Results 1 to 2 of 2

Thread: “Ly rượu mừng” & thói quen bắt ca khúc trở thành “con tin”

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    “Ly rượu mừng” & thói quen bắt ca khúc trở thành “con tin”



    Tết nhứt sắp tới rồi, đâu đâu cũng sẽ mở ca khúc “Ly rượu mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương bởi đây là bản nhạc xuân thuộc loại thịnh hành. Kể cũng buồn cười, cách đây hơn hai năm, vào năm 2016 ca khúc này được quan chức ở Bộ Văn hóa cho phép hồi sinh sau bốn mươi năm “bức tử”.

    Lời giải thích từ “hậu trường” cho biết: trong ca khúc có câu: “Chúc người binh sĩ lên đàng” mà binh sĩ th́ có nghĩa là người lính Việt Nam Cộng ḥa, vậy phải bức tử ca khúc “Ly rượu mừng” cho bằng được! Đùng một cái, năm 2016, sau hơn bốn mươi năm... bỗng dưng phát hiện bằng chứng cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương sáng tác trong thập niên 50 trước khi đất nước chia đôi - vậy “binh sĩ lên đàng” không phải là người lính VNCH sau 1954, mà trở thành “người lính chống Pháp” trước 1954.



    Khi đất nước chia đôi, nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương không ở lại Hà Nội với những “người lính chống Pháp” (theo Việt Minh) từ rừng trở về tiếp quản, mà người nhạc sĩ tài hoa này lên đàng vô miền Nam luôn! Sử học có ghi phong trào chống Pháp hồi đó chia ra xu hướng “theo Việt Minh”, và xu hướng được gọi bằng danh từ “theo Quốc gia”.
    Trên trang web phamdinhchuong.com cho biết ca khúc LY RƯỢU MỪNG xuất hiện trước bàn dân thiên hạ là vào năm 1955, trên báo Đời Mới số Tết, để mừng không khí ḥa b́nh, tự do ló dạng tại miền Nam VN (lúc này nền Đệ nhứt cộng ḥa được thiết lập). “Hăy chúc ngày mai sáng trời TỰ DO...” (lời trong ca khúc Ly rượu mừng).
    (đến năm 1975, nhạc sĩ tài hoa Phạm Đ́nh Chương tiếp tục lên đàng, qua chân trời xa, định cư và sau này qua đời tại Mỹ)



    Trong thực tế, suốt mấy chục năm kể từ sau tháng 4/1975, người dân vẫn mở đĩa, mở băng phát ca khúc “Ly rượu mừng” nghe rần trời!
    Nhưng muốn “kinh doanh có môn bài” đối với ca khúc này th́ không được, bị cấm, thành thử sự phát hiện được gọi là “người lính chống Pháp” (trong ca khúc Ly rượu mừng), ai cũng hiểu, có vậy th́ mới vừa mắt của quan chức để cho phép “Ly rượu mừng” được quyền sống hoặc chết!
    Cái lối cấp phép cho sống hoặc chết đối với sinh mệnh một tác phẩm nghệ thuật, nói cho cùng, là kiểu “ban ơn” khệnh khạng.
    Hơn bốn mươi năm qua, các ca khúc của miền Nam (ấn hành trước năm 1975) đều phải hồi hộp trước cặp mắt của giới quan chức văn nghệ: ưng th́ duyệt, không ưng th́... tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác để có quyết định sau cùng. Nói cách khác, các ca khúc của miền Nam trước 75 trở thành “những con tin” trong tay giới quan chức văn nghệ, tùy nghi “xử lư”.
    Nam Kỳ Lục Tỉnh
    Nguyễn Chương

    28/1/2019

  2. #2
    Member
    Join Date
    26-06-2016
    Posts
    551
    Quote Originally Posted by BlackHole View Post
    Lời giải thích từ “hậu trường” cho biết: trong ca khúc có câu: “Chúc người binh sĩ lên đàng” mà binh sĩ th́ có nghĩa là người lính Việt Nam Cộng ḥa, vậy phải bức tử ca khúc “Ly rượu mừng” cho bằng được! Đùng một cái, năm 2016, sau hơn bốn mươi năm... bỗng dưng phát hiện bằng chứng cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương sáng tác trong thập niên 50 trước khi đất nước chia đôi - vậy “binh sĩ lên đàng” không phải là người lính VNCH sau 1954, mà trở thành “người lính chống Pháp” trước 1954.
    ....Sử học có ghi phong trào chống Pháp hồi đó chia ra xu hướng “theo Việt Minh”, và xu hướng được gọi bằng danh từ “theo Quốc gia”.
    Có nhiều trang web - Có lẽ trong nước - cho biết bài Ly rượu mừng sáng tác vào năm 1951, Khi chưa có hiệp định Geneve chia đôi đất nước.
    Do đó mà CSVN mới hí hửng cho rằng là từ “đời lính”, “binh sĩ” là bộ đội Việt Minh. Không phải là lính VNCH chỉ có sau 1954.
    Nhưng khi đọc tiểu sử Phạm đình Chương thì năm 1951 gia đình ông đang sống tại Hà Nội. Và Hà Nội lúc đó dang dưới sự kiểm soát cuả chính phủ Quốc Gia Việt Nam cuả Quốc Trưởng Bảo Đại. Còn Việt Minh thì rút lên rừng núi Việt Bắc ( Hồ chí Minh đóng đô trong hang Pắc Bó)
    Và nếu như vậy thì những từ ngữ về lính cuả bài Ly rượu Mừng là chỉ người lính Quốc Gia Việt Nam. không phải Việt Minh.

    CS VN bị hố to rồi.



    Một gia đ́nh đứng trước nhà có cớ vàng và cở Pháp, đây thời gian 1950-1953.


    Lá cờ vàng ba sọc đỏ của tổ quốc Việt Nam tung bay tại Phố Hàng Thiếc trên đường Rue Des Ferblantiers, Hà Nội


    Cờ vàng ba sọc đỏ của tổ quốc Việt Nam tung bay tại Phố Hàng Trống Hà Nội.
    ( http://bachvietnhan.blogspot.com/201...a-co-vang.html )


    Cờ vàng ba sọc đỏ ở Hà Nội và miền bắc thời Quốc Gia Việt Nam năm 1950.
    https://www.youtube.com/watch?v=ZQpIwBfugC4
    Last edited by Hiếu Thiện; 04-02-2019 at 04:03 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-05-2016, 07:50 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-11-2012, 11:58 PM
  3. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  4. Quên hay cố quên, xin đừng quên
    By alqtran in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 21-03-2011, 02:06 PM
  5. Dân đánh cá Tầu Cộng quen thói ngang ngược
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 10
    Last Post: 20-12-2010, 10:39 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •