Results 1 to 3 of 3

Thread: Hai năm vào Ṭa Bạch Cung, TT Trump ngày càng 'cô đơn'

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Hai năm vào Ṭa Bạch Cung, TT Trump ngày càng 'cô đơn'



    TT Trump bước qua 1/2 nhiệm kỳ với nhiều xáo trộn trong chính phủ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng mọi chuyện chỉ có thể tệ hơn trong 2 năm tới.

    Trong suốt hai năm, ông Trump "gây chiến" với chính các quan chức trong chính phủ, nhiều lần cho rằng những người xung quanh ông là kẻ ngốc. Tổng thống thường tỏ ra giận dữ khi những cố vấn cố thay đổi quyết định của ḿnh và không mấy hứng thú trước những bài thuyết tŕnh giải thích về một vấn đề nào đó.
    "Không ai hiểu hệ thống chính trị này hơn tôi, đó là lư do tại sao một ḿnh tôi có thể sửa chữa nó", ông Trump từng phát biểu tại Đại hội đảng Cộng ḥa vào tháng 1/2016 ngay sau khi vừa nhậm chức. Và đúng là thời gian dần trôi th́ tổng thống Mỹ ngày càng trở nên một ḿnh với một loạt sự ra đi của các quan chức, phụ tá và cố vấn cấp cao của chính quyền.
    Một loạt những sự kiện gần đây trong đó có quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis cùng với việc chính phủ liên bang đóng cửa một phần khiến cho nhiều câu hỏi đang được đặt ra, liệu mọi thứ có đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát của ông Trump?

    Cô lập trong Nhà Trắng

    Vào thời điểm giữa nhiệm kỳ thứ nhất của ḿnh, ông Trump đang ngày càng tự chủ động đưa ra các quyết định mà không trao đổi hay bàn bạc với ai. Theo New York Times, tổng thống dành nhiều thời gian hơn xem TV, và các cố vấn cho biết người đứng đầu Nhà Trắng có vẻ đang bị ảnh hưởng bởi thông tin từ những cuộc điều tra nhắm vào luật sư cũ, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử, cựu cố vấn an ninh quốc gia và quỹ Trump của gia đ́nh ông.

    Mọi thứ trở nên khó khăn hơn với tổng thống v́ những sự xáo trộn nhân sự liên tục diễn ra trong chính phủ. Ông Trump mới bước vào Nhà Trắng được 2 năm, nhưng đă có 3 Chánh văn pḥng, 3 cố vấn An ninh Quốc gia, 6 Giám đốc truyền thông, 2 Ngoại trưởng, 2 Bộ trưởng Tư pháp và sắp tới sẽ là 2 Bộ trưởng Quốc pḥng. Theo thống kê của Viện Brookings, tỷ lệ quan chức cấp cao nghỉ việc trong nội các lên tới 65%.
    Tờ New York Times cho biết, gần đây tổng thống đă chia sẻ với các phụ tá rằng ông cảm thấy "hoàn toàn bị bỏ rơi", cho rằng không có ai đứng về phía ông và nghĩ rằng một số người xung quanh ông có động cơ khác. Cũng theo tờ báo này, ông Trump bất đồng với cả con gái Ivanka và con rể Kushner về nhiều vấn đề, mỗi khi điều này xảy ra, tổng thống cử Chánh văn pḥng John Kelly đi đưa thông điệp của ḿnh chứ không nói thẳng với các con.
    Ông Trump gần đây cũng dành ít thời gian hơn cho những người bạn cũ. Cảm giác lẻ loi của tổng thống được thể hiện tại bữa tiệc mừng ngày nghỉ lễ ở Nhà Trắng vào tháng này, ông Trump xuất hiện trong vài phút, chụp vài bức ảnh chiếu lệ với các vị khách rồi sau đó đi lên tầng và biến mất chứ không ḥa vào bữa tiệc. Vào hai ngày cuối tuần trước Giáng sinh, khi chính phủ đóng cửa, ông Trump ở một ḿnh bên trong Nhà Trắng, đợi bà Melania quay lại từ Florida.

    Mối quan hệ rạn nứt với phe Cộng ḥa


    Bên cạnh đó, tổng thống cũng đang phải đối mặt với sự sụt giảm ủng hộ của những người đứng đầu phe Cộng ḥa sau một loạt quyết định, từ việc bảo vệ Thái tử Saudi trong vụ nhà báo Khashoggi bị giết hại cho đến việc rút quân đội khỏi Syria và giảm bớt sự hiện diện tại Afghanistan.
    Và gần đây nhất, với việc đe dọa đóng cửa chính phủ v́ không được cấp kinh phí cho bức tường biên giới, ông Trump bắt đầu khiến một số người Cộng ḥa nổi giận và lên tiếng, mặc dù những người này trước đó thường giữ im lặng.



    Xu hướng này chắc chắn sẽ khiến ông Trump đối mặt với nhiều khó khăn khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát hạ viện vào ngày 3/1 tới. Nếu hạ viện đưa ra một kế hoạch nào đó bất lợi cho ông Trump, tổng thống sẽ phải dựa vào các thành viên đảng Cộng ḥa – phe chiếm đa số ở thượng viện – để giúp ông vượt qua thử thách.
    Trong suốt hai năm qua, nếu ông Trump làm những người Cộng ḥa hài ḷng, ông sẽ có sự ủng hộ của họ. Từ việc tổng thống rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cho đến việc bổ nhiệm hai thẩm phán bảo thủ vào ṭa tối cao, tất cả đều nhằm mục đích đổi lấy sự ủng hộ của phe Cộng ḥa.

    Syria : Sự phản bội của Trump

    Một ḿnh chống lại tất cả, hay gần như tất cả. Trên đây là câu mở đầu trong bài xă luận của báo Le Monde « Syria : Sự phản bội của Trump ». Tổng thống Mỹ đă ra lệnh rút quân đội khỏi Syria. Hôm 19/12, chủ nhân Nhà Trắng viết trên Twitter : « Chúng ta đă thắng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ». Rồi sau đó, trong một đoạn video, tổng thống Donald Trump nói : « Chúng ta đă chiến thắng. Đă đến lúc các đội quân của chúng ta trở về nhà. Tất cả họ sẽ trở về, và họ sẽ về ngay từ bây giờ ».

    Khi nhắc đến 2.000 quân nhân Mỹ đóng ở Syria, Donald Trump cho thấy ông đang thực hiện một trong các lời hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Nguyên thủ Mỹ cũng dự kiến rút một nửa số quân khỏi Afghanistan. Kể từ khi tổng thống George W.Bush chọn cách đáp trả vụ tấn công 11/09/2011 bằng các cuộc chiến, hai tổng thống kế nhiệm là Barack Obama và Donald Trump đă đắc cử với lời hứa ngưng can thiệp quân sự vào Afghanistan.
    Nhưng theo Le Monde, vấn đề nằm ở chỗ quyết định của tổng thống Trump, trong t́nh trạng xung đột hiện nay, là vô cùng nguy hiểm. Trái ngược với những điều mà ông khẳng định, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chưa bị đánh bại. Từ hai năm nay, Daech mất các thành phố và vùng lănh thổ đặt căn cứ địa, nhưng thủ lĩnh Daech, Abou Bakr Al Baghdadi vẫn c̣n sống. Daech vẫn c̣n 20.000-30.000 chiến binh ở vùng biên giới Irak - Syria.
    Một vấn đề khác là quyết định của chủ nhân Nhà Trắng chỉ làm hài ḷng một bên là Matxcơva, Teheran, Damas và bên kia là Ankara. Tuy nhiên, không ai trong liên quân chống Daech hài ḷng. Và chính Washington lại là nơi Donald Trump bị phản đối nhiều nhất. Bộ trưởng Quốc Pḥng James Mattis và đặc phái viên bộ Ngoại Giao Mỹ tại liên minh chống Hồi Giáo cực đoan, Brett McGurt, đă ngay lập tức từ chức.

    Mọi chuyện diễn ra cứ như thể Donald Trump đă quyết định một ḿnh, mang lại lợi ích cho Moscow và Ankara, mà không thương lượng đổi chác điều ǵ. Tổng thống Nga Valdimir Putin, người từng nhận xét « Donald có lư », mới là người chiến thắng. C̣n về Recept Erdogan, chính sau khi bàn luận với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mà Donald Trump thông báo quyết định rút quân khỏi Syria : Thổ Nhĩ Kỳ trở thành « cánh tay vũ trang » của Mỹ trong cuộc chiến chống Daech ở Syria. Đổi lại, Erdogan được Trump bật đèn xanh cho phép tiêu diệt dân quân Kurdistan.
    Le Monde nhận định quyết định của Donald Trump thật đáng xấu hổ, đó là « một sự phản bội ». Lực lượng dân quân Kurdistan đă từng là đồng minh tốt nhất của liên quân quốc tế chống Daech ở Syria. Dân quân Kurdistan vẫn ngày ngày chống phiến quân Hồi giáo cực đoan, giữ không cho hàng ngàn chiến binh Daech tỏa ra khắp thế giới, nhất là không để họ thâm nhập vào châu Âu. Bị Hoa Kỳ bỏ rơi, dân quân Kurdistan sẽ rơi ṿng ḱm kẹp của Ankara và Damas.
    Bài xă luận của Le Monde kết luận là giờ đây, ai cũng lường trước một điều : lời nói của tổng thống Mỹ không có nghĩa lư ǵ. Quư vị có thể tham gia vào một cuộc chiến mà cả thế giới nh́n nhận là chính đáng, mất hàng ngàn chiến binh, rồi sau đó bị bỏ rơi, chỉ đơn giản bằng một tin Twitter. Sự phản bội này là một tin tức tốt đẹp nhất mà phong trào Hồi Giáo cực đoan mong chờ từ bao lâu nay.


    Chiến xa QĐ Mỹ tại Syria

    Dù IS có bị kết liễu thực hay không, nguy cơ rơ ràng nhất hiện nay là chính cộng đồng người Kurd thiểu số phải gánh hậu quả nhiều nhất từ quyết định của Mỹ.
    Các thủ lĩnh người Kurd trong Lực lượng Dân chủ Syria kiềm chế chưa phản ứng ǵ trước tuyên bố của ông Trump v́ vẫn chờ biết thêm thông tin.
    Nhưng ông Alan Hassan, một nhà báo người Kurd làm việc tại TP Qamishli, Syria, cho biết cộng đồng người Kurd rất bàng hoàng. “Chúng tôi rất sốc. Không khí ở đây cực kỳ ảm đảm”, báo Mỹ New York Times dẫn lời ông Hassan.

    Ông Asli Aydintasbas, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng đối ngoại châu Âu (một tổ chức tư vấn chính sách có văn pḥng đặt tại nhiều thủ đô châu Âu), nói rằng Mỹ đang “tiến đến hành động phản bội lịch sử đối với người Kurd”, có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh kéo dài ở Syria giữa người Kurd và người Thổ, v́ người Thổ vẫn coi người Kurd là mối đe dọa đối với chính phủ của họ.
    Ông Joost Hiltermann, giám đốc khu vực Trung Đông của International Crisis Group , một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột, nói rằng quyết định của Mỹ có thể trở thành “thảm họa” đối với người Kurd. Theo ông, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, người Kurd sẽ bị bỏ mặc “run rẩy trước gió”.
    Khi lực lượng đặc biệt của Mỹ (nay c̣n khoảng 2.000 người ở Syria) đến để đối phó với IS từ năm 2016, họ đă phối hợp với lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd đứng dầu.
    Người Kurd đă chứng tỏ họ là đồng minh hiệu quả nhất của Mỹ trong cuộc chiến. Chỉ trong ṿng 1 năm, dựa vào lực lượng Dân chủ Syria và các tay súng người Kurd ở Iraq, Mỹ và các đồng minh đă đẩy IS ra khỏi hơn 99% lănh thổ mà tổ chức khủng bố này đă chiếm trên cả hai nước.
    Nhưng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền năm 2017 với lời hứa rút quân khỏi Syria, số phận của những người Kurd sát cánh với Mỹ đối mặt với triển vọng ảm đạm.
    RFI, TP




  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump tới sân bay ở tiểu bang Pennsylvania, Mỹ, ngày 11/9. Ảnh: AP.

    Sau hai năm bước vào Ṭa Bạch Cung, ông Trump không “ra dáng tổng thống hơn” như nhiều người mong đợi mà c̣n khiến chính trường Washington thay đổi v́ ông.


    Trong hai năm đầu cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đă phá vỡ khuôn mẫu của tổng thống và những chuẩn mực ở thủ đô của nước Mỹ. Ông bỏ qua các quy tắc ứng xử và truyền thống của nhiều thế hệ.
    Ở Washington của Trump, sự thật ít được coi trọng. Xúc phạm và tấn công cá nhân được các thành viên của cả hai đảng sử dụng với tần suất ngày càng cao. Các cuộc họp báo ở Nhà Trắng gần như biến mất. Mọi thứ bao gồm các cuộc điều tra và các tổ chức phi đảng phái đột nhiên đều bị chính trị hóa.

    Trường hợp cá biệt

    “Ông ấy phá hủy khuôn mẫu đối với tổng thống. Ông ấy không coi ḿnh là một phần trong truyền thống các đời tổng thống nối tiếp nhau. Thay vào đó, ông ấy coi chức vụ tổng thống như một phần mở rộng của con người ḿnh”, Douglas Brinkley, nhà sử học về tổng thống tại Đại học Rice, nói với AP.
    Đây chỉ là trường hợp cá biệt hay Nhà Trắng sẽ thay đổi măi măi? Liệu xu hướng này có kéo dài xa hơn nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump hay không là câu hỏi chưa thể trả lời cho đến khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Tuy nhiên, Brinkley dự đoán “sẽ không có tổng thống nào tự mô phỏng theo ông ấy”.
    Trước khi Trump bước vào pḥng Bầu dục, nhiều người từng dự đoán rằng vị tỷ phú New York sẽ từ bỏ sự phô trương trong chiến dịch tranh cử của ḿnh và “ra dáng tổng thống hơn” sau khi nhậm chức. Giờ đây không ai c̣n nói như vậy nữa.

    Bản thân Trump tin rằng sự khó đoán của ḿnh là điều khiến người Mỹ chú ư và thúc đẩy thành công của ông.
    “Tôi thấy những lời thoại ngốc nghếch trên chiếc máy nhắc chữ này. Các bạn có để ư rằng tôi không hề dùng đến nó trong tối nay không?”, Trump hỏi đám đông trong buổi mít-tinh hồi tháng 6 ở South Carolina.
    “Mỗi lần nh́n vào nó, tôi thấy những lời lẽ thật nhàm chán, chúng ta không muốn nghe nó. Nước Mỹ đang trở lại, vĩ đại hơn, tốt hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, ông nói.

    Trump mang đến Nhà Trắng phong cách thách thức và gạt bỏ lề thói, điều đă giúp ông thắng cử trong năm 2016. Ngay từ những ngày đầu lên nắm quyền, Trump đă lan truyền thông tin sai về quy mô đám đông tham dự buổi lễ nhậm chức và những cáo buộc vô căn cứ về hàng triệu cử tri bất hợp pháp. Từ đó đến nay, ông vẫn không ngừng tung ra những “sự thật phiên phiến” kiểu vậy.
    Từ chuyện lớn đến chuyện bé, những thông tin thiếu chính xác liên tục được Trump đưa ra. Năm 2018, ông nhiều lần tuyên bố rằng ḿnh đă thông qua đợt cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử (ông không làm vậy).
    Ông nói nền kinh tế Mỹ đang ở mức tốt nhất trong lịch sử (không phải vậy). Ông nói Brett Kavanaugh, người được ông đề cử làm Thẩm phán Ṭa án Tối cao, đứng nhất lớp khi tốt nghiệp Trường Luật Yale (trường không xếp hạng sinh viên).
    Tuần trước, sau khi đưa ra quyết định đột ngột, đơn phương rút quân đội Mỹ khỏi Syria, Trump viết lên Twitter rằng Nga “không hài ḷng” về quyết định của ông. Vài giờ trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă hoan nghênh động thái này.

    Dần dần, các tuyên bố của Nhà Trắng trở nên mất uy tín. Tháng trước, khi một báo cáo liên bang được công bố cho thấy tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, tuyên bố của Nhà Trắng lại tỏ ư nghi ngờ về phát hiện trên và đưa ra lập luận sai lầm rằng một số lượng đáng kể các nhà khoa học nghi ngờ về hiện tượng này.
    Việc Nhà Trắng tung ra đoạn video được chỉnh sửa để thổi phồng va chạm nhỏ giữa phóng viên CNN và một thực tập sinh cũng làm tổn hại uy tín của chính quyền. Tương tự như vậy, khi Trump đe dọa đóng cửa biên giới phía nam, phần lớn mọi người ở Washington chỉ nhún vai v́ cho rằng ông đang nói quá.
    Cuộc họp báo hàng ngày ở Nhà Trắng, cơ hội để công chúng lắng nghe những quan điểm của tổng thống, cũng gần như bị xóa bỏ. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders chỉ tổ chức một cuộc họp ngắn vào tháng 12 trong thời gian chưa đầy 15 phút.

    Washington dơi theo Trump


    Giờ đây, h́nh thức liên lạc chính từ Nhà Trắng là thông qua các ḍng tweet dài 280 kư tự. Chuông báo điện thoại về bài đăng mới trên Twitter của ông Trump vang lên khắp Washington, khiến các cơ quan chính phủ và các nghị sĩ đôi khi phải giật ḿnh thảng thốt.
    Tuần trước, quyết định thông báo rút quân khỏi Syria của ông Trump khiến các nghị sĩ đảng Cộng ḥa sửng sốt v́ họ chưa được hỏi ư kiến hay tham vấn. Bất chấp lời khuyên từ đảng của ḿnh, ông Trump vẫn để chính phủ đóng cửa v́ thiếu ngân sách cho bức tường biên giới như lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông.
    “Khó khăn ở đây là Trump giống như một tiền vệ không ra hiệu cho đồng đội mà chỉ đơn giản chộp lấy bóng và đợi mọi người phản ứng theo”, cựu chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich nhận xét.

    Các ḍng tweet của Trump thường là những lời xúc phạm người khác mà các tổng thống thời nay không chia sẻ công khai. Ông gọi lănh đạo phe thiểu số tại Thượng viện là “Chuck Schumer khóc nhè”, gọi báo chí là “kẻ thù của dân chúng”. Ngay cả cựu ngoại trưởng Rex Tillerson, người từng được Trump bổ nhiệm, cũng bị nói là “đần độn”.
    Sự lỗ măng và độc miệng này đang len lỏi vào những cuộc đối thoại của các quan chức Washington. Vài tuần trước khi từ chức do một vụ bê bối về đạo đức, Bộ trưởng Nội vụ sắp măn nhiệm Ryan Zinke viết trên Twitter rằng một nghĩ sĩ đảng Dân chủ “khó mà suy nghĩ tỉnh táo khi đă nốc cạn chai”, ám chỉ người này là kẻ rượu chè.
    Sau cuộc tranh luận gay gắt về ngân sách với ông Trump, Lănh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Nancy Pelosi đă nói với các nghị sĩ Dân chủ rằng bức tường biên giới là “nỗi ám ảnh tuổi trưởng thành” của tổng thống.

    Trên trường quốc tế, ông Trump cũng phá vỡ khuôn mẫu của một tổng thống. Ông từ chối ngoại giao h́nh thức để ủng hộ mối quan hệ theo kiểu giao dịch. Ông dằn mặt các đồng minh lâu năm và làm thân với bất kỳ người nào mà ông cho là kẻ mạnh. Ông bỏ qua các hội nghị thượng đỉnh thường có trong lịch tŕnh của tổng thống, bao gồm cuộc họp ở châu Á hồi tháng 11.
    “Ông ấy là tổng thống có một không hai. Trump không biết tới lịch sử và không cần học theo bất cứ tổng thống nào khác. Nhưng tất cả chúng ta đều nói về ông ấy”, nhà sử học Brinkley nhận xét.
    ZingNews



  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484



    2018: Donald Trump khuấy đảo thế giới


    Dù Nhân vật của năm 2018 mà Tạp chí Times b́nh chọn không phải là Tổng thống Mỹ (ông Trump đứng thứ 2) nhưng nhân vật luôn luôn nằm trong trung tâm của truyền thông thế giới trong suốt một năm qua không ai khác ngoài Donald Trump.

    Từ thượng đỉnh Trump – Kim tới cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cho tới việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel rồi tới quyết định rút chân khỏi hố lầy Syria ngay trước Giáng sinh, 2018 là năm mà ông Trump “thở ra khói, thét ra lửa.” Nhà tài phiệt tay ngang thành Tổng thống Mỹ thách thức mọi quy chuẩn của hệ thống chính trị hiện hành, ông thường xuyên làm đau đầu các cố vấn, đồng minh của ông th́ bẽ mặt c̣n những đối thủ của ông th́ băn khoăn bóp trán. Ông hành động mau lẹ, ống nói, viết thẳng toẹt ra những ǵ mà ông nghĩ, và đặc biệt rất trung thành với một phong cách Trump: Quyết định của ông không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cố vấn hay áp lực nào. Không ai có thể xoay chuyển được ông, v́ thế người mến ông nhiều mà ghét ông c̣n nhiều hơn. Dấu ấn quan trọng nhất trong năm 2018 của Tổng thống Mỹ là hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tại Singapore vào hồi tháng 6. Đây là sự kiện mang tính lịch sử và chưa từng có kể từ khi Triều Tiên phân thành 2 miền Nam-Bắc. Sự kiện này được tổ chức một cách nhanh gọn và thành công với những bước đi quyết đoán của Trump trong một tổ hợp các vấn đề phức tạp đan xen vào nhau: hạt nhân, Trung Quốc, đồng minh NATO và thương mại.
    Trước sự kiện này, không ai đoán trước Kim Jong Un, một kẻ độc tài vừa thử thành công bom Hydro lẫn tên lửa đạn đạo có tầm bắn tới Mỹ lại chịu bước tới một nước thứ 3 để gặp Tổng thống Mỹ, không những thế c̣n kư vào các tuyên bố nhượng bộ. Cuộc gặp này đă giải cứu thế giới từ bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân mới. Đây có thể là mưu kế “thoát Trung” của Kim, nhưng cũng là sách lược vô cùng khôn khéo của ông Trump.
    Bước đầu, một mặt ông Trump trở thành “bạn tốt nhất” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh qua các phát ngôn công khai và các chuyến thăm trang trọng qua lại 2 nước. Một mặt ông thúc ép tất cả đồng minh lẫn Trung Quốc bóp nghẹt trừng phạt đối với Bắc Hàn v́ các cuộc thử nghiệm tên lửa, hạt nhân. Tổng thống Mỹ cũng “giấu tịt” vấn đề thương mại mà trước đó từng lên án nghiêm trọng Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc bật đèn xanh cho Kim ra mặt gặp trực tiếp Trump và ông Trump biết được những ǵ cần biết, khủng hoảng hạt nhân của bán đảo Triều Tiên đă được giải quyết một cách gọn lẹ.

    Sau khi vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn không c̣n là mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ, ông Trump quay lại khởi động ‘cuộc chiến thương mại’ với Trung Quốc trong sự bất ngờ bẽ bàng của Bắc Kinh. Vậy là ông Trump không hề ‘về phe của kẻ đàn áp nhân quyền và cưỡng bức kinh tế lớn nhất thế giới’ như nhiều người lên án, đơn giản là mọi chuyện cần có sắp xếp của nó. Trung Quốc hấp tấp chống đỡ các đ̣n thuế của Trump, ban đầu là cương quyết nhưng càng về sau càng càng yếu ớt. Tháng 11/2018, Bắc Kinh công khai thừa nhận thương chiến đă ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế trong nước, nhiều công ty đa quốc gia rục rịch chuyển chuỗi cung ứng sang nước khác để tránh bị đánh thuế. Không những vậy, mâu thuẫn về thương mại đă được chính quyền Trump đẩy lên thành cuộc đối đầu trên mọi lĩnh vực. Mỹ tố cáo Trung Quốc t́m cách loại bỏ Tổng thống Trump, xuất khẩu bẫy nợ, đàn áp nhân quyền tín ngưỡng trong nước và bắt nạt các nước láng giềng yếu thế hơn. Những vụ như ZTE và Huawei là ví dụ mới nhất cho thấy chính quyền Trump sẽ không ngồi yên nh́n Trung Quốc tự do thao túng các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như trước.

    Tháng 11/2018, trong cuộc gặp Trump-Tập bên lề G20 tại Argentina, Trung Quốc đồng ư các yêu cầu của Mỹ bao gồm: giảm thuế xe hơi, bỏ thuế đậu nành, chấm dứt hoạt động cưỡng chế chuyển giao công nghệ và ăn cắp tài sản trí tuệ. Hai bên đ́nh chiến 90 ngày.
    Trong năm 2018, những người ủng hộ ông Trump có thể yên tâm khi chứng kiến một vị Tổng thống không có cái “tiền hậu bất nhất” thường có trên ḿnh của những vị chính khách chuyên nghiệp. Ông Trump vẫn duy tŕ “một màu”, một phong cách và nhiệt huyết không khác ǵ năm đầu tiên cầm quyền. Sứ mạng “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ” vẫn được ông Trump nhắc đi nhắc lại trong các chuyến công du nước ngoài, dù điều đó có làm mất mặt đồng minh. Tại Bỉ vào tháng 7/2018, trước mặt lănh đạo 28 nước đồng minh NATO, ông Trump yêu cầu họ phải mở hầu bao chi thêm ngân sách trong khối pḥng thủ chung. Ông đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran bất chấp phản đối của các đồng minh như Anh, Pháp, Đức bởi những nước này đă rót cả đống tiền vào Iran. Ông làm cả Liên Hiệp Quốc sững sờ khi rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris và Hội đồng Nhân quyền bao gồm cả những nước đàn áp nhân quyền nhiều nhất, bất chấp những chỉ trích là đi ngược lại xu hướng của ‘thế giới văn minh’. Tổng thống Mỹ cũng thực hiện cam kết tranh cử của ḿnh là chuyển Đại sứ quán của Mỹ tại Israel về thủ đô Jerusalem trong sự phê phán của một Liên Hiệp Quốc ngày càng thiên tả chống nhà nước Do thái.

    Tại chiến trường Syria, ông Trump lại khiến cả đồng minh lẫn các cố vấn bàng hoàng khi đột ngột tuyên bố rút quân ngay trước dịp Giáng sinh. Chỉ trong cuộc gọi điện thoại với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống Trump thay đổi cục diện địa chính trị Syria. Nhiều tướng lĩnh quân sự không hài ḷng với quyết định này, nhưng không thể lay chuyển Tổng thống. Thậm chí James Mattis, một vị tướng bốn sao được cả hai đảng trọng vọng mang việc từ chức ra gây sức ép cũng không khiến ông Trump chuyển ư. “Chúng ta đă đánh bại IS và đó là mục đích duy nhất của quân Mỹ ở đó”, ông Trump loan báo. Mỹ không cần tiếp tục hao tài tổn phí tại “chiến trường Trung Đông” mà cần tập trung củng cố sự vĩ đại của nước Mỹ cũng như bảo vệ lợi ích của ḿnh ở những khu vực mà Mỹ có khả năng chiến thắng nhiều hơn như Biển Đông.
    Kinh tế Mỹ dưới thời Trump cũng khởi sắc hơn những ǵ người ta kỳ vọng. Người tiền nhiệm Obama từng khẳng định rằng “tốc độ tăng trưởng thực GDP 2% là mức b́nh thường mới của nền kinh tế Mỹ.” Tuy nhiên dưới thời Trump, mức ‘b́nh thường’ này đă đạt đến 3%. Trong một ḍng Tweet vào ngày gần cuối năm, ông Trump liệt kê lại những thành quả của nền kinh tế Mỹ năm qua:
    “2018 được gọi là “Năm của người lao động” bởi Steve Moore, đồng tác giả của cuốn Trumponomics (Trump học). Đây quả thực là một năm tốt đẹp cho người lao động Mỹ với thị trường lao động tốt nhất trong 50 năm, và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cho cả người da đen, Mỹ Latinh và tất cả người lao động. Lương tăng cao.” ông Trump viết trên Twitter ngày 29/12.

    Tuy nhiên năm 2018 không phải chỉ toàn tin tốt đối với ông Trump. Ông bị vướng vào những scandal từ hàng chục năm trước, luật sư riêng, người từng đồng hành với Trump là Michael Cohen trở mặt, gọi ông là “kẻ dối trá”. Sau cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 11, Đảng Dân chủ đối lập đă chiếm lại được quyền kiểm soát Hạ viện, khiến cho quyền khởi tạo các đạo luật rơi khỏi tay ông Trump và các đồng minh trong Đảng Cộng ḥa. Ṭa án Tối cao cũng bác bỏ các biện pháp cứng rắn hơn đối với nhập cư phi pháp của ông. Trong những ngày cuối năm khi cả nước Mỹ đón chào Giáng sinh và năm mới, ông Trump không về tư gia của ḿnh tại Florida. Ông tới thăm các binh sĩ tại Iraq và ở lại Nhà Trắng “một ḿnh” bởi chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần do bế tắc ngân sách. Ông Trump một lần nữa đưa vấn đề an ninh biên giới và bức tường với Mexico ra trước Quốc hội. Trong khi Đảng dân chủ kiên quyết rằng “ông phải từ bỏ bức tường”, th́ ông Trump cũng quyết tâm “không có tường th́ đóng cửa chính phủ”. Phải nói rằng năm mới bắt đầu trong một t́nh thế đầy khó khăn cho Tổng thống Trump, nhưng với bản tính của ḿnh, chắn chắn ông sẽ không dễ dàng cúi đầu nhượng bộ. Dù trong năm nay, ông có thể lặp lại kỳ tích bầu cử 2016 để tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 hay không, sân khấu chính trị 2019 vẫn sẽ có Trump là một nhân vật trung tâm.

    Donald Trump, « bậc thầy » nói dối




    Trang mạng báo Les Echos (31/12/2018) trích dẫn bài viết trên tờ Washington Post, cho rằng trong suốt hai năm cầm quyền ở Nhà Trắng, Donald Trump nói dối ít nhất đến 7.600 lần. Nhật báo đề tựa « Donald Trump, bậc thầy nói dối ».
    Tổng thống Mỹ không chỉ là đứng đầu quân đội Mỹ, mà ông c̣n đứng đầu về nói dối, theo Washington Post. Theo ước tính, trung b́nh mỗi ngày ông Donald Trump nói dối hay nói sai sự thật ít nhất 15 lần. Tổng cộng trong hai năm làm chủ nhân Nhà Trắng, kể từ tháng Giêng năm 2017, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ nói dối đến 7.600 lần.
    Cũng theo nhật báo Mỹ, một trong những lần nói trái sự thật gần đây nhất là khi ông Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ tại Irak, cho rằng ông là tổng thống Mỹ đầu tiên từ 10 năm nay đă tăng 10% lương cho các binh sĩ. Trên thực tế, lương trả cho các quân nhân được tăng đều mỗi năm kể từ năm 1983 và mức tăng dự kiến cho năm 2019 là 2,6%.

    Nhật báo Mỹ nhận thấy dù chuyện nhỏ hay lớn, số lần lời nói dối đă bắt đầu tăng lên trong suốt mùa hè, đạt mức kỷ lục 1200 lần mỗi tháng vào tháng 10/2018 trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ, rồi giảm xuống c̣n 900 lần trong tháng 11. Điều này đang làm cho nhiều người dân Mỹ ngày càng cảm thấy ngán ngẩm. Căn cứ vào các dữ liệu xác minh sự việc của báo Mỹ, chỉ có gần 3/10 dân Mỹ c̣n tin vào những phát biểu dối trá của tổng thống Trump.
    Trong một thăm ḍ khác do Đại học Quinnipiac (Connecticut) thực hiện hồi tháng 11/2018, khoảng 58% số cử tri được hỏi nghĩ rằng tổng thống Trump không trung thực, so với tỷ lệ 36% vẫn c̣n tin ông.
    Sử gia Michael Beschloss tự hỏi : « Kể từ lúc nào người ta mới nhận thấy có một vị tổng thống không mấy quan tâm đến sự khác biệt giữa sự thật và dối trá ; hoặc ao ước làm biến mất sự phân biệt này đến thế ? ». Les Echos kết luận, trong chính trị, nói sự thật chưa hẳn là tốt. Nhưng nói dối có thể phải trả giá đắt như những ǵ đă từng xảy ra cho một vị tổng thống trước đây, ông Richard Nixon.
    RFI & TrithucVN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hơn 350 tờ báo Mỹ cùng hành động chống TT Trump
    By BlackHole in forum Tin Thế Giới
    Replies: 0
    Last Post: 19-08-2018, 05:13 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 27-04-2012, 02:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 01-09-2011, 09:49 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 08-01-2011, 02:22 AM
  5. Việt cộng càng ngày càng NHỤC.
    By Dean Nguyen in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 05-01-2011, 07:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •