Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 25 of 25

Thread: Trung Quốc & Cuộc Chiến VN

  1. #21
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    “Ta có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy”

    Cám ơn anh SS, chúng ta đă có một cuộc tranh luận tốt đẹp.
    Dưới đây là câu chuyện về hồ sơ số 3791-FONT PTTg liên quan đến
    ..ông Thiệu đă trả lời phỏng vấn bằng một câu ngắn gon ;.. hết tiền rồi th́ hết đánh giặc !!
    . . .
    Khi Nixon kết thúc cuộc đi thăm Trung Quốc hai bên đă kư thông cáo Thượng Hải ghi nhận kết quả hội đàm giữa hai bên, trong đó có một đoạn như sau: “Mỹ khẳng định mục tiêu cuối cùng là rút hết các lực lượng và cơ sở quân sự ra khỏi Đài Loan. Trong khi chờ đợi, tùy theo t́nh h́nh căng thẳng trong khu vực này giảm đi (hàm ư nói đến cuộc chiến sôi động ở Đông Dương – chủ yếu ở Việt Nam thời đó - GH), Mỹ sẽ dần dần giảm lực lượng và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đài Loan (Mỹ nêu điều kiện để đánh đổi – GH).
    “Đầu tháng 3.1972, khi thông báo cho phía Việt Nam về cuộc hội đàm với Nixon, đại diện những người lănh đạo Trung Quốc đă giải thích về đoạn thông cáo trên như sau:
    “Muốn b́nh thường hóa quan hệ Trung Mỹ, muốn làm dịu t́nh h́nh ở Viễn Đông, th́ trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương (…)”.
    Thâm tâm của Bắc Kinh là lợi dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết trước vấn đề Đài Loan.
    “Trong khi chờ đợi, tùy theo t́nh h́nh căng thẳng trong khu vực này giảm đi…”

    “Điều đó có nghĩa là nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan th́ họ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thỏa hiệp với Mỹ”.
    Từ Sài G̣n, tổng thống Thiệu đinh ninh “giải pháp thỏa hiệp” đă được Kissinger (phía Mỹ) và Lê Đức Thọ (phía VNDCCH) âm thầm thể hiện trước (qua bản dự thảo hiệp định Paris 10.1972), rồi mới thông báo với ông sau. Nên lúc đầu ông phản ứng dữ dội, quyết liệt, không đồng ư kư vào hiệp định và Hồi kư Richard Nixon cũng nhắc đến phản ứng đó của TT Thiệu. Nixon gởi “tối hậu thư” đến dinh Độc Lập dọa nếu VNCH không kư th́ chính phủ Mỹ vẫn kư và hàm ư thông báo trong trường hợp “đáng tiếc” đó hậu quả sẽ không mấy tốt đẹp sẽ đến với Sài G̣n và cá nhân TT Thiệu. Vào giờ cuối, TThiệu đă nhượng bộ để “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam” được kư kết bởi đại diện của 4 bên, gồm: 1. Nguyễn Duy Trinh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. 2. Nguyễn Thị B́nh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam. 3. William P. Rogers - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. 4. Trần Văn Lắm – Tổng trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa.

    Lúc ấy (1.1973), dầu phải “gật đầu” kư hiệp định nhưng tâm tư Tổng thống Thiệu “không chấp thuận”. Đến khoảng hơn một tuần trước ngày 30.4.1975,TT Thiệu bộc lộ tất cả uất ức qua phiên họp với đại diện các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp của VNCH đêm 21.4.1975 tại pḥng Khánh tiết dinh Độc Lập, nói rơ:

    “Cái bản văn hiệp định đó là bản văn hiệp định Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản. Và tôi đă có đủ can đảm nói với ông ngoại trưởng Kissinger lúc đó (rằng) nếu như ông chấp nhận bản hiệp định này, nghĩa là ông chấp nhận bán cái miền Nam này cho cộng sản. C̣n tôi mà chấp nhận cái bản văn hiệp định này th́ tôi cũng chấp nhận phản quốc, bán cái dân tộc và đất nước miền Nam cho cộng sản. Ông (Kissinger) có chấp nhận th́ chấp nhận v́ quyền lợi của Hoa Kỳ, v́ lư do riêng tư tôi không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem quyền lợi sinh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán – chớ tôi là người Việt Nam, tôi không chấp nhận.
    Bản văn hiệp định đó là một bản văn mà tôi đă từ chối, tôi đă phản đối trong 3 tháng trời (từ 10.1972 đến 1.1973 ). Và trong 3 tháng trời ấy chỉ có 3 điểm chánh mà tôi tranh đấu sống chết. Và sự tranh đấu của tôi được chứng minh một cách rơ ràng bởi mỗi một lần tôi mời họp có ông chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền cũ, ông chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn, ông Tổng trưởng ngoại giao, ông chủ tịch Tối cao pháp viện, có Phó tổng thống, đại tướng Tổng tham mưu trưởng và Thủ tướng, thỉnh thoảng có một vài nhân vật chính trị khác. Ba cái điểm mà tôi cho là mất nước:


    1
    . Một chính phủ ba thành phần ở trên chốp-bu đă chỉ huy hai chính phủ là chính phủ VNCH và chính phủ của Mặt trận giải phóng, và cái chính phủ liên hiệp ba thành phần đó được đặt để cho tới tỉnh, quận, xă, ấp. Tôi cho đó là một cái chính phủ liên hiệp, dù dưới h́nh thức nào, dù ở cấp bậc nào, tôi cũng không chấp nhận và tôi không chấp nhận cái chuyện đó là từ 5, 7 năm trước.
    Cho nên, đừng có nói ǵ tới ấp cho tới xă, mà ngay cả trung ương tôi đă không chấp nhận 3 thành phần, 4 thành phần và 2 thành phần tôi cũng không chấp nhận, cho nên tôi đă nói không chấp nhận !.

    2
    . Là họ chỉ nói ở Đông Dương, chỉ có 3 quốc gia là Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam. Tôi nói ngoại trưởng Kissinger, Việt Nam nào? Việt Nam của Sài G̣n hay Việt Nam của Hà Nội? Nếu mà ông chấp nhận bản văn này là ông chấp nhận cái Việt Nam của Hà Nội (…) Tôi không chấp nhận. Tôi muốn trở về nguyên thủy hiệp định Genève là có hai quốc gia Việt Nam, hai chính quyền Hà Nội và Sài G̣n, tôi kêu họ là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, họ phải kêu tôi là Việt Nam Cộng ḥa không xâm phạm lẫn nhau, lấy vĩ tuyến 17 và lấy hiệp định Genève làm căn bản, chờ đợi ngày thống nhất bằng phương tiện ḥa b́nh và dân chủ, dù cho ngày đó không biết là ngày nào. Tôi bác cái chuyện đó. Tôi nói trở về hai miền Nam Bắc, hai quốc gia riêng biệt có thể vô Liên Hiệp Quốc, giữ cái vĩ tuyến 17, giữ vùng phi quân sự chờ ngày thống nhất.

    3
    . (Về) quân đội Bắc Việt, th́ ông ngoại trưởng Kissinger chấp nhận là quân đội Bắc được quyền ở trong miền Nam một cách hợp pháp, đương nhiên. Tôi nói điểm này là điểm quan trọng nhất (…) Tôi nói điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là quân đội Bắc Việt phải rút lui về Bắc. Ông Kissinger trả lời với tôi rằng: “Cái chuyện này thương thuyết với Nga Sô, Trung Cộng đă 3 năm nay không được, Mỹ chịu thua”.

    Trên là đoạn trích từ bài nói chuyện cuối cùng của tổng thống Thiệu tại Sài G̣n sau 9 năm cầm quyền (1966 – 1975) được lưu giữ nguyên văn tại Trung tâm lưu trữ văn khố Quốc gia II tại Sài G̣n, bây giờ là Tp HCM (theo số hồ sơ và Font đă nêu) dưới đề mục “Diễn văn từ chức của TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu ngày 21.4.1975”.

    Đoạn cuối, ông Thiệu nhắc đến quyết định của Mỹ cắt giảm viện trợ VNCH từ 1,4 tỷ USD xuống 700 triệu, rồi cắt nữa chỉ c̣n 300 triệu. Con số hẩm hiu đó vẫn bị Mỹ “treo lắc lư, lắc lư cả năm trời không nói tới. Trong khoảng thời gian đó quân đội VNCH đă mất hết 60% tiềm năng chiến đấu. Một ông vơ sĩ mất hết 60% sức lực, và cái vấn đề đánh nhau là hễ mạnh là mạnh luôn, mà yếu là yếu luôn, nó cũng như con bệnh, hễ mạnh là vượt qua, hễ yếu là bị kiệt sức luôn. Quư vị có thể tưởng tượng trong thời gian Hoa Kỳ cắt viện trợ của chúng ta, mà chúng ta mất hết 60% tiềm lực chiến đấu th́ cái ǵ sẽ xảy ra ? Số thương vong gấp bội, bởi v́ không có phương tiện không quân yểm trợ, mà pháo của ta lại thua pháo của họ, nội thương vong v́ pháo bên ta lên rất cao, rồi chết lại lên cao v́ thiếu trực thăng để tải thương. Thậm chí, vô nhà thương mà một cái băng phải băng đi băng lại tới hai lần, thật vô nhân đạo đối với một chiến sĩ bị thương !”.

    Tướng Murray cùng các cộng sự trong ban tham mưu của Murray đă soạn thảo để gởi đến tổng thống Thiệu một tài liệu đặc biệt, nội dung phân tích về tương tác của viện trợ Mỹ đối với sức sống c̣n của VNCH, cô đọng qua 5 chữ “nếu” đáng sợ sau:

    1. Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ th́ có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả 4 vùng chiến thuật;
    2. Nếu là 1,1 tỷ th́ Quân khu 1 phải bỏ;
    3. Nếu là 900 triệu th́ khó ḷng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt;
    4. Nếu là 750 triệu th́ chỉ có thể pḥng thủ vài khu vực chọn lọc và khó điều đ́nh được với Bắc Việt;
    5. Nếu quân viện dưới 600 triệu th́ chính phủ VNCH chỉ c̣n giữ được Sài G̣n và vùng châu thổ sông Cửu Long;
    Đó là 5 tuyến pḥng thủ tương đương với 5 mức độ quân viện. Tướng Murray kết luận: “Ta có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy” (Khi đồng minh tháo chạy, sđd Kỳ 2, tr. 234-235).

    Vậy, với mức quân viện quá thấp (300 triệu USD thời điểm 1974-1975), hẳn nhiên nhịp thở của nền đệ nhị Cộng ḥa bị đứt quăng, lâm nguy, dẫn đến sụp đổ trước cuộc tấn công của đối phương chỉ là chuyện nhăn tiền.

    Mỹ chịu phần lớn trách nhiệm trong sự sụp đổ của VNCH, phần c̣n lại như một phụ tá đặc biệt của TT Thiệu nói sau biến cố 30/4/1975:
    "“Trước những thất bại, ta phải tự trách ḿnh “mea culpa” (lỗi tại tôi)!”.

  2. #22
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Vận nước!

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trả lời về 16 tấn vàng


  3. #23
    Member Sig Sauer's Avatar
    Join Date
    19-03-2016
    Posts
    1,073
    Quote Originally Posted by BlackHole View Post
    Cám ơn anh SS, chúng ta đă có một cuộc tranh luận tốt đẹp.
    Dưới đây là câu chuyện về hồ sơ số 3791-FONT PTTg liên quan đến
    Không có chi. Bài viết ông đem về liên quan đến việc TQ thỏa thuận ngưng chiến rất giá trị, đặt biệt là cái time frame của nó. Sau này ai có nghiên cứu sử VN không nên bỏ qua giai đoạn này. Tôi chỉ lấy làm lạ tại sao sử gia VN ở HN không mấy ai nhắc đến vấn đề này. Bài viết của bác Việt phía trên là 1 trong những giải thích về sự kiện này. Đáng lẽ phải có nhiều người nói về nó chứ. Định mệnh VN tới giờ phút đó vẫn c̣n có thể thay đổi được. Mà nếu có thay đổi th́ VN không có tồi như hôm nay.

  4. #24
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Thông thường những sự kiện mang tính lịch sử sẽ được các sử gia đúc kết và ghi lại một cách khách quan (không hề thêm bớt) và được lưu giữ vào văn khố trong Thư Viện Quốc Gia để cho kẻ hậu sinh nghiên cứu. Ông cũng biết váo cái giai đoạn "nhiễu nhương" này của đất nước chẳng c̣n nhà sử học chân chính nào c̣n ở đó để ghi lại chúng nữa ngoài nhửng người CS, mà chúng ta biết lịch sử luôn bị bẻ cong dưới ng̣i viết của người CS để sao cho có lợi cho họ. Do vậy đây là những tài liệu mà giá trị của chúng không đáng tin. Những sự kiện xảy ra trong buổi biến động giao thời này phần lớn chúng ta chỉ được nghe qua những nhân chứng nhưng ngay cả những chứng nhân này tự thân cũng là một vấn đề cho chúng ta t́m đến tính chân thực của sự kiện.
    Vấn đề ông mang về đây thúc đẩy cho tui và mọi người ở đây cùng nhau tranh biện và đi t́m sự thực về những ǵ đă xảy ra trong thời điểm biến động làm đảo lộn cuộc sống của toàn thể người dân miền Nam để ngày hôm nay tui gặp ông ở đây trên diễn đàn này.

  5. #25
    tran truong
    Khách
    Hãy ngược dòng, trở lại những tháng ngày xưa cũ . Một đất nước đang tàn phá bởi chiến tranh, nhưng luôn phải đối đầu với giặc ngoài thù trong .
    Hết Phật giáo xuống đường , tới Thành phần thứ ba , rồi các đảng phái .... gần cuối đường thêm Thiên chúa giáo vào cuộc : Phan khắc Từ thích làm nghề hót rác , Trần hữu Thanh chống tham nhũng trong lúc miền Nam đang trong cơn dầu sôi lửa bỏng .

    Có thể nói rằng chẳng bao giờ dân Việt có đoàn kết ... lúc nào cũng thích chia năm xẻ bảy . Xưa bị thập nhị sứ quân , Pháp đô hộ cũng chẳng kém gì : Cao đài , Hoà hảo , Phật giáo , Công giáo ,đạo dừa .... Bình xuyên , mỗi giáo phái hùng cứ mỗi phương chẳng khác các sứ quân thưở nào , thêm vào là các đảng chính trị , ngay trong một đảng .. mà cũng chia ra nhiều hệ phái .

    Sự bất đồng như triền miên , bất tận ! Sau thế chiến thứ hai , giao thời của chế độ quân chủ và dân chủ , người dân mơ ước tự do , khi văn học Tây phương đổ vào , đặc biệt trong Nam , tầng lớp biết đọc viết có phần nhiều hơn miền Bắc .
    Trào lưu dân chủ tự do du nhập VN cùng với trào lưu cộng sản từ Pháp , Liên sô . VN không thoát khỏi cơn lốc của những mới mẻ , lạ lẫm , đầy phấn khởi hứa hẹn , ước mơ thoát khỏi kìm kẹp gò bó .... nô lệ hết Tàu , Pháp , đến cung vua phủ chúa .

    Ai ai cũng hớn hở trước những viễn ảnh đẹp đẽ đang chờ , không còn bị ức hiếp , không còn kiếp tôi đòi, người người đua nhau đi chống Pháp ,cộng sản lợi dụng tổ chức Việt minh , thao túng ,nắm trọn quyền hành đưa bàn tay sắt nắm chặt mọi cơ cấu tổ chức.

    Pháp thua Đức : tan nát , đói nghèo , khi giành lại độc lập lại thua ĐBP , phải ký với cộng sản Nga Tàu , chia hai VN . Biết Pháp quá yếu , bận rộn tái thiết đất nước , Mỹ nhảy vào gánh vác việc ngăn chặn làn sóng đỏ tại Đông nam á .
    Ủng hộ NĐD làm thủ tướng miền Nam . Pháp cay cú việc Mỹ không giúp thả bom cứu nguy ĐBP , nay lại còn giúp NĐD dẹp tan đàn em Bình xuyên Bảy viễn , rồi còn truất phế Bảo Đại .... Mối hận này nhớ đời .

    Thế nên khi NĐD làm TT có chiều hướng thân Mỹ , loại Pháp . Pháp cay cú , ngầm thúc đẩy Bắc VN thành lập Mặt trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960 , hy vọng tạo sẵn đầu cầu , nền móng khi có cơ hội trở lại . Điểm mặt từ Nguyễn hữu Thọ , Trương như Tản , Huỳnh tấn Phát ... toàn các khuôn mặt đào tạo từ Pháp .

    Bệnh viện Grall là cả ổ MTGPMN và tình báo trong đó . Không tin hỏi cụ Quốc thì rõ . Cha đẻ của mặt trận này là miền Bắc , thêm tiếp tay ngầm của Pháp . Vì vậy ngày nay chúng ta mới bàn về nguồn tin bạn SS post là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu hạnh ...bla ..bla .. rồi tay dân biểu đối lập Dương văn Ban ... bla .... bla ....

    Ai tin có vụ đó , riêng tôi không bao giờ tin . Đây chỉ là tin của phe big Minh và Vẹm tung ra , đánh bóng tí đỉnh , trả công cho ông ta thì đúng hơn .

    Ai cũng biết Chính trị tại miền Nam rất hỗn loạn lúc đó , các tôn giáo cũng muốn giành ghế giành phần , thêm bao đảng phái lòn sâu trong các cơ quan dân chính cũng như quốc phòng . Hãy nhìn lại từ vụ đảo chánh 1960 là do Phật giáo + đảng phái xách động , đến vụ bỏ bom 27/2/1962 , đó là thành quả của đảng phái , rồi 1/11/63 ...

    Nổi bật là nhóm tự xưng Thành Phần thứ ba . Đây là nhóm thượng vàng hạ cám , qui tụ đủ mọi thành phần chống đối chính quyền miền Nam , từ tôn giáo ,đảng phái , ký giả ăn mày , phụ nữ đòi quyền sống ..... Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc .
    Họ luôn luôn xuống đường gây rối , tạo nhiễu loạn cho đến ngày chót ! Thành phần này căm thù TT Thiệu .... hơn cả căm thù Việt cộng !!! Và big Minh là giáo chủ .

    Một số lănh tụ đảng phái và tôn giáo, như Phan Bá Cầm (Ḥa-Hảo), Trần Quang Vinh (Cao-Đài), Hà Thế Ruyệt (Duy-Dân), Thượng Tọa Pháp Tri và các Ông Ngô Văn Kư, Nguyễn Văn Lục , Xuân Tùng (Việt-Nam Quốc Dân Đảng) thành lập “Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng” , kêu-gọi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức và các phe liên hệ “chấm dứt chiến tranh, giải quyết vấn đề Miền Nam bằng phương thức ḥa b́nh”.

    Cuối năm 1974, nhất là đầu năm 1975, những cuộc biểu t́nh chống chính phủ của nhóm Linh Mục Trần Hữu Thanh , Phan khắc Từ có sự tham gia của một số chính khách, lănh tụ đảng phái ... . chống Thiệu còn hơn chống cộng .

    Pháp không còn chút nào ảnh hưởng với miền Bắc cũng như với Nga cộng Tàu cộng , mà ngay cả với MTGPMN cũng vuột khỏi tay Pháp kiểm soát .
    Ngoài ra miền Bắc lúc nào cũng dùng lối đu dây giữa Nga và Tàu . Luôn bị ảnh hưởng nặng nề bởi Tàu hơn là Nga . Nếu Tàu thực sự muốn Bắc việt không chiếm miền Nam , chuyện này quá dễ , chỉ cần lườm con mắt là xong ngay . Nên nhớ gạo Trung cộng thả trôi lềnh bềnh trên biển tiếp tế Việt cộng từ khi Mỹ phong toả cảng Hải phòng ... rồi tù cải tạo được nuôi trong những năm đầu toàn bằng gạo mục Trung cộng .

    Cần gì mà họ phải mượn tay Pháp làm trung gian , khi muốn để miền Nam tồn tại .
    Tôi nhớ đọc trên mạng viết bằng chữ Việt về " Saigon và tôi " viết rằng tác giả là Ông Mérillon nhưng cũng viết rõ , chính Ông Mérillon cũng không nhận mình là tác giả quyển sách này !
    Trang nói về DVM khi nghe đề nghị kể trên , DVM đã từ chối , đại khái như sau : " Chúng tôi hết làm tay sai cho Mỹ , nay lại tay sai cho Tàu .... thôi tốt hơn để chúng tôi hết phận tay sai "

    Ôi cảm khái làm sao , khi nghe những lời trên . Người đầy tham vọng , nhất định đòi làm tổng thống chứ Thủ tướng không chịu ; giờ cuối cùng gọi Thích trí quang cầu cứu , bị TTQ từ chối bèn bật khóc : " thầy giết con rồi "!
    Giết là đúng rồi vì Ông Nhu từng tiên đoán , nếu cs Bắc việt thắng thì VN sớm muộn cũng là tỉnh lẻ của Tàu cộng
    Vì vậy tôi cười khi nghe chuyện của NHH và DVB , cả hai bán linh hồn cho quỉ cũng chỉ vì ngốc nghếch vì danh vọng . Cho nên đây chỉ là phịa chuyện để đánh bóng tí đỉnh con người cả đời làm bậy mà thôi . Đánh bóng DVM cũng là cách tự đánh bóng mình .

    Chẳng ở đâu xa ,hỏi cụ Quốc thì rõ , chỉ dính tí với Pháp , mặc dù thân phận bác sĩ , đang làm tại bệnh viện Grall , ngay sau 75 được cải tạo mút mùa lệ thủy , cho đến 2001 mới thấy lại phố phường .
    Đủ hiểu csVN sợ sệt và nghi ngờ Pháp , MTGPMN tới mức nào ! Cũng đúng thôi sản phẩm MTGPMN ra đời là kết quả của sự lợi dụng giữa Pháp và cs Bắc việt , lợi dụng đám trí thức miền Nam mơ quyền ham chức , tự nhóm lửa thiêu đốt quê hương mình .

    Tôi không tin "Saigon và tôi " do cựu đại sứ Pháp viết , Pháp không thể bịt miệng ông ta và càng không thể bịt mãi mãi . Những bí mật gì , sau một thời gian nhất định đều được bạch hoá ; như bạch hoá về Nixon , Kissinger, Mac Namara ...
    Lại càng không tin cs Tàu , giao Pháp làm môi giới với VNCH trong khi cả hơn triệu Hoa kiều ở đầy Sàigòn , họ không xài mà đi xài mắt xanh mũi lõ !
    Chính vì đồ giả , đồ cs nên" SaiGon et moi " đã tự mai một .... biến chìm vào hư ảo .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2016, 12:43 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 08-07-2015, 02:19 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 16-09-2011, 06:37 PM
  4. Replies: 19
    Last Post: 08-12-2010, 11:59 PM
  5. Replies: 16
    Last Post: 15-11-2010, 01:18 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •