Tàu chiến Mỹ USS Chancellorsville (CG-62) trên Biển Đông

Mỹ lại điều tàu tuần tra gần Hoàng Sa

Hôm thứ Hai 26/11/2018 vừa qua, một tuần dương hạm Mỹ đă được phái đến tuần tra trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông hiện đang nằm trong tay Trung Quốc.

Thông tin về chuyến tuần tra mới nhất của Hải Quân Mỹ gần Hoàng Sa đă được kênh truyền h́nh Mỹ CNN loan báo hôm qua, 29/11, trích dẫn hai quan chức Mỹ cao cấp.
Trong một thông báo, thiếu tá Hải Quân Nathan Christensen, phát ngôn viên Hạm Đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ xác nhận : « Tuần dương hạm USS Chancellorsville đă di chuyển trong vùng phụ cận quần đảo Hoàng Sa để thách thức yêu sách chủ quyền trên biển quá đáng (của Trung Quốc), cũng như duy tŕ quyền tiếp cận vùng biển theo luật pháp quốc tế ».
Thiếu tá Christensen nhắc lại : « Lực lượng Mỹ hoạt động hàng ngày trong khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, trong đó có Biển Đông. Mọi hoạt động của Mỹ đều phù hợp với luật pháp quốc tế và nhằm cho thấy là Mỹ có thể điều động chiến hạm và phi cơ đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ».
Một quan chức Mỹ khác cho biết thêm, khi thực hiện chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải gần Hoàng Sa, tuần dương hạm USS Chancellorsville đă bị một chiếc tàu Trung Quốc bám theo, nhưng không có sự cố đáng tiếc nào xẩy ra.
Hai quan chức Mỹ cũng xác nhận là Trung Quốc đă chính thức gởi công hàm ngoại giao để phản đối hoạt động của chiếc USS Chancellorsville tại Hoàng Sa.

Giới quan sát đặc biệt ghi nhận tần suất dồn dập của các chiến dịch tuần tra của lực lượng Mỹ trên Biển Đông. Vào cuối tháng 9/2018, Hoa Kỳ đă phái khu trục hạm USS Decatur đi vào bên trong vùng 12 hải lư quanh đá Ga Ven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa đang nằm trong tay Trung Quốc.
Vào khi ấy, một khu trục hạm Trung Quốc đă xông ra cắt đường tàu Mỹ, suưt gây nên sự cố. Washington đă tố cáo một hành vi « không an toàn và thiếu chuyên nghiệp ».
Tàu USS Decatur ngày 30/9 bị tàu khu trục lớp Lữ Dương của Trung Quốc chặn đầu và suưt xảy ra va chạm khi đang tuần tra gần đá Gaven.
CNN trích dẫn thống kê của quân đội Mỹ ghi nhận 18 vụ « chạm trán không an toàn » trên biển với lực lượng Trung Quốc ở Thái B́nh Dương từ năm 2016 đến nay.
Chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải của Mỹ gần Hoàng Sa được tung ra hai hôm trước một chiến dịch tương tự với khu trục hạm Mỹ USS Stockdale và tàu tiếp liệu USNS Pecos đi ngang qua eo biển Đài Loan vào ngày 28/11.
Mục tiêu gây áp lực tối đa đối với Trung Quốc của hai động thái gần như đồng thời này - chiến thuật lưỡng diện giáp công trên biển - không thể không rơ ràng hơn, vào lúc mà tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến tiếp xúc với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gay gắt.

Trong các phát ngôn chính thức lẫn không chính thức, các quan chức và giới lănh đạo Mỹ đều khẳng định quyết tâm duy tŕ những cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, cảnh báo những lần va chạm với hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.
Trong bài phát biểu ngày 4/10 tại Viện Hudson ở Washington, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Mỹ sẽ "không hề bị đe dọa" bởi các hành động của tàu chiến Trung Quốc trong vụ chạm trán ở Trường Sa. Những thông điệp tương tự cũng được ông nhấn mạnh trong chuyến công du châu Á giữa tháng 11.

TQ muốn nói chuyện 'nghiêm khắc' với Mỹ về tàu trên Biển Đông

Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu, 30/11, rằng họ đă “giao thiệp nghiêm khắc” với Hoa Kỳ sau khi Hải quân Hoa Kỳ điều một con tàu đi xuyên qua Biển Đông đang có tranh chấp. Con tàu đă đi sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng xảy ra giữa hai cường quốc ở vùng biển châu Á có tranh chấp trùng vào lúc mối quan hệ hai nước đang xấu đi v́ tranh căi về thương mại, kéo theo các đợt tăng thuế ngày càng cao đánh vào hàng nhập khẩu của nhau trị giá hàng tỷ đô la.
Tàu tuần dương mang tên lửa điều hướng của Hoa Kỳ, USS Chancellorsville, đă đi gần quần đảo Hoàng Sa hôm 26/11 để thách thức "những tuyên bố chủ quyền biển quá đáng" của Trung Quốc, hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng tàu của Mỹ đă vào trong vùng biển của Trung Quốc mà không được phép và Trung Quốc đă bày tỏ quan điểm thông qua “giao thiệp nghiêm khắc”.
Quân đội Trung Quốc cho biết họ đă điều tàu và máy bay để theo dơi tàu Mỹ và cảnh báo nó phải rời đi.
Chuyến đi của tàu Chancellorsville là chuyến mới nhất trong hoạt động v́ tự do hàng hải của Mỹ nhằm thách thức điều mà Mỹ xem là các hoạt động của Trung Quốc gây hạn chế quyền tự do đi lại trong vùng biển chiến lược.
Đặc biệt, Hoa Kỳ đă chỉ trích việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng trên các đảo, băi cạn, rạn san hô và lắp đặt các cơ sở quân sự của họ trên đó, bao gồm cả các phi đạo và bến tàu.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “không thể tranh căi” đối với hầu hết Biển Đông và các đảo trong đó, và cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng quân sự với sự hiện diện hải quân của Mỹ ở đó.
Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều tuyên bố chủ quyền về các phần khác nhau của tuyến đường thủy, nơi có lượng thương mại hàng hóa trị giá khoảng 5 ngh́n tỷ đô la đi qua mỗi năm. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền về vùng biển.

VOA/ RFI