Results 1 to 10 of 10

Thread: Phó chủ tịch Huawei Mạnh Văn Chu vừa bị bắt tại Canada là ai?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Phó chủ tịch Huawei Mạnh Văn Chu vừa bị bắt tại Canada là ai?



    Bà Mạnh Văn Chu, Giám đốc tài chính của công ty thiết bị viễn thông Huawei, đă bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu từ chính quyền Mỹ, trong bối cảnh về cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung đang có chiều hướng căng thẳng dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

    Công ty Huawei của Trung Quốc được cho là một trong những công ty trực tiếp phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc. Hồi tháng 8, Tổng thống Donald Trump kư luật cấm chính phủ Mỹ dùng sản phẩm của công ty này v́ lư do an quốc gia.
    Nhưng bà Mạnh Văn Chu là ai và công ty của bà có ảnh hưởng ǵ đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ?

    Ái nữ của đảng viên cộng sản thâm niên


    Theo Reuters, bà Mạnh Văn Chu (Meng Wanzhou), năm nay 46 tuổi, là con gái của nhà sáng lập và bà hiện là phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Bà là người được dự đoán sẽ “kế vị” vị trí của cha ḿnh trong tương lai.
    Cha bà là Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), làm việc trong ngành công nghệ quốc pḥng, và là đảng viên Cộng sản từ 1958. Trong thời gian ở quân đội, ông được bầu là đại biểu của quân đội tham dự Đại hội Đảng Toàn quốc. Sau khi rời quân ngũ, ông lập ra công ty Huawei vào năm 1987, và vào năm 2005, ông được tạp chí Times coi là một trong 500 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
    Bà Mạnh hiện sử dụng họ của mẹ nên không mang họ Nhậm (Ren) của cha bà.

    Bà Mạnh Văn Chu có bằng thạc sỹ đại học công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Bà Mạnh bắt đầu làm việc cho công ty của cha vào năm 1993, một năm sau khi bà làm việc cho Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (China Construction Bank).
    Các vai tṛ từng trải qua của Mạnh Văn Chu là trong mảng ngân hàng, quản lư vốn và kế toán.
    Vào năm 2003, bà Mạnh đă thành lập tổ chức tài chính thống nhất toàn cầu của Huawei với những cấu trúc chuẩn, những quy tŕnh, hệ thống tài chính và những nền tảng công nghệ thông tin.
    Từ năm 2005, bà Mạnh đă đảm nhận vai tṛ điều hành việc thành lập năm trung tâm dịch vụ trên toàn cầu, bà cũng là người đă hoàn thành trung tâm thanh toán toàn cầu đặt tại tỉnh Thẩm Quyến, Trung Quốc. Những trung tâm này đă trở thành động lực thúc đẩy hiệu quả của việc kế toán và quản lí chất lượng, góp phần mở rộng hệ thống kế toán để có thể đáp ứng đủ với tốc độ phát triển và mở rộng của Huawei trên thị trường toàn cầu.
    Từ năm 2005, bà Mạnh đă đóng vai tṛ lănh đạo trong việc thành lập 5 trung tâm dịch vụ được chia sẻ trên khắp thế giới. Các trung tâm này đă giúp nâng cao hiệu quả kế toán và giám sát chất lượng của Huawei, góp phần mở rộng nhanh chóng quy mô hoạt động của Huawei ở nước ngoài.
    Từ năm 2007, bà Mạnh đă phụ trách Chương tŕnh Chuyển đổi Dịch vụ tài chính tích hợp trong một dự án chung tám năm với IBM để giúp Huawei phát triển hệ thống dữ liệu và quy tắc phân bổ nguồn lực, cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quá tŕnh kiểm soát nội bộ.
    Bà làm Giám đốc tài chính của Huawei cho đến lúc bị bắt ở Canada.
    Bà Mạnh Văn Chu có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ khi Huawei bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hỗ trợ hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.
    Trang tin Đông Phương ngày 6/12 cho biết bà Mạnh Văn Chu là người sẽ thay cha trở thành Chủ tịch Huawei sau khi ông nghỉ giữ chức vào cuối năm nay.

    Công ty Huawei làm gián điệp?



    Huawei, một trong những tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới, đang bị giám sát chặt chẽ tại Mỹ do các quan chức an ninh nước này cáo buộc họ có mối liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Các sản phẩm của Huawei gây lo ngại rằng có thể hỗ trợ cho hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.

    Huawei có 180.000 nhân viên trên toàn cầu và doanh thu đạt 47,4 tỷ đôla trong nửa đầu năm 2018, dự kiến đạt doanh thu 92 tỷ đôla trong năm nay.
    Hiện Huawei đang là hăng smartphone lớn thứ hai trên thế giới về mặt doanh số, vượt qua cả Apple. Huawei đặt ra mục tiêu sẽ chi ra số tiền 20 tỷ đôla cho nghiên cứu và phát triển trong năm nay, sau khi đă chi ra số tiền 13,8 tỷ đôla (tương đương 15% tổng doanh thu) cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2017. Điều này cho thấy tham vọng của Huawei trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.
    Huawei có tham vọng lớn trong nhiều lĩnh vực, từ trí tuệ nhân tạo (AI), cho tới sản xuất con chip, và thiết bị không dây thế hệ thứ 5 (5G). Những bước tiến mạnh của Huawei trong lĩnh vực liên lạc di động tương lai đă khiến Mỹ lo ngại và trở thành một lư do cho những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc về công nghệ.
    Ngoài ra, Mỹ luôn cáo buộc Huawei là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia, khiến các sản phẩm Huawei hầu như không thể đặt chân vào thị trường Mỹ.
    Vào năm 2016, nhà chức trách Mỹ bắt đầu bày tỏ lo ngại rằng Huawei và một số nhà cung cấp khác có thể lắp đặt “cửa sau” trong thiết bị để có thể theo dơi người dùng ở Mỹ. Huawei bác bỏ những cáo buộc này.
    Tuy vậy, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă ra lệnh dừng cung cấp thiết bị Huawei tại các căn cứ quân sự Mỹ với lư do an ninh. Best Buy, một trong những nhà bán lẻ hàng điện tử lớn nhất ở Mỹ, cũng đă dừng bán sản phẩm Huawei.

    Hăng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết, nhà chức trách Mỹ đă tiến hành điều tra Huawei kể từ năm 2016 với cáo buộc tập đoàn này đă chuyển giao các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ sang Iran và các quốc gia khác, vi phạm quy định xuất khẩu của Mỹ, cũng như biện pháp trừng phạt của nước này đối với Iran.
    Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin từng nói Hoa Kỳ sẽ “làm mạnh tay” với bất cứ công ty nào "trốn tránh lệnh cấm vận" với Iran.
    Sau khi bà Mạnh bị bắt, ông Ben Sasse, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, Ủy viên Ủy ban Quân lực và Tài chính Thượng nghị viện đă lên tiếng ca ngợi hành động của phía Canada. Ông nói, Huawei đă vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ và nói: “Phía sau một số hành vi xâm lược các nước khác của Trung Quốc rơ ràng được chính phủ ủng hộ, nhà đương cục Bắc Kinh thường lấy các công ty tư nhân để núp bóng”.
    “Vụ bắt một thành viên gia đ́nh của người sáng lập Huawei cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đă leo thang nhanh chóng đến mức nào,” New York Times trích lời TJ Pempel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California nhận định.
    Tin Mạnh Văn Chu bị bắt làm cổ phiếu của Huawei bị sụt giảm ngay lập tức nhất là khi cuộc thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục là vấn đề lớn cho Bắc Kinh.

    Vụ bắt giữ CFO kiêm Phó chủ tịch của tập đoàn này có thể bị phía Trung Quốc xem như một “vụ tấn công” vào đỉnh cao của thế giới doanh nghiệp Trung Quốc, v́ Huawei đến nay được xem là công ty công nghệ toàn cầu nhất của Trung Quốc, với hoạt động phủ sóng ở châu Phi, châu Âu và châu Á.
    Hăng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết, nhà chức trách Mỹ đă tiến hành điều tra Huawei kể từ năm 2016 với cáo buộc tập đoàn này đă chuyển giao các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ sang Iran và các quốc gia khác, vi phạm quy định xuất khẩu của Mỹ, cũng như biện pháp trừng phạt của nước này đối với Iran.

    Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin từng nói Hoa Kỳ sẽ “làm mạnh tay” với bất cứ công ty nào "trốn tránh lệnh cấm vận" với Iran.
    Sau khi bà Mạnh bị bắt, ông Ben Sasse, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, Ủy viên Ủy ban Quân lực và Tài chính Thượng nghị viện đă lên tiếng ca ngợi hành động của phía Canada. Ông nói, Huawei đă vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ và nói: “Phía sau một số hành vi xâm lược các nước khác của Trung Quốc rơ ràng được chính phủ ủng hộ, nhà đương cục Bắc Kinh thường lấy các công ty tư nhân để núp bóng”.
    “Vụ bắt một thành viên gia đ́nh của người sáng lập Huawei cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đă leo thang nhanh chóng đến mức nào,” New York Times trích lời TJ Pempel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California nhận định.
    Tin Mạnh Văn Chu bị bắt làm cổ phiếu của Huawei bị sụt giảm ngay lập tức nhất là khi cuộc thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục là vấn đề lớn cho Bắc Kinh.

    Vụ bắt giữ CFO kiêm Phó chủ tịch của tập đoàn này có thể bị phía Trung Quốc xem như một “vụ tấn công” vào đỉnh cao của thế giới doanh nghiệp Trung Quốc, v́ Huawei đến nay được xem là công ty công nghệ toàn cầu nhất của Trung Quốc, với hoạt động phủ sóng ở châu Phi, châu Âu và châu Á.
    VOA



  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Canada : Giám đốc tài chánh Hoa Vi tŕnh diện trước ṭa án Vancouver


    Bà Mạnh là gương mặt đại diện của Huawei trong giới tài chính. Ảnh: Alexei Druzhinin.

    Bị Canada bắt giữ hồi đầu tháng, vào hôm nay, 07/12/2018, bà Mạnh Văn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) được đưa ra tŕnh diện trước ṭa án Vancouver. Nội dung phiên ṭa là xem xét đơn xin tại ngoại của bà, trong khi chờ đợi quyết định có cho dẫn độ bà qua Mỹ hay không.

    Theo hăng tin Anh Reuters, hiện có rất ít thông tin về những cáo buộc nhắm vào bà Mạnh Văn Châu. Bộ Tư Pháp Canada đă giữ kín vụ việc, khiến báo chí không biết ǵ nhiều.
    Theo các luật sư, phiên ṭa hôm nay chỉ là một phiên sơ bộ xem xét việc có cho bà Mạnh Văn Châu được tại ngoại hay không và đưa ra một lịch tŕnh. Luật sư của chính quyền Canada được cho là sẽ viện lư do C̣n luật sư của bà sẽ cố cung cấp bằng chứng cho thấy là thân chủ của họ sẽ không bỏ trốn.
    Nếu được tại ngoại, bà Mạnh Văn Châu có khả năng phải đóng hàng triệu đô la tiền thế chân.
    Bà Mạnh Văn Châu bị Canada bắt hôm 01/12 theo đề nghị từ Mỹ, dường như về một số hoạt động trong quá khứ của Hoa Vi, liên quan đến việc vi phạm cấm vận Iran của Mỹ.
    Theo các quan chức Mỹ, tổng thống Trump dường như không biết trước về vụ bắt giữ. Theo AFP, cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ John Bolton hôm qua xác nhận biết trước về vụ bắt người nhờ thông báo của bộ Tư Pháp. Nhưng bản thân ông Bolton cho rằng ông không biết là liệu tổng thống Mỹ Donald Trump có được báo cáo về vụ bắt quan chức Hoa Vi hay không.

    Riêng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay khẳng định rằng cả Canada lẫn Mỹ đều không cung cấp cho Trung Quốc bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tội trạng của lănh đạo Hoa Vi, đồng thời đ̣i trả tự do ngay lập tức cho bà Mạnh Văn Châu.
    Họa vô đơn chí, lănh đạo Hoa Vi bị bắt vào lúc Nhật Bản có ư cấm dùng ngân sách mua sản phẩm từ tập đoàn này và tập đoàn ZTE do lo ngại về an ninh.
    Quyết định này xuất phát từ lo ngại về nguy cơ ṛ rỉ thông tin t́nh báo và tấn công mạng từ các thiết bị Trung Quốc, nhất là khi cả Hoa Vi lẫn ZTE đều bị nghi ngờ có liên hệ mật thiết với chính phủ và quân đội Trung Quốc. (RFI)


  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Bắc Kinh không muốn vụ CFO Huawei 'bẻ lái' đàm phán Mỹ - Trung



    Việc con gái người sáng lập tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị bắt giữ tại Canada làm dấy lên lo lắng về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, vốn vừa được khơi thông không lâu.

    Trung Quốc đang cố gắng tách vụ giám đốc tài chính (CFO) tập đoàn Huawei Mạnh Văn Châu bị bắt giữ tại Canada khỏi các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Trong khi đó, Washington đang gửi tín hiệu xem vụ việc như lá bài mặc cả trong đối thoại giữa hai nước, theo South China Morning Post.

    Phủ nhận mối liên hệ

    Ông Cao Phong, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ngày 6/12 nói ông không có bất kỳ thông tin nào về vụ việc liên quan đến bà Mạnh. Ông cũng cho biết Trung Quốc tự tin sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ trong thời hạn 90 ngày "đ́nh chiến" được hai bên thống nhất hôm 1/12.

    Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phủ nhận việc tồn tại mối liên hệ trực tiếp giữa vụ bắt giữ CFO Huawei với đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Bắc Kinh cũng yêu cầu Canada và Mỹ giải tŕnh về vụ bắt giữ và lập tức trả tự do cho bà Mạnh.
    "Đối với đàm phán thương mại Mỹ - Trung, như tôi đă nói trong 2 ngày qua, các bên đang đẩy nhanh đối thoại nhằm đạt được một thỏa thuận cả hai cùng thắng trong thời gian sớm nhất có thể", ông Cảnh cho biết.
    Những phản ứng chừng mực của Bắc Kinh trái ngược với thái độ cứng rắn của truyền thông nhà nước tại Trung Quốc. Global Times đăng tải một bài xă luận gọi vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Châu là hành động hung hăng "đáng ghê tởm" của Washington nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
    Bài viết cho rằng việc bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1/12 ở Vancouver, Canada, trùng ngày diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sau hội nghị G20, "đă vi phạm trắng trợn sự đồng thuận mà hai nhà lănh đạo đạt được tại Argentina".
    "Chúng ta vẫn chưa rơ liệu vụ việc có phải là hành động phối hợp giữa giới chức Mỹ và lực lượng chấp pháp sở tại, hay là hệ quả từ sự rối loạn chính sách giữa các bộ, ngành của Mỹ", bài viết nhận định, đánh giá Bắc Kinh đang phải đối mặt với "tṛ chơi quyền lực" phức tạp ở Washington.

    Ở chiều ngược lại, trả lời trên NPR, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tiết lộ những hăng công nghệ lớn như Huawei sẽ là một "nội dung lớn" trong đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Ông không nói cụ thể vụ việc bà Mạnh có nằm trong khuôn khổ các cuộc đối thoại sắp tới hay không.
    "Huawei là một công ty mà Mỹ đang lo ngại. Cũng c̣n nhiều công ty khác nữa. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ là một nội dung lớn trong tiến tŕnh đàm phán mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đă nhất trí ở Buenos Aires", ông Bolton nhấn mạnh.

    Tính toán của Mỹ?


    Các cơ quan Mỹ đang điều tra nghi án Huawei vi phạm những lệnh trừng phạt của nước này cấm bán công nghệ cho Iran. Gă khổng lồ ngành viễn thông Trung Quốc đă phủ nhận việc công ty hay cá nhân bà Mạnh có bất kỳ hành vi nào vi phạm gói trừng phạt Iran.
    Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Châu, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, là một phần kế hoạch của Washington muốn Bắc Kinh nhượng bộ nhiều hơn trong đàm phán thương mại.
    Lưu Vệ Đông, chuyên gia về các vấn đề quan hệ Mỹ - Trung tại Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, chỉ trích vụ bắt giữ đă được Washington tính toán từ trước nhằm tăng cường vị thế đàm phán với Bắc Kinh.
    "Chúng ta sẽ nh́n thấy nhiều vụ việc tương tự trong ṿng 3 tháng tới, nhắm vào các công ty nhà nước và cá nhân Trung Quốc, tạo thêm lực đẩy cho phía Mỹ", ông Lưu dự đoán.

    Như đă nói trên, ông Bolton khẳng định đă được Bộ Tư pháp Mỹ báo trước về kế hoạch bắt giữ bà Mạnh. Tuy nhiên, ông nói cá nhân không biết liệu Tổng thống Trump có biết trước về vụ việc hay không. Trong khi đó, một quan chức giấu tên tại Nhà Trắng ngày 7/12 khẳng định vụ bắt giữ là kế hoạch riêng của Bộ Tư pháp Mỹ và Tổng thống Trump lẫn các cố vấn trong Nhà Trắng đều không được báo trước.
    Cá nhân ông Trump chưa có phản ứng về vụ bắt giữ CFO Huawei. Phát ngôn mới nhất của ông trên Twitter chỉ bày tỏ sự lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
    "Đối thoại với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt đẹp", ông đăng ḍng tweet vào lúc 5h13 ngày 7/12 (giờ địa phương) và không đả động đến vụ bắt giữ đang gây tranh căi.
    Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đă lên tiếng phủ nhận động cơ chính trị đằng sau quyết định bắt giữ bà Mạnh Văn Châu. Ông khẳng định cơ quan chấp pháp nước này đă hành động độc lập và không có sự can thiệp chính trị hay can thiệp nào khác, theo AFP. Ông từ chối b́nh luận thêm về vụ việc và các hoạt động của Huawei tại Iran.

    Một nước cờ

    Theo New York Times, vụ bắt giữ bà Mạnh đáp ứng một loạt mục tiêu đối ngoại lớn của chính quyền Trump, trong đó có cuộc chiến trong lĩnh vực công nghệ và các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran.

    Washington gần đây đẩy mạnh nỗ lực kiềm chế sự thống trị toàn cầu của Huawei thông qua các thiết bị mạng viễn thông, với lư do lo ngại rằng các thiết bị này có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp của Bắc Kinh.
    Các quan chức Mỹ c̣n t́m cách thuyết phục các quốc gia khác hạn chế liên doanh với Huawei v́ lư do an ninh. Huawei từ lâu bác bỏ các cáo buộc của Mỹ, nói rằng hệ thống của hăng này an toàn không khác ǵ các công ty viễn thông phương Tây.
    Động thái phần nào thể hiện lo ngại của Mỹ với sự trỗi dậy của các tập đoàn khổng lồ Trung Quốc. Trong khi Mỹ từ lâu đă chiếm ưu thế trong ngành công nghệ, th́ các công ty Internet của Trung Quốc và các nhà sản xuất thiết bị viễn thông khác, như Huawei, đang phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ từ chính phủ.

    Tổng thống Trump đă gắn an ninh quốc gia với sự phát triển công nghệ như hệ thống mạng không dây, cũng như có chính sách bảo vệ các công ty công nghệ trong nước.

    Vào tháng 3, ông Trump đă bác thương vụ 117 tỷ USD mà Broadcom, nhà sản xuất chip có trụ sở tại Singapore, mua công ty công nghệ Mỹ Qualcomm, với lư do lo ngại an ninh quốc gia và khả năng vụ việc tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei, nhảy vọt trong thời gian tới.

    Bà Mạnh bị phía Canada bắt giữ vào ngày 1/12 theo yêu cầu của chính phủ Mỹ với cáo buộc bà vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
    Nhà Trắng cũng tập trung thắt chặt và thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, chỉ vài tháng sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận đa phương nhằm “đóng băng” chương tŕnh hạt nhân của Iran.
    Tháng trước, Mỹ đă áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm chặn hoàn toàn xuất khẩu dầu và làm tê liệt nền kinh tế Iran dù Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia được phép tiếp tục mua dầu trong sáu tháng.
    Wall Street Journal dẫn lời nguồn thạo tin cho biết năm 2007 bà Mạnh là trợ lư hội đồng quản trị cho Skycom Tech, công ty thuộc sở hữu của Huawei có trụ sở tại Hong Kong và hoạt động tại Iran. Đến tháng 2/2008, bà Mạnh trở thành giám đốc của Skycom Tech và từ chức vào tháng 4 năm sau.
    Công ty này giờ đây được đặt dưới sự giám sát của chính quyền Mỹ.
    ZingNews



  4. #4
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Việc bắt giữ giám đốc tài chính Huawei cho thấy quyết tâm của Mỹ nhằm "đè bẹp" sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp "Made in China 2025" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.

    Vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính (CFO) Mạnh Văn Châu của Huawei Technologies làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nước.
    Bà Mạnh, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị cảnh sát bắt giữ hôm 1/12 tại Vancouver, Canada, theo yêu cầu của chính phủ Mỹ do bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
    Vụ bắt giữ Mạnh Văn Châu, người c̣n được biết đến dưới tên Cathy Meng, là bước đi mới nhất của chính quyền Trump nhằm triệt hạ các công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc.

    ‘Cái tát vào mặt’ Trung Quốc

    Theo South China Morning Post, vụ việc cũng gửi đi thông điệp mạnh mẽ về những sóng gió mà các công ty công nghệ Mỹ đang kinh doanh với Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt.
    “Tác động là rất lớn v́ tất cả chuỗi cung ứng đều đi qua Trung Quốc”, Stacy Rasgon, nhà phân tích của công ty quản lư tài sản AllianceBernstein, cho biết. “Mặc dù không thể định lượng được tác động gián tiếp nhưng rơ ràng là thị trường không thích sự bất ổn", Rasgon nhận định.
    Chỉ số công nghiệp Dow Jones đă giảm 760 điểm, tương đương 3%, vào sáng 6/12. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ có mua bán linh kiện với gă khổng lồ smartphone Trung Quốc, bao gồm Intel và Texas Instruments, đều rớt giá trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa do lo ngại hoạt động kinh doanh gián đoạn của Huawei có thể tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng.
    Vụ bắt giữ giám đốc Huawei diễn ra cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh gặp nhau sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires để đàm phán các vấn đề thương mại.
    Trong cuộc phỏng vấn với đài NPR hôm 6/12, John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, cho biết ông đă biết trước về vụ bắt giữ bà Mạnh.
    “Điều này cho thấy sự leo thang đáng kể đối với t́nh trạng tranh chấp hiện tại. Bà Mạnh bị bắt vào thứ bảy, giữa các cuộc đàm phán thương mại. Nó chẳng khác ǵ một cái tát vào mặt”, Rasgon nhận xét.

    Đối với Bắc Kinh, động thái này là lời nhắc nhở không hề dễ chịu về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ZTE vào tháng 4.
    Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đă bị cấm buôn bán với các nhà cung cấp của Mỹ, đồng thời bị ngăn chặn tiếp cận con chip và các linh kiện quan trọng khác. Điều này đă đẩy ZTE tới bờ vực phá sản. T́nh h́nh chỉ được giải quyết sau cuộc điện đàm trực tiếp giữa Trump và Tập Cận B́nh hồi tháng 7 cùng khoản tiền phạt lớn.
    Hậu quả từ một lệnh cấm tương tự với Huawei có thể sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Xét theo doanh thu, Huawei là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc với doanh thu gấp 5 lần ZTE và là nhà xuất khẩu lớn nhất tại đại lục.
    Đây là hăng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, sau Samsung Electronics và là doanh nghiệp hàng đầu về trạm phát sóng không dây, vượt qua Ericsson và Nokia.

    Đánh vào trung tâm kế hoạch "Made in China"


    Trong khi thuế quan là trọng tâm của cuộc chiến thương mại, một số quan chức Nhà Trắng khẳng định cấm vận thương mại, chẳng hạn như lệnh cấm mua bán linh kiện, sẽ là lựa chọn đem lại hiệu quả cao hơn.
    Huawei có vai tṛ quan trọng trong sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp "Made in China 2025" (Sản xuất tại Trung Quốc 2025). Đây là kế hoạch mà đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đứng đầu các cuộc đàm phán thương mại của Washington, t́m cách đè bẹp giữa bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang đua tranh để giành ưu thế công nghệ.
    Huawei cũng là trọng tâm trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm triển khai dịch vụ mạng không dây thế hệ thứ 5. 5G sẽ đóng vai tṛ sống c̣n đối với các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo và công nghệ xe tự lái. Với các ứng dụng tiềm năng về quân sự, Washington nhận thấy kế hoạch này của Bắc Kinh là một mối đe dọa.



    Tháng trước, ủy ban cố vấn của Quốc hội Mỹ cảnh báo nếu Trung Quốc đóng vai tṛ chủ đạo trong việc thiết lập các tiêu chuẩn mạng không dây quốc tế th́ nước này sẽ có thể thu thập dữ liệu của Mỹ dễ dàng hơn nhiều. Ủy ban này cho rằng việc để Huawei tiếp tục trỗi dậy sẽ giúp tăng cường chiến lược quân sự của Trung Quốc và mở đường cho các cuộc tấn công mạng.

    Nhà Trắng và Quốc hội đă triển khai kế hoạch ngăn chặn 5 công ty công nghệ cao của Trung Quốc cung cấp thiết bị truyền thông và camera giám sát cho các cơ quan của chính phủ Mỹ.
    Đạo luật Ủy quyền Quốc pḥng năm 2019 được lưỡng viện thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng sẽ siết chặt ṿng vây không chỉ đối với Huawei, ZTE mà c̣n các nhà cung cấp thiết bị giám sát của Trung Quốc là Hangzhou Hikvision Digital Technology, Dahua Technology và Hytera Communications.
    Đạo luật sẽ cấm các cơ quan của chính phủ Mỹ, bao gồm chính phủ liên bang, quân đội, các tổ chức hành chính độc lập và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, mua các sản phẩm từ 5 công ty trên. Các sản phẩm bị cấm bao gồm máy chủ, máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, ngay cả khi sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất bởi đơn vị khác.
    Các thiết bị truyền thông được sản xuất bởi các doanh nghiệp nằm ngoài 5 công ty trên nhưng thuộc sở hữu hoặc liên quan đến chính phủ Trung Quốc cũng sẽ bị cấm. Danh sách các công ty vẫn chưa được công bố.

    Con dao hai lưỡi


    Washington sẽ thực hiện bước thứ hai nghiêm ngặt hơn là cấm các doanh nghiệp khắp thế giới kinh doanh với các cơ quan của chính phủ Mỹ nếu họ sử dụng các sản phẩm từ 5 công ty nêu trên trong văn pḥng của họ. Chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 13/8/2020 và được áp dụng bất kể sản phẩm và dịch vụ đó có được kết nối với thiết bị hay không.
    Phương pháp thứ hai sẽ gây ra nhiều hệ lụy hơn cho các doanh nghiệp v́ sự phổ biến của các thiết bị truyền thông do Trung Quốc sản xuất tại các cơ quan của chính phủ Mỹ và các đối tác kinh doanh của họ trên khắp thế giới.
    Nếu các công ty sử dụng thiết bị của 5 nhà sản xuất trên muốn tiếp tục giao dịch với Mỹ, họ sẽ phải ngừng sử dụng chúng hoàn toàn và báo cáo với Washington.
    Theo Nikkei Asia Review, các công ty lớn của Nhật Bản đă bắt đầu các cuộc điều tra nội bộ để xác định có bao nhiêu sản phẩm do Huawei và ZTE sản xuất trong văn pḥng của họ và họ phải chuyển bao nhiêu văn pḥng khỏi Trung Quốc do liên quan tới chuỗi cung ứng.



    Huawei có quan hệ kinh doanh sâu rộng với các công ty Mỹ. Lượng nhập khẩu thiết bị bán dẫn của công ty gấp khoảng 6 lần so với ZTE, bao gồm 1,8 tỷ USD từ Qualcomm và 700 triệu USD từ Intel. Nếu chính quyền Trump áp đặt lệnh cấm tương tự ZTE đối với Huawei, các công ty Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
    Sự kiên quyết của Tập Cận B́nh trong việc theo đuổi kế hoạch "Made in China 2025" bắt nguồn từ mối lo ngại về việc tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài đối với các linh kiện công nghệ cao.

    Trung Quốc mua khoảng 70% thiết bị bán dẫn từ các thị trường như Mỹ và Đài Loan. Nếu Huawei bị cắt đứt khỏi nguồn cung linh kiện ở nước ngoài, công ty có thể sẽ phải ngừng sản xuất. Đây sẽ là đ̣n chí tử có khả năng dẫn đến sự sụp đổ của công ty.
    Tuy nhiên, theo Nikkei, áp lực mới của Washington đối với Huawei có thể sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Bước đi này đă đột ngột đẩy Trung Quốc vào chân tường nhưng cũng có thể củng cố quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài của Bắc Kinh.
    Zing



  5. #5
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Sau vụ bắt giữ nữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Hoa Vi, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu phụ trách công nghệ số ngày 07/12/2018, báo động nguy cơ an ninh mạng tại châu Âu liên quan đến những sản phẩm của Hoa Vi cũng như của các công ty Trung Quốc khác.


    Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet tường thuật :
    Ủy Ban Châu Âu cho rằng việc sử dụng điện thoại và máy tính do Hoa Vi chế tạo hẳn là có thể khiến người tiêu dùng châu Âu gặp phải rủi ro về an toàn. Đó cũng là ư kiến của ông Andrus Ansip, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.
    Theo ủy viên phụ trách thị trường kỹ thuật số này, các thiết bị đó được sử dụng như là một con ngựa thành Troie cho các gián điệp. Andrus Ansip nhắc đến ví dụ như các cổng hậu của phần mềm. Những cổng đó cho phép xâm nhập vào trong toàn bộ các dữ liệu của một thiết bị qua chương tŕnh bí mật cài đặt trong các phần mềm.
    Ông nói : « Chúng ta có nên lo lắng về vấn đề của Hoa Vi hay của các công ty Trung Quốc khác ? Có, tôi nghĩ là chúng ta nên lo lắng v́ các công ty đó bị buộc cộng tác với các cơ quan t́nh báo. Tôi luôn phản đối các cổng sau bắt buộc hay cài xen các loại chíp để lấy bí mật của chúng ta chẳng hạn.
    Đó không phải là tín hiệu tốt khi các công ty buộc phải mở hệ thống của ḿnh cho các cơ quan mật vụ. Là những người b́nh thường, tất nhiên chúng ta phải sợ điều đó ».
    Báo động về an toàn mạng gửi đến người tiêu dùng châu Âu như vậy có khả năng gây tổn hại đến h́nh ảnh thương mại của Hoa Vi, cũng như vụ bắt giữ nữ giám đốc tài chính của hăng tại Canada. (RFI)





  6. #6
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Vừa bắt giữ quản lư cấp cao, vừa bắt tay nói ḥa hoăn, mối quan hệ Mỹ – Trung đầy phức tạp khiến cho nhiều người cho rằng đôi bên tạm dừng chiến tranh thương mại hướng tới trạng thái ḥa hoăn phải tṛn mắt. Con gái của Nhậm Chính Phi – người sáng lập Doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng quốc tế của Trung Quốc (Huawei) bị bắt giữ đă trở thành tiêu điểm chú ư của thế giới cũng như dư luận trong nước Trung Quốc.

    Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Huawei đang đối mặt trong hơn 30 phát triển của ḿnh. Không phải nói là con gái Nhậm Chính Phi bị bắt sẽ ra sao, mà là toàn thế giới đă bắt đầu ngăn chặn, hiện trạng hiện giờ của Huawei thậm chí c̣n nghiêm trọng hơn so với vụ việc Mỹ trừng phạt ZTE.Ngày 6/12, từ trong nước Trung Quốc ra đến nước ngoài, thông tin Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei Mạnh Văn Châu bị bắt hôm 1/12 tại Canada đă khiến dư luận chấn động. Nhất là trong nước Trung Quốc, đây không khác ǵ là một tin sét đánh ngang tai. Bởi v́ không ít người vẫn c̣n đang yên lặng trước đó không lâu, cũng tức là ngày 2/12, Trung – Mỹ đạt được thỏa thuận tạm dừng leo thang chiến tranh thương mại 90 ngày.

    V́ sao Mạnh Văn Châu bị bắt

    Nguồn tin cho biết, Canada nhận được yêu cầu của Mỹ về việc bắt bà Mạnh Văn Châu, nguyên nhân chủ yếu là liên quan đến vi phạm lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ đối với Iran. Huawei đă nhanh chóng lên tiếng cho biết, công ty này hoạt động kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật nước sở tại, bao gồm cả việc quản lư và lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ và Liên minh châu Âu, đồng thời không có bất cứ hành vi vi phạm nào, cũng không biết bà Mạnh bất cứ hành vi không đúng nào.Huawei là công ty công nghệ nổi tiếng Trung Quốc và có mặt trên khắp thế giới, ngành viễn thông của Huawei có mặt tại hơn 100 quốc gia; về ngành sản xuất điện thoại của Huawei, được biết là đứng thứ 2 trên thế giới trong năm nay, chỉ đứng sau Samsung; Huawei cũng là công ty bí ẩn nổi tiếng nhất Trung Quốc, mặc dù kim ngạch tiêu thụ năm nay vượt quá 100 tỷ USD, nhưng liên quan đến việc công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và vận hành nội bộ th́ từ trước đến nay đều kín tiếng một cách lạ thường; người sáng lập Huawei là Nhậm Chính Phi, dường như tại Trung Quốc ai ai cũng biết, trong các sách học và quản lư thành công trong nhà sách, tràn ngập các loại về sự phát triển của Huawei.Đương nhiên, đối với toàn thế giới mà nói, vấn đề bí ẩn của Huawei chủ yếu tập trung vào việc liệu công ty này có phải là đại diện cho lợi ích của chính phủ Trung Quốc? Đứng sau liệu có phải là lực lượng phá hoại sự vận hành b́nh thường của thị trường? Gen đỏ của Huawei liệu có phải đang xâm thực vào các doanh nghiệp và bí mật chính phủ của nhiều nước. Ở bên ngoài Trung Quốc, nghi ngờ này thực ra đă có từ lâu, vài năm nay liên tiếp bị các cơ quan của Mỹ điều tra. Do đó, lần này bà Mạnh Văn Châu bị bắt, nói một cách b́nh thường, th́ các cơ quan đại diện của Mỹ đă nắm được chứng cứ thiết thực, nếu không sẽ tuyệt đối không hành sự một cách lỗ măng.Điều này rơ ràng đă cho thấy, về phương diện lệnh cấm xuất khẩu đối với Iran, cáo buộc mà Huawei phải đối mặt và nguồn vốn bất hợp pháp, sẽ vượt xa so với trường hợp của ZTE.

    Vụ việc của ZTE không liên quan tới bắt bớ, cuối cùng th́ Trung – Mỹ vẫn có thể đàm phán thỏa hiệp, c̣n vụ việc của Huawei đă không chỉ đơn giản là riêng hành vi của doanh nghiệp, khả năng lớn là bị quan chức Mỹ nh́n ra được tội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.Sự kiện này hiện tại vẫn tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế chú ư. Phía chính phủ Trung Quốc, trong đó có cả Đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và đến cả truyền thông nhà nước đều lên tiếng “kêu oan”. Nhưng về vấn đề trọng tâm như vi phạm lệnh cấm xuất khẩu lại ngậm miệng không nhắc đến, cũng như thế, đối với vấn đề quốc tịch của Mạnh Văn Châu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng né tránh không nói đến.

    Quan hệ Trung Mỹ đă rơ ràng: Đây là cuộc chiến tranh trên mọi phương diện


    Sự kiện Mạnh Văn Châu bị bắt đă khiến cho xă hội Trung Quốc phải kinh ngạc, chính phủ Mỹ hay có thể nói là Tổng thống Trump c̣n có thể đùa với Trung Quốc như thế này ư? Đúng vậy, ngày 1/12, bà Mạnh bị bắt, nhưng nhiều ngày sau dư luận mới biết, trong khoảng thời gian đó, dù là phía công ty Huawei hay phía chính phủ Trung Quốc, không thể nào không nắm được t́nh h́nh. Hơn nữa, trong t́nh huống hai bên đều biết, đến ngày hôm sau (2/12) vẫn biểu hiện ra sự đối đăi tốt với ông Trump, 2 bên tạm dừng chiến tranh thương mại, anh cho tôi thời gian, tôi đáp ứng yêu cầu của anh.Đến ngày 2/12, khi tuyên bố tạm dừng chiến tranh thương mại, tuyên bố của Trung Quốc và của Nhà Trắng lại mỗi người một kiểu. Trung Quốc không hề nhắc đến thời hạn 90 ngày và yêu cầu của phía Mỹ. C̣n phía Nhà Trắng th́ lại nói rơ chi tiết về vấn đề v́ sao tạm dừng chiến tranh thương mại. Đồng thời c̣n nói, nếu không làm Mỹ hài ḷng, sẽ không ngừng leo thang, nói một cách có lư có chứng cứ và đúng mực.Do đó, sự kiện Mạnh Văn Châu của Huawei bị bắt, bằng như khiến cho vấn đề thương mại mà hai nước kư kết hoàn toàn phơi bày ra. Sự kiện cho thấy những ǵ mà Trung Quốc nói chẳng qua đều là nói dối, là những lời lừa gạt. Về phía chính phủ Mỹ của ông Trump, muốn đùa thế nào th́ đùa như thế.
    Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, vấn đề thương mại Trung – Mỹ từ lâu đă không đơn giản nằm ở vấn đề con số thương mại, mà liên quan đến cuộc đấu tranh ư thức h́nh thái trên mọi phương diện, trong đó có việc chính phủ Trung Quốc can dự vào kinh tế, doanh nghiệp, đánh cắp công nghệ nước ngoài, đánh cắp sở hữu trí tuệ và vấn đề mở cửa nền kinh tế.

    Cũng tức là, khẩu hiệu của chiến tranh thương mại, đến nay đă biến thành chiến tranh liên quan đến công nghệ, doanh nghiệp và mọi phương diện. Hơn nữa, theo lời của ông Trump khi trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal gần đây nhất có nói, chỉ cần họ không đáp ứng th́ sẽ tiếp tục chiến tranh thương mại.Đánh rắn phải đập đầu, chiến lược của ông Trump đúng là khiến cho người ta phải khen ngợi, chuyên chú vào tấn công các doanh nghiệp có vấn đề như ZTE, Huawei. Nhưng thực tế, không có lửa th́ sao có khói, ai bảo anh có vấn đề trước th́ người ta mới để ư.Trong đó có cả ZTE, về sau cũng phải bó tay chịu trận, không ai nói ZTE bị oan. Hiện tại Huawei cũng như thế, mặc dù hiện tại Mỹ chưa công bố chứng cứ chi tiết, nhưng theo cách làm của của quốc gia có nền dân chủ pháp trị, làm sao họ có thể đột nhiên bắt giữ một người mà không có chứng cứ ǵ? Bởi v́ nếu bắt sai, sẽ phải trả một cái giá rất đắt, và tỉ lệ xảy ra việc này là cực nhỏ.Kết quả cuối cùng của sự kiện Huawei, e là cần ít nhất 1 – 2 tháng để đàm phán, rất có thể kết cục sẽ là kinh tế vẫn là kinh tế, c̣n liên quan đến tội nghiêm trọng không ngoại trừ vẫn tiếp tục leo thang. Tóm lại, rất có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với sự kiện ZTE bị trừng phạt. Bởi v́ các cơ quan liên quan của Mỹ đă điều tra nhiều năm, chứ không phải là một sớm một chiều. Nh́n th́ có vẻ đột nhiên nhưng lại không phải đột nhiên xảy ra.Cùng với đó, điều đáng chú ư là mô h́nh doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc nắm giữ công nghệ cốt lơi mà đại biểu là Huawei, dù có phải là khoác chiếc áo tư bản chủ nghĩa hay không, nhưng đến hiện nay, nhiều nước trên thế giới đă bắt đầu ngăn chặn Huawei, mới đây nhất là Anh Quốc, ngoài ra Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và châu Âu cũng đă bắt đầu để mắt cảnh giác và cách ly khỏi Huawei.
    Nói cách khác, một hoặc vài quản lư cấp cao của Huawei bị bắt không phải là điều đáng sợ, đối với công ty Huawei hoặc nhiều công ty Trung Quốc khác mà nói, rủi ro lớn nhất chính là toàn thế giới không chơi với họ nữa.
    TrithucVN




  7. #7
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc từ một thập niên này là mục tiêu chỉ trích ưu tiên của Mỹ. Vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Hoa Vi tại Canada cho thấy một sự leo thang trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.
    Nhân vật bị Canada bắt không đơn giản chỉ là một giám đốc tài chính tầm thường. Mạnh Văn Châu (Meng Wanzhou) c̣n là con gái của ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), nhà sáng lập và tổng giám đốc đầy quyền lực của hăng điện tử lớn nhất nước.
    Trả lời các câu hỏi của kênh truyền h́nh France 24, ông Jean-François Dufour, giám đốc văn pḥng Hội đồng DCA phân tích về Trung Quốc cho rằng mấu chốt vấn đề nằm ở chính ông Nhậm Chính Phi.

    V́ sao Washington lại nhắm vào Hoa Vi ?


    Hoa Kỳ nghi ngờ Mạnh Văn Châu vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran. Bà có nguy cơ bị dẫn độ theo yêu cầu của Washington. Nhưng vụ bắt giữ này không đơn giản có liên quan đến Iran. Đó c̣n là một bước mới trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ và một số đồng minh đang tiến hành từ gần một thập niên nay chống lại tập đoàn to lớn này có quan hệ chặt chẽ với đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Chuyên gia Jean-François Dufour nhắc lại « Vụ ngăn chặn một tập đoàn Trung Quốc mua lại một doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đă có liên quan đến Hoa Vi năm 2008 ». Nhà cung cấp trang thiết bị điện tử hàng đầu cho thế giới sau đó c̣n bị Ủy ban T́nh báo của Quốc Hội Mỹ điểm mặt chỉ tên năm 2011.
    Mỗi lần như thế, chính quyền Washington đều nhấn mạnh đến nguy cơ đối mặt với một tập đoàn được cho là tuân theo chỉ thị của Bắc Kinh, có thể cài đặt các chương tŕnh dọ thám trong các linh kiện.
    Tội lỗi chính của Hoa Vi là đă được thành lập bởi một người từng là sĩ quan của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân trong ṿng 8 năm. Nhậm Chính Phi chưa bao giờ phủ nhận quá khứ và mối liên hệ của ông với bộ máy chính quyền. Năm 2013, chủ nhân của tập đoàn này từng tuyên bố « Nếu như chúng tôi không có được sự bảo trợ của chính phủ, có lẽ chúng tôi đă bị đánh sập từ lâu rồi ».
    Hoa Vi không chỉ đơn giản được bảo vệ. Tập đoàn này c̣n được Bắc Kinh chăm lo về mặt tài chính. Hoa Vi đă được chọn để đưa quân đội Trung Quốc bước vào kỷ nguyên điện tử và trong giai đoạn 2005-2010, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đă cấp cho hăng một khoản tín dụng to lớn đến 35 tỷ đô la để tài trợ cho việc chinh phục thị trường quốc tế.

    Cuộc đua 5G


    Đối với các cơ quan t́nh báo phương Tây và nhất là Hoa Kỳ, ngần ấy dấu hiệu cho thấy Hoa Vi chẳng khác ǵ con ngựa thành Troie của chế độ, tiến triển trong lĩnh vực chiến lược cao v́ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ông Jean-François Dufour lưu ư : « Tất cả các tập đoàn quan trọng của Trung Quốc và hiện diện trên trường quốc tế đều có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, và điều đó gần như là chắc chắn ». Mă Vân (Jack Ma), ông chủ có uy tín của trang bán hàng qua mạng Alibaba c̣n là đảng viên đảng Cộng sản. Điều đó không ngăn cản ông trở thành một trong những ông chủ được tôn trọng nhất tại Mỹ.

    Vậy v́ sao chỉ có Hoa Vi bị Washington gán cái mác kẻ thù Trung Quốc số 1? Chuyên gia Jean-François Dufour cho rằng đó là do cuộc chiến công nghệ mà cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều lao vào. Thách thức lúc này nằm ở một kư hiệu : 5G, nghĩa là bước phát triển sắp tới một mạng lưới internet di động đường truyền tốc độ cao.
    Song song với việc bắt giữ nữ giám đốc tài chính Hoa Vi, Luân Đôn thông báo Hoa Vi sẽ không được tham gia vào việc phát triển công nghệ này trên lănh thổ Anh Quốc. Trước đó, New Zealand cũng có quyết định tương tự.
    Ông Jean-François Dufour giải thích : « Hoa Kỳ và các đồng minh không muốn là một doanh nghiệp Trung Quốc tiến xa về công nghệ này, xem như là trọng tâm của ngành công nghiệp tương lai ». Mạng 5G được cho là có một vai tṛ quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nha xe ô tô có kết nối, điện thoại, hàng không hay các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa.
    Hoa Vi, với những hiểu biết trong lĩnh vực điện tử và nguồn quỹ dồi dào vô giới hạn, nắm trong tay các lá chủ bài để trở thành tác nhân chủ đạo của cuộc cách mạng này. V́ vậy, theo ông Jean-François Dufour, Washington phản đối Hoa Vi vừa v́ những nguyên nhân mang tính biểu tượng vừa có tính chất thực tế.
    « Đó có lẽ sẽ dấu hiệu của sự đảo thế bởi v́ Hoa Kỳ từ trước đến giờ vẫn luôn đi trước mở đường trong khi Trung Quốc buộc phải đi theo xu thế ». Đối với Mỹ, đó một sự thay đổi trục không thể nào chấp nhận được.
    Nhất là, nếu Hoa Vi có được công nghệ 5G, một lượng lớn các doanh nghiệp Mỹ bắt buộc sẽ phải nhờ đến tác nhân gây tranh căi này cung cấp trang thiết bị. « Washington không hề muốn bị rơi vào t́nh trạng một tập đoàn có quan hệ với chế độ Bắc Kinh có thể đặt ra các chuẩn cho toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ », như kết luận của chuyên gia kinh tế Dufour.
    Do vậy, theo chuyên gia người Pháp, việc bắt giữ bà Mạnh Văn Châu là bằng chứng rơ nét nhất cho thấy Washington sẽ làm mọi cách để ngăn cản xu thế phát triển này. Con gái của tổng giám đốc tập đoàn Hoa Vi chỉ là nạn nhân của cuộc chiến Trung – Mỹ giành quyền thống trị công nghệ.



  8. #8
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Truyền thông TQ tách vụ bắt GĐ Huawei với đàm phán thương mại với Mỹ


    Một áp phích quảng cáo sản phẩm của Huawei bên ngoài cửa hàng iPhone ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 10/12 lên án vụ bắt giữ Giám đốc điều hành hàng đầu của công ty công nghệ khổng lồ Huawei, nhưng không ghép vụ này với các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ. Theo Reuters, đây là một nỗ lực rơ ràng nhằm tránh gây phương hại đến viễn cảnh đạt được thỏa thuận.

    Các giới chức cao cấp của Nhà Trắng hôm Chủ nhật nhấn mạnh rằng việc Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei, bà Mạnh Văn Chu, theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ chỉ là một vấn đề thực thi pháp luật và không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă lên tiếng chỉ trích “yêu cầu vô lư” của Mỹ đối với Canada về việc bắt giữ bà Mạnh khi bà quá cảnh Vancouver vào ngày 1/12. Nhưng Bộ thương mại Trung Quốc, cơ quan tham gia vào việc đàm phán thương mại, đă từ chối b́nh luận về vấn đề này.
    “Hiện tại, có vẻ như đă có sự đồng ư mong manh ở Trung Quốc và Hoa Kỳ là không liên kết hai vấn đề với nhau”, Reuters dẫn bài b́nh luận của tờ báo có ảnh hưởng của Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, nhận xét.
    Trong một bài b́nh luận khác, Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng Hoa Kỳ sẽ “tự cô lập ḿnh khỏi nền kinh tế kỹ thuật số của thế giới nếu Mỹ muốn xa lánh Huawei”.
    Tờ nhật báo Trung Quốc, China Daily, trong một bài xă luận về vụ bắt giữ, nói rằng hy vọng Canada sẽ không “cầm nến cho ma quỷ hành động bẩn thỉu”.
    Nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lại rất ít đề cập đến sự căng thẳng của vụ Huawei đối với các cuộc đàm phán thương mại, có khả năng khuấy động thị trường toàn cầu khi các nhà đầu tư lo ngại điều đó có thể làm hỏng những nỗ lực giảm bớt căng thẳng thương mại.
    Tu Xinquan, một chuyên gia thương mại tại Đại học Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, nói rằng Bộ thương mại Trung Quốc không đề cập đến vấn đề Huawei v́ phải tập trung vào các cuộc đàm phán.
    “Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng không ghép hai việc này với nhau”, Reuters dẫn lời ông Tu nói.
    “Nếu bạn không thấy bất kỳ bàn luận nào trên truyền thông Trung Quốc, th́ đó chính là ư định của chính phủ”.

    Niềm tự hào dân tộc


    Bà Mạnh, 46 tuổi, đang đối mặt với những cáo buộc của Hoa Kỳ nói rằng bà đă lừa dối các ngân hàng đa quốc gia về quyền kiểm soát của Huawei đối với một công ty hoạt động tại Iran.
    Vụ bắt bà Mạnh xảy ra vào đúng vào ngày Tổng thống Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ở Argentina để t́m cách giải quyết cuộc chiến thương mại đang leo thang.
    Hai bên đă đồng ư hoăn việc tăng thuế quan mà Mỹ dự tính áp đặt lên số lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào ngày 1/1, từ 10% lên 25%, trong khi hai bên đàm phán về thặng dư thương mại song phương khổng lồ của Trung Quốc và các khiếu nại của Mỹ cho rằng Trung Quốc đă đánh cắp công nghệ.

    Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nh́ thế giới. Công ty này đang đứng đầu trong công nghệ mạng di động thế hệ thứ năm (5G).
    Viện dẫn mối lo ngại về an ninh, chính phủ Hoa Kỳ đă thực hiện một loạt các bước để chặn công ty này khỏi một số khu vực của thị trường Hoa Kỳ. Trung Quốc xem đây là một nỗ lực nhằm kiềm hăm công ty của Trung Quốc.
    Huang Jing, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Pangoal của Trung Quốc, nói rằng việc gán ghép hai vấn đề “sẽ có nguy cơ gây khó khăn hơn cho việc đạt được thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán”.
    Nhưng chuyên gia Tu cảnh báo rằng cơn thịnh nộ của công chúng đối với vụ bắt giữ bà Mạnh cuối cùng có thể buộc Bắc Kinh phải sử dụng các biện pháp gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán.
    “Nếu điều này tiếp diễn, nó có thể khiến chính phủ Trung Quốc rơi vào t́nh thế rất khó khăn. Huawei là niềm tự hào dân tộc của người dân Trung Quốc”, Reuters dẫn lời ông Tu nói.
    Trái với một số tranh chấp gần đây của Trung Quốc với các quốc gia khác, có rất ít bằng chứng về một chiến dịch có tổ chức nhằm khuấy động hành vi chống Mỹ, hoặc người tiêu dùng bắt đầu tránh xa hàng hóa của Hoa Kỳ v́ cuộc chiến thương mại.
    Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Hu Xijin, trong một bài phát biểu tại diễn đàn thường niên của tờ báo hôm thứ Bảy, đă nói bằng giọng điệu ḥa nhă rằng các thương hiệu nước ngoài, bao gồm nhà sản xuất điện thoại Mỹ Apple, không nên trở thành mục tiêu của cơn thịnh nộ dân tộc sau vụ bắt giữ bà Mạnh.
    “Đây cũng là một trong những lợi ích cốt lơi của Trung Quốc trong việc cải thiện mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ và phương Tây, và không dẫn mối quan hệ Trung-Mỹ về hướng Chiến tranh Lạnh”, ông Hu nói trong lúc đang cầm chiếc iPhone. (VOA)





  9. #9
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Với vụ lănh đạo cao cấp của Hoa Vi, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ, kèm theo là một loạt những quyết định hạn chế sử dụng thiết bị của Hoa Vi đến từ các đồng minh của Hoa Kỳ, tham vọng thống trị công nghệ viễn thông của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đây chính là thẩm định của nhiều chuyên gia phân tích được hăng tin Pháp AFP ngày 11/12/2018 trích dẫn.

    Ngay từ trước khi bùng lên vụ giám đốc tài chánh của Hoa Vi, bà Mạnh Văn Châu, bị bắt tại Canada, với khả năng bị cho dẫn độ qua Mỹ, tập đoàn Hoa Vi đă bị nhiều nước phương Tây tẩy chay ở những mức độ khác nhau. Đối với ông Paul Triolo, chuyên gia về công nghệ thuộc văn pḥng tham vấn Eurasia Group, đe dọa đối với Hoa Vi rất nghiêm trọng v́ lẽ: « Nếu mất đi quyền tiếp cận các thị trường béo bở ở phương Tây, Hoa Vi có nguy cơ mất luôn khả năng tăng trưởng để có tiền chi trả cho công việc nghiên cứu và phát triển », rất cần thiết cho một tập đoàn công nghệ mũi nhọn.
    Bị đe dọa nhiều nhất là thế hệ thứ năm của công nghệ di động 5G, được cho là sẽ trở thành xương sống của quá tŕnh chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế, một trong những lănh vực mà Bắc Kinh có tham vọng đứng đầu thế giới thông qua kế hoạch "Made in China 2025".

    Tuy nhiên, Washington đă hết sức lo ngại trước nguy cơ Bắc Kinh, với công nghệ 5G trong tay, có thể thao túng hệ thống thông tin liên lạc quân sự Mỹ. Chính quyền của tổng thống Donald Trump đặc biệt nghi ngờ Hoa Vi, một tập đoàn do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc thành lập.
    Ông James Lewis, một chuyên gia về công nghệ tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington đă minh họa nỗi lo ngại của chính quyền Mỹ bằng h́nh ảnh của một người xây nhà đă quyết định là sẽ ăn trộm ngôi nhà của chính anh ta xây nên : « Anh ta biết rơ mọi sơ đồ thiết kế của ngôi nhà, hệ thống điện, các ngơ vào, và thậm chí cả ch́a khóa ».
    Bên cạnh nguy cơ mất thị trường, lá cờ đầu của ngành công nghệ viễn thông Trung Quốc có thể bị Hoa Kỳ cấm mua sản phẩm của các công ty Mỹ như Intel hay Qualcomm, từ chip điện tử cho đến các thiết bị tối tân khác mà Hoa Vi rất cần. Cho đến nay sản phẩm của Hoa Vi được cho là lệ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung ứng đó.
    Theo ông Triolo, t́nh huống đó « sẽ là thảm họa cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc, đe dọa từ Hoa Vi, các nhà thầu phụ cung cấp cho Hoa Vi, cho đến tương lai toàn ngành công nghiệp ».

    Phía Trung Quốc cũng không che giấu lo ngại. Theo một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, một lệnh cấm vận chip điện tử của Mỹ sẽ là một vố « dữ dội » đối với Hoa Vi, « thậm chí c̣n nghiêm trọng hơn so với đ̣n đánh vào ZTE », một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc, suưt bị phá sản sau khi bị Mỹ trừng phạt.

    Ở trong nước, Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Nếu vụ bắt giữ Mạnh dẫn đến các biện pháp trừng phạt mạnh tay từ Hoa Kỳ (trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ, kinh doanh, v.v.) đối với Huawei, PLA sẽ ngay lập tức tụt hậu trong nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa công nghệ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt (cấm kinh doanh, tiền phạt khổng lồ, v.v.), Huawei cũng sẽ mất thị phần trong nước. Hiện công ty hiện đang dẫn đầu các nhà sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc.Khó khăn hơn cho Huawei chính là mất triển vọng kinh doanh ở nước ngoài. Hiện tại, Mỹ đă chặn Huawei khỏi thị trường của ḿnh và các đồng minh của Hoa Kỳ cũng từ chối nhận đấu thầu từ công ty này để xây dựng mạng 5G của họ. Với vụ bắt giữ bà Mạnh, các nước và các công ty của họ cũng có thể sẽ mất niềm tin vào việc hợp tác với Huawei.Huawei có thể không bao giờ hồi phục sau hành động của Hoa Kỳ nếu Mạnh bị dẫn độ và bị truy tố.
    Viết cho The Hill, giáo sư Arthur Dong của trường kinh doanh McDonough thuộc đại học Georgetown ở Washington, b́nh luận phía Mỹ đă "tóm được con cá voi" với việc bắt giữ bà Mạnh. Cha bà Mạnh, ông Nhậm Chính Phi, không chỉ là người sáng lập tập đoàn Huawei, mà c̣n là đại biểu Nhân đại (quốc hội) và là nhân vật thân cận của ông Tập Cận B́nh.

    Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă đánh giá là « lố bịch » những nghi ngờ của Mỹ đối với Hoa Vi. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng chính chủ nghĩa dân tộc được biểu lộ thái quá của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă khiến phương Tây lo ngại.
    Ông Tập Cận B́nh đă công khai tuyên bố tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ, và vào năm 2015, đă cho thông qua một bộ luật buộc các công ty phải cộng tác với Nhà Nước trong các vấn đề an ninh quốc gia.
    Theo luật này, với tư cách là một tập đoàn Trung Quốc, dĩ nhiên là Hoa Vi phải phục tùng yêu cầu của Bắc Kinh trên vấn đề an ninh, và như vậy mối lo ngại của phương Tây không phải là không có cơ sở.

    Việc một công dân nước ngoài là lănh đạo cấp cao của một tập đoàn quốc tế bị bắt tại Mỹ là điều rất hiếm khi xảy ra, v́ thường th́ cơ chế luật pháp với các tập đoàn ở quốc gia này cho phép các cá nhân chỉ phải chịu "trách nhiệm hữu hạn" trước các sai phạm của cả tập đoàn và pháp nhân bị trừng phạt thường là cả một tập đoàn.
    Tuy nhiên trong cáo trạng đă được đưa ra, tên của bà Mạnh được nêu đích danh. Điều này cho thấy phía Mỹ đă có bằng chứng chứng minh cá nhân bà Mạnh là người vi phạm pháp luật và rất có thể vị lănh đạo này sẽ phải đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng. Đội ngũ luật sư cho bà Mạnh chắc chắn sẽ phải là những tay hùng biện lăo luyện nhất.

    Mặc dù Bắc Kinh ngay lập tức bày tỏ sự phản đối và kêu gọi thả tự do cho bà Mạnh, những ǵ diễn ra ở Trung Quốc mới là dấu hiệu quyết định vụ việc có ảnh hưởng đến đàm phán thương mại Mỹ - Trung hay không.
    Vụ bắt giữ này hoàn toàn có thể khơi dậy chủ nghĩa dân tộc và nếu truyền thông nhà nước Trung Quốc quyết định đưa vụ việc này lên, sẽ có tâm lư chống Mỹ gia tăng trong xă hội nước này.
    Nhưng nếu câu chuyện không trở nên nổi bật th́ điều đó chứng tỏ Bắc Kinh coi đây là vấn đề riêng biệt và họ ưu tiên một kết quả tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trong tương lai.
    RFI, Zing, TrithucVN




  10. #10
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Hoa Vi : Mạnh Văn Châu được tại ngoại, Donald Trump "sẵn sàng can thiệp"

    Bà Mạnh Văn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính Hoa Vi (Huawei) đă được tại ngoại hầu tra có điều kiện. Quyết định được một thẩm phán Vancouver đưa ra ngày 11/12/2018, chỉ vài giờ sau khi ông Michael Kovrig, một nhà cựu ngoại giao Canada, hiện làm việc cho tổ chức phi chính phủ International Crisis Group (ICG), bị bắt tại Trung Quốc. Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định theo dơi sát sao t́nh h́nh.

    Theo AFP, để được tại ngoại, bà Mạnh Văn Châu phải tuân thủ nhiều điều kiện : Nộp khoản tiền thế chân 10 triệu đô la Canada, nộp hai cuốn hộ chiếu, phải sống ở một trong hai tư dinh của bà ở Vancouver và mang ṿng theo dơi điện tử.
    Thẩm phán Vancouver cho rằng « nguy cơ bà không tŕnh diện trước ṭa có thể được giảm xuống mức chấp nhận được khi áp dụng các điều kiện theo dơi do chính các luật sư của bà Mạnh đề xuất ». Phiên xét xử đầu tiên về việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ được ấn định vào ngày 06/02/2019. Hoa Kỳ sẽ phải chuyển cho tư pháp Canada đầy đủ tài liệu liên quan đến yêu cầu dẫn độ nữ giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi.
    Việc bà Mạnh Văn Châu bị bắt theo yêu cầu của Mỹ đă khiến Trung Quốc giận dữ trong bối cảnh hai bên vừa mới kư thỏa thuận tạm ngừng chiến thương mại. Tổng thống Donald Trump, khi trả lời Reuters ngày 11/12, tuyên bố « sẵn sàng can thiệp (vào vụ việc) nếu nghĩ là cần thiết ».
    Hiện chỉ có Nhà Trắng và bộ Tư Pháp Mỹ trao đổi với các quan chức Trung Quốc về trường hợp của bà Mạnh. Bản thân ông Trump chưa nói chuyện với chủ tịch Tập Cận B́nh hay bất kỳ quan chức Trung Quốc nào khác. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ không loại trừ khả năng có thể hội đàm với chủ tịch Trung Quốc về các vấn đề thương mại nếu thấy cần thiết.

    Cuộc khủng hoảng ngoại giao từ vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Châu có vẻ như chưa tác động đến quyết định tạm ngừng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh : Bộ Thương Mại Trung Quốc đă nêu lịch tŕnh đàm phán mới, c̣n theo tổng thống Mỹ, « các cuộc thương lượng mang lại kết quả tốt ». (RFI)



Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •