Hai khu trục hạm của HQ Mỹ, sUSS Spruance và USS Preble thuộc Hạm đội 7 có trang bị tên lửa dẫn đường đă tiến vào khu vực 12 hải lư quanh Đá Vành Khăn đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.

Hai tàu chiến Mỹ ngày 11/2 đă tiến hành tuần tra tự do hàng hải, áp sát Đá Vành Khăn đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, Reuters cho biết hai tàu chiến trong sứ mệnh lần này là loại tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường. Các tàu đă tiến vào khu vực 12 hải lư quanh Đá Vành Khăn đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.
Trong khi đó, CNN xác định hai tàu khu trục tuần tra tại quần đảo Trường Sa ngày 11/2 là USS Spruance và USS Preble thuộc Hạm đội 7.
Người phát ngôn Hạm đội 7 Clay Doss nhấn mạnh hoạt động tuần tra lần này nhằm "thách thức các tuyên bố hàng hải vô lư" và ǵn giữ quyền tiếp cận các tuyến đường hàng hải được quản lư bởi luật pháp quốc tế.
"Mọi chiến dịch đều được lên kế hoạch tuân thủ đúng luật pháp quốc tế; thể hiện quyết tâm của Mỹ sẵn sàng hoạt động ở các vùng trời, vùng biển và bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ông Doss nhấn mạnh lập trường này của Mỹ được áp dụng với Biển Đông cũng giống như mọi nơi khác trên toàn cầu.

Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông những năm qua, thách thức các tuyên bố hàng hải phi lư của Trung Quốc trên vùng biển có mật độ giao thông lớn hàng đầu thế giới.
Trung Quốc trong thời gian qua vẫn tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự trong vùng biển với nhiều cuộc tập trận, tiến hành cải tạo và quân sự hóa trái phép nhiều thực thể trên Biển Đông.
Trả lời báo giới đầu tháng 2, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, nhấn mạnh đang theo dơi sát sao những hệ thống vũ khí hiện đại mà Trung Quốc vận chuyển ra các thực thể trên Biển Đông.
Bắc Kinh thường phản ứng giận dữ trước các hoạt động tuần tra của Mỹ và đồng minh trong vùng biển. Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều nhà quan sát lo ngại rủi ro va chạm hải quân.
Chính quyền Bắc Kinh ngay sau đó đă mạnh mẽ phản đối. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lục Khảng cho rằng « chiến dịch này của Hoa Kỳ vi phạm luật lệ Trung Quốc và quốc tế. Bắc Kinh sẽ có những hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền ».

Đây là lần thứ hai trong năm 2019, hải quân Hoa Kỳ thực hiện sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông. Vào ngày 07 tháng Giêng , khu trục hạm USS McCampbell đă đi vào vùng 12 hải lư quanh đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cuối tháng 9/2018, tàu USS Decatur khi tiến hành tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam đă có cuộc đụng độ nguy hiểm với tàu của Trung Quốc. Tàu chiến lớp Lữ Dương đă tiến hành áp sát, chặn đầu tàu khu trục Mỹ với khoảng cách chưa đầy 40 m, suưt dẫn đến va chạm.
Reuters lưu ư chiến dịch hải quân này của Mỹ diễn ra trong bối cảnh cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn đang bế tắc, trong lúc kỳ hạn cuối cùng là ngày 01/03 cho cuộc thương lượng đang đến gần. Leo thang thương mại Mỹ - Trung gây thiệt hại cho cả đôi bên hàng tỷ đô la và làm xáo động thị trường tài chính toàn cầu.

Cũng tin Biển Đông, 12 tàu ngầm Pháp giúp Úc chiếm ưu thế trước Bắc Kinh.
Theo Les Echos, với ba tầu ngầm hạt nhân tấn công Barracuda đang được chế tạo tại cơ sở đóng tàu Cherbourg (được dùng làm nguyên mẫu cho 12 chiếc tầu hợp đồng với Úc), Paris đă cho Canberra thấy ưu thế vượt trội về tốc độ, về khả năng ít gây tiếng ồn, cũng như thời gian hoạt động độc lập dưới nước. Tàu ngầm mà Pháp dự kiến đóng cho Úc cũng cần đến một tổ lái ít người hơn, 4 thành viên so với khoảng 15 người cho tầu Rubis thế hệ trước.


Xưởng đóng tầu ngầm Cherbourg, vùng Normandie, Pháp. Ảnh chụp ngày 11/09/2018. CHARLY TRIBALLEAU / AFP

Bài « Pháp – Úc : Mối quan hệ chiến lược tại Thái B́nh Dương » của tờ báo Pháp Les Echos nhấn mạnh : hiện tại Úc đă trở thành đồng minh mật thiết nhất của Pháp tại khu vực Thái B́nh Dương. Việc Pháp giúp Úc chế tạo tầu ngầm là một trong các phương tiện để tăng sức mạnh quân sự, nhằm cân bằng lại đà quân sự hóa hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như ảnh hưởng gia tăng của Bắc Kinh thách thức liên minh chiến lược do Hoa Kỳ đứng đầu tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, như nhận định của nhà phân tích Malcolm Davis, tại Australian Strategic Policy Institute.
Sức mạnh gia tăng của Trung Quốc chính là nhân tố khiến Pháp và Úc xích gần nhau. Vẫn theo nhà phân tích Úc Malcom Davis, Pháp có thể sẽ giữ một vai tṛ lớn hơn hiện nay tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Trong trường hợp có các khủng hoảng lớn, ví dụ như « một xung đột quân sự tại Đài Loan, ở Biển Đông, hay trên bán đảo Triều Tiên, Úc có thể yêu cầu Pháp hỗ trợ, trong một hoạt động quân sự hỗn hợp ». Hiện tại, Hoa Kỳ đă có nhiều đồng minh quân sự trong khu vực, như Nhật Bản và Hàn Quốc, và quan hệ đối tác đang được siết chặt với Philippines, Ấn Độ, Singapore và Việt Nam.
Theo ZingNews, RFI