dự buổi sinh hoạt. Hai anh không thể ngồi cùng hàng ghế hay ngồi sau lưng bọn Giải Phóng Miền Nam. Sức mấy chúng nó cho hai anh ngồi chung. Hai anh không ngồi chung chỗ với bọn chúng tôi, chắc hai anh sợ ngồi với chúng tôi hai anh xấu hổ… Cũng có thể hai anh nh́n thấy sự khinh bỉ hai anh trong ánh mắt của anh em chúng tôi… Hai anh không thể ngồi sau đít bọn Văn Nghệ Giải Phóng đối diện với bọn văn nghệ sĩ Sài G̣n bại trận, hai anh không muốn ngồi chung với bọn văn nghệ sĩ Sài G̣n nhục nhă. Vậy th́ trong những buổi họp chia hai phe rơ rệt mặt đối mặt, chính tà hai phái, hai anh Kỳ Nhông đặt đít ở đâu?
    “Hai anh ngồi ở hai ghế bên cạnh. Hai anh không ngồi trong phe giải phóng, hai anh cũng không ngồi trong phe Việt Nam Cộng Ḥa bại trận.
    “Dường như Phạm Trọng Cầu – Phạm Trọng: “Em ra đi mùa thu… mùa thu không trở lại…” cũng đă được sáng mắt, sáng ḷng đôi chút trước cái gọi là xă hội xă hội chủ nghĩa do cách mạng vô sản dựng lên, v́ thấy nó bê bối, bết bát, dơ dáy quá đỗi. Nhiều anh chị nhờ gia đ́nh có tiền cho sang Tây ăn học, đớp phải bả xă hội chủ nghĩa, tưởng bở, hung hăng con bọ xít, theo đuôi cộng sản mần “cách mạng”, bị Cộng sản cho hộc máu, vỡ mặt khi chúng cướp được chính quyền. Điển h́nh và đại diện cho giới “phi cầm, phi thú” này là Mợ Dương Quỳnh Hoa.
    “Nghe nói chỉ sau vài mùa kỷ niệm bác Hồ đầu thai, Phạm Trọng đă có vẻ thất vọng. Phạm Trọng có mần lời ca theo điệu nhạc bài “Quê Em”:

    Quê em miền trung du,
    Đồng quê lúa xanh rờn,
    Giặc tràn lên cướp phá.
    Anh về quê cũ,
    Đi diệt thù giữ quê,
    Giặc tan đón em về


    Lời ca của Phạm Trọng theo nhạc “Quê Em” có câu mở đầu:

    Ba tôi trồng khoai lang,
    Đào lên thấy khoai ḿ,
    Thật là điều phi lư.
    Tôi về quê cũ,
    Ra vườn trồng khoai lang,
    Đào lên thấy khoai ḿ


    “Những anh Kỳ Nhông đi theo cộng sản mần “cách mạng xă hội chủ nghĩa” tưởng bở: xă hội Xă Hội Chủ Nghĩa nhất định phải tốt đẹp hơn xă hội tư sản dân chủ. Mấy ảnh ngẩn ngơ khi thấy sao nó bẩn quá.
    “Thứ củ có thể ăn được, người Bắc gọi là sắn, người Nam gọi là ḿ hoặc khoai ḿ. Những chị đi bán rong trong những xóm nghèo thường rao: “Ai khoai lang, khoai ḿ…”
    “Thứ củ người Nam kêu là củ sắn, người Bắc gọi là củ đậu. Ông bố mấy anh Kỳ Nhông trồng khoai lang, đào lên thấy khoai ḿ cũng c̣n là khá, ông nội anh không có trồng khoai lang, khoai ḿ, ông nội ác ôn của anh trồng người. Các em nhỏ bất hạnh bị đem ra trồng đầu vùi dưới đất, chân chổng lên trời.
    “Ở những cánh đồng cách mạng vô sản ấy, khi đào đất lên người ta không thấy khoai ḿ, khoai lang chi cả, người ta chỉ thấy sọ người, xương người và máu người.
    “Lo việc mười năm: trồng cây. Lo việc trăm năm: trồng người”.
    “Câu nói của một Quân Tải Tàu nào ngày xưa, được ghi trong sách Minh Tâm Bảo Giám do ông Đoàn Trung C̣n biên soạn. Già Hồ mượn dùng cũng được đi. Nhưng trồng là trồng cây: trồng cây si, trồng đậu, trồng gạch, trồng ǵ cũng được, “trồng người” nghe sao man rợ quá trời. Những anh cộng sản coi đồng bào như những con vật để họ sai khiến, bóc lột, như những cái cây để họ đem trồng. Những em bé Việt Nam bất hạnh được coi là những khúc măng non…

    Em là khúc măng non…
    Em chín queo trong nồi cách mạng
    “, và:
    Cháu lên ba… Cháu vô mẫu giáo
    Cô thương cháu là cháu không khóc nhè…
    Không khóc nhè…. È é e…
    Em vào trường học
    Mẹ cha vào nhà máy…
    Ông bà lo cấy cầy
    …”

    “Ông bà lo cấy cầy?”. Chèng đét théng thèng ơi… Ông bà xă hội chủ nghĩa cho có trẻ lắm cũng phải sáu mươi, bẩy mươi… Khứa lăo lọm cọm sống trong xă hội thối nát tư sản đến tuổi sáu bó là đă bị con cháu cho ngồi chơi xơi nước. Khứa ông buổi sáng nhâm nhi ly trà tầu, trà ướp sen, ly cà phê hay ly nước trà thường nóng nếu sống giản dị, ngày xưa ở Bắc Kỳ các khứa lăo c̣n để móng tay dài, râu ba cḥm, xuân hạ tay phe phẩy cái quạt, chống gậy đi chơi, gặp ông bạn cũng khứa lăo đánh vài ván cờ tướng, thu chơi hoa cúc, câu cá, trưa mùa đông ăn cơm uống ly rượu tăm rồi đắp mền nằm ngáo. Khứa lăo bà trông nom các cháu, giúp đỡ con dâu, ngày rằm, mùng một lên chùa lễ Phật, sáng sáng, chiều chiều đến nhà thờ dâng lễ, đọc kinh cầu nguyện, cảm ơn và xin ơn Thiên Chúa.
    “Đấy là đại khái vài h́nh ảnh, cuộc sống những ông già, bà lăo trong xă hội tư sản. Những ông già, bà lăo trong xă hội vô sản ra đồng làm trâu ḅ cho đến lúc ngă xuống thở hơi cuối cùng. Trong khi đó th́ “thi sĩ Đảng” Tố Hữu mần thơ diễn tả tấm ḷng cao cả của bác Hồ muôn kính, ngàn yêu, ngày đêm bác vẫn mơ mộng làm sao để có:
    “Sữa tặng em thơ, lụa tặng già”.

    Tối mùa mưa năm 1982, chúng tôi ngồi uống rượu đế một đồng tiền Hồ một ly ở quán nghèo thật nghèo trên vỉa hè bên cổng xe lửa Số 6. Bạn tôi, L.T.N nói:
    – Bảo Trịnh Công Sơn là cộng sản tội nghiệp nó.
    Tôi nói:
    – Có ai bảo nó là cộng sản đâu. Nếu nó là cộng sản th́ ai nói làm ǵ. V́ nó không phải là cộng sản mà nó lại bợ đít bọn cộng sản nên người ta mới có vấn đề về nó.
    Bạn tôi, Văn Quang, ở Thành Hồ, tường thuật đám tang Trịnh Công Sơn, tả anh đem máy ảnh đến nhà Trịnh Công Sơn ngồi chờ chụp ảnh. Anh phải ngồi chờ v́ lúc ấy người chết chưa được liệm, Trịnh Công Sơn nằm đó với chiếc khăn phủ mặt. Anh kể chuyện ngày xưa, Tết Mậu Thân, Việt Cộng đánh vào Sài G̣n, thành phố giới nghiêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Là sĩ quan, anh có giấy phép đi trong giờ giới nghiêm. Anh lái xe đưa Trịnh Công Sơn đi chơi trong thành phố Sài G̣n ban đêm vắng tanh, chỉ có những dẫy đèn vàng, những binh sĩ tuần tiễu, đứng gác ở những ngă tư đường. Anh kể anh đưa Trịnh Công Sơn, với cây đàn ghi-ta, về ở trong căn pḥng riêng của anh v.v… Anh kể trong căn pḥng đó (anh bạn tôi có vợ con, có nhà lầu, nhưng cũng như nhiều tay chơi Sài G̣n trước 75, anh có căn pḥng riêng trong một bin-đinh dùng làm nơi ăn chơi), những ngày sau Tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn đă sáng tác những bản nhạc X, Y, Z… Lời kể của anh cho thấy anh vừa là đàn anh cưu mang vừa là bạn văn nghệ, bạn tâm giao của Trịnh Công Sơn. Tôi bùi ngùi muốn hỏi anh, muốn nói với anh:
    – Tháng Tư 75 nó có mù đâu, nó phải thấy đồng bào ḿnh ghê sợ Cộng sản, chê bỏ Cộng sản, đồng bào ḿnh liều chết chạy trốn quân Bắc Việt Cộng, đồng bào ḿnh chết đau thương, khổ cực thê thảm đến như thế nào. Nó phải thấy Việt Cộng tàn sát đồng bào ở Huế trong Tết Mậu Thân, nó phải thấy bọn Bắc Việt Cộng xâm lăng bắn giết đồng bào trên khắp đất nước. Nó không ngu đến cái độ không biết là quân Bắc Việt Cộng vào Sài G̣n, những sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa từng mến tài nó, che chở nó, làm ơn cho nó, như mày, như Lưu Kim Cương, sẽ bị bọn Bắc Việt Cộng bỏ tù mút chỉ cà tha. Nó phải biết chứ, nó phải thấy chứ, sao nó nhẫn tâm ca hát chào mừng bọn Việt Cộng, sao nó tỏ ra sung sướng khi nó biết chúng mày sắp khốn khổ, khốn nạn? Mày kể mày thân với nó, mày là bạn nó, tao không thấy nó thân với mày, không thấy nó nhận mày là bạn, mày cưu mang nó, mày đi tù mười mấy năm nó không một lời hỏi thăm. Mày thân tàn trở về, vợ bỏ, nhà mất, con mày tan tác, tao không thấy nó đi t́m mày, không thấy nó chi cho mày nửa lời an ủi. Nó bạn với bọn văn nghệ sĩ miền Bắc, nó không bạn với bất cứ thằng văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hoà bại trận nào.
    Ông bạn N.T, nhân câu dân dao “Ba Mươi giết hết lột da đóng giày”, nói:
    – Tha nó. Lột da nó làm ǵ. Ḿnh khác nó…

    Thở hắt ra, tôi nghĩ: “Nói vậy thôi, ḿnh có lột da được thằng nào đâu. Chúng nó lột da ḿnh th́ có. Chúng nó lột da anh em ḿnh dài dài từ ngày ấy…”
    Tôi mượn lời ông Elie Weisel để diễn tả tâm trạng tôi. Elie Weisel là người Do Thái, sinh trưởng ở Romania, hiện cư ngụ ở Hoa Kỳ. Sống sót từ Ḷ Thiêu Người Do Thái của Đức Quốc Xă, trong khi cha mẹ, anh chị em ông chết hết trong Ḷ Thiêu Người. Elie Weisel viết Hồi Kư tố cáo tội ác bọn Đức Quốc Xă đă làm với dân Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai. Ông được Giải Nobel Ḥa B́nh năm 1986. Chắc có ai đó đề nghị ông nên tha thứ, ông viết:
    – Tôi không có quyền tha thứ cho bọn giết người về cái tội chúng đă tiêu diệt 6 triệu người Do Thái. Quyền tha thứ hay không là ở những người đă chết.
    Chiều nay, đúng giờ này, ngày này 26 năm trước, 4 giờ chiều Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trời Sài G̣n u ám, đất Sài G̣n quằn quại, người Sài G̣n đau thương, mấy tên đốn mạt đến đài phát thanh phứng phưng hát chào mừng quân xâm lăng.
    Tôn vinh hương linh những công dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa – quân và dân – đă chết v́ chống lại cộng sản, tưởng nhớ những người Sài G̣n đến 4 giờ chiều ngày 30 Tháng Tư 1975 c̣n chết v́ chống Cộng sản ở Sài G̣n, tôi thành kính – và ngậm ngùi – viết những ḍng này.
    . . .

