Một báo cáo mới cho rằng Bắc Kinh t́m cách lợi dụng sự cởi mở của xă hội dân chủ Mỹ để "thách thức, và đôi khi phá hoại, sự tự do, các quy chuẩn và luật lệ cốt lơi của nước Mỹ".

Báo cáo mới dài 213 trang mang tên Ảnh hưởng của Trung Quốc và lợi ích của Mỹ: Nâng cao cảnh giác trên tinh thần xây dựng là kết quả sau một năm rưỡi làm việc của 22 học giả và nhà phân tích tại Viện Hoover và Đại học George Washington, theo Straits Times.
Báo cáo nói cùng với làn sóng tiền Trung Quốc thâm nhập khắp nơi tại Mỹ - từ các cơ sở giáo dục đến nền chính trị, từ cộng đồng người gốc Hoa đến truyền thông, Bắc Kinh t́m cách lợi dụng sự cởi mở của xă hội dân chủ Mỹ để "thách thức, và đôi khi phá hoại, sự tự do, các quy chuẩn và luật lệ cốt lơi của nước Mỹ".
Một trong những mục đích chủ yếu của việc này là ngăn chặn sự chỉ trích nhằm vào Trung Quốc cũng như triệt tiêu sự ủng hộ dành cho Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh vốn coi là một tỉnh ly khai.

Báo cáo được công bố giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đường đến Argentina tham dự hội nghị G20, nơi ông dự kiến có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Cuộc gặp này được kỳ vọng cho thấy những chỉ dấu về đường hướng quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh hai bên đang đối đầu trong cuộc chiến thương mại căng thẳng cũng như rộng hơn cạnh tranh ảnh hưởng trên toàn cầu.
Báo cáo thừa nhận các hoạt động ngoại giao công khai thông thường, như chương tŕnh thăm viếng, trao đổi văn hóa và giáo dục, mua bài quảng cáo trên báo chí hay vận động hành lang ở cấp chính phủ, là những biện pháp được chấp nhận mà nhiều chính phủ sử dụng để tăng cường sức mạnh mềm.
Tuy nhiên, tham vọng trong hoạt động của Trung Quốc, xét trên các khía cạnh như độ rộng, độ sâu của các khoản đầu tư tài chính, cần phải được giám sát chặt chẽ hơn, v́ Trung Quốc đang can thiệp một cách tháo vát và mạnh mẽ hơn, bao trùm nhiều lĩnh vực hơn so với Nga.

Đa phần các hoạt động thoạt nh́n có vẻ vô hại này được chính phủ Trung Quốc chống lưng, báo cáo cho biết. Các cơ quan Mỹ cần theo dơi ḍng tiền và quyền lực, t́m hiểu chính xác ai đứng sau hay ủy quyền cho hoạt động của các thực thể Trung Quốc.
"V́ hầu hết nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến công chúng và tập quán Mỹ đều diễn ra ở cấp địa phương, và v́ truyền thông địa phương, các trường đại học, công ty và nhóm vận động thường tham gia vào các nỗ lực này dù vô t́nh hay hữu ư, các lănh đạo địa phương, cũng như các lănh đạo quốc gia, cần hiểu về các mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc", báo cáo nói.
Với bản chất không cân xứng trong giao lưu giữa Mỹ và Trung Quốc, các học giả đề nghị chính phủ và chính quyền các bang của Mỹ cần nhấn mạnh quan điểm có qua có lại. Chẳng hạn, học giả Trung Quốc đến Mỹ phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt, thậm chí từ chối visa, tương tự học giả Mỹ đến Trung Quốc.

Ngay cả thời hoàng kim của du học sinh TQ cũng đă đi qua

Ngăn gián điệp Trung Cộng, Mỹ cân nhắc thắt chặt quy định với du học sinh TQ

Mỹ đang xem xét một số cách thức mới để kiểm tra lư lịch cũng như các quy định hạn chế khác đối với du học sinh Trung Quốc do quan ngại về gián điệp gia tăng.
Hồi tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ rút ngắn thời hạn visa từ 5 năm xuống c̣n 1 năm đối với nghiên cứu sinh Trung Quốc thuộc các ngành hàng không, chế tạo robot và sản xuất tiên tiến. Các quan chức Mỹ cho biết mục tiêu là nhằm giảm thiểu nguy cơ bị do thám và đánh cắp tài sản trí tuệ trong những lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, theo Reuters, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc thanh tra kỹ lưỡng thêm về các học sinh, sinh viên Trung Quốc trước khi họ nhập học tại Mỹ.


Học sinh Trung Quốc vỗ tay khi nghe Chủ tịch Tập Cận B́nh phát biểu tại trường trung học Lincoln, Washington, năm 2015. Ảnh: Reuters.

Ưu tiên an ninh quốc gia

Một quan chức Mỹ cùng 3 nguồn tin từ quốc hội và trường đại học cho biết các biện pháp bổ sung bao gồm kiểm tra lịch sử cuộc gọi điện thoại, tra xét tài khoản cá nhân trên mạng và lùng t́m các dấu hiệu gây lo ngại về ư định tới Mỹ của các du học sinh Trung Quốc, ví dụ như mối liên hệ với các tổ chức chính phủ.
Lực lượng thực thi pháp luật sẽ đào tạo cho các trường cách phát hiện gián điệp và hành vi đánh cắp trên mạng, quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
“Mỗi học sinh, sinh viên mà Trung Quốc gửi tới đây đều phải trải qua quá tŕnh phê duyệt của đảng và chính phủ”, Reuters dẫn lời quan chức trên. “Bạn có thể không ở đây nhằm mục đích do thám theo định nghĩa truyền thống, nhưng không một học sinh, sinh viên Trung Quốc nào tới đây mà không có ràng buộc với chính phủ”.

Khi được hỏi về việc thắt chặt xét duyệt đối với du học sinh Trung Quốc, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay bộ giúp “đảm bảo những người được cấp thị thực là những người hợp lệ và không gây nguy hại đối với lợi ích quốc gia”.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc duy tŕ quan điểm cho rằng Washington đang thổi phồng vấn đề v́ những lư do chính trị. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nhận định các cáo buộc là vô căn cứ và “rất khiếm nhă”.
“Tại sao họ lại bị cáo buộc là gián điệp? Tôi cho rằng việc này là vô cùng bất công với họ”, Đại sứ Thôi Thiên Khải nói với Reuters.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh dự kiến gặp mặt bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina tuần này. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đối đầu trong cuộc chiến thương mại và ngày càng gia tăng mâu thuẫn trên nhiều vấn đề ngoại giao lẫn kinh tế.
Việc xét duyệt du học sinh Trung Quốc kỹ càng hơn được cho là một phần nỗ lực của Washington nhằm đối phó với Bắc Kinh về cái gọi là hành vi sử dụng các biện pháp trái phép để thâu tóm tiến bộ công nghệ, mục tiêu mà Trung Quốc đặt làm ưu tiên quốc gia.

Trường lo thất thu

Theo quan chức chính quyền Trump, bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải hướng đến việc cân bằng, ngăn chặn gián điệp nhưng cũng không được làm mất đi các sinh viên tài năng dẫn đến tổn thất cho các trường đại học hoặc sự sáng tạo công nghệ.
Đó chính xác là những mối lo lớn nhất của nhiều trường đại học, từ các trường "Ivy League" như Harvard, Yale, Princeton đến trường công như Đại học Illinois tại Urbana-Champaign. Trong năm nay, các trường đă dành nhiều thời gian vận động chống lại cái mà họ gọi là nỗ lực đàn áp của chính phủ Mỹ đối với du học sinh Trung Quốc - những ǵ được phản ánh qua sự thay đổi thời hạn thị thực vào mùa hè vừa qua.

Nếu du học sinh Trung Quốc t́m tới những điểm đến khác, các trường đại học Mỹ có thể thất thu tới 14 tỷ USD, gồm học phí và các khoản thu hàng năm từ 360.000 công dân Trung Quốc đang theo học.
Một số trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu, như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Stanford, đă nhiều lần bày tỏ quan ngại và cũng thường xuyên chia sẻ những nỗ lực ngăn cản kế hoạch của chính phủ.
Chủ tịch MIT L. Rafael Reif và chủ tịch Đại học New York Andrew Hamilton nằm trong số những người gần đây đăng bài b́nh luận trên báo chí để bàn về mối đe dọa ngày càng tăng đối với học sinh, sinh viên Trung Quốc.
Theo luận điểm của ông Reif, dù các cơ sở giáo dục nhận thức được mối đe dọa từ gián điệp, bất kỳ chính sách mới nào cũng cần “bảo vệ giá trị của tính khai phóng đă giúp các trường đại học Mỹ trở thành nguồn cội của nhiều phát kiến và tạo xung lực cho đổi mới”.

"Quân tốt" trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung

Giới chức Mỹ có nhiều lư do để đưa ra quyết định thắt chặt. Nhiều vụ việc liên quan đến gián điệp được công bố gần đây có dính líu tới các cựu sinh viên của Đại học Bang Louisiana cũng như Đại học Duke và Viện Công nghệ Illinois tại Chicago.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết đặc vụ trên khắp nước Mỹ quan sát được “nhiều đối tượng thu thập (t́nh báo) phi truyền thống, đặc biệt trong môi trường học thuật”.
Theo Financial Times, Cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller đề xuất lệnh cấm visa học sinh, sinh viên đối với mọi công dân Trung Quốc hồi đầu năm.


Các du học sinh Trung Quốc tại Đại học Texas, Dallas. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, nguồn tin của Reuters cho hay ông Terry Branstad, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, đă giúp thuyết phục Tổng thống Trump bác bỏ ư tưởng của ông Miller trong một cuộc họp tại Pḥng Bầu dục. Ông lư giải lệnh cấm sẽ gây tổn thất đối với nhiều trường, không riêng ǵ những đại học hàng đầu mà nhiều nghị sĩ đảng Cộng ḥa cho là quá tự do.
Hạ nghị sĩ Judy Chu của bang California cảnh báo chính quyền có thể đang đi quá xa.
"Những quan ngại về an ninh quốc gia cần được nh́n nhận một cách nghiêm túc, nhưng tôi vô cùng lo lắng về việc quy chụp và đổ lỗi lên các du học sinh và giáo sư Trung Quốc", Reuters dẫn lời hạ nghị sĩ Dân chủ.
Lo lắng về các quy định thắt chặt, nhiều trường đại học tiến hành chiến dịch vận động gây sức ép lên Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, quốc hội và đồng thời tổ chức nhiều cuộc trao đổi với FBI.
Terry Hartle, phó chủ tịch cấp cao Hội đồng Giáo dục Mỹ, nhận định sinh viên Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ trở thành "con tốt" trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung.
ZingNews