Mỹ - Nhật có kế hoạch hành động chung trong nhiều t́nh huống khẩn cấp, trong đó có xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP.


Hai bên đă thảo luận về cách ứng phó với những sự kiện khẩn cấp xảy ra trên biển Hoa Đông, trong lúc Nhật đang hy vọng Mỹ chủ động hơn về vấn đề chủ quyền trong khu vực.

Nhật Bản và Mỹ đang phát triển kế hoạch hành động chung giữa lực lượng vũ trang hai nước nhằm đối phó với những đe dọa từ Trung Quốc trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, hăng Kyodo dẫn nguồn tin từ chính quyền Nhật Bản.
Hai bên đă thảo luận về cách ứng phó với những t́nh huống khẩn cấp xảy ra tại khu vực trên, theo nguồn tin. Bản dự thảo kế hoạch có thể sẽ hoàn tất vào tháng 3 năm sau (2019)

Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho rằng cam kết của Washington trong việc bảo vệ Nhật Bản theo Điều 5, hiệp định an ninh giữa hai nước, mở rộng phạm vi đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Điều khoản trên nêu nghĩa vụ của Mỹ là giúp đỡ Nhật Bản bảo vệ lănh thổ trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang.
Tuy nhiên, Washington khẳng định sẽ không đóng bất kỳ vai tṛ nào trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hiện do Tokyo kiểm soát.
Với việc thảo luận về kế hoạch hành động chung, Nhật Bản đang hy vọng Mỹ sẽ chủ động hơn về vấn đề chủ quyền trong khu vực.
Theo các nguồn tin, kế hoạch nhắc đến một số trường khẩn cấp như ngư dân Trung Quốc có vũ trang đổ bộ lên quần đảo tranh chấp, và Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản cần được huy động trong những trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của cảnh sát bển.
Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản đă nghiên cứu các cách ứng phó với những nguy cơ trên. Nhiệm vụ của giới chức hai nước là đàm phán nhằm kết hợp kế hoạch ứng phó của Tokyo với năng lực tấn công của quân đội Mỹ.
"Các tổ chức vũ trang luôn phải tính toán cho những trường hợp xấu nhất, v́ vậy việc hai nước hợp tác xây dựng kế hoạch đối phó Trung Quốc là tự nhiên", ông Bonji Ohara, cựu tùy viên quân sự từng làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh, cho biết.
Các cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và Mỹ diễn ra trong khuôn khổ hướng dẫn quốc pḥng được thiết lập vào năm 2015, tức Cơ chế lập kế hoạch song phương (BPM).
Bản hướng dẫn quy định Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ phải "thực hiện các hoạt động song phương nhằm chống lại các cuộc tấn công nhắm vào Nhật Bản bởi bộ binh, không quân, hải quân và lực lượng đổ bộ".
Mỹ - Nhật có kế hoạch hành động chung trong nhiều t́nh huống khẩn cấp, gồm xung đột trên bán đảo Triều Tiên.

HKMH Mỹ dẫn đầu các tàu chiến chuẩn bị tập trận lớn ở Nhật Bản

Các chiến đấu cơ của Mỹ đă bay qua Tây Thái B́nh Dương hôm thứ Bảy trong khi hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân đă gia nhập lực lượng với các khu trục hạm của Nhật Bản và một chiến hạm của Canada cho cuộc diễn tập sẵn sàng tác chiến lớn nhất từng được tổ chức tại Nhật Bản.



Nhật Bản và Mỹ đă huy động 57.000 thủy thủ, thủy quân lục chiến và binh sĩ không quân cho cuộc tập trận Keen Sword hai năm một lần, nhiều hơn 11.000 người so với năm 2016, với các cuộc diễn tập không chiến mô phỏng, đổ bộ thủy lục và pḥng thủ phi đạn đạn đạo. Lực lượng 47.000 binh sĩ của Nhật Bản chiếm một phần năm lực lượng vũ trang của nước này.
“Chúng tôi đang ở đây để b́nh ổn và bảo toàn năng lực của chúng tôi nếu cần thiết. Các cuộc diễn tập như Keen Sword chính xác là điều mà chúng tôi cần làm,” Chuẩn Đô đốc Karl Thomas, chỉ huy nhóm tàu sân bay tấn công, phát biểu trong một cuộc họp báo trên tàu Reagan trong khi các máy bay chiến đấu F-18 cất cánh từ sàn máy bay bên trên ông, Reuters tường tŕnh.
Tám chiến hạm khác đi cùng hàng không mẫu hạm này cho cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm nhằm phô trương lực lượng trong vùng biển mà Washington và Tokyo lo sợ sẽ ngày càng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.



“Liên minh Mỹ-Nhật là thiết yếu cho sự ổn định trong khu vực này và vùng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương rộng lớn hơn,” Chuẩn Đô đốc Hiroshi Egawa, chỉ huy các tàu của Nhật phát biểu trên tàu Reagan
Trú đóng tại Yokosuka gần Tokyo, tàu Reagan là tàu chiến lớn nhất của Mỹ ở Châu Á, với đội ngũ gồm 5.000 thủy thủ và khoảng 90 máy bay chiến đấu Super Hornet F-18.
Một tàu tiếp liệu hải quân của Canada cũng tham gia cuộc tập trận Keen Sword cùng với tàu khu trục đi cùng tàu Reagan hôm thứ Bảy.
Các quan sát viên Anh, Pháp, Úc và Hàn Quốc cũng sẽ quan sát cuộc diễn tập Keen Sword, khởi sự vào thứ Hai và kết thúc vào thứ Năm.

Hồi tháng 9 Tokyo vừa phê duyệt khoản ngân sách trị giá 122 triệu USD để phát triển bom lượn siêu thanh (supersonic glide bombs) mới, tăng cường khả năng bảo vệ các đảo tranh chấp nếu xảy ra xung đột.
Một quan chức quốc pḥng Nhật Bản nói với hăng tin Jiji Press rằng họ dự định phát triển mẫu thử nghiệm bom lượn siêu thanh và đưa vào hoạt động từ năm 2025. Kinh phí cho nghiên cứu ban đầu khoảng 13,8 tỷ yen (khoảng 122 triệu USD) đă được phê duyệt trong ngân sách quốc pḥng năm tới.
Bom lượn siêu thanh mới có thể triển khai từ bệ phóng trên mặt đất. Một động cơ tên lửa sẽ phóng quả bom lên độ cao khoảng 20 km, sau đó nó tách khỏi thân tên lửa và lướt đến mục tiêu với tốc độ siêu thanh. Bom được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao, kết hợp với tốc độ nhanh khiến việc đánh chặn trở nên rất khó khăn.
Garren Mulloy, Phó giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Daito Bunkyo, Nhật Bản, cho biết vũ khí mới được thiết kế để bổ sung cho tên lửa hành tŕnh mà lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản đă triển khai.



“Hiện tại, người Nhật rất thiếu các vũ khí dẫn đường công nghệ cao, đặc biệt là so với Mỹ, NATO, hay Nga, v́ vậy, không có ǵ ngạc nhiên khi Tokyo quan tâm đến loại vũ khí này”, ông Mulloy nói với Jiji Press.
Ông Mulloy cho biết thêm Tokyo đang lo lắng về năng lực quân sự của Bắc Kinh, cũng như nguy cơ về khả năng Trung Quốc có thể chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước.
Nhiều khả năng bom lượn siêu thanh khi đi vào hoạt động có thể được triển khai ở những vị trí mà các đảo tranh chấp nằm trong tầm bắn của nó.
Bom lượn siêu thanh sẽ được sử dụng để tấn công các xe quân sự, kho tàng, bến băi và các tàu nhỏ, trong khi tên lửa hành tŕnh sẽ tấn công các tàu cỡ lớn.

Những nhà thầu quốc pḥng Nhật Bản có chuyên môn cao trong việc phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến. Do đó, Tokyo sẽ không mấy khó khăn để phát triển bom lượn siêu thanh. Tuy nhiên, vũ khí này chỉ được sử dụng bởi lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản. Trước đây, theo Hiến pháp Nhật Bản, các công ty quốc pḥng bị cấm bán vũ khí ra nước ngoài.
Kể từ khi quy định xuất khẩu vũ khí được nới lỏng vào năm 2014, các công ty Nhật Bản đă thực hiện một số thỏa thuận nghiên cứu với Anh, Australia và Pháp. Nhật Bản cũng đang xúc tiến việc chuyển giao trang thiết bị quân sự cho một số quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Tuy vậy, các giao dịch vẫn chỉ giới hạn trong việc chuyển giao vũ khí phi sát thương, như máy bay giám sát TC-90 cho Philippines. Tokyo vẫn chưa sẵn sàng để bán vũ khí hiện đại ra nước ngoài, ông Mulloy nhận định.
VOA, ZingNews