Hưu chiến thương mại : Trump bị lừa hay ở thế chủ động ?

Viện lư do an ninh quốc gia, Washington cấm trang thiết bị truyền thông điện tử của tập đoàn điện thoại Hoa Vi của Trung Quốc vào hệ thống 5G của Mỹ. Theo Le Monde, chính quyền Trump c̣n quyết tâm thuyết phục lôi kéo các nước Tây Phương khác, ngoài nhóm 5 nước truyền thống (Mỹ, Anh, Canada,Úc, New Zealand) là Đức và Pháp cùng tham gia vào cuộc phân tranh thương mại với Trung Quốc. Paris dường như không chấp nhận cấm Hoa Vi, nhưng theo Le Monde, điều chắc chắn là chính quyền Pháp cũng không để tập đoàn điện thọai Trung Quốc, với công nghệ gián điệp cài đặt, muốn làm ǵ th́ làm trên lănh thổ nước Pháp.
Cũng liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Les Echos và Le Figaro cùng đưa tin: « Tại thượng đỉnh G20, Trump và Tập thỏa thuận hưu chiến » 90 ngày, nhưng với hai nhận định khác nhau.
Theo nhật báo kinh tế, thỏa thuận « hưu chiến » này tạm thời gây tin tưởng cho giới đầu tư quốc tế, nhưng cũng tạo ra nhiều phản ứng dè dặt tại Hoa Kỳ. Trên báo Wall Street, chuyên gia Mỹ Peter Morici (đại học Maryland), cho rằng tổng thống Donald Trump bị Tập Cận B́nh đánh lừa : chủ tịch Trung Quốc chỉ hứa « chung chung », « không có ǵ là cụ thể ».
Trái lại, Le Figaro, những ǵ mà tổng thống Mỹ đ̣i Trung Quốc cam kết thi hành từ « tôn trọng tác quyền và ngưng gián điệp mạng » cũng là những ưu tư của Liên Hiệp Châu Âu tuy phương thức thương lượng có khác nhau.

Donald Trump : sát thủ lợi hại ?

Phương thức của tổng thống Donald Trump như thế nào ? Hiệu quả đến đâu ?
Được Le Fiagaro đặt câu hỏi, chuyên gia Pháp François Godement phân tích : Mặt trận của Mỹ rất rộng. Tất cả những yêu sách kinh tế này tổng hợp lại chẳng khác nào đ̣i Trung Quốc thay đổi chế độ chính trị.
Đây là lần đầu tiên từ năm 1972 (Nixon đi Trung Quốc), một trang sử mới đang mở ra trong quan hệ song phương Mỹ-Trung. Trung Quốc muốn Mỹ công nhận là đối tác chiến lược ngang hàng nhưng Washington từ chối.
Điểm đặc biệt của Donald Trump là ông ấy đưa vào phương tŕnh thông số « bất trắc » và báo trước « tôi là một kẻ khó lường ». Sự kiện này là điều mới mẻ đối với ban lănh đạo Trung Quốc. Donald Trump đoạt thế thượng phong của Trung Quốc, vốn tự hào con cháu Tôn Tử, với binh pháp « thiên biến vạn hóa » trong chính sách đối ngoại.
Đối với ban lănh đạo Bắc Kinh, đây là lần đầu tiên họ đương đầu với một đối thủ lợi hại có cùng chiến thuật như họ. Trung Quốc nỗ lực « đầu tư » ảnh hưởng tại Washington nhưng họ nhận thấy guồng máy chính trị thượng tầng không mảy may liên hệ ǵ với Trump. Chủ nhân Nhà Trắng liên tiếp có những tuyên bố trái ngược nhau, lúc th́ nói sắp đạt thỏa thuận, sau đó bảo là có bất đồng, cần gây thêm sức ép….
Tại G20, Mỹ- Trung tuyên bố hưu chiến nhưng Donald Trump đă làm cho Trung Quốc rơi vào mê hồn trận, không biết lối ra, định nhờ cậy vào các đối tác khác nhất là Liên Hiệp Châu Âu, nhưng chuyện không tránh khỏi là Tập Cận B́nh phải nhượng bộ Donald Trump, ít ra là về h́nh thức.
Khác với tổng thống tiền nhiệm Barack Obama , Donald Trump tạo được một sự « nhất quán giữa từ chính trị cho đến kinh tế và quân sự » tức là từ ban tham mưu ở Nhà Trắng, trưởng đoàn thương thuyết thương mại và Lầu Năm Góc có cùng mục tiêu.

Washington rồi sẽ chấp nhận Bắc Kinh là đối tác cạnh tranh chiến lược, nhưng với điều kiện Trung Quốc phải từ bỏ quy chế ưu đăi của « một nước đang phát triển ». Đ̣i hỏi này, cộng với những yêu sách ghi trong bản thông cáo chung Trump-Tập công bố tối thứ Bảy, th́ chẳng khác nào đ̣i Trung Quốc đổi chế độ kinh kế, tức là đổi chế độ chính trị.
Theo giám đốc European Council on Foreign Relations, trong một thời gian dài, do áp lực hành lang của giới xuất nhập cảng Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cứ phóng đại là Mỹ lệ thuộc vào Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc cần Mỹ nhiều hơn.

Tranh giành địa chính trị không phải chỉ tùy thuộc vào thương mại. Mỹ mất Biển Đông cũng v́ thái độ do dự của Obama vào thời điểm t́nh thế không thể đảo ngược. Nói là chiến tranh thương mại, nhưng chiến lược của Hoa Kỳ là đập nát nguồn đầu tư vào Trung Quốc: giai đoạn một đă bắt đầu với phong trào rút vốn đầu tư vào Trung Quốc, chuyển sang nước khác. Cụ thể là Apple đă mở nhà máy ở Ấn độ, Brasil và những nước khác.
Trung Quốc đă nh́n thấy ở Donald Trump là một tay « sát thủ lợi hại » v́ tổ chức được một « ê-kíp » nhận thức Trung Quốc là kẻ thù. Donald Trump là nhà lănh đạo thấy rơ những nhược điểm của Trung Quốc, theo kết luận của François Godement, một chuyên gia có tiếng khá thân với Trung Quốc.

Tin liên quan

Chứng khoán quốc tế và đặc biệt là cổ phiếu các tập đoàn xe hơi ngày 03/12/2018 tăng mạnh sau khi Washington và Bắc Kinh đạt thỏa thuận tạm thời về thương mại.

Trên đường từ Achentina trở về Mỹ, tổng thống Donald Trump qua Twitter thông báo Trung Quốc đồng ư "giảm nhẹ và băi bỏ" mức thuế 40% đánh vào xe hơi. Theo hăng tin Pháp AFP, nguyên thủ Mỹ không đi sâu vào chi tiết, c̣n Bắc Kinh chưa xác nhận tin trên.
Dù vậy tin nhắn trên Twitter của tổng thống Donald Trump đă đẩy giá cổ phiếu của nhiều hăng xe quốc tế trong phiên giao dịch hôm nay lên cao. BMW tăng 6,5%. Daimler của Đức tăng gần 7%.
Tháng 7/2018, Trung Quốc đă hạ mức thuế nhập khẩu đánh vào xe hơi Mỹ đang từ 25% xuống c̣n 15%, nhưng ngay sau đó, đọ sức thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đă leo thang. Để trả đũa, Trung Quốc tăng mức thuế này lên thành 40%, gây khó khăn cho nhiều hăng xe Mỹ, bởi lẽ Trung Quốc là thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới hiện nay.
Không chỉ có lĩnh vực xe hơi, chỉ số chứng khoán từ Á sang Âu vào trưa ngày 03/12/2018 tăng giá với tin Mỹ-Trung đ́nh chiến thương mại. CAC 40 của Pháp, Dax của Đức hay FTSE của Anh đều tăng trung b́nh trên dưới 2% . Tại Châu Á, thị trường Thượng Hải và Hồng Kông tăng 2,5%, Tokyo hơn 1%.

Tại Bắc Kinh, giới truyền thông đồng loạt đánh giá thỏa thuận ông Tập Cận B́nh vừa đạt được với Donald Trump bên lề thượng đỉnh G20 Achentina là một "bước tiến quan trọng". Đôi bên tạm ngưng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau và nhất là phía Washington hoăn áp thuế 25% lên 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ.
Hoàn Cầu Thời Báo nói đến một bước tiến "quan trọng" mở đường cho việc hai nền kinh tế hàng đầu thế giới "giao thương một cách công bằng (...). Phái đoàn đàm phán của đôi bên sẽ nhanh chóng đạt được nhiều thỏa thuận nhất, trong thời gian ngắn nhất để thúc đẩy hợp tác Mỹ-Trung". Nhưng tờ báo này trong bài xă luận lưu ư công luận : "Chớ quên rằng đàm phán với Mỹ có thể có những biến động".
Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhận xét, tại cuộc họp ở Buenos Aires vừa qua, đôi bên đă t́m thấy được một "đồng thuận quan trọng" chứng tỏ Trung Quốc và Mỹ, "v́ lợi ích chung đă vượt lên trên những bất đồng".

Giới chuyên gia thận trọng
Dù vậy theo các chuyên gia, bước đột phá trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung vừa đạt được không đem lại "phép lạ".
Paul Kitney thuộc cơ quan tư vấn Daiwa - Hồng Kông, trả lời hăng tin Reuters cho rằng, c̣n quá sớm để nói đến một "hiệp định đ́nh chiến. Đôi bên mới chỉ đồng ư xuống thang. Các biện pháp áp thuế đă ban hành vẫn tồn tại và đang tác động đến kinh tế Trung Quốc".
Một chuyên gia khác được Reuters trích dẫn nhận xét, "90 ngày là thời gian quá ngắn để san bằng những bất đồng". Chủ tịch pḥng thương mại Mỹ tại Trung Quốc William Zarit cũng nh́n nhận, đường c̣n dài để hai nước tiến tới một mô h́nh mậu dịch "công bằng và có qua có lại".
RFI