New Horizons scientists discuss the flyby of Ultima Thule. Credit: Joel Kowsky/NASA via Getty Images

Tàu thăm ḍ NASA mang tên New Horizons dự kiến bay qua thiên thạch Ultima Thule ở ŕa Hệ Mặt Trời, lập kỷ lục bay xa nhất từ trước tới nay trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Nếu không gặp trục trặc, dự kiến tàu New Horizons sắp gửi về những bức ảnh đầu tiên của thiên thạch Ultima Thule ở cách Trái Đất khoảng 4 tỷ dặm (khoảng 6,5 tỷ km), theo Guardian.
Ultima Thule nằm trong vành đai Kuiper, một tập hợp các hành tinh nhỏ, thiên thạch và vụn băng c̣n sót lại sau khi hệ Mặt Trời h́nh thành từ 4,6 tỷ năm trước. New Horizons đă bay xa đến nỗi các nhà khoa học không có cách nào sửa chữa nếu tàu xảy ra trục trặc. Tất cả đều phải phụ thuộc vào phần mềm tự động trên tàu khi có sự cố.
"Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời. Đây là một bước tiến vĩ đại nữa trong việc khám phá hệ Mặt Trời của chúng ta", Hal Weaver, giáo sư tại Đại học John Hopkins, cũng là người tham gia nghiên cứu dự án New Horizons, nói với Guardian.

Các nhà khoa học đến từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Pḥng thí nghiệm vật lư ứng dụng Đại học John Hopkins xác nhận tàu vũ trụ New Horizons đă bay qua Ultima Thule, vật thể ở vành đai Kuiper cách Diêm Vương 1,6 tỷ km, theo CNN. Dù New Horizons bay qua Ultima Thule vào 12h33 ngày 1/1 nhưng phải tới 0h30 sáng nay 2/1 tín hiệu mới truyền về Trái Đất do con tàu ở quá xa.
Nhóm nghiên cứu bày tỏ sự vui mừng trước thành công của nhiệm vụ bởi tàu New Horizons bay vọt qua Ultima Thule ở tốc độ lên tới 50.694 km/h. Kỷ lục bay lần này của New Horizons là kết quả từ hàng ngh́n thao tác hoạt động đồng bộ trên tàu. "Chúng tôi vừa hoàn thành quăng đường bay xa nhất", Alice Bowman, quản lư vận hành dự án, cho biết. "Lần bay này sẽ giúp chúng tôi t́m hiểu nguồn gốc của hệ Mặt Trời".
Tàu New Horizons cũng gửi về h́nh ảnh đầu tiên của Ultima Thule, chụp từ khoảng cách 805 triệu km. Đây là ảnh chụp rơ nhất về vật thể này từ trước tới nay, theo nhà nghiên cứu độc lập Alan Stern ở Viện nghiên cứu Tây Nam tại Boulder, Colorado. Bức ảnh hé lộ Ultima Thule có h́nh dáng thuôn dài giống chai gỗ trong tṛ chơi bowling và xoay tṛn như cánh quạt. Đây cũng có thể là hai thiên thạch xoay quanh nhau ở cự ly gần, nhưng cần thêm dữ liệu để xác nhận. Ultima Thule dài 32 km, rộng 16 km.


An artistic rendering of Ultima Thule, based on measurements taken by the New Horizons team / Image: NASA

Trong vài ngày tới, tàu New Horizons sẽ truyền về thêm những bức ảnh với độ phân giải cao và dữ liệu mới. Con tàu ở xa tới mức mất 6 tiếng và 8 phút để truyền lệnh điều khiển từ Trái Đất.
Ultima Thule là vật thể cổ xưa có nguồn gốc từ khi hệ Mặt Trời mới h́nh thành. Chuyến bay qua này đánh dấu lần đầu tiên một vật thể nhỏ nằm trong vành đai Kuiper được khám phá ở khoảng cách gần. Vành đai Kuiper nằm ở ŕa hệ Mặt Trời, là một phần của vùng đĩa tạo nên Mặt Trời và các hành tinh.
Tuy nhiên, chỉ có thể chắc chắn được rằng chuyến thám hiểm này thành công cho tới khi New Horizons truyền lại dữ liệu về thiên thạch Ultima Thule cho trung tâm kiểm soát. Các nhà khoa học hiện biết rất ít về thiên thạch c̣n được gọi là MU69 này.
Những bức ảnh đầu tiên được gửi về có thể sẽ nhỏ và không rơ nét. Tuy nhiên sau một hoặc hai ngày tới, NASA hy vọng sẽ có những bức ảnh chất lượng và ấn tượng hơn.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi bay qua một vật thể ở vành đai Kuiper và thực sự được nh́n thấy thiên thạch đó trông như thế nào. Chúng tôi đang bước những bước đầu tiên vào khu vực hoàn toàn mới của hệ Mặt Trời", ông Weaver nói với Guardian.
Năm 2015, tàu New Horizons đă bay qua sao Diêm Vương (Pluto) và chụp được hàng loạt những bức ảnh tuyệt đẹp về bề mặt của hành tinh này. Qua các bức ảnh, có thể thấy sao Diêm Vương được bao phủ bởi các ngọn núi nitrogen và "núi lửa" phun băng vào bầu khí quyển hydrocarbon mỏng.




After a nine-year, three billion-mile journey, NASA's New Horizons spacecraft achieved its goal of coming within 7,800 miles of Pluto’s surface in 2015.

Tàu New Horizons từng thực hiện chuyến bay lịch sử qua sao Diêm Vương năm 2015, truyền về những h́nh ảnh chưa từng có của hành tinh lùn này, cung cấp thêm thông tin về sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó. Dự án New Horizons được kéo dài vào năm 2016 để khám phá vật thể ở vành đai Kuiper. Tàu khởi hành năm 2006 và mất 9,5 năm bay trong vũ trụ trước khi tới sao Diêm Vương.
ZingNews, VnExpress