Results 1 to 2 of 2

Thread: Internet 2018: lừa phỉnh và giả dối

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Internet 2018: lừa phỉnh và giả dối



    Một nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia an ninh mạng cho thấy chỉ có 60% lượng truy cập trên Internet là do con người, 40% c̣n lại bị thao túng bởi những công cụ ảo.

    Theo Nymag, cuối tháng 11, Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ vụ một nhóm lừa đảo 6 người điều hành 2 công ty thương mại điện tử lớn chiếm đoạt số tiền 36 triệu USD. Loại h́nh thương mại điện tử gây lợi nhuận từ hai phương pháp chính đó là lượng người truy cập vào quảng cáo và lượt đăng kư các trang web trả phí đang chạy quảng cáo đó.
    Hai công ty thương mại điện tử mang tên Methbot và 3ve sử dụng thủ đoạn thu hút lượt truy cập Internet của người dùng vào những trang web ma. Thủ phạm mượn tên những kênh phân phối nổi tiếng như Vogue và ESPN hay The Economist, người dùng bị dẫn đến một trang web chỉ vỏn vẹn video quảng cáo sản phẩm mà hai công ty này chịu trách nhiệm quảng bá.
    Bên cạnh đó, Methbot và 3ve c̣n sử dụng malware tấn công hơn 1,7 triệu hệ thống máy tính nhằm mục đích tạo view ảo cho những khách hàng đang thuê dịch vụ của hai công ty này. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định thủ phạm kiếm khoảng 5 triệu USD/ngày và người dùng vẫn nghĩ rằng số tiền họ bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.
    Để đánh chiếm và tạo dựng một hệ thống máy tính số lượng lớn, các malware (phần mềm độc hại) thâm nhập và học hỏi thói quen sử dụng Internet của nạn nhân. Chẳng hạn, malware theo dấu cử động click chuột, đánh cắp thông tin mạng xă hội, thâm nhập cookie và lịch sử từ đó lan ra các máy khác. Sau đó, các malware sử dụng thông tin đánh cắp được tái tạo và mô phỏng nên những lượt truy cập ảo với người dùng ảo khác.
    "Mạng Internet ngập tràn sự dối trá đến nỗi thứ duy nhất có thật là quảng cáo", Max Read viết trên NY Mag.

    Hệ thống đánh giá giả dối

    Việc đánh giá lượt truy cập của một trang web có vẻ như là điều thật nhất trên Internet. Chúng ta có thể tính toán, ḍ xét, kiểm chứng và sự hiện diện của chúng như là công cụ để quảng cáo cho những nền tảng lớn. Hăy nh́n vào Facebook, tổ chức sử dụng và thu nhập thông tin lớn nhất thế giới, là nơi có khả năng đưa ra những số liệu chuẩn xác.
    Tuy nhiên, tháng 10 năm nay, nhiều công ty quảng cáo đệ đơn kiện Facebook v́ làm giả số liệu. Mạng xă hội lớn nhất thế giới đưa ra con số 150-900% người dùng xem video trên nền tảng thay v́ chỉ 60-80%.
    Theo MarketingLand, trong ṿng 2 năm, Facebook thừa nhận đă làm giả tất cả từ lượng reach trên mỗi bài viết, người dùng xem quảng cáo cho đến khoảng thời gian sử dụng Instant Articles.
    Nực cười thay, Facebook vừa tuyên bố rằng đă có khoảng 75 triệu người dùng bỏ ra hẳn 1 phút mỗi ngày xem video trên Facebook Watch. Sau đó, nền tảng thừa nhận từ 60 giây trở về sau không một ai kiên nhẫn xem hết.
    "Chúng ta liệu c̣n có thể đặt niềm tin vào hệ thống đánh giá này, khi chúng đă bị thao túng bởi những ông lớn", Max Read chia sẻ.


    Người dùng đầy toan tính

    Theo Times, YouTube cho rằng lượng truy cập ảo vào trang web chỉ chiếm "một phần nhỏ". Nhưng, lượt đăng kư ảo vào các kênh cũng ảo nốt lại là vấn đề cực ḱ to tát. Người ta có thể bỏ ra khoảng 15 USD để mua 5.000 lượt view ảo chỉ trong ṿng 30 giây. Người dùng sẽ bị lừa một lần nữa v́ họ nghĩ những lượt view đó đến từ người thật, tất cả đều tạo bởi bot.
    Bên cạnh đó, dịch vụ "farm" lượt tải về và lượt view cũng có thể thực hiện thủ công. Một công ty ở Trung Quốc trang bị cho nhân viên hàng trăm smartphone, máy tính tất cả đều xem một video và tải về app mà khách hàng yêu cầu trước đó, đây là loại h́nh kinh doanh được vận hành bài bản và chuyên nghiệp.