  7. #17
    tran truong
    Khách
    Tôi nghĩ ta không nên vu cho Việt Cộng nhiều tội ác hơn là những tội ác họ đă làm với đồng bào của họ. Việt Cộng, nón cối, giép râu, AK, răng cải mả, lính cái, nữ cán tóc bím đuôi sam kiểu Tầu Măn Thanh, mông đít to như cái thúng, ngơ ngáo kéo nhau vào Sài G̣n như đàn ḅ vào thành phố
    Chuyện chìm vào dĩ vãng , những tưởng đã phôi pha , mai một ... hôm nay đọc lại mấy dòng trên . Cuộn phim quay chầm chậm trong đầu , ôi sao chỉ mấy dòng chữ mà cả lịch sử ngày nào cuồn cuộn đổ về ... sao nó đúng thế !! tượng thanh , tượng hình thế !!!
    Vâng nó hiển hiện trước mắt , nó sững sờ kinh ngạc , nó tái tê lòng người ... nó đọa đầy dân tộc !!!! Cám ơn bạn Blackhole đã cho tôi trẻ lại ... gặp lại cảm xúc cả đời chỉ có một lần như vậy !!!

  8. #18
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    Chuyện chìm vào dĩ vãng , những tưởng đã phôi pha , mai một ... hôm nay đọc lại mấy dòng trên . Cuộn phim quay chầm chậm trong đầu , ôi sao chỉ mấy dòng chữ mà cả lịch sử ngày nào cuồn cuộn đổ về ... sao nó đúng thế !! tượng thanh , tượng hình thế !!!
    Vâng nó hiển hiện trước mắt , nó sững sờ kinh ngạc , nó tái tê lòng người ... nó đọa đầy dân tộc !!!! Cám ơn bạn Blackhole đã cho tôi trẻ lại ... gặp lại cảm xúc cả đời chỉ có một lần như vậy !!!
    Phải cám ơn anh mới đúng v́ những bài ḿnh mang về được mọi người đọc và nhận xét là niềm vui của người post.
    Vâng, ngày đó tôi cũng đứng nh́n đám khỉ Trường Sơn vào thành phố với cảm giác một cuốn phim hay vừa hạ màn và từ đây sẽ bắt đầu phải xem một cuốn phim khác chẳng ra ǵ vừa mở màn.

  9. #19
    Black Hole
    Khách







    Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa
    …”

    Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, những anh Con Trai Bà Cả Đọi Giao Chỉ có cái hay là không cần kỳ cọc học chữ Hán, vẫn có thể hiểu được Thơ Đường. Chẳng hạn như hai câu thơ của Đỗ Mục, các anh hiểu “Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa”. Các anh chẳng cần phụ đề Việt ngữ: “Những em gái chơi – trong bài thơ này là các em ca kĩ 0 không biết cái hận mất nước. Đêm đêm vẫn hát bài Hậu Đ́nh Hoa!” Cay cú th́ thêm vào mấy tiếng: “Hát cho bọn cướp nước nghe”.

    Tôi đọc Dạ Bạc Tần Hoài những năm 1950. Năm xưa ấy, tôi thấy thơ Dạ Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục rằng hay th́ thật là hay… nhưng không ngậm đắng, nuốt cay tí nào! Không cay đắng bởi v́ từ năm 1950 đến năm 1975 tuy tôi đă mất một nửa nước, tôi vẫn c̣n Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa của tôi. Chỉ đến những đêm buồn khủng khiếp sau 1975, từ đó dài dài dài măi đến bây giờ và không biết c̣n dài đến bao giờ, tôi mới biết cái nhục mất nước và tôi mới thấm thơ Dạ Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục.
    Những em xướng ca, đời nào cũng vậy, thường chỉ hát phục vụ bọn đàn ông có quyền, có tiền. Nghề nghiệp buộc các em phải làm thế. Ta đă thấy Người Thơ tài hoa Nguyễn Du kể chuyện Nàng Cầm ở thành Thăng Long những năm 1800:

    Long Thành giai nhân
    Tính thị bất kỳ thanh
    Độc thiện Nguyễn cầm
    Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh
    …”
    (Người đẹp Thành Thăng Long
    Họ tên không ai rơ
    Riêng giỏi đàn cầm
    Nên người toàn thành gọi tên là Cầm…)

    Đàn Cầm c̣n có tên là đàn Nguyệt, lại có tên là đàn Nguyễn, do Nguyễn Hàm, một vị trong Trúc Lâm Thất Hiền đời Tấn tạo ra.
    Thi sĩ Trữ T́nh kể chàng nh́n thấy Nàng Nguyệt Cầm lần thứ nhất trong một dạ yến của các tướng lănh Tây Sơn ở Thăng Long. Thi sĩ ta tuy không ở trong phe Tây Sơn chiến thắng, hơn thế nữa chàng c̣n ở trong phe Lê Trịnh chiến bại, chàng cũng góp mặt ăn có, ăn theo những cuộc liên hoan của những người chiến thắng. Chàng kể:

    Tôi khi trẻ đă được thấy Nàng một lần
    Trong buổi yến tiệc bên Hồ Giám.
    Bấy giờ tuổi Nàng ba lần bẩy – “Kỷ th́ tam thất chính phương niên” – tức Nàng hai mươi mốt tuổi đương xuân.
    Áo hồng ánh chiếu lên khuôn mặt hoa đào
    Vẻ mặt Nàng mơ màng, dáng vẻ ngây ngất rất đẹp
    Năm cung rộn rịp, biến hóa dưới ngón tay nàng (…)
    Tướng lănh Tây Sơn trong tiệc đều nghiêng ngả
    Họ đua nhau tặng thưởng tiền cho Nàng
    Nhớ lại dạ tiệc ấy qua đă hai mươi năm
    Tây Sơn thảm bại, tôi vào Nam
    Long Thành trong gang tấc không được thấy nữa…
    Nay Tuyên Phủ Sứ v́ tôi mở tiệc vui
    Trong tiệc các nàng ca nữ đều trẻ đẹp
    Duy ở phía cuối có một người tóc hoa râm
    Mặt gầy g̣, thần sắc khô héo, thân ḿnh nhỏ bé
    Đôi mày tàn tạ không trang điểm
    Nào có ai biết đó là người chơi đàn hay nhất thành.
    Nghe khúc nhạc cũ mà giọng điệu mới, tôi thầm rơi lệ
    Tai lặng nghe mà ḷng buồn thương
    Nhớ lại hai mươi năm trước từng thấy Nàng..
    Thành quách đổi rời, việc người cũng khác.
    Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan hết
    Chỉ c̣n sót lại người nữ nhạc công này
    Chớp mắt trăm năm có là bao
    Đau ḷng việc cũ lệ thấm áo…
    Tôi từ ngày vào Nam tóc trắng hết
    Tất nhiên nhan sắc người đẹp phải suy tàn…


    Khi tướng lănh Tây Sơn làm chủ Thăng Long, Nguyệt Cầm đang thời xuân sắc. Chàng chưa có danh vọng ǵ. Chắc năm ấy tuổi Chàng cũng ba lần bẩy bằng tuổi Nàng. Chàng được vào dự yến chắc là nhờ đi theo ông anh là đại thần của Nhà Tây Sơn. Chàng ngồi ở cuối tiệc. Hai mươi năm sau (1813) Chàng là Đại Sứ Trưởng Sứ Bộ An Nam sang triều cống Thiên Triều Măn Thanh. Trên đường sang Thiên Quốc, Chàng và Sứ Bộ nghỉ lại thành Thăng Long. Tuyên Phủ Sứ đặc biệt mở dạ tiệc khoản đăi. Đêm nay, vật đổi, sao dời, Chàng là thượng khách của dạ tiệc, Nàng là nữ nhạc công già, ngồi đàn ở cuối ban nhạc.
    Kể lại chuyện xưa để thấy những người hành nghề ca xướng, đàn địch, đời xưa, đời nay, đời sau, đời nào cũng phải phục vụ bọn có quyền. Do đó họ bị chê là:

    “Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa”.

    Biết vậy nhưng ta vẫn đắng cay khi ta sống ở Thành Hồ những năm sau cuộc trời long, đất ngả nghiêng đen hơn mơm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao, ta nghe, ta thấy, ta bị, ta phải nghe, phải thấy những em thương nữ ca hát nâng bi bọn Bắc Việt Cộng nón cối, giép râu, răng cải mả, tóc bím, đít to hơn cái thúng, kéo vào làm chủ Sài G̣n Thủ Đô của ta. Ta cay đắng và ta cay cú. Không cay cú sao được. Ta cay cú v́ ta là người. Thần kinh ta ră rời, trái tim ta nát ngấu như trái sa-bô-chê bị xay trong b́nh quay sinh tố khi trong ngày bế mạc cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị II cho Văn Nghệ Sĩ Sài G̣n Kẹt Giỏ ở Nhà Hát Lớn Sài G̣n thất thủ của ta – Tháng Bẩy 1976. Trong buổi chiều, đại biểu các Tổ học tập lên diễn đàn phát biểu ư kiến, tâm hồn ta như cái ruột xe đạp ś hơi, rách c̣n hơn cái mền Sakymen (Sài G̣n Kỹ Nghệ Mền Len, Xưởng Máy ở chân cầu B́nh Triệu), khi ta ngồi chết dí ở đấy nghe em thương nữ nói thao thao như mây bay, như suối chẩy:

    – Cách mạng mới vào, em cũng sợ lắm. Em từng được nghe nhiều chuyện không hay về cách mạng. Những ngày đầu em cũng hoang mang. May mắn em được chị Kim Cương dẫn dắt. Em đi hát và trong một lần tŕnh diễn em thấy cử tọa nghiêm túc nghe em hát, tán thưởng, cổ vơ đúng lúc. Em nghĩ đây mới thật là chỗ đứng của người nghệ sĩ. Em phấn khởi nghĩ: “Đây mới thực là chỗ đứng của ḿnh…”

    Không biết đó là những lời tự em nghĩ ra hay em được ai mớm? Hai mươi nhăm năm xưa khi nghe em nói những câu đó tôi đă thắc mắc như thế, hôm nay viết lại chuyện xưa tôi vẫn c̣n nguyên thắc mắc ấy. Nếu em nghĩ ra th́ tôi phải phục em v́ tài nghệ nâng bi của em, nếu đó là lời người khác mớm cho em th́ tôi cũng phải phục em v́ em nhớ, em nói không vấp váp. Em nói em hát cho bọn ViXi nghe và em thấy việc ấy là đúng, là việc em nên làm, em nói bọn ViXi mới xứng đáng là những kẻ được nghe em hát, chỉ có bọn ViXi mới kính trọng con người nghệ sĩ của em, tôn trọng tài năng của em; em nói “chỗ đứng” – đây là chỗ em đứng em hát, “chỗ đứng” của em là chỗ trước mặt bọn ViXi. Nhưng rồi ngay sau đó em bỏ chỗ đứng của em, em ù té, em đi một đường vượt biên. Hai mươi mùa sầu riêng trổ gai sau ở Hoa Kỳ, tôi nh́n thấy em trên băng video. Thiên hạ hỏi em tại sao em hát hay thế, em trả lời em “hát bằng trái tim”. Tôi thắc mắc không biết những năm 76, 77 ở Thành Hồ em hát cho bọn ViXi nghe bằng cái ǵ?

    Ngoài việc nâng bi ViXi trong lần phát biểu cảm tưởng (Cán Cộng gọi là “thu hoạch”) sau khóa Bồi Dưỡng Chính Trị chiều xưa ấy, em nữ ca sĩ Hậu Đ́nh Sài G̣n c̣n phăng phăng kể cho bọn ViXi nghe chuyện Tổng Thẹo mê em, Tổng Thẹo cứ nhẩy với một ḿnh em trong Đêm Liên Hoan Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Sư Đoàn 9 Bộ Binh ở Cà Mâu. Em kể, em nói với Tổng Thẹo: “Ở đây có nhiều cô… Tổng Thống nhẩy với cô khác đi, bài nào Tổng Thống cũng nhẩy với em người ta thấy kỳ quá. Ông ấy nói: “Cái đinh đă đóng vào cột rồi, đâu có dễ ǵ nhổ ra”.
    Chiều xưa, một chiều mưa Tháng Bẩy 1976, trong nhà Hát Lớn của ta nay Bắc ViXi làm chủ, khi nghe em ca sĩ kể chuyện Tổng Thẹo đa t́nh ôm nữ ca sĩ đi một đường Tango lả lướt ở Cà Mâu, đang buồn thúi ruột tôi cũng phải nhếch mép cười như mếu v́ câu nói văn huê của Tổng Thẹo: “Cái đinh đóng cột…”, và lúc đó tôi nghĩ: “Người ta đang nhắc đến ông ta, không biết giờ này ở bên ấy ông ta có bị ù tai, hắt ś hơi không?” Tôi tự hỏi em ca sĩ kể chuyện Tổng Thẹo mê em cho Việt Cộng nghe để làm cái ǵ vậy? Em cứ nói em phục nó lắm, em hănh diện được hát cho nó nghe, là nó hài ḷng rồi, nó có đ̣i em kể chuyện Tổng Thẹo lẹo tẹo với em đâu.
    Một ông bạn tôi nói:
    – Ngày nào bọn Việt Cộng bị lật, chắc đồng bào ta cũng không ai trả thù chúng đâu. Dân tộc ta dễ tha thứ. Chuyện Cục Đá Ngày Xưa trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, ông nhớ chứ?
    Nhớ chứ. Nhưng tôi không đồng ư với việc vứt cục đá đi của nhân vật trong chuyện. Khi tên nhà giầu ném cục đá vào đầu anh nay đă lâm vào cảnh ăn mày ăn nhặt, anh nghĩ trước kia anh ném lại cục đá vào đầu nó là anh dại, nay anh ném nó là anh hèn… cũng được đi. Nhưng tôi nghĩ anh nên cầm cục đá dí vào mặt nó, kể lại chuyện ngày trước nó cậy giầu nó ném cục đá đó vào đầu anh cho nó nghe, cho mọi người nghe, nói cho nó biết nó có tội và nay anh có thể trả thù, anh hành tội nó được nhưng anh không thèm làm. Nói để cho những thằng nhà giầu khác thấy để chúng nó sợ không dám làm bậy khi có tiền, có quyền, có thế.
    Quân tử Tầu c̣n có câu: “Không đánh người ngă ngựa. Đánh người ngă ngựa là hèn”. Tôi cũng không đồng ư với tinh thần câu ấy. Lúc nó ngồi trên ngựa, tức lúc nó có quyền, có thế, nó đánh ḿnh, làm sao ḿnh đánh lại nó? Lúc ấy ḿnh chỉ né nó thôi cũng đă vỡ mặt rồi. Ở đó mà đánh lại. Nhưng lúc nó ngă ngựa, lúc nó ngang cơ với ḿnh, ḿnh đánh cho nó bỏ mẹ nó là phải chứ. Đánh nó để cho những thằng đang ngồi trên ngựa thấy cảnh nhục nhă của những thằng khi có quyền, có thế hung hăn đánh người, làm hại người, đến khi mất quyền sẽ bị người đối xử ra sao. Cho chúng thấy để chúng tởn, chúng bớt làm bậy.
    Thời loạn, nhất là trong những quốc gia bị xâm lăng, bị thôn tính, bị tiêu diệt, chẳng cứ ǵ đám “thương nữ” mới “bất tri vong quốc hận”, bọn văn nhân vô hạnh cũng có nhiều tên tự nguyện nâng bi bọn chiến thắng. Trong buổi bế mạc cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho Văn Nghệ Sĩ ở Thành Hồ Tháng Bẩy 1976, ngoài em ca sĩ Cái Đinh Đóng Cột, c̣n có anh nhà dzăng lên xưng tội, thành khẩn cám ơn Bác và Đảng đă cho anh được sáng mắt, sáng ḷng (anh này, ngay sau khi cám ơn Bác và Đảng, cũng ù té một đường vượt biên đi mất hút),có anh ca sĩ lên phát biểu, nói ǵ không nói, kể chuyện ma tịt:
    – Chị Phen Hường Tỏi có cái xe Mát-đa th́ chị Phen Hường Riềng cũng phải có cái Đát-sun. Những nữ ca sĩ Sài G̣n muốn nổi tiếng phải đi qua cái giường…
    Chiều ấy, nghe anh Ca Sĩ Cà Chớn nói, tôi ngơ ngác: “Tại sao lại có thể mở miệng nói như thế trước bọn Việt Cộng? Chúng nó có đ̣i ḿnh phải nói như thế đâu? Tại sao ḿnh lại tự bôi bẩn lên mặt ḿnh một cách ngu xuẩn quá như thế?
    . Loại xướng ca này hát cho Lính chỉ làm cho Lính xấu hổ.
    oOo
    Thôi nhé… Hăy tạm quên đi những hờn giận, những đắng cay, để trở về với bài thơ Hậu Đ́nh Hoa.
    Tác giả là Trần Thúc Bảo, ông vua cuối cùng của nhà Trần Nam Triều bên Tầu. Tất nhiên, Nam Triều bên Tầu, không phải Nam Triều Tiên. Ông vua Tầu này thường được gọi là Trần Hậu Chủ, làm Vua từ năm 583 đến năm 589, vỏn vẹn 6 năm, th́ bị Tùy Văn Đế diệt, nhưng tên tuổi được nhắc măi nhờ là tác giả một bài thơ và phần lớn nhờ được thi sĩ Đỗ Mục nhắc đến bài thơ đó. Đây là bài thơ “Ngọc Thụ Hậu Đ́nh Hoa” của Trần Hậu Chủ:

    Lệ vũ phương lâm đối cao các
    Tân trang diễm chất bản khuynh thành.
    Aùnh hộ ngưng kiều sạ bất tiến
    Xuất duy hàm thái tiếu tương nghênh.
    Yêu cơ kiểm thị hoa hàm lộ
    Ngọc thụ lưu quang chiếu hậu đ́n
    h”.

    (Cây Ngọc Như Hoa ở Hậu Đ́nh
    Nhà ngọc, rừng thơm đối diện với lầu cao,
    Mới trang điểm, sắc đẹp vốn khuynh thành.
    Cánh cửa sáng lên, dáng kiều ngập ngừng dừng lại.
    Vén rèm bước ra,mặt tươi nét cười đón nhau
    Người đẹp trẻ tuổi, mặt tươi như hoa ngậm sương
    Nàng như cây ngọc phát ánh sáng, chiếu rực rỡ cả hậu đ́nh.

    Ư thơ thường thôi, bài thơ sống được măi với đời là nhờ thơ “Dạ Bạc Tần Hoài” của Đỗ Mục:

    Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa.
    Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
    Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa
    “.

    (Khói lồng nước lạnh, trăng lồng cát.
    Đêm ở Tần Hoài, cạnh tửu gia.
    Thương nữ không hay sầu mất nước
    Bên sông vẫn hát Hậu Đ́nh Hoa).

    Kể cũng lạ. Đỗ Mục sống và làm thơ trong thời nhà Đường, một trong những thời đại cường thịnh nhất của nước Trung Hoa. Nhà Đường đánh xuống miền Nam, thôn tính Giao Châu, lập lên An Nam Đô Hộ Phủ, đánh sang miền Đông, chiếm Cao Ly, lập lên An Đông Đô Hộ Phủ. Đỗ Mục biết ǵ về chuyện vong quốc, ông đau ǵ về chuyện mất nước mà ông trách người ta cứ hát khúc Hậu Đ́nh Hoa?
    Ông mà sống vào thời của bọn mất nước chúng tôi bây giờ, ông mà sống lưu vong như bọn tôi, ông thấy bọn văn nhân vô hạnh, bọn xướng ca vô loài của chúng tôi khi kẹt trong nước th́ ca tụng bọn cướp nước, chạy được ra nước ngoài th́ hai mươi năm sau trở về đầu hàng bọn cướp nước… chắc ông hết làm thơ được, ông khóc.

    Vua Bảo Đại nước An Nam và vua Trần Hậu Chủ nước Ba Tầu giống nhau ở điểm hai ông cùng ăn chơi, cùng mất ngôi, mất nước, nhưng khác nhau ở điểm vua Trần Hậu Chủ làm thơ Hậu Đ́nh và tự tử chết ngay khi mất ngôi, vua Bảo Đại Bại Đảo suốt đời không viết ǵ cả – quyển Hồi Kư của ông là do ông kể, ông Tây viết, tất nhiên là bằng tiếng Tây – và sống thật lâu sau khi mất ngôi, mất nước.

    . . .

  10. #20
    Black Hole
    Khách

    Mọi rừng vào thành



    Số văn nghê sĩ Sài G̣n bám đít quân Bắc Việt Cộng, những tên vô liêm sỉ bị nhân dân gọi là bọn “Cách Mạng Ba Mươi” không nhiều. Anh thứ nhất là Trịnh Công Sơn – bốn giờ chiều ngày 30 Tháng Tư, đất trời Sài G̣n sầu thảm, anh CM30 Trịnh Công Sơn lên tiếng hát chào đón quân xâm lăng trên đài phát thanh – tiếp đó là Cung Tích Biền, Thái Bạch, Hoàng Trọng Miên…
    Hai mươi sáu năm sau, ở xứ người, tôi vẫn cảm thấy nhục khi viết những ḍng chữ này. Dù sao những anh Cách Mạng Ba Mươi ấy cũng là văn nghệ sĩ Sài G̣n. Sống ở Sài G̣n sau năm 1975, tôi mới cảm biết thế nào là nhục bại trận, nhục đầu hàng, nhục không chết được, nhục không dám chết, nhục biết là sống nhục mà cứ phải sống để chịu nhục, tôi mới thấm câu Kiều “Bắt phong trần phải phong trần”. Ḷng tôi quặn đau khi tôi nh́n thấy những ông tướng của quân đội tôi khóc mếu trên màn ảnh TiVi trước mặt quân thù. Tôi mới thấy, mới hiểu thế nào là “hàng thần lơ láo, văn nhân vô hạnh, xướng ca vô loại”.
    Ngày 1 Tháng 5, không biết những tên Cách Mạng Ba Mươi nào cho ra tờ báo Trắng Đen. Báo không có tin tức ǵ, chỉ có h́nh Hồ Chí Minh và vài cái thông cáo của cái gọi là Ủy Ban Quân Quản. Bọn ra báo này là bọn Cách Mạng Ba Mươi v́ chúng chỉ ra được một số báo, tờ báo Cách Mạng Ba Mươi mang măng-xét Trắng Đen bị Bắc Việt Cộng dẹp tức khắc.
    Chừng mười ngày sau ngày 30 Tháng Tư, tôi mới gượng đi lên trung tâm Sài G̣n. Đường Lê Lợi của ta lúc 10 giờ sáng long lanh nắng vàng – sáng mát trong như sáng năm xưa, gió thổi mùa thu vào Lê Lợi – cảnh vẫn là cảnh hôm qua chỉ có ḷng người tan nát. Đường phố Sài G̣n đă được dọn dẹp, không c̣n những cây súng M16 vứt ở các gốc cây, không c̣n những chiếc áo blouson của phi công nằm lạc loài trong các góc phố. Hăy c̣n quá sớm, hôm ấy Sài G̣n chưa có Chợ Trời.
    Tôi gặp vợ chồng Duyên Anh.
    Rất tự tin, Duyên Anh nói:
    – Yên trí. Chúng nó sẽ phải dùng ḿnh.
    Tôi ngậm ngùi nghĩ: “Chúng nó dùng mày, chúng nó không dùng tao”.
    Tôi thường mua thuốc lá của chị bán thuốc ngồi bên cửa tiệm kem Mai Hương.
    Thấy tôi, chị hỏi nhỏ:
    – Cậu không chạy được à?
    Tôi thấy ư thương hại trong mắt chị.
    Tôi chỉ là một người khách mua hàng của chị, nhưng chị cũng mong tôi chạy thoát, chị cũng muốn tôi không bị khổ nhục. Hàng của chị xác xơ nghèo, chẳng c̣n bao nhiêu thuốc lá Mỹ, bẩy, tám gói Lucky, một hộp thuốc pipe Sir Walter Raleigh. Tôi mua hết số thuốc ấy. Đấy là lần cuối cùng tôi mua thuốc lá Mỹ ở Sài G̣n.
    Tôi thấy ca sĩ Hùng Cường bận bộ áo cánh, quần đen, như lính Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, không nón tai bèo, không giép râu, đi giầy Bata, lưng đeo cái ba-lô có cắm lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đi phây phây trên đường Tự Do. Tôi nghĩ Hùng Cường nhân buổi tranh tối, tranh sáng, bận bộ đồ đó đi rỡn chơi, như anh hóa trang đóng một vai tuồng. Nhưng cảnh thay đổi từ bộ quân phục lính VNCH (Bạn nhớ không? Hùng Cường là lính Biệt Động Quân!) sang bộ đồ đen GPMN, chỉ thiếu cái khăn rằn, cũng làm đau ḷng người Sài G̣n, nó báo trước cái cảnh:

    Công hầu đệ trạch giai tân chủ
    Văn vũ y quan dị tích th́


    Tôi nghe các bạn tôi kể về một cuộc họp ở trụ sở Hội Văn Nghệ Giải Phóng Miền Nam tại Ṭa Đại Sứ Đại Hàn đường Nguyễn Du. Đây không hẳn là một cuộc họp. V́ văn nghệ sĩ Sài G̣n kéo đến đông quá, một, hai anh GPMN phải ra tiếp, nói vài câu trấn an. Lúc đó Hùng Cường đứng lên, hát ngay một bài ca tụng Bác Hồ do anh sáng tác.
    Thế rồi một số nam nữ ca sĩ Sài G̣n chiều chiều đến nhà hàng Queen Bee ca hát. Họ hát những bài Tiếng Đàn Ta Lư, Tiếng Chày trên Sóc Bom Bo, Dưới bóng cây Kà Nưa, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây v.v…
    Bọn cán bộ văn nghệ MTGP không tổ chức cuộc tập hát này, họ không mời ca sĩ Sài G̣n đến tập hát, đây là sáng kiến của Hùng Cường với một anh Tầu Chợ Lớn có tiền. Anh Tầu bỏ tiền ra cho Hùng Cường thành lập một đội văn công chờ sẵn, ViXi cần đến là có ngay. Nhưng ViXi dẹp cái ban ca kịch cà chớn phi cầm, phi thú này tức th́. Việt Cộng không thèm dùng những anh chị văn nghệ sĩ Sài G̣n, nếu Việt Cộng dùng chắc hàng ngũ Cách Mạng Ba Mươi c̣n có nhiều khuôn mặt mẹt văn nghệ sĩ Sài G̣n hơn.

    Hoàng Trọng Miên là anh Cách Mạng Ba Mươi có vẻ có giá nhất, anh có người anh là Thanh Nghị Hoàng Trọng Quĩ làm Phó bộ trưởng Văn hóa trong chính phủ “cách mạng lâm thời Cộng Hoà Miền Nam VN”. Những tháng đầu tiên Hoàng Trọng Miên “phấn khởi, hồ hởi” ra mặt. Mấy anh Tầu Chợ Lớn chuyên đón gió o bế Hoàng Trọng Miên hết cỡ. Mấy anh dùng ô tô đưa Hoàng Trọng Miên ra Vũng Tầu, lên Đà Lạt, xí nhà đất, vườn cây của các tướng lănh VNCH. Bọn ViXi cấp xă, quận, kể cả cấp tỉnh, thấy đàn anh và phái đoàn từ Sài G̣n ra, nhân danh Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố, tiếp quản nhà đất của tướng Ngụy bỏ chạy, dễ dàng làm giấy xác nhận chủ quyền ngay. Bọn Hoàng Trọng Miên hí hửng ăn nhậu tưng bừng, cuộc đời tươi như hoa hồng thắm. Vài tháng sau bọn cán bộ phụ trách nhà đất từ Hà Nội vào. Bọn này mới là bọn có quyền tịch thu và quản lư nhà đất của những kẻ bị coi là “có tội với nhân dân đă bỏ chạy ra ngoại quốc”. Các giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất bọn Hoàng Trọng Miên lấy được trở thành giấy lộn. Mấy anh Tầu vỡ mộng bèn bỏ rơi anh Cách Mạng Ba Mươi Hoàng Trọng Miên.
    Tháng Tư 1976, Cộng sản Hà Nội khai tử cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam, quẳng đi luôn cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng, Phó Bộ trưởng Văn hóa Thanh Nghị được cho làm quản thủ Thư Viện. Nghe nói Thanh Nghị than:
    – Bây giờ tôi là tên tù giữ sách.
    Cũng nghe nói Thanh Nghị chết không nhắm được mắt. Hoàng Trọng Miên cũng đă qua đời. Số phận chung của những anh Cách Mạng Ba Mươi là:
    – bị nhân dân khinh bỉ.
    – không được Việt Cộng dùng, ngay cả Việt Cộng cũng khinh bỉ bọn Cách Mạng Ba Mươi.

    Duyên Anh Vũ Mộng Long – bị bắt tháng 4-1976, tù 6 năm, vượt biên năm 1983, sống và chết ở Pháp – viết trong hồi kư “Nhà Tù”, xuất bản năm 1987, về một số những anh chị Cách Mạng Ba Mươi:
    “…Khi trở về sau 6 năm tù, tôi nh́n rơ Thái Bạch bệ rạc nằm ở ṣng hút thuốc phiện xin xỏ từng điếu. Nó đă bị đá ra khỏi sinh hoạt văn nghệ. Cái hiệu sách Giải Phóng của nó ở đường Gia Long đă biến thành trụ sở công an phường. Quần áo nó lếch thếch, hôi hám. Cái chất nhễ nhăi vênh vang trên khuôn mặt đắc thời của nó giữa tháng 5-1975 đă khô rom. Nó bắt đầu chửi cộng sản chỉ để bấu một điếu thuốc phiện rẻ rề. Thế Nguyên th́ tuyệt tích. Vũ Hạnh phải làm sà-bông lậu, bị công an phường gây khó dễ. Sơn Nam quần ống thấp ống cao, lang thang hè phố. Em rể Trần Bạch Đằng nằm ấp Chí Ḥa một ngày, vợ nhận hết tội “áp phe” xuất cảnh, nằm thế chồng ba tháng, nhà cửa bị khám xét, đồ tế nhuyễn bị tịch thu. Lệ Hằng hết mon men tới Hội Nhà Văn sau vở kịch chửi vượt biên rồi vượt biên bị bắt. Từ Kế Tường mất chức chủ nhiệm Nhà Văn Hóa Quận 4. Nguyễn Khánh Trịnh, Ngụy Ngữ, Hoàng Ngọc Tuấn mỗi năm chỉ được đăng hai truyện ngắn. Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận mất báo Tin Sáng, mất luôn tổ hợp sơn mài, đi buôn bán tre và sẽ bị bắt…” (Nhà Tù – Duyên Anh, Xuân Thu 1987, trang 167).
    “…Vẫn tṛ chơi bắt văn nghệ sĩ phóng uế lên sự nghiệp của ḿnh, Trịnh Công Sơn đă tự kiểm để được làm ở Sở Thông tin Văn hóaThành phố. Loạt bài tự kiểm của Trịnh Công Sơn đă làm ngao ngán tuổi trẻ ngưỡng mộ nhạc của Sơn. Từ đó, Sơn say mèm. Bố già Á Nam Trần Tuấn Khải tự kiểm trên tờ Văn Nghệ Giải Phóng mới nản chứ! Người nản nhất, xấu hổ nhất là Trần Việt Hoài (con của ông Trần Tuấn Khải). Anh đă uất ức làm bốn câu thơ trước khi chết:

    Đầy tớ Mỹ ngă gục
    Bồi Tầu, Nga reo vui
    Riêng cháu con ṇi Việt
    Ôi xiết bao ngậm ngùi
    …”
    (Nhà Tù, Xuân Thu 1987, trang 182)

    Ông Á Nam Trần Tuấn Khải không hẳn thuộc loại Cách Mạng Ba Mươi, ông thuộc hàng ngũ “văn nhân vô hạnh”, đội ngũ này có cái tên diễn nôm hơi dài “Văn Thi Sĩ Sài G̣n Phản Thùng Nâng Bi Việt Cộng”. Bài Thơ Nâng Bi của ông là bài thơ Nâng Bi để đời. Đây là lời và thơ ông Á Nam Trần tuấn Khải:
    “Cuối xuân Ất Măo (1975) tiếng súng cuối cùng Sài G̣n – Chợ Lớn đă tắt, ngọn cờ giải phóng tung bay khắp miền Nam, nước Việt Nam ta hoàn toàn sạch vết quân xâm lược. Những quân tay sai bán nước đều cao bay xa chạy. Tác giả tuổi ngoài tám mươi này được trông thấy cái cảnh huy hoàng rực rỡ của cả dân tộc Việt Nam, trút hết nỗi uất hờn sâu thẳm trong bấy nhiêu lâu, thực chẳng khác ǵ tái sinh nên viết mấy ḍng sau đây để góp vui cùng bạn ḷng trong cơi:

    Hơn tám mươi năm lộn kiếp đây
    Tuổi đời: lên một, tính từ nay!
    Cơm no đoàn kết mau khôn lớn
    Nước sạch xâm lăng khỏi quấy rầy.
    Độc lập đi về nhiều chuyện thú
    Tự do ăn học lắm tài hay.
    Nhờ ơn cách mạng bồi thêm thọ
    Hưởng măi non sông đất nước này
    “.

    oOo
    Liêu lạc bi tiền sự. Chi ly tiếu thử thân…
    Vèo trông lá rụng đầy sân… Tha hương tâm sự có ngần ấy thôi… Sự đời đă quá đôi hồi… Thôi c̣n đâu nữa những người năm xưa… Quốc kỳ c̣n đó trơ trơ… Dám xa xôi nước mà thưa thớt ḷng… Quê hương đâu nữa mà mong… Thôi đành thẹn sắt, tủi đồng thế thôi…
    Anh bạn dăi dầu không bước nữa… Gục trên súng mũ bỏ quên đời… Tôi buồn tôi viết không c̣n lửa. Mượn thơ truy điệu để thay lời. Hỡi ơi bạn tác ngoài trôi giạt. Chẳng đọc văn ta cũng ngậm ngùi…

    Tung hoành trong chốn can qua ấy
    Bến Hải, Cà Mâu chẳng tiếc thân
    Nước mất buông đời theo nạn nước
    Khó vi tướng tá, dễ vi thần
    Lậy mẹ, con đi, em ở lại
    Nỗi nhà, nỗi nước há phân vân
    Quê xanh lá vẫy, đầu xanh biệt
    Hăm mốt tuổi đời, mấy tuổi quân
    Lính chiến vốn nghèo như cát bụi
    Họa chăng dư dật mảnh trăng xuân
    Những phiên gác giặc thèm hơi thuốc
    Mong ánh chiêu dương ló dạng dần
    Mới đêm cùng bạn chung đầu vơng
    Sáng mở đường nghe súng nổ rân
    Bạn đổ như cây chưa tỏa ngọn
    Chưa từng ḥ hẹn một t́nh nhân
    Lính nghèo nên lính càng thương lính
    Chiến dịch dài thêm mỗi bước chân
    Mỗi bước chân chưa đầy nửa thước
    Băng đồng, lội suối, vượt trùng san
    Quân đi tính mỗi mùa khô dứt
    Từng chặng ngày đêm kể dặm ngàn
    Phi pháo sẵn hai nguồn yểm trợ
    Trực thăng vi vút đảo xa gần
    Giang đoàn, hạm đội đầy sông biển
    Hải Lục Không Quân thế trận dàn
    Trai gái vai kề vai giữ nước
    Toàn Quân Binh Chủng chấp nguy nan…
    Hữu thân hữu khổ đà ghi khắc
    Bia miệng ca dao đắng chát vần
    Lính Chiến Cộng Ḥa c̣n lănh đủ
    Súng thù, gươm bạn mấy gian truân
    Bây giờ anh ở đâu anh hỡi
    Câu hát năm xưa rộn xóm làng
    Một bước lỡ muôn trùng cách biệt
    Quốc Quân kỳ ủ rũ mầu tang
    Gọi nhau trong nỗi niềm bi lụy
    Mấy suối cho vừa nước Giải Oan
    Ai đó thẹn thùng câu chật đất
    Hỡi ơi từ thủa lính tan hàng.


    Băng Đ́nh (Wichita. Tháng Tư 2001)


    Súng thù, gươm bạn, lính tan hàng… Mấy suối cho vừa nước Giải Oan… Hỡi ơi… bạn tác ngoài ly loạn… Chẳng đọc thơ nhau cũng đoạn tràng…

    . . .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-04-2012, 03:48 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Cuộc Chiến Đấu Cuối Cùng Ở Xuân Lộc
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 7
    Last Post: 09-12-2011, 08:35 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-05-2011, 01:13 AM
  5. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •