Trong cùng một ngày, hôm qua, 20/11/2018, Mỹ đă có hai động thái nhắm vào Trung Quốc. Tại Washington, văn pḥng Đại Diện Thương Mại Mỹ tố cáo Bắc Kinh cố giữ chính sách thương mại « vô lư, bất công » đối với Hoa Kỳ, trong lúc tại Biển Đông, Không Quân Mỹ lại cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay ngang khu vực Biển Đông trong một cử chỉ thị uy. Theo giới quan sát, rơ ràng là Mỹ đang gia tăng sức ép trên Trung Quốc trong bối cảnh lănh đạo hai nước chuẩn bị gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G.20 vào cuối tháng 11.[/B][/COLOR]

Trong bản cập nhật cuộc điều tra về chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer đă thẩm định rằng « Trung Quốc về cơ bản, vẫn chưa thay đổi các chính sách thương mại bất công, vô lư và bóp méo thị trường », mà Mỹ từng nêu lên với Bắc Kinh. Theo ông Lighthizer, Bắc Kinh đă không phản hồi « một cách xây dựng » với các vấn đề nêu lên, và không có hành động nào đáng kể để giải quyết các lo ngại của Mỹ. Đối với đại diện thương mại Mỹ, Trung Quốc rơ ràng không muốn thay đổi chính sách hiện tại, vẫn tiếp tục các chính sách nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ thông qua Internet, đồng thời tạo rào cản về cấp phép công nghệ, dùng hàng rào này để buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ ». Văn kiện có thể gọi là « luận tội » Trung Quốc này được công bố trước ngày tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh gặp nhau bên lề Thượng Đỉnh G20 tại Argentina, được cho là sẽ tăng cường sức ép trên Bắc Kinh, vốn rất muốn t́m lối ra cho cuộc chiến tranh thương mại kéo dài từ nhiều tháng qua.

Áp lực quân sự, ngoại giao


Sức ép về mặt thương mại có dấu hiệu được tiến hành song song với các áp lực trong các lănh vực quân sự, ngoại giao. Đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc ghé thăm Philippines, một đồng minh của Washington nhưng lại đang xoay trục hướng về Bắc Kinh, Lực Lượng Không Quân Thái B́nh Dương của Mỹ hôm qua loan báo đă cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay gần Biển Đông, tham gia một công việc « huấn luyện thường kỳ » ở khu vực « lân cận Biển Đông », gần các đảo tranh chấp. Thông báo của Không Quân Mỹ c̣n lập lại các từ ngữ mà Trung Quốc rất ghét. Đó là phi vụ của hai chiếc B-52 « phù hợp với luật quốc tế và cam kết lâu dài của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và rông mở ». Không chỉ thị uy trên không, Mỹ c̣n ra phô trương sức mạnh trên biển. Hăng tin Mỹ AP vào hôm qua xác nhận việc Hải Quân Mỹ quyết định cử hai chiếc tàu sân bay vào Biển Đông. Đó là các hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis. Hai hàng không mẫu hạm này vừa tập trận trên vùng Biển Philippines, sẽ chuyển hướng đi vào Biển Đông. Trước đó, hôm 17/11 vừa qua, đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Ấn Độ - Thái B́nh Dương của Mỹ, trong một phát biểu tại Canada đă tố cáo Trung Quốc biến các đá ngầm và rạn san hô trên Biển Đông thành một « vạn lư trường thành » tên lửa, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.

Áp lực ngoại giao từ phó tổng thống Mỹ


Trong lănh vực ngoại giao, áp lực dữ dội nhất và gần đây nhất trên Trung Quốc đến từ phó tổng thống Mỹ Mike Pence, đă không ngần ngại « nă pháo » vào Trung Quốc nhân hai hội nghị ASEAN ở Singapore và APEC ở Papua New Guinea vào tuần trước. Tại Singapore, ông Pence đă thẳng thắn tuyên bố Biển Đông không phải là của riêng nước nào, một mũi tên rơ ràng nhắm vào Trung Quốc, nước tự nhận ḿnh là chủ hầu hết Biển Đông. C̣n tại Papua New Guinea, nơi có mặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại đả kích sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của lănh đạo Bắc Kinh khi khẳng định với các nước khác rằng Hoa Kỳ không bao giờ đề nghị với đối tác của ḿnh « một vành đai bóp nghẹt », hoặc một « con đường một chiều ». _

____________

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 từ Guam đến gần Biển Đông



Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đă bay vào khu vực phụ cận Biển Đông, việc mà Trung Quốc vốn luôn phản đối.


Theo thông báo từ lực lượng Thái B́nh Dương của Không quân Mỹ, hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress xuất phát từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam và tham gia vào một nhiệm vụ huấn luyện thường kỳ tại vùng phụ cận Biển Đông.


Tàu khu trục USS Decatur hoạt động trên Biển Đông vào tháng 10/2016. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Right click on image, choose "view picture only" on menu to see full size

"Nhiệm vụ gần đây phù hợp với luật quốc tế cũng như cam kết lâu nay của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và rộng mở", CNN trích dẫn thông báo được đưa ra hôm 19/11. Dù Mỹ thường xuyên cho máy bay ném bom bay gần Biển Đông như một phần trong các nhiệm vụ lâu nay được gọi chung là "Hiện diện liên tục máy bay ném bom", Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm về sự xuất hiện của lực lượng Mỹ gần khu vực mà chính phủ Trung Quốc đă xây đảo nhân tạo và lắp đặt khí tài quân sự trên các thực thể tranh chấp. Hồi tháng 9, một tàu khu trục của Trung Quốc đă tiến đến gần tàu USS Decatur với khoảng cách chưa đầy 41 mét, buộc tàu Mỹ đổi hướng để tránh va chạm. Khu trục hạm Decatur khi đó đang tiến hành một "hoạt động tự do hàng hải", bao gồm việc di chuyển trong phạm vi 12 hải lư xung quanh hai đá Gaven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lầu Năm Góc cho rằng hành vi của Trung Quốc "nguy hiểm và không chuyên nghiệp".
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị gây nhiễu sóng đến các thực thể tranh chấp ở Biển Đông. Việc triển khai những tên lửa này mang lại cho Bắc Kinh "khả năng thiết lập quyền kiểm soát quốc gia lên các vùng biển và vùng trời quốc tế với giao thương hàng hóa trị giá 3.000 tỷ USD mỗi năm", đô đốc Phil Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Hải quân Mỹ, phát biểu hôm 17/11 tại một diễn đàn về an ninh quốc tế ở Canada. "Trung Quốc nói họ quân sự hóa các thực thể này để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc nhưng làm như vậy là họ đang xâm phạm quyền được bay, đi lại trên biển và tiến hành các hoạt động phù hợp luật quốc tế của mọi quốc gia khác", ông Davidson nói. Song bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, cơ quan chức năng Trung Quốc mới đây đă cấp phép cho tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ ghé cảng Hong Kong, theo lời hai quan chức quốc pḥng Mỹ. Hồi tháng 9, Trung Quốc đă hủy chuyến thăm cảng Hong Kong của tàu tấn công đổ bộ USS Wasp.
Cũng tin Biển Đông về vấn đề TQ


Recent satellite imagery of Bombay Reef in the Paracel Islands has shown that China has installed a new platform at the largely untouched South China Sea feature.PHOTO: AFP

Right click on image, choose "view picture only" on menu to see full size


Trung Quốc xây thêm cơ sở trên một rạn san hô ở Hoàng Sa

Trung Quốc đă xây thêm cơ sở mới trên một băi đá ngầm tại một nơi hẻo lánh của quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp ở Biển Đông. Các chuyên gia nghiên cứu của Hoa Kỳ dựa các h́nh ảnh vệ tinh được nh́n thấy gần đây nhận định rằng các cơ sở này có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự. Hăng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở thủ đô Washington nói rằng những h́nh ảnh vệ tinh cho thấy một “cấu trúc mới khiêm tốn” trên đá Bông Bay (Bombay Reef), ở phía trên có gắn một thiết bị bảo vệ radar và các tấm pin năng lượng mặt trời. Trong một tuyên bố hôm 20/11, nhóm nghiên cứu của CSIS cho biết: “Điều đáng chú ư là việc xây dựng này là do vị trí chiến lược của đá Bông Bay, và có khả năng là việc triển khai nhanh chóng của cấu trúc này có thể được lặp lại ở các khu vực khác trên Biển Đông.” Hiện chưa rơ mục đích của cấu trúc và thiết bị bảo vệ radar này, nhưng chúng có thể dùng cho mục đích quân sự, tuyên bố cho biết. Nhóm nghiên cứu c̣n cho biết thêm: “Băi đá này nằm ngay cạnh các tuyến hàng hải chính nối Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, v́ vậy nó có thể là một địa điểm hấp dẫn để Trung Quốc lắp đặt thiết bị trinh thám hoặc thu thập thông tin t́nh báo trên hải tŕnh quan trọng này.”

Bộ Quốc pḥng Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu b́nh luận của báo chí. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa không bị tranh chấp, và không có ǵ sai trái khi Trung Quốc tiến hành công việc xây dựng trên lănh thổ của ḿnh. Ông Sảng nói tại một cuộc họp báo hôm 21/11: “Về t́nh h́nh cụ thể như quư vị đề cập, tôi không có thông tin.” Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa. Bộ ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi về việc Trung Quốc xây cất trên đá Bông Bay.
Trên thực tế Trung Quốc đă dùng vơ lực chiếm trọn Hoàng Sa từ tay Việt Nam (VNCH) vào năm 1974, và hiện nay, Việt Nam vẫn thường xuyên lên tiếng khẳng định chủ quyền trên quần đảo này.

Trong một diễn biến khác, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc hôm 21/11 lập luận rằng Trung Quốc nên tập trung hơn vào việc xây dựng các cơ sở dân sự trên các đảo ở Biển Đông và ít tập trung vào mục đích quân sự để xoa dịu các lo ngại trong khu vực về ư định của Trung Quốc. Trong một bài b́nh luận, Thời báo Nghiên cứu của Trung Quốc nói đang có một “nguy cơ tiềm tàng xảy ra chiến tranh” tại khu vực xung quanh Trung Quốc mà điển h́nh là Biển Nam Trung Hoa. “Sự can thiệp quân sự từ bên ngoài - chưa từng có trước đây, là mối đe dọa lớn nhất đối với ḥa b́nh và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa,” bài báo do Trường đào tạo cán bộ Trung ương Đảng ấn hành, nhận định. Bài báo viết tiếp: “Nếu không có sự răn đe mạnh mẽ của quân đội chúng ta ở Biển Nam Trung Hoa, th́ bảo vệ ḥa b́nh và ổn định khu vực chỉ đơn thuần là lư thuyết suông và không phục vụ được điều mà chúng ta mong muốn.” Theo hăng tin Anh Reuters, Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và các công tŕnh khác trên các thực thể mà họ chiếm đóng. Việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông đă khiến các láng giềng quan ngại và làm cho Washington giận dữ.
RFI, VOA, ZingNews