    "Đến nay, lằn ranh thực giả trở nên mờ nhạt dần. Chúng ta có bot giả mạo con người để tăng view, hay ngược lại con người làm công việc của bot, rồi tới chính con người cũng đội lốt bản thân", Max Read viết.
    Theo Atlantic, công nghệ AI giờ đây có thể tái tạo khuôn mặt con người với độ chính xác và tinh tế cực ḱ cao. Trên Instagram, các KOL giả mạo do AI tạo thành thu hút nhiều lượt tương tác và có lượt b́nh luận cực ḱ cao. Bên cạnh đó, những bài đăng gắn mác các nhăn hàng lớn dẫn dụ lượt tương tác bằng tṛ giveaway miễn phí góp phần tạo nên mạng Internet đầy dối trá.


    Nội dung gian dối

    YouTube, ngôi nhà của những video có nội dung bẩn và "vô nhân tính". Trang web đầy rẫy những tập phim truyền h́nh bị chiếu ngược để tránh bản quyền, những vlogger tán nhảm và tuyên truyền những suy nghĩ lệch lạc cho đến hàng loạt video hoạt họa bẩn.
    "Người Nhện và Elsa cùng lái máy cày và chơi đùa, chim chuột nhau. Con số của những video này là không thể đếm xuể trong khi có biết bao nhiêu đứa trẻ ngồi trước màn h́nh xem hàng giờ liền", Max Read nói.
    Tháng 1/2018, một người dùng ẩn danh trên Reddit chế tạo "deep fake", một ứng dụng dễ sử dụng có chức năng thay thế khuôn mặt của một người vào video bằng công nghệ AI.
    Hơn thế nữa, các kĩ sư tại Nvidia đă chế tạo ra các khuôn mặt với biểu cảm giống y như thật cũng bằng trí thông minh nhân tạo. Trái ngược với những ǵ chúng ta từng mong đợi, thử tưởng tượng một viễn cảnh nơi mà những h́nh ảnh được xử lư bằng AI kia trở nên "thật hơn cả thật" trong khi những bức ảnh do chính chúng ta chụp được xem là giả. Sự phát triển của công nghệ thông tin góp phần đạp đổ niềm tin của con người nơi công nghệ.
    "Liệu chính con người chúng ta cũng giả nốt", Max Read nói.

    Khắp mọi trang web, khắp mọi nền tảng bán hàng, người dùng bắt buộc phải chứng tỏ họ là con người. Bạn có thể gơ đoạn mă này không? Bạn có thể xem số nhà này không? Bạn có thể lựa chọn những bức ảnh có chứa xe? Tất cả những câu hỏi vô lư được đặt ra như một biện pháp tạm thời, gạn lọc bớt những khả năng bị bot tương tác.
    Tuy nhiên, giải pháp này cũng chẳng được dài lâu và không thể phân chia rơ ràng lằn ranh thực ảo. Văn hóa giả dối trên mạng Internet là kết quả của những cuộc khảo sát định hướng, những hệ thống quản lư bị thao túng hay thị trường giả mạo. Để chữa lành Internet, yếu tố niềm tin phải được đặt lên hàng đầu và xây dựng nên một văn hóa khép kín như Silicon Valley là điều nên làm.
    ZingNews




  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484



    V́ sao Facebook 'dính' đầy scandal bảo mật nhưng nhiều người vẫn dùng?


    Sau hàng loạt scandal về lỗi bảo mật, nhất là những lời ong - tiếng ve về việc sử dụng thông tin cá nhân của người dùng mạng xă hội Facebook trong thời gian gần đây, nhưng tại sao lại chẳng có ai gỡ app, xóa tài khoản Facebook vậy?

    Trong thời gian gần đây, rất nhiều người dùng mạng xă hội Facebook đă nghĩ đến việc gỡ app và xóa tài khoản của ḿnh để tránh lộ thông tin cũng như tiếp tục “cúng” dữ liệu cho Facebook làm giàu. Tuy nhiên, dù trên nguyên tắc là như thế, nhưng việc rời khỏi mạng xă hội (Facebook hay các mạng xă hội khác) lại không hề đơn giản, có cả nguyên nhân bên trong - từ chính các mạng xă hội này (cố t́nh níu kéo), lẫn nguyên nhân bên ngoài - đó là sự do dự của người dùng.
    Nếu ta nói Facebook "đang gặp chút rắc rối" th́ có vẻ như đă nói giảm quá mức, v́ chưa từng có một mạng xă hội nào cùng lúc phải đứng trước hàng loạt cáo buộc và scandal như Facebook của năm 2018 này; nhưng nếu nói là Facebook "đang đứng tên bờ vực" th́ cũng chưa hẳn đúng, theo nhận định của trang tin Vox.
    Theo trang này, trên mạng xă hội Twitter đă và đang có một cụm hashtag #DeleteFacebook, để hướng người dùng mạng xă hội Facebook chuyển sang nền tảng này, đồng thời xóa ứng dụng cũng như tài khoản Facebook để phản đối cách làm "không coi người sử dụng ra ǵ" của mạng xă hội lớn nhất hành tinh. Thế nhưng thực tế hoàn toàn khác: đó chỉ là số ít, rất ít. Đa phần những người c̣n lại hoặc chẳng thèm quan tâm đến những cáo buộc và scandal hiện nay của Facebook, c̣n một số người khác tuy cẩn trọng hơn khi dùng, nhưng với những thông tin được đăng tải lên mạng xă hội này (mới, nóng và đa chiều), họ vẫn quyết định sẽ không rời bỏ.
    Có thể nói, mạng xă hội Facebook đă thay đổi hoàn toàn cách chúng ta "sống ảo" trên mạng internet, và việc từ bỏ nó không chỉ đơn giản là xóa app và xóa tài khoản mà thôi.
    Để t́m ra nguyên do, trang tin Vox đă bỏ khá nhiều công sức để t́m hiểu và đưa ra những lời kết luận (nhận định), với sự đúc kết từ thực tế lẫn nhu cầu của người dùng. Đó là:

    Trước hết, mạng xă hội Facebook hiện giờ là một nền tảng kết nối hàng ngh́n dịch vụ web, ứng dụng và nền tảng mạng xă hội khác. Chính v́ thế, nó đă thu hút và lôi kéo được hơn 2 tỷ người dùng và trở thành mạng xă hội lớn nhất hành tinh. Giờ đây, có rất nhiều ứng dụng di động hoặc trang web cho phép tích hợp tài khoản Facebook để đăng kư và đăng nhập rất tiện lợi. Thậm chí, có cả vài dịch vụ bắt người dùng phải có tài khoản Facebook như cách duy nhất để đăng nhập và sử dụng dịch vụ, bất chấp việc trong vài năm qua, đă có rất nhiều người phản đối cách làm "đầy lười biếng" này của nhiều trang web và dịch vụ, nhưng chúng ta không thể phủ nhận: Facebook quá tiện lợi.
    Nếu bỏ Facebook, nhiều người cũng sẽ không thể đăng nhập vào được các trang Quora, 9Gag, Tinder,... và hàng triệu, thậm chí cả tỉ dịch vụ và ứng dụng khác.
    Ví dụ, hiện có hơn 50 triệu người đang dùng Tinder đều đăng nhập qua Facebook cho tiện, đỡ phải up từng cái ảnh và cập nhật thông tin cá nhân giống như người lập tài khoản lần đầu tiên.
    Không chỉ riêng Tinder, nhiều dịch vụ khác như Spotify, Airbnb hay Patreon cũng hoạt động tương tự, khiến người sử dụng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi "bỏ không chơi" với Facebook nữa. Bởi trong khi số lượng trang/ứng dụng đang dùng tích hợp tài khoản Facebook rất nhiều và ngày càng "nảy nở", thế nên việc dừng sử dụng mạng xă hội này càng trở nên bất khả thi hơn với rất nhiều người.



    Ở thời điểm hiện tại, cả Facebook và Google đang chia sẻ với nhau một hệ sinh thái Internet rất rộng, nhưng Google vẫn yên b́nh khi chưa bị tẩy chay mạnh mẽ như Facebook. Tuy nhiên, chúng ta có thể dần phán đoán được rằng, việc hai "ông lớn" độc quyền nói trên với chỉ một tài khoản đă đăng nhập được vào 1001 trang web/ứng dụng khác nhau, th́ việc muốn bỏ không dùng một trong hai tài khoản của họ ngày càng trở nên bất khả thi.

    Kế đến, đó là nhiều người vẫn cần Facebook để phục vụ công việc và học tập. Chẳng hạn với một người làm kinh doanh, hàng ngày vẫn phải dùng Facebook để giao tiếp với các đối tác, t́m kiếm tin tức được "chia sẻ nóng" trên mạng xă hội, và trao đổi cả với các đồng nghiệp trong trường hợp họ không tiện xem tin nhắn trên các công cụ chỉ dùng cho công việc, như Gmail hay Slack chẳng hạn. Trong trường hợp này, người đó chỉ việc gửi tin nhắn Messenger cho các đồng nghiệp của ḿnh là xong.

    Tương tự với nhiều ngành nghề khác như marketing, dev, quản lư fanpage,… Facebook giờ không chỉ là một mạng xă hội để chia sẻ những câu chuyện cá nhân và kết nối mọi người như cách mà Yahoo 360 (ở Việt Nam) 10 năm về trước từng làm, nhưng không thể tiện và nhanh như Facebook hiện nay. V́ thế, Facebook đă trở thành "một phần không thể thiếu" trong cuộc sống đối với một số lượng lớn cư dân mạng trên toàn thế giới, cả về giải trí, công việc lẫn kết nối bạn bè, người thân.
    Thậm chí một vài công ty và tổ chức c̣n bắt nhân sự mới phải có tài khoản Facebook mới được nhận vào làm. Với các nhóm học sinh, sinh viên hay các nhóm cộng đồng khác c̣n có cả Facebook Groups để trao đổi và làm việc nhóm với nhau cho tiện lợi hơn. Việc con người đang phụ thuộc vào "mạng ảo" - như Facebook, là có thật, cho nên không thể chỉ đơn thuần nói dừng là dừng được ngay, thay vào đó, mỗi người cũng phải cân nhắc một đầy đủ những hệ quả cũng như cách khắc phục (thay thế khi không có nó) để cuộc sống và công việc vẫn diễn ra trơn tru như b́nh thường.


    Loại bỏ FB thực sự không dễ dàng ǵ với cả các chuyên gia lẫn người dùng

    Cuối cùng là, cho đến giờ, mạng xă hội Facebook vẫn là công cụ khá thuận tiện để kết nối mọi người với nhau. Mặc dù không phải lúc nào Facebook cũng "hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách hoàn hảo và tích cực", vẫn có những "góc tối", nhưng nó vẫn là một nhu cầu thực trong cuộc sống. Với một mạng xă hội có tới 2,3 tỷ người sử dụng mỗi tháng, quả thực nó đă giải quyết được nhu cầu kết nối, trao đổi, giải trí,... cho bao người hiện nay. Chính v́ thế, việc kiểm soát và loại bỏ hẳn những mảng tối trong mạng này thực sự không dễ dàng ǵ với cả các chuyên gia lẫn người dùng.

    Sau hơn một thập kỷ gắn bó với người sử dụng Internet, mạng xă hội Facebook hiện đă trở thành một dịch vụ gắn liền với nhiều cảm xúc của rất nhiều người dùng chứ không chỉ đơn thuần là một mạng xă hội nữa. Nói không ngoa, đối với nhiều người, bỏ Facebook cũng đồng nghĩa với bỏ cả chục năm quá khứ của bản thân - vốn được họ cập nhật từng giây, từng phút, từng ngày trên mạng xă hội này.
    Việc muốn bỏ Facebook giờ không c̣n dễ như trước đây. Và ngay cả khi muốn gỡ app, xóa tài khoản Facebook, người sử dụng Internet lại gặp khó ở câu hỏi tiếp theo: Bỏ Facebook th́ dùng ǵ để liên lạc với mọi người bây giờ?
    PCWorld VN



Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2018, 04:11 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 24-03-2016, 09:59 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-07-2015, 03:31 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 09-07-2015, 03:04 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-11-2010, 01:48 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •