Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 25 of 25

Thread: Nhà văn kiếm hiệp Kim Dung

  1. #21
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Kim Dung dành cho sách một vị trí khá quan trọng trong tiểu thuyết của ḿnh. Ông lạ hóa, ly kỳ, bí ẩn hóa, và tạo cho những bộ sách những số phận oái oăm.

    Trước khi là một nhà văn viết tiểu thuyết vơ hiệp, Kim Dung đă là nhà văn hóa. Và là một nhà văn hóa cho nên ông rất chú trọng đến các vấn đề văn hóa, đặc biệt là các vấn đề về thế giới sách.
    Ông đă dành cho sách một vị trí khá quan trọng, không phải chỉ trong những bài viết trên tờ Minh Báo mà c̣n ngay trong tác phẩm tiểu thuyết vơ hiệp vốn đầy tính đấu tranh của giới vơ lâm.
    Ta có thể t́m trong thế giới vơ hiệp của ông một thế giới về sách và số phận của những bộ sách đó cũng đầy sóng gió như số phận những nhân vật chính trong tác phẩm của ông.

    Muôn h́nh vạn trạng của những cuốn sách bí ẩn


    Một cách khái quát, Kim Dung có cách gọi tên sách rất phong phú. Sách được gọi là thư; như bộ Vũ Mục di thư của Nhạc Phi tức Nhạc Vơ Mục giấu trong bảo đao Đồ Long (Ỷ Thiên Đồ Long kư), bộ Minh thư tập lược của Cố Viêm Vơ và Tra Y Hoàng (Lộc Đỉnh kư).
    Sách được gọi là phổ; như Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm ở Phúc Châu (Tiếu ngạo giang hồ), Cầm phổTiêu phổ của khúc hợp tấu Tiếu ngạo giang hồ.
    Sách được gọi là kinh; như Thần chiếu kinh của Đinh Điển (trong Liên thành quyết), Lục mạch thần kiếm kinh của chùa Thiên Long và Dịch cân kinh của chùa Thiếu Lâm (Thiên long bát bộ), Tứ thập nhị chương kinh của Bát kỳ triều Thanh (Lộc Đỉnh kư), Dược vương kinh (trong Phi hồ ngoại truyện).

    Sách được gọi là điển, như Quỳ hoa bảo điển (trong Tiếu ngạo giang hồ). Sách được gọi là Lục, như bộ Tử hà bí lục của phái Hoa Sơn (Tiếu ngạo giang hồ). Sách được gọi là tâm pháp, như bộ Càn khôn đại na di tâm pháp (Ỷ thiên Đồ Long kư).
    Sách được gọi là , như Minh giáo lưu truyền Trung thổ kư của Dương Tiêu viết về quá tŕnh h́nh thành Bái hỏa giáo (Minh giáo) ở đất Trung Hoa (trong Ỷ thiên Đồ Long kư).
    Những bộ sách mà Kim Dung đề cập đến được ghi chép với nhiều dạng văn tự khác nhau trên những phương tiện khác nhau. Vũ Mục di thư, Cửu âm chân kinh chép bằng chữ Hán (văn ngôn) trên những tờ giấy mỏng vàng khè.
    Lục mạch thần kiếm kinh chép bằng chữ Hán, có đồ h́nh hướng dẫn chép trên lụa quư. Tịch tà kiếm phổ lại chép trên áo cà sa. Dịch cân kinh chép bằng tiếng Phạn (Sanskrit) trên giấy.
    Thiết bản thần công của Nhậm Ngă Hành truyền cho Lệnh Hồ Xung lại chép trên sắt. Vơ công phái Tiêu Dao lại chép trên đá. Càn khôn đại na di tâm pháp được chép bằng tiếng Ba Tư trên da dê.
    Vơ công Minh giáo Ba Tư được chép trên tám tấm Thánh hỏa lệnh dài ngắn khác nhau, xương không ra xương, ngà không ra ngà. Nói cách khác, những bộ sách mà Kim Dung đề cập đến khá phong phú về văn tự, đa dạng về vật liệu làm sách.
    Ngay cả cách chép sách cũng lạ: phải vận chỉ công để khắc chữ trên sắt, trên đá; phải đem Thánh hỏa lệnh nhúng vào một lớp sáp rồi viết chữ lên lớp sáp và dùng cường toan (acide - không nói rơ là thứ ǵ) đồ theo những chữ đă viết mới ra tự dạng trên Thánh hỏa lệnh.
    Sách đă lạ, cách đọc sách cũng lạ hơn. Lệnh Hồ Xung sẽ không đọc được Thiết bản thần công của Nhậm Ngă Hành nếu không cởi trần truồng nằm trên tấm sắt cho những chữ khắc đó hằn lên da thịt.
    Trương Vô Kỵ sẽ không hiểu được vơ công trên Thánh hỏa lệnh nếu như Bảo Thụ vương của Ba Tư không bị đánh Thánh hỏa lệnh trúng vào má cho chữ bị hằn lên để Tiểu Chiêu đọc và dịch ra tiếng Hán cho Vô Kỵ nghe.
    Vô Kỵ cũng không biết tấm da dê là Càn khôn đại na di tâm pháp nếu Tiểu Chiêu không trích máu ngón tay nhỏ vào cho chữ hiện ra. Du Thản Chi đọc được Dịch cân kinh và lĩnh hội được yếu quyết của kinh chỉ khi nào cúi đầu xuống đất, chổng chân lên trời.
    Tựu trung, những bộ sách trong tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung mang theo nhiều điều bí ẩn khó tả, có người cầm nó trong tay nhưng chẳng biết được giá trị liên thành - chiều sâu chứa đựng trong bộ sách.



    Số phận oái oăm của những bộ sách


    Số phận những bộ sách được Kim Dung hư cấu trong tác phẩm vơ hiệp của ông đă thực sự cuốn hút người đọc, đưa người đọc đi vào một thế giới tiểu thuyết vừa siêu thực nhưng cũng rất hiện thực.
    Có những bộ sách trở thành tựa đề luôn cho tác phẩm. Đó là trường hợp Cầm phổTiêu phổ, hai bản nhạc hợp thành tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ, đă khiến cho Kim Dung chọn luôn tựa sách của ḿnh là Tiếu ngạo giang hồ.
    Đó là tác phẩm hợp soạn của hai con người thanh nhă: Lưu Chính Phong, cao thủ Hành Sơn phe bạch đạo và Khúc Dương trưởng lăo của Nhật Nguyệt thần giáo, phe hắc đạo.
    Xưa nay, người ta vẫn sống theo công thức "hắc bạch không thể ḥa, chính tà không thể gặp”. Cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương đều muốn chứng minh rằng khúc Tiếu ngạo giang hồ của họ có thể hóa giải những biên giới của sự chia rẽ và hận thù. Kết quả là cả Phong lẫn Khúc đều bị hại bởi những con người tự xưng là danh môn chính phái.

    Bộ sách đó được truyền lại cho Lệnh Hồ Xung phái Hoa Sơn. Lệnh Hồ Xung mang nó trong người, gặp không biết bao nhiêu điều đau khổ. Nhưng cũng chính Tiếu ngạo giang hồ đă đưa chàng lăng tử vô hạnh này gặp được ngọc nữ Doanh Doanh, đại tiểu thư của giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo.
    Họ yêu thương nhau, đến với nhau, hoá giải được biên giới chính tà, hợp tấu cầm tiêu trong bộ Tiếu ngạo giang hồ đi đến chỗ tâm linh tương thức - điều mà hai vị tiền bối Lưu Chính Phong và Khúc Dương không thể làm được.
    Một bộ sách khác được nhắc đến trong Tiếu ngạo giang hồTịch tà kiếm phổ (quyển sách về những đường kiếm chuyên trị những bọn tà đạo) tương truyền của ḍng họ Lâm. Lâm Viễn Đồ xuất thân là tiêu sư, có được kiếm phổ phải “dẫn đao tự cung” (tự thiến) để luyện.
    Kiếm pháp Tịch tà quá đỗi độc ác, ông ta chép lại vào áo cà sa, dặn con cháu không được dở ra coi. Con ông là Lâm Chấn Nam vơ công tầm thường, bị phái Thanh Thành của Dư Thương Hải tấn công nhằm đoạt Tịch tà kiếm phổ mà không đánh trả được.
    Kẻ đoạt được pho kiếm phổ này là chưởng môn Hoa Sơn Nhạc Bất Quần đoạt được. Một mặt, Nhạc tự thiến để luyện kiếm; mặt khác Nhạc vu cáo cho học tṛ là Lệnh Hồ Xung ăn cắp Tịch tà kiếm phổ.
    Khi Nhạc luyện xong, vứt áo cà sa đi th́ Lâm B́nh Chi, con trai Lâm Chấn Nam, lấy được và cũng tự thiến để luyện. Nhạc Bất Quần gả con gái là Nhạc Linh San cho cho Lâm B́nh Chi và thường xuyên theo dơi xem con gái ḿnh có được hạnh phúc chăn gối hay không.
    Lâm B́nh Chi đă “tự cung” th́ làm sao có thể chăn gối được. Nhưng Nhạc Linh San đă cứu mạng Lâm B́nh Chi. Cô trả lời rằng Lâm đối với cô rất tốt. Nhạc Bất Quần tin lời đó mới tha mạng cho Lâm B́nh Chi. Lệnh Hồ Xung đă dùng kiếm pháp của phái Hoa Sơn đánh bại kiếm pháp Tịch tà.
    Tịch tà kiếm phổ đă khiến ba con người thân bại danh liệt: Nhạc Bất Quần, Lâm B́nh Chi và Tả Lănh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn. Đúng ra, phải gọi nó là Tà môn kiếm phổ.

    Những pho sách mà Kim Dung đề cập đến trong tác phẩm của ông có khi là sản phẩm tưởng tượng, cũng có khi là sản phẩm thực tế được lồng vào cốt truyện. Vũ Mục di thư trong Ỷ Thiên Đồ Long kư, Dịch cân kinh trong Thiên Long bát bộ, Tứ thập nhị chương kinhMinh thư tập lược trong Lộc Đỉnh kư… là những tác phẩm có thực trong lịch sử văn hóa Trung Hoa.
    Dù là sản phẩm hư cấu hay sản phẩm thực tế, Kim Dung đă khoác cho những bộ sách của ḿnh một hành tung kỳ bí, một số phận oái oăm, khiến người đọc càng cảm thấy thú vị.
    Thí dụ như trường hợp bộ Tứ thập nhị chương kinh, một bộ kinh Phật thông thường mà mọi người Trung Hoa đều có thể biết, trong Lộc Đỉnh kư. Bát kỳ nước Măn Châu tiến công Trung Quốc, tiêu diệt nhà Minh. Đời vua thứ nhất của nhà Thành là Thuận Trị giao cho Bát kỳ tám bộ Tứ thập nhị chương kinh, mỗi quyển có b́a sách đúng như màu cờ của Bát kỳ: Bạch kỳ b́a trắng, Hắc kỳ b́a đen, Hồng kỳ b́a đỏ, Thanh kỳ b́a xanh…
    Tám quyển kinh đó có ǵ đặc biệt? Có! Thuận Trị đă cắt nhỏ một bản đồ khu vực Oa Tập Sơn (tiếng Măn Châu; dịch ra tiếng Trung Quốc là Lộc Đỉnh Sơn) được vẽ trên tấm da dê rồi chia các miếng vải đă cắt vào trong b́a sách, cho Bát kỳ. Thuận Trị dặn con cháu: “Nếu không giữ được thiên hạ (tức đất Trung Quốc) th́ ta ở đâu hăy trở về nơi đó”.
    Có ít nhất sáu thế lực t́m mọi cách để cướp cho được bí mật trong tám quyển Tứ thập nhị chương kinh. Một là vua Khang Hy, con vua Thuận Trị. Hai là con gái vua Sùng Trinh triều Minh, muốn trả thù cho cha. Ba là bọn Thần Long giáo, một giáo phái bí mật thông đồng với người La Sát (nước Nga La Tư).
    Bốn là Thiên Địa hội, một tổ chức chống triều đ́nh Khang Hy do Trần Vĩnh Hoa làm tổng lư. Năm là Ngô Tam Quế, phản thần của triều Minh, được nhà Thanh phong cho tước B́nh Tây vương, trấn vùng Vân Nam. Sáu là bọn Lạt ma Tây Tạng do Tang Kết cầm đầu.
    Mỗi thế lực đều tin rằng tấm bản đồ giấu trong tám b́a sách có bí mật riêng. Khang Hy muốn có để đốt đi, bảo vệ long mạch của tổ tiên tại Hắc Long Giang, Lộc Đỉnh Sơn miền Đông bắc Trung Quốc.
    Con gái vua Sùng Trinh Chu Mỹ Xúc - Trường B́nh công chúa - và Thiên Địa hội muốn phá được long mạch của nhà Thanh nhằm đuổi người Măn Châu ra khỏi Trung Quốc. Thần Long giáo tin rằng bản đồ vẽ kho vàng... Cuối cùng cả tám quyển Tứ thập nhị chương kinh lọt hết vào tay Vi Tiểu Bảo.
    Vi Tiểu Bảo lấy hết các mảnh vải nhỏ sai nữ t́ Song Nhi kết lại thành một bản đồ hoàn chỉnh. Hắn giữ lại bản đồ trong ḿnh c̣n các pho Tứ thập nhị chương kinh th́ được may b́a lại để biếu cho vua Khang Hy, Trần Cận Nam (thầy của Vi Tiểu Bảo) và công chúa Trường B́nh (cũng là thầy của Vi Tiểu Bảo).

    Sự trân quư với sách


    Một số nhân vật của Kim Dung là văn gia nên đi đâu họ cũng mang sách theo. Sách trở thành vũ khí trong chiến đấu chống kẻ thù, tranh biện với kẻ khác. Nhân vật Chu Đan Thần, một trong Tứ ẩn của nước Đại Lư, có nhiệm vụ bảo vệ Trấn Nam vương Đoàn Chính Thuần, đi đâu cũng cầm theo các tập thơ của Lư Bạch, Đỗ Phủ. Trước khi chiến đấu, Chu hay ngâm thơ! Trong Thiên Long bát bộ, Chu nhiều khi đă bàn luận thi ca với Đoàn Dự, con Đoàn Chính Thuần.
    Nhân vật Tuân Tản trong nhóm Hàm Cốc bát hữu ra trận thường lục túi, đem sách ra… đấu vơ miệng. Trong trận đụng độ với nhà sư Huyền Thống chùa Thiếu Lâm, Tuân Tản đă đem đủ các sách Luận ngữ, Mạnh Tử ra chất vấn Huyền Thống đại sư.
    Đến khi biết rằng nhà sư không đọc sách đạo Nho, Tuân Tản đổi sang trích dẫn kinh điền đạo Phật: “Biển khổ mênh mông, quay đầu lại là thấy bờ”, khiến Huyền Thống chợt ngừng trận đấu. Nhà sư đă ngộ Thiền cơ trong câu kinh đó và đứng tim, viên tịch tại chỗ với nụ cười thư thái giải thoát trên môi.
    Sách của Kim Dung đă đề cập đến trong truyện vơ hiệp đương nhiên là sách quư, giá trị không biết bao nhiêu mà lường. Trong Ỷ Thiên Đồ Long kư, nhà sư Giác Viễn trước khi chết, đọc một vài đoạn thuộc ḷng trong bộ Cửu dương chân kinh. Quách Tương học lỏm vài câu mà đă có thể dựng nên phái Nga Mi; Trương Quân Bảo cũng chỉ thuộc vài đoạn mà dựng nên phái Vơ Đang.
    Bọn Doăn Khắc Tây, Tiêu Tương Tử ăn cắp bộ sách này từ chùa Thiếu Lâm, rạch bụng con vượn mà nhét vào. Trước khi chết, chúng di ngôn lại cho Hà Túc Đạo núi Côn Luân là “kinh để trong hầu”.
    Hà Túc Đạo nghe gà hóa cuốc, nói lại với phái Thiếu Lâm là “kinh để trong dầu”! Chỉ sau này, khi Trương Vô Kỵ giải phẫu cho con vượn già mới t́m lại được bộ sách trân quư của chùa Thiếu Lâm.
    Sách quư nên việc bảo quản cũng rất công phu. Những nơi chứa sách được gọi là Tàng kinh lâu, Tàng kinh các, có quy định rất nghiêm ngặt, cấm người lạ lai văng. Càng cấm nên sách càng gợi trí ṭ ṃ. Từ đó xuất hiện những kẻ ăn cắp sách.
    Trong Thiên Long bát bộ, nhà sư Ba La Tinh từ Ấn Độ sang chùa Thiếu Lâm ăn cắp sách, bị phát hiện và bị nhốt. Tiêu Viễn Sơn, quan lớn của nước Khiết Đan, đột nhập vào Tàng kinh các chùa Thiếu Lâm đọc lén vơ kinh và học vơ công Trung Quốc.
    Mộ Dung Bác, người hoàng tộc nước Đại Yên giống Tiên Ty cũng trá tử, cạo đầu làm sư, vào chùa Thiếu Lâm nằm vùng đọc hết 72 quyển vơ kinh của chùa Thiếu Lâm, nuôi mộng trung hưng nước Đại Yên.

    Những nhân vật của Kim Dung thường có trí nhớ rất tuyệt vời. Vương Ngữ Yên đọc thuộc ḷng các sách vơ trong thiên hạ, trở thành nhân vật ai cũng hâm mộ. Vương tử Đoàn Dự đọc qua bộ Lục mạch thần kiếm kinh một lần tại chùa Thiên Long mà tâm đă lănh hội trọn vẹn.
    Trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung, chỉ có một nhân vật ghét sách thậm tệ, thấy sách và chữ nghĩa là mắt hoa đầu váng. Đó là Vi Tiểu Bảo, Lộng Đỉnh công triều Khang Hy. Vốn hắn chỉ thích chơi gái, đánh bạc, uống rượu, nói tục và dốt đặc cán mai. Ấy thế mà trời lại trao cho hắn tám quyển Tứ thập nhị chương kinh.
    Sách chiếm một vai tṛ rất lớn trong các bộ tiểu thuyết vơ hiệp. Kim Dung đưa các bộ sách vào, tạo cho tác phẩm của ḿnh những t́nh tiết hấp dẫn, những mâu thuẫn lạ lùng.
    Ở chừng mực nào đó, sách làm nên chất văn hóa cho tác phẩm vơ hiệp tiểu thuyết vốn nặng về âm mưu, thủ đoạn, sự tranh đấu, sự giết chóc. Chỉ ngay trong khía cạnh đưa sách vào tiểu thuyết vơ hiệp, Kim Dung đă là một bậc thầy trong văn chương tiểu thuyết hiện đại.
    Vũ Đức Sao Biển
    Last edited by BlackHole; 23-11-2018 at 05:44 AM.

  2. #22
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Đọc các tác phẩm của Kim Dung chính là đắm ḿnh vào một thế giới vừa có cái đẹp cổ điển hoa lệ của 5000 năm văn minh Hoa Hạ với những triết lư thâm ảo của cửu lưu Tam giáo, vừa là chuyến du lịch đầy hứng khởi qua nhiều vùng đất, nhiều vùng văn hóa với xiết bao phong tục tập quán đặc sắc, những núi cao sông dài, kỳ hoa dị thảo, không ǵ không có, như một cuốn bách khoa từ điển về đất nước Trung Hoa được viết theo cách thú vị nhất.
    Người đọc tác phẩm của Kim Dung để giải trí, người t́m kiếm kiến thức sử kư địa dư văn chương thi từ, người trầm ngâm với những triết lư nhân sinh và tôn giáo … đều được măn nguyện.

    Người viết đă ngần ngừ hồi lâu mới dám đặt bút viết về nội dung này. Sở dĩ như vậy là bởi v́ cân nhắc lợi hại trong việc chia sẻ với bạn đọc những người thật việc thật đă được Kim Dung sử dụng trong 14 tác phẩm, cũng như những hư cấu ông mang vào. Đó là thủ pháp văn chương thượng thặng của Kim Dung khiến chúng ta đi từ thú vị này đến bất ngờ khác, say mê nhập tâm vào thế giới hư hư thực thực của các nhân vật và sự kiện mà Kim Dung tạo ra. Đến một lúc, ta không c̣n phân biệt được đâu là sự kiện có thực, đâu là hư cấu của Kim Dung nữa, ranh giới ấy đă bị xóa nḥa. Cuối cùng tất cả những nhân vật được tạo nên ấy đều trở thành sống động, giống như đang sống giữa chúng ta bằng xương bằng thịt. Họ trở thành bạn hữu của chúng ta. Ít nhất th́ trong tâm trí chúng ta, họ đă chiếm một vị trí không hề nhỏ đến mức mà, ta thầm so sánh với họ những con người ta gặp trong đời thực. Gặp một kẻ giảo hoạt, xảo ngôn, giỏi luồn lách, nhiều tiểu xảo, lắm thủ đoạn, bất học nhưng hữu thuật… ta có thể thầm nghĩ: “Lại một gă Vi Tiểu Bảo”. Nếu may mắn gặp người trung hậu, cương trực mạnh mẽ và nghĩa hiệp, ta mừng thầm giống như gặp được chàng Quách Tĩnh. Gặp một gă trai mới lớn si t́nh nhưng trong trắng, ta hết sức thông cảm nghĩ tới h́nh ảnh Đoàn Dự… Như thế, các nhân vật của Kim Dung dù có thật hay không, đă bước vào cuộc đời thực của chúng ta, họ đă trở nên có thật theo cách ấy. Giống như có người đă b́nh luận về nhân vật Sherlock Holmes: “Người đàn ông chưa từng sống nhưng không bao giờ chết”. Các nhân vật hư cấu của Kim Dung cũng vậy. Thành ra, 14 tác phẩm của Kim Dung xếp thành hai câu thơ kia, có thể ví như một con rồng ẩn hiện trong mây, nó có vẻ đẹp kỳ ảo. Nếu tách mây ra khỏi rồng một cách tỉnh táo minh bạch, th́ chắc ǵ đă hay? Nhưng suy từ bản thân, người viết thấy rằng càng hiểu về xuất xứ nhân vật và sự kiện trong truyện Kim Dung, th́ chúng ta lại càng thấy rơ hơn tài năng của ông và những tác phẩm ấy . . .

    Về các nhân vật và sự kiện trong truyện Kim Dung

    Hầu như trong mỗi bộ truyện, Kim Dung sẽ xây dựng nhân vật và t́nh tiết dựa trên một bối cảnh có thật, sự kiện có thật và những nhân vật có thật trong lịch sử. Ví như trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc (gồm “Anh Hùng Xạ Điêu”, “Thần Điêu Đại Hiệp” và “Ỷ Thiên Đồ Long Kư”) là thời kỳ nhà Nam Tống ở phía Nam sau khi Kim diệt Bắc Tống, rồi Mông Cổ diệt cả Nam Tống và Kim để lập nên triều Nguyên và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa của người Hán do Chu Nguyên Chương đứng đầu, diệt Mông Cổ mà lập ra nhà Minh. Thời gian của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc là hơn 100 năm. Các nhân vật trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc đều có liên hệ với nhau. Lấy Anh Hùng Xạ Điêu làm ví dụ. Bối cảnh lịch sử của truyện là sự ḱnh chống của ba lực lượng chính trị, quân sự lớn là nhà Nam Tống, nhà Kim ở phía Bắc và Đế chế Mông Cổ đang chuẩn bị tràn xuống phương Nam. V́ thế, ta có những nhân vật lịch sử có thật như: Thành Cát Tư Hăn, Hoàng tử Đà Lôi, Hoa Tranh công chúa, tướng Triết Biệt bên phía Mông Cổ, Hoàn Nhan Hồng Liệt là vương tử nhà Kim. Ta có những nhân vật lịch sử chống Kim là đạo sĩ người Hán Vương Trùng Dương (nhân vật hay được nói đến nhưng chưa bao giờ xuất hiện), người sáng lập Toàn Chân Giáo, và 7 đệ tử của ông ta (Toàn Chân Thất Tử), trong đó có Khưu Xứ Cơ là một đạo sĩ rất nổi tiếng, đă từng được Thành Cát Tư Hăn vời qua Mông Cổ để giảng đạo. Chúng ta có Châu Bá Thông cũng là một nhân vật có thật, ngoài đời ông ta rất ngưỡng vọng Vương Trùng Dương và giúp họ Vương điều khiển Tam Giáo Kim Liên Hội, một chi nhánh của Toàn Chân Giáo. Trong 5 nhân vật vơ công đứng đầu thiên hạ gồm: Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư, Đoàn Trí Hưng, Âu Dương Phong th́ có 3 người là nhân vật có thật. Đoàn Trí Hưng là vua nước Đại Lư nay thuộc địa phận tỉnh Vân Nam, Quư Châu và một phần Tứ Xuyên. Hoàng Dược Sư cũng là một nhân vật có thật, nhưng sự thật ấy khá tức cười. Trong đời thực, ông ta và Quách Tĩnh – một binh sĩ của Lữ Văn Đức, quan An phủ sứ vùng Kinh Hồ, tự tin là có thể dùng thần thông để phá được quân Mông Cổ, nhưng thất bại.

    Tóm lại, có nhiều nhân vật lịch sử trong Anh Hùng Xạ Điêu, tuy vậy, mức độ khai thác con người thật của họ trong truyện là có sự đậm nhạt khác nhau. Trong phần lớn trường hợp, Kim Dung đă khoác lên cho họ những phẩm chất mới, có thể khác hoàn toàn trong đời thực giống như Quách Tĩnh và Hoàng Dược Sư đă được đề cập ở trên. Và những nhân vật khác, không phân biệt chính hay phụ, đều là được Kim Dung hư cấu hoàn toàn, như: Hồng Thất Công, Âu Dương Phong, Hoàng Dung, Giang Nam Thất Quái, Mai Siêu Phong… Cũng như trong Thần Điêu Đại Hiệp, lấy bối cảnh là cuộc chiến chống quân Mông Cổ của nhà Nam Tống tại thành Tương Dương là sự kiện có thật, trong đó xuất hiện nhân vật lịch sử Hốt Tất Liệt của phía Mông Cổ. Quách Tĩnh là anh hùng giúp giữ vững thành Tương Dương chứ không phải kẻ bất tài nhảm nhí trong lịch sử. C̣n Dương Quá, Tiểu Long Nữ dẫu là nhân vật chính nhưng được hư cấu hoàn toàn. Tuy vậy, Kim Dung khéo léo lồng sự kiện có thật đó là Đại Hăn Mông Kha chết trận trong cuộc tấn công thành Tương Dương vào mạch chuyện, và lư do của cái chết của ông ta là đă bị Dương Quá dùng vơ công thượng thừa để hành thích.

    Về vơ công

    Nói đến truyện kiếm hiệp mà không nói về vơ công th́ quả là thiếu sót. Trong các thiên truyện của Kim Dung, ta thấy xuất hiện rất nhiều vơ phái đều là có thật. Ví như: Thiếu Lâm, Vơ Đang, Nga Mi, Không Động, Côn Luân… với các tuyệt kỹ có thật như: Thái Cực Quyền của Vơ Đang, 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm với các binh khí khác nhau… Nhưng 72 tuyệt kỹ này trong truyện được gán cho là sáng tạo của Đạt Ma Sư Tổ, người sáng lập ra chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam và cũng là ông tổ của Phật Giáo Thiền tông.
    Thành ra, h́nh ảnh Đạt Ma giống như là ông tổ của vơ học Trung Quốc, là thiên tài vơ học mà hậu nhân khó ai có thể so sánh được. Trên thực tế th́, 72 tuyệt kỹ là đóng góp của bao nhiêu thế hệ vơ tăng của Thiếu Lâm Tự. Đạt Ma là người có thần thông, nhưng ông chỉ mang từ Ấn Độ sang một số bài tập có tính chất nâng cao sức khỏe và khả năng tự vệ cho tăng chúng Thiếu Lâm thời kỳ đầu, khiến họ có thể trạng tốt để tu luyện Phật Pháp. Các động tác của vơ thuật được Kim Dung mô tả chính là lấy từ thực tế. Ví dụ trong cận chiến th́ có chưởng pháp (dùng tay tấn công), quyền pháp (dùng nắm đấm), chỉ pháp (dùng lực ngón tay), trảo pháp (dùng lực bàn tay với các ngón tay giống như động vật cào), cầm nă (phép túm, giật móc, túm, kéo, khóa), bộ pháp (phép di chuyển)… Cũng có nhiều môn vơ bắt chước từ động vật trong thực tế được Kim Dung đưa vào như: Ưng trảo công (bắt chước con chim ưng dùng móng vuốt chộp bắt), xà quyền (lối đánh bắt chước rắn), hàm mô công (công phu giống con ếch nhảy vồ)… Ông cũng khéo léo gài những chuyện vơ nghệ có thật gây cảm hứng như bài quyền pháp Thái tổ Trường Quyền của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn. Bài quyền này được Triệu Khuông Dẫn sáng tác khi c̣n học và dạy vơ thuật trong chùa Thiếu Lâm. Tiêu Phong trong trận chiến Tụ Hiền Trang đă sử dụng công phu này để đối phó với các nhà sư Thiếu Lâm khiến quần hùng và ngay cả kẻ địch của ông cũng rất ngưỡng mộ.

    Sở dĩ Kim Dung có thể mô tả sống động và chính xác các chiêu thức vơ học là bởi v́ ông rất chủ động t́m tới các vơ sư để tham khảo về đ̣n thế, chiêu số và cách đánh thực tế. Đấy là cách làm việc rất nghiêm túc và đáng học tập. Tuy nhiên, tiểu thuyết kiếm hiệp không phải là một cuốn biên khảo hay bài nghiên cứu về vơ công, cho nên cũng tồn tại nhiều chi tiết mang tính tưởng tượng và lăng mạn, cốt để gây cảm hứng cho người đọc.
    V́ vậy mà, Kim Dung đă sáng tạo ra nhiều chiêu thức với tên gọi rất thú vị. Nào là “Sư tử hống” là chiêu thức dùng nội công để đưa vào tiếng rống khiến người nghe bị đinh tai nhức óc, tâm thần tán loạn dẫn đến bất tỉnh. Có người phát điên. Người có công phu Sư tử hống nổi tiếng nhất là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, ngoại hiệu của ông có nghĩa là con sư tử lông vàng. Hoặc công phu “Hấp tinh đại pháp” của giáo chủ Triêu Dương thần giáo Nhậm Ngă Hành, công phu này có thể hút công lực của người khác làm của ḿnh. Hoặc tuyệt chiêu “Lục Mạch thần kiếm” của hoàng gia họ Đoàn nước Đại Lư, họ có thể dùng kiếm khí vô h́nh phát ra từ các ngón tay để đả thương địch thủ từ một khoảng cách nhất định. Đến những chiêu thức chỉ có trong trí tưởng tượng hoang dă nhất như “Cách sơn đả ngưu”. Nhà sư nước Thổ Phồn Cưu Ma Trí đă dùng công phu này đứng từ xa để đánh vào lư hương đồng. Phía mặt trước của lư hương tiếp xúc với chưởng lực này vẫn nguyên vẹn, nhưng mặt đối diện đằng sau th́ thủng một miếng in h́nh bàn tay của Cưu Ma Trí. Nếu giả sử thực sự có công phu “Cách sơn đả ngưu” này, th́ nó không c̣n được gọi là vơ học, nó là một dạng năng lực khác.

    Thực chất của những công phu thần diệu đó là ǵ?

    Kim Dung có đề cập đến những công phu kỳ lạ chẳng hạn như “Thiết Sa chưởng”, “Kim chung tráo”, “thiết bố sam”, “bách bộ xuyên dương”, v.v. c̣n có phép “thần hành” hay c̣n gọi là khinh công. Những công phu đó có thật hay không? Câu trả lời là có. Nó c̣n được gọi với một tên gọi khác là công năng đặc dị. Tuy nhiên, người luyện vơ ngày xưa là bao gồm nội công và ngoại công. Nội công là tu luyện khí công. Ngoại công là luyện các động tác chiến đấu, dùng đến cơ bắp.
    Công năng đặc dị là kết quả tu thành của những người tu luyện khí công. Muốn thành th́ người luyện phải cải biến tâm tính của ḿnh, phải dứt bỏ nhiều tâm chấp trước như tâm tranh đấu, tâm đố kỵ, tâm tham lam, tâm thể hiện (hay hiển thị), tâm giận dữ, v.v. có rất nhiều nhân tâm mà họ phải tu bỏ mới có được thành tựu. Thậm chí tu xuất được công năng đặc dị cũng không được thể hiện cho người khác thấy. Nếu ai làm vậy th́ công năng của họ sẽ mất. Đằng này, các nhân vật của Kim Dung th́ tâm nào cũng có. Họ tranh giành nhau bí kíp vơ công, quyền phổ, kiếm phổ, người t́nh. Họ v́ ghen tuông hay thất t́nh mà sát hại người khác, họ có đầy đủ thất t́nh lục dục của thường nhân… Vậy mà họ lại có bản sự lớn như thế của những người tu luyện đắc Đạo th́ hoàn toàn chỉ là một thủ pháp hư cấu của văn chương mà thôi. Mặc dù công lực của một người là sở hữu của riêng người đó, do người đó tự luyện được, bất cứ ai cũng không thể lấy đi hoặc cấp thêm cho người ấy. Nhưng Kim Dung th́ khiến công lực giống như một dạng nhiên liệu vậy, có thể cho đi lấy về dễ dàng. Chẳng thế mà Nhậm Ngă Hành dùng công phu “Hấp tinh đại pháp” để hút công lực của kẻ khác. Hoặc khi một nhân sĩ vơ lâm bị nội thương, tổn hao chân khí th́ một cao thủ vơ lâm có thể truyền thêm công lực để họ phục hồi.

    Tẩu hỏa nhập ma có thật hay không?


    Một khái niệm hoàn toàn xuất hiện từ truyện vơ hiệp, không chỉ của Kim Dung, đó là: “tẩu hỏa nhập ma”. Nó miêu tả trạng thái của một người luyện công bị thiên sai đi đến khủng hoảng tâm thần và đảo lộn hết các trạng thái sinh lư, thậm chí có thể dẫn đến điên loạn hay mất mạng. Nó là điều đại kỵ của vơ lâm. Khái niệm giật gân này mang tính chất kích thích tâm lư người xem rất mạnh, tên gọi nghe cũng ấn tượng. Cho nên, nó rất dễ đi vào đời thường và trở thành một định kiến khó giải.
    Thực tế, không tồn tại bất cứ một hiện tượng nào gọi là “tẩu hỏa nhập ma”. Trong các sách tu luyện chính thống xưa nay, chưa từng có khái niệm “tẩu hỏa nhập ma”. Chúng ta có thể đọc các cuốn sách tu luyện nổi tiếng như “Đan Kinh”, “Đạo Tạng”, “Tính Mệnh Khuê Chỉ”… hay các sách vơ thuật đồng thời cũng là nội gia quyền của Thái Cực Quyền, trong các sách đó chưa bao giờ nhắc đến hiện tượng “tẩu hỏa nhập ma”. Chỉ đến khi có truyện kiếm hiệp th́ mới xuất hiện “tẩu hỏa nhập ma”. Thực tế th́ một số người tu luyện có thể có biểu hiện khác thường khiến người khác khó lư giải. Có thể khi họ tu luyện có chút thành tựu sẽ được nh́n thấy những hiện tượng ở các không gian khác, họ đi chia sẻ những điều đó. Chắc chắn là những hiện tượng đó không thể dùng khái niệm của người thường để lư giải cho nên người ta bảo họ bị tẩu hỏa nhập ma. Hoặc có những người khi luyện công không làm chủ được ḿnh, để cho những sinh mệnh ở không gian khác điều khiển tư tưởng của ḿnh, làm ra những hành động kỳ quặc… Đó chẳng qua là do ư thức họ không đủ mạnh nên mới bị bên ngoài can thiệp. Cũng giống như những người yếu bóng vía bị ma nhập vậy thôi, họ nào có luyện công ǵ mà vẫn có biểu hiện bất thường? Cho nên giới tu luyện chân chính luôn khẳng định chắc chắn rằng hiện tượng “tẩu hỏa nhập ma” không hề tồn tại. Và người ta dù có tu luyện hay không th́ khi ư thức phải mạnh mẽ, chính trực và kiên định, họ sẽ không xuất hiện bất kể vấn đề ǵ.

    Những yếu tố văn hóa: Rượu, hoa, thư họa, âm nhạc, Đường thi, v.v.

    Xă hội vơ lâm trong truyện Kim Dung thật là đa dạng, với đủ các tầng lớp, từ những thành phần hạ lưu xuất thân nơi kỹ viện như Vi Tiểu Bảo, những kẻ bắt gà trộm chó, các anh hùng lục lâm thảo khấu… cho đến những kỳ nhân dị sĩ, những nhân sĩ tài hoa trác tuyệt, với bối cảnh là đất nước Trung Hoa rộng lớn với đủ mọi cảnh sắc thiên nhiên và nhiều vùng văn hóa trong thời kỳ dài hàng trăm năm. Cho nên, thực tế đây là một sân khấu cực lớn để Kim Dung phát tiết tài hoa và sự uyên bác của ông về văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
    Đọc đoạn luận về rượu của Tổ Thiên Thu th́ người không thích uống rượu có khi cũng thấy thèm rượu muốn nếm thử, nhưng phải uống những Trạng Nguyên Hồng Thiệu Hưng, Bách Thảo Tửu, Bồ Đào… trong chén thời Bắc Tống, chén gỗ cổ đằng, chén ngọc dạ quang v.v. theo cách mà Tổ Thiên Thu đă hướng dẫn th́ mới thú. Hay chúng ta mong một lần được đến Vân Nam ngắm hoa trà của Đại Lư xem có đẹp và lạ như Đoàn Dự đă mô tả hay không? Thế nào là loại hoa trà “Thập Bát học sĩ” gồm 18 bông, mà mỗi bông một màu không giống nhau? Hoặc ta thả hồn trôi theo nhịp chèo bơi trên hồ sen của A Châu, A Bích và các cô thiếu nữ vùng Giang Nam xinh đẹp để ngắm những đóa sen hồng thơm ngát nơn nà trong một không gian bàng bạc chất Đường Thi của bài ca Hái sen ở Giang Nam (Giang Nam khả thái liên). Hay đắm ḿnh vào những bức thư pháp theo lối cuồng Thảo với khí thế bất phàm của Thảo Thánh Trương Húc. Có người như Chu Tử Liễu, đệ tử của Đoàn Nam Đế, chế địch bằng bút lông viết theo lối chữ Khải của Chử Toại Lương, một trong Tứ Đại Gia thời Sơ Đường. Có khi ḷng ta lại nặng trĩu khi nghe Đoàn Dự ngâm nga lời thơ “Chiến Thành Nam” của thi tiên Lư Bạch trong giờ phút Tống Liêu sắp giao tranh, lặng buồn không biết khi nào những cuộc binh lửa của loài người mới chấm dứt. Hay lại ḥa ḿnh vào cái bừng bừng hào khí của người “thất phu hữu trách” muốn trả nợ với non sông trong bài ca hào hùng Trầm Giang của Tổng Đà Chủ Trần Cận Nam và Đà Chủ Hồng Thuận Đường Ngô Lục Kỳ của Thiên Địa Hội trên con thuyền nhỏ bồng bềnh giữa ḍng Liễu Giang trong một đêm giông tố…

    Tất cả những yếu tố văn hóa ấy làm cho truyện Kim Dung trở nên cuốn hút lạ lùng. Tuy đọc truyện, nhưng mắt ta như được nh́n thấy cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thư pháp, hội họa, hoa cỏ… lưỡi ta như được nếm vị rượu ngon, tai ta như nghe được những bài ca, bài thơ từ trữ t́nh đến hào hùng, có lúc bác học có khi dân dă. Kim Dung đă khéo léo sử dụng những tinh hoa trong văn hóa thần truyền của đất nước Trung Hoa và là có thật trong lịch sử để minh họa, tô điểm như thêu hoa lên gấm cho những tác phẩm của ḿnh. Nhưng mặt khác, ông lại hư cấu thêm những sản phẩm văn hóa khác để phục vụ cho ư đồ câu chuyện. Chẳng hạn, đó chính là khúc hợp tấu đàn sáo “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Lưu Chính Phong phái Hành Sơn và trưởng lăo Khúc Dương của Triêu Dương Thần Giáo. Khúc nhạc hay và khó chơi đến nỗi, một nhạc sư b́nh thường cũng không thể phân biệt được đó là cầm phổ hay kiếm phổ và khiến cho chàng lăng tử Lệnh Hồ Xung tiếp tục chịu oan khuất. Khúc nhạc đó chính là tiếng ḷng của những tri âm tri kỷ đến với nhau bất chấp phe phái, bất chấp những định kiến nhỏ nhen của người đời, dù người trong cuộc có phải trả giá bằng tính mạng th́ những t́nh cảm cao đẹp son sắt ấy vẫn c̣n măi… Đến đây, người viết xin tạm dừng bút. Những sự thực và ảo trong truyện Kim Dung c̣n nhiều lắm, người viết không có tham vọng có thể phân tích hết trong một bài viết ngắn ngủi. Nhưng dẫu sao, chút gạn lọc đó cũng cần thiết để gây thêm chút cảm hứng cho bạn đọc tự t́m hiểu và cảm nghiệm vẻ đẹp của những tác phẩm của Kim Dung; cũng như khiến chúng ta có một nhận thức chung sơ bộ nào đó trước khi chúng ta cùng tiếp tục khám phá thế giới vơ hiệp và văn hóa huyền diệu thâm ảo của Kim Dung với tâm trạng bất ngờ và vui sướng như cô bé Alice ở xứ sở diệu kỳ.

    Y Hoàng (Đại Kỷ Nguyên)

  3. #23
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ?
    Nguyễn Duy Chính
    Nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn


    Vài lời tâm huyết của dịch giả Nguyễn Duy Chính


    Vài chục năm trước đây, những ai không mê truyện chưởng được coi như hiếm có và có lẽ thế hệ của tôi “những người trên dưới năm mươi tuổi” đều biết đến những truyện kiếm hiệp của Kim Dung.
    Khoảng 1964, một người anh họ ở trọ nhà tôi để đi học, v́ nhà tôi chỉ cách trường Bách Khoa Phú Thọ một quăng ngắn. Mỗi buổi chiều chúng tôi thường hay đi lên phố Tàu để ăn một chén chè hay uống một ly nước mía. Tuy nhiên, trước khi đi, bao giờ anh ấy cũng dừng chân nơi sạp báo đầu đường để mua một tờ báo, h́nh như tờ Tiếng Chuông th́ phải. Mục đầu tiên anh giở ra không phải là những tin tức ở trang ngoài mà là một truyện đăng tải liên tục ở trang hai, truyện Anh Hùng Xạ Điêu, mà thuở ấy tôi nhớ là đang đến chương "Âu Dương công tử bị đá đè". Những hôm không tiền, anh cũng cố cười cầu tài nháy nhó với anh bán báo để khi được gật đầu th́ lôi tờ báo, mở ra đọc truyện rồi nhẹ nhàng gập và để lại, cố sao cho khỏi nhàu ngơ hầu không mích ḷng”ân nhân”.
    Có lần tôi hỏi:
    - Truyện đó có ǵ mà anh mê thế?
    Anh trả lời:
    - Mày c̣n bé chưa biết chứ truyện này hay lắm. Ai đọc cũng mê.
    Tôi không tin nhưng quả thật, chỉ vài năm sau tôi cũng bị vướng vào cái ṿng?nghiện? Kim Dung mà khởi đầu là truyện Cô Gái Đồ Long do Từ Khánh Phụng dịch. Sau bộ này là những bộ khác liên tục mà nhiều tác giả dịch theo những đoạn đăng tải trên báo Hongkong theo đường bay về Saigon hàng ngày. Cơn sốt đó đă kéo dài và khi Kim Dung tuyên bố không viết tiếp nữa sau bộ Lộc Đỉnh Kư, nhiều người cảm thấy mất mát và trống vắng thiếu hẳn một món ăn tinh thần trong cuộc đời.
    Truyện Kim Dung đă trở thành một đề tài phổ thông và hấp dẫn, mặc dù nhiều học giả coi đó là những truyện rẻ tiền, không đáng mất th́ giờ. Tuy nhiên, bên cạnh một số khuyết điểm không tránh khỏi của những truyện dài viết theo lối feuilleton, ai ai cũng phải công nhận là Kim Dung có tài kể chuyện và những bộ tiểu thuyết của ông luôn luôn ly kỳ, khó đoán trước. Mỗi bộ có những nét đặc sắc riêng mà những tác giả khác không có được. Ngoài ra, tiểu thuyết của ông cũng chứa đựng nhiều tài liệu dựa trên những nghiên cứu lịch sử, văn hóa có tầm vóc, và rải rác trong những cuốn tiểu thuyết, người ta có thể tích lũy một số kiến thức đáng kể về y học, vơ thuật, sinh hoạt, xă hội, lịch sử, địa lư, nhân văn... không kiếm thấy trong những pho tiểu thuyết khác. Mặc dù không hiếm những chi tiết ông đặt ra để câu chuyện thêm phần thú vị, hoặc những thay đổi cho phù hợp với t́nh tiết, Kim Dung đă gói ghém gần như một bộ bách khoa toàn thư trong ba mươi sáu cuốn sách, bao gồm mười bốn truyện của ông.
    Truyện Kim Dung cũng trở thành một niềm an ủi lớn cho những ai đă từng ở trong tù Cộng Sản, và những anh em nào có trí nhớ tốt, có tài kể chuyện đều biết cách khai thác cái sở trường của ḿnh để làm giảm bớt cái nỗi cô đơn của cảnh cá chậu chim lồng, sưởi ấm cho nhau thoát ra cái thực tế chua chát trong một ít phút giây, hay đổi lấy một số đặc quyền từ bạn đồng cảnh.
    Tuy nhiên, những ai có đầu óc phân tích đều cảm thấy nhiều chi tiết Kim Dung viết thiếu hợp t́nh, hợp lư. Những điểm bất toàn đó tuy không làm hư hại toàn bộ tác phẩm nhưng cũng như một ḥn sỏi nhỏ trong giày, lâu lâu cũng làm chúng ta thắc mắc. Có lẽ ư thức được những khuyết điểm ḿnh mắc phải trong suốt hai mươi năm cầm bút, Kim Dung đă ngừng lại khi độc giả đang coi ông như một Thái Sơn, Bắc Đẩu của tiểu thuyết kiếm hiệp, và giành mười năm để san định lại những ǵ ông đă viết.
    Mặc dù nhiều điểm không có thể sửa lại cho hoàn toàn, nhưng ông đă viết lại khá nhiều chi tiết trong bản tu đính sau cùng từ năm 1973 đến 1983. Quyết định của ông phải nói là một quyết định rất?biết người biết ta? và đă đưa các tác phẩm vơ hiệp tiểu thuyết của ông lên một vị trí khác hẳn, và đưa văn chương vơ hiệp vào gịng chính (mainstream) của văn hóa.
    Kim Dung đă h́nh thành tác phẩm của ông như thế nào?
    Tổng cộng Kim Dung chỉ viết có 14 bộ tiểu thuyết mà chính ông đă lấy những chữ đầu đặt thành đôi câu đối để cho dễ nhớ:
    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
    Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên
    . . .

    Sơ lược tiểu sử KIM DUNG

    Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Zha Liangyong) với tên Anh ngữ là Louis Cha, sinh năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang. Họ Tra là một danh gia lâu đời ở trong vùng. Theo ông kể lại, gia đ́nh ông ở trong một ngôi nhà lớn, trước nhà có treo một tấm biển nhan đề Đạm Viễn Đường, là ngự bút của vua Khang Hi ban cho tổ tiên ông. Cuối đời Thanh, tổ phụ ông từng làm tri huyện Giang Tô, nhưng đến cha ông th́ quay sang buôn bán nhưng không mấy thành công. Ông sở dĩ có được một kiến thức phong phú chính là nhờ trong gia đ́nh chứa rất nhiều sách và ngay khi c̣n nhỏ ông đă được đọc những tác phẩm nổi tiếng của Trung Hoa và ngoại quốc. Ngoài những tác giả hiện đại như Mao Thuẫn, Lỗ Tấn, Lăo Xá, Ba Kim ông cũng đọc những tiểu thuyết nổi danh thời xưa như Tam Quốc Chí, Thủy Hử. Tiểu thuyết ngoại quốc th́ ông mê đọc những tác phẩm của Alexandre Dumas như Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, Hai Mươi Năm Sau... và những bộ này ảnh hưởng không ít đến văn phong và cách bố cục của ông.
    Năm lên tám tuổi, ông đọc bộ tiểu thuyết đầu tiên là bộ Hoang Giang nữ hiệp thấy say mê nên từ đó đă có mộng sẽ viết về bộ môn này. Năm 15 tuổi, mới học năm thứ ba trung học ông đă cả gan viết một cuốn sách luyện thi vào đệ thất (lớp 6) và được nhiều người trong mấy tỉnh lân cận mua đọc. Có thể nói đó là tác phẩm đầu tay của ông. Đến năm 1941, khi c̣n đang học năm cuối bậc Trung Học, v́ t́nh h́nh chiến sự ông phải tản cư qua nhiều phủ huyện. Cũng năm đó, ông viết một truyện trào phúng dưới nhan đề?Cuộc du hành của Alice? (nhái theo truyện Alice in Wonderland) có ư châm biếm ông hiệu trưởng nên đă bị đuổi.
    Năm 1944, ông thi đậu vào Ban Ngoại Giao, trường Chính Trị quốc gia tại thủ phủ Trùng Khánh nhưng cũng v́ tố cáo một vụ lem nhem trong trường mà bị khai trừ. Ông xin làm việc trong một nhà in và nhờ đó có th́ giờ và cơ hội đọc nhiều sách phiêu lưu, mạo hiểm bằng tiếng Anh.

    Đến năm 1945, sau khi Nhật thua trận, ông quay trở về cố hương rồi qua Hàng Châu làm kư giả cho tờ Đông Nam nhật báo. Nhưng không lâu, ông lại sang Thượng Hải ghi tên học luật, ngành Quốc Tế công pháp tại Đông Ngô Pháp Học Viện (Soochow University). Ông cũng là một trong ba người trong toàn quốc đậu kỳ thi tuyển phiên dịch pháp luật của Đại Công Báo năm 1947.
    Tháng ba năm 1948, khi tờ Đại Công Báo tái bản tại Hương Cảng, ông được cử sang làm việc và gia đ́nh ông cũng di cư sang đây. Tháng 11 năm 1949, ông viết một bài dài nhan đề?Quyền tư hữu của Hoa kiều theo luật quốc tế? và từ đó chuyên viết về bộ môn công pháp quốc tế. Năm 1950, sau khi cộng sản chiếm được Hoa lục, ông được nhận vào làm việc cho Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính quyền Cộng Sản chỉ giao cho ông những việc không quan trọng, chủ yếu là làm hướng dẫn viên cho các khách ngoại quốc đến Hoa lục nên chỉ vài tháng sau ông từ chức và quay trở lại Hongkong. Trong chiến dịch đấu tố sau đó, gia đ́nh ông ở lục địa bị qui vào thành phần địa chủ, cha ông bị đem ra đấu tố nên từ đó Tra Lương Dung không c̣n liên lạc với thân nhân được nữa.
    Đến năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân Văn Báo, chuyên viết phiếm luận. Để có đủ khả năng ông đă tự học rất nhiều về ngành điện ảnh, trở thành một chuyên gia và ông đă viết một số truyện phim chẳng hạn như Lan Hoa Hoa hay Tuyệt Đại Giai Nhân.

    ____________________ ____________________ ____________________ ____________________ ____________________ _________



    Hoa Sơn: Nơi đây thường là nơi được Kim Dung chọn để các cao thủ vơ lâm t́m đến so tài cao thấp, giành ngôi vị "Vơ lâm chí tôn".
    Đây là nơi gắn liền với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu”.
    Trong tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”, phái Hoa sơn có bản doanh nằm trên dăy Hoa Sơn, nổi danh trên vơ lâm với 2 chiêu thức là Hoa Sơn kiếm pháp và Tử Hà thần công.
    Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay c̣n được gọi là Lạc Nhạn.Ngọn núi có h́nh dáng dựng đứng và x̣e rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dăy Hoa Sơn cao đến 2.083 m.

    ____________________ ____________________ ________

    Năm 1955, ông bắt đầu viết tiểu thuyết vơ hiệp. Theo chính ông, việc viết tiểu thuyết kiếm hiệp có thể nói là một ngẫu nhiên hơn là một chủ đích. Khi c̣n trẻ mộng của ông là được đi du lịch khắp nơi trên thế giới và sẽ chọn một công việc trong ngành ngoại giao, có lẽ chính v́ thế mà ông học ngành công pháp quốc tế. Thế nhưng, để làm tăng thương vụ cho tờ báo, ông phải viết một số truyện kiếm hiệp và chính từ đó ông đă tạo được một hướng đi riêng cho chính ḿnh. Bộ truyện đầu tay của ông là Thư Kiếm Ân Cừu Lục (tức Thư Kiếm Giang Sơn) được đăng hàng ngày trên tờ Tân Văn Báo và cuộc đời ông bước sang một khúc quanh mới.
    Về sau này, theo chính Kim Dung, việc viết tiểu thuyết kiếm hiệp là một phương tiện sinh nhai chứ không nhằm một mục tiêu phục vụ nào cho xă hội. Nếu sau đó, độc giả có t́m thấy một điểm nào trong đó mang màu sắc luân lư hay đặc thù? chẳng hạn đề cao nghĩa khí? th́ đó không phải là chủ đích chính yếu của ông. Tuy nhiên, việc thành công của ông, ngoài khả năng thiên phú, c̣n nhờ vào nhiệt t́nh cá nhân và hứng thú trong khi làm việc như ông đă biểu lộ ở cuộc phỏng vấn của học giả Nhật Bản Daikasu Ikeda trong quyển Một Thế Kỷ Huy Hoàng của Á Châu.
    Lẽ dĩ nhiên, viết tiểu thuyết kiếm hiệp ban đầu chỉ nhằm mục tiêu tăng gia số lượng báo bán ra, nhưng chẳng bao lâu độc giả nhận ra rằng nội dung những bộ tiểu thuyết của ông chứa đựng nhiều tài liệu giá trị. Một truyện ngắn như Việt Nữ Kiếm cũng bao gồm ít nhất ba dữ kiện lịch sử đă trở thành một phần của văn minh Trung quốc, truyền thuyết về kiếm pháp của một cô gái Việt huấn luyện cho quân đội để chiến thắng quân Ngô, truyền thuyết về những bảo kiếm thời Xuân Thu-Chiến Quốc, và nét đẹp của Tây Thi khi nàng đau bụng. Ông đă gom cả ba huyền thoại đó, sắp xếp để t́nh tiết trở thành hợp lư và biến những mẩu chuyện không liên hệ thành một chuỗi nhân quả. Trong nhiều bộ truyện khác, ông cũng sắp xếp lại những dữ kiện lịch sử thành những chi tiết tiểu thuyết một cách linh động, và đó chính là một khía cạnh mà nhiều học giả đang truy cứu, đi ngược gịng để t́m hiểu đâu là dữ kiện lịch sử, đâu là tưởng tượng và cảm quan.

    Người ta cũng tự hỏi, làm sao ông có thể tinh thông nhiều ngành văn hóa khác nhau một cách rành rẽ. Mỗi nhân vật của ông nếu được miêu tả tinh thông một ngón nghề ǵ đều có phong độ và ngôn ngữ của một chuyên gia sành sỏi. Người t́m hiểu về rượu của Trung Hoa phải đồng ư với Tổ Thiên Thu trong Tiếu Ngạo Giang Hồ về cách phân biệt hương vị và ẩm cụ, người sành về thư pháp (phép viết chữ Hán) không thể không thán phục những câu văn ông viết khi Trương Tam Phong thi triển Ỷ Thiên Đồ Long Công hay Trương Thúy Sơn viết hai mươi bốn chữ đại tự trên vách núi. Lẽ dĩ nhiên, những kiến thức trong vơ thuật, các nhà các phái, đặc điểm, sở trường, sở đoản, huyệt đạo, y dược? mang nhiều nét độc đáo đă đành mà tư tưởng suy nghĩ của các nhà các phái, các tôn giáo, các bang hội cũng rất phù hợp với thực tế khiến cho ngay cả những chuyên gia cũng phải ngạc nhiên. Để viết nên những hàng chữ đó, hầu như người ta phải bỏ hết tâm tư, trí lự vào nghiên cứu trong nhiều năm, nhiều tháng hơn chỉ là tham khảo một cách tổng quát qua sách vở. Cũng theo ông, mỗi khi có một vấn đề cần phải t́m hiểu, ông bỏ ăn bỏ ngủ đọc sách một cách say mê, t́m hiểu cho thật đến nơi đến chốn, biến điều ông muốn viết thành một phần của đời sống ḿnh. Cho nên bên cạnh một tiểu thuyết gia có tài tưởng tượng và dựng chuyện, ông c̣n là một học giả đúng nghĩa, kiến thức uyên bác đă đành mà c̣n có phương pháp tổ chức và kỷ luật bản thân thật chặt chẽ.
    Một đặc điểm là ông không theo những chi tiết thông thường về vơ học mà tự đặt ra những tên thế vừa văn vẻ, vừa mới lạ, rút từ sách vở chứ không rơi vào khuôn sáo tầm thường. Chẳng hạn Hàng Long Thập Bát Chưởng ông lấy từ Kinh Dịch trong các hào quẻ để đặt những cái tên như Hiện Long Tại Điền, Phi Long Tại Thiên, Thần Long Băi Vĩ Những thế vơ của Thiếu Lâm đều mang một hàm nghĩa Phật giáo, lấy từ các kinh điển hay các sự tích ở chùa chiền, miếu mạo. Tiểu thuyết của ông v́ thế đưa người đọc đi vào một cuộc viễn du, qua nhiều vùng, nhiều đặc sản, nhiều hương vị khiến cho người Trung Hoa thích thú đă đành mà người ngoại quốc như chúng ta cũng say mê.
    Năm 1956, ông bắt đầu viết bộ thứ hai là Bích Huyết Kiếm.
    Năm 1957, ông bỏ viết báo quay sang làm việc cho công ty điện ảnh Trường Thành nhưng vẫn tiếp tục viết bộ truyện thứ ba là Tuyết Sơn Phi Hồ, và sau đó là Xạ Điêu Anh Hùng Truyện. Tiếng tăm của ông từ lúc này bắt đầu nổi. Oạng cũng viết một số truyện phim cho công ty Trường Thành như "Ba Mối T́nh", "Đừng Bỏ Anh", "Tiếng Đàn Khuya"...
    Năm 1959, ông cảm thấy không hợp với đường lối thiên tả của công ty Trường Thành nên từ chức, cùng với bạn học cũ thời Trung Học là Thẩm Bảo Tân xuất bản tờ Minh Báo. Số đầu tiên là ngày 20 tháng năm, 1959. Ngay từ số đầu, ông đăng truyện dài vơ hiệp thứ năm là bộ Thần Điêu Hiệp Lữ . Cũng thời gian đó, ông lại đăng Phi Hồ Ngoại Truyện trên tờ “Vơ Hiệp và Lịch Sử”.
    Năm 1961, ông viết Ỷ Thiên Đồ Long Kư, và Bạch Mă Khiếu Tây Phong.
    Năm 1963 th́ Thiên Long Bát Bộ bắt đầu. Trong năm 1965, ông đi du hành Âu Châu từ tháng 5 đến tháng 6 mới về. Thành thử, truyện dài Thiên Long Bát Bộ phải nhờ bạn ông là Nghê Khuông viết thay một thời gian. Cuối năm đó, ông ra thêm tờ Minh Báo Nguyệt San là một tạp chí tương đối có tŕnh độ cao hơn, giành cho giới trí thức.
    Đến năm 1967, sau khi Trung Cộng phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa, phe thiên tả càng đả kích ông mạnh mẽ hơn khi ông ủng hộ đường lối chặt chẽ của nhà cầm quyền Hongkong, cương quyết không để cho Cộng Sản len lỏi lũng đoạn. Cánh tả v́ thế đă nhại tên ông, gọi là Sài Lang Dung, và là người đứng thứ hai trong danh sách phải thủ tiêu của chúng. Cũng thời gian đó, ông xuất bản thêm tờ Tân Minh Nhật Báo ở Mă Lai và Singapore, lại ra thêm tuần báo là tờ Minh Báo Chu San. Ông cũng bắt đầu viết bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ.
    Tháng 10 năm 1969, ông bắt đầu viết "Lộc Đỉnh Kư".. Năm 1972, sau khi hoàn tất bộ truyện này, Kim Dung tuyên bố chấm dứt công tŕnh của ông không viết thêm nữa. Tuy nhiên, ông đă giành suốt mười năm kế tiếp để sửa chữa lại toàn bộ 14 tác phẩm. Ông gom góp toàn bộ những ǵ ông đă viết suốt 20 năm qua thành một bộ 36 cuốn, dưới nhan đề?Kim Dung vơ hiệp tiểu thuyết toàn tập?.
    Bản nhuận sắc này, ngoài văn phong trau chuốt hơn, ông cũng sửa đổi, thêm bớt nhiều chi tiết. Không những ông viết lại nhiều đoạn trước đây không hợp lư, nhiều tên người (cả nhân vật chính) ông cũng đổi (chẳng hạn như Ân Lợi Hanh, một trong Vơ Đương Thất Hiệp đổi thành Ân Lê Đ́nh, Triệu Minh thành Triệu Mẫn, Vương Ngọc Yến thành Vương Ngữ Yên...). Đoạn Nghê Khuông viết trong Thiên Long Bát Bộ ông cũng bỏ đi hết, viết lại một đoạn khác trám vào cho thống nhất lối hành văn, t́nh tiết và không bị tiếng là nhận của người khác là của ḿnh.

    Cũng trong thời kỳ này, một biến cố quan trọng xảy ra trong đời ông khiến ông nghiêng hẳn về việc nghiên cứu Phật học và sử sách. Năm 1976, người con trai lớn của ông đang học đại học Columbia ở Hoa Kỳ đột nhiên tự sát. Cái chết đó khiến ông bàng hoàng và theo ông thú nhận, đă có lần ông toan kết liễu cuộc đời để xuống dưới âm hỏi tại sao con ông lại làm như thế? Sau đó ông quay sang đọc những sách siêu h́nh, nói về sinh tử nhưng không t́m được câu trả lời. Từ đó ông đọc sách về Phật giáo, nhất là những bộ Tạp A Hàm Kinh (Samyutta Nikaya Sutra), Trung A Hàm Kinh (Majhima Nikaya Sutra), Trường A Hàm Kinh (Digha Nikaya Sutra).
    Ông cũng tiềm tâm nghiên cứu thêm về phép viết chữ Hán và lối viết của ông tuy không phải là rồng bay phượng múa nhưng cứng cỏi, có nét độc đáo riêng.
    Đến năm 1980, tờ Vơ Lâm tại Quảng Châu đăng truyện?Anh Hùng Xạ Điêu?, mở đầu cho một phong trào đọc Kim Dung ngay tại Hoa Lục. Công ty Viễn Ảnh tại Đài Loan (là nhà xuất bản chính thức được in sách của Kim Dung tại đây) cũng phát động một chiến dịch nghiên cứu về ông và từ đó đến nay đă xuất bản trên 20 cuốn gọi là bộ "Kim Học Nghiên Cứu Tùng Thư".
    Đến năm 1994, bản dịch ra Anh văn các tác phẩm vơ hiệp của ông được đại học Trung Văn lần đầu phát hành. Đồng thời, toàn bộ cũng được chuyển sang giản tự (tức lối chữ Hán đơn giản mà Trung cộng sử dụng) phổ biến tại Hoa lục. Trong nghiên cứu về những tác giả lỗi lạc nhất của Trung Hoa trong thế kỷ thứ hai mươi, đại học Bắc Kinh xếp ông vào nhân vật thứ tư, sau Lỗ Tấn, Thẩm Ṭng Văn, Ba Kim nhưng đứng trước Lăo Xá, Úc Đạt Phu và Vương Mông. Đại học Bắc Kinh cũng mời ông làm giáo sư danh dự. Hiện nay nhiều người đang tra cứu tiểu sử cũng như b́nh luận về những tác phẩm của Kim Dung.
    Tháng 5 năm 1998, một hội nghị về ông được đại học Colorado tổ chức, và sáu tháng sau đó, một hội nghị khác được tổ chức tại Đài Bắc bao gồm nhiều học giả từ khắp nơi trên thế giới đến để thảo luận về hiện tượng Kim Dung. Người ta đă đặt riêng một cái tên cho việc nghiên cứu về các tác phẩm của ông gọi là Kim Học, được dịch ra Anh ngữ thành Jinology. Trong cả hai kỳ đại hội này đều có Kim Dung tham dự, mỗi đại hội lại bao gồm nhiều vấn đề xoay quanh các tác phẩm của ông từ việc dịch thuật đến những ảnh hưởng của nó trong sinh hoạt xă hội.
    . . .
    Last edited by BlackHole; 30-12-2018 at 05:12 AM.

  4. #24
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ? (2)
    Nguyễn Duy Chính
    . . .

    Kim Học, Một Ngành Mới?

    Nói đến Kim Dung, khó có ai không công nhận rằng ảnh hưởng của ông quả thực rất sâu rộng đối với không chỉ người Trung Hoa khắp nơi trên thế giới, mà c̣n đối với cả những quốc gia đông Hoa kiều và có liên hệ gần xa đến văn hóa Hán tộc như Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn, Indonesia, Thái Lan, Singapore.
    Nhiều người đă thú nhận là?sau khi đọc Kim Dung rồi, họ không c̣n đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của các tác giả khác được nữa?. Ở Việt Nam, việc đọc Kim Dung đă thành một phong trào trong những năm sau cùng thời đệ Nhị Cộng Ḥa, và một số nhân vật của Kim Dung, chẳng hạn Nhạc Bất Quần, đă trở thành một danh từ để chỉ hạng người ngụy quân tử. Ra đến hải ngoại, các tác phẩm của ông đă được tái bản theo lối chụp lại, có quyển thiếu trang v́ người ta không t́m được một bộ c̣n nguyên vẹn. Nhiều cuốn sách viết về Kim Dung đă được xuất bản trước cũng như sau năm 1975 và ít ai đọc Kim Dung chỉ một lần mà thường th́ đọc đi đọc lại để giải trí và thưởng thức.
    Trần Mặc, một phụ tá nghiên cứu của trung tâm Điện Ảnh Bắc Kinh đă nghiền ngẫm các tác phẩm của Kim Dung trong 7 năm, viết thành 12 cuốn sách tổng cộng khoảng 2 triệu chữ về Kim học. Ông ta đă đọc Thiên Long Bát Bộ 22 lần và thú nhận là càng đọc ông ta càng thấy nhiều điều mới lạ và không thể nào nói hết những điều cần phải nói về Kim Dung. Một đặc điểm mà nhiều người đồng ư là Kim Dung không đi theo những phương thức cũ, và mỗi câu truyện lại có một sắc thái riêng, bao hàm cả mới lẫn cũ, cả quần chúng b́nh dân lẫn bác học và tạo được sự cuốn hút cho không những người Á Đông mà cả người Âu Mỹ.
    Trong luận đề?Ảnh Hưởng Của Vơ Hiệp Tiểu Thuyết Trong Tiểu Thuyết Trung Hoa? Trương Đại Xuân đă kể lại là năm 1966, giáo sư Trần Thế Tương (Chen Shih-hsiang) của trường Berkeley qua dạy tại Nhật Bản đă phải gửi thư thẳng cho Kim Dung để hỏi mua một copy của bộ Thiên Long Bát Bộ để dùng trong nghiên cứu tiểu thuyết vơ hiệp hiện đại, và có thể coi là giới trí thức để ư đến Kim Dung rất sớm và ông là một hiện tượng mà nhiều người cho là?hậu vô lai giả? (sau ông sẽ không ai có thể đi theo được). Nghê Khuông, một tiểu thuyết gia đă viết tới năm cuốn về Kim Dung cũng nhận định là sẽ không thể nào có một tác giả nào so sánh được với ông.
    Giá trị của ông không những được các nhà nghiên cứu trong khối thế giới tự do tán dương mà chính những học giả tại Hoa lục cũng hết sức ca tụng. Điển h́nh là tại Colorado, Dương Xuân Thời (Yang Chunshi) giáo sư Đại học Hải Nam, đă khẳng định là Kim Dung đă gây dựng nên một hướng đi mới cho tiểu thuyết vơ hiệp vượt hẳn những người đi trước ông.

    Người ta khai thác các ảnh hưởng của tiểu thuyết vơ hiệp, trong đó đầu tiên phải kể tới những bộ phim kiếm hiệp đầy rẫy trong những tiệm cho thuê vidéo, một thời được coi như món ăn hàng ngày của nhiều gia đ́nh Việt Nam. Các tác phẩm của ông hầu hết đă được quay thành những bộ phim dài, bán trên thị trường hay chiếu thành shows trên màn ảnh nhỏ. Nhiều truyện được nhiều nơi quay thành những bộ phim khác nhau, với những chi tiết không có trong nguyên bản. Kim Dung cũng than phiền là nhiều đạo diễn v́ muốn tạo nét đặc biệt đă đưa thêm những chi tiết không phù hợp với văn hóa và lịch sử khiến cho phim truyện mất đi cái phong vị mà ông muốn có.
    Nhiều khách sạn và nhà hàng cũng đặt ra những món ăn dựa theo tên t́m thấy trong tiểu thuyết, chẳng hạn?Xạ Điêu Anh Hùng Yến?, mỗi món lấy từ một cái tên t́m trong truyện này chẳng hạn?Ngọc Tiêu Thùy Gia Thính Lạc Mai? là món thịt ḅ Hoàng Dung nấu cho Hồng Thất Công.

    Một trong những câu hỏi nhiều người đặt ra cũng khiến cho chúng ta suy nghĩ:
    Tại sao Kim Dung, một tiểu thuyết gia chuyên về kiếm hiệp ở Hongkong lại vượt trội những tác giả ở Đài Loan và hơn hẳn những tác giả tại Hoa lục?
    Yếu tố quan trọng nhất mà người ta có thể t́m thấy chính là v́ Hongkong, tuy là một thuộc địa của người Anh nhưng có một thể chế chính trị cởi mở hơn hai xứ vẫn tự nhận là giữ thiên mệnh đại diện cho dân tộc Trung Hoa. Ở Hoa Lục th́ văn hóa bị bóp nghẹt đă đành mà ngay ở Đài Loan, các tác phẩm của Kim Dung cũng bị cấm, với một lư do mơ hồ là v́ chính quyền Dân quốc cho rằng nhan đề Xạ Điêu Anh Hùng truyện tương tự một bài thơ của Mao Trạch Đông?Loan Cung Xạ Đại Điêu?. Cái cảnh sợ bóng sợ gió đó cũng đă từng xảy ra tại miền Nam nước ta thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị cộng ḥa và nhiều người vẫn c̣n sử dụng như một thứ vơ khí để chụp mũ người khác ngay tại trên văn đàn hải ngoại.

    Thành thử trước năm 1979, người dân ở Trung Hoa Dân Quốc hoàn toàn không biết đến những tác phẩm của ông và cơn sốt Kim Dung chỉ bắt đầu khi t́nh h́nh?giới nghiêm văn nghệ? đă được nới lỏng và truyện của Kim Dung được phép ấn loát và lưu hành. Tuy tại Đài Loan không có cảnh chờ đợi hàng ngày như khi các truyện dài của ông c̣n đăng báo, những tờ báo lớn đều có một mục bàn về Kim Dung hàng ngày, do những cây viết b́nh luận tên tuổi để cạnh tranh với nhau. Khi "Hiệp Cốt Nhu Trường Thoại Kim Dung" của Ân Khiêm xuất hiện trên Liên Hợp Báo th́ Trung Quốc Thời Báo đăng liền "Kết Khách Tứ Phương Tri Kỷ Biên" của Văn Dung, "Kư Hiệp Chi Thái Đẩu Kim Dung" của La Long Trị, và "Kim Dung Đích Nhân Tính Tôn Nghiêm" của Mạnh Tử. Đó cũng là một điểm đáng cho chúng ta suy nghĩ v́ cây văn hóa chỉ có thể xanh tươi khi con người có tự do và rất nhiều nhân tài bị mai một và thui chột trong một thể chế khắc nghiệt. Có lẽ không có ǵ đáng sợ bằng một khung cảnh chính trị bóp nghẹt tự do tư tưởng và phát biểu, dù nhân danh mục tiêu cao đẹp nào chăng nữa.
    Chương Tŕnh Và Dự Phóng Dịch Lại Kim Dung
    Công việc dịch lại và nghiên cứu các tác phẩm của Kim Dung là một công tŕnh khá to lớn, nhất là đó lại chỉ là nỗ lực của một cá nhân mà th́ giờ, khả năng cũng như phương tiện đều hết sức chật hẹp và giới hạn. Tuy nhiên, tôi có một số lư do để làm việc này:

    1/ Bản dịch dựa theo ấn bản sau cùng của Kim Dung có thể coi như hoàn chỉnh hơn cả về kết cấu cũng như văn phong, mà chúng tôi tin rằng nhiều người cũng muốn đọc để biết ông đă viết lại như thế nào. Sau khi đối chiếu, so sánh bản viết cũ đăng trên báo với bản mới nhiều người đă công nhận rằng bản sau cùng của ông là những tác phẩm mới mẻ. Trong khi viết để đăng báo, Kim Dung không thể không chú trọng tới một số điều kiện cần thiết để lôi cuốn độc giả, những chi tiết ly kỳ hay những vơ công huyền hoặc, bản nhuận sắc của ông đă chú trọng về diễn tiến câu chuyện, tâm lư nhân vật, và nhất là sự thuần nhất trong tính t́nh của các nhân vật đó. Ông đă viết lại nhiều nhân vật cho rơ nét hơn và chính v́ thế những bộ tiểu thuyết của Kim Dung đă thoát ra được cái phong vị?rẻ tiền? để trở thành những tác phẩm lớn. Có tác giả đă đề nghị đưa các tiểu thuyết của ông vào chương tŕnh giáo khoa bậc trung học, làm mẫu cho phương pháp dựng và viết tiểu thuyết.


    Phái Thái Sơn trong bộ tiểu thuyết Tiếu Ngạo giang hồ có bản doanh nằm ở núi Thái Sơn.
    Dù đây là môn phái không “vang danh thiên hạ”, chẳng mấy tiếng tăm trong vơ lâm và cũng không được nhà văn Kim Dung đề cập nhiều trong bộ tiểu thuyết này,
    nhưng ngọn Thái Sơn ngoài đời thật lại là một địa điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới, nằm ở tỉnh Sơn Đông phía Bắc thành Thái An,
    núi Thái Sơn bao gồm nhiều dăy núi hùng vĩ, trong đó có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545m so với mặt nước biển. V́ vậy, người xưa gọi ngọn núi này là “cột chống trời”.
    Núi c̣n có tên gọi là Đại Sơn, hay Đại Tông, và được xem là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Hoa, Ngũ Nhạc Danh Sơn, bên cạnh Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn.
    Thái sơn thường ví với ánh b́nh minh, sự sinh và tái sinh, do đó được xem là nơi linh thiêng nhất trong 5 ngọn núi.


    2/ Phải nói rằng toàn bộ ba mươi sáu cuốn truyện của Kim Dung đă chất chứa một số lớn kiến thức, những kiến thức được h́nh thành bằng tài liệu chứ không phải tưởng tượng. Tù các địa danh, các phong tục tập quán của nhiều địa phương, các danh lam thắng cảnh đến cả những chi tiết lịch sử, được ông viết lại dưới dạng tiểu thuyết. Chính Kim Dung đă cố ư làm điều đó và trong nhiều buổi hội thảo, quốc tế và quốc nội, ông đă xác nhận trong nhiều trường hợp phải t́m hiểu và nghiên cứu rất lâu trước khi hạ bút về một đề tài.
    Những đoạn ông viết liên quan đến thư pháp (phép viết chữ Hán, calligraphy), rượu, hoa trà (camelia), kinh mạch hay Đông y đă khiến cho nhiều chuyên gia phải kinh ngạc về sự chính xác của tài liệu chứng tỏ bên cạnh óc tưởng tượng, ông luôn luôn t́m hiểu cặn kẽ những đề tài ông định viết, kể cả việc nghiên cứu đặc tính, đặc sản của từng địa phương trong bối cảnh thời đại ông tŕnh bày câu chuyện.
    Riêng về các giáo phái, bang hội, môn phái? ông cũng đă vẽ nên nhiều bức tranh tuyệt tác. Giả thuyết về vai tṛ của Minh giáo (Zoroastranism) trong việc xây dựng triều đại nhà Minh bên Tàu đă khiến Lâm Ngộ Thù (Lin Wushu), một học giả Đài Loan lao đầu vào t́m kiếm chứng liệu để đi đến kết luận là ông đă tài t́nh biến một dữ kiện tưởng tượng thành một câu hỏi lịch sử. Thiên Địa Hội trong Lộc Đỉnh Kư, Cái Bang trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thiên Long Bát Bộ đều dựa trên nhiều tài liệu lịch sử nhưng chắc chắn khác xa với thực tế. Những chi tiết đó phần lớn được nhuận sắc, tăng bổ sau này nên đọc lại những tiểu thuyết của Kim Dung cho ta nhiều chi tiết mới rất thú vị.
    3/ Mặc dù vốn liếng chữ Hán của người dịch thật ít ỏi, nhưng chúng tôi cố gắng làm công việc này để chia xẻ niềm vui của ḿnh cho những người có cùng một sở thích, nhất là lứa tuổi trung niên, muốn hồi ức lại những ǵ đă đọc thuở c̣n trẻ. Phải nói rằng người dịch vẫn cảm thấy ḿnh may mắn hơn những người đi trước nhiều lắm. Ít nhất trên số lượng tổng quát, tài liệu liên quan đến Kim Dung, đến văn hóa Trung Hoa tương đối phong phú. Tuy chỉ lùng kiếm trong một số thư viện địa phương nhỏ, tài liệu có thể sử dụng để làm công tŕnh này đă vượt quá khả năng đọc của chúng tôi. Do đó, chúng tôi cố gắng thu hẹp vấn đề càng ít càng tốt, để tập trung vào mục tiêu chính là hoàn thành bản dịch. Công tŕnh tổng quát này, nếu không có ǵ trở ngại cũng đă phải tốn từ 15 đến 20 năm và như thế có nghĩa là cá nhân chúng tôi phải đầu tư trọn cuộc đời c̣n lại vào một dự án duy nhất. Nhiều bằng hữu cho rằng công việc đó không đáng để làm nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng bất cứ một công tŕnh nào cũng có giá trị riêng của nó và chắc chắn nếu bộ Kim Dung toàn tập này không làm được ǵ nhiều th́ cũng đem lại một số giây phút giải trí cho người hoàn thành nó cũng như người đọc nó.


    Hành Sơn: Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Hành Sơn có bản doanh dưới chân núi Hành Sơn, nổi tiếng với các cao thủ kiếm thuật say mê âm nhạc.
    Mạc Đại Tiên Sinh chưởng môn phái Hành Sơn sử dụng cây hồ cầm, chuyên chơi bản Tiêu tương dạ vũ. Cũng ở nơi này,
    Lưu Chính Phong cùng với Khúc Dương trưởng lăo của Nhật Nguyệt thần giáo trước khi chết c̣n kịp cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ và sau đó nhờ Lệnh Hồ Xung truyền lại khúc nhạc này.
    Hành Sơn cách trung tâm thành phố Hành Dương, Hồ Nam 50 km, gồm những vách đá có địa thế dựng đứng, h́nh thù kỳ quái. Toàn bộ Hành Sơn có 72 đỉnh núi lớn nhỏ, nhiều suối hồ, thác nước và hang động đẹp mắt. Cách đây 2000 năm, Hành Sơn đă là địa danh nổi tiếng khắp Trung Hoa, thu hút nhiều tao nhân mặc khách đến viếng cảnh, lưu lại nhiều bài thơ được khắc trên vách đá, trong đó có bút tích của nhà thơ Lư Bạch và Đỗ Phủ.


    Hiện nay, cũng như mọi người khác cùng thế hệ babyboomers, người Việt Nam lứa tuổi trung niên đang tiến vào tuổi nghỉ ngơi sau một quăng dài làm việc mệt mỏi, cần có một số nhu cầu tinh thần và vật chất để thay thế cái nếp sống cố hữu đă hằn vết trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thế hệ của chúng tôi không có cái may mắn của người dân sinh ra và lớn lên trong một quốc gia thanh b́nh và hầu hết không có được những chuẩn bị lâu dài từ thời trai trẻ. Có thể nói là một thế hệ làm nhân chứng cho nhiều biến cố lịch sử, từ thời Pháp thuộc sang hai nền Cộng Ḥa, sau đó là những năm dài, người trong những trại tập trung nơi rừng sâu nước độc, kẻ thất thổ lưu vong. Phần lớn chúng ta đă chim bằng mỏi cánh và muốn dùng phần cuối của cuộc đời ḿnh trong những công việc ít va chạm hơn. Có người t́m về tôn giáo, tham gia các khóa tu học kinh điển, các sinh hoạt giáo lư, có người tham gia sinh hoạt chính trị, văn hóa, khôi phục một số tập tục lễ nghi. Cũng có người hoạt động trong các hội đoàn, ái hữu của các đơn vị cũ, binh chủng, trường học, hay địa phương, quê quán. Tuy những sinh hoạt đó có những mục tiêu khác nhau nhưng tựu trung đều là t́m những người có chung một mẫu số để ngồi lại, lắm khi để bớt đi cái nỗi cô đơn, trống vắng hơn là v́ những mục tiêu to tát làm b́nh phong cho tập thể hoạt động.
    V́ thế công tŕnh mà người dịch đang làm chủ yếu là để chia xẻ với những người cùng thế hệ, nhất là những anh em cùng một mái trường ở Việt Nam. Tuy một số người trong lứa tuổi đi sau cũng thích đọc Kim Dung nhưng sự thưởng thức đó lại nằm trong một góc cạnh khác. Những anh em đọc lại bản mới này hầu hết? nếu không nói rằng tuyệt đại đa số? đă từng đọc các bản cũ trước đây, nay có dịp hồi ức, so sánh, đối chiếu và nếu may mắn có được một vài người ở gần nhau th́ dễ dàng biến cái thú vị riêng của ḿnh thành một buổi trà đàm, chẳng khác nào các thế hệ cha anh đă bàn Tam Quốc, bàn Thủy Hử?
    . . .
    Last edited by BlackHole; 30-12-2018 at 03:53 AM.

  5. #25
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ? (3)
    Nguyễn Duy Chính

    . . .

    Chương tŕnh dịch bộ Kim Dung toàn tập bao gồm ba công tác chính:

    1/ Công việc dịch thuật là công tác chính để chuyển ngữ ba mươi sáu cuốn sách của Kim Dung ra tiếng Việt. Việc dịch đó có những vấn đề riêng của nó mà người dịch phải giải quyết từ dịch nghĩa tới văn phong. Tuy Hoa ngữ và Việt ngữ có nhiều tương đồng, một số từ ngữ kiếm hiệp đă được đem vào tiếng Việt, nhưng hai ngôn ngữ vẫn có rất nhiều điểm khác biệt. Người dịch cố gắng dịch sát ư của Kim Dung nhưng cũng vẫn phải Việt hóa rất nhiều chi tiết và cố gắng làm cho cách hành văn gần gũi với chúng ta hơn. Tuy nhiên, nỗ lực đó chỉ có thể làm cho câu văn bớt Tàu một chút, chứ không thể hoàn toàn Việt Nam được và người dịch đành chấp nhận cái giới hạn đó. Khi làm công việc dịch Kim Dung, chúng tôi không có tham vọng dịch hay hơn những người đi trước, mặc dù những bản dịch vội trước đây không hiếm những chỗ sai lầm. Những sai lầm đó có thể từ chính bản in trên nhật báo từ Hongkong gửi qua hay v́ để đáp ứng nhu cầu của độc giả thời bấy giờ mà dịch giả phóng đại một ư nghĩ của ḿnh để gán ghép cho Kim Dung trước khi nắm vững toàn cục. Chẳng hạn bộ Ỷ Thiên Đồ Long Kư phải qua một thời gian dài mới cho chúng ta biết là bộ tiểu thuyết được kết cấu xoay quanh hai thanh đao Đồ Long và thanh kiếm Ỷ Thiên. V́ thế chúng ta sẽ lấy làm lạ khi đọc cái tựa Việt Nam?Cô Gái Đồ Long? mà không hiểu đó là ám chỉ cô nào trong bộ truyện này.
    Một phần khác, trong giai đoạn sơ khởi, chúng ta chưa có những qui định thống nhất về phiên dịch, nên để nguyên chữ Hán đọc theo âm Hán Việt hay dịch ra tiếng ḿnh. Chính v́ thế, một số tên thế vơ, binh khí, ám khí trở thành ngô nghê. Một số từ có tính chất chuyên môn hơn, chẳng hạn một số từ Hán Việt của Thiền tông hay Phật giáo được dịch sát theo âm nhưng lại sai nếu đối chiếu với kinh điển. Hai chữ Ban Nhược theo Hán Việt khi vào Phật giáo th́ là đọc là Bát Nhă (Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh chứ không phải Ban Nhược Ba La Mật Đa), hoặc một số từ cổ được đọc khác đi chẳng hạn chữ trong Kinh Dịch (Hàng Long thay v́ Giáng Long, Hiện Long thay v́ Kiến Long)?

    ____________________ ____________________ ____________________ ____________



    Phái Hằng Sơn được nhà văn Kim Dung miêu tả trong bộ Tiếu ngạo giang hồ có bản doanh đặt trên đỉnh dăy núi Hằng Sơn cao chót vót.
    Đây là kiếm phái được sáng lập bởi các ni cô, với Định Nhàn sư thái làm Chưởng môn. Hằng Sơn cũng là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối t́nh câm với chàng lăng tử Lệnh Hồ Xung.
    Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh tại Hằng Sơn rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở, nhưng cũng có không ít ḍng suối đẹp, với nước xanh trong vắt. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016 m.
    Thời cổ, Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, tuy nhiên ngày nay chỉ c̣n tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không Tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc ngụy với kiến trúc đặc sắc. Chùa treo lơ lửng trên không và đă tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung ḥa cả ba triết lư Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa.
    ____________________ ____________________ ___

    Tuy tiếng Việt chúng ta mượn rất nhiều chữ Hán để nói và để viết, nhưng hai ngôn ngữ có cấu trúc và nội dung khác hẳn nhau. Rất nhiều chữ Hán khi được Việt hóa lại mang một nghĩa khác hẳn và không hiếm khi người dịch phải dùng một chữ Hán Việt nọ để dịch một chữ Tàu kia, hoặc dùng một chữ hoàn toàn khác hầu tránh trùng điệp. Một điểm khó khăn là tuy những đại danh từ của người Tàu rất nhiều nhưng đối thoại, phần lớn chỉ dùng hai chữ nhĩ (you) và ngă (I, me) như người Mỹ. Trong khi đó tiếng Việt chúng ta hai đại danh từ này rất phong phú, tùy hoàn cảnh, thứ bậc mà thay đổi. Đó cũng là một nạn đề nhưng cũng là một điểm mà người Việt nào cũng thấy hănh diện.

    A/ Một số thân hữu đă góp ư với chúng tôi là cố bỏ bớt những từ Hán để Việt hóa càng nhiều càng tốt ngơ hầu văn chương dễ dàng phổ biến hơn, nhất là cho giới trẻ ở hải ngoại, ít có th́ giờ và cũng ít quen biết với chữ Hán. Thực tế, làm thế nào để văn chương xuôi xẻ nhưng không quá nôm na b́nh dân là một vấn đề. Việc t́m kiếm cho ra một chữ thật thích hợp không phải dễ dàng nhất là người dịch không t́m đâu ra một cuốn từ điển loại Thesaurus để tiện dụng khi cần phải t́m một chữ tương tự. Thành thử, dù muốn dù không, chúng tôi cũng phải tạo riêng ra một số từ chuyên môn, một thứ jargon của truyện kiếm hiệp, mà những ai muốn hiểu biết toàn vẹn phải am tường. Có người đề nghị chua thêm tiếng Anh cho rơ nghĩa nhưng điều đó lại càng thêm rắc rối cho người dịch cũng như cho người đọc.

    B/ Thứ hai việc để nguyên âm Hán Việt là một ưu điểm chứ không phải khuyết điểm. Phải nói rằng nhiều cái tên nếu dịch nghĩa sẽ rất ngây ngô, chẳng hạn kim châm Ân Tố Tố sử dụng được Từ Khánh Phụng dịch ra là Kim Râu Muỗi (viết sai chính tả là Dâu Muổi) trong khi nếu để nguyên là Văn Tu Châm đỡ chối tai hơn. Chính các tiểu thuyết kiếm hiệp đă làm giàu thêm cho tiếng Việt nhiều từ mới, mặc dù trước đây chúng ta chưa hay ít khi nghe tới. Chưởng, huyệt, quyền, cước, nội lực... và nhiều chữ khác chúng ta đă hiểu mà không cần phải dịch nghĩa nữa. Nếu một người Trung Hoa khi đọc Hàng Long Thập Bát Chưởng sẽ hiểu là Mười Tám Thế Đánh Rồng nhưng họ sẽ không có được cái khoái cảm của chúng ta khi có thể dùng một hàng chữ Hán mà vẫn có thể hiểu như tiếng Việt.

    C/ Thế nhưng không phải chữ Hán nào cũng có nghĩa tương đồng với tiếng Việt. Chẳng hạn Kim Dung viết là?triển khai khinh công? nhưng khi dịch th́ lại phải dùng?thi triển khinh công? mặc dầu cả tám chữ đó đều là chữ Hán. Thành thử, nhiều trường hợp có tới ba hay bốn giải pháp, 1/ dịch thẳng ra tiếng Việt 2/ để nguyên văn chữ Hán 3/ dùng một chữ Hán khác quen thuộc hơn thay thế chữ Hán tác giả dùng. Một điểm nhỏ cũng cần nói ra là chữ Hán truyền sang nước ta có một số thay đổi không hiểu rơ nguyên nhân v́ đâu khiến cho nhiều lần chúng tôi bị lúng túng. Ngưu theo đúng nghĩa của Trung Hoa là con ḅ th́ người ḿnh vẫn hiểu ngưu là trâu (thực ra thủy ngưu mới là con trâu, có người lại dịch là trâu nước không có nghĩa ǵ cả). Thanh ngưu là con ḅ đen th́ ta lại hiểu thanh ngưu là con trâu xanh. Chính người dịch ban đầu cũng quen theo lối cũ dịch thanh lư là con lừa xanh, sau tra lại mới biết phải dịch là con lừa đen mới đúng. Dương là con cừu (sheep) c̣n con dê (goat) phải là sơn dương. Thành thử nhiều chữ tưởng là biết rồi nhưng thực ra cái biết đó lại có khác với văn chương Trung Hoa. Khi nhớ lại những bản dịch cũ, ngoài những chữ mà người Việt chúng ta thay đổi theo từng miền (Chu-Châu, Sơn-San, Hoàng-Huỳnh) có nhiều chữ trước đây dịch hoàn toàn sai. Chữ Ân (giống như nhà Ân bên Tàu) th́ lại dịch là Hân, chữ Côn dịch thành Khôn, và một số chữ trước đây cố t́nh dịch trại đi như Dương Quá thành Dương Qua, Quách Tương thành Quách Tường? Trong bản này chúng tôi để trở lại hoàn toàn như tác giả đă viết v́ phần nhiều có một ẩn ư trong đó mà chúng ta nên tôn trọng (Tương trong Quách Tương là thành Tương Dương nơi Quách Tĩnh cố thủ chống quân Mông Cổ).
    ____________________ ____________________ ____________________ ___________________



    Tung sơn tọa lạc tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà, Tung Sơn từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của Trung Nguyên (Trung Hoa xưa). Nơi cao nhất của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7m trên mực nước biển. Ngọn núi này từ lâu đă đón tiếp hơn 30 vị hoàng đế Trung Hoa và trên 150 văn nhân trứ danh đến thăm thú, thưởng ngoạn danh lam. Trong Kinh Thi cũng có một câu ca ngợi về vẻ đẹp hùng vĩ của Tung Sơn: “Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (Núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời)”.
    Tung sơn là ngọn núi thứ 5 trong Ngũ nhạc danh sơn, và cũng là bản doanh của giáo phái Trung nhạc Tung sơn trong bộ tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”. Chưởng môn của phái Tung sơn là Tả Lănh Thiền, đồng thời cũng được tôn là minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái. Ở gần cuối tiểu thuyết, Tả Lănh Thiền thực hiện âm mưu thống nhất Ngũ Nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất gọi là Ngũ Nhạc phái, nhưng lại bị Nhạc Bất Quần âm thầm đoạt chức vị chưởng môn.
    ____________________ ____________________ ____________________ ________________

    D/ Về âm, chúng tôi chủ yếu theo bộ Hán Việt tự điển của Thiều Chửu[1] là bộ tự điển thông dụng hơn cả trong giới nghiên cứu Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi cũng tra thêm các bộ Hoa Việt tân từ điển của Lư Văn Hùng, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt hiện đại (1994) của nhà xb Thế Giới và Từ điển Trung Việt (1993) của nhà xb Khoa Học Xă Hội Hà Nội. Hai bộ sau cùng mới được xuất bản tại Việt Nam và tương đối phong phú hơn những tự hay từ điển cũ. Về từ điển Anh-Hoa, Hoa-Anh, bộ từ điển chúng tôi dùng hàng ngày là cuốn A New Practical Chinese-English Dictionary (Tối Tân Thực Dụng Hán Anh Từ Điển) do Lương Thực Thu chủ biên (Viễn Đông Đài Bắc) và Far East English-Chinese Dictionary (Viễn Đông Anh Hán đại từ điển). Về từ điển chữ Hán, hai bộ quan trọng nhất chúng tôi sử dụng là Từ Nguyên (Thương Vụ A? Thư Quán, hai cuốn thượng và hạ) và Từ Hải (Trung Hoa thư cục, thượng và hạ). Các danh từ và nghĩa lư Phật học chúng tôi tham khảo trong Từ điển Phật Học Hán Việt của nxb Khoa Học Xă Hội. Các địa danh tôi tham khảo trong Trung Quốc Cổ Kim Địa Danh Đại Từ Điển (Thương Vụ Ấn Thư Quán Hongkong 1982) c̣n chi tiết lịch sử th́ dùng Trung Quốc Lịch Sử Từ Điển (Văn Hóa Nghệ Thuật Xuất Bản Xă Bắc Kinh 1989).
    Về tiếng Việt, khi cần tra cứu chúng tôi dùng bộ Việt Nam tự điển của Khai Trí tiến Đức, và Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội (1992). Chính tả nếu có chỗ nghi ngại chúng tôi tra theo Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ.
    Một cuốn sách mà tôi cũng muốn nhắc đến v́ đă giúp rất nhiều cho người dịch là quyển Thành Ngữ Biện Chính từ điển của Ngô Hạ Vân trong đó liệt kê tất cả những thành ngữ và những cách hiểu sai, thế nào mới là đúng. Có cuốn sách này trong tay, người dịch cảm thấy yên tâm khi gặp phải một nhóm từ và biết rằng đó là một loại tục ngữ không dễ kiếm trong từ điển.

    2/ Chính v́ muốn dịch lại công tŕnh của Kim Dung một cách nghiêm chỉnh, chúng tôi sẽ làm một số khảo luận nhỏ để giúp độc giả có thêm một số kiến thức về bối cảnh của câu chuyện, làm sáng tỏ một số vấn đề, một số nghi vấn mà nhiều độc giả muốn biết. Để hiểu những điều hay trong tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung, chúng ta cần một số kiến thức để làm nền tảng và càng tích lũy được nhiều kiến thức văn hóa bao nhiêu, chúng ta càng thưởng thức Kim Dung cao bấy nhiêu. Tuy những kiến thức đó không phải là bắt buộc nhưng nó rất cần thiết cho việc hiểu và thưởng lăm, nhất là để bàn về Kim Dung.
    Những biên khảo đó không nhằm mục tiêu đi sâu vào một đề tài như một công tŕnh học thuật mà chỉ để cho người đọc có dịp ghé qua, chẳng khác nào một khách bộ hành đứng lại ngắm một bông hoa bên bờ giậu, làm tăng thêm cái hương vị nhàn tản của cuộc dạo chơi.
    Những biên khảo đó có thể về một đề tài chuyên môn như đông y, châm cứu, hay cũng có thể về một lối thưởng ngoạn như uống trà, viết chữ, hoặc về một nhân vật truyền kỳ như Trương Tam Phong, Đạt Ma tổ sư, hoặc một sinh hoạt dân gian như uống rượu, đánh cờ, hay một danh thắng như chùa Thiếu Lâm, núi Ngũ Đài, một đặc sản như hoa trà Đại Lư, thược dược Dương Châu, hay một biến cố chính trị như cuộc Nam chinh của quân Mông Cổ chiếm nước Tàu, vụ án Văn Tự Ngục, vụ giết quyền thần Ngao Bái, hay ḥa ước Nga-Hoa thời Thanh. Viết những biên khảo đó trước hết là cho chính cá nhân người dịch có thể hiểu câu chuyện một cách kỹ lưỡng, chu đáo hơn mà khi đọc như một cuốn tiểu thuyết, ít khi chúng ta chịu dừng lại suy nghĩ. Minh giáo có vai tṛ nào trong lịch sử Trung Hoa cuối đời Nguyên không? Kiến Ninh công chúa là ai, tâm tính thế nào? Trịnh Thành Công, anh hùng hay giặc cướp? Thi Lang, Hán gian hay một viên tướng lỗi lạc, thanh liêm? Ngoài ra những câu hỏi liên quan đến văn hóa, vơ công, y đạo, cũng làm nhiều người phải đưa thành vấn đề. Đâu là ranh giới giữa sự tưởng tượng phong phú của nhà văn, đâu là tài liệu ông dựa vào để viết?
    Hệ thống hoạn quan của Trung Hoa cũng như tổ chức cung đ́nh sẽ làm cho chúng ta đọc Lộc Đỉnh Kư hứng thú hơn v́ hiểu rơ môi trường mà Vi Tiểu Bảo phải sinh hoạt khi phục vụ trong cung cấm. Thiên Địa Hội và các bang phái trong xă hội nước Tàu, với những chi lưu kéo dài tới xứ Nam Kỳ lục tỉnh của chúng ta như Kèo Vàng, Kèo Xanh,hoặc c̣n tồn tại ở lục địa thời Dân Quốc như Thanh Bang, Ca Lăo Hội... sẽ soi sáng một số chi tiết về Trần Cận Nam và họ Trịnh ở Đài Loan.

    Một tiểu luận về con người và huyền thoại về Trương Tam Phong, và Thái cực quyền có thể làm tăng sự thích thú khi đọc lại Ỷ Thiên Đồ Long Kư, và duyệt lại lịch sử Trung Hoa trong giai đoạn Nam Tống có thể cho ta ít nhiều chi tiết về sinh hoạt của người Mông Cổ và sự bành trướng của đế quốc Nguyên Mông.
    Tôi cũng muốn viết một bài khác về bang giao giữa các dân tộc Hán, Liêu, Thổ Phồn, Tây Hạ vốn được dùng làm hậu cảnh cho Thiên Long Bát Bộ, đồng thời t́m hiểu biến chuyển tâm lư của chính Kim Dung khi ông đi từ phân biệt Hán Mông trong những tác phẩm giai đoạn sơ khai và những ranh giới quốc gia, dân tộc ngày càng nhạt dần trong những tác phẩm sau này.

    3/ Công tŕnh kế tiếp là dựng lại cấu trúc của từng bộ truyện thành biểu đồ để theo dơi từng môn phái, tâm lư nhân vật và biến chuyển ngơ hầu chúng ta có những tiêu điểm làm căn cứ suy luận và b́nh phẩm. Đọc Kim Dung là một cái thú, nhưng bàn Kim Dung cũng lại là một cái thú khác, và việc tái tạo những cấu trúc của các câu chuyện cũng là một dự án nhiều người có thể tiếp tay. Một danh sách những nhân vật trong mỗi bộ truyện cũng giúp chúng ta theo dơi các t́nh tiết được dễ dàng hơn để phát hiện những lệch lạc hay mâu thuẫn.
    Trước đây, nhiều người đă viết về Kim Dung, trong đó có cả một số tác giả Việt Nam, mỗi người dùng một lăng kính riêng để nhận định. Tuy nhiên, cái giới hạn của những tác phẩm đó là vẫn chỉ dựa trên những bản dịch cũ từ báo hàng ngày khi c̣n đăng tải ở Hongkong. Hi vọng rằng khi bản dịch mới ra đời, chúng ta sẽ có những quan điểm mới, nhận định mới về công tŕnh của Kim Dung. Phổ biến các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung cũng là một nhu cầu của chính người làm công việc này ngơ hầu t́m một số bằng hữu có cùng sở thích nhưng v́ điều kiện khách quan và chủ quan chưa cho phép. Rất có thể đây cũng là một công tác mà cổ nhân gọi là?dĩ văn hội hữu? v́ xuyên qua một số chương ngắn ngủi của Ỷ Thiên Đồ Long Kư, chúng tôi đă liên lạc được với khá nhiều người ở khắp nơi trên thế giới, mặc dù chưa biết nhau nhưng đă chia xẻ rất nhiều điểm chung, chứng tỏ ai ai đều có ư muốn tham gia vào một việc mà ḿnh thấy có thể dự phần trong đó.

    Trong một truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, một người ở thật xa? h́nh như miền Bắc di cư vào Nam? gặp một người ở trong một khu rất hẻo lánh vùng rừng U Minh, Cà Mâu. Những bất đồng, dị biệt, mâu thuẫn tưởng như đi đến xung đột lúc ban đầu đă được hóa giải khi hai người cùng có chung cái quá khứ đă học qua Quốc Văn Giáo Khoa Thư, những tập sách mà nha Học Chính Đông Pháp in ra để dạy bậc tiểu học. Họ đọc thuộc ḷng cho nhau nghe từng bài, từng đoạn, ôn lại từng tấm h́nh, từng câu cách ngôn ở mỗi bài để?đổi thù thành bạn?.
    Công tŕnh dịch lại Kim Dung là một chương tŕnh dài, chỉ làm trong những th́ giờ rảnh rỗi và người dịch vừa làm vừa học coi như một tṛ chơi nhàn tản. Chính v́ thế, công tŕnh này sẽ được liên tục cải tiến, sửa đổi một khi người dịch t́m ra một khuyết điểm nào đó trong khi tiến hành. Khuyết điểm đó có thể về từ ngữ không chính xác, văn chương không găy gọn hay những lỗi chính tả, văn phạm mà v́ thiếu hiểu biết hay sơ xuất trong khi làm việc. Chúng tôi mong nhận được những hồi âm của người đọc để công việc thêm hoàn chỉnh.


    oOo


    [1] Gần đây tôi t́m được một cuốn từ điển Hán Việt mới của Trần Văn Chánh biên soạn (NXB Trẻ TPHCM 1999) là bộ từ điển công phu và kỹ lưỡng nhất từ trước tới nay? mặc dầu chưa phải là đầy đủ nhất và dùng cuốn này thay thế cuốn từ điển Thiều Chửu .


    California, USA
    Mồng 3 Tết Canh Th́n
    Nguyễn Duy Chính
    Nhà nghiên cúu sử Tây Sơn

    ____________________ ____________________ ___

    H́nh ảnh và ghi chú về những địa danh có thực trong loạt truyện Kim Dung được đưa vào trong bài bởi người post không liên quan tới biên khảo của tác giả Nguyễn Duy Chinh (BH)

    Last edited by BlackHole; 30-12-2018 at 05:13 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 7
    Last Post: 16-10-2015, 11:42 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 23-01-2013, 10:55 AM
  3. Replies: 18
    Last Post: 23-01-2012, 07:20 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 13-10-2011, 08:20 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 12:30 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